Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 2 trên 2
      1. #1
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        208
        Cảm ơn
        185
        Được cảm ơn: 255 lần
        trong 128 bài viết

        Default Muốn ăn mì tôm, nên chờ... Bộ Y tế?

        Trong khi trên báo chí cập nhật liên tục vụ "đại chiến mì tôm" liên quan đến một quảng cáo "nhạy cảm" thì trên diễn đàn mạng cũng sục sôi bởi thông tin khiến nhiều người lo lắng: Chất E102, một loại phẩm tạo màu có hầu hết trong các loại mì tôm có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, đặc biệt là trẻ em(?).

        Chất E102 trong mì tôm có thể gây ung thư, tạo chứng hiếu động thái quá ở trẻ em?

        Thủ phạm khiến trẻ hiếu động thái quá?

        Theo tìm hiểu của PV, trên các diễn đàn mạng có rất nhiều bài viết, bình luận xung quanh đề tài mì ăn liền có chứa phẩm màu vàng E102 nguy hại với đủ các loại thông tin, mỗi người một kiểu. Chính vì thế không ít bậc phụ huynh than thở "không cho con ăn thì nó đòi, mà cho ăn thì lo vì chẳng biết đúng sai thế nào".
        Đem thắc mắc về chất E102 đến các chuyên gia, chúng tôi nhận được câu trả lời. E102 không bị tác động bởi nhiệt độ, độ acid (PH), không bị tác động của quá trình oxy hóa cũng như bởi ánh sáng Mặt trời. Chúng rất bền màu và nhờ thế được dùng nhiều trong công nghiệp nhuộm màu vải và tạo màu cho thực phẩm nói chung. Hơn nữa, màu của các chất tổng hợp này lại rất đẹp làm... "chết mắt", E102 được ví là nghệ thuật tạo màu, bắt mắt.

        PGS.TS Phan Thị Sửu, Hội Khoa học kỹ thuật ATTP Việt Nam cho biết: "Theo như các tài liệu và thông tin mà tôi nắm được thì chất E102 được sử dụng trong chế biến thực phẩm như bánh pudding, bánh hỗn hợp, đồ uống có ga, kẹo cao su, mì, snack...Đặc biệt, E102 được sử dụng rộng rãi hơn cả trong nhiều sản phẩm mì ăn liền. Hầu hết các loại mì tôm ở Việt Nam đều công khai ghi có sử dụng màu tổng hợp E102". Cũng theo TS. Sửu, phẩm vàng tổng hợp E102 tan trong nước và được dùng làm chất tạo màu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực mỹ phẩm, dược phẩm và nhất là thực phẩm.

        E102 bị cấm dùng trong thực phẩm đặc biệt là mì ăn liền tại Nhật Bản gần chục năm nay và hạn chế sử dụng tại các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) từ 3 năm nay. Trên thế giới, liên tiếp có những công trình nghiên cứu khoa học với độ tin cậy cao khẳng định sự độc hại của phẩm màu vàng E102 trong thực phẩm với sức khỏe người tiêu dùng. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học của thế giới đưa ra những chứng cứ về sự tác động của E102 đến hành vi của trẻ, sự hiếu động thái quá ở trẻ em.

        Khi được hỏi về chất E102 trong mì tôm, một chuyên gia Viện Công nghiệp Thực phẩm (Bộ Công Thương) cho biết, phẩm màu tổng hợp có khả năng gây ung thư, độc tính trên gen, độc tính thần kinh - gây ra chứng hiếu động thái quá ở trẻ em. Đặc biệt, thực phẩm sử dụng màu nhuộm có thể gây tác dụng không mong muốn trên hoạt động và chú ý của trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi từ 3-9.

        Sẽ có quy chế sử dụng E102 trong thực phẩm


        Hầu hết các loại mì tôm ở Việt Nam đều công khai ghi có sử dụng màu tổng hợp E102

        Trao đổi với PV, PGS.TS Trần Đáng- Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam cho biết: Theo Quyết định 3742 về "Danh mục các chất gia được phép sử dụng trong thực phẩm" của Bộ Y tế, E102 được chính thức cho phép dùng trong 26 loại thực phẩm, trong đó có các nhóm sữa, bơ, các loại nước giải khát, hoa quả, bánh nướng, tôm nõn, và mì tôm...

        Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam đề nghị Bộ Y tế cần sớm làm rõ thực trạng sử dụng E102 cũng như các yếu tố nguy cơ của nó với sức khỏe người tiêu dùng ở Việt Nam. Chất này đứng thứ 102 trong danh sách đánh số của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế. Nó dễ gây dị ứng vì có nhân salicylic, một hoạt chất ăn da và thường dùng làm thuốc làm tróc lớp sừng da, chống tiết bã nhờn, trị vảy nến. Những người có cơ địa dị ứng, hay mắc bệnh hen suyễn rất dễ làm cho bệnh trầm trọng thêm nếu dùng E102.

        Ông Trần Đáng cho biết thêm, khi vào cơ thể, E102 tấn công niêm mạc dạ dày, các cơ quan chuyển hóa vận động, gây rối loạn và tổn thương các chức năng của gan, thận, và các cơ quan non khác. Thậm chí, nó có khả năng gây ung thư. Các nghiên cứu của thế giới còn nhắc tới nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng sinh dục và khả năng sinh sản.

        Trao đổi với PV, một quan chức của Cục ATVSTP (Bộ Y tế) cho hay: "Cục đã có cuộc họp bàn về chất phẩm màu E102. Cục sẽ có văn bản xin ý kiến Bộ Y tế để ban hành quy định sử dụng E102 trong thực phẩm". Tuy nhiên, những động thái của Cục ATVSTP được cho là quá chậm và người tiêu dùng vẫn phải... chờ đợi.

        Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Euromonitor International công bố tháng 4/2011, mức tiêu thụ mì ăn liền tại Việt Nam đạt 5 tỷ gói mì vào năm 2010. Thị trường mì ăn liền của Việt Nam tăng trưởng từ 15-20% mỗi năm và dự báo trong 2-3 năm tới mức tiêu thụ mì tại Việt Nam sẽ tăng lên 7-8 tỷ gói. Mức tiêu thụ mì ăn liền càng tăng thì lo lắng cho sức khỏe cộng đồng càng lớn khi phẩm màu vàng E102 vẫn được sử dụng trong thực phẩm.

        Theo Người Đưa Tin
        Chấp nhận ý kiến của người khác một cách mù quáng và không thắc mắc sẽ là một sự nhẹ dạ, nhưng làm ngơ ý kiến của họ cũng là một sự thiếu khôn ngoan.

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "dhai06" về bài viết có ích này:

        Jangtam58 (01-07-14),sonthuy (14-08-12)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        911
        Cảm ơn
        600
        Được cảm ơn: 748 lần
        trong 419 bài viết

        Default

        E102 thuộc nhóm màu vàng, có tên là Tartrazine. Tatrazine là một tông hợp hóa chất màu vàng chanh, là 1 loại thuốc nhuộm azo được sử dụng tổng quát trong công nghiệp biến chế thực phẩm, nhuộm vải, personal care products, thuốc tẩy lau nhà v.v...

        Theo link dưới đây để tìm hiểu thêm về loại hóa chất này.
        http://en.wikipedia.org/wiki/Tartrazine

        Link dưới đây liệt kê và phân loại số E
        http://en.wikipedia.org/wiki/E_number
        Life is like riding a bicycle - in order to keep your balance, you must keep moving.
        ~Albert Einstein

      4. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "TuHepLuong" về bài viết có ích này:

        Jangtam58 (01-07-14),sonthuy (14-08-12)

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •