Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 7/7 đầuđầu ... 567
    kết quả từ 61 tới 69 trên 69
      1. #61
        lypm's Avatar
        lypm is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        687
        Cảm ơn
        37
        Được cảm ơn: 471 lần
        trong 297 bài viết

        Default

        Đâu có chuyện gì khó, thì dùng mặt trời hoặc bắc cực để xem hướng . Làm một cái Nhật Ảnh La Kinh là dùng được rồi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #62
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        25
        Cảm ơn
        1
        Được cảm ơn: 10 lần
        trong 8 bài viết

        Default

        Lòng vòng hoài...chắc Cao nhân sợ mất điểm không giáng lâm. Thôi thì Bác lypm "Chốt Hạ" đi.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #63
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi trinhvan Xem bài gởi
        Cực từ của trái đất đang di chuyển về phía syberia 40 dặm/năm. do đó từ trường trái đất sẽ đảo chiều trong thời gian không xa. Vì vậy dựa vào từ trường là hết linh rồi

        Chúc vui vẻ.
        Cực trường thay đổi thì kim chỉ nam củng xê dịch. Nếu thật từ trường là một yếu tố quan trọng trong phong thủy, thì mấy thầy Fengshui mới có nhiều việc làm đấy. Chắc củng vì lẻ này mà mấy anh Hoàng Đế chọn đất phong thủy bậc đế vương tưởng đâu đời đời con cháu hưởng phú quý, ai nhè lâu lâu ông trời chuyển dịch cái cực trường làm cho con cháu nhà đế ta xuống làm lê dân, khahahah.
        Nếu như vậy thì mấy anh Đế nhà ta phải xây cái mộ, tự biết chuyển hướng xê dịch theo La bàn là xong:-)))

        Như vậy thì mấy thầy Fengshui lại có thêm hợp đồng dài hạn rồi đấy.
        Mỗi 3-5 năm phải xem lại. Có thể nói với gia chủ như vầy nè:
        Cái cực la bàn lâu lâu nó bị dời chổ, nên mỗi vài năm tui phải đến xem lại mới chắc ăn, làm ơn ký vào tờ hợp đồng vài hạn này. Khahahah.

        Chuyện này hoàng toàn hợp lý thôi các huynh, đâu có gì cố định mãi mãi đâu chớ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #64
        lypm's Avatar
        lypm is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        687
        Cảm ơn
        37
        Được cảm ơn: 471 lần
        trong 297 bài viết

        Default

        Ngày xưa mấy thầy phong thủy đều biết nhìn mặt trời và bắc cực hay bắc đẩu để xem hướng không phải chỉ dựa vào la bàn đâu
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #65
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Bài gửi
        609
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 2,433 lần
        trong 476 bài viết

        Default

        Nếu thầy phong thủy đều biết nhìn mặt trời và bắc cực hay bắc đẩu để xem hướng, đều này cần kinh nghiệm, cần nghiệm chứng, theo khả năng từng thầy. Gì sáu tháng này mặt trời ngã bên nam, sáu tháng sau mặt trời ngã bên bắc. Còn đối với nam bán cầu mặt trời ngã về phương bắc, nếu dùng bắc đẩu định hướng bắc thì nam bán cầu làm gì thấy được bắc đẩu. Chắc phải dùng nam đẩu thôi. Hi Hi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #66
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        272
        Cảm ơn
        133
        Được cảm ơn: 149 lần
        trong 104 bài viết

        Default

        Xin chào mọi người.
        Xin hỏi một cái, mọi người có biết người xưa dùng cây sào cắm xuống đất để làm gì không vậy?.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #67
        lypm's Avatar
        lypm is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        687
        Cảm ơn
        37
        Được cảm ơn: 471 lần
        trong 297 bài viết

        Default

        Việc xem hướng theo mặt trời, bắc cực, thậm chí 28 tú là do sự hiểu biết về thiên văn, không hiểu thiên văn thì cho dù có kinh nghiệm cùng mình cũng chẳng biết . Cho nên người xưa dùng "kham dư" để chỉ thầy phong thủy . Xem hướng theo mặt trời không có phân biệt nam hay bắc, đứng bất cứ nơi nào trên trái đất cũng xem được .

        Việc cấm xào chỉ là cơ bản trong việc coi giờ, xem hướng phứt tạp hơn nhiều
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #68
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Chào các bạn
        Cái mục Âm dương trên 24 sơn của Phi Tinh này nguội lạnh và hoang tàng quá, nay VinhL xin khơi lại chút ngọn nửa hồng, mà thêm một lần nửa thử giải thích nó rỏ ngọn cành gốc rể.

        Trước hết xin nói đến thuyết Chi tàng Can, theo quyển Tam Nguyên Ai Tinh Kinh Điển “Dịch Cổ Hàm Kỳ” Cổ Bản,
        [IMG]http://img600.imageshack.us/img600/9664/ngumaunguky.jpg[/IMG]
        Ngũ Mậu Dương:
        Càn Hợi Nhâm, Cấn Dần Giáp, Tốn Tỵ Bính, Khôn Thân Canh:
        Ngũ Kỷ Âm:
        Tý Quý Sửu, Mão Ất Thìn, Ngọ Đinh Mùi, Dậu Tân Tuất:

        Tại sao lại có Ngũ Mậu Dương và Ngũ Kỷ Âm???

        Sau khi nghiên cứu điều tra các sách mới biết được nó lại liên quan đến Nguyên Lý Chi Tàng Can.

        Nguyên lý của Chi Tàng Can chính là căn cứ vào vòng Trường Sinh của Ngũ Hành.
        Nguyên Lý như sau:
        1) Hai vị Trường Sinh và Lâm Quan tàng Dương Can vì Ngũ Hành ở vị trí hữu lực.
        2) Vượng Suy Mộ tàng Âm Can vì Ngũ Hành bắt đầu suy yếu, thối vị.
        3) Dương Thổ: Dần Thân Tỵ Hợi đều là Sinh địa nên tàng Mậu Thổ, cùng với Thìn Tuất (bản thân nó là Mậu Thổ)
        4) Âm Thổ: Tý Ngọ Mão Dậu đều là Tử địa nên tàng Kỷ Thổ, cùng với Sửu Mùi (bản thân nó là Kỷ Thổ)
        Nay xin liệt diễn vòng Ngũ hành trên 12 chi:
        -------Mộc--------- Hỏa---------- Kim---------- Thủy------------ Thổ
        -------Giáp,Ất----- Bính, Đinh--- Canh, Tân---- Nhâm, Quý------- Mậu, Kỷ
        ------------------------------------------------------------------------
        Tý --- Dục--------- Thai--------- Tử----------- Vượng, Quý------ Kỷ----- : Quý, Kỷ
        Sửu -- Đới--------- Dưỡng-------- Mộ, Tân------ Suy, Quý-------- Kỷ----- : Tân Quý Kỷ
        Dần -- Lộc, Giáp--- Sinh, Bính--- Tuyệt-------- Bệnh------------ Mậu---- : Giáp Bính Mậu
        Mão -- Vượng, Ất--- Dục---------- Thai--------- Tử-------------- Kỷ----- : Ất Kỷ
        Thìn - Suy, Ất----- Đới---------- Dường-------- Mộ, Quý--------- Mậu---- : Ất Quý Mậu
        Tỵ --- Bệnh-------- Lộc, Bính---- Sinh, Canh -- Tuyệt----------- Mậu---- : Bính Canh Mậu
        Ngọ -- Tử---------- Vượng, Đinh-- Dục --------- Thai------------ Kỷ----- : Đinh Kỷ
        Mùi -- Mộ, Ất------ Suy, Đinh---- Đới---------- Dưỡng----------- Kỷ----- : Ất Đinh Kỷ
        Thân - Tuyệt------- Bệnh--------- Lộc, Canh---- Sinh, Nhâm------ Mậu---- : Canh Nhâm Mậu
        Dậu –- Thai-------- Tử----------- Vượng, Tân--- Dục------------- Kỷ----- : Tân Kỷ
        Tuất - Dưỡng------- Mộ, Đinh----- Suy, Tân----- Đới------------- Mậu---- : Đinh Tân Mậu
        Hợi--- Sinh Giáp--- Tuyệt-------- Bệnh--------- Lộc, Nhâm------- Mậu---- : Giáp Nhâm Mậu

        Theo bản trên ta thấy:
        Tý tàng Quý Kỷ
        Sửu tàng Tân Quý Kỷ
        Dần tàng Giáp Bính Mậu
        Mão tàng Ất Kỷ
        Thìn tàng Ất Quý Mậu
        Tỵ tàng Bính Canh Mậu
        Ngọ tàng Đinh Kỷ
        Mùi tàng Ất Đinh Kỷ
        Thân tàng Canh Nhâm Mậu
        Dậu tàng Tân Kỷ
        Tuất tàng Đinh Tân Mậu
        Hợi tàng Giáp Nhâm Mậu.

        Vì vậy
        6 Mậu Dương là
        Dần Thìn Tỵ Thân Tuất Hợi.
        6 Kỷ Âm là
        Tý Sửu Mão Ngọ Mùi Dậu.

        Nếu ta sắp xếp lại sẻ thấy như sau:
        Mậu Dương: Dần Thân Tỵ Hợi, Thìn Tuất (Tứ Duy đều là Dương)
        Kỷ Âm: Tý Ngọ Mão Dậu, Sũu Mùi (Tứ Chính đều là Âm).

        Tra xét lại với bản Chi Tàng Can của thuyết Tử Bình, ta thấy 3 Kỷ bị loại bỏ ở chi Tý, Mão, và Dậu. Do nguyên nhân gì? Dấu nghề chăng, tam sao thất bản chăng?

        Thanh Nang Tự viết:
        先天罗经十二支,後天再用干与维,
        Tiên Thiên La Kinh 12 chi, hậu thiên tái dụng Can cùng Duy
        八干四维辅支位,子母公孙同此推;
        Bát Can tứ Duy phụ Chi vị, Tử Mẩu Công Tôn đồng thử thôi;

        Qua Bốc Phệ (Bốc Phệ Chính Tông), ta biết 12 Chi và 10 Can ký vào Cửu Cung như sau:

        12 chi ký Cửu cung (Hậu Thiên Bát Quái):
        Tý Khãm, Sửu Dần Cấn, Mão Chấn, Thìn Tỵ Tốn, Ngọ Ly, Mùi Thân Khôn, Dậu Đoài, Tuất Hợi Càn.
        Đây chính là Tiên Thiên La Kinh 12 Chi

        Hậu Thiên tái dụng Can cùng Duy
        10 Can ký Cửu Cung (Hậu Thiên Bát Quái và Hà Đồ Ngũ Hành)
        Giáp Ất Chấn Mộc, Bính Đinh Ly Hỏa, Mậu Kỷ Trung Thổ, Canh Tân Đoài Kim, Nhâm Quý Khãm Thũy.
        Tại sao sách lại nói Tái Dụng, bỡi vì Can là Ngũ Hành số của Hà Đồ, có trước Hậu Thiên, Duy là bốn gốc của Hậu Thiên Bát Quái, nay tái dụng để phụ vào 12 Chi.
        Vậy trước hết ta lập 12 địa chi vào Cửu cung, sau đó ghép 8 Can vào:
        Khãm: Nhâm Tý Quý
        Cấn: Sửu Dần
        Chấn: GiápMão Ất
        Tốn: Thìn Tỵ
        Ly: Bính Ngọ Đinh
        Khôn: Mùi Thân
        Đoài: Canh Dậu Tân
        Càn: Tuất Hợi
        Tý Ngọ Mão Dậu là Tứ chính, tứ duy là Cấn Tốn Khôn Càn điền vào ở 4 cung tứ duy.
        Cấn: Sửu Cấn Dần
        Tốn: Thìn Tốn Tỵ
        Khôn: Mùi Khôn Thân
        Càn: Tuất Càn Hợi.

        Như vậy ta có 24 sơn như sau:
        Khãm: Nhâm Tý Quý
        Cấn: Sữu Cấn Dần
        Chấn: Giáp Mão Ất
        Tốn: Thìn Tốn Tỵ
        Ly: Bính Ngọ Đinh
        Khôn: Mùi Khôn Thân
        Đoài: Canh Dậu Tân
        Càn: Tuất Càn Hợi
        Y như đồ hình này trong trang 363 của quyển Hà Lạc Tinh Uẩn
        [IMG]http://img195.imageshack.us/img195/8507/halactinhuanpage374.jpg[/IMG]

        Nay liệt Can Tàng vào ta có:
        Khãm: Nhâm, Tý (Quý Kỷ), Quý
        Cấn: Sửu (Tân Quý Kỷ), Cấn, Dần (Giáp Bính Mậu)
        Chấn: Giáp, Mão (Ất Kỷ), Ất
        Tốn: Thìn (Ất Quý Mậu), Tốn, Tỵ (Bính Canh Mậu)
        Ly: Bính, Ngọ (Đinh Kỷ), Đinh
        Khôn: Mùi (Ất Đinh Kỷ), Khôn, Thân (Canh Nhâm Mậu)
        Đoài: Canh, Dậu (Tân Kỷ), Tân
        Càn: Tuất (Đinh Tân Mậu), Càn, Hợi (Giáp Nhâm Mậu)

        So sánh vòng 12 địa chi và vòng Hậu Thiên Bát Quái, tên gọi tứ duy tuy có khác (chi và quái) nhưng đều là một phương vị, cho nên Dần Cấn, Tỵ Tốn, Thân Khôn, Hợi Càn, đều cùng một thể, cho nên đều tàng cùng Can.

        Dương khí khởi từ Tý, Âm khí khởi từ Ngọ, cho nên lấy Tý Ngọ làm giới, nay ta liệt vòng 24 sơn khởi từ Tý
        Tý (Quý Kỷ), Quý, Sửu (Tân Quý Kỷ)
        Cấn (Giáp Bính Mậu), Dần (Giáp Bính Mậu), Giáp
        Mão (Ất Kỷ), Ất, Thìn (Ất Quý Mậu)
        Tốn (Bính Canh Mậu), Tỵ (Bính Canh Mậu), Bính
        Ngọ (Đinh Kỷ), Đinh, Mùi (Ất Đinh Kỷ)
        Khôn (Canh Nhâm Mậu), Thân (Canh Nhâm Mậu), Canh
        Dậu (Tân Kỷ), Tân, Tuất (Đinh Tân Mậu)
        Càn (Giáp Nhâm Mậu), Hợi (Giáp Nhâm Mậu), Nhâm

        Ta thấy:
        Tý Quý Sửu đều có Quý, nên các sơn này đều là Âm (Quý Âm Can)
        Cấn Dần Giáp đều có Giáp, nên các sơn này đều là Dương (Giáp Dương Can)
        Mão Ất Thìn đều có Ất, nên các sơn này đều là Âm
        Tốn Tỵ Bính đều có Bính, nên các sơn này đều là Dương
        Ngọ Đinh Mùi đều có Đinh, nên các sơn này đều là Âm
        Khôn Thân Canh đều có Canh, nên các sơn này đều là Dương
        Dậu Tân Tuất đều có Tân, nên các sơn này đều là Âm
        Càn Hợi Nhâm đều có Nhâm, nên các sơn này đều là Dương.

        Ta thấy Càn Hợi Nhâm, Cấn Dần Giáp, Tốn Tỵ Bính, Khôn Thân Canh đều tàng Mậu
        Càn (Giáp Nhâm Mậu), Hợi (Giáp Nhâm Mậu), Nhâm
        Cấn (Giáp Bính Mậu), Dần (Giáp Bính Mậu), Giáp
        Tốn (Bính Canh Mậu), Tỵ (Bính Canh Mậu), Bính
        Khôn (Canh Nhâm Mậu), Thân (Canh Nhâm Mậu), Canh

        Tý Quý Sửu, Mão Ất Thìn, Ngọ Đinh Mùi, Dậu Tân Tuất đều tàng Kỷ
        Tý (Quý Kỷ), Quý, Sửu (Tân Quý Kỷ)
        Mão (Ất Kỷ), Ất, Thìn (Ất Quý Mậu)
        Ngọ (Đinh Kỷ), Đinh, Mùi (Ất Đinh Kỷ)
        Dậu (Tân Kỷ), Tân, Tuất (Đinh Tân Mậu)

        Cho nên sách Tam Nguyên Ai Tinh Kinh Điển “Dịch Cổ Hàm Kỳ” Cổ Bản, mới nói
        Ngũ Mậu Dương:
        Càn Hợi Nhâm, Cấn Dần Giáp, Tốn Tỵ Bính, Khôn Thân Canh:
        Ngũ Kỷ Âm:
        Tý Quý Sửu, Mão Ất Thìn, Ngọ Đinh Mùi, Dậu Tân Tuất:

        [IMG]http://img600.imageshack.us/img600/9664/ngumaunguky.jpg[/IMG]

        Theo VinhL nghỉ đây chính là chân lý của sự phân Âm Dương của 24 Sơn trong Huyên Không vậy!!!
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 24-10-11 lúc 13:25
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VinhL" về bài viết có ích này:

        Hà Ngọc (24-10-11)

      10. #69
        Tham gia ngày
        Oct 2015
        Bài gửi
        171
        Cảm ơn
        133
        Được cảm ơn: 47 lần
        trong 29 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi namphong Xem bài gởi
        Cái này anh SonThuy đã phát hiện ra và Nam Phong đã có đính chính phía dưới bài, do gõ nhầm hai chữ âm dương, đúng ra Nhâm là dương, Quý là âm. Sau khi viết bài này chừng 2 tuần, có một người lạ gửi vào email của Nam Phong một đường dẫn, thật bất ngờ đó chính là đường dẫn đến một trong những trang phong thuỷ lớn của Trung Quốc và đã có một cao thủ trên đó lý giải âm dương 24 sơn cùng một cách với NP, tức lấy Cấn Đoài trừu hào hoán tượng. Nhưng cơ sở để người đó lý giải không phải Liên sơn-Quy tàng mà lại là Âm phù kinh.
        Huyền không phi tinh thật không phải là Nguỵ thuật như nhiều người khi nghiên cứu Lục pháp nói đâu, vỏ bọc hậu thiên bên ngoài nhưng hàm chứa bên trong nó nhiều tinh tuý. Đàm đại sư từng học Phi tinh, Đại quái trước khi đến với Lục pháp và cũng đã từng sai lầm viết quyển Đại huyền không lộ thấu nhưng đã can đảm nhận ra sai lầm của mình. Tiếc rằng thời gian một đời người ngắn ngủi nên Lục pháp của ông đã không thể hoàn chỉnh được.
        Lúc trước Nam Phong từng có viết một bài giải thích hai câu trong Thanh nang Áo Ngữ: "Tả vi dương, Tý Quý chí Hợi Nhâm; Hữu vi âm, Ngọ Đinh chí Tị Bính" theo quan điểm của Liên Thành phái, nay mới thấy mình thật đáng trách vì cái đó là hoàn toàn sai. Nay mượn bài này để nói rõ với các bạn trên diễn đàn. Hai câu đó chính là nói về Cửu tinh trên Hà đồ, sinh thành chi số, khởi từ số Hà đồ 1 tại hậu thiên Tý thuận chuyển theo vòng chu thiên đến Hợi Nhâm của hậu thiên thì các số là 1 3 7 9, khởi từ số Hà đồ 2 tại hậu thiên Ngọ thuận chuyển theo vòng chu thiên đến Tị Bính của hậu thiên thì là các số 2 4 6 8. Ý nghĩa nó sâu sắc, một bài viết này không thể nói hết được. Áo ngữ viết Hậu thiên là nói Tiên thiên, viết Tiên thiên là nói Hậu thiên, thật vậy vì là "Áo ngữ(ẩn ngữ)" mà. Nếu cứ theo câu chữ nói hậu thiên mà tìm ở hậu thiên, nói tiên thiên mà tìm ở tiên thiên thì không bao giờ hiểu được.

        anh Lypm:
        Đồ hình trong bài viết trên lẽ ra Nam Phong không cần thiết đưa vào các vòng tiên thiên quái, tiên thiên số chi cho thêm phiền phức vấn đề. Chỉ cần nói về nguyên lý tứ chính an Cấn tiên thiên, tứ ngung an Đoài hậu thiên, thì khi trừu hào hoán tượng, Quý sơ hào Cấn đắc âm, Tý trung hào Cấn đắc âm, Nhâm thượng hào Cấn đắc dương, Dần sơ hào Đoài đắc dương, Cấn trung hào Đoài đắc dương, Sửu thượng hào Đoài đắc âm... thì đã đủ lý 24 sơn âm dương. Tuy nhiên để giúp các bạn tìm hiểu thêm Tiên thiên tâm pháp nên đã cố tình đưa vào 2 vòng bên trong và để rõ ràng "Khảm Ly trung khí" ở giữa tâm.

        Cổ quyết viết:
        "Chấn tham Tốn phụ lưỡng ngung phân,
        Cấn cự môn hề Đoài phá quân.
        Li kỷ trung ương vi hữu bật,
        tức tri Khảm mậu lộc tồn tinh .
        địa lí thủ thông sơn trạch khí ,
        sơn trạch thông khí thị càn khôn .
        dương tận Càn cương vi vũ khúc ,
        âm giai Khôn thuận nãi văn minh ."

        Quyết này có thể nói quan trọng nhất nhì trong các khẩu quyết. Vì sao Chấn lại là Tham, Tốn lại là Phụ? vì sao Càn lại là Vũ, Khôn lại là Văn?... Cửu tinh đều trong đó. Thiên quái Địa quái đều trong đó. Phụ mẫu tử tức đều trong đó, định quái lấy Chấn Tốn(nguyên vận, vượng suy hào tượng...) đi đầu, định khí(cửu tinh phi động cửu cung...) lấy Cấn Đoài đi đầu. Định Biến(thuận nghịch, thăng giáng, sinh diệt...) lấy Khảm Ly làm chủ. Càn Khôn thống quản khoá âm dương. Hiểu quyết này và Khôn Nhâm Ất quyết thì giải được hơn 1/2 Thiên Ngọc, Áo Ngữ và Bảo chiếu.
        Chính vì không thể viết hết những điều này ra để tranh luận nên Nam Phong không nói rằng ai đúng ai sai mà cho rằng mọi người đều đúng hết.
        chú Nam Phong có thể gợi ý cho dungdung đoạn này được không?? Tại sao Chấn lại là Tham, Tốn lại là Phụ? vì sao Càn lại là Vũ, Khôn lại là Văn?..
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 7/7 đầuđầu ... 567

      Đề tài tương tự

      1. Phi tinh 2-24 sơn âm dương đồ giải
        By namphong in forum Phong thủy II
        Trả lời: 6
        Bài mới: 13-08-13, 23:43
      2. Trả lời: 86
        Bài mới: 18-06-13, 15:20
      3. Âm Dương trong Phong Thuỷ
        By vân từ in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 0
        Bài mới: 07-03-11, 06:50
      4. Một sự kiện nhiều giải trình!
        By vân từ in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 7
        Bài mới: 03-11-10, 21:30

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •