Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/5 123 ... cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 41

    Ðề tài: Trích Thiên Tủy

      1. #1
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default Trích Thiên Tủy

        TÍCH THIÊN TỦY

        Nguyên tác: Lưu Bá Ôn
        Nhậm Thiết Tiều bình giảng


        Mục Lục

        Phần I: Thông Thần Luận
        Chương 1: Thiên Đạo.........................2
        Chương 2: Địa Đạo.............................2
        Chương 3: Nhân Đạo......................... 3
        Chương 4: Tri Mệnh............................4
        Chương 5: Lý Khí................................8
        Chương 6: Phối Hợp...........................9
        Chương 7: Thiên Can........................11
        Chương 8: Địa Chi.............................19
        Chương 9: Can Chi Tổng Luận.........28
        Chương 10: Hình Tượng...................42
        Chương 11: Phương Cục..................52
        Chương 12: Bát Cách........................57
        Chương 13: Thể Dụng.......................61
        Chương 14: Tinh Thần.......................63
        Chương 15: Nguyệt Lệnh...................65
        Chương 16: Sinh Thời........................66
        Chương 17: Suy Vượng.....................67
        Chương 18: Trung Hòa......................74
        Chương 19: Nguyên Lưu...................75
        Chương 20: Thông Quan...................78
        Chương 21: Quan Sát........................80
        Chương 22: Thương Quan................89
        Chương 23: Thanh Khí......................98
        Chương 24: Trọc Khí.......................100
        Chương 25: Chân Thần...................101
        Chương 26: Giả Thần......................103
        Chương 27: Cương Nhu.................104
        Chương 28: Thuận Nghịch..............106
        Chương 29: Hàn Thử…………........108
        Chương 30: Táo Thấp.....................109
        Chương 31: Ẩn Hiển........................111
        Chương 32: Chúng Quả...................112
        Chương 33: Chấn Đoài....................113
        Chương 34: Ly Khảm.......................115
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 29-01-14 lúc 06:23
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:

        Anthony (21-03-15),datdaosongvo (07-03-14),Shanghai (29-01-14)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Tích Thiên Tủy - 9 chương đầu được dịnh bởi vnn1269 còn 25 chương sau do một người đã gửi tặng tôi
        (Số thứ tự của các ví dụ do tôi thêm vào cho thuận tiện khi nghiên cứu).

        Phần I - Thông Thần Luận

        Chương 1: Thiên Đạo

        Dục thức tam nguyên vạn pháp tông, tiên quan đế tái dữ thần công

        Nguyên chú: Trời có âm dương ; cho nên mùa xuân mộc, mùa hạ hỏa, mùa thu kim, mùa đông thủy, tứ quý thổ vậy; tùy theo thời lệnh mà hiển hiện sinh sát; trong mệnh có trời đất người tức lý tam nguyên, mọi thứ căn bản đều như thế cả.

        Nhâm thị viết: Can là thiên nguyên, chi là địa nguyên, trong chi tàng chứa nhân nguyên. Con người thụ mệnh, các khí không đồng đều, chung quy không vượt khỏi cái lý tam nguyên, nó chính là phương pháp tông vậy. Âm dương vốn là thái cực, mệnh danh vua nâng đỡ, ngũ hành đi khắp bốn mùa, là thần sinh sát, thống quản hệ tam tài, vạn vật bắt nguồn từ đó . “trích thiên tủy” chương thiên đạo tỏ rỏ như thế.

        Lời người dịch:
        Lời nói của người xưa thường ngắn gọn, súc tích đôi khi khó hiểu. Chương thiên đạo này, cổ nhân muốn bàn đến cái nguồn gốc âm dương mà kinh dịch đã nói đến. Hai khí âm dương này cọ xát nhau mà có bốn mùa, mùa xuân mộc, mùa hạ hỏa, mùa thu kim, mùa đông thủy và bốn tháng cuối của bốn mùa là thổ khí (tháng 3, 6, 9, 12). Năm cái khí này tư lệnh bốn mùa, thuận thì sinh nghịch thì sát.
        Con người bẩm thụ cái thiên khí âm dương, ngũ hành mà thành hình tượng. Tuy thụ mệnh không đồng như nhau, nhưng tựu trung lại thì không vượt ra khỏi lý tam nguyên thiên địa nhân vậy. Mệnh bẩm thụ khác nhau thì cát hung cũng không giống nhau, thế gian có vạn vật tất có vạn sự.
        Thế cho nên người học đoán mệnh cái cần yếu nhất là hiểu được cái cơ động tịnh của âm dương, cái sinh vượng của ngũ hành trong tứ trụ có trong thiên can và địa chi được mệnh danh là tam tài thiên địa nhân. Cứ theo cái lẻ ấy mà luận đoán cát hung, đó là phương pháp chính tông vậy. Vì vậy mà cổ nhân mới khuyên chúng ta: muốn biết được lý tam nguyên thí trước phải xem sự động tịnh của âm dương sau đó mới xét đến cái lý của ngũ hành (Dục thức tam nguyên vạn pháp tông, tiên quan đế tái dữ thần công) là như thế đó.

        Chương 2 : Địa Đạo

        Khôn nguyên hợp đức cơ giam thông, ngũ khí thiên toàn định cát hung

        Nguyên chú: Đất có cương nhu, mà ngũ hành sinh ở đông nam tây bắc và trung ương, trời đất giao cảm nhau mà sinh ra cái khí diệu dụng. Con người do bẩm thụ cái thiên khí không đồng đều nhau , cũng vì vậy mà cát hung theo đó cũng khác nhau như thế.

        Nhâm thị viết: “Cao lớn thay đức của kiền, vạn vật từ đó”, “cao lớn thay đức của khôn, vạn vật được sinh”, kiền chủ cương cứng, khôn chủ chủ nhu thuận. Cương nhu theo nhau, mạnh yếu trợ nhau; đắp đổi nhau, qua lại đóng mở. Chỉ do cái khí ngũ hành thiên lệch, mà cát hung của mệnh nhân đó mới phát sinh vậy.

        Lời người dịch:
        Âm dương cọ sát nhau mà sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Đứng đầu quẻ dương là kiền, đứng đầu quẻ âm là khôn. Kiền chủ cương kiện là cái tượng ban đầu của sự vật, nên thánh nhân mới bảo “đại tai kiền nguyên”. Khôn chủ nhu thuận là cái hình của sự vật, nên thánh nhân mới bảo”chí tai khôn nguyên”.
        Hai khí kiền khôn này một cái cương một cái nhu cùng theo nhau, tương trợ nhau, cùng giao cảm nhau mà sinh ra sáu quẻ chấn tốn ly khảm cấn đoài. Vạn vật cũng từ đó mà tương sinh tương diệt.Thông cũng tượng cho quẻ Thái là thời mà âm dương tương giao tư sinh vạn vật. Giam cũng tượng cho quẻ Bĩ là thời mà hai khí âm dương bất tương giao vạn vật tất tương diệt.
        Nhân sinh bẩm thụ mệnh, khí ngũ hành thiên lệch bất toàn mà họa phúc, cát hung cũng từ đó mà sinh ra. Vì thế cho nên, thánh nhân khuyên người học đoán mệnh cần hết sức quan tâm sự thông thuận của hai khí âm dương, sự lệch lạc của ngũ hành mà quyết định cát hay hung, thành hay bại, thọ yểu cùng thôn g(Khôn nguyên hợp đức cơ giam thông, ngũ khí thiên toàn định cát hung) ý là như vậy đó.

        Chương 3 : Nhân Đạo

        Đới thiên phúc địa nhân vi quý, thuận tắc cát hề hung tắc

        Nguyên chú: Vạn vật sinh ra trong trời đất không có giống nào mà chẳng thụ cái khí ngũ hành, duy chỉ con người thụ được cái khí ngũ hành toàn mà quý vậy. Nhưng cát hung chẳng đồng nhau là do ngũ hành đi thuận hay nghịch đó vậy.

        Nhâm thị viết: Con người sống giửa trời đất, đầu tiếp giáp trời chân tiếp giáp đất, bát tự cần nhất là thiên can và địa chi thông thuận chớ nên nghịch thường. Thuận thì được tương sinh, nghịch thì bị khắc hại, thế cho nên cát hung cũng từ đó mà phân rẻ vậy.

        Như thiên can khí nhược, được địa chi sinh, địa chi khí suy, được thiên can trợ chi, tức can chi thông thuận tất cát; giả như thiên can suy nhược mà còn bị địa chi ức chế, địa chi khí nhược mà còn bị thiên can khắc chế, tức can chi nghịch thường hung nguy vậy.
        Thí như thiên can mộc rất sợ hành kim khắc thiên can mộc, địa chi có tý hợi hóa kim sinh can; nếu địa chi không có tý hợi, mà thiên can có nhâm quý có thể hóa kim sinh mộc; còn như thiên can không có nhâm quý mà địa chi có dần mão mộc, tức thiên can thông gốc (thông căn); bằng như địa chi không có dần mão mộc, thiên can có bính đinh hỏa khắc chế kim, thiên can mộc có sinh cơ, sự cát có thể biết được.

        Nhược bằng thiên can không có nhâm quý, mà trái lại trên can còn hiển lộ can mậu kỷ; còn địa chi không có hợi tý dần mão, mà trái lại còn thấy xuất hiện thìn tuất sửu mùi thân dậu, thổ kim trùng trùng sinh trợ kim, thiên can mộc bị khắc vô sinh trợ, hung nguy có thể biết được vậy. Dư lại các loại cứ thế mà suy.

        Đại phàm vạn vật không vật nào mà chẳng mang thuộc tính ngũ hành, trên tiếp giáp với trời dưới tiếp giáp với đất, như loài chim bay trên trời cá bơi dưới nước, cỏ cây muôn thú chạy trên bờ đều mang thuộc tính ngũ hành khí chuyên sinh của nó, như loài mang bộ lông vũ thuộc hỏa, loài cỏ cây thuộc mộc, loài cá bơi lội dưới nước thuộc kim, duy con người thụ đắc khí thuộc thổ, cư trung ương gồm nắm cả kim mộc thủy hỏa, kim mộc thủy hỏa thành từ thổ, vì vậy tuy ngũ hành nhất khí nhưng rất tôn quý. Thế cho nên bát tự tối cần tứ trụ lưu thông, ngũ hành sinh hóa hữu tình, đại kỵ tứ trụ khuyết hãm, ngũ hành thiên khô. Ngụy thư vọng ngôn cho rằng tứ trụ tứ mậu ngọ là mệnh thánh đế, tứ quý hợi là mệnh của hầu bá, nghiên cứu cận lý mới biết hậu nhân ngoa truyền.

        Ta trong quá trình hành đạo, đã xem qua những tứ trụ có tứ mậu ngọ, tứ đinh mùi, tứ quý hợi, tứ ất dậu, tứ tân mão, tứ canh thìn, tứ giáp tuất và nhiếu hơn thế nửa, đều luận mệnh theo lẻ thiên khô, chẳng cái nào mà không ứng nghiệm.

        Thí như Càn tạo mệnh tứ trụ tứ nhâm dần, địa chi dần tàng chứa hỏa thổ trường sinh, thực thần lộc vượng, trên có nhâm thủy sinh cho, mặc dù thê tài tử tôn ngộ lộc, nhưng chẳng toàn mỹ, nguyên nhân là do hỏa thố trong dần không có chi dẫn xuất, cho nên tuổi thơ cô khổ, trung vận cơ hàn, mãi quá 30 tuổi, hạn hành phương nam dẫn xuất hỏa trong dần, kinh doanh phát tài, tuổi già không con, gia nghiệp bị phân chia tranh đoạt, có thể biết được như vậy nhờ luận theo cách cục thiên khô. Do vậy nghiệm ra rằng, mệnh cục quý trung hòa, thiên khô chung quy có tổn hại; mệnh cục cần ngũ hành cân bằng đầy đủ, mệnh cục kỳ dị bất túc lấy chi nương tựa vậy.

        Lời người dịch:
        Trời đất có âm dương ngũ hành, nhị khí giao cảm nhau mà sinh ra vạn vật. Thế cho nên, dưới thế gian không có giống loài nào mà không thụ đắc cái khí âm dương ngũ hành của trời đất.
        Con người là động vật chí linh, do bẩm thụ khí âm dương ngũ hành toàn vẹn. Nhưng do sự thụ khí bất đồng và sự lưu hành của khí âm dương ngũ hành thuận nghịch mà cát hung họa phúc không đồng nhau vậy.
        Âm dương ngũ hành trong bản mệnh chính là can chi, cần nhất là trung hòa, bất túc, khiếm khuyết dù có phú quý chăng nữa cũng bất toàn. Thế cho nên, thánh nhân khảo mệnh cần sự trung hòa đầy đủ theo thường lý, chớ nên kỳ dị khác lạ nghịch thường chung cuộc hung hại (Đới thiên phúc địa nhân vi quý, thuận tắc cát hề hung tắc bội).
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 29-01-14 lúc 06:24
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:

        datdaosongvo (07-03-14),giapmoc (27-10-14),Shanghai (29-01-14)

      5. #3
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Chương 4: Tri Mệnh

        Yếu dữ nhân gian khai lung hội, thuận nghịch chi cơ tu lý hội

        Nguyên chú: bất tri mệnh giả như lung hội, tri mệnh vu thuận nghịch chi cơ năng lý hội chi, thứ khả dĩ khai thiên hạ chi lung hội.

        Nguyên chú:?

        Nhâm thị viết: Câu nói trên thật chí lý, chỉ sợ người học mệnh sau này chẳng nghiên cứu tường tận cái cơ thuận nghịch. Vội vàng đàm luận nhân mệnh, làm mê hoặc không ít, xem tạp cách hay cục lạ, hết thảy thần sát đem ra dùng một cách rất hoang đường, đào hoa hàm trì chuyên luận nữ mệnh tà dâm, cầu thọ quỷ thần, kim xà thiết tỏa sai lầm tiểu nhi quan sát, làm rối lòng cha mẹ; chẳng cần biết nhật chủ cường nhược đều cho ấn thực là phúc, kiêu kiếp là tai ương, mà không biết rằng tài quan ngang nhau, lấy lục thần ngang nhau, lại cho rằng nguồn tài có thể dưởng mệnh, quan có thể vinh thân thật là ngu muội quá thay!

        Ví như nguồn tài có thể dưởng mệnh mà tài nhiều thân nhược chẳng là nhà giàu có ma bần tiện đó sao, quan có thể vinh thân mà thân suy quan vượng chỉ lá quý hiển mà chết yểu, đê tiện đó. Ta từng khảo xét cổ thư, phương phương pháp tử bình, họa phúc cát hung thọ yểu toàn tại tứ trụ ngũ hành. Xem xét sự suy vượng, nghiên cứu sự thuận nghịch, xét đoán sự tiến thoái mà luận hỉ kỵ, ấy thế mà lỉnh hội được. đến như cách hay cục lạ, lấy đó làm chính lý tất sai lầm lớn, ngoa dĩ truyền ngoa, nhân đó làm lý cho sự cát hung, thật là hôm muội khó sáng vậy. thư vân:” dụng thần tài tinh không nên gặp kiếp tài, dụng thần quan tinh không nên gặp thương quan, dụng thần ấn tinh không nên gặp tài, dụng thần thương thực không nên gặp kiêu”, bốn câu trên thật chí lý, cốt yếu ở một chử “dụng”. Người học mệnh không hiểu biết, không nghiên cứu căn nguyên cho tường tận, chuyên lấy tài quan làm trọng, mà không biết rắng:”chẳng dụng tài tinh có thể dụng kiếp, chẳng dụng quan tinh có thể dụng thương quan, chẳng dụng ấn tinh có thể dụng tài, chẳng dụng thương thực có thể dụng kiêu" . Cái cơ thuận nghịch không lĩnh hội được, mômg muội đến thế làm sao có thể luận cát hung, biện hiền ngu, làm mê hoặc kẻ hậu học như thế thật quá lắm vậy!

        VD 1- Càn tạo mệnh:
        Tân mão đinh dậu canh ngọ bính tý
        Đại vận: bính thân ất mùi quý tỵ nhâm thìn canh dần kỷ sửu mậu tý đinh hợi

        Thiên can canh tân bính đinh, chính phối hỏa luyện thu kim; địa chi tý ngọ mão dậu, cư ở bốn cung khảm ly chấn đoài. Cả bốn chi đều ở tứ chính, khí quán tám phương, nhưng ngũ hành thiếu thổ, tuy sinh vào mùa thu đương lệnh, chẳng luận vượng. rất cần tý ngọ gặp xung , thủy khắc hỏa, khiến cho ngọ hỏa chẳng khắc phá dậu kim, mà sinh phù nhật chủ; đổi lại mão dậu gặp xung, kim khắc mộc, tắc mão mộc không thể sinh trợ ngọ hỏa, chế phục đắc cách, sinh hóa hữu tình. Mão dậu tức chấn đoài chủ nhân nghĩa hơn người; tý ngọ tức khảm ly, là khí đứng đầu trong trời đất. Với lại khảm ly đắc nhật nguyệt chi chính thể, vô tiêu vô diệt, một tươi nhuận một ấm áp, tọa tại đoan môn, thủy hỏa ký tế. Cho nên tám phương qui phục, bốn biển cùng về, thiên hạ thái bình thịnh thế vậy(Thanh cao tông-càn long. Trích trong ái tân giác la mệnh phổ).

        VD 2 - Đổng trung đường tạo mệnh:
        Canh thân canh thin mậu thin mậu ngọ
        Đại vận: tân tỵ mậu ngọ quy mùi giáp thân ất dậu bính tuất đinh hợi mậu ty

        Nhật can mậu thổ, sinh vào tiết quư xuân vào giờ ngọ, tựa như vượng tướng, tháng mùa xuân thổ hư khí, không như thổ tháng 6, 9 là thực thổ. Vả lại hai chi thin thấp thổ mộ khố của thủy, có thể tiết khí hỏa sinh kim, can thấu lưởng canh, chi hội thân th́n, nhật chủ bị tiết chế quá độ, nên chọn dụng thần là đinh hỏa tàng trong chi ngọ sinh phù. Rất cần không thấy thủy mộc, nhật chủ ấn thụ không bị thương, tinh thần sung túc, thuần túy trung ha. Một đời chẳng gặp hoạn nạn, hơn ba mươi năm hưởng thái b́nh sự nghiệp, măi đến vận mậu tư hội thân tý thìn thủy cục vượng thất lộc, hưởng thọ 80 tuổi vậy.

        VD3 - Càn tạo mệnh:
        Tân dậu tân sửu kỷ dậu bính dần
        Đại vận: nhâm dần quư măo giáp th́n ất tỵ bính ngọ đinh mùi mậu thân kỷ dậu

        Giống như cách tạo mệnh trên tuy có khác nhau về tiểu tiết nhưng đại loại th́ cũng như thế, nhật can kỷ thổ, tuy sinh vào tháng sửu thổ vượng, nhưng thổ mùa đông hàn thấp, sao bằng thổ tháng 6, 9 ôn táo. Với lại, nguyệt lệnh sửu hàm chứa kim thủy, can thấu hai tân, chi bán hội sửu dậu kim cục, nhật can bị tiết chế quá độ, dụng thần tất chọn bính hỏa. Rất may thời trụ dần mộc, hàn cực sinh dương, bính hỏa hữu căn. Tướng người nhân đức, tuấn tú, hành vận nhâm quư thủy thi hương trắc trở, sang vận tỵ ngọ mùi hỏa địa, tiền tŕnh tốt đẹp không thể nói hết (Tân Tăng).

        VD 4 - Càn tạo mệnh:
        Nhâm thin nhâm dần giáp dần canh ngọ
        Đại vận: quy măo giáp thần ất tị bính ngọ đinh vị mậu thân kỷ dậu canh tuất

        Họ vương tạo mệnh, luận theo lẻ thường cho rằng thân cường sát thiển, lấy canh kim thất sát làm dụng thần, mùa xuân mộc vượng gặp kim, tất là khí lương đóng, cố gắng độc thư tất sau nên danh; măi quá ba mươi không thấy ứng nghiệm, gia nghiệp tiêu hết dần, nên nhờ ta suy đoán. Ta thấy rằng chi tọa lưỡng dần, nguyệt lệnh đương quyền, can thấu hai nhâm, sinh trợ vượng thần, chi năm th́n thổ là thủy khố, chứa thủy dưởng mộc, không thể sinh kim, một canh kim vừa hưu tù vô khí, vừa bị ngọ hỏa chế khắc, nhâm thủy tiết khí, không chỉ vô dụng mà c̣n trở lại sinh thủy. Đại phàm vượng cực, nên tiết khí không nên bị khắc, nên thuận theo thế thịnh, chẳng nên nghịch thế. Lấy ngọ hỏa làm dụng thần, tương lai vận hành hỏa địa, tuy chẳng hiển quư, nhất định giàu có, bằng như chờ đợi vận hội, tất có ngày như thỏa nguyện. Rời bỏ nho học chuyển sang kinh doanh, tới vận bính ngọ, khắc mất canh kim, không quá mười năm, phát tài hơn mười vạn, cho nên canh kim là khắc thần vậy.

        VD 5 - Càn tạo mệnh:
        quý dậu giáp tư quy hợi tân dậu
        đại vận: quy hợi nhâm tuất tân dậu canh thân kỷ mùi mậu ngọ đinh tỵ bính th́n

        Một người ở phúc kiến không tính danh, mùa đông năm canh ngọ, ta suy luận, đại loại lấy kim thủy làm dụng thần, chẳnng nên lấy hỏa thổ làm dụng. người ấy nói: kim thủy vượng cực, cớ ǵ lấy kim thủy làm dụng thần? Hay sách mệnh có thiếu sót gi chăng? Sách xưa thường viết:”vượng nên tiết nên thương”, kim vượng đầy tức cục kim thủy, trái lại lấy kim thủy làm dụng thần, tức mệnh thư không có khiếm khuyết hay sao? Ta nói: sách xưa không sai. Bởi do người học mệnh không thể hiểu hết cái ngũ hành ảo diệu trong mệnh cục. Thử tạo thủy vượng gặp kim, tất thành thế thủy thịnh, khô mộc bị trôi dạt, không tiết được thủy sinh mộc thủy vượng không nơi phát tiết tất thành thủy lưu, phản thành họa thủy, chẳng là điềm xấu hay sao. Sơ vận quư hợi, quư thủy sinh trợ dụng thần thủy vượng, sinh trợ có thừa; bước sang đại vận nhâm tuất thủy bất thông căn, khí thế nghịch hành, thủy bị h́nh phạt hao tán; tân dậu canh thân, đinh tài lưỡng vượng; kỷ mùi mậu ngọ nghịch khắc dụng thần, sự nghiệp trôi theo dòng nước chảy, h́nh thê khắc tử, cô khổ bần hàn. Ví như “ nước sông Côn Lôn, thuận chảy xuôi dòng, không nên nghịch dòng mà gây họa”. Thế cho nên, cái cơ thuận nghịch không nên không biết tường tận vậy.

        VD 6 - Càn tạo mệnh:
        Quy dậu quư hợi quy hợi tân dậu
        Đại vận: nhâm tuất tân dậu canh thân kỷ mùi mậu ngọ đinh tỵ bính th́n ất măo

        Theo “trích thiên thủy” chép cách tạo mệnh trên như quư dậu/giáp tư/quư hợi/tân dậu, căn cứ vào sự suy tính, tựa hồ sau ngày giáp tư mới là ngày giao tiết, những chi tiết nhỏ ấy nên suy ứng tựu chung ngày quư hợi, bát tự như trên. Ta so sánh, cả hai cách tạo mệnh trên đại khái thủy cục đều vượng, cách cục tương đồng, đại vận sai lệch không quá mười ngày, nhân đó mà sách luận mệnh luận đoán chính xác. Với lại, họ nhâm thiết tiều sở đắc học mệnh, chẳng lẻ không biết được những điều ấy sao, về phương diện văn tự mà thấy đựơc, mệnh chủ vốn người thông hiểu mệnh lư, đại khái bát tự thuộc loại hinh dự báo tự nhiên, chẳng cần phải dụng tâm nhiều mới thấu hiểu được. Cách hành văn cao siêu, ư tứ sâu xa vựơt thời đại, chẳng kiềm hăm cái tâm sáng thần minh, làm nghiêng ngữa lòng người vậy.

        Lời người dịch:
        Âm dương thuận nghịch luân chuyển không ngừng, thuận tiến tức khí vượng, nghịch thoái tức khí suy. Ví như hỏa mùa hạ sinh vượng khí tức hành khí thuận tiến, cũng là khí tử tuyệt nghịch thoái của mùa đông vậy. Thế cho nên người học mệnh cần nên lĩnh hội được cái cơ ảo diệu thuận nghịch tiến thoái của âm dương ngũ hành. Thế cho nên thánh nhân mới bảo “thuận nghịch chi cơ tu lư hội” vậy.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        datdaosongvo (07-03-14)

      7. #4
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Chương 5: Lư Khí

        Lư thừa hành khởi hữu thường, tiến hề thoái hề nghi ức dương

        Nguyên chú:
        Cái khí đóng mở qua lại, lưu hành trong khoảng trời đất. Cái khí đó khi ban đầu thì nó tiến, tiến măi cùng cực thì nó thoái, như giáp mộc vào tháng 3; một khi cái khí này tiến đến cực thịnh thì nó thoái, như giáp mộc sinh vào tháng 9 vậy. Người học mệnh nên bình lặng mà xét nông sâu, ấy có thể là ngôn mệnh vậy.


        Nhâm thị viết: Cái cơ tiến thoái, không thể không biết. Trường sinh thì sinh vượng tử tuyệt thì suy, cần nên biện rỏ cái lý tiến thoái, sau đến xem xét cái chân suy vượng vậy. Đại phàm ngũ hành vượng tướng hưu tù, dựa theo tứ quý mà định. Tương lai giả tiến, tức vượng tướng; tiến mà đương lệnh nắm quyền tức vượng cực; sau khi khí vượng cực tức hưu; thoái mãi vô khí tức tù. Cho nên, cần biện rỏ hưu tù vượng tướng, biết được cái cơ tiến thoái vậy. Là nhật chủ, là dụng thần tối cần vượng tướng, chẳng nên hưu tù vô khí; là hung sát, là kỵ thần chẳng nên vượng tướng, mà nên hưu tù tử tuyệt. Như cái khí ban đầu hành vượng, khí vượng vật tất thịnh, vượng thịnh khí chậm thoái, tướng là phương hướng khí trường sinh, hành khí cấp mạnh mẽ vô cùng tận. Hưu quá tức tù khí, khí tù là cái khí đã cực vượng, nên khí sinh chậm; cư nơi phương vị thoái khí, đang tiềm ẩn chưa hiển lộ. Vì vậy luận khí tiến thoái là phương pháp luận chính mà học giả cần phải chú tâm vậy.

        VD 7 - Viên cử lượng tạo mệnh:
        Đinh hợi canh tuất giáp thìn nhâm thân
        Đại vận: kỷ dậu mậu thân đinh mùi bính ngọ ất tỵ giáp thìn quý mão nhâm dần

        Giáp mộc cực hưu tù, canh kim lộc vượng chắc can giáp mộc, can năm đinh hỏa khả dĩ chế sát hộ thân, tối hiềm thìn tuất hai chi tài sinh sát khắc thân, mệnh cục tựa chừng như sát trọng thân khinh, người thường không biết rằng giáp mộc sinh tháng 3 khí đang tiến, nhâm thủy cùng với thân kim tương sinh nhật chủ, bất thương đinh hỏa. Đinh hỏa tuy nhược nhưng thộng căn tuất thổ, thìn thuộc thấp thổ, mộc thuộc dư khí. Thiên can nhật chủ nhất sinh nhất chế, địa chi gặp trường sinh, tứ trụ sinh hóa hữu tình, ngũ hành bất tranh bất kị. hạn hành đinh hỏa vận khoa giáp liên đăng, dụng thần hỏa chế sát quá tỏ rỏ.

        VD 8 - Ất hợi canh thìn giáp tuất nhâm thân

        Đại vận: kỷ mão mậu dần đinh sửu bính tý ất hợi giáp tuất quý dậu nhâm thân
        Cũng như cách tạo mệnh trên có khác đôi chút nhưng không lớn. Người thường luận”giáp là anh trai của ất, ất lấy canh làm chồng, biến hung thành cát”, tham hợp quên xung, tức canh kim làm cách cục tốt đẹp, văn chương quý hiển, cớ sao mệnh gặp cơ hàn? Do không biết rằng ất canh hợp hóa kim trở lại phù trợ khắc thần. Trên nhật chủ giáp thìn(tức mệnh của họ Viên trên-ND), thìn thuộc thấp thổ có thể sinh mộc, còn mệnh này nhật chủ giáp tuất, tuất thuộc táo thổ không thể sinh giáp mộc; trên thân thìn củng hóa, còn tạo mệnh dưới thân tuất bán hội kim cục sinh sát khắc thân. Trên giáp mộc đang tiến khí, tức canh kim thoái khí, còn dưới canh kim tiến khí, giáp mộc thoái khí. Chọn lấy hai cách tạo mệnh trên , cách cục tự nhiên, cái cơ tiến thoái, không thể không biết vậy.

        Lời người dịch:
        Ở chương tri mệnh này, thánh nhân muốn nói đến cái dụng của tạo mệnh. Con người sống giửa trời đất, không hiểu mệnh như người lạc lối không phương hướng, hiểu biết và vận dụng được nó không những có thể giúp cho mình sang suốt không lầm lạc mà còn giúp cho mọi người hay cho cả thiên hạ thoát khỏi mông muội vậy. Đồng thời người cũng nhấn mạnh đến cái lý tiến thoái của âm dương ngũ hành, tiến tức sinh vượng, thoái tức hưu tù. Thế cho nên,” Lý thừa hành khởi hữu thường, tiến hề thoái hề nghi ức dương” vậy.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        datdaosongvo (07-03-14)

      9. #5
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Chương 6: Phối Hợp

        Phối hợp chi cơ tử tế tường, đinh nhân phúc họa dữ tai tường

        Nguyên chú : Thiên can địa chi tương phối tương hợp, người học mệnh cần phải tế tâm suy tường cái cơ tiến thoái, mà có thể đoán định được họa phúc tai ương vậy.

        Nhâm thị viết:
        Chương này cốt làm sáng tỏ những sai lầm ngụy tạo. Phối hợp can chi, cần sưu tầm nghiệm suy chính lý, cùng vượng suy hỉ kị của ngũ hành, không thể không luận can chi tứ trụ, chuyên lấy kỳ cách dị cục, thần sát các loậi mà vọng đàm, mới biết họa phúc lấy chi làm bằng cớ, cát hung không nghiệm. cái lý của mệnh, tồn đọng ở dụng thần, chẳng nên phân biệt câu nệ tài, quan, ấn thụ, kiêu kiếp, thương thực, mà điều có thể làm dụng thần, cho rằng đẹp thì tốt cát lợi, ác tức xấu, tăng đạo. Nên cần nhất xem xét nhật chủ cường vượng, dụng thần hỉ kị, cần đè nén, ức chế thì đè nén ức chế, cần sinh phù thì sinh phù, do cái sự phối hợp qua lại mà xác định nên bỏ hay nên lấy, từ đó biết được vận đồ bỉ thái, họa phúc tai ương, chẳng không ứng nghiệm vậy.

        VD 9 - Càn tạo mệnh:
        Giáp tý mậu thìn canh thân nhâm ngọ
        Đại vận: kỷ tỵ canh ngọ tân mùi nhâm thân quý dậu giáp tuất ất hợi bính tý

        Luận theo thói thường, thiên can thấu tam kỳ thì cát, địa chi quý nhân củng hợp là vinh, vả lại, thân tý thìn tam hợp hội cục không gặp xung, quan tinh đắc dụng, chủ danh lợi song toàn. Tuy nhiên canh kim sinh vào trọng xuân, thủy vốn hưu tù, nguyên có thể lấy quan tinh làm dụng thần, hiềm vì chi hội thủy cục, tất khảm thủy khí thế cường vượng, tức ly hỏa khí thế suy nhược, quan tinh thụ thương, không thể dùng làm dụng thần được. muốn lấy nhâm thủy vượng cực đối địch khắc thần, chỉ hiềm canh kim đắc tam kỳ thấu mậu, kiêu vượng đoạt thực, cũng không thể lấy làm dụng thần. giáp mộc tài tinh vốn có thể phù trợ dụng thần, làm thông thổ bảo vệ thủy, tiết thương sinh quan, tứ trụ dường như hữu tình, mà không biết rằng giáp mộc thoái khí, mậu thổ đưong quyền, không thể thông thổ. Lấy giáp mộc làm dụng thần, cũng là giả dụng thần, chẳng qua cũng chỉ là người bình thường mà thôi. Huống chi đại vận hành phương tây nam, giáp mộc ở đất hưu tù, tuy được của cải tổ nghiệp truyền lại, cũng bằng không, còn hình thê khắc tử, cô khổ bần hàn. Lấy cách tam kỳ củng quý nhân luận mệnh, chẳng xem dụng thần sinh vượng, thật hư ngụy quá lắm.

        VD 10 - Càn tạo mệnh:
        Bính tý kỷ hợi ất sửu nhâm ngọ
        Đại vận: canh tý tân sửu nhâm dần quý mão giáp thìn ất tỵ bính ngọ đinh mùi

        Thiên can nhâm thủy khắc bính hỏa, địa chi tý thủy xung khắc ngọ hỏa, hàn mộc hỉ dương, chính ngọ hỏa thủy thế vượng thịnh, tất hỏa khí bị khắc tuyệt, tựa hồ danh lợi không thành. Ta suy nghĩ, ba thủy hai thổ hai hỏa, thủy thế tuy vượng, không có nguồn; hỏa vốn hưu tù cần thổ bảo vệ che chở, nhân đó mà dược cứu; huống chi thiên can nhâm thủy sinh ất mộc, bính hỏa sinh kỷ thổ, đều lập nên môn hộ, tương sinh hữu tình, không có cái ý tương tranh tương khắc. Địa chi tuy cư bắc phương, nhưng hỉ kỷ thổ nguyên thần thấu xuất, thông căn lộc vượng, hổ tương che chở giúp đở, cần nên ngăn thủy bảo vệ hỏa, chính là có bệnh mà được cứu vậy. Với lại khí nhất dương vạn vật bắt đầu sinh sôi, mộc hỏa tiến khí, do đó thương quan dụng thần tú khí. Trung niên vận tẩu đông nam, dụng thần sinh vượng, tuổi trung niên thi đậu. Giao vận dần, hỏa sinh mộc vựơng, đăng khoa giáp bản, nhập cung vua, thanh vân đắc lộ vận trình tiến tới. Từ hai cách tạo mệnh trên cho thấy, phối hợp can chi có lý, có thể xem xét qua loa được ư?
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 29-01-14 lúc 07:49
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        datdaosongvo (07-03-14)

      11. #6
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Chương 7: Thiên Can

        Ngũ dương giai dương bính vi tối, ngũ âm giai âm quý vi chí

        Nguyên chú: Giáp, bính, mậu, canh, nhâm thuộc dương, duy chỉ bính hỏa mang khí thuần dương, dương trong dương; ất, đinh, kỷ, tân, quý thuộc âm, duy chỉ quý thủy mang khí thuần âm, âm trong âm.

        Nhâm thị viết: Bính thuộc hỏa khí thuần dương, vạn vật không thứ nào mà chẳng do nó mà phát triển, thu liễm; quý thuộc thủy khí thuần âm, vạn vật không thứ nào mà chẳng do nó mà sinh ra, tươi tốt. Dương cực thì âm sinh, do vậy bính tân hợp hóa thủy; âm cực thì dương sinh, do vậy mậu quý hợp hóa hỏa. Âm dương tương giao, vạn vật khéo sinh sôi vậy. Đến như khí của mười can, theo tiên thiên mà nói thì khí đó đồng nhất khí (tức là do âm dương nhị khí sinh ra vậy-ND), theo hậu thiên mà luận thì khí đó cũng do hai khí tương hợp nhau mà thành. Giáp ất thuộc mộc, bính đinh thuộc hỏa, mậu kỷ thuộc thổ, canh tân thuộc kim, nhâm quý thuộc thủy cũng do phân biệt thể dụng mà ra, nhưng cũng không ngoài cái khí âm nhu thuận, cái dương khí cương kiện đó. Các mệnh gia nông cạn, làm ra các bài phú tạo mệnh, với cách nghĩ sai lệch, cho rằng giáp mộc làm lương đóng, ất mộc làm hoa quả; bính hỏa thuộc thái dương, đinh hỏa thuộc đèn đuốc; mậu thổ làm thành quách, kỷ thổ tức điền viên; canh kim thuộc sắt cứng, tận kim thuộc châu ngọc; nhâm thủy thuộc sông ngòi, quý thủy thuộc mưa móc. Luận theo đó đã lâu, bền chắc không thể phá được. Ví như giáp dương mộc không gốc rể gọi là tử mộc, ất âm mộc có gốc rể gọi là hoạt mộc, cũng đồng một thứ mộc mà phân ra sinh tử, chẳng là dương mộc chỉ thụ khí tử tuyệt, còn âm mộc chỉ độc thụ khí sinh vượng hay sao? Luận đoán thiên can các loại thiếu sót, bất nhất,xa vời thực tế như thế, làm sai lầm cho người sau vậy.

        Ngũ dương tòng khí bất tòng thế, ngũ âm tòng thế vô tình nghĩa

        Nguyên chú:
        Ngũ dương do thụ cái khí dương, mà thành thế dương cương, chẳng sợ tài sát; ngũ âm do thụ cái khí âm, mà thành thế âm thuận, thế cho nên mộc thịnh thì tòng mộc, hỏa thịnh thì tòng hỏa, thổ thịnh thì tòng thổ, kim thịnh thì tòng kim, thủy thịnh thì tòng thủy. Do theo tình nghĩa mà nương náu, gặp thế suy yếu thời hung kị, như người con gái theo chồng vậy. Thế cho nên, khi đặng cái khí thuận chính, mà tòng thế bỏ nghĩa, tuy tòng nhưng cũng thuận chính đó.


        Nhâm thị viết: Ngũ dương khí tán, có cái tượng sáng sủa hanh thông; ngũ âm khí hợp, bao hàm ẩn dấu khó lường. Khí ngũ dương tính cương kiện, chẳng sợ tài sát nên có lóng trắc ẩn, xử thế không cẩu thả; khí ngũ âm tính nhu thuận, theo lợi quên nghĩa, nên có cái lòng bỉ lận, xử thế nhiều kiêu căng nịnh nọt. Cái khí âm nhu này có thể khắc chế cái khí dương cương, chứ cái khí dương cương đó không thể khắc chế cái khí âm nhu được. Nói chung lệ là: “âm khí là hạng người thấy lợi quên nghĩa; còn dương khí là hạng người hào hiệp khẳng khái”. Như trên trong dương có âm, trong âm có dương, lại có ngoài dương mà trong âm, ngoài âm mà trong dương, theo đó mà luận bàn. Như ngoài thì dương mà bên trong thì âm tức hạng người ngoài thì nhân nghĩa mà lòng thì gian trá, tất có cái họa ần chứa bên trong; còn ngoài thì âm nhu mà trong thì dương cương tức hạng người ngoài thì trông có vẻ gian trá nhưng lòng thì nhân nghĩa bao dung cương trực. Cứ theo đó chẳng lẻ nào mà không biết được nhân phẩm đoan chính hay gian tà sao? Cho nên không thể không biện biệt cho tường tận vậy. Thiết yếu tại khí thế thuận chính, tứ trụ ngũ hành bình hòa, không nên thiên lệch không có chổ nương tựa, không làm lợi mình hại người. Phàm con người muốn giử được cái đạo thiệp thế, xu cát tỵ hung trước hết phải biết người, xưa có câu”nên phân biệt được cái thiện để mà theo”, là như vậy đó.

        Giáp mộc sâm thiên, thoát thai yếu hỏa. xuân bất dung kim, thu bất dung thổ. Hỏa sí thừa long, thủy đãng kị hổ. Địa nhuận thiên hòa, thực lập thiên cổ.

        Nguyên chú: Giáp vốn là mộc thuần dương, [trên trời thuộc địa phận sao Sâm] khí thế rất ư hùng tráng. Hỏa nhiều mộc bị chết cháy, vượng mộc mà đắc hỏa càng phú quý trọn đầy. Sinh vào mùa xuân mộc vượng kim suy mà không thể dung kim được; sinh vào mùa thu mộc suy kim vượng đi trợ kim không thể dung thổ được. Thấy dần ngọ tuất, bính đinh nhiều nhật chủ tọa chi thìn thổ có thể quy về; thấy thân tý thìn, nhâm quý nhiều nhật chủ tọa dần có thể thu nạp. Gía khiến không có thiên can khí thổ, cái thủy khí không nơi nào tiêu đi, tức năng trường sinh vậy.

        Nhâm thị viết: Giáp mộc thuộc khí thuần dương, thế vốn kiên cố, [ trên trời thuộc địa phận sao Sâm] khí thế rất hùng tráng. Sinh vào tháng sơ xuân (tháng dần-ND), khí mộc còn non yếu hàn lạnh, đắc hỏa mà phát quý; sinh vào tháng trọng xuân (tháng mão-ND), mộc khí vượng cực, cần nên tiết khí vượng đắc dụng. Sở dĩ mộc vượng đắc hỏa, mà kim trở nên cứng dòn. Kim khí hưu tù khắc mộc sinh vượng, mộc cứng kim bị khuyết, lý lẻ đương nhiên là thế, cho nên mới nói mộc mùa xuân không dung kim được vậy. Sinh vào mùa thu, giáp mộc khí suy, cành khô lá rụng, nguyên khí thu tàng thông suốt, mà khắc chế được thổ khí. Thổ mùa thu sinh kim tiết khí nhiều nên rất bạc nhược. do cái thổ khí hư nhược mà còn bị khí mộc ở dưới công phá, chẳng những không thể tài bồi cho khí mộc suy được, mà còn trở lại che lấp cái mộc khí suy đó nữa, cho nên giáp mộc mùa thu không thể dung thổ vậy. trong trụ dần ngọ tuất đầy đủ, trên can lại thấu bính đinh, chẳng là do mộc tiết khí thái quá, nên mộc bị cháy khô, như nhật chủ tọa thìn, thìn thuộc thủy khố, khí thuộc thấp thổ, mà có khả năng sinh mộc tiết khí hỏa vượng nên mộc được cứu, thế nên hỏa khí thừa long là vậy. thân tý thìn đầy đủ trên can lại thấu nhâm quý, thủy nhiều mộc bị trôi dạt, như nhật chủ tọa dần, địa chi dần tàng chứa can hỏa thổ là đất trường sinh, giáp lộc tại dần, nên có thể dung nạp được thủy dư, mà mộc không còn phù phiếm nữa, thế nên thủy đãng kị hổ là vậy. ví như kim không bén nhọn, thổ không khô cứng, hỏa không mãnh liệt, thủy không cuồng thịnh, thì cái vốn có nghìn năm không thể lâu dài được!

        Ất mộc tuy nhu, khuê dương giải ngưu. Hoài đinh bão bính, khóa phượng thừa hầu. hư thấp chi địa, kị mã diệc ưu. Đằng la hệ giáp, khả xuân khả thu.

        Nguyên chú:Can ất thuộc mộc, sinh vào mùa thu như đào lý, mùa hạ như lúa mạ, mùa thu như cây đồng cây quế, mùa đông như hoa thơm cỏ lạ. Tọa sửu mùi có thể chế khắc nhu thổ, dể như giết dê mổ trâu, chủ yếu là có can bính đinh, tức tuy sinh vào tháng thân dậu, cũng chẳng lo chi; sinh vào tháng tý mà trên can lại thấu xuất nhâm quý thủy, mặc dù nhật chủ tọa ngọ cũng không có thể phát sinh được. Cho nên biết rằng tọa tháng sửu mùi thật là tốt đẹp vậy. Can giáp cùng chi dần xuất hiện nhiều trong trụ, thuận tòng theo huynh đệ, lấy dây cột vào cây cầu mà làm thí dụ, chẳng sợ bị chặt vậy.

        Nhâm thị viết: Can ất thuộc mộc, là chất của giáp, do khí của giáp mà thành. Mùa xuân như đào lý, gặp kim được điêu khắc; mùa hạ như lúa mạ, gặp thủy tức được sinh; mùa thu như cây đồng cây quế, kim vượng được hỏa chế mộc được cứu; mùa đông như hoa thơm cỏ lạ, hỏa thấp thổ bồi. Sinh vào mùa xuân gặp hỏa, tức phát quý vinh; sinh vào mùa hạ gặp thủy, đất được tươi nhuận khô ráo; sinh vào mùa thu gặp hỏa, khiến hỏa chế khắc kim khí mà không khắc mộc; sinh vào mùa đông gặp hỏa, giải bớt khí hàn lạnh. Cát dương giải ngưu, sinh vào tháng sửu mùi (tháng 12, 6-ND), hoặc ngày ất sửu ất mùi, mùi thuộc mộc khố, ất mộc có gốc, sửu thuộc thấp thổ, có thể nuôi dưỡng khí mộc. Hoài đinh bão bính, khóa phượng thừa hầu, như sinh vào tháng thân dậu(tháng 7, 8-ND), hoặc ngày ất dậu, mà trên can thấu xuất bính đinh, có thủy cũng không tương tranh, chế khắc đắc nghi, chẳng sợ kim cứng. Hư thấp chi địa, kị mã diệc ưu, như sinh vào tháng hợi tý(tháng 10, 11-ND), tứ trụ không bính đinh, lại chẳng có chi tuất mùi táo thổ, ngay khiến như chi năm có chi ngọ, cũng không phát sinh được. Thiên can thấu giáp, địa chi tàng dần, gọi là mộc rừng cây tùng cây bách, mùa xuân được trợ giúp, mùa thu được hợp phù, cho nên nói xuân thu không sợ, bốn mùa chẳng kiêng vậy.
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 29-01-14 lúc 07:48
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        datdaosongvo (07-03-14)

      13. #7
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Bính hỏa mãnh liệt, khi sương vũ tuyết. năng đoán canh kim, phùng tân phản khiếp. thổ chúng thành từ, thủy xương hiển tiết. hổ mã khiển hương, giáp mộc nhược lai, tất đương phần diệt (nhất bản tác hổ mã khuyển hương, giáp lai thành diệt).

        Nguyên chú:
        Bính hỏa thuộc khí dương trong suốt, sáng tỏ, có cái khí thế mãnh liệt, không sợ khí sát của mùa thu và chẳng sợ tiết sương giáng, chẳng sợ khí mùa đông và vũ tuyết. Canh kim tuy cứng, nhưng không khắc chế bính hỏa được, tân kim vốn mền yếu, nhưng Bính hỏa hợp mà thành nhu nhược. Thổ là con của bính, nên tứ trụ thấy nhiều mậu kỷ mà trở nên đức từ ái; thủy là vua của vạn vật, gặp nhâm quý vượng mà hiển hiện trung nghĩa tiết tháo vậy. Bính hỏa có tính cháy lớn mãnh liệt bốc lên cao, lại thêm địa chi gặp dần ngọ tuất, mà trên thiên can lộ giáp mộc tức mộc bị đốt cháy vậy.


        Nhâm thị viết: Bính thuộc hỏa khí thuần dương, khí thế mãnh liệt, không sợ khí sương giáng vũ tuyết, có công năng trừ hàn sưởi ấm. Có thể khắc chế canh kim, giống như gặp cường bạo mà ra tay trừ diệt, gặp tân kim lại trở nên nhu hòa, bính tân hợp hóa nhu thuận có ý hòa hợp vậy. Thổ nhiều trở nên từ ái, mà không đè xuống dưới; thủy cuồng vượng hiển hiện, mà không vượt lên trên. Dần ngọ tuất là nơi hỏa địa, địa chi trong tứ trụ có dần ngọ tuất tức khí hỏa mãnh liệt, trong trụ còn có giáp mộc tư sinh tức mộc bị hỏa khí vượng thịnh đốt cháy vậy. Theo đó mà luận, để tiết chế bớt khí hỏa thịnh thì cần dụng thổ; để ngăn cản khí hỏa mãnh liệt thì cần dụng thủy; để làm cho khí hỏa nhu thuận thì cần dụng tân kim hợp hóa. Kỷ thổ khí thế ti thấp, có thể thu nguyên khí tư sinh của bính hỏa; mậu thổ khí thế khô táo, gặp bính hỏa mà trở nên khô cứng nứt nẻ vậy. Nhâm thủy có cái đức trung chính cương kiện, có thể chế khắc hỏa mãnh liệt; quý thủy âm nhu, gặp bính hỏa mãnh liệt mà bị cạn kiệt. Tân kim thể tính nhu nhuyễn, hợp hóa bính hỏa tương thân hóa thành thủy mà thành việc; canh kim cương cứng, cương gặp cương đều không thể toàn vẹn. Thế nên tuy đơn cứ mà luận mọi thế sự nhân tình, há chẳng phải là như vậy hay sao!

        Đinh hỏa nhu trung, nội tính chiêu dung. Bảo ất nhi hiếu, hợp nhâm nhi trung. Vựơng nhi bất liệt, suy nhi bất cùng, như hữu đích mẫu, khả thu khả đông.

        Nguyên chú:
        Đinh thuộc can âm, hỏa tính tuy âm nhu nhưng được khí trung chính. Bên ngoài tuy nhu thuận nhưng bên trong rất sáng đẹp, cái tính bên trong há chẳng sáng rỏ hay sao? ất mộc không sinh được đinh hỏa, ất mộc tối úy tân kim nhờ có đinh hỏa khắc chế tân kim mà cứu ất, không giống như bính hỏa khắc chế canh kim bảo vệ giáp mộc mà còn trở lại đốt cháy mộc, cũng như ất mộc bảo vệ đinh hỏa mà trở ngược lại làm cho đinh hỏa mờ ám tối tăm, đó chẳng phải là trái với đạo hiếu thường sao. Nhâm là vua của đinh, nhâm thủy rất sợ mậu thổ mà đi hợp với đinh, cái đinh hỏa này bề ngoài có vẻ như sinh trợ mậu thổ, nhưng bên trong ngầm hợp với nhâm thủy hóa mộc khắc chế thổ, khiến cho thổ không thể khắc thủy được, điều đó chẳng là trái với cái đạo trung quân sao. Sinh vào mùa thu mùa đông, thiên can trong tứ trụ có một giáp mộc, tức hỏa có nguồn nên sáng đẹp vô cùng không lo sợ phải bị tắt ngấm, cho nên mới nói khả thu khả đông. Đó là cái đạo nhu vậy.


        Nhâm thị viết: Đinh chẳng phải là đèn đuốc, so với bính đinh hỏa thuộc khí nhu thuận trung chính vậy. Bên trong sáng đẹp, có cái tượng văn minh. Khắc chế tân kim bảo vệ ất mộc, tân kim không thể khắc ất mộc do đó mà ất mộc được cứu; hợp nhâm thủy hóa mộc bảo vệ thủy, mậu thổ không thể khắc được nhâm thủy cho nên nhâm thủy được cứu. Do tính nhu thuận trung chính, mà không đi đến thái quá hay bất cập, tuy thời khí đang thừa vượng cũng không cháy rực; gặp lúc thất thời khí suy cũng không tận diệt. Thiên can trong tứ trụ thấu giáp ất mộc, sinh mùa thu chẳng sợ kim cường, địa chi trong tứ trụ tang chứa dần mão mộc, sinh vào mùa đông giá rét không sợ thủy vượng.

        Mậu thổ cố trọng, ký trung thả chính.Tĩnh hấp đông tích, vạn vật ty mệnh. Thủy nhuận vật sinh, hỏa táo vật bệnh. Nhược tại cấn khôn, phạ trùng nghi tĩnh.

        Nguyên chú:
        Mậu thổ chẳng là tường vách, so với kỷ thổ mậu thổ có tính chất khô cứng cao hậu, cùng kỷ thổ là nơi phát nguyên đại địa, nên đắc được cái khí trung chính to lớn vậy. Mùa xuân mùa hạ thì khí phát tích mà sinh vạn vật, mùa thu mùa đông thì khí thu vào mà thành vạn vật, do vậy mà làm chủ vạn vật. Mậu thổ có tính khí thuộc dương, nên ưa thích nhuận trạch không thích khô táo, tọa dần sợ thân xung, tọa thân sợ dần xung. Nếu bị xung tức căn gốc bị động, chẳng là mất đi cái khí trung chính cho nên cần tĩnh không nên động vậy.


        Nhâm thị viết: Mậu thuộc dương thổ, khí thế cố trọng, cư nơi trung chính. Mùa xuân mùa hạ khí động nên phát ra, tức khí phát sinh, mùa thu mùa đông khí tĩnh nên thu vào, tức khí thu tàng, do vậy mà làm chủ vạn vật. Có cái khí cao hậu, nên sinh vào mùa xuân mùa hạ hỏa khí thời vượng cần có thủy làm nhuận thổ, tắc vạn vật sinh sôi, khô táo tắc vạn vật chết khô; sinh vào mùa thu mùa đông, thủy nhiều cần hỏa sưởi ấm, tắc vạn vật hóa thành, thấp tắc vạn vật thụ bệnh. Sinh vào tháng dần nguyệt tọa cung cấn sinh vào tháng thân nguyệt tọa cung khôn. Thổ mùa xuân bị mộc khắc khí chất hư nhược cần nên tĩnh; thổ mùa thu bị tiết khí nhiều quá thể chất bạc nhược không nên gặp xung. Tứ trụ, nhật chủ tọa dần thân ưa thích yên tĩnh tối kỵ gặp xung. Như sinh vào bốn tháng tứ quý (thìn, tuất, sửu, mùi), tối hỷ nhật chủ canh thân tân dậu khí kim, tú khí lưu hành bất tận tắc đoán định quý cách, kỷ thổ cũng đồng như thế. Bằng như tứ trụ gặp mộc hỏa, hay vận hành hỏa mộc tắc phá cách vậy.

        Kỷ thổ ty thấp, trung chính súc tàng. Bất sấu mộc thịnh, bất úy thủy cuồng. hỏa thiểu hỏa hối, kim đa kim quang. Nhược yếu vật vượng, nghi trợ nghi bang.

        Nguyên chú: Kỷ thổ khí chất ẩm thấp mỏng manh, cùng mậu thổ là chổ phát nguyên đại địa, cũng có tính trung chính mà có khả năng nuôi dưỡng vạn vật. Nhu thổ có khả năng sinh mộc, chứ mộc không thể khắc được nhu thổ, do đó mà không lo mộc vượng; thổ sâu có thể chứa thủy, thủy không thể nhiều đồng đãng, do vậy mà không sợ thủy cuồng. Hỏa yếu không gốc chẳng những không thể sinh thấp thổ, mà ngược lại còn bị thổ làm cho mất sáng; thấp thổ có thể làm tươi nhuận khí kim, cho nên kim nhiều kim sáng, mà trở nên trong suốt ưa nhìn. Đó là vô vi lấy hữu vi làm diệu dụng vậy. Nhược bằng vạn vật sung thịnh cường vượng, chỉ có thổ thế thâm sâu, được hỏa khí sưởi ấm tắc bốn phương thuận hòa vậy.

        Nhâm thị viết: Kỷ thổ thuộc đất ẩm ướt, khí thế trung chính tàng chứa, khí quán tám phương mà vượng bốn mùa, có cái công tư sinh diệu dụng không ngừng nghĩ vậy. Chẳng lo mộc thịnh, có tính nhu thuận cho nên tài bồi dưỡng mộc mà không bị mộc khắc. Chẳng sợ thủy cuồng, có tính chất ngưng đọng cho nên thủy có thể được dung nạp mà không xung khắc vậy. Thủy ít hỏa tối, đinh hỏa chẳng sinh âm thổ mà còn bị thấp thổ làm cho che lấp mất sáng. Kim nhiều kim sáng, thấp thổ có thể sinh kim, làm nhuận kim. Trong trụ thổ nhiều tức thổ dầy, lại còn được bính hỏa xua đẩy khí ẩm ướt, đủ để tư sinh vạn vật. Cho nên nói nghi trợ nghi bang là như thế.

        Canh kim Đới sát, cương kiện vi tối. đắc thủy nhi thanh, đắc hỏa nhi duệ. Thổ thuận tắc sinh, thổ can tắc thúy. Năng doanh giáp huynh, thâu vu ất muội.

        Nguyên chú:
        Canh kim trên trời là thái bạch kim tinh, tính cương kiện lại hay sát, kim vượng gặp thủy, tắc kim bạch thủy thanh dòng chảy không ngừng; kim cứng gặp hỏa, tắc khí tinh thuần mà sắc bén. Có thổ có thủy có thể tương sinh liên tục; có thổ có hỏa làm cho kim trở nên giòn yếu. Giáp mộc tuy cứng, nhưng có đủ sức khắc phạt; ất mộc tuy nhu nhưng hợp canh, canh kim trở nên nhu nhược.


        Nhâm thị viết: Canh kim thuộc khí túc sát mùa thu, tính rất cương kiện. thủy được kim thì xanh trong, nhâm thủy có thể dẫn xuất canh kim sinh xuất thủy tinh anh. Canh kim được hỏa thì trở nên sắc bén, đinh hỏa khí âm nhu, không cùng với canh kim thù địch, mà còn đi trợ kim biến thành lò luyện nung nấu kiếm kích bén nhọn. sinh vào mùa xuân mùa hạ khí thế còn non yếu, gặp được chi sửu thìn thấp thổ tức được sinh, gặp chi mùi tuất táo thổ bị giòn yếu. canh kim đích thị là cừu địch của giáp mộc, có thể khắc phạt giáp mộc; cùng với ất mộc tương hợp mà trở nên hữu tình. Ất mộc không cùng canh hợp hóa đi trợ bạo, canh kim cũng chẳng phải cùng ất hợp hóa thành nhu nhược, cần nên tỏ tường biện bạch cho rỏ ràng vậy.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        datdaosongvo (07-03-14)

      15. #8
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Tân kim nhuyễn nhược, ôn nhuận nhi thanh. úy thổ chi diệp, nhạc thủy chi doanh. Năng phù xã tắc, năng cứu sinh linh. Nhiệt tắc hỷ mẫu, hàn tắc hỷ đinh.

        Nguyên chú:
        Tân thuộc âm kim, chẳng phải là châu ngọc. Đại phàm vật nhu nhuyễn thanh nhuận điều thuộc tân kim. Mậu kỷ thổ nhiều có thể bị chôn lấp, cho nên cũng không hay; nhâm quý thủy nhiều thì đẹp đẻ, cho nên mừng gặp. Tân kim lấy bính hỏa làm thần, hợp bính hỏa hóa thủy, khiến bính hỏa đi thần phục nhâm thủy mà phò trợ xã tắc; tân kim lấy bính hỏa làm vua, hợp bính hỏa hóa thành thủy sinh giáp, khiến cho bính hỏa không thể đốt cháy giáp mộc mà cứu giúp sinh linh. Sinh vào cuối hạ còn gặp thổ tức có thể làm cho hỏa yếu tối mà bảo tồn tân kim; sinh vào cuối đông còn gặp đinh hỏa tức đinh hỏa có thể xua hàn sưởi ấm tân kim. Cho nên tân kim sinh vào tháng mùa đông gặp bính hỏa tắc nam mệnh không hiển quý, dù có hiển quý cũng không bền; nữ mệnh khắc phu, không thì cũng bất hòa. Gặp đinh hỏa nam nữ mệnh thải điều quý hiển vậy.

        Nhâm thị viết: Tân thuộc khí kim ở chốn nhân gian, cho nên thanh nhuận dễ nhìn. Sợ thổ nhiều, thổ trọng mà thủy cạn kiệt kim bị chôn lấp; thủy đẹp đủ đầy, nhâm thủy có dư thừa mà có thể nhuận thổ dưỡng kim. Tân kim lấy giáp làm vua, bính hỏa có thể đốt cháy giáp mộc, may nhờ tân hợp bính hóa thủy khắc hỏa, khiến cho bính hỏa không thể đốt cháy giáp mộc, trở nên tương sinh; tân lấy bính làm thần, bính hỏa có thể sinh mậu thổ, tân hợp bính hóa thủy, khiến cho không thể sinh mậu thổ, trở nên tương trợ. Há không phải phò trợ xã tắc cứu sinh linh sao? Sinh vào mùa hạ mà gặp nhiều hỏa, tứ trụ có kỷ thổ tức hỏa yếu tối kỷ thổ có thể sinh kim; sinh vào mùa đông gặp lúc thủy vượng, gặp hỏa tức hỏa làm ấm thủy mà dưỡng kim. Vì vậy mà nói nhiệt tắc hỷ mẫu, hàn tắc hỷ đinh là như thế.

        Nhâm thủy thông hà, năng tiết kim khí, cương trung chi đức, chu lưu bất trệ. Thông căn thấu quý, xung thiên bôn địa. hóa tắc hữu tình, tòng tắc tương tể.

        Nguyên chú:
        Nhâm thủy tức là phát nguyên của quý thủy, là nước song côn lôn; quý thủy tức là nới quy về của nhâm thủy, là nước biển đông. Có phân có hợp, lưu chảy không ngừng, cho nên gọi là nước của trăm song, cũng là nước mưa móc thật khó mà phân biệt. Thân thuộc thiên quan, là nơi cửa sông thiên hà, vị trường sinh của nhâm thủy, có thể tiết chế khí kim túc sát tây phương. Có tính lưu chuyển chuyển động không ngừng, có đức tính cương trung tư nhiên vậy. Như trong tứ trụ có đủ thân tý thìn mà trên can còn thấu quý thủy, tức khí thế xung động mạnh, không thể ngăn cản nổi. Giống như nước biển đông vốn phát khởi ở thiên hà, trở thành họa thủy, trong tứ trụ bằng như gặp phải mà trong mệnh không có tài quan, tất gách lấy tai họa vậy thai! Nhâm hợp đinh hóa mộc mà sinh hỏa, có thể nói là hữu tình; nhâm thủy có thể chế bính hỏa chẳng khiến


        Nhâm thị viết: Nhâm thuộc dương thủy. Là nước sông dài tức thiên hà, trường sinh tại thân, thân tức là cửa sông thiên hà, vị trí tại cung khôn, có thể tiết khí tây phương kim túc sát, cho nên gọi là cương trung chi đức vậy. Là nguồn phát nguyên của trăm sông, lưu chuyển không ngừng, di chuyển tiến tới không thoái lui. Như trong trụ tam hợp thân tý thìn đầy đủ, như lại còn thấu quý thủy, tất khí thế phiếm lạm, dù có mậu kỷ thổ cũng không có thể ngăn nổi dòng chảy, giống như lấy cương chế cương phản thành xung kích mà thành họa thủy, tất cần dụng mộc tiết chế bớt khí thế nhâm thủy, thuận theo khí thế chẳng nên xung động. Nhâm hợp đinh hóa mộc có thể sinh hỏa, diệu dụng vô cùng hợp hóa thật hữu tình. Sinh vào các tháng tư năm sáu, trong trụ hỏa thổ thịnh vượng, chẳng hề có kim thủy tương trợ. Hỏa vượng thấu can tắc tòng hỏa, thổ vượng thấu can tắc tòng thổ, điều hòa nhuận trạch, nhân đó mà có cái công tương trợ vậy.

        Quý thủy chí nhược, đạt vu thiên tân. Đắc long nhi vận, công hóa tư thần. Bất sầu hỏa thổ, bất luận canh tân. Hợp mậu kiến hỏa, hóa tượng tư chân.

        Nguyên chú:
        Quý thủy thuộc khí thuần âm mà khí thế cực nhược, nên gọi là nước biển phù tang. Thông đến bến trời, tùy theo thời hành vận, gặp long mà hóa vân vũ, có công năng làm nhuận trạch muôn loài, làm cho vạn vật sinh sôi nảy nở. Phàm trong trụ có giáp ất dần mão mộc, lại còn gặp thủy vận, thủy vừa chế hỏa vừa sinh mộc lại nhuận thổ dưỡng kim, cho là quý cách, dù cho có hỏa thổ nhiều cũng không lo sợ. Đến như canh kim, chẳng sinh được quý thủy nhưng cũng không sợ kim nhiều. Duy quý thủy hợp mậu thổ hóa hỏa, mậu trường sinh tại dần, quý trường sinh tại mão, đều thuộc mộc phương đông, cho nên nói mậu quý hợp hóa hỏa vậy. Có thuyết nói: “Nhiều người không biết rằng đất phương đông nam bốn bề khuyết hãm, mậu thổ vị ở cực cao, tức quý thủy vị ở cực thấp, là nơi vầng dương bắt đấu ló dạng, cho nên mậu quý hợp hóa hỏa vậy”. Phàm mậu quý gặp bính đinh thấu can, chẳng cần luận vượng suy, sinh vào mùa thu mùa đông đều luận hóa hỏa, thật là chân lý luận vậy.


        Nhâm thị viết: Quý thủy thuộc mưa mốc, là thủy thuần âm. Phát nguyên tuy trường nhưng tính lại nhược, khí thế cực tĩnh lặng, có thể nhuận thổ dưỡng kim, sinh sôi và phát triển vạn vật, gặp long vận biến hóa khó lường. Sở dĩ gặp long mà hóa là do long là thìn, chẳng phải chân long (tức thìn) thì không thể hóa. Gặp thìn thì hóa, hóa thần là nguyên thần phát lộ, phàm thập can gặp chi thìn, tức can thấu thần, cái luận lý ấy bất di bất dịch vậy. Bất sầu hỏa thổ, quý thủy khí thế cực nhược, gặp hỏa thổ nhiều tức tòng hóa; bất luận canh kim, quý thủy không thể tiết khí được canh kim, thế cho nên kim nhiều thủy trở nên đục. Quý thủy hợp mậu hóa hỏa, âm cực tức dương sinh, mậu thổ khí khô dày, trong trụ trên can thấu lộ bính hỏa thấu lộ, dẫn xuất hóa thần, đều là lý luận chân chính vậy. Sinh vào mùa thu mùa đông kim thủy vượng địa, trong tứ trụ địa chi có chi thìn thổ, thiên can thấu bính đinh cũng không thể hóa được, cho nên cần phải tế phân cho tường tận vậy.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        datdaosongvo (07-03-14)

      17. #9
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Chương 8: Địa Chi

        Dương chi động thả cường, tốc đạt hiển tai tường; âm chi tĩnh thả chuyên, phủ thái mỗi kinh niên.

        Nguyên chú:
        Địa chi tý, dần, thìn, ngọ, thân, tuất thuộc dương tính động, khí thế cương mãnh lại phát cực nhanh, họa phúc hiển hiện rỏ ràng; địa chi sửu, mão, tỵ, mùi, dậu, hợi thuộc âm tính tĩnh, khí chất chuyên nhất lại phát chậm, việc bỉ thái hiển hiện không rỏ ràng, thường trong năm sau mỗi chí mới thấy hiển hiện.


        Nhâm thị viết: Địa chi từ tý đến tỵ thuộc dương, từ ngọ đến hợi thuộc âm, do luận theo đông chí khí dương sinh, hạ chí khí âm sinh; địa chi từ dần đến mùi thuộc dương, thân đến sửu thuộc âm, do phép phân chia theo mộc hỏa thuộc dương, kim thủy thuộc âm vậy. Các mệnh gia lấy tý, dần, thìn, ngọ, thân, tuất thuộc dương, sửu, mão, tỵ, mùi, dậu, hợi thuộc âm. Như tý tàng quý, ngọ tàng đinh, như thế thể dương lấy âm làm dụng; tỵ tàng bính, hợi tàng nhâm, như thế âm lấy dương làm dụng. Việc phân biệt thủ dụng cũng giống như cái lý cương kiện nhu thuận cùng với thiên can thật không khác, các việc sinh khắc chế hóa, sự lý thật đa đoan, điều quan trọng là địa chi sở tàng hoặc hai can, hoặc ba can đó vậy. Tất nhiên lấy trong các can tàng đó lấy can bản khí làm chính, địa chi dần tất trước tiên lấy giáp sau đó mới tới bính, địa chi thân tất trước tiên lấy can canh sau đó mới tới nhâm, dư các địa chi tàng can điều luận như thế cả. Địa chi thuộc dương tính động mà cứng mạnh, cát hung hiển hiện rỏ ràng nhanh chóng; địa chi thuộc âm tính tĩnh mà mền yếu, họa phúc hiển hiện không rỏ ràng chậm chạp. Trong mệnh cục hay tại vận trình, cần sự quân bình ý cầu tiêu tức vậy.

        Sinh phương phạ động nghi khai, bại địa phùng xung tử tế suy.

        Nguyên chú: Địa chi dần, thân, tỵ, hợi thuộc phương trường sinh, kỵ xung động; thìn, tuất, sửu, mùi thuộc phương mộ địa, cần nên xung khai. Tý, ngọ, mão, dậu thuộc phương tứ bại, gặp hợp tối hỷ nên xung, cho nên phương trường sinh không thể gặp xung; nếu bị xung cần gặp hợp phù, cũng như thế phương mộ địa thì không thể không gặp xung [vì mộ không xung không phát]. Cần nên biện bạch cho rỏ ràng.

        Nhâm thị viết: Thuyết xưa nói: kim thủy có thể xung khắc mộc hỏa, mộc hỏa không có thể xung khắc kim thủy, ấy là có thể luận theo thiên can như thế thì được, chứ còn luận theo địa chi thì không thể được. Bởi vì cái địa chi trong mang nhiều hành khí sở tàng không đơn nhất như thiên can. Cần nên xem xét đến cả cái thừa khí đương quyền đắc dụng, như vậy mộc hỏa cũng không thể xung khắc kim thủy được hay sao? Còn như phương trường sinh gặp xung động, tức lưỡng bại câu thương. Ví như dần thân gặp xung, trong thân tàng chứa canh kim, khắc giáp mộc trong dần, trong địa chi dần tàng chứa bính hỏa, vị thường chẳng khắc canh kim trong thân; nhâm thủy tàng trong thân, khắc bính hỏa trong chi dần, mậu thổ trong dần vị thường chẳng khắc nhâm thủy trong thân. Cho nên gặp xung khắc thì không thể yên tĩnh được. Địa chi tứ khố thì cần nên xung khai, tuy nhiên cũng có khi cần nên xung khai cũng có lúc thì không nên gặp xung, rỏ là do tạp khí tàng chứa trong nó cả. Tứ bại địa gặp xung cần nên suy tường cẩn trọng, địa chi tý, ngọ, mão, dậu tàng chứa duy chỉ có nhất khí, cho nên dụng kim thủy có thể bị xung, dụng mộc hỏa không thể bị xung. Tuy nhiên cũng cần nên linh hoạt mà luận đoán, không nên cứng nhất. Thảng như sinh vào mùa xuân mùa hạ lấy kim thủy làm dụng thần, tức kim thủy thuộc khí hưu tù tử tuyệt, mộc hỏa khí thế vượng tướng, kim thủy không thể thươg khắc ngược trở lại hay sao? Cần nên tham cứu cho tường tận.

        VD 11 - Giáp dần nhâm thân quý tỵ quý hợi
        Đại vận: quý dậu giáp tuất kỷ hợi bính tý đinh sửu mậu dần kỷ mão canh thìn

        Quý thủy sinh vào mùa thu kim đương lịnh, nên kim thủy thông nguyên, thủy nhiều mà vượng, mộc gặp xung không thể dùng làm dụng thần. Hỏa tuy hưu tù nhưng đứng cạnh nhật nguyên, huống hồ mới bắt đầu vào thu hỏa khí còn đầy đủ, dụng thần tất là tại tỵ hỏa. Tỵ hợi phùng xung, quần kiếp phân tranh, cho nên ba lần khắc vợ không con. Lại còn hành vận liên tục bắc phương tý hợi thủy khắc thần vượng địa, nhân đó mà phá hoại hao tán khác thường; đến đại vận mậu dần kỷ mão vận chuyển đông phương, hỷ dụng thần hợp đắc cách tứ trụ trở nên ấm áp; canh vận chế thương quan sinh kiếp tài, lại còn gặp lưu niên dậu, hỷ dụng thần bị thương khắc liên tiếp nên thất lộc.

        VD 12 - Quý tỵ quý hợi giáp dần nhâm thân
        Đại vận: Nhâm tuất tân dậu canh thân kỷ mùi mậu ngọ đinh tỵ

        Nhật nguyên giáp dần mộc sinh vào mùa đông, hàn tất cần lấy hỏa làm dụng thần. Tứ trụ lại còn gặp hai can quý thủy thương khắc dụng thần, không có ngũ hành thổ chế thủy dưỡng mộc, tứ trụ tựa như không được đẹp, cái hay ở đây là địa chi dần hợi hợp hóa mộc, tị hỏa tuyệt xứ phùng sinh, ấy là động cơ làm hưng phát tứ trụ vậy. Tuy nhiên hành đại vận ban đầu tây phương kim vượng thương khắc dụng thần phù trợ khắc thần, là bại vận nên cuộc sống thấp hèn phong sương ngày đây mai đó; nhân tuổi ngoài 40 vận chuyển nam phương hỏa thổ vận vượng, phù trợ dùng thần, ấn tinh gặp tài phát tài hơn vạn, cưới vợ sinh con liên tiếp 4 đứa. Do đó mà thấy rằng:”ấn thụ tác dụng, phùng tài vi họa không ít, không như tựu tài tinh, phát phúc thật lớn”.

        VD 13 - Tân mão đinh dậu mậu tý mậu ngọ
        Đại vận: Bính thân ất mùi giáp ngọ quý tỵ nhâm thìn tân mão.

        Thương quan dụng ấn cách, tất lấy quan tinh làm dụng thần, không như tục luận thổ kim thương quan kỵ quan tinh. Địa chi mão dậu gặp xung, tức ấn thụ là thần vô sinh trợ; địa chi tý ngọ gặp xung khiến thương quan được tứ sinh. Địa chi kim vượng sinh thủy, mộc hỏa xung khắc mà hết lực, thiên can hỏa thổ hư khí còn bị thoát khí, nhân thế mà đọc sách chưa toại chí, kinh doanh bình thường. Tuy nhiên mừng khắc thần thủy không thấu ra, nên là văn nhân văn chương phong lưu, tinh tường thư pháp. Canh kim trung vận thiên can kim thủy, dù có chí nhưng không thành thân. Phàm thương quan bội ấn hỷ dụng thần tại mộc hỏa, tối kỵ xuất hiện kim thủy vậy.

        VD 14 - Tân mùi tân sửu mậu thìn nhâm tuất
        Đại vận: Canh tý kỷ hợi mậu tuất đinh dậu bính thân ất mùi.

        Tứ trụ địa chi toàn tứ khố, mừng lấy tân kim tiết khí thồ mà làm cho thổ trở nên tú khí, địa chi nguyên thần sửu thổ trong trụ tinh anh, với lại cái hay là mộc hỏa phục mà không thấu xuất, thuần thanh mà không hổn tạp. đến đại vận dậu, tân kim đắc địa, đậu hương bảng; nhân vận hành nam phương mộc hỏa tịnh vựơng, dụng thần tân kim thụ thương, mặc dù được tiến cử nhưng không được tuyển dụng.

        VD 15 - Mậu thìn nhâm tuất tân mùi kỷ sửu
        Đại vận: Quý hợi giáp tý ất sửu bính dần đinh mão mậu thìn.

        Tứ trụ toàn cục ấn thụ, thổ nhiều kim bị chôn lấp, nhâm thủy dụng thần bị thổ vượng khắc hết, nếu như địa chi mùi tàng can ất mộc không bị xung phá có thể lấy làm dụng thần, mà chờ vận đến mà dẫn xuất phò trợ nhật nguyên, tuy nhiên địa chi mùi bị sửu tuất xung phá, tuy tứ khố tất cần nên xung khai, nhưng chớ chấp nhất theo đó mà luận, mà còn cần nên xem xét cái được mất của thiên can nữa, dụng thần hữu lực, tuế vận phò trợ, kế đến là tứ trụ không được thiên khô vậy.
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 29-01-14 lúc 07:47
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      18. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        datdaosongvo (07-03-14)

      19. #10
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Chi thần chích dĩ xung vi trọng, hình dữ xuyên hề động bất động

        Nguyên chú: Xung tức tương khắc, cùng tứ khố huynh đệ gặp xung, do đó mà động; đến như tương hình tương hại, là do có tương sinh tương hợp mà tồn tại, vì vậy mà nói xung động và xung bất động có cái lý lẽ khác nhau.

        Nhâm thị viết: Địa chi bị xung khắc là do thiên can tàng chứa trong chi xung khắc, tuy vậy cũng cần nên biết rỏ cường nhược hỷ kỵ mà luận cho tường. Đến như tứ khố bị xung cũng có cái nên và cái không nên, như tháng 3 thuộc thìn, ất mộc đương lệnh, gặp tuất xung tức tuất tàng chứa tân kim mà có thể xung khắc ất mộc vậy; như tháng 6 thuộc mùi, đinh hỏa đương lệnh, gặp sửu xung tức sửu tàng chứa quý thủy mà có thể thương khắc đinh hỏa. Cứ như tam nguyệt chứa ất, lục nguyệt chứa đinh tuy thuộc thối khí, bằng như đắc lệnh có thể trọn lấy làm dụng thần, bị xung tức thụ thương không thể lấy làm dụng thần được. Người sau làm ra ngụy thuyết cho rằng mộ khố phùng xung tức phát. Ý cho rằng mộ tức là phần mộ; khố thuộc tứ khố là nơi quy về của kim mộc thủy hỏa, thí như đắc khí cao vượng gặp xung khai mộ khố tất phát phúc lớn. Như thiên can thuộc hành mộc hỏa kim thủy, địa chi không có dần, mão, tỵ, ngọ, thân, dậu, hợi, tý lộc vượng, mà tứ trụ toàn địa chi thìn tuất sửu mùi gốc thuộc tứ khố nên thông căn, gặp xung tất gốc bị đánh bật, thế cho nên không khi nào có chuyện gặp xung động mà cường vượng được. Bằng như không dùng làm dụng thần, mà đi lấy hành thổ làm hỷ thần gặp xung động thìn hữu ích không có tổn hại, cái thổ xung động là nguyên thần đi sinh trợ dụng thần vậy. Cái nghĩa của việc tương hình thật không lấy chi làm nhất định, như hợi hình hợi, thìn hình thìn, dậu hình dậu, ngọ hình ngọ, gọi là tự hình, vốn là địa chi gặp địa chi, cùng đồng khí cớ sao lại tương hình? Tý hình mão mão hình tý, vốn là tương sinh, dần thân tương hình tất gặp xung sao còn lại đi tương hình? Tuất hình mùi, mùi hình sửu đều ngũ hành thuộc thổ khí thì không thể nào tương hình được. Dần hình tỵ cũng là tương sinh, dần thân tương hình, tất gặp xung hà tất lại còn tương hình hay sao? Lại còn nói tý mão nhất hình, dần tỵ thân nhị hình, sửu tuất mùi tam hình, gọi là tam hình, lại còn có tự hình, đều là ngụy luận hẵng nên vứt bỏ. Xuyên tức là hại, lục hại là do lục hợp mà có, tức xung thần hợp với ta, gọi là lục hại, như tý hợp sửu mà gặp mùi xung, sửu hợp tý mà gặp ngọ xung. Cho nên nói tý mùi tương hại, chẳng không tương khắc, sửu ngọ dần hợi tương hại, đều là tương sinh, cớ sao lại tương hại? vả lại tương hình, tương hại vốn đã không lấy chi đủ làm bằng chứng, thật lầm lỗi lớn, đến như tương phá cũng như thế cả, không tương hại tức tương hình, lỗi lầm do không thuộc ở kinh, nên tước bỏ vậy.

        VD 16 - Bính tý tân mão nhâm tý quý mão
        Nhâm thìn quý tỵ giáp ngọ ất mùi bính thân đinh dậu.

        Nhật nguyên nhâm tý, địa chi phùng lưỡng nhận, thiên can thấu xuất quý thủy tân kim, ngũ hành không có thổ, niên can bính hỏa lâm tuyệt địa, bính hợp tân hóa thủy, tối hỷ trụ tháng địa chi mão vượng, tiết cái khí nhật nguyên nhâm thủy, có thể hóa tỷ kiên dương nhận sinh vượng. Tú khì lưu hành, là người cung kính thủ lể, tính tình hòa ái mà trung nghĩa tiết tháo. Đến đại vận giáp mộc nguyên thần phát lộ, liên tiếp trúng cao khoa; ngọ vận đắc mão mộc tiết khí thủy sinh hỏa, cùng ất mùi bính bính vận, quan đến quận thú, đường sĩ hoạn thuận lợi. Theo lối tục luận, tý mão thuộc hình phạt vô lể, với lại thương quan và dương nhận gặp hình tất tính tình ngạo mạn vô lể, hung ác không nói hết.

        VD 17 - Tân mùi ất mùi canh thìn đinh hợi
        Giáp ngọ quý tỵ nhâm thìn tân mão canh dần kỷ sửu.

        Nhật nguyên canh thìn, sinh vào tháng quý hạ, kim đang tiến khí thổ đương quyền, hỷ kỳ đinh hỏa ty lệnh, nguyên thần phát lộ mà làm dụng thần, có thể khắc chế tân kim tỷ kiếp trợ thân. Địa chi mùi tàng đinh hỏa thuộc dư khí, thìn tàng chứa mộc dư khí, tài quan thong căn mà có khí, cái hay là hợi thủy nhuận thổ dưỡng kim mà sinh mộc, tứ trụ đầy đủ không khuyết hãm. Vận đến đông nam, kim thủy hư nhược mộc hỏa thực vượng, nhất sinh không gặp hung gặp hiểm. Đại vận thìn lưu niên ngọ, tài ấn đều được sinh phù, trung niên đăng khoa bảng, quan thăng đến tư mã. Thọ đến đại vận sửu.

        Nhận xét của tác giả:
        Như nghiệm xét, cái kiền tạo trên xuất sinh thời thần khớp với năm tân mùi tiết tiểu thử, người xưa luận mệnh, phàm tứ trụ người sinh gặp lúc giao tiết, đại vận lấy 10 năm, tự ngàn xưa lịch thư lấy giờ khắc giao tiết có sai sót thiếu chuẩn xác, không có phương pháp nào xác định rỏ ràng sinh trước hoặc sau giao tiết. Thiên vân lịch pháp ngày nay phân chia thời khắc giao tiết sau trước thật chính xác rỏ ràng, vì thế mà biết được hành vận sớm muộn, phép tắc ngày nay so với phép người xưa có nhiều bất đồng. Như tạo mệnh trên, nếu luận sau tiết tiểu thử thì một tuổi đã bắt đầu hành đại vận, tức năm bính ngọ là năm 36 tuổi ứng vào đại vận mão. Thọ đến sửu vận, tức theo phương pháp xưa thì sau 66 tuổi, nhưng theo phương pháp ngày nay thì sửu vận thì chỉ gần sau 56 tuổi, tức không thể nói là thọ được. Còn sau năm 66 tuổi phải là đại vận tý thủy, địa chi tý thìn hợp thành thủy cục hóa thương quan, mới chung cuộc. Tuy như vậy, mệnh học lý rất tinh vi, nên phương pháp xưa cũng không nên coi thường mà nên tham tầm nghiên cứu cho tường tận chân cơ diệu lý vậy.
        “Đoạn văn này cháu thấy có nhiều điểm khó hiểu. Mong rằng các bác các chú trên diễn đàn có thời gian sưu tầm nghiên cứu làm sang tỏ vấn đề. Cháu chỉ dịch theo ý mà thôi”.

        VD 18 - Tân sửu ất mùi canh thìn đinh sửu
        Giáp ngọ quý tỵ nhâm thìn tân mão canh dần kỷ sửu.

        So với tứ trụ trên đại đồng mà tiểu dị, tài quan cũng thong căn hữu khí, trên tức đinh hỏa tư lệnh đương quyền, còn tứ trụ dưới tức kỷ thổ đắc lệnh. Chỉ hiềm trụ giờ sửu thổ, đinh hỏa tức diệt, tất niên can tân kim gặp nhiều kim nên rất cường vượng, xung khử địa chi mùi thổ tàng thiên can mộc hỏa, tài quan tuy hư nhược. Sơ vận giáp ngọ, mộc hỏa tịnh vượng, ấm tí có thừa; nhất giao quý tỵ khắc thiên can đinh hỏa mà củng phò địa chi sửu thổ, thương quan tỷ kiếp tịnh vượng, hình thương hoa tán; nhâm thìn vận, thê tử cả hai đều bị thương tổn, gia nghiệp tiêu tán, xuống tóc mà làm tăng đạo. Theo tục thư mà luận, địa chi sửu mùi xung khai tài quan lưỡng khố, danh lợi lưỡng toàn vậy.

        Ám xung ám hội vưu vi hỷ, bỉ xung ngã hề giai xung khởi

        Nguyên chú:
        Như tứ trụ cách cục không bị khuyết hãm, nhân đấy chọn ám xung ám hội, xung khởi ám thần mà lại hội hợp ám thần, người minh xung với ta minh hợp với ta đều như thế, như địa chi tý thủy đến xung khắc địa chi ngọ hỏa, địa chi dần mộc cùng với tuất thổ tam hợp hóa hỏa cục. Ấy thế nhật chủ là ta, lệnh tháng là người; đề cương là ta năm là người; tứ trụ là ta lưu niên đại vận là người; vận đồ là ta năm tháng là người. Như ta thuộc địa chi dần mộc người thuộc địa chi thân kim, thân kim có thể xung khắc dần mộc, tức là người đến xung ta; như ta thuộc địa chi tý thủy người thuộc địa chi ngọ, tý thủy có thể xung khắc địa chi ngọ hỏa, tức là ta đến xung người. Đó đều là xung khởi vậy.


        Nhâm thị viết : Địa chi gặp xung vốn chẳng là điều tốt đẹp, điều đó tất nhiên dẫn đến bát tự khuyết hãm cùng cực, tứ trụ mất cân bằng. Mộc hỏa vượng, kim thủy tất không đủ; kim thủy vượng tất mộc hỏa không đủ. Bằng như nhật chủ vượng mà còn thừa lệnh thì cần nên xung mất đi bớt, nhật chủ suy nhược mà còn thiếu thì cần nên hội hợp mà sinh phù nhật chủ. Nếu như tứ trụ không gặp hợp xung, gặp tuế vận đến ám xung ám hợp lại càng hay. Tứ trụ có bệnh mà được cứu thì tốt. Tuy nhiên cần nên phân biệt cái ta xung và cái xung ta, cái lý của hội hợp cũng có đến có đi vậy. Người và ta bất tất phân chia năm tháng là người ngày giờ là ta , cũng chẳng nên phân chia tứ trụ là mình, tuế vận là người, tóm lại làkhi luận đoán cần nên biết hỷ thần thuộc về ta, kỵ thần thuộc về người. Như hỷ thần là địa chi ngọ hỏa, gặp tý xung tức là người đến xung ta, rất mừng cùng với địa chi dần tuất tam hợp hỏa cục phù trợ dụng thần; lại như dụng thần là địa tý thủy, gặp ngọ xung tức là ta đến xung người, tối kỵ cùng với địa chi dần tuất tam hợp hỏa cục khắc chế dụng thần. Như hỷ thần là địa chi tý thủy có địa chi thân cùng với địa chi thìn đến tam hợp hóa thủy cục trợ giúp dụng thần tất mệnh số gặp nhiều may mắn tốt đẹp; hỷ thần thuộc địa chi hợi có đại chi mão mùi đến tam hợp hóa mộc tiết khí dụng thần tất tứ trụ có nhiều thương tổn tất gặp nhiều hung hiểm. Khá nên ta đến xung người chớ nên người đến xung ta. Ta đến xung người tất xung khởi; người đến xung ta tất xung không khởi lên được. Thủy hỏa tương xung tương hợp đều như thế, dư các loại đều suy luận như thế cả.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      20. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        datdaosongvo (07-03-14)

      Trang 1/5 123 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Trích thiên tủy
        By Ducminh in forum Tích Thiên Tủy
        Trả lời: 38
        Bài mới: 15-10-15, 12:49
      2. Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái
        By MaiCorros in forum Dịch số
        Trả lời: 30
        Bài mới: 02-12-13, 10:58
      3. Trả lời: 7
        Bài mới: 25-01-13, 17:37
      4. Thiên tướng tại mệnh
        By Lequyen1988 in forum Nhờ xem Tử Vi
        Trả lời: 1
        Bài mới: 03-04-12, 15:24
      5. Cho em hỏi về hậu thiên
        By minhtienql in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 3
        Bài mới: 29-02-12, 08:23

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •