Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 2/13 đầuđầu 123412 ... cuốicuối
    kết quả từ 11 tới 20 trên 127
      1. #11
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        [img]http://farm9.staticflickr.com/8186/8149045212_b671af88a9_z.jpg[/img]
        [img]http://farm9.staticflickr.com/8330/8148743100_d2b5b3ac53_z.jpg[/img]

        (Chú ý: Bảng xác định lệnh tháng này của Trung Quốc nên nó được tính theo giờ Bắc Kinh, còn “Ngày giờ Sóc (New Moons) và Tiết khí (Minor Solar Terms) từ 1000 đến 2999“ trên Google là của Việt Nam theo giờ Hà Nội nên giờ giao lệnh ít hơn của Trung Quốc 60’. Hiện giờ tôi chưa biết xác định lệnh tháng theo giờ Bắc Kinh hay Hà Nội là đúng. Phải chăng căn cứ theo múi giờ quốc tế thì cứ ít hơn múi giờ Bắc Kinh bao nhiêu múi thì lệnh tháng phải giảm đi từng ấy tiếng, cũng như cứ nhiều hơn múi giờ Bắc Kinh bao nhiêu múi thì phải cộng thêm từng ấy tiếng theo bảng xác định lệnh tháng ở trên ?) .

        Ví dụ : Ngày 4/2 /1968 theo lịch can chi thuộc năm nào? Nó vẫn thuộc năm Đinh Mùi (1967) nhưng tới 2,08’ (1,08’ theo giờ Hà Nội) ngày 05/2/1968 nó mới thuộc năm Mậu Thân (1968).
        Ví dụ : Lúc 7,59’ngày 04/2/1969 dương lịch thuộc năm nào của lịch can chi ?. Đã thuộc năm Kỷ Dậu (1969) ,còn trước 7,59’ vẫn thuộc năm Mậu Thân (1968) .
        Qua đây chúng ta thấy theo lịch Can Chi thì năm mới được tính chính xác tới phút khi trái đất quay hết một vòng xung quanh mặt trời (không như chúng ta thường tính lúc 0,00’ của đêm giao thừa).

        Nghĩa là chúng ta đã có một trụ đầu tiên, đó là trụ năm (tức năm sinh).

        2 – Cách xác định Trụ tháng - Tức tháng sinh (lệnh tháng)
        Theo lịch Can Chi thì tháng đầu tiên của một năm luôn luôn là tháng Dần sau đó là tháng Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi. Tháng trong lịch can chi được xác định khác với dương lịch. Muốn xác định chính xác tháng sinh (lệnh tháng) theo lịch can chi bắt buộc bạn đọc phải tra theo bảng xác định lệnh tháng ở trên.
        Ví dụ : Ngày 07/10/1968 thuộc tháng nào của lịch can chi? Tra bảng ta thấy nó thuộc tháng Dậu, còn từ ngày 08/10/1968 nó mới sang tháng Tuất.

        Khi đã biết địa chi của một tháng thì cách xác định can của tháng đó hoàn toàn phụ thuộc vào can của năm đó như sau:
        Các năm có can là Giáp và Kỷ thì các tháng của năm đó lần lượt là : Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tị, ...... Đinh Hợi (tức là các can chi phải tuân theo đúng quy luật của vòng tròn đã nói ở trên).
        Các năm Ất và Canh các tháng là : Mậu Dần, Kỷ Mão, .........., Kỷ Hợi.
        Các năm Bính và Tân ------------- : Canh Dần,........................., Tân Hợi.
        Các năm Đinh và Nhâm ----------- : Nhâm Dần, ......................, Quý Hợi.
        Các năm Mậu và Quý ------------- : Giáp Dần, ........................, Ất Hợi.

        Bảng tra can tháng theo can năm

        [IMG]http://farm4.staticflickr.com/3322/5700790525_6c08493156_z.jpg[/IMG]

        Ví dụ : Can của tháng Thìn của năm 1968 là gì? Tra theo bảng xác định lệnh tháng thì năm 1968 là năm Mậu Thân, vì vậy nó thuộc năm tra theo các can Mậu và Quý. Các tháng của nó lần lượt là : Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tị, ........ Do vậy tháng Thìn là Bính Thìn.
        Đến đây ta có trụ thứ hai, đó là trụ tháng.

        3 - Cách xác định Trụ ngày - Tức ngày sinh
        Trong một năm có các ngày 1/3, 30/4, 29/6, 28/8, 27/10, 26/12 và ngày 24/2 của năm sau có các can chi giống nhau. Cho nên chúng ta thấy can chi của ngày 24/2 và ngày 1/3 trong cùng một năm dương lịch là khác nhau bởi vì thường chúng chỉ cách nhau 5 ngày, còn đối với năm nhuận chúng cách nhau 6 ngày (bởi vì tháng 2 có ngày 29). Dựa vào yếu tố này nếu biết trước can chi của 1 ngày bất kỳ của 1 năm thì qua bảng 60 năm Giáp Tý chúng ta có thể tính được can chi của ngày 1/3 của năm đó, sau đó chúng ta tính được can chi của ngày 24/2 cùng năm và nó chính là can chi của ngày 1/3 của năm trước liền với năm đó. Cứ như vậy ta có thể biết được can chi ngày 1/3 của tất cả các năm (chú ý tháng 2 của năm 1900 mặc dù là năm nhuận nhưng nó chỉ có 28 ngày).

        Ví dụ : Ngày 14/7/1968 theo lịch can chi có can chi là gì? Ngày 1/3 của năm 1968 tra theo bảng là ngày Canh Ngọ. Vậy ngày 29/6/1968 cũng là ngày Canh Ngọ (ta chọn nó bởi vì nó gần nhất với ngày cần phải tìm), từ ngày 29/6 đến 14/7 cách nhau đúng 15 ngày, vì vậy theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý, ngày Canh Ngọ (29/6) sau 15 ngày sẽ đến ngày Ất Dậu (14/7) .

        Đến đây ta có trụ thứ ba, đó là trụ ngày .

        Bảng tra can chi của ngày 1/3 trong các năm từ 1889 đến năm 2008
        [IMG][img]http://farm9.staticflickr.com/8328/8148841118_52aaf1656b_z.jpg[/img]
        Dấu * trong bảng là năm nhuận, tức tháng 2 của các năm đó có 29 ngày.

        4 – Cách xác định Trụ giờ - Tức giờ sinh

        Theo lịch Can Chi này họ đã xác định giờ đầu tiên trong một ngày của lịch Can Chi luôn luôn là giờ Tý và các giờ sau tuân theo thứ tự như sau :

        Từ 23 giờ đến 1 giờ là giờ Tý . Từ 11 giờ đến 13 giờ là giờ Ngọ:
        Từ 1 --------3 ------------ Sửu Từ 13 --------15 ---------- Mùi
        Từ 3 ---------5 ----------- Dần Từ 15 ------- 17 ---------- Thân
        Từ 5 ---------7 ----------- Mão Từ 17 --------19 -----------Dậu
        Từ 7 ---------9 ----------- Thìn Từ 19 --------21 -----------Tuất
        Từ 9 --------11 ----------- Tị Từ 21 --------23 ----------Hợi
        Tức là cứ 120 phút (hai tiếng) tương ứng với một giờ của lịch can chi.

        Ví dụ : 23 giờ 18 phút ngày 16/5 thuộc về ngày nào của lịch can chi? Theo lịch can chi thì từ 23,00’ ngày 16/5 trở đi thuộc về ngày hôm sau, tức là phải thuộc ngày 17/5.

        Khi đã biết Địa chi của giờ rồi thì hàng Can của nó hoàn toàn phụ thuộc vào Can của trụ ngày như sau :
        Các ngày có can là Giáp và Kỷ có các giờ lần lượt là : Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thì , ............. , Ất Hợi (các can tuân theo quy luật vòng tròn như đã nói ở trên) .
        Các can ngày là Ất và Canh có các giờ lần lượt: Bính Tý,.............., Đinh Hợi.
        Các................... Bính và Tân............................. : Mậu Tý,..............., Kỷ Hợi.
        Các ...................Đinh –Nhâm ........................... : Canh Tý,.............., Tân Hợi.
        Các ...................Mậu – Quý ............................. : Nhâm Tý,............., Quý Hợi.

        Bảng tra can giờ theo can ngày

        [IMG]http://farm3.staticflickr.com/2037/5700796409_56ddc9fa70_z.jpg[/IMG]

        Ví dụ : Các can của giờ Mão và Ngọ của ngày Đinh Dậu theo lịch can chi là gì ? Can của ngày Đinh theo như trên ta có các giờ lần lượt là : Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, ..... Vì vậy can của giờ Mão là Quý Mão và giờ Ngọ là Bính Ngọ.

        Chúng ta đã có đủ bốn trụ của một người.

        Ví dụ 1 : Một người sinh ngày 12/11/1965, lúc 8,00 am, có tứ trụ :
        Năm Ất Tị - tháng Đinh Hợi - ngày Canh Ngọ - giờ Canh Thìn.

        Ví dụ 2 : Nữ sinh ngày 5/2/1968 lúc 2,07’ có tứ trụ:
        Đinh Mùi - Quý Sửu - ngày Ất Tị - Đinh Hợi.

        Ví dụ 3 : Nữ sinh ngày 5/2/1968 lúc 2,08’ có tứ trụ :
        Mậu Thân - Giáp Dần - ngày Ất Tị - Đinh Hợi.

        Qua ví dụ 2 và 3 chúng ta thấy hơn nhau 1 phút là sang năm khác, tháng khác và tứ trụ sẽ khác nhau. Cho nên giờ và phút để xác định lệnh tháng là vô cùng quan trọng trong việc xác định tứ trụ.
        Nếu theo cách xác định mặt trời ở đúng đỉnh đầu tại địa điểm nơi người đó được sinh là 12,00’ thì cách xác định giờ sinh ở bảng trên chỉ đúng với những người được sinh ở vị trí đúng giữa múi giờ đó, còn những người được sinh trong cùng một múi giờ mà ở càng xa điềm giữa của múi giờ đó về hai bên thì sai số về phút càng lớn (có thể từ -60’ tới +60’).
        Cho nên trong các trường hợp này tốt nhất là lấy cả hai tứ trụ để dự đoán. Đến khi trong thực tế xẩy ra các sự kiện phù hợp với tứ trụ nào thì tứ trụ đó mới được xem là chính xác cho người đó.

        5 – Cách xác định trụ phút ? - Tức phút sinh ?
        Theo tôi chỉ khi nào con người xác định được trụ thứ 5, tức trụ phút này thì môn dự đoán theo Tứ Trụ mới thật sự là hoàn hảo. Bởi vì như chúng ta thấy bốn trụ không có tính đối xứng mà trụ ngày phải ở giữa và mỗi bên phải có hai trụ mới hợp lý. Hơn nữa chúng ta thấy cách xác định trụ tháng và trụ giờ giống nhau bởi đơn vị 12 (12 tháng, 12 giờ), còn cách xác định trụ năm và trụ ngày giống nhau bởi đơn vị 60 (tuân theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý) thì không có lý do gì để không sử dụng trụ phút cũng được xác định theo đơn vị 60 (cứ hai phút bình thường được tính thành một phút theo lịch Can Chi và nó cũng tuân theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý).

        Theo sự suy luận của tôi thì cách xác định phút nó cũng giống như cách xác định năm và ngày của lịch can chi, nhưng chúng ta không biết Họ đã dựa vào nền tảng nào để xác định chúng. Bởi vậy muốn xác định phút theo lịch can chi, chúng ta phải có một vài ví dụ của những cặp sinh đôi chỉ cách nhau vài phút. Dùng phương pháp suy luận ngược, chúng ta dựa vào những sự kiện lớn đã phát sinh ra của các cặp sinh đôi này như tai nạn, ốm đau, ... , nhất là cái chết của họ và nếu chúng ta sử dụng phương pháp tính điểm hạn này để tính các điểm hạn thì may ra có thể xác định được chính xác can chi của phút sinh của mỗi người này. Sau đó các phút khác sẽ được xác định theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý, hoàn toàn tương tự như xác định năm và ngày.
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 03-11-12 lúc 07:22
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:

        cưu an (01-04-14),minhman1970 (03-05-14),thucnguyen (08-11-12)

      3. #12
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Nhầm ... ....
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 03-11-12 lúc 06:56
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        cưu an (01-04-14)

      5. #13
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Bài 5 : Đại vận và tiểu vận của Tứ Trụ

        Chương 4

        Đại vận và tiểu vận của Tứ Trụ

        Chỉ dựa vào Tứ Trụ liệu đã đủ để dự đoán vận mệnh của con người hay không? Hoàn toàn chưa đủ, muốn dự đoán có độ chính xác cao, người ta cần phải biết đại vận và tiểu vận của Tứ Trụ đó. Vậy thì đại vận và tiểu vận là gì ? Và cách xác định chúng như thế nào?

        I – Cách xác định đại vận

        1 - Đại vận
        Từ xa xưa cho tới ngày nay, mỗi người đều cảm thấy rằng cuộc đời thường không thuận buồm xuôi gió, mà có những khoảng thời gian tốt, xấu, may và rủi khác nhau. Người thì sự may mắn dồn dập đến từ khi vẫn còn trẻ, có người thì ở tuổi trung niên, lại có người chỉ đến khi đã về già, sự sui sẻo cũng vậy, ở mỗi người mỗi khác. Từ thực tế khách quan này mà người ta đã tìm ra cách xác định các khoảng thời gian may rủi khác nhau đó cho các Tứ Trụ là 10 năm và chúng được gọi là các đại vận. Cách xác định các đại vận hoàn toàn phụ thuộc vào tháng sinh của người đó như sau :

        a – Nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm
        Người mà can năm sinh của người đó là dương đối với nam như Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm và can năm sinh của người đó là âm đối với nữ như Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý thì được tính theo chiều thuận của bảng nạp âm, bắt đầu can chi ngay sau lệnh tháng làm đại vận đầu tiên, tiếp theo là đại vận thứ 2,...
        Ví dụ : Nam sinh vào năm Mậu Tý tháng Mậu Ngọ thì người này có can năm là Mậu tức là can dương nên đại vận đầu tiên phải tính theo chiều thuận theo bảng nạp âm là Kỷ Mùi, đại vận sau là Canh Thân, Tân Dậu,...
        Ví dụ : Nữ sinh vào các năm Quý Sửu tháng Mậu Ngọ thì người này có can năm là Quý tức là can âm nên đại vận đầu tiên cũng tính theo chiều thuận như ví dụ trên là Kỷ Mùi, đại vận thứ hai là Canh Thân, Tân Dậu,...

        b – Nam sinh năm âm và nữ sinh năm dương
        Người mà can năm sinh là âm đối với nam như Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý và người mà can năm sinh là dương đối với nữ như Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thì phải tính ngược lại đối với bảng nạp âm, bắt đầu can chi ngay trước lệnh tháng làm đại vận đầu tiên, sau là đại vận thứ hai,...
        Ví dụ : Nam sinh vào năm Quý Dậu tháng Mậu Ngọ, vì can năm của người này là Quý tức là can âm nên đại vận đầu tiên phải tính ngược theo bảng nạp âm ngay trước lệnh tháng là Đinh Tị, đại vận thứ hai là Bính Thìn, Ất Mão ,....
        Ví dụ : Nữ sinh vào năm Mậu Thân, tháng Mậu Ngọ vì can năm là Canh tức là can dương nên đại vận đầu tiên phải tính ngược với bảng nạp âm là Đinh Tỵ, sau là Bính Thìn, Ất Mão,....

        II - Thời gian bắt đầu đại vận

        1 - Nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm
        Vậy thì khi nào các đại vận sẽ bắt đầu ? Phải chăng tất cả mọi người là như nhau? Hoàn toàn không phải như vậy, nó phụ thuộc hoàn toàn vào ngày sinh của người đó so với ngày giao lệnh (tức là ngày thay đổi từ tháng này sang tháng khác của lịch Can Chi) của tháng trước hoặc tháng sau so với tháng sinh của người đó (lệnh ở đây nghĩa là chi của 1 tháng mang hành gì thì hành đó sẽ nắm lệnh trong tháng đó).

        Đối với nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm, ta tính theo chiều thuận của bảng nạp âm từ ngày sinh đến ngày giao lệnh của tháng sau (theo lịch Can Chi) xem được bao nhiêu ngày, và bao nhiêu giờ. Sau đó cứ 3 ngày quy đổi là 1 năm, thừa 1 ngày được tính thêm là 4 tháng, thừa 2 ngày được tính thêm là 8 tháng, cứ thừa 1 tiếng được tính thêm là 5 ngày còn cứ thiếu 1 tiếng thì phải trừ đi 5 ngày. Cộng tất cả lại sẽ được bao nhiêu năm, tháng, ngày thì đó chính là sau khi sinh được từng đó thời gian sẽ bước vào đại vận đầu tiên.

        Ví dụ : Nam sinh ngày 12/2/1976 lúc 3,01’ có tứ trụ:

        Bính Thìn - Canh Dần - ngày Giáp Ngọ - Bính Dần

        Ta thấy đây là nam sinh năm dương nên tính theo chiều thuận từ ngày sinh 12/2 lúc 3,01´ a.m. đến giao lệnh của tháng sau là ngày 5/3 lúc 18,48´ (tính tròn là 19,00’), thì được 22 ngày (vì đây là năm nhuận nên tháng 2 có 29 ngày ) và thêm 16 tiếng. 22 ngày quy đổi được 7 năm 4 tháng (vì thừa 1 ngày đổi thành 4 tháng), còn 16 tiếng quy đổi thành 2 tháng và 20 ngày (16.5 ngày = 80 ngày). Tổng cộng được tất cả là 7 năm 6 tháng và 20 ngày. Tức là sau khi sinh ra được 7 năm 6 tháng và 20 ngày thì người này bắt đầu bước vào đại vận đầu tiên. Chính xác ngày 2/9 năm1983 người này bắt đầu bước vào đại vận Tân Mão (từ 2/9/1983 đến 2/9/1993). Từ ngày 2/9 năm 1993 bắt đầu đại vận thứ 2 là Nhâm Thìn (2/9/93 đến 2/9/03). Các đại vận sau tính tương tự theo đúng chiều thuận của bảng nạp âm. Mỗi đại vận chỉ kéo dài đúng 10 năm.

        Có thể biểu diễn các đại vận và thời gian của chúng như sau :
        [IMG]http://farm4.staticflickr.com/3547/5716836219_dcfb19fd4a_z.jpg[/IMG]

        Năm 1983 bắt đầu đại vận trừ đi năm sinh là năm 1976 được 7 năm, tức là khi 7 tuổi người này bắt đầu bước vào đại vận Tân Mão và được tính chính xác đến tháng 9 của năm 1983 .
        Nữ sinh vào năm âm cũng tính theo chiều thuận như vậy.
        2 - Nữ sinh năm dương và nam sinh năm âm
        Đối với nữ sinh vào năm dương và nam sinh vào năm âm thì chúng ta tính theo chiều nghịch từ ngày sinh đến ngày giao lệnh của tháng trước liền với tháng sinh xem được bao nhiêu ngày, bao nhiêu giờ và cũng quy đổi như trên ta sẽ biết được khi nào bắt đầu đại vận đầu tiên.

        Ví dụ : Nữ sinh ngày 12/3/1952 lúc 22,00’ có tứ trụ:

        Nhâm Thìn - Quý Mão - ngày Đinh Tị - Tân Hợi

        Vì là nữ sinh vào năm có can là Nhâm tức can dương nên ta phải tính từ ngày sinh ngược lại tới ngày giao lệnh của tháng trước (tức là tính theo chiều ngược). Cụ thể ta tính từ ngày sinh 12/3 lúc 22,00´ đến đến ngày giao lệnh của tháng trước là ngày 5/3 lúc 23,00´ ta được 7 ngày quy đổi được 2 năm 4 tháng và từ 22,00’ đến 23,00’ là thiếu 1 tiếng tức phải trừ đi 5 ngày (Chú ý: Nếu giờ giao lệnh là 21.00' thì ta phải cộng thêm 5 ngày). Ta quy đổi được 2 năm 3 tháng và 25 ngày. Vậy thì người này ngày 7 tháng 7 năm 1954 bắt đầu bước vào đại vận đầu tiên là Nhâm Dần và các đại vận sau tính theo chiều ngược của bảng nạp âm như sau :

        [IMG]http://farm3.staticflickr.com/2567/5716839051_fdb4d296f6_z.jpg[/IMG]

        Đối với nam sinh năm Âm cũng tính theo chiều ngược như vậy.


        III – Cách xác định Tiểu Vận

        1 – Tiểu vận
        Tiểu vận hoàn toàn phụ thuộc vào trụ giờ và thời gian của nó chỉ kéo dài đúng 1 năm (có thể gọi đây là tuổi ảo).

        a – Nam sinh năm dương và nứ sinh năm âm
        Nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm thì tính thuận theo bảng nạp âm bắt đầu can chi ngay sau trụ giờ làm tiểu vận đầu tiên, tiếp là tiểu vận thứ hai.... Tiểu vận khác với đại vận là thời gian chỉ kéo dài 1 năm. Thời gian của tiểu vận đầu tiên bắt đầu tính ngay từ ngày và giờ sinh tại năm sinh của người đó cho đến đúng ngày và giờ đó của năm sau, sau đó mới sang tiểu vận thứ hai,...

        Ví dụ là nam như trên sinh ngày 12/2/1976 lúc 3,01’am là năm Bính Thìn (1976), giờ sinh là Bính Dần (3,01’am) vì sinh năm dương nên tiểu vận đầu tiên tính theo chiều thuận của bảng nạp âm. Tức là từ 3,01’a.m. của ngày sinh 12/2/1976 đến 3,01’a.m. ngày 12/2/1977 là tiểu vận đầu tiên Đinh Mão, tiếp từ ngày 12/2/1977 đến ngày 12/2/1978 là tiểu vận thứ hai Mậu Thìn.... Nếu là nữ sinh vào năm âm cũng tính theo chiều thuận như vậy.

        b – Nam sinh năm âm và nữ sinh năm dương
        Nam sinh năm âm và nữ sinh năm dương thì tính theo chiều ngược của bảng nạp âm, bắt đầu can chi ngay trước can chi của trụ giờ làm tiểu vận đầu tiên, sau là tiểu vận thứ hai,.....

        Ví dụ trên nếu là nữ thì phải tính tiểu vận ngược với bảng nạp âm. Cụ thể là từ 3,01’a.m. của ngày sinh 12/2/1976 đến 3,01’am ngày 12/2/1977 người nữ này có tiểu vận đầu tiên là Ất Sửu, tiếp từ ngày 12/2/1977 đến 12/2/1978 là tiểu vận Giáp Tý, cứ thế tính các tiểu vận tiếp theo theo chiều ngược của bảng nạp âm. Nếu là nam mà sinh vào năm âm cũng tính theo chiều ngược như vậy.

        2 – Tính chất của tiểu vận
        Can, chi và nạp âm của tiểu vận chỉ có khả năng hình, xung, khắc, hại, hợp đối với can, chi và nạp âm của đại vận và lưu niên nhưng chúng không có khả năng tác động đến các can, chi và nạp âm trong tứ trụ và ngược lại.
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 03-11-12 lúc 06:59
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:

        cưu an (01-04-14),minhman1970 (03-05-14),thucnguyen (08-11-12)

      7. #14
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Chương 5

        Thân và mười thần của tứ trụ

        I – Nhật Can và Thân

        Trong mỗi tứ trụ, can ngày được gọi là Nhật Can, nó đại diện cho người có tứ trụ đó (hiểu đơn giản nó là ngôi nhà của người có tứ trụ đó). Hành của can ngày được gọi là hành của Thân (Thân còn được gọi là Nhật Chủ) của người có tứ trụ đó (hiểu đơn giản nó là thân thể của người có tứ trụ đó). Qua đó chúng ta có thể so sánh hành của Thân với 4 hành còn lại (sau khi đã xét khả năng tác động giữa các can chi trong tứ trụ với nhau) để xem hành của Thân là mạnh hay yếu (thường được gọi là Thân vượng hay nhược). Đây là một khâu vô cùng quan trọng cho việc dự đoán vận mệnh của con người.

        II - Mười thần của tứ trụ

        1 - Mười thần
        Nhật Chủ chính là tôi, bản thân tôi, hành của Thân chính là hành của tôi, cho nên quan hệ của nó với các hành khác như sau :
        a - Cái sinh ra tôi chính là mẹ, mẹ kế người ta gọi là: Chính ấn (1), thiên ấn (2).
        b - Cái tôi sinh ra là con cái, người ta gọi là : Thực thần (3), thương quan (4) .
        c - Cái khắc tôi tức là tôi bị khống chế, người ta gọi là : Chính quan (5), thiên quan (6) đều là sếp, cấp trên của tôi.
        d - Cái tôi khắc là cái bị tôi khống chế, người ta gọi là : Chính tài là tiền hay là vợ của tôi (7), thiên tài là tiền hay là cha của tôi (8).
        e - Cái ngang tôi là anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp, người ta gọi là : Ngang vai, thường gọi tắt là tỷ (9) và kiếp tài, gọi tắt là kiếp (10).
        Đó chính là mười thần có liên quan với tôi trong tứ trụ.

        Ví dụ : Nếu Tứ Trụ của tôi có can ngày (tức Nhật Can) là Tân mà Tân mang hành Kim thì Thân của tôi là hành Kim, vì vậy ta có :
        Mậu (Thổ) sinh cho Tân (tôi) được gọi là chính ấn (vì can dương sinh cho can âm nên gọi là chính), thường được gọi là Ấn. Kỷ (Thổ) sinh cho Tân được gọi là thiên ấn (vì can âm sinh cho can âm nên gọi là thiên), thường được gọi là Kiêu.
        Tân sinh cho Nhâm (Thủy), vì vậy Nhâm được gọi là Thương Quan và sinh cho Quý (Thủy), vì vậy Quý được gọi là Thực Thần.
        Bính (Hỏa) khắc Tân, vì vậy Bính được gọi là chính quan, thường được gọi là Quan, Đinh (Hỏa) khắc Tân, vì vậy Đinh được gọi là thiên quan, thường được gọi là Sát.
        Tân khắc Giáp (Mộc), vì vậy Giáp được gọi là Chính Tài, Tân khắc Ất (Mộc), vì vậy Ất được gọi là Thiên Tài.
        Tân gặp can Tân được gọi là ngang vai, thường được gọi là Tỷ, Tân gặp Canh thường được gọi là Kiếp.
        Cách để xác định mười thần của Nhật Chủ trong các Tứ Trụ khác cũng tương tự như vậy.

        2 – Tương sinh của 10 thần

        Ví dụ: Một tứ trụ có Nhật Can (can ngày) là Tân (hay Canh) vì Tân mang hành Kim nên Thân của người này mang hành Kim, thì ta có sơ đồ tương sinh của mười thần như sau:

        [IMG]http://farm3.staticflickr.com/2002/5731242893_b532aee701_z.jpg[/IMG]

        Qua sơ đồ ta thấy sự tương sinh của 10 thần hoàn toàn giống như sự tương sinh của ngũ hành.

        3 – Tương khắc của 10 thần
        Mười thần là tài, quan, ấn, thực, thương….. của các can lộ hay tàng trong các địa chi trong tứ trụ. Mối quan hệ sinh khắc giữa chúng chính là mối quan hệ sinh khắc của ngũ hành. Mười thần nghiêng về phân tích người và sự việc, còn ngũ hành nghiêng về phân tích mức độ khí chất bẩm sinh của con người. Cả hai cái bổ xung cho nhau, không được xem nhẹ bên nào.

        Ví dụ : Giả sử hành của chính quan của 1 tứ trụ là Mộc, chính quan đại diện cho chức vụ, quyền lực, thi cử,…. , vì vậy khi nó bị hành của thương quan là Kim khắc quá mạnh dễ bị mất chức, mất quyền, thi trượt,…… . Còn theo ngũ hành thì Mộc đại diện cho đầu, mặt, vai, tay, chân, gan, mật, thần kinh,… khi bị Kim khắc quá mạnh thì những bộ phận này dễ bị tổn thương. Trong trường hợp Mộc (hay chính quan) không bị khắc nhưng nếu có quá nhiều Mộc trong tứ trụ thì khi gặp tuế vận (đại vận và lưu niên) có nhiều Mộc hay có nhiều các hóa cục Mộc thì người đó cũng dễ bị các tai họa như vậy.

        Nếu Tân (hay Canh) là Nhật Can thì ta có sơ đồ tương khắc của 10 thần của nó như sau :

        [IMG]http://farm6.staticflickr.com/5086/5731259895_b4e3a944c6_z.jpg[/IMG]

        Qua sơ đồ trên ta nhận thấy sự tương khắc của mười thần hoàn toàn tương tự như sự tương khắc của ngũ hành (tương khắc cách 1 ngôi).

        Khi xét các thần trong tứ trụ và giữa tứ trụ với tuế vận ta phải căn cứ vào sự vượng suy của các thần (tức hành của nó), nếu thần nào quá vượng thì cần được xì hơi là tốt (tức là nó cần được sinh cho các thần khác), còn ngược lại nếu sinh hay giúp đỡ thêm cho nó thì dễ có tai họa. Tương tự nếu thần nào quá yếu thì nó cần được sinh hay được phù trợ cho vượng lên và dĩ nhiên nó rất sợ bị khắc. Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể biết thần đó là mạnh hay yếu? Muốn biết, chúng ta phải dựa vào bảng sinh vượng tử tuyệt để xem nó có vượng hay nhược ở tuế vận, cũng như xem nó có xuất hiện nhiều hay ít ở trong tứ trụ và ở tuế vận (bởi vì nếu thần đó là nhược nhưng có nhiều thì nó cũng có thể trở thành mạnh).
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 03-11-12 lúc 06:59
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:

        3kubond (06-09-17),cưu an (01-04-14),minhman1970 (03-05-14),thucnguyen (08-11-12)

      9. #15
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        4 - Tính chất của mười thần .
        Mười thần trong tứ trụ đại diện cho công năng, chức vụ, quyền lực, tình cảm, tính cách, nghề nghiệp,…..như sau :

        1 - Chính quan là cái khắc tôi, đại diện cho quan chức tốt, chính trực trong chính quyền điều hành xã hội, mà con người phải tuân theo pháp luật nhà nước, nói chung chính quan được coi là cát thần, nhất là khi Thân vượng.
        Công năng của chính quan trong mệnh là bảo vệ tài, áp chế Thân, khống chế tỷ và kiếp. Thân vượng tài nhược thì nên có chính quan để bảo vệ tài. Thân vượng mà ấn nhược thì chính quan sẽ sinh ấn và chế ngự Thân cho bớt vượng. Thân vượng kiếp nhiều thì chính quan sẽ khắc chế kiếp.
        Trong mệnh chính quan đại diện cho chức vụ, học vị, thi cử, bầu cử, danh dự, …. . Với nam Chính quan còn đại diện cho tình cảm với con gái. Vì nam lấy tài làm vợ, tài sinh quan và sát là con, nên nam lấy quan làm con gái, sát làm con trai (vì âm, dương khác với nhật can là con gái, giống là con trai).
        Tâm tính của chính quan : chính trực, có tinh thần trách nhiệm, đoan trang nghiêm túc, làm việc có đầu có đuôi. Nhưng dễ bảo thủ cứng nhắc, thậm chí là người không kiên nghị.

        2 - Thất sát (thiên quan) là cái khắc tôi, nó thường đại diện cho quan lại xấu trong chính quyền. Trong mệnh thất sát chuyên tấn công lại Thân, cho nên Thân dễ bị tổn thương, khi đó cần có thực thương tới để khắc chế thất sát thì lại trở thành tốt (nghĩa là bắt quan xấu phải phục vụ cho mình “thất sát hóa thành quyền bính“). Nói chung khi Thân nhược thất sát được coi là hung thần.
        Công năng của thất sát làm tổn hao tài, sinh ấn, công phá Thân, khắc chế tỷ kiếp.
        Trong mệnh thất sát đại diện cho chức vụ về quân cảnh, hoặc nghề tư pháp, thi cử, bầu cử … Với nam thất sát còn đại diện cho tình cảm với con trai.
        Tâm tính của thất sát, hào hiệp, năng động, uy nghiêm, nhanh nhẹn ... .Nhưng dễ bị kích động, thậm chí dễ trở thành người ngang ngược, trụy lạc …

        3 – Chính ấn là cái sinh ra tôi, khi Thân nhược thường được coi là cát thần, ấn có nghĩa là con dấu, đại diện cho chức vụ, quyền lợi, học hành, nghề nghiệp, học thuật, sự nghiệp, danh dự, địa vị, phúc thọ …. Chính ấn là sao thuộc về học thuật và còn đại diện cho tình cảm của mẹ đẻ.
        Công năng của chính ấn, sinh Thân, xì hơi quan sát, chống lại thực thương.
        Tâm tính của chính ấn, thông minh, nhân từ, không tham danh lợi, chịu đựng nhưng ít khi tiến thủ, thậm chí còn chậm chạp, trì trệ....

        4 – Thiên ấn (Kiêu)là cái sinh phù tôi, đại diện cho quyền uy trong nghề nghiệp như nghệ thuật, nghệ sĩ, y học, luật sư, tôn giáo, kỹ thuật, nghề tự do, những thành tích trong dịch vụ.... Nó còn đại diện cho tình cảm của dì ghẻ.
        Công năng của thiên ấn sinh Thân, xì hơi quan sát để sinh cho Thân, chống lại thực thương . Mệnh có thiên ấn có thể phù trợ cho Thân nhược. Nhưng gặp thực thần là mệnh lao dịch, vất vả. Thiên ấn quá nhiều thì đó là người phúc bạc, bất hạnh, tật bệnh hoặc con cái khó khăn khi đó chỉ có thiên tài mới có thể giải được các hạn này. Người mà tứ trụ có Thân vượng, còn có kiêu, tài và quan tất là người phú quý. Mệnh có thiên ấn lại còn gặp quan sát hỗn tạp (có cả chính quan và thiên quan, không tính Quan và Sát là tạp khí ) là người thắng lợi nhiều mà thất bại cũng lắm. Nói chung khi Thân vượng thiên ấn được coi là hung thần.
        Tâm tính của thiên ấn, tinh thông tay nghề, phản ứng nhanh nhậy, nhiều tài nghệ, nhưng dễ cô độc, thiếu tính người, thậm chí ích kỷ, ghẻ lạnh...

        5 – Ngang vai là ngang tôi (là can có cùng cùng hành và cùng dấu với Nhật Can), gọi tắt là tỷ. Đại diện cho tay chân cấp dưới, bạn bè, đồng nghiệp, cùng phe phái, tranh lợi, đoạt tài, khắc vợ, khắc cha ,… Nữ đại diện cho tình chị em, nam đại biểu cho tình anh em.
        Công năng của ngang vai có thể giúp Thân khi Thân nhược, cũng như tài nhiều (của cải nhiều) nhờ ngang vai giúp Thân để khỏi mất của. Nhưng Thân vượng lại có ngang vai nhiều mà không bị chế ngự là tay chân cấp dưới không hòa thuận, hoặc kết hôn muộn, tính tình thô bạo, cứng nhắc, cố chấp, không hòa hợp với cộng đồng, khắc cha, khắc vợ, làm nhiều mà không gặp tiền của.
        Tâm tính của ngang vai, chắc chắn, cương nghị, mạo hiểm, dũng cảm, có chí tiến thủ, nhưng dễ cô độc, ít hòa nhập, thậm chí cô lập, đơn côi. Nói chung khi thân vượng ngang vai được coi là hung thần (vì lúc đó nó tranh đoạt tài với Thân).

        6 - Kiếp tài cũng là ngang tôi (là can cùng hành nhưng khác dấu với Nhật Can), gọi tắt là kiếp. Nó đại diện cho tay chân cấp dưới, bạn bè, tranh lợi đoạt tài, khắc vợ, khắc cha, lang thang.... Thân vượng mà có nhiều kiếp cũng giống như ngang vai ở trên. Nữ đại diện cho tình anh em, nam đại diện cho tình chị em....
        Công năng của kiếp cũng giống như của ngang vai.
        Tâm tính của kiếp tài là nhiệt tình, thẳng thắn, ý chí kiên nhẫn, phấn đấu bất khuất, nhưng dễ thiên về mù quáng, thiếu lý trí, thậm chí manh động, liều lĩnh....

        7 - Thực thần là cái mà nhật can sinh ra (cùng dấu với Nhật Can). Đại diện cho phúc thọ, người béo, có lộc. Nữ đại diện cho tình cảm với con gái.
        Công năng của thực thần làm xì hơi Thân, sinh tài, đối địch với thất sát, làm quan bị tổn thương. Khi gặp sát thì có thể chế phục làm cho Thân được yên ổn không có tai họa, nên nói chung được xem là cát thần.
        Tâm tính của thực thần, ôn hòa, rộng rãi với mọi người, hiền lành, thân mật, ra vẻ tốt bề ngoài nhưng trong không thực bụng, thậm chí nhút nhát, giả tạo. Can chi đều có thực thần thì phúc lộc dồi dào, nhưng không thích hợp cho người công chức mà thích hợp với những người làm nghề tự do. Mệnh nữ có thực thần là hay khinh rẻ chồng. Thực và sát cùng một trụ là người có dịp nắm quyền bính nhưng dễ bị vất vả, lao khổ, tai ách và ít con. Can có thực thần, chi có ngang vai là chủ về người có thân thích, bạn hữu hoặc tay chân giúp đỡ. Can là thực thần, chi là kiếp tài là chủ về người phúc đức giầu có, khi gặp điều xấu vẫn có lợi. Thực thần có cả kiếp tài, thiên ấn đi kèm là người dễ đoản thọ (?). Người tài nhiều thì diễm phúc ít. Thực thần lâm trường sinh vượng địa hoặc cát thần thì phúc lộc nhiều, phần nhiều là người phúc lộc thọ toàn diện. Thực thần lâm tử, tuyệt, suy thì phúc ít, bạc mệnh. Thực thần lâm mộ địa là người dễ chết yểu (?).

        8 – Thương quan cũng là cái nhật can sinh ra (nhưng khác dấu với Nhật Can). Đại diện cho bị mất chức, bỏ học, thôi việc, mất quyền, mất ngôi, không chúng tuyển, không thi đỗ, không lợi cho người nhà và chồng. Nữ đại diện cho tình cảm với con trai.
        Công năng của thương quan làm xì hơi Thân, sinh tài, đối địch với thất sát, làm thương tổn quan. Sợ nhất là “thương quan gặp quan là họa trăm đường ập đến“. Nói chung thương quan được xem là hung thần, nhất là khi Thân nhược.
        Tâm tính thông minh, hoạt bát, tài hoa dồi dào, hiếu thắng, nhưng dễ tùy tiện, thiếu sự kiềm chế ràng buộc, thậm chí tự do vô chính phủ....
        Người thương quan lộ rõ (lộ và vượng) tâm tính thanh cao hiên ngang, dám chửi mắng cả quỷ thần. Nhật Can vượng thì lại càng hung hăng hơn, loại người này tính xấu. Những người bề trên cũng không dám đụng đến nó, kẻ tiểu nhân thì càng sợ mà lánh cho xa. Nhưng thương quan vượng mà Thân nhược thì tính tình vẫn là thương quan, chỉ có điều không ghê gớm đến như thế. Thương quan trong tứ trụ nếu có Thân vượng thì nó là hỷ dụng thần khi hành đến vận tài phú quý tự nhiên đến.

        9 – Chính tài là cái bị Thân khắc (có dấu khác với Nhật Can) là cái nuôi sống tôi. Đại diện cho tài lộc, sản nghiệp, tài vận, tiền lương. Còn đại diện cho vợ cả (với nam).
        Công năng là sinh quan và sát, xì hơi thực thương, áp chế kiêu thần làm hại chính ấn. Nói chung chính tài được coi là cát thần.
        Tâm tính cần cù, tiết kịêm, chắc chắn, thật thà, nhưng dễ thiên về cẩu thả, thiếu tính tiến thủ, thậm chí trở thành nhu nhược, không có tài năng....
        Người Thân vượng, tài vượng là bậc phú ông trong thiên hạ, nếu có cả chính quan là phú quý song toàn, nam thì được vợ hiền nội trợ tốt. Ngược lại người Thân nhược mà tài vượng thì không những nghèo mà cầu tài rất khó khăn, trong nhà vợ nắm quyền hành. Tài nhiều thường không lợi cho đường học hành, là người dốt nát. Địa chi tàng tài là tài phong phú, tài thấu ra là người khảng khái. Tài có kho (ví dụ : nếu ất là tài thì kho là dần và mão hay tàng trong các chi Thổ) khi gặp xung tất sẽ phát tài (như tài là Ất, Mậu hay Quý tàng trong Thìn khi gặp Tuất ở tuế vận xung Thìn). Thân vượng có chính tài còn gặp thực thần là được vợ hiền giúp đỡ. Chính tài và kiếp tài cùng xuất hiện trong tứ trụ thì trong cuộc đời dễ gặp phải tiểu nhân nên tài dễ bị tổn thất.

        10 – Thiên tài cũng là cái bị Thân khắc (nhưng cùng dấu với Nhật Can) cũng là cái nuôi sống tôi. Đại diện cho của riêng, trúng thưởng, phát tài nhanh, đánh bạc, tình cảm với cha. Với nam còn đại diện cho tình cảm với vợ lẽ.
        Công năng của thiên tài: sinh quan sát, xì hơi thực thương, áp chế kiêu thần, làm hại chính ấn. Nói chung thiên tài được coi là cát thần.
        Tâm tính của thiên tài, khảng khái, trọng tình cảm, thông minh, nhậy bén, lạc quan, phóng khoáng, nhưng dễ thiên về ba hoa, bề ngoài, thiếu sự kiềm chế, thậm chí là người phù phiếm....
        Thiên tài đại diện cho cha hoặc vợ lẽ, hoặc nguồn của cải bằng nghề phụ. Thân vượng, tài vượng, quan vượng thì danh lợi đều có, phú quý song toàn. Thiên tài thấu can thì kỵ nhất gặp tỷ và kiếp, vì như thế vừa khắc cha lại làm tổn hại vợ (với nam). Can chi đều có thiên tài là người xa quê lập nghiệp trở lên giầu có, tình duyên tốt đẹp, của cải nhiều. Thiên tài được lệnh (vượng ở tháng sinh) là cha con hoặc thê thiếp hòa thuận, được của nhờ cha hoặc nhờ vợ, cha và vợ đều sống lâu, vinh hiển (?). Thiên tài lâm mộc dục là người háo sắc phong lưu. Thiên tài lâm mộ địa là cha hoặc vợ dễ chết sớm (?).
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 28-10-12 lúc 19:36
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:

        cưu an (01-04-14),minhman1970 (03-05-14),quyennguyen1508 (11-06-18),thucnguyen (08-11-12)

      11. #16
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Bài 7 : Thiên địa nhân của tứ trụ

        Chương 6

        Thiên địa nhân của tứ trụ

        I – Thiên địa nhân

        Các Can và Chi trong tứ trụ tượng trưng cho khí âm dương của ngũ hành của trời và đất.
        Thiên tức là thiên can chủ về trời, là Thiên nguyên (tức là các nguyên nhân này do ông trời quyết định – tức bởi 10 vật thể lớn nhất trong hệ mặt trời gây ra). Chúng chính là các can đã lộ ra trong tứ trụ của từng người.
        Địa tức là địa chi chủ về xã hội mà con người đang sống trên mặt đất, là Địa nguyên.
        Nhân tức là con người được tạo ra trong trời và đất, do vậy trong mỗi địa chi của tứ trụ có chứa từ 1 đến 3 can, đó chính là các thần đặc trưng cho khả năng chủ quan của người có tứ trụ, là Nhân nguyên.
        Sự dự đoán tổng hợp của tam nguyên (Thiên Địa Nhân) là một thể thống nhất trong mệnh lý học, nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì nó có thể chỉ ra toàn bộ tiền đồ, cát, hung, họa, phúc ....của cả một đời người. Nếu kết hợp tứ trụ với tướng tay và tướng mặt để dự đoán thì điều dự đoán có thể đạt đến sự chính xác, chi tiết đến kỳ diệu.

        II – Thiên nguyên

        Thiên nguyên trong tứ trụ chính là các can của trụ năm, tháng và giờ, đó là ba thần. Đối với tứ trụ có một tổ hợp trong sáng và đẹp thì ba thần này thường sẽ là : Thực hay Thương sinh Tài, Tài sinh Quan hoặc Sát, Quan hay Sát sinh Ấn, Thực thần chế Sát, Thương quan hợp Sát, Thương quan hoặc Thực thần mang Ấn, Tài Quan Ấn đều có... Những tổ hợp này thường là các yếu tố báo hiệu những mệnh phú quý.

        1 – Ngũ hợp của thiên can
        Vì các thiên can là khí của ngũ hành nên chúng có hai tính chất tương sinh và tương khắc với nhau (như đã nói ở trên) ngoài ra chúng còn có các tính chất hợp và biến đổi để tạo ra các hóa cục.
        Thiên can chỉ có thể hợp với nhau khi chúng ở gần nhau. Gần ở đây có nghĩa là can trụ năm với can trụ tháng, can trụ tháng với can trụ ngày, can trụ ngày với can trụ giờ, các can trong tứ trụ với can đại vận và lưu niên, can đại vận và can lưu niên với can tiểu vận.

        2 – Tính chất của ngũ hợp
        a - Giáp hợp với Kỷ, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp trung chính.
        b - Ất hợp với Canh, tức là hợp với người hay sự việc là hợp nhân nghĩa.
        c - Bính hợp với Tân, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp có uy lực để chế ngự.
        d - Đinh hợp với Nhâm, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp dâm loạn.
        e - Mậu hợp với Quý, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp vô tình.

        Năm tổ hợp này được gọi là ngũ hợp.

        3 - Thiên can hợp với nhau có thể hóa cục
        Giáp hợp với Kỷ có thể hóa được thành Thổ.
        Ất hợp với Canh có thể hóa được thành Kim.
        Bính hợp với Tân có thể hóa được thành Thủy.
        Đinh hợp với Nhâm có thể hóa được thành Mộc.
        Mậu hợp với Quý có thể hóa được thành Hỏa.

        Các hóa cục này có khả năng sinh, phù hay khắc chế Thân.

        4 – Quy tắc hợp và hóa của các thiên can trong tứ trụ
        Các thiên can trong tứ trụ hợp được với nhau chỉ khi chúng ở gần nhau. Cần phân biệt hai trường hợp, các can hợp với nhau hóa được hay chỉ hợp mà không hóa.
        a – Can ngày chỉ hợp được với can tháng và can giờ. Nếu can ngày chỉ hợp với can tháng hay can giờ thì chúng không thể hóa được cục nếu trong tứ trụ xuất hiện hành quan-sát của hóa cục này (nghĩa là hành khắc hành của hóa cục này, kể cả hành quan-sát này chỉ có các can tàng phụ (?)) mặc dù có hành của chi tháng hay hành của hóa cục của chi tháng là hành dẫn hóa, còn nếu 2 can hợp với 1 can thì ngũ hợp này không bao giờ có thể hóa được cục.

        b – Ngũ hợp của can trụ năm với can trụ tháng có thể hóa cục chỉ khi hành của chi tháng hay hành hóa cục của chi tháng là hành dẫn hóa hay còn được gọi là thần dẫn (nó giống như chất xúc tác trong các phản ứng hóa học).

        Ví dụ : Mậu ở trụ năm hợp với Quý ở trụ tháng hóa thành Hỏa cục chỉ khi chi tháng (chi của trụ tháng) là Tị, Ngọ (vì hành của Tị và Ngọ là Hỏa) hay chi tháng đã hóa thành Hỏa cục, vì vậy các chi Tị, Ngọ hay Hỏa cục ở chi của trụ tháng được gọi là các thần dẫn cho các hóa cục của các thiên can.

        5 – Quy tắc hợp và hóa của các can giữa tứ trụ, tuế vận và tiểu vận

        a – Ngũ hợp chỉ có 2 can
        1 - Ngũ hợp của các can trong tứ trụ (kể cả can ngày bởi vì khi nó hợp với tuế vận, nó được xem như các can khác và nó không làm cho hành của Thân thay đổi khi nó hóa thành các hành khác nếu hành của Thân chỉ có can ngày) với can đại vận hóa cục chỉ khi hành của chi tháng hay chi đại vận (mặc dù các chi này đã hóa cục có hành khác với hành của các chi này) cũng như hành của hóa cục của chi tháng hay chi đại vận (nếu chúng hóa cục) có khả năng dẫn hóa cho ngũ hợp này (nghĩa là hành của thần dẫn giống với hành của ngũ hợp này).
        2 - Ngũ hợp của can trong tứ trụ với can lưu niên hóa cục...nó tương tự như câu trên khi thay đại vận thành lưu niên, chỉ có khác là hành của chi lưu niên cũng có khả năng dẫn hóa nếu chi lưu niên là động (khi nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác).
        3 – Ngũ hợp của can đại vận với can tiểu vận hóa cục.... nó tương tự như can trong tứ trụ hợp với can đại vận nhưng có thêm chi tiểu vận (nghĩa là hành của chi tiểu vận) cũng có khả năng dẫn hóa như chi đại vận nếu nó là động (tức là nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác).
        4 - Can lưu niên hợp với can tiểu vận hóa cục tương tự như can trong tứ trụ hợp với can lưu niên hóa cục nhưng có thêm chi tiểu vận cũng có khả năng dẫn hóa như chi đại vận nếu nó là đông (tức là nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác.
        5 – Can đại vận hợp với can lưu niên hóa cục chỉ khi hành của các chi trụ tháng, đại vận hay lưu niên (riêng chi lưu niên phải động) cũng như hóa cục của các chi này (nếu chúng hóa cục) là thần dẫn.

        b – Ngũ hợp có từ 3 can trở lên
        Các ngũ hợp này được gọi là tranh hợp nên chúng không có khả năng hóa cục. Do vậy các can của chúng luôn luôn khắc nhau nếu là tranh hợp giả và không khắc được nhau nếu là tranh hợp thật.

        1- Nếu 1 tổ hợp chỉ có can đại vận và can lưu niên là dương (đại diện cho phái nam) giống nhau mang hành chủ khắc hợp với can tiểu vận hay hợp với 1 hay nhiều can giống nhau trong Tứ Trụ (kể cả can tiểu vận) thì tổ hợp này được gọi là tranh hợp thật nên các can này được xem như vô dụng.

        2 - Nếu 1 tổ hợp chỉ có 2 can dương trong Tứ Trụ giống nhau mang hành chủ khắc hợp với can đại vận hay can lưu niên (hoặc cả 2) thì tổ hợp này được gọi là tranh hợp thật nên các can này được xem như vô dụng.

        Giải thích :
        Nếu trong tứ trụ có 2 Mậu là can mang dấu dương (đại diện cho phái nam) hợp với Quý ở đại vận hay Quý thái tuế (hoặc cả 2) thì 2 Mậu là Thổ khắc được Quý là Thủy nên 2 Mậu mang hành chủ khắc, còn chi Quý mang hành bị khắc. Hiểu đơn giản như 2 ông làm sao lấy chung một bà bao giờ đâu. Nhưng 2 Quý trong tứ trụ hợp với Mậu ở đại vận hay Mậu thái tuế vẫn có thể hóa Thủy được (nếu có thần dẫn), vì thực tế có nhiều bà vẫn lấy chung 1 ông.
        Vì sao 2 Can chủ khắc này phải cùng ở tuế vận hay cùng ở trong Tứ Trụ ? Bởi vì chỉ có như vậy thì thế lực của chúng mới tương đương với nhau để cho cuộc chiến mới không phân thắng bại, chính vì vậy mà chúng mới không có thì giờ rảnh để hợp với cô gái kia.

        Khi các thiên can hợp với nhau hóa cục có hành mới thì ta phải lấy hành mới này để luận, như vậy thì hành cũ của các can trong hóa cục này đã hoàn toàn mất đi tác dụng của chúng, còn nếu chúng hợp với nhau mà không hóa thì chỉ có các can trong tổ hợp mới có khả năng tác dụng được với nhau nhưng chúng không có khả năng tác dụng với các can khác ngoài tổ hợp này (trừ các chi cùng trụ với chúng sẽ nói sau).
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 28-10-12 lúc 19:50
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:

        cưu an (01-04-14),quyennguyen1508 (11-06-18),thucnguyen (08-11-12)

      13. #17
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        III - Địa nguyên

        Các địa chi trong tứ trụ là địa nguyên. Địa nguyên đại diện cho xã hội của con người nên rất phức tạp. Đủ thứ phát sinh trong cái xã hội này, như đâm, chém, giết nhau... người ta gọi là xung, khắc. Tụ tập thành từng nhóm, từng hội thành các đảng phái, tôn giáo... khác nhau người ta gọi là hội, hợp. Người này lừa đảo, hãm hại người kia người ta gọi là hình, hại. Tự mình làm khổ mình người ta gọi là tự hình,…..Sự hình, xung, khắc, hại, hội và hợp của các địa chi có ảnh hưởng rất lớn đối với Thân.
        Giữa các địa chi với nhau các sách cổ chỉ nói đến hình, xung, khắc, hóa, hội, hợp và hại mà không nói đến sự tương sinh (phải chăng địa chi không có khả năng sinh cho nhau (?)).

        Tôi đã chứng minh được thiên can và địa chi trong cùng trụ có thể sinh cho nhau và một ví dụ có thể chứng minh được các thiên can cũng có thể sinh được cho nhau (?) (xem ví dụ số 148).

        1 - Lục hợp của địa chi
        Tý....hợp với Sửu có thể hóa thành Thổ cục.
        Ngọ...........Mùi..................Thổ cục.
        Dần...........Hợi..................Mộc cục.
        Mão...........Tuất.................Hỏa cục.
        Thìn..........Dậu..................Kim cục.
        Tị............Thân.................Thủy cục.

        Sáu tổ hợp trên được gọi là lục hợp chỉ có khi các chi của chúng ở gần nhau (gần của địa chi tương tự như gần của thiên can). Lục hợp chủ yếu đại diện cho quan hệ vợ chồng hay giữa nam với nữ.

        2 – Tam hợp của địa chi
        Thân Tý Thìn hợp với nhau có thể hóa thành Thủy cục.
        Hợi Mão Mùi ...........................................Mộc cục.
        Dần Ngọ Tuất........................................ Hỏa cục
        Tị Dậu Sửu............................................. ..Kim cục.

        Tam hợp không cần các chi của chúng phải gần nhau. Tam hợp chủ yếu đại diện cho các tổ chức, đoàn thể, đảng phái chính trị....

        3 - Các bán hợp của địa chi
        Thân bán hợp với Tý hay Tý bán hợp với Thìn có thể hóa thành Thủy cục.
        Hợi......................Mão hay Mão............Mùi.......................Mộc cục.
        Dần......................Ngọ hay Ngọ............Tuất......................Hỏa cục.
        Tị.........................Dậu hay Dậu............Sửu.......................Kim cục.

        Bán hợp chỉ có khi các chi của chúng ở gần nhau. Bán hợp chủ yếu đại diện cho các tổ chức nhỏ phi chính trị.

        Trong tứ trụ có lục hợp, tam hợp hay bán hợp là chủ về người đó có dung nhan đẹp, tính cách thanh lịch, thần khí ổn định, yêu cuộc sống, lòng dạ thẳng thắn, linh lợi, thông minh hoạt bát (xét về hợp). Nếu các tổ hợp này hóa thành (cục) hỷ dụng thần là tốt (trừ chúng gây ra Đại Chiến), còn hóa thành kỵ thần là xấu (xét về hành của hóa cục).

        4 – Tam hội của địa chi
        Tam hội của Dần Mão Thìn..về phương Đông có thể hóa thành Mộc cục.
        Tam.............Tị Ngọ Mùi....về phương nam..có thể hóa thành Hỏa cục.
        Tam.............Thân Dậu Tuất.về phương Tây..có thể hóa thành Kim cục.
        Tam.............Hợi Tý Sửu....về phương Bắc..có thể hóa thành Thủy cục.

        Tam hội không cần các chi của chúng phải gần nhau. Tam hội chủ yếu đại diện cho các tổ chức tôn giáo.

        Vì khí của tam hội cục sẽ hội tụ về một phương (tôn thờ một vị thánh), cho nên khí âm dương ngũ hành của nó là vượng nhất, sau đó mới đến tam hợp, bán hợp rồi mới đến lục hợp. Các sách cổ thường nói trong tứ trụ có từ 3 tổ hợp trở lên thường là người có tài đối với nam, còn là dâm loạn đối với nữ (thời nay câu này là sai với nữ).

        5 - Lục xung của địa chi
        Tý....với..Ngọ...là tương xung
        Mão........Dậu................
        Dần........Thân...............
        Tị...........Hợi................
        Thìn.......Tuất...............
        Sửu.........Mùi................

        Trong đó:
        Tý với Ngọ, Tị với Hợi là sự xung-khắc của Thủy với Hỏa.
        Dần với Thân, Mão với Dậu là sự xung-khắc của Kim với Mộc.
        Duy chỉ có thìn với Tuất và Sửu với Mùi là giống nhau về hành, vì vậy chỉ nói đến xung không nói đến khắc.

        Trong đó:
        Các lực xung-khắc của Tý với Ngọ và Dậu với Mão là các lực xung-khắc mạnh nhất, vì chúng đại diện cho các lực xung-khắc chính phương là Đông (Mão) với Tây (Dậu) và Nam (Ngọ) với Bắc (Tý). Sau đó mới đến lực xung-khắc của Dần với Thân và Tị với Hợi vì phương xung-khắc của nó không đúng chính phương, cuối cùng mới là lực xung của Thìn với Tuất và Sửu với Mùi.

        6 – Tương hại của địa chi
        a - Tý.....và...Mùi...hại với nhau, tức là Tý....hại...Mùi, .Mùi...hại...Tý
        b - Sửu...............Ngọ....................... Sửu ........Ngọ, .Ngọ.........Sửu
        c - Dần.................Tị........................ ...Dần...........Tị,.....Tị..........Dần
        d - Mão................Thìn..................... Mão..........Thìn, Thìn........Mão
        e - Thân...............Hợi....................... Thân........Hợi,..Hợi.........Thân
        f - Dậu.................Tuất...................... .Dậu ........Tuất,.Tuất........Dậu

        Lục hại trên được sinh ra từ lục hợp :

        Ví dụ 1: Lục hợp (gia đình) của Ngọ với Sửu bị phá tan khi có Tý đến xung Ngọ, vì vậy Tý đã hại Mùi (làm cho gia đình của Ngọ với Mùi bị tan vỡ).
        Ví dụ 2 : Lục hợp của Tý với Sửu có thể bị phá tan khi có Mùi đến xung Sửu, vì vậy Mùi đã hại Tý (làm cho gia đình của Tý với Sửu có thể bị tan vỡ).....

        Người gặp các hại trên, sợ nhất ở trụ ngày và trụ giờ. Thường đối với người như vậy thì về già hay bị tàn tật hoặc không có nơi nương tựa. Nếu còn gặp Kình dương thì không chúng phải mũi tên, hòn đạn cũng dễ gặp phải hổ (?). Hình, tự hình và hại nói chung là xấu nhưng nếu bị hợp hóa cục, hoặc bị khắc có thể giải được, còn bị xung (kể cả thổ) thì chỉ giảm đi một phần.

        7 – Tương hình của địa chi
        Tý hình Mão, Mão hình Tý là hình phạt do vô lễ mà dẫn đến.
        Dần hình Tị, Tị hình Thân, Thân hình Dần là hình phạt do đặc quuyền đặc lợi dẫn đến.
        Sửu hình Mùi, Mùi hình Tuất, Tuất hình Sửu là hình phạt do cậy quyền cậy thế gây lên .
        Tương hình chủ yếu được gây ra từ tam hợp, nó nghĩa là những người trong cùng hay khác các đoàn thể, đảng phái chính trị lừa đảo, hãm hại nhau.

        8 - Tự hình của địa chi
        Thìn tự hình Thìn, Dậu tự hình Dậu, Ngọ tự hình Ngọ, Hợi tự hình Hợi là do tự mình gây lên. Các sách cổ có viết: “Tự hình sợ nhất là năm và tháng lại có thêm sát thì nhất định bị tổn thương, hoặc không bị giam cầm thì cũng bị chết cháy, hay gặp nạn binh đao mất đầu “.

        9 - Tứ hình của địa chi
        Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi được gọi là tứ hình. Trong tứ trụ phải có ít nhất 3 chi khác nhau của tứ hình và đến năm có thái tuế là chi thứ 4 thiếu thì tứ hình này mới được coi là xấu, còn ngoài ra cho dù tứ trụ với tuế vận có đủ tứ hình cũng không có tác dụng gì cả.

        10 - Tứ tự hình của địa chi

        Tứ Tự Hình là phải có ít nhất 4 chi giống nhau của Tự Hình là Thìn, Dậu, Ngọ hay Hợi.

        (Cách giải cứu cho tất cả các loại hình, tự hình và hại này là giống nhau.)
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 28-10-12 lúc 20:03
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:

        cưu an (01-04-14),minhman1970 (03-05-14),thucnguyen (08-11-12)

      15. #18
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Nhầm .... ....
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 03-11-12 lúc 07:34
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. #19
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        11 – Quy tắc hợp và hóa của các địa chi trong tứ trụ
        Ta gọi các tổ hợp của các can chi trong tứ trụ chưa có tuế vận vẫn hóa được cục là hóa cục có từ khi mới sinh.

        a - Các bán hợp hay lục hợp của các địa chi trong tứ trụ hợp được với nhau chỉ khi 2 chi này phải ở gần nhau trong tứ trụ, trừ tam hợp và tam hội. Các bán hợp, lục hợp, tam hợp hay tam hội hóa thành cục chỉ khi trong tứ trụ hay ở tuế vận có thần dẫn.
        Các thần dẫn cho các tổ hợp của các địa chi hóa cục chính là các can lộ trong tứ trụ hay ở tuế vận cũng như các hóa cục của thiên can có hành giống với hành của hóa cục mà các tổ hợp của các địa chi đó sẽ hóa thành (chú ý can tiểu vận chỉ dẫn hóa được cho tổ hợp của chi tiểu vận).

        Ví dụ: Trong tứ trụ có Tý trụ năm và Sửu trụ tháng ở gần nhau, vì vậy chúng có thể hợp được với nhau và tổ hợp này được gọi là lục hợp, nhưng lục hợp này hóa được Thổ cục chỉ khi có thần dẫn là các can lộ xuất hiện trong tứ trụ hay ở tuế vận như Mậu, Kỷ hoặc các Thổ cục của các can (nếu gặp Tý hay Sửu ở tuế vận thì Thổ cục này được xem là mạnh hơn).

        b - Nếu bán hợp hay lục hợp có 3 chi liền nhau mà 2 chi bên ngoài giống nhau hợp với chi ở giữa thì được coi là tranh hợp nên không thể hóa cục được (trừ khi 1 liên kết của chúng bị phá).
        c - Nếu bán hợp hay lục hợp có 3 chi liền nhau trong đó 2 có chi liền nhau là giống nhau thì chỉ có chi ở gần chi thứ 3 mới có thể hợp với nó và hóa cục.

        12 – Quy tắc hợp và hóa giữa các địa chi giữa Tứ Trụ với tuế vận và tiểu vận
        a - Tất cả các tổ hợp của các địa chi giữa tứ trụ, tuế vận và tiểu vận có thể hợp được với nhau và hóa cục nếu có thần dẫn.
        b – Các chi trong tứ trụ hợp với chi đại vận hay thái tuế (được xem như hợp gần) nhưng chúng không thể hợp trực tiếp được với chi tiểu vận.
        c – Chi tiểu vận chỉ hợp được với chi đại vận và thái tuế (cũng được xem là hợp gần) hay nó cùng với các chi giống nó ở trong tứ trụ hợp với các chi tuế vận thì can tiểu vận cũng có thể làm thần dẫn cho tổ hợp này hóa cục, nhưng chi tiểu vận không thể hợp trực tiếp được với các chi trong tứ trụ.
        d – Địa chi không có tranh hợp thật, vì không có tổ hợp nào của địa chi thỏa mãn định nghĩa về tranh hợp thật cả (điều này khác với thiên can, vì người trần mắt thịt khác với các vị thần ở trên trời chăng ?).
        e - 110a/139a - Khi 2 chi khác nhau mà gần nhau nhất trong Tứ Trụ hợp với tuế vận tạo thành tam hợp hay tam hội thì các chi còn lại trong Tứ Trụ bị khắc trực tiếp không có khả năng tham gia vào tổ hợp này nếu chúng hợp cách ngôi bởi chi giống chúng với các chi trong Tứ Trụ của tổ hợp này.
        f - 110b/139 - Nếu một hóa cục của 2 chi trong Tứ Trụ từ khi mới sinh hợp với tuế vận tạo thành tam hợp cục hay tam hội cục có cùng hành thì các chi khác trong Tứ Trụ giống với 2 chi này không có khả năng tham gia vào hóa cục này.

        13 - Thiên Khắc Địa Xung

        A - Thiên khắc địa xung
        Có 3 loại thiên khắc địa xung (TKĐX):
        1 – TKĐK và TKĐX có chi không phải là Thổ.
        2 – TKĐX có chi là Thổ.
        3 – TKĐK* và TKĐX* có chi là Thìn và Tý chỉ khi các chi của chúng ở gần nhau.
        TKĐK là trong 1 trụ có cả can và chi đều là chủ khắc, còn TKĐX thì trong 1 trụ chỉ có can chủ khắc còn chi chỉ là chủ xung.

        B – Các can và chi là chủ xung hay chủ khắc
        1 - Các can chủ khắc, nó nghĩa là can đó phải khắc được can khác như :
        Giáp....khắc...Mậu..............Ất...... khắc ....Kỷ
        Bính...............Canh.............Đinh........ ....Tân
        Mậu................Nhâm.............Kỷ....... .......Quý
        Canh ..............Giáp.............Tân.............. Ất
        Nhâm...............Bính.............Quý........ .....Đinh.

        2 - Các chi chủ khắc, nó nghĩa là chi đó phải khắc được chi khác như:
        Tý.....khắc....Ngọ
        Dậu..............Mão
        Hợi...............Tị
        Thân..............Dần
        Thìn..............Tý

        3 - Các chi chủ xung, nó nghĩa là chi đó chỉ xung được chi khác như :
        Ngọ....xung....Tý................Thìn....xung. ....Tuất
        Mão...............Dậu...............Tuất..... ........Thìn
        Tị...................Hợi...............Sửu.. ............Mùi
        Dần...............Thân..............Mùi....... .......Sửu
        Tý...................Thìn.

        Ta thấy số trường hợp TKĐX nhiều hơn TKĐK, do vậy ở đây chúng ta gọi chung hai loại này là TKĐX và ở đây quy ước nói trụ nào trước cũng được vì lực của TKÐX được tính cả 2 chiều.

        Ví dụ :
        1 - Trụ Giáp Tý TKĐK với trụ Mậu Ngọ bởi vì trụ Giáp Tý có Giáp khắc Mậu và Tý khắc Ngọ.
        2 - Trụ Giáp Ngọ TKĐX với trụ Mậu Tý bởi vì trụ Giáp Ngọ chỉ có Giáp khắc Mậu còn Ngọ chỉ xung Tý.
        3 - Trụ Giáp Thìn TKĐX với Mậu Tuất bởi vì trụ Giáp Thìn chỉ có Giáp khắc Mậu còn Thìn chỉ xung Tuất.

        14 – Thời gian của các trụ trong tứ trụ mang vận hạn

        Trụ năm mang vận hạn từ khi mới sinh đến tròn 15 tuổi.
        Trụ tháng mang vận hạn từ 15 tuổi đến tròn 30 tuổi.
        Trụ ngày mang vận hạn từ 30 tuổi đến tròn 45 tuổi.
        Trụ giờ mang vận hạn từ 45 tuổi tới tròn 65 tuổi.
        Từ 65 tuổi trở đi trụ năm mang vận hạn (hay là ở cả 4 trụ ?).

        Nếu lưu niên và trụ đang mang vận hạn TKĐX với nhau thì điểm hạn của tất cả các lực xung hay khắc vào trụ này đều phải tăng gấp đôi, trừ can chủ khắc của nó ở lưu niên nhược ở tuế vận.
        Xem các giả thiết từ số 166/ tới 168/ ở chương 14.

        IV - Nhân nguyên

        Địa chi tàng chứa từ 1 đến 3 can, các can tàng này được gọi là Nhân nguyên (các nguyên nhân của người). Các can tàng này chính là 10 thần, là các thần nắm sự việc,.... chúng đại diện cho các yếu tố chủ quan của người có tứ trụ. Do vậy chúng ta rất khó dự đoán được các yếu tố này khi nào sẽ phát sinh và biểu hiện ra bên ngoài. Thiên can đã lộ ra trong tứ trụ (can năm, can tháng và can giờ) cũng có các đặc tính như vậy nhưng vì nó đã lộ ra ngoài nên dễ nhận biết được để dự đoán.

        1 – Các can tàng trong địa chi
        Quý....................tàng trong Tý...........Kỷ, Tân và Quý.....tàng trong Sửu
        Giáp, Bính và Mậu ..............Dần..........Ất................. ...................Mão
        Mậu, Quý và Ất..................Thìn.........Bính, Canh và Mậu................Tị
        Đinh và Kỷ.........................Ngọ..........Kỷ, Ất và Đinh.....................Mùi
        Canh, Nhâm và Mậu...........Thân.........Tân................ ...................Dậu
        Mậu, Đinh và Tân................Tuất.........Nhâm và Giáp........................Hợi


        Chú ý : Can tàng có cùng hành với hành của địa chi mà nó tàng được gọi là can tàng bản khí hay chính khí (bởi vì nó có lực mạnh hơn các lực của các can tàng khác trong địa chi đó) còn các can tàng khác trong địa chi này (nếu có) được gọi là can tàng phụ.

        Ví dụ 1 : Tị tàng chứa các can Bính, Mậu và Canh trong đó Bính là can tàng mang bản khí hay khí chính (tức là hành Hỏa là hành chính của Tị), vì vậy Bính có lực mạnh hơn lực của Mậu và Canh chỉ mang hành là tạp khí hay khí phụ là Thổ và Kim. Mậu và Canh được gọi là can tàng phụ.
        Ví dụ 2 : Dậu chỉ có chứa 1 can tàng Tân là bản khí, không có tạp khí.
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 28-10-12 lúc 22:11
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      17. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:

        cưu an (01-04-14),minhman1970 (03-05-14),thucnguyen (08-11-12)

      18. #20
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Nhầm..... .....
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 28-10-12 lúc 20:31
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      19. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        cưu an (01-04-14)

      Trang 2/13 đầuđầu 123412 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Những khám phá thú vị về con người
        By kiwitc in forum Xã Hội - Con Người
        Trả lời: 0
        Bài mới: 11-12-11, 11:54
      2. Danh ngôn về Đàn Bà
        By thulankl in forum Thư Giãn - Giao Lưu
        Trả lời: 1
        Bài mới: 03-05-11, 09:18
      3. Ma y thần tướng diễn thi
        By hoa mai in forum Nhân tướng học
        Trả lời: 1
        Bài mới: 14-03-11, 04:38
      4. Người Việt và tiếng Việt tại Úc
        By hoa mai in forum Xã Hội - Con Người
        Trả lời: 0
        Bài mới: 21-01-11, 13:21

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •