Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/2 12 cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 12
      1. #1
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Đến từ
        GB
        Bài gửi
        162
        Cảm ơn
        1,746
        Được cảm ơn: 205 lần
        trong 82 bài viết

        Default cái cười của thánh nhân(NGUYỂN DUY CẦN)

        [IMG][IMG]http://img19.imageshack.us/img19/7285/caicuoi.jpg[/IMG][/IMG]






        Phần Một

        Trào Lộng U Mặc Là Gì?


        Một nhà văn tây phương có viết:

        "Tình yêu là một vị thần bất tử,
        U mặc là một lợi khí,
        Cười là một sự bổ ích.
        Không có ba cái đó không đủ nói đến văn hóa toàn diện"

        Cười đùa quả là một sự bổ ích, u mặc quả là một lợi khí căng thẳng, ngột ngạt, cái khô khan của những chủ thuyết một chiều, cái máy móc của tâm hồn do văn minh cơ khí điều khiển uốn nắn... đang biến loài người thành những bộ máy vô hồn, không dám nói những gì mình nghĩ, không dám làm những gì mình muốn... mà chỉ thở bằng cái mũi của kẻ khác, nhìn bằng cặp mắt của kẻ khác, nghe bằng lỗ tai của kẻ khác... theo nghệ thuật tuyên truyền siêu đẳng của văn minh cơ khí ngày nay! Một con người hoàn toàn là sản phẩm của xã hội, chưa biết sống và dám sống theo ý mình... đó là mục tiêu chính mà u mặc nhắm vào.

        Chính u mặc đã khiến cho bà Roland, khi lên đoạn đầu đài đã "cười to" với câu nói bất hủ này: "Ôi Tự Do, người ta đã nhân danh mi mà làm không biết bao nhiêu tội ác!"

        Lâm Ngữ Đường, mà trí thức Trung Hoa tặng cho danh hiệu "u mặc đại sư" có nói: "U mặc là một phần rất quan trọng của nhân sinh, cho nên khi mà nền văn hóa của một quốc gia đã đến một trình độ khá cao rồi ắt phải có một nền văn hóa u mặc xuất hiện".

        U mặc xuất hiện là để đặt lại mọi nghi vấn về các giá trị thông thường của xã hội mà đời nào cũng tự do là "văn minh nhất" lịch sử! Nhà văn Georges Duhamel khuyên người Tây Phương, trong hoàn cảnh hiện thời, cần phải đặt lại tất cả mọi giá trị của văn minh, vì chưa có xã hội nào trong văn minh lịch sử mà người trong thiên hạ điêu linh thống khổ bằng! Ở xã hội Trung Hoa ngày xưa, thời Xuân Thu Chiến Quốc, một thời đại điêu linh nhất đã phải sinh ra một ông Lão, một ông Trang, để đặt lại tất cả mọi giá trị của xã hội đương thời.

        Nhà văn họ Lâm cho rằng: "Tinh thần ở u mặc Trung Hoa ngày xưa cũng đã thấy bàng bạc ngay trong kho tàng ca dao Trung Quốc. Trong Kinh Thi, Thiên Đường Phong, một tác giả vô danh, vì thấy rõ cái "trống không" của cuộc đời hết sức vô thường của con người, đã trào lộng hát lên:

        Ngài có xe ngựa, sao không cưỡi, không tế...
        Đợi lúc chết rồi, kẻ khác hưởng đi mất thôi!

        Đó là một phần nào đã bộc lộ cái trạng thái u mặc.

        Nhưng phải đợi đến nhân vật chủ não là Trang Châu xuất hiện, mới có được một thứ văn chương nghị luận ngang dọc... mở ra cho người đời một thứ tư tưởng và văn học u mặc hẳn hòi. Trang Tử là thủy tổ của văn học Trung Hoa.

        Các tung hành gia như Quỷ Cốc Tử, Thuần Vu Khôn... điều là những nhà hùng biện trào lộng thật, nhưng vẫn chưa kịp phong thái u mặc thượng thừa của Trang Châu...
        thay đổi nội dung bởi: vanti67, 19-09-09 lúc 07:52
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "vanti67" về bài viết có ích này:

        tom (17-09-09),vanhoai (02-10-09)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Đến từ
        GB
        Bài gửi
        162
        Cảm ơn
        1,746
        Được cảm ơn: 205 lần
        trong 82 bài viết

        Default

        Nền văn Trung Hoa với "bách gia chư tử" đã phát triển rất mạnh. Người ta nhận thất rõ ràng có hai luồng tư tưởng khác nhau xuất hiện: Phái cẩn nguyện (Lấy lễ, nhạc, trang nghiêm, cung kính và nghị luận tuyệt đối một chiều làm chủ yếu), và phái siêu thoát (lấy tự do phóng túng, trào lộng u mặc, nghị luận dọc ngang làm yếu chỉ). Trong khi phái cẩn nguyện cúc cung tận tụy phó vua giúp nước, chăm chăm lấy sự "sát thân thành nhân", "lâm nguy bất cụ" làm lẽ sống, nhưng nhóm đồ đệ của Mặc Địch hay nhóm cân đai áo mão đồ đệ của Khổng Khâu, thì phái siêu thoát lại cười vang... cho bọn khép nép chầu chực ở sân rồng còn kém xa "loài heo tế", hoặc già như nhóm đồ đệ của Dương Chu, nhổ một sợi lông chân mà đổi lấy thiên hạ cũng không thèm, hoặc coi nhân nghĩa như giày dép rách, xem lễ là đầu mối của loạn ly trộm cướp...

        Phái Nho gia có thuyết tôn quân nên bị nhà cầm quyền khai thác lợi dụng, nhân đó mà có bọn hủ nho xuất hiện, được nhóm vua chúa nâng đỡ đủ mọi phương tiện.

        Nhưng, dù bị đàn hạc, bị bức bách đủ mọi hình thức, văn học u mặc chẳng nhưng không bị tiêu diệt lại còn càng ngày càng mạnh. Đúng như lời Lão Tử: "Tương dục phế chi, tất cố hưng chi". Cũng như văn trào lộng của nước Pháp ở thế kỷ mười tám sở dĩ được phát đạt một thời với những ngòi bút trào lộng bất hủ của Voltaire và Rousseau, phải chăng là "nhờ" nơi cái nhà ngục Bastille mà được vừa tế nhị, vừa rực rỡ! "Họa chung hữu phúc" là vậy!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "vanti67" về bài viết có ích này:

        tom (17-09-09)

      5. #3
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Đến từ
        GB
        Bài gửi
        162
        Cảm ơn
        1,746
        Được cảm ơn: 205 lần
        trong 82 bài viết

        Default

        Nguồn tư tưởng phóng khoáng của Đạo gia quá to rộng như đại dương, không sao đụng được trong những ao tù nhỏ hẹp, nó vượt khỏi thời gian không gian, ôm chầm vũ trụ, siêu thoát Âm Dương... không ai có thể lấy ngao mà lường biển. Cho nên tư tưởng Trung cổ về sau, dù đại thế của Nho gia được đề cao và chiếm địa vị độc tôn, cũng không làm sao ngăn trở nó được. Văn khí của u mặc hồn nhiên mạnh mẽ như giông to gió lớn, trước nó không một chướng ngại vật nào có thể đứng vững.

        Huống chi người Trung Hoa trí thức nào cũng có hai tâm hồn: Bên ngoài là một ông Khổng, bên trong là một ông Lão. Nho Lão cùng ở trong một người mà không bao giờ nghịch nhau. Hạng trung lưu, không một người Đông phương nào, cả Trung Hoa, Nhật Bản hay Việt Nam mà đọc lên bài "Quy khứ lai từ" của Đào Uyên Minh lại không biết thích thú, nhất là hạng người say mê trong con đường nhập thế. Ngày có làm, thì đêm phải có nghĩ, đó là định luật của thiên nhiên: "Nhật hạp nhật tịch vị chi biến". Văn học u mặc là "mở", văn học cẩn nguyện là "đóng", nghĩa là khép kính trong vòng tiểu ngã, trong các giáo điều luân lý tôn giáo, nguồn gốc sinh ra không biết bao nhiêu việc nhỏ nhen ích kỷ và giả dối.

        Văn học Trung Hoa, ngoài thứ văn học lăng miếu trong triều đình không kể, còn điều là thứ văn học rất đắc thế cho tư tưởng u mặc.

        Văn học trong miếu, thực ra, chưa đáng kể là văn học, vì nền văn học có linh tính chân thật phải đi sâu vào tâm tư con người để khám phá và cởi mở những khác vọng thầm kính của nó mà ước lệ giả tạo của xã hội cấm đoán. Để hòa đồng với thiên nhiên phải tránh xa lối văn nhân tạo. Đó là đặc điểm đầu tiên của u mặc.

        Ở Trung Hoa, nếu chỉ có nền văn học cẩn nguyện của Nho gia đạo thống mà thiếu nền văn học u mặc của Đạo gia, không biết văn học Trung Hoa sẽ cằn cõi khô khan đến bậc nào, tâm linh người Trung Hoa sẽ sầu khổ héo hắt đến chừng nào!

        Nhận xét trên đây của nhà văn họ Lâm rất đúng, không riêng gì cho Trung Hoa mà cho tất cả mọi nền văn học trên khắp địa cầu. Nhà văn Chamfort có viết: "Triết lý hay nhất là hỗn hợp được sự vui đời mà trào lộng chua cay với sự khinh đời mà độ lượng khoan hòa"
        thay đổi nội dung bởi: vanti67, 17-09-09 lúc 23:47
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "vanti67" về bài viết có ích này:

        tom (18-09-09)

      7. #4
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Đến từ
        GB
        Bài gửi
        162
        Cảm ơn
        1,746
        Được cảm ơn: 205 lần
        trong 82 bài viết

        Default

        U mặc là ngọn thanh phong trong những buổi trưa hè oi ả... của cuộc đời!

        Khổng Tử đi hỏi lễ Lão Tử. Lão Tử nói: "Lời nói của ông là lời nói của những kẻ nay đã xương tàn cốt rụi. Vả, người quân tử đắc thời thì đi xe, không đắc thời thì tay vịn nón lá mà đi chân. Ta nghe rằng kẻ buôn giỏi khéo giữ của quý như không có gì, người quân tử đức thạnh, dung mạo như người ngu. Họ khác với cái kiêu khí và đa dục của ông. Thái sắc ấy và dâm chí ấy không ích lợi gì cho ông cả! Ta sở dĩ báo cho ông biết có bấy nhiêu thôi".

        Đoạn văn trên đây của Tư Mã Thiên nói về Lão Tử và Khổng Tử, có cái ý vị trào lộng mà chua cay của người thời chiến quốc đối với hạng người thích làm thầy đời, chưa thể là văn u mặc thượng thừa. Phái siêu thoát, nếu lại nhập vào dòng yếm thế và phẫn thế, sẽ mất lần đi cái tinh thần chân chính của u mặc. Căn cứ vào tiêu chuẩn này, ta có thể nhận thấy rằng sách của Trang Tử gồm cả thảy ba mươi ba thiên, nhưng chỉ có nội thiên là toàn bích, phản ảnh đúng tinh thần u mặc thượng thừa của Trang Châu mà thôi. Các thiên chương khác, cũng có một số mà giọng trào lộng không kém Trang Châu, nhưng lại có giọng chua cay phẫn the (có thể do các tay Trang học, đạo theo lối văn u mặc của Trang), nên kém xa thần thái siêu thoát của Trang, như ở Thiên đạo chích chẳng hạn.

        Khổng Tử lắm lúc cũng tỏ ra tinh thần u mặc: Sau một thời gian bôn ba thuyết khách, cốt đem đạo học truyền bá cho hàng đế vương mà không thấy ai biết dùng đạo mình, bèn than: "Dư dục vô ngôn. Thiên hà ngôn tai!". Rồi khi bị dồn vào thế kẹt, lại trào lộng tự bảo "tri kỳ bất khả nhi vi chi!!"
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "vanti67" về bài viết có ích này:

        tom (18-09-09),vanhoai (18-09-09)

      9. #5
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Đến từ
        GB
        Bài gửi
        162
        Cảm ơn
        1,746
        Được cảm ơn: 205 lần
        trong 82 bài viết

        Default

        Bởi vậy, điều mà ta thích ở Khổng Tử, đâu phải lúc ông thiếu thời, sớm được thành công, đầy hăng say và tiểu khí ra tay giết Thiếu Chính Mão, mà chính ở vào lúc liên miên thất bại nhưng không mất vẻ trào lộng, thời mà ông không muốn chỉ "làm trái bầu treo lủng lẳng mà không ăn được!!". Vậy mà bọn hủ nho chỉ biết thích thú vỗ tay hoan nghênh cái ông Khổng Tử giết Thiếu Chính Mão, mà không biết thích cái ông Khổng Tử, với cái cười trào lộng, khen cái chí của Tăng Điểm " Tắm sông Nghi, hứng gió ở nền Vũ Vu, trên đường về, cùng nhau nắm tay ca hát!" Nghĩa là họ chỉ biết thích cái ông Khổng bên ngoài của ông Khổng, mà không biết thích cái ông Lão ở bên trong của ông Khổng, cái ông Khổng "tòng ngô sở hiếu"!

        Về sau Mạnh Tử cũng còn giữ được cái tính chất khôi hài khi ông " vượt bức tường đông để ôm chầm người con gái", điều mà bọn sĩ phu về sau không bao giờ dám hở môi.

        Đến sau này, bọn hủ nho lại càng ngày lại càng kém, không đủ để bàn đến. Ngay như Hàn Phi Tử, tuy có tính cách trào lộng, nhưng lại thiếu sự nhẹ nhàng tự nhiên, nên cũng không sao theo kịp u mặc. Đến như bọn Đông Phương Sóc, Mai Cao đều chỉ là hạng người hoạt kê trào phúng, chưa có đủ bản sắc u mặc thượng thừa.

        Mãi đến Vương Bật, Hà Án với tinh thần phóng khoáng của lão Trang, lại thêm có nhóm Trúc Lâm thất hiền tiếp tục khởi xướng, nên mới mở ra được cái phong thái thanh đàm, quét sạch được cái khí vị nặng nề móc meo của hủ nho thời ấy.

        Trong cái không khí tự do đó, tư tưởng đời Chu Tần được cơ hội khai phóng, biến thành một phong trào hoạt đàm tự thích, như cây cỏ được cái nắng mùa hạ mà xum xuê, để rồi tiến sâu vào cảnh vật mùa thu. Kết quả là cuối đời Tấn, một nhà thơ trào lộng u mặc thành thục Đào Tiềm xuất hiện. Theo nhà văn họ Lâm, thì "cái vẻ đạm bạc tự thích của Đào Tiềm không giống cái vẻ cuồng phóng của Trang Châu, cũng không có cái bi phẫn của Khuất Nguyên"

        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "vanti67" về bài viết có ích này:

        tom (19-09-09)

      11. #6
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Đến từ
        GB
        Bài gửi
        162
        Cảm ơn
        1,746
        Được cảm ơn: 205 lần
        trong 82 bài viết

        Default

        So sánh bài " Quy Khứ Lai Từ" của Đào Tiềm với các bài "Bốc cư", "Ngư phụ" của Khuất Nguyên, tuy điều là những bài văn cao quý như hoa thơm cỏ lạ, nhưng văn họ Đào không có cái hồn âm kịch liệt và ai phẫn của Khuất Nguyên.

        Họ Đào, như họ Trang, đều chủ trương về với tự nhiên, nhưng đối với thế tục, Đào không có cái bén nhọn như Trang. Đào không chịu " khom lưng, quỳ lụy vì năm đấu gạo" mà thương xót cho mình quá ngu dại vì miếng ăn đem đổi nhân phẩm của mình, còn Trang sinh thì lại cười vang cho bọn bon chen theo danh lợi không hơn gì bò lợn được dưỡng nuôi để mà xẻ thịt!

        Nói thế, đâu phải chê Trang mà khen Đào, là vì, sự thật, có nhiều thứ u mặc: U mặc trong thi ca tự thích thì Đào là thủy tổ, mà u mặc trong văn nghị luận thì Trang là tối cao. Bản chất của thi ca là nhẹ nhàng thanh nhã, cho nên Đào rất ôn hòa là cái lẽ nó phải vậy. Họ Lâm cho rằng Trang Tử là thứ u mặc thuộc dương tính, còn Đào Tiềm là thứ u mặc thuộc âm tính: Khí chất khác nhau mà thôi.

        Người Trung Hoa chưa nhận thức rõ ràng ý nghĩa sâu xa và vai trò quan trọng của u mặc nên cho rằng u mặc cũng đồng nghĩa với hoạt kê trào phúng, khiến nên u mặc bị kẹt trong một phạm vi hoạt động co hẹp.

        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "vanti67" về bài viết có ích này:

        tom (19-09-09)

      13. #7
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Đến từ
        GB
        Bài gửi
        162
        Cảm ơn
        1,746
        Được cảm ơn: 205 lần
        trong 82 bài viết

        Default

        Sau Trang Tử, văn chương u mặc có tính khí ngang tàng không thấy tiếp tục xuất hiện nữa. Là vì những tư tưởng phóng dật ấy bị thế lực đạo thống của Nho gia và quyền uy của vua chúa áp đảo. Trong khoảng hai ngàn năm người viết văn nghị luận đều phải theo đòi thánh hiền còn kẻ sĩ cầm bút cũng chỉ múa may trong vòng Khổng Miếu. Nếu có thứ văn nghị luận nào mới mẻ, kiến giải có hơi siêu phàm thoát tục liền bị coi là phản lại đạo đức, biện ngôn hay ngụy thuyết. Thậm chí bọn đại sĩ phu còn quy cho Hà Án, Vương Bật về tội xúi giục thối lan tràn của Kiệt Trụ, làm cho nhân nghĩ bị chìm đắm, nho phong mờ mệt, lễ nhạc băng hoại. Sở dĩ nước Trung Hoa điên đảo, họ cũng đều quy tội cho u mặc gây ra. Vương Lạc thanh đàm, vậy mà bọn hủ nho cho đó là triệu chứng diệt vong của nước tấn. Sự thanh đàm còn chẳng được chấp nhận, thì còn ai dám chủ trương nói đến chuyện " tuyệt thánh, khí chí", " tuyệt nhân, khí nghĩa!"

        Các hủ nho có thể đem vứt bỏ văn học u mặc ra ngoài văn chương lăng miếu, mộ bia, nhưng không thể vứt nó ra khỏi cuộc sống của con người, vì u mặc là phần đặc biệt và quan trọng nhất của đời người. Dù là trong sinh hoạt của các nhà đại nho, dù học là những người sáng tạo ra văn học cần nguyện trang nghiêm đạo mạo bậc nào, trong những khi cùng bạn hữu đàm đạo, há chẳng có những lúc cười đùa châm chọc nhau sao? Chính những phút ấy là những giấy phút thần tiên, tâm hồn cởi mở và sống thật. Chỗ khác biệt giữa văn học cẩn nguyện và văn học u mặc là văn cẩn nguyện thiếu cái "ướt át" của u mặc mà thôi.

        Trong nền văn học Việt Nam, mà thiếu văn chương lãng mạn u mặc của ca trù, thử hỏi còn có cái gì là tự do sinh khí nữa! Vậy mà bọn đạo đức giả nước ta không ngớt lên án là thứ văn chương du hí và vong quốc! Người ta đã kém thành thật đối với mình.



        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "vanti67" về bài viết có ích này:

        tom (19-09-09)

      15. #8
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Đến từ
        GB
        Bài gửi
        162
        Cảm ơn
        1,746
        Được cảm ơn: 205 lần
        trong 82 bài viết

        Default

        Những Yếu Tố Chính Của U Mặc


        U Mặc Và Bất Ngờ

        Yếu tố quan trọng nhất của văn u mặc là sự bất ngờ, nghĩa là không thể dự liệu trước được.

        Sứ mạng của u mặc không phải là ru ngủ với những tập quán, thành kiến cố hữu của con người, mà cốt là thức tỉnh con người bằng nghịch thuyết, một cách tự nhiên và đầy nhân ái.

        Phàm việc gì trên đời, có "cùng" mới có "biến", mà có "biến" mới có "thông" như Dịch Kinh đã dạy. Và sự biến ấy là một sự đột biến do sự tiệm biến lâu ngày... Nhờ vậy mới có chỗ "thông". Thông, tức tiếng cười của ta đó.

        Tâm tư con người bị trói buộc trong vòng lễ giáo chật hẹp quá, luật pháp và cấm kỵ bủa giăng, phong tục, tập quán và thàng kiến bao vây nghiêm nhặt quá, cho nên văn chương u mặc mang lại sự cởi mở bất ngờ như ngựa thoát yên cương, mới phát ra được tiếng cười chiến thắng: Cái cười "cởi mở" phá lao lung.

        Định nghĩa về "cái cười", Marcel Pagnol, trong thiên tiểu luận "Notes sur le Rire" cũng nhận xét đại khái sau đây:

        1. Cười là tiếng ca đắc thắng. Nó là biểu hiện của một sự cao cả tạm thời, đột nhiên bị khám phá ra được nơi người cười đối với người bị chế nhạo.

        2. Cười có hai thứ, rất kiên quan mật thiết với nhau như hai đối cực của quả địa cầu. Có cái cười tích cực: Tôi cười vì tôi cao hơn anh, cao hơn tất cả thiên hạ hay cao hơn tôi lúc trước. Lại cũng có cái cười "tiêu cực", cái cười gắt gỏng chua cay, cái cười buồn bã, cười về chỗ thấp kém của kẻ khác, cái cười khinh bạc ngạo nghễ đối với người thất thế, cái cười trả thù và hằn học: Tôi cười, không phải vì tôi đắc thắng vinh quang hơn anh, mà tôi cười sự thất bại tủi nhục của anh.

        3. Giữa hai cái cười ấy, còn có một thứ cười toàn diện gồm cả hai thứ cười tích cực và tiêu cực.

        Để chứng minh, Pagnol đưa ra một thí dụ điển hình về tiếng cười vang của dân lành thành Paris bị quân Đức chiếm đóng, ngày Lecterc dẫn binh nhập thành. Người dân Pháp cười lăng cười lóc, cười đến nước mắt ràn rụa, vì nước Pháp đã được giải phóng và được hoà�n lại địa vị của mình trước vạn quốc. Họ cười sự chiến thắng của mình, mà cũng cười sự chiến bại của quân địch.

        Định nghĩa của M. Pagnol, trên đây kể ra cũng đã khám phá được một phần khá lớn cái mật nhiệm của tiếng cười là giải phóng được tâm tư bị mặc cảm tự ty dồn ép đến tận cùng.

        Bergson cũng định nghĩa tiếng cười cách khác: Hài hước là đem "hình thức máy móc mà trồng lên sự sống" (du mécanique plaqué sur du vivant). Thuyết ấy khá hay. Nó cũng không nghịch với Pagnol, mà còn chứng minh một cách rõ ràng hơn là khác.

        Thật vậy, những cử động của thân thể con người mà gợi cười là khi nào nó không cử động được một cách tự nhiên nữa, mà chỉ hoạt động một cách máy móc, như những hình nộm bị giật dây. Cái khía cạnh đạo mạo và long trọng của đời sống xã hội hằng ngày luôn luôn có ẩn bên trong một cái gì lố bịch, hài hước. Một cuộc lễ trao giải thưởng, một phiên tòa án thường dễ trở thành hài hước khi mà người ta đã quên phần chính mà chỉ chú trọng đến những phần phụ thuộc, những hành động máy móc hình thức. Những sự méo mó của nghề nghiệp thường làm cho ta tức cười, những trường hợp các nhân viên nha quan thuế, sau khi lội xuống biển cứu xong những kẻ bị đắm tàu, quen miệng hỏi: "Các anh không còn gì khai nữa chăng?"

        Bất cứ một cá nhân nào hành động như cái máy ở trước mặt ta, phải chăng tự họ đã tỏ ra thấp kém hơn ta nhiều, còn ta đã trở thành một tâm hồn tự do không bị xã hội biến thành một dụng cụ vô hồn.

        Cũng nên nói qua về một công dụng khác của văn chương trào lộng: "nói tục". Tục... mà thanh. Cái đó mới khó.

        Cái mà xã hội gọi là phạm đến" thuần phong mỹ tục" phải chăng thực sự là những tội lỗi mà ở trong xã hội tự nhiên không có gì gọi là tội lỗi cả! Đó là những thỏa mãn, tự nhiên của con người, nếu bị cấm đoán sẽ bị dồn ép. Ở những xã hội tự nhiên, các sự thỏa mãn nhu cầu tự nhiên không thấy gì đáng cười cả, trái lại, ở những xã hội văn minh giả tạo, thì đó là những câu chuyện buồn cười! Nhà văn Lâm Ngữ Đường cho rằng: "Kẻ giỏi về hoạt kê, là kẻ nói lên được những cái hợp tình hợp lý ngoài dự liệu của mọi người. Và nó sẽ là những lời của kẻ khác không dám nói (...). Do đó, hoạt kê đổi sang "nói tục", vì "nói tục" cũng có tác dụng buôn thả cởi mở sự bị ức chế trong tâm tư. Và trong hoàn cảnh tương đương như vậy, lời "nói tục" cũng hợp với tinh thần khang kiện (...). Bởi vậy ta thường thấy nhiều ông bà thời thường hết sức đoan trang đạo mạo, khi nóng giận bực tức việc chi, hay "văng tục" khinh khủng!
        thay đổi nội dung bởi: vanti67, 02-10-09 lúc 10:03
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "vanti67" về bài viết có ích này:

        tom (02-10-09)

      17. #9
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Đến từ
        GB
        Bài gửi
        162
        Cảm ơn
        1,746
        Được cảm ơn: 205 lần
        trong 82 bài viết

        Default

        Ngày xưa, bên Trung Hoa, Thuần Vu Khôn đáp lời của Tề Uy Vương: "Hạ thần uống một đấu cũng say, mà uống một thạch cũng say!"

        Uy Vương hỏi:
        - Uống một đấu cũng đã say rồi, thì làmsao uống được một thạch?

        Thuần Vu Khôn đáp:

        - Khi hầu cận bên hoàng thượng, thì chỉ uống một hai đấu là đã say nhừ rồi! Nhưng, nếu khi ngồi lộn xộn với đám trai gái, nắm lấy tay không phạt, liếc mắt không cấm, trước rời hoa tai sau lỏng cài trâm... thì có thể uống tới tám đấu mới chịu say. Cũng như khi trời chiều rượu cạn, cùng tôn kính nhau mà ngồi sát bên nhau, trai gái đồng tịch, giày dép lộn xộn ngổn ngang, trên nhà nến tắt, chủ nhân giữ Khôn lại và màn mở tung ra, nghe hơi hương nồng thắm, trong lúc ấy Khôn quá vui thích, có thể uống cả một thạch!

        Trương Vương vẽ mày cho vợ, bị nhà vua cật vấn, trả lời: "Trong khoảng buồng the, việc vợ chồng há chỉ có vẽ chân mày mà thôi đâu!" Đó là hoạt kê, khiến người ta cười, nhất là khi có sự cấm kỵ không nên nghe, mà lại nói ra được một câu hợp tình hợp lý không chối cãi.

        Tương truyền có một người đến hỏi một đạo sĩ về thuật trường sinh bất lão. Đạo sĩ bảo phải tiết dục, ăn sương nằm gió, xa lánh đàn bà, cấm ăn cao lương mỹ vị... thì mới có thể trường sinh.

        Người ấy nói:

        - Như thế thọ đến nghìn năm cũng chả có ích gì! Thà chết yểu còn hơn!

        Cái cười như đã định trước đây, là do sự khác biệt về địa vị, về giai cấp sang hèn trong xã hội.

        Những rủi ro bất ngờ xảy ra cho những kẻ có một địa vị cao cả, tôn nghiêm dễ làm cho người dân đen cười lắm. Người khùng, không ai cười, mà một vị vua chúa, cao sang tôn quý lại rủi ro khùng khịu, nói lắp. Nói ngọng... sẽ làm cho thiên hạ cười vang.

        Cũng như một cái lỗi chính tả, đối với thí sinh tiểu học không làm gì cho người ta cười được, vì cười nó đâu có chứng tỏ sự tài giỏi của ta hơn nó đâu. Trái lại, nếu là một ông giáo sư mà viết sai chính tả, sẽ làm cho học trò cười lên một cách sung sướng.

        Chế giễu bọn người nhiều may mắn, nhiều uy quyền, nhiều tài hoa hơn thiên hạ là giúp cho đám người vô thiếu may mắn, thiếu uy quyền, thiếu tài hoa... cảm thấy trong một thời gian ngắn, cao hơn những hạng người trong thực tại cao sang tài giỏi hơn họ kia. Làm cho họ cười là giúp cho họ một cơ hội nhỏ bé và tạm thời lấy lại chút ít lòng tự tin đã mất, trước những thực tế phũ phàng.

        Bởi vậy, những vở hài kịch, nhiều ít, đối với số đông khán giả, là một liều thuốc bổ, nâng đỡ tinh thần trong cuộc sống vất vả hàng ngày. Đối với những bệnh nhân vì nản chí, chán chường, mệt mỏi... cười quả là một liều thuốc bổ. Marcel Pagnol bảo rằng: Cười, làm tăng hồng huyết cầu, vì nó làm cho lá lách ta nở lớn hơn. Ông lại còn cho rằng: Những kẻ không còn cười nữa vì những lý do bên ngoài, lần lần sẽ mất sinh lực, mất cả sự nhanh nhẹn và mất cả lòng nhân ái.

        Chính vì những lời lẽ nói trên mà ta thấy phần đông người dân rất thích đọc những bài văn chửi người, những bài thơ ngang, trào lộng châm biếm. Người ta không bao giờ cười đối với kẻ mà ta khi, nhưng sẽ cười những chở sơ hở của những kẻ hơn ta về nhiều phương diện. Người ta đâu có cười kẻ si tình tầm thường trong dân gian, mà cười lăn ra khi gặp phải một ông sư cụ mà lại tương tư:

        "Sư đang tụng niệm nam mô!
        Thấy cô xách giỏ mò cua bên chùa.
        Lòng sư luống những mơ hồ,
        Bỏ cả kinh kệ, tìm cô hỏi chào
        Ai ngờ cô đi đường nào,
        Tay cầm tràng hạt ra vào ngẩn ngơ!
        Ba cô đội gạo lên chùa,
        Một cô yếm thắm bỏ chùa cho sư.
        Cô về, sư ốm tương tư,
        Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu!
        Ai làm cho dạ sư sầu,
        Cho ruột sư héo như bầu đứt dây!"

        Cái cười trên đây, là cười sự sút kém của kẻ khác.

        Bên La Mã ngày xưa, trong những ngày lễ chiến thắng, người ta cho phép các binh sĩ được quyền chế nhạo những vị anh hùng đã lập được chiến công oanh liệt... là để hạ bớt lòng tự kiêu, tự đắc rất có hại cho những kẻ thắng trận.

        Những điều nói trên đây, có thể làm sáng tỏ phần nào nguồn gốc và tính chất của tiếng cười nói chung, nhưng đều là những loại hoạt kê uẩn ức theo cơ trí, thú trào lộng châm biếm của những tâm hồn còn phẫn thế.

        Một bài văn trào lộng u mặc không phải như vậy. U mặc là châm biếm, nhưng châm biếm một cách tự nhiên và đượm màu ưu ái.


        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      18. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "vanti67" về bài viết có ích này:

        tom (10-10-09)

      19. #10
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Đến từ
        GB
        Bài gửi
        162
        Cảm ơn
        1,746
        Được cảm ơn: 205 lần
        trong 82 bài viết

        Default

        U Mặc Và Tự Nhiên

        Đặc điểm thứ hai của văn u mặc là tự nhiên. Đọc văn u mặc thượng thừa, ta không cảm thấy làm văn, không thấy sự đẽo gọt. Đơn giản và tự nhiên là chỗ cao tột của nghệ thuật và u mặc.

        U mặc là khách quan mà nhìn xem sự thế, còn cơ kính là chủ quan, bóp tròn bẻ méo việc đời để tha hồ vu khống xuyên tạc. U mặc thì hư không, có mùi lạt lẽo, còn phúng thích thì chua cay và bén nhọn.

        Viết văn u mặc phải có được một tấm lòng thản nhiên vô tư, nhìn xem thế sự có chỗ vui thích tự nhiên rồi dùng ngọn bút khinh khoái mà mô tả không thấy có gì ngượng nghịu, trở ngại, không gò ép, không lo sợ, không cầu được có kẻ tán thành cũng không sợ có người chỉ trích.

        Du khách viếng chùa Hoàng Bích bên Nhật đều không ngớt trầm trồ bức hoành viết ba chữ "Thắng Nghĩa Đế" bằng đại tự, khắc ở cổng chùa.

        Tương truyền ba chữ ấy do hòa thượng Kosen viết, cách đây lối hai trăm năm. Hòa thượng bắt đầu viết thử trên giấy rời. Bên cạnh, có một chú tiểu ngồi lo mài mực vừa chê khen. Viết lần đầu, chú tiểu chê xấu. Lần sau chú lại cũng chê xấu. Hòa thượng kiên nhẫn thử đến tám mươi tờ giấy. Chú tiểu cũng kiên nhẫn chê đến tám mươi tám lần.

        Chú tiểu có việc ra ngoài

        Hòa thượng cảm thấy nhẹ nhàng vì đã thoát khỏi cặp mắt quá quắt của chú tiểu, bèn múa bút, viết một hơi... quên mình, quên chú tiểu, quên cả chung quanh.

        Viết vừa xong, thì chú tiểu trở vào.

        Chú nhìn đứng sửng một hồi, khen:

        - Thật là tuyệt bút!

        Tóm lại, văn u mặc, tuy có nhiều hình thức cao thấp khác nhau, nhưng tựu trung đều có ngọn bút nhẹ nhàng, đều lấy tự nhiên là chủ yếu.

        Cái u mặc sở dĩ khác với văn chương du hí của Trung Hoa, là không hoang đường, vừa trang trọng vừa hài hòa phát xuất tự chỗ tự nhiên để bàn đến nhân tâm thế sự và tuyệt đối không bao giờ thấy có giọng hề.

        Đọc văn u mặc không bao giờ thấy sự cố cưỡng gò ép tử tư tưởng đến văn từ. Trên con đường nghị luận ít có sự ràng buộc, cho nên vui buồn, thương ghét đều phát xuất một cách chân tình. Văn u mắc khác văn trào lộng châm biến ở chỗ kín đáo của nó, thường thì chỉ nhận ở khóe mắt hơn nụ cười cửa miệng.

        U mặc có nhiều thứ, có nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo Tây phương thường lại có ý nghĩa bao quát tất cả những gì khiến cho người ta cười, trong đó có những cái cười thô tục, bỉ lậu... Theo nghĩa hẹp, thì u mặc khác xa châm biếm cười đùa. Trong cái cười, có nhiều cách, như cười chua, cười đắng, cười nhạt, cười điên, cười nụ, cười vang... Lại cũng có cái cười lập đức... Nhưng trong tất cả mọi thứ cười, cái cười u mặc là một thứ cười hồn nhiên phát tự một trí huệ tuyệt vời, một tâm hồn siêu thoát, nặng về tình cảm nhẹ nhàng.

        Tây phương bàn về u mặc có Aristote, Platon, Kant, nhưng đại để giống với Aristote, cho rằng: Cười, là lâm vào tình trạng khẩn trương đang đợi sự biến đổi thình lình. Tức là chỗ mà Dịch Kinh bảo: "Cùng tắc biến"

        Freud, có đưa ra một dẫn chứng rất lý thú: "Một hôm có người bạn nghèo, đến người bạn giàu vay một số tiền. Hôm sau, anh nhà giàu gặp người bạn mượn tiền đang ngồi tại quán ăn trước một món ăn rất sang. Anh bạn giáu đến trách:

        - Anh vừa mượn tiền của tôi, lại rồi ra đây ăn uống sang thế à! Vậy, thì anh mượn tiền để đi ăn ngon sao?

        Người bạn nghèo đáp:
        - Tôi không hiểu anh muốn nói gì cả. Tôi không tiền, nên không thể nào thưởng thức được món ăn ngon này. Vậy khi có tiền, lại cũng không được ăn món ngon này, vậy xin hỏi anh, đến chừng nào tôi mới được ăn món ngon này?

        Anh nhà giàu cười, vỗ vai anh bạn nghèo rồi bỏ đi.

        Trong khi anh bạn giàu hỏi, tình trạng thật là khẩn trương. Đến khi nghe câu trả lời của người bạn nghèo, thì tình trạng căng thẳng trong tâm tư bèn được giải tỏa, nhẹ nhàng thư thái... Cười, có cái tác dụng giải phóng thần kinh là vậy. "Bí ẩn tắc thông" là thế, như Dịch Kinh đã nói.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 1/2 12 cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Lên trời hỏi về cái nghèo
        By Ducminh in forum Nghệ Thuật - Triết Lý
        Trả lời: 2
        Bài mới: 15-01-10, 08:35
      2. Chuyện cười trong cuộc sống hàng ngày
        By vhkhoi in forum Thư Giãn - Giao Lưu
        Trả lời: 0
        Bài mới: 14-10-09, 19:58
      3. Trả lời: 11
        Bài mới: 05-10-09, 14:15
      4. Cái này là cái gì...?
        By eyca2004 in forum Thư Giãn - Giao Lưu
        Trả lời: 4
        Bài mới: 30-08-09, 13:35
      5. Trả lời: 0
        Bài mới: 29-07-09, 10:04

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •