Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/6 123 ... cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 56
      1. #1
        Tham gia ngày
        May 2010
        Bài gửi
        186
        Cảm ơn
        283
        Được cảm ơn: 66 lần
        trong 44 bài viết

        Smile Hoán bộ di cung - nhất vật nhất thái cực

        Trong phòng ngủ hay phòng làm việc , nếu đã đặt đúng cửa vào vị trí các sao sinh vượng (so với tâm phòng )...theo Huyền Không Phi Tinh rồi thì tốt nhưng muốn tốt hơn nữa , hay muốn hóa giải bớt cái xấu do cửa đặt vào vị trí suy tử thì ta có thể làm theo cách này . Xin mạo muội trích 1 đoạn trong cuốn Huyền Không của Bạch Hạc Minh do bác Nam Phong dịch .
        HÓAN BỘ DI CUNG-NHẤT VẬT NHẤT THÁI CỰC
        Xem trạch, trước tiên phải định được trung cung, sau đó phân chia 8 phương, nếu không định được trung cung thì 8 phương không thể định được, cổ tiền hiền viết: “trung cung nhất lập, bát phương tuỳ chi nhi phán. Bát phương kí do sở tại địa nhi phân, cố sở tại địa tức vi hoạt động chi trung cung. Kí dĩ các nhân chi sở tại địa vi trung cung, các nhân chi bát phương, diệc nhân chi nhi sai dị.”, lại viết: “giai nhân các nhân chi sở tại địa bất đồng, nhi sở đắc chi cảnh giới diệc các dị, các nhân sở tại địa kí bất đồng, tắc do sở tại địa phân xuất bát phương”. Nội dung nói cách lấy trung cung có khác nhau giữa các gia, có trung cung của trạch, trung cung của phòng, lấy một vị trí thường sử dụng làm trung cung, do đó mới có thuyết đại thái cực, tiểu thái cực, nhân thái cực. Trong các thuyết xét thấy nhân thái cực là hợp đạo lí, sở dĩ “cá nhân sở tại địa”, chỉ vị trí cá nhân thường sử dụng. Lệ như trong phòng làm việc, bàn làm việc đặt tại phía bên phải của phòng, tức trung cung lập cực điểm ngay giữa bàn làm việc, tức bên phải. Bàn làm việc bên trái của phòng, tức trung cung lập cực điểm ngay giữa bàn làm việc, tức bên trái.
        Như vậy nếu phân cung định tinh bàn phòng, nếu cửa chính rơi vào suy tử, thu nhận tử khí nhập phòng thì chuyển vị trí bàn làm việc để định lại trung cung lập cực điểm từ đó tính lại tinh bàn sao cho thu vượng khí, Phép này gọi là di cung hoán bộ. Tùy thời tùy nơi mà định trung điểm lập cực, có thể không phải bàn làm việc mà là giường ngủ, bàn tiếp khách… Cái lí “nhất vật nhất thái cực” phải nắm cho rõ kẻo sai nhầm, một phòng là “nhất vật” nên có “nhất thái cực”, một nhà là “nhất vật” nên có “nhất thái cực” nhưng một phòng lớn ngăn ra tạm thời nhiều phòng nhỏ, có lối đi thông nhau và không ngăn hết trần phòng lớn thì các phòng nhỏ không phải là “nhất vật” và do đó không có “nhất thái cực”.
        [IMG]http://d.f5.photo.zdn.vn/upload/original/2011/03/28/12/47/1301291234819062621_574_0.jpg[/IMG]
        Phòng tọa Tý hướng Ngọ, lấy bàn làm việc lập cực, cửa chính ở tại Tốn.
        [IMG]http://d.f5.photo.zdn.vn/upload/original/2011/03/28/12/47/13012912491065839889_574_0.jpg[/IMG]
        Phòng tọa Tý hướng Ngọ, lấy bàn làm việc lập cực, cửa chính ở tại Ly.
        [IMG]http://d.f5.photo.zdn.vn/upload/original/2011/03/28/12/47/1301291258124659491_574_0.jpg[/IMG]
        Phòng tọa Tý hướng Ngọ, lấy bàn làm việc lập cực, cửa chính ở tại Ất.

      2. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "thanhcongtu" về bài viết có ích này:

        gago007 (25-05-11),hoa mai (29-03-11),macchulan (29-03-11),sonthuy (28-03-11)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        310
        Cảm ơn
        88
        Được cảm ơn: 190 lần
        trong 125 bài viết

        Default

        ThamLang xin có ý kiến trước về vấn đề này, mong mấy anh em khác đóng góp thêm
        1. Trong hình cuối cùng ta cũng thấy chữ Đinh tại vị trí cửa không hiểu sao lại luận là Ất , có thể là tính lưng phòng chăng?>
        2. Theo phép an sao tinh bàn thường dùng để luận cát hung của 1 phòng thì cần
        • 1 đường thằng để đặt tính hướng cho thước lập cực và đường thẳng thường dùng là hướng nhà
        • 1 điểm để xác định tâm cho thước lập cực và tâm trong trường hợp này là tâm phòng .

        Qua đó ta mới tính được vị trí tương đối của cửa phòng so với hướng nhà.
        3. Nếu chúng ta để ý trong 3 ví dụ đưa ra thì thước lập cực xoay chứ không để nguyên như ta thường làm (không hiểu là căn cứ trên hướng phòng, hướng nhà, hay hướng người ngồi)vì vậy khi sử dụng phép di cung hoán bộ sẽ xuất hiện các trường hợp sau cần phải cân nhắc định vị cho cửa :
        • Hướng phòng và tâm (vị trí người ngồi) - và lúc này phải có định nghĩa riêng cho hướng phòng
        • Hướng cửa và tâm (vị trí người ngồi) -
        • Hướng người ngồi và tâm (vi trí người ngồi)
        • Hướng nhà và tâm (vị trí người ngồi)

        Có lẽ do ThamLang đọc không kỹ nên không hiểu là mình sẽ áp trường hợp nào, các anh cho thêm ý kiến hoặc có nghiệm chứng để bổ cứu cho phần này
        Chúc an lành
        (@ anh vanhoai : em vẫn đồng ý với ý kiến của anh đã chỉ về tâm phòng nhưng riêng phần này vẫn còn chưa thông anh ạ, sẵn bạn thanhcongtu post nên gởi ý kiến luôn)
        thay đổi nội dung bởi: ThamLang, 28-03-11 lúc 17:36
        [IMG]http://www.daophatngaynay.com/vn/thumbnail.php?file=om_mani_padme_hum_751948_628189 589.jpg&size=summary_medium[/IMG]
        Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu
        Thoại bất đầu cơ bán cú đa

      4. #3
        Tham gia ngày
        Jun 2010
        Bài gửi
        25
        Cảm ơn
        264
        Được cảm ơn: 10 lần
        trong 8 bài viết

        Default

        Theo mình thì có lẻ thanhcongtu áp la bàn vd 3 bị sai.Mong thanhcongtu giải thích cho .Mà thanhcongtu lập ra chủ đề nầy cũng rất hay.Huy vọng các cao nhân và nhiều thành viên cho thêm ý kiến.Nhất là anh vanhoai và anh namphong.

        Cảm ơn anh nhiều.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #4
        Tham gia ngày
        Sep 2010
        Bài gửi
        34
        Cảm ơn
        38
        Được cảm ơn: 4 lần
        trong 4 bài viết

        Default

        Theo mình hình cuối cùng đúng là phương ất. Trong cuốn thẩm thị huyền không học trang 273 có nói về cách này. Đặt tinh bàn tại vị trí ngồi của bàn làm việc sau đó an tinh bàn theo tọa tý hướng ngọ thì cửa ra vào sẽ ở phương vị ất, mình có dùng cách này, nhưng hình như dùng không đúng nên hiệu quả không cao.^^
        Ta biết rằng cố quên thì sẽ nhớ
        Nên dặn lòng cố nhớ để mà quên!

      6. #5
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        310
        Cảm ơn
        88
        Được cảm ơn: 190 lần
        trong 125 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi khoahoc Xem bài gởi
        Theo mình thì có lẻ thanhcongtu áp la bàn vd 3 bị sai.Mong thanhcongtu giải thích cho .Mà thanhcongtu lập ra chủ đề nầy cũng rất hay.Huy vọng các cao nhân và nhiều thành viên cho thêm ý kiến.Nhất là anh vanhoai và anh namphong.

        Cảm ơn anh nhiều.
        Hình này post từ trong sách ra nên không phải bạn thanhcongtu sai. Có thể do mình chưa hiểu rõ chăng?

        Trích Nguyên văn bởi tuy_nguyenhuynh Xem bài gởi
        Theo mình hình cuối cùng đúng là phương ất. Trong cuốn thẩm thị huyền không học trang 273 có nói về cách này. Đặt tinh bàn tại vị trí ngồi của bàn làm việc sau đó an tinh bàn theo tọa tý hướng ngọ thì cửa ra vào sẽ ở phương vị ất, mình có dùng cách này, nhưng hình như dùng không đúng nên hiệu quả không cao.^^
        Bạn có thể giải thích rõ hơn vì sao theo bạn là phương Ất ? Và bạn cách bạn áp dụng như thế nào không?
        Từ lúc trước đoạn này trong TTHK học mình đã xem rất nhiều lần nhưng không hiểu và từ hình 293 đến hình 300 không có hình nào ở phương Ất hết bạn àh (cụ thể là hình 293 ở phương sửu 30 độ, hình 297 phương giápkhoảng 70 độ, hình 300 ở phương dậu 270 độ)
        Thân.
        [IMG]http://www.daophatngaynay.com/vn/thumbnail.php?file=om_mani_padme_hum_751948_628189 589.jpg&size=summary_medium[/IMG]
        Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu
        Thoại bất đầu cơ bán cú đa

      7. #6
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        1,031
        Cảm ơn
        4,637
        Được cảm ơn: 796 lần
        trong 487 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi thanhcongtu Xem bài gởi
        Trong phòng ngủ hay phòng làm việc , nếu đã đặt đúng cửa vào vị trí các sao sinh vượng (so với tâm phòng )...theo Huyền Không Phi Tinh rồi thì tốt nhưng muốn tốt hơn nữa , hay muốn hóa giải bớt cái xấu do cửa đặt vào vị trí suy tử thì ta có thể làm theo cách này . Xin mạo muội trích 1 đoạn trong cuốn Huyền Không của Bạch Hạc Minh do bác Nam Phong dịch .
        HÓAN BỘ DI CUNG-NHẤT VẬT NHẤT THÁI CỰC
        Xem trạch, trước tiên phải định được trung cung, sau đó phân chia 8 phương, nếu không định được trung cung thì 8 phương không thể định được, cổ tiền hiền viết: “trung cung nhất lập, bát phương tuỳ chi nhi phán. Bát phương kí do sở tại địa nhi phân, cố sở tại địa tức vi hoạt động chi trung cung. Kí dĩ các nhân chi sở tại địa vi trung cung, các nhân chi bát phương, diệc nhân chi nhi sai dị.”, lại viết: “giai nhân các nhân chi sở tại địa bất đồng, nhi sở đắc chi cảnh giới diệc các dị, các nhân sở tại địa kí bất đồng, tắc do sở tại địa phân xuất bát phương”. Nội dung nói cách lấy trung cung có khác nhau giữa các gia, có trung cung của trạch, trung cung của phòng, lấy một vị trí thường sử dụng làm trung cung, do đó mới có thuyết đại thái cực, tiểu thái cực, nhân thái cực. Trong các thuyết xét thấy nhân thái cực là hợp đạo lí, sở dĩ “cá nhân sở tại địa”, chỉ vị trí cá nhân thường sử dụng. Lệ như trong phòng làm việc, bàn làm việc đặt tại phía bên phải của phòng, tức trung cung lập cực điểm ngay giữa bàn làm việc, tức bên phải. Bàn làm việc bên trái của phòng, tức trung cung lập cực điểm ngay giữa bàn làm việc, tức bên trái.
        Như vậy nếu phân cung định tinh bàn phòng, nếu cửa chính rơi vào suy tử, thu nhận tử khí nhập phòng thì chuyển vị trí bàn làm việc để định lại trung cung lập cực điểm từ đó tính lại tinh bàn sao cho thu vượng khí, Phép này gọi là di cung hoán bộ. Tùy thời tùy nơi mà định trung điểm lập cực, có thể không phải bàn làm việc mà là giường ngủ, bàn tiếp khách… Cái lí “nhất vật nhất thái cực” phải nắm cho rõ kẻo sai nhầm, một phòng là “nhất vật” nên có “nhất thái cực”, một nhà là “nhất vật” nên có “nhất thái cực” nhưng một phòng lớn ngăn ra tạm thời nhiều phòng nhỏ, có lối đi thông nhau và không ngăn hết trần phòng lớn thì các phòng nhỏ không phải là “nhất vật” và do đó không có “nhất thái cực”.
        [IMG]http://d.f5.photo.zdn.vn/upload/original/2011/03/28/12/47/1301291234819062621_574_0.jpg[/IMG]
        Phòng tọa Tý hướng Ngọ, lấy bàn làm việc lập cực, cửa chính ở tại Tốn.
        [IMG]http://d.f5.photo.zdn.vn/upload/original/2011/03/28/12/47/13012912491065839889_574_0.jpg[/IMG]
        Phòng tọa Tý hướng Ngọ, lấy bàn làm việc lập cực, cửa chính ở tại Ly.
        [IMG]http://d.f5.photo.zdn.vn/upload/original/2011/03/28/12/47/1301291258124659491_574_0.jpg[/IMG]
        Phòng tọa Tý hướng Ngọ, lấy bàn làm việc lập cực, cửa chính ở tại Ất.
        Hi thanhcongtu
        "Hoán bộ di cung" còn nữa không? bạn đưa lên tiếp đi, nếu chỉ có 3 hình này để lý giải chưa nói lên được bao nhiêu.

        Hình 3 :
        - 1 là áp La kinh sai. "Phòng tọa Tý hướng Ngọ, lấy bàn làm việc lập cực, cửa chính ở tại Ất." Nhìn La kinh này ẤT nẳm ở phía trong nhà nên không thể nói là cửa chính được.

        - 2 là ghi chú thích sai: Nếu La kinh đúng thì : Phòng tọa Tý hướng Ngọ, lấy bàn làm việc lập cực, cửa chính ở tại Đinh. (Lấy lưng người làm Tọa).

        Nhận xét chung nếu là Vận 8 "Tọa Tý hướng Ngọ" thì mở cửa như trên là đắc Thành môn, đặt La kinh ở Tâm phòng, Tâm bàn làm việc cũng đều "đắc Thành môn".
        Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến

      8. #7
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        1,269
        Cảm ơn
        118
        Được cảm ơn: 5,678 lần
        trong 1,056 bài viết

        Default

        Chào các bạn:

        Trong quyển sách gốc bản tiếng Hoa thì 3 hình này không có chú thích. Do trong lúc dịch và xem đồ hình thì Nam Phong phát hiện hình 3 áp La kinh sai nên cố tình đưa chú thích để người đọc được rõ. Hình 3 đúng ra phải dùng cái la kinh ở hình 1 và đặt vào vị trí đó thì mới có được phương vị Ất(chứ nếu Tý Ngọ mà di cung để được Đinh thì thà để nguyên cho rồi). Đọc sách phải suy nghĩ cẩn thận như các bạn là tốt.
        Phương pháp Di cung này Bạch Hạc Minh chỉ nói về nguyên lý chứ không nói cách dùng sao cho có hiệu quả(đó là cái bệnh kinh niên của những người viết sách Trung Hoa, bao giờ cũng giữ lại một chút gì đó, nhưng đôi khi lại là điểm mấu chốt của vấn đề). Thôi thì Nam Phong nói luôn: cách dùng như đổi vận vậy, tức là phải chọn năm tháng ngày và giờ có ít nhất 3 đương vận tinh hội trung cung mới có tác dụng, còn không thì cũng như không. Như hiện nay phải có 3 hoặc 4 sao 8 hội trung cung. Di cung nguồn gốc là phép của kỳ môn nên phải dụng cách thức của kỳ môn(năm tháng ngày giờ dùng Tử Bạch), không cần phải xem thần sát các thứ.
        Chào một ngày mới.

      9. Có 10 Hội viên đã cảm ơn đến "namphong" về bài viết có ích này:

        annhatco (26-09-12),binhbinh (30-03-11),ChucSonTu (07-09-12),hieuhuekhanh (23-11-12),hieunv74 (13-09-12),macchulan (31-03-11),rynadoan (21-09-12),sonthuy (30-03-11),thanhcongtu (30-03-11),tuy_nguyenhuynh (30-03-11)

      10. #8
        Tham gia ngày
        Sep 2010
        Bài gửi
        34
        Cảm ơn
        38
        Được cảm ơn: 4 lần
        trong 4 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi namphong Xem bài gởi
        Chào các bạn:

        Trong quyển sách gốc bản tiếng Hoa thì 3 hình này không có chú thích. Do trong lúc dịch và xem đồ hình thì Nam Phong phát hiện hình 3 áp La kinh sai nên cố tình đưa chú thích để người đọc được rõ. Hình 3 đúng ra phải dùng cái la kinh ở hình 1 và đặt vào vị trí đó thì mới có được phương vị Ất(chứ nếu Tý Ngọ mà di cung để được Đinh thì thà để nguyên cho rồi). Đọc sách phải suy nghĩ cẩn thận như các bạn là tốt.
        Phương pháp Di cung này Bạch Hạc Minh chỉ nói về nguyên lý chứ không nói cách dùng sao cho có hiệu quả(đó là cái bệnh kinh niên của những người viết sách Trung Hoa, bao giờ cũng giữ lại một chút gì đó, nhưng đôi khi lại là điểm mấu chốt của vấn đề). Thôi thì Nam Phong nói luôn: cách dùng như đổi vận vậy, tức là phải chọn năm tháng ngày và giờ có ít nhất 3 đương vận tinh hội trung cung mới có tác dụng, còn không thì cũng như không. Như hiện nay phải có 3 hoặc 4 sao 8 hội trung cung. Di cung nguồn gốc là phép của kỳ môn nên phải dụng cách thức của kỳ môn(năm tháng ngày giờ dùng Tử Bạch), không cần phải xem thần sát các thứ.
        Cảm ơn anh nam phong nhiều lắm, đúng là hình 3 áp la kinh bị sai, la kinh tọa mão hướng dậu ( đáng lí ra phải là tọa tý hướng ngọ thì mới ra ất). Sẵn đây cho em hỏi luôn, mong anh trả lời giúp em với. Nếu dùng di cung hoán bộ sẽ dịch chuyển được cả tinh bàn luôn hay chỉ dịch chuyển được niên, nguyệt, nhật, thời tinh thôi anh?
        Ta biết rằng cố quên thì sẽ nhớ
        Nên dặn lòng cố nhớ để mà quên!

      11. #9
        Tham gia ngày
        Apr 2010
        Bài gửi
        34
        Cảm ơn
        26
        Được cảm ơn: 2 lần
        trong 2 bài viết

        Default

        trường hợp đối với phòng khuyết 2 góc thì xử lí thế nào vậy các anh?
        phòng ngủ có tính luôn toilet của phòng ngủ không?
        Mong mọi người chỉ giáo giúp ....
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. #10
        Tham gia ngày
        May 2010
        Bài gửi
        186
        Cảm ơn
        283
        Được cảm ơn: 66 lần
        trong 44 bài viết

        Default

        -Cảm ơn những lời quý báu của bác Nam Phong
        -Như vậy để sử dụng phép này hiệu quả thì phải đợi tới tháng (nguyệt tinh) ,ngày (nhật tinh),giờ(thời tinh) có phi tinh 8 nhập trung để có tối thiểu 3 sao đương vận mới được hà ?
        kính chào

      13. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "thanhcongtu" về bài viết có ích này:

        hieuhuekhanh (23-11-12)

      Trang 1/6 123 ... cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •