Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 25

      Threaded View

      1. #1
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default TÂM LÝ ĐẠO ĐỨC _ Tỳ Kheo THÍCH CHÂN QUANG

        TÂM LÝ ĐẠO ĐỨC
        Tỳ Kheo Thích Chân Quang
        Nhà xuất bản Tôn Giáo Hà Nội - 2004

        KHÁI NIỆM
        1. ĐỊNH NGHĨA:


        Đạo Đức là gì ?
        - Đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm ta, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói và hành vi bên ngoài khiến cho mọi người chung quanh ta được chuyển hóa, an vui, lợi ích.
        Như vậy, Đạo đức là cái tốt ở bên trong nhưng được đánh giá bằng biểu hiện ở bên ngoài. Chúng ta khẳng định lại là Đạo đức không phải là hành vi hay lời nói bên ngoài. Đạo đức chỉ chi phối hành vi và lời nói bên ngoài. Đạo đức là gốc của những hành vi lời nói tốt đẹp bên ngoài.
        Một nội tâm tràn đầy Đạo đức thì luôn luôn bị thúc đẩy phải đối xử tử tế với mọi người, phải đem an vui lợi ích cho mọi người. Nếu chúng ta không thấy mình xấu, nhưng không hề bị thúc đẩy phải cư xử tốt với mọi người thì hãy biết rằng mình chưa có Đạo đức sâu sắc.
        Khuynh hướng vị tha được xem là Đạo đức vì khuynh hướng đó luôn khiến chúng ta quan tâm đến những người khác, thậm chí còn hơn lo cho bản thân mình. Vì lúc nào cũng hay quan tâm đến người nên chúng ta nhanh chóng phát hiện ra nỗi khổ, niềm đau, sự khó nhọc, cơn bệnh hoạn của người để tìm cách giúp đỡ. Có khi chúng ta chỉ giúp một lời nói, một ly nước, một viên thuốc, hoặc có khi cả một số tiền lớn… để giúp người qua lúc khó khăn.


        Tâm khiêm hạ được xem là Đạo đức vì tâm lý đó luôn thúc đẩy ta phải tôn trọng mọi người. Sống trên đời ai cũng cần được tôn trọng, cần được xem là có giá trị, vì thế khi ta biết tôn trọng chân thành người khác cũng là đem an vui đến cho người. Nhưng muốn tôn trọng người thì ta đừng thấy mình hơn người, nghĩa là ta phải thấy được mình nhỏ bé kém cỏi.


        Khuynh hướng kín đáo cũng được xem là Đạo đức vì khuynh hướng này khiến ta không khoe khoang để đi đến tự cao vô ích. Khi ta kín đáo không bày tỏ tài năng, tài sản, thành công, công đức của mình cũng là nhường cho người khác có thêm giá trị vì không bị cạnh tranh bởi sự nỗi bật của mình.


        Chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích từng tâm lý đạo đức ở những bài sau.
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "annhien" về bài viết có ích này:

        hoabinh (10-02-15)

      Đề tài tương tự

      1. Khai Quang La Kinh
        By tdc in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 13
        Bài mới: 19-08-14, 13:08
      2. kính nhờ bác quang long
        By Mr.nam in forum Tử vi
        Trả lời: 0
        Bài mới: 11-01-14, 09:52
      3. Anh Quang thân mến!
        By cheerim29 in forum PHÒNG GIẢI SỐ TỬ VI
        Trả lời: 1
        Bài mới: 27-07-12, 17:00
      4. Bac quang kính mến!
        By cheerim29 in forum PHÒNG GIẢI SỐ TỬ VI
        Trả lời: 4
        Bài mới: 23-07-12, 17:26
      5. Đặng Thiều Quang - Tình dục là chuyện rất TO
        By namkhanh in forum Thư Giãn - Giao Lưu
        Trả lời: 0
        Bài mới: 08-03-12, 15:27

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •