Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 3/5 đầuđầu 12345 cuốicuối
    kết quả từ 21 tới 30 trên 44
      1. #21
        Tham gia ngày
        Oct 2012
        Bài gửi
        271
        Cảm ơn
        156
        Được cảm ơn: 404 lần
        trong 124 bài viết

        Default

        Giải trí.

        Ảnh ảo 3D

        Rất thịnh hành ở thập niên 90, những thế hệ 8x ai cũng từng chơi trò này khá thú vị nhưng chơi nhiều quá cũng không lợi. Không ít người đã bị tật ở mắt như lé, loạn thị hoặc thần kinh nhẹ như ảo tưởng ...
        Vì vậy giải trí thôi, đừng xem nhiều không có lợi cho mắt.

        Các phương pháp
        1. Phương pháp Alpha

        Để ảnh cách xa mắt 20-30 cm, nhìn xoáy sâu vào một điểm của ảnh như nhìn qua một tấm gương. Hãy giữ cái nhìn đó một lúc tới khi mắt bạn có ấn tượng về độ sâu của ảnh

        2. Phương pháp Beta

        Hãy để mặt ảnh ngay sát mắt, nhìn sâu vào một điểm. Sau đó từ từ đưa ảnh ra xa, mắt vẫn luôn luôn theo điểm định hướng. Với khoảng cách lớn dần, ảnh sẽ từ từ hiện lên

        3. Phương pháp Gamma

        Tập trung nhìn vào một vật bất kỳ gần bạn. Đưa ảnh tới sát vùng nhìn thấy của bạn mà không thay đổi ánh mắt. Ảnh sẽ dần hiện

        4. Phương pháp Omega

        Hãy nhìn vào ảnh và tìm cách làm hiếng mắt. Khi mắt bạn giữ được tình trạng hiếng, ảnh chắc chắn sẽ hiện lên

        [IMG]http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2013/05/17/08/59/788243472_31342905_574_574.jpg[/IMG]

        Khuyến cáo: hình này dành cho những ai đã biết nhìn ảnh ảo rồi, nếu bạn định tập nhìn trên màn hình máy tính thì rất có hại cho mắt của bạn đấy! In ra và nhìn thử xem.

        Vẽ lại những hình có ý nghĩa.


        [IMG]http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2013/05/17/08/59/788243639_1090504514_574_574.jpg[/IMG]

        Trò chơi nối những nét, chấm thành những hình có ý nghĩa.
        ví dụ: tiểu sinh nhìn thấy có một con rắn.
        Cố gắng nhìn cả tấm hình nhé.
        [IMG]http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2013/05/17/08/56/788239469_2010015561_574_574.jpg[/IMG]

        Trò này cũng giống như trên, nhưng hơi khó hơn vì nó là những ngôi sao và có yếu tố không gian.
        vd: tiểu sinh nhìn thấy một con ngựa đang phóng lên.

        Hãy cho trí tưởng tượng bay xa.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "DangHuyAnh" về bài viết có ích này:

        huyducit (17-05-13),thaihoa (24-05-13),yennga (17-05-13)

      3. #22
        Tham gia ngày
        Oct 2012
        Bài gửi
        271
        Cảm ơn
        156
        Được cảm ơn: 404 lần
        trong 124 bài viết

        Default

        THẦN KHÍ SẮC


        ĐẠI CƯƠNG VỀ THẦN KHÍ SẮC

        Thần, Khí, Sắc là ba ý niệm đặc biệt của tướng học Á Đông, rất khó lĩnh hội .

        Xưa nay các sách tướng đều nói đến Thần, Khí, Sắc đều cho rằng Thần, Khí, Sắc tuy phân ra làm ba nhưng thực ra là một. Về cách quan sát ,người thường nói xem Thần tại mắt, khí ở nội tạng và phát thành âm thanh còn sắc ở ngoài da. Nhưng đó chỉ là một cách diễn tả khái quát không bao hàm đầy đủ mọi khía cạnh cần thiết .Đi sâu vào chi tiết, Thần, Khí, Sắc rất phức tạp, hàm hỗn và tương quan mật thiết .Tách rời Thần ,Khí ,Sắc ra từng phần riêng rẽ chỉ là một cách mổ xẻ máy móc để tiện trình bày mà thôi. Phần dẫn nhập này tóm tắt một cách khái quát những điểm trọng yếu trước khi cố gắng phân tích chi tiết từng thành tố Thần, Khí, Sắc trong tướng học .

        Sở dĩ tướng học Á đông xem Thần, Khí, Sắc là một vì đó là ba dạng thức khác nhau, nhìn dưới những khía cạnh khác nhau của dữ kiện duy nhất, có tính cách siêu vật thể hơn là vật thể của con người .

        Theo tướng học, chính dữ kiện đó đã tạo nên tinh hoa, hoạt lực nội tại và các yếu tố tâm linh của con người. Người Á Đông, vốn thấm nhuần truyền thuyết âm Dương Ngũ hành, dưới khía cạnh vật là một thứ khí trong khi kết hợp và biến hóa đã tạo ra vạn vật, trong đó có con người. Nếu nói đến bản thể của khí trong con người là nói đến bản thể của khí âm Dương Ngũ hành trong vũ trụ đã hội nhập vào con người từ lúc thọ thai kết hình và cùng với nhục thể tạo thành một khối duy nhất đó là con người .

        Như vậy ,trong con người ta có thể tạm nói khí là một thứ nhựa sống vô hình, nếu thể hiện qua đầu mày đuôi mắt thì gọi là thần hiện ra một nơi, cố định trên làn da thành ra màu sắc thì gọi là sắc. Do đó, Thần ,Khí ,Sắc tuy ba nhưng xét về bản chất thật ra là một và có tính cách bất khả phân trong thực tế. Nói cách cụ thể hơn, Thần ,Khí ,Sắc có thể ví như ba trạng thái khác nhau như thể hơi ,thể lỏng ,thể đặc của nước :thể hơi là thần, thể lỏng là khí ,thể đặc là sắc. Thể lỏng là thể thông thường căn bản của nước nhưng thể hơi và thể đặc không bao giờ hoàn toàn tách rời ra khỏi thể lỏng cũng như thần và sắc không bao giờ tách ra khỏi khí.

        Trong phần khí, ở khía cạnh cấu tạo (structual) nhìn dưới vị thể tĩnh nghĩa là khi con người bất động ,ta có thể quan sát được là khí mạnh hay yếu ,thanh hay trọc ,tốt hay xấu. Vì vậy ,nhiều dưới khía cạnh này, giữa khí và sắc có sự tương quan mật thiết trong tướng học người ta thường gộp chung thành một mà gọi là khí sắc với ngụ ý rằng trong việc quan sát khí thì khí chỉ được nói đến một cách gián tiếp còn sắc mới là trọng điểm .Chính vì thế mà sáchThủy kính tập gọi nó là khí sắc chi khí.

        Trong vị thế động của con người, và dưới khía cạnh cơ năng(fone-tionnel), qua các tác động của thân hình, ta thấy có thể phát hiện những cá tính đặc biệt, những đặc điểm tâm hồn từng cá nhân. Dạng thức này của khí được mệnh danh là khí phách.

        Tác giả Phạm Văn Viên của cuốn Thủy kính tập là người đầu tiên đặt ra danh từ khí phách để phân biệt với khí và sắc khi ông nói :”khí phách chi khí” "khí sắc chi khí ” .Trong tác phẩm của ông , phần màu sắc của da bị xem nhẹ ,còn phần thần lại được chú trọng rất nhiều và xem như là liên kết chặt chẽ với khí . Do đó ,đôi khi ta gọi là khí phách, ta lại gọi chính danh hơn là tinh thần và khí phách, và để cho giản tiện ,người ta gọi tắt là thần khí. Chính phần thần khí này mới là phần cao thâm của tướng lí Á Đông, nó giúp phân biệt được quý tiện hiền ngu, dự đoán được thành bại của con nguời trong tương lai cũng như mạng vận dài ngắn ,thô bạo hay thanh khiết .

        Từ trước đến nay ,thần khí vì tính cách hư hư thực thực của nó,vừa có bản chất là siêu hình vừa có bản chất là thực tại, lại đòi hỏi người quan sát phải có một nhãn quang và thính giác bén nhạy đã được xếp vào loại học thuật bí truyền. Hơn nữa, cách diễn tả của nguời xưa lại rất hàm hỗn cố ý thần bí hóa và lại không được phổ biến sâu rộng như phần hình tướng, nên từ đời Đông Hán đến gần đời Tống gần như bị thất truyền. Đến hai đời Minh,Thanh ,một vài cuốn sách tướng cổ điển có nhắc đến, nhưng không mô tả.

        Mãi đến đời Thanh ,sách Thủy kính tập mới lại đề cập đến ,nhưng vẫn chưa rõ ràng cho lắm .Tuy vậy ,xét qua mớ tài liệu rời rạc tản mát trong kho tàng văn hóa tướng học còn lưu lại đến nay cộng thêm với một đoạn bình chú của tướng thư ta có thể suy diễn ra được một phần lớn những điều cổ nhân muốn gói ghém qua ý niệm khí phách.
        (tổng hợp)

        Vậy để nhận biết được thần khí sắc thì cần thực hành liên tục và được nghiệm chứng đầy đủ mới mong tăng tiến trong việc xem tướng ở trường phái này.
        Ở Nhóm Nhân Tướng Học Thực Hành các anh chị đã bắt đầu nhận ra được khí và sắc nên tạo ra không ít điều vui và bất ngờ cho những người đến nghiệm chứng.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "DangHuyAnh" về bài viết có ích này:

        huyducit (23-05-13),leostar79 (28-06-16),nanashi1993 (24-05-13),phuduc0203 (03-08-13),thaihoa (24-05-13),yennga (23-05-13)

      5. #23
        Tham gia ngày
        Oct 2012
        Bài gửi
        271
        Cảm ơn
        156
        Được cảm ơn: 404 lần
        trong 124 bài viết

        Default

        THẦN

        I –Ý NIỆM VỀ THẦN:

        “Thần” là một khái niệm căn bản của tướng học Á Đông, nhưng lại là một ý niệm rất khó diễn tả. Một phần vì người xưa học tướng theo lối tâm truyền, lấy trực giác và kinh nghiệm để lĩnh hội dần dần nên không cần và có thể nói là không thể diễn tả đầy đủ, một phần là nếu vài ba cuốn tướng học cổ điễn tả thì lối diễn tả đó vừa mơ hồ vừa huyền bí khiến người đọc bị hoang mang như lạc vào mê hồn trận. Thật sự, bản chất của thần không có gì là hoang đường, cũng không đến nỗi khó lĩnh hội cho lắm.
        Đến giúp hiểu được ý niệm thần trong tướng lý Á Đông , ta lấy ý niệm thần theo một khảo hướng thực tiễn, ngược lại với lối diễn tả huyền bí của sách vở cổ điển bằng cách đưa ra nhiều ví dụ cụ thể trước khi đi vào phần định nghỉa lý thuyết.

        Trong đời , hẳn mọi người đều có dịp quan sát lắm cặp mắt có nhãn lực đặc biệt khó quên. Nhãn lực đó khi đầy ác khiến kẻ nhìn phải khiếp sợ, có khi đầy vui tươi khiến kẻ nhìn quyến luyến. Những loại ánh mắt đó gọi là ánh mắt có thần. Ngược lại, cũng có nhiều đôi mắt ảo não, xa xăm, lờ đờ, thiếu sinh lực, hoặc không gây một cảm giác nào cho người quan sát đó là những ánh mắt thiếu thần.

        Có những tư thế đi, đứng, ngồi chững chạc, ổn trọng tự nhiên, tạo một cảm giác uy nghi khả kính: đó là những tác phong có thần. Có nhiều giọng nói chanh chua gây tức giận, hoặc hùng hồn làm cho hân hoan phấn khởi, hoặc trong trẻo, êm dịu truyền cảm, khiến người nghe như bị thu hút bàng hoàng: đó là hợp âm thanh có thần .

        Một phụ nữ nhan sắc có hấp lực lôi cuốn sự chú mục không ngừng , khiến mọi người phải nhìn, nhìn hoài không chán, hoặc lúc nhìn mà động lòng ham muốn hay tấm tắc khen ngợi: đó là nhan sắc có thần.
        Cũng có phụ nữ không mấy xinh đẹp nhưng cách đi, cách đứng, giọng nói, nụ cười đều toát ra vẻ thùy mị, đoan trang khiến con người sinh lòng cảm mến cũng là loại người có thần.

        Trong đoàn vũ công dang biểu diễn, có người diễn xuất nổi bật hơn hết khiến cho khán giả thấy được ý nghĩa của điệu vũ qua cử chỉ, vũ công đó có thần trong điệu vũ.
        Những cụ già dù gần đất xa trời, nhưng vẫn còn đầy vẻ quắc thước, nghiêm phong, dũng liệt là những kẻ có thần.
        Những trẻ em nhìn vào là thấy ngay tướng thông minh, đĩnh độ cũng là hạng người có thần.

        Những ví dụ trên cho thấy thần được biểu lộ không những ở đôi mắt mà còn trên toàn thể khuôn mặt, trong phong thấy, giọng nói, nụ cười, trong thế cử động và cả trong thế bất động của con người nữa. Thần được phát lộ rõ rệt nhất lúc vui, lúc hứng, lúc giận, lúc sợ, lúc ham muốn, lúc cãi cọ. Lúc thuyết phục, lúc đấu võ, lúc đánh kiếm.

        Tóm lại , bất cứ lúc nào con người thoát khỏi trang thái bình thường mà toát ra những nét khác biệt kẻ phàm, trong ánh mắt, tướng đi, đứng, nằm, ngồi, cười thì đó vẫn là người có thần. Chính trong trạng thái bình thường ta thấy thần khó được lý hội nhất. Người xem tướng bao giờ cũng gặp phải đối tượng và trang thái này.

        Những ví dụ và sự diễn tả trên cho phép ta địng nghĩa thần như sau: Thần là âm hưởng nhận thức được trên các nét tướng con người, là tiếng dội trong tâm hồn người xem tướng của những nét tướng quan sát được, chỉ những nét tướng nào tạo được những cảm giác, cảm tướng, cảm xúc, dư âm trong tâm tư người xem tướng thì mới là những nét tướng có thần. Trái lại, những nét tướng nào không có ý nghĩa, không gây một chấn động nào trong tâm tư, không có gì khác biệt với thiên hạ là những nét tướng thiếu thần. Những nét tướng lộ thần rõ rệt (như sát khí trong ánh mắt, sự thô bạo của cử chỉ, tiếng nói lớn, giọng cười to) thì bất cứ người phàm nào cũng quan sát được. Nhưng có những nét tướng không lộ thần một cách rỏ rệt đối với người phàm thì chỉ có nhà tướng thuật thượng thừa mới tra xét được thần khí mà thôi. Như thế, quên chuẩn nhận thức thần là trực giác riêng của thần tướng , Đây hiển nhiên là tiêu chuẩn hết sức chủ quan và cá biệt. Việc khảo sát thần sở dĩ khó là vì lí do, và sự khác nhau giữa các nhà tướng chính cũng vì nguyên nhân trên.

        Đề định nghĩa giản dị hơn, thần là tinh thần. Đó là nguồn động lực tiềm ẩn trong con người, kết tinh từ sự ham muốn, từ ý chí, từ nghị lực, từ tình cảm, từ trí tuệ, từ huyết thống, từ văn hóa được phát lộ ra ngoài, ít hay nhiều, mạnh hoặc yếu.

        Nó có thể tiềm ẩn hoặc phát lộ, khang kiện hay suy nhược. Xem thần là xem tinh thần, xem nội tâm, xem phần chân tướng bên trong qua những nét phát biểu ra ngoài.Thường khi cái bên ngoài không gói ghém hết cái sinh động và uẩn khúc bên trong.

        Vì vậy, thuật xem tướng bao giờ cũng phải cố gắng thấu đáo nội tâm thì mới đạt tiêu chuẩn. Đó là lí do tại sao khảo sát thần phải bằng mắt chưa đủ mà phải dùng đến tâm để tìm hiểu tâm. Cái khó của việc quan sát Thần là ở chỗ đó. Cái vi điệu cũng từ đó mà ra.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "DangHuyAnh" về bài viết có ích này:

        ChucSonTu (19-09-13),huyducit (23-05-13),leostar79 (28-06-16),nanashi1993 (24-05-13),thaihoa (24-05-13),yennga (23-05-13)

      7. #24
        Tham gia ngày
        Oct 2012
        Bài gửi
        271
        Cảm ơn
        156
        Được cảm ơn: 404 lần
        trong 124 bài viết

        Default

        II - NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THẦN

        1) Nguồn gốc của thần dưới nhãn quan tướng học cổ điển Thần ở đâu mà ra? Để giải đáp câu hỏi này , cổ nhân đã đưa ra lập luận sau:
        Con người , bẩm thụ tinh hoa của trời đất mà sinh ra . Thần là vật vô hình , là tinh hoa tối cực của con người có trước rồi mới có hình hài . Hình hài sở dỉ có là đến chứa đưng nội thần . Do đó thần bàng bạc trong nội tang con người . Lúc ngủ thì nội thể , lúc thức thì hiện ra ở cặp mắt.
        Đối với chúng ta , lập luận trên không đủ nhưng có vài điểm khả dụng . Những điểm khả dụng đó soạn giả sẽ đề cập đến ở những đoạn sau

        2) Vai trò cặp mắt trong việc quan sát Thần Qua những ví dụ đan cử ở đầu phần này , chúng ta thấy thần rất bao la bàng bạc chứ không phải chỉ thu hẹp ở cặp mắt . Nhưng hẳn chúng ta đều có dịp ngắm những bức học chân dung con người , ta thấy bức họa vẽ linh hoạt hay không phần lớn là ở cặp mắt . Mạnh Tử đã từng nói :”Quan sát người thì quan sát ở cặp mắt , mắt chính đính thì tâm hồn ngay thẳng , mắt tà vay thì tâm tính cũng tà vay” .Tây phương cũng có câu:” Cặp mắt là cửa sổ tâm hồn ”. Thần là tinh hoa , là tấm gương phản ánh tâm hồn con người . Thế mà quan sát mắt (nói đúng ra là quan sát ánh mắt) ta biết được tâm hồn nên cổ tướng học nói là quan sát ở mắt, tuy chưa đầy đủ nhưng không phải là vô lý .

        Vả chăng quan sát mục quang ta biết được nhiều về thần của con người hơn bất kỳ bộ vị hoặc nét tướng khác . Chẳng hạn ta có thể biết ánh mắt mạnh hay yếu , dữ hay hiền hoà , gian xảo hay thuần phúc … Do dó , ta phải thùa nhận rằng vị trí quan sát thần thuận tiện nhất là cặp mắt con người . Tuy rằng một mình nhãn thần chưa đủ
        để tượng định một cách dứt khoát về thần của một cá nhân , nhưng người quan sát sâu sắc có khá nhiều dữ kiện cần thiết để giải đoán về phẩm cách và vận mạng nói chung của con người . Dân gian hay nói ” Xem quí hiển hay hạ tiện thì xem ở mắt” và ở đây ta đặt trong tâm vào việc quan sát mắt để suy luận và tìm hiểu về thần.

        3) Phân loại Thần qua mục quang Trong tướng học Á Đông nói đến thần qua cặp mắt thì điểm cần đặc biệt chú ý không phải là hình dạng của mắt mà là tính chất của mục quang . Quan sát mục quang gúp ta phân loại được các loại Thần của con người và định được sự tương quan hợp nhãn thần với công danh sự nghiệp của một cá nhân . Đại để , căn cứ vào mục quan ta phân biệt được :

        - Thần tàng
        Đây là nét thượng thừa cách về nhãn thần . Thần tàng có nghĩa lá ánh mắt sáng sủa giữa không rực rỡ tương tự như một hạt ngọc ở trong tư thế an tĩnh phát ra ánh sáng nhưng ánh sáng đó ở cặp mắt có tính cách phảng phất , nhẹ nhàng , thoáng qua như không có nhưng nhìn kỹ , ngắm lâu ta mới phát hiện được . Loại nhãn thần ẩn tàng này rất hiếm nhưng kẻ có loại nhãn thần này lá dấu hiệu chác chắn thành đạt được đại nghiệp , hưởng phú quí lâu dài.

        - Thần lộ
        Ngược lại với Thần tàng thì gọi là Thần lộ . Lộ ở đây không những tròng mắt lồi ra để lộ cả tròng trắng mà ánh mắt cũng quá lộ liễu tựa như cọp nhìn con mồi chằmchằm , ánh mắt sáng rực tựa bao nhiêu tinh anh của con người đều theo ánh mắt mà tiết ra ngoài . Đó là đều đã được Nguyễn Du tả qua hai câu thơ trong Đoạn TrườngTân Thanh:

        Tinh anh phát tiết ra ngoài Ngàn thu bạch mệnh một đời tài hoa

        Dưới nhãn quang tướng học , thần lộ là kẻ tinh hoa phát tiết chủ về gin tham hình khắc , có may được quý hiển thì cũng chỉ được một quảng thời gian ngắn rồi lại lụi tàn . Số thọ cũng không được dài vì tinh hoa lộ thì thần mau kiệt mà thần là căn bản của thọ mạng .

        - Thần tĩnh
        Thần tĩnh ở đây có nghĩa là mục quang sáng sủa tự nhiên hiền hòa không nôn nả , giống như mặt nước mùa thu , nhưng thoáng thấy rồi lại không thấy rõ , nhìn thật lâu lại thấy rõ. Nói một cách khác , thần tĩnh chính là lối gọi tinh thần thư thái nhàn hạ thì hiện qua ánh mắt . Người có loại thần tĩnh tâm tính nhân từ không hiểm độc , cuộc đời thanh nhàn , ít sóng gió .Đó là tướng học loại người thanh quí.

        - Thần cấp
        Thần cấp là loại ánh mắt phát sáng phát động không ngừng giống như một hỏa diệm sơn phun lửa liên miên .Đó chính là loại mục quang của loại mắt jhỉ , trông thoáng qua là nhận ra ngay tính tình nóng nảy , khích động . Nếu ngôn ngữ , đi đứng , ăn nói đều có dáng vẻ gấp gáp thì kẻ đó sớm phát đạt nhưng cũng mau tàn.

        - Thần uy
        Khuôn mặt lúc mở lúc , khi thu nhỏ , mục quang có oai lực tự nhiên khiến người khác nhìn vào cảm thấy kiên nể . Loại nhãn thần này là dấu hiệu của hạng người làm nên sự nghiệp phi thường . Chẳng hạn như cặp mắt của nhà độc tài Đức quốc xã A.Hitler, khi nhìn ai cũng như chế ngự kẻ đó khiến kẻ đối diện chỉ biết cúi đầu khuất
        phục.

        - Thần hôn
        Đó là loại mục quang mờ mịt , ánh sáng yếu ớt gần như không có , đại khái như mắt heo , mắt cá ( xem phần nói về các loại mắt điển hình trong tướng học ) Loại mắt này tượng trưng cho cá tính ươn hèn suốt đời không làm nên chuyện gì thường chết yểu.

        - Thần hoà
        Loại mục quang này phần nào giống như loại thần tĩnh nhưng khác ở chỗ thầ tĩnh chỉ về sự ổn cố thanh thản còn thần hoà là ánh mắt chẳng những hiền dịu thường xuyên mà khuôn mặt sắc thái lúc nào cũng tươi vui lạc quan , dù lúc giận dữ cũngkhông mất vẻ từ ái ,chẳbng hạn cặp mắt của bức tranh ông Thọ của người Trung Hoa hay Phật Di Lặc trong các chùa chiền .Về mặt cá tín . người có ánh mắt xếp vào loại thần hoà tâm tính lúc nào cũng hồn nhiên bất chấp ngoại cảnh , không bao giờ mưu tính hại người .Về mặt mạng vận . ít khi bị lâm vào cảnh nguy hiểm ngặt nghèo , không quý hiển thì cũng không bao giờ đói rách , khốn khổ .

        - Thần kinh ( hay còn gọi là thần khiếp )
        Mục quan lúc nào cũng hớt hải lấm lét như đại họa sắp tới dù rằng thực tế không có gì đáng sợ . Đó là tình trạng của ke có tâm hồn bất định , ăn uống , nằm ngồi lúc nào cũng có vẻ bồn chồn , hốt hoảng bất an . Kẻ có mục quang như thế , công danh sự nghiệp hoặc thọ số không được bền lâu , thường nửa đường gãy đổ.

        - Thần túy
        Ánh mắt hôn mê , lúc nào cũng như người ngái ngủ ( xem lại Túy nhãn trong chương nói về mắt ).Loại người có mục quang này tâm tính hồ đồ , thiếu sáng suốt , thường dễ bị ngộ độc ( ẩm thực , sắc dục …) mà chết hoặc tiêu tan danh vọng sự nghiệp.

        - Thần thoát
        Ánh mắt thất thần , sắc mặt thẫn thờ . Đó là trường hợp thường thấy ở những người gặp lúc kinh hoàng tột độ thì mặt thộn ra , chân tay cứng đờ tựa như lúc thấy ma. Nếu chỉ xảy ra trong trường hợp bất thường quá đột ngột thì đó la dấu hiệu của tin thần yếy đuối bạc nhược , không tự chủ được . Nhưng nếu không vì sự kinh hoảng mà bỗng nhiên mục quang thất thần thì lại là dấu hiệu tinh lực khô kiệt báo hiệu thọ số sắp đứt đoạn.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Có 7 Hội viên đã cảm ơn đến "DangHuyAnh" về bài viết có ích này:

        ChucSonTu (19-09-13),huyducit (23-05-13),Hương Nguyễn (25-06-15),leostar79 (28-06-16),nanashi1993 (24-05-13),thaihoa (24-05-13),yennga (23-05-13)

      9. #25
        Tham gia ngày
        Oct 2012
        Bài gửi
        271
        Cảm ơn
        156
        Được cảm ơn: 404 lần
        trong 124 bài viết

        Default

        4) Phân biệt vài đặc thái của nhãn thần:
        Như trên đã nói , trong khi quan sát thần người ta nghĩ ngay đến tinh hoa của con người phát hiện ra trong nhiều lãnh vữc và dưới nhiều hình thái nhưng chủ yếu vẫn là ở cặp mắt . Nói đến mắt ta không nên chú trọng nhiều lắm tới hình thể của nó ( lớn nhỏ , nông sâu , dài ngắn , rộng hẹp …) ,à phải để ý đến mục quang . Chính mục quang mới gíup ta nhận định va phân biệt được nhãn thần . Mục quang nói chung có thể ở vào một trong hai trường hơp chính.

        a) Phù quang :
        Đây là loại ánh mắt có vẻ sáng nổi , hời hợt , người tinh mắt có thể bằng trực giác nhận ra rằng ánh mắt tuy có vẻ sáng tỏ mà thực ra là không có thần tựa hồ như mặt trăng phản chiếu lại ánh sáng thái dương hoặc như chất lân tinh được sơn phết vào các tấm bảng chỉ đường ban đêm sáng rực khi có ánh đèn xe rọi tới.

        b) Chân quang :
        Ngược lại với phù quang là chân quang.Đây là loại sáng thực có sinh khí nên ánh mắt linh họat nhìn vào là thấy sống động như ánh thái dương vậy.

        Trong phép quan sát thần để định quý tiện hiền ngu , chỉ có chân quang mới đáng được lưu ý còn phù quang phải gạt bỏ, vì phù quang là ánh sáng muợn hay quá yếu ớt không đủ để kết luận rằn có thần nênkhông hể dựa vào đó mà biết được hiền ngu quý tiện. Vả lại ,phù quang còn có ý nghĩa là kẻ đò sắp chết trong tương lai rất gần. Kẻ như thế còn gì đáng bàn đến .

        Chân quang được chia thành bốn loại tùy theo tính chất đặc tính của mục quang như sau :

        - Thủ chân ( ánh sáng thực và giữ lại được) :
        Tròng mắt như vì sao sáng ,không dao động mà tự phát quang ,, lúc tĩnh thì ngưng tụ, lúc động thì bừng sáng,khiến người ngoài không dám nhìn thẳng vào mắt mình.
        Người có thủ chân quang tính tình trung thực ,lương hảo danh vang thiên hạ, dù gặp nguy hiểm cũng vẫn vượt qua được.

        - Hàm chân ( ánh sáng thực nhưng ẩn tàng vào mắt): ánh mắt tự phát quang giống như ánh sáng của viên ngọc quý ,nhìn kĩ mới thấy vẻ sáng ,khiến người ta cảm thấy dễ chịu, tự trong thâm tâm nảy sinh cảm giác hân hoan.
        Rộng ra khi ta nhìn thấy cây cỏ suới nước xinh tươi mà thấy ấm lòng vui mắt thì cái vẻ sáng của cảnh vật là tinh hoa của núi sông .Cái đó mệnh danh là hàm quang.

        Người có thần mắt thuộc loại hàm chân thì đỗ đạt sớm ,lưu lại tiếng thơm cho đời.

        - Tàng chân (sáng thực nhưng không lộ liễu): ánh mắt sáng mờ mờ ,mới nhìn thì như không đủ mà nhìn lâu lại có vẻ dư.Kẻ có tàng chân mạng vận vinh hiển ,sự sang cả lưu tới đời sau nhưng phát đạt muộn.

        - Hồi chân ( sáng thực mà như sẵn sàng tuôn ra): bình thường rất khó nhìn ,muốn thấy phải mở mắt thật to, lúc đó mới thấy rõ vẻ sáng .loại chân quang này thường xuất hiện trong ánh mắt những người cận thị,.Nó có thể tụ hay có thể tán ,hay lệch,có thể êm đềm nưh ánh trăng rằm ,cũng có thể như ánh sao nhấp nháy,Loại chân này nên có vẻ sáng ngấm ngầm và hơi đen ám thì mới quý

        Cái quý của loại mắt có chân quang này khác hẳn với ba loại trên ,tốt xấu từng trường hợp .Những kẻ kì hình dị tuớng thành đạt đều thuộc loại này.

        Tóm lại, có chân quang dù nhiều hay ít là tướng của kẻ mưu sự dễ thành ,cầu công danh sẽ đạt.Đại khái, chỉ rất về mặt Thần Khí mà đoán kẻ có mục quang thuộc loại tàng chân hậu vận phát triển tốt đẹp, sự nghiệp chắc chắn viên mãn nhưng không thoát khỏi cảnh thiếu thời bị sóng gió ,bị vấp váp rất nhiều trong cuộc đời, không được sống thanh thản bình dị như kẻ thuộc loại thủ chân và hàm chân .Phàm người ta dù các bộ vị có bị khuyết hãm ,cốt cách có vài điểm bị xếp vào loại hạ cách mà ánh mắt lúc nào cũng có chân quang bất kể lúc nào thì cũng giống như rồng thiêng lân quý ,tuy ở nơi đầm hẹp rừng tưha coi như đủ để hóa giải những khuyết điểm của hình thể và có thể đạt được phú quý vượt ra ngoài dự liệu thường tình .Đây chính là một trong nhiều bí quyết của tướng học á Đông và thuộc về nguyên lí trọc trung hữ thanh .Sách vở bàn về tướng thuật đầy rẫy các giai đoạn liên quan tới điểm tế nhị này.

        5) Những điều kiện tối hảo của nhãn thần:

        Nói đến nhãn thần ta không cần chú ý tới hìng dạng của mắt mà phải đặc biệt lưu ý đến mục quang .Mục quang được xem là tối hảo khi nó hội đủ 7 điều kiện sau đây :

        a. Tàng nhi bất hối :

        Nghĩa là nhãn thần phải có vẻ che khuất đi được, nhưng mục quang không được tối ám.Nói một cách khác rộng rãi hôn là mục quang tuy sáng nhưng là một tứh ánh sáng có vẻ hàm xúc, động trong cái tĩnh, tương tự như vẻ sáng của một viên ngọc báu tự nó có thể phát quang nhưng không rực rỡ, lộ liễu phải quan sát thật lâu mới phát hiện được .Còn hối là mắt lờ đờ như mắt ngáy nhủ.

        b. An nhi bất ngu :

        Mục quang ổn định nhưng không trơ trẽn bất động,Từ ngữ ổn định tự nó đã ngầm chứa tính cáhc sống động nhưng là cái vẻ sống động linh hoạt chứ không phả ial2 giao động “trơ trẽn bất động” có nghĩa là mục quang im lìm (inertie) không biểu lộ được đầy đủ sinh khí cần thiết ,không biến thông được .
        Nói cách khác đi ,nhãn thần sung túc thì tự nó có vẻ sáng như một ngọn đèn điện dược thắp bằng dòng nhân điện xoay chiều có thể thu rút lại cường độ trong một giới hạn nào đó. Chẳng hạnnhư khi đàm thoại ,ánh mắt ta tuy không dao động nhưng lúc thích túh và khi cụt hứng độ sáng của mắt phải có nhịp độ chuyển biến thích nghi đủ để diễn tả được cái trạng thái tình cảm nội tâm của ta lúc đó. Trái lại, mục quang của một cá nhân lúc nào cũng cùng một cường độ dù nghe câu chuyện rẻ nhạt hay giật gân mà vẫn không có gì thay đổi thì không có thể coi là an nhi bất ngu được .Lúc đó ,mục quang của kẻ đó phải được gọi là an nhi ngu .

        c. Phát nhi bất lộ :

        Mục quang được coi là phát khi tia mắt như xạ ánh sánh ra ngoài nhưng mức độ phát quang của nó vừa phải, không quá mạnh mẽ rõ ràng ,chỉ người quan sát thật tinh tuờng mới phát hiện ra được. Nói khác đi ,mục quang như viên ngọc sáng giữa ban ngày, tuy phát quang nhưng ánh sáng rất mờ so với ánh sáng thái dương chứ không phải là một ngọn đuốc để bất cứ ai cũng thấy được dễ dàng.

        Từ ngữ lộ có nghĩa là tròng mắt lồi ra như nhìn trừng trừng vào đối tượng quan sát , lộ cả tròng trắng .Đại để lúc mèo rình chuột, cọp chuẩn bị vồ mồi, nhìn chằm chằm vào con mồi thì lúc đó mục quang gọi là lộ.

        d. Thanh nhi bất khô:

        Điều kiện này đặt nặng vào việc quan sát cấu tạo của mắt về phương diện phẩm chất. Thanh có nghĩa là lòng đen ,lòng trắng cũng như đồng tử phải trong trẻo nghĩa là ranh giới ba phần đó phải phân biệt rõ ràng ,chất liệu cấu tạo phải thuần khiếtkhông được có các tia máu ,màng mắt xen lẫn vào , một khi có tất cả chất liệu cấu tạo đều thuần khiết thì nhìn vào mắt người ta có cảm giác như nhìn vào một hồ nướv sâu thẳm ,trong trẻo như các tiểu thuyết gia vẫn thường mô tả :mắt trong sáng như nước hồ về mùa thu .Đấy chính là điều tuớng học gọi là thanh vậy. Cònkhô có nghĩa là cằn cõi ,không có vẻ sống động hiện lên ở bề mặt .Mắt htanh mà khô có nghĩa là nhãn thần lạnh lẽo suy nhược ,không được kiên cố. Để dễ hiểu hơn,xin lấy 1 ví dụ cụ thể : thanh nhi bất khô ví như cây tùng ,bách về mùa đông , cốt cách thanh nhã và nhìn vỏ cây cành là vẫn có vẻ xanh tươi biểu hiện một sức s61ng tiềm ẩn bên trong. Gược lại, thanh nhi khô ví như thân cây lau sậy về mùa đông, cành lá trơ trọi, cằn cõi ,nhìn kĩ có htể biết ngay là thân cây hết nhựa ,chỉ còn hình mà mất hết chất.

        e. Hòa nhi bất nhược

        âm dịu nhưng không mềm yếu. Nói rộng ra mục quang được coi là Hòa nhi bất nhược khi ánh mắt sáng một vẻ êm dịu nhưng không mềm yếu, khả ái chứ không phải khả hiếp khiến nguời khác nhìn thấy có cảm tưởng một niềm vui thích muốn tiếp xúc với ta chứ không dám khinh mạn vì trong sự hóa ái đó ẩn tàng mo65t sức mạnh khiến kẻ đối diện phải nể phục trong lòng.chẳng hạn mắt các tượng Phật trong chùa ,tuy ánh mắt từ bi bác ái nhưng vẫn không nhu nhuợc ủy mị.

        f. Nộ nhi bất tranh :

        Lúc giận không lộ vẻ cạnh tranh ,oán tức thì gọi là nô nhi bất tranh .Tuy nhiên ,trong ý nghĩa của tướng học , ý nghĩa câu trên phong phú hơn nhiều .Nộ phải được coi là chính khí vì khi giận dữ phát xuất ra bởi một lí do thực sực chính đáng nhưng mặt không biến sắc ,chỉ hơi cau mày, ánh mắt nghiêm nghị biểu lộ một tâm hồn ày công hàm duỡng luôn luôn giữ được bình tĩnh .Có đủ các đặc tính kể trên thì mới gọi là nộ.

        Còn giận mà mắt đờ ra ,mắt xạm lại ,tia mắt như tóe lửa ,nưh muốn ăn tươi nuốt sống người khác là dấu hiệu bề ngoài của kẻ khôngcó đức tính trầm tĩnh, mất tự chủ gọi là tranh .Chính vì tranh bao gồm những phản ứng có ẩn ý ăn thua đủ ,chỉ biết thỏa mãn tự ái nhất thời không nghĩ đến hậu quả về sau ,nên tranh bị xếp vào loại khí luợng hẹp hòi, biểu thị khí phách nhỏ mọn ,do đó tranh bị coi là tà khí.

        g. Cương nhi bất cô:

        Nghĩa đen là cứng ,mạnh mà không lẻ loi ,nhưng ý nghĩa chính yếu ở đây chỉ loại mục quang tỏa ra ánh sáng hồn nhiên oai nghi khiến kẻ khác nhìn vào phải vị nể tưởng như sau con người của ta là cả một khối đông đảo sức mạnh vô hình chứ không phải chỉ là một cá nhân đơn chiếc.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Có 7 Hội viên đã cảm ơn đến "DangHuyAnh" về bài viết có ích này:

        ChucSonTu (19-09-13),huyducit (23-05-13),Hương Nguyễn (25-06-15),leostar79 (28-06-16),nanashi1993 (24-05-13),thaihoa (24-05-13),yennga (23-05-13)

      11. #26
        Tham gia ngày
        Oct 2012
        Bài gửi
        271
        Cảm ơn
        156
        Được cảm ơn: 404 lần
        trong 124 bài viết

        Default

        KHÍ

        I- Ý NIỆM VỀ KHÍ:

        So với phần Thần ,ý niệm Khí trong trong tướng học Á Đông cò khó miêu tả hơn nhiều vì nó vừa có tính cách mông lung vừa có tính cách thực tiễn. Chẳng hạn khi quan sát xương cốt của một cá nhân, ta thấy khí thế ổn trọng, dù người đó mập hay ốm, tạo một cảm giác khang kiện cho nội tạng. Hiện tượng đó được gọi là cốt khí mạnh mẽ . Nhìn vào khuôn mặt có ngũ nhạc triều quy nghĩa là trán, cằm, hia tai và lưỡng quyền phối trí hòa hợp (harmonieux) từ đó giúp ta suy ra cốt cách của cá nhân đó mạnh hay yếu thì đấy cũng gọi là cốt khí.

        Quan sát lông mày, râu tóc ta thấy ba thứ lông đó đều tươi mát, thanh nhân tạo ra ấn tượng, nội tạng tốt, nhìn Tứ đậu sáng sủa có sinh khí, da thịt rắn chắc và ấm áp thì tất cả các dấu hiệu được coi là biểu hiện của khí tốt. Ngược lại, lông mày, râu tócvàng khô như cỏ úa, Tứ đậu ảm đạm, da thịt lãnh lẽo mềm bệu thì ta biết ngay là khí xấu, điều đó cũng tương tự như người quan sát chất đất ,không cần phân tích chất đất chỉ cần nhìn cây cỏ mọc trên mặt đất là đủ biết đất phì nhiêu hay khô cằn.

        Nghe tiếng nói của một cá nhân ta nhận biết được làn hơi của kẻ đó mạnh hay yếu qua âm thanh phát ra: có người nói tiếng rổn rảng mạnh mẽ tựa như muốn rung chuyển cả mái ngói, có kẻ rì rào như tiếng dế kêu và ta cũng thấy rằng tiếng nói to nhỏ mạnh yếu, vang đi xa hay gần không hẳn tùy thuộc vào người tác lớn hay nhỏ, cao hay thấp mà do những nguyên do nội tạng. Nghuyên do nội tạng đặc thù của từng con người tạo ra các trang thái âm thanh kể trên được tướng học Á Đông gọi là nội khí của con người.

        Như vậy ,khí trong nhân tướng học là phần thực tại nhưng vô hình ở trong cơ thể con người tượng trưng cho phần hoạt lực (vitaliré) tiềm ẩn có tính cách phẩm nhiều hơn lượng, phát hiện ra ngoài sự mạnh mẽ của xương cốt, sự thanh tú hay thô trọc của râu, tóc, lông mày, mắt mũi tai, miệng, sự mạnh yếu của âm thanh, sự rắn rỏi ấm áo hay lạnnh lẽo mềm bệu của da thịt.

        Nói cách khác cụ thể hơn, khí trong con người có thể ví như nhựa cây nhưng đây là một thứ nhựa vô hình chu lưu bàng bạc khắp cơ thể toả ra hay thu gọn lại, mạnh mẽ hay suy yếu, thanh hay trọc, tiến triển hay giảm thiểu tùy theo từng thời kì từng cá nhân.


        Vì hiểu vậy, người xưa coi khí là phần bản thể trong các bộ phận trong nội thể con người, nó vừa có tính cách siêu hình vừa có tính cách vật thể.

        Với tính cách siêu hình , khí trong con người là một phần khí của âm Dương Ngũ hành bàng bạc trong vũ trụ hội nhập vào con người, lúc thọ tinh kết thể, nương vào con mà hình thành nên tượng, khiến cho ta có thể cảm thấy hay nhận thức được. Chẳng hạn khi Mạnh Tử nói : "Thiên dưỡng nhiên hao chi khí " (ta cần phải khéo bồi dưỡng cái khí hạo nhiên của mình), thì khí trong câu nói trên là khí tự nhiên của trời đất thể hiện nơi người, không mấy liên hệ tới ý nghĩa vật thể mà lại nặng về phầntiên nhiên siêu hình.

        Với tính cách vật thể, khí phần nào được cụ thể hóa bằng hơi của buồng phổi, tinh khí của con người. Âm thanh hùng tráng trong trẻo, khàn đục không là do buồng phổi lớn hay nhỏ, người lớn hay nhỏ con, tính khí mạnh yếu không phải do người bề ngoài lớn hay nhỏ thó. Nguyên động lực của các âm thanh tinh khí, theo người xưa là do khí mà ra. Bởi vậy, hình thể khôi ngô, hùng vĩ khỏe mạnh không hẳn là đã chứa đựng khí hùng mạnh. Ngược lại ,dưới nhãn quang tướng học á Đông, thân thể nhỏ bé không bắt buộc coi là khí yếu .

        Tóm lại, khí trong nhân tướng học Á Đông là một ý niệm đặc thù dùng để chỉ cái bản thể siêu nhiên vô hình,ta không thể dùng thị giác để nhận biết trực tiếp ,nhưng có thể nhận thức được sự hiện diện của nó nơi con người qua các tác dụng của nó hay dưới khía cạnh cấu tạo cơ thể như sự cứng cáp đắc thế hay lệch lạc của xương cốt ,sự mạng yếu của âm thanh hay dưới khía cạnh động tác này , khí luôn luôn không thể tách khỏi thần và cho ta biết được sự kiện khang của thân thể, cái cá tínhtâm hồn của con ngưòi nên thường được các tướng học gia mệnh danh là thần khí để phân biệt với hiện tượng khí đi kèm sắc để đoán cát hung, bệnh trạng (được gồm chung thành ỳ ngữ duy nhất là khí sắc). Đó là ý nghĩa của khí khi người ta nói đến sát khí , uất khí , khí phách, khí chất.

        II- VAI TRÒ CỦA ÂM THANH TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU KHÍ:

        Như đã nói ở trên , khí trong con ngừơi biểu lộ ra ngoài dưới nhiều hkía cạnh, trong nhiều dạng thức, nhưng dễ nhận định nhầt và rộng rãi nhất là là dạng thức âm thanh. Nghe âm thanh của một cá nhân phát ra to nhỏ ,rõ ràng hay không rõ ràng,trong trẻo hay khàn đục, cao hay thấp,có sinh lực hay không ,người có cặp tay minh mẫn thường phân biệt được rất rõ.Những tính chất về phẩm âm thanh nói trên, không tùy thuộc vào lồng ngực lớn hay nhỏ ,người mập hay gầy, cao hay thấp mà do ở cáchcấu tạo nội tại tự nhiên(naturiel) của kẻ đó.

        Nói khác đi ,Những điễm đó do ở khí chân nguyên của mỗi cá nhân có tìm cách thiên phú ,bẩm sinh, không phải muốn có là được .Bởi nhận định như vậy, nên cổ nhân cho rằng muốn biết khí chân của người nào mạnh hay yếu ,thanh hay trọc ,dài hay ngắn ,ta chỉ cần xét âm là đủ...dưới nhãn quang y lí Đông phương ,khí chân nguyên mới là thọ căn (gốc thọ) của con người chứ không phải là hình hài, bộ vị

        Cho nên ,Đạt ma đã nói :"Cầu toàn tại âm thanh" và người xưa nói :" Tướng pháp thượng thừa chủ ở âm thanh, hạ đẳng tướng cấp căn cứ vào hình thể con người " là vậy.

        III- PHÂN LOẠI KHÍ :

        Ta phân biệt Ba loại Khí :

        1) Khí tự nhiên (chân nguyên):
        Đó là phần tinh lực vô hình ,một thứ nhựa sống tiềm ẩn của con người có tính cách bẩm sinh. Nói cách khác đi , khí tự nhiên có tính cách tiên nhiên tùy theo lúc bẩm sinh, thanh trọc, cường nhược mà nó có thể mạnh hay yếu thanh trọc theo từng nội tạng của mỗi người.

        2) Khí hàm dưỡng (hay tu dưỡng):
        Đó là khí tiên thiên đã được gọt giũa sửa chữa theo chiều hướng cải thiện.
        Dưới mắt cổ nhân, khí tiên nhiên không bất di bất dịch ,mà lại không thể chuyển biến được một phần nào. Một khi con người ý chí mạnh ý thức được sự kém cỏi tiên nhiên của thể chất thì có thể tu dưỡng để chế ngự bớt sự thô trọc hay ngăn chặn phần thô trọc và phát huy thêm phần thanh khiết, bồi bổ khí lực để ngày thêm tráng kiện.Loại khí đã được cải biến nhờ sức của con người được mệnh danh là khí hàm dưỡng .Chẳng hạn , làn hơi không được mạnh ta có thể tập cho bớt yếu ,tiếng nói quá nhanh và vấp váp ta có thể cố gắng luyện tập để nói thông thả ,gân xương lệch lạc yếu đuối có thể kiên nhẫn huấn luyện để sữa chữa phần nào .Dấu hiệu bên ngoài củ loại khí hàm dưỡng là thần khí an hòa ,tự tin ,nội tâm không bị giao động mạnh vì các biến cố bên ngoài, thanh âm ổ trạng, từ tốn. Về phép đoán tướng ,khí chất hàm dưỡng được xem là chính khí ,người luyện được chính khí là kẻ trượng phu quân tử .

        3) Khí sở tập :
        Khí chân nguyên tiên nhiên tốt đẹp ,khí đượcbảo trì mà buông thả khiến phần hùng kiện ,cao khiết bị tiêu ma, phần ô trọc xấu xa được dịp tăng trưởng thì gọi là Khí sở tập .Nói khác đi, có giọng nói trong trẻo ban đầu mà không gìn giữ ,trác tán ăn chơi khiến cho giọng khàn nhỏ ,xương cốt mạnh mẽ trở thành cằn cỗi suy nhợc, v.v...đều bị xếp vào loại khí sở tập. Dấu hiệu bề ngoài của khí sở tập là cư xử thô bạo , giọng nói hấp tấp buông thả .Cũng bởi loại Khí này do ngoại cảnh xấu tạo nên làm che mờ bản chất tốt đẹp nguyên thủy hay không chịu cái tiến phần khuyết điểm của bản chất nguyên thủy cho tốt đẹp hơn,nên bị xếp vàp loại tà khí ,tượng trưng cho hạng tiểu nhân ,tâm tính hàtiện.

        Hữu tâm vô tướng, tướng tuỳ tâm sinh
        Hữu tướng vô tâm, tướng tuỳ tâm diệt


        Tướng tuỳ tâm sinh - Tướng tuỳ tâm diệt, tướng tốt xấu là ở cái tâm con người!
        Tất cả chỉ là khảo nghiệm vậy hãy giữ chữTâm

        IV- TƯƠNG QUAN GIỮA KHÍ VÀ SẮC :

        Khí là chất nhựa sống chu lưu trong nội tạng và phối hợp khi Âm Dương của vũ trụ nên mắt nhìn không thấy. Bởi người ta không thể đi thẳng vào nội tạng để tìm hiểu khí mà phải quan sát gián tiếp nó qua các biểu lộ ngoại diện. Nhìn dưới nhãn quang tĩnh mà đặt nặng khía cạnh cấu tạo ta thấy giữa sắc và khí liên quan mật thiết không thể tách rời. Về đặc điểm này hầu hết đều đồng ý ở điểm sau đây:

        "Khi ở trong da thịt ,xương tủy chưa biết được điều đó rõ ràng thì gọi là khí. Khi đã định rõ được vị trí ,xét được trạng thái qua việc quan sát làn da thì gọi là sắc. Sắc và khí như vậy, bất khả phân."

        Như thế ,ta thấy rõ ,dưới nhãn quang tướng học, sắc là phần ngoại biểu của khí khi quan sát bằng thị giác. Quan sát bằng thị giác dễ dàng hơn là vậy, phần khí sắc( hiểu theo nghĩa quan sát khí sắc ) được trước tác rất nhiều và dành cho đại chúng. Thoạt kì thủy ,việc quan sát khí sắc chỉ có ý nghĩa giúp ta biết được kiện khang. Về sau ,từ các đời Tống, Nguyên người ta mới đề cập đền họa phúc ,may rủi trong việc quan sát sắc.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "DangHuyAnh" về bài viết có ích này:

        ChucSonTu (19-09-13),Hương Nguyễn (25-06-15),leostar79 (28-06-16),nanashi1993 (24-05-13),thaihoa (24-05-13),yennga (23-05-13)

      13. #27
        Tham gia ngày
        Oct 2012
        Bài gửi
        271
        Cảm ơn
        156
        Được cảm ơn: 404 lần
        trong 124 bài viết

        Default

        SẮC

        I-Ý NIỆM SẮC:
        Trong tướng học Á Đông, từ ngữ sắc bao trùm nhiều lãnh vực:

        1) Màu da của từng cá nhân:

        Tướng học Á Đông là kết quả tích luỹ các kinh nghiệm thực tế của nhiều thế hệ, chỉ áp dụng được cho các chủng tộc Á Đông có cùng màu da căn bản là vàng, có cơ thể tầm vóc tương tự như người Trung Hoa và cùng chịu ảnh hưởng sâu đậm của tập quán và văn hoá Trung Hoa như Cao Ly, Nhật Bản, Việt Nam mà thôi.
        Nói chung, người Á Đông tuy là giống da vàng, nhưng trong thực tế, trong cái vàng tổng quát đó, ta vẫn phân biệt được sắc ngăm đen như Trương Phi, sắc trắng ngà, sắc hung hung đỏ như mặt Quan Công, sắc hơi mét xanh như Đơn Hùng Tín, trong truyện cổ của người Trung Hoa.

        Về vị trí quan sát, tuy nói tổng quát là làn da, nhưng trong tướng học khi nói đến sắc da, người ta chú ý nhất đến da mặt, chỗ sắc dễ thấy nhất, còn các phần khác của cơ thể không mấy quan trọng.

        2) Màu sắc của từng bộ vị trên khuôn mặt hoặc thân thể

        Trên cùng một khuôn mặt hay cùng một thân thể của một cá nhân ta thấy có nhiều loại màu đơn thuần khác nhau:

        -Màu hồng, màu hơi thâm đen của môi, của các chỉ tay, của vành tai

        -Màu đen hoặc hung hung của râu tóc, lông mày

        -Màu trắng của lòng trắng mắt, màu nâu ( ta thường gọi là đen của tròng đen )

        -Màu đỏ của các tia màu mắt ….

        3) Sự đậm lạt của từng loại màu

        Cùng một loại màu, chẳng hạn như da mặt hay làn môi ta thấy có môi hồng lạt, hồng đậm, hồng phương trắng. Cùng một loại da trắng, ta thấy có người trắng hồng, trắng xanh, trắng ngà.Tóm lại, sự đậm lạt của màu cùng là một thành tố của ý niệm sắc trong tướng học không thể bỏ qua được.

        4) Phẩm chất của từng loại màu đơn thuần

        Cùng một màu hồng của môi, của cặp má, nhưng ta thấy có người môi khô, có người môi mọng, có người sắc da hồng nhuận, có người da khô trông như vỏ cây hết nhựa.

        Ngoài màu đơn thuần, ta còn có những màu phức hợp do nhiều màu đơn thuần hợp thành. Lãnh vực của chúng cũng đồng một khuôn khổ như các lãnh vực của các đơn sắc.

        Sau hết, trên khuôn mặt của một cá nhân, dù màu đơn thuần hay mau phức hợp, chúng có thể biến đổi từ màu này sang màu khác, hoặc về phẩm chất, về độ đệm lạt, về thành phần cấu tạo (đối với các loại màu phức tạp) qua thời gian. Chẳng màu da trắng của một người có thể sau một thời gian biến sang hồng hay xanh xám: tóc có thể từ đen mướt đến hung đỏ, cặp mắt trong xanh và là môi tươi thắm có thể vì một lý do bệnh nào đó mà biến thành cặp mắt trắng đã làn môi thâm sì.

        Tóm lại, khi nói đến sắc trong tướng học là ta nói đến màu của các loại da, màu của các bộ vị, độ đậm lạt, phẩm chất, sự phối hợp các màu đơn thuần thành các màu phức hợp, sự biến thiên của màu trên con người từ khu vực này sang khu vực khác, từ thời gian này sang thời gian khác. Nghiên cứu về sắc tức là nghiên cứu về tất cả mọi trạng thái của các lãnh vực nói trên, đi từ tổng quát tới chi tiết, từ chỗ đơn thuần tới chỗ phức tạp. Đôi khi quan sát bằng thị giác chưa đủ, người ta còn phải vận dụng đến cả trực giác bén nhạy thiên phú nữa, nhất là trong lãnh vực quan sát phẩm chất và độ đậm lạt của màu sắc ở từng bộ vị trên con người.

        II - CÁC LOẠI SẮC TRONG TƯỚNG HỌC

        Nói đến sắc tức là nói đến màu, nhưng ở đây nặng nề về phần màu của da trên khuôn mặt. Tướng học Á đông phân ra bảy loại đơn sắc:

        màu đỏ - màu xanh - màu vàng - màu hồng - màu trắng - màu tía - màu đen

        -Ba màu Đỏ, Hồng, Tía được tướng học Ngũ hành hoá thành ra hỏa sắc là màu chính thức của ba tháng hè, là màu da căn bản của loại người hình Hoả trong phép phân loại Ngũ hành hình tướng.
        -Màu xanh thuộc Mộc, là màu sắc chính của ba tháng mùa xuân màu da căn bản của loại người hình Mộc.
        -Màu trắng thuộc Kim là màu sắc tượng trưng cho ba tháng mùa thu là màu da căn bản của người hình Kim.
        -Màu đen thuộc thuỷ là màu sắc thuộc về mùa đông là màu da chính cách của loại người hình Thủy.
        -Sau cùng, màu vàng thuộc thổ, là màu sắc tượng trưng an lan quanh năm, là màu da căn bản của loại người hình Thổ.

        1) Ý nghĩa của từng loại màu trên con người:

        Theo sự kinh nghiệm tích luỹ lâu đời của cổ nhân, người ta thấy thông thường mỗi một màu xuất hiện bất chợt trên các bộ vị của một cá nhân có một ý nghĩa riêng biệt như sau:

        -Màu xanh chỉ về lo lắng, kính hiểm, tật ách, trở ngại, tiểu nhân, nhục nhã
        -Màu đỏ chỉ khẩu thiệt thị phi, quan tụng,tù ngục phá tà , tật bệnh, hung tai
        -Màu đen chỉ thuỷ ách, hao phá, mất chức, chết chóc
        -Màu trắng chỉ hình khắc, hiếu phục, tật bệnh
        -Màu hồng ( và đôi khi màu Tía ) chỉ về các sự ngẫu nhiên đắc tài, đắc lợi, may mắn ngoài ý liệu
        -Màu vàng chỉ vui vẻ, tài lộc thăng tiến, bình an may mắn

        Tuy vậy, các ý nghĩa trên không phải là định lệ bất di bất dịch, trong thực tế, việc phân định và giải đoán ý nghĩa của sắc vô cùng phức tạp vì mỗi loại sắc có liên hệ xa gần chằng chịt với nhiều dữ kiện khác. Sách Quy giám đã từng nói “ vui buồn, may rủi đều có thể hiện lên khuôn mặt qua khí sắc".

        Sắc phân ra lớn nhỏ, dài ngắn, rộng hẹp, tuỳ thời cải biến hoặc xấu hoặc tốt, hoặc khô hoặc nhuận. Khởi nguyên của khí ở Ngũ tạng, sắc bắt nguồn từ khí, ban ngày hiện ra ở ngoài. Cái dụng của sắc còn tùy theo thời gian, khí hậu. Sắc hiện ra có khi lớn như sợi tóc nhỏ như sợi lông con tằm, dài như sợi lông ngắn như chiều dài hạt tấm. Thế cảu sắc có thịnh có suy. Cho nên cần phải phối hợp thời gian, khí hậu và Ngũ hành mà quan sát. Trong các loại sắc, sắc đỏ rất khó quan sát cho chính xác, hoặc do nội trạng, hỏa vượng mà mặt đỏ, hoặc do đột nhiên cảm cúm mà mặt đỏ, hoặc do uất ức mà mặt đỏ, hoặc uống rượu mà mặt đỏ. Chỉ đỏ sắc tự nhiên thiên bẩm hặoc vô bệnh tật mà phát sinh ra mới thực là sắc đỏ của tướng học. Về thời gian, ít ra nó phải xuất hiện rõ rệt ở một bộ vị nhất định cả ngày mới có thể lấy làm căn cứ mà đoán tật bệnh cát hung quan sự gia vận.

        Nói tóm lại, biết ý nghĩa đặc thù của từng loại sắc chưa đủ để đoán mà còn phải lồng được ý nghĩa đơn độc của nó vào một khung cảnh tổng quát bao gồm các yếu tố sau đây để tìm ra ý nghĩa kết hợp của nó:

        -Sự lớn rộng hay hẹp của một khu vực xuất hiện sắc
        -Tính cách thanh trọc của sắc
        -Hư sắc hay thực sắc
        -Bộ vị xuất hiện
        -Phối hợp hay không với màu da tổng quát căn bản của từng loại người ( Ngũ hành hình tướng )
        -Phối hợp hay không phối hợp với màu sắc từng mùa
        -Rõ ràng hay mờ ảo, thường trực hay bất chợt
        -Đơn thuần hay tạp sắc …

        Chẳng hạn màu đen, tuỳ theo định nghĩa thông dụng là một màu xấu nhưng nếu thấy xuất hiện ở người hình Thủy trong ba tháng mùa đông mà đặc biệt lại ở Địa các, với sắc thái tươi bóng lại là một màu tốt đặc biệt chủ về khang kiện và phát tài.

        Màu đỏ, tuy là màu chỉ về thị phi, quan tụng nhưng nếu ởn gười hình Kim trong ba tháng hè, sắc tươi tắn không hỗn tạp. Nếu vẫn ở cá nhân trên mà trong đỏ lại pha lẫn đen thành màu huyết dụ thì lại chủ về hung hiểm khó tránh pha lẫn màu xanh hay vàng mà lại là thanh sắc thì tuy tai ương vẫn có nhưng mức độ nguy hại giảm thiếu tới tối đa, rốt cuộc không có gì đáng ngại. Từ đó, ta có thể áp dụng lối suy luận trên vào các màu khác.

        2) Quy tắc tổng quát về cách đoán sắc:

        Trong phép đoán sắc ta không cần quá câu nệ vào ý nghĩa riêng rẽ của từng màu mà cần phải để ý đến ý nghĩa kết hợp của nó trong một bối cảnh chung.
        Ngoài các yếu tố kể trên, ta còn phải phân biệt một vài điểm quan trọng trước khi lưu ý đến ý nghĩa của từng loại sắc. Đó là :


        a) Hư sắc và thực sắc :
        Hư sắc là trường hợp sắc và khí không tương hợp, chỉ có sắc hiện ra ở ngoài da, mà phía dưới da không có khí. Để hiểu ta có thể ví hư sắc với vết bùn hay một vết màu bất chợt phết lên lớp da cây, thành ra nhìn vào vết đó trên thân cây, ta không thể biết được chất nhựa chu lưu dưới lớp vỏ cây ra sao. Trường hợp này cũng còn gọi là hữu sắc vô khí.

        Trái lại, thực sắc là màu da thực sự của vỏ cây, nó phản ảnh trung thực chất nhựa cây chu lưu ở dưới lớp vỏ cây. Tùy theo chất nhựa sung mãn hay khiếm hụt, màu sắc của vỏ cũng biến chuyển theo.

        Trong tướng học chỉ có thực sắc mới đáng lưu tâm còn hư sắc không đáng kể.

        b) Vương sắc, trệ sắc, hoại sắc :
        Bất cứ loại thực sắc nào dù đơn thuần hay phức hợp cũng đều có thể ở vào một trong ba trạng thái trên.

        *Vương sắc : màu thuộc loại chính cách, sáng sủa, phân phối đều khắp bộ vị quan sát, phù hợp với thời gian tối thuận của nó. Vượng sắc đắc cách phù hợp với từng loại hình tướng là dấu hiệu tốt.

        *Trệ sắc : Màu xuất hiện đúng chỗ, đúng lúc, nhưng phẩm chất xấu hặoc phân phối không đều đặn (hoặc lốm đốm, hoặc chỗ đậm chỗ nhạt).

        Trong tướng học, nói đến vượng sắc cách và trệ sắc là người ta chú ý đến màu sắc chính yếu trên khuôn mặt hoặc các bộ vị chính yếu.

        Như danh xưng của nó , trễ sắc chủ về các sự bất tường tiềm ẩn sắp bộc phát

        - Kim trệ: Da mặt hiện ra sắc trắng bệch và khô như mặt đất bị mốc là đềim báo trước vẽ sự cùng khốn, ngưng trệ về của cải.

        - Mộc trệ: Khuôn mặt xanh xao, u ám chủ về tật bệnh, tai họa.

        - Thuỷ trệ: Toàn thể các bộ vị chính trên mặt, nhất là hai tai mờ ảo như khói ám là dấu hiệu tiềm ẩn chủ về quan trung thị phi.

        - Hỏa trệ: Mặt nổi màu đỏ trông khô héo là điểm hao tổn tiền bạc.

        - Thổ trệ: Màu da mặt vàng lốm đốm không đều, không sáng như màu nghệ khô là triệu chứng nội tạng bệnh hoạn, công việc khó thành.

        *Hoại sắc:Xuất hiện trái thời gian, sai bộ vị hoặc pha trộn nhiều màu sắc tương khắc.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Có 11 Hội viên đã cảm ơn đến "DangHuyAnh" về bài viết có ích này:

        ChucSonTu (19-09-13),Codai (08-07-13),dongphuong (24-05-13),htruongdinh (24-05-13),HVQ (31-05-13),Hương Nguyễn (25-06-15),leostar79 (28-06-16),nanashi1993 (24-05-13),phuduc0203 (23-06-13),thaihoa (24-05-13),yennga (23-05-13)

      15. #28
        Tham gia ngày
        Jun 2013
        Bài gửi
        1
        Cảm ơn
        6
        Được cảm ơn: 0 lần
        trong 0 bài viết

        Default

        Anh DangHuyAnh ơi, anh ở Sài gòn thì chưa biết bao giờ gặp được để nhờ anh xem được. Em đang ở HN. Thấy trong đó anh có nhóm tướng pháp thực hành gặp nhau sáng thứ bảy mà em muốn tham gia quá. Ngoài HN có nhóm nào của diễn đàn mình sinh hoạt trao đổi nhóm như trong đó không anh. Cái chính của xem tướng là thực hành mà ngoài này em tìm mãi không có thày nào mở lớp hoặc có người hướng dẫn nhóm cả.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. #29
        Tham gia ngày
        Feb 2012
        Bài gửi
        71
        Cảm ơn
        58
        Được cảm ơn: 59 lần
        trong 25 bài viết

        Default

        PHÉP XEM KHÍ SẮC
        Có 2 cách
        1. Khí do Lục phủ - Ngũ tạng cùng với xương tủy phối hợp trong thân thể hiện ra ngoài da một cách lờ mờ không rõ rệt, thoáng nhìn như có dấu vết, nhìn lâu lại như không có gì cả, chính là nguyên-khí chu lưu trong các thân-mạch của phần thịt, nên gọi là khí-thế
        2. Khí ẩn-tụ ở trên thịt dưới làn da trông như bụi bặm bám vào vật gì, li ti mờ ảo bám vào da chính là sắc

        Quan sát chỉ có KHÍ mà không có SẮC thời lành dữ chưa thể biết tường tận được, cần phải tìm kiếm cho thấy bộ-vị và phương thế nằm ở đâu, rồi căn cứ vào Ngũ-hành và thời-tiết để suy đoán các công việc sắp xảy tới, nếu thấy sắc hiện rõ lên ngoài da thời tiết hung, biểu hiện hóa phúc chính xác.

        QUAN SÁT BỘ VỊ KHÍ SẮC

        SẮC thời dễ thấy nhưng KHÍ khó tìm, nên phải tìm xem KHÍ-SẮC hiện ra ở bộ vị nào, như thế thời-họa-phúc không sợ bị lầm lạc sai thú nữa.

        Muốn được chính xác hơn, lưu ý tối đa tới phần KHÍ SẮC phân ra nhiều loại, một là KHÍ-SẮC của ngũ-hành, hai là KHÍ SẮC thuộc bộ vị, ba là KHÍ SẮC chu lưu ở khắp mặt người.

        KHÍ SẮC của ngũ-hành là: ĐỎ VÀNG XANH ĐEN TRẮNG.

        KHÍ SẮC THUẬN BỐN MÙA

        Khi bàn tới KHÍ SẮC hiện lên ở khắp mặt, không riêng một bộ-vị nào, ví như khắp mặt hiện lên sắc ĐEN và sắc XÍCH (ĐỎ gay gắt), sắc VÀNG bợt trệ hay sắc TRẮNG bạch khô sắc, thời phải căn cứ vào lý ngũ-hành tương-sinh tương-khắc mà luận mới được chính xác, vì mỗi KHÍ SẮC đều hung cát khác nhau

        Cho nên về mùa Xuân thấy người da mặt xanh lét, không phải hung sắc, trước có việc lo âu nhưng sau lại được đại cát-khánh, vì mùa Xuân trọng sắc XANH

        Tới mùa Hạ thấy người mặt có XÍCH sắc (đỏ gay) phải phân định phương hướng để suy đoán, nếu họ cư trú tại phương Bắc lạnh lẽo, lại là phản họa vi phúc, chính là điềm báo tốt đẹp
        Nếu họ cư trú phương Tây mà mặt đỏ gay đại kỵ, vì theo Ngũ-hành tinh-lý phương Tây thuộc Kim, sắc XÍCH (đỏ gay) chỉ Hỏa, Hỏa khắc Kim là đại kỵ

        Tới mùa Thu sắc ĐEN sáng hiện lên mặt, không xấu, lại là sắc tốt theo ngũ hành tương sinh, mùa Thu thuộc hành Kim, sắc ĐEN thuộc hành Thủy, Kim sinh Thủy hợp.

        Tới mùa Đông sắc TRẮNG hiện lên mặt, sắc TRẮNG không bị khô sắc, trông nhuận sáng cũng rất tốt, chính là được tương sinh vì Ngũ-hành tương-sinh là Kim sinh Thủy, mùa Đông thuộc Thủy chủ sắc ĐEN, kim chủ sắc TRẮNG.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      17. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "nanashi1993" về bài viết có ích này:

        Codai (08-07-13),Hương Nguyễn (25-06-15),leostar79 (28-06-16),yennga (09-07-13)

      18. #30
        Tham gia ngày
        Feb 2012
        Bài gửi
        71
        Cảm ơn
        58
        Được cảm ơn: 59 lần
        trong 25 bài viết

        Default

        ĐỊA KHÍ VÀ NHÂN SẮC

        Lấy tinh-lý Ngũ-hành, phối hợp với Ngũ-hành hình nhân mới được hoàn toàn chính xác

        Người thân thể phì mập là trọng Thủy, nếu cư trú ở phía Nam thường được đại phát, chính là tinh-lý chế hóa của Ngũ-hành, y cứ thổ khí tùy thuộc ở KHÍ-SẮC người, theo ở SẮC là do khí Hỏa đã bao dung được Thủy, là lý Thủy Hỏa ký-tế chi sinh, để làm cho Thủy được trở nên hữu ích và đại dụng.

        Áp dụng nguyên tắc này cho Ngũ-hành hình nhân và Địa-khí thuộc ngũ phương vị.

        Cũng như tuy Hỏa khí hung, mà sắc ĐEN bóng sáng lại được ví như cát sắc, thời chủ gặp dữ hóa lành không thể đại hung được.

        Ví như trong sắc XÍCH (đỏ gay gắt) ở trên mặt, lại có sắc hơi VÀNG vàng sáng ẩn-tàng, chính là người hung-trung hóa-cát, nhân gặp tai vạ mà sau được phát đạt

        Người khắp mặt sắc ĐEN, đến khi quan sát thấy có một nơi trắng sáng hiện lên, là điềm bị nguy khốn đã lâu nay sắp được khai thông, chính là điềm mừng vì là triệu chứng cát-tường.

        Nếu khắp mặt thần-thái hiện lên một cách quá sáng sủa, lại có nhãn-quang như đới lộ, sáng vạt hơn lên không như các ngày thường, tướng pháp chê là thoát-tiết, hoa tận khai không phải là dấu hiệu tốt, sự dữ sắp tới rất phải quan-phòng.

        Nên việc suy đoán tướng pháp nhất là KHÍ SẮC, không phải mới sơ kiến người lần thứ nhất đã quyết đoán được, nhất là mục lục và tướng pháp còn kém nên phải tỷ mỷ dè dặt mới khỏi bị chúng nhân nghi ngờ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      19. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "nanashi1993" về bài viết có ích này:

        Codai (08-07-13),Hương Nguyễn (25-06-15),leostar79 (28-06-16),yennga (09-07-13)

      Trang 3/5 đầuđầu 12345 cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •