Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 52

      Threaded View

      1. #1
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default LÃO TỬ TINH HOA - Nguyễn Duy Cần

        Annhien: Trong cuộc sống xô bồ hiện đại ngày nay, nhiều người có lòng hoài cổ, muốn tìm hiểu về triết lý văn hóa phương Đông ngày xưa có thể tìm hiểu qua các sách của Cụ Nguyễn Duy Cần _ một học giả, một cây bút lớn, sâu sắc của Việt Nam trong thế kỷ 20, trong đó, quyển "Lão Tử Tinh Hoa" là một trong những sách được nhiều người đọc quan tâm. Hy vọng qua quyển sách này, lắng đọng được gì cho độc giả cũng như những người nghiên cứu về học thuật phương Đông.
        ----------

        Xin phép trích tiểu sử cũng như những tác phẩm của Cụ Nguyễn Duy Cần trước khi vào phần nội dung chính.

        Nguồn: wikipedia.org

        Nguyễn Duy Cần (1907-1998), hiệu Thu Giang, là một học giả, nhà biên khảo và trước tác kỳ cựu vào bậc nhất Việt Nam giữa thế kỷ 20. Ông nổi bật không chỉ về số lượng tác phẩm đồ sộ mà còn ở độ sâu của học thuật và sức ảnh hưởng về mặt tư tưởng đến các tầng lớp thanh niên trí thức của ông.

        Thân thế và cuộc đời

        Ông sinh ngày 15 tháng 7 năm 1907 tại làng Điều Hoà, tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).

        Không có nhiều thông tin về cuộc đời và sự học của ông. Có lẽ ông tự học, thể hiện qua tác phẩm "Tôi tự học". Một vài thông tin khác cho biết ông từng làm giáo sư kiêm Hiệu trưởng một trường Trung học tư thục tại Sài Gòn, nhưng không thể kiểm chứng được.

        Sự nghiệp nghiên cứu và trước tác của ông bắt đầu từ năm 1931 với việc xuất bản quyển Triết học đầu tiên "Toàn chân", gây nên một cuộc bút chiến sôi nổi trên báo Mai. Trong những năm sau đó, ông tiếp tục cho xuất bản các tác phẩm khá đều đặn. Năm 1937, ông tham gia xuất bản nguyệt san "Nay". Năm 1941, ông làm chủ bút báo Tiến và năm 1944, chủ bút báo Thanh niên, sau đó còn làm chủ bút báo Tự do.

        Sau khi Chiến tranh Đông Dương nổ ra, năm 1946, ông lánh nạn lên Sài Gòn, ổ ẩn để tiếp tục viết sách. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh, việc xuất bản các tác phẩm của ông bị gián đoạn mãi đến năm 1951 mới bắt đầu trở lại với tác phẩm "Cái dũng của Thánh nhân". Từ đó về sau ông tiếp tục cho xuất bản các tác phẩm khá đều đặn cho đến tận năm 1975. Ngoài việc trước tác và tham gia viết báo, ông từng là giáo sư của trường Đại học Vạn Hạnh và là Trưởng ban Triết Đông của Đại học Văn khoa Sài Gòn.

        Những năm cuối đời, ông không tiếp tục viết sách mà lui về ở ẩn. Năm 1991, ông chuyển về sống ở quận Bình Thạnh và mất tại đây vào năm 1998, để lại cho đời nhiều bộ sách có giá trị.

        Tác phẩm

        Sinh thời, ông viết rất nhiều sách, chủ yếu là sách biên khảo, nghệ thuật sống và Đạo học. Các tác phẩm của ông được viết ra không phải với mục đích “sống bằng ngòi bút” như phần lớn các nhà nghiên cứu thời đó mà với ông một tác phẩm ra đời nó phải từ một đòi hỏi bức thiết của cuộc sống, nó đang thiếu thốn, nhân sinh đang đợi chờ[2]. Điều đáng tiếc là có nhiều tác phẩm của ông chưa công bố, bị thất lạc hoặc chưa được hoàn thành. Mặc dù vậy, những tác phẩm đã xuất bản của ông thường được tái bản nhiều lần và luôn được các thế hệ bạn đọc đón nhận.

        Theo thống kê không đầy đủ, các tác phẩm đả xuất bản của ông bao gồm:

        Duy tâm và duy vật 1935
        Toàn chân triết luận 1936
        Thanh dạ Văn chung 1939
        Cổ nhân 1940
        Cái dũng của Thánh nhân 1951
        Óc sáng suốt 1952
        Thuật tư tưởng 1953
        Thuật xử thế của người xưa 1954
        Trang Tử tinh hoa 1956
        Lão Tử tinh hoa
        Văn minh Tây phương và Đông phương 1957
        Tôi tự học 1960
        Thuật Yêu đương 1960
        Lão Tử Đạo đức Kinh 1960
        Một nghệ thuật sống 1960
        Cái cười của Thánh nhân
        Tinh hoa Đạo học Đông phương
        Phật học tinh hoa
        Nhập môn Triết học Đông phương[3]
        Văn hóa Giáo dục miền Nam Việt Nam 1970
        Nam hoa kinh
        Dịch học tinh hoa
        Để trở thành nhà văn
        Tâm sự người xưa
        Đạo học Đông phương trong xã hội ngày nay
        Thuật dưỡng sinh của Đông phương Đạo học
        Chu Dịch huyền giải
        Liệt Tử Xung hư chân kinh
        Chu Dịch tường giải
        Tử vi bí kiếp
        Thiền đạo Trung Hoa

        -------------

        Trước khi vào nội dung chính, Annhien xin thành kính gửi lời kính trọng, biết ơn sâu sắc đến hương hồn Cụ Nguyễn Duy Cần đã để lại nhiều tác phẩm tinh hoa, sâu sắc và cô đọng nhất cho hậu học ngày nay. Cầu mong Cụ sớm về miền cực lạc!

        Kính!
        thay đổi nội dung bởi: annhien, 27-06-14 lúc 16:43
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      2. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "annhien" về bài viết có ích này:

        huyruan (28-06-14),macchulan (22-10-14),Minh An (27-06-14),vanhoai (09-07-14)

      Đề tài tương tự

      1. Niên nguyệt nhật thời phi tinh & Thần Sát
        By vanhoai in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 40
        Bài mới: 23-10-23, 16:33
      2. Trả lời: 27
        Bài mới: 18-09-16, 04:06
      3. Lưu nguyệt phi tinh
        By minhtienql in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 2
        Bài mới: 03-03-12, 16:05
      4. niên nguyệt phi tinh
        By vanhoai in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 14
        Bài mới: 26-03-10, 15:02
      5. cái cười của thánh nhân(NGUYỂN DUY CẦN)
        By vanti67 in forum Nghệ Thuật - Triết Lý
        Trả lời: 11
        Bài mới: 10-10-09, 00:16

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •