Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 3/6 đầuđầu 12345 ... cuốicuối
    kết quả từ 21 tới 30 trên 52
      1. #21
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Tuy nhiên, đương số sẽ phải vất vả qua 20 năm Kim vận rồi mới vào Thủy vận (lúc đó khoảng hơn 40 tuổi).
        Chị tính Can, tôi theo sách cổ lại tính Chi là Vận.
        Vận của người này từ 11 tuổi Kỉ Hợi, 21 Canh Tí, 31 Tân Sửu. Hợi Tí Sửu là thủy vận phương bắc. Còn Can thì có mối tương quan như thiên thời địa lợi, nói thế cho dễ hiểu, như Tí là thủy mà gặp Canh là kim thì thiên thời (kim sinh thủy) là tốt, nguyên lý là vậy. Sau đó xét lưu niên thái tuế hình xung khắc hại can chi đại vận như thế nào...v.v...
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (13-08-09),sonthuy (13-08-09),tom (14-08-09),vocuc (30-09-09)

      3. #22
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        như thế nào là Trung khí, Dư khí ?
        Chào SaoMai, tính gọn mỗi quý có 3 tháng là 90 ngày, mỗi tháng có 30 ngày. Một quý là một tam hội để nhận định tứ mùa vượng tướng:

        - Dần Mão Thìn, mùa Xuân, phương đông
        - Tị Ngọ Mùi, mùa Hạ, phương nam
        - Thân Dậu Tuất, mùa Thu, phương tây
        - Hợi Tý Sửu, mùa Đông, phương Bắc

        Sự vật gì cũng đi dần lên, từ yếu sang mạnh, rồi suy và tàn, nên trong mùa, trong tháng, ngày, giờ đều được suy ra như vậy.

        Theo trong bảng tàng can ở trên, thí dụ như tháng Dần (Lập Xuân) chứa Giáp, Bính, Mậu thì có nghĩa là Mậu (thổ) là dư khí của tháng Sửu còn lại 5 ngày, chuyển dần sang Bính hỏa là trung khí 5 ngày rồi mới đến bản khí của Dần là Giáp mộc 20 ngày.

        Sang đến tháng Mão (Kinh Trập) thì Giáp vẫn còn dư khí 7, còn lại 23 ngày do Ất làm chủ, bởi vì bản khí của Mão là Ất âm mộc.

        Qua tháng Thìn (Thanh Minh) thì Ất còn vương lại 7 ngày, đến Quý 5 ngày và Mậu bản khí của Thìn 18 ngày.

        Cứ như vậy mà tính cho đến hết 4 mùa. Điều đáng nói rằng số ngày và dư khí chuyển như vậy có sách viết khác nhau, thí dụ như Thìn chứa Mậu-Quý-Ất, ý là đọc từ trái sang phải: bản khí-trung khí-dư khí, nhưng lại có nơi cho rằng Mậu-Ất-Quý mới đúng hơn, v.v...

        Sự việc này dẫn đến chuyện tính cách cục theo thứ tự có đảo lại, thí dụ như bạn sinh trong ngày thứ 8 đến 12 của tiết Thanh Minh thì tính là Quý hay Ất?

        Thế nhưng KC không đặt nặng vấn đề này, vì lẽ, cuối cùng bạn vẫn phải xem Quý hay Ất có lộ ra hay không và tính chung cả thì Thủy và Mộc mạnh hay yếu. Tôi chỉ trình bày để các bạn biết như thế khi gặp phải.

        Đặc biệt là 4 tháng cuối mùa Thìn Tuất Sửu Mùi, đều thống nhất Thổ chiếm 18 ngày cuối mùa, còn lại thì trung khí và dư khí chia nhau 7 ngày và 5 ngày.

        Đặc điểm thứ hai của các tháng đó thì sách Tam Mệnh Thông Hội trong Chương Luận Nhân Nguyên, họ không tính âm can mà tính dương can cho trung khí:

        Thìn (Thanh Minh) tàng Mậu, Nhâm, Ất (thay vì Quý). Lý do vì Nhâm mộ ở Thìn, hay nói cách khác, Thìn là mộ khố của hành Thủy.

        Mùi (Tiểu thử) tàng Kỷ, Giáp, Đinh (thay vì Ất), vì Giáp mộ ở Mùi. Mùi là mộ khố của Mộc nói chung.

        Tuất (Hàn lộ) tàng Mậu, Bính, Tân (thay vì Đinh): Tuất là mộ khố của hành Hỏa; Bính mộ ở Tuất.

        Sửu (Tiểu hàn) tàng Kỷ, Canh, Quí (thay vì Tân): Sửu là mộ khố của hành Kim; Canh mộ ở Sửu.

        Và cũng bởi vì thế mà người ta mới gọi Thìn Tuất Sửu Mùi là Tứ Mộ. (Nếu tính âm can thì là Tứ Dưỡng rồi, phải không).

        Thật sự thì nếu muốn hiểu rõ thì phân biệt như thế, trong thực tế, khi luận đoán, cứ dùng bảng Sinh vượng tử tuyệt mà luận đầu tiên, sau đó cân nhắc ngũ hành nói chung tiếp theo.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 7 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        cuongbao (14-08-09),htruongdinh (13-08-09),Saomai (14-08-09),sonthuy (13-08-09),tom (14-08-09),trung1521980 (01-04-13),vocuc (30-09-09)

      5. #23
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi kimcuong Xem bài gởi
        Chị tính Can, tôi theo sách cổ lại tính Chi là Vận.
        Vận của người này từ 11 tuổi Kỉ Hợi, 21 Canh Tí, 31 Tân Sửu. Hợi Tí Sửu là thủy vận phương bắc. Còn Can thì có mối tương quan như thiên thời địa lợi, nói thế cho dễ hiểu, như Tí là thủy mà gặp Canh là kim thì thiên thời (kim sinh thủy) là tốt, nguyên lý là vậy. Sau đó xét lưu niên thái tuế hình xung khắc hại can chi đại vận như thế nào...v.v...
        Nếu theo cách tính của kimcuong thì tốt quá, kimcuong theo sách cổ nào vậy? Thiên thời địa lợi nhân hòa hay Tam mệnh thông hội? kimcuong giới thiệu sách về tử bình cho HTD và mọi người đọc nhé.
        thay đổi nội dung bởi: htruongdinh, 13-08-09 lúc 19:14
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #24
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        758
        Cảm ơn
        245
        Được cảm ơn: 2,921 lần
        trong 596 bài viết

        Thumbs up Tìm hiểu tứ trụ

        Trích Nguyên văn bởi kimcuong Xem bài gởi
        ....................................
        Sự việc này dẫn đến chuyện tính cách cục theo thứ tự có đảo lại, thí dụ như bạn sinh trong ngày thứ 8 đến 12 của tiết Thanh Minh thì tính là Quý hay Ất?

        Thế nhưng KC không đặt nặng vấn đề này, vì lẽ, cuối cùng bạn vẫn phải xem Quý hay Ất có lộ ra hay không và tính chung cả thì Thủy và Mộc mạnh hay yếu. Tôi chỉ trình bày để các bạn biết như thế khi gặp phải.
        .................................................. .
        Và cũng bởi vì thế mà người ta mới gọi Thìn Tuất Sửu Mùi là Tứ Mộ. (Nếu tính âm can thì là Tứ Dưỡng rồi, phải không).

        Thật sự thì nếu muốn hiểu rõ thì phân biệt như thế, trong thực tế, khi luận đoán, cứ dùng bảng Sinh vượng tử tuyệt mà luận đầu tiên, sau đó cân nhắc ngũ hành nói chung tiếp theo.
        Bài giảng rất hay. Súc tích và cô đọng. Thay mặt các bạn cảm ơn Kimcuong rất nhiều
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "AnhNgoc" về bài viết có ích này:

        CAO MINH PHI (29-12-12),cuongbao (14-08-09),htruongdinh (14-08-09),sonthuy (14-08-09),tom (14-08-09)

      8. #25
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        38
        Cảm ơn
        81
        Được cảm ơn: 21 lần
        trong 16 bài viết

        Default

        Chào Chị Kim Cương
        Chị có viết
        CHÁNH ẤN: Hàng Can Chi sinh Nhật Nguyên, âm sinh dương.
        Theo các liệt kê của chị thì tôi thấy các trường hợp dương sinh âm cũng là CHÁNH ẤN có phải không ạ ?
        - Giáp gặp Quý (Quý là âm thủy sinh cho Giáp dương mộc)
        - Ất gặp Nhâm ( Nhâm là Dương thủy sinh cho Ất Âm mộc)
        - Bính gặp Ất (Ất là Âm mộc sinh cho Bính Dương Hỏa )
        - Đinh gặp Giáp ( Giáp là Dương Mộc sinh cho Đinh là Âm hỏa )
        Vân vân ...
        PHIẾN ẤN (còn gọi là KIÊU): Hàng Can Chi sinh Nhật Nguyên, dương sinh dương
        Tương tự các trường hợp Âm sinh Âm cũng là PHIẾN ẤN
        - Giáp gặp Nhâm (Nhâm là dương thủy sinh cho Giáp dương mộc)
        - Ất gặp Quý (Quý là Âm Thủy sinh cho Ất là Âm mộc )

        Những cái khác cũng tương tư, hình như khác Âm Dương thì 1 nhóm, đồng Âm dương thì 1 nhóm khác, có phải không ạ ?
        thay đổi nội dung bởi: Saomai, 14-08-09 lúc 09:54
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Saomai" về bài viết có ích này:

        kimcuong (14-08-09)

      10. #26
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Chào SaoMai, đúng như bạn đã nhìn ra. Những lý thuyết ở bài nguyên văn là ở sách Tử Bình Nhập Môn của Lâm Thế Đức tôi chép ra.

        Một là không được phép sửa bài của tác giả khi nêu ra, thứ nhì là để các bạn đọc lại và tự nhận ra như bạn SaoMai vậy. Ý tôi chính là như vậy. Qua đó các bạn mới nhớ dai hơn.

        Tuy nhiên, toàn bộ lý thuyết trên là phần căn bản âm dương ngũ hành nên không có sai sót gì nhiều. Sau này khi chép lại các Chương khác ra, sẽ còn rất nhiều chỗ cần được các bạn kiểm lại và cùng bàn thảo thêm.

        Như bạn nhận xét, ngoại trừ Tỉ Kiếp, Thực Thương, có 2 "nhóm" gọi là Thiên và Chánh. Cùng âm, cùng dương thuộc về Thiên. Âm Dương khác nhau thuộc về Chánh. Nên mới có câu "âm dương hòa hợp là Đạo" (Chánh), còn Thiên là lệch, cái gì không đúng với lẽ dung hòa gọi là thiên lệch.

        Thuộc về quan hệ có âm dương với nhau: Kiếp, Thương, Chánh Tài, Chánh Quan, Chánh Ấn

        Cùng âm hay cùng dương: Tỉ, Thực, Thiên Tài, Thiên Quan (Sát), Thiên Ấn (Kiêu)

        Vậy KC có câu hỏi, mong các bạn thảo luận thêm: Khi xét 1 lục thân thì căn bản là xét điều gì? Thí dụ như xét Chánh Tài, có bao nhiêu trường hợp làm cho Chánh Tài mạnh lên hoặc suy yếu?
        thay đổi nội dung bởi: kimcuong, 14-11-09 lúc 12:01
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (14-08-09),Saomai (17-08-09),tom (14-08-09),trung1521980 (01-04-13)

      12. #27
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Chị htruongdinh, tên các sách cổ đã được nêu ra ở trang 1 đấy, trong đó, về Vận xét Chi, lưu niên xét Can là ở cuốn Uyên Hải Tử Bình:

        "Tử bình chi pháp, đại vận khán chi, tuế quân khán kiền, giao vận đồng tiếp mộc."

        Những sách này rất tiếc không có ai dịch hoàn toàn ra tiếng Việt và phổ biến ngoài thị trường, chỉ có một vài chương được đưa lên mạng do những bạn nghiên cứu Tử bình chia xẻ cho.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (14-08-09),LuanLy (08-04-16)

      14. #28
        tom's Avatar
        tom is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        1,028
        Cảm ơn
        2,302
        Được cảm ơn: 1,233 lần
        trong 684 bài viết

        Default

        hi Kimcuong
        theo tôi làm cho tài tinh mạnh lên là tài tinh phải lộ ở can , nắm lệnh tháng,có thực ,thương sinh trợ ,không bị hợp hoặc bị xung khắc
        còn tài tinh suy yếu thì do không lộ ở can ,không nắm lệnh tháng,không được thực,thương sinh trợ,bị tỉ ,kiếp lấn áp,bị hợp mất
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      15. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "tom" về bài viết có ích này:

        kimcuong (15-08-09)

      16. #29
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        11
        Cảm ơn
        15
        Được cảm ơn: 2 lần
        trong 2 bài viết

        Default

        Chào chị Kimcuong.
        Theo em khi xét 1 lục thần ta phải xét thần ấy đối với tháng sinh có được mùa sinh không?,có được ở đất truòng sinh của địa chi không?có được thấu lộ không?có được sinh phù không? có được các địa chi hợp ,hội thành để sinh phù hay không?trong tứ trụ& trong vận trình có xuất hiện không?nếu có càng nhiều những đièu trên thì thần ấy càng mạnh. Còn nếu bị hình xung phá hại,không thấu lô ,không được mùa sinh ,không được sinh phù ,bị hợp mất ,trong vận trình không xuất hiện ...thì thần ấy yếu,không có lực.
        Em chỉ biết chừng đó ,mong các anh chị bày vẽ thêm .
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      17. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Anhtran" về bài viết có ích này:

        kimcuong (15-08-09)

      18. #30
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Cám ơn tom và anhtran có ý kiến tốt lắm. Nói chung thì khi xét 1 lục thần mà không phải là nhật nguyên thì chỉ có khác là thần đó đối với nhật chủ quan trọng như thế nào là điểm đầu tiên.

        Chính Tài là Kỷ thì đối với can ngày Giáp là tính khác với Chính Tài Mậu đối với Ất. Để ý là các Chính Tài đều có thể hợp với nhật chủ dương can.

        Đầu tiên thì giống như tất cả các lục thần khác, Chính Tài hay Thiên Tài có mặt là để tiết khí Thực Thương và phòng ngừa được việc quá sung mãn của Ấn Kiêu. Chính Tài không bị hình xung khắc hại thì hỗ trợ tốt cho Quan Sát.

        Minh họa qua ngũ hành thì thấy rõ hơn (> sinh; # khắc):

        Thực Thương....>Tài.....>Quan
        Hỏa.................>Thổ....>Kim

        Tài....#Ấn
        Thổ...#Thủy

        Vì thế khi thân đã vượng thì ngược lại không nên có Ấn Kiêu thêm nữa mà nên có Tài thần để ngăn chặn không cho thủy mạnh (như nước lớn làm vỡ đê vậy).

        Còn thân mà nhược thì trái lại Tài thần (với chức năng là khắc Ấn) sẽ làm mất lực của Ấn trong khi thân nhược cần được phò sinh. Bởi thế mới nói "tài đa thân nhược" là ý này, chứ không phải là cứ thân nhược là không có tiền tài. Hành vận mà đúng lúc Ấn mạnh hoặc hỉ thần tốt thì vẫn phát lộc như thường.

        Khi xưa cổ nhân cứ thích nói đến "tài đa thân nhược" là cũng dụng ý nói về thê thiếp (vợ lớn, vợ bé) trong nhà. Vì Tài cũng là vợ của nhật chủ. Nếu Tài nhiều và mạnh thì trong nhà vợ đoạt mất quyền hành, nhật chủ thân yếu kém là lép vế! Còn Tài mà kém thì vợ nhu mì ngoan ngoãn hơn.

        Còn đây là cho các chị: Nếu trụ của chồng không có Thực Thương mà còn có Kiếp thịnh vượng thì nên cẩn thận, có khi hay bị sức lực vũ phu của ông ta hành hạ khổ sở.

        Tài còn đại diện cho Cha, có mấy trường hợp nghiệm lý như sau:

        Tài - đế vượng : Cha làm ăn khá nhưng tâm tính rất nóng nảy, sôi nổi.

        Tài - trường sinh : Cha nhân từ, rộng lượng, thường gặp hạn rất tốt

        Tài - tử, mộ, tuyệt : Cha người bình dị, không có tham vọng

        Tài - suy, bịnh, dưỡng : Cha có vận hạn trung bình, không phát

        Tài - Dịch mã cùng trụ : Cha thường di chuyển nhiều

        Tài - Đào hoa : Cha dáng vẻ đẹp hoặc có nhiều tài nghệ khéo léo, thu hút phụ nữ
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      19. Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        ChucSonTu (10-10-14),dungchau (08-05-14),htruongdinh (16-08-09),LuanLy (08-04-16),Saomai (17-08-09),tom (16-08-09)

      Trang 3/6 đầuđầu 12345 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Tứ trụ các Vua nhà Nguyễn
        By kimcuong in forum Tử Bình
        Trả lời: 10
        Bài mới: 14-06-11, 14:40
      2. Xin xem tứ trụ giúp em ạ!
        By avemaria_9901312 in forum Nhờ xem Tử Bình
        Trả lời: 5
        Bài mới: 29-01-10, 13:39
      3. Tứ trụ của htruongdinh
        By kimcuong in forum Nhờ xem Tử Bình
        Trả lời: 14
        Bài mới: 01-09-09, 20:05
      4. Xin nhờ xem lá số Tứ Trụ
        By 112006 in forum Nhờ xem Tử Bình
        Trả lời: 13
        Bài mới: 17-07-09, 09:14
      5. Xin nhờ xem lá số tứ trụ này
        By phuthanhnhan in forum Nhờ xem Tử Bình
        Trả lời: 8
        Bài mới: 27-06-09, 11:33

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •