Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 2/3 đầuđầu 123 cuốicuối
    kết quả từ 11 tới 20 trên 25
      1. #11
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        406
        Cảm ơn
        69
        Được cảm ơn: 223 lần
        trong 119 bài viết

        Default

        chào mọi người!
        hôm nay em gửi bài về Trần Quốc Tuấn
        - Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn (陳國峻), là con trai của An Sinh vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, sinh ra tại Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nguyên quán ở làng Tức Mặc, ­­­­­­­­huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Năm sinh của ông là năm 1231.
        - Nguyên ông Trần Thừa (Trần Thái Tổ) có 6 người con. Con trưởng là An Sinh Vương Trần Liễu, con thứ là Trần Cảnh (Trần Thái Tông).
        - Trần Cảnh không có con nối dõi, nhân thấy người vợ cả của anh (Trần Liễu) là Thuận Thiên đang mang thai, liền nhân đó cướp lấy.

        - Trần Liễu mang mối hận lòng, quyết mời thầy giỏi về dạy cho con(Trần Quốc Tuấn).Trước phút lâm chung, trối lại cho người con yêu là Trần Quốc Tuấn:
        "Nếu con không vì cha mà lấy được thiên hạ thì ở nơi suối vàng, cha không sao nhắm mắt được"

        - Khi đã nắm chắc binh quyền, Tuấn hỏi hai gia tướng là Yết Kiêu và Giã Tượng" Nay ta muốn tuân lời cha, thừa cơ đoạt lấy giang san, ý các ngươi thế nào?"
        Yết Kiêu thưa: Kế ấy nếu thành thì được phú quý một đời, nhưng để tiếng xấu nghìn năm. Đại vương phú quý chưa đủ hay sao? Chúng tôi thà chết già với kiếp gia nô chứ không mong làn quan nhỏ mà bỏ cả trung hiếu. Trọn đời chỉ xin tôn người bán thịt dê tên là Duyệt làm thầy mà thôi.
        Tuấn nghe lời ấy, hổ thẹn mà khóc. Từ đó lại càng yêu quý hai kẻ gia bộc nhiều hơn

        (Theo Đại Việt sử ký toàn thư)

        - Lại có một hôm, vờ hỏi con là Hiển:" Xưa nay, ai cũng muốn có thiên hạ, con nghĩ sao?"
        Hiển can: "Việc đó đối với người khác họ, còn không nên làm. Huống chi là người trong cùng một họ?"
        Tuấn nghe lời cảm động lắm.

        (Đại Việt sử ký toàn thư)

        - Một lần khác, Con của Tuấn là Tảng, bàn với cha: "Như Tống Thái Tổ kia vốn là một lão nông, vậy mà còn có thể thừa cơ dấy lên, lấy được cả thiên hạ, huống chi là..."
        Tuấn nghe giận lắm, định giết Tảng, may có tâm phúc can ngăn mới tha, nhưng nói: "Sau này ta chết, phải đợi đến khi đậy nắp quan tài rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng"

        (Đại Việt sử ký toàn thư)

        - Chuyện kể rằng: thời ấy tại bến Đông, ông chủ động mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Quang Khải.

        - Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức.
        Là tướng nhân: ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng.
        Là tướng nghĩa: ông coi việc phải hơn điều lợi.
        Là tướng trí: ông biết lẽ đời sẽ dẫn tới đâu.
        Là tướng dũng: ông xông pha nơi nguy hiểm để đánh giặc, tạo những trận như Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời.
        Là tướng tín: ông bày tỏ trước cho quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông thì gặp họa.

        - Trong tác phẩm Hịch Tướng sĩ

        Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng.



        Trong số những thông tin này.Mọi người thấy khí phách của Trần Quốc Tuấn như thế nào?
        Riêng em thì nói theo tướng pháp: Khí phách hoành đại
        thay đổi nội dung bởi: chungnp, 18-04-10 lúc 21:24
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #12
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        406
        Cảm ơn
        69
        Được cảm ơn: 223 lần
        trong 119 bài viết

        Default

        Thư ngỏ
        Kính gửi mọi người yêu thích về tướng học.
        - Sau khi viết topic này.Mục đích của em là muốn chia sẻ với mọi người về khí phách của các vị anh hùng Việt Nam.Qua các điển tích và bài viết hiện đang có.
        - Vì hiện nay mỗi lo của chúng ta là đang chìm đắm vào điển tích khí phách của các anh hùng Trung Hoa quá.
        - Mà đôi lúc lại hỏi tại sao? Sức ảnh hưởng của điển tích Trung Hoa lại mạnh như vậy.Đôi khi em cũng thấy bản thân mình cũng lâm vào tình trạng này: Hễ ví dụ là ví dụ ngay các anh hùng trong điển tích Trung Quốc.
        - Rồi thời gian tới sẽ ra sao ? Khi mở miệng chúng ta lại cảm thấy tư tưởng Trung Hoa lại thấm vào ta thế. Đó là việc trước mắt còn ẩn ý bên trong thì lại quá lớn. Mà người Việt chúng ta cũng có tư tưởng,trí tuệ xem ra còn hay hơn nhiều.
        - Vì vậy em mới mở ra topic này.Là nơi mọi người cùng nhau xây dựng nhiều điển tích về hào khí của người Việt.Khi đó muốn dùng điển tích ví dụ là có thể nhớ ngay một trong những câu chuyện này.
        - Nhưng hiện tại thì chưa có chút tiến triển. Sức của em không thể mở topic này nhưng với sự góp sức của mọi người.Em tin rằng diễn đàn mình sẽ có những điểm nhấn mới.Trong đó có thể là bảo vệ được phần nào về vẻ đẹp, trí tuệ của người Việt.
        - Kính mong mọi người giúp đỡ,chia sẻ những hiểu biết của bản thân.
        - Đáng lẽ bức thư ngỏ này phải được gửi ngay lúc mở topic này.Nhưng lại không có.Đó là lỗi của em.Mong mọi người bỏ qua cho em.
        Chân thành cám ơn mọi người
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #13
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Bài gửi
        695
        Cảm ơn
        44
        Được cảm ơn: 442 lần
        trong 280 bài viết

        Default

        hi chungnp!
        Em cứ nên giới thiệu tiếp để mọi người cùng biết. hihi, trong này cũng có rất nhiều người thuộc lịch sử Việt Nam như cháo chảy nên em yên tâm! Hướng nghiên cứu Lịch sử Việt Nam bây giờ theo 2 hướng chính:
        1- qua các Tài liệu thư tịch cổ như gia phả, thư tịch và lịch sử Trung Quốc...
        2- qua khảo cổ học (hướng này đang rất phát triển)
        Vậy nên thuộc Lịch sử Trung quốc cũng không có gì là lạ chungnp ạ. Chúng ta tự hòa vì lịch sử hào hùng của Dân tộc mình song cũng không nên đánh giá "người Việt chúng ta cũng có tư tưởng, trí tuệ xem ra còn hay hơn nhiều". Có một câu nói vui mang tính khẩu hiệu của giới trẻ từ hồi anh còn là sinh viên mà phải suy nghĩ rất nhiều "đừng tự hào là chúng ta nghèo mà học giỏi, mà hãy hỏi tại sao học giỏi mà chúng ta vẫn nghèo...?".
        Mời bạn tiếp tục
        Đức năng thắng Số!

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "thieuba" về bài viết có ích này:

        chungnp (06-05-10)

      5. #14
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        406
        Cảm ơn
        69
        Được cảm ơn: 223 lần
        trong 119 bài viết

        Default

        Bài viết sưu tầm: BÀ Nhữ Thị Thục mẹ trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm.

        Thân mẫu trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm là bà Nhữ Thị Thục.Con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lân, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số.
        - Bà Nhữ Thị Thục có ước vọng là lấy chồng làm vua hoặc có con làm vua.Qua rất nhiều năm chọn lựa không được, mà tuổi xuân thì qua đi mau .Bà Đành phải lấy chồng là ông Thái bảo Nghiêm Quận công Nguyễn Văn Định .
        - Đêm tân hôn.Bà cắm một cây đũa trước sân.Rồi bảo Chồng khi trăng đứng bóng thì hãy mới vào.Nhưng xưa nay người muốn không như trời tính.Được vợ ông Văn Định quên mất lời dặn liền vào phòng tân hôn trước khi trăng đứng bóng.Thì bà tức giận mắng sao không nhớ lời dặn.
        - Sau này khi đẻ Nguyễn Bĩnh Khiêm.Một lần Hai mẹ con đi thuyền.Có ông thầy tàu nhìn thấy đứa trẻ liền bảo.Thằng bé tướng mạo kì tài sau này chỉ làm tới trang nguyên do da đen thô.Bà nghe được thì nét mặt không vui cho lắm.
        -Một hôm khi bà đi vắng, ông Định ở nhà với con và tình cờ hát:
        "Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung".
        Không ngờ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhanh nhảu ứng đối lại ngay:
        "Vịn tay tiên, nhè nhẹ rung".
        Khi bà về đến nhà, ông rất tâm đắc kể lại chuyện ấy thì bị bà trách nuôi con mong làm vua làm chúa cớ sao lại mong làm bầy tôi (nguyệt chỉ bầy tôi).
        - Lại một lần khác bà dạy Nguyễn Bỉnh Khiêm câu hát
        "Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con tựa ngai vàng".
        Ông Định hoảng sợ vì nếu triều đình hay được sẽ mất đầu về tội khi quân nên sửa lại:
        "Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con vịn ngai vàng".
        Nhiều lần như vậy, bà rất bất bình nên bỏ đi. Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên chỉ được ở cạnh bố.
        - Sau khi lấy ông Văn Định.Có lần đi qua bến đò.Bà gặp một chàng trai trẻ làm nghề đánh cá.Thấy tướng mạo chàng trai phi phàm,bà thốt lên đúng là ý trời.Người đó là Mạc Đăng Dung thái tổ nhà Mạc.
        - Sau khi bỏ ông Văn Định thì không ai có thông tin về bà nữa.Nhưng có tin cho rằng bà đi bước nữa.Và sinh một con trai Là Phùng Khắc Khoan trạng Bùng.
        thay đổi nội dung bởi: chungnp, 06-05-10 lúc 17:11
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #15
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Bài gửi
        695
        Cảm ơn
        44
        Được cảm ơn: 442 lần
        trong 280 bài viết

        Default

        hi chungnp!
        Đoạn trên đây thieuba cũng đã từng đọc, tuy nhiên chi tiết sau:
        Trích Nguyên văn bởi chungnp Xem bài gởi
        có tin cho rằng bà đi bước nữa.Và sinh một con trai Là Phùng Khắc Khoan trạng Bùng.
        Là không thể tin được vì chênh lệch tuổi giữa 2 người. hihi, nữ nhi như bà xưa nay hiếm thấy!
        Đức năng thắng Số!

      7. #16
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        406
        Cảm ơn
        69
        Được cảm ơn: 223 lần
        trong 119 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi thieuba Xem bài gởi
        hi chungnp!
        Đoạn trên đây thieuba cũng đã từng đọc, tuy nhiên chi tiết sau:

        Là không thể tin được vì chênh lệch tuổi giữa 2 người. hihi, nữ nhi như bà xưa nay hiếm thấy!
        hi anh!
        -Em có cuốn sấm trạng Trình.nên trích từ đó thêm bách khoa toàn thư nữa.
        -Lâu lâu viết về phụ nữ cũng thấy hay.Vì quan niệm phương đông nữ là tài kho của người đàn ông.hihihihi
        -Còn chênh lệch tuổi như anh nói em cũng không biết nữa.Nhưng hai anh em mình nên đồng ý , nó có chút thần thánh cho vui nha anh.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #17
        Tham gia ngày
        Mar 2011
        Bài gửi
        36
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 4 lần
        trong 3 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi chungnp Xem bài gởi
        Bài viết sưu tầm: BÀ Nhữ Thị Thục mẹ trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm.

        Thân mẫu trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm là bà Nhữ Thị Thục.Con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lân, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số.
        - Bà Nhữ Thị Thục có ước vọng là lấy chồng làm vua hoặc có con làm vua.Qua rất nhiều năm chọn lựa không được, mà tuổi xuân thì qua đi mau .Bà Đành phải lấy chồng là ông Thái bảo Nghiêm Quận công Nguyễn Văn Định .
        - Đêm tân hôn.Bà cắm một cây đũa trước sân.Rồi bảo Chồng khi trăng đứng bóng thì hãy mới vào.Nhưng xưa nay người muốn không như trời tính.Được vợ ông Văn Định quên mất lời dặn liền vào phòng tân hôn trước khi trăng đứng bóng.Thì bà tức giận mắng sao không nhớ lời dặn.
        - Sau này khi đẻ Nguyễn Bĩnh Khiêm.Một lần Hai mẹ con đi thuyền.Có ông thầy tàu nhìn thấy đứa trẻ liền bảo.Thằng bé tướng mạo kì tài sau này chỉ làm tới trang nguyên do da đen thô.Bà nghe được thì nét mặt không vui cho lắm.
        -Một hôm khi bà đi vắng, ông Định ở nhà với con và tình cờ hát:
        "Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung".
        Không ngờ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhanh nhảu ứng đối lại ngay:
        "Vịn tay tiên, nhè nhẹ rung".
        Khi bà về đến nhà, ông rất tâm đắc kể lại chuyện ấy thì bị bà trách nuôi con mong làm vua làm chúa cớ sao lại mong làm bầy tôi (nguyệt chỉ bầy tôi).
        - Lại một lần khác bà dạy Nguyễn Bỉnh Khiêm câu hát
        "Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con tựa ngai vàng".
        Ông Định hoảng sợ vì nếu triều đình hay được sẽ mất đầu về tội khi quân nên sửa lại:
        "Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con vịn ngai vàng".
        Nhiều lần như vậy, bà rất bất bình nên bỏ đi. Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên chỉ được ở cạnh bố.
        - Sau khi lấy ông Văn Định.Có lần đi qua bến đò.Bà gặp một chàng trai trẻ làm nghề đánh cá.Thấy tướng mạo chàng trai phi phàm,bà thốt lên đúng là ý trời.Người đó là Mạc Đăng Dung thái tổ nhà Mạc.
        - Sau khi bỏ ông Văn Định thì không ai có thông tin về bà nữa.Nhưng có tin cho rằng bà đi bước nữa.Và sinh một con trai Là Phùng Khắc Khoan trạng Bùng.
        Bài này là truyền thuyết của dân gian,nhưng độ khả tín tín thì ko cao. Ngay cả trong một số bài viết có người đã chứng tỏ là rất thể sai, vì hai ông nguyễn bỉnh khiêm và phùng khắc khoan này cách nhau đến 35 tuổi, với ngày xưa thì thật là khó tin nếu có bà mẹ nào đẻ con có thể cách nhau nhiều tuổi như thế.
        Sách nhân tướng học ở vn rất ít, những gì luận về người việt nam lại càng ko có. Bàn về khí phách, lại ko phải đề cập đến thần trong mắt nhiều, mà đó là cái thần chung của con người. Ví dụ như cái cách trả lời câu hỏi, hoặc cách hành động trong lúc nguy, cái này mới là cách xem cả động lẫn tĩnh.
        Nếu như xem cách Tăng quốc phiên xem tướng cho Lý Hồng Chương thì đó chính là cách xem khí phách. Ở vn nếu đọc kỹ những gì viết Trần Quốc Tuấn cũng có thể thấy một phần khí phách của vương.
        Thân ái.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #18
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        25
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 9 lần
        trong 6 bài viết

        Default

        Em mới đọc topic này, thấy chỗ miêu tả Nguyễn Huệ, em mường tượng đến câu "da nâu mắt sáng" trong bài Mdrak quê tôi. Phải chăng Nguyễn Huệ mang trong mình dòng máu Tây Nguyên?
        Sinh, chịu kiếp luân hồi vạn thế
        Lão, mai phong quý tử nối dòng
        Bệnh, thân tàn, thần vẫn oai phong
        Tử, biệt nhất sinh thai tức cũ
        Sầu ly biệt, khóc hờn chinh phụ
        Oán hợp tan, quân tử lệ rơi
        Hận cầu bất đắc, oan thiên cổ
        Chúng nhân thất khổ, thấu mấy người

      10. #19
        Tham gia ngày
        Mar 2011
        Bài gửi
        36
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 4 lần
        trong 3 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi Sương Giáng Xem bài gởi
        Em mới đọc topic này, thấy chỗ miêu tả Nguyễn Huệ, em mường tượng đến câu "da nâu mắt sáng" trong bài Mdrak quê tôi. Phải chăng Nguyễn Huệ mang trong mình dòng máu Tây Nguyên?
        Nguyễn huệ xuất thân từ Bình định, chỗ đó vùng biển, da nâu mắt sáng là đúng rồi.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. #20
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        25
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 9 lần
        trong 6 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi songduvobo Xem bài gởi
        Nguyễn huệ xuất thân từ Bình định, chỗ đó vùng biển, da nâu mắt sáng là đúng rồi.
        Ý em là về chủng tộc í ạ. Các dân tộc Tây Nguyên có làn da nâu, tóc xoăn, cánh mũi dầy, hơi khác so với người Việt là da trắng (vàng), tóc thẳng, cánh mũi mỏng. Bác cứ để ý xem, các ca sỹ đến từ Tây Nguyên có giọng vang, cao, khỏe đều có kiểu hình tướng tóc xoăn, cánh mũi dày đấy thôi!
        Sinh, chịu kiếp luân hồi vạn thế
        Lão, mai phong quý tử nối dòng
        Bệnh, thân tàn, thần vẫn oai phong
        Tử, biệt nhất sinh thai tức cũ
        Sầu ly biệt, khóc hờn chinh phụ
        Oán hợp tan, quân tử lệ rơi
        Hận cầu bất đắc, oan thiên cổ
        Chúng nhân thất khổ, thấu mấy người

      Trang 2/3 đầuđầu 123 cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. xin tham gia phòng thảo luận tử bình
        By chungnp in forum Thông báo
        Trả lời: 19
        Bài mới: 17-04-15, 09:28
      2. Thảo luận Xương - Khúc
        By Ducminh in forum Tử vi
        Trả lời: 15
        Bài mới: 27-01-11, 08:31

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •