Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 5/6 đầuđầu ... 3456 cuốicuối
    kết quả từ 41 tới 50 trên 52
      1. #41
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Như vậy, ta có thể nói rằng người đã đạt đến trạng thái Huyền Đồng, nghĩa là người đã diệt được Bản Ngã, đã đồng hóa với Đạo rồi, thì sẽ giải quyết ngay được các mâu thuẫn to tát nơi tâm hồn, không còn thấy sự đèo bòng tham muốn cái bên ngoài, những dục vọng chiếm đoạt làm của riêng, đề cao mình để phủ nhận kẻ khác, không còn tự ti cũng chẳng tự tôn, đó là người đã nhờ phép Huyền Đồng mà được cái đức Huyền của Đạo (玄德). Nên mới nói: “Đạo sanh chi, Đức súc chi. Trưởng chi dục chi, đình chi độc chi, dưỡng chi phúc chi. Sanh chi bất hữu, vi nhi bất thị, trưởng nhi bất tể, thị vị Huyền đức” (Đạo sanh đó, Đức nuôi đó, cấp dưỡng đó, nuôi nấng đó, đùm bọc đó. Bồi sức đó, dưỡng nuôi đó, chở che đó. Sanh mà không chiếm làm của mình, làm mà không cậy công, làm bậc trên mà không làm chủ, gọi là Huyền Đức). Đạo và Đức có công sanh và thành vạn vật, nhưng không vì sanh mà chiếm làm của riêng của mình, không vì gia ân mà cậy công và khoe khoang, không vì là kẻ bề trên mà áp bức kẻ dưới phải nghe theo mình, ra mặt là người trên trước. Cho nên người được cái đức Huyền của Đạo thì hành động có khác với người đời: “họ sanh mà không chiếm làm của riêng, họ làm mà không cậy công, họ là bậc trên mà không ra mặt là người chủ tể... Họ là người vô kỷ, vô công và vô danh”.

        Người chưa đi đến cái đức Huyền của Đạo (Huyền Đức) không làm như vậy: họ làm và kể công, chứ không làm để mà làm một cách không tư tâm, không vị kỷ. Hễ họ có công sanh, công dưỡng thì họ lại cố chiếm lấy làm của riêng, sai sử theo ý muốn, lợi dụng đủ mọi phương diện. Nếu họ là bậc trị nước, thì họ thích lên mặt là người trên, ép buộc người dưới phải phục tùng quỳ lụy... kẻ nào không nghe lời họ là kẻ bội nghịch đối với họ.
        *
        * *
        Tóm lại, Huyền Đồng là phương tiện mà Huyền Đức là cứu cánh. Huyền Đức là để xử Kỷ, mà Huyền Đồng là để tiếp vật. Hai chữ Huyền Đồng đây có thể gọi là cứu cánh tuyệt đối của học thuyết Lão Tử. Hễ thực hiện được nó nơi lòng mình rồi một cách tự nhiên và vĩnh viễn, đó là người Đắc Đạo (得道) vậy. Và cũng chính vì không nhận thấy rõ chỗ cứu cánh này mà người ta mới gán cho cái học của Lão Tử (cũng như của Trang Tử) là cái học yếm thế hay xuất thế. Trong khi vấn đề Nhĩ Ngã, Ta và Đời, đối với Lão Trang, không còn là hai, mà là Một (物我為一)100. Đó là một lầm lạc to tát, do sự so sánh thiển cận với những học thuyết xã hội của Nho, Mặc.
        *
        * *
        Đối với thuyết Huyền Đồng (玄同), Lão Tử bác cái thuyết Thần quyền, và chủ trương thuyết Vạn Vật Nhất thể (panthéisme), tức là bác tất cả các Thần tượng bên ngoài bất cứ dưới hình thức nào, nghĩa là bác tất cả mọi sự thờ phụng lễ bái.
        Sao nói rằng không thể thực hiện được sự Huyền Đồng? Lấy thí dụ người thợ lặn, sở dĩ họ lặn dưới nước như loài thủy tộc là vì họ đã quên (忘) rằng họ là họ khác biệt với nước, mà đã cùng với nước là một. Trang Tử, giải nó trong câu chuyện ngụ ngôn lý thú và sâu sắc sau đây: “Khổng Tử đứng xem thác nước Lữ Lương. Thác ấy cao độ ba bốn chục lần bề cao con người. Nước đổ xuống thành một dòng sôi bọt, chảy cuồn cuộn trong một cái lạch dài hơn bốn mươi dặm. Dòng nước lộn nhào đến đỗi rùa cá cũng không ở đặng. “Bỗng Khổng Tử thấy một người vận chuyển trong nước xoáy. Cho là một người thất chí muốn tự trầm nên bảo đệ tử đi theo bực thẳm đặng coi có thể nào cứu vớt. Cách ít trăm bước dưới nguồn, người ấy bèn lên khỏi nước, xổ đầu tóc ra phơi, vừa đi vừa ca hát... Khổng Tử theo kịp hỏi: “Tôi hòng cho Ngài là Thần Thành chi, mà bây giờ rõ Ngài là người. Làm sao mà vận chuyển được trong nước dễ dàng như thế? Xin cho tôi biết cái pháp của Ngài?”
        “Người đó nói: “Tôi không có pháp gì cả. Ban đầu, tôi khởi sự lội theo nề nếp, rồi sự lội ấy thành ra tự nhiên cho tôi; bây giờ tôi linh đinh như loài thủy tộc kia, bởi vì tôi đã đồng làm Một cùng tánh nước, không còn thấy tôi riêng với nước nữa. Tôi xuống với nước xoáy, tôi lên với nước vận, tôi luân chuyển theo sự luân chuyển của nước chứ không luân chuyển theo ý riêng của tôi nữa... Tôi ở trong nước như tôi ở trong chỗ tự nhiên của tôi. Nước gánh lấy tôi, vì tôi cùng nó là Một”. (Đạt Sinh)
        *
        * *
        “Huyền đồng” của Lão Tử tức là Tề Vật của Trang Châu, là “Bát Nhã Bình Đẳng” của Phật Giáo Đại thừa. Người mà thực hiện được “Huyền đồng”, thì tất cả quan năng trong con người đều được thống nhất... Như Giáo sư E. Herrigel đã nói trong quyển “Le Zen dans l’art chevaleresque du tir à l’arc...”: … “sự hoàn thiện trong nghề đánh kiếm là cái tâm của người đánh kiếm phải đừng náo động vì ý niệm chia phân nhĩ ngã, đừng còn thấy có Ta có Người, đừng còn thấy có người địch thủ với ngọn kiếm của nó, đừng nghĩ gì đến cây kiếm của mình và cách xử dụng nó nữa, và cũng đừng bận gì đến vấn đề sinh tử...” “Giải thoát được khỏi cái ý niệm ham sống sợ chết, tức là cặp mâu thuẫn Sinh và Tử... Đó là đạt đến cái nghệ thuật cao nhất của phép đánh kiếm rồi vậy”.… “Người thợ lặn giỏi, là người không còn thấy mình khác với nước nữa; người bắn hay là người bắn mà không thấy mình khác với cái đích của mình bắn; người thợ vẽ hay, là người thợ vẽ không thấy mình khác với vật mình vẽ... nghĩa là không còn để ý đến ngoại vật, đến cái việc làm của mình nữa! Đó là đã đến mức Huyền Đồng rồi vậy!”.
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      2. #42
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        VÔ VI
        無為

        Vô Vi có thể gọi là danh từ gồm nắm tất cả bộ sách Đạo Đức Kinh. Nó là danh từ tổng yếu bao quát tất cả mọi đề tài đã được giải rõ trong tám mươi mốt chương sách: không có chương nào là không nói đến nó. Lão Tử nói: “Ngã hữu tam bửu...nhất viết từ, nhị viết kiệm, tam viết bất cảm vi thiên hạ tiên” (我有三寶… 一日慈, 二日儉, 三日不敢為天下先) (Ta có ba vật báu... Một là Từ, hai là Kiệm, ba là không dám đứng trước thiên hạ) (Ch.67).

        Từ là yêu tất cả mọi người, bất luận đối với người tốt hay kẻ xấu... Người đời không phải thế: Người đời bảo: “dĩ oán báo oán”. Nho gia bảo: “dĩ trực báo oán” (Luận ngữ), đó là đạo hữu vi. Trái lại, Từ là dám xem kẻ thù như người bạn, không lấy oán mà báo oán, cũng không lấy “trực” mà báo oán, nghĩa là không dám châm thêm vào ngọn lửa oán thù đến nỗi gần như không dám biết đến hai chữ thù oán là gì.

        Thiên hạ thì lấy xa xỉ, khoa trương làm mục đích tiến thủ, tranh nhau đua đòi trong sự xa hoa lộng lẫy càng nhiều bao nhiêu càng hay bấy nhiêu... Lão Tử trái lại khuyên ta: “khứ thậm, khứ xa, khứ thái” và lấy kiệm ước làm căn bản cho người trị nước. Ông lại còn khuyên ta “tri chỉ, tri túc” (知止, 知足). Người đời đều lấy sự ăn ngồi trên trước làm vinh, và suốt đời chạy mãi theo cái bả vinh hoa phú quý... thì Lão Tử lại bảo ta không nên “đứng trước thiên hạ”, cần phải khiêm khu, từ tốn... và luôn luôn đứng dưới và ngồi sau, biết như con đực hãy làm như con cái. “Từ”, “Kiệm”, và “bất cảm vi thiên hạ tiên”, đó đều là những hành động Vô Vi trong phương xử thế. Thế thường, theo đạo Hữu Vi, thì phải lấy Mạnh mà thắng Mạnh, còn Vô Vi thì trái lại lấy Nhu mà thắng Cương, lấy Nhược mà thắng Cường... và hơn nữa lấy “cái không tranh mà thắng được một cách vẹn toàn” (bất tranh nhi thiện thắng) là khác! Đó là Vô Vi trong đạo tranh đấu.

        Người đời thường bảo “biết người là Trí”, Lão Tử lại bảo “biết mình là sáng”. Người đời thường bảo “thắng người là có sức”, ông bảo “thắng mình là sức mạnh”. Biết người, thắng người là Hữu Vi, biết mình và thắng mình đó là Vô Vi. Người đời tranh nhau để làm cho cái Bản ngã của mình càng thêm lớn mạnh bằng sự thu đoạt tích trữ của cải quyền thế cho mình càng nhiều càng tốt; trái lại Lão Tử khuyên ta “ăn ở giản dị, tự nhiên, ít riêng tư, ít tham dục” (kiến tố bảo phác, thiểu tư quả dục), nhất định “không nên tích trữ cho mình” (thánh nhân bất tích 聖人不積) (Ch.81) và “lo riêng cho mình” gì cả. Và hơn nữa “đừng tự xem mình là sáng”, “đừng tự cho mình là phải”, “đừng tự cho mình là có công”, “đừng tự cho mình là trên hết”... một cách thành thật tự nhiên. Đó đều là những hành động Vô Vi trong phương xử kỷ: tiêu diệt cái “Bản ngã” của mình. Hữu Vi, trái lại giúp ta càng tăng gia cái Bản ngã của mình.
        *
        * *
        Tất cả các quan niệm trên đây đều do cái thuyết phản và phục của Lão Tử mà ra cả: “Phản giả Đạo chi động” (反者道之動). Thuyết Vô Vi cũng do đó mà ra. Hữu Vi là “đi ra”, là “đi tới”, còn Vô Vi là “trở về”, là “thối lại”. Vô Vi, không phải là không làm gì cả, mà đừng làm cái gì đến thái quá, vì “vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản”. Cái gì mà thái quá cũng đều nguy hại cả. Mục đích của bất cứ một hành vi nào là cũng để đi đến một kết quả. Nhưng nếu lại đi vào chỗ thái quá, thì kết quả có khi lại còn nguy hiểm cho ta hơn là không làm gì cả. Cho nên Vô Vi, cũng có nghĩa là bớt đi những gì thái quá: “khứ thậm, khứ xa, khứ thái” (去甚, 去奢, 去泰) (Ch.29).Theo Lão Tử thì phải để cho con người trở về với cái sống tự nhiên giản dị của họ... Cho nên Vô Vi là đừng dụng tư tâm mà xen vào cái sống tự nhiên của mọi vật, càng ít can thiệp đến việc người được bao nhiêu càng quý bấy nhiêu.
        *
        *
        Căn cứ vào những nguyên tắc trên đây, Lão Tử bàn qua thuyết “Vô Vi nhi trị” của ông về chính trị. Đồng với Khổng Tử, Lão Tử cũng nhận rằng cấn phải có một bậc Thánh quân cầm đầu trị nước, thì thiên hạ mới hạnh phúc. Nhưng khác với Khổng Tử, bao giờ cũng cho rằng cần phải “làm” nhiều cho dân... Lão Tử tin rằng càng ít “làm” chừng nào càng tốt, và không làm gì cả, nếu có thể được, lại càng hay. Là vì theo ông, càng dùng cái trị để mà trị nước thì dễ loạn, càng không dùng đến cái trị để mà trị nước thì nước càng dễ trị. Chương 57 sách Đạo Đức Kinh có câu: “Dĩ chính trị quốc. Dĩ kỳ dụng binh. Dĩ vô sự thủ thiên hạ... Thiên hạ đa kỵ húy, nhi dân di bần; dân đa lợi khí, quốc gia tư hôn. Nhơn đa kỹ xảo, kỳ vật tư khởi. Pháp lệnh tư chương, đạo tặc đa hữu” (以正治國, 以奇用兵, 以無事取天下. 天下多忌諱而民彌貧. 民多利器, 國家滋昏. 人多伎巧, 奇物滋起, 法令滋彰, 盜賊多有). Nghĩa là cần phải lấy sự ngay thẳng thực thà mà trị nước. Trái lại nếu trị nước mà làm như dụng binh, dùng trá ngụy mà trị thì nguy, vì “lấy trí mà trị nước, là cái vạ cho nước” (dĩ trí trị quốc, quốc chi tặc 以智治國, 國之賊). Huống chi bậc trị nước mà ban hành nhiều điều cấm kỵ thì dân chúng càng nghèo khổ, bởi thiếu tự do hành động và ngôn ngữ..., dân chúng mà đa mưu xảo kế để trục lợi thì nước nhà phải sa vào hỗn loạn tăm tối. Người dân cần thực thà, ít dục vọng, thì nước mới dễ trị. Bậc trị nước mà quá khắt khe, đem pháp lệnh bủa giăng trên đầu dân để đề phòng chúng, thì chúng dân cũng tìm đủ mánh khóe thủ đoạn để trốn tránh; gây ra mưu mô gian trá càng ngày càng thêm; dân càng khó trị thì bọn đạo tặc càng nhiều. Cổ ngữ có câu: “pháp lập tệ sinh”. Dùng Vô Vi mà trị thì ít can thiệp đến việc người, không dùng tư tâm mà mà hành động, dùng “bất ngôn chi giáo” mà dạy dân, lấy gương mẫu của mình mà sửa dân... thì dân không hay là mình có làm gì, nhưng rồi chúng tự sửa đổi lấy mình mà không cần đến sự bắt buộc hay cấm đoán, ban hành pháp lệnh: “Ngã vô vi nhi dân tự hóa”(我無為而民自化).

        Vô Vi, về đạo trị nước, cũng có nghĩa là: “phi dĩ minh dân, tương dĩ ngu chi” 非以明民, 將以愚之 (Ch.65), nghĩa là “không làm cho dân khôn lanh, mà làm cho dân trở nên thực thà”. Chữ “ngu” ở đây không phải có nghĩa là ngu si, mà là “thực thà”... tức là cái “ngu” của những bậc thánh trí: “minh đạo nhược muội” 明道若昧 (Ch.41).
        *
        * *
        Tóm lại, Vô Vi là hành động trở về nguồn cội, từ bỏ tất cả những gì phiền phức đa đoan của văn minh giả tạo... đã làm che lấp chân Tánh, cái Đạo nơi lòng. “Vi đạo nhật tổn, tổn chi hựu tổn, dĩ chí ư Vô Vi” (Ch.48) 為道日損, 損之又損, 以至於無為. Theo Đạo thì càng ngày càng bớt… Bớt rồi lại bớt nữa, bớt cho đến Vô Vi.

        Vô Vi, không phải là không làm gì cả, mà thực sự: “Vi Vô nhi vô bất vi” nghĩa là không làm mà không có gì là không làm, làm một cách hết sức tự nhiên và kín đáo (thiện hành vô triệt tích), đem cái tự nhiên mà giúp một cách tự nhiên, không tư tâm, không vị kỷ. Người thi ân không biết là thi ân, người thọ ân cũng không dè là thọ ân. Bậc trị nước mà dùng đến cái đạo Vô Vi, dân không hay là mình bị trị... dĩ nhiên được thiên hạ, mà tự mình cũng không bao giờ bị hại.
        *
        *
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      3. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "annhien" về bài viết có ích này:

        nobita0710 (28-11-14)

      4. #43
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi nobita0710 Xem bài gởi
        Hình như xưa rồi bác nhỉ,nay mấy nước tiên tiến họ đâu có xài bài ngu dân nữa(họa chăng còn nứơc Triều)dân nước họ mà ngu thì làm cu li cho nước khác muôn đời-hãy nhìn:Nhật,Hàn,Sinh-chắc người mình ai cũng thích.
        Quyển này còn khoảng 20% nữa, do mấy hôm nay bận quá nên chưa gửi tiếp. Bác Nobita nói vậy có vẻ chưa đọc hết tư tưởng cũa Lão?
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      5. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "annhien" về bài viết có ích này:

        nobita0710 (04-12-14)

      6. #44
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Bác No đọc bài này cho vui chút
        http://me.zing.vn/zb/dt/slen_stupid/...?from=category

        Sự thật về nước Mỹ qua lời kể của một du học sinh Trung Quốc...

        Dưới đây là câu chuyện về một du học sinh Trung Quốc sau khi sang Mỹ du học, sự thật về nước Mỹ làm cậu bàng hoàng..

        Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách để tới được cái xứ sở siêu cường đó.
        Tôi có thời gian qua Mỹ khá lâu. Và nói thật, đến giờ này tôi vẫn còn thấy hối hận vì sự lựa chọn đó! Truyền thông phương Tây đã khiến chúng ta mê muội rằng Hoa Kỳ là một xứ sở hiện đại! Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách để tới được cái xứ sở siêu cường đó.
        Nhưng than ôi những gì tôi chứng kiến ở Hoa Kỳ rất đáng thất vọng!
        1. Công nghiệp
        Nước Mỹ thật ra chỉ là một làng quê khổng lồ chậm phát triển!
        Hồi trung học, chúng ta đã được dạy rằng, công nghiệp càng phát triển bao nhiêu thì môi trường càng bị xâm hại bấy nhiêu. Chúng ta biết rằng một thành phố công nghiệp tất phải có nhiều ống khói, nhiều nhà máy và khói bụi khắp nơi. Đó là biểu tượng của sự công nghiệp hóa. Thế mà ở tại xứ cờ hoa này lại không có một cái ống khói nào! Họa hoằn lắm mới thấy một vài cái nhỏ tí ti để trang trí nhà cửa thôi!
        Và ở Mỹ, bạn cũng chỉ thấy toàn sông hồ trong sạch, chả tìm đâu ra nhà máy giấy, nhà máy luyện thép bên sông! Không khí trong lành thanh khiết này là dấu hiệu của một xã hội sơ khai chứ còn gì nữa! Chả có dấu vết gì của công nghiệp hóa cả!
        Trung Quốc, su that, nước Mỹ, du hoc, Bài chọn lọc,

        2. Kinh tế
        Người Mỹ hầu như không biết làm kinh tế! Bạn biết đấy, nước họ có chỗ nào mà xa lộ không tới, vươn đến mọi làng mạc xa xôi, thế mà tịnh không thấy một trạm thu phí nào! Thế là mất toi cả núi vàng!
        Ước gì tôi có thể xây dựng vài cái trạm thu phí! Chắc chắn dăm bữa nửa tháng là gom đủ tiền mua được cả tòa lâu đài trông ra Đại Tây Dương!
        Hai bên xa lộ còn những cụm hồ hoang sơ tĩnh lặng. Thế mà chính quyền cứ để mặc cho lũ chim trời cá nước thỏa sức vẫy vùng, không nghĩ đến việc xây dựng vườn cảnh để thu lợi. Người Mỹ rõ ràng là không có đầu óc kinh tế tẹo nào.
        3. Xây dựng
        Trình độ xây dựng của người Mỹ còn sơ khai lắm. Ngoài một số ít tòa nhà chọc trời tại các thành phố lớn, tôi dám chắc bạn rất ít gặp những công trình bê tông ở nước Mỹ. Nhà của người Mỹ thường làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu nhẹ khác.
        Thử nghĩ mà xem, đến giờ này mà gỗ vẫn còn được dùng để xây dựng nhà cửa, thì có thể nói là trình độ kiến trúc của nước ngoại bang này còn thua xa trình độ của triều đại chúng ta xưa kia!

        Trung Quốc, su that, nước Mỹ, du hoc, Bài chọn lọc,
        4. Văn hóa
        Người Mỹ có cách suy nghĩ thật là lạc hậu và khờ khạo.
        Hồi mới tới Mỹ, tôi thuê một xe chở hành lý giá 3 đô la. Nhưng tôi lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ liền trả dùm tôi 3 đô la đó và vì thấy tôi lỉnh kỉnh đồ đạc nên đã giúp mang lên xe! Người này còn sẵn sàng mở cửa giúp tôi và hỏi tôi có cần giúp đỡ gì nữa không? Thế đấy!
        Ở Trung Quốc, mấy chuyện này chỉ có vào thời Lôi Phong tức là vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước thôi – còn bây giờ lối cư xử đó quá ư lạc hậu. (Lôi Phong là một thanh niên mà thời Mao thường nhắc tới như một tấm gương về đạo đức).
        Hồi đó người ta chuộng lối sống ‘đạo đức giả’ nhưng bây giờ chúng ta không như vậy nữa. Bây giờ chúng ta nên sống thực dụng và trần trụi hơn, đó mới là hiện đại chứ! Tư duy của người Mỹ lạc hậu hơn chúng ta hàng mấy thập kỷ và không có dấu hiệu nào cho thấy họ có thể bắt kịp chúng ta!
        5. Ẩm thực
        Người Mỹ làm như không biết thưởng thức thịt thú rừng.
        Một đêm nọ, tôi cùng các bạn cùng lớp lái xe đi đến một thành phố khác, thình lình có mấy con nai nhảy xổ ra. Anh bạn tôi lập tức thắng lại và bẻ sang hướng khác để tránh. Ai cũng biết tai nạn loại này có thể làm hỏng cả chiếc xe. Thế mà chính quyền đành bó tay không biết phải xử lý tụi thú hoang này như thế nào cơ đấy!
        Người Mỹ làm như cũng không biết ăn thịt thú rừng, thậm chí không có nhà hàng nào bán thịt thú rừng, họ chả thiết đến loại thịt thú rừng thơm ngon bổ như hươu nai, và cũng chả thiết lấy sừng bọn thú này để kiếm bộn tiền!
        Người Mỹ vẫn sống cùng những con thú hoang dã đó, thậm chí còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Quả thật, đó là một xã hội còn quá sơ khai!

        Trung Quốc, su that, nước Mỹ, du hoc, Bài chọn lọc,

        (còn tiếp vì bài viết không cho phép quá nhiều từ)
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      7. #45
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Tiếp tục trích dẫn trên.

        6. Phong cách
        người mỹ làm như không biết tự trọng!
        Các giáo sư mỹ không quan tâm nhiều đến bề ngoài, họ không hề có cái gọi là phong thái bác học. Giáo sư davis chẳng hạn, là một giáo sư tâm lý học cực kỳ nổi tiếng thế mà vào giờ nghỉ ông ấy cũng thường ăn bánh bích quy với sinh viên trong văn phòng của mình, và bàn tán xôm tụ với họ về bộ phim 21, hay về minh tinh trung quốc chương tử di ! ông cũng không có phong cách uy nghi của một nhà bác học, và điều đó làm tôi thất vọng ghê gớm!
        Các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ cũng không bao giờ ghi hai chữ ph.d. Lên danh thiếp của mình như ở nước ta. Họ thậm chí cũng không biết cách thể hiện vị thế của mình. Thành ra những người học với những ông thầy như vậy nếu trở thành những quan chức thì làm sao biết cách đi đứng nói năng cho đúng bộ lệ đây!
        Còn ở trung quốc, giờ đây các công chức dường như rất biết cách để thu hút sự kính trọng của dân chúng, thậm chí đến cả vị giám đốc của một cơ quan tầm tầm ở trung quốc có khi còn uy thế hơn cả tổng thống mỹ cơ đấy! Một công dân hạng ba của trung quốc có khi còn xa một công dân hạng nhất của mỹ là vậy!
        7. Học đường
        học sinh tiểu học mỹ chả có lý tưởng cao xa gì sất.
        Chúng không hề có ý định đi học để trở thành ông này bà nọ trong chính quyền! Không hề có học đường nào dành cho chủ tịch, bí thư, ủy viên tương lai, như tôi đã từng thấy hồi còn nhỏ ở quê nhà. Các em không có bài tập về nhà. Bài tập về nhà kiểu như các học sinh như các học sinh trung quốc là khá xa lạ ở mỹ.
        Trường học ở mỹ chú trọng đến đạo đức, trước hết để giúp cho các đứa trẻ trở thành những công dân có đủ tư cách, sau đó mới tính đến chuyện lý tưởng lâu dài. Trở thành công dân có đủ tư cách ư? Một quan niệm nghe mới cổ hủ làm sao!

        Trung quốc, su that, nước mỹ, du hoc, bài chọn lọc,
        8. Y tế
        người mỹ làm lớn chuyện một cách kỳ cục khi có bệnh.
        đầu tiên họ đi bác sĩ khám bệnh, rồi bác sĩ kê toa. Rồi cầm toa đó đi mua thuốc, mua xong còn phải nghe dược sĩ hướng dẫn sử dụng… ôi chao mọi việc chẳng thể nhanh gọn như ở trung quốc… tôi chả hiểu tại sao ở mỹ lại phân biệt việc khám bệnh với việc bán thuốc… mà lẽ ra nên tách rời lợi nhuận với trách nhiệm!
        Rõ ràng là các bệnh viện ở hoa kỳ không biết kiếm tiền mà! Sao lại phải nói tên thuốc cho bệnh nhân biết chứ?… chỉ có như vậy họ mới độc quyền bán thuốc với giá cao gấp cả chục lần cơ mà! Có quá nhiều cơ hội làm ăn béo bở thế mà họ không biết tranh thủ khai thác, rõ ràng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở mỹ đã chết rồi!
        9. Báo chí
        ý kiến của công chúng mỹ thật chả ra làm sao!
        đôi khi tôi hoàn toàn mất kiên nhẫn với sự ngu dốt và khờ khạo của người mỹ.
        Chẳng hạn khi họ biết trung quốc có đài truyền hình và báo chí, họ đã hỏi tôi một câu ngu dốt như thế này: Hóa ra trung quốc cũng có báo chí à? Nghe mà bực cả người!
        Chúng ta có những tờ báo tiếng trung được bộ truyền thông cho phép ấn hành sau khi đã rà soát một cách cẩn thận đấy chứ. Báo của chúng ta toàn là những bài ca tụng lãnh tụ lên mây cả, có đâu như báo mỹ, công chúng đóng góp phê bình loạn cả lên, thậm chí còn dám “chửi” cả tổng thống nữa cơ đấy!
        Báo chí chúng ta đâu có chuyện công khai mấy vụ bê bối của quan chức, bởi nếu cứ tung hê lên thì sau này ai mà muốn làm lãnh đạo nữa chứ!

        Trung quốc, su that, nước mỹ, du hoc, bài chọn lọc,
        10. Tâm linh
        người mỹ có đời sống tinh thần hết sức vô vị nhạt nhẽo.
        Tôi chả hiểu tại sao trước mỗi bữa ăn họ lại lẩm bẩm mấy câu kinh thánh nghe hết sức khờ khạo: “cầu chúa phù hộ nước mỹ”.
        Thật là buồn cười quá đi: Nếu chúa phù hộ nước mỹ thì làm sao lại để nước mỹ lạc hậu, sơ khai, đơn giản đến thế này? Cầu chúa có ích lợi gì chứ? Thực tế nhất là bạn nên dành thời gian đó để đi lễ thủ trưởng như ở nước ta!
        đó mới đúng là hiện đại chứ lỵ!
        11. Lối sống
        người mỹ chả có khái niệm về thời gian.
        Bất luận chuyện lớn chuyện nhỏ, người mỹ đều ngoan ngoãn đứng vào hàng chờ đợi…
        còn chúng ta – như bạn biết đấy – khôn hơn nhiều!
        Bất kể đám đông như thế nào, chúng ta vẫn có kỹ năng chen lấn tuyệt vời, điều này giúp tiết kiệm thời gian, và tránh được sự mệt mỏi khi đứng chờ!
        Nếu ai đó biết đi cổng sau thì kết quả tiết kiệm thời gian còn tuyệt hơn nữa..
        Thế mà những người mỹ lẩm cẩm lại không biết đến những điều hay ho đó cơ chứ!
        12. Mua bán
        những cửa hàng ở mỹ có một phong cách buôn bán hết sức vô lý: Bạn có thể đem trả lại hàng hóa vài tuần sau khi đã mua về mà thậm chí cũng không cần nêu lý do. ở ta thì làm gì có chuyện cho đổi hàng mà không hò hét quát tháo nhau ra trò chứ!

        Trung quốc, su that, nước mỹ, du hoc, bài chọn lọc,
        13. An toàn
        nước mỹ không an toàn chút nào! Tôi nói điều này bởi có tới 95% nhà dân không có tới lưới chống trộm và lại không có hàng rào xung quanh, và điều kỳ lạ nữa là: Chả biết mấy tên trộm đi đâu hết rồi? Có nhiều ngôi nhà đẹp đẽ sang trọng mà ban đêm nhiều người mỹ còn không biết khóa cửa lúc họ đi ngủ nữa. Thật mất an toàn hết sức!
        14. Giao thông
        người mỹ sao mà nhút nhát và yếu đuối quá vậy không biết! Tôi nói điều này cũng bởi có tới 95% tài xế không dám vượt đèn đỏ! ở nước ta thì phần lớn tài xế đều có thừa dũng cảm vượt đèn đỏ.
        Và mặc dầu 99% dân mỹ có xe hơi, vậy mà cách lái xe của họ thật lạ: Bao nhiêu là xe cộ lưu thông nhưng không mấy khi nghe tiếng còi xe, phố xá vì thế vắng lặng đến nỗi cứ ngỡ không phải là phố xá nữa, tại sao người lái xe lại không bóp còi inh ỏi cho sướng tay như ở bên ta nhỉ? Phố xá bên mỹ làm sao mà bì được với phố xá ồn ào náo nhiệt ở trung quốc cơ chứ!
        15. Tình cảm
        người mỹ rất là thiếu tình cảm và hình như không có cảm xúc. Có tới 95% nhân viên người mỹ không nghĩ tới việc phải làm gì cho tiệc cưới của sếp hoặc của con cái sếp, họ chẳng bao giờ phải vắt óc tìm ra lý do để chăm sóc sếp của mình. ở trung quốc liệu có ai điên đến mức bỏ qua cơ hội chăm sóc sếp của mình không? Nói cách khác, có ai dám làm điều đó không? Hãy xem, người trung quốc chúng ta có biết bao nhiêu là tình cảm thương mến đối với lãnh đạo!
        16. Nhạy bén
        người mỹ không nhạy bén chút nào! 99% người mỹ đều đi học, đi làm, và thăng quan tiến chức, mà không hề biết đến sự cần thiết của “phong bì” để có thể mở ra một cánh cửa… sau, để giúp cho họ được thăng quan tiến chức nhanh hơn, giống như người trung quốc chúng ta!
        Vậy thì còn đi mỹ để làm gì nữa cơ chứ??!!!!
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      8. #46
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        PHẦN THỨ BA
        A. SỰ BIẾN THIÊN CỦA LÃO HỌC


        Sự biến thiên của Lão học: Đạo giáo
        Cái học của Lão Tử chủ trương sự “thanh tĩnh vô vi” ngay trong cái đời loạn ly đến cực độ như thời Xuân Thu, Chiến Quốc, cũng khó mà tìm được người hưởng ứng, trừ ra Doãn Hỹ, theo truyền thuyết.

        Sau đó hơn một trăm năm, Liệt Tử và Trang Tử nối nhau mà phát huy cái đạo học của ông và làm cho nó chiếm được một địa vị ngang với các học phái khác trong khoảng Tiên Tần. Nhưng sau Trang Tử, một cự phách trong phái Lão học, người ta thấy rằng cái học của Lão Tử bị rơi vào trong bóng tối, không có được một nhà đại biểu nào xứng đáng hơn nữa. Các tông phái sau này tự xưng là gốc nơi Lão học mà ra đều xuất hiện vào đời Tần Hán trở xuống. Ta có thể chia làm bốn phái chính như sau:

        1. Huyền Lý:
        Phái này là phái ẩn dật, sống một đời phóng túng khoáng đạt, phát huy từ đời vua Nguỵ Văn đế; sau có Hà Án, Vương Bật tán dương và nhóm Trúc Lâm Thất Hiền là những đại biểu lỗi lạc nhất.

        2. Phái Thần Tiên Đan Đỉnh:
        Tức là phái “Trường sinh cửu thị” chủ trương sự luyện đan và tu dưỡng để được trường sinh bất tử và tiêu dao trên cõi trần hoàn. Đời Tần Thuỷ Hoàng theo lời khuyên của Lư Sinh và Hầu Sinh cho người đi tìm thuốc trường sanh và nhân đó xướng lên cái đạo Thần tiên. Đến đời Tấn (265-316) Cát Hồng, tự là Bão Phác tử làm sách “Thần Tiên Truyện” mười quyển và “Ẩn Dật Truyện” mười quyển, là những truyện “thần tiên”. Và sau này những chuyện thần kỳ quái đản đều gốc nơi đó mà ra cả.

        3. Phái Phù Lục:
        Đời nhà Hán, triều vua Hoàn đế (146-167 trước T.L) có Trương Khải dâng lên triều đình bộ sách “Vu Cát Thần Thơ”. Trong sách chép các việc bói, cúng và các thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Sách này bị triều đình bác đi, nhưng sau được Trương Giác kiếm được, lợi dụng nó để làm loạn Huỳnh Cân (thời Tam Quốc) cuối đời nhà Hán. Đồng thời có Trương Đạo Lăng học được phép trường sinh vào Thục, lên núi Hạc Minh, làm một bộ Đạo thư 24 thiên, và làm bùa để trị bịnh. Trương Đạo Lăng phụ hội thuyết thần quái của bọn phương sĩ đời Lưỡng Hán, kết nạp được tín đồ mê tín rất đông. Cuối đời Hán qua đời Tấn thì cái học Hoàng Lão rất thịnh hành, người theo đạo lại rất lưu ý đến phép thần thông biến hoá. Từ đó Lão giáo nghiễm nhiên đã trở thành phép tu tiên, và đến đời Đông Tấn, như đã nói trên, được Cát Hồng quy định rất là chú đáo, sinh ra vô số những phương thuật và mê tín khác. Đến lúc Phật giáo truyền vào Trung Quốc, phái Phù Lục lại thêm được ở giáo lý ấy những thuyết kiếp số, những luật khai độ, để gây thêm lòng tín ngưỡng nơi tín đồ. Trương Đạo Lăng được triều đình phong làm chức Thiên sư, đời đời truyền cho con cháu.

        4. Phái Chiêm Nghiệm:
        Từ đời Tây Hán, những bậc Nho gia như Lưu Hướng, Khuông Hành, Cung Thăng đều tin thuyết ngũ hành và sấm vĩ. Về sau Quang Vũ đế nhà Hậu Hán cũng tin theo, nên phong trào nhâm độn, sấm vĩ càng thêm thịnh hành. Những phương thuật như phong giác, độn giáp, thất chinh, nguyên khí, lục nhật, thất phân, phùng chiêm, nhất giả, đĩnh truyện, tu du, cô hư, vận khí… đều là những phép xem hiện tại để đoán tương lai. Những phương thuật này, đến đời Tam Quốc mới là thịnh vượng và chiếm một thế lực quan trọng: Phí Trưởng Phòng, Vu Kiết, Quản Lộ, Tả Từ… đều là những nhà thuật sĩ nổi tiếng cả.
        Đến đời Tấn, Quách Phát làm ra sách “Thanh Nang”; đây là ông Thuỷ tổ nghề Địa lý. Còn về lộc mạng thì sách “Lục Lạc Cầu Tử” xuất hiện từ đời Tuỳ, đây là nguồn gốc cho nghề toán số. Ngoài ra Lâm Hiếu Công có làm sách “Lộc Mạng Thư” và Đào Hoàng Cảnh làm sách “Tam Mệnh Sao” cũng đều là sách căn bản của các nhà Toán Mạng sau này. Về nghề “bốc phệ” thì có sách “Nguyên Bao” của Vệ Nguyên Trung và “Linh Đại Bí Uyển” của Dữu Quý Tài. Về nghề xem tướng thì có sách “Tướng Kinh” của Đào Hoằng Cảnh.

        *
        * *

        Những tông phái này không ăn chịu gì đến Lão Tử nữa cả. Điều đáng làm lạ nhất là vị giáo chủ của Đạo giáo không còn là bậc “ẩn quân tử” tác giả Đạo Đức kinh nữa, mà đã biến thành Đức Thái Thượng Lão Quân với những pháp thuật vô biên và có dưới bộ hạ mình không biết bao nhiêu là thần, tiên, ma quái.Phần đông người Trung Hoa cũng như người Việt xưa nay đều hiểu Lão Tử theo Đạo giáo, nhất là họ hiểu Lão Tử theo các bộ truyện Phong Thần, Tây Du… những truyện hoang đàng nhất về Thần Tiên và có lẽ rút trong các sách Thần Tiên Truyện của CátHồng mà thêu dệt thêm ra. Phần đông các sách giáo khoa cũng bị sai lầm vì những chỗ nhận định sai lầm của người khác. Thậm chí có nhiều nhà trí thức Việt Nam cũng chưa để ý phân biệt rõ Đạo giáo với Lão giáo, và mỗi khi nghe nói đến Lão Tử thì đều liên tưởng đến những gì như là thần thông phép tắc…

        *
        * *

        Theo Đào Duy Anh, trong Việt Nam Văn hoá Sử Cương thì “ảnh hưởng trực tiếp Lão Trang trong tư tưởng giới nước ta không mấy gì quan trọng lắm, nhưng ảnh hưởng của Lão Trang bị Đạo giáo lợi dụng thì lại sâu xa và phổ cập vô cùng”.

        Ông Trần Trọng Kim cũng nói: “Những tư tưởng cao kỳ rộng rãi cho đến những điều tín ngưỡng thô thiển và các mối mê tín đê hạ ở chốn dân gian đều phần nhiều ở Đạo giáo mà ra. Một cái đạo mà lúc khởi nguyên thì thật là cao, mà rồi càng ngày càng sà thấp đến đỗi biến thành những tín ngưỡng rất kỳ quặc như phái thần tiên, chỉ chú lấy sự trường sinh bất lão (…) Như vậy, một vấn đề đã được đặt ra là phải làm thế nào trừ bớt những điều tin nhảm và giữ lại được những điều hay để gây thành một mối học thuật có lợi cho sự tin tưởng của người mình. Cái vấn đề ấy nay còn bỏ trống để dành cho những học giả mai sau này, ai là người lưu tâm đến vận mệnh tương lai của chủng loại, phải cố sức mà giải quyết”.

        Nhà văn Trúc Khê cũng tỏ thắc mắc về cái hại của Đạo giáo: “Cái phần khả thủ của Đạo giáo là phần triết lý của nó, thế mà phần ấy càng ngày càng mờ tối thêm, không những người ngoài ít ai nghiên cứu đến mà chính những môn đồ của Đạo cũng bỏ mất cái phần tinh hoa siêu việt ấy mà chỉ chú ý ở những phương thuật rất là thiển lậu (…) như là cúng cáp quàng xiên, bùa bèn nhảm nhí (…) Nếu Đạo giáo rồi đây không có một tay lãnh tụ có chí cao xa lo sự chấn loát để nâng cao cho nền Đạo cao lên như xưa… thì cái ngày tiêu diệt của nó cũng sẽ chẳng xa vậy…”.Thiển nghĩ, bất cứ cái học cao thâm nào, chỉ dành cho một hạng người có một tầm trí thức tế nhị sâu sắc mới mong lĩnh hội được, nếu lại đem trao cho những kẻ dưới mực tầm thường thì sự hiểu lầm làm sao tránh khỏi. Huống chi Lão học có những tư tưởng mập mờ kỳ ảo siêu linh, thật rất dễ khiến người ta lợi dụng để đem nó mà huyễn hoặc. Xem ngay như cái học của Thích Ca cũng không sao tránh khỏi vô số dị đoan đang làm hoen ố cửa thiền. Thật đúng theo lời của Lão Tử: không có cái hay nào mà không có cái dở kèm bên.

        *
        *
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      9. #47
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        B. LÃO TỬ VÀ KHỔNG TỬ

        Lão học và Khổng học

        Phê bình và đối chiếu hai học thuật trên đây, các học giả thường chia làm hai phái: một phái cho rằng Lão và Khổng là hai học thuyết nghịch nhau như nước với lửa, và một phái cho rằng hai học thuyết ấy bổ túc cho nhau, tuy vẫn kình chống với nhau từng điểm một.
        *
        * *
        Thật vậy, nếu nhìn một cách thiển cận hơn, thì ai ai cũng thấy rõ hai giáo thuyết này nghịch hẳn nhau như hai đối cực. Ông Đào Duy Anh, trong quyển Việt Nam Văn hoá Sử cương viết: “Tư tưởng của Lão Trang là một thứ triết học cao siêu kỳ diệu, khiến trí não con người bay bổng lên những cảnh giới siêu nhiên huyền diệu, chứ không như tư tưởng Nho giáo chỉ giữ tinh thần người ta ở trong thực tế tầm thường, ở trong vòng lễ giáo chật hẹp. Bởi vậy, trong lịch sử Trung cổ và Cận cổ, Nho giáo độc tôn, thế mà những nhà Nho lỗi lạc cũng thường nghiên cứu học thuyết Lão Trang, mượn nó làm mối an ủi những nỗi thống khổ ở đời…”

        Nhà văn Trúc Khê, trong bài Khảo cứu về Đạo giáo cũng viết: “Đạo giáo là một nền triết học rất sâu xa (…) Nước Tàu, từ đời Châu trở về sau, học thuyết được người ta rất tôn sùng là học thuyết của Nho giáo (…) Học thuyết ấy không phải là không có chỗ hay, nhưng mà theo nó, nó sẽ đưa người ta đến một đời sống phiền nhiễu bó buộc. Chống lại với Nho học, Lão học xướng lên một học thuyết khác… khuyên loài người nên sống một cách hồn nhiên, không ham muốn, không tranh giành, không có những lễ văn để trói buộc vào nhau, không có những mưu mô trí xảo để lừa lật nhau, cùng sống với nhau trong sự giản dị, thuần phác tự nhiên. Sự sống của loài người mà được như thế thì thật là hoàn thiện, hoàn mỹ, rất hợp với Đạo lớn. Vậy kẻ cầm quyền thiên hạ phải cố làm sao giữ nguyên được cái trạng thái sinh hoạt như thế mãi, nghĩa là không bày biện, đặt ra thêm lễ văn, không tỏ ra mình là thánh trí, vì những cái đó chỉ làm loạn thiên hạ.“Trái với đạo ấy, thì như Vũ, Thang, Văn, Vũ đều là những ông vua “hữu vi”, nào là chế Lễ, tác Nhạc, nào là sáng điển, lập pháp… đưa loài người từ chỗ giản dị đến chỗ phiền nhũng, từ chỗ thuần phác đến chỗ khôn vặt, chỉ làm loạn thiên hạ, không phải là cái phúc cho loài người… Như thế, Vô Vi không phải chỉ riêng là cái yếu thuật của những nhà cầm đầu thiên hạ, mà chính là cái đạo chung cho tất cả mọi người.“Với cái triết lý ấy, ai dám bảo là không hay (…) mặc dù nó không đưa loài người bước lên con đường tiến hoá. Nhưng mà, than ôi, con đường mà người ta gọi là tiến hoá của loài người, hiện nay có tốt đẹp không, chúng ta đã trông thấy rõ bày trước mắt. Nó là đường đầy những tranh giành, những lường gạt, những lớn nuốt bé, khoẻ hiếp yếu, những trí thức khôn ngoan, phương pháp mầu nhiệm để tương khuynh tương loát, tương tàn tương sát lẫn nhau, nó là con đường đầy xương máu, đưa loài người đến cùng cực của thống khổ.
        “Ta trông thấy tình trạng xã hội loài người hiện nay mà không thể nào không cảm tưởng đến cái triết lý tư tưởng của Lão học được. Loài người của chúng ta, chỉ vì không theo được cái triết ấy, cứ hăm hở đi tìm những con đường tự cho đó là tiến hoá, nhưng chính là những con đường đã lôi kéo nhau vào những kiếp vận đau thương”
        .
        *
        * *
        Nhà văn Nhật Bản, Okakuro Kakuro thì bảo rằng: “Trước hết, cần phải nhớ rằng Lão giáo cũng như cái học kế nghiệp chính thống của nó là Thiền tông, tượng trưng sự cố gắng tinh thần cá nhân của người Trung Hoa miền Nam, chống lại cái tinh thần xã hội công cộng của Trung Hoa miền Bắc, tiêu biểu trong giáo lý Khổng giáo”. Bời vậy, mới có người cho rằng cái thuyết “bất ngôn chi giáo”, “bất tranh nhi thiện thắng”, “dĩ đức báo oán” là cái Dũng của người phương Nam mà đại diện là triết học của Lão Tử bao giờ cũng dùng “nhu nhược” mà “thắng cương cường”. Dĩ nhiên không giống với cái Dũng của người phương Bắc mà trong Trung Dung đã miêu tả “mặc áo giáp, mang vũ khí, nhìn cái chết không sờn lòng. Đấy là sức mạnh của phương Bắc, đó là lối cư xử của người mạnh về huyết khí”.

        *
        * *

        Lão học và Khổng học khởi nguyên đều ở một nguồn gốc mà ra: Dịch học. Nhưng Lão Tử thì chủ trương ở chỗ “qui túc”, còn Khổng Tử thì chủ trương ở chỗ “xuất phát”. Cái chỗ thuận nghịch của hai đàng đã khác nhau thì cái chủ trương của hai đàng cũng vì đó mà khác nhau. Lão Tử thì chủ trương tuyệt đối, nên không nói đến các giới tốt xấu, lành dữ, có không, dễ khó, dài ngắn, cao thấp, sanh tử. Xu hướng của Lão là ở nơi cảnh giới siêu nhiên, mà xây dựng trên nền tảng của Huyền học. Bản thể của cái học này là nơi Hư Vô, mục đích của nó là “quy chân phản phác” (歸真反樸); còn Khổng học thì chủ trương tương đối nhị nguyên, nên có gái có trai, có vợ có chồng, có cha có con, có vua có tôi, có trên có dưới, có tôn có ti, có nhỏ có lớn, có quý có tiện… khác nhau, và xây dựng trên nền tảng luân lý, mà xu hướng thì thiên về phương diện tích cực hữu vi, bản thể của nó là Nhân, mà mục đích là “khai vật thành dụ” như Chu Dịch.
        Nhưng Phùng Hữu Lan lại cho rằng hai hệ thống tư tưởng ấy, tuy kình chống nhau, mà thực sự lại bồi bổ lẫn nhau. Dân chúng Trung Hoa nhờ ở giữa hai luồng tư tưởng dằng co mãi ấy mà có một tâm hồn ôn hoà. Vào khoảng thế kỷ thứ 3 và thứ 4 sau Tây lịch kỷ nguyên thì chính các nhà Lão học cố gắng để dung hoà Khổng và Lão. Người ta đặt cho họ cái tên là Tân Lão học (néo-taoiste) và Tân Khổng học (néo-confucianiste). Hai luồng tư tưởng ấy chế ngự một các điều hoà tâm hồn dân tộc Trung Hoa hàng mười thế kỷ, và đã ảnh hưởng rất to lớn đến các văn nhân thi sĩ bất cứ thời đại nào. Hai tư tưởng ấy giống như là những luồng tư tưởng cổ điển (classicisme) và lãng mạn (romantisme) trong tư tưởng giới Tây phương. Thử đọc thi phẩm của hai nhà thơ Đỗ Phủ và Lý Bạch đủ nhận thấy rõ sự khác nhau giữa Khổng ọc và Lão học. Hai bậc đại thi hào ấy cùng sống một thời đại (thế kỷ thứ 8 Tây lịch kỷ nguyên), họ tượng trưng được hai truyền thống tư tưởng Trung Hoa trong những thi phẩm của họ. Hơn nữa, họ lại cũng là những người bạn tâm giao.

        Cũng như Phùng Hữu Lan, nhà tư tưởng Tây phương cận đại Hermann de Keyserling cũng cho rằng Khổng Tử và Lão Tử là đại diện cho hai lẽ cực đoan của một sự Toàn Thiện Toàn Mỹ trong tư tưởng giới Trung Hoa. Theo ông thì Khổng Tử (…) đại diện cho sự tận thiện của “Sắc Giới”, còn Lão Tử… đại diện cho sự tận thiện “Không Giới”, bởi vậy không thể đem ra mà đo lường so sánh bằng một thứ ly tấc chungnào được cả.
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      10. #48
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        A.W. Watts, một cách rõ ràng hơn, cũng bảo như Phùng Hữu Lan rằng: xã hội Trung Hoa cổ đều căn cứ trên hai nền tảng triết học truyền thống bổ túc nhau, là Khổng giáo và Lão giáo.Nói chung, thì Khổng giáo chi phối của mọi ước lệ ngôn ngữ, nghệ thuật, luân lý, pháp chế và lễ nghi để điều hoà mọi hoạt động tầm thường hằng ngày trong xã hội. Hay, nói một cách khác, Khổng giáo chuyên chú về cái học ước lệ giả tạo của nhân vi, và chính căn cứ vào những nguyên tắc ước lệ ấy mà người ta cố uốn nắn bọn trẻ cho chúng trở thành những “khuôn mẫu” mà xã hội qui định sẵn trước cho những hành vi tư tưởng của chúng. Lý tưởng giáo dục của họ là cốt đào tạo những “chuyên viên tư tưởng” theo rập một khuôn khổ tư tưởng có sẵn… Họ đem “uy chế xã hội” làm “thành một cái giường của chàng Procuste” để mà chế ngự tất cả mọi xu hướng tự do phóng túng và bất thường của con người. Nhân thế con người tự định nghĩa lấy mình và định nghĩa vai trò xã hội của mình bằng những công thức của Khổng học.“Lão học, trái lại là dành cho những người lớn tuổi hơn, và nhất là cho những người đã rút lui khỏi hoạt động xã hội. Sự từ bỏ hoạt động xã hội là một bằng chứng rằng họ đã thực hiện được sự giải thoát nội tâm đối với những lề lối suy tư và ăn ở theo những ước lệ giả tạo bên ngoài. Bởi vậy, Lão giáo là một cuộc đi tìm một thứ hiểu biết tự nhiên, một thứ hiểu biết không giả tạo ước lệ mà do một sự thông cảm trực tiếp với nguồn sống chân thật của nội tâm” (A.W. WATTS).

        Khổng học thì lại nhắm vào sự uốn nắn con người theo một thể thức cứng rắn của xã hội, một công việc chẳng những gây cho con người nhiều tranh chấp và thống khổ ở nội tâm, lại còn khiến cho con người mất cả sự hồn nhiên chất phác buổi ban đầu mà chỉ có những trẻ con mới có, và đôi khi, chỉ có những bậc thánh hay bậc hiền mới tìm lại được mà thôi. Sự dằn co chống đối nhau giữa cá nhân và xã hội, lắm khi quá gắt gao, quá bức bách sẽ biến thành những chứng bệnh thần kinh, gây không biết bao là án mạng, tội ác điên cuồng… ở tâm hồn yếu đuối, và nhạy cảm.

        Lão học có công dụng an ủi và chữa các thứ bệnh loạn tâm loạn óc ấy, những bệnh thần kinh mà phân tâm học ngày nay gọi là “mặc cảm tội lỗi” (complexe de culpabilité) với những hậu quả vô cùng đau thương và đồng thời đem con người trở về với “tự nhiên” 自然, tức là trở về với con người thật của mình: “kiến tố, bão phác, thiểu tư, quả dục”.Nhưng, ta không nên hiểu rằng Lão học là một công cuộc cách mạng chống lại với trật tự đã an bài. Lão học là một một phương pháp giải thoát cá nhân, không thể thành công được bằng một cuộc cách mạng xã hội bên ngoài, bởi vì, một cuộc cách mạng xã hội thường chỉ là một việc thay thế một chế độ độc tài này bằng một chế độ độc tài khác, có khi còn độc tài hơn cái chế độ độc tài mà mình đã dày công tiêu diệt.“Giải thoát những ước lệ giả tạo của xã hội, không có nghĩa là khinh thường ruồng bỏ nó, mà chính là đừng để bị nó phỉnh gạt mình. Tức là biết dùng nó như một công cụ, thay vì bị nó bắt mình làm món đồ chơi của nó”

        *
        * *
        Lão học chuyên về cái học “phản bổn hoàn nguyên” 返本還原, tức là trở về Nguồn Sống Một mà hiện tượng của nó là luôn luôn biến động: hễ cực tịnh thì động sinh. Cái động này là cái động của Chân thể, chẳng phải cái động của Bản Ngã. Bởi vậy, mỗi thành kiến, mỗi thói quen, mỗi tạp tục dù là tốt đẹp đến đâu, đều chỉ là một sự hạn chế, một cái dừng lại, một cái ao tù của “dòng sông” Chân Thể (真體). Vì vậy, trở ngại lớn lao nhất trên con đường giác ngộ là tập quán tư tưởng, tức là suy nghĩ hay phê phán theo một khuôn khổ hệ thống nào. Có cái vừa Nhan, lại biến thành Bất Nhân, có cái vừa là Thị, lại biến thành Phi… Thế nên, Lão học không chấp nhận có một cái Thị hay Phi tuyệt đối nào cả, mà trái lại, vượt lên trên cái “dòng” bất tuyệt của Thị Phi, Thiện Ác. Ta có thể nói rằng Lão học là một cái học không thuyết, một giáo lý không có giáo điều nào cả. Và gì vậy, mới có cái thuyết “bất ngôn chi giáo” (不言之敎), và về sau Giáo lý Thiền Tông với câu kệ bất hủ này: “bất lập văn tự”, “giáo ngoại biệt truyền” (不立文字, 敎外別傳…) Các nhà Đạo học Đông phương của bất cứ thời kỳ nào, cũng đều khuyên ta phải cố tránh những lối “tư tưởng sẵn” nhai đi nhái lại những ý tưởng của kẻ khác mà không có một chút sáng tạo nào của mình pha vào. Thói quen, bất cứ là một thói quen nào về tư tưởng hay tình cảm, đều là triệu chứng của sự Chết. “Nhơn chi sinh dã nhu nhược, kỳ tử dã kiên cường” (人之生也柔弱, 其死也堅強) (Ch.76).

        Bởi vậy, người đắc Đạo 道 là người sống được cái Sống của mình, tức là người có cái sống riêng biệt của mình, không bị ảnh hưởng bên ngoài đến làm sai lạc Bản Tánh 本性Về Vật chất, cũng như về Tinh thần: chết, là mất bản tánh. Một số tế bào sống mà nhà khoa học vật lý đem ngâm vào một chất nước màu, bao giờ cũng chống lại sự xâm nhập của chất màu ấy. Chỉ khi nào người ta kích động bằng điện lực làm cho nó chết đi, thì chất màu liền xâm nhập ngay lập tức vào cơ thể của tế bào. Một tâm hồn “sống” cũng một thể: không bao giờ nên để bị ảnh hưởng bên ngoài xâm nhập được.

        Những thói quen của tư tưởng (như những giáo lý này nọ, những hệ thống tư tưởng hay luân lý, những tín điêu của một tôn giáo này, tôn giáo nọ v.v…) đều đóng vai trò “chất màu” đã nói trên. Nếu ta muốn nội thủ được tinh thần, thì cần nhất là lo giải thoát tâm não ta những tập quán tư tưởng mà ta đã thọ lãnh nơi giáo dục từ thuở nhỏ…

        *
        * *
        Lịch trình diễn tiến tự nhiên về đời sống tinh thần tâm lý của con người có thể chia ra làm ba giai đoạn dưới đây:
        a) một giai đoạn bắt đầu tạo sanh “bản ngã”;
        b) một giai đoạn trưởng thành của “bản ngã”;
        c) và giai đoạn cuối cùng là vượt khỏi “bản ngã” hay là tiêu diệt “bản ngã”, để trở về sáp nhập với cái Sống của Chân Thể, đồng với cái sống Vô Cùng của Trời Đất.

        *
        * *
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      11. #49
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        a.- Giai đoạn thứ nhất, con người còn còn ở trình độ sơ khai: người ta chưa có bản ngã, hay nói cho đúng hơn, chưa có cá tánh rõ rệt.Họ cảm giác theo phần đông, họ suy nghĩ theo phần đông. Họ bị ảnh hưởng bên ngoài rất dễ dàng: mê tín, dị đoan. Ai nói sao, họ cũng đinh ninh như thế: thói quen, tập tục chỉ huy tất cả đời sống tâm trí của họ. Con người, trong giai đoạn này, thích bắt chước, thích chạy theo thời thượng, rất sợ dư luận khen chê, nghĩa là không dám làm điều già khác với thiên hạ chung quanh, không bao giờ biết hay dám suy nghĩ một mình, theo mình. Họ hoàn toán là phản ứng trung thành của xã hội, của ngoại cảnh, hay nói một cách khác theo triết học duy vật, họ là “sản phẩm” của xã hội, của giáo dục, của chế độ, luân lý, tôn giáo, phong tục, và sách vở mà họ đọc qua… Họ là người có nhiều thành kiến, sống theo dư luận của phần đông. Họ sống như một đàn cừu, cúi đầu bước theo nhịp bước của những con dẫn đạo, không dám lạc đàn. Hạng này mà đông, dễ dẫn đến những chế độ độc tài… Họ sống cần có người dẫn đạo.

        *
        * *
        b.- Giai đoạn thứ hai: sự trưởng thành của “bản ngã”.

        Bắt đầu bước qua giai đoạn này, cá tính con người lần lần xuất hiện. Những tánh hay bắt chước, chạy theo thời thượng, bắt đầu giảm lần và biến mất để lại một tâm hồn độc đáo, có những sáng kiến và óc phê bình sâu sắc. Họ sẽ là người không chịu làm tôi tớ cổ nhân nữa, họ dám đem tất cả những giá trị điển hình xưa nay mà thẩm định lại: họ dám hoài nghi, và hoài nghi tất của, một thứ hoài nghi triết lý. Trong bất cứ ngành hoạt động nào, luôn luôn họ tỏ ra có những ý tưởng tân kỳ biệt lập: họ thích suy nghĩ theo mình mà không chịu suy nghĩ theo người. Họ cố gắng để vượt ra khỏi những ảnh hưởng của ngoại giới, của những giá trị đã an bài.Họ tỏ ra bao giờ cũng có một tâm hồn độc lập, sang tạo và tự do. Nghĩa là họ có một tâm hồn Cách mạng, thích làm một người dẫn đạo, hơn là một người rụt rè phụ hoạ…

        Nhưng, cái “bản ngã” ấy, một ngày kia, khi đã đến mức “chín muồi” rồi, thì đã tận dụng khả năng biểu hiện của nó, nó sẽ nhận thấy nó bị giam hãm nô lệ trong những công trình sáng tạo của chính nó, và như vậy, khi nhận thức rằng cái “bản ngã” ấy chỉ là một ảo vọng bị hạn chế trong giới nhị nguyên, rất hẹp hòi và lầm lạc… nó bắt đầu vượt ra khỏi đó, để đi tìm sự sáp nhập với cái Sống Một Vô cùng của Trời Đất nơi lòng họ, nghĩa là tìm mà thực hiện giai đoạn thứ ba của đời người.

        *
        * *
        c.- Giai đoạn thứ ba: giai đoạn vượt khỏi “bản ngã”, giai đoạn “giải thoát”.

        Ở giai đoạn này, bản ngã không còn thấy mình là một vật riêng biệt nữa, mà là Một với Vạn Vật. Và đây là giai đoạn vượt khỏi giới Nhị Nguyên, giai đoạn mà Nhà Phật gọi là “đáo bỉ ngạn”, không còn thể dùng đến Lý Trí nữa; mà phải dùng đến một khiếu hiểu biết khác để nhập vào luồng sống của Đạo, tức là giai đoạn Huyền đồng cùng Vũ Trụ.Lão học thuộc về giai đoạn thứ ba này, tức là giai đoạn cứu cánh của đời người. Và đây là chỗ phân biệt giữa hai cái học Lão và Khổng.

        *
        * *
        Khổng học như con sâu; Lão học như con bướm: cả hai đều là Một, khác nhau vì ở những giai đoạn trước và sau. Bản Ngã và Chân thể là Một, khác nhau ở chỗ Mê và Ngộ mà thôi. Khổng học như cái vỏ trứng gà bảo bọc con gà con chưa đúng sức nở. Nhưng đến thời kỳ con gà con đúng sức nở, thì Khổng học tức cái vỏ trứng kia lại trở thành trở ngại mà con gà con phải đả phá để sống, vì không làm thế thì nó phải chết. Cho nên phải phá bỏ cái vỏ trứng là điều kiện tối cần cho sự siêu xuất Chân Thể. Sở dĩ Lão học chống đối Khổng học cũng một thể: con gà phủ nhận cái vỏ trứng, cái mầm non của hột lúa phủ nhận cái vỏ lúa của hột giống còn non. Giá trị của mỗi giáo lý là chỗ biết áp dụng nó đúng thời đúng buổi.

        *
        * *
        Cuộc cách mạng bản thân phải khởi từ trong ra ngoài trước: chưa đến thời kỳ nở mà vội đập phá vỏ trứng đi, là giết ngay con gà con chưa cứng cáp, chưa đến độ nở. Những cuộc cách mạng bạo động do bên ngài gây nên để phá cái “vỏ trứng gà” trước khi con gà con chưa đủ sức lớn, là hại nó chứ đâu phải là cứu nó. Đây là cái lầm to tát của loài người từ xưa đến nay vậy. Ban bố tự do cho những kẻ chưa đủ điều kiện tinh thần sống tự do, là việc làm nguy hiểm cho những người thụ hưởng tự do quá sớm ấy.

        Vì vậy mà các bậc thầy Đông phương, thuộc về bậc siêu đẳng, không chịu truyền đạo một cách dễ dãi… Thường, người đệ tử phải đi cầu Thầy, chứ Thầy ít khi đi tìm đệ tử. Lắm khi đi cầu, mà không được truyền dạy là khác! Ông Thầy đợi khi nào lòng người đệ tử thật chí thành mới truyền Đạo cho, nhưng bao giờ cũng bắt người đệ tử bền chí đợi chờ, không được nóng tánh và thúc giục. Với người Đạo học Đông phương, thời gian là yếu tố cần thiết nhất cho sự khải phát Trí Huệ. Không bao giờ họ chấp thời gian: phải có đủ thời gian cho hoa trổ, cho trái chín… Về vấn đề văn hóa đối với người Đông phương, chấp thời gian là phản văn hóa. Cho nên không bao giờ họ có óc khuyến dụ, tuyên truyền Đạo học, trái lại, họ rất ghét sự dụ dẫn. Họ nói, hoặc họ viết, đó là họ đã làm xong phận sự rồi… Ai đồng thì ứng; không đồng, không ứng, tuyệt nhiên không bao giờ mong được người ta tán thành phụ hoạ một cách giả dối. Là vì, như ta đã thấy trên đây, họ không bao giờ mong làm cái việc đập phá cái vỏ trứng khi con gà con chưa đủ sức nở…Nhà văn Jean Gernier, trong quyển “L’Esprit du Tao” tỏ ra là người rất thâm hiểu Đạo học Đông phương khi ông viết: “L’Exposé d’une doctrine, si favorable soit-il à cette doctrine, ne signifie pas qu’on souhaite qu’elle soit adoptée. Les docteurs du Tao le souhaitaient eux-mêmes? Absolument pas, puisque l’apostolat était ce qui leur répugnait le plus”. Sự trình bày một giáo lý nào, dù mình có ưa thích nó bực nào, không có nghĩa là mong muốn nó được thừa nhận. Các nhà Đạo học có mong muốn như thế không? Tuyệt đối là không, sự truyền giáo là điều mà họ ghét nhất.
        Tóm lại, với Lão học ta đi vào một lật đổ tất cả mọi giá trị thông thường (renversement des valeurs). Nhà văn trứ danh hiện đại Tây phương, André GIDE có nói: “Ah! J’ai vécu trop prudemment jusqu’à ce jour! Il faut ête sans lois pour écouter la loi nouvelle. O délivrance! O liberté!” (“Chao ôi! Tôi đã sống quá dè dặt từ trước đến giờ! Phải không có luật lệ nào ràng buộc cả mói nghe được cái luật mới. Ôi giải thoát! Ôi tự do!”). Không có một tâm hồn tự do, không làm sao giải thoát ra khỏi được những ràng buộc của Lý trí, của những lối suy tư theo giới nhị nguyên chia phân nhĩ ngã, của những giáo điều luân lý, tôn giáo, đảng phái.

        Khổng Tử bảo phải theo Nhân, Nghĩa… Lão Tử lại bảo “Tuyệt Nhân, khí Nghĩa”… Mặc Tử thì phải “thượng hiền”… Lão Tử lại bảo: “bất thượng hiền”! Mặc trọng luân lý, đạo đức, thì Lão là vô luân lý, vô đạo đức hay sao? Không! Phải vượt lên trên Nhân, Nghĩa… thì mới hiểu được chỗ mà Lão Tử bảo là Chí Nhân, Chí Nghĩa. Phàm còn bảo là Nhân, thì cũng còn gọi Bất Nhân… Mà Nhân và Bất Nhân đều cũng như nhau, bởi cùng đồng một gốc mà ra, nghĩa là còn nhận thức trong vòng “Ngã chấp”, còn sống trong cái sống bị chia phân (Vie-séparée). Trái lại, Lão học là cái học Huyền đồng, 玄同, trở về với cái Sống Một không còn phân chia Nhĩ Ngã (“vô kỷ, vô công, vô danh”) thì còn nói đến Nhân, đến Nghĩa… làm gì nữa.Khi mà mình đã đồng hoá với người yêu thì không còn nói đến chữ Yêu: cũng như người Chí Nhân đã vượt khỏi chữ Nhân.

        Bởi vậy, không thể bảo rằng Khổng và Lão, giáo lý nào cao hơn giáo lý nào, vì sứ mạng hai bên đều khác nhau: không thể so sánh và lấy tiêu chuẩn chung nào mà đánh giá.

        *
        * *
        Nhiều học giả Đông cũng như Tây hay so sánh cho rằng thuyết Quân bình của Lão Tử giống với thuyết Trung dung của Khổng Tử. Nhận xét thế thật không đúng.Lão cũng như Khổng, đều cho rằng thái quá, cũng như bất cập đều là sai lầm, nhưng cái quân bình của Lão là một thứ Quân bình động và bao giờ cũng thiên về bên Âm, bên phần tiêu cực, vì Âm theo Lão Tử, thì gần với Đạo hơn, cho nên mới nói: “Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn” (Huyền, rồi lại Huyền, đó là cửa vào của mọi huyền diệu rong Trời Đất) (玄之又玄, 衆妙之門), và thường ví Đạo, trong giới hiện tướng, như một bà Mẹ: “Ngã độc dị ư nhơn, nhi quý Thực Mẫu” 我獨異於人, 而貴食母 (Ta riêng khác người đời: ta quý mẹ nuôi muôn loài), hoặc “Phục thủ kỳ mẫu, một thân bất đãi” 復守其母, 沒身不殆 (Trở về với Mẹ, thân đến chết không nguy) (Ch.52). Chữ “Mẫu” đây ám chỉ Đạo. Sự sinh sinh hoá trong Tạo hoá đều ở trong Âm mà phát ra cả.

        Vì vậy, Lão chủ trương đứng sau để mà đứng trước; đứng dưới để mà ngồi cao… Cho nên mới gọi đó là thứ Quân bình động, thấy thì như “không làm gì cả” mà kỳ thật “không gì là không làm” (vô vi nhi vô bất vi (無為而無不為). Bởi vậy mới có câu: “tương dục hấp chi, tất cố trương chi, tương dục nhược chi, tất cố cường chi; tương dục phế chi, tất cố hưng chi… 將欲歙之, 必固張之; 將欲弱之, 必固強之; 將欲廢之, 必固興之… (Hòng muốn thu rút đó lại, là sắp mở rộng đó ra; hòng muốn làm yếu đó, là sắp làm đó mạnh lên; hòng muốn vứt bỏ đó, là sắp làm hưng khởi đó…) (Ch.36). Như thế, ta thấy Lão học chủ trương phương pháp tiêu cực, lấy quẻ Phục ở Dịch Kinh làm chỗ “qui túc”. Âm cực, dương sinh, là Tịnh, mà kỳ thực là Dương, là Động: “Trí hư cực, thủ tĩnh đốc” (致虛極, 守靜篤).
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      12. #50
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        C. ẢNH HƯỞNG SÁCH LÃO TỬ

        Ảnh hưởng của sách Lão Tử

        Dù là một quyển sách rất nhỏ, chứa đựng trên năm nghìn lời, thế mà sách Lão Tử Đạo Đức kinh đã đóng một vai trò quan trọng đặc biệt trong lịch sử văn minh Trung Quốc. Ngay từ thế kỷ thứ tư và thứ ba trước Tây lịch kỷ nguyên, ảnh hưởng tư tưởng của nócũng đã to tát lắm rồi: chẳng những nó để ra một học thuyết vĩ đại của Trang Châu, nó lại còn kích thích một phần khá lớn những hệ thống tư tưởng khác, hay nói một cách khác, không một hệ thống tư tưởng nào sau nó mà không chịu ít nhiều ảnh hưởng của nó. Trong những khoảng đầu Tây lịch kỷ nguyên, học thuyết Lão Tử dọn đường cho Phật giáo Đại thừa du nhập vào Trung Hoa, và đã xây đắp nến móng cho sự hoàn thành hai hệ thống tư tưởng to nhất ở cõi Á Đông, là Đạo giáo và giáo phái Thiền tông.

        Từ đó sách Lão Tử không ngớt ảnh hưởng các triết gia Đông phương, dù là các bậc danh Nho. Ở Trung Hoa, Nhật Bản, và ngay ở Việt Nam từ trước đến giờ, không có một nhà văn lỗi lạc nào, không có một nghệ sĩ xuất chúng nào, không có một tư tưởng gia sâu sắc nào mà không chịu ít nhiều ảnh hưởng tư tưởng của nó.Chẳng những ảnh hưởng nó rất sâu nặng về đường tư tưởng , nó lại còn giúp rất nhiều con người trong đường xử thế khôn ngoan tế nhị. Nó chẳng những an ủi, trung hoa dịu tâm hồn những con người quá đau khổ vì ngạt thở trong cái không khí quá gò bó của Lễ giáo khắc khe, những con người bị chế độ nghiêm khắc của gia đình, của xã hội, của văn minh cơ giới, giả tạo và ích kỷ làm thương tổn ê chề, nó lại còn giúp cho những con người nghệ sĩ và thi nhân, cái bí quyết sống tràn trề hạnh phúc trong sự huyền đồng cùng tạo vật và thiên nhiên.

        Tóm lại, sách Lão Tử có thể đem lại cho con người một sự Giải thoát toàn diện.Nó giải thoát con người ra khỏi gông cùm của những ước lệ giả tạo của xã hội, của gia đình, những bảng giá trị tương đối và tạm thời của luân lý, tôn giáo, tập quán, chế độ…

        Về phương diện cá nhân,nó giải phóng con người ra khỏi những nhỏ nhen bẩn chật và ích kỷ của một tâm hồn tư tâm, tư dục: nguyên nhân của mọi đau khổ trên đời, và cũng là nguyên nhân đã tạo ra những thứ văn minh giả tạo và ích kỷ, cốt thoả mãn những đòi hỏi thấp kém của những con người vị kỷ.

        Phần đông người Trung Hoa trí thức sở dĩ có được một tâm hồn lạc quan khoáng đạt và tự do, một “đầu óc tương đối”, không câu chấp, và đối với bất cứ mọi biến cố đau thương tủi nhục nào trên đời cũng giữ được một tinh thần nhẫn nại, tin tưởng ở tương lai, luôn luôn thản nhiên điềm đạm… đều là nhờ nơi Lão học một phần lớn nào. Ông Phan Kế Bính có nói: “Người ta nhận thấy rằng xưa nay những bậc ẩn sĩ có những phẩm cách thanh cao, những hiệp khách có cái tâm trường hiệp liệt cùng những người biết nhẫn nại, ưa điềm tĩnh ở các xã hội Đông phương, đều do ảnh hưởng của Lão giáo mà ra cả”.
        Ông Nguyễn Văn Kiết, trong một bài diễn văn về Nho giáo và Tây học, kết luận rằng: “Riêng về Việt Nam Ta, thật khó tìm được một triết gia chân chính mặc dù người nước ta đã theo Nho giáo gần hai nghìn năm. Chỉ có được một vài thi sĩ nổi danh như Nguyễn Du, Ôn Như Hầu, Nguyễn Công Trứ… là vì họ tiêm nhiễm sâu sa tư tưởng của Phật giáo và Lão giáo”.Trong quyển “Triết học Trung Quốc”, Chow Yih Ching quả quyết rằng “ảnh hưởng của Lão giáo đối với tinh thần người Trung Hoa thật là to tát”.

        Trải qua không biết bao nhiêu thế kỷ, Lão học cũng như Phật học, khi thăng, khi giáng, khi thịnh, khi suy, được các triều vua khi chuộng khi vong, nhưng các học giả chân chính không bao giờ quên tra cứu đến nó.Có người nghiên cứu và so sánh tinh thần phóng khoáng tự do của Lão học với tinh thần kỷ luật chặt chẽ của Khổng học, tỏ ý vui mừng vì nhận thấy rằng trong những cuộc đại cách mạng từ xưa đến nay đã xảy ra trong lịch sử Trung Quốc để chống các triều đại độc tài, đều thường có bàn tay bí mật của các nhà Lão học ít nhiều trong đó. Nói thế cũng có phần đúng, nhưng người có cái nhận xét tế nhị trên đây cũng nên nhớ rằng tinh thần Lão học là một ngọn gió lớn, nó muốn thổi đến đâu thì thổi, chưa nhất định nó sẽ theo một chiều hướng nào, một khi nó thấy có một cái gì đi quá đà, làm mất Quân bình, dù “cái quá đà” ấy là thuộc lẽ Phải hay Quấy, dù thuộc về “cấp tiến” hay “thủ cựu”, nó sẽ không bao giờ buông tha, vì như “cây cung mà giương ra, hễ cao thì nó làm cho thấp xuống, thấp thì nó nâng lên”, nó bớt chỗ dư bù chỗ thiếu”.
        Lão học không phải là cái học có thể nhốt mình vào một phái đảng nào, một học thuyết hay một học phái nào, dù đó là học thuyết hay học phái của Lão Tử. Giáo thuyết Thiền tông (nếu có thể gọi là một giáo thuyết) do Lão học và Phật học đúc thành cũng tỏ ra rất trung thành với chủ trương “bất ngôn chi giáo” và “tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri” trong những câu kệ trứ danh vô cùng khoáng đạt này: “giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự” .

        Có người bảo rằng, với chủ trương “Đạo Trời như cây cung mà giương ra… bớt chỗ dư, bù chỗ thiếu”, có thể là nguyên lý chủ nghĩa xã hội kinh tế ngày nay mà Lão Tử đã phát minh và đề xướng từ trước… Nói thế không phải là không đúng, nhưng thực sự thì Lão Tử không phải là nhà kinh tế, ông chỉ đưa ra một nhận xét chung về cái luật thiên nhiên của Tạo hoá thôi! Con người muốn khai thác và áp dụng nó vào ngành nào cũng được, cũng như người ta vịn vào những luật tự nhiên đã đề xướng trong Kinh Dịch để chế biến thành những cái học về Âm Dương, về Tướng số, về Y học, về Tâm lý, hay về Chánh trị… Nghĩa là trong đủ cả mọi ngành hoạt động trí thức của con người.

        *
        * *
        Có kẻ bảo rằng cái học của Lão Tử với cái thuyết Tự Nhiên của ông, quả không sao thích hợp với tình trạng sinh hoạt và tiến bộ càng ngày càng giả tạo của nhân loại ngày nay: nó là cái học phản tiến hoá, phản khoa học. Nói thế rất đúng. Ở ngay vào thời Chiến Quốc, và trước nữa là Xuân Thu, văn minh loài người tương đối chưa phiền phúc giả tạo như ngày nay, thế mà nó cũng không ảnh hưởng thay chiều được mảy may nào lòng tham dục vô bờ bến của con người. Chính ông tự nói: “Người đời đều có chỗ dùng, riêng ta ngu dốt thô lậu… Ta riêng khác người đời…”. Theo người đời, bất cứ là ở thời nào, nhất là ở thời buổi bây giờ, đại đa số đều chạy theo cái học trục vật, chạy theo cái học bên ngoài. Nên càng học, càng cảm thấy phiền phức đa đoan… Và cái mà người đời gọi là văn minh, là tiến bộ, phải chăng chỉ là một sự tranh đua để chiến thắng ngoại vật? Phải chăng càng thắng được ngoại vật chừng nào, càng tỏ ra là kẻ “văn minh” chừng nấy? Theo Lão Tử thì chưa ắt thắng được ngoại vật là đã làm chủ được ngoại vật, mà thường là một sự trở lại làm tôi tớ cho ngoại vật cũng không chừng! Thắng ngoại vật, còn phải lo thắng mình trước đã, để khỏi làm nô lệ cho những ngoại vật mà mình đã chiếm đoạt: “Thắng nhơn giả hữu lực, tự thắng giả cường”. Thắng người chỉ là người có sức, thắng mình mới là Mạnh.Theo đời thì “càng học, càng ngày càng thêm”; theo Lão Tử thì “càng học, càng ngày càng bớt”, nghĩa là theo đời càng học càng “thêm” nhân dục, còn theo Đạo thì càng học càng ngày bớt nhân dục: “thiểu tư, quả dục” (ít riêng tư, ít tham dục). Theo đời càng nhiều dục vọng, càng nhiều thèm khát; càng nhiều thèm khát, càng nhiều đấu tranh; càng nhiều đấu tranh, càng mau tiến hoá. Cho nên cái đạo “Kiến tố, bão phác, thiểu tư, quả dục” rõ là cái đạo thoái hoá, vì nó là con đường từ bỏ , nghĩa là từ bỏ tất cả những gì là văn minh tiến bộ đã mang lại để giúp cho cái bản ngã của ta, tức là cái lòng tham dục không bờ bến của ta, càng ngày càng thêm lớn mạnh. Nhưng dù sao, nếu biết lấy sự “trầm lặng” làm căn bản, lấy “giảm ước” là thông kỷ, và người đời nếu biết noi theo đó, một đôi phần, thì trong cảnh sinh hoạt hàng ngày, cũng như trên lịch sử nhân loại, người ta đã không phải đau lòng vì bao nhiêu cảnh tượng hung bạo tàn ác đã tiếp tục nhau mà xảy ra, càng ngày càng thêm khủng khiếp và ác liệt.
        *
        *

        Một số đông các nhà phê bình “cấp tiến” duy vật ở nước ta, như Lương Đức Thiệp, Đào Duy Anh… dựa vào thuyết “giai cấp đấu tranh” và “duy vật sử quan” cho rằng “thuyết tiêu cực của Lão Tử biểu thị sự suy bại của đẳng cấp phong kiến quý tộc cũ (…) vì muốn phản ứng lại tình thế, nhưng vì bất lực chỉ còn biết than phiền địa vị xã hội của mình đã nghiêng đổ…”.

        Đành rằng không có một học thuyết nào mà không ít nhiều do hoàn cảnh xã hội gây nên, nghĩa là đành rằng “thời thế tạo anh hùng”, nhưng “anh hùng cũng tạo thời thế”! Lối phê bình một chiều dễ sa vào nguỵ biện. Huống chi, thuyết “huyền đồng” của Lão Tử với những thuyết “bất thượng hiền”, “dĩ đức báo oán”, “bất thiện giả ngô diệc thiện chi”, “bất tín giả ngô diệc tín chi” nhất là “tổn hữu dư, bổ bất túc”… thì không thể gọi đó là của kẻ “vì bất lực chỉ biết than phiền địa vị xã hội của mình bị nghiêng đổ” mà đề xướng.

        Theo tôi, nhà học giả Tây phương E.V. Zenker có lẽ còn nhận xét Lão Tử đúng hơn: “Lão Tử cũng do hoàn cảnh xã hội tạo nên, nhưng ông ta vượt ra ngoài con đường mà các nhà tư tưởng tiền sử Trung Hoa trước ông đã đi (…) Cái việc rất là phi thường nơi ông là ông đã hoàn toàn tách mình ra khỏi hoàn cảnh xã hội của ông, luôn cả cái người và giáo lý của ông, vượt lên cả tư tưởng của ông ra khỏi những gì do ngẫu nhiên và hoàn cảnh đương thời hạn định để trở nên một nhà tư tưởng “vượt thời gian” hơn hết trong những triết gia Trung Quốc”.

        Và bởi thế mà ông là người không được thời đại của ông hiểu biết và hưởng ứng. “Lão Tử đâu phải chỉ sống cho một nước Trung Hoa và cho thời buổi của ông mà thôi đâu: ông là một trong những bậc thầy thuần tuý nhất và sâu sắc nhất của Nhân loại”. Còn René Bertrand thì quả quyết rằng: “Vài dòng chữ hợp thành quyển sách ấy (Đạo Đức kinh) chứa đựng tất cả sự khôn ngoan trên quả đất này.

        --------------------------------------------------------
        Đến đây đã hết quyển "LÃO TỬ TINH HOA của Cụ Nguyễn Duy Cần".
        Cảm Ơn Các Bạn Đã Đọc Qua.
        Chúc Các Bạn An Lạc!
        thay đổi nội dung bởi: annhien, 18-01-15 lúc 21:45
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      13. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "annhien" về bài viết có ích này:

        3kubond (19-01-15)

      Trang 5/6 đầuđầu ... 3456 cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Niên nguyệt nhật thời phi tinh & Thần Sát
        By vanhoai in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 40
        Bài mới: 23-10-23, 16:33
      2. Trả lời: 27
        Bài mới: 18-09-16, 04:06
      3. Lưu nguyệt phi tinh
        By minhtienql in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 2
        Bài mới: 03-03-12, 16:05
      4. niên nguyệt phi tinh
        By vanhoai in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 14
        Bài mới: 26-03-10, 15:02
      5. cái cười của thánh nhân(NGUYỂN DUY CẦN)
        By vanti67 in forum Nghệ Thuật - Triết Lý
        Trả lời: 11
        Bài mới: 10-10-09, 00:16

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •