Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 3/3 đầuđầu 123
    kết quả từ 21 tới 25 trên 25
      1. #21
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        4. DẤU HIỆU CỦA CÔNG ĐỨC

        Sau một thời gian dài chịu khó lễ kính Phật, chắc chắn chúng ta sẽ thấy xuất hiện nhiều dấu hiệu tốt lành của công đức. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên chú ý đến một dấu hiệu thuộc về đạo đức , đó là trí tuệ thấy được lỗi của mình.


        Tại sao trí tuệ thấy được lỗi là công đức?

        Từ trước đến giờ chúng ta ít nhận ra lỗi của mình, thường tự cho mình là đúng, thường tự bênh vực ý nghĩ và việc làm của mình. Chính vì không thấy được cái sai của mình nên chúng ta đã gây rất nhiều nghiệp bất thiện mà không hay biết. Hạnh phúc lớn của người hiểu đạo là thấy được lỗi của mình để dừng lại. Các vị cổ đức đã nói, Bồtát sợ nhân, chúng sinh sợ quả. Bồtát có trí tuệ nên tránh sai lầm ngay từ đầu; còn chúng sinh phải đợi khi quả báo hiện ra khổ sở mới biết sợ. Nhờ công đức lễ Phật nên chúng ta mỗi ngày tránh xa dần lầm lỗi và nhân cách cao vời lên rõ rệt.


        Ví dụ khi trông thấy một huynh đệ phạm lỗi, nếu như trước đây thì chúng ta sẽ mắng người đó một trận nên thân; nhưng bây giờ có trí tuệ, chúng ta nhanh chóng thấy như vậy là không hay, phải nói một cách khác, cũng nghiêm khắc, nhưng từ bi, và giữ được phong cách đàng hoàng của mình.


        Còn vô số điều hay khác trong cuộc sống mà khi có công đức và trí tuệ, chúng ta sẽ thấy được từng chút điều sai và đúng trong từng đường tơ kẻ tóc. Sự tinh tế đó giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc đời tu hành, và cực kỳ đặc biệt là sẽ giúp chúng ta trong việc thuyết pháp độ sinh. Một bài pháp hay là bài pháp tinh tế, kỹ lưỡng, cặn kẽ, thực tế, dễ áp dụng, mới lạ bất ngờ. Mới lạ không phải vì chúng ta nêu ra vấn đề mới, mà vì chúng ta phát hiện ra những điều sâu kín dấu trong những vấn đề rất cũ. Chắc chắn không có ai hoàn toàn đúng khi chưa chứng đạo rốt ráo. Chỉ có Phật mới thật sự không có một chút sơ hở nhỏ như Phật đã tuyên bố: Không một chúng sinh nào từ cõi trời đến súc sinh có thể tìm thấy lỗi của Như Lai. Còn những vị Thánh, những thiền sư… đều vẫn còn chưa thông suốt hết chuyện của Tam giới. Vì vậy, nếu chúng ta tu đã lâu mà thấy mình hình như không có lỗi lầm gì cả, thì xin thưa rằng chúng ta đang thiếu công đức trầm trọng.


        Nếu chúng ta siêng năng lạy Phật thì cứ từng ngày trôi qua, chúng ta lại phát hiện được những lỗi mới của mình. Sáu năm sau nhìn lại bây giờ chúng ta sẽ ngạc nhiên vì sao bây giờ mình sai lầm nhiều như vậy. Ngay cả một giảng sư giỏi cũng sẽ phát hiện ra trước đây mình giảng chưa hay lắm, nếu giảng sư đó có lạy Phật đều đặn. Và dĩ nhiên khi biết như vậy thì sẽ giảng hay hơn nữa. Kết thúc bài này, chúng ta chắp tay nguyện cầu cho tất cả chúng sinh đều biết tôn kính Phật chí thành để có công đức ban đầu cho việc thoát khổ về sau.
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      2. #22
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        TÂM TỪ


        1. Định nghĩa

        Tâm từ, hay thường được gọi chung là từ bi, là tình thương không điều kiện, không đòi hỏi phải được đáp trả trở lại.

        Thật sự thì chữ bi có nghĩa là thương xót khi thấy chúng sinh đau khổ. Chỉ khi nào có thương yêu ai, ta mới thấy xót xa khi người đó đau khổ. Bi là dấu hiệu chứng minh có sự hiện hữu của từ nên chúng ta hay ghép chung thành từ bi. Nhưng nếu cẩn thận thì ta chỉ dùng chữ từ cho đúng bài bản chữ nghĩa. Vì tâm từ là tình thương không điều kiện nên cũng không hạn cuộc nơi một số ít người mà luông có khuynh hướng trải rộng vô tận. Để hiểu rõ hơn về tâm từ, ta nên so sánh với tâm luyến ái của thế gian.


        Tâm luyến ái cũng là tình thương yêu của chúng sinh này với chúng sinh kia, nhưng bắt buộc phải có một trong những điều kiện sau đây:
        Thứ nhất, do duyên nghiệp ân nghĩa đời trước tạo thành. Chúng ta thương người nào vì trong kiếp trước ta có nợ có duyên với người đó. Ví dụ như giữa cha mẹ và con cái với nhau cũng là duyên nợ qua lại mới tạo thành. Trong đó, cha mẹ mắc nợ người con nào nhiều sẽ cảm thấy thương yêu người con đó hơn. Trong số những bạn bè huynh đệ mà ta gặp gỡ trong cuộc đời cũng vậy, không phải ai ta cũng có thiện cảm đều như nhau mà là người thì ta thương nhiều, người thì ta thương ít. Đó là vì duyên giữa mọi người với chúng ta không đồng.

        Ân nghĩa đời trước sẽ tạo thành tình thương yêu đời này rất rõ rệt. Ví dụ như ta chịu ơn ai nhiều từ kiếp trước vì người đó đã ưu ái ta, giúp đỡ ta nhiều. Đời này gặp lại, tự nhiên ta thấy thương mến người đó một cách không giải thích được và cứ muốn giúp đỡ ân cần. Người kia thì thấy bình thản vì họ thi ân chứ không chịu ơn. Chúng ta chịu ơn thì cứ bị một tình cảm thúc đẩy trong tâm để phải muốn làm cho người đó vui. Cho nên ta thấy rằng tình cảm thế gian chỉ là hư ảo, chỉ là trung gian làm chất xúc tác để chúng sinh trả nợ lẫn nhau chứ không có thật. Tình thương yêu thế gian rất mong manh, nợ trả hết rồi thì thương yêu cũng hết. Khi thương nhau, ta cứ tưởng tình thương đó sẽ bền vững lâu dài, nhưng rồi “ thế rồi cuộc đời là, những cuộc tình chia xa, đi lạc vào những phía không đường về…”


        Tình thương yêu nam nữ là đại biểu mãnh liệt nhất cho loại tình thương thế gian này. Tình yêu nam nữ là mãnh liệt nhất nên cũng ích kỷ nhất. Trước hết khi yêu, ai cũng nghĩ rằng tình yêu đem lại cho ta hạnh phúc vì cảm xúc của tình yêu rất cháy bỏng. Xưa nay không biết bao nhiêu thơ, văn, nhạc, tranh, tượng ca ngợi tình yêu. Tình yêu nam nữ và sáng tác nghệ thuật gần như bất khả phân ly vì những cảm xúc tình yêu giúp nghệ sĩ cảm hứng để sáng tác. Nhưng đến khi tình yêu tan vỡ thì người ta mới biết đó là đau khổ nhất. Vì sao, bởi vì bản chất của tình yêu là ích kỷ nhất nên nó cũng gây ra đau khổ nhất.


        Triết gia Schopenhauer nói: “Chỉ có những triết gia mới có thể sống hạnh phúc trong hôn nhân, nhưng tiếc rằng một triết gia thật sự thì không chịu lấy vợ.”


        Cuộc sống gia đình rất phức tạp, vợ chồng đòi hỏi sự săn sóc ân cần từng li từng tí. Yêu cầu của tình yêu rất cao nên hầu hết không ai đáp ứng được đầy đủ. Chỉ có những người rất thông minh và rất đạo đức mới đáp ứng nỗi. Người vừa thông minh vừa đạo đức đó, chopenhauer gọi là triết gia.


        Người ta gặp nhau rồi có tình cảm với nhau, rồi thích nhau gì đó chứ không thật là có tình yêu. Tình yêu thật sự rất mạnh và đòi hỏi sự ứng xử khéo léo để được bền vững lâu dài, để kềm chế sự ích kỷ của mình lại. Sự ích kỷ trong tình yêu rất dữ dội mà bộc lộ rõ nhất là sự ghen tuông. Khi ghen tuông, người ta có thể đánh, giết, tạt acid… đủ màn ác độc. Vì ích kỷ nên người ta cũng đòi hỏi lẫn nhau, trói buộc lẫn nhau, ghen tuông với nhau, hành hạ lẫn nhau. Để sống êm ấm hạnh phúc trong gia đình phải là những triết gia thông minh và đạo đức. Nhưng như Schopenhauer nói, triết gia thì không chịu lấy vợ. Đa phần người ta sống không hạnh phúc trong hôn nhân. Trong một cuộc thăm dò ý kiến, nhiều cụ già đã lắc đầu ngao ngán về cuộc sống hôn nhân đã qua của mình. Tình yêu quả thật là một cái gì hư ảo mong manh!.


        Giai đoạn đầu ở tuổi còn xuân , do bản năng của tuổi trẻ nên người ta bồng bột hăm hở và tưởng rằng tình yêu là hạnh phúc nên tìm đến với nhau với hy vọng rằng cuộc đời còn lại ở bên nhau sẽ tràn đầy hạnh phúc. Nhưng khi đến với nhau được rồi thì những chuổi ngày còn lại từ từ chỉ là hành hạ, là nỗi khổ, giận hờn, bất mãn cho nhau .
        Người có phước xuất gia là người thoát được cảnh ngục tù trá hình của hạnh phúc hôn nhân. Tình yêu và hạnh phúc hôn nhân làm tăng dần sự ích kỷ trong lòng con người. Vì ích kỷ, người ta lại làm khổ nhau. Do đó, muốn cho hôn nhân bớt đi phiền toái rắc rối, người ta nên bớt đi sự ích kỷ đòi hỏi lẫn nhau mà nên cùng có chung một mục đích cao cả nào đó để hướng về. Ví dụ như nếu hai vợ chồng cùng có chung lòng mến mộ Phật Pháp thì tự nhiên sẽ thấy đầm ấm nhẹ nhàng hơn. Nhiều cặp vợ chồng đã tìm lại được sự hàn gắn khi cả hai cùng tìm đến với Phật Pháp. Hạnh phúc chỉ đến từ lòng vị tha chứ không đến từ sự ích kỷ. Khi đến với Phật Pháp, hai người cùng tu tập tâm vị tha và tự nhiên mọi chuyện tốt đẹp dần.

        Tình thương yêu là hệ quả của ân nghĩa đời trước. Tình yêu nam nữ là biểu hiện rõ nét nhất cho điều này. Khi gặp gỡ thương mến người nào, chỉ bởi vì chúng ta có duyên nợ đời trước. Đến khi trả xong nợ cũ, tình yêu cũng biến mất mà không ai biết tại sao? Ngay như các tu sĩ cũng vậy, được các tín đồ ưu ái quý mến, cũng đừng nghĩ rằng bởi vì mình có ưu điểm nào đó như giảng hay, đạo cao đức trọng, hay ngoại hình khả kính. Tất cả cũng vì có duyên nợ ân nghĩa kiếp trước với nhau. Nếu ân nghĩa sâu dày thì gắn bó với nhau bền chặt; nếu ân nghĩa ít thì sẽ vì một lý do lãng nhách nào đó để xa nhau.
        Hiểu được điều này, chúng ta bình thản trước thương ghét của cuộc đời, vì nó không thật, chỉ là duyên nợ đời trước. Điều mà ta phải bận tâm chính là kết duyên lành với mọi người để cùng tiến tu.
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      3. #23
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Thứ hai, chúng ta thương vì huyết thống, như cha mẹ, anh chị em… Nói là huyết thống, thật ra cũng là duyên của những đời xưa bây giờ mới thành gia đình ruột thịt. Tình gia đình được kết thành do những tháng ngày chung sống đỡ đần lo lắng tương trợ nhau mà thành. Nếu sống chung trong một gia đình mà không lo lắng cho nhau thì tình nghĩa cũng không có.


        Thứ ba, chúng ta thương vì người kia đem đến cho ta cảm giác hạnh phúc.
        Một lần trong lúc vui đùa, vua Pasenadi hỏi hoàng hậu Malika:
        - Ái khanh thương ai nhất?
        - Dĩ nhiên thần thiếp thương hoàng thượng nhất trên đời.
        Vua đang vui thích thì hoàng hậu lại nói tiếp:
        -Nhưng nếu hoàng thượng cho phép nói thật mà đừng giận thì thần thiếp xin nói lại cho đúng hơn.
        - Cứ nói thật.
        - Thật ra thần thiếp thương thần thiếp nhất.
        - Sao kỳ vậy, mình mà thương mình?
        - Đó là sự thật, trên cuộc đời này, người ta chỉ thương chính mình. Nếu có thương ai cũng chỉ vì người đó mang lại hạnh phúc cho mình. Cũng vậy, vì hoàng thượng đem cho thiếp vinh quang, giàu sang, hạnh phúc nên thiếp mới yêu hoàng thượng. Chứ nếu hoàng thượng là kẻ ăn mày thì thần thiếp đâu có thương.


        Vua nghe cũng có lý nhưng thấy phủ phàng kỳ cục quá nên đến đức Phật hỏi lại. Phật đã xác nhận lời của hoàng hậu Malika là chính xác, thực ra, con người chỉ thương chính mình.


        Trên cuộc đời này, không có tình thương yêu chân thật, người ta chỉ thương ai vì người đó đem lại hạnh phúc cho mình.Ví dụ mình thương một huynh đệ nào đó vì cảm thấy người đó có thể tốt được với mình. Sau này mình thương một người Phật tử nào đó vì thấy rằng người Phật tử đó ủng hộ mình. Bản chất của tình thương chỉ là như vậy. Rồi vợ chồng cũng vậy, khi nào người chồng cảm thấy người vợ đem lại nguồn hạnh phúc cho mình là tốt. Đến lúc nào thấy vợ mình già xấu thì người chồng sẽ bắt đầu lạc lòng ,đi tìm những cô gái khác. Tình thương yêu thế gian là vậy , không thiêng liêng, cho nên chúng ta đừng bao giờ hy vọng một cái gì trong tình cảm thế gian. Người đệ tử Phật suốt đời đi tìm lòng từ bi là chính vì đi tìm một tình thương vượt lên trên cái thường tình của cuộc đời. Tình thương đó không ích kỷ, thiêng liêng hơn, cao cả hơn.


        Thứ tư, chúng ta thương ai vì người đó có ưu điểm đặc biệt nỗi bật giữa nhiều người. Chúng ta muốn chiếm hữu để có được cảm giác mình cũng đặc biệt theo. Đây là quy luật tâm lý bình thường. Ví dụ như những cô gái đăng quang hoa hậu liền trở thành đối tượng theo đuổi của nhiều người đàn ông. Rồi những ngôi sao ca nhạc, ngôi sao sân khấu điện ảnh cũng là mục tiêu cho biết bao người nhắm đến. Có lần một ca sĩ nhạc rock ở Nhật chết, lập tức có 3 cô gái tự tử chết theo. Khi nghe tin diễn viên Thành Long lấy vợ, một cô gái cũng tự tử liền. Sự hâm mộ cuồng nhiệt đến gần như điên loạn của quần chúng đối với các ngôi sao cũng là một thứ bệnh hoạn của tâm lý. Tâm lý đó cũng phiền toái ích kỷ và đầy xao động. Hiện nay trên thế giới chưa quan tâm chữa trị bệnh hoạn này, mà ngược lại, nhiều hình thức quảng cáo còn thúc đẩy sự cuồng nhiệt đó cao hơn. Những đoạn phim chiếu rừng khán giả đang quơ tay nhảy nhót kích động theo bài hát của một ca sĩ. Nhiều trẻ em xem đó là điều hay nên nối nhau bắt chướt. Thế giới như là đang rối tung lên.


        Chúng ta biết rằng tâm từ ngược với tâm luyến ái nên không bị duyên nghiệp thúc đẩy, không được tâm ích kỷ tạo nên, không được sự ham muốn phát sinh. Chính vì không có gì thúc đẩy tạo thành nên Tâm Từ rất khó xuất hiện. Tâm luyến ái tràn ngập trên cõi đời này vì có được nhiều điều kiện hỗ trợ. Còn Tâm Từ rất cô đơn, không có gì trợ giúp cả. Chỉ những người cực kỳ đạo đức, cực kỳ trí tuệ, cực kỳ khát khao chân lý mới đi tìm loại tình thương không điều kiện như thế. Ngay cả nhiều người là đệ tử Phật mà còn thờ ơ với việc huân tu lòng từ, huống hồ những người chưa bao giờ nghe đến tứ vô lượng tâm !


        Tình thương bao la rộng lớn là giá trị căn bản của các tôn giáo. Tôn giáo nào không nói đến tình thương rộng lớn thì không phải là tôn giáo chân chính. Nhưng mỗi tôn giáo vẫn có đôi chút khác nhau khi nói về loại tình thương này. Hồi giáo kêu gọi thương yêu giữa những người đồng đạo với nhau, và cho phép giết người ngoài đạo. Kitô giáo theo lời Jésus thương cả kẻ thù của mình. Khổng tử cũng đề cao lòng Nhân. Chỉ đức Phật mới nói về một lòng Từ Bi thương yêu tất cả chúng sinh, đến tận cỏ cây chim thú. Tình thương rộng lớn mà đạo Phật nhắm đến gần như tuyệt đối. Đức Phật đã đạt được tình thương như thế. Còn những ai tu theo Phật cũng sẽ phải đi theo hướng đó, về một tình thương phủ trùm tuyệt đối đến tất cả muôn loài, kể cả cỏ cây.


        Nói theo logic, tình luyến ái thuộc về tâm ích kỷ; lòng từ bi thuộc về tâm vị tha. Ích kỷ thuộc về chấp ngã; vị tha thuộc về vô ngã.
        Chấp ngã sinh ra ích kỷ và luyến ái; vô ngã sinh ra vị tha và từ bi.
        Vì có chấp ngã nên ta có ích kỷ. Nếu tu tập vô ngã ta sẽ được từ bi. Càng tu tập từ bi thì chúng ta càng gần với vô ngã; càng tu tập vô ngã, chúng ta càng thành tựu từ bi. Vì vậy một vị Alahán đã chứng đạt vô ngã hoàn toàn cũng là thành tựu tâm từ bi vô hạn. Đó là một logic hết sức chặt chẽ và không thể đảo ngược. Ai hiểu rằng một vị Alahán chưa có lòng từ, người đó là tà kiến, và có thể đọa địa ngục. Có một thời gian khi giáo lý Bắc tông phát triển mạnh ở miền Bắc Ấn độ, nhiều người đã nghĩ rằng Alahán chưa có lòng đại bi như Bồtát. Quan điểm đó nên được điều chỉnh lại cho đúng với lời Phật dạy, và đúng với logic học hiện đại. Từ bi và vô ngã là một, cái này hỗ trợ cái kia, cái này là bóng phản chiếu của cái kia. Nếu ta tu tập vô ngã mà chưa thấy lòng từ bi xuất hiện tức là chưa được vô ngã. Nếu ta tu từ bi mà chưa nhẹ ngã chấp tức là từ bi chưa có mặt. Chúng ta tu tập từ bi tức là cũng đi trên con đường đến vô ngã, giống như thiền định. Vì vậy người tu tập thiền định mà không tu kèm theo từ bi thì không có kết quả lớn trong thiền định được. Tâm từ bi trợ giúp cho thiền tiến nhanh hơn. Phật dạy rằng ai đi tận cùng con đường của từ bi cũng thành tựu giải thoát (Kinh TỪ, Tăng Chi).
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      4. #24
        Tham gia ngày
        Mar 2015
        Bài gửi
        14
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 2 lần
        trong 2 bài viết

        Default

        bạn độc diễn mãi ko chán à? bầy trừ ai cần thứ nầy? đúng là hâm...
        Chí bình yên thiên trạch giáng
        Thời lai lợi lộc địa tư sinh

      5. #25
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi nhatdiemlinh Xem bài gởi
        bạn độc diễn mãi ko chán à? bầy trừ ai cần thứ nầy? đúng là hâm...
        Cảm ơn Bạn! Mình thấy hay nên post cho những ai thấy thích mà đọc. Mình không chán. Có lẽ bị hâm thật!
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      Trang 3/3 đầuđầu 123

      Đề tài tương tự

      1. Khai Quang La Kinh
        By tdc in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 13
        Bài mới: 19-08-14, 13:08
      2. kính nhờ bác quang long
        By Mr.nam in forum Tử vi
        Trả lời: 0
        Bài mới: 11-01-14, 09:52
      3. Anh Quang thân mến!
        By cheerim29 in forum PHÒNG GIẢI SỐ TỬ VI
        Trả lời: 1
        Bài mới: 27-07-12, 17:00
      4. Bac quang kính mến!
        By cheerim29 in forum PHÒNG GIẢI SỐ TỬ VI
        Trả lời: 4
        Bài mới: 23-07-12, 17:26
      5. Đặng Thiều Quang - Tình dục là chuyện rất TO
        By namkhanh in forum Thư Giãn - Giao Lưu
        Trả lời: 0
        Bài mới: 08-03-12, 15:27

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •