Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 2 trên 2

    Ðề tài: Cừa Nhà

      1. #1
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default Cừa Nhà

        Họa phúc của căn nhà thường được biểu hiện ở khí sắc của căn nhà đó. Nhà tuy cũ kỹ nhưng khí sắc sáng sủa thì người chủ làm ăn phát đạt, ngược lại căn nhà tuy mới xây cất nhưng khí sắc bên trong tối tăm thì công ăn chuyện làm của chủ nhà bị lụn bại. Do đó các nhà Phong thủy không căn cứ vào căn nhà cũ hay mới để luận cát hung, mà họ tùy thuộc địa hình địa vật, môi trường chung quanh và tùy vào khí sắc bên trong căn nhà để luận hung cát. Khí là dương khí từ bên ngoài thổi vào trong nhà, sắc là do ánh sáng mặt trời chiếu vào các cửa.
        Nhà ở phải đặt cửa cái nơi nào, cửa sổ và cửa phòng ra sao, để nhận nhiều sinh khí, ngỏ hầu tạo cho người cư ngụ nhất là gia chủ được sức khoẻ dồi dào, công ăn việc làm được hưng thịnh và gia đình hạnh phúc. Vấn đề này được đặt nặng như chữ Lễ trong thuật xử thế vậy.

        Cửa cái

        Cửa là nơi nối liền giữa không gian bên ngoài và bên trong căn nhà. Khoa Phong thủy gọi cửa cái là ‘Huyền quan’, được xem là nơi quan trọng nhất của Dương trạch. Cửa còn được gọi là ‘khí đạo’ hay ‘khí khẩu’, thông qua nó căn nhà ‘thượng tiếp Thiên khí’ và ‘hạ tiếp Địa khí’. Khí là năng lượng thiên nhiên mang đến sự sống tốt đẹp. Biết tiếp nhận và lưu giữ sinh khí và phá bỏ âm khí là việc làm quan trọng nhất của các nhà Phong thủy. Họ căn cứ ánh sáng và cách đón gió lành hay gió dữ từ cửa cái mà biết được căn nhà đang thịnh hay suy.

        Cửa cái thường ở mặt tiền căn nhà nên nó được xem là quan trọng nhất, vì khí di chuyển từ bên ngoài vào nhà rồi mới luân lưu đi khắp nơi, còn cửa hậu hay cửa hông chỉ đứng hàng thứ yếu. Nhà lớn mà cửa nhỏ, thiếu khí luân lưu tạo ra bại khí, ngược lại nhà nhỏ cửa lớn cũng không tốt vì sinh khí khó tụ hội.

        Đôi khi các căn nhà lớn có đến ba cửa chánh:
        - Cửa cái nằm ở giữa mặt tiền căn nhà gọi là Chánh môn.
        - Cửa thứ hai và ba nằm hai bên cửa chánh gọi là Thiên môn.

        Nếu nhà có ba cửa thì nên đặt địa bàn ở Chánh môn khi phân cung điểm hướng.

        Kỵ nhất là nhà không có Chánh môn mà chỉ có hai Thiên môn như hai lỗ miệng (nhị khẩu), loại nhà này thường gây họa hại. Nó làm cho người trong nhà thường xuyên cãi vả và bị khẩu thiệt.

        Hình dáng

        Cửa cái thường có hình chữ nhật, một cánh gọi là hộ, hai cánh gọi là môn. Một cánh hay hai cánh đều như nhau, nó không có ảnh hưởng gì về phương diện cầu tài. Nếu phía trên cánh cửa cong như hình cánh cung hoặc bán nguyệt thì tốt về tài lộc.

        Cách cửa cái khoảng 2m, người ta đặt một tấm bình phong để thay đổi hướng dòng khí luân lưu trong nhà, không cho nó đi thẳng ra phía sau. Tấm bình phong này được gọi là ‘Thủ huyền quan’.

        Kiêng kỵ

        Để tránh họa hại, khoa Phong thủy nêu những cấm kỵ của cửa cái như sau:

        * Kỵ lõm sâu vào trong
        Cửa cái nhiều căn nhà lõm sâu vào bên trong, trước cửa thiếu ánh sáng tạo một khoảng u tối, căn nhà bị trúng thế âm sát. Thường bị kẻ trộm thăm viếng. Nên để đèn Neon suốt đêm từ 7 giờ tối đến 6 giờ sáng. Treo một trái cầu thủy tinh (crystal) phá âm khí.

        * Kỵ xuyên tâm
        Cửa cái phía trước và cửa hậu căn nhà không được nằm trên một đường thẳng (cho dù có hành lang dài), nếu đứng từ ngoài cửa trước nhìn thấy khoảng trống của cửa sau là căn nhà bị trúng thế xuyên tâm sát. Khí di chuyển thẳng ra sau, không luân lưu vào các phòng nên sinh khí khó tụ, gia chủ bị họa hại.

        * Kỵ xung chiếu với bếp
        Cửa cái không được đối diện với bếp lò, người trong nhà sẽ bị thực khẩu, suốt ngày chỉ nghĩ đến ăn uống, mất rất nhiều thời giờ vì thường xuyên tổ chức ăn nhậu hoặc thường bị khách không mời mà đến.

        * Kỵ xung đối với thang lầu
        Cầu thang từ trên lầu đi xuống thẳng ngay cửa cái làm cho khí tuôn ngược, biểu tượng hao tán, tiền bạc vào bao nhiêu sẽ ra bấy nhiêu. Gia chủ đam mê cờ bạc, gia đạo bất an. Nếu không thể sửa, nên đặt tấm bình phong ngăn chận.

        * Kỵ đối xứng với cửa phòng khác
        Cửa cái và cửa của một trong các phòng trực tiếp đối xứng sẽ làm cho dòng khí thịnh nơi này, suy nơi khác, khó đạt được sự hài hòa nên trong nhà không có sinh khí. Người cư ngụ thường xuyên cãi vả, xung đột tay chân làm cho gia chủ mang tiếng thị phi. Nếu không thể đặt bình phong ngăn cách, nên treo màn sáo hoặc rèm trước cửa phòng.

        * Kỵ xung đối cửa sổ
        Cửa sổ xung đối trực tiếp với cửa cái sẽ làm cho cát khí bay mất nhanh chóng, các phòng còn lại luôn tích tụ âm khí. Người cư ngụ trong phòng có nhiều âm khí sẽ bị bệnh hoạn thường xuyên. Dùng bình phong ngăn chận hoặc treo màn trên cửa sổ để dòng khí dội ngược vào các phòng đẩy âm khí ra khỏi nơi tích tụ.

        * Kỵ xung chiếu với cửa nhà đối diện
        Nếu cửa cái hai căn nhà đối nhau là bị phạm vào thế thương sát, nhà nào có cửa cao hơn sẽ bị họa hại nhiều hơn. Nhà nào cửa lớn hơn sẽ thắng thế hơn cửa nhỏ, nhà có cửa nhỏ hơn sẽ lãnh trọn họa của nhà đối diện. Con cái dù có tốt nghiệp nhưng cũng khó tìm được việc làm tương xứng. Để tránh họa hại, dùng bình phong che chắn bên trong cửa cái, hoặc đặt một cặp Kỳ lân hai bên cửa bị xung chiếu, hay dùng gương lồi có đường kính trên 10 cm đặt trực chiếu qua cửa nhà đối diện.

        * Kỵ xung đối với góc cạnh phòng
        Đứng tại cửa chánh nhìn vào nếu thấy có góc nhọn chiếu thẳng ra cửa là căn nhà bị trúng thế phi nhân sát, mặc dù nhẹ nhưng không nên xem thường, chủ nhà càng ngày càng bị bệnh nặng thêm, tiền bạc khi có khi không, gia đạo bất an. Đặt một chậu cây kiểng (indoor) tại góc nhọn để hóa giải.

        * Kỵ nằm dưới xà nhà lớn bên trên
        Bên trên cửa cái có một cây xà nhà lớn, hoặc có ống thông hơi của hệ thống máy lạnh đâm thẳng từ sau ra trước là bị thế xuyên đầu, trẻ em thường bị bệnh. Nếu không dời cửa qua nơi khác, nên dùng Gyprox đóng trần che bên dưới.

        Cửa sổ
        Cửa sổ là nơi mà người cư ngụ thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên bên ngoài, làm cho tinh thần sảng khoái, nơi nhận nhiều ánh sáng để chiếu vào căn phòng và còn là nơi để cho gió lùa vào làm tan sự ẩm ướt.

        Cửa sổ còn là nơi tiếp nhận thêm sinh khí cho phòng ngủ, cần càng nhiều càng tốt cho giấc ngủ, hầu tái tạo lại năng lượng đã mất vì làm việc. Vào mùa Hè dương khí rất mạnh dễ xua đuổi âm khí hơn mùa Đông nên không cần mở cửa sổ thường xuyên.

        Cửa sổ được ví như con cái trong nhà, cửa cái và cửa hậu ví như cha mẹ. Ở Việt Nam, diện tích cửa cái và cửa hậu cộng lại thường lớn hơn các cửa sổ, nên cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Ở các nước Tây phương, đặc biệt tại nước Úc, thường cửa sổ chung quanh nhà lớn hơn diện tích cửa cái và cửa hậu. Nếu diện tích của tất cả cửa sổ lớn gấp ba lần cửa cái và cửa hậu thì con cái không nghe lời ông bà cha mẹ.

        Các nhà Phong thủy cho rằng, nếu muốn con cái tuân theo lời dạy dỗ, chủ nhà nên treo ba cái chuông nhỏ trên cửa lưới (security door) để mỗi khi mở cửa ra vào thì chuông sẽ vang lên tiếng ‘leng keng’ làm các cửa sổ hoảng sợ, con cái sẽ bị ảnh hưởng giống như cửa sổ, sẽ biết tuân lời ông bà cha mẹ.

        Cửa hậu và cửa hông

        Cửa hậu là cửa sau, tại vách cuối cùng của căn nhà. Cửa hông thường nằm ở khoảng lưng chừng theo chiều dài của căn nhà. Hai cửa này thường nằm bên trong hàng rào bao quanh nhà. Nhà không có cửa hậu hoặc cửa hông sẽ bị tăm tối, không khí ngột ngạt làm cho căn nhà bị tuyệt khí. Nhà bị tuyệt khí, gia chủ thường lâm vào cảnh ‘lực bất tòng tâm’, muốn làm thêm, muốn có thêm lợi tức, muốn thi thố tài năng... lòng muốn nhưng không đủ sức để thực hiện.

        Phần sau nhà nếu không mở được cửa hậu, nên sửa sang căn nhà sau cho thoáng khí, sáng sủa, tránh họa hại do tuyệt khí gây nên.


        Tác giả : Vô Chiêu
        Nguồn : Thư viện toàn cầu
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        gago007 (16-12-09),kolname (01-01-11),sonthuy (09-12-09),trungdat20061958 (16-07-14)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default Phép Tắc Cơ Bản Của Nhà Ở (Gia Trạch)

        Hình dạng cơ bản của gia trạch: hình dạng của gia trạch, dĩ nhiên vuông vức là cát. Ngoài ra còn khu biệt động, nội ngoạị Phòng ngủ chủ tĩnh, tấy lấy hình vuông vức làm chính. Phòng khách là động nên hình dạnh không bị câu thúc, có thể là trộn.

        Trong nhà, màu sắc đừng nhạt quá, mà nên thẫm (sẫm). Nếu tường màu nhạt, nên phối hợp với các dụng cụ gia đình màu đậm. Nếu hết thảy màu nhạt, thì con người sống ở đó sẽ sinh ra nghiêm nghị, lạnh lùng.

        Những điều cần chú ý trong nhà:

        1. Trong nhà, nền nhà nhất thiết phải bằng phẳng. Ở mọi chỗ (phòng ở, phòng tắm, gian bếp, lối đi), không được lồi lõm.

        2. Nhà ở trong phạm vi diện tích 100 mét vuông, tốt nhất không nên dùng kiểu cửa vòm.

        3. Trần nhà kỵ dùng tranh ảnh, hoạ đồ có đường nét hình vuông, đường thẳng.

        4. Màu sắc của trần nhà phải nhạt hơn so với bốn bức tường xung quanh.

        5. Bất luận cao lầu, khách sạn, quán trọ .... phòng ngủ kỵ bố trí các vật kiểu hình tròn, như chậu cảnh, gương soi, bàn trang điểm...cũng nên dùng hình vuông hoặc chữ nhật, bởi vì hình tròn chủ về "động". Phòng ngủ nên tĩnh, không nên động.

        6. Trong cùng một căn phòng nếu có cửa hai cánh, đại kỵ mở sang hai bên, tốt nhất là mở về cùng một bên.

        7. Kỵ dùng hai khoá bên một cửạ Nếu muốn an toàn, hãy dùng một chiếc khoá tốt.

        8. Phòng vệ sinh kỵ liền với bếp, hoặc đối diện với bếp.

        9. Kỵ dùng hai vòi nước mở về hai phía.

        10. Cửa sổ trong phòng nhất thiết phải cao hơn cửa đi.

        11. Bếp ga không được đối diện với đầu vòi nước.

        12. Cửa phòng ngủ không đối diện thẳng vào phòng tắm.

        13. Trong phòng ngủ, không nên có gian phụ làm toa lét, để bảo đảm hình vuông hoặc chữ nhật . Toa lét phải là gian riêng ở bên ngoài.

        14. Giường ngủ kỵ nên là hình vuông hoặc gần hình vuông tối kỵ hình chữ nhật hẹp dài.

        15. Các cửa sổ trong cùng một phòng ngủ có độ cao như nhau.

        16. Nền phòng vệ xinh và phòng tắm, tối kỵ cao hơn nền phòng ngủ.

        17. Hướng mở cửa của phòng tối kỵ ngược (tương phản) với hướng mở cửa phòng vệ sinh.

        18. Phòng ngủ lấy tĩnh làm chủ. Tĩnh thuộc "Ngẫu", vợ chồng là "Phối Ngẫu", nên phải lấy hình vuông làm chủ. Vì thế phòng ngủ không nên có cửa sổ hình tròn, kỵ có cột hình trụ, bám trụ, bàn cũng tránh hình tròn.

        19. Trong phòng ngủ, tuyệt đối không bố trí, bài trí thành hình tròn.

        20. Phòng ngủ dù lớn hay nhỏ, hình chữ nhật hay hình vuông, không được có hình thức, cách cụ ta biên (xép, vát, chếch). Gương trên bàn trang điểm không nên đối diện với giường nằm.

        21. Trong phòng ngủ không nên dùng tủ tường hình bán nguyện, khiến chủ nhân khi chọn y phục sẽ luôn luôn có cảm giác do dự, lưỡng lự.

        22. Trần phòng ngủ không nên trang trí thêm, nhất thiết phải "thanh", "thuần phác", không nên có vật trang trí hoặc lồi lõm.

        23. Phòng khách nhìn phải xuyên suốt, tầm nhìn không bị che chắn.

        24. Thảm chùi chân phải đặt bên ngoài cửa.

        25. Dọc hai bên lối đi vào nhà không nên bày các chậu cây cảnh cao, to khiến người ta có cảm giác bị trấn áp, thiếu thoải mái.

        26. Không nên có bình phong che chắn lối đi vào cửa chính.

        27. Phòng khách nên dùng các loại đèn không phải hình ống, nghĩ là không dùng đèn "tuýp". Trần phòng khách có thể trang trí có vài vật lồi lõm không sao cả.

        28. Phòng khác không dùng các vật phản quang.

        29. Cửa phòng khách kỵ đối diện với cửa phòng khác.

        30. Cổng ở mé tả, cửa vào nội thất kỵ mở sang mé hữu.

        31. Tường từ ngoài cổng vào nhà không nên tạo hình vết lõm.

        32. Phòng khách đại kỵ có cầu thang cuốn.

        33. Phòng khách chỉ nên có một bộ sa-lon tối kỵ chỉ có nửa bộ hoặc một bộ mà cọc cạch.

        34. Khi phòng khách quá rộng, kỵ có gian gác xép ở bên cạnh.

        35. Phòng khách mà phía sau có phòng ngủ thì không phải là phòng tiếp khách lý tưởng.

        36. Phòng ngủ không nên đặt bàn thờ.

        37. Nhà có hai phòng khách, thì diện tích hai phòng không được tương đương, phải một lớn, một nhỏ. Phòng khách lớn ở đằng trước, phòng khách nhỏ ở phía saụ Kỵ trước nhỏ sau lớn.

        38. Bếp ngày nay thường là bếp ga, nên đặt cùng phía với ống dẫn nước. Kỵ đối diện với hướng cổng hoặc cửa lớn.

        39. Nếu hai bên bếp đều có vòi nước, thì gọi là quẻ Ly "Nhị âm nhất dương" tối kỵ.

        40. Còn nếu vòi nước ở giữa, hai bên kê hai bếp ga thì là quẻ Khảm, có thể được.

        41. Phòng ở có thể đối diện với phòng tắm, không nên đối diện với nhà xí.

        42. Bếp kỵ đặt cạnh phòng ngủ, phòng vệ sinh hoặc cạnh bàn thờ.

        43. Nền gian bếp phải bằng phẳng, kỵ cao hơn các phòng khác.

        34. Gian bếp nên quét sơn (vôi) màu nhạt, kỵ màu đậm.

        45. Gian bếp tối kỵ lộ thiên.

        46. Bếp lò (ga) không nên đối diện với đường ống nước.

        47. Gian bếp tối kỵ bố trí phía trước cửa nhà hoặc phía trước phòng khách.

        48. Phía sau gian bếp không nên có phòng khác, tứ là nên bố trí gian bếp ở nửa phía sau của toàn ngôi nhà.

        49. Gian bếp kỵ bố trí thành hình tròn hoặc hình bán nguyệt.

        50. Trong phòng ngủ ít dùng các vật phẩm bằng kim loại như tủ sắt, giá sắt, bởi vì theo nguyên tắc phòng ngủ phải lấy âm nhu làm chủ, không nên lạnh, cương.

        51. Ở mỗi tầng lầu, nếu trải thảm, thì cần sử dụng các tấm thảm có màu sắc giống nhau.

        52. Giấy bồi tường hoặc thảm bị hư hại, phải khoét đi, để bồi bổ miếng khác, thì nhất thiết phải tạo thành chỗ bồi bổ hình vuông, chứ không theo hình dạng của bộ phận hư hại.

        53. Phòng đã có chõng tre, sạp tre không nên bố trí thêm giường khác.

        54. Trong nhà không nên bố trí quá nhiều vật hình tam giác.

        55. Vừa vào cửa đã thấy bếp, khu vệ sinh, thì chín phần mười là thất bại.

        56. Phòng vệ sinh bố trí ở giữa nhà là đại kỵ, vì là cách "Uế xứ trung cung" của Dương trạch.

        57. Vị trí gian bếp phải theo một điều kiện tiên quyết là không bố trí ở giữa hai phòng ngủ. Hơn nữa, cửa của hai phòng không nên đối diện với nhau.

        58. Phòng khách và gian bếp không nên quá gần, phòng ăn không nên quá xa gian bếp.

        (Copy từ Thư viện toàn cấu)
        thay đổi nội dung bởi: htruongdinh, 09-12-09 lúc 15:31
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        trungdat20061958 (16-07-14)

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 42
        Bài mới: 14-06-14, 22:41

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •