Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 16/18 đầuđầu ... 61415161718 cuốicuối
    kết quả từ 151 tới 160 trên 177
      1. #151
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Định chân thiên

        Phu sinh nhật vi chủ giả, hành quân chi lệnh, pháp vận tứ thời, âm dương cương nhu chi tình, nội ngoại phủ thái chi đạo.
        Lấy ngày sinh làm chủ, lấy Nhật can là chủ. Ví như người bề tôi vậy, Hành Quân chi lệnh tức là chủ hành theo Nguyệt lệnh, từ đề cương mà khởi vận, nói là vua tức là năm tuổi bản mệnh vậy. Như bản mệnh là Giáp Tý, năm tức là Tuế Quân. Sinh Chính nguyệt, Nguyệt lệnh thấy Bính Dần, Nam mệnh thì thuận vận hành đến Đinh Mão, Mậu Thìn, cho nên nói lấy Ngày làm chủ, lấy ngày là như người bề tôi, chủ là Tuế quân hành đến Nguyệt lệnh, là vận mệnh vậy.
        Pháp vận Tứ thời là lý lẽ của phương pháp này.
        Vận là hành vận, Tứ thời là Xuân Hạ Thu Đông. Lý lẽ Tử Bình như là vận hành Dần Mão Thìn thì thuộc mùa Xuân, hành Tị Ngọ Mùi thì thuộc mùa Hạ các loại vậy. Âm dương cương nhu chi tình như là Giáp Bính Mậu Canh Nhâm là dương, Ất Đinh Kỷ Tân Quý là âm, tính tình của dương thì cương, tính tình của âm là nhu vậy. Nội ngoại phủ thái chi đạo là Thập nhị Địa Chi bên trong tàng chứa Nhân nguyên vốn là nội, thập can lộ xuất ra ngoài vốn là ngoại. Không có bế tắc. Thái là thông. Nếu trong bát tự, thiên can âm dương, cương nhu phối hợp có tình, địa chi đề cương tàng chứa Nhân nguyên dụng thần, hoặc Tài hoặc Quan hoặc Ấn, hành vận sinh vượng thai dưỡng thì cát mà hướng Thái, hành vận tử mộ tuyệt thì hung mà hướng Phủ.

        Tiến thối tương khuynh.
        Phú nói: Tương lai là tiến, thành công là thoái, cái Xuân mộc, Hạ hỏa, Thu kim, Đông thủy, cùng nói thổ là tháng Tứ Quý, là kỳ Tiến khí vậy. Hoặc Tài Quan là dụng, là sinh tốt. Nếu Xuân thủy, thổ, Hạ kim, Thu mộc, Đông hỏa, là kỳ khí hưu tù, gọi là Thoái khí . Hoặc dụng là Tài Quan, gọi là Thiện. Lại có hành vận dụng thần gặp vượng tướng thì cát; hành tử tuyệt hưu tù thì hung. Cái này Tiến thì cái kia Thoái, cái kia Tiến thì cái này Thoái, cái này Nhập thì cái kia Xuất, cái kia Nhập thì cái này Xuất, xua đuổi hoặc là nghiêng ngã cùng hỗ tương nhau như thế.

        Động tĩnh tương phạt.
        Bát tự nhật can Giáp, có chữ Tân là Quan, lại lộ chữ Canh là Sát, thì gọi là Động. Động, là náo động vậy, tức là Canh gặp Bính thì ý là gây hỗn loạn. Nếu có vật để chế kỳ Sát, hoặc hợp kỳ Sát, mà không có chữ Đinh để thương kỳ Quan, gọi là Tĩnh. Tĩnh là an tĩnh vậy. Địa chi có xung hình phá hại, cũng gọi là động, nếu không là tĩnh vậy. Hành vận cũng có sinh khắc chế hóa, muốn hướng về hoặc muốn quay lưng, vốn gọi là Bát tự Động Tĩnh tương phạt . Thuyết xưa nói Can là Trời, có thể động mà không thể tĩnh. Chi là Đất, có thể tĩnh mà không thể động. Giáp chính là lấy Thiên can, Tý chính là lấy Địa chi, cuối cùng là ở Hợi. Giáp truyền lại cho Tý chảy quanh không ngừng theo Thập nhị Chi, một động một tĩnh, một âm một dương, mà hỗ tương thay thế để dùng.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #152
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Thủ cố hưởng xuất nhập chi hoãn cấp.
        Cố, là không thông, là bế tắc; Hanh, là thông đạt.
        Bát tự Nhật chủ quá nhược, tứ trụ Tài Quan Thất Sát thừa vượng, hoặc Ấn thụ bị thương Tài phá, loại này chính là mệnh không thông, bế tắc. Nhật chủ kiện vượng, mà gặp Tài Quan Ấn thụ, không có một chút thương khắc, hoặc Sát có chế, loại này chính là mệnh thông đạt.

        Xuất là thoát . Nhập là đến.
        Vận thuận hành như xuất Tuất nhập Hợi, nghịch hành như xuất Hợi nhập Tuất các loại vậy. Hoặc có gặp vận cần phải hướng về, hướng về ở thời trẻ mà đạt tới nhanh chóng; cũng có hoặc gặp vận cần phải hướng về ở lúc tuổi già mà đạt tới kéo dài, đến nỗi vận cố định không thông, cũng có lúc sớm muộn không đồng nhất, học giả cần ghi nhớ mà áp dụng.

        Cầu tể phục tán liễm chi cự vi.
        Tể, là công danh thành đạt .
        Phục, là công danh nhiều lần không thành.
        Tán, là tài bị phá.
        Liễm, là tài được tích lũy.
        Công danh thành hay không, tài bạch có bị phá hoặc tích lũy được, dù có nhiều ít lớn nhỏ đều không có đồng nhất, chủ đều do mệnh vận. Nếu gốc bát tự có Quan, hành Quan vận thì phát Quan. Gốc có Tài, hành Tài vận thì phát Tài, gốc có tai họa, hành tai họa vận thì phát tai họa. Học giả cần tìm hiểu sưu tầm kỹ càng. Tuy nhiên cũng cần có kiến thức am hiểu địa phương, sông nước phong thủy, mà nếu người sinh được ổn định, phương được lớn nhỏ, cao thấp mà lý luận.
        Cho nên nói: Sinh ở Giang Nam thì làm cây Quất, sinh ở Giang Bắc thì làm cây Tranh gai. Vốn chính là chỗ này vậy.

        Chú thích viết: Phép có ba nội dung chính, lấy Can là trời, lấy Chi là đất. Bên trong tàng chứa là Nhân nguyên, phân ra tứ trụ lấy năm làm gốc, lấy tháng làm mầm, lấy ngày làm hoa, lấy giờ làm quả. Lại chú thích: Trong tứ trụ lấy năm là Tổ thượng, thì biết mấy đời tổ tiên lý lẽ thịnh suy; lấy tháng là phụ mẫu, thì biết người thân có che chở, danh lợi có hay không …; mà nói là chính mình cần rèn luyện phẩm chất, suy ra kỳ liên quan, sưu tầm sử dụng bát tự, là gốc nội ngoại sinh khắc áp dụng hay bỏ đi. Can nhược thì yêu cầu dựa vào khí vượng, là phương pháp lấy để bổ túc cái chưa đủ.
        Lấy năm làm gốc, lấy tháng làm mầm, lấy ngày làm hoa, lấy giờ làm quả, xem trong năm tháng nếu có Tài Quan Ấn thụ, không có một chút khắc phá, vốn là gốc mầm đầu tiên có khí vậy; Mà chỗ sinh ngày giờ lại tương hợp được thích hợp thì đài hoa mở mà quả kết hạt vậy.
        Kinh nói: "Căn tại miêu tiên, thực tòng hoa hậu" là vậy.

        Lấy năm là Tổ thượng, là nền móng điền trạch, là cung nối dõi phân phối làm quan. Cái Nhận là mạnh mẽ, Kiếp Sát đều ở trụ năm, cơ nghiệp tổ tiên nhất định là Tiện. Nếu năm tháng ngày hợp là phú quý, hoặc gặp Lộc Mã Ấn thụ mà không có khắc phá hình xung, thì nền móng vẽ vang mấy đời không suy vậy, trái lại là không phải.

        Lấy tháng sinh là cung phụ mẫu, nếu bên trong tháng sinh có Tài Quan tinh, vượng tướng không có xung phá, lại có nhật can ở đất sinh vượng là người nhất định thừa kế phúc ấm của phụ mẫu, ở đất tử tuyệt là người dú có thừa kế phúc ấm phụ mẫu cuối cùng sự che chỡ thân cũng không được dài lâu vậy.

        Lấy ngày là bản thân , vốn là thiên nguyên của ngày sinh cũng chính là bản thân vậy. Nhất định cần phải biết suy ra, Thiên nguyên ngày sinh đến cung nào để chia mà tìm dụng thần bát tự, can thượng thấu lộ bên ngoài có các loại Quan Sát Ấn, bên trong sở tàng có chữ các chữ Quan Sát Ấn, hoặc khứ Quan lưu Sát, hoặc khứ Sát lưu Quan, Nhật can cũng không làm nên sinh khắc lấy hay bỏ đối với nguyên gốc. Nói về Nhật can quý ở vượng, nếu Nhật can nhược thì yêu cầu sự giúp đở ở Ấn Nhận, để phù trợ cho nhược, hoặc vận hành đất thân vượng cũng tốt. Nếu có dư thừa thì muốn mưu cầu ở Quan Sát để chế cái cường, hoặc vận hành đất Tài Quan cũng tốt.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #153
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Can đồng dĩ vi huynh đệ, như ất dĩ giáp vi huynh, kỵ canh trọng dã. Giáp dĩ ất vi đệ, úy tân trọng dã.

        Tân nhiều thì làm tổn thương Ất mộc, Canh nhiều thì làm tổn thương Giáp mộc, như thế thì huynh đệ có khắc. Như sinh ngày lấy Ất làm đệ, trong trụ có chữ Tân nhiều khắc Ất mộc, không được lực của anh chị em vậy. Người sinh ngày Ất lấy Giáp là anh, nếu trong tứ trụ có Canh kim khắc nặng Giáp mộc, thì cả đời không được lực của anh em vậy, phàm xem anh em có hay không thì lấy theo cách này suy ra.

        Can khắc dĩ vi thê tài, tài đa kiền vượng, tắc đa xưng ý nhược kiền suy tắc tài phản họa hĩ.

        Tài nhiều can vượng là năng lực có thể đảm nhận Tài thì là phúc. Can suy nhược thì năng lực không thể đảm nhận thì Tài trái lại là họa. Phú nói: "Tài đa thân nhược, chính vi phú thất bần nhân." Vốn là như vậy.
        Can cùng Chi giống nhau là tổn tài thương thê. Can cùng Chi giống nhau là Giáp Dần, Ất Mão các loại. Lại viết: Nếu mệnh có Địa chi đồng cục thì tổn Tài thương Thê. Lại Nguyệt lệnh khí vượng, năm, giờ không thấy Tài Quan, lại không có cách cục, nghèo đến tận xương cốt.
        Nam lấy khắc can làm con cháu, Nữ lấy can sinh làm con, sinh tồn hay mất đều như thế. Lấy giờ làm phân dã ( giới hạn phân chia), suy ra đảm nhận phân chia thành bần, tiện, phú, quý vậy.

        Như ngày sinh Giáp Ất lấy Canh Tân làm Tử tức, Nữ mệnh sinh ngày Giáp Ất lấy Bính Đinh làm Tử tức, lại xem giờ sinh ở đâu mà làm giới hạn phân ra khinh trọng, sinh vượng, định ra nhiều hay ít. Nếu tứ trụ có khắc sao Tử tức, có thể nói là không con.
        Như sinh ngày lục Canh, giờ Ngọ, chính là đa số có con trai nối dõi. Xưng là Canh lấy Ất là Tài, Ất mộc khứ sinh hỏa. Hỏa khắc Canh kim, là sao con cái, giờ Ngọ chính là hỏa mà phân ra, Đinh hỏa kiến đất Lộc, nên có con nhiều, sinh hiển quý mệnh. Nếu sinh ở giờ Tuất Hợi Tý thì là kim thủy phân ra, gặp đất hỏa tuyệt thì con cái ít, nên sinh con ra là trẻ mồ côi, bần tiện, nếu không cũng là Tăng đạo, hoặc mệnh làm con nuôi.
        Nữ lấy can sinh cũng vậy. Luận Tử tức nhiều hay ít thì luận kỹ càng ở bên trong giờ sinh phải hết sức cẩn thận. Xem giờ sinh ở ngày phân cung ( tàng trong Chi giờ), nếu ở đất Trường sinh, Mộc dục, Quan đái, Lâm quan, Đế vượng, định là nhiều con, nên sinh ra con xinh đẹp, phú quý; nếu lạc ở đất suy, bệnh, tử, mộ, tuyệt là không có khí thì bào thai xung hình, định là ít con, nên sinh con ra là trẻ mồ côi, nghèo nàn.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #154
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        《 Lý ngu ca 》nói: "Ngũ hành chân giả thiểu nhân tri, tri thì tu thị tiết thiên ky." ( Ngũ hành thực hư ít người biết, biết thời thì cần phải hiểu chương Thiên Ky) là vậy, tục lấy Giáp Tý, Ất Sửu là Hải Trung Kim, tức là thuyết xưa kia, chứ không biết luận là Kim ở trong biển.

        《 Lý ngu ca 》nói: Ngũ hành hư thực thì ít người biết, biết thời thì cần phải hiểu chương Thiên Ky. Ngũ hành chân giả vốn là nạp âm vậy.

        Chính là Thiên Địa Đại diễn số vậy, trước là công bố triển khai ở địa có 49 số là to lớn, sau là lấy Giáp Kỷ Tý Ngọ là 9, Ất Canh Sửu là 8, Bính Tân Dần Thân là 7, Đinh Nhâm Mão Dậu là 6, Mậu Quý Thìn Tuất là 5, Kỷ Hợi là 4 các số không kể ra loại trừ giảm bớt không cần, lại ghi chú con số không tính vào Ngũ hành. Ngoài thủy là 1, hỏa là 2, mộc là 3, kim là 4, thổ là 5, lấy dụng tương sinh đó là phép nạp âm vậy.

        Tương sinh là: Dư 1 thì sinh mộc, dư 2 sinh thổ, dư 3 sinh hỏa, dư 4 sinh thủy, dư 5 sinh kim, ví như 4 chữ Giáp Tý, Ất Sửu, can chi tổng cộng được là số 34, ngoại trừ còn số 15 ( lấy 49-34=15), bỏ 10 còn 5, số dư là 5 thuộc thổ, thổ có thể sinh kim, vốn là Giáp Tý, Ất Sửu là kim vậy; lại như 4 chữ Bính Dần, Đinh Mão, can chi tổng cộng được là số 26, ngoại trừ còn số 23 ( lấy 49-26=23), bỏ số 20 còn dư 3 thuộc mộc, mộc có thể sinh hỏa, Bính Dần, Đinh Mão vốn là hỏa vậy. Các loại còn lại đều giống như vậy. Sao lại có thuyết là Kim ở trong biển, hỏa ở trong lò, phương pháp thế gian có không ra gì, không gặp Minh Sư nghe theo con đường tin ở vĩa hè, bỏ qua cách luận xa xưa, mê hoặc làm hại người đời sau, làm sao có thể là lý lẽ phù hợp. Cho nên đem Giáp Tý, Ất Sửu là Kim làm ví dụ, Tý Sửu bên Bắc phương, đất của Khảm thủy là Hải Trung Kim. Bính Dần, Đinh Mão là hỏa, ví dụ Dần Mão là bên Đông phương là đất sinh hỏa, như thuyết Lô trung hỏa. Xưa kia Từ Lâu Cảnh tiên sinh hợp lại Kim ở Hải trung, Hỏa ở lô trung. Phương pháp Tử bình không dùng Thai nguyên, Tiểu vận nạp âm, chuyên lấy ngày sinh Thiên nguyên làm chủ, phối hợp can chi Bát tự, hợp lại trong Chi có tàng chứa Nhân nguyên, hoặc đang sinh là Tài là Quan, là họa là phúc. Nghiên cứu mệnh người theo cách này, quý, tiện, được, mất, vinh, khô, hiền, ngu đều có thể biết vậy.
        Hoặc lấy năm là chủ, thì cũng biết muôn vạn triệu người phú quý đều giống nhau. Lấy năm sinh là Giáp Tý, liền làm giới luật kỵ ngày bản mệnh.
        Thế gian nói Tam mệnh đều lấy theo phép cổ xưa, phần đa đều lấy năm làm chủ, thì không hiểu là hàng vạn triệu người dùng Thai Nguyên, Tiểu vận nạp âm để luận, như nước chảy tràn ra khắp nơi mà không có trở về, đều có giống nhau về phú quý là sai lầm.
        Do đó, phương pháp của Tử Bình chuyên lấy ngày sinh Thiên nguyên làm chủ, thần ở bên dưới Nhật chủ là cung vợ, năm sinh làm nền móng của bản mệnh lại là Tổ thượng, là cung Điền trạch.
        Như sinh Giáp Tý, là tôn thần của Thái tuế bản mệnh, kỵ can ngày sinh nhật cùng Thái tuế xung đều nói là chiến đấu khắc hại, gọi là Bản Chủ bất hòa. Thì con người gặp xảy ra không được nhờ vào tổ nghiệp, điền trạch, bị cách ly khỏi họ hàng thân tộc, ứng với gian nan không có chỗ dựa. Nếu trong tháng giờ sinh cùng can chi có hội hợp nhập cục, hoặc gặp Tài Quan quý khí, thì cả đời được nhờ vào tổ tông, điền trạch, sinh kỳ phong hậu, thanh danh đều tốt vậy.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #155
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Dĩ nguyệt vi huynh đệ, như hỏa mệnh sinh dậu tuất hợi tý nguyệt, ngôn huynh đệ bất đắc lực chi đoạn.

        Tháng là cung huynh đệ, như nam lấy Tỉ hòa đồng can, là sao Huynh đệ, ví như người có ngày sinh là lục Bính, lấy Đinh hỏa là em trai, em gái; người sinh ngày lục Đinh, lấy Bính hỏa là anh trai, chị gái, nếu lâm tháng Dậu Tuất Hợi Tý, nói là anh em không đắc lực. Nói tháng Dậu thì hỏa Tử, tháng Tuất thì hỏa Mộ, tháng Hợi thì hỏa Tuyệt khí, tháng Tý thì hỏa về Thai, cho nên nói là anh em không đắc lực mà cắt đứt. Còn lại cứ suy ra, không nên sơ hở khi luận.

        Hoặc nhật vi thê, như tại không hình khắc sát chi địa, ngôn khắc thê thiếp chi đoạn.

        Luận thê thiếp, lấy chi ngày sinh là sao Thê thiếp. Vật ở trên không có khắc, nếu ở đất Không vong, hình khắc hại, thì khắc thê thiếp, nếu không trùng hôn thì cũng cưới vợ tiếp tục.

        Hoặc thời vi tử tức, lâm tử tuyệt chi hương, ngôn tử thiểu chi đoạn.
        Luận con cái (Tử tức) nhiều hay ít, đương nhiên lấy giờ sinh làm cung Tử tức. Nam lấy khắc can làm sao Tử tức, Nữ lấy can sinh làm sao Tử tức. Nếu lâm đất Tử Mộ Thai Tuyệt Suy Bệnh, thì Tử tức rất ít.

        Như Nam mệnh sinh ngày lục Ất, giờ Thân, đương nhiên có Tử tức nhiều. Ất mộc lấy Canh kim là Tử tức. Giờ Thân chính là phân dã của Kim, Canh kim kiến đất Lộc, cho nên nói con nhiều vậy, nếu sinh giờ Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ, là đoán Tử tức rất ít, nói là ở Mộ Tử Tuyệt Thai là đất khắc hại, thụ chế. Hoặc trong tứ trụ có Hình Phá khắc hại tổn hại Tử, ở trụ giờ thì nhất định khi tuổi về già thiếu con cháu nối dõi, nếu không muộn. Dù có cũng cần Tăng đạo nhận làm con nuôi, bần tiện, chết yểu, con nuôi ngoài thế hệ của tổ tiên vậy.
        Luận mệnh đều không thuộc mình làm nên, thực chất tạo hóa là chỗ âm dương đạt đến. Thuật sĩ đời sau, không biết lý lẽ này mà lạm quyền làm hỗn loạn ở kẻ phàm tục, cho nên không thể nói truyền lại, đảm nhận nghiên cứu thâm thúy tinh vi là tốt vậy.

        Trước có luận năm sinh là tổ thượng, phụ mẫu, là cung mấy đời tổ tiên thịnh suy, tránh kỵ trong tứ trụ có hình xung phá hại. Thương hại ở năm sinh, ứng với chủ tổ tiên lụn bại, nền móng tuy có mà sự che chỡ bản thân không có nơi nương tựa vậy.
        Lấy tháng sinh là cung huynh đệ, nếu có Tỉ hòa là sao anh em vậy. Nếu lâm tháng Tử Tuyệt Mộ Thai, nói anh em không đắc lực vậy.
        Lấy chi ngày là cung thê thiếp, nếu lâm vào đất Không Vong, hình khắc hại thì nói là khắc thê thiếp vậy.
        Lấy giờ là sao Tử tức, Tử tinh nếu lâm vào đất Tuyệt Tử Mộ thì nói là Tử tức thiếu mà đoạn tuyệt.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #156
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Quyển 6

        Nhất Hành Thiện sư thiên nguyên phú


        Tam Tài ký định, ngũ khí hỗn đồng. Phân chi thuận nghịch, hiền giả giai thông.

        Tam Tài chính là thiên can, địa chi, nhân nguyên, phân ra ba. Ngũ khí tức là khí kim mộc thủy hỏa thổ, cùng nhau hòa chung ở bên trong, nên lấy phân ra dương thuận âm nghịch, sau đó có thể lấy để luận mệnh.

        Giáp đắc quý nhi tư vinh, y thực tự nhiên phong túc.

        Giáp là dương mộc không có căn, nếu không có thủy thì khô mục, không có thể lấy để khắc tạc vậy. Quý thủy là âm thủy vậy, giống như mạch nước ở trong đá, không có phù phiếm không có trôi nổi. Giáp mộc dựa vào đó để sinh thân, thì phương được tươi tốt hưng thịnh mà có thể lấy để sinh tồn. Quý là mẫu của Giáp, mẫu tử cùng giúp đỡ lẫn nhau, thì cơm áo đương nhiên phong phú. Mà Giáp sinh ở mùa xuân, đương nhiên thừa vượng, sinh ở mùa đông thì Quý vượng, Quý có thể sinh cho, cho nên nói là phúc.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #157
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Ất bạn nhâm nhi hoạch phúc, thiên tứ lộc vị cao sùng.

        Ất mộc là âm mộc, là vật có gốc, như gốc uốn khúc lại chưa có hình tượng duỗi ra. Cho đến phát sinh thành rừng cây, dựa vào Nhâm thủy để dưỡng. Nhâm thủy là dương thủy, nếu nước sông lớn không có thể làm tổn hại gốc rễ của cây, tuy rằng chỉ vì chìm ngập, không có thể trôi nổi di chuyển, cũng giống như cây cối được mưa ban cho ân huệ, cho nên nói Thiên tứ lộc vị cao sùng ( trời ban thưởng cho lộc vị cao lớn) , lý lẽ là đương nhiên vậy.

        Bính ất hữu hội, bình sinh phúc thọ siêu quần, xuất thế thâm mậu tài cử.

        Bính là dương hỏa, Ất là âm mộc vậy. Âm mộc sinh dương hỏa, chỗ này mang ý nghĩa là tương sinh. Mà Ất là mẫu của Bính, Bính là tượng Thái Dương. Ở trên trời là mặt trời, ở đạo làm người là vua, là cha, là chồng, chủ cương nghị không khuất phục, đích thân có phép luật, lại được Ất mộc sinh vốn là cùng nhau hội tụ, đạt được ánh sáng chói lọi, cho nên được tượng Siêu quần (vượt trội hơn người), mà an ổn sống thọ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #158
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Mậu ấn đinh hề, tự hổ cư sơn cốc chi uy.

        Mậu là dương thổ, dựa vào Đinh hỏa sinh cho, Đinh tức là mẫu của Mậu. Mẫu là Ấn thụ, mà thổ không có chính vị, ký sinh ở hỏa, thừa vượng ở tứ quý, là phương Thìn Tuất Sửu Mùi. Cho nên lấy thổ là sơn cốc, nếu Hổ ở tại sơn cốc, tự nhiên có uy, lấy mệnh lý luận cũng có phần phúc vậy.

        Kỷ giao bính hề, tượng long đắc phong vân chi thế.

        Dương hỏa sinh âm thổ, ý nghĩa là dương sinh âm, giống như tượng cha sinh ra con gái, Bính là cha của Kỷ vậy. Lời nói này như con người được phúc ấm của cha mẹ, như rồng được thế lực của gió mây, thoải mái mà đảm nhận vậy, chẳng phải không là phú quý ư?

        Canh phùng kỷ sửu, quan lộc hữu dư

        Canh kim lấy Kỷ là mẫu, lời ấy là người sinh kim, nếu gặp hỏa địa, thì thân bị bại, cần phải có thổ để sinh cho thì thành phúc hĩ. Nếu đến vận thổ cũng được. Nếu thổ quá nhiều thì chất kim bị chôn vùi cũng không có phúc hĩ. Chỉ lấy trung hòa là thượng sách.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #159
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Tân đáo mậu hương, y thực tự túc.

        Tân kim gặp đất Mậu thổ, vốn được phụ mẫu trợ giúp, chẳng phải là được chỗ sao? Mà kim dựa vào thổ sinh, thổ thịnh thì kim bị chôn vùi, như ngày Tân mà tứ trụ có thổ, lại không cần hành đến thổ vận, nếu gốc không có Ấn thụ, bỗng nhiên gặp Ấn hương, như gặp phụ mẫu, thì có chi bằng mà vui mừng vậy.

        Nhâm tân đắc hội, phúc thọ vô cương.

        Nhâm thủy dựa vào Tân kim là mẫu, ý nghĩa là được sinh sinh không dứt, như Nhâm thủy sinh ở mùa Hạ, thì không có căn vậy. Như gặp phương Tân vận, gọi là phúc thọ vô cương.

        Quý canh tương phùng, thiên nhiêu phó mã.

        Quý thủy lấy Canh kim là mẫu, như lấy Quý nhật can, tứ trụ có Canh kim là Ấn, như không có Bính tổn thương thì chủ là người giàu có phong phú. Trong trụ không có Canh Ấn, hoặc đến vận phương có Ấn thụ cũng có thể lấy vinh vậy.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #160
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Thanh cao phù ấn, tu tri quan miện dĩ thừa hiên.

        Phù Ấn, là sao Quan Ấn vậy. Các ngôi sao này là Đường Phù, Quốc Ấn. Nhân mệnh gặp thì có mũ mão xe cộ là quý mệnh, không là quân vương thì cũng là vương hậu cao quý vậy. sao Đường Phù, Quốc Ấn duy chỉ có Trương Quả lão thông huyền tiên sinh mệnh lý, chuyên dụng hai sao này để lấy cao quý.

        Trùng phá lộc tinh, ứng hiển uy quyền nhi giải thụ.

        Lộc tinh là Quan tinh vậy. Tử bình nói: Dụng Quan thì không thể xung, dụng lộc thì không có thể phá. Phá và xung, cả hai đều là tổn hại. Tuy có uy quyền, gặp thì phòng ngừa thoái lui địa vị vậy.

        Dương mộc giáp phùng canh bại, chi kiền bất đắc vô thương.

        Giáp mộc là dương mộc vậy. Nếu sinh không gặp mùa xuân, gặp Canh kim thì gọt, vót, thân thể không khỏi bị tổn thương vậy. Bóc gọt thái quá, thì mộc phải bị thương. Lấy nhân mệnh làm ví dụ thì chủ gân cốt có bệnh đau nhức, sao có thể lấy được phúc ư? Nếu hành hỏa vận, đất chế Canh kim thì có thể lấy phúc vậy.

        Âm mộc ất ngộ tân kim, hành diệp tự nhiên hữu tổn.

        Lời nói này là nói âm khắc âm, Ất là âm mộc, ẩn tàng ở dưới đất, Tân kim cũng ẩn tàng ở dưới đất, nói là âm khắc âm. Nếu mộc chủ có khí, thì không sợ vậy.

        Viêm viêm bính hỏa, ngộ nhâm nhi hách hách vô quang.

        Bính hỏa là dương hỏa vậy, lấy tượng là mặt trời, tượng treo ở trên trời, rõ ràng đốt cháy mà lộ ra thành ánh sáng. Nhâm thủy là dương thủy, là sông biển, im lặng ở bên dưới, sao mà có thể khắc Bính vậy? Nhưng ở vận hành cùng nhau hội tụ nơi khắc mà có giúp đỡ lẫn nhau vậy, hoặc thủy đến đất hỏa, hỏa đến đất thủy, là quản thúc lẫn nhau, vốn là lý lẽ ở chỗ này.

        Thước thước âm đinh, phùng quý nhi minh huy tự ám.

        Âm hỏa gặp âm thủy, vốn nói là tương khắc. Mà Đinh hỏa là sao sáng, tượng treo ở trên trời, Quý thủy ở đất là nước suối, sao có thể khắc Đinh ở trên trời cao? Lấy lý luận mà nói thì Đinh hành đến đất Quý, Quý gặp Đinh vận, cả hai đều cùng nhau hội hợp, thì là tương khắc, lý là đương nhiên.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 16/18 đầuđầu ... 61415161718 cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 0
        Bài mới: 05-06-13, 16:33
      2. Dụng thần Tứ trụ và Phong thủy???????????
        By athaiathai in forum Tử bình
        Trả lời: 0
        Bài mới: 18-01-13, 20:37
      3. Kỳ môn phong thủy khẩu quyết
        By thoitu in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 15
        Bài mới: 02-08-12, 09:29
      4. Thần Khảo Âm Trạch
        By hoa mai in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 15
        Bài mới: 11-05-11, 01:18
      5. Xin các bác mách cho em địa chỉ thầy xem phong thủy
        By morality in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 2
        Bài mới: 18-08-10, 22:40

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •