Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 6/12 đầuđầu ... 45678 ... cuốicuối
    kết quả từ 51 tới 60 trên 112
      1. #51
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VULONG Xem bài gởi
        Tôi căn cứ câu :

        "1 Năm = 12 Tháng; 1 Tháng = 30 Ngày; 1 Năm = 360 Can Chi Ngày".

        Nên tôi mới kết luận là sai vì nó chẳng theo Âm lịch hay Dương lịch gì cả mà lấp lửng ở giữa 2 loại lịch này.

        Như vậy thì rõ ràng mọi suy luận hay ứng dụng của nó từ đây vào thực tế làm sao mà đúng được, đơn giản chỉ có vậy.

        (Cứ cho là lý thuyết này ra đời cách đây 3 tới 4 nghìn năm nữa đi thì những Tiền Nhân đang còn "Ở Trần Đóng Khố" mà thông minh đến như vậy sao ? Theo tôi họ chỉ ghi chép lại theo nghĩa đen mà họ có thể hiểu được lúc đó khi được những người từ một nền văn minh ngoài trái đất viếng thăm trái đất của chúng ta cho biết mà thôi. Ví dụ như câu "Vật chất bao gồm Năng lượng và Khối lượng" thì người xưa hiểu là "Thái cực sinh Lưỡng nghi" chẳng hạn. Từ "Bao Gồm" lại hiểu là "Sinh" thì quá là sai rồi còn gì nữa, vậy mà sau mấy nghìn năm đến nay có ai phát hiện ra sự sai này, ngoài bọn trẻ con ?)

        Tôi không có ý định nghiên cứu Thiên văn Lịch pháp, chỉ vì thấy là lạ nên mới tò mò đọc qua mà thôi.

        Thân chào.
        Chào bác VuLong,
        Thật ra nếu bác cho 1 Năm = 360 Can Chi Ngày là sai thì toàn bộ Tử Bình đều sai!
        Tại sao?
        Bác xem lại phương pháp lấy Vận của Tử Bình xem. 3 Ngày lấy làm 1 Năm.

        Thật ra tiểu sinh có 3 Nghi Vấn lớn đối với Nguồn gốc của Tử Bình:
        1) Căn cứ vào đâu, và nguyên lý nào mà Tử Bình dùng Nhật Trụ là Thân
        2) Căn cứ vào đâu, và nguyên lý nào mà Tử Bình ứng dụng khoảng cách của Ngày Sinh và Ngày Tiết Khí để lập Vận.
        3) Căn cứ vào đâu, mà 3 ngày trong khoảng trong khoản cách Ngày Sinh và Tiết, lại cho là 1 Năm, và 1 Ngày cho là 4 Tháng (120 Ngày).

        Từ lúc Tử Bình xuất hiện tới giờ, chưa một quyển sách nào, hay một tác giả nào bỏ ra thời gian mà nghiên cứu vấn đề nguồn gốc của Tử Bình. Không biết bác có từng đặt 3 câu hỏi này về Tử Bình không?
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VinhL" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (19-09-17)

      3. #52
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi DangHuyAnh Xem bài gởi
        Cám ơn bác Vinh đã phản hồi thông tin. Do mới tìm hiểu về bộ môn này nên còn rất hăng luận, nhờ may mắn mà xác định trúng thần sát ảnh hưởng lên mệnh song sinh.
        Em xin trả lời thêm về thông tin mà em có.
        Cặp song sinh này đều có tiềm ẩn bị tâm thần, nhưng chỉ khác biệt là có điều kiện phát tác hay không có điều kiện phát tác.
        Lý do để cặp song sinh này có tiềm ẩn tâm thần là do không có khả năng buông bỏ một thứ gì thuộc về mình.
        - 4h55 không có khả năng buông bỏ danh tiếng bản thân
        - 4h56 không có khả năng buông bỏ tiền bạc vật chất của mình.

        Ở năm 2014 là thời điểm kết thúc học hành và phải định hướng tương lai.
        -4h55 chọn một định hướng cao quá sức của bản thân, chon một thứ quá cao để khẳng định danh tiếng của bản thân.
        -4h56 không chọn gì, chủ yếu muốn đi làm là phần nhiều.

        Kết luận: 4h55 bị thần kinh ở cuối năm 2014 đầu 2015.
        Chào bạn DangHuyAnh,
        Bạn đã đoán sai. Bạn xem 2009 có vấn đề gì không đối với 2 lục trụ?
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #53
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VULONG Xem bài gởi
        Ngay từ đầu cụ Thiệu Khang Tiết đã sai khi đặt nền móng coi 1 năm chỉ có 360 ngày, từ cái sai này dẫn đến mọi điều lý luận của cụ đều sai.

        Còn cái công thức xác định can chi của 1 năm bất kỳ mà VinhL đã đưa ra ở trên chẳng qua được xác định khi đã biết trước can chi của 1 năm nào đó rồi.

        Bởi vì đơn vị năm không có sai số nên hành can cứ theo tuần hoàn 10 năm lại trở lại can ban đầu còn địa chi thì cứ sau 12 năm lại trở lại địa chi ban đầu nên khi đã biết trước can chi của 1 năm nào đó thì tìm ra công thức để xác định can chi 1 năm bất kỳ không có gì là khó cả.

        Ví dụ mà VinhL đã đưa ra ở trên không cần thiết phải dùng đến con số 67017, vì nó là quá to mà chỉ cần con số 17 là được rồi.

        Nếu như chọn số 17 (tức 1 con số phải lớn hơn 12) thì ta phải quy ước :

        1 - Giáp; 2 - Ất; 3 - Bính ; 4 - Đinh; 5 - Mậu; 6 - Kỷ; 7 - Canh; 8 - Tân; 9 - Nhâm; 10 - Quý

        Và 11 - Tý; 12 - Sửu; 1 - Dần; 2 - Mão; 3 - Thìn; 4 - Tị; 5 - Ngọ; 6 - Mùi; 7 - Thân; 8 - Dậu; 9 - Tuất; 10 - Hợi

        Thì :

        Xác định thiên can của 1 năm bất kỳ như VinhL đã đưa ra ở trên như sau :

        Giả sử ta xác định can chi của năm 2004 :

        Ta có 2004 + 17 = 2031.

        Ta thấy hàng đơn vị là số 1, nó tương ứng với can Giáp (theo quy ước ở trên).

        Còn về xác định địa chi của năm 2004 :

        Ta thấy 2 số cuối cùng của con số 2031 ở trên là 31.

        Ta lấy con số 31 trừ đi bội số của 12 để được con số từ 12 trở xuống là được.

        31 - 12.2 = 7.

        Số 7 tương ứng theo quy ước trên là chi Thân.

        Do vậy năm 2004 là năm Giáp Thân.

        Cho nên chỉ cần con số 17 chứ không cần tới con số quá lớn 67017 làm gì cả.

        Nhưng điều mà tôi muốn biết ở đây là nếu như đầu tiên không hề biết can chi của 1 năm nào cả thì căn cứ vào đâu mà người xưa xác định được can chi của 1 năm nào đó ?

        Vì 1 năm nó không tròn 365 ngày nên cứ 4 năm người ta phải thêm 1 ngày vào tháng 2. Chính vì vậy khi đã biết trước can chi của 1 ngày nào đó rồi thì người ta chỉ có thể tìm ra các quy tắc để xác định can chi của 1 ngày bất kỳ trong một khoảng thời gian ngắn nào đó gần với can chi của ngày biết trước đó mà thôi.

        Nhưng ở đây tôi muốn biết là dựa vào đâu mà người xưa xác định được can chi của 1 ngày khi không hề biết trước can chi của 1 ngày nào cả ?

        Câu hỏi đưa ra với can chi của trụ Phút cũng tương tự như vậy.
        Để cho đơn giản và dễ hiểu nhất, muốn biết can chi của 1 năm bất kỳ chúng ta không cần phải sử dụng con số 67017 hay 17 hoặc bất kỳ 1 con số nào mà lấy chính năm cần xem là đủ.

        Nhưng trước khi biết can chi 1 năm bất kỳ thì chúng ta cần phải biết chính xác ít nhất 1 năm nào đó có can chi là gì.

        Ta lấy 1 năm bất kỳ nào đó, chẳng hạn lấy năm nay là năm 2017 có can chi là Đinh Dậu.

        Ta để ý thấy hàng can có đúng 10 can và thứ tự xắp xếp của chúng tuân theo 1 quy tắc cố định là Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính rồi lại tới Đinh,....

        Ta thấy ngay những năm có số cuối cùng là :
        - 7 sẽ là các năm có can Đinh.
        - 8 là các năm có can Mậu.
        - 9 là các năm có can Kỷ.
        - 0 là các năm có can Canh.
        - 1 là các năm có can Tân.
        - 2 là các năm có can Nhâm.
        - 3 là các năm có can Quý.
        - 4 là các năm có can Giáp.
        - 5 là các năm có can Ất.
        - 6 là các năm có can Bính.

        Ta thấy hàng chi có tới 12 chi và chúng cũng theo thự tự lần lượt như sau : Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi,Thân rồi lại đến Dậu.

        Như vậy ta thấy cứ sau 12 năm chúng lại trở về chi ban đầu. Cho nên ta chỉ cần biết số dư của năm 2017 (Đinh Dậu) chia cho 12 là bao nhiêu thì con số đó tương ứng với những năm Dậu.

        Ta thấy 2017: 12 = 168,0833...

        Kết quả phép chia cho thấy được 168 lần.

        Số dư sẽ là 2017 - 168.12 = 2017 - 2016 = 1.

        Vậy thì số dư là :
        - 1 - tương ứng với các năm Dậu.
        - 2 - tương ứng với các năm Tuất.
        - 3 - tương ứng với các năm Hợi.
        - 4 - tương ứng với các năm Tý.
        - 5 - tương ứng với các năm Sửu.
        - 6 - tương ứng với các năm Dần.
        - 7 - tương ứng với các năm Mão.
        - 8 - tương ứng với các năm Thìn.
        - 9 - tương ứng với các năm Tị.
        - 10 - tương ứng với các năm Ngọ.
        - 11 - tương ứng với các năm Mùi.
        - 12 (hay 0) - tương ứng với các năm Thân.

        Qua cách chứng minh này thì rõ ràng muốn biết can chi của 1 năm bất kỳ thì ta phải biết chính xác ít nhất can chi của 1 năm nào đó.

        Vậy thì từ đâu mà người xưa lại có thể xác định được can chi của 1 năm mà không hề biết can chi của 1 năm nào cả ?
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 21-09-17 lúc 02:30
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #54
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VULONG Xem bài gởi
        Để cho đơn giản và dễ hiểu nhất, muốn biết can chi của 1 năm bất kỳ chúng ta không cần phải sử dụng con số 67017 hay 17 hoặc bất kỳ 1 con số nào mà lấy chính năm cần xem là đủ.

        Nhưng trước khi biết can chi 1 năm bất kỳ thì chúng ta cần phải biết chính xác ít nhất 1 năm nào đó có can chi là gì.

        Ta lấy 1 năm bất kỳ nào đó, chẳng hạn lấy năm nay là năm 2017 có can chi là Đinh Dậu.

        Ta để ý thấy hàng can có đúng 10 can và thứ tự xắp xếp của chúng tuân theo 1 quy tắc cố định là Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính rồi lại tới Đinh,....

        Ta thấy ngay những năm có số cuối cùng là :
        - 7 sẽ là các năm có can Đinh.
        - 8 là các năm có can Mậu.
        - 9 là các năm có can Kỷ.
        - 0 là các năm có can Canh.
        - 1 là các năm có can Tân.
        - 2 là các năm có can Nhâm.
        - 3 là các năm có can Quý.
        - 4 là các năm có can Giáp.
        - 5 là các năm có can Ất.
        - 6 là các năm có can Bính.

        Ta thấy hàng chi có tới 12 chi và chúng cũng theo thự tự lần lượt như sau : Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi,Thân rồi lại đến Dậu.

        Như vậy ta thấy cứ sau 12 năm chúng lại trở về chi ban đầu. Cho nên ta chỉ cần biết số dư của năm 2017 (Đinh Dậu) chia cho 12 là bao nhiêu thì con số đó tương ứng với những năm Dậu.

        Ta thấy 2017: 12 = 168,0833...

        Kết quả phép chia cho thấy được 168 lần.

        Số dư sẽ là 2017 - 168.12 = 2017 - 2016 = 1.

        Vậy thì số dư là :
        - 1 - tương ứng với các năm Dậu.
        - 2 - tương ứng với các năm Tuất.
        - 3 - tương ứng với các năm Hợi.
        - 4 - tương ứng với các năm Tý.
        - 5 - tương ứng với các năm Sửu.
        - 6 - tương ứng với các năm Dần.
        - 7 - tương ứng với các năm Mão.
        - 8 - tương ứng với các năm Thìn.
        - 9 - tương ứng với các năm Tị.
        - 10 - tương ứng với các năm Ngọ.
        - 11 - tương ứng với các năm Mùi.
        - 12 (hay 0) - tương ứng với các năm Thân.

        Qua cách chứng minh này thì rõ ràng muốn biết can chi của 1 năm bất kỳ thì ta phải biết chính xác ít nhất can chi của 1 năm nào đó.

        Vậy thì từ đâu mà người xưa lại có thể xác định được can chi của 1 năm mà không hề biết can chi của 1 năm nào cả ?
        Chào bác VuLong
        Hôm nay mới hiểu bác muốn nói gì!

        Theo tiểu sinh nghĩ thì chổ khởi đầu chính là nằm trong Hoàng Đế Nội Kinh. Trong Tố Vấn Thiên Nguyên Kỷ Đại Luận có viết:
        Giáp Kỷ chi Tuế Thổ vận thống
        Ất Canh chi Tuế Kim vận thống
        Bính Tân chi Tuế Thủy vận thống
        Đinh Nhâm chi Tuế Mộc vận thống
        Mậu Quý chi Tuế Hỏa vận thống.

        Nếu suy viễn ngoài cái hộp (Out of the Box thinking), thì Thổ vận ở Giáp Kỷ, Kim vận ở Ất Canh, vv...., cổ nhân làm sao định được Thổ, Kim, Thủy, Mộc, Hỏa thống vận? Nếu nói chỉ căn cứ vào Can Chi thì toàn bộ Ngũ Vận Lục Khí mà y thuật cổ căn cứ vào thật là một nền tảng mơ hồ!
        Chắc chắn nó phải căn cứ vào những hiện tượng thiên nhiên như Thiên Văn chẳng hạn, xem ra phải đi vào cổ thư y đạo để đọc thêm.

        Hiện nay trong kho sách của tiểu sinh củng có vài quyển về Lịch Pháp, từ từ ngâm xem có phát hiện thì sẻ cùng bác đàm đạo sau.

        Thân
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 21-09-17 lúc 12:35
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VinhL" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (21-09-17)

      7. #55
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Chào bác VuLong,

        Tặng bác hai trang scan ra tư quyển "Dự Ngôn Mệnh Luật Chánh Giải"

        Image0001.JPG

        Trang này củng liệt kê cách phân tích giống như của bác, nhưng tác giả xem ra giấu nghề hay gì mà chẳng thấy một cái thí dụ nào cả.

        Image0002.jpg

        Trang này thì liệt kê luật số, xin trích dịch sơ như sau:
        Tý: Quý Thủy 27 lạp, Giáp Mộc 3 lạp, tổng 30 lạp
        Sửu: Kỷ Thổ 10 lạp, Quý Thủy 6 Nhâm Thủy 3, Canh 6 Tân 3, tổng 29 lạp
        Dần: Giáp Mộc 22 lạp, Bính Hỏa 8, tổng 30
        Mão: Ất Mộc 27, Bính Hỏa 3, tổng 30
        Thìn: Mậu Thổ 13 lạp, Giáp 3 Ất 6, Canh 5 Quý 3, tổng 30 lạp
        Tỵ: Bính Hỏa 22, Mậu 5 Kỷ 3, tổng 30
        Ngọ: Đinh Hỏa 27, Kỷ Thổ 3, tổng 30
        Mùi: Kỷ Thổ 20, Bính 3 Đinh 6, Ất Mộc 3, tổng 32
        Thân: Canh Kim 22, Nhâm Thủy 8, tổng 30
        Dậu: Tân Kim 27, Nhâm Thủy 3
        Tuất: Mậu Thổ 18, Canh 3 Tân 6, Đinh Hỏa 3, tổng 30
        Hợi: Nhâm Thủy 22, Giáp Mộc 8, tổng 30.

        Và trang này trong quyển dự đoán theo tứ trụ của Thiệu Vỹ Hoa & Trần Viên.

        DuDoanTheoTuTru.jpg

        Xem ra thì họ chỉ sửa vài điểm rồi copy y trang.
        Trong phần bibliography (sách tham khảo) thì không hề thấy nói đến quyển Dự Ngôn Mệnh Luật Chánh Giải của Trần Phẩm Hoành gì cả!
        Cái này kiểu như mấy anh sinh viên copy bài với nhau rồi sửa lại chút đỉnh để nạp bài mà khỏi bị bắt.

        Trong phần nói về vòng 360 độ nạp vào Can Chi, thì tiểu sinh cho rằng củng copy luôn.
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 21-09-17 lúc 14:52
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VinhL" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (22-09-17)

      9. #56
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
        Chào bác VuLong
        Hôm nay mới hiểu bác muốn nói gì!

        Theo tiểu sinh nghĩ thì chổ khởi đầu chính là nằm trong Hoàng Đế Nội Kinh. Trong Tố Vấn Thiên Nguyên Kỷ Đại Luận có viết:
        Giáp Kỷ chi Tuế Thổ vận thống
        Ất Canh chi Tuế Kim vận thống
        Bính Tân chi Tuế Thủy vận thống
        Đinh Nhâm chi Tuế Mộc vận thống
        Mậu Quý chi Tuế Hỏa vận thống.

        Nếu suy viễn ngoài cái hộp (Out of the Box thinking), thì Thổ vận ở Giáp Kỷ, Kim vận ở Ất Canh, vv...., cổ nhân làm sao định được Thổ, Kim, Thủy, Mộc, Hỏa thống vận? Nếu nói chỉ căn cứ vào Can Chi thì toàn bộ Ngũ Vận Lục Khí mà y thuật cổ căn cứ vào thật là một nền tảng mơ hồ!
        Chắc chắn nó phải căn cứ vào những hiện tượng thiên nhiên như Thiên Văn chẳng hạn, xem ra phải đi vào cổ thư y đạo để đọc thêm.

        Hiện nay trong kho sách của tiểu sinh củng có vài quyển về Lịch Pháp, từ từ ngâm xem có phát hiện thì sẻ cùng bác đàm đạo sau.

        Thân
        Đúng là phải căn cứ vào Thiên văn nhưng cách đây 3 đến 4 nghìn thì làm sao Tiền nhân của chúng ta "Trên thông Thiên Văn dưới tường Địa lý" mà có thể xác định can chi như vậy được ? Đến bây giờ Vật lý Thiên văn đã tiến bộ hơn rất nhiều so với lúc đó nhưng chắc cũng còn khướt mới tìm ra được lý do này.

        Cho nên chúng ta có thể kết luận một cách chính xác rằng những người thuộc một nền văn minh ngoài trái đất đã viếng thăm trái đất của chúng ta và cho chúng ta biết về các tiên đề Âm Dương, Ngũ hành và bảng 60 năm Giáp Tý cùng nhiều cái khác nữa. Bởi vì nếu các lý thuyết đó là do các Tiền nhân của chúng ta phát minh ra thì thật vô lý khi những thế hệ sau lại không ai biết để giải thích được chúng, hơn nữa khi đó các tiền nhân của chúng ta đang "Ở Trần Đóng Khố".
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #57
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
        Chào bác VuLong,

        Tặng bác hai trang scan ra tư quyển "Dự Ngôn Mệnh Luật Chánh Giải"

        Image0001.JPG

        Trang này củng liệt kê cách phân tích giống như của bác, nhưng tác giả xem ra giấu nghề hay gì mà chẳng thấy một cái thí dụ nào cả.

        Image0002.jpg

        Trang này thì liệt kê luật số, xin trích dịch sơ như sau:
        Tý: Quý Thủy 27 lạp, Giáp Mộc 3 lạp, tổng 30 lạp
        Sửu: Kỷ Thổ 10 lạp, Quý Thủy 6 Nhâm Thủy 3, Canh 6 Tân 3, tổng 29 lạp
        Dần: Giáp Mộc 22 lạp, Bính Hỏa 8, tổng 30
        Mão: Ất Mộc 27, Bính Hỏa 3, tổng 30
        Thìn: Mậu Thổ 13 lạp, Giáp 3 Ất 6, Canh 5 Quý 3, tổng 30 lạp
        Tỵ: Bính Hỏa 22, Mậu 5 Kỷ 3, tổng 30
        Ngọ: Đinh Hỏa 27, Kỷ Thổ 3, tổng 30
        Mùi: Kỷ Thổ 20, Bính 3 Đinh 6, Ất Mộc 3, tổng 32
        Thân: Canh Kim 22, Nhâm Thủy 8, tổng 30
        Dậu: Tân Kim 27, Nhâm Thủy 3
        Tuất: Mậu Thổ 18, Canh 3 Tân 6, Đinh Hỏa 3, tổng 30
        Hợi: Nhâm Thủy 22, Giáp Mộc 8, tổng 30.

        Và trang này trong quyển dự đoán theo tứ trụ của Thiệu Vỹ Hoa & Trần Viên.

        DuDoanTheoTuTru.jpg

        Xem ra thì họ chỉ sửa vài điểm rồi copy y trang.
        Trong phần bibliography (sách tham khảo) thì không hề thấy nói đến quyển Dự Ngôn Mệnh Luật Chánh Giải của Trần Phẩm Hoành gì cả!
        Cái này kiểu như mấy anh sinh viên copy bài với nhau rồi sửa lại chút đỉnh để nạp bài mà khỏi bị bắt.

        Trong phần nói về vòng 360 độ nạp vào Can Chi, thì tiểu sinh cho rằng củng copy luôn.
        Thì ngay từ đầu tôi đã nghi ngờ nên mới hỏi lý thuyết mà VinhL đưa ra có trước hay có sau ông Thiệu. Khi VinhL cho biết có trước ông Thiệu thì tôi đã khẳng định ông Thiệu đã tham khảo lý thuyết này rồi nên mới có phương pháp xác định Thân vượng hay nhược bằng đơn vị 360 độ của ông ấy. Nhưng thôi không cần phải quan tâm tới đề tài này nữa bởi vì phương pháp của ông Thiệu đã thừa kế và sáng tạo thêm mà vẫn chẳng có giá trị nào khi áp dụng chúng vào trong thực tế cả.

        Chỉ thấy thú vị là người xưa cũng đã biểu diễn Tứ Trụ bằng hình chữ nhật như của tôi.

        Các đường nối từ vị trí của các can chi này đến vị trí của các can chi khác được ký hiệu bằng các con số chắc là họ muốn tính toán gì đó ?

        Nhưng có điều có thể phán đoán rằng họ chưa đạt được tiến bộ gì về sử dụng 360 độ để xét Thân vượng hay nhược hoặc nếu có thì đây chỉ là tài liệu ngụy tạo mà thôi còn cái thật họ cất dấu trong nhà họ.
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 21-09-17 lúc 16:06
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. #58
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
        Chào bác VuLong,
        Thật ra nếu bác cho 1 Năm = 360 Can Chi Ngày là sai thì toàn bộ Tử Bình đều sai!
        Tại sao?
        Bác xem lại phương pháp lấy Vận của Tử Bình xem. 3 Ngày lấy làm 1 Năm.

        Theo tôi đây chắc là kinh nghiệm của ai đó đã đúc rút ra từ các ví dụ trong rhực tế mà thôi.

        Thật ra tiểu sinh có 3 Nghi Vấn lớn đối với Nguồn gốc của Tử Bình:
        1) Căn cứ vào đâu, và nguyên lý nào mà Tử Bình dùng Nhật Trụ là Thân

        Theo tôi biết lúc đầu người xưa lấy trụ năm để dự đoán vận mệnh cho mọi người nhưng vì số lượng người sinh cùng năm là quá lớn nên sai số chắc chắn sẽ cao. Chính vì vậy để giảm sự sai số này mà ông Từ Tử Bình đã thay trụ năm thành trụ ngày để cho số lượng người dự đoán có cùng năm sẽ ít đi. Chắc là từ ý tưởng tới áp dụng chúng trong thực tế thấy đúng nhiều hơn nên từ đó người ta đã chính thức lấy trụ ngày để dự đoán vận mệnh cho con người. Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn ông Từ Tử Bình nên người ta đã gọi môn Tứ Trụ thành môn Tử Bình là như vậy.

        2) Căn cứ vào đâu, và nguyên lý nào mà Tử Bình ứng dụng khoảng cách của Ngày Sinh và Ngày Tiết Khí để lập Vận.

        Theo tôi thì đây cũng chỉ là kinh nghiệm được đúc kết từ các ví dụ trong thực tế mà ra.

        3) Căn cứ vào đâu, mà 3 ngày trong khoảng trong khoản cách Ngày Sinh và Tiết, lại cho là 1 Năm, và 1 Ngày cho là 4 Tháng (120 Ngày).

        Theo tôi đây cũng chỉ là kinh nghiệm được đúc kết từ các ví dụ trong thực tế mà thôi.

        Từ lúc Tử Bình xuất hiện tới giờ, chưa một quyển sách nào, hay một tác giả nào bỏ ra thời gian mà nghiên cứu vấn đề nguồn gốc của Tử Bình. Không biết bác có từng đặt 3 câu hỏi này về Tử Bình không?

        Nói chung đầu tiên tôi thường thường chỉ là đọc để hiểu những điều mà các sách dạy đó muốn truyền cho ta những kiến thức gì, sau đó đến bước thứ 2 là ứng dụng lý thuyết mà các sách đó đã dạy vào các ví dụ trong thực tế xem tỉ lệ đúng có cao hay không ?

        Đó là điều quan trọng nhất khi phải tự học và tự nghiên cứu không có người dạy. Nếu như thấy lý thuyết đó đa phần là đúng khi áp dụng vào thực tế thì mới yên tâm còn nếu không thì mới phải tìm hiểu, nghiên cứu xem chúng bất cập ở những chỗ nào, và có thể sửa lại lý thuyết đó cho đúng hơn hay không ? Chứ chưa hiểu lý thuyết đó hay chưa kiểm tra lý thuyết đó là đúng hay sai mà đã đi sâu vào tìm hiểu nó ra đời như thế nào thì quả thực là không đúng theo phương pháp nghiên cứu của tôi.

        Ví dụ tôi đã nghiên cứu Phương pháp xác định Thân vượng hay nhược theo đơn vị độ của cụ Thiệu rồi kiểm tra chúng bằng chính các ví dụ trong cuốn sách của cụ thì thấy sai bét nhè. Mặc dù các ví dụ đó cụ xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần rất đúng nhưng lại không đúng theo phương pháp mà cụ đã đưa ra. Chính vì vậy tôi đã tận dụng ý tưởng Toán học hóa Tử Bình của cụ từ đó nên mới tìm ra được Phương pháp của riêng tôi không dùng độ mà dùng đơn vị số tự nhiên của Toán học bình thường.

        Các tỷ lệ giảm mà tôi đã tìm ra như 2/5, 1/2, 1/3, 1/5, 1/10, 1/20,.... đều xuất phát đầu tiên từ ý tưởng rồi được khẳng định qua các ví dụ trong thực tế. Nhưng lúc đầu tiên tôi phải sử dụng các ví dụ mẫu mà cụ Thiệu đã xác định được chính xác có Thân vượng hay nhược. Nếu như không có các ví dụ mẫu này thì sẽ chẳng bao giờ có "Phương pháp xác định Thân vượng hay nhược" của riêng tôi cả.

        Cho nên nội dung các câu hỏi mà VinhL đưa ra ở trên thì theo suy nghĩ riêng của tôi đều theo tuần tự các bước giống như tôi đã tìm ra "Phương pháp xác định Thân vượng hay nhược" của tôi mà thôi.

        ....................................
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 21-09-17 lúc 21:51
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. #59
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VULONG Xem bài gởi
        Đúng là phải căn cứ vào Thiên văn nhưng cách đây 3 đến 4 nghìn thì làm sao Tiền nhân của chúng ta "Trên thông Thiên Văn dưới tường Địa lý" mà có thể xác định can chi như vậy được ? Đến bây giờ Vật lý Thiên văn đã tiến bộ hơn rất nhiều so với lúc đó nhưng chắc cũng còn khướt mới tìm ra được lý do này.

        Cho nên chúng ta có thể kết luận một cách chính xác rằng những người thuộc một nền văn minh ngoài trái đất đã viếng thăm trái đất của chúng ta và cho chúng ta biết về các tiên đề Âm Dương, Ngũ hành và bảng 60 năm Giáp Tý cùng nhiều cái khác nữa. Bởi vì nếu các lý thuyết đó là do các Tiền nhân của chúng ta phát minh ra thì thật vô lý khi những thế hệ sau lại không ai biết để giải thích được chúng, hơn nữa khi đó các tiền nhân của chúng ta đang "Ở Trần Đóng Khố".
        Qua sự kết luận này của bác chắc bác đã đọc qua sách của tác giả Zecharia Sitchin hoặc Alan F. Alford.
        Tiểu sinh thì đã đọc qua mấy quyển của Zecahria và quyển "God of the New Millennium" của Alan Alford.

        Nhưng những gì họ viết của chỉ là lý thuyết của riêng họ, vẫn chưa được chứng minh bỡi giới khoa học.

        Theo tiểu sinh nghĩ thì tiền nhân của chúng ta củng thông minh không thua gì chúng ta bao nhiêu, nhưng vì họ thiếu một hệ thống chia sẻ, trao dồi, tồn trử kiến thức, và một hệ thống giáo dục để truyền tãi kiến thức cho thế hệ sau. Nếu chúng ta bỏ một đứa bé vào rừng, nếu nó sinh tồn được thì nó củng không hơn gì một người tiền sử.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        3kubond (22-09-17),thucnguyen (22-09-17)

      14. #60
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
        Qua sự kết luận này của bác chắc bác đã đọc qua sách của tác giả Zecharia Sitchin hoặc Alan F. Alford.
        Tiểu sinh thì đã đọc qua mấy quyển của Zecahria và quyển "God of the New Millennium" của Alan Alford.

        Nhưng những gì họ viết của chỉ là lý thuyết của riêng họ, vẫn chưa được chứng minh bỡi giới khoa học.

        Theo tiểu sinh nghĩ thì tiền nhân của chúng ta củng thông minh không thua gì chúng ta bao nhiêu, nhưng vì họ thiếu một hệ thống chia sẻ, trao dồi, tồn trử kiến thức, và một hệ thống giáo dục để truyền tãi kiến thức cho thế hệ sau. Nếu chúng ta bỏ một đứa bé vào rừng, nếu nó sinh tồn được thì nó củng không hơn gì một người tiền sử.
        Tôi không biết các cuốn đó nói gì cả vì tôi đâu có biết 1 ngoại ngữ nào cho dù gọi là dịch cuốn sách của tôi sang tiếng Anh nhưng hầu hết là dịch tự động qua mạng ấy mà.

        Nói chung có rất nhiều bằng chứng (vật thể hay phi vật thể) chứng minh rằng chúng xuất hiện cách chúng ta hàng triệu năm,... chắc lúc đó theo thuyết tiến hóa của Darwin thì may ra động vật có vú chỉ có thể là Khỉ mà thôi, vậy mà cho đến nay chúng ta vẫn không thể hiểu hay chế tạo ra được các sản phẩm đó.

        Cho nên tôi luôn luôn tin rằng trái đất của chúng ta từ trước tới nay luôn luôn có những vị khách từ một nền văn minh ngoài trái đất đến thăm viếng.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 6/12 đầuđầu ... 45678 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 4
        Bài mới: 19-02-16, 15:37
      2. Trả lời: 1
        Bài mới: 28-03-14, 11:56
      3. Luận về khí trong phong thủy
        By annhien in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 12
        Bài mới: 14-10-13, 09:02
      4. nhờ các anh chị trong diễn đàn luận giúp mình
        By đẳng sâm in forum Dịch số
        Trả lời: 5
        Bài mới: 22-09-13, 13:28
      5. Kính nhờ ACE trong diễn đàn luận quẻ gấp !!!
        By HVQ in forum Tư Vấn Dịch số
        Trả lời: 14
        Bài mới: 16-06-12, 13:17

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •