Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/4 123 ... cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 39
      1. #1
        Tham gia ngày
        Dec 2010
        Bài gửi
        21
        Cảm ơn
        18
        Được cảm ơn: 1 lần
        trong 1 bài viết

        Default Thực tập học Tử Bình hàng ngày - tìm Dụng Thần

        em chào tất cả ACE forum,

        em mới bắt đầu học lý thuyết và tìm hiểu về môn Tử Bình, và đang thực tập hàng ngày. mong ACE giúp đở cho em.

        em cảm ơn ACE nhiều lắm!

        em có tứ trụ sau:

        Năm tháng ngày giờ
        Tân Mão Tân Mão Tân Dậu Bính Thân

        vậy em hỏi là:

        Bính và Tân họp nhau, nhưng em thắc mắc là có hóa không vậy anh chị?

        em đọc sách thì biết là khi Bính và Tân họp mà có hóa khi 1 trong 2 chi của 2 trụ ngày có hành Thủy thì mới gọi là hợp có hóa.

        kế đến là: chi Thân và chi Dậu, bán hội thành Kim, vậy KIm này có bổ sung cho Canh không?

        mong ACE nào biết, giúp đỡ giải thích cho em.

        em cảm ơn ACE đã giúp em!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #2
        Tham gia ngày
        Dec 2010
        Bài gửi
        21
        Cảm ơn
        18
        Được cảm ơn: 1 lần
        trong 1 bài viết

        Default

        ACE nào giúp em với!

        cho em hỏi?

        Tân Mão và Bính Thân có họp hóa thủy hay không?

        mong phản hồi của anh chị đi trước, cảm ơn anh chị!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #3
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Bính và Tân họp nhau, nhưng em thắc mắc là có hóa không vậy anh chị? em đọc sách thì biết là khi Bính và Tân họp mà có hóa khi 1 trong 2 chi của 2 trụ ngày có hành Thủy thì mới gọi là hợp có hóa.
        Bính trụ giờ và Tân nhật chủ sinh trong các tháng Thân, Tí, Thìn và Hợi có khả năng hóa Thủy. Vậy tháng Tân Mão với giờ Bính Thân không hợp mà cũng không hóa được.

        kế đến là: chi Thân và chi Dậu, bán hội thành Kim, vậy KIm này có bổ sung cho Canh không?
        "Thân Dậu bán tam hội" thì đúng, nhưng nói "thành Kim" thì không phải. Chỉ là Kim có cường lực.

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "kimcuong" về bài viết có ích này:

        HYVONG (08-03-11)

      5. #4
        Tham gia ngày
        Dec 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        42
        Cảm ơn
        5
        Được cảm ơn: 6 lần
        trong 6 bài viết

        Default

        em có trụ : bính dần, quý tị, bính thìn, tân mão : dần mão thìn tam hội cục có hóa thành mộc không, và không hóa thì khi nào hợp hóa. dần hình tị, sẽ xét thế nào ! bính tân hóa thủy, ở đây là hợp không, hợp không hóa ?? nhưng đại vận lưu niên thế nào thì sẽ dẫn đến hóa. tam hội cục cũng vậy, khi nào thì Hóa ! mong mọi người giải thích giùm ?
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "anhphongkiem" về bài viết có ích này:

        HYVONG (08-03-11)

      7. #5
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Chờ hoài không thấy bạn nào vào giúp trả lời, KC lại rất ngại độc diễn! Thế nhưng các thắc mắc này cũng dễ, xin trả lời ngắn gọn theo ý kiến của tôi vậy.

        dần mão thìn tam hội cục có hóa thành mộc không >>> không, vấn đề chủ yếu là hành lệnh tháng và thiên can thấu ra. Lệnh tháng ở đây là Tị, thiên can không có Giáp Ất, vì thế ngay từ nguyên cục có hợp mà không hóa. Tuy nhiên, trong tứ trụ này, Dần Mão Thìn cũng không lập được tam hội cục, tức là không hợp, vì có 2 tượng Hại kề nhau: Dần Tị và Thìn Mão.

        dần hình tị, sẽ xét thế nào !>>> Dần Tị ở đây là tương hại, không phải hình. Dần Tị Thân có đủ mới gọi là tam hình.

        bính tân hóa thủy, ở đây là hợp không, hợp không hóa ??
        Bính Tân hợp, không hóa Thủy, vì tháng sinh là Tị, bản khí là Hỏa.
        thay đổi nội dung bởi: kimcuong, 10-03-11 lúc 13:17

      8. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        ChucSonTu (10-10-14),HYVONG (10-03-11)

      9. #6
        Tham gia ngày
        Dec 2010
        Bài gửi
        21
        Cảm ơn
        18
        Được cảm ơn: 1 lần
        trong 1 bài viết

        Default

        Trước hết em chân thành cảm ơn sự nhiệt tình trả lời của chị ( anh ) Kim Cương nhiều lắm lắm luôn!

        Em có sách Dự Đoán Theo Tứ Trụ, nhưng đọc hoài cũng chưa hiểu lắm về Hợp - Xung - Hình - Hại - và Hợp không hóa và Hợp có hóa.

        chỉ có thể gợi ý cho em, là đọc sách nào hay phần nào trong sách liên quan đến phần đó không ạ? hay chị cho em 1 ví dụ cụ thể vài dòng nói về Ngũ Hợp thiên can được ko? em cảm ơn chị nhiều lắm!

        Ví dụ như em có: Năm-------- Tháng -------Ngày --------Giờ
        Tân Mão-----------Tân Mão----------Kỷ Mùi----------Giáp Tuất

        như vậy Giáp hợp kỷ có hóa thành thổ không vậy?


        cảm ơn chị nhiều lắm nha!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #7
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        406
        Cảm ơn
        69
        Được cảm ơn: 223 lần
        trong 119 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi HYVONG Xem bài gởi
        Ví dụ như em có: Năm-------- Tháng -------Ngày --------Giờ
        Tân Mão-----------Tân Mão----------Kỷ Mùi----------Giáp Tuất

        như vậy Giáp hợp kỷ có hóa thành thổ không vậy?


        cảm ơn chị nhiều lắm nha!
        Chào Hyvong!
        - Thứ nhất: Để xét hợp hóa thì chú ý đầu tiên lấy nhật chủ làm trọng.( chỉ có hai trường hợp Ngày- Giờ và Tháng- Ngày)

        - Thứ hai: Sau đó chú ý tới lệnh tháng.Có ba trường hợp: Có cùng hành với hóa khí;hóa khí lâm mộ; hóa khí ở trường sinh.

        - Thứ ba:Xem can lộ, can tàng trong chi hay chi hội hợp có hành phá hóa khí không.

        - Nếu ba điều trên thỏa mới xét là hợp hóa thật.

        - Như ví dụ của bạn.

        - Giáp- kỉ hợp.
        - Nếu biết hóa hay không: chi tháng phải là thìn, mùi, tuất, sửu.
        - Vậy trụ của bạn hợp không hóa, phải chờ vận mới hóa.

        - VD khác: Ất......Đinh.......Nhâm........Quý
        .......................dần...................... .......

        - Ta có đinh- nhâm hợp.Lấy giáp- mộc để xét.
        - Muốn hóa thì chi tháng là dần mão.Giáp trường sinh tại hợi; giáp mộ taị Mùi. ( có 4 chi: Hợi Mão Mùi Dần)

        - Bạn xét tiếp cho các cặp khác nhé.Để ý tới bộ tam hợp.( Dần Ngọ Tuất;Thân tý thìn)

        - Trong sách TVH, bạn tham khảo thêm ở trang 66;349
        thay đổi nội dung bởi: chungnp, 10-03-11 lúc 21:16
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "chungnp" về bài viết có ích này:

        HYVONG (10-03-11)

      12. #8
        Tham gia ngày
        Dec 2010
        Bài gửi
        21
        Cảm ơn
        18
        Được cảm ơn: 1 lần
        trong 1 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi chungnp Xem bài gởi
        Chào Hyvong!
        - Thứ nhất: Để xét hợp hóa thì chú ý đầu tiên lấy nhật chủ làm trọng.( chỉ có hai trường hợp Ngày- Giờ và Tháng- Ngày)

        - Thứ hai: Sau đó chú ý tới lệnh tháng.Có ba trường hợp: Có cùng hành với hóa khí;hóa khí lâm mộ; hóa khí ở trường sinh.

        - Thứ ba:Xem can lộ, can tàng trong chi hay chi hội hợp có hành phá hóa khí không.

        - Nếu ba điều trên thỏa mới xét là hợp hóa thật.

        - Như ví dụ của bạn.

        - Giáp- kỉ hợp.
        - Nếu biết hóa hay không: chi tháng phải là thìn, mùi, tuất, sửu.
        - Vậy trụ của bạn hợp không hóa, phải chờ vận mới hóa.

        - VD khác: Ất......Đinh.......Nhâm........Quý
        .......................dần...................... .......

        - Ta có đinh- nhâm hợp.Lấy giáp- mộc để xét.
        - Muốn hóa thì chi tháng là dần mão.Giáp trường sinh tại hợi; giáp mộ taị Mùi. ( có 4 chi: Hợi Mão Mùi Dần)

        - Bạn xét tiếp cho các cặp khác nhé.Để ý tới bộ tam hợp.( Dần Ngọ Tuất;Thân tý thìn)

        - Trong sách TVH, bạn tham khảo thêm ở trang 66;349
        em cảm ơn anh nhiều nha!
        anh giải thích rất kỷ và dễ hiểu!
        em sẽ xem lại sách và học lại thuyết, có gì còn chưa thông suốt thì tiếp tục nhờ anh chi giúp đở tiếp.

        thanks!!!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. #9
        Tham gia ngày
        Dec 2010
        Bài gửi
        21
        Cảm ơn
        18
        Được cảm ơn: 1 lần
        trong 1 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi chungnp Xem bài gởi
        Chào Hyvong!
        - Thứ nhất: Để xét hợp hóa thì chú ý đầu tiên lấy nhật chủ làm trọng.( chỉ có hai trường hợp Ngày- Giờ và Tháng- Ngày)

        - Thứ hai: Sau đó chú ý tới lệnh tháng.Có ba trường hợp: Có cùng hành với hóa khí;hóa khí lâm mộ; hóa khí ở trường sinh.

        - Thứ ba:Xem can lộ, can tàng trong chi hay chi hội hợp có hành phá hóa khí không.

        - Nếu ba điều trên thỏa mới xét là hợp hóa thật.

        - Như ví dụ của bạn.

        - Giáp- kỉ hợp.
        - Nếu biết hóa hay không: chi tháng phải là thìn, mùi, tuất, sửu.
        - Vậy trụ của bạn hợp không hóa, phải chờ vận mới hóa.

        - VD khác: Ất......Đinh.......Nhâm........Quý
        .......................dần...................... .......

        - Ta có đinh- nhâm hợp.Lấy giáp- mộc để xét.
        - Muốn hóa thì chi tháng là dần mão.Giáp trường sinh tại hợi; giáp mộ taị Mùi. ( có 4 chi: Hợi Mão Mùi Dần)

        - Bạn xét tiếp cho các cặp khác nhé.Để ý tới bộ tam hợp.( Dần Ngọ Tuất;Thân tý thìn)

        - Trong sách TVH, bạn tham khảo thêm ở trang 66;349
        anh ơi, cho em hỏi là:

        anh nói là: sau đó xét đến lệnh tháng, có 3 trường họp:
        1. lệnh tháng cùng hành với hóa khí==> hóa thật
        2.hóa khí lâm mộ
        3.hóa khi ở trường sinh

        ==> vậy lệnh tháng chỉ trùng với hành hóa==> hóa thật ( có 1 trường họp dành cho lệnh tháng mà anh, chứ đâu phải là 3???)

        còn nếu hóa khí lâm mộ và ở trường sinh thì ==> hóa thật.

        em hiểu như thế có đúng không anh?
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. #10
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Chủ đề: "Tham Khảo về Tử Bình" của cao thủ Tử Bình Oak-HN trong mục Tử Bình, trang đầu tiên (có 7 trang) và cũng là bài viết đầu tiên bên tuvilyso.net (Vào Đọc Chủ Đề Cũ). Còn nhiều bài viết cơ bản về Tử Bình nữa, mọi người vào thoải mái đọc, nghiên cứu.

        Luận về Can Biến Hóa

        Can hợp Hóa thành chỉ xãy ra với điều kiện. Sau đây là những điều kiện cần có đễ cho Can hợp biến Hóa thành:

        1) Các Can hợp chỉ khi nào đứng sát bên nhau trong tứ trụ.
        2) Nếu Can tháng và Can năm hợp, mà có Hóa ra Hành hợp hay không phải cần xét
        Chi của tháng sinh. Nếu Chi tháng là gốc rể (ngay cả các Can tàng trong Chi), tức
        là đồng hành với hành Hóa của 2 Can trên thì có Hóa. Ngược lại thì không.
        Thí dụ: Tân Dậu Bính Tý Quý Dậu Ất Mão
        Bính hợp Tân hóa Thủy vì Chi tháng là Tý có Quý Thủy. Như vậy tứ trụ mới là:
        Quý Dậu Quý Tý Quý Dậu Ất Mão (Chỉ dùng cho luận đoán)
        3) Khi một Can biến hóa, hành mới của Can là Can tàng trong Chi tháng. Như thí dụ
        (2) trên, Can năm và Can tháng biến thành Quý (Quý tàng trong Chi tháng Tý).
        4) Địa Chi có hợp hóa được hay không, là do hai Địa Chi kề sát bên nhau. Hơn nửa
        Thiên Can phải lộ ra hành mà Địa Chi hợp Hóa thì sự hợp đó mới có Hóa. Thí dụ: Mão hợp với Tuất hóa Hõa; Thiên Can lộ ra Bính, Đinh thì sự hợp có hóa. Phải lấy hành Can lộ trên để luận đoán.

        Luận về Nhật Nguyên Biến Hóa

        Can ngày biến hóa đòi hỏi phải trong những trường hợp đặc biệt dưới đây:

        1) Can ngày hợp chỉ với Can giờ hoặc Can tháng (Các trụ kế bên trụ ngày)
        2) Hành mới biến thành phải có gốc rể trong Chi tháng.
        3) Nếu Hành của Can ngày cũng lộ ở Can giờ, Can tháng, Can năm, thì không hóa.
        4) Quan Sát của Hành mới biến hóa không thể lộ trên các trụ của tứ trụ, Chi của tứ trụ và ngay cả Can tàng trong Chi.
        5) Hành mới biến hóa phải có Ấn trong tứ trụ.

        - Ất Canh hợp hóa Kim: phải có Chi tháng là Sửu, Tị, Dậu, Thân; Không thể có Hỏa trong tứ trụ.
        - Giáp Kỹ hợp hóa Thổ: Phải có Chi tháng là Sửu, Thìn, Mùi, Tuất; Không thể có Mộc trong tứ trụ
        - Bính Tân hợp hóa Thủy: phải có Chi tháng là Tý, Hợi, Thìn, Thân; không thể có Thổ, Tuất, Mùi trong tứ trụ.
        - Đinh Nhâm hợp hóa Mộc: phải có chi tháng là Dần, Mão, Mùi, Hợi; không thể có Kim trong tứ trụ.
        - Mậu Quý hợp hóa Hỏa: phải có Chi tháng là Dần, Tị, Ngọ, Tuất; Không thể có Thủy trong tứ trụ.

        Cách Cục Đặc Biệt

        Trong Tử Bình có hai loại tứ trụ: bình thường và đặc biệt. Loại đặc biệt " Dựa Theo" khi
        Nhật Nguyên quá nhược không thể điều hòa đến trạng thái cân bằng. Nhật Nguyên phải
        dựa theo một hành mạnh nhất trong tứ trụ. Phải có đầy đủ điều kiện cần thiết mới có
        thể gọi là Tứ trụ “Dựa Theo". 3 loại thông dụng là Dựa Theo Quan, Sát; Dựa Theo Tài; Dựa Theo Thực, Thương. Dưới đây là những điều kiện đòi hỏi:

        1) Nhật Nguyên không có gốc, rể trong Trụ Giờ, Tháng, Năm. Gốc, Rể là khi hành của
        Can Ngày được tìm thấy trong các Chi của tứ trụ. Nếu thấy trong hành chính của
        Chi thì gọi là Rể, Gốc chính. Nếu hành tàng trong Chi thì gọi là Rể, Gốc phụ.
        2) Gốc, Rể phụ có thể tàng trong Chi Giờ, Ngày, Năm. Nhưng không thể tàng trong
        Chi Tháng.
        3) Can Nhật Nguyên không thể trong thời kỳ Lâm Quan (Lộc), Đế Vượng của chu kỳ
        của bãng Trường Sinh.
        4) Chỉ có một Hành trong tứ trụ là mạnh nhất, ưu thế nhất. Hành này phải lộ trên Thiên
        Can và trong thời kỳ Lâm Quan, Đế Vượng.
        5) Hành Chính của bất cứ trụ trong tứ trụ không thể là Ấn của Nhật Nguyên. Nếu Ấn
        của Nhật Nguyên tàng trong Chi (không phải là hành chính) thì có thể được. Nếu Ấn
        lộ ở Thiên Can thì cũng có thể được, nhưng Can đó không thể có Gốc, Rể trong Chi
        kễ cả là hành chính hay là tàng ẩn trong Chi.
        6) Hành ưu thế, mạnh nhất không thể có Quan Sát của Hành, bất cứ nơi nào trong tứ
        trụ.
        7) Đặc biệt chú ý đến Tam Hội Cục, Tam Hợp Cục. Có thể tạo nên sự vượng của Nhật
        Nguyên, như thế không còn là "Dựa Theo" nữa.
        8) Nếu Thổ là hành vượng nhất, mạnh nhất thì tháng sinh phải là Hỏa hoặc Thổ.

        Cách Cục Đặc Biệt (tiếp)

        I. Dựa Theo Quan, Sát: có 2 loại Thật và Giã Tạo.

        1) Dựa Theo Quan Sát Thật
        - Quan Sát là hành vượng nhất trong tứ trụ.
        - Quan Sát ở trong chu kỳ Lâm Quan, Đế Vượng.
        - Thương Thực không thể có lộ trên Thiên Can và hành chính của Chi trong tứ trụ.
        - Nhật Nguyên không thể trong chu kỳ Lâm Quan, Đế Vượng và không thể có gốc,
        Rể chính. Gốc, Rể phụ có thể tàng trong các Chi khác trong trụ ngoại trừ Chi Tháng.
        - Một Tỷ hoặc Kiếp có thể lộ trên Thiên Can, nhưng không thể có bất cứ Gốc, Rể.
        - Nếu Thiên Can không lộ Tỹ, Kiếp; Gốc, Rể phụ có thể tàng trong Chi Giờ, Ngày, Năm.
        - Hành, vận có lợi cho Nhật Nguyên là Quan Sát.
        - Thương Thực không có lợi trừ phi có Tài hiện diện. Vì Thương Thực chế Quan, Sát.
        Khi Tài hiện diện sẻ chế Thực Thương.
        - Vận Tài sinh Quan Sát cho nên cũng có lợi cho Nhật Nguyên.
        - Vận Ấn và Tỹ Kiếp cũng có lợi cho Nhật Nguyên.
        2) Dựa Theo Quan Sát Giã tạo
        Cũng tương tự như Dựa Theo Quan Sát thật. Chỉ khác biệt là Nhật Nguyên trong thời
        kỳ Trường Sinh, Đế Vượng hoặc Mộ. Loại này rất thiếu cân bằng, mong manh. Trong
        vận tốt, thành công lớn có thể đạt được. Lúc vận xấu cuộc đời xuống dốc thật thê thãm.

        II. Dựa Theo Thực Thương
        - Thực Thương là hành mạnh nhất, ưu thế nhất.
        - Thực Thương trong chu kỳ Lâm Quan, Đế Vượng.
        - Phải có tối thiểu một Thực Thương lộ trên Thiên Can.
        - Ấn không được lộ ở Thiên Can; không được trong hành chính của Các Chi.
        - Tỹ Kiếp với Gốc, Rể phụ thì có thể được.
        - Tài có thể được tàng, lộ trong trụ.
        - Nhật Nguyên có thể trong bất cứ chu kỳ nào trong chu kỳ Sinh Vượng.
        - Vận Thực Thương, Tài và Tỹ Kiếp là có lợi cho Nhật Nguyên.
        - Vận Ấn và Quan Sát bất lợi cho Nhật Nguyên.

        III. Dựa Theo Tài
        - Nhật Nguyên không thể trong chu kỳ Lâm Quan, Đế Vượng và không thể có Gốc, Rể.
        - Tài là hành mạnh nhất và trong chu kỳ Lâm Quan, Đế Vượng.
        - Phải có tối thiểu một Tài lộ trên Thiên Can.
        - Chi phải tam hợp, tam hội cục Tài.
        - Tỹ Kiếp không thể có bất cứ nơi nào trong tứ trụ.
        - Vận Tài và Thực Thương là có lợi cho Nhật Nguyên.
        - Vận Quan Sát thì trung hòa, có xấu có tốt.
        - Vận Ấn, Tỹ Kiếp là xấu.

        Cách Cục Đặc Biệt (tiếp theo)

        Nhật Nguyên quá cường vượng không thể cân bằng được, trong trường hợp này Nhật
        Nguyên là ưu thế

        1) Mộc
        - Âm Mộc hoặc Dương Mộc là Can Ngày.
        - Sinh trong tháng Hợi, Dần, Mão, Thìn hoặc Mùi (tàng Ất)
        - Chi phải tam hợp cục Hợi Mão Mùi hoặc tam hội cục Dần Mão Thìn.
        - Không thể có Kim lộ trên Thiên Can hoặc Chi Thân, Dậu trong Chi.
        - Vận tốt là Mộc, Thũy, Hõa.
        - Vận xấu là Kim, Thổ (trừ phi có Hỏa hiện diện).
        2) Hõa
        - Âm Hõa hoặc Dương Hõa là Can Ngày.
        - Sinh trong tháng Dần, Tị, Ngọ, Mùi, Tuất.
        - Chi hợp thành tam hợp Dần Ngọ Tuất hoặc tam hội Tị Ngọ Mùi.
        - Hành Thũy không thể lộ trên Thiên Can. Chi không thể là Hợi, Tý.
        - Vận tốt là Hõa, Mộc, Thổ.
        - Vận xấu là Thũy và Kim (trừ phi có Thổ cho hành Kim thì trung hòa)
        3) Thổ
        - Nhật Nguyên là Can Thổ (Âm, Dương).
        - Sinh trong tháng Thổ (Thìn Tuất Sữu Mùi)
        - Các Chi trong trụ là Thìn Tuất Sữu Mùi.
        - Không thể có Mộc lộ ở Thiên Can.
        - Vận tốt là Thỗ, Hõa, Kim.
        - Vận xấu là Mộc, Thũy (trừ phi có Kim đồng hành với Thũy là trung hoà)
        4) Kim
        - Nhật Nguyên là Kim
        - Sinh trong tháng Tị, Thân, Dậu, Tuất, Sữu.
        - Chi hợp thành tam hợp Tị Dậu Sữu hoặc tam hội Thân Dậu Tuất.
        - Hành Hõa không thễ lộ trên Thiên Can. Chi không thể là Ngọ hay Mùi.
        - Vận tốt là Kim, Thổ, Thũy.
        - Vận xấu là Hõa, Mộc (trừ phi có Thũy đồng hành thì trung hòa).
        5) Thũy
        - Nhật Nguyên là Thũy.
        - Sinh trong tháng Thân, Hợi, Tý, Sữu, Thìn. (tam hội hoặc tam cục)
        - Chi hợp thành tam hợp Thân Tý Thìn, hoặc tam hội Hợi Tý Sữu.
        - Hành Thỗ không thể lộ trên Thiên Can. Chi không thể là Mùi hoặc Tuất.
        - Vận tốt là Kim, Thũy, Mộc.
        - Vận xấu là Thỗ, Hõa.

        Đến đây là hết phần tham khão về cách cục.

        Đối với những bạn mới nhập môn Tử Bình, việc tìm Dụng Thần có thể dùng bãng Dụng Thần dự bị trong sách "Dự Đoán theo Tứ Trụ" của Thiệu vĩ Hoa. Dụng thần có thể là 1 trong những hành mà bãng này đã đề ra. Còn về các cách đặc biệt thì tham khão những phần Oak_HN đã đăng trên.

        Vì biết sở học đang còn thiếu sót, mong các bậc cao minh có thể chỉ điễm thêm. Cãm ơn nhiều.

        Thân,
        Oak_HN
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      15. Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:

        Anhtran (21-03-11),ChucSonTu (08-07-13),htruongdinh (18-03-11),HYVONG (12-03-11),thienphuckiti (18-06-12)

      Trang 1/4 123 ... cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •