Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/31 12311 ... cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 305

    Ðề tài: Đi VÀO DỊCH HỌC

      1. #1
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Biggrin Đi VÀO DỊCH HỌC

        * Em chào các bác !

        - Hôm nay chủ nhật , em cũng tự thưởng cho mình một ngày nghỉ . Để lấy lại sức khỏe đã bỏ ra trong mấy ngày chiến đấu với bọn Cam , Bưởi , Gà , Lợn , .... Cũng để gần gũi hơn với các bậc thần tiên ....Người ta vẫn nói là ngày chúa nhật cơ mà .....!

        - Lẽ ra phải tranh thủ nghỉ ngơi mới phải . Nhưng nhớ diễn đàn quá , nên em lại vào đọc ....đọc tiếp ....đọc tiếp .... rồi buồn ơi là buồn !

        * Thế nên, em dựng cái lều này . Lấy tên là ĐI VÀO DỊCH HỌC , để bày tỏ cái hiểu biết cá nhân của người dân quê về quan điểm của cổ nhân trong các môn thuật lấy âm dương ngũ hành làm cơ sở lí luận . Nhằm mục đích tìm ra giá trị đích thực của nó . Em hiểu rằng hiểu biết của cá nhân chỉ có giới hạn nhất định , cũng rất dễ sai lầm . Nên rất mong các cô , các bác , các anh, các chị , các em và cả các cháu chỉ giáo thêm cho .

        * Em thưa với các bác

        - Cổ nhân phải mất biết bao nhiêu tâm huyết nghiên cứu . Có lẽ phải mất cả hàng chục năm , mới khái quát được những khái niệm như VÔ CỰC , THÁI CỰC , LƯỠNG NGHI , TỨ TƯỢNG ,....và các quy luật vận động của nó . Những việc đó của người xưa đều nhằm mục đích mưu cầu lợi ích cho trăm họ . Thế mà ngày nay , những thành tựu đó lại được đem ra sử dụng để xét xem : Trứng gà có trước hay Con Gà có trước , Âm có trước hay Dương có trước ,..... Thật đáng buồn ! Và càng đáng buồn hơn nữa khi có người nói về VÔ CỰC , THÁI CỰC , ÂM DƯƠNG mà lại liên tưởng đến di truyền , biến dị trong sinh học hiện đại rồi nói mối quan hệ giữa chúng là ĐỘT BIẾN . Cũng có người khác cho rằng nó là NĂNG LƯỢNG , rồi người khác lại bảo , nó là ÂM THANH , người khác nữa lại nói , nó là SÓNG , là HẠT ..... Chỉ khổ cho những người mới tìm hiểu . Chẳng biết đâu mà lần !

        - Đa số những người trong họ không có lỗi . Chỉ vì , chưa hiểu mà nói vậy thôi ! Tuy vậy , cũng có một số người có lỗi . Đó là những người có phát hiện được một , hai bí mật về QUY LUẬT TỰ NHIÊN mà cổ nhân truyền lại , rồi tuyệt đối hóa quy luật đó , cho rằng nó chi phối , thậm chí là quyết định sự vận động của con người và xã hội . Thế là từ đó suy diễn lung tung cả , dần dần cái đúng thành sai ( bởi quy luật nào cũng vậy , chỉ đúng trong giới hạn nhất định thôi) . Còn bản thân thì tưởng mình đã trở thành tiên thánh . Những người này vừa đáng trách vừa đáng thương . Nhưng còn một số nhỏ khác thì không thể chấp nhận được . Những người này ban đầu họ tưởng mình đã hiểu đúng ý cổ nhân , thế rồi tuyên truyền rất mạnh mẽ . Nhiều người không biết tin theo . Lúc này họ phát hiện họ có thể kiếm ra tiền từ cái đúng của mình . Họ mở lớp dạy người khác . Đến khi phát hiện cái mình cho là đúng chỉ là ngộ nhận , thì trong số họ chưa thấy ai dũng cảm từ bỏ .....Học phí là x triệu đồng /người mỗi khóa cơ mà .... Thật nhẫn tâm !

        * Vậy thực chất các khái niệm như : Vô Cực , Thái Cực , Lưỡng Nghi , Tứ tượng , Bát quái , 64 quái trùng là gì ?

        - Vấn đề này được nói rất nhiều , nhưng chỉ có quan niệm của Đạo Giáo là đầy đủ hơn cả . Mối quan hệ giữa các khái niệm này thường được mọi người diễn nôm như sau :
        Vô cực sinh Thái cực , Thái cực sinh Lưỡng nghi , Lưỡng nghi sinh tứ tượng , Tứ tượng sinh Bát Quái , Bát quái sinh 64 quái trùng .

        - Như vậy , có thể thấy rất rõ các khái niệm trên có mối quan hệ đặc biệt với quá trình hình thành Tiên Thiên Bát Quái và nội dung của Tiên Thiên Bát Quái ( em sẽ giải thích kĩ hơn ở phần sau) .Do đó ,để làm rõ bản chất của các khái niệm và mối quan hệ giữa chúng phải làm sáng rõ những vấn đề sau :

        1) Nội dung các khái niệm : Vô cực , Thái cực , Lưỡng nghi , Tứ tượng .
        2) Nó có mối quan hệ như thế nào với Tiên Thiên Bát Quái .
        3) Dựa vào cái gì để Phục Hi khái quát ra Tiên Thiên Bát Quái đồ .
        4) Cổ nhân sử dụng Tiên Thiên Bát Quái và 64 quái trùng như thế nào .

        Vấn đề thứ nhất : Nội dung các khái niệm : Vô cực -Thái cực - Lưỡng nghi - Tứ tượng - Bát quái - 64 quái trùng .

        * Vô cực là khái niệm xuất hiện sau các khái niệm ; Thái cực , Lưỡng nghi , Tứ tượng , Bát Quái , 64 quái trùng . Do Chu Liêm Khê đời Tống đưa ra trong tác phẩm Thái Cực Đồ Thuyết .

        -Nói về Vô cực , Địa Lí Toàn Thư của Lưu Bá Ôn , trong phần " Nguyên ngũ hành nạp giáp chi nghĩa " viết :

        " Không có lời nào , hình tượng nào có thể diễn tả được vô cực . Vô cực bao hàm hết thảy , nên mới nói Thái cực bắt nguồn từ vô cực ."

        - Trong Ngộ Chân Trực Chỉ . Sách nói về quá trình truyền giáo của Vương Hiếu Liêm đời Tống . Ông cũng được gọi bằng tên khác như : Vương Trùng Dương hay Trùng Dương Chân Nhân . Khi giải thích về Vô cực , Thái Cực , ông về ra một hình tròn ở giữa có một chấm và nói cái vòng tròn là Vô Cực , cái chấm là Thái cực .

        - Về tính chất , vai trò của Vô cực với đời sống của con người và vạn vật .
        + Như ở trên chúng ta thấy nó bao hàm tất thẩy . Có thể nói nó giống như môi trường sống của con người và vạn vật .
        + Sách giải thích về Vô cực rất ít . Nhưng ít người để ý đến khái niệm Đạo lại giống hệt với khái niệm Vô cực :

        " Hữu vật hỗn thành , tiên thiên địa sinh. Liêu hề , tịch hề , độc lập nhi bất cải . Chu hành nhi bất đãi . Khả dĩ vi thiên hạ mẫu . Ngô bất tri kì danh , Tự chi viết Đạo "
        Dịch :
        " Có một vật hỗn độn mà nên.Sinh trước trời đất . Yên lặng , trống không . Đứng một mình mà không đổi .Đi khắp nơi mà không mỏi . Có thể làm mẹ thiên hạ . Ta không biết tên , đặt tên chữ là Đạo ."

        ( Phiên âm và dịch của Vietnamconcrete )

        Xin tiếp tục sau !
        thay đổi nội dung bởi: BanChatDichHoc, 06-11-16 lúc 23:08
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        hactientn (07-11-16),levantinh.qy (20-02-17),ThaiDV (07-11-16),THDN (06-11-16),VinhL (07-11-16)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Oct 2015
        Bài gửi
        122
        Cảm ơn
        43
        Được cảm ơn: 67 lần
        trong 52 bài viết

        Default

        Bác mở quán này là đúng, cái đúng đó thể hiện cái tinh thần và quan điểm của bác với đạo học, bao gồm dịch học. Mọi cái học đều lấy từ những quan sát, trải nghiệm, đúc kết lên từ thực tế, rồi quy luật hóa thành thuyết, ra sách rồi lại quay lại phục vụ cho thực tế. Chứ nếu đem phục vụ cho mấy quả chứng gà...thì ...

        P/s: Phần phiên âm và dịch mà bác bảo của ông Vietnamconcrete nào đó là sai rồi, ông ấy cũng lấy ra từ sách thôi.
        Nguyên văn đoạn trên lấy từ quyển Đạo đức Kinh do ông NGuyễn Văn Thọ khảo luận và dịch:

        CHƯƠNG 25
        TƯỢNG NGUYÊN
        象 元
        Hán văn:
        有 物 混 成, 先 天 地 生. 寂 兮, 寥 兮, 獨 立 而 不 改. 周 行 而 不 殆. 可 以 為 天 下 母. 吾 不 知 其 名; 字 之 曰 道, 強 為 之 名 曰 大. 大 曰 逝. 逝 曰 遠. 遠 曰 反. 故 道 大, 天 大, 地 大, 王 亦 大. 域 中 有 四 大, 而 王 居 其 一 焉. 人 法 地, 地 法 天, 天 法 道, 道 法 自 然.
        Phiên âm:
        1. Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh. Tịch hề, liêu hề, độc lập nhi bất cải. Chu hành nhi bất đãi. Khả dĩ vi thiên hạ mẫu.
        2. Ngô bất tri kỳ danh; tự chi viết Đạo, cưỡng vi chi danh viết Đại. Đại viết thệ. Thệ viết viễn. Viễn viết phản.
        3. Cố Đạo đại, thiên đại, địa đại, vương diệc đại. Vực trung hữu tứ đại, nhi vương cư kỳ nhất yên. Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên.
        Dịch xuôi:
        1. Có một vật hỗn độn mà nên, sinh trước trời đất; yên lặng, trống không; đứng một mình mà chẳng thay; đi khắp nơi mà không mỏi. Có thể làm mẹ thiên hạ.
        2. Ta không biết tên, đặt tên chữ đó là Đạo. Gượng gọi tên đó là Lớn. Lớn là đi, đi là xa; xa là trở lại.
        3. Cho nên Đạo lớn, Trời lớn, Đất lớn. Người cũng lớn. Trong đời có bốn thứ lớn, mà Người là một. Người bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời; Trời bắt chước Đạo; Đạo bắt chước tự nhiên.


        Lót gạch ngồi hóng bài tiếp theo của bác.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "tieudao" về bài viết có ích này:

        BanChatDichHoc (07-11-16),hactientn (07-11-16)

      5. #3
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Phức tạp hoá vấn đề, vậy thì:
        Vật vật hữu thái cực là gì, vô cực của các vật là gì?

        Hihihi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #4
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Dùng khái niệm trên giải thích tại sao vô cực lại đặt vòng tránh thai:

        [IMG]http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/2016-05-28_15-59-46_zpskceos0sr.jpg[/IMG]

        Thái cực tại sao lại chỉ là 1 chấm hết câu?

        Hihihihihihihihihi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #5
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        * Em chào các bác !
        - Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bác Tieudao ! Đã chỉ giúp em rất rõ nguồn gốc tài liệu . Tài liệu em trích dẫn lại bài của Vietnamconcrete , vì bác ấy không chỉ rõ gốc nên em đành phải ghi vậy.
        - Em cũng rất hoan nghênh ý kiến của các bác . Nó sẽ giúp em làm rõ hơn vấn đề .
        - Xin chân thành cảm ơn !

        * Em xin được tiếp tục phần Vô Cực . Trước khi có đôi lời với bác Hieunv74 .
        - Em đang nói đến chỗ ít người để ý đến khái niệm Đạo có phần rất giống với khái niệm Vô cực . Thế nên , không thận trọng sẽ dẫn tới nhầm lẫn . Khái niệm Đạo , không những được cổ nhân dùng để mô tả sự hình thành thế giới , mà còn được sử dụng để mô tả các quy luật , quy tắc , vận động hay ứng xử của tự nhiên , của con người và ảnh hưởng của các quy luật đó đến sự vận động và phát triển của vạn vật .
        - Ví dụ :

        + Câu :" Hữu vật hỗn thành , tiên thiên địa sinh , liêu hề , tịch hề , độc lập nhi bất cải . Chu hành nhi bất đãi . Khả dĩ vi thiên hạ mẫu " . Trong trường hợp này khái niệm đạo hoàn toàn trùng với khái niệm Vô Cực .

        + Những câu mà người đời thường hay nói như : Thiên đạo , địa đạo , nhân đạo . Thì khái niêm Đạo lại chỉ các quy luật vận động của đất , của trời hay quy tắc ứng xử của con người .

        - Đây chính là nguyên nhân mà Chu Liêm Khê đưa ra khái niệm Vô Cực . Nghĩa là Vô Cực được sử dụng để mô tả thế giới , không phải mô tả quy luật . Trong thế giới đó Vô Cực là cái bao trùm lên , trời , đất , vạn vật , không có bất cứ cái gì có thể vượt qua Vô Cực . Vì nó tĩnh lặng , không vận động , cho nên không thể xác định được đâu là điểm đầu , đâu là điểm cuối hay đâu là tâm điểm nên gọi là Vô Cực .

        * Tóm lại ngày nay , chúng ta có thể hiểu Vô cực chính là không gian bao la của Vũ trụ bao trùm lên các vì tinh tú , mặt trời , mặt trăng , mặt đất và vận vật .

        KHÁI NIỆM THÁI CỰC


        - Khi Vương Hiếu Liêm vễ ra một hình tròn giữa tâm có một chấm và nói với đệ tử rằng ; cái vòng tròn là Vô Cực , cái chấm giữa tâm là Thái cực . Thì cái ý rõ ràng nhất ở đây chỉ đơn giản là Thái cực nằm trong Vô Cực , mà chưa nói Thái Cực là gì . Tuy nhiên ở đây , có một điểm đặc biệt quan trọng là Vương Hiếu Liêm chỉ nói Thái Cực nằm trong Vô Cực , không hề nói Vô Cực sinh ra Thái cực . Cho đến nay , không biết có bao nhiêu sai lầm của người đời bắt đầu từ chữ SINH này. Tất nhiên , trong sách vở của cổ nhân được ghi là Vô Cực nhi Thái Cực .

        - Vậy nên , hiểu chữ Nhi , Chữ sinh như thế nào ? Đó là theo nghĩa cái này bao hàm cái kia . Thế thì , Thái cực là cái gì mà nó nằm trong Vô Cực mà lại có thể bao hàm cả âm dương của trời đất , tám phương của không gian ?

        - Thật khó tìm ra sách vở nào nói rõ điểm này . Nhưng xét ở nội dung của các môn thuật . Đặc biệt là Độn Giáp Kì Môn thì có thể phán đoán ra Thái Cực là gì ?

        +Trong độn giáp Âm Dương của Trời đất được phân chia ở Đông Chí và Hạ Chí . Phân bố trên 8 quái , tức 8 phương của không gian .
        + Âm khí của trời đất bắt đầu từ phương chính nam của không gian , tương ứng với quái Ly của Hậu Thiên Bát Quái và kết thúc ở Tây Bắc , tướng ứng với quái Càn của Hậu Thiên Bát Quái .

        + Dương khí của trời đất bắt đầu từ phương chính bắc của không gian , tương ứng với quái Khảm của Hậu Thiên Bát Quái và kết thúc tại Phương đông nam của không gian , tương ứng với quái Tốn của Hậu Thiên Bát Quái .

        - Đến đây chắc các bác đã biết Thái Cực là gì rồi phải không ? Đó chính là Hoàng Đạo ( Quỹ đạo của trái đất quanh mặt trời ). Chỉ có Hoàng đạo mới đáp ứng được các điều kiện là bao hàm âm dương của trời đất và 8 phương không gian thôi . Thật tuyệt vời phải không các bác ... Thế mà ai cũng nghĩ thánh nhân giấu không nói các bác nhỉ .

        - Thực ra , bí mật này cũng có nhiều người biết chứ không phải riêng em . Cái gì em mà biết rằng chỉ một mình em biết thôi , thì sẽ không dễ tiết lộ đâu . Em sẽ bán nó ....lấy măn nì cho vợ ....Thế nên , ở thời Nhà Thanh . Trong cuốn Khâm Định La Kinh Thấu Giải ( Quyển thượng ) , do Vương Đạo Hạnh biên soạn đã nói thẳng toẹt ra là : " Thái Cực là Hoàng đạo , Ngũ hành thiên biến vạn hóa là do ở đó ."

        * Nhưng vì sao cổ nhân không khẳng định ngay được ? Em xin thưa với các bác là do hoàn cảnh lịch sử , chứ không phải người ta thiếu tài năng . Các bác nghĩ mà xem . Ở thời đó , thiên văn được quan sát bằng mắt thường . Mà ngày nào mặt trời cũng mọc đằng đông , lặn đằng tây . Ai dám nói đến cái vòng tròn giữa trời , được gọi là Hoàng đạo ,khi người ta nhìn lên không thấy cái vòng đó . Không khéo lại bị kết án như cái nhà ông thiên văn học ở châu âu . Đúng không các bác !

        - Ảnh hưởng của thái cực với con người và vạn vật ( Thay cho lời nói em gửi tặng các bác bài chú trong Bí Truyền Vạn Pháp Quy Tông để các bác thấy quan điểm của cổ nhân về vai trò của Thái Cực .)

        "Thiên địa huyền tông , vạn khí căn bản , quỷ ta ức kiếp . Chứng ngô thần thông ,tam giới nội ngoại , duy đạo đọc tôn, thể hữu kim quang , phúc ánh ngô thân .Thị tri bất kiến , thính chi bất văn , bao la thiên địa , dưỡng dục quần sinh. Tụng trì vạn biến , thân hữu quang minh. tam giới thị vệ , ngũ đế tứ nghênh, vạn thần triều lễ , dịch sử lôi đình , quỷ yêu táng đảm , tinh quái vong hình , nội hữu phích lịch , lôi thần ẩn danh , đông tuệ giao triệt , ngũ khí đằng đằng , kim quang tốc hiện , phúc hộ chân nhân ." ( Chú Kim Quang)

        * Xin phép các bác , em có mấy lời với bác Hieunv74 . Xin bác đọc bài của em nếu thấy không phục , em sẽ trả lời các câu hỏi của bác . Vì em đã đọc các bài của bác nói về thái cực , vô cực ở phần Con đường chân pháp . cả các bài về phân bào và âm nhạc rồi .Tất em hiểu ý của bác . Nếu thấy phục bác hãy nhấn vào nút cảm ơn bác nhé .

        Em chào các bác . Nếu các bác thấy được hãy cổ vũ cho em . Nếu thấy không đúng các bác nhớ chém thật ác liệt nhé . Hẹn gặp lại các bác !
        thay đổi nội dung bởi: BanChatDichHoc, 07-11-16 lúc 22:10
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Có 7 Hội viên đã cảm ơn đến "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        hactientn (08-11-16),haivananh (11-05-17),Jupiter (08-11-16),levantinh.qy (20-02-17),THDN (07-11-16),Thuandd (10-11-16),tienhaiutc (14-11-16)

      9. #6
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Không phải là tiết kiệm "like" - có nhiều học sinh bây giờ thích "like", nên đốt cả trường học; tự thiêu thân để kiếm "like". (Search mạng ra 1 đống ví dụ ở VN).

        Tại sao mọi người hay bị bế tắc? vì hay nhìn sự vật hiện tượng rời rạc, nên không thấy được bản chất của các cái niệm. Cái này Phật gọi là vô minh.

        "Vô minh: Vô Minh là chấp (nắm giữ) có một cái TA (ngã chấp), nên mới có quan niệm sai lầm/Tâm sai biệt".

        Hãy nhìn 1 đồng tiền dưới góc độ âm dương: nếu quy định mặt nhiều chữ là dương thì mặt ít chữ là âm; mặt ít chữ là dương thì mặt nhiều chữ là âm. Quy định chỉ là quy định nhưng phải biết tính chất 2 mặt của đồng tiền đó!

        Nếu thích sâu hơn thì nhìn 3 mặt: bản chất (Thể) đồng tiền là gì? hình trạng của nó ra sao? và dụng của nó là gì?

        Lão nói về "Đạo"! tôi nói về Phật: cũng có đạo đó là "Chân như", chân như lại liên quan đến hiện tướng; chân như và hiện tướng là 2 thể nhưng chỉ là tính; tuy là 1 thể nhưng lại là 2 tính; còn nói thêm nữa, dụng của nó tại sao là Vô vi?

        Thích trích: "Chân Như là bản Thể của Vũ trụ thì không sinh không mất, không tăng không giảm, không thỉ không chung. Vũ trụ là hiện tướng (hiện hữu) của Chân Như thì có sinh có tử, có tăng có giảm, có thỉ có chung, nên kêu là Vạn pháp… Vạn pháp là Chân Như, Chân Như là Vạn pháp".

        Khi nhìn được mối quan hệ đó thì có phải: Âm và Dương tuy hai tính, nhưng một thể. Tuy hai thể, nhưng lại một tính không?

        Chính vì lý do này mà Lão tử rất thích nói cái đạo đi ra và đi vào gắn liền với nhau chứ không bao giờ tách rời nhau.

        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hieunv74" về bài viết có ích này:

        levantinh.qy (20-02-17)

      11. #7
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Lấy ví dụ: Khái niệm vô minh bên trên để phân tích đoạn sau, mọi người sẽ hiểu cả câu:

        * Vô minh: Vô Minh là chấp (nắm giữ) có một cái ngã chấp, nên mới có quan niệm sai lầm/Tâm sai biệt (Ý niệm trong cơn mê, nhận lầm Nhị nguyên: Ta và Người, Không và có… nên gọi là Tà niệm) về Nhân ngã. Cái dây nhân duyên này… khởi đầu là Vô Minh. Vô Minh là nguồn gốc của đau khổ, của sinh, lão và tử. Có Sinh là vì có Hữu. Có Hữu là vì có Thủ (tức là có sự lôi kéo về cho mình).

        Vậy đoạn này quan trọng ở chữ THỦ:

        Long phân lưỡng phiến âm dương thủ (5), 龍分兩片陰陽取

        Thủ, nghĩa là tìm cách chiếm đoạt mà bị ràng buộc vào cảnh vật, hay nói cách khác, mình muốn chi phối sự vật, lại bị sự vật chi phối (có lôi kéo, níu kéo cả sự vật về mình, mình mới bị sự vật ràng buộc lôi kéo lại). Nhưng sao lại có sự chấp (nắm giữ) thủ ấy? Là vì Ái, tức là lòng ham muốn (dục vọng): Nếu không có lòng ham muốn (dục vọng)… thì sự vật làm gì lôi kéo, trói buộc được ta.

        Đọc xong đoạn này, chắc mọi người hiểu câu thơ trên!

        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:

        Jupiter (08-11-16),levantinh.qy (20-02-17),Thuandd (10-11-16),TrungHa (31-01-17)

      13. #8
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hieunv74 Xem bài gởi
        Dùng khái niệm trên giải thích tại sao vô cực lại đặt vòng tránh thai:

        [IMG]http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/2016-05-28_15-59-46_zpskceos0sr.jpg[/IMG]

        Thái cực tại sao lại chỉ là 1 chấm hết câu?

        Hihihihihihihihihi
        - Trong Ngộ Chân Trực Chỉ . Sách nói về quá trình truyền giáo của Vương Hiếu Liêm đời Tống . Ông cũng được gọi bằng tên khác như : Vương Trùng Dương hay Trùng Dương Chân Nhân . [B][I]Khi giải thích về Vô cực , Thái Cực , ông về ra một hình tròn ở giữa có một chấm và nói cái vòng tròn là Vô Cực , cái chấm là Thái cực .
        Tại sao vô cực lại là cái vòng tròn? vậy ý nghĩa cái vòng để làm gì? đến thái cực: lại là chấm đen ở trong vòng tròn? sao không chấm ra bên ngoài vòng tròn? tại sao là 1 chấm mà không phải nhiều chấm? Chúng đều có ý nghĩa và quan hệ với nhau cả! Chấm tròn bé tí mà bao trùm cả vũ trụ! hihihihihih.

        Mời các lão ngâm cứu tiếp. tiểu sinh không biết đâu, chịu rồi: botay.com

        thay đổi nội dung bởi: hieunv74, 07-11-16 lúc 23:31
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hieunv74" về bài viết có ích này:

        Jupiter (08-11-16)

      15. #9
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Thích trích: "Chân Như là bản Thể của Vũ trụ thì không sinh không mất, không tăng không giảm, không thỉ không chung. Vũ trụ là hiện tướng (hiện hữu) của Chân Như thì có sinh có tử, có tăng có giảm, có thỉ có chung, nên kêu là Vạn pháp… Vạn pháp là Chân Như, Chân Như là Vạn pháp".
        Vạn pháp là hiện tướng của Chân như! Vậy thì, phong thủy, tử vi, tử bình, ... có phải là pháp không? hay là đạo? Chân như?

        Mà Pháp là hiện tướng của Chân như/Đạo: thế thì nói về pháp mà không thầy bằng các giác quan thì có phải là vớ vỉn không?

        Thành ra khi bàn về "pháp" mà không có chứng mình thì eo leo..... ơi; mê hoặc người đời kiến tiền thôi.

        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:

        Jupiter (08-11-16),ThaiDV (26-12-16)

      17. #10
        Tham gia ngày
        Jan 2014
        Đến từ
        Văn Lâm - Hưng Yên.
        Bài gửi
        887
        Cảm ơn
        104
        Được cảm ơn: 173 lần
        trong 159 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hieunv74 Xem bài gởi
        Tại sao vô cực lại là cái vòng tròn? vậy ý nghĩa cái vòng để làm gì? đến thái cực: lại là chấm đen ở trong vòng tròn? sao không chấm ra bên ngoài vòng tròn? tại sao là 1 chấm mà không phải nhiều chấm? Chúng đều có ý nghĩa và quan hệ với nhau cả! Chấm tròn bé tí mà bao trùm cả vũ trụ! hihihihihih.

        Mời các lão ngâm cứu tiếp. tiểu sinh không biết đâu, chịu rồi: botay.com

        vô cực có thể hiểu là cái hư không chưa có gì mà lại có, tĩnh mà không phải tĩnh, vô cực chính là trạng thái nghỉ, nút giao của chu kỳ đó. vô cực mãi là vô cực nếu không được tách động

        - Tại sao lại lấy là hinh tròng vì nó thể hiện dc tính hư không, tĩnh mà động.

        - khi vô cực có sự tác động thì là lúc thái cực được sinh ra, là sự bắt khởi điểm, manh nha, bắt đầu cho chuỗi sự biến đổi tiếp theo vậy nên nó là 1.

        - Thái cực ở trong vòng tròn đó vì nó dc vô cực sinh ra, nó đi ra từ vô cực.
        thay đổi nội dung bởi: DoanDo, 08-11-16 lúc 17:25
        Thân Tâm.:5887

      Trang 1/31 12311 ... cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •