Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 2/6 đầuđầu 1234 ... cuốicuối
    kết quả từ 11 tới 20 trên 60
      1. #11
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Chỉ có điều là vấn đề về phép biến du niên & phép phiên tinh trong bát trạch thì vẫn còn lăn tăn:
        Ví dụ:
        [IMG]http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/Snapbucket/Hocphongthuy/Phientinh24son-1.jpg[/IMG]

        Xin nhờ các bác chỉ điểm thêm về cơ sở lý luận!
        Thân
        NVH
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:

        TuHepLuong (16-08-12),VP (13-08-12)

      3. #12
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        601
        Cảm ơn
        52
        Được cảm ơn: 633 lần
        trong 284 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hieunv74 Xem bài gởi
        Chỉ có điều là vấn đề về phép biến du niên & phép phiên tinh trong bát trạch thì vẫn còn lăn tăn:
        Ví dụ:
        [IMG]http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/Snapbucket/Hocphongthuy/Phientinh24son-1.jpg[/IMG]

        Xin nhờ các bác chỉ điểm thêm về cơ sở lý luận!
        Thân
        NVH
        Này như đoài biến trung hào thành chấn, chấn là 8 thì cứ kết hợp với càn 9 là ngũ quỷ, tất cả đều so sánh với càn 9 mà định, còn như vụ chấn 8 biến khôn 1 ra hoạ hại là phối chấn chứ không phải càn 9, lại nữa là khảm 7 biến tốn 2, 2 7 là sinh khí, 2 9 là hoạ hại chứng tỏ phép phiên tinh kia là nguỵ thuyết nguỵ tạo ra
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "conan135" về bài viết có ích này:

        TuHepLuong (16-08-12),VP (13-08-12)

      5. #13
        Tham gia ngày
        Jun 2012
        Bài gửi
        160
        Cảm ơn
        1,018
        Được cảm ơn: 84 lần
        trong 55 bài viết

        Default

        Kính Tiền bối!
        Chờ mãi vẫn chưa thấy bài viết tiếp theo của Tiền bối nên VP lại hỏi vậy, mong được Tiền bối quan tâm.
        Trích: "Trong một ngôi nhà Trung Tiểu thái cực có ảnh hưởng đến các thành viên nhiều nhất, do đó cần dựa theo trung và tiểu thái cực để bố trí phòng ở cho các thành viên"
        Cửa phòng xác định bằng cách sử dụng bức tường chứa cửa vào, hay tính từ tâm nhà đến cửa phòng, hay tính từ tâm phòng đến cửa phòng, hay tính theo cách khác ạ?
        Cửa phòng và Tiểu thái cực có mối quan hệ gì không ạ?Cửa phòng đối với Đại thái cực và Tiểu thái cực nặng nhẹ ra sao ạ?
        VP đa tạ Tiền bối.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #14
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        601
        Cảm ơn
        52
        Được cảm ơn: 633 lần
        trong 284 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VP Xem bài gởi
        Kính Tiền bối!
        Chờ mãi vẫn chưa thấy bài viết tiếp theo của Tiền bối nên VP lại hỏi vậy, mong được Tiền bối quan tâm.
        Trích: "Trong một ngôi nhà Trung Tiểu thái cực có ảnh hưởng đến các thành viên nhiều nhất, do đó cần dựa theo trung và tiểu thái cực để bố trí phòng ở cho các thành viên"
        Cửa phòng xác định bằng cách sử dụng bức tường chứa cửa vào, hay tính từ tâm nhà đến cửa phòng, hay tính từ tâm phòng đến cửa phòng, hay tính theo cách khác ạ?
        Cửa phòng và Tiểu thái cực có mối quan hệ gì không ạ?Cửa phòng đối với Đại thái cực và Tiểu thái cực nặng nhẹ ra sao ạ?
        VP đa tạ Tiền bối.
        Từ đại thái cực phân ra 8 phương vị, mỗi phương vị xem như là một căn nhà nhỏ khác nên gọi là trung thái cực, trong căn nhà nhỏ đó thì cửa phòng đóng vai trò như cửa chính, được xác định bằng cách dùng tâm căn phòng chia ra 8 cung (tiểu thái cực), cung nào chứa cửa phòng thì đoán định theo sao của cung đó
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "conan135" về bài viết có ích này:

        hieunv74 (15-08-12),quangtiep12 (06-06-13),thucnguyen (19-11-12),trampervn (22-06-13),TuHepLuong (16-08-12),VP (15-08-12)

      8. #15
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        601
        Cảm ơn
        52
        Được cảm ơn: 633 lần
        trong 284 bài viết

        Default

        Bài 3 Thiên bàn
        Bát trạch chính tông nguyên lý thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng qua hai bài trước về nhân bàn và địa bàn, các bạn đã thấy trong thực tế ứng dụng có rất nhiều yếu tố cần giải quyết, có khi mâu thuẫn lẫn nhau không có cách hoá giải, nhiều người khi học lên cao cho rằng bát trạch không còn gì để học hỏi coi thường môn này. Bát trạch trong luận đoán còn dùng thêm cả Thiên bàn, thiên bàn bát trạch không đâu xa lạ mà chính là vận bàn của huyền không, vận bàn huyền không như các bài của anh Vinhl đã nói cũng chính từ bát trạch mà suy luận ra là chân tiên thiên khí, chia ra 9 vận, 1 vận 20 năm lấy sao vận nhâp trung cung thuận phi, sau đó lấy sao đến từng cung so sánh với toạ nhà mà định sanh khí, thiên y, diên niên, ngũ hoàng thì đại diện cho sao nhập trung cung v.v.Cho nên có nhà nhập trạch cát mà không phát, nhập trạch hung mà không hung đều do thiên bàn ảnh hưởng. Ta có thể thấy 3 bàn của bát trạch có sự phụ thuộc lẫn nhau, toạ địa bàn thì quyết định đến sao thiên bàn, sao thiên bà chi phối sự mạnh yếu của toạ địa bàn, môn địa bàn ảnh hưởng đến nhân bàn, nhân bàn tuy chịu chi phối của thiên địa bàn nhưng lại là cái quyết định ở hay không nên ở. Phần sau sẽ bàn về cung và sao
        thay đổi nội dung bởi: conan135, 15-08-12 lúc 10:30
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. Có 10 Hội viên đã cảm ơn đến "conan135" về bài viết có ích này:

        dongduc (07-05-21),hieunv74 (15-08-12),leostar79 (22-03-16),minhman1970 (15-09-12),qhdental (15-08-12),sonthuy (15-08-12),thienphuckiti (24-01-13),thucnguyen (19-11-12),TuHepLuong (16-08-12),VP (15-08-12)

      10. #16
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VP Xem bài gởi
        Kính Tiền bối!
        Chờ mãi vẫn chưa thấy bài viết tiếp theo của Tiền bối nên VP lại hỏi vậy, mong được Tiền bối quan tâm.
        Trích: "Trong một ngôi nhà Trung Tiểu thái cực có ảnh hưởng đến các thành viên nhiều nhất, do đó cần dựa theo trung và tiểu thái cực để bố trí phòng ở cho các thành viên"
        Cửa phòng xác định bằng cách sử dụng bức tường chứa cửa vào, hay tính từ tâm nhà đến cửa phòng, hay tính từ tâm phòng đến cửa phòng, hay tính theo cách khác ạ?
        Cửa phòng và Tiểu thái cực có mối quan hệ gì không ạ?Cửa phòng đối với Đại thái cực và Tiểu thái cực nặng nhẹ ra sao ạ?
        VP đa tạ Tiền bối.
        Có 3 khái niệm cơ:
        + Đại thái cực
        + Tiểu thái cực ( như phần anh connan viết);
        + Nhân thái cực nữa đó.

        Thân
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:

        dongduc (07-05-21),minhman1970 (15-09-12),VP (15-08-12)

      12. #17
        Tham gia ngày
        Jun 2012
        Bài gửi
        160
        Cảm ơn
        1,018
        Được cảm ơn: 84 lần
        trong 55 bài viết

        Default

        VP đa tạ các Tiền bối!
        VP mong sớm đọc được các bài viết tiếp theo.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. #18
        Tham gia ngày
        Jun 2012
        Bài gửi
        160
        Cảm ơn
        1,018
        Được cảm ơn: 84 lần
        trong 55 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hieunv74 Xem bài gởi
        Có 3 khái niệm cơ:
        + Đại thái cực
        + Tiểu thái cực ( như phần anh connan viết);
        + Nhân thái cực nữa đó.

        Thân
        Kính Tiền bối!
        VP muốn hỏi là có Nhân Đại thái cực và Nhân Tiểu thái cực không ạ.
        Nếu có thì Nhân Đại thái cực dùng cho việc gì và Nhân Tiểu thái cực dùng cho việc gì ạ.
        VP đa tạ Tiền bối!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VP" về bài viết có ích này:

        dongduc (07-05-21)

      15. #19
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VP Xem bài gởi
        Kính Tiền bối!
        VP muốn hỏi là có Nhân Đại thái cực và Nhân Tiểu thái cực không ạ.
        Nếu có thì Nhân Đại thái cực dùng cho việc gì và Nhân Tiểu thái cực dùng cho việc gì ạ.
        VP đa tạ Tiền bối!
        Không phải là nhân đại, nhân tiểu gì cả:
        + Đại thái cực (đại là to): trong bát trạch khi xem xét 8 cung của căn nhà xem hướng, tọa của căn nhà, cửa cái nằm cung vị nào, phòng chủ ở cung nào?, .... thì dùng đại thái cực để tính.

        + Tiểu thái cực (tiểu là nhỏ): Khi xét đến 1 khu vực riêng biệt nào đó: như phạm vi phòng ngủ, phòng bếp ---> xem giường để ở cung nào, bếp nằm tại cung nào? trong phòng bếp, bàn thờ nằm ở đâu ở phòng thờ, .... thì ta dùng tiểu thái cực để tính cung vị hay hướng vị cho các yếu tố trong phạm vi căn phòng đó.

        + Nhân thái cực (Nhân là người!): để tính bổ sung cho những vị trí/hướng mà người hay NGỒi làm việc, nằm ngủ thường xuyên, .... để lấy cung/hướng tốt bổ trợ cho phần trên. Thật ra, nhân thái cực chỉ là phái sinh của tiểu thái cực. Thôi:
        Xin trích bài của anh văn Hoài tiên sinh cho nhanh nhé:

        ----
        Trong các thuyết xét thấy nhân thái cực cũng là hợp đạo lí, sở dĩ “cá nhân sở tại địa”, chỉ vị trí cá nhân thường sử dụng. Tỉ dụ như trong phòng làm việc, bàn làm việc đặt tại phía bên phải của phòng, tức trung cung lập cực điểm ngay giữa bàn làm việc, tức bên phải. Bàn làm việc bên trái của phòng, tức trung cung lập cực điểm ngay giữa bàn làm việc, tức bên trái.
        Như vậy nếu phân cung định tinh bàn phòng, nếu cửa chính rơi vào suy tý, muốn thu nhận vượng khí nhập phòng thì chuyển vị trí bàn làm việc để định lại trung cung lập cực điểm từ đó tính lại tinh bàn sao cho thu vượng khí, Phép này gọi là di cung hoán bộ. Tùy thời tùy nơi mà định trung điểm lập cực, có thể không phải bàn làm việc mà là giường ngũ, bàn tiếp khách… Nếu được cả tiểu thái cực và nhân thái cực cùng tốt thì “cát càng thêm cát”
        Cái lí “nhất vật nhất thái cực” phải nắm cho rõ kẻo sai nhầm, một phòng là “nhất vật” nên có “nhất thái cực”, một nhà là “nhất vật” nên có “nhất thái cực” nhưng một phòng lớn ngăn ra tạm thời nhiều phòng nhỏ, có lối đi thông nhau và không ngăn hết trần phòng lớn thì các phòng nhỏ không phải là “nhất vật” và do đó không có “nhất thái cực”.

        Phòng tọa Tý hướng Ngọ, lấy bàn làm việc lập cực, cửa phòng ở tại Tốn.
        [IMG]http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/Snapbucket/Hocphongthuy/Nhan-Toatihuongngo_NgoiTON.jpg[/IMG]

        Phòng tọa Tý hướng Ngọ, lấy bàn làm việc lập cực, cửa phòng ở tại Ly.
        [IMG]http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/Snapbucket/Hocphongthuy/Nhan-Toatihuongngo_NgoiLY.jpg[/IMG]

        Phòng tọa Tý hướng Ngọ, lấy bàn làm việc lập cực, cửa phòng ở tại Ất.
        [IMG]http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/Nhan-Toatihuongngo_NgoiAT-1.jpg[/IMG]

        ----
        Thân
        thay đổi nội dung bởi: hieunv74, 16-08-12 lúc 10:36
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:

        cuongbao (24-12-12),dongduc (07-05-21),leostar79 (22-03-16),VP (16-08-12)

      17. #20
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        601
        Cảm ơn
        52
        Được cảm ơn: 633 lần
        trong 284 bài viết

        Default

        Bài 4 Cung và tinh
        Do vấn đề về tiên và hậu thiên chưa thực sự thông suốt cho nên sau này khi nó về cung và tinh (sao) tôi xin dùng số đại diện cho thống nhất vậy. Cung trong bát trạch chính là 8 cung ứng với 8 số, số 5 nằm giữa, tinh trong bát trạch là sanh khí, thiên y, diên niên, v.v... cũng ứng với 8 số. Như đã biết các sao được tạo thành do sự quy tàng các quẻ tiên thiên của cung với quẻ tiên thiên của toạ, tại sao giữa cung và toạ lại có sự tương tác với nhau như vậy ? Vì cung là địa khí, toạ là trường khí, như một phản ứng hoá học khi gặp môi trường thích hợp ( trường khí) sẽ kích hoạt các phản ứng trao đổi với nhau tạo thành chất mới, chất mới được tạo thành này chính là các sao trong bát trạch, đây không phải là một phản ứng hoàn toàn vì toạ là khí của một cung đem phân phát cho 7 cung còn lại cho nên không thể nào làm địa khí ở các cung đó biến thành tinh (sao) hết được. Ta lấy cung là nội, tinh là ngoại, ngũ hành là công thức, âm dương là dung môi. Như giữa cung và sao sinh nhau, giống nhau âm dương phối hợp thì gọi là thượng cát khí ở khu vực đó rất mạnh, nếu cùng âm hay cùng dương thì là cát khí không mạnh bằng trường hợp trên thường có sự thiên lệch cho một giới. Nếu giữa cung và tinh khắc nhau thì cần xem xét, cung khắc tinh là toàn hung, tinh khắc cung là bán hung, âm khắc dương thì sự ngấm ngầm dai dẳng, dương khắc âm thì sự rõ ràng đột ngột, âm âm thì dễ hoá giải nhưng khó nhận biết, dương dương thì khó hoá giải nhưng dễ đoán. Ở đây bàn thêm về cát và hung tinh , cát tinh sinh vượng thì mình và người xung quanh đều hưởng tốt đẹp làm việc hợp lý dài lâu có phúc đức sau này, hung tinh sinh vượng thì thường được mình mà hại người trong nhà có người tương ứng với tinh đó sinh ngỗ nghịch hành động thiếu đạo đức cầu lợi cho bản thân, khi thời vận qua đi trả giá rất đắc
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      18. Có 9 Hội viên đã cảm ơn đến "conan135" về bài viết có ích này:

        cuonghieu2013 (29-03-19),dongduc (07-05-21),hieunv74 (16-08-12),leostar79 (22-03-16),quangtiep12 (26-04-14),samngoclinh (05-09-13),thichtubinh (10-03-13),thienphuckiti (24-01-13),VP (16-08-12)

      Trang 2/6 đầuđầu 1234 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 15
        Bài mới: 16-07-14, 09:15
      2. Thứ tự nhớ quẻ Dịch
        By htruongdinh in forum Dịch số
        Trả lời: 26
        Bài mới: 16-11-12, 11:25
      3. Trả lời: 8
        Bài mới: 23-07-11, 05:23
      4. Trả lời: 39
        Bài mới: 18-04-11, 10:42
      5. Nhờ anh Văn Hoài xem giúp em ngày nhập trạch ...
        By Amnesty in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 4
        Bài mới: 17-12-10, 05:15

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •