Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 4 trên 4

      Threaded View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default Lương y Nguyễn Hữu Khai

        Lương y, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai sinh ngày 08/01/1953 (tức ngày 23/11 năm Nhâm Thìn, tại Thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây trong một gia đình nông dân nghèo. Tuổi thơ của ông đã trải qua nhiều thiếu thốn như những đứa trẻ chăn trâu khác trong làng với những củ khoai, củ sắn thay cơm hàng ngày. Tuy nhiên, tư chất thông minh, sáng tạo, ham học hỏi và không hề biết khuất phục trước những khó khăn đã sớm có trong con người ông. Năm 1971, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông lên đường nhập ngũ. Sau đó, ông được chuyển về học Đại học Kiến trúc. Định mệnh dành cho ông không phải là một kiến trúc sư mà là một thầy thuốc Tâm - Đức cứu người, giúp đời. Không thể đành lòng thấy bà nội bị đau bụng kinh niên, chữa chạy mãi không khỏi, đứa em gái mắt bị kéo màng, rồi anh em họ hàng cùng bà con làng xóm ốm đau bệnh tật nhiều, hao tán hết gia tài mà bệnh vẫn không lành…ông đã lẳng lặng bỏ nhà, vượt biên sang Trung Quốc quyết tâm tìm thầy thuốc giỏi để học nghề. Gần 10 năm kiên trì bên xứ người, học thuốc và luyện võ, năm 1982 ông đã trở về quê hương dành hết tâm huyết khám bệnh và chế thuốc, cứu chữa cho hàng trăm người trong vùng khỏi bệnh. Tiếng lành đồn xa, không chỉ dân các vùng lân cận mà cả người từ Hà Nội lặn lội tới xin ông chữa bệnh. Nhưng với “lý lịch xuất ngoại không bình thường” lại khám chữa bệnh trong điều kiện không có văn bằng, chứng chỉ nên ông đã bị đình chỉ hành nghề. Người thường có thể suy sụp nhưng ông càng không thể đầu hàng số phận, đó cũng là khoảng thời gian quý giá để ông tiếp tục nghiên cứu y, dược lý từ những cuốn sách cổ, kinh nghiệm chẩn trị bệnh của các bậc thầy và kiểm chứng kiến thức qua thực tế chữa trị bệnh cho nhân dân. Tháng 8/1984, ông đã quyết định xa quê lập nghiệp, theo đoàn kinh tế mới vào Nam và làm việc tại Trạm Y tế Công ty Cao su Dầu Tiếng - Sông Bé.

        Năm 1984 Lương y Nguyễn Hữu Khai từ khu kinh tế mới vào TPHCM hành nghề xem mạch, kê đơn, châm cứu và tham gia hội Đông y Quận I. Tại Câu Lạc bộ quận I, Lương y Nguyễn Hữu Khai đã được Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Đông y trọng dụng giao cho việc tổ chức các buổi thuyết trình về y lý để bổ túc kiến thức cho thành viên câu lạc bộ, đồng thời xem mạch kê đơn tại trạm y tế phường 18 quận I, sau đó chuyển về phòng chẩn trị quận I xem mạch kê đơn.

        Năm 1985 Hội chữ thập đỏ quận 5 mời về làm trưởng phòng chẩn trị y học cổ truyền và mở lớp bồi dưỡng kiến thức y học cổ truyền cho hội viên.Năm 1987, Bệnh viện Y học dân tộc TP. *** mở lớp mạch lý phương dược để bồi dưỡng kiến thức cho các thầy thuốc y học cổ truyền. Tại đây Lương y Nguyễn Hữu Khai đã có cơ hội bộc lộ khả năng trình độ của mình được đồng nghiệp và học sinh mến phục, từ khắp các tỉnh lân cận TP. *** kéo về dự lớp. Khi khai giảng chỉ có 30 học sinh nhưng sau một tháng số học sinh tăng lên 400 người, phải chia thành 2 lớp và chuyển lên hội trường lớn để học. Sau đó lương y Nguyễn Hữu Khai được các tỉnh, thành phố mời về tham gia giảng dạy cho các trường, các lớp về kiến thức mạch lý phương dược. Số học sinh tốt nghiệp - nhiều người có điều kiện đã mở phòng chẩn trị riêng. Một số học viên không có điều kiện mở phòng mạch thường theo thầy Khai phụ việc. Để hỗ trợ cho các học viên đã mở phòng chẩn trị và tạo việc làm cho những học viên không có việc làm, lương y Nguyễn Hữu Khai đã tổ chức sản xuất thuốc hoàn tán tại 535/24 đường Nguyễn Tri Phương (nhà riêng của bác Hà Quốc Khánh – cán bộ công an. TP. Hồ Chí Minh). Bài thuốc đầu tiên ra đời đó là thuốc phục hồi chức năng gan, trị mẩn ngứa, dị ứng, viêm gan… thuốc được giới thiệu và bán theo hình thức “sơn đông mãi võ” và chủ yếu phục vụ tại các bến tầu, bến xe. Khi được thị trường chấp nhận, doanh số tăng, anh em đề nghị thầy Khai đặt tên thuốc. Vì thuốc được ra đời vào năm 1988 (Mậu Thìn) là năm con rồng và chữa bệnh gan (thuộc hành mộc) nên thầy Khai đặt tên là thuốc “Mộc long”. Nhờ Hội Chữ thập đỏ quận 5 giúp đỡ, cơ sở chuyển về 64 đường Trần Phú – TP. ***, sau đó phát triển thêm 4 loại nữa:

        - Kim long (trị viêm mũi, viêm xoang).

        - Thủy long (trị sỏi thận).

        - Hỏa long (trị phong thấp viêm khớp).

        - Thổ long (cốm bổ trẻ em).

        Đủ bộ Ngũ hành (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ). Lúc này các sản phẩm đã có thị trường. Nhân viên tiếp thị đề nghị thầy Khai đặt tên cho cơ sở sản xuất. Do sản xuất 5 loại thuốc có tên là “Long” nên cơ sở được đặt tên là: “Nhà thuốc Ngũ Long”. Sau này phát triển thêm hơn chục sản phẩm mang tên con rồng nên đã đổi tên là: “Nhà thuốc Bảo Long”.

        Lúc này nhà thuốc Bảo Long bị nhiều đối thủ cạnh tranh tiêu cực và đã phải ngưng hoạt động, sau đó lương y Nguyễn Hữu Khai được Xí nghiệp Đông Nam dược quận 3 – TP. Hồ Chí Minh mời về hợp tác để sản xuất các sản phẩm Bảo Long tại 168 Cách mạng tháng Tám, sau đó chuyển sang 63 đường Nguyễn Thông – TP. ***, sau đó lại phải chuyển sang thuê cơ sở của Xí nghiệp dịch vụ Sở Nhà đất tại 83 Lý Chính Thắng. Rồi một lần nữa lại bị phản phúc, thầy trò Nguyễn Hữu Khai lại phải dạt vào nhờ thế lực quân đội và trở thành một phân xưởng Đông dược của Xí nghiệp Dược phẩm Quân khu 7 tại đường Tô Hiến Thành. Sau đó do quy chế của Quân đội không cho hợp đồng với cơ sở ngoài lực lượng vũ trang nên Bảo Long lại phải ra đi…

        Năm 1990 trung tá Hà Quốc Khánh được Ban giám đốc Công an TP. *** ủng hộ, đã mời thầy trò Bảo Long về xây dựng xí nghiệp đời sống chuyên sản xuất thuốc y học cổ truyền. Ngày 01/6/1990 Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long được thành lập tại số 4 đường Nguyễn Cảnh Trân TP. Hồ Chí Minh (cổng sau của Công an TP. ***). Khi phát triển xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long đã phải thuê mặt bằng của trường Hành chính Quốc gia (đường Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp). Sau đó lại chuyển đi thuê cơ sở của Xí nghiệp đời sống thuộc trường Đại học Sư phạm (280 An Dương Vương, TP. ***). Năm 1992, Công an TP. Hồ Chí Minh đã giao toà nhà cao tầng tại 126 Hải Thượng Lãn Ông cho Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long. Đây là một cơ sở bề thế nhất. Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long lúc này do Trung tá công an Hà Quốc Khánh làm giám đốc, Ds Nguyễn Tuấn Khanh làm phó giám đốc Kỹ thuật; Lương y Nguyễn Hữu Khai làm phó giám đốc điều hành sản xuất. Nhưng một năm sau (năm 1993) nhà nước có chủ trương hạn chế lực lượng vũ trang làm kinh tế nên xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long phải chuyển thành Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long và phải chuyển về Ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hốc Môn.

        Công ty Đông Nam dược Bảo Long lúc này do lương y Nguyễn Hữu Khai làm giám đốc, Cử nhân Huỳnh Văn Hải (nguyên giảng viên của trường Đại học Sư phạm TP. ***) làm phó giám đốc. Sau đó Bảo Long đã phát triển thị trường ra các tỉnh phía Bắc, lập chi nhánh ở Hà Nội cũ và Hà Nội…
        thay đổi nội dung bởi: htruongdinh, 14-11-10 lúc 18:09
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        sonthuy (14-11-10)

      Đề tài tương tự

      1. Phong Thuỷ Là Môn Học Cổ Có Giá Trị
        By ASVN in forum Phong thủy II
        Trả lời: 2488
        Bài mới: 17-02-23, 09:23
      2. Trả lời: 28
        Bài mới: 09-09-15, 16:54
      3. Trả lời: 86
        Bài mới: 18-06-13, 15:20

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •