Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 8 trên 8

    Ðề tài: Bão số 9

      1. #1
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

      2. #2
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

      3. #3
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        588
        Cảm ơn
        742
        Được cảm ơn: 600 lần
        trong 346 bài viết

        Default

        Tiêu điều và xơ xác quá. Mất hết cả sự sống rồi . Khổ cho dân mình quá. Cầu mong cho dân mình tránh được những thảm họa thế này.
        Thiết nghĩ- nếu được thì hãy nhường cơm sẻ áo cho dân mình đi các bạn.
        Hãy mỉm cười với mọi người và đặt chân tình trong mỗi cái bắt tay
        Tục ngữ Pháp

      4. #4
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Tôi cũng thấy đúng là có nhu cầu thay đổi vài mục trong diễn đàn, trong đó nếu chêm vào "Văn hóa", "Xã hội" thì gửi những thông tin này vào Xã hội là đúng nhất. Còn Văn hóa thì nhiều hình thái của cuộc sống, sẽ gồm nhiều mục nhỏ mà hiện thời các bạn quan tâm đang đề nghị (du lịch, nấu ăn, đặt tên, phong tục, v.v...)

      5. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        dongphuong (30-11-09),thaihoa (30-11-09)

      6. #5
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        673
        Cảm ơn
        1,733
        Được cảm ơn: 634 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi kimcuong Xem bài gởi
        Tôi cũng thấy đúng là có nhu cầu thay đổi vài mục trong diễn đàn, trong đó nếu chêm vào "Văn hóa", "Xã hội" thì gửi những thông tin này vào Xã hội là đúng nhất. Còn Văn hóa thì nhiều hình thái của cuộc sống, sẽ gồm nhiều mục nhỏ mà hiện thời các bạn quan tâm đang đề nghị (du lịch, nấu ăn, đặt tên, phong tục, v.v...)
        Chào anh VH, em thấy ý kiến của chị kimcuong là rất xác thực, nếu những cảnh điêu tàn thế này nằm trong mục "Xã Hội" thì giúp cho anh em thấy được những cảnh cơ cực, màn trời chiếu đất của những người dân gặp nạn mà cùng chia sẻ đau thương mất mát của họ. Chứ đã vào mục THƯ GIẢN thì phải giúp người đọc thấy vui vẻ, thoải mái để xả stress anh ạ. Chúc anh có được nhiều bức ảnh nóng bỏng hơn!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #6
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default

        Lũ ơi
        Truyện ngắn của tác giả BẠCH LÊ QUANG

        1
        Ở quê gọi là sấm đất. Sấm đất gọi nước lớn. Sấm rủ thêm kiến, từng đàn cuống quýt tìm chỗ cao. Đó là lúc lũ về. Về có báo trước chứ không về bất tử, ẩu như cha thằng Đẻn.
        [IMG]http://www.tuoitre.com.vn/TIANYON/ImageView.aspx?ThumbnailID=392645[/IMG]
        Cha thằng Đẻn bất tử về. Bất tử đi. Ẩu như gió chướng. Lúc thằng Đẻn lên bảy, con Tít còn lẫm chẫm lăn tròn như củ tỏi bị giã sống trong cối đực, Tém còn nằm trong bụng mẹ Đẻn thì cha đi.

        Đẻn nhớ năm đó lũ lớn lắm. Ông Trảng Cò, nhà cuối làng, năm ấy hơn chín mươi tuổi, hay đưa đò ngang trên sông Miểu Mùng, nhìn lũ nói như hét với cha thằng Đẻn: cha sinh mẹ đẻ tới giờ chưa thấy trận mô vô hậu như trận ni...

        Bụi tre bên hông ruộng nhà Đẻn cao là vậy mà nước ngập gần ngọn. Đầu bụi tre cúi lòa xòa, nghiêng ngả trên mặt lũ mênh mông. Mênh mông chi xứ, níu những thanh củi rều tận núi. Lại có những thân cây lớn trốc gốc, từ ngàn dặm sơn lâm, to xấp đôi, xấp ba chiếc đò ông Trảng Cò cũng lừ lừ trong lũ.

        Lũ xong, làng chết đứng, chết thảm. Ruộng mấy hôm trước xanh ngàn màu lá mạ. Hạt vít lúa, ngậm vô miệng ứa sữa như sữa mẹ Đẻn nhiễu nhại trên hai bầu vú, nuôi Đẻn, nuôi Tít, Tém lớn lên. Thế mà giờ ruộng dày bùn gần ba, bốn thước, chôn sống lúa. Nhà không còn mái. Kèo cột lởm chởm, nghiêng như răng ông Cả Hiếu. Đêm, người mắc tận đọt tre cộ. Những đọt tre cao ngút. Cao đến nỗi ngày thường những người vốn từ nhỏ đến lớn, đến chết sống ở làng, quen nhìn còn thấy xa xăm.

        Đó cũng là lúc cha đi. Sau lũ đúng năm hôm.

        Thằng Đẻn không biết cha đi đâu. Mấy ngày trước khi đi, cha Đẻn lấy tiền cứu trợ mua dây thép, tôn gỉ bán nhiều ở chợ tỉnh, xốc lại mái nhà. Rồi đi. Đi biệt.

        Mẹ Đẻn bụng chửa con Tém vượt mặt, khóc như mưa. Hít mũi rột rột, mẹ bảo: ước sỉa chân, chết cùng lũ. Đẻn ngồi chìm trong chiều, nghe nhói nhưng cứ lầm lì.

        Mấy ngày từ lúc cha đi, nó hỏi. Mẹ Đẻn đã thôi khóc, mắt ráo lơ. Vùng nầy sau lũ bao giờ trời cũng mưa. Ông Trảng đưa đò ngang bảo mưa giội bùn. Và đất lại yên tĩnh. Yên tĩnh như xưa. Như làng qua bao mùa.

        Mẹ bảo: “Cha mi tham đó bỏ đăng. Hắn vào miền Tây ở với gái”.

        Bảy tuổi đầu, Đẻn không hiểu hết tham đó bỏ đăng nhưng biết cha phụ mẹ.

        2
        Đẻn cùng Tít, Tém hẩm hút lớn lên cùng những cơn bão lũ hằng năm. Lưng quê nghèo oằn lũ. Oằn thêm những phụ rẫy.

        Mặc. Con nít làng vẫn lớn. Oặt ẹo, nhỏ như cây ớt hiểm mọc hoang sau vườn. Trái vẫn cay cong đầu lưỡi.

        Quê Đẻn trồng nhiều khoai, sắn. Và nưa. Nưa quê Đẻn củ không to quá chén cơm, bột vàng như bột đậu xanh. Trước lũ, trông trời đất dữ dằn, làng rủ nhau đi nhổ nưa phòng lũ lớn. Bu quanh củ nưa có những dáu nưa nhỏ. Dáu nưa quanh củ như những đứa con nít nhỏ làng Thiềm bám bên hông chị nó, mũi lòng thòng, đen nhẻm.

        Chúng sót lại trong đất nhão. Tiếp tục sống. Tiếp tục trở thành những Đẻn, Tít, Tém...

        3
        Sau cơn nước đòng, khi bìm bịp thôi không còn khản giọng, đồng ruộng rảnh rang nằm thở chờ nắng hâm hấp về đợi mùa sau, mẹ Đẻn bỏ đồng, ngồi đan rổ rá.

        Mẹ bảo nghề của ông ngoại để lại. Tám chị em lớn lên nhờ rổ rá của ông. Lại bảo: rổ rá thành cơm.

        Đẻn phụ mẹ ngồi chuốt từng thanh tre, sợi nứa. Mấy bữa đầu, dao cứa tay. Mẹ Đẻn bảo: “Ngậm vào miệng. Máu của mình mình ngậm. Không được ngậm máu phun người”.

        Đẻn bảo: “Phun vào cha được không?“. Con Tít ngồi bên, xếp chồng cao từng cái rổ, rá đan xong, đếm như đếm sỏi chơi ô làng, bảo: “Cha đâu nữa mà phun”.

        Dao lại cứa tay. Dao cứa nhiều lần, tay thành chai, thành sẹo. Ông trưởng thôn kẹp cuốn sổ màu vàng úa ở nách, giắt ở vành tai cây bút chì ngắn bằng lóng tay thằng Đẻn, mặt đỏ bầm vì rượu bữa, đến nhà. Ông bảo với mẹ Đẻn: “Thằng Đẻn bỏ học năm lớp mấy?”. Mẹ bảo: “Lũ chín chín, năm lớp ba”. Ông bảo: “Nói lý do để tau ghi vào sổ, trình văn hóa xã”. Mẹ bảo: Lũ nên lớp ba, chó tha học bạ”. Ông trợn mắt: “Không giỡn”. Rồi dịu giọng: “Cha thằng Đẻn có thư từ gì không?”.

        Mẹ Đẻn không trả lời.

        Trong lũ người làng Thiềm chỉ gọi nhau. Gọi nhau để sống. Không than vãn. Bởi sống là còn. Còn than thì chưa kịp, nước đã cuốn trôi. Than đầu làng Thiềm, nước đã cuốn người ra đồng, ra sông. Xác không mắc vô đọt tre cộ ngước mắt đã thấy xa, thì trôi ào ra tận cửa biển, cách làng non chục cây. Xác nuôi cá.

        Mẹ Đẻn, người làng Thiềm không than nên ông trưởng thôn đành về. Học bạ lớp ba của Đẻn vì vậy tiếp tục bị chó tha. Những con chó ốm nhong nhách, tên vá, tên vện, tên lu, tên mực... chạy rông quanh làng. Trưa nắng. Và sủa. Tiếng sủa khan khắt, buồn như chấu cắn.

        4

        Hai năm mười bảy ngày sau trận lũ vô hậu của ông Trảng Cò, cha thằng Đẻn về.

        Chiều làng Thiềm không nắng nhưng gió u u. Sấm đất âm âm vọng rền từ biển. Kiến lửa tìm những mô cao, cắn sưng chân con Tém còn lẫm chẫm. Mùi cẩm lệ của cha khét lẹt. Mùi mà lúc cha chưa đi thằng Đẻn đã quen. Quen như mùi thơm rạ chiều quê, cay nồng khói thổi cơm độn sắn sau nhà. Quen với loại thuốc mà khi vui cha bảo thuốc ni là thuốc bốc lên xe vừa le vừa liếm.

        Mẹ Đẻn giận cha không thèm nhìn mặt. Mẹ Đẻn dẫn con Tém sang làng bên, làng ngoại. Con Tít ngóng theo mẹ, lóc xóc chạy theo. Ngang cha, nó vỗ đánh đốp vào đít cha. Theo mẹ, nó không quên mang theo con búp bê đầu bù tóc rối, mặt đen nhẻm như gái làng Thiềm. Chỉ khác là búp bê còn một chân.

        Thằng Đẻn nhìn cha, nói ngang: “Không đem gái về à?”. Cha đang ngồi im bỗng cười khà khà: “Cha mi, ai nói?”. Thằng Đẻn bảo: “Mẹ nói, làng nói”. Cha bảo: “Hồi chừ miệng làng như ổ rắn mai, rắn lục”. Thằng Đẻn bảo: “Ai biểu bỏ đi”. Cha không nói, nhìn xa.

        Đồng buổi chiều vẫn lúp xúp bóng những người đàn ông làng Thiềm, nón mê rẽ quạt. Chiều ruộng nhòa bóng. Trông xa, đàn ông làng Thiềm như những thằng hình rơm đuổi chim cắn lúa. Lúa lên đòng nhưng thằng người rơm vẫn gầy nhom, xiêu vẹo. Vẫn nón mê rách bươm, ngả nghiêng phùn bấc, nắng rộp cháy lưng trần. Cha không đi theo gái nhưng nói với Đẻn làm gì. Lớn lên, Đẻn cũng như cha, như đàn ông làng Thiềm. Như những thằng hình rơm đuổi chim cắn lúa nhưng không đuổi được những cơn lũ.

        Lũ đúng hẹn. Lũ ẩu tả. Bất tử đi, bất tử về. Vô hồi kỳ trận.
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "vanhoai" về bài viết có ích này:

        tom (12-02-10)

      9. #7
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default

        5

        Mưa. Mưa như trút nước. Đẻn để hai cái mẻ sàng hứng nước mưa long tong, long tong. Cha kiếm thêm một cái khạp, một cái thau nhựa được cứu trợ từ lũ chín chín đựng mưa mà trong nhà vẫn lênh láng. Người nói: thứ nhất vợ dại trong nhà, thứ hai nhà dột, thứ ba nợ đòi. Cha Đẻn vừa canh me cái thau cho trúng chỗ nước giọt long tong vừa nghĩ trong đầu. Trời đất, hai cái khổ sau đàn ông làng Thiềm như cha Đẻn đã ớn tận cổ.

        Coi chương trình “Vượt lên chính mình” ai cũng mơ ước. Kéo cái rột, trả xong nợ ngân hàng. Kéo cái rột thứ hai, bỏ túi mươi triệu. Sướng như nghe chữ cuối của một câu ca cải lương dài hơi. Có điều khổ nhiều như bèo hoa dâu, kéo cái rột đâu dễ.

        Ừ. Vợ không dại nhưng buồn bỏ đi. Đi là đúng phải không Đẻn? Thằng Đẻn đang xắn quần, chum hum nơi góc nhà định đưa đám rổ rá lên giàn bếp phòng lũ, nghe cha hỏi trổng, giật mình. Nó day mặt về phía cha: “Cha hỏi ai?”. Cha Đẻn bảo: “Hỏi tau”. Đẻn bảo: “Say à?”. Cha bảo: “Chưa say, đợi lũ”. Đẻn bảo: “Đợi gì, đón mẹ và em về đi”. Cha bảo: “Mưa to quá”. Đẻn bảo: “Mưa mới đón”. Cha bảo: “Ừ”.

        Gió rít quần quật. Sấm đất ù ù. Sông Miểu Mùng nước đỏ như mặt rượu bữa của ông trưởng thôn. Có chỗ nước xoăn tít, sủi bọt như người ta tự tử bằng thuốc rầy, phì phì bọc lấy làng Thiềm.

        Ông Trảng Cò đi ngang qua nhà Đẻn. Ông hét như trống trận: “Mi về lúc nào? Đà nầy, trận ni không vừa”. Đẻn nghe cha dạ nhỏ. Tiếng dạ chưa hết, đò ông Trảng đã tới ngang nhà chú Sếu. Đẻn ôm chuồng gà, thấy cha đang lọ mọ khạp gạo, Đẻn lạu bạu: “Cha về chi cho lũ”. Cha bảo: “Không về cũng lũ”.

        Nó nghĩ: lũ trước, không cha. Lũ nầy, không mẹ.

        6

        Nước lũ đã ngút mắt. Canô của chính quyền chạy ầm ầm. Dân làng Thiềm dắt dìu nhau về Trường tiểu học Miểu Mùng. Trường xây hai tầng ở chính giữa Cồn Hưởng, nơi cao nhất vùng đồng trũng. Hồi còn học, trường chưa xây nhưng Đẻn thấy to đùng. Lúc ấy đi chợ sáng, mẹ Đẻn ngang trường ném cho Đẻn gói xôi bọc lá chuối khô.

        Sau lũ chín chín có ông nhà giàu ở Mỹ về. Làng Thiềm bảo ông ấy là con làng Thiềm. Tuổi thơ của ông ngan ngát đắng làng những mùa lũ vô hồi kỳ trận. Lưỡi ông phồng rát cái ngứa của những dáu nưa chấm muối ớt chiều lũ. Ông mang về - Đẻn nghĩ thế - một bọc tiền chắc to lắm xây lại trường. Thằng Đẻn không được học trường mới nhưng hôm tổ chức lễ khánh thành trường, Đẻn thấy vui vẻ như hội làng. Có nước ngọt, có bánh kẹo phát không cho con nít làng Thiềm. Cha Đẻn được mời uống từ sáng đến chiều. Cuối làng rồi mà còn nghe tiếng dô, dô không dứt hột. Chính quyền còn mời luôn cả một đoàn ca nhạc. Nghe đâu có ông ca sĩ ở tận Sài Gòn.

        Khi được giới thiệu lên sân khấu, ông đi ngang qua bọn trẻ làng Thiềm đang ngồi bệt trên bãi cỏ gần bục hát, Đẻn nghe mùi nước hoa thơm lựng. Thằng Ột, chơi thân với Đẻn, hít lấy hít để. Nó bảo Đẻn: mùi Sài Gòn. Thằng Mủ Chuối (khi đẻ nó, mẹ nó đẻ rớt ở bụi chuối tiêu trong nhà bà mụ Sằng) cãi liền: ngu, mùi Mỹ. Thằng Đẻn nói ráo hoảnh: mùi gì cũng được. Để nghe hát.

        Ông hát sung lắm. Sân khấu kêu rầm rầm. Đến đoạn, ông gí ống hát về phía trẻ con làng Thiềm. Ông hét như loa xã báo lũ: “Hát cùng tôi đi các bạn ơi”. Ông nói giọng Sài Gòn nghe không rõ nhưng Đẻn nhớ hình như là vậy. Trẻ con làng Thiềm sướng đã đời con cóc. Không hát theo được, chúng vỗ tay rần rần, miệng la: dô, dô... Ông ca sĩ cũng sướng. Ông hét lại: de, de...

        Lên phát biểu, ông ở Mỹ về chỉ nói được một đoạn. Ông khóc. Ông trưởng thôn mặt đỏ bầm rượu bữa, đáp lễ. Ông nói văn hoa. Xin cảm ơn, xin cảm ơn. Đó là ngôi trường hai trong một. Ông xã Cương hỏi trưởng thôn sau khi xong lễ: “Anh bảo trường hai trong một là cái nghĩa lý chi?”. Ông trưởng thôn khật khù: Trường Miểu Mùng của ta từ nay vừa để học vừa để tránh lũ...

        Nói xong ông cười khớ khớ. Giọng cũng đã đời hệt như tiếng la của trẻ con làng Thiềm.

        7

        Mấy bận trước lúc đi, trốn lũ, nhìn vợ con sụp soạn tô mì, củ sắn, dáu nưa mót muộn trên đồng, cha thằng Đẻn thường ngồi thu lu một mình trong góc tối với mùi thuốc khét lẹt.

        Lần nầy, cha Đẻn xốc xách hơn. Hai năm đi biệt là hai năm nợ nần. Nợ lũ, nợ tình. Nợ tiếng gọi nhau ơi ới mùa lũ về để sống. Để khỏi bó chổi cùn thành đuốc mà tìm nhau.

        Cha kê liền kề ba cái bàn học. Mỗi phòng học chen chúc non sáu, bảy hộ dân làng Thiềm. Trường như thuyền lớn chở người. Cha bẻ vội củ sắn nướng trui đen thùi lùi nhét vào miệng con Tít. Nó bảo: “Phần cha đâu?”. Cha bảo: “Ăn rồi”. Mẹ Đẻn nhóm nhém miếng cơm sót mớm vào miệng con Tém. Đẻn bảo như giọng của ông trưởng thôn: “Con Tém diện ưu tiên”. Nó đưa cho em dáu nưa. Mẹ bảo: “Con Tém chưa ăn được dáu nưa”.

        Cha Đẻn nói bâng quơ: “Dáu nưa ngâm nước, ngứa rộp lưỡi”. Con Tém quơ quơ tay, mắt đen như lông chó mực. Dáu nưa Đẻn đưa rơi rơi rớt rớt. Con Tít lượm lên. Mẹ Đẻn cười. Hai năm hai mốt ngày, Đẻn gặp lại cái cười ấy. Lặng lẽ và đắng đót như những chuyến đò ngang của ông Trảng Cò. Mẹ bảo: đói cái chi cũng quý.

        Đẻn nghe trong âm âm u u tiếng gió, tiếng nước, tiếng ừ. Tiếng ừ của gió, lũ hay của cha, Đẻn không rõ. Nhưng đã là sự đồng thuận thì cần chi phải rõ ràng.

        8
        Lũ mới đi được nửa phần, làng Thiềm liền gọi nhau chôn anh Xóc cuối làng bị nước cuốn. Đất sau lũ còn nhão nhoẹt nên đất chôn người phải nện kỹ. Giọng hò ông Cả Hiếu não nùng theo nhịp chày nện đất của đám thanh niên làng Thiềm. Ông hò giọng khê nồng như tiếng vọng từ âm ti: Hồn ơi, hồn ơi. Bỏ con bỏ vợ. Chết lũ chết sông. Chết không mồ mả...

        Họ về. Đàn ông làng Thiềm lại ngồi với nhau trên những chiếu rượu điêu tàn. Đẻn ngồi cạnh, lại vót tre chờ tiếng bìm bịp kêu mùa nước lớn. Ông Trảng Cò hỏi cha: lũ xong có đi lại không? Bác Cả Hiếu răng trống huơ trống hoác nói trổng: mệt, tránh trời không khỏi nắng. Chừng như đã mềm môi, bác cất giọng. Không não nùng như giọng hò nện đất hồi sáng nhưng cũng nằng nặng giọng đau: Rồi mùa tót rạ rơm khô. Bậu về quê bậu biết nơi mô mà tìm.

        Đẻn len lén nhìn cha. Lòng không vui không buồn. Cha vẫn chưa trả lời ông Trảng Cò. Nùi thuốc mờ tỏ. Tự dưng Đẻn ao ước lũ đừng đi, lũ cứ về. Với Đẻn, trong lũ có nụ cười. Có tiếng ừ đồng thuận không biết của ai. Của trời đất hay của cha Đẻn, mẹ Đẻn. Mà cần chi của ai. Đồng thuận thì không cần rõ ràng.

        Nó không dám tỏ bày. Dân làng Thiềm biết điều đó là chết. Ai lại mong lũ đừng đi, lũ cứ về. Ừ, Đẻn chỉ thì thầm với cơn mưa giội bùn chiều nay xối xả trên đồng ruộng làng Thiềm.

        Nó thì thầm: lũ ơi!

        Huế, mùa bão lũ 2009


        BẠCH LÊ QUANG
        [IMG]http://www.tuoitre.com.vn/TIANYON/ImageView.aspx?ThumbnailID=392646[/IMG]
        “Hồn ơi, hồn ơi. Bỏ con bỏ vợ. Chết lũ chết sông. Chết không mồ mả...”. Tiếng hò đám này rất quen thuộc những ngày sau lũ ở quê tôi. Hình như Bạch Lê Quang không kể một câu chuyện. Hình như cốt truyện đã chìm lấp vào trong những đường nét xô lệch của một mảng sự sống được giành lại từ cái “vô hậu” của trời đất. Quang không viết mà vẽ lại một bức tranh, với gam màu nâu đen buồn bã như số phận của những người dân quê miền Trung - nơi mà lũ lụt và đói nghèo đã thành một định mệnh bám chặt lấy đời người.

        Đọc Lũ ơi cứ như đang nghe một giọng kể trầm trầm day dứt, vang lên trong đêm khuya lạnh, giữa bốn bề tơi bời sau bão lũ. Lặng lẽ, đắng đót, như chính những hoang tàn được nhắc kể trong từng câu chữ. Đôi khi như tiếng nấc nghẹn. Lại đôi khi khẽ khàng như gắng khơi chút lửa từ những mảnh than hồng hi vọng. “Trong lũ người làng Thiềm chỉ gọi nhau. Gọi nhau để sống. Không than vãn. Bởi sống là còn. Còn than thì chưa kịp, nước đã cuốn trôi...”.

        Ở bìa cuối của tập truyện ngắn đầu tay Thõng tay vào chợ ra mắt tháng 11-2009, Bạch Lê Quang có ghi mấy dòng ngắn gọn: “Tuổi Canh Tý, nhà giáo, hiện đang sống với tiên ở Huế”.

        TRẦN THÙY MAI
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "vanhoai" về bài viết có ích này:

        tom (09-02-10)

      11. #8
        tom's Avatar
        tom is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        1,028
        Cảm ơn
        2,302
        Được cảm ơn: 1,233 lần
        trong 684 bài viết

        Default

        Nghẹn lòng trước cảnh con 5 tuổi chăm mẹ ung thư
        (Dân trí) - Đôi bàn tay bé xíu, vừa xúc cơm vừa đỡ đầu mẹ, bé Trường nhẹ nhàng đút từng thìa cho mẹ rất thuần thục. Một năm nay, mọi việc chăm sóc người mẹ bị bệnh nan y đang lay lắt những ngày cuối đời đều do cậu bé chưa tròn 5 tuổi này lo hết.

        Chối bỏ con thơ vì vợ mang căn bệnh tử thần


        Dưới cái nắng chói chang của miền đất Tây Ninh, chúng tôi tìm đến nơi ở của mẹ con cô giáo Võ Thị Mến ở ấp Ninh Lộc, xã Ninh Sơn, Thị xã Tây Ninh. Trong nhà căn nhà mục nát và chắp vá, đập vào mắt chúng tôi một hình ảnh nát lòng - một đứa trẻ chưa tròn 5 tuổi đang đút từng thìa cơm cho người mẹ nằm thoi thóp trên chiếc võng cũ. Thấy khách đến, đứa bé mặc bộ đồ lấm lem vội khoanh tay lễ phép cúi chào rồi quay lại tiếp tục đút cơm cho mẹ.


        Bé Trường đút cơm cho mẹ một cách thuần thục khi em chỉ mới gần 5 tuổi



        Không khí tĩnh lặng buổi trưa bị phá tan bởi tiếng khóc nghẹn ngào của cô Mến khi vô tình chúng tôi hỏi đến cha bé Trường.



        Do hoàn cảnh nghèo khó nên mãi đến năm 40 tuổi cô giáo Mến mới tìm cho mình được hạnh phúc với một người đàn ông góa vợ. Một năm sau (năm 2004), bé Mai Xuân Trường chào đời. Thằng bé kháu khỉnh và giống cha như đúc. Lúc ấy cô cứ tưởng số phận đã mỉm cười với mình.



        Nhưng thật éo le, niềm hạnh phúc đó không kéo dài được lâu. Khi bé Trường được hơn 2 tuổi cũng là lúc cô Mến phát hiện mình mang căn bệnh hiểm nghèo.



        Năm 2006, cô Mến thấy ngực mình đau buốt, chạy chữa khắp nơi nhưng cũng không tìm ra bệnh. Đến khi xuống bệnh viện ở TPHCM mới rụng rời, cô bị ung thư ngực đã di căn. Cũng lúc ấy, cô chịu thêm một niềm đau còn lớn hơn, người chồng lẳng lặng bỏ đi không một lời từ biệt.



        Khi chăm mẹ xong, chú bé háo hức moi trong tủ ra khoe với chúng tôi những tấm hình được chụp hồi đầu năm.



        Mân mê những tấm hình, bé Trường chỉ vào bộ quần áo mới nguyên trong tủ, khoe: "Mẹ nhờ dì mua mất tận 30.000 đồng đấy. Nhưng cũng từ đó đến nay con chưa mặc, còn để dành".

        Mẹ ốm. Cha bỏ đi. Bé Trường thua thiệt đủ đường. Một năm nay, khi căn bệnh của mẹ trở nên trầm trọng, không thể đi lại, thì tất cả công việc trong nhà đều đến tay bé. Ngày qua ngày, Trường dần quen với công việc nhà và trở thành trụ cột của gia đình khi chưa tròn 5 tuổi.



        Chúng tôi hỏi Trường thường làm gì giúp mẹ, bé nhanh nhảu trả lời: “Con biết vo gạo, nấu cơm, nhiều thứ lắm”. Người nhỏ xíu, mỗi lần bắc cơm chú bé phải trèo lên chiếc ghế rồi mới với tay tới chỗ cắm điện. “Thấy con nhỏ tiếp xúc với điện nguy hiểm nhưng cũng đành nhìn con làm vì người không thể ngồi dậy được”, cô Mến thở dài.


        Cậu bé 5 tuổi này mấy năm nay đều tự chăm lo cho bản thân mình: tự tắm rửa, tự ăn, tự chơi, tự học. Nhìn chúng bạn được ba mẹ đón đưa, được chơi đủ trò trong trưa nắng, thèm lắm nhưng cu cậu không dám đi chơi xa, chỉ quẩn quanh bên mẹ, “ở nhà còn xoa dầu, bóp tay cho mẹ đỡ đau”.


        Vừa cho mẹ ăn, bé Trường vừa bóp tay cho mẹ



        “Thầy thuốc nhỏ” này còn thuộc nằm lòng những bài thuốc dân gian sắc cho mẹ. Chưa ý thức được mức độ hiểm nghèo của căn bệnh mà mẹ đang mang, Trường chỉ nghĩ “có thuốc cho mẹ uống là khỏi bệnh” nên hằng ngày, khi dì rảnh, Trường lại nhờ dì dắt đi tìm lá thuốc.



        “Tội cháu nhất là những khi Tết hoặc Trung thu, nhìn những đứa trẻ khác được bố mẹ chở đi chơi, mua quà. Con mình chỉ biết nhìn theo các bạn...”, cô Mến nghẹn lời. Những lúc như vậy, Trường chỉ ôm mẹ mà nói: “Con không cần quà đâu. Mẹ dành tiền trị hết bệnh, mẹ đừng chết nghe mẹ!”.



        Dấu chấm hết cho một cô giáo có tâm với nghề



        Cô Võ Thị Mến, năm nay 45 tuổi, nguyên là giáo viên dạy địa trường THCS Nguyễn Tri Phương (TX Tây Ninh). Đầu năm 2007, cô Mến bị đau ở vùng ngực và tay trái, khám mới phát hiện mình bị ung thư đang di căn không thể phẫu thuật được. Các bác sĩ điều trị cũng chỉ cho thuốc uống để ngăn chặn sự phát triển của khối u, nhưng vẫn không giảm.



        Hiện cô và con trai, bé Mai Xuân Trường, 5 tuổi đang tá túc tại nhà người chị thứ hai ở 271/3 ấp Ninh Lộc, Ninh Sơn, TX Tây Ninh (Điện thoại: 01264902397).

        Mười tám năm đứng trên bục giảng, biết bao thế hệ học trò qua lớp của cô.



        Suốt 18 năm đi dạy, cô Mến luôn được xếp loại lao động giỏi. Nếu cô dạy thêm 2 năm nữa thì có lẽ nay đã nhận được giấy chứng nhận Nhà giáo ưu tú với 20 năm cống hiến rồi. Ấy vậy mà từ khi nghỉ dạy đến nay đã một năm, cô Mến vẫn chưa nhận được giải quyết chế độ nghỉ hưu sớm.


        Khẽ nén tiếng rên trong những cơn đau giằng xé trong xương trong thịt, cô Mến nghẹn ngào kể lại: Bệnh phát càng nặng, cơn đau dồn dập, chi phí thuốc men tốn kém vô cùng. Cả tháng lương giáo viên không đủ chi cho một lần xuống thành phố trị bệnh. Khối u di căn gây lở loét nên cô đành phải nghỉ dạy.


        Cô Mến với những tấm bằng chứng nhận lao động giỏi những năm còn đi dạy



        Cắn răng chịu đựng khi cơn đau hành hạ, không kiếm đâu ra tiền chữa trị, cô bấm bụng bán nền nhà nhỏ là chỗ trú mưa nắng của hai mẹ con, được tổng cộng 32 triệu. Nhưng số tiền này cũng nhanh chóng đội nón ra đi theo những đơn thuốc.


        Tiền không, nhà cửa không, hai mẹ con dắt díu nhau về tá túc tại nhà người chị thứ hai vốn cũng không gì khá giả hơn.

        Trong căn nhà chắp vá, chỗ lành ít hơn chỗ thủng, cô Mến khóc suốt trong buổi trò chuyện cùng chúng tôi. “Nỗi khổ cực, đau đớn của tôi chỉ biết kêu trời cho thấu, nhưng tôi “đi” không đặng, vì bé Trường còn bé quá”…


        Bữa cơm của mẹ con bé Trường chỉ có canh và nước tương



        Chúng tôi ra về trong nỗi day dứt “chết không đặng” của cô giáo Mến và bước chân lon ton gọi với theo của cu Trường “Lần sau xuống, cô chú… cho con… một hình siêu nhân nghen!”.



        Chút vòi vĩnh rụt rè của “người đàn ông trụ cột” 5 tuổi như lưỡi dao cứa vào lòng chúng tôi. Đằng sau sự can đảm của “người đàn ông trụ cột” kia, vẫn là tâm hồn của một đứa trẻ…


        Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:



        1. Cô Võ Thị Mến - 271/3 ấp Ninh Lộc, Ninh Sơn, TX Tây Ninh (Điện thoại: 01264902397).

        2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)

        Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
        Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
        Email: quynhanai@dantri.com.vn
        * Tài khoản VNĐ:

        Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

        Số TK: 10 201 0000 220 639

        Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm


        * Tài khoản USD:

        Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí

        Số TK : 10 202 0000 004346

        SWIFT Code : ICBVVNVX106

        Tại : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội

        3. Văn phòng đại diện của báo:

        VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122


        VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725


        VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331


        VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269



        Lê Phương - Trung Kiên
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "tom" về bài viết có ích này:

        dongphuong (22-02-10),sonthuy (21-02-10)

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •