Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/6 123 ... cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 52

      Hybrid View

      1. #1
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default LÃO TỬ TINH HOA - Nguyễn Duy Cần

        Annhien: Trong cuộc sống xô bồ hiện đại ngày nay, nhiều người có lòng hoài cổ, muốn tìm hiểu về triết lý văn hóa phương Đông ngày xưa có thể tìm hiểu qua các sách của Cụ Nguyễn Duy Cần _ một học giả, một cây bút lớn, sâu sắc của Việt Nam trong thế kỷ 20, trong đó, quyển "Lão Tử Tinh Hoa" là một trong những sách được nhiều người đọc quan tâm. Hy vọng qua quyển sách này, lắng đọng được gì cho độc giả cũng như những người nghiên cứu về học thuật phương Đông.
        ----------

        Xin phép trích tiểu sử cũng như những tác phẩm của Cụ Nguyễn Duy Cần trước khi vào phần nội dung chính.

        Nguồn: wikipedia.org

        Nguyễn Duy Cần (1907-1998), hiệu Thu Giang, là một học giả, nhà biên khảo và trước tác kỳ cựu vào bậc nhất Việt Nam giữa thế kỷ 20. Ông nổi bật không chỉ về số lượng tác phẩm đồ sộ mà còn ở độ sâu của học thuật và sức ảnh hưởng về mặt tư tưởng đến các tầng lớp thanh niên trí thức của ông.

        Thân thế và cuộc đời

        Ông sinh ngày 15 tháng 7 năm 1907 tại làng Điều Hoà, tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).

        Không có nhiều thông tin về cuộc đời và sự học của ông. Có lẽ ông tự học, thể hiện qua tác phẩm "Tôi tự học". Một vài thông tin khác cho biết ông từng làm giáo sư kiêm Hiệu trưởng một trường Trung học tư thục tại Sài Gòn, nhưng không thể kiểm chứng được.

        Sự nghiệp nghiên cứu và trước tác của ông bắt đầu từ năm 1931 với việc xuất bản quyển Triết học đầu tiên "Toàn chân", gây nên một cuộc bút chiến sôi nổi trên báo Mai. Trong những năm sau đó, ông tiếp tục cho xuất bản các tác phẩm khá đều đặn. Năm 1937, ông tham gia xuất bản nguyệt san "Nay". Năm 1941, ông làm chủ bút báo Tiến và năm 1944, chủ bút báo Thanh niên, sau đó còn làm chủ bút báo Tự do.

        Sau khi Chiến tranh Đông Dương nổ ra, năm 1946, ông lánh nạn lên Sài Gòn, ổ ẩn để tiếp tục viết sách. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh, việc xuất bản các tác phẩm của ông bị gián đoạn mãi đến năm 1951 mới bắt đầu trở lại với tác phẩm "Cái dũng của Thánh nhân". Từ đó về sau ông tiếp tục cho xuất bản các tác phẩm khá đều đặn cho đến tận năm 1975. Ngoài việc trước tác và tham gia viết báo, ông từng là giáo sư của trường Đại học Vạn Hạnh và là Trưởng ban Triết Đông của Đại học Văn khoa Sài Gòn.

        Những năm cuối đời, ông không tiếp tục viết sách mà lui về ở ẩn. Năm 1991, ông chuyển về sống ở quận Bình Thạnh và mất tại đây vào năm 1998, để lại cho đời nhiều bộ sách có giá trị.

        Tác phẩm

        Sinh thời, ông viết rất nhiều sách, chủ yếu là sách biên khảo, nghệ thuật sống và Đạo học. Các tác phẩm của ông được viết ra không phải với mục đích “sống bằng ngòi bút” như phần lớn các nhà nghiên cứu thời đó mà với ông một tác phẩm ra đời nó phải từ một đòi hỏi bức thiết của cuộc sống, nó đang thiếu thốn, nhân sinh đang đợi chờ[2]. Điều đáng tiếc là có nhiều tác phẩm của ông chưa công bố, bị thất lạc hoặc chưa được hoàn thành. Mặc dù vậy, những tác phẩm đã xuất bản của ông thường được tái bản nhiều lần và luôn được các thế hệ bạn đọc đón nhận.

        Theo thống kê không đầy đủ, các tác phẩm đả xuất bản của ông bao gồm:

        Duy tâm và duy vật 1935
        Toàn chân triết luận 1936
        Thanh dạ Văn chung 1939
        Cổ nhân 1940
        Cái dũng của Thánh nhân 1951
        Óc sáng suốt 1952
        Thuật tư tưởng 1953
        Thuật xử thế của người xưa 1954
        Trang Tử tinh hoa 1956
        Lão Tử tinh hoa
        Văn minh Tây phương và Đông phương 1957
        Tôi tự học 1960
        Thuật Yêu đương 1960
        Lão Tử Đạo đức Kinh 1960
        Một nghệ thuật sống 1960
        Cái cười của Thánh nhân
        Tinh hoa Đạo học Đông phương
        Phật học tinh hoa
        Nhập môn Triết học Đông phương[3]
        Văn hóa Giáo dục miền Nam Việt Nam 1970
        Nam hoa kinh
        Dịch học tinh hoa
        Để trở thành nhà văn
        Tâm sự người xưa
        Đạo học Đông phương trong xã hội ngày nay
        Thuật dưỡng sinh của Đông phương Đạo học
        Chu Dịch huyền giải
        Liệt Tử Xung hư chân kinh
        Chu Dịch tường giải
        Tử vi bí kiếp
        Thiền đạo Trung Hoa

        -------------

        Trước khi vào nội dung chính, Annhien xin thành kính gửi lời kính trọng, biết ơn sâu sắc đến hương hồn Cụ Nguyễn Duy Cần đã để lại nhiều tác phẩm tinh hoa, sâu sắc và cô đọng nhất cho hậu học ngày nay. Cầu mong Cụ sớm về miền cực lạc!

        Kính!
        thay đổi nội dung bởi: annhien, 27-06-14 lúc 16:43
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      2. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "annhien" về bài viết có ích này:

        huyruan (28-06-14),macchulan (22-10-14),Minh An (27-06-14),vanhoai (09-07-14)

      3. #2
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Đại Cương Triết Học Trung Quốc

        Lão Tử Tinh Hoa


        Kính tặng hương hồn thân phụ
        để nhớ lại những đêm dài mà Cha
        đã giảng cho con nghe về lẽ Đạo.
        Con: N.D.C


        (…) “Ông chỉ viết có một quyển rất vắn tắt:
        ĐẠO ĐỨC KINH. Vài dòng chữ hợp thành quyển sách ấy chứa đựng tất cả sự khôn ngoan trên quả đất này”.

        “Lão Tử đâu phải chỉ sống cho nước Trung Hoa và thời đại của ông mà thôi; ông là một trong những bậc Thầy thuần tuý và sâu sắc của nhân loại.
        (Lao Tsé n’est pas vécu seulement pour la Chine et pour son poque; il est un des maîtres les plus purs et les plus profonds de l’Humanité) E.V. ZENKER
        (Hist. de la Philos. Chinoise) p.108

        Tri giả bất ngôn
        知 者 不 言
        Ngôn giả bất tri
        言 者 不 知
        Biết, thì không nói;
        Nói, là không biết.
        道 德 經----ĐẠO ĐỨC KINH
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      4. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "annhien" về bài viết có ích này:

        tranduyquang (29-06-14),tranquangdo (18-01-15)

      5. #3
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        PHẦN THỨ NHẤT
        I. LƯỢC SỬ LÃO TỬ


        Nhân vật Lão Tử sanh vào thời nào, năm nào, thật là một điều rất khó thể biết đƣợc. Các học giả Trung Hoa, Nhật Bản và cả Âu Mỹ từ trƣớc đến giờ chỉ bàn suông, chƣa có một giả thuyết nào có thể tin là đích xác được về thân thế cũng như về sách vở của ông.

        Theo sử gia đầu tiên của Trung Quốc là Tư Mã Thiên 司馬遷 thì Lão Tử là người nước Sở 楚, huyện Khổ 苦, làng Lệ 厲, xóm Khúc Nhân 曲仁, ở tỉnh Hồ Nam bây giờ. Ông tên Nhĩ 耳, họ Lý 李, tự là Bá Dương 伯陽; thuỵ là Đam 聃, làm quan giữ tàng thất sử nhà Châu 周. “Khổng Tử đến Châu, hỏi Lễ. Lão Tử nói: “Lời nói của ông là lời nói của những kẻ nay đã xương tàn cốt rụi. Vả, người quân tử đắc thời thì đi xe, không đắc thời thì tay vịn nón lá mà đi chơn. Ta nghe rằng: kẻ buôn giỏi khéo giữ của quý như không có gì, người quân
        tử đức thạnh, dung mạo dường như kẻ ngu. Họ rất khác với cái kiêu khí và đa dục của ông, thái sắc và đảm chí ấy không ích gì cho thân ông cả. Tôi sở dĩ bảo cho ông biết có bấy nhiêu thôi”.

        “Khổng Tử ra về bảo với đệ tử: “Chim, ta biết nó bay thế nào; cá, ta biết nó lội làm sao; thú, ta biết nó chạy cách nào. Thú chạy, thì ta có lưới bắt nó; cá lội, thì ta có dây câu ví nó; chim bay, thì ta có bẫy gài nó. Chí như con Rồng, ta không biết nó theo mây theo gió mà bay liệng như thế nào. Nay ta thấy Lão Tử như con Rồng!”

        “Lão Tử tu giồi đạo đức, cái học của ông là vụ lấy sự “ẩn tích mai danh” làm gốc. Ở Châu lâu, sau thấy Châu suy, nên bỏ mà đi. Đến cửa ải, quan lệnh là Doãn Hỉ 尹喜 nói:

        “Ngài toan đi ẩn, xin gượng vì tôi để lại bộ sách”.

        Lão Tử ở lại soạn ra bộ sách ý nói về Đạo Đức, phân làm hai thiên, gồm trên năm nghìn lời. Rồi bỏ đó mà đi, không biết chung cuộc đời Ngài như thế nào”.

        Câu chuyện hỏi Lễ trên đây rất có thể là một câu chuyện ngụ ngôn, chứ không phải là sự thực như đã có nhiều học giả ngờ vực và bài bác. Nhưng thiết nghĩ, việc ấy đích xác hay không đích xác cũng không quan trọng gì cho lắm. Quan trọng nhất là cái ý nghĩa hàm
        súc của câu chuyện hỏi Lễ ấy: nó biểu diễn được một cách rất sâu sắc và ý vị lập trường hữu vi và vô vi của hai nhà đại tư tưởng đã thay nhau ngự trị và nhồi nắn tâm hồn người Trung Hoa trên mấy mươi thế kỷ.
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      6. #4
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Có kẻ lại cho rằng đồng thời với Khổng Tử cũng có ngƣời tên là Lão Lai Tử (老來子) người nƣớc Sở 楚, có viết ra một bộ sách mười lăm thiên, chuyên nói về cái dụng của Đạo gia.

        Sách Lễ Ký ở thiên “Tăng Tử Vấn” có câu “tích ngô tùng Lão Đam” (xưa ta theo Lão Đam), và trong sử nước Sở cũng có câu “Lão Lai Tử giáo Khổng Tử” (Lão Lai Tử dạy Khổng Tử) nên ngƣời sau có kẻ cho rằng Lão Lai Tử chính là Lão Đam hay Lão Tử vậy.
        Vì chưng Lão Tử sống trên 160 năm (có kẻ lại bảo là trên 200 năm) nên người ta cho rằng ông nhờ tu dưỡng Đạo Đức mà được sống lâu và mạnh khoẻ như thế.


        Trong Sử Ký cũng có chép rằng: “129 năm sau khi Khổng Tử mất, Thái Sử nhà Châu (周) là Đảm (儋) gặp Tần Hiến Công (秦獻公) nói: “Bắt đầu nhà Tần và nhà Châu hợp với nhau, rồi lại tan. Tan rồi năm trăm năm lại hợp với nhau 70 năm thì Bá Vương ra đời vậy”. Cho nên có kẻ cho rằng “ông Đảm (儋) đây tức là Lão Tử đó”. Nhưng có người cho rằng không phải thế, vì Lão Tử là một bậc “quân tử ở ẩn”. Học giả về sau phần nhiều cũng ngờ đoạn văn trên đây của Sử Ký. Nho gia đời Thanh là Tất Nguyên (畢元) trong bài tựa quyển Lão Tử Đạo Đức Kinh Khảo Dị (老子道德經考異) biện minh rằng: “đời xưa chữ ĐAM (聃) và chữ ĐẢM (儋) dùng lẫn nhau”. Trong Thuyết Văn Giải Tự (說文解字) cũng có chữ Đam (聃) và giải nghĩa như vầy: Tai thòng xuống (耳曼也) (2) . Còn chữ Đảm (儋) thì cũng giải là: Tai dài (垂耳也) (3) . Ở phương Nam có nƣớc tên là Đảm Nhĩ (聸耳), nghĩa là nƣớc mà ngƣời ta có tai dài thòng xuống. Trong sách Đại Hoang Bắc Kinh Lữ Lãm (大荒北經呂覽) thì chữ Đam Nhĩ 聃耳 cũng viết là Đảm 聸. Lại nữa, cũng trong Lữ Lãm (呂覽) chữ Lão Đam 老聃, trong sách Hoài Nam Vương (淮南王) chữ Đảm Nhĩ 儋耳 đều viết là Đam 耽. Trong Thuyết Văn Giải Tự (說文解字) cũng có chữ 耽 (cũng đọc là Đam), cắt nghĩa là “tai lớn rủ xuống” (耳大垂也) (4) . Vì chưng ba chữ ấy ý nghĩa và giọng đọc tương đồng nên mới dùng lẫn với nhau. Trịnh Khang Thành (鄭康成) nói: “Lão Đam là cái biệt hiệu của những kẻ sống lâu đời xưa”. Nói như thế cũng thông. Như vậy thì Lão Tử cũng chỉ là danh hiệu một bậc “Thầy Già” và chỉ có thế thôi.

        ------------
        2 “Nhĩ mạn dã”. (Goldfish).
        3 “Thuỳ nhĩ dã”. (Goldfish).
        4 “Nhĩ đại thuỳ dã”. (Goldfish).
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      7. #5
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Qua thế kỷ thứ 19, các nhà bác học Trung Hoa cũng như những nhà thông thái Âu Tây áp dụng phương pháp khoa học về ngôn ngữ để nghiên cứu sách của Lão Tử, thực ra cũng chỉ đem lại thêm một vài tia sáng nhƣng kết quả chưa có gì thiết thực. Các học giả Trung Hoa phần đông lâu nay vẫn tin theo truyền thuyết rằng Lão Tử đồng thời với Khổng Tử và lớn hơn lối vài mươi tuổi. Khổng Tử sống vào khoảng 570 và 490 còn Lão Tử thì sống vào khoảng 570 và 479 trƣớc Tây lịch kỷ nguyên, nghĩa là vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6 và đầu thế kỷ thứ 5 trước Chúa Giáng Sinh (5), cùng thời với Héraclite (535-475) và Pythagore (570-496) ở Hy Lạp.

        Những câu chuyện do sử gia Tư Mã Thiên thuật lại trong Sử Ký không thể tin được, là vì phần nhiều tài liệu, Tư Mã Thiên đều lấy theo sách Trang Tử. Mà sách Trang Tử thường có tánh cách nụ ngôn nên những câu chuyện kể trong ấy không thể tin được. Huống chi
        phần nhiều câu chuyện có liên quan đến Lão Tử trong sách Trang Tử đều ở về phần Ngoại thiên, tức là thiên mà các nhà phê bình đều cho là nguỵ thơ. Những ý tưởng mà sách Trang Tử gán cho Lão Tử về Lễ lại nghịch rất xa với học thuyết Lão Tử trong Đạo
        Đức Kinh nơi chương 38: “Lễ chỉ là cái vỏ mỏng của lòng trung tín mà cũng là đầu mối của hỗn loạn” (Phù Lễ giả, trung tín chi bạc, nhi loạn chi thủ” (夫禮者, 忠信之薄, 而亂之首).

        Trong tình trạng hiện thời, ta chưa thể biết đƣợc rõ ràng hơn nữa về con ngƣời lịch sử của Lão Tử, vậy ta cũng nên tạm thời, theo truyền thuyết mà cho Lão Tử là tác giả quyển Đạo Đức Kinh cũng không sao

        -----------
        (5) Tức là ném về thời Xuân Thu (772-481).
        thay đổi nội dung bởi: annhien, 28-06-14 lúc 08:52
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      8. #6
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        II. SÁCH CỦA LÃO TỬ: ĐẠO ĐỨC KINH

        Sách của Lão Tử cũng theo truyền thuyết, có lẽ viết ra lúc Khổng Tử còn sống, là vì trong sách Trang Tử có thuật lại việc hỏi Lễ của Khổng Tử, và trong Lễ Ký ở thiên “Tăng Tử Vấn”, nhất là trong Sử Ký của Tư Mã Thiên cũng đều có bàn qua về việc gặp gỡ giữa hai người. Lại còn một lẽ nữa là trong nhiều quyển sách “viết ra” trước hoặc sau ngày chết của Khổng Tử (479) như Lễ Ký, Trang Tử, Lữ Thị Xuân Thu, Chiến Quốc Sách, Hàn Phi thấy có trích trong nhiều đoạn văn trong Đạo Đức Kinh gồm 1745 lời. Như vậy, ta có thể cho rằng quyển Đạo Đức Kinh viết ra vào khoảng cuối thế kỷ thứ năm, trước Tây lịch kỷ nguyên.

        Chống lại với thuyết trên, có người lại cho rằng Đạo Đức Kinh là một quyển sách tạp nhạp “phỏng theo thuyết Âm Dương, lượm lặt những chỗ hay của Khổng học và Mặc học để dung hoà với điều cốt yếu của Danh gia và Pháp gia” hoặc về sau phỏng theo sách của Trang Tử, các sách binh pháp và rút tỉa những tư tưởng về thuyết ngu dân cuối thế kỷ thứ 9 sau Chúa Giáng sinh mà thêm vào… Vì chính vì vay mượn cùng khắp bá gia chư tử mà sách ấy đưa ra nhiều ý tưởng mâu thuẫn. Nhưng nghiên cứu cho thật kỷ, ta sẽ thấy rằng Đạo Đức Kinh, về phương diện tư tưởng cũng như về văn chương, là một quyển sách do một người viết ra mới được nhất trí như thế và thành một hệ thống tư tưởng rất chặt chẽ. Về thuyết cho rằng sách ấy viết ra sau sách Trang Tử (335-375) thì là một việc khó tin được. Sách Trang Tử và Hàn Phi Tử là những sách giải thích cái học của Lão Tử rất là rõ ràng từng điểm một, huống chi lại cho nó rút tỉa tư tưởng các thuyết ngu dân cuối thế kỷ thứ 9 sau công nguyên thì rõ là phi lý.

        Ngoài hai giả thuyết trên đây còn một giả thuyết thứ ba cho rằng Đạo Đức Kinh rất có thể viết vào khoảng giữa từ Khổng Tử (551-475) và Mặc Tử (480-400) đến Trang Tử (355-275) và Mạnh Tử (327-280), nghĩa là khoảng 460 và 380, cuối thế kỷ thứ 5 và đầu thế kỷ thứ 4, trước công lịch kỷ nguyên. Là vì Khổng Tử và Mặc Tử không hề nói đến Lão Tử, còn Lão Tử, trong nhiều đoạn văn , lại chống hẳn với tư tưởng của hai nhà tư tưởng trên kia. Những danh từ như Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín của Nho học đều bị Lão Tử chỉ trích chê bai, nhất là ở những chương 18, 19 và 38: “Đại Đạo phế hữu Nhân Nghĩa” (18), “Tuyệt Thánh khí Trí… Tuyệt Nhân khí Nghĩa” (19), “Thất Đạo nhi hậu Đức, thất Đức nhi hậu Nhân, thất Nhân nhi hậu Lễ… Phù Lễ giả, Trung Tín chi bạc, nhi loạn chi thủ”(38)… Cũng như trong sách của Mặc Tử đề cao thuyết “thượng hiền”, thì Lão Tử trái lại bảo “Bất thượng hiền” ở chương thứ 3, dĩ nhiên không phải đó là nhắm vào thuyết “thượng hiền” của Mặc Tử mà công kích hay sao?

        Vì vậy, giả thuyết cho rằng Đạo Đức Kinh viết vào thời Chiến Quốc, khoảng 460 và 380, nghĩa là cuối thế kỷ thứ 5 và đầu thế kỷ thứ 4 là có thể tin được hơn cả, nhưng vẫn còn là một giả thuyết, vì trong sách không thấy ghi một tên người hay một việc gì để có thể dùng làm đối chứng (7)
        ----------------------
        (6) Nghi là Luận Ngữ đã rút trong chương 63 của Lão Tử đoạn “báo oán dĩ đức” để viết đoạn văn: “Hoặc
        viết: Dĩ đức báo oán, hà như. Tử viết: Hà dĩ báo đức? Dĩ trực báo oán, dĩ đức báo đức” (chương Hiến Vấn
        đệ thập tứ) (或曰: 以德報怨, 何如. 子曰: 何以報德? 以直報怨, 以德報德 (憲問). (Có kẻ hỏi: lấy đức mà báo oán thì sao? Phu Tử nói: “Rồi lấy gì để báo đức?”. Hảy lấy ngay thẳng mà báo oán, lấy đức mà báo đức). Như vậy, sách Lão Tử có trước hay sau Luận Ngữ?

        (7) Lương Khải Siêu cho rằng “sách Lão Tử Đạo Đức Kinh là sản phẩm của thời Chiến Quốc (480-249), còn
        nhân vật Lão Tử thì không rõ thật là ở vào thời nào”. Họ Lương căn cứ vào 5 điều sau đây để chứng minh
        giả thuyết của mình: -1) Theo Sử Ký, thì nói Lão Tử là tiền bối của Khổng Tử. Vậy cháu của Lão Tử không
        thể là tướng quốc nước Nguỵ được (Tam Quốc). -2) Khổng Tử, Mặc Tử, Mạnh Tử - trước sau không bao
        giờ đề cập đến Lão Tử. -3) Lão Tử Đ.Đ.K, những tên xưng Hầu Vương, Vương Công, Vương Hầu, Vạn
        Thặng… đều là thành ngữ không thuộc về thời Xuân Thu. -4) Trong Lão Tử Đ.Đ.K giọng văn hết sức tự do
        và kịch liệt, không giống với giọng văn thời Xuân Thu. -5) Sách Đ.Đ.K chỉ trích Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí là
        chống báng Nho gia. Câu “bất thượng hiền” là chống báng Mặc Tử. Lại câu “dân bất uý tử…” có vẻ ám chỉ Pháp gia.

        Còn Phùng Hữu Lan thì cũng chủ trương rằng sách Lão Tử Đ.Đ.K là tác phẩm của thời Chiến Quốc. Sách
        ấy viết sau Huệ Thi và Công Tôn Long (phái Danh học) chứ không thể trước đó được là vì trong sách Lão
        Tử có đề cập đến vấn đề danh học (vô danh). Họ Phùng nói: -1) Về thời đại trước Khổng Tử không có
        những người tự trước thuật ra học thuyết riêng. Bởi thế Chương Học Thành, một sử gia đời Thanh, có viết: “Về thời xưa không thấy ai tự viết sách cả. Các nhà cầm quyền dùng sử gia của họ thì chỉ chép văn chương

        Như vậy, người “ẩn quân tử” với chủ trương “vi nhi bất thị”, “thiện hành vô triệt tích” đã
        thắng đƣợc óc tò mò soi bói của hậu thế… Trong hoàn của hiện tại của ta không còn biết
        phải làm sao hơn được nữa khi chạy theo tông tích của bậc “ẩn quân tử” này, có lẽ ta
        cũng nên “khôn ngoan” hơn là tạm thời nhận theo thuyết mà cho rằng Lão Tử là tác giả
        bộ Đạo Đức Kinh
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      9. #7
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        A. VĂN CHƯƠNG TRONG SÁCH LÃO TỬ


        Trong Lão Trang Thân Hàn Liệt truyện (老莊申韓列傳), Thái sử Công cho rằng sách
        Lão Tử thật là “thâm viễn”, “vi diệu”, “kỳ ảo” khó thể biết v.v… Đó là ông muốn nói về
        nội dung tư tưởng, chứ chưa phải muốn nói đến hình thức của văn từ.

        Như trong bản dịch của Lão Tử, tôi đã nói, văn từ trong sách Đạo Đức Kinh là một lối thơ tự do, thường là một lối thơ ba chữ hay bốn chữ, và rất chú trong đến âm vận.

        Tỉ như, nơi chương 3, ta thấy:

        “Hư kỳ tâm, ------虛其心,
        “Thực kỳ phúc, --實其腹,
        “Nhược kỳ chí, --弱其志,
        “Cường kỳ cốt, --强其骨,

        Chương thứ 4:

        “Toả kỳ nhuệ, -----挫其銳,
        “Giải kỳ phân, ----解其紛,
        “Hoà kỳ quang, --和其光,
        “Đồng kỳ trần, ---同其塵,

        Chương thứ 8:

        “Cư thiện địa, ------居善地,
        “Tâm thiện uyên, --心善淵,
        “Dữ thiện nhân, ----與善仁,
        Ngôn thiện tín, -----言善信,
        “Chánh thiện trị, --正善治,
        “Sự thiện năng, ----事善能,
        “Động thiện thời, --動善時

        Có khi câu văn lại viết theo lối thơ 4 chữ:
        Ở chương 21:

        “Khổng đức chi dung, ---孔德之容,
        “Duy Đạo thị tùng; ------惟道是從;
        “Đạo chi vi vật, -----------道之為物,
        “Duy hoảng duy hốt, -----惟恍惟惚,
        “Hốt hề hoảng hề,---------惚兮恍兮,
        “Kỳ trung hữu tượng. ----其中有象.
        -------------------v.v…

        Ở chương 45:

        “Đại thành nhược khuyết,-- 大成若缺,
        “Kỳ dụng bất tệ; -------------其用不弊;
        “Đại doanh nhược xung, ---大盈若沖,
        “Kỳ dụng bất cùng; ---------其用不窮;
        “Đại trực nhược khuyết, ---大直若屈,
        “Đại xảo nhược chuyết; ---大巧若拙,
        “Đại biện nhược nột. ------大辯若訥

        Có khi là thứ thơ 6 chữ:
        Như ở chương 12:

        “Ngũ sắc lệnh nhơn mục manh.
        五色令人目盲
        “Ngũ âm lệnh nhơn nhĩ lung.
        五音令人耳聾
        “Ngũ vị lệnh nhơn khẩu sảng.
        五味令人口爽

        Có khi giống như lối thơ 7 chữ:
        Ở chương 10:

        “Địch trừ huyền lãm, năng vô tỳ
        滌除玄覽, 能無疵
        “Ái dân trị quốc, năng vô vi
        愛民治國, 能無為
        “Thiên môn khai hạp, năng vô thư
        乎天門開闔, 能無雌
        “Minh bạch tứ đạt, năng vô tri
        明白四達, 能無知

        Các bản chép, phần nhiều đều có thêm chữ “hồ” (乎), bản của Hà Thượng Công lại không có chữ “hồ” 乎. Lại cũng có khi, hành văn giống như là điệu của Sở từ 楚辭 (8) , như câu này ở chương thứ 15:

        “Dự hề nhược đông thiệp xuyên,
        豫兮若冬涉川
        “Do hề nhược úy tứ lân.
        猶兮若畏四鄰
        “Nghiễm hề kỳ nhược khách,
        儼兮其若客
        “Hoán hề nhược băng chi tương thích.
        渙兮若冰之相釋
        “Đôn hề kỳ nhược phác,
        敦兮其若樸
        “Khoáng hề kỳ nhược cốc,
        曠(9) 兮其若谷
        “Hỗn hề kỳ nhược trọc.
        混兮其若濁

        Có khi lại viết theo lối Ca hành (歌行) như câu này ở chương 28:

        “Tri kỳ hùng,
        知其雄
        “Thủ kỳ thư,
        守其雌
        “Vi thiên hạ khê;
        為天下谿
        “Vi thiên hạ khê, thường đức bất ly,
        為天下谿, 常德不離
        “Phục quy ư anh nhi.
        復歸於嬰兒.
        “Tri kỳ bạch,
        知其白
        “Thủ kỳ hắc,
        守其黑
        “Vi thiên hạ thức,
        為天下式
        “Vi thiên hạ thức, thường đức bất thắc,
        天下式, 常德不忒
        “Phục quy ư vô cực,
        復歸於無極
        “Tri kỳ vinh,
        知其榮
        “Thủ kỳ nhục,
        守其辱
        “Vi thiên hạ cốc,
        為天下谷
        “Vi thiên hạ cốc, thường đức nãi túc,
        為天下谷, 常德乃足
        “Phục quy ư phác.
        復歸於樸

        Toàn quyển sách, Lão Tử phần nhiều rất thích dùng âm vận.
        Ở chương 1:

        “Cố, thường vô dục, dĩ quan kỳ DIỆU;
        “thường hữu dục, dĩ quan kỳ KIẾU.
        Chữ “diệu” âm với “kiếu”.

        Ở chương 2:

        “Cố hữu vô tương SANH,
        “Nan dị tương THÀNH,
        “Trường đoản tương HÌNH,
        “Cao hạ tương KHUYNH.
        Chữ “sanh” âm với “thành”; chữ “hình” âm với “khuynh”. Lại có khi dùng đồng tự làm âm.
        Như ở chương 1

        “Đạo khả đạo, phi thường Đạo;
        “Danh khả danh, phi thường Danh.
        Ba chữ “Đạo” âm với nhau, ba chữ “Danh” âm với nhau.
        Tỉ như, ở chương 8 có câu:
        “Chánh thiện TRỊ,
        正善治
        “Sự thiện NĂNG,
        事善能
        “Động thiện THÌ,
        動善時
        “Phù duy bất TRANH,
        夫唯不爭
        “Cố vô VƯU.
        故無尤

        Xét câu văn này, thì chỉ trừ hai chữ “trị” 治 và chữ “thì” 時 là âm với nhau thôi, các vận kia không hợp nhau, như 3 chữ “năng”, “tranh” 爭, “vưu” 尤. Không thể âm với nhau được là chiếu theo giọng đọc ngày nay, nhưng theo xưa, thì chữ “năng” 能 dùng lẫn với chữ “nhi” 而; chữ “tranh” 爭 thì đọc là “chỉ” 脂; chữ “vưu” 尤 thì đọc là “di” 移. Như vậy thì, các vận đều cùng âm với nhau cả: “trị”, “thì”, “nhi”, “di”, “chỉ”, “di” (theo giọng đọc của thời xưa).

        Căn cứ vào âm vận, có khi nhờ đó mà ta đính lại được những chữ bị “tam sao thất bản”.
        Tỉ dụ như câu này, ở chương 2:

        “Hữu vô tương SANH,
        “Nan dị tương THÀNH,
        “Trường đoản tương HÌNH,
        “Cao hạ tương KHUYNH.

        Các bản ngày nay đều chép là hình 形; trừ ra các bản của Vương Bật và Lục Đức Minh (và sau này trong bản dịch của Nghiêm Toản cũng chép theo bản của Vương Bật) đều chép chữ hình ra chữ giảo 較. Đó là chép sai. Căn cứ vào âm vận, ta thấy chữ “hình” âm với chữ “khuynh”, chứ chữ “giảo” 較 không làm sao ứng với âm “khuynh” được. Vì vậy mà Tất Nguyên 畢元 cho Vương Bật chép sai cũng có lý.

        ------------------
        (8) Vì chữ trong sách không đọc đƣợc, nên tôi tạm chép chữ 辭 (từ) này theo Nguyễn Hiến Lê trong bộ Đại cương Văn học sử Trung Quốc (Nxb Trẻ, năm 1997, trang 91) (Goldfish).

        (9) Vì chữ trong sách không đọc đƣợc, nên tôi tạm chép chữ 曠 (khoáng) này theo cuốn Lão tử Đạo Đức kinh của Nguyễn Hiến Lê. (Goldfish).
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      10. #8
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        B. CÁC NHÀ CHÚ GIẢI LÃO TỬ

        Cũng như sách Trang Tử, kẻ hậu học giảng giải về Lão Tử rất nhiều, nhưng theo các học giả xưa nay thì chỉ có hai nhà có thể xem là cự phách: Hà Án và Vơng Bật.

        Hà Án 何晏 là một danh sĩ trong phái Huyền học đời Nguỵ, Tấn, Nam Bắc triều, tự là Bình Thúc 平叔, mẹ là Doãn Thị, vợ vua Thái Tổ (10) . Sách Nguỵ Chí cho rằng Hà Án “sinh trưởng trong cung điện, thuở nhỏ đã nổi tiếng là tài hoa, rất say mê cái học của Lão Trang, làm ra sách Đạo Đức Luận độ mười thiên”.

        Hà Án lại đem chỗ sở đắc ở cái học Lão Trang mà chú giải sách Luận Ngữ biến thành một hệ thống nhân sinh, không còn phải là một mớ hỗn tạp cách ngôn luân lý nữa.

        Vơng Bật 王弻, tự là Phụ Tự 輔 (11) 嗣, thuở mới mười tuổi đã thích cái học của Lão Tử và lại có tài biện luận rất linh hoạt. Hà Án lúc bấy giờ đã phải thán phục cái tài lạ lùng ấy. Ông nói: “Thánh nhân nói rằng: kẻ hậu sinh đáng sợ! Phải chăng là ngời này?”. Thật vậy, chỉ trong một kiếp sống ngắn ngủi (hai mươi bốn tuổi) mà ông làm xong được công việc chú thích Châu Dịch và Lão Tử hết sức thâm viễn.

        Vu Hữu Nhiệm 于右任, trong Trung Quốc Học Thuật T Tởng Đại Cơng, cho rằng “Hà Án chú thích Luận Ngữ, Vơng Bậc chú thích Châu Dịch đều lấy theo tôn chỉ của Đạo gia, mà giải thích những lời nói của Nho gia”. Vương Bật thì đem Lão học và Dịch học mà bổ túc và giảng giải lẫn nhau, còn Hà Án thì thiên hẳn về phương diện siêu hình của Lão học, lấy quan điểm của Lão Tử để chứng giải quan điểm Nho gia. Tóm lại, cả hai đều có công to làm phát huy được tư tưởng của Lão học ở thời Nguỵ Tấn.

        Tuy vậy, công việc làm của Hà Án không tránh khỏi chỗ khiên cưỡng, sao được như Hướng Tú, Quách Tượng đã làm cho Trang học càng thêm rực rỡ dồi dào! Lấy Lão mà giảng Dịch như Vương Bật thì còn có thể thuận được, chứ đem Đạo học của Lão mà giải thích Nho học thì quả là khiên cưỡng, nếu không nói là sai lạc, bởi đó là hai cái học không thể dùng một tiêu chuẩn chung mà đánh giá, cũng không thể đem so sánh hơn thua ao thấp (12) . Tuy vậy, Hà Án cũng đã làm cho một số đông tín đồ Nho học bị lung lạc và đổ xô theo Huyền học không ít. Về sau từ Đường, Tống, Minh, Thanh các nhà chú giải tiếp nhau xiển minh Lão Tử như Lục Đức Minh, T Mã Quang, Tô Triệt, Tô thức, Thích Đức Thanh, Tất Nguyên, Nghiêm Phục, Tôn Di Nhượng, Vương Niệm tôn, Lu S Bồi, Hồ Thích, Lơng Khải Siêu v.v… kể ra thật phong phú, nhưng phần đông lạc chạc mâu thuẫn, chưa nắm vững yếu chỉ của Lão học và quá vụ về hình thức, nhất là các nhà chú giải hiện đại như Hồ Thích, Trần Trụ… Bởi vậy có người cho rằng chú giải càng nhiều càng giết mau Lão Tử: âu cũng là một nhận xét đáng cho ta lưu ý mà đề phòng. Đọc Lão cần đọc bằng Tâm hơn bằng Trí.
        -------------
        (10) Doãn Thị là phu nhân của Nguỵ Thái tổ Tào Tháo. (Goldfish).
        (11) Trong sách in là 轉 (Theo Thiều Chửu thì đọc là “Chuyển” hoặc “Chuyên”). Tôi tạm chép chữ Phụ 輔 này theo bộ Đại cơng triết học Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê (Nxb Thanh Niên, năm 2004, cuốn 2, trang 894). (Goldfish).
        (12)Hermann de Keyrerling cũng nhận rằng: “Kong-Tseu et Lao-Tseu représentent les pôles opposées de la Perfection possible: - le premier, la perfection dans les phénomènes, - le deuxième, la erfection dans le Sens; l’un, la perfection dans le formé, l’autre, dans le non-formé; par conséquent on ne peut les mesurer avec la même mesure”. Voyage d’un Philosophe (Tome II) Stock Paris (1948) p.131). [Xem lời dịch đoạn trích dẫn này trong phần III, tiết B: Lão học và Khổng học. (Goldfish)].
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      11. #9
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        HỌC THUYẾT LÃO TỬ

        I. PHẦN TỔNG QUAN



        Đạo Đức Kinh, theo nhiều học giả Đông Phương cũng như Tây Phương, là một quyển sách thuộc về Tâm linh Đạo học, dành cho những người đi theo con đường Huyền Học và siêu thoát.

        Nhưng theo một cách khách quan, ta phải nhìn nhận rằng Đạo Đức Kinh, trước hết, là một quyển sách dường như viết ra để kêu gọi các nhà cầm quyền và chánh khách dùng Đạo mà trị nước. Lão Tử thực ra là một hiền giả đã cố gắng đem Đạo học vào chánh trị, do những kinh nghiệm tâm linh của ông mà lập thành một hệ thống triết học. Lịch sử nhân loại cận đại, chỉ thấy có một Gandhi là người duy nhất đã cố gắng đem áp dụng đạo học vào chánh trị, nhưng tiếc thay, ông mất trong lúc công cuộc thực nghiệm chính sách “bất tranh nhi thiện thắng” đang thành công trong bước đường đầu.

        Có kẻ cho rằng Lão Tử không siêu thoát bằng Trang Tử. Nói thế không đúng. Thực sự thì trong Đạo Đức Kinh, ta thấy Lão Tử ít nói về vấn đề siêu thoát, mà bàn rất nhiều về phương trị nước, tức là về phần chính trị. Sở dĩ Lão Tử ít nói đến phần tâm linh siêu thoát, chẳng phải vì ông không biết sự quan trọng của vấn đề ấy, mà vì ông muốn đem Đạo vào chánh trị, mục đích duy nhất của ông trong khi trước tác. Cho nên, có người khuyên ta nên đọc Trang trước Lão sau, thiết nghĩ cũng không phải là không có lý do chánh đáng. Người muốn áp dụng được phương pháp “Vô vi nhi trị” hay “Dĩ bất trị, trị thiên hạ” cần phải trước nhất thực hiện được ít nhiều cái Đạo nơi mình, nghĩa là cần phải là một bậc chân nhân “vô kỷ, vô công, vô danh” tức là người không còn tư tâm tư dục nữa. Đọc Trang trước Lão sau, tức là thực hiện Đạo theo từng giai đoạn: tự giác nhi giác tha. Hai học thuyết ấy bổ túc cho nhau. Trước phải “thoát tục” rồi sau mới “hoàn tục” để mà cứu dân cứu nước. Dù là Thích Ca hay Jesus cũng không làm khác hơn.

        A. Đạo là gì?

        Có lẽ Lão Tử là người đầu tiên trong các triết gia Trung Quốc đã dùng chữ Đạo 道 để chỉ cái nguyên lý tuyệt đối của Vũ Trụ đã có từ trước khi khai thiên lập địa, không sinh, không diệt, không tăng, không giảm. Đạo có thể quan niệm dưới hai phương diện: Vô 無 và Hữu 有. Vô, thì Đạo là nguyên lý của trời Đất, nguyên lý vô hình. Hữu, thì Đạo là nguyên lý hữu hình, là Mẹ sinh ra vạn vật: Vô danh thiên Địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu (無名天地之始, 有名萬物之母).

        Đạo, là một nguyên lý hoàn toàn huyền diệu siêu hình và bất khả tư nghị. Người ta không thể định danh nó, cho nên gượng mà dùng đến danh từ ấy để tạm chỉ định. Hễ dùng đến danh từ để chỉ định, tức là vật được chỉ định đã bị hạn định, cho nên dùng đến danh, là chỉ để áp dụng cho những phần tử của Đạo bị “phá” ra mà thôi. Nghĩa là chỉ để ám chỉ một khía cạnh nào, một bề mặt hay bề trái nào của cái Đạo Một, cái Đạo “không thể phân chia”.

        Cho nên muốn được Đạo, không còn thể dùng đến Lý trí, hiểu biết bằng sự so sánh, mà chỉ có thể hiểu biết được khi nào chính mình thực hiện được nó nơi bản thân: “Đạo mà nói ra được, không còn phải là Đạo “thường” nữa, Danh mà gọi ra được, không còn phải là Danh “thường” nữa” (道可道非常道, 名可名非常名) (chương 1).

        Như vậy, định cho Sự vật một cái tên (名) đó chỉ làm cho ta lìa xa với cái “chân diện mục” 真面目 của chúng, tức là cái Chân lý toàn diện của sự vật.

        Trong giới sắc tướng, thẩy đều biến động không dừng, không có sự vật nào mà không thay đổi hoặc mau hoặc chậm. Hay nói một cách khác, sự vật là vô thường 無常. Bởi vậy hạn định nó trong một danh từ “tịnh” là sai. Ở đây ta thấy Lão Tử chống lại với thuyết “chính danh” của Khổng Tử, và đề xướng thuyết “Vô danh”. Nghĩa là Lão Tử quan niệm sự vật trong đời theo sự “thực hiện” của sự vật, nghĩa là cái nhân sinh quan của ông là nhân sinh quan động (dynamique), không còn phải là nhân sinh quan tịnh (statique) nữa.

        Không có một danh từ nào, không có một ý tưởng nào, cũng không có một sự phán đoán về giá trị nào mà có thể gọi là Tuyệt đối cả. Thảy đều tương đối, nghĩa là bao giờ cũng có phần đối đãi của nó, tốt và xấu, thiện và ác, thị và phi, dài và ngắn, cao và thấp…

        “Hữu vô tương sanh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương khuynh, âm thinh tương hòa, tiền hậu tương tùy” (有無相生, 難易相成, 長短相形, 高下相傾, 音聲相和, 前後相隨) chương 2)(13)

        “Thiên hạ giai tri mỹ chi vi mỹ, tư ác dĩ; giai tri thiện chi vi thiện, tư bất thiện dĩ” (天下皆知美之為美, 斯惡已; 皆知善之為善, 斯不善已).

        (Thiên hạ đều biết tốt là tốt, thì đã có xấu rồi. Đều biết lành là lành, thì đã có cái chẳng lành rồi).

        Cặp tương đối ấy luôn luôn nằm sẵn trong mọi sự mọi vật, và bất cứ trong đời sống ta lúc nào cũng thấy nó hiện lên và thường gây cho lòng ta nhiều tranh chấp vì mâu thuẫn. Ta há không nhận thấy rằng lòng ta là cả một cái gì “mâu thuẫn” hay sao? Vừa thương mà cũng vừa không thương, vì trong thâm tâm ta cảm thấy mất tự do khi bắt đầu yêu ai một cách tha thiết. Biết bao lần khi lòng thì thuận, mà miệng thì chối từ, hoặc miệng thì “ừ”, mà lòng không thuận! Cái gì đã khiến cho ta vừa cười vừa khóc, và tiếng khóc tiếng cười thường lại giống nhau?... Phải chăng vì cảm xúc của ta mà lên đến cực độ lại càng giống
        nhau không thể phân biệt, nhất là trong sự yêu ghét! “Thương nhau lắm, cắn nhau đau”: tình yêu tha thiết thường lại dường như giống với sự oán thù! Cho nên mới nói: “ghét là cái bề trái của cái thương” và thương ghét, tựu trung là một. Đời sống nội tâm của con người khi Đạo bị chia lìa là một bầu “mâu thuẫn”, và vì thế “Sống là khổ”, bởi “thương” là khổ mà “ghét” cũng khổ. Và chỉ khi nào lòng ta không còn chia rẽ nữa, trở về sống được trong cái Sống Một, thì mới mong giải quyết được vấn đề phân chia Nhĩ Ngã.

        Cho nên, đó là cái học chạy theo thị phi, thiện ác, cái học chi li phân tán, cái học nhị nguyên, cái học mà người muốn trở về với Đạo phải “vứt bỏ”. Chương 20 có viết: “Tuyệt học vô ưu, duy chi dữ a, tương khứ kỷ hà? Thiện chi dữ ác, tương khứ nhược hà?”(絕學無憂, 唯之與阿, 相去幾何? 善之與惡, 相去若何?) (14). Lão Tử khuyên ta, nếu muốn được Đạo, đừng có nhìn sự vật bằng cập mắt nhị nguyên chia phân nhĩ ngã, mà phải nhìn thấy thẩy đều là Một. Con người mà càng chạy theo cái học phân tán sẽ bị tâm hồn rối loạn vì hay phân biệt và biện biệt.

        Cũng vì nhìn đời với cập mắt nhị nguyên nên gặp phúc thì mừng, gập họa thì buồn, mà không hay rằng phúc đấy họa đấy cũng không chừng, hay họa đấy phúc đấy cũng biết đâu! “Họa hề phúc chi sở ỷ, phúc hề học chi sở phục) (禍兮福之所倚, 福兮禍之所伏)(15) (Chương 58). Ôi! Phúc rồi họa, họa rồi phúc... sự vật bao giờ cũng phản biến. Nghĩa là hễ biến, thì biến thành cái đối đích của nó. Tục ngữ của dân gian có câu: “Nay cười, mai khóc”. Và có nhận rõ được cái luật phản biến ấy của sự vật trên đời, thì được không nên vội mừng, mất không nên vội buồn... Nhờ vậy mà lòng mới bình tĩnh thản nhiên trước mọi biến cố của cuộc đời.

        Cái mà Lão Tử chống đối là sự nhìn cuộc đời bằng Lý Trí, tức là nhìn cuộc đời bằng khối óc chia phân Thiện Ác, Vinh Nhục, Thị Phi, Cao Thấp... Cho nên, muốn được Đạo, muốn có hạnh phúc thật sự, phải bỏ cái óc chia phân sự vật, mà Lão Tử gọi là “giải kỳ phân” (解其分) để mà thấy được sự “huyền đồng” (玄同) của tất cả sự vật.
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      12. #10
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Cái lập trường chống Lý trí của Lão Tử, là do nơi kinh nghiệm thuần túy tâm linh của ông. Tri thức không bao giờ đạt đến cái lẽ Tuyệt đối. Nguyên lý cùng tột của Vũ trụ Vạn Vật, tức là Đạo. Cho nên, những kẻ dùng đến Trí để mà hiểu Đạo là người Ngông. Đó là ông chống đối cái học la tập, cái học chủ Trí của người đời. Bậc Thánh nhân sở dĩ đạt đến trạng thái Tuyệt đối chỉ vì nhờ biết rõ mình là kẻ mắc cái “bệnh” nhị nguyên, cái “bệnh” phân tán, nên phòng ngừa mà tỉnh ngộ: “Phù duy bệnh bệnh, thị dĩ bất bệnh” (16) (夫唯病病, 是以不病) (chương 71). Phương pháp giải thoát, theo Lão Tử, là phương pháp tiêu cực: đừng sa vào cái tập niệm nhị nguyên, tức là gần được với Đạo rồi đấy. Và như vậy, cái mà theo Lão Tử gọi là cái học cao nhất lại giống như sự ngu dốt. Chương 45 ông nói: “Đại trực nhược khuất, đại xảo nhược chuyết, đại biện nhược nột” (大直若屈, 大巧若拙, 大辯若訥)(17) . Hai chữ “dường như” cần phải nên chú ý. Dùng lời nói danh từ của giới nhị nguyên để diễn tả cái mà ta không thể phân chia (là Đạo) thật là một việc rất khó. Bởi vậy, Lão Tử thường phải mượn lối nghịch thuyết để nói về chân lý. Như khi ông nói: “Hữu sinh ư Vô” 有生於無 (18) hoặc “đại thành nhược khuyết” 大成若缺 (19), “đại doanh nhược xung” 大盈若沖(20) . Và đây là lối mà các đại triết gia biện chứng Tây Phương cũng thường dùng để miêu tả cái chân lý “động” và “trở nên” không phút nào im lặng, như Heraclite (Hy Lạp), trong câu: “Những cuộc đại thắng là những cuộc đại bại” (21) .

        Câu “đại doanh nhược xung” (đầy tràn, lại dường như trống không) là chỗ mà Lão Tử muốn bảo Đạo trùm lắp Trời Đất Vũ Trụ, nhưng không làm sao thấy được, nên gần như “không có” gì cả. Để diễn tả cái chỗ “không không” đó và công dụng của nó, ở chương 11, ông ví nó như cái ổ trục” của bánh xe, cái khoảng “không” của chén bát, cái chỗ “trống” của buồng the: “Tam thập phúc, cộng nhất cốc, đương kỳ vô, hữu xa chi dụng. Duyên thực dĩ vi khí, đương kỳ vô, hữu khí chi dụng. Tạc hộ dĩ vi thất, đương kỳ vô, hữu thất chi dụng…” (三十輻, 共一轂, 當其無, 有車之用. 埏埴以為器, 當其無, 有器之用.鑿戶牖以為室, 當其無, 有室之用. 故有之以為利, 無之以為用) (22) Đạo, thì hư vô, nhưng mà cái Đức của nó thì là nguồn gốc sinh ra trời đất vạn vật. Chữ Đức 德 ở đây có nghĩa là “mầm sống ngấm ngầm” theo nguyên nghĩa của nó, chứ không còn phải với cái nghĩa luân lý thông thường nữa. Thật vậy, ông nói: “Khổng Đức chi dung, duy Đạo thị tùng” (Dáng của Đức lớn, thì theo cùng với Đạo) 孔德之容, 惟道是從. (23) Một chỗ khác, ông nói: “Đạo sinh chi, Đức súc chi, trưởng chi dục chi, đình chi độc chi, dưỡng chi phúc chi...” 道生之, 德畜之, 長之育之, 亭之毒之, 養之, 覆之… (24) Đạo thì sinh mà Đức thì nuôi nấng và đùm bọc. Bởi vậy mới thường gọi là Huyền tẫn 玄牝 (mẹ nhiệm mầu).
        -----------
        (13) Có không cùng sanh, khó dễ cùng thành, ngắn dài cùng sánh, cao thấp cùng chiều, giọng tiếng cùng hoạ, trước sau cùng theo.
        (14) Dứt học, không lo. Dạ và ơi khác nhau chỗ nào? Làng với dữ khác nhau ở đâu?
        (15) Hoạ là chỗ dựa của Phúc, Phúc là chỗ dựa của Họa.
        (16) Biết đó là bệnh, thì không bệnh nữa.
        (17) Rất thẳng dường như cong, rất khéo dường như vụng; rất hùng biện dường như ấp úng (Chương 45).
        (18) “Có” sinh nơi “không”.
        (19) Thành tựu mỹ mãn dường như dở dang.
        (20) Đầy tràn dường như trống không (Chương 45)
        (21) Les plus grandes victoires sont, en même temps, les plus grandes défaites (Héraclite).
        (22) Ba chục căm, hợp lại một bầu, nhưng nhờ chỗ “không” mới có cái dùng của xe. Nhồi đất để làm chén bát, nhờ chỗ “không” mới có cái dùng của chén bát. Khoét cửa nẻo, làm buồng the, nhờ chỗ “không” mới có cái dùng của buồng the… (XI0).
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      13. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "annhien" về bài viết có ích này:

        Minh An (29-06-14)

      Trang 1/6 123 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Niên nguyệt nhật thời phi tinh & Thần Sát
        By vanhoai in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 40
        Bài mới: 23-10-23, 16:33
      2. Trả lời: 27
        Bài mới: 18-09-16, 04:06
      3. Lưu nguyệt phi tinh
        By minhtienql in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 2
        Bài mới: 03-03-12, 16:05
      4. niên nguyệt phi tinh
        By vanhoai in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 14
        Bài mới: 26-03-10, 15:02
      5. cái cười của thánh nhân(NGUYỂN DUY CẦN)
        By vanti67 in forum Nghệ Thuật - Triết Lý
        Trả lời: 11
        Bài mới: 10-10-09, 00:16

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •