Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 2/2 đầuđầu 12
    kết quả từ 11 tới 12 trên 12
      1. #11
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Đến từ
        GB
        Bài gửi
        162
        Cảm ơn
        1,746
        Được cảm ơn: 205 lần
        trong 82 bài viết

        Default

        U mặc mà càng được bao trùm rộng rãi ra thế nhân bao nhiêu càng lại được nhiều kẻ đồng tình bấy nhiêu, bởi vì trong đám người nghe không ai thấy là chính cá nhân mình bị chỉ trích. Cho nên u mặc mà cao là khéo nói những chuyện bông lông, không nhằm vào một cá nhân hay một đoàn thể nào cả. Lấy việc xưa mà nói việc nay, cũng như lấy mình làm mục tiêu chế nhạo thì không ai nhột nhạt khó chịu và oán ghét. Vì vậy mà thường văn chương u mặc hay có tính cách ngụ ngôn và tự trào

        "Sô Kỵ, người nước Tề, tướng cao, mặt mũi khôi ngô. Một buổi sáng soi gương, hỏi vợ:

        - Ta đẹp hay Từ công đẹp?

        Vợ đáp:

        - Tướng công đẹp, Từ công sao sánh được?

        Kỵ không tin, hỏi lại người thiếp, thiếp nói:

        - Từ công sánh gì nổi Tướng công!

        Có khách đến, Kỵ cũng hỏi thế. Khách đáp:

        - Từ công đẹp sao bằng ngài!

        Hôm sau Từ công đến chơi. Kỵ nhìn kỹ, biết mình không bằng. Lại soi gương càng thấy mình kém xa"

        Ngẫm nghĩ rồi vào triều, tâu với Tề vương:

        - Thần vốn biết dung mạo không bằng Từ công, vậy mà vợ thần vì yêu, thiếp thần vì sợ, khách thần thì muốn cầu cạnh, đều nói thần đẹp hơn. Nay nước Tề, đất vuông ngàn dặm, thành quách trăm hai, trong cung không ai là không yêu đại vương, bốn phương không ai là không mong chờ đại vương. Như vậy, đủ thấy người ta đã che mắt đại vương rất nhiều rồi vậy!

        Chỗ u mặc của Sô Kỵ, là biết lấy các việc mình bị "che mắt" hoặc tự tạo ra để cảnh tỉnh sự bị "che mắt" của người khác, không riêng gì là của một ông vua, mà tất cả mọi người.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "vanti67" về bài viết có ích này:

        tom (03-10-09)

      3. #12
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Đến từ
        GB
        Bài gửi
        162
        Cảm ơn
        1,746
        Được cảm ơn: 205 lần
        trong 82 bài viết

        Default

        U Mặc Và Tình Thương

        Tiếng cười u mặc vì vậy, có thêm một đặc điểm thứ ba là tình thương
        Tiếng cười u mặc là tiếng cười ôn nhu hòa hoãn, phát tự tâm linh siêu thoát, vượt lên xa những cái nhỏ nhen cố chấp của người đời.

        Nếu châm biếm hài hước mà có tính cách cá nhân sẽ không còn phải là tinh thần u mặc nữa. Bởi vậy, những câu châm biếm có tính cách chua cay ác độc, hằn hộc nguyền rủa không phải là u mặc.

        Tình cảm của u mặc là siêu thoát, là đạt thấu nhân tình đạo lý, người đọc văn không thể không vui mà nhận nó, như trường hợp Tề vương trên đây. Nguyền rủa, trịch thượng thì lời nói nặng nề, thô lỗ, kẻ bàng quan dù có cho là lẽ phải cũng rất khó mà đồng tình. Cười cái điên của một cá nhân nào. Jean Paul Richter nói rất chí lý: "Dưới con mắt của nhà văn u mặc, không có cái điên nào cho ai cả, mà chỉ có lũ con người điên, và cả một thế giới điên loạn mà thôi"

        U mặc và phóng thích có nhiều chỗ gần nhau, nhưng không nên xem phúng thích là mục đích của u mặc. Phúng thích hay đi đến chỗ chua cay. Phải bỏ cái vẻ chua cay mà đạt đến một tâm cảnh trống không và hờ hững. Lại còn phải thêm một vài điểm từ bi nhà Phật là khác.

        Trào lộng u mặc phải có vẻ ôn hòa thuần hậu, có tính cách thương xót cho số phận của con người. Đùa cợt, nhưng không đùa cợt theo cách hằn thù định làm nhục đối phương, mà đùa cợt một cách âu yếm như bậc cha anh đùa những cái lầm khả ái của con em mình. U mặc là trào lộng với thâm ý làm cho giác ngộ. Công dụng của nó là lập đức, bởi vậy, trong tiếng cười có pha giọt lệ, hay nói cách khác, u mặc là "tương tiếu nhất thinh song lê lạc" là "những giọt lệ trong con mắt đang cười' (des larmes dans un oeil quy rít). Bên Espana, người ta khuyên nên đọc sách trào lộng của Xervantès ba lần: Lần thứ nhất để cười, lần thứ hai để suy nghĩ, lần thứ ba để khóc. Thiết nghĩ, đọc bất cứ văn trào lộng thượng thừa nào cũng vậy, đều cũng phải như thế mới được.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "vanti67" về bài viết có ích này:

        tom (10-10-09)

      Trang 2/2 đầuđầu 12

      Đề tài tương tự

      1. Lên trời hỏi về cái nghèo
        By Ducminh in forum Nghệ Thuật - Triết Lý
        Trả lời: 2
        Bài mới: 15-01-10, 08:35
      2. Chuyện cười trong cuộc sống hàng ngày
        By vhkhoi in forum Thư Giãn - Giao Lưu
        Trả lời: 0
        Bài mới: 14-10-09, 19:58
      3. Trả lời: 11
        Bài mới: 05-10-09, 14:15
      4. Cái này là cái gì...?
        By eyca2004 in forum Thư Giãn - Giao Lưu
        Trả lời: 4
        Bài mới: 30-08-09, 13:35
      5. Trả lời: 0
        Bài mới: 29-07-09, 10:04

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •