Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 8 trên 8
      1. #1
        Tham gia ngày
        Jun 2015
        Bài gửi
        7
        Cảm ơn
        11
        Được cảm ơn: 6 lần
        trong 3 bài viết

        Default Sách Phong Thủy Dịch Thuật – Những sai lầm căn bản

        [IMG]http://phongthuytuongminh.com/wp-content/uploads/2016/02/Sach-Phong-Thuy-dich-1.png[/IMG]

        Có rất nhiều lỗi sai lầm ngớ ngẩn của những chuyên gia dịch sách và cả những chuyên gia Phong Thủy sẽ khiến cho người học, người đọc sa vào những mê hồn trân kiến thức Phong Thủy mà không có lối thoát. Có nhiều chuyên gia dịch thuật, biên tập sách Phong Thủy mà ngay đến cả những lỗi cơ bản về ngôn ngữ tiếng Hoa cũng không rành, chưa kể là có những từ ngữ mà trong văn bản cổ, sách cổ điển mang 1 ý nghĩa khác mà đến nay người Trung Quốc hiện đại hiểu theo 1 nghĩa khác, người Việt Nam lại tưởng lầm ra 1 nghĩa khác (do trùng âm Hán Việt) thì không thể học hỏi Phong Thủy được.

        Sau đây xin liệt kê 1 số lỗi lầm ngôn ngữ tiếng Trung trong dịch, tổng hợp sách Phong Thủy được xuất bản, bày bán tại nước ta

        Bát Trạch Minh Cảnh hay Bát Trạch Minh Kính

        Chữ Cảnh hay chữ Kính? Điều tưởng như rất nhỏ nhặt này lại bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau. Chữ Cảnh và chữ Kính trong tiếng Hoa chỉ khác nhau duy nhất 1 bộ chữ đầu tiên như sau:

        镜 – Kính và 境 – Cảnh.

        Hàm nghĩa của 2 từ này khác nhau hoàn toàn: Cảnh có nghĩa là khung cảnh, cảnh giới, khung bao, biên giới. Kính có nghĩa là gương soi, gương tráng thủy mà người ta hay dùng để trang điểm, để soi chiếu… Việc dịch là Minh Kính hay Minh Cảnh hoàn toàn ảnh hưởng rất lớn để bản chất việc hiểu và ứng dụng Bát Trạch đúng hay sai chứ không phải muốn hiểu sao cũng được vì có 1 chữ cỏn con Cảnh – Kính nhưng đã tóm gọn cách định tâm, phân cung Phong Thủy.

        Thái Dịch Quái là gì?

        Trong phái Huyền Không chỉ phân thành 3 phái: Huyền Không Phi Tinh, Huyền Không Đại Quái và Huyền Không Lục Pháp.

        Trong đó phái Huyền Không Đại Quái là dựa trên 64 Quái của Kinh Dịch để phối ra cách bố trí, sắp đặt cho phần mộ, nhà cửa. Một tác giả ít tên tuổi ở Đài Loan viết ra quyển Huyền Không Thái Dịch Quái và tung lên mạng miễn phí. Sau đó một số người ở Việt Nam cho rằng đây là 1 trường phái Huyền Không riêng nên định in sách ra để quảng bá về trường phái “mới” Huyền Không Thái Dịch Quái, dĩ nhiên là cũng không trả tác quyền gì cả.

        Kỳ thực thì nội dung quyển sách này không có gì đặc biệt nhưng điểm gây chú ý là Thái Dịch Quái là gì? Thực ra thì vì tác giả là người Hoa nên họ dùng cách “chơi chữ” chứ không có gì đặc biệt. Chữ Đại 大 (hàm nghĩa là to lớn) trong tiếng Hoa được viết gần giống với chữ Thái 太(hàm nghĩa là rất, quá) mà chỉ khác nhau đúng 1 dấu chấm bên dưới. Chữ Dịch 易 trong tiếng Hoa hàm nghĩa chỉ Kinh Dịch và cũng hàm nghĩa chỉ sự dễ dàng, không khó khăn.

        Do đó thay vì dùng chữ Huyền Không Đại Quái thì tác giả muốn xóa tan suy nghĩ về đây là kiến thức khó khăn để học hỏi thì muốn chơi chữ nói rằng Đại Quái xuất phát từ Kinh Dịch và “Rất Dễ Dàng” để học (nghĩa của 2 chữ Thái Dịch太易 ).

        Điểm sai lầm căn bản của tác giả bản gốc và của nhóm dịch thuật dĩ nhiên là bám vào chữ 易, vốn thường được gọi tắt của Kinh Dịch do đó nên cứ suy luận từ Dịch Kinh là rất sai lầm vì Đại Quái chỉ xuất phát từ nguyên lý Kinh Dịch nhưng thực chất đã phát triển ra khỏi 易 từ rất lâu.

        Ngũ Hành

        Rất nhiều sách vở tiếng Việt dịch rằng Ngũ Hành tức là 5 yếu tố: Kim, Thủy, Môc, Hỏa, Thổ như 5 dạng vật chất cấu thành vạn vật, vũ trụ.
        Kỳ thực chữ Hành 行 trong Ngũ Hành chính là chữ Hành trong Hành Khách, Khách Bộ Hành, Phi Hành Đoàn. Chữ Hành trong tiếng Hán có nghĩa là sự di chuyển, dịch chuyển.

        Do đó Ngũ Hành tức là chỉ 5 trạng thái di chuyển, biến đổi không ngừng của Khí, năng lượng; lúc này là Mộc; sau nữa sẽ biến thành Hỏa; và biến thành Thổ….Khí chỉ duy nhất có 1 nhưng tùy từng thời điểm, thời gian, từng không gian mà Khí sẽ thay đổi trạng thái, tính chất của mình chứ không phải giữ nguyên 1 yếu tố bất biến như đã là Thủy thì mãi mãi là Thủy, không có biến đổi, dịch chuyển đi.

        Đó chính là yếu quyết của Phong Thủy mà trước nay người ta cứ nghĩ rằng 5 yếu tố trên là bất biến, kỳ thực năng lượng vũ trụ biến đổi không ngừng, sinh diệt không ngừng trong mỗi một sát na.

        Vì vậy Ngũ Hành phải dịch đúng là 5 giai đoạn dịch chuyển chứ không phải là 5 yếu tố Thủy, Mộc,….và dĩ nhiên đã hiểu sai căn bản thì áp dụng vào thực tế cũng bị sai lầm vì bản chất Ngũ Hành là Biến chứ không phải Tĩnh hay Bất Di Bất Dịch.

        Trạch và Trạch

        Chữ trạch trong tiếng Hoa có 2 chữ đồng âm: Trạch 宅 (nhà ở được gọi là Dương Trạch, mộ phần được gọi là Âm Trạch); Trạch 擇 (tuyển chọn, chọn lựa – Trạch Nhật tức là chọn ngày). Do đó Huyền Không Trạch Nhật tức là cách chọn ngày theo Huyền Không, còn Đổng Công Trạch Nhật là cách chọn ngày theo phương pháp của Đổng Công.

        Có lần có 1 người cứ nằng nặc cãi là quyển sách của Đổng Công là Đổng Công Tuyển Trạch tức là Đổng Công dạy cách chọn nhà, chứ không phải là chọn ngày nhưng bản thân người đó lại chỉ biết âm Hán Việt chứ chưa bao giờ biết đọc Hán tự!? Với những vị lớn tuổi, dựa vào nhiều năm thâm niên nghiên cứu của mình mà cứ tranh cãi đến cùng như vậy, chúng tôi chỉ biết mỉm cười và im lặng chứ không tranh cãi.

        Ngũ Hành Nạp Âm

        Có lần 1 vị nói rất hùng hồn trên 1 diễn đàn phong thủy của Việt Nam rằng họ biết rõ nguồn gốc ra đời của Ngũ Hành Nạp Âm và thậm chí còn biết có Ngũ Hành Nạp Dương nữa, điều mà người Trung Quốc cũng không biết. Giống như trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung là có Cửu Âm Chân Kinh thì phải có Cửu Dương Chân Kinh nữa.

        Kỳ thực, chữ Âm trong Ngũ Hành Nạp Âm là chữ Âm 音của Âm Thanh chứ không phải Âm 陰 của Âm Dương. Tại sao đang nói đến Ngũ Hành mà lại có Âm Thanh ở đây?! Đây là điều mà nhiều người kể cả giới học thuật, thầy ở các nước dùng tiếng Hoa cũng không phải ai cũng biết rõ. Có lần tôi hỏi điều này và được sự phụ Francis Leyau giải thích cặn kẽ như sau: “Đó là thuyết Ngũ Hành tính theo Lục Thập Hoa Giáp tuy được ra đời rất lâu nhưng việc sử dụng tên Nạp Âm là mãi vào thời Bắc Tống mới được sử dụng. Đó là do các thầy Phong Thủy thời đó dùng họ tên của gia chủ tính ra được ngũ hành gì, chủ yếu là dựa trên cách phát âm theo tiếng Quan Thoại, rồi dựa trên nguyên tắc Ngũ Hành tương sinh, khắc để khuyên gia chủ đặt mộ, phân kim theo đó. Họ lý luận rằng triều đình nhà Tống có âm đọc như chữ Tùng – tức hành Mộc nên do đó phải chọn mộ có tọa Bắc và hướng Nam vì Bắc thuộc Thủy và Nam thuộc Hỏa; Thủy và Hỏa là dụng thần của Mộc nên tốt cho dòng tộc nhà Tống”.

        Do đó nên bản thân việc dùng Ngũ Hành Nạp Âm chưa hẳn là Phong Thủy chính thống mà cần phải hiểu rõ yếu quyết này. Do đó vòng 72 xuyên sơn long, có những phân kim cần phải đổi ngũ hành thì mới có thể sử dụng được; nhiều người của phái Tam Hợp lại không hiểu nên nhiều trường hợp của Tiểu Không Vong, Đại Không Vong hay phân kim Thổ, Thủy đều có thể làm được Phong Thủy mà không cần phải tránh né bất cứ phân kim nào. Vấn đề là cách thức chuyển đổi ngũ hành nạp âm trong 72 xuyên sơn long là bí mật và không phải ai cũng biết rõ.

        Một vài lời khuyên cho những bạn muốn dịch, đọc sách Phong Thủy tiếng Hoa: tốt nhất là tự mình học tiếng Hoa, nhất là những từ ngữ ngày xưa cho chắc chắn chứ không nên dựa vào Google Translate hay đi thuê những người tốt nghiệp khoa tiếng Trung ở các trường đại học để dịch. Còn nếu muốn học nhưng ngại khó khi học tiếng Hán, thì tốt nhất chỉ nên nhờ người dịch rồi tự nghiên cứu; nếu lấy sách vở do người khác dịch rồi đem bán lấy lời, hay chia sẻ lung tung trên mạng thì đó cũng là hại người, về mặt Nhân Quả đó là “Làm thầy thì tự tạo nghiệp” cho mình.

        Một vài chia sẻ,
        Tham khảo Master Nguyễn Thành Phương
        thay đổi nội dung bởi: Black, 14-02-16 lúc 22:49 Lý do: theo ý kiến heliosvn, thêm phần Tham khảo
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "Black" về bài viết có ích này:

        Anthony (15-02-16),huyruan (15-02-16),sldnt (15-02-16),thucnguyen (21-02-16)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Apr 2014
        Đến từ
        Viet Nam
        Bài gửi
        59
        Cảm ơn
        35
        Được cảm ơn: 21 lần
        trong 12 bài viết

        32px DỊCH is DỊCH

        Hi, nếu đúng là Thành Phương

        Nếu bác BLACK copy bài làm ơn thêm dòng "tham khảo..." nhỉ - chứ Tam nguyên vô thường Master này "mệt" lắm

        Dịch như vậy thì e hơi khó P. ơi- bởi có sự pha trộn giữa các trường phái trong phong thủy .

        Một số (1 số) Thầy Trung Hoa (sống ở Malay) dịch cũng "!!!" lắm
        Dịch có thể chưa sát nghĩa...quan trọng là là hiểu đúng để trao đổi với nhau là OK (lời sư phụ đấy nhá)..hihihhi

        Thế này 三界八卦 hay thế này 界八卦 hay 三八卦 - thế mới nói là dịch đúng thì hay quá còn không thôi hiểu đúng là OK rồi

        bb,
        thay đổi nội dung bởi: heliosvn, 14-02-16 lúc 22:21

      4. #3
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Bác black viết rất hay, bác hiểu rất sâu và rộng. Đúng là do ngũ hành sai mà làm cho mọi thứ đều sai theo nhiều. Muốn chỉnh thì đi từ nguyên lý nạp âm; nhưng không có người truyền dạy thì cũng không có lối ra.
        Cám ơn bác Phương nhiều.
        NVH
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #4
        Tham gia ngày
        Apr 2014
        Đến từ
        Viet Nam
        Bài gửi
        59
        Cảm ơn
        35
        Được cảm ơn: 21 lần
        trong 12 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hieunv74 Xem bài gởi
        Bác black viết rất hay, bác hiểu rất sâu và rộng. Đúng là do ngũ hành sai mà làm cho mọi thứ đều sai theo nhiều. Muốn chỉnh thì đi từ nguyên lý nạp âm; nhưng không có người truyền dạy thì cũng không có lối ra.
        Cám ơn bác Phương nhiều.
        NVH
        Đây này

        http://phongthuytuongminh.com/sach-p...i-lam-can-ban/

        Black không phải là Phương tam nguyên vô thường phái

      6. #5
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        cám ơn anh heloisvn, đúng rồi, Master Nguyễn Thành Phương - Giám Đốc Phong Thủy Tường Minh, hihihihi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #6
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        1,269
        Cảm ơn
        118
        Được cảm ơn: 5,678 lần
        trong 1,056 bài viết

        Default

        Bài viết khá hay, rất tiếc tác giả khẳng định sớm quá về Ngũ hành và Ngũ hành Nạp âm. Có rất nhiều thứ ẩn chứa đằng sau những siêu công thức này. Các bạn đọc bài viết này cho vui, trong đây có cái đúng cái sai, có cái bỏ đi nhưng cũng có ngọc quý.

        https://vietdich.wordpress.com/categ...p-c%E1%BB%A5c/
        Chào một ngày mới.

      8. #7
        Tham gia ngày
        Mar 2015
        Đến từ
        Ho Chi Minh
        Bài gửi
        40
        Cảm ơn
        5
        Được cảm ơn: 25 lần
        trong 22 bài viết

        Default

        Chào Black và ACE,

        Chúc ACE làm việc vui vẻ.

        Black và ACE có thể chia sẻ "cách thức chuyển đổi ngũ hành nạp âm trong 72 xuyên sơn long ?"

        Trân thành cảm ơn.
        Anthony

        Trích Nguyên văn bởi Black Xem bài gởi
        [IMG]http://phongthuytuongminh.com/wp-content/uploads/2016/02/Sach-Phong-Thuy-dich-1.png[/IMG]

        Có rất nhiều lỗi sai lầm ngớ ngẩn của những chuyên gia dịch sách và cả những chuyên gia Phong Thủy sẽ khiến cho người học, người đọc sa vào những mê hồn trân kiến thức Phong Thủy mà không có lối thoát. Có nhiều chuyên gia dịch thuật, biên tập sách Phong Thủy mà ngay đến cả những lỗi cơ bản về ngôn ngữ tiếng Hoa cũng không rành, chưa kể là có những từ ngữ mà trong văn bản cổ, sách cổ điển mang 1 ý nghĩa khác mà đến nay người Trung Quốc hiện đại hiểu theo 1 nghĩa khác, người Việt Nam lại tưởng lầm ra 1 nghĩa khác (do trùng âm Hán Việt) thì không thể học hỏi Phong Thủy được.

        Sau đây xin liệt kê 1 số lỗi lầm ngôn ngữ tiếng Trung trong dịch, tổng hợp sách Phong Thủy được xuất bản, bày bán tại nước ta

        Bát Trạch Minh Cảnh hay Bát Trạch Minh Kính

        Chữ Cảnh hay chữ Kính? Điều tưởng như rất nhỏ nhặt này lại bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau. Chữ Cảnh và chữ Kính trong tiếng Hoa chỉ khác nhau duy nhất 1 bộ chữ đầu tiên như sau:

        镜 – Kính và 境 – Cảnh.

        Hàm nghĩa của 2 từ này khác nhau hoàn toàn: Cảnh có nghĩa là khung cảnh, cảnh giới, khung bao, biên giới. Kính có nghĩa là gương soi, gương tráng thủy mà người ta hay dùng để trang điểm, để soi chiếu… Việc dịch là Minh Kính hay Minh Cảnh hoàn toàn ảnh hưởng rất lớn để bản chất việc hiểu và ứng dụng Bát Trạch đúng hay sai chứ không phải muốn hiểu sao cũng được vì có 1 chữ cỏn con Cảnh – Kính nhưng đã tóm gọn cách định tâm, phân cung Phong Thủy.

        Thái Dịch Quái là gì?

        Trong phái Huyền Không chỉ phân thành 3 phái: Huyền Không Phi Tinh, Huyền Không Đại Quái và Huyền Không Lục Pháp.

        Trong đó phái Huyền Không Đại Quái là dựa trên 64 Quái của Kinh Dịch để phối ra cách bố trí, sắp đặt cho phần mộ, nhà cửa. Một tác giả ít tên tuổi ở Đài Loan viết ra quyển Huyền Không Thái Dịch Quái và tung lên mạng miễn phí. Sau đó một số người ở Việt Nam cho rằng đây là 1 trường phái Huyền Không riêng nên định in sách ra để quảng bá về trường phái “mới” Huyền Không Thái Dịch Quái, dĩ nhiên là cũng không trả tác quyền gì cả.

        Kỳ thực thì nội dung quyển sách này không có gì đặc biệt nhưng điểm gây chú ý là Thái Dịch Quái là gì? Thực ra thì vì tác giả là người Hoa nên họ dùng cách “chơi chữ” chứ không có gì đặc biệt. Chữ Đại 大 (hàm nghĩa là to lớn) trong tiếng Hoa được viết gần giống với chữ Thái 太(hàm nghĩa là rất, quá) mà chỉ khác nhau đúng 1 dấu chấm bên dưới. Chữ Dịch 易 trong tiếng Hoa hàm nghĩa chỉ Kinh Dịch và cũng hàm nghĩa chỉ sự dễ dàng, không khó khăn.

        Do đó thay vì dùng chữ Huyền Không Đại Quái thì tác giả muốn xóa tan suy nghĩ về đây là kiến thức khó khăn để học hỏi thì muốn chơi chữ nói rằng Đại Quái xuất phát từ Kinh Dịch và “Rất Dễ Dàng” để học (nghĩa của 2 chữ Thái Dịch太易 ).

        Điểm sai lầm căn bản của tác giả bản gốc và của nhóm dịch thuật dĩ nhiên là bám vào chữ 易, vốn thường được gọi tắt của Kinh Dịch do đó nên cứ suy luận từ Dịch Kinh là rất sai lầm vì Đại Quái chỉ xuất phát từ nguyên lý Kinh Dịch nhưng thực chất đã phát triển ra khỏi 易 từ rất lâu.

        Ngũ Hành

        Rất nhiều sách vở tiếng Việt dịch rằng Ngũ Hành tức là 5 yếu tố: Kim, Thủy, Môc, Hỏa, Thổ như 5 dạng vật chất cấu thành vạn vật, vũ trụ.
        Kỳ thực chữ Hành 行 trong Ngũ Hành chính là chữ Hành trong Hành Khách, Khách Bộ Hành, Phi Hành Đoàn. Chữ Hành trong tiếng Hán có nghĩa là sự di chuyển, dịch chuyển.

        Do đó Ngũ Hành tức là chỉ 5 trạng thái di chuyển, biến đổi không ngừng của Khí, năng lượng; lúc này là Mộc; sau nữa sẽ biến thành Hỏa; và biến thành Thổ….Khí chỉ duy nhất có 1 nhưng tùy từng thời điểm, thời gian, từng không gian mà Khí sẽ thay đổi trạng thái, tính chất của mình chứ không phải giữ nguyên 1 yếu tố bất biến như đã là Thủy thì mãi mãi là Thủy, không có biến đổi, dịch chuyển đi.

        Đó chính là yếu quyết của Phong Thủy mà trước nay người ta cứ nghĩ rằng 5 yếu tố trên là bất biến, kỳ thực năng lượng vũ trụ biến đổi không ngừng, sinh diệt không ngừng trong mỗi một sát na.

        Vì vậy Ngũ Hành phải dịch đúng là 5 giai đoạn dịch chuyển chứ không phải là 5 yếu tố Thủy, Mộc,….và dĩ nhiên đã hiểu sai căn bản thì áp dụng vào thực tế cũng bị sai lầm vì bản chất Ngũ Hành là Biến chứ không phải Tĩnh hay Bất Di Bất Dịch.

        Trạch và Trạch

        Chữ trạch trong tiếng Hoa có 2 chữ đồng âm: Trạch 宅 (nhà ở được gọi là Dương Trạch, mộ phần được gọi là Âm Trạch); Trạch 擇 (tuyển chọn, chọn lựa – Trạch Nhật tức là chọn ngày). Do đó Huyền Không Trạch Nhật tức là cách chọn ngày theo Huyền Không, còn Đổng Công Trạch Nhật là cách chọn ngày theo phương pháp của Đổng Công.

        Có lần có 1 người cứ nằng nặc cãi là quyển sách của Đổng Công là Đổng Công Tuyển Trạch tức là Đổng Công dạy cách chọn nhà, chứ không phải là chọn ngày nhưng bản thân người đó lại chỉ biết âm Hán Việt chứ chưa bao giờ biết đọc Hán tự!? Với những vị lớn tuổi, dựa vào nhiều năm thâm niên nghiên cứu của mình mà cứ tranh cãi đến cùng như vậy, chúng tôi chỉ biết mỉm cười và im lặng chứ không tranh cãi.

        Ngũ Hành Nạp Âm

        Có lần 1 vị nói rất hùng hồn trên 1 diễn đàn phong thủy của Việt Nam rằng họ biết rõ nguồn gốc ra đời của Ngũ Hành Nạp Âm và thậm chí còn biết có Ngũ Hành Nạp Dương nữa, điều mà người Trung Quốc cũng không biết. Giống như trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung là có Cửu Âm Chân Kinh thì phải có Cửu Dương Chân Kinh nữa.

        Kỳ thực, chữ Âm trong Ngũ Hành Nạp Âm là chữ Âm 音của Âm Thanh chứ không phải Âm 陰 của Âm Dương. Tại sao đang nói đến Ngũ Hành mà lại có Âm Thanh ở đây?! Đây là điều mà nhiều người kể cả giới học thuật, thầy ở các nước dùng tiếng Hoa cũng không phải ai cũng biết rõ. Có lần tôi hỏi điều này và được sự phụ Francis Leyau giải thích cặn kẽ như sau: “Đó là thuyết Ngũ Hành tính theo Lục Thập Hoa Giáp tuy được ra đời rất lâu nhưng việc sử dụng tên Nạp Âm là mãi vào thời Bắc Tống mới được sử dụng. Đó là do các thầy Phong Thủy thời đó dùng họ tên của gia chủ tính ra được ngũ hành gì, chủ yếu là dựa trên cách phát âm theo tiếng Quan Thoại, rồi dựa trên nguyên tắc Ngũ Hành tương sinh, khắc để khuyên gia chủ đặt mộ, phân kim theo đó. Họ lý luận rằng triều đình nhà Tống có âm đọc như chữ Tùng – tức hành Mộc nên do đó phải chọn mộ có tọa Bắc và hướng Nam vì Bắc thuộc Thủy và Nam thuộc Hỏa; Thủy và Hỏa là dụng thần của Mộc nên tốt cho dòng tộc nhà Tống”.

        Do đó nên bản thân việc dùng Ngũ Hành Nạp Âm chưa hẳn là Phong Thủy chính thống mà cần phải hiểu rõ yếu quyết này. Do đó vòng 72 xuyên sơn long, có những phân kim cần phải đổi ngũ hành thì mới có thể sử dụng được; nhiều người của phái Tam Hợp lại không hiểu nên nhiều trường hợp của Tiểu Không Vong, Đại Không Vong hay phân kim Thổ, Thủy đều có thể làm được Phong Thủy mà không cần phải tránh né bất cứ phân kim nào. Vấn đề là cách thức chuyển đổi ngũ hành nạp âm trong 72 xuyên sơn long là bí mật và không phải ai cũng biết rõ.

        Một vài lời khuyên cho những bạn muốn dịch, đọc sách Phong Thủy tiếng Hoa: tốt nhất là tự mình học tiếng Hoa, nhất là những từ ngữ ngày xưa cho chắc chắn chứ không nên dựa vào Google Translate hay đi thuê những người tốt nghiệp khoa tiếng Trung ở các trường đại học để dịch. Còn nếu muốn học nhưng ngại khó khi học tiếng Hán, thì tốt nhất chỉ nên nhờ người dịch rồi tự nghiên cứu; nếu lấy sách vở do người khác dịch rồi đem bán lấy lời, hay chia sẻ lung tung trên mạng thì đó cũng là hại người, về mặt Nhân Quả đó là “Làm thầy thì tự tạo nghiệp” cho mình.

        Một vài chia sẻ,
        Tham khảo Master Nguyễn Thành Phương
        Phật giáo là khoa học về tâm(tác động bên trong)
        Phong thủy là khoa về địa lý(tác động bên ngoài)
        Hạnh phúc chủ yếu là sự thay đổi từ bên trong.

      9. #8
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        1,269
        Cảm ơn
        118
        Được cảm ơn: 5,678 lần
        trong 1,056 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi Anthony Xem bài gởi
        Chào Black và ACE,

        Chúc ACE làm việc vui vẻ.

        Black và ACE có thể chia sẻ "cách thức chuyển đổi ngũ hành nạp âm trong 72 xuyên sơn long ?"

        Trân thành cảm ơn.
        Anthony
        Việc đem nhà Tống để giải thích nạp âm là sai. Do vậy chuyện chuyển đổi ngũ hành nạp âm trong 72 xuyên sơn cũng sai. Sự thực không phải nhà Tống hợp với hướng Bắc Nam vì song song thời gian đó thì bên Việt Nam triều đại nhà Lý cũng hưng thịnh và kéo dài tương đương nhà Tống, vậy chữ Lý cũng đọc giống Tùng à?
        72 sơn xuyên thực chất là sự thẩm khí mà thôi, hiện nay có nhiều sai khác rồi do thời gian trôi qua hơn 1000 năm nên từ trường trái đất thay đổi nhiều, hiện nay Bắc từ trường lệch khoảng 800km so với cực Bắc địa lý, tính theo chu vi trái đất thì nó vào khoảng 1 độ, đáng để xem xét đấy. Vào thời nhà Đường cực Bắc từ cũng có lệch và sự lệch đó được phái Tam hợp hiểu ra, việc chọn Bính Đinh Canh Tân chẳng qua là việc điều chỉnh sự lệch đó, càng về phía Bắc Trung quốc thì lệch càng lớn do vậy người phương Bắc Trung quốc coi trọng việc điều chỉnh này hơn. Đối với Việt Nam nằm gần đường xích đạo trái đất nên có thể nói sự lệch tâm của từ trường ít ảnh hưởng và do đó ít cần điều chỉnh.
        Sự điều chỉnh của các thầy phương Bắc tùy theo thời gian và tùy theo địa điểm nhiều khi khiến phân kim sẽ rơi vào ngay cả Cô Hư(Mậu Kỷ) nhưng thực chất nó không phải Cô Hư, hoặc rơi vào không vong. Do đặc thù của môn này ảnh hưởng rất lớn nên họ không muốn nhiều người biết. NP cũng nói bấy nhiêu thôi, Anthony muốn hiểu nhiều hơn thì nghiên cứu nhiều về từ trường và đối chiếu thì dần dần sẽ hiểu cách họ làm. Lưu ý: càng ngược về Bắc bán cầu hoặc Nam bán cầu thì việc điều chỉnh mới có ý nghĩa.
        Chào một ngày mới.

      10. Có 7 Hội viên đã cảm ơn đến "namphong" về bài viết có ích này:

        3kubond (15-02-16),Black (16-02-16),dungdung (15-02-16),hungisu (25-03-16),thiênbaonam1012 (31-03-16),thucnguyen (21-02-16),trandoan (15-02-16)

      Đề tài tương tự

      1. Tư vấn phong thủy căn hộ
        By Soantown in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 46
        Bài mới: 08-09-14, 15:14
      2. Sơn phong cổ- Thuần Tốn
        By hoang_nhuy in forum Phòng Thảo Luận Dịch Lý
        Trả lời: 11
        Bài mới: 21-08-13, 09:31
      3. Sự kiện ACB có nên rút tiền? Phong - thuần Chấn
        By ngochoailyso in forum Phòng Thảo Luận Dịch Lý
        Trả lời: 2
        Bài mới: 25-08-12, 10:59
      4. Tìm người dịch thuật ngữ Phong Thủy sang chữ Hán
        By zhinshan in forum Khoa Học - Kỹ Thuật
        Trả lời: 2
        Bài mới: 20-01-12, 21:28
      5. Thuật phong thủy trong tình yêu và tình dục
        By Thiên Cơ in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 0
        Bài mới: 16-02-10, 11:38

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •