Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 3/8 đầuđầu 12345 ... cuốicuối
    kết quả từ 21 tới 30 trên 80
      1. #21
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi diennien Xem bài gởi
        Có thể đã sai lệch, vì thế mà các cao nhân Manh Phái luôn đoán chính xác là do họ dựa vào ``khẩu ứng `` dựa vào khẩu khí , thời điểm người hỏi , dựa vầo sự kiện năm nào cát năm nào hung , chính vì thế mà khẩu quyết Manh Phái ứng như thần, Lý thuyết Manh phái luôn thay đổi theo thời gian thế sự. Còn nếu chỉ dựa vào lá số trơn, dựa vào cách cục cổ xưa với các câu phú thì sai toé loe là chuyện bình thường, chính vì thế nên tôi mới hồ nghi sự chính xác của can chi ngày hiện nay.
        Nếu như Manh Phái đến nay vẫn phải dùng đến Tứ Trụ để dự đoán cho mọi người thì theo tôi chúng ta cứ yên tâm đi chưa cần phải lo lắng về sự chính xác của can chi trụ ngày.

        Còn vì sao họ đoán giỏi đến như vậy thì vì họ mù nên những ai được nhận làm đệ tử thì chắc chắn họ có khả năng ngoại cảm (do được học hay bẩm sinh) và được học (tức được Chân Truyền thực sự) cho dù là truyền khẩu nhưng những kiến thức đó không kém gì mà có thể còn cao hơn hẳn kiến thức trong các cuốn sách gia truyền của cụ Thiệu hay thầy Minh. Bởi vì họ mù nên sự sống còn của họ hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào cái nghề bói toán này. Chính vì vậy mà qua năm tháng hành nghề kết hợp với khả năng ngoại cảm mà trình độ thực dụng của họ không ngừng được nâng cao.

        Do vậy chúng ta muốn so sánh thì chỉ nên so sánh những người có sách gia truyền như của thầy Thiệu hay thầy Minh với họ mới có thể phân biệt được cao thấp so với nhau nhiều hay ít.

        Người mù đã lấy bói toán làm nghề sinh tồn của mình thì những người không mù như Đoàn Kiến nghiệp đừng có mơ có được kiến thức Chân Truyền của người mù. Vì sao tôi dám khẳng định như vậy thì mọi người đã quá rõ.

        Đoàn Kiến Nghiệp cho dù có khả năng ngoại cảm và được người mù dạy cho vài kiến thức của họ mà theo tôi chỉ mang tính chất quảng cáo chứ không bao giờ được nhận làm đề tử như các người mù mà được họ Chân Truyền cho toàn bộ kiến thức.

        Cái mà Đoàn Kiến Nghiệp viết ra sách mà ông ta gọi là Manh Phái thì chỉ là kiến thức riêng của ông ta mà thôi chứ không phải kiến thức chân truyền của người mù, hiểu theo ngôn ngữ thực dụng ngày nay là Hàng Nhái (như Trung Quốc đã biến Hon Đa xịn của Nhật thành Hông Đa rởm của mình ấy mà, chất lược tốt xấu thì khỏi phải bàn). Vậy thì thử hỏi kiến thức mà ông ta đã "Phát Minh" ra này có đáng tin cậy không thì chỉ cần biết kiến thức Tử Bình truyền thống cho dù là "Vượng Suy Cách" hay "Cách Cục Pháp" của ông ta qua mấy chục năm nghiên cứu cao thấp đến mức nào thì hãy đọc các bài phản biện của tôi về các bài viết của ông ta thì sẽ biết ngay thôi.

        Cho nên những người đã tự nguyện chui vào "Hố Tử Thần", tức các kiến thức cơ bản của Tử Bình còn không nắm được thì có nghiên cứu trăm năm các cái khác thì cũng vậy thôi. Chính vì vậy mà tôi không có hứng để đọc các sách mà ông ta viết, những cái mà ông ta tự nhận là của Manh Phái để phản biện.
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 10-09-13 lúc 13:45
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:

        diennien (10-09-13),Shanghai (12-09-13)

      3. #22
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        359
        Cảm ơn
        131
        Được cảm ơn: 174 lần
        trong 106 bài viết

        Default

        Vương suy , cách cục nó có liên quan đến nhau đấy, trích thiên tuỷ do Từ Nhạc Ngô bình chú , đặc biệt các ví dụ của ông có nhiều ví dụ người đọc tưởng là ông đang luận vượng suy pháp nhưng thực ra nó là cách cục pháp đang nằm ở trong đó.
        Hoàng Đại Lục Bình chú chuẩn nhưng ông này tính ngạo mạn, các ví dụ của Hoàng Đại Lục thì bình luận dở ẹc. gượng ép theo cách cục pháp.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #23
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi diennien Xem bài gởi
        Vương suy , cách cục nó có liên quan đến nhau đấy, trích thiên tuỷ do Từ Nhạc Ngô bình chú , đặc biệt các ví dụ của ông có nhiều ví dụ người đọc tưởng là ông đang luận vượng suy pháp nhưng thực ra nó là cách cục pháp đang nằm ở trong đó.
        Hoàng Đại Lục Bình chú chuẩn nhưng ông này tính ngạo mạn, các ví dụ của Hoàng Đại Lục thì bình luận dở ẹc. gượng ép theo cách cục pháp.
        Chào bác diennien!

        Theo như sách cụ Thiệu và theo suy luận của tôi thì tôi cho rằng Cách Cục chỉ là tên gọi của Tứ Trụ đó mà thôi bởi vì dụng thần cụ Thiệu vẫn xác định theo Vượng Suy Pháp để luận, chứ không theo Cách Cục Pháp.

        Các sách (kể cả các cuốn Kinh Điển nổi tiếng như Trích Thiên Tủy...) khi luận thường cũng đều xác định Cách Cục và dụng thần của Tứ Trụ nhưng nếu như chưa biết sử dụng Tính Chất Khắc của Ngũ Hành (tức nội dung câu d trong sách của cụ Thiệu mà tôi vẫn nhắc tới) để xác định Thân vượng hay nhược thì bài luận đó có theo "Cách Cục Pháp" hay "Vượng Suy Pháp" hoặc cả 2 cũng đều không đáng tin cậy.

        Thân chào.
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 11-09-13 lúc 20:37
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #24
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        359
        Cảm ơn
        131
        Được cảm ơn: 174 lần
        trong 106 bài viết

        Default

        Xem bát tự bao giờ cũng tìm cách cục trước, sau mới xem vượng suy, nếu cách cục bị phá , hoặc không có cách cục ,mà vượng suy cân bằng tứ trụ thì chỉ là thường dân,
        Cách cục không bị phá, vượng suy cân bằng thì là lá số thượng cách
        Thượng cách đến mức nào thì lại tiếp tục xem vượng suy của cách cục, và vượng suy của nhật nguyên, nếu 2 yếu tố trên đều hoàn hảo, vị trí phối hợp xa gần tốt thì là lá số thượng thượng cách.
        nói sơ sơ là như thế.
        Vũ Long phân tích đánh giá linh kiện một cái xe khá tốt, nhưng đánh giá một cái xe hoàn chỉnh thì cần phải học nhiều.
        thay đổi nội dung bởi: diennien, 12-09-13 lúc 00:31
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "diennien" về bài viết có ích này:

        Shanghai (12-09-13)

      7. #25
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Bài gửi
        66
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 15 lần
        trong 14 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi diennien Xem bài gởi
        Xem bát tự bao giờ cũng tìm cách cục trước, sau mới xem vượng suy, nếu cách cục bị phá , hoặc không có cách cục ,mà vượng suy cân bằng tứ trụ thì chỉ là thường dân,
        Cách cục không bị phá, vượng suy cân bằng thì là lá số thượng cách
        Thượng cách đến mức nào thì lại tiếp tục xem vượng suy của cách cục, và vượng suy của nhật nguyên, nếu 2 yếu tố trên đều hoàn hảo, vị trí phối hợp xa gần tốt thì là lá số thượng thượng cách.
        nói sơ sơ là như thế.
        Đây quả là bí kiếp quí giá dù chỉ vài câu nhưng hàm chứa tinh hoa Tử Bình Chân Thuyên của tiền bối Thẩm Hiếu Chiêm.Tôi tìm và chờ đợi lâu rồi, bây giờ mới gặp. Cám ơn bác diennien nhiều nhiều lắm.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "tuem" về bài viết có ích này:

        Shanghai (12-09-13)

      9. #26
        Tham gia ngày
        Feb 2011
        Bài gửi
        67
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 22 lần
        trong 19 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VULONG Xem bài gởi
        Chào bác diennien!

        Theo như sách cụ Thiệu và theo suy luận của tôi thì tôi cho rằng Cách Cục chỉ là tên gọi của Tứ Trụ đó mà thôi bởi vì dụng thần cụ Thiệu vẫn xác định theo Vượng Suy Pháp để luận, chứ không theo Cách Cục Pháp.

        Các sách (kể cả các cuốn Kinh Điển nổi tiếng như Trích Thiên Tủy...) khi luận thường cũng đều xác định Cách Cục và dụng thần của Tứ Trụ nhưng nếu như chưa biết sử dụng Tính Chất Khắc của Ngũ Hành (tức nội dung câu d trong sách của cụ Thiệu mà tôi vẫn nhắc tới) để xác định Thân vượng hay nhược thì bài luận đó có theo "Cách Cục Pháp" hay "Vượng Suy Pháp" hoặc cả 2 cũng đều không đáng tin cậy.

        Thân chào.
        Theo tớ thì cách cục là phần "xác" còn dụng thần là phần "hồn" hay cách cục là tìm ra bệnh còn Dụng thần là thuốc chữa bệnh. Còn các công cụ sử dụng phân tích là các phương tiện hỗ trợ chữa bệnh. Tất cả đều quan trọng. Thân ái.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #27
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi diennien Xem bài gởi
        Xem bát tự bao giờ cũng tìm cách cục trước, sau mới xem vượng suy, nếu cách cục bị phá , hoặc không có cách cục ,mà vượng suy cân bằng tứ trụ thì chỉ là thường dân,
        Cách cục không bị phá, vượng suy cân bằng thì là lá số thượng cách
        Thượng cách đến mức nào thì lại tiếp tục xem vượng suy của cách cục, và vượng suy của nhật nguyên, nếu 2 yếu tố trên đều hoàn hảo, vị trí phối hợp xa gần tốt thì là lá số thượng thượng cách.
        nói sơ sơ là như thế.
        Vũ Long phân tích đánh giá linh kiện một cái xe khá tốt, nhưng đánh giá một cái xe hoàn chỉnh thì cần phải học nhiều.
        Chào bác diennien!

        Cám ơn bác về những ý vàng lời ngọc này của bác, cái mà mấy năm nay tôi vẫn đang loay hoay tìm kiếm để có thể đi đến thực hiện ý tưởng "đưa số điểm vào cân đo đong đếm" xem khả năng phát tài hay phát quan của con người như tôi đã từng làm khi tìm ra "Phương pháp xác định Thân vượng hay nhược và Dụng thần" cũng như "Phương pháp tính điểm hạn".

        Nếu tôi làm được nốt việc này thì có thể nói tôi đã "Toán Học Hóa Được Tử Bình".

        Nhưng tôi vẫn chưa hiểu lắm về câu: "Vượng Suy Của Cách Cục" trong các ví dụ thực tế nó như thế nào. Hy vọng bác bớt chút thì giờ giải thích giúp tôi.

        Xin cám ơn bác trước.
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 12-09-13 lúc 09:45
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. #28
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Bài gửi
        128
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 54 lần
        trong 34 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VULONG Xem bài gởi
        Chào bác diennien!

        Cám ơn bác về những ý vàng lời ngọc này của bác, cái mà mấy năm nay tôi vẫn đang loay hoay tìm kiếm để có thể đi đến thực hiện ý tưởng "đưa số điểm vào cân đo đong đếm" xem khả năng phát tài hay phát quan của con người như tôi đã từng làm khi tìm ra "Phương pháp xác định Thân vượng hay nhược và Dụng thần" cũng như "Phương pháp tính điểm hạn".

        Nếu tôi làm được nốt việc này thì có thể nói tôi đã "Toán Học Hóa Được Tử Bình".

        Nhưng tôi vẫn chưa hiểu lắm về câu: "Vượng Suy Của Cách Cục" trong các ví dụ thực tế nó như thế nào. Hy vọng bác bớt chút thì giờ giải thích giúp tôi.

        Xin cám ơn bác trước.
        Bác Vũ Long nên đọc các sách lớn về Tử Bình...bằng cách dùng Quicktranslator của bác Ngọc Tay ấy...đừng bám vào 1 cuốn Thiệu Vỹ Hoa...ông này bèo lắm bác...so ra mới chưa được nhập môn đâu..
        Mộng dưới hoa!

      12. #29
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        359
        Cảm ơn
        131
        Được cảm ơn: 174 lần
        trong 106 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VULONG Xem bài gởi
        Chào bác diennien!

        Cám ơn bác về những ý vàng lời ngọc này của bác, cái mà mấy năm nay tôi vẫn đang loay hoay tìm kiếm để có thể đi đến thực hiện ý tưởng "đưa số điểm vào cân đo đong đếm" xem khả năng phát tài hay phát quan của con người như tôi đã từng làm khi tìm ra "Phương pháp xác định Thân vượng hay nhược và Dụng thần" cũng như "Phương pháp tính điểm hạn".

        Nếu tôi làm được nốt việc này thì có thể nói tôi đã "Toán Học Hóa Được Tử Bình".

        Nhưng tôi vẫn chưa hiểu lắm về câu: "Vượng Suy Của Cách Cục" trong các ví dụ thực tế nó như thế nào. Hy vọng bác bớt chút thì giờ giải thích giúp tôi.

        Xin cám ơn bác trước.
        Chào Vũ Long
        Tôi xin lấy một ví dụ trong Trích Thiên tuỷ, tôi có gắng luận theo kiểu ngố ngố hòng cố gắng phân tích mổ xẻ, và không để tâm đến chuyện sửa chữa ngữ pháp, cú pháp . Nếu đọc thấy buồn cười thì tôi cũng đành phải cười buồn vậy.
        càn tạo :Tân Dậu - Canh Tý- Bính Dần - Quý Tỵ
        1/ Tìm dụng thần :Nhật can bính sinh tháng Tý là chính Quan cách,
        can tháng can năm, chi năm có canh , tân, dậu, là tài sinh quan ,
        Ngày dần là ấn của bính, được Tý sinh nên Quan sinh ấn, có thể gọi là Cách Cục tài quan Ấn thụ liên châu tương sinh.
        2/ Xem vượng suy để biết cách cụ cao hay thấp
        a- Xem vượng suy Của chính Quan : ta thấy chi tý , tý đương lệnh lại được canh, tân, dậu, kề sát tương sinh nên Tý đã vượng lại được tương sinh( canh , tân, dậu là ấn tinh của tý ) do đó Chính quan rất Vượng,
        b/ Xem Vương suy của Tài : Canh, Tân lâm quan, đế vượng ở dậu nên tài Vượng
        c/ Xem vượng suy của ấn : Dần là ấn được Tý tương sinh nên ấn vượng
        Tổng hợp a,b,c suy ra cách cục tài,quan,ấn Vượng.
        d/ Xem vượng suy của Nhật chủ : Ngày Bính trường sinh ở dần , lâm quan ở tỵ nên Nhật chủ vượng , suy ra sức mạnh của nhật chủ gần thăng bằng với sức mạnh của tài quan, nhật chủ có thể gánh được tài quan.

        3/ Xem sự phối hợp có ăn khớp không : Ta thấy Tài ở Năm , can tháng trực tiếp sinh cho Tý , không có hành khác xen vào phá hại(chọc gậy bánh xe) nên Tài quan gián tiếp tương sinh. Tiếp tục chi ngày dần là ấn nằm ngay sát Tháng Tý nên Quan trực tiếp sinh cho ấn, Chi giờ là Tỵ hoả nằm sát ngay cạnh chi dần nên dần mộc không ngừng sinh cho tỵ hoả ( Bên Thầy mù gọi là hình động, hỷ hoả là tốt , kỵ hoả là hung , ở đây là hỷ hoả)
        Tiếp tục nhìn lên chi ngày ta Thấy Ngày Bính hoả nằm ngay ở trên đầu dần, sát bên tỵ nên nhật nguyên Bính hoả không ngừng được dần mộc tương sinh, tỵ hoả hỗ trợ
        Tiếp tục xem can giờ có Quý làm cho hoả chiết giảm, nhưng nó là chính Quan nên không có vấn đề gì, vì có nhật chi dần làm THÔNG QUAN, nên có chăng cũng chỉ làm chiết giảm độ vuợng của hoả, ( Bên Manh Phái có thể luận Mậu tàng trong Tỵ tự hợp Quý can đầu nên quan Quý là ta được hưởng )
        4/ Xem hành vận để xem tương quan lực lượng thế nào : thời gian đầu hành kim thuỷ chỉ là học hành thi cử ( do có dần ấn thinh thông quan ), đến khi vào vận hoả( mùi, ngọ,tỵ) nhật nguyên dược hỗ trợ thêm nên thăng bằng với cách cục Tài Quan vượng ,do đó danh lợi song huy.
        thay đổi nội dung bởi: diennien, 12-09-13 lúc 11:14
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. #30
        Tham gia ngày
        Sep 2009
        Bài gửi
        214
        Cảm ơn
        22
        Được cảm ơn: 603 lần
        trong 141 bài viết

        Default

        Các thấy ngày trước tính vượng suy là như bác Diennien. Đâu có phức tạp như ông Vulong.
        Nhưng cũng xin hỏi bác Diennien, ví dụ này nguyên văn tôi không thấy nói rõ là của ai,vào vận nào phát quan. Chẳng lẽ từ Mùi vận (40-50 tuổi) mới bắt đầu phát quan, sợ rằng quá muộn rồi.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 3/8 đầuđầu 12345 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Ung thư: Không còn sợ nữa
        By dhai06 in forum Sức khỏe & Đời sống
        Trả lời: 14
        Bài mới: 09-01-13, 07:36
      2. tìm tuổi để còn lấy vợ
        By phamconghung in forum So tuổi Hôn nhân & Gia đình
        Trả lời: 1
        Bài mới: 02-11-10, 15:32
      3. tìm tuổi để còn lấy vợ
        By phamconghung in forum So tuổi Hôn nhân & Gia đình
        Trả lời: 4
        Bài mới: 02-10-10, 21:14
      4. Tắm đúng cách
        By vân từ in forum Nghệ Thuật - Triết Lý
        Trả lời: 0
        Bài mới: 14-06-10, 09:02
      5. Lưỡi vẫn còn !
        By Thiên Cơ in forum Nghệ Thuật - Triết Lý
        Trả lời: 0
        Bài mới: 04-11-09, 20:13

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •