Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/4 123 ... cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 39
      1. #1
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default Nguồn Gốc Bí Mật của Tử Bình

        Chào các bạn,
        Hôm nay tiểu sinh sẻ phơi bày nguồn gốc bí mật của Tử Bình.
        Nguồn gốc của Tử Bình có liên quan đến 3 nghi vấn lớn:
        1) Từ nguyên lý nào mà Tử Bình dùng Trụ Nhật làm chính?
        2) Từ nguyên lý nào mà Tử Bình dùng khoản cách của Ngày sinh và Ngày Tiết Khí để lập Vận?
        3) Từ nguyên lý nào mà khoản cách từ Ngày Sinh và Ngày Tiết Khí tính là 3 ngày thành 1 năm, 1 ngày thành 4 tháng (120 ngày)?

        Trong các môn Lý Học Đông Phương, Lục Nhâm thì chuyên dụng Chi, Kỳ Môn thì chuyên dụng Can.
        Tử Bình củng chú trọng về Can (và Càn Tàng trong chi). Như vậy ta thử tìm xem trong Kỳ Môn có những lý thuyết nào gần với Tử Bình không?

        Nghi Vấn 1:
        Trong quyển Kỳ Môn Bí Cấp Toàn Thư, có hai mục:

        Mục Chiêm Nhân Sinh Quý Tiện có câu: Can Năm cha mẹ, Can Tháng Anh Em, Can Ngày Thân ta, Can Giờ Con Nhỏ tìm.

        Mục Xem Thân Mệnh phần luận Can Chi:
        Can Ngày là Thân, Can Giờ là Mệnh,
        Nạp Âm, trong ấy, vận khí định.
        Thân khong thương khắc, tốt lành thay
        Nạp Âm sinh phù, sự nghiệp sính
        Được hóa, được Thời, không hình thương
        Người này danh vọng người tôn kính.
        Rất sợ Than Mệnh gặp Hưu Tù,
        Tổ nghiệp, ngày nay không chút dính
        Nạp Âm, Thân Mệnh Mộ nên lo
        Thành việc không đâu, thọ non cành.
        Lại nói:
        Phàm xem tạo hóa, nên xem bản mệnh ấy hành niên thuộc quái khí nào, đương lệnh hay thất lệnh, để đoán bình sinh kiết hung, thứ đến Nạp Âm của Nhật Can Chi, thòi Can Chi sinh vượng, khắc hình như thế nào.

        Mục Cầu Tài:
        Nhật Nguyên là người, Thời Nguyên Tài,
        Hai chi trong ấy nợ vật đòi
        Nạp Âm trong ấy định giá chợ,
        Cô Hư Vượng Tướng lượng tài bói
        Nhật khắc Thời thì tất sẻ đến
        Thời khắc Nhật thì uổng sức hoài, vv....

        Hầu hết các mục chiêm đoán đều có phần luận về Can Chi sinh khắc để đoán.

        Kỳ Môn củng rất trọng Cách Cục như
        Lục Quý gia Đinh Xà Yêu Kiều
        Lục Đinh gia Quý Tước Đầu Giang
        Lục Ất gia Tân Long Đào Tẩu
        Lục Tân gia Ất Hổ Xướng Cuồng
        Bính gia Giáp Điểu Điệt Huyệt
        Giáp gia Bính Long Phản Thủ
        Tất cả các tên của cách cục trên đều là dựa vào sự sinh khắc của Ngũ Hành.
        Lục Quý gia Đinh: Nhâm Quý thuộc Thủy Bắc phương, gặp Đinh Hỏa Thủy khắc Hỏa. Bắc phương tượng Huyền Vũ Quy Xà, Yêu Kiều là lã lướt khoe khoan Thủy thắng Hỏa nên gọi Xà Yêu Kiều.
        Lục Đinh gia Quý: Đinh là Nam phương tượng Chu Tước, Quý là Thủy tượng là Giang (Sông), cho nên tên là Tước lao đầu xuống sông, Hỏa trên bị Thủy dưới khắc, nên là Tước Đằu Giang.
        Lục Ất gia Tân: Ất là Đông phương tượng Long, Tân là Kim, Kim Khắc Mộc, nên tượng là Rồng bỏ chạy tức Long Đào Tẩu.
        Lục Tân gia Ất: Tân là Tây phương tượng Bạch Hổ Kim, Ất là Đông Phương Mộc, Kim khắc Mộc đắc thế nên tượng là Hổ Xướng Cuồng.
        Bính gia Giáp: Bính là Nam phương tượng Chu Tước, hay củng là Điểu, Giáp là Mộc, tức Cây, Bính Hỏa được Giáp Sinh, lấy tượng là Chim đi mau về Tổ trên Cây, Điểu Điệt Huyệt
        Giáp gia Bính: Giáp Đông Phương tượng Rồng, Bính Nam phương Hỏa, rồng Mộc đến sinh cho Hỏa, tức Long ở trên (Giáp ở trên), quay đầu xuống (Bính ở dưới) vậy cho nên Long Phản Thủ.

        Qua những gì viết ở trên chúng ta thấy rằng, Nhật Can đã được ứng dụng trong Kỳ Môn để chiêm đoán về Thân, và củng cho thấy sự ứng dụng Can Chi sinh khắc để quyết định cách cục cát hung, tương đương như Tử Bình.

        Nghi Vấn 2:
        Trong Kỳ Môn có nói đến Siêu Thần Tiếp Khi như sau:
        Nhuận kỳ tự có Huyền Diệu Quyết
        Thần tiên không chịu nói rỏ ràng,
        Phù đầu, hai chử Giáp Kỷ chọn
        Tý Ngọ Mão Dậu là cục trên (Thượng Nguyên)
        Dần Thân Tỵ Hợi cục trung đó
        Thìn Tuất Sửu Mùi cục hạ đến
        Tiết thông Phù, Phù thông Tiết
        Muôn lạng hoàng kim không dể truyền
        Trước Tiết gặp Phù thì Siêu độ.
        Sau Tiết gặp Phù thì Tiếp liên
        Siêu Thần Tiếp Khí mà thông hiểu
        Là Khách ngoài mây ba núi tiên.


        Thật ra từ lâu tiểu sinh đã nghi phép Siêu Thần Tiếp Khí trong Kỳ Môn không chỉ ứng dụng để đinh Cục, bỡi qua những lời thư quyết, thì cho thấy nó còn có sự ứng khác thuộc dạng bí truyền hay khẩu truyền (Dĩ nhiên tìm hết sách Kỳ Môn củng không thấy).

        Siêu Thần, Tiếp Khí là gì?
        Siêu Thần Tiếp Khí là phương pháp điều hòa lại cái thái quá hoặc bất cập của sự sai biệt giữa Tiết Khí (365.25 Ngày) và hệ thống 360 Can Chi, mà Thời Gia Kỳ Môn dùng để đinh Cục. Theo hệ 360 Can Chi thì mỗi Tiết Khí có đúng 15 Ngày Can Chi, nhưng thực tế thì mỗi Tiết Khí có thể là 14, 15 hoặc 16 Ngày, do chu kỳ quỷ đạo của Trái Đất quanh mặt trời là 365.25 ngày cộng thêm vận tốc vận hành của Trái Đất lại không đều (vì quỷ đạo thật sự không phải vòng tròn mà là ellipse) . Mỗi một Phù Đầu Thượng Nguyên (Can Giáp Kỷ ghép với Chi Tý Ngọ Mão Dậu) đều đứng giữa hai Tiết Khí. Khoảng cách giữa Ngày Phù Đầu Thượng Nguyên và Ngày Tiết Khí trước, và sau được dùng để đinh Cục cho Thời Gia Kỳ Môn. Khoảng cách giữa Ngày Phù Đầu Thượng Nguyên và Ngày Tiết Khí trước được gọi là Tiếp (Tiết Khí đến trước ngày Phù Đầu), và phần sau là Siêu (Phù Đầu đến trước Tiết Khí). Tùy theo Tiếp bao nhiêu thì dùng Cục của Tiết Khí trước hay của Tiết Khí sau, và Siêu bao nhiêu để định Nhuận Cục.

        Tử Bình thì dùng khoảng cách giữa Ngày Sinh và Hai Tiết Khí, Dương Nam Âm Nữ thì lấy Tiết Khí sau (tương đương với Siêu trong Kỳ Môn), Âm Nam Dương Nử thì lấy Tiết Khí Trước (tương đương với Tiếp trong Kỳ Môn). Ngoài Kỳ Môn ra thì không còn môn Lý Học Đông Phương nào dùng khoảng cách giữa hai Tiết Khí để đinh Cục. Tử Bình ứng dụng khoảng cách giữa Ngày Sinh và hai Tiết Khí để đinh vận, cho thấy rằng người sáng lập ra Tử Bình không những am tường về Kỳ Môn mà còn ứng dụng luôn phép Siêu Tiếp vào Tử Bình (có thể là cãi cách lại hoặc nó củng có thể chính là cái Bí Truyền về phép Siêu Tiếp chăng??)

        Nghi Vấn 3:
        Tại sao Tư Bình cho khoảng cách giừa Tiết Khí và Ngày Sinh, 3 ngày là 1 năm, 1 ngày là 4 tháng 120 ngày?
        Chúng ta biết rằng một ngày có 12 Can Chi giờ, 3 ngày là 36 Can Chi Giờ. Một năm là 360 Can Chi Ngày.
        1 Ngày là 12 Can Chi Giờ, 4 tháng 120 tức 120 Can Chi Ngày.
        Như vậy ta thấy rằng Tử Bình dùng 36 Can Chi Giờ mà đại biểu 360 Can Chi Ngày, 12 Can Chi Giờ đại biểu cho 120 Can Chi Ngày, tức lấy 1 mà đại biểu cho 10 vậy. Nguyên lý này thật ra chính xuất từ Kỳ Môn.
        Chúng ta biết rằng, trong Kỳ Môn mỗi một Can Chi đều nằm trong 1 tuần Giáp, mà Giáp được dùng để định Trực Phù đại diện cho 10 Can Chi trong tuần.
        Lấy 1 mà đại 10, có phải căn cứ vào nguyên lý trong Kỳ Môn không?

        Ngoài ra chúng ta thử so sánh ý tưởng Nhân Sinh giữa Kỳ Môn và Độn Giáp xem sao:
        Thuật Kỳ Môn được ứng dụng vào Chiến Tranh, như lập trận, chiêm đoán định đoạt lợi hại về Chủ Khác, động trước sau, tóm lại lý thuyết trong Kỳ Môn cho là con người có thể trạch cát mà lánh hung, cãi biến thời thế, thay đổi vận mệnh, vv....
        Mấy câu đầu trong Yên Ba Điếu Tẩu Ca viết như sau:
        Âm Dương thuận nghịch diệu nan cùng
        Nhị chí hoàn hương nhất cửu cung.
        Nhược năng liễu đạt âm dương lý,
        Thiên hạ đô lai nhất chưởng trung!
        (Thiên hạ đều nằm trong lòng bàn tay!)

        Tử Bình củng có cùng một ý tưởng như vậy!

        Qua sự so sánh, và phân tích giừa Kỳ Môn và Tử Bình để trả lời cho 3 nghi vấn trên, cùng với ý tưởng Nhân Sinh trong hai học thuật, tiểu sinh có thể khẳng định 90% là nguồn gốc của Tử Bình xuất từ Kỳ Môn Độn Giáp!

        Dĩ nhiên 90% không phải là 100% (bỡi còn sợ mấy thầy CHÉM!)
        Hihihihihihi
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 20-09-17 lúc 01:54
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        3kubond (20-09-17),Anthanh1953 (13-05-18),huyruan (08-10-17),sonthuy (02-10-17),thucnguyen (20-09-17),voanhtu (20-09-17)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
        Chào các bạn,
        Hôm nay tiểu sinh sẻ phơi bày nguồn gốc bí mật của Tử Bình.
        Nguồn gốc của Tử Bình có liên quan đến 3 nghi vấn lớn:
        1) Từ nguyên lý nào mà Tử Bình dùng Trụ Nhật làm chính?
        2) Từ nguyên lý nào mà Tử Bình dùng khoản cách của Ngày sinh và Ngày Tiết Khí để lập Vận?
        3) Từ nguyên lý nào mà khoản cách từ Ngày Sinh và Ngày Tiết Khí tính là 3 ngày thành 1 năm, 1 ngày thành 4 tháng (120 ngày)?

        Trong các môn Lý Học Đông Phương, Lục Nhâm thì chuyên dụng Chi, Kỳ Môn thì chuyên dụng Can.
        Tử Bình củng chú trọng về Can (và Càn Tàng trong chi). Như vậy ta thử tìm xem trong Kỳ Môn có những lý thuyết nào gần với Tử Bình không?

        Nghi Vấn 1:
        Trong quyển Kỳ Môn Bí Cấp Toàn Thư, có hai mục:

        Mục Chiêm Nhân Sinh Quý Tiện có câu: Can Năm cha mẹ, Can Tháng Anh Em, Can Ngày Thân ta, Can Giờ Con Nhỏ tìm.

        Mục Xem Thân Mệnh phần luận Can Chi:
        Can Ngày là Thân, Can Giờ là Mệnh,
        Nạp Âm, trong ấy, vận khí định.
        Thân khong thương khắc, tốt lành thay
        Nạp Âm sinh phù, sự nghiệp sính
        Được hóa, được Thời, không hình thương
        Người này danh vọng người tôn kính.
        Rất sợ Than Mệnh gặp Hưu Tù,
        Tổ nghiệp, ngày nay không chút dính
        Nạp Âm, Thân Mệnh Mộ nên lo
        Thành việc không đâu, thọ non cành.
        Lại nói:
        Phàm xem tạo hóa, nên xem bản mệnh ấy hành niên thuộc quái khí nào, đương lệnh hay thất lệnh, để đoán bình sinh kiết hung, thứ đến Nạp Âm của Nhật Can Chi, thòi Can Chi sinh vượng, khắc hình như thế nào.

        Mục Cầu Tài:
        Nhật Nguyên là người, Thời Nguyên Tài,
        Hai chi trong ấy nợ vật đòi
        Nạp Âm trong ấy định giá chợ,
        Cô Hư Vượng Tướng lượng tài bói
        Nhật khắc Thời thì tất sẻ đến
        Thời khắc Nhật thì uổng sức hoài, vv....

        Hầu hết các mục chiêm đoán đều có phần luận về Can Chi sinh khắc để đoán.

        Kỳ Môn củng rất trọng Cách Cục như
        Lục Quý gia Đinh Xà Yêu Kiều
        Lục Đinh gia Quý Tước Đầu Giang
        Lục Ất gia Tân Long Đào Tẩu
        Lục Tân gia Ất Hổ Xướng Cuồng
        Bính gia Giáp Điểu Điệt Huyệt
        Giáp gia Bính Long Phản Thủ
        Tất cả các tên của cách cục trên đều là dựa vào sự sinh khắc của Ngũ Hành.
        Lục Quý gia Đinh: Nhâm Quý thuộc Thủy Bắc phương, gặp Đinh Hỏa Thủy khắc Hỏa. Bắc phương tượng Huyền Vũ Quy Xà, Yêu Kiều là lã lướt khoe khoan Thủy thắng Hỏa nên gọi Xà Yêu Kiều.
        Lục Đinh gia Quý: Đinh là Nam phương tượng Chu Tước, Quý là Thủy tượng là Giang (Sông), cho nên tên là Tước lao đầu xuống sông, Hỏa trên bị Thủy dưới khắc, nên là Tước Đằu Giang.
        Lục Ất gia Tân: Ất là Đông phương tượng Long, Tân là Kim, Kim Khắc Mộc, nên tượng là Rồng bỏ chạy tức Long Đào Tẩu.
        Lục Tân gia Ất: Tân là Tây phương tượng Bạch Hổ Kim, Ất là Đông Phương Mộc, Kim khắc Mộc đắc thế nên tượng là Hổ Xướng Cuồng.
        Bính gia Giáp: Bính là Nam phương tượng Chu Tước, hay củng là Điểu, Giáp là Mộc, tức Cây, Bính Hỏa được Giáp Sinh, lấy tượng là Chim đi mau về Tổ trên Cây, Điểu Điệt Huyệt
        Giáp gia Bính: Giáp Đông Phương tượng Rồng, Bính Nam phương Hỏa, rồng Mộc đến sinh cho Hỏa, tức Long ở trên (Giáp ở trên), quay đầu xuống (Bính ở dưới) vậy cho nên Long Phản Thủ.

        Qua những gì viết ở trên chúng ta thấy rằng, Nhật Can đã được ứng dụng trong Kỳ Môn để chiêm đoán về Thân, và củng cho thấy sự ứng dụng Can Chi sinh khắc để quyết định cách cục cát hung, tương đương như Tử Bình.

        Nghi Vấn 2:
        Trong Kỳ Môn có nói đến Siêu Thần Tiếp Khi như sau:
        Nhuận kỳ tự có Huyền Diệu Quyết
        Thần tiên không chịu nói rỏ ràng,
        Phù đầu, hai chử Giáp Kỷ chọn
        Tý Ngọ Mão Dậu là cục trên (Thượng Nguyên)
        Dần Thân Tỵ Hợi cục trung đó
        Thìn Tuất Sửu Mùi cục hạ đến
        Tiết thông Phù, Phù thông Tiết
        Muôn lạng hoàng kim không dể truyền
        Trước Tiết gặp Phù thì Siêu độ.
        Sau Tiết gặp Phù thì Tiếp liên
        Siêu Thần Tiếp Khí mà thông hiểu
        Là Khách ngoài mây ba núi tiên.


        Thật ra từ lâu tiểu sinh đã nghi phép Siêu Thần Tiếp Khí trong Kỳ Môn không chỉ ứng dụng để đinh Cục, bỡi qua những lời thư quyết, thì cho thấy nó còn có sự ứng khác thuộc dạng bí truyền hay khẩu truyền (Dĩ nhiên tìm hết sách Kỳ Môn củng không thấy).

        Siêu Thần, Tiếp Khí là gì?
        Siêu Thần Tiếp Khí là phương pháp điều hòa lại cái thái quá hoặc bất cập của sự sai biệt giữa Tiết Khí (365.25 Ngày) và hệ thống 360 Can Chi, mà Thời Gia Kỳ Môn dùng để đinh Cục. Theo hệ 360 Can Chi thì mỗi Tiết Khí có đúng 15 Ngày Can Chi, nhưng thực tế thì mỗi Tiết Khí có thể là 14, 15 hoặc 16 Ngày, do chu kỳ quỷ đạo của Trái Đất quanh mặt trời là 365.25 ngày cộng thêm vận tốc vận hành của Trái Đất lại không đều (vì quỷ đạo thật sự không phải vòng tròn mà là ellipse) . Mỗi một Phù Đầu Thượng Nguyên (Can Giáp Kỷ ghép với Chi Tý Ngọ Mão Dậu) đều đứng giữa hai Tiết Khí. Khoảng cách giữa Ngày Phù Đầu Thượng Nguyên và Ngày Tiết Khí trước, và sau được dùng để đinh Cục cho Thời Gia Kỳ Môn. Khoảng cách giữa Ngày Phù Đầu Thượng Nguyên và Ngày Tiết Khí trước được gọi là Tiếp (Tiết Khí đến trước ngày Phù Đầu), và phần sau là Siêu (Phù Đầu đến trước Tiết Khí). Tùy theo Tiếp bao nhiêu thì dùng Cục của Tiết Khí trước hay của Tiết Khí sau, và Siêu bao nhiêu để định Nhuận Cục.

        Tử Bình thì dùng khoảng cách giữa Ngày Sinh và Hai Tiết Khí, Dương Nam Âm Nữ thì lấy Tiết Khí sau (tương đương với Siêu trong Kỳ Môn), Âm Nam Dương Nử thì lấy Tiết Khí Trước (tương đương với Tiếp trong Kỳ Môn). Ngoài Kỳ Môn ra thì không còn môn Lý Học Đông Phương nào dùng khoảng cách giữa hai Tiết Khí để đinh Cục. Tử Bình ứng dụng khoảng cách giữa Ngày Sinh và hai Tiết Khí để đinh vận, cho thấy rằng người sáng lập ra Tử Bình không những am tường về Kỳ Môn mà còn ứng dụng luôn phép Siêu Tiếp vào Tử Bình (có thể là cãi cách lại hoặc nó củng có thể chính là cái Bí Truyền về phép Siêu Tiếp chăng??)

        Nghi Vấn 3:
        Tại sao Tư Bình cho khoảng cách giừa Tiết Khí và Ngày Sinh, 3 ngày là 1 năm, 1 ngày là 4 tháng 120 ngày?
        Chúng ta biết rằng một ngày có 12 Can Chi giờ, 3 ngày là 36 Can Chi Giờ. Một năm là 360 Can Chi Ngày.
        1 Ngày là 12 Can Chi Giờ, 4 tháng 120 tức 120 Can Chi Ngày.
        Như vậy ta thấy rằng Tử Bình dùng 36 Can Chi Giờ mà đại biểu 360 Can Chi Ngày, 12 Can Chi Giờ đại biểu cho 120 Can Chi Ngày, tức lấy 1 mà đại biểu cho 10 vậy. Nguyên lý này thật ra chính xuất từ Kỳ Môn.
        Chúng ta biết rằng, trong Kỳ Môn mỗi một Can Chi đều nằm trong 1 tuần Giáp, mà Giáp được dùng để định Trực Phù đại diện cho 10 Can Chi trong tuần.
        Lấy 1 mà đại 10, có phải căn cứ vào nguyên lý trong Kỳ Môn không?

        Ngoài ra chúng ta thử so sánh ý tưởng Nhân Sinh giữa Kỳ Môn và Độn Giáp xem sao:
        Thuật Kỳ Môn được ứng dụng vào Chiến Tranh, như lập trận, chiêm đoán định đoạt lợi hại về Chủ Khác, động trước sau, tóm lại lý thuyết trong Kỳ Môn cho là con người có thể trạch cát mà lánh hung, cãi biến thời thế, thay đổi vận mệnh, vv....
        Mấy câu đầu trong Yên Ba Điếu Tẩu Ca viết như sau:
        Âm Dương thuận nghịch diệu nan cùng
        Nhị chí hoàn hương nhất cửu cung.
        Nhược năng liễu đạt âm dương lý,
        Thiên hạ đô lai nhất chưởng trung!
        (Thiên hạ đều nằm trong lòng bàn tay!)

        Tử Bình củng có cùng một ý tưởng như vậy!

        Qua sự so sánh, và phân tích giừa Kỳ Môn và Tử Bình để trả lời cho 3 nghi vấn trên, cùng với ý tưởng Nhân Sinh trong hai học thuật, tiểu sinh có thể khẳng định 90% là nguồn gốc của Tử Bình xuất từ Kỳ Môn Độn Giáp!

        Dĩ nhiên 90% không phải là 100% (bỡi còn sợ mấy thầy CHÉM!)
        Hihihihihihi

        S...a..i !!! !!! be ...b..é....t ....!!!!


        Em chào các bác !!!

        - Tử Bình , Thái Ất , Độn Giáp Kì môn , ... Đều sử dụng 4 yếu tố là Năm - Tháng - Ngày - Giờ . Do vậy việc tương đồng với nhau ở nội dung này hay nội dung khác là điều dễ hiểu . Tuy vậy có một điều chắc chắn là các môn thuật ấy đều do con người sáng tạo ra . Họ có thể là người vô danh , hay hữu danh , nhưng họ thường được gọi là các nhà Dịch Học . Do đó , nên nói Tử Bình có gốc từ Dịch Học .

        - Lí Luận của bác VinhL dùng để giải thích , phân tích về 3 nghi vấn của Tử Bình ( Nghi vấn này là bác VinhL tự nêu - em đánh dấu đậm xanh trên bài của bác VinhL ) cho thấy bác VinhL có biết về Tử Bình . Nhưng chưa hiểu được bao nhiêu về nó cả . Nói cách khác chưa đọc kĩ phần lí luận của Tử Bình - Tứ Trụ , tức là phần Thiên nguyên - Địa nguyên - Nhân nguyên . Đối với em chỗ này không có gì là nghi vấn cả ...hihihi...nhưng chỗ khác thì có !!!.



        - Để chứng minh điều đó , em xin phép có câu hỏi nhỏ xem như thử thách hiểu biết của bác VinhL và các bác về Tử Bình như sau :

        * Trích nguyên văn trong : Chương 8 - Tuế vận của Tứ trụ , Phần 1-sắp xếp đại vận , Tiểu mục 2 - Lấy số đại vận . ( Sách : Dự đoán theo tứ trụ tác giả Thiệu Vĩ Hoa / Trần Viên . nxb Văn Hóa Thông Tin năm 2008 )

        "... Phương phấp lấy số đại vận là : cứ 3 ngày chập lại thành một tuổi để tính , tức một ngày tương đương với 4 tháng , hai ngày tương đương với 8 tháng . Khi tính ,... ví dụ tổng số ngày để tính là 19 ngày , sẽ tính là 6 tuổi 4 tháng ( 19 : 3= 6 dư 1 ngày = 4 tháng ) , hoặc chỉ tính tròn 6 tuổi ...."


        *Câu hỏi của em là : Ở ví dụ trong đoạn trích trên đại vận được tính từ bao nhiêu tuổi ? Các bác có thể lựa trọn các đáp án sau :

        a) 6 tuổi 4 tháng . b) 6 tuổi tròn .
        c) 4 Tuổi 6 tháng . d) 4 tuổi tròn.
        e) 1 tuổi tròn . f) 2 tuổi tròn .


        Các bác hãy đọc lại phần Thiên Nguyên trước khi trả . Em tin điều đó giúp các bác hiểu chính xác về Tử Bình . Em sẽ làm rõ vấn đề này ở bài sau .

        - Em chào các bác !!!!! chúc các bác vui vẻ !!!!
        thay đổi nội dung bởi: BanChatDichHoc, 21-09-17 lúc 16:57
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #3
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
        Chào các bạn,

        Hôm nay tiểu sinh sẻ phơi bày nguồn gốc bí mật của Tử Bình.
        Nguồn gốc của Tử Bình có liên quan đến 3 nghi vấn lớn:

        1) Từ nguyên lý nào mà Tử Bình dùng Trụ Nhật làm chính?

        2) Từ nguyên lý nào mà Tử Bình dùng khoản cách của Ngày sinh và Ngày Tiết Khí để lập Vận?

        3) Từ nguyên lý nào mà khoản cách từ Ngày Sinh và Ngày Tiết Khí tính là 3 ngày thành 1 năm, 1 ngày thành 4 tháng (120 ngày)?



        Hihihihihihi
        Em chào các bác ...!!!!

        Hôm nay , em sẽ sử dụng lí luận về THIÊN NGUYÊN của Tử Bình để giải thích rõ ràng một trong số các nghi vấn mà bác VinhL nêu ra . Cũng là để chứng minh rằng bác VinhL không hiểu Tử Bình nên mới đưa ra quan điểm sai lầm như vậy . Cụ thể như sau :

        Hệ thống Tử Bình được xây dựng trên cơ sở lí luận về 3 vấn đề cơ bản ( thường được gọi là Tam Nguyên ):

        _ Thiên Nguyên : Tức quan điểm của Tử Bình về TRỜI . Địa nguyên : Tức quan điểm của Tử Bình về ĐẤT , và Nhân Nguyên : Tức quan điểm của Tử Bình về NGƯỜI .

        _ Như vậy , có vẻ Tử bình cũng giống như mọi môn thuật khác cũng có Thiên - Địa - Nhân . ...Đúng là như vậy ! Chính vì thế rất dễ nhầm lẫn nguồn gốc của nó . Tuy nhiên , muốn tìm ra đúng nguồn gốc của Tử Bình không nên chỉ thấy điểm tương đồng mà phải thấy cả những điểm khác biệt . Bởi đây là những điểm tạo ra sức sống của Tử Bình trong mối quan hệ với vô số các môn thuật khác


        * Quan điểm của Tử Bình về Thiên Nguyên ( Quan điểm về trời ) như sau :

        -Thứ nhất là : Trời luôn vận động , đất thì tĩnh tại . Cho nên gọi là Thiên Vận , Đại Vận , Thần Vận .

        - Thứ 2 là : Trời được đo bằng 10 Can , nên gọi là Thiên Can .

        - Thứ 3 là : Vì Thiên Can có 10 nên thần cũng có 10 . Các thần có tên như sau : Tỷ Kiên , Kiếp tài , Thực thần , Thương Quan , Thiên ấn , Chính ấn , Thiên quan , Thất sát , Chính tài , Thiên tài .

        - Thứ 4 là : Thiên Can được sử dụng để ghi năm . Cho nên , Thiên vận phải quan 10 năm mới lặp lại .


        Chẳng hạn Năm nay can năm là Đinh thì 10 năm nữa mới lại là can Đinh...chính vì thế mà mỗi đại vận là 10 năm . Tức trong mỗi vận có 10 lưu niên thần tương ứng với 10 can ghi năm Lưu Niên .

        - Thứ 5 là : Thiên Can có 10 , Tương ứng với 10 thần . Nhưng tên của thần không cố định mà phụ thuộc can ngày trong tứ trụ của mệnh chủ . Nghĩa là đối với người này Lưu niên năm nay là Tỷ kiên -
        ngang vai nếu can ngày sinh sinh của họ là Đinh . Nhưng với người
        có can ngày sinh là Tân thì lưu niên thần năm nay của họ là Thất Sát . Đây là điểm phong phú của Tử Bình. ( Căn cứ vào âm dương của ngũ hành sinh khắc để xác định .)


        - Thứ 6 là : Bầu trời gồm 360 độ , được chia thành 12 phần bằng nhau . Nên mỗi phần có 30 độ . Gọi là 12 Thiên cung ( Thiên cung là tên mà em gọi tạm cho dễ giải thích ) . Ở Mỗi Thiên cung đều có 10 thần hộ trì . Cho nên khi áp dụng Tử Bình vào đoán mệnh thì mỗi cung đó tương ứng 1 tháng gồm 30 ngày . Lấy 30 ngày chia cho 10 thần ngự trị thì mỗi thần trị 3 ngày . Vì trong Tử Bình Thần cũng được sử dụng để ghi lưu niên tức ghi năm , mỗi năm 1 thần . Do đó nói 3 ngày 1 năm là như vậy . Đương nhiên 3 ngày là 1 năm thì 1 ngày = 4 tháng . Tóm lại là như sau : 10 thần x 3 độ x 12 Thiên cung = 360 độ Chu Thiên .

        * Đến đây , em đã giải thích rõ ràng cho bác VinhL và các bác một trong 3 nghi vấn . Bây giờ mà đọc lại cách giải thích của bác VinhL về nghi vấn này thấy ngay bác VinhL vốn không hiểu Tử Bình vậy . Tuy nhiên đem cái đó giải thích cho Nhật Gia Kì Môn thì cũng tạm được . ... Hài hước hơn nữa là có người tự cho rằng mình đã đánh bại các cao thủ về Tử Bình trên nhiều diễn đàn lại cho rằng; việc lấy 3 ngày làm 1 năm trong tính đại vận là do kinh nghiệm .......hihihi hài hước quá các bác nhỉ . Cái gì không hiểu đổ hết cho kinh nghiệm của người xưa không có căn cứ , không hiểu thì nói là tri thức của người ngoài hành tinh .... Bái phục quá .... !!!!!

        Những nghi vấn còn lại đành phải đợi khi có hứng vậy !
        * Chúc các bác vui vẻ . Em chào các bác !!!!
        thay đổi nội dung bởi: BanChatDichHoc, 23-09-17 lúc 09:48
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #4
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi BanChatDichHoc Xem bài gởi
        Em chào các bác ...!!!!

        Hôm nay , em sẽ sử dụng lí luận về THIÊN NGUYÊN của Tử Bình để giải thích rõ ràng một trong số các nghi vấn mà bác VinhL nêu ra . Cũng là để chứng minh rằng bác VinhL không hiểu Tử Bình nên mới đưa ra quan điểm sai lầm như vậy . Cụ thể như sau :

        Hệ thống Tử Bình được xây dựng trên cơ sở lí luận về 3 vấn đề cơ bản ( thường được gọi là Tam Nguyên ):

        _ Thiên Nguyên : Tức quan điểm của Tử Bình về TRỜI . Địa nguyên : Tức quan điểm của Tử Bình về ĐẤT , và Nhân Nguyên : Tức quan điểm của Tử Bình về NGƯỜI .

        _ Như vậy , có vẻ Tử bình cũng giống như mọi môn thuật khác cũng có Thiên - Địa - Nhân . ...Đúng là như vậy ! Chính vì thế rất dễ nhầm lẫn nguồn gốc của nó . Tuy nhiên , muốn tìm ra đúng nguồn gốc của Tử Bình không nên chỉ thấy điểm tương đồng mà phải thấy cả những điểm khác biệt . Bởi đây là những điểm tạo ra sức sống của Tử Bình trong mối quan hệ với vô số các môn thuật khác


        * Quan điểm của Tử Bình về Thiên Nguyên ( Quan điểm về trời ) như sau :

        -Thứ nhất là : Trời luôn vận động , đất thì tĩnh tại . Cho nên gọi là Thiên Vận , Đại Vận , Thần Vận .

        - Thứ 2 là : Trời được đo bằng 10 Can , nên gọi là Thiên Can .

        - Thứ 3 là : Vì Thiên Can có 10 nên thần cũng có 10 . Các thần có tên như sau : Tỷ Kiên , Kiếp tài , Thực thần , Thương Quan , Thiên ấn , Chính ấn , Thiên quan , Thất sát , Chính tài , Thiên tài .

        - Thứ 4 là : Thiên Can được sử dụng để ghi năm . Cho nên , Thiên vận phải quan 10 năm mới lặp lại .


        Chẳng hạn Năm nay can năm là Đinh thì 10 năm nữa mới lại là can Đinh...chính vì thế mà mỗi đại vận là 10 năm . Tức trong mỗi vận có 10 lưu niên thần tương ứng với 10 can ghi năm Lưu Niên .

        - Thứ 5 là : Thiên Can có 10 , Tương ứng với 10 thần . Nhưng tên của thần không cố định mà phụ thuộc can ngày trong tứ trụ của mệnh chủ . Nghĩa là đối với người này Lưu niên năm nay là Tỷ kiên -
        ngang vai nếu can ngày sinh sinh của họ là Đinh . Nhưng với người
        có can ngày sinh là Tân thì lưu niên thần năm nay của họ là Thất Sát . Đây là điểm phong phú của Tử Bình. ( Căn cứ vào âm dương của ngũ hành sinh khắc để xác định .)


        - Thứ 6 là : Bầu trời gồm 360 độ , được chia thành 12 phần bằng nhau . Nên mỗi phần có 30 độ . Gọi là 12 Thiên cung ( Thiên cung là tên mà em gọi tạm cho dễ giải thích ) . Ở Mỗi Thiên cung đều có 10 thần hộ trì . Cho nên khi áp dụng Tử Bình vào đoán mệnh thì mỗi cung đó tương ứng 1 tháng gồm 30 ngày . Lấy 30 ngày chia cho 10 thần ngự trị thì mỗi thần trị 3 ngày . Vì trong Tử Bình Thần cũng được sử dụng để ghi lưu niên tức ghi năm , mỗi năm 1 thần . Do đó nói 3 ngày 1 năm là như vậy . Đương nhiên 3 ngày là 1 năm thì 1 ngày = 4 tháng . Tóm lại là như sau : 10 thần x 3 độ x 12 Thiên cung = 360 độ Chu Thiên .

        * Đến đây , em đã giải thích rõ ràng cho bác VinhL và các bác một trong 3 nghi vấn . Bây giờ mà đọc lại cách giải thích của bác VinhL về nghi vấn này thấy ngay bác VinhL vốn không hiểu Tử Bình vậy . Tuy nhiên đem cái đó giải thích cho Nhật Gia Kì Môn thì cũng tạm được . ... Hài hước hơn nữa là có người tự cho rằng mình đã đánh bại các cao thủ về Tử Bình trên nhiều diễn đàn lại cho rằng; việc lấy 3 ngày làm 1 năm trong tính đại vận là do kinh nghiệm .......hihihi hài hước quá các bác nhỉ . Cái gì không hiểu đổ hết cho kinh nghiệm của người xưa không có căn cứ , không hiểu thì nói là tri thức của người ngoài hành tinh .... Bái phục quá .... !!!!!

        Những nghi vấn còn lại đành phải đợi khi có hứng vậy !
        * Chúc các bác vui vẻ . Em chào các bác !!!!
        Đây chỉ là cách giải thích theo con mắt của các nhà Dịch Học còn cách giải thích của tôi theo con mắt của các nhà Vật Lý (đã nói tới ngay ở những trang đầu của cuốn "Giải Mã Tứ Trụ"), đơn giản có vậy thôi.

        Nếu như cách giải thích của các nhà Dịch Học đều đúng thì trả lời sao câu hỏi của bọn trẻ con khi các nhà Dịch Học nói với chúng là :

        "Thái Cực sinh Lưỡng Nghi"

        Bọn trẻ con không biết tý gì về Dịch Học đã hỏi lại là :

        "Thế cái gì sinh ra Thái Cực ?"

        Mấy nghìn năm nay các nhà Dịch Học có trả lời được câu hỏi của bọn trẻ con này không ?
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 23-09-17 lúc 10:35
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #5
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VULONG Xem bài gởi
        Đây chỉ là cách giải thích theo con mắt của các nhà Dịch Học còn cách giải thích của tôi theo con mắt của các nhà Vật Lý (đã nói tới ngay ở những trang đầu của cuốn "Giải Mã Tứ Trụ"), đơn giản có vậy thôi.

        Nếu như cách giải thích của các nhà Dịch Học đều đúng thì trả lời sao câu hỏi của bọn trẻ con khi các nhà Dịch Học nói với chúng là :

        "Thái Cực sinh Lưỡng Nghi"

        Bọn trẻ con không biết tý gì về Dịch Học đã hỏi lại là :

        "Thế cái gì sinh ra Thái Cực ?"

        Mấy nghìn năm nay các nhà Dịch Học có trả lời được câu hỏi của bọn trẻ con này không ?
        Chào bác VuLong,
        Để tâm chi những người chỉ đi biết đi moi móc người khác chứ chẳng có ý muốn bàn luận chia sẻ học thuật gì cả. Nếu mà hỏi thêm tại sao Tử Bình lấy Tháng để lập Đại Vận thì chắc họ biết được sao!

        Tốt nhất là nên phớt lờ như ngọn gió thỏi qua cửa sổ, bác ạ.
        Càng cãi càng tốn thời gian, lại càng bị bám theo. Hihihihihihihi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #6
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
        Chào bác VuLong,
        Để tâm chi những người chỉ đi biết đi moi móc người khác chứ chẳng có ý muốn bàn luận chia sẻ học thuật gì cả. Nếu mà hỏi thêm tại sao Tử Bình lấy Tháng để lập Đại Vận thì chắc họ biết được sao!

        Tốt nhất là nên phớt lờ như ngọn gió thỏi qua cửa sổ, bác ạ.
        Càng cãi càng tốn thời gian, lại càng bị bám theo. Hihihihihihihi
        Đừng kết luận vội vàng như vậy, đầu tiên hãy tôn trọng tất cả mọi người, tôn trọng tất cả các ý tưởng hay những suy luận và hiểu biết của họ. Như vậy thì mới đúng trên tinh thần Trao Đổi Học Thuật.

        Điều đáng chê và càng phải phản đối với những ai vào đây với trình độ không có nổi 1 câu phản biện mà lại chửi bới, lăng mạ mọi người như bên Lý Số VN là một điều không thể chấp nhận được (hình như những tên chửi bới bên đó lại ở trong ban quản trị diễn đàn đó thì phải, vì những tên này không hề vị nhắc nhở, phê bình, cảnh cáo hay bị khóa nick gì cả ?).
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #7
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VULONG Xem bài gởi
        Đừng kết luận vội vàng như vậy, đầu tiên hãy tôn trọng tất cả mọi người, tôn trọng tất cả các ý tưởng hay những suy luận và hiểu biết của họ. Như vậy thì mới đúng trên tinh thần Trao Đổi Học Thuật.

        Điều đáng chê và càng phải phản đối với những ai vào đây với trình độ không có nổi 1 câu phản biện mà lại chửi bới, lăng mạ mọi người như bên Lý Số VN là một điều không thể chấp nhận được (hình như những tên chửi bới bên đó lại ở trong ban quản trị diễn đàn đó thì phải, vì những tên này không hề vị nhắc nhở, phê bình, cảnh cáo hay bị khóa nick gì cả ?).
        Chào bác VuLong,
        Nick BanChatDichHoc này là từ bên tuvilyso.org, xuất hiện tại diễn đàn này vào Ngày 15 thágn 10, 2016 ở mục Ngũ hành nạp âm, post #79, do bỡi bạn hieunv74 trích bài của lão ta từ bên diễn đàn tuvilyso.org

        Ngũ hành nạp âm
        http://www.huyenkhonglyso.com/showth...?t=5441&page=8

        Sau đó có lập mục "Đi VÀO DỊCH HỌC",
        http://huyenkhonglyso.com/showthread.php?t=5641

        và mục "CỬU ÂM CHÂN KINH (hkđq) *** TẦNG 15 LA KINH"
        http://huyenkhonglyso.com/showthread.php?t=5815

        Nick này củng tham gia bàn thảo mục "Kỳ Môn Nghi Vấn?"
        http://huyenkhonglyso.com/showthread.php?t=4760

        Đến Ngày 19 Thán 8, 2017, thì tiểu sinh đã tuyên bố không muốn củng nick này bàn thảo mọi vấn đề:
        http://huyenkhonglyso.com/showpost.p...3&postcount=72

        Thưa bác, tiểu sinh không phải kết luận vội vàng, mà là đã cùng nick này trao đổi, bàn luận học thuật gần 1 năm trời. Nếu bác muốn thì có thể đọc qua các mục tiểu sinh liệt kê. Thật ra tiểu sinh không hê bôi bác cá nhân một ai cả, hai bên bàn thảo học thuật thì đừng nên giấu giếm, nếu cho ý kiến người khác sai, thì củng nên dẫn chứng tại sao sai, nói khơi khơi thì ai nói không được, lại thêm nói bóng nói gió, để đối phương tốn thời gian phản biện, tuôn trào học thuật riêng của mình ra.
        Nói dài không bằng một lời ngắn gọn, không thích thì không bàn luận. Ấy thế mà họ lại cứ xen vào. Thật ra tiểu sinh củng có quyền xóa bỏ bài của họ (trong mục riêng của mình), nhưng tiểu sinh vẫn luôn tôn trọng phản luận mặc dầu đó là ý kiến của những người mình không thích đàm luận.

        Thân
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VinhL" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (26-09-17)

      10. #8
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        OK!

        Biết vậy, tôi sẽ đợi vài hôm nữa nếu nick BanChatDinhHoc trả lời hay không trả lời tôi vẫn phản biện bài viết trên của anh ta.

        Thân chào.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. #9
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Hôm nay tiểu sinh sẻ khai triển sâu hơn vào lý thuyết 3 Ngày là 1 Năm.

        Nếu lấy 60 Can Chi làm căn bản thì 60 x 3 = 180 Can Chi.
        Nếu lấy năm để toán thì Tam Nguyên là 180 Năm.
        Vòng Tràng Sinh là 12 bước,
        Sinh, Dục, Đới, Quan, Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng.
        Nếu chúng ta lấy 180 năm chia 12 bước của vòng Tràng Sinh, thì mỗi bước là 15 Năm.
        Con người từ Sinh, đến Tử là 8 bước, 8 x 15 = 120 Năm.
        Tử Bình ứng dụng con số 120 Năm là giới hạn tuổi thọ của đời người.

        Nếu lấy một đời người trang trãi thành 4 mùa như một năm, sinh vượng bệnh lão tử , Xuân Hạ Thu Đông, như vậy 120 năm (8 bước của vòng Tràng Sinh) coi như 1 năm 4 mùa.
        1 năm có 360 Can Chi Năm = 120 Can Chi Năm
        360 Ngày có 4320 Can Chi Giờ (360 x 12) = 120 Can Chi Năm
        4320 Can Chi Giờ = 120 Năm x 12 Can Chi Tháng
        4320 Can Chi Giờ = 1440 Tháng x 30 Ngày Can Chi
        4320 Can Chi Giờ = 43200 Can Chi Ngày
        1 Can Chi Giờ = 10 Can Chi Ngày
        3 Hầu = 180 Can Chi Giờ, quản 1800 Can Chi Ngày
        Một Tiết Khí quản 5 Can Chi Năm (1800/360) , 2 Tiết Khí quản 10 Năm, tức 1 Tháng là 1 Đại Vận.
        Vì vậy Đại Vận của Tử Bình dùng trụ Tháng để định vậy.

        Tóm lại theo Tử Bình ta có:
        1 Can Chi Giờ = 10 Can Chi Ngày
        3 Can Chi Ngày = 1 Can Chi Năm
        1 Can Chi Tháng = 10 Can Chi Năm
        1 Can Chi Năm = 120 Can Chi Năm

        Có ai bao giờ để ý tại sao 60 Can Chi lại quan trọng trong lý học đông phương?
        Thưa các bạn nó có liên quan đến sự hội hộp của Mộc Thổ, tức Jupiter & Saturn Conjunction, thiên văn học cổ Tây Phương gọi là Great Conjunction!
        [IMG]https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/ec/Keplers_trigon.jpg/375px-Keplers_trigon.jpg[/IMG]


        Hình này từ quyển De Stella Nova (1606) của ông Kepler (trích wikipeida)

        Thượng Nguyên trong Thời Gia Kỳ Môn được định là Ngày Giáp Kỷ Tý Ngọ Mão Dậu. Giáp Tý quản 15 Ngày Tiết Khí, Kỷ Mão quản 15 Ngày, Giáp Ngọ quản 15 ngày, Kỷ Dậu quản 15 ngày. Tổng cộng 60 Ngày Can Chi.

        60 Can Chi Ngày = 60 x 12 Can Chi Giờ = 720 Can Chi Giờ
        Trong Tử Bình, 1 Can Chi Giờ quản 10 Can Chi Ngày
        720 Can Chi Giờ quản 7200 Can Chi Ngày.
        7200 / 360 Can Chi 1 Năm = 20 Năm!
        Đây là chu kỳ hội hợp của Mộc Thổ!
        3 lần hội hợp 60 năm, tạo thành vòng Tam Hợp. Sau 60 năm sẻ quay lại gần chổ hội hợp ban đầu!
        3 lần tam giác là 180 năm như cái hình phía trên.
        Chúng ta thấy rằng lý thuyết 1 quản 10, 1 giờ quản 10 ngày, 1 tháng quản 10 năm, 1 năm quản 120 năm, vv.... đều là nguyên lý lấy lớn thu nhỏ, lấy nhỏ quản lớn, đều là sự suy nghiệm của cổ nhân qua sự quan sát Thiên Văn chuyên cần và lâu năm!

        Nếu Tử Bình lấy Tiết Lệnh làm Tháng, thì thực sự chúng ta củng không cần dùng Âm Lịch, chỉ cần dùng Dương Lịch là có thể tính ra hết 4 Trụ Can Chi!
        Can Chi của Niên Trụ có thẻ tính từ số năm, như 2017, vv...
        Can Chi của Nguyệt Trụ thì có thể dùng công thức Kinh Độ mặt trời (Sun Longitude) vào ngày giờ sinh. Mỗi Tiết Lệnh là 30 kinh độ mặt trời.
        Can Chi của Nhật Trụ, thì có thẻ dùng công thức tính ngày Julian (JDE)
        Can Chi Giờ thì dể dàng tính từ Can Chi Ngày!
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 24-09-17 lúc 13:16
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        DangHuyAnh (24-09-17),Shanghai (29-12-17),sonthuy (02-10-17),thucnguyen (10-10-17),trandoan (24-09-17)

      13. #10
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Lão VinhL tìm cho tiểu đệ 2 quyển này nói về nạp âm ngũ hành lấy trụ năm làm gốc, trước khi Tử bình chuyển sang dùng trụ ngày và chính ngũ hành để luận:

        1 quyển: Lan Đài Diệu Tuyển và
        1 quyển lý Hư Trung Mệnh Lý (quyển này đã có sách dịch tiếng Việt)

        Cám ơn Lão VinhL
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hieunv74" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (25-09-17)

      Trang 1/4 123 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 24
        Bài mới: 08-12-14, 12:55
      2. Sách Tử bình thuyết minh - nguồn Tuvilyso.net
        By vocuc in forum Tủ sách Huyền Không Lý Số
        Trả lời: 2
        Bài mới: 06-04-14, 15:12
      3. Nguồn Gốc của Tam Hợp
        By VinhL in forum Phong thủy II
        Trả lời: 56
        Bài mới: 27-11-13, 23:27
      4. Nguồn Gốc Khoa Tử - Vi
        By htruongdinh in forum Tử vi
        Trả lời: 6
        Bài mới: 09-03-10, 21:41

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •