Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 3/3 đầuđầu 123
    kết quả từ 21 tới 23 trên 23
      1. #21
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        1) NẠN ÂM HỘI ÁCH
        Ta tính Nạn Âm Hội Ách trước vì phần Âm Khôn đã dược biết ở trên. Như đã tính thì vòng Đại du thứ 2 của Thái âm Đinh bắt đầu sau năm (-34) + (+288) tức là sau năm 00.000.254. Trong 36 năm đầu của vòng này thì nó thuộc quẻ Khôn. Tính vòng Tiểu du của Thái dương Ất trong 36 năm này thì có 2 lần nó nằm ở quẻ Khôn :
        Lần 1 là các năm 00.000.256, 00.000.257, 00.000.258.
        Lần 2 là các năm 00.000.280, 00.000.281, 00.000.282.(sau lần 1 là 24 năm)
        Trong những năm này thì Âm Khôn gặp Dương Khôn tức là Khí Âm thuần âm, còn Khí Dương bị tuyệt dương dẫn đến năng lượng Các Hành tinh cực đại, còn năng lượng Mặt trời cực tiểu nên đã xảy ra 2 lần hội ách cách nhau 24 năm
        Như vậy cũng sẽ có:
        Năm 00.000.256 + 288 là năm hội ách lần 3
        và năm 00.000.280 + 288 là năm hội ách lần 4.....
        Cứ thế sau 288 năm ta sẽ có Nạn Âm Hội Ách tiếp theo .v.v...vì 288 thì chia hết cho cả 288 và 24.
        Nên ta suy ra cách tính Nạn Âm Hội Ách là : Muốn biết năm nào xảy ra hội ách thì lấy số tuế tích năm đó trừ đi 256 rồi chia cho 288. Số dư là một số nhỏ hơn 288, ta đem cộng với một số X nào đó để tổng bằng 288 thì " từ năm ấy cộng với X năm " sẽ được năm xảy ra hội ách lần đầu. Sau đó cộng thêm 24 ta sẽ được năm xảy ra hội ách lần sau.
        Ví dụ: Năm nay 2009 là:
        (10.155.926 - 256 ) : 288 = 35262 dư 214.
        Mà 214 + 74 = 288
        Vậy năm 2009+74 = 2083 là năm bắt đầu xảy ra Nạn Âm hội ách lần đầu.
        và năm 2083+24 = 2107 là---------------------------------------------------------- lần sau.
        Theo cách tính này thì Hội ách chỉ xảy ra trong 3 năm mà thôi, vì sau 3 năm thì phần Dương đã chuyển qua quẻ Khảm nên Khí không còn Tuyệt Dương nữa.
        2) NẠN DƯƠNG HỘI ÁCH
        Tương tự Nạn Âm, nhung ta phải tìm 36 năm đầu tiên mà Thái âm Đinh nằm ở quẻ Càn vì những năm này thì Khí Âm bị tuyệt Theo cách tính đã biết thì đó là 36 năm từ 00.000.075 đến hết năm 00.000.110. Trong những năm này thì Thái dương Ất nằm ở quẻ Càn 2 lần:
        Lần 1 là năm 00.000.075.
        Lần 2 là 3 năm 00.000.097, 00.000.098, 00.000.099 tức là sau lần 1 là 22 năm.
        Vậy ta có 2 lần xảy ra hôi ách cách nhau 22 năm vì trong những năm trên thì Khí Dương thuần dương còn Khí Âm bị tuyệt âm (nên năng lượng Mặt trời cực đại còn năng lượng Cac Hành tinh cực tiểu ). Và cứ thế sau từng 288 năm ta cũng có sự lặp lại như thế...v.v....
        Tacũng suy ra cách tính Nạn Dương Hội Ách là:

        Muốn biết năm nào xảy ra Nạn Dương Hội Ách thì lấy số tuế tích năm đó trừ đi 75 rồi chia cho 288, xong lấy số dư + một số X năm nào đó để tổng bằng 288 thì " từ năm ấy + Xnăm " ta sẽ được năm xảy ra hội ách lần đầu. Sau đó cộng thêm 22 thì sẽ được năm xảy ra hội ách lần sau
        Ví dụ Năm 2009 là:
        ( 10.155.926 -75 ) :288 = 35263 dư 107
        Mà 107 + 181 = 288
        Nên năm 2009 + 181 = 2190 là năm xảy ra hội ách lần đầu
        và năm 2190 + 22 =2212 ----------------------------------------sau
        Theo cách tính này thì hội ách lần đầu tiên chỉ xảy ra 1năm ( vì khi Thái âm Đinh tới Càn lần đầu tiên thì Thái dương Ất đã ở Càn năm thứ 3) còn lần thứ 2 là 3 năm. Các vòng tiếp theo sau từng 288 năm thì cũng thế...v.v...
        Cũng theo 2 cách tính cho 2 nạn Âm Dương này ta thấy: Từ năm Nạn Âm lần đầu đền năm Nạn Dương lần đầu thì luôn cách nhau 106 năm như từ 2083 đến 2190 là 106 năm nên các nhà sưu tạp lai TS TATK đời sau do không lý giải dược đã đem Râu ông nọ chắp cằm bà kia "gọi Nạn Âm Lục thành nạn Âm Bách Luc.Thật là tai hại vậy!. Tên chính xác của nạn ách phần âm là Âm Lục mà thôi.

        Và cũng thế : Nếu tính từ Nạn Âm lần đầu đến Nạn Dương lần sau thì luôn đúng chẵn là 130 năm như từ 2083 đến 2212 là 130 năm chẵn nên họ đã lấy con số này làm số doanh sai ! ! ! ( thì cũng đúng là sai thật vậy ! )
        Còn con số 456 là số ước lược 1/10 của 4560 mà 4560 là tổng số năm của 9 nạn vì theo họ hiểu 2 từ Dương Cửu thì phải có 9 nạn.với số năm cho từng nạn là : 106, 374, 480, 720, 720, 600, 600, 480, 480. Ta thấy cách hiểu 9 nạn theo từng chu kỳ là đã sai với sự chuyển quẻ của 2 vòng Tiểu du và Đại du rồi, chưa kể cách tính 2 vòng này của họ lại chẳng liên quan gì đến các con số trên cả nên chắc chắn là họ đã thêm thắc vào để huyền bí hoá môn cổ học này thông qua con số 106 đầu tiên mà thôi.
        Theo thiển ý là như thế, bạn nào có thể lý giải rõ ràng xin đưa lên để mọi người cùng học hỏi thêm......
        Một vấn đề cuối cùng cần phải phân biệt là : Người xưa đã xem vùng Địa bàn Giáp của họ là đại diện chuẩn nhất cho Tâm bảng bảng Lạc thư ( Hệ Bắc cực ) nên 2 nạn trên là họ tính toán cho vùng ấy là chính.Quẻ Cấn theo địa bàn thì chỉ cho phương Đông bắc tính từ Tâm ( vùng Động đình hồ ngày nay ) mà ra .Nhưng căn cứ trên nguyên lý tính toán để áp đặt vào địa bàn chuẩn của họ thì quẻ Cấn là đại diện cho quả đất nên ta củng có thể dùng 2nạn trên cũng như các quẻ Tiểu du và Đại du hằng năm để đánh giá tình hình năng lượng chungnhất cùa HMT tác động vào quả đất vậy: Khi địa bàn Giáp bị Nạn Dương hội ách nóng lên 1 độ thì toàn thế giới năm ấy nhiệt độ cũng phải tăng lên trên dưới 1 độ chút ít chứ không thể không thay đổi được.....
        Tuy vậy nhưng quả đất chúng ta còn có từ trường tương tác lại với năng lượng HMT nữa, rồi còn tuỳ thuộc vào địa hình sông suối, ao hồ biển cả từng vùng nữa nên Thuật số này cũng chỉ tính toán đại lược thôi.

        Thiện Nhơn
        (copy từ tuvilyso.net)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        trung1521980 (09-11-15)

      3. #22
        Tham gia ngày
        Mar 2015
        Bài gửi
        135
        Cảm ơn
        79
        Được cảm ơn: 13 lần
        trong 13 bài viết

        Default

        Chào Bác htruongdinh,

        Theo bài dưới về phối tiết khí với quái hậu thiên của bác khác với bài của tác giả VinhL :http://huyenkhonglyso.com/showthread.php?t=3272
        như tiết Lập xuân phối quái Cấn (tại mục số #5)
        Cấn 8
        ------------- Th, Tr, Hạ
        Lập Xuân: *** 8 – 5 – 2
        Vũ Thủy: **** 9 – 6 – 3
        Kinh Chập: ** 1 – 7 – 4

        =>còn bên dưới của Bác phối quái Chấn.

        lậpthu-xử thử-bạch lộ phối quái Khôn(tại mục số #5)
        Khôn 2
        ------------- Th, Tr, Hạ
        Lập Thu:***** 2 – 5 – 8
        Xử Thử:****** 1 – 4 - 7
        Hàn Lộ:****** 9 – 3 - 6

        =>còn bên dưới của Bác phối quái Đoài
        ...
        Bác và ACE cho mình hỏi sự khác nhau về phối quái với tiết khí?

        Thanks,
        M.Tu


        Trích Nguyên văn bởi htruongdinh Xem bài gởi
        Tiết khí là một đơn vị thời gian. Mỗi tiết 15 ngày, chia làm 3 hậu, vậy mỗi hậu chia làm 5 ngày. Quy đổi ra 12*5=60 giờ âm lịch. Trong một tiết hậu đầu gọi là thượng nguyên là khí lúc bắt đầu sinh. Hậu thứ 2 gọi là trung nguyên là lúc khí đang thịnh đã trưởng thành. hậu thứ 3 hạ nguyên, khí đã suy tàn.
        một năm có 4 mùa Xuân, hạ , Thu, Đông, mỗi mùa có 6 tiết, mỗi tháng có 2 tiết khí. Một năm có 24 tiết khí chia ra 12 tiết thuộc dương, 12 tiết thuộc âm.

        12 tiết thuộc dương bắt đầu từ đông chí là lúc bắt đầu khí dương sinh, cho đến ngày trước của tiết hạ chí
        Tiết Đông chí, Tiểu Hàn, Đại Hàn, 3 tiết này phối quẻ Khảm.
        Tiết lập xuân, Thanh Minh, cốc vũ thuộc Chấn
        Tiết Lập Hạ, Tiểu mãn, Mang chủng thuộc Tốn.

        12 Tiết thuộc âm bắt đầu từ Hạ chí là lúc khí âm bắt đầu sinh đến ngày trước tiết Đông chí.
        Tiết hạ chí , Tiểu thử, Đại thử thuộc Ly.
        Tiết lập thu, Xử thử, Bạch lộ thuộc Đoài.
        Tiết lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết thuộc Càn.

        Chú ý: thực ra một tháng âm lịch có 2 tiết khí, Phần đầu gọi là tiết, phần sau gọi là khí. Tháng nhuận là tháng không có trung khí, Trung khí thì dương bắt đầu sinh. Tuỳ từng môn trong phương đông ngưòi ta quy định khởi đầu của tháng Dần trong năm,
        ví dụ như trong Độn giáp ứng tháng Dần Tiết Lập xuân, khí vũ thuỷ.
        Ví dụ trong lục nhâm đại độn tháng dần Khởi Khí Vũ thuỷ, tiết Kinh chập.Những thần sát của Lục nhâm lại vẫn xử dụng Dần là tiết Lập xuân, khí Vũ thuỷ.
        Nếu tiết khí có đủ 15 ngày thì có thể chia làm 3 hậu thương, trung, hạ nguyên.
        Trong trường hợp các tiết không đủ 15 ngày hoặc quá 15 ngày, thì người chiêm độn khi lập cục phải nắm 2 điều quan trọng.
        1, Tiết Lập xuân đến trước hay sau ngày mông 1 âm lịch.
        2,Các tiết có quá 15 ngày hay không đủ 15 ngày.

        TH 1: Tiết khí lập xuân đến trước hay sau ngày mồng một âm lịch thì phải căn cứ vào ngày , giwò Lập xuân để quyết định.
        TH 2: Các tiết khí không đủ 15 ngày hoặc quá 15 ngày. Thường thì các tiết khí có đủ 15 ngày chia làm thượng, trung, hạ nguyên, mỗi nguyên 5 ngày.
        Trong trường hợp mỗi tiết khí chỉ có 13, 14 ngày hoặc 16, 17 ngày, thì cần phải biết những ngày thiếu hoặc thừa thuộc nguyên nào.
        Các nhà lịch pháp đặt phép tính "Tam nguyên phù đầu" để giải quyết vấn đề trên.
        Pháp như sau:
        1, Các can Giáp, kỷ gia với Tý, ngọ, mão , Dậu là thượng nguyên.
        2, Các can Giáp, kỷ gia với Dân, thân, tị, hợi là trung nguyên.
        3, Các can giáp, kỷ gia với Thìn, tuất , sửu, mùi là Hạ nguyên.
        Cách dùng: Trong trường hợp tiết khí thừa hay thiếu ngày , xem Can chi của ngày thừa , thiếu để biết ngày đó thuộc vào nguyên nào.
        Ví dụ Kỷ mão thuộc thượng nguyên.

        Muốn lập được phương trình độn giáp, phải biết ngày chiêm thuộc cục nào, như vậy phải biết ngày đó thuộc tiết khí nào.
        12 tiết khí từ Đông chí đến mang chủng là dương độn, 12 tiết từ hạ chí đến Đại tuyết là âm độn. Tức " Dương tiết ứng dương độn, âm tiết ứng âm độn".
        Sau khi xác định được ngày đó thuộc dương, âm độn phải xem ngày đó thuộc tiết khí nào, sẽ biết ngày chiêm thuộc cục nào.
        Tiết khí của một tháng âm lịch có thời gian bình quân chính xác là 30 ngày lẻ 5 giờ 2 khắc. Trong 24 tiết khí, khí dài nhất có 15 ngày le 16 giờ .
        30 Ngày lẻ 5 giờ 2 khắc chia 6 cục độn giáp thừa 5 giờ 2 khắc là sai số.

        Để giải quyết vấn đề này người xưa dùng "Siêu thần", "Tiếp khí", Trí nhuận " pháp.
        Thời gian một cục bình quân 5 ngày , nhật can của ngày đầu mỗi cục nhất định là can kỷ hoặc giáp. Khi định cục bắt đầu là can giáp tiếp đến ất, bính, đinh, mậu cả thảy 5 ngày. Cục tiếp theo kỷ, canh, tân, nhâm, quý 5 ngày . Cục tiếp theo lại từ giáp...
        Đối với địa chi có quy luật tính cứ bất kỳ tiết khí nào cục có tý , ngọ, mão, dậu thuộc thượng nguyên.
        Đối với địa chi có quy luật tính cứ bất kỳ tiết khí nào cục có Dần, thân, tị, hợi thuộc trung nguyên.
        Đối với địa chi có quy luật tính cứ bất kỳ tiết khí nào cục có Thìn, Tuất, sửu, Mùi thuộc hạ nguyên.

        Phối thiên can địa chi ta có quy luật sau:
        Trong mỗi tiết khí thiên can địa chi của thượng nguyên là Giáp tý, Giáp ngọ, kỷ mão,Kỷ dậu.
        Trong mỗi tiết khí thiên can địa chi của thượng nguyên là Giáp dần, Giáp thân, kỷ tị,Kỷ hợi.
        Trong mỗi tiết khí thiên can địa chi của thượng nguyên là Giáp thìn, Giáp tuất, kỷ sửu,Kỷ mùi.

        Thông thường ngày đầu của thượng nguyên trong mỗi tiết không phải là ngày đầu của của tiết khí. Có khi tới trước tiết, có khi đến sau tiết, hãn hữu chúng mới trùng nhau.
        Ta gọi ngày đầu của thượng nguyên trong tiết là "Phù đầu".
        Thì người xưa định nghĩa:
        "Chính thụ": Phù đầu và tiết khí cùng ngày.
        "Siêu thần": Phù đầu đến trước tiết khí.
        "Tiếp khí" :Phù đầu đến sau tiết khí
        "trí nhuận": Phù đầu đến sớm 9,10,11 ngày chỉ xảy ra ở hai tiết Mang chủng và Đại tuyết ( là hai tiết chuẩn bị chuyển hoá âm, dương cục).
        TH đó ta tính cục từ ngày phù đầu có tính thượng trung hạ. Nhưng đây là siêu cục và tính ở tiết đại tuyết hoặc mang chủng. Đến ngày giáp kỷ đầu của tiết mang chủng, đại tuyết ta lại tính thượng trung hạ bình thường. Như vậy phần ngày dư ra thuộc về tiết trước mang chủng, đại tuyết đươc tính cho tiết đại tiết mang chủng ở dạng siêu cục.

        nguyenvu
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Mathias" về bài viết có ích này:

        trung1521980 (09-11-15)

      5. #23
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Phần nguồn gốc của TÂTK sai be bét
        phần nói về siêu thần tiếp khí ; cũng không đúng khi cho thêm vào chữ SIÊU CỤC .
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 3/3 đầuđầu 123

      Đề tài tương tự

      1. Tìm hiểu Tứ trụ
        By kimcuong in forum Tử bình
        Trả lời: 51
        Bài mới: 09-01-11, 17:54
      2. Cháu / em cần thỉnh sư phụ về Kỳ Môn Độn Giáp
        By dualathlon in forum Thư Giãn - Giao Lưu
        Trả lời: 0
        Bài mới: 09-12-09, 00:34
      3. Tam Kỳ luận thế nào ?
        By Khôi Tinh in forum Tử bình
        Trả lời: 16
        Bài mới: 08-12-09, 12:38
      4. Tính cách theo 12 con giáp(sưu tầm)
        By tom in forum So tuổi Hôn nhân & Gia đình
        Trả lời: 19
        Bài mới: 03-12-09, 07:09
      5. Nhờ ai cao tay, hiểu rộng giúp đỡ!
        By Kyti in forum Nhờ xem Tử Vi
        Trả lời: 6
        Bài mới: 19-11-09, 02:50

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •