Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 2/2 đầuđầu 12
    kết quả từ 11 tới 17 trên 17
      1. #11
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        Tùy hợp nhưng khẩn, diêu hợp bất nhàn.

        Hợp có phân ra ngũ hợp, lục hợp và tam hợp, lại có phân biệt Minh hợp và Ám hợp. Tùy hợp là kề thân tương hợp vậy, như ngày Giáp Tý, giờ Kỷ Tị, hoặc tháng Giáp ngày Kỷ, là thiên can hợp vậy; ngày Tý giờ Sửu, ngày Tý tháng Thìn, là địa chi hợp vậy, đều gọi là Minh hợp, ngày Tý giờ Tị, trong Tý có Quý thủy là khí lộc, củng cung Tị có Mậu thổ khí lộc cùng tương hợp, ngày Mão giờ Thân, có Ất Canh lộc khí tương hợp, đều gọi là Ám hợp, thông thường Tùy hợp thì khí khẩn, hỷ thì hữu tình, kị thì cưỡng chế, dụng cũng mạnh; Diêu hợp là cách vị trí không thể lấy, thì xem như là một Nhàn thần vô dụng vậy, nhập vào mệnh tạo, cần hết sức chú ý.

        Lăng Đầu Thanh bình chú:

        Hợp ở trong bát tự rất là thường thấy, cần phải phân biệt tình huống cụ thể. Thiên can hợp chỉ luận hóa và không hóa, như Giáp Kỷ, Ất Canh, Bính Tân, Đinh Nhâm, Mậu Quý hợp. Thông thường mà nói, hợp mà không hóa gọi là Bán hợp, chỗ ngũ hành hợp đều nhớ xem là bị tổn giảm sức lực. Dựa vào phép xưa luận, điều kiện Thiên can hợp hóa thành công cần phải có một phương vô căn ( là không đồng loại ) vô sinh (tức không có Ấn tinh ) còn lại một phương có căn mạnh mẽ mới luận hợp hóa thành công; Địa chi hợp có tam hợp ( như Hợi Mão Mùi ), lục hợp ( như Tý Sửu hợp ), ở trên hình thức còn có phân ra Minh hợp và Ám hợp, như ngày Tý giờ Sửu, tháng Thìn ngày Tý, thì địa chi hợp đều gọi là Minh hợp, ngày Tý giờ Tị, trong Tý có Quý thủy lộc khí, cùng với cung Tị có Mậu thổ lộc khí tương hợp, ngày Mão giờ Thân, có Ất Canh lộc khí tương hợp, thì đều gọi là Ám hợp. Địa chi hợp lại có phân ra Thiếp hợp và Cách hợp, Thiếp hợp thì khí khẩn, hỷ thì hữu tình, kị thì cưỡng chế, còn Cách hợp là Nhàn thần không luận. Nói tóm lại, phân biệt hóa hợp mặc dù là rất phức tạp, nhưng thực ra từ tính chất của hợp hóa mà luận thì chỉ có hai loại là Chân hợp và Giả hợp, tức là ngũ hành thành tượng như Giá Sắc cách, Khúc Trực cách, Viêm Thượng cách, Nhuận Hạ cách, Tòng Cách cách gọi là Chân hợp, còn lại các loại hợp hóa khác đều gọi là Giả hợp, mà thông thường Giả hợp là tùy theo đại vận, lưu niên xung khắc biến hóa mà biến hóa.

        Thể chế tu quảng đại.

        Thể chế là khí cục vậy, giống như Tài Quan Ấn, có Vương hầu Khanh tướng, có bần cùng hạ tiện, phân chia Khí cục rất tỉ mĩ vậy, hai chữ Khí cục, rất khó giải thích, ( chương thứ 5 của bản thư luận cách cục cao thấp, tức là theo Khí cục để phân biệt vậy), không ở phương diện lớn, nhưng mà bản thân phúc mệnh như nhỏ, bó buộc không dậy nỗ, phương diện lớn cũng có ích gì, trái lại là sợ tản mạn, cục không có thuu thì không thành, phúc mệnh bản thân, cần phải xem dụng thần Nhật chủ, phàm phối hợp tứ trụ, nhật chủ cần phải có khí sinh vượng, dụng thần cần phải đắc thời đắc địa, yêu cầu phải phù hợp, phối hợp tứ trụ có hữu tình, không có Kị thần Nhàn thần hỗn tạp, không nhiều không thiếu vừa đúng đến với chỗ tốt, nếu như tùy tiện cẩu thả, biểu cục mặc dù là không to lớn, mệnh cũng không mất hạng trên trung bình, Khí cục bình thường, là xem Lộc Mã Quý nhân, Củng giáp, Ám tàng diêu hợp, Củng hợp cũng cần bó buộc phúc mệnh bản thân, mới thành vật hữu dụng, người xưa luận Khí cục, lấy Lan Đài Diệu Tuyển là sách tinh yếu duy nhất, nhưng mà sử dụng không nghiệm, là lý do gì chứ? Tức là khí phúc mệnh bản thân, cho nên mà chuyên luận khí cục vậy, mà phép xưa Lan Đài chuyên chủ nạp âm, học thuật phải biết sữa cũ thành mới, đã ra phép mới, phép cũ tự phải đào thải, tất cả y dược xem như là không thể đúng hết, người nghiên cứu, tất cần phải suy xét cho hết nguồn cội, bỏ cái rườm rà mà lấy cái tinh hoa, Lan Đài cùng với Lý Hư Trung mệnh thư, Trích Thiên Tủy là ba tác phẩm lớn nỗi tiếng, giá trị tự có không thể mất đi, trong đó luận các phép như cục, địa vị, Củng Giáp, nghị luận rất tinh tế, về phần nạp âm, từ sau khi Từ Tử Bình thay đổi sử dụng Nhật chủ chính ngũ hành, phương pháp mệnh lý đã có một bước tiến nhanh gọn, cung hiến cho xã hội, xa rời nạp âm, ở thiên nhiên xếp vào hàng sa thải, tiếc thay người ngày nay không rõ lý lẽ, tâm lực như bã đậu mệt mỏi, mà lại bỏ đi cái tinh hoa, sao không đau xót ư! Luận Thể chế lấy phương cục vào tay sử dụng, cục có dụng cục, không rõ nguyên lý làm sao mà phân biệt.

        Lăng Đầu Thanh bình chú:
        Xem bát tự chính là rất coi trọng ngũ hành mệnh cục khí mạch lưu thông của bản thân, thông thường mà nói, bát tự không luận thân vượng hay thân nhược, chỉ cần ngũ hành nguyên mệnh cục lưu thông thuận hòa, sinh hóa hữu tình, dụng thần là một chi tàng trong khí tháng hoặc là được khí tháng sinh trợ, không có Kị thần Nhàn thần hỗn tạp, nhật chủ vượng đại vận có tiết có chế, nhật chủ nhược đại vận có sinh có trợ, thì đều là tạo mệnh thượng đẳng. Mệnh cục vượng thì có tiết có chế, nhược thì có sinh có phù, dụng thần đắc địa có khí, hợp thì hữu tình, xung thì khử kị, cũng có đại vận trợ giúp hỷ dụng, là tạo trên trung bình. Mệnh cục mặc dù lưu thông không đủ tốt nhưng phối hợp hữu tình, hỷ dụng mặc dù có khí nhưng ở trong nguyên cục có bệnh bán hợp, hình xung, nếu đại vận có thể phá hợp giải xung, sinh trợ cho hỷ dụng thần nguyên cục, là mệnh tạo trung bình. Ngũ hành mệnh cục phối hợp thiếu khuyết "Hữu tình", chi mặc dù có hình xung phá hại nhưng may mắn có cứu thần, cũng có đại vận sinh trợ hỷ dụng thần, vẫn không mất là mệnh tạo thấp hơn trung bình. Can chi mệnh cục phối hợp vô tình, chỗ can chi hỷ bị bán hợp hoặc bị hình xung, hỷ dụng nguyên cục vô khí, là mệnh tạo thấp. Mệnh cục tản mạn vô khí, sức sống khô khan, sinh kị mà chế hỷ, là mệnh tạo cực thấp.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "quangvinhn" về bài viết có ích này:

        3kubond (09-09-14)

      3. #12
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        Tự diện phân tiên hậu.

        Tự diện tiên hậu hết sức quan trọng, thí dụ như Giáp mộc lấy Tân kim làm Quan, nhưng Tân kim ở trụ năm mà tháng thấu ra Bính Đinh, thì Quan tinh bị thương, quyết không thể dùng, nếu Tân kim ở trụ giờ, mà năm là Đinh tháng là Kỷ thì hỏa sinh thổ, mà không thể khắc kim, Quan tinh không bị hại vậy. Giáp lấy Kỷ thổ làm Tài, nếu Kỷ thổ ở trụ năm giờ, tháng mặc dù coi trọng, Giáp mộc Kỷ thổ hướng về Nhật nguyên, thì Giáp ở chỗ năm tháng không có thể đoạt vậy, nếu năm Giáp tháng Kỷ thì năm Giáp và ngày tranh hợp, Kỷ thổ là can tháng, mà Tài bị Kiếp vậy, năm Kỷ tháng Giáp, thì Kỷ can năm là Giáp nguyệt lệnh sở hữu, chỗ Ta ( Giáp Nhật can) thì không có phần vậy, lại có ở giữa tàng thấu, thì cũng có phần biểu hiện, như Bính hỏa dụng Nhâm kị Mậu thổ hối quang ( làm mờ ánh sáng), cần phải lấy Giáp mộc cứu trợ, nhưng Mậu thổ xuất ra can, mà Giáp mộc tàng chi, thì Giáp không thể phá thiên can Mậu, Giáp thấu Mậu tàng, Giáp mộc cũng có thể chế Mậu mà thủ thanh, chỗ này là lấy Tàng Thấu luận trước sau vậy, hỷ dụng tàng ở bên trong, tốt nhất là thần nguyệt lệnh nắm vượng, thứ là, chi ngày chi giờ cũng thân thiết có thể dụng, nếu ở chi năm, chỉ sợ đóng sẽ không đến, bởi vì mệnh lý lấy năm tổ làm gốc, chủ 15 năm thời thơ ấu, tháng là môn hộ, chủ 15 năm thời thanh niên, ngày là bản thân, chủ 15 năm trưởng thành, giờ là quy túc, chủ 15 năm về già, dụng thần ở năm, đa số chủ thời thơ ấu có sự che chỡ, tháng ngày là chủ sự nghiệp bản thân, giờ là sự nghiệp lúc về già, hoặc là hưởng phúc con cái, cho nên Tài Quan Thực Ấn thần hỷ kị, ở giữa Tự diện tiên hậu ( mặt chữ trước sau) có quan hệ lớn vậy.

        Lăng Đầu Thanh bình chú:

        Một là, Trong mệnh cục dụng thần thông thường đều không thể bị tổn thương, như trong "Áo quyết" nói: "Thí dụ như Giáp mộc lấy Tân kim làm Quan, nhưng Tân kim ở năm mà tháng thấu ra Bính Đinh, thì Quan tinh bị thương, quyết không thể sử dụng, nếu Tân kim ở giờ, mà năm Đinh tháng Kỷ thì hỏa sinh thổ, mà không thể khắc kim, Quan tinh không có tổn hại vậy" ;

        Hai là, Mệnh cục dụng thần kị bị can chi khác kề thân khắc hợp, phân tích trong ngũ hành mệnh cục chỗ gọi là can chi hữu tình hay vô tình chính là chỉ ra một loại tình huống. Trong "Áo quyết" nói: "Giáp lấy Kỷ thổ làm Tài, nếu Kỷ thổ ở trụ năm giờ, tháng mặc dù coi trọng, Giáp mộc Kỷ thổ hướng về Nhật nguyên, thì chỗ Giáp ở năm tháng không thể đoạt vậy, nếu năm Giáp tháng Kỷ thì năm ngày Giáp tranh hợp, Kỷ thổ ở can tháng, mà Tài bị Kiếp vậy, năm Kỷ tháng Giáp, thì Kỷ can năm bị Giáp nguyệt lệnh sở hữu, chỗ Ta không có phần vậy" .

        Ba là, dụng thần tàng chi hoặc thấu can cũng cần có chỗ phân biệt. Trong "Áo quyết" nói: "Bính hỏa dụng Nhâm kị Mậu thổ hối quang, nên thủ Giáp mộc cứu trợ, nhưng Mậu thổ xuất can, mà Giáp mộc tàng chi, thì Giáp không thể phá thiên can Mậu, Giáp thấu Mậu tàng, Giáp mộc cũng có thể chế Mậu mà thủ thanh, chỗ này là lấy Tàng Thấu luận trước sau vậy, hỷ dụng tàng ở trong chi, tốt nhất là thần nguyệt lệnh nắm vượng, thứ là, chi ngày chi giờ cũng thân thiết có thể dụng, nếu ở chi năm, chỉ sợ đóng sẽ không đến, bởi vì mệnh lý lấy năm tổ làm gốc, chủ 15 năm thời thơ ấu, tháng là môn hộ, chủ 15 năm thời thanh niên, ngày là bản thân, chủ 15 năm trưởng thành, giờ là quy túc, chủ 15 năm về già, dụng thần ở năm, đa số chủ thời thơ ấu là có sự che chỡ, Nhật nguyệt chủ sự nghiệp bản thân, giờ là sự nghiệp lúc về già, hoặc là hưởng phúc con cái, cho nên Tài Quan Thực Ấn thần hỷ kị, ở giữa Tự diện tiên hậu là có quan hệ lớn vậy". Nói tóm lại, dụng thần hỷ có khí, kị bị khắc bị thương, dụng thần ở trụ năm chủ thời thơ ấu được cha mẹ che chỡ. Hỷ nhất là xuất hiện ở trụ tháng, tốt nhất là nguyệt lệnh thần nắm vượng, cũng chủ sự nghiệp trước 30 tuổi có tiểu thành. Hỷ dụng thần ở chi ngày chủ thời thanh niên mới phát phúc, còn hỷ dụng rơi vào ở trụ giờ chủ về già phát đạt hoặc hưởng phúc của con cái.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "quangvinhn" về bài viết có ích này:

        3kubond (09-09-14)

      5. #13
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        Thiên can chuyên luận sinh khắc chế hóa, địa chi chuyên thủ hình xung phá hại.

        Mệnh lý thiên can lấy sinh khắc chế hóa làm chủ, tức là các loại Thập thần như Tài Quan Thực Ấn vậy, địa chi lấy hình xung hội hợp làm chủ, lấy can phối chi, chuyên luận 12 cung Sinh Vượng Hưu Tù, sử dụng ẩn tàng Nhân nguyên, 12 cung khí Trường sinh Lộc Vượng Suy Mộ vậy, người sau xem bắt đầu tiện lấy chỗ học ban đầu, lấy khí ở trong chi để dụng, cũng để thủ sinh khắc, thấm từ từ giả dối thành tranh giành, lại lấy không hết bày ra thành thiếu khuyết, còn mệnh lý chân nghĩa lại làm mờ đi, nên biết là thiên can hiển lộ ra bên ngoài, cho nên có thể luận sinh khắc chế hóa, tất cả địa chi lấy ở bản cung, chuyên luận vượng suy, cất vào hầm không thấy hình xung phá, không thể luận sinh khắc chế hóa, địa chi lấy hình xung hội hợp làm chủ, lời nói này là hình xung phá hại, bởi vì đoạn văn ở trên xem trọng Tùy hợp Diêu hợp Hội hợp, đã nói rõ ở phần trước, phá hại tức là bao gồm cả ở trong hình xung ( sinh khắc chế hóa biến hóa hội hợp hình xung, lấy cùng quan hệ mặt chữ ở trước sau, bản gốc không tường thuật, không phải bỏ bớt vậy, bởi vì khi tường thuật, hoàn toàn không phải hơn vạn lời không thể nói hết, có ở Tử Bình chân thuyên, hà tất phải nói theo, chi nên chỉ sơ lược đưa ra khái quát, học giả nên lấy Tử Bình chân thuyên bình chú đọc thêm). Tài Quan chỉ dựa vào Nhật thần, Vong Kiếp cần xem ở Thái Tuế (dựa theo nguyên văn, câu này trả lời ở phía dưới).
        Luận Thần Sát rút gọn lại rõ ràng có ba điểm lớn:
        Một, các loại Thập thần Tài Quan Ấn Thực, chỉ theo Nhật thần mà luận.
        Hai, 12 cung Sinh Vượng Hưu Tù, lấy cùng Thiên ất quý nhân, thì 4 chữ thiên can đều cùng cần phải luận.
        Ba, các thần sát như Dịch Mã, Hàm Trì, Vong Thần, Kiếp Sát, Hoa Cái, Ám Kim, đều cần phải theo Thái Tuế mà luận. Thái tuế là năm mệnh vậy, bởi vì địa chi thần sát, phần lớn đều theo Thái tuế mà khởi, cho nên có tên gọi là Giá tiền thần sát, Giá hậu thần sát ( Giá là Tuế Giá tức là Thái Tuế vậy), nhưng trong đó cũng có thể xem thêm, theo Nhật thần, như Hàm Trì nhất sát, Dần Ngọ Tuất Hàm Trì ở Mão, Thân Tý Thìn Hàm Trì ở Dậu, mà nhật thần Bính Đinh thấy Mão, nhật thần Nhâm Quý thấy Dậu, cũng có thể lấy Hàm Trì luận, nhưng chỉ lấy thủy hỏa làm giới hạn, kim thủy không có thể luận, ngoài ra như Học Đường, Từ Quán, Văn Xương phúc thần, Không vong, Kim Thần, Khôi Cương, cùng với loại thần sát tiến giao thoái hưu, chuyên luận hai chữ can chi ngày giờ, bởi vì theo trong phép chọn ngày mà lẫn tạp, không phải chỗ mệnh lý coi trọng, sau khi học giả tinh cứu, lấy làm tham khảo, cũng không hẳn là không thể vậy.

        Lăng Đầu Thanh bình chú:

        1, Vận dụng can chi bát tự lý giải. Đối với can chi bát tự mà nói, thì can là dương, chi là âm. Dương chủ Động mà Âm chủ Tĩnh, cho nên thiên can thuộc dương tính động lấy sinh khắc chế hóa mà luận, còn địa chi thuộc âm tính tĩnh thủ ở bản cung, thông thường chỉ luận suy vượng, trừ phi thấy hình, xung, phá, hại, hợp làm cho từ tĩnh biến động, nếu không, không có sinh khắc chế hóa có thể nói chỗ này là mấu chốt vận dụng địa chi. Đối với bát tự can phối chi mà nói, chuyên luận 12 cung sinh vượng hưu tù, khảo sát theo mức độ thiên can sinh vượng, hoàn cảnh đến chi hành quyền, dựa vào chỗ này mà có thể dự trắc, phán đoán tình huống quan hệ xung quanh trạng thái sự việc cụ thể cùng có liên quan, đây là mấu chốt phân tích toàn cục bát tự cùng với luận đoán lưu niên, cũng là một tinh túy luận mệnh bát tự, có giá trị đáng cho học giả nắm bắt.

        2, Lý giải thần sát bát tự . Thông thường mà nói, có thể theo 3 phương diện để lý giải thần sát:
        Một, thập thần bát tự tức là thần sát, phán đoán là lấy Nhật can làm điểm quan sát;
        Hai, 12 cung sinh vượng hưu tù, Thiên Ất quý nhân, thì 4 chữ thiên can đều cần phải cùng luận, mượn chỗ này suy đoán xung quanh quan hệ nhân sự;
        Ba, đa số các loại thần sát như Dịch Mã, Hàm Trì, Vong Thần, Kiếp Sát, Hoa Cái, Ám Kim, đều luận từ trụ năm, các thần sát như Học Đường, Từ Quán, Văn Xương phúc thần, Không vong, Kim Thần, Khôi Cương, lấy cùng tiến giao thoái hưu, luận từ hai chữ can chi ngày giờ, lý là năm tình huống thông thường chỉ là hoàn cảnh bên ngoài cùng gia tộc hoặc chỉ là hủ tục trong giòng họ, nhi nhật thời can sở luận thông thường là tình huống của bản thân, do vậy, tượng thần sát Học Đường, Từ Quán, Văn Xương phúc thần, Không Vong, Kim thần, Khôi Cương, lấy cùng tiến giao thoái hưu thông thường đều dùng để phán đoán bản thân như tu dưỡng, học thức, tính cách ... Đồng thời cùng với chỗ này, phần lớn suy đoán lưu niên ở trạng thái sự việc cụ thể đều lấy thần sát làm căn cứ chủ yếu, ca quyết giang hồ Manh phái đoán mệnh cùng kỹ pháp phần đa đều xuất ra từ chỗ này.
        thay đổi nội dung bởi: quangvinhn, 09-09-14 lúc 22:22
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "quangvinhn" về bài viết có ích này:

        3kubond (09-09-14)

      7. #14
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        Bát pháp quan kiện. Ngũ khí khai đoan.

        Tổng kết bài văn ở trên, Bát pháp, là sinh khắc chế hóa hội hợp hình xung vậy, Ngũ khí, là kim mộc thủy hỏa thổ vậy, mấu chốt Bát pháp mệnh lý không có, thí dụ như một chữ Sinh, vẻn vẹn không sinh ta, gọi là ta sinh vậy, trong đó có sinh mà không sinh, lý không sinh mà sinh.
        Như Ất mộc thấy Nhâm, Tân kim thấy Mậu, là Chính Ấn vậy, sinh vô tình, cụng như không sinh, không bằng Quý thủy Kỷ thổ Thiên Ấn là có thể sinh vậy, nhưng Tân kim nếu thấy Mậu Tý, là thổ hư mà nhuận, thì có thể sinh kim, Nhâm thủy thấy Kỷ thổ, thủy nhào với bùn cát mà liền có thể sinh mộc, vô tình biến thành hữu tình vậy, mộc có thể sinh hỏa, kim có thể sinh thủy, lý lẽ bình thường vậy, nhưng mà Hàn Mộc hướng dương, Xuân hồi đại địa, khí chuyển dương hòa, mộc thực tế là nhờ Bính hỏa mà sinh vậy; kim sinh ở mùa Hạ, đá lấp lánh chảy kim, trong nguyệt lệnh, tuy đều là tàng thổ, là chỗ hỏa nắm táo khô, thổ không sinh Đinh, thấy thủy Nhâm Quý, thì thổ nhuận kim sinh, là kim thực tế nhờ thủy mà sinh vậy, ngũ hành có tính tình của ngũ hành, thập can có tính tình của thập can, thập can lại thêm thập nhị chi, bởi vì chỗ lâm cung vị khác nhau, tình lại khác, không rõ tính tình ngũ hành can chi, không thể nào nói được mệnh lý.

        Lăng Đầu Thanh chú: Bát pháp, thiên can chỉ luận sinh khắc chế hóa, địa chi chỉ luận hội hợp hình xung. Ngũ khí, là ngũ hành bốn mùa hàn nhiệt thấp táo ôn vậy. Tiết này cường điệu điều kiện và vận dụng thiên can sinh khắc chế hóa và địa chi hội hợp hình xung, mấu chốt trong đó là có hay không có ở ngũ khí. Tức là hoàn toàn dựa vào ngũ khí hàn nhiệt thấp táo ôn để lấy làm điều kiện trước tiên suy đoán ( kỳ sinh khắc chế hóa hội hợp hình xung ), chỗ này là mấu chốt trong học thuyết bát tự nhìn ở góc độ sinh khắc chế hóa hội hợp hình xung, học giả luyện tập không thể không biết. Như chỗ nói ở tiết này là "Mộc có thể sinh hỏa, kim có thể sinh thủy, lý thường tình vậy, nhưng mà Hàn mộc hướng dương, xuân hồi đại địa, khí chuyển dương hòa, mộc thực nhờ Bính hỏa mà sinh vậy, kim sinh mùa Hạ (Lăng Đầu Thanh chú: chỉ ở tháng Mùi ), thì đá lấp lánh làm chảy kim, trong nguyệt lệnh, tuy đều là tàng thổ, là chỗ hỏa nắm táo khô, thổ không sinh Đinh, thấy thủy Nhâm Quý, thì thổ nhuận kim sinh, là kim thực nhờ thủy để sinh vậy" .

        Tạo vật tu nguyên bản thể, khí hoàn do xuất căn cơ.

        Nguyên lý thông thường tất cần phải cùng cực, suy cầu bản thể, ngũ hành can chi tại sao lại có liên quan đến đời người tốt xấu, cho nên thắc mắc một chỗ cực đại vậy, đã biết ngũ hành là đại danh từ xuân hạ thu đông, thập nhị chi tức là sử dụng cửu cung lưu hành Lạc Thư, thì mệnh lý chẳng qua là thiên phú cả đời, không liên quan ở mê tín vậy, biết được bản thể, thì Giáp Ất là khí hậu mùa Xuân cũng không trói buộc ở mộc, Bính hỏa, là khí hậu mùa Hạ, hỏa không phải đúng mùa ấm áp, chỗ đoạn văn trên nói rằng, mộc có thể sinh hỏa, mà ba tháng màu đông mộc ở đầu mùa xuân, thực sự mượn Bính hỏa để sinh, kim có thể sinh thủy, mà kim ở ba tháng mùa Hạ, thực sự dựa vào thủy để sinh, lý này tự nhiên ở trong lòng, không sai vậy. Căn cơ , là 8 chữ của tứ trụ vậy, đồng nhất Tài Quan cách, có quý thì làm khanh tướng, có triển vọng làm kinh thương; cục đồng nhất chỉ đảm đương một phía, có triển vọng ở địa vị làm vua làm đốc phủ, cũng có loại bán hàng rong vĩa hè, cho nên yên ổn chăng? Bởi thế mệnh tốt xấu, là do ở căn cơ, cách có lớn nhỏ, là do ở khí cục, Lan Đài Diệu Tuyển nói: Mặc dù ổn định nhờ dựa vào căn cơ, không thêm vào chân cách cục, sao khôg có nguyên nhân ư, Khí hoàn, là nhật chủ có khí sinh vượng, chân dụng thần mà đắc thời, tứ trụ phối hợp có tình, yêu cầu thích hợp, tự thành mệnh tạo thượng đẳng, thí dụ như đồng nhất là vận tốt, ở thượng mệnh thì có thể hiển đạt bay cao, ở tạo xấu bất quá cuộc sống khá yên ổn mà thôi, đồng nhất là vận xấu, ở thượng mệnh không lo an phú tôn vinh, dần dần tiến bộ, ở tạo xấu thì lang thang điên khùng , chỗ này là trong vạn loại có nghìn cái xấu, không ở tuế vận mà là ở trong nguyên mệnh vậy.

        Lăng Đầu Thanh chú: Tiết này là điểm mấu chốt đối với phép tắc trong học thuyết bát tự cùng vận dụng toàn bộ làm một, tức là biết hết ngọn nguồn nguyên lý can chi ngược dòng chảy cùng ý nghĩa thực tại, trên nguyên tắc vận dụng tự nhiên có thể có mở rộng. Khái quát bắt đầu chính là chỗ sai lầm luận mệnh không thể chấp nhất ở tượng ngũ hành, nếu không, dễ dàng lâm vào vòng lẩn quẩn chỉ quen một cách luận. Như thiên can Nhâm Quý thủy chính là Thiên Hà thủy và Vũ Lộ thủy, Giáp Ất mộc thì nhất định đại biểu là mộc tham thiên ( cao ngút trời) và mẩm nhỏ, cây cỏ, cùng với hàng ngày thưởng thức ngắm cảnh vật là lấy cây nhỏ mầm nhỏ dựa vào thủy dẫn nước tưới mà trưởng thành, vì vậy cho rằng đây sẽ là "Truy tìm nguồn gốc để biết sự vật" cùng lấy tượng hữu hình bắt đầu để luận mệnh. Ai không biết ngũ hành bát tự luận mệnh là vây xung quanh khí hậu tiết mùa, lưu thông, thập thần mệnh cục, căn cơ vượng nhược, hỷ dụng thần, mức độ hoạt dược … tổng hợp các nhân tố để suy đoán. Cho nên:
        + Một, không thể chấp nhất, câu nệ như ở loại "Thủy sinh mộc" đã biết quan hệ ngũ hành là truyền biến. Nhận thức rõ ràng "Ngũ khí" tức là khí ngũ hành hàn nhiệt thấp táo ôn ở bốn mùa, tính quan trọng ở trong bát tự luận mệnh, như ở tiết trên nói "Thí dụ như một chữ Sinh, vẻn vẹn không sinh Ta, gọi là Ta sinh vậy, trong đó có lý lẽ sinh mà không sinh, không sinh mà sinh. " như" Mộc có thể sinh hỏa, mà ba tháng mùa đông mộc ở đầu xuân, thực tế là dựa vào Bính hỏa để sinh; kim có thể sinh thủy, mà kim ở ba tháng mùa Hạ, thực tế là dựa vào thủy để sinh, lý tự nhiên ở trong lòng, là không sai vậy."
        + Hai, Căn cơ. Thiên can luận có căn vô căn, phân tích ở trong bát tự thực ra cũng không rất giới hạn ở nhật nguyên chỗ đại biểu là "Ta" vượng nhược, thập thần của nó hoặc là dụng thần cũng đồng luận. Như một quyết "Thực thần sinh Tài, phú từ trời đến" , lý do phía trước thành lập chính là trong mệnh cục có nhật chủ kiện vượng, Thực thần thông căn thấu can được khí tháng hoặc được sự trợ giúp của khí tháng đồng thời Tài tinh có khí mới thành lập. Cho nên căn cơ tình huống trạng thái Thập thần và hỷ dụng thần đồng thời cũng quyết định tầng thứ của mệnh cục bát tự, như trong chỗ bài văn nói: "Đồng nhất Tài Quan cách, có quý làm Khanh tướng, có triển vọng làm kinh thương; cục đồng nhất chỉ đảm đương một phía, có triển vọng ở địa vị làm vua hoặc là làm đốc phủ, cũng có loại bán hàng rong vĩa hè " . Tại sao lại có khác biệt lớn như vậy, thực ra chỗ này là do trong nguyên mệnh cục bát tự thập thần hỷ dụng có "Căn cơ" không được quyết định. Cho nên 《 Áo quyết 》ở tiết này kết thúc dùng một đoạn nói ở phía dưới để viết lời kết thúc: "Thí dụ như đồng nhất là vận tốt, ở thượng mệnh có thể hiển đạt bay cao, ở tạo xấu bất quá cuộc sống khá yên ổn mà thôi, đồng nhất là vận xấu, ở thượng mệnh không lo an phú tôn vinh, dần dần tiến bộ, ở tạo xấu thì lang thang điên khùng , chỗ này là trong vạn loại có nghìn cái xấu, không ở tuế vận mà là ở trong nguyên mệnh vậy".
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #15
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        Pháp gia sưu kiểm, các bẩm cát hung, vật tu đề khoát, phương minh khinh trọng.

        Mệnh lý không chỉ thủ lấy dụng thần là tài năng vô hạn vậy, 8 chữ tứ trụ cùng lấy vật ám tàng Củng ( vây quanh) Giáp ( kẹp, xen lẫn), đều cần phải xem đến, ở lúc thủ dụng, giảm bớt rườm rà để đơn giản, chỉ tìm hòn ngọc dưới cổ con Ly Long, mà lúc luận nghiệm chứng, bất luận là Kị thần, là Nhàn thần, cần từng cái giống như phép cộng để kiểm tra, mới biết tất cả cát hung vậy, mệnh lý vừa lấy sinh khắc chế hóa, hội hợp hình xung làm mấu chốt, cần gì phải lấy thêm tên gọi Tài Quan, Lộc Mã, Quý nhân chứ, chính là bởi vì vật cần phải nắm mở rộng, mới rõ cái khinh trọng, cho nên đồng nhất là Tài Quan, Lộc Mã, Quý nhân, có ích thì nên đặc biệt đề ra, vô dụng thì có thể bỏ bớt vậy. Sách nói: Trong mệnh quân tử cũng có Kiêu Sát Vong Kiếp, trong mệnh tiểu nhân, sao không có Lộc Mã Tài Quan, duy nhất là nên có đủ con mắt để phân biệt cái hữu dụng và vô dụng, chỗ này lúc mới học mệnh thì rất khó, sau khi luyện tập thành thục, hi vọng sẽ biết.

        Lăng Đầu Thanh chú:
        Tiết này là tiếp theo tiết trên đối với vận dụng phép tắc bát tự tiến lên một bước luận thuật. Khái quát ban đầu chính là quá trình phân tích luận đoán bát tự ở nhiều góc độ, cũng không phải chỉ có luận một đường vượng nhược. Bởi vậy "Chỉ thủ" dụng thần để luận mệnh là một câu, cũng là không phải toàn diện.
        Cần chú ý ở lúc quan hệ ngũ hành 8 chữ tứ trụ ( truyền biến ) cùng giữa trụ với trụ có ngũ hành ám tàng củng giáp. Như trong phú《 Cầm Đường chỉ kim ca 》luận "Củng, Giáp" viết: Quý nhân Lộc Mã cùng quan phúc, củng giáp sợ gặp Không. Quan phúc Lộc Mã hỷ nhất là Giáp (kẹp), Thái tuế xung tất là phát. Nhận Sát chớ kẹp đất Quan Lộc, là kẹp theo họa khó mà đảm đương, dù có vinh nhưng cuối cùng cũng không tốt. Đồng thời, cách cục không bị chỗ mạch hạn cục, bởi vì "Trong mệnh quân tử cũng có Kiêu Sát Vong Kiếp, trong mệnh tiểu nhân, sao không có Lộc Mã Tài Quan, duy nhất là nên có đủ con mắt để phân biệt cái hữu dụng và vô dụng, chỗ này lúc mới học mệnh thì rất khó, sau khi luyện tập thành thục, hi vọng sẽ biết". Ở lúc thủ dụng, phải dưỡng thành thiện nắm mâu thuẫn chủ yếu, mệnh lý vốn là lấy sinh khắc chế hóa, hội hợp hình xung làm mấu chốt, do vậy, phải bỏ bớt cái rườm ra thì sẽ đơn giản. Sau cùng, phân tích đối với Kị thần, Nhàn thần cũng không thể tùy tiện bỏ qua, phân tích mệnh lý dạng này mới có thể so sánh được toàn diện.

        Vinh nhi dịch khô. Phát thân tạm trí. Hiển nhi bất lộ. Thành vật tuế hàn.

        Phàm khí Thúy (giòn), Hư (phù phiếm), Phù (trôi nổi), Nộn (còn non). Đất Hưu ( ngừng), Phế ( bỏ), Bại ( không thành), Tuyệt ( hết). Được can chi Giáp (kẹp), Phù ( trợ giúp). Tạm thời hợp mà phát ở một thời. Nếu gặp Tuế Vận thần làm trợ giúp bị thương hại hoặc ức chế. Không có khí thì dễ bại mà không lâu dài. Như vật không hiển lộ. Dụng thần có khí. Hợp thần thành tượng lợi dụng nhau. Trong vận một đường không có phá. Thì chịu đựng lâu dài. Dẫu có Tuế quân từng năm hỗn tạp. Chính là Phù vân tế nhật. Chỉ là ánh trăng vượt qua bóng cây mà thôi. Cho nên không có lộ ra ở đây. Trong can chi ẩn tàng có khí được sinh. Trái lại là rộng lớn vậy.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #16
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        Lăng Đầu Thanh chú: Chỗ tiết này chủ yếu theo tượng bên ngoài can chi bát tự đề xuất vấn đề "Vinh Khô"."Vinh" thì dễ "Khô" . Chỗ gọi là "Vinh", là chỉ sum suê, tươi tốt; "Khô" bản nghĩa là chỉ khô héo, cây cỏ khô héo. Chỗ câu nói này từ một góc độ là nói "Xanh tốt thì hoa rụng phải nhanh" . Còn "Vinh" và "Khô", thực ra là cũng bao gồm học thuyết mệnh lý bát tự làm cho người ta rất có hứng thù thêm vào, cũng để cho con người suy nghĩ giải thích ba vấn đề:
        1, Hoa "Vinh" ở lúc nào ( vận tốt bắt đầu lúc nào )? Thông thường mà nói, hỷ thần bát tự "Đắc dụng" ( chỉ hành vận là hỷ dụng ) thì mới bắt đầu được tiêu hoa"Vinh" .
        2, "Vinh" có thể duy trì bao lâu? Ở trong tiết này, thì có hai vấn đề giải thích:
        * Một, thường phù hợp điều kiện dưới đây thì "Vinh mà dễ khô", thời gian duy trì vận tốt không có dài.
        A, Khí Thúy Hư Phù Nộn. Chỗ này "Khí" có hai cách giải, một là nhằm vào "Thiên can" (Khái niệm chỉ ra ngũ hành can chi, thì can là dương gọi là khí vô hình, còn chi là âm gọi là khí hữu hình ) mà nói, hai là nhằm vào "Khí" nguyệt lệnh mà nói. Cho nên "Khí thúy hư phù nộn" là chỉ can thấu mà cùng chi vô căn nhưng có sinh hoặc không có sinh. "Sinh không gặp thời ( chỗ này lý ‘ Thời ’ là chỉ một năm bốn mùa lưu hành ngũ khí hàn nhiệt thấp táo ôn )". Thập thần, phép tắc này nghĩa chung là phạm vi thích ứng cũng bao gồm cả bản thân nhật chủ ở trong bát tự sở hữu can chi.
        1, Đối với can thấu mà chi vô căn có sinh mà nói, vận hành đất có căn có sinh thì "Vinh", qua vận thì "Khô" . Như Tài đa thân nhược, lực nhật chủ không thể đảm nhận, lại cần có Tỉ Kiếp bang thân, trụ có Tỉ Kiếp đắc lực càng tốt, tuế vận cũng cần có Tỉ Kiếp, phàm Tài đa thân nhược thì hành đất Tỉ Kiếp vượng đa số là có thể phát tài. Có nói: "Tài đa thân nhược, thân vượng thì phát" ;
        2, Đối với can thấu mà chi vô căn lại không có sinh mà nói, thì vận hành đất có căn có sinh lúc thành lập "Khô ( là hung )", như Thương quan thành cách, lại có Quan tinh hỗn tạp (Quan tinh thấu can vô căn thì họa càng nhiều ), thì thành phá cách, họa hoạn không ít, vận hành Quan vận, đại họa khó tránh;
        3, Theo bốn mùa lưu hành ngũ khí hàn nhiệt thấp táo ôn mà nói, "Thúy Hư Phù Nộn" thực ra là chỉ "Bối Lộc" hoặc mất khí tháng ( thất lệnh). Dưới đây lấy "Tài" làm ví dụ xem mệnh cục vấn đề "Bần Phú": Chỗ gọi là "Thúy" như kim là "Tài" sinh ở tháng Mùi, bát tự nguyên cục không có thủy nhuận kim gọi là "Tài thúy", dẫu có vận hành Tài (kim) địa, thủy địa cũng không tốt mà còn dễ "Khô" ; chỗ gọi là "Hư" như thổ (Tài) sinh tháng xuân thì gọi là "Tài hư", mà nguyên cục bát tự lại không có hỏa sưởi ấm cục sinh Tài, dù vận tới Tài địa hỏa địa, dù có "Vinh" cũng không lâu dài; chỗ gọi là "Phù" như mộc (Tài) sinh tháng Đông, nguyên cục bát tự không có hỏa sưởi ấm thân mà thủy vượng kim hàn thì gọi là "Tài phù", vận tới Tài địa thì vì Tài mà lụy thân, vận tới hỏa địa dù có "Vinh" cũng không lâu dài; chỗ gọi là "Nộn" như mộc ở đầu mùa xuân (Tài), xem quan điểm《 Cùng Thông bảo giám 》, do "Nộn", cho nên mộc ở đầu mùa xuân (Tài) hỷ dụng thần cần mấy cái cùng sử dụng. Như nhật chủ kim vượng thì khắc phạt thương tàn có thể thấy đầu xuân mộc "Nộn", mà do mộc bị hàn lạnh còn tồn tại, không có hỏa thì có họa oan uổng; hỷ thủy sinh phù, mới có thông suốt, nhưng mà đầu xuân lại không cần thủy thịnh, bởi vì âm dày ẩm ướt nặng rễ bị tổn hại mà khô héo, nhưng cũng không thể không có thủy, vì dương khí táo khô, không có thủy thì rễ khô lá héo, cần có Thủy Hỏa ký tế mới tốt. Cho nên mộc ở đầu mùa Xuân, nguyên mệnh cục thủy, hỏa cả hai nếu thiếu một là không thể được, nếu thiếu thì dù vận tới đất thủy hoặc đất hỏa bổ túc kỳ không đủ mặc dù "Vinh" cũng không lâu bền vậy.
        B, Nguyệt lệnh là xứ hỷ dụng "Đất hưu phế bại tuyệt" hoặc "Được can chi kẹp phù, tạm thời hợp mà phát ở một thời", nên lúc đại vận phá hỷ dụng, bởi vì " Vô khí thì dễ bại mà không lâu dài" vậy.
        * Hai, Thường hỷ dụng của nguyên cục bát tự "Hiển mà không lộ", thì vận tốt duy trì thời gian lâu dài. Trong bài văn chỉ ra: "Vật không hiển lộ", lý này là nói "Lộ" là ở "Tàng", bên trong có hai ý quan trọng là:
        1, Nói đến can chi bát tự đối lập nhau, can thì "Lộ" mà chi thì "Tàng" . Như Tài thì nên tàng, Tài tàng thì phong phú, Tài lộ thì phù phiếm dễ bị Kiếp ở Tuế Vận;
        2, Đối lập từ cương nhu mà nói, thì lộ là "Cương" mà tàng là "Nhu" . Trong " Khẩu quyết tiên thiên của Quả Lão Trương Tiên " chỉ ra rằng: Can chi nhu thuận hòa bình, như Lộc ở Lộc, phúc thủ phúc, đều là thị đại hiển, danh viết là Phu lộ ( Phu lộ là quá hiển lộ vậy), không thể đại phú quý. Mệnh quý nhân, phần lớn là có khuyết nhược không thể thấy, nhiều cát tinh ít hung tinh thì luận là cát, hung nhiều cát ít thì lấy hung luận. Mệnh quý nhân, không có quyền thì không thể trị thế. Như câu quyết "Thân cường Sát thiển, giả Sát vi quyền", chính là chỉ ra Nhật can thái cường, trong bát tự Tỉ Kiếp nhiều, Tài tinh ít, Quan tinh không có, lại không có Thương quan Thực thần tiết khí, chính là không bằng nhờ Thất Sát bổ túc Quan tinh, để chế Tỉ Kiếp, đã chế Tỉ Kiếp, thì Tài tinh có thể yên bình vậy. Chỗ này Thất Sát trở thành quyền tinh, sinh mệnh gặp chỗ này, tất nhiên là tài hoa phú quý. Đồng thời, dụng thần có khí, hợp thần thành tượng, trong vận một mạch không bị phá, thì vận tốt sẽ duy trì một thời gian dài. Dẫu có làm cho lưu niên tuế quân, đại vận hỗn tạp, vẫn không là đại kị.
        3, Khi nào "Khô" (vận tốt khi nào thì kết thúc ). Thông thường mà nói, hỷ dụng bát tự bị chỗ vận xung khắc hoặc đại vận từ hỷ chuyển thành kị thì bắt đầu tiêu chí gặp hoa "Khô".

        (Hết)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "quangvinhn" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (20-09-14)

      11. #17
        Tham gia ngày
        Mar 2017
        Bài gửi
        19
        Cảm ơn
        5
        Được cảm ơn: 23 lần
        trong 7 bài viết

        Default

        cảm ơn anh !
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 2/2 đầuđầu 12

      Đề tài tương tự

      1. Môn Lầu Ngọc Liễn Chân Quyết!!!
        By VinhL in forum Phong thủy II
        Trả lời: 44
        Bài mới: 03-04-16, 10:00
      2. Bí quyết thành môn
        By tdc in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 54
        Bài mới: 10-06-14, 07:43
      3. Bát sơn quyết pháp
        By nguyen kim yen in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 17
        Bài mới: 28-08-13, 07:07
      4. Hà tri quyết
        By thoitu in forum Nhân tướng học
        Trả lời: 0
        Bài mới: 03-05-12, 11:41
      5. Trả lời: 0
        Bài mới: 15-02-11, 15:46

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •