Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 16

    Ðề tài: Bản Mệnh ?

      Threaded View

      1. #8
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        Giản Hạ Thủy

        Sách xưa chép rằng : " Thủy của Bính Tí, Đinh Sửu theo Thủy cục thì Đế vượng nằm ở Tí và Suy ở Sửu. Vượng rồi đến suy ngay tất nhiên không thể thành sông ngòi cho nên gọi bằng Giản hạ Thủy ".

        Giản hạ Thủy là dòng nước lạch suối, không rõ nguồn gốc và cũng không có hướng nhất định để chảy đi, lòng lạch lòng suối lúc cạn lúc sâu.

        Cổ nhân có câu : " Dục tấn dục thoái sơn khê thủy, Dục phản dục phúc tiểu nhân tâm ". Nghĩa là lúc tiến lúc lui như nước lạch, lúc phản lúc lật như lòng tiểu nhân.

        Số có ai có Phục binh hay Phá quân, Địa kiếp hoặc Tử Phá hoặc Linh Hỏa hảm địa mà thêm nạp âm Giản hạ Thủy thì cái lòng phản phúc lật lọng càng ghê gớm. Nếu là người chủ mà có bộ sao như trên thì thủ hạ phải coi chừng và nếu kẻ làm tôi mà có sao như vậy thì kẻ đứng chủ chỉ việc chờ ngày bị phản.

        Tâm chất thâm hiểm, tình ý nhỏ nhen nhưng rất thực tế và sắc bén. Trường hợp người có số bình thường nhu nhược mà thêm Giản hạ Thủy nạp âm thì hoàn toàn vô tích sự, lung tung và hoảng loạn trước công việc.

        Giữa Bính Tí và Đinh Sửu thì Bính Tí nguy hiểm hơn Đinh Sửu thổ khắc Thủy khiến cho nhuệ khí bị tước giảm.

        Đại Khê Thủy

        Cổ thư viết: " Giáp Dần, Ất Mão thì Dần là ranh giới Đông Bắc, Mão là chính đi về một hướng, nên gọi bằng Đại khê Thủy ".

        Đại khê là dòng suối lớn, thác nước tung hoành trong rừng núi khác hẳn Giản hạ thủy là lạch suối nhỏ, suối con. Bởi thế Đại khê Thủy khí lượng lớn, biến hóa đến mức gây sợ hãi, tuy không ngấm ngầm nhưng tâm cơ sâu rộng lan tràn ngập lụt.

        Tuy nhiên lại không được xem như sông ngòi. Thác lũ khi gặp lòng sâu, hoặc hang hóc cũng chảy thành dòng, lấp đầy thành vũng. Bởi thế đôi khi bụng dạ hẹp hòi và có tư tâm.

        Người Đại Khê Thủy nếu là một chiến lược gia tất có cái nhìn rộng rãi bao quát. Nếu mệnh kém mà nạp âm Đại khê Thủy lại trở nên con người mơ mộng, ước vọng, hoài bảo to tát mà thiếu khả năng hành động, thành vô dụng.

        Giáp Dần, Ất Mão hai chi đều thuộc Mộc, đều vững mạnh trước hung vận nhưng Ất Mão ý nhị hơn, mềm dẽo hơn vì cả Ất lẫn Mão đều là âm Mộc.

        Trường Lưu Thủy

        Sách xưa chép: " Nhâm Thìn, Quí Tỵ, tại Thìn là Thủy khố mà Tỵ lại là Trường sinh của Kim, Kim sinh Thủy vượng. Đã vượng lại còn chứa đựng vào kho nước không bao giờ hết nên gọi bằng Trường Lưu Thủy ".

        Trường mang nghĩa vĩnh cữu, Lưu mang nghĩa chuyển động không ngừng, cuồn cuộn vô cùng, thao thao bất tuyệt. Tham vọng to tát nhưng tư tâm không nhiều. Nếu như số là con người giỏi giang có thể giao công việc mà không sợ phản bội.

        Trường Lưu Thủy có một khuyết điểm: chỉ chú trọng đại cuộc mà quên mất tiểu tiết, đôi khi do sơ sót mà hỏng việc. Mệnh xấu nạp âm Trường Lưu Thủy là người không có sự nghiệp nhưng biết lo xa cũng ấm thân.

        Nhâm Thìn Quí Tỵ , Thìn thuộc Thổ khắc Thủy. Tỵ thuộc Hỏa bị Thủy khắc, đứng trước khó khăn của hung vận Nhân Thìn vững vàng hơn Quí Tỵ.

        Thiên Hà Thủy

        Cổ thư chép : " Bính Ngọ Đinh Mùi, Bính Đinh thuộc Hỏa, Ngọ nơi chốn Hỏa vượng mà nạp âm lại là Thủy, Thủy từ Hỏa xuất thì phải từ trên trời xuống nên gọi bằng Thiên Hà Thủy ".

        Binh Ngọ Đinh Mùi đều là chổ Hỏa vượng mà sinh ra Thủy, Thủy từ Hỏa xuất thì chỉ có từ trên trời xuống. Thiên hà thủy đổ xuống khắp mọi nơi trên trái đất đó là mưa. Vạn vật đều nhờ mưa mà tươi tốt màu mỡ. Tình yêu thương chan hòa. Nhưng mưa có mưa nhỏ, mưa to, mưa xuân, mưa hạ, mưa giông, mưa bão. Không phải mưa nào cũng hữu ích cho bàn dân thiên hạ. Cần mưa nhỏ mà lại mưa lớn, cần mưa lớn mà lại lâm râm, mưa như thế kể bằng vô ích.

        Người có mệnh hợp với Thiên hà thủy cần phải thêm trí tuệ mới hay. Người Thiên hà thủy làm việc xã hội, làm việc tôn giáo là hợp cách.

        Người Thiên hà thủy nếu đứng ngôi chủ vào thời bình mà không nắm quyền sinh sát, dân gian được nhờ. Mệnh nhiều sát tinh, hung tinh mà là người Thiên hà thủy thì thành ra mâu thuẩn khó thành công trên con đường kinh doanh hay chính trị, quân sự.

        Bính Ngọ can chi là Hỏa đều bị Thủy khắc. Đinh Mùi thì chi Mùi thuộc Thổ khắc Thủy nên ứng phó với hung vận linh hoạt hơn Bính Ngọ.

        Tỉnh Tuyền Thủy

        Sách xưa có chép: " Giáp Thân Ất Dậu, thì Thân là Lâm Quan, Dậu là Đế vượng của Kim cục. Kim vượng tất nhiên Thủy cũng nhờ thế mà sinh tuy nhiên Thủy ở tình trạng này chưa hùng dũng lớn mạnh cho nên gọi bằng Tỉnh Tuyền Thủy ".

        Tỉnh Tuyền Thủy tức nước giếng không có gốc nguồn rõ rệt. Ở dưới sâu khơi lên từ lòng đất nên tư tưởng thâm thúy, hành động ẩn dật. Giếng tốt, nước lấy chẳng bao giờ cạn cho nên đức vọng của người Tỉnh Tuyền Thủy vô cùng.

        Người xưa giảng rằng: " Nước giếng từ suối lạnh nên trong và lạnh, lấy mãi không hết, mọi người đều uống, trăm nhà dùng nước giếng mà sống ". Nước trong là tinh khiết hay liêm khiết , nhưng nước lạnh là thiếu nhiệt tâm đối với tha nhân.

        Tỉnh Tuyền Thủy không bao giờ tự phát, phải dựa vào thời thế, dựa vào thời cơ để đi theo thôi chứ không phải là người mở đầu khởi xướng. Người nạp âm Tỉnh Tuyền Thủy theo ngành tình báo, gián điệp thì hợp cách nếu như cung Mệnh có những sao với tính cách này.

        Giáp Thân Ất Dậu đều là Tỉnh Tuyền Thủy. Thân Dậu cả hai đều thuộc Kim, Kim sinh Thủy, bản thân mất nguyên khí. Sau tuổi trung niên sức phấn đấu suy vi.

        Đại Hải Thủy

        Sách xưa có chép: " Nhâm Tuất và Quí Hợi Thủy, theo Thủy nhị cục, Quan đới ở Tuất, Lâm quan tại Hợi lực lượng hùng hậu. Hợi ví như dòng sông lớn nên gọi bằng Đại Hải Thủy ".

        Nước của Đại hải Thủy diện tích quảng khoát, thể tượng bao la , xung kích lực mạnh, làm thiện hay làm ác đều dữ dội. Hoặc là gian hùng của thời đại hoặc là anh hùng cái thế.

        Người xưa viết rằng: Nước Đại hải thủy, thâu góm trăm sông, chảy miên man về biển cả, bao quát tính thăng trầm của đất trời, thâu tóm ánh sáng của Nhật Nguyệt. Nguồn của Đại hải thủy có trong có đục. Nhâm Tuất chứa Thổ khí nên đục, Quí Hợi toàn Thủy nên trong. Nếu mệnh đáng bậc chính nhân thì khi ở ngôi vì nào cũng thường bao dung đại lượng ưa làm điều thiện không ưa điều ác, ngược lại mệnh tầm thường hạ tiện sẽ thành con người lấy oán mà trả ân, tâm địa hẹp hòi. Như hai dòng nước trong và đục vậy.

        Nhâm Tuất, Quí Hợi đều là Đại hải thủy, có điều Tuất thổ khiến cho Đại hải thủy chảy thành dòng, như lòng sông, đầu óc sáng suốt, cử chỉ minh bạch, thiện ác phân minh.

        Quí Hợi, thủy là chính vị, thủy cực vượng chảy tràn lan không bờ bến nên tâm chất khó hiểu, muốn đề phòng cũng khó nhưng mà đề phòng rồi, thiện ác vẫn không rõ rệt. Quí Hợi mà có những sao ở mệnh mang khuynh hướng làm chính trị sẽ là người ứng phó với những biến động lớn rất giỏi, lúc lâm nguy thì biết quyền biến.

        Nguồn : agape (VLS)
        thay đổi nội dung bởi: htruongdinh, 21-05-13 lúc 12:17
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Đề tài tương tự

      1. Tử bình nhập môn - Phần căn bản
        By kimcuong in forum Tử bình
        Trả lời: 75
        Bài mới: 30-08-17, 23:22
      2. Căn bản Huyền không Đại quái
        By namphong in forum Phong thủy II
        Trả lời: 34
        Bài mới: 09-01-16, 16:10
      3. Cách chọn ngày giờ tốt căn bản
        By nguyen kim yen in forum Trạch cát
        Trả lời: 20
        Bài mới: 02-10-13, 13:31
      4. Áp dụng cửu cung cho Bản mệnh sát
        By athienloc in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 13
        Bài mới: 08-03-10, 15:24

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •