Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 8 trên 8

    Ðề tài: Phái Đông A

      1. #1
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default Phái Đông A

        Nữ Thần Tử Vi Việt Nam HUỆ TÚC PHU NHÂN

        Nguyên Tác : Huệ Túc Phu Nhân Liệt Truyện
        Xuất xứ : Bộ Đông A Di Sự
        Tác Giả : Trần Triều Bình Chương Quốc Sư, Băng Hồ Tướng Công
        Trần Nguyên Đán .
        Dịch giả : Giáo Sư Trần Quang Đông

        (lời mở đầu của Giáo Sư Trần Quang Đông)
        Bộ Đông A Di Sự chia ra làm 4 phần . Phần thứ nhất chép tiểu sử các vị hoàng đế, hoàng hậu, vương, hầu, phi, tần trong hoàng tộc đời Trần . Phần thứ hai chép thi văn nghệ thuật . Phần thứ ba chép về ngôi mộ Thái Đường, phát tích của nhà Trần . Phần thứ tư chép về Tử Vi . (tất nhiên là chỉ chép các việc có liên quan, xẩy ra trong cung nhà Trần mà thôi) . Đây là một bộ sử được coi là đúng nhất nói về các chuyện trong hoàng cung nhà Trần, vì do các người trong hoàng cung chép về các chuyện trong hoàng cung .
        Người khởi công chép là Huệ Túc Phu Nhân, là vợ vua Trần Thái Tông . Tiếp nối theo là quan tể tướng Đoàn Nhữ Hài và Trần Nguyên Đán . Sau đây chúng tôi xin trích dịch bài Huệ Túc Phu Nhân Liệt Truyện trong phần thứ nhất , để độc giả thấy rõ lối văn kỳ diệu cùng những bí ẩn trong hoàng cung nhà Trần, đặc biệt là những giai thoại kỳ thú về Tử Vi .

        I . Một lá số kỳ lạ

        Huệ Túc Phu nhân là con út của Tống triều di thần Hoàng Bính, huý là Thủy Thiên . Khi Hoàng Bính tiên sinh còn làm quan tại triều Tống, thì phu nhân của tiên sinh đã sinh năm người con trai mà chưa có người con gái nào. Phu nhân thường than thở ước ao có được một người con gái . Tiên sinh có nói rằng :
        Ta nhất sinh khảo về Tử Vi thấy cung Tử tức có Lương Nhật tại Mão cung ngộ Khoa, được Thái Âm ở thiên môn chiếu sang, Lương Nhật thuộc Nam đẩu tinh tại nội mạnh hơn mạnh hơn Nguyệt ở bên ngoài chiếu, thành ra sinh năm con trai liền . Nhưng Mão là âm cung, thêm Nguyệt chiếu thì thế nào cũng sẽ có một nữ tử quý lắm . Hạn của ta cũng như phu nhân, năm tới đều có số sinh con gái . Như thế thì phu nhân khỏi mong ước lâu .
        Một đêm, tiên sinh ngồi đọc sách tại thư phòng ,bỗng thấy một người con gái tú lệ khác phàm xộc đi vào trước sân nhà, tiên sinh bèn hỏi :

        Nàng kia là ai mà dám xông vào thư các của ta ?

        Nữ nhân quỳ xuống ôm mặt khóc :

        Thưa đại quan, tôi bị tác oan . Tôi tên là Thủy, vốn là con của một nho sinh, khi đi qua khúc sông ngoài Tây thành bị tên phú hào tên Ngô Phượng cưỡng bức . Tôi cắn lưỡi tự vẫn để khỏi ô danh thất tiết . Nó bỏ xác tôi xuống đáy sông, cạnh cây phong ba chạc, xin đại quan soi xét .

        Tiên sinh phán

        Nàng đi cùng ta đến gập quan địa phương .

        Nữ tử chạy lại ôm lấy chân của tiên sinh . Tiên sinh giật mình tỉnh giấc mộng, coi lại là giờ Sửu . Tiên sinh bèn gọi kẻ tùy tùng gióng ngựa ra Tây thành . Đi đến khúc sông có cây phong ba chạc, sai tùy tùng xuống mò, qủa nhiên thấy xác chết còn tươi của người con gái tên Thủy trong mộng . Tiên sinh bèn truyền gọi quan địa phương đến giao cho điều tra . Tên Ngô Phượng bị bắt, khảo, xưng hết, bị án trảm . Tiên sinh sai liệm xác Thủy, chôn cất tử tế bên sông . Trên mộ có đặt tấm bia, thủ bút bốn chữ TRINH LIỆT THUẦN CHÍNH .

        Đêm đó khi về đến nhà tiên sinh mộng thấy Thủy đến qùy lạy :

        Tiểu nữ muôn tạ đại quan, nguyện xin đầu thai để báo đáp công ơn .

        Sau đó thì phu nhân của tiên sinh thọ thai . Năm Tân Dậu, tháng ba, giờ Dần, ngày 24 phu nhân sinh được một bé gái, tú lệ khác phàm . Đặt tên là Thủy Thiên .

        Tiên Sinh bấm số than :

        Cung số của ta, Thân tại Di cung ngộ Tham, Quyền, Đào, Hồng, Khôi . Sự nghiệp viên thành ngoại xứ . Số phu nhân ta Thân cư Phu Quân, thì đương nhiên bôn ba theo ta rồi . Trong năm con trai, người nào cũng Thân tại Di cung đến Thủy Thiên Thân cư Quan lộc ngộ Nhật, Tả, Khoa, Quyền, Khúc, Việt, quá tốt Như vậy thành danh nhờ ta và chồng nó sau này . Thế thì cả nha ta phải xuất ngoại mới thành danh . Ta trộm xem số của Hoàng thượng cùng chư Vương, Thái tử, Tam công, Cửu khanh, thấy vận cùng cả rồi, chắc là không khỏi vong quốc . Âu là ta mang cả tộc thuộc Nam di để khỏi nhìn thấy quốc phá .

        Phu nhân hòi :

        Số của đứa gái này tốt chăng ? Lớn lên đẹp chăng ?

        Tiên sinh đáp :

        Đẹp lắm, “ Nhật Nguyệt, tinh minh hợp chiếu hư không, cư trung Khôi, Hồng, nam tất vi tể tướng, nữ tất đắc quý nhân sủng ái . (*)

        Lại hỏi :

        Học có giỏi chăng ?

        Đáp :

        Thông minh gấp mười phu nhân, gấp hai ta . Vì được cả bộ Tả, Hữu, Xương, Khúc, Khôi, Việt, Đào, Hồng, Khoa, Quyền, Lộc .

        Hỏi :

        Có gì xấu chăng ?

        Đáp :

        Ngặt vì Cơ, Nguyệt, Hỉ, cư Thiên Di, ngộ Hữu, Xương, Kị, Đà . Cơ, Xương ngộ Kỵ thì văn tài xuất chúng . Có Hữu, Hỷ thì may thêu đều giỏi . Song Đà, Kỵ thì danh không hiển được . (**)

        Mùa xuân tháng Giêng, niên hiệu Nguyên Phong thứ 7 đời Trần Thái Tông (1257) Tiên sinh cùng gia tộc 1200 người tới biên ải xin lập nghiệp tại An Nam . Thái Tông được tin báo, đón về Kinh cho tạm trú tại An ấp . Tháng 6 Thuỷ Tiên tiểu thư tiến cung, được phong Huệ Túc Phu Nhân . Khi phu nhân nhập cung thì từ tư thái, ngôn ngữ, cư xử khác phàm . Từ hoàng hậu đến cung nga, thái giám không ai mà không nể phục . Sau lễ bái kiến hoàng hậu hỏi :
        Phu nhân là người phương Bắc, mới tới đất hủ lậu này, sao đã nói được tiếng Nam, lễ nghĩa thông cả .

        Phu nhân tâu :

        Thiếp thường đọc sách, thấy nàng Hoài Doanh quê ở Tần mà đức thịnh ở Tấn . Nàng Tề khương người đất Tề mà khiến cho Tấn Văn Công thành Bá . Cha con thiếp như đàn chim gặp phong ba, thấy bóng cây lớn thì núp . Tống triều vận số không còn nữa . Mà vượng khí Nam phương đến mấy trăm năm sau mới dứt, nên tìm đến đây nương nhờ uy linh của giòng họ Đông A . Không ngờ lại được Thánh thượng dung nạp để hầu hạ, thật lấy làm hổ thẹn.

        Hoàng hậu than :

        Ta quả không bằng phu nhân . Trong nội cung đây phi tần, thái giám không mấy người có học . Phu nhân thay ta dậy dỗ họ . Ta mong đức của phu nhân sẽ làm cho hậu cung thêm vượng .

        Thái Tông phán :

        Phu nhân mới muời sáu tuổi mà lau thông bách gia, Chư tử, Cửu lương, Tam giáo . không biết có lời nào dậy cho quả nhân chăng ?

        Phu nhân tâu :

        Thánh dậy : Nam tại ngoại, nữ tại nội . Thiếp đã được hầu bệ hạ và hoàng hậu thì xin chỉ bàn chuyện trong nhà mà thôi . Khi thiếp mới đến đất Nam đã nghe thấy chuyện huynh đệ tương tranh .

        Thái Tông phán :

        Trẫm đang khổ tâm về việc đó đây . Phu nhân có cao kiến gì chăng ?

        Thiếp nghe khi An Sinh Vương huynh khi lâm chung có dối lại các con rằng :

        Giòng họ Đông A nhà ta trải qua ba đời, ngôi mộ tổ Ngũ đại để vào chỗ đất nóng nên phải qua ba đời Võ cách phát liên Hầu Bá, duy hiềm tử thương trận địa. Từ đời thứ tư đất nguội mới phát đế vương . Ngôi mộ có đặc điểm là XXXXX . Nhờ bà cô nhập cung làm hoàng hậu cho triều Lý nên mới có cơ đoạt quyền . Sau này xẩy ra việc thái sư Thủ Độ cưỡng bệ hạ làm chuyện lỗi đạo . Vì vậy các con của An Sinh Vương huynh phải cướp ngôi trả thù ..
        Bệ hạ nhận ngôi trời là do phúc trạch nhiều đời để lại và công lao vào ra sinh tử của Tiên Vương . Phú quý nên để anh em cùng hưởng . Thái Sư đã làm chuyện không đúng . Bệ hạ phải chuộc lại . An Sinh Vương huynh có phẫn hận khi lâm chung cũng không có gì là quá đáng . Xưa kia Ngụy Võ Đế và câu nói “ ta thà phụ người, chớ không để người phụ ta” mà phải tốn không biết bao nhiêu xương máu mà cũng không quang phục nổi . Chiêu Liệt Đế vì câu nói “ Ta thà chịu người phụ, chớ không nỡ phụ người” mà lấy được Tam Xuyên . Nay bệ hạ lấy đó làm gương . Xin bệ hạ hãy quyên đi lời trối của An Sinh Vương huynh, mà trọng dụng các thế tử của người để chuộc lỗi lầm do Thái Sư gây ra . Mai này nếu họ làm chuyện đại nghịch thì ngôi trời cũng vẫn còn trong tay họ Đông A . Còn họ nhất tâm khuôn phò xã tắc thì đó là điều đại phúc nhà ta . Thiếp xem Tử Vi cho các thiếu niên trong Hoàng Tộc thấy họ đều là các vị anh hùng xã tắc mai sau . Sự nghiệp của Quang Khải, Quốc Tuấn mai sau rực rở vô cùng . Số của Quốc Tuấn là số của một vị anh hùng, là bậc thánh nhân chắc không có việc tạo phản đâu . Trong số các vị thái tử, thiếp chỉ lo có số của đệ tử thái tử Trần Ích Tắc thông minh, nhưng sau này hình khắc lục thân, trôi nổi ….”

        Thái Tông nghe lời phong cho Quốc Tuấn làm Tiết Chế Tổng Đốc quân mã . Năm sau, tuyển con gái út của An Sinh Vương cho thái tử Quang, và phong cho làm hoàng hậu .

        (còn tiếp)

        Nguồn : vietlyso.com
        thay đổi nội dung bởi: htruongdinh, 10-10-09 lúc 11:10
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        Ducminh (09-10-09)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        Khoa Tử-vi đời Trần
        1.- Trường hợp được trọng dụng
        Khoa Tử-vi được triều Trần biết đến trong một dịp đặt biệt: Thái-tử Hoảng bị bệnh mê man suốt ba ngày rồi mắt trợn ngược, tưởng qua đời. Vua đem thanh Thượng-phương bảo kiếm và áo Ngự-bào để bên cạnh rồi tuyên chỉ ;
        - Nếu tỉnh dậy sẽ ban cho. Ý nói sẽ truyền ngôi. Nhưng Thái-tử mắt vẫn trợn ngược.

        Hoàng hậu, phi tần khóc lóc thảm thiết, chuẩn bị chôn cất, nhân thấy Huệ-Túc phu nhân văn hay chữ tốt, có ý nhờ viết bài vị. Vì vậy phu nhân biết ngày, giờ, tháng, năm sinh của Thái-tử. Phu nhân bấm số, rồi tâu:
        - Xin Hoàng-hậu đừng lo, Thái-tử chỉ mê man thôi, giờ Sửu ngày mai sẽ tỉnh dậy. Vua và Hoàng-hậu tin tưởng và hỏi tại sao phu nhân biết? Phu nhân tâu:
        - Thần tính số Tử-vi của Thái-tử thấy Đồng, Âm thủ mệnh tại Tý. Cung phúc tại Dần có Cự, Nhật. Tử-vi kinh nói rằng:

        “ Phú, thọ, quý, vinh, yểu, bần, ai, khổ,
        Do ư phúc trạch cát hung”.

        Nghĩa là : Giàu, sống lâu, làm lớn, tiếng tăm, chết non, đau thương, khổ, do cung phúc tốt hay xấu. Đây cung Phúc của Thái-tử có Cự, Nhật tại Dần, lại có Tả, Hữu, Xương, Khúc hợp chiếu, thì căn cơ là người thọ lắm. Mệnh lại được Đồng, Âm tại Tý... thế thì Thái tử không chết non, sau còn trở thành vị minh quân anh hùng, tạo sự nghiệp rạng rỡ cho họ Đông-a và cho nhà Đại-Việt nữa. Hiện Thái-tử bị hạn Tang, Hổ, Kiếp, Hình thì đau yếu nặng đó thôi.
        Vua và Hoàng-hậu còn phân vân chờ đến giờ Sửu hôm sau, thì Thái-tử tỉnh dần, rồi khỏi hẳn. Sau là vua Trần Thánh-tông, một vị vua anh hùng trong lịch sử Đại-Việt. Nhân đó vua Thái-tông mới hỏi lý do tại sao phu nhân biết, phu nhân mới trình bày khoa Tử-vi. Vua Thái-tông triệu Hoàng Bính vào cung, tiên sinh dâng lên hai bộ sách Tử vi chính nghĩa và Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh. Vua Thái tông và hoàng tộc nhà Trần lại đua nhau nghiên cứu Tử-vi, và dùng như một nguyên tắc để cử người giúp nước.

        2.- Một sự kiện sáng tỏ nhờ Tử-vi
        Qua những lá số được Huệ-Túc phu nhân và vương hầu đời Trần chấm còn để lại, ngày nay chúng ta thấy được nhiều khía cạnh lịch sử. Như hiện trong văn học sử, người ta không biết vị thiền sư đắc đạo Tuệ-Trung thượng sĩ đời Trần, bản sư của Trần Nhân-tông là Trần Quốc Tung, anh ruột Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, tước phong Hưng-Ninh vương hay là Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng, con thứ nhì của Hưng Đạo vương?

        Căn cứ vào lá số của Huệ-Túc phu nhân, người sống đồng thời với Hưng Ninh vương, lại là thím của ngài, là sư phụ của ngài về khoa Tử-vi, thì những gì do phu nhân viết về ngài phải đúng. Hơn nữa phu nhân lại là người tích cực tiến cử Hưng Đạo Vương giữ chức vụ Tiết-chế binh mã, tức là Tổng tư lệnh quân đội, thì chắc chắn tình nghĩa thím cháu, vua tôi, thầy trò, phu nhân viết về gia đình Hưng Ninh Vương, Hưng Đạo vương không sai. Phu nhân chấm số cho Hưng-Ninh vương có phê như sau:

        "... Kinh vân Tử, Tham, Mão Dậu đa vi thoát tục chi tăng. Ngô kim nhật kiến Tuệ Trung chi số: Tử, Tham ư Dậu ngộ Quyền, Đào, tuấn nhã chi lang. Tả, Hữu hợp chiếu thị tất đa tài, đa năng. Đãn hiềm Tử, Tham cư Dậu ngộ Không, Kî tất thoát tục vi tăng”. Nghĩa là sách Tử-vi kinh nói rằng: người mệnh lập tại Dậu hay Mão, mà có Tử-vi, Tham lang thủ mệnh đa số là người thoát tục đi tu. Nay ta xem số của Tuệ Trung thì thấy mệnh lập tại Dậu, Tử-vi, Tham-lang thủ mệnh, còn gặp Đào-hoa, Hóa-quyền thì là người đẹp đẽ. Được Tả, Hữu hợp chiếu thì là người đa tài, đa năng. Nhưng tiếc rằng cái số và mệnh lập tại Dậu, Tử-vi, Tham-lang thủ mệnh,gặp Thiên-không, Hóa-kỵ thì thế nào cũng đi tu."

        Từ sự kiện trên ta tìm được Tuệ Trung thượng sĩ là Hưng-Ninh vương Trần Quốc Tung, chứ không phải là Trần Quốc Tảng.

        Nguồn : tuviglobal
        thay đổi nội dung bởi: htruongdinh, 10-10-09 lúc 11:11
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        Ducminh (09-10-09),Hoa Tử Vi (03-01-10)

      5. #3
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        3.- Phá cách, trợ cách
        Qua các tài liệu còn lại, thì khoa Tử-vi đời Trần có một sắc thái đặc biệt hơn ở Trung-quốc, đó là Phá cách và Trợ cách. Câu chuyện Đoàn Nhữ Hài là một bằng cớ. Nếu Tống Thái-tổ biết Trịnh Ân bị nạn mà cứu không được, thì vua Trần Nhân-Tông biết Đoàn Nhữ Hài bị nạn mà cứu thoát. Câu chuyện như sau:

        Đoàn Nhữ Hài là học trò trường Quốc-tử giám ở Thăng-long. Năm 20 tuổi, Hài chuẩn bị để thi Thái-học sinh (tiến sĩ), muốn được thi Thái học sinh thì Hài phải qua một kỳ khảo hạch của trường trước, nếu thấy khá thì mới được cử đi thi. Một hôm ra chùa Diên hựu (chùa Một-cột) chơi, thấy vị tăng ngồi nhìn trời, Hài hỏi:
        - Bạch hòa thượng, tiểu sinh nghe rằng người tu hành có thể biết được vận số sau này sẽ ra sao, có đúng không?
        Hòa thượng hỏi:
        - Tiên sinh muốn biết điều gì?
        - Tiểu sinh muốn biết mai sau hoạn lộ ra sao. Tiểu sinh mong sư phụ chỉ giáo cho tương lai.

        Hòa thượng hỏi ngày, giờ, tháng, năm sinh của Hài rồi nói:
        - Số của tiên sinh là số tá cửu trùng ư kim điện, nghĩa là số phò tá vua ở sân rồng, tức là số làm tới tể tướng. Mệnh lập tại Mùi, Tả, Hữu thủ mệnh là người đa tài, đa năng. Tử-vi kinh nói, Tả-phụ, Hữu-bật bình tính khắc khoan, khắc hậu nên tính tình từ tốn, hành sự cẩn trọng. Cái cách Nhật tại Mão, Nguyệt tại Hợi chiếu là cách Nhật, nguyệt tịnh minh, nên thì sớm gặp minh quân. Nhưng tiên sinh lại có một cách rất xấu Đào-hoa, Hồng loan cư nô, lại gặp Hình, thì tất thế nào cũng vì đàn bà mà tan nát sự nghiệp, đến phải vong mạng. Đáng tiếc, đáng tiếc.

        Hài mừng lắm trở về lo học hành, tháng sau trong kỳ thi khảo hạch của trường Quốc-tử giám, Hài bị trượt vì văn ngông nghênh, kênh kiệu quá. Hài giận lắm, tìm vị hòa thượng hỏi:
        - Hôm trước đại sư đoán rằng sau này tôi sẽ làm Tể-tướng, thế sao tôi thi trượt? Không đậu thì làm sao thi Thái-học sinh được? Không đậu Thái-học sinh thì sao có thể làm Tể-tướng?
        Vị Hòa-thượng cười đáp:
        - Từ xưa đến giờ có biết bao nhiêu vị Tể-tướng mà không đậu đại khoa? Bần tăng đoán tiên sinh làm Tể-tướng, chứ có đoán tiên sinh thi đậu đâu? Này năm nay tiểu hạn tiên sinh nhập cung Dậu được Thái-dương miếu địa, Hóa-khoa từ Mão chiếu sang thì thanh vân đắc lộ gặp được thiên-nhan. Nhưng đại hạn đóng ở cung Tỵ. Thiên-mã gặp Đà-la tức là ngựa què. Ngựa đã què lại còn đi đến cung Dậu gặp Tuần thì ngựa bị chặt cụt chân. Vậy khi nào tiên sinh gặp ngưạ cắn hoặc đá là lúc gặp vua, nhưng tiên sinh nhớ một điều:

        Khi được gặp vua, nếu hoàng-thượng ban thưởng cho bao nhiêu vàng bạc phải nộp cho lão tăng một nữa. Hài mừng lắm, về nhà, đúng ngày mà hòa thượng đoán gặp vua, không thấy linh nghiệm. Hài tìm đến chùa Diên-hựu để hỏi tội hòa-thượng. Nhưng trên đường đi, Hài bị một người cỡi ngựa đụng phải, té lăn vào bụi cỏ. Hài túm lấy dây cương hạch tội:
        - Nhà ngươi đi đâu mà có mắt như mù đụng phải ta?
        Người cỡi ngựa, mình chỉ mặc áo lót, mũ đội phía sau ra trước, nhảy xuống ngựa tạ lỗi:
        - Xin lỗi tiên sinh, tôi đi tìm cha tôi để tạ lỗi. Tiên sinh có biết chữ không? Tôi muốn nhờ tiên sinh một việc đây!
        Hài bực mình nói:
        - Ta học trường Quốc-tử giám, sắp thi Thái-học sinh, thì Bách-gia, Chư-tử, Cửu-lưu, Tam-giáo đều thông. Sao lại không biết chữ?
        Người cỡi ngựa tiếp:
        - Vậy tiên sinh làm dùm tôi bài biểu tạ tội với cha tôi, tôi sẽ bảo quan Quốc-tử giám tư nghiệp cho tiên sinh đậu. Năm sau thi Thái-học sinh tôi sẽ lấy tiên sinh đậu Trạng nguyên, được chăng?
        - Nhà ngươi điên à? Nhà ngươi có biết, chỉ có một người cho Thái-học sinh đậu Trạng-nguyên, đó là vua. Nhà ngươi là ai mà dám nói lớn lối như vậy?
        Người kia đáp:
        - Tôi là Vua đây.
        Đoàn Nhử Hài nhìn lại mũ người đó, quả là vua, vội thụp xuống đất tạ tội. Người cỡi ngựa chính là vua Trần Anh-tông. Nguyên sau khi chiến thắng Mông-cổ, năm 1293 vua Trần Nhân-tông nhường ngôi cho con là vua Trần Anh-Tông rồi đi tu. Vua Anh-Tông thường hay rượu chè say sưa. Nhân một hôm uống rượu Xương-bồ say quá nằm ngủ, thì Thượng-hoàng từ Thiên-trường về Thăng-long. Các quan trong triều không ai biết cả. Nhân-Tông thong thả xem cung điện từ giờ Thìn đến giờ Tỵ. Thái-giám dâng cơm. Thượng-hoàng không thấy vua đâu hỏi thái-giám. Thái-giám đánh thức vua dậy, nhưng vua say quá không tỉnh được. Thượng-hoàng giận quá bỏ về, lệnh cho các quan về Thiên trường họp, có ý truất phế Anh-tông. Đến giờ Mùi, Anh-tông mới tỉnh dậy, cung nhân đem việc ấy tâu. Vua sợ quá không kịp mặc áo, nhảy lên ngựa chạy tới chùa Từ-phúc, thì đụng phải Đoàn Nhữ Hài. Hai người xuống thuyền về Thiên-trường. Dọc đường Đoàn Nhữ Hài làm tờ biểu dài hai ngàn chữ tạ tội. Nhưng Thượng-hoàng vẫn còn giận, không cho vào. Hai người phải quỳ ở ngoài. Các quan liếc mắt nhìn tờ biểu, thấy văn hay, truyền nhau đọc.
        Thượng-hoàng nghe được hỏi:
        - Văn ở đâu mà hay như vậy?
        Các quan tâu rằng đó là bài biểu tạ tội của vua. Thượng-hoàng truyền:
        - Đưa vào đây!
        Ý ngài muốn nói rằng đưa bài biểu vào, nhưng các quan hiểu lầm đưa cả Vua và Đoàn Nhử Hài vào. Thượng-hoàng thấy sự đã rồi, đành tiếp biểu xem, thấy lời văn điêu luyện, thống thiết, bèn xá tội cho vua Anh-Tông. Ngài phán rằng:
        - Ta đang cần một thiếu niên anh tài phụ tá cho con ta. Nay gặp tiên sinh ở đây
        thực là may mắn. Hài trình việc gặp hòa thượng ở chùa Diên-hựu, được hòa thượng đoán trước sự việc. Thượng-hoàng phán:
        - Khoa Tử-vi do Hoàng Bính truyền sang Đại-Việt, khoa này đâu có truyền ra ngoài dân dã? Hòa thượng xem Tử-vi cho tiên sinh đó là sư phụ của ta, tức Tuệ-Trung Thượng-sĩ đó (tức Trần Quốc Tung).
        Hài nghe xong hoảng sợ, nghĩ hôm trước nếu mình gây với hòa thượng thì bị ốm đòn rồi. Bởi Tuệ-Trung là một võ học danh gia đời Trần. Thượng-hoàng hỏi số của Hài, rồi phán:
        - Số của tiên sinh là số của bậc tể thần. Sau này làm nên sự nghiệp hiển hách. Nhưng tiếc rằng Đào, Hồng cư Nô, thì thế nào cũng xảy ra một chuyện bất chính trong tình trường, lại thêm Tham, Hình nữa thì thế nào cũng vì má đào mà sự nghiệp tan vỡ, chết vì nghiệp tình, đáng tiếc thay.
        Vua Anh-tông tâu rằng:
        - Thần nhi nghe nói căn cứ vào khoa Tử-vi có thể cải được số mạng. Thỉnh cầu phụ hoàng có cách nào cứu được Đoàn tiên sinh không?
        Thượng-hoàng bèn xé từ bìa kinh Kim-cương viết mấy chữ Tứ đại giai không, miễn tử trao cho Đoàn Nhữ Hài. Tứ đại Giai không là chữ lấy trong kinh Kim-cương:

        “Vô nhân tướng, Vô ngã tướng, Vô chúng sinh tướng, Vô thọ giả tướng, tứ đại giai
        không”. Nghĩa là không có hình tượng của người, của ta, của chúng sinh, không có cái gì lâu dài cả. Bốn cái đó đều là hư ảo..

        Thượng-hoàng phán:
        - Ta xem số thấy cái vạ vì má đào của tiên sinh sắp tới. Nay ta trao cho tiên sinh mảnh giấy này, khi bị nạn, có thể dùng nó để cứu mạng. Muốn giải cái nạn Hồng, Đào, Hình, Tham thì phải dùng đến Quyền. Nay ta viết chữ miễn tử tức là dùng Quyền rồi, phụ với Hóa-quyền đóng chung ở Tham-lang nữa. Muốn giải hạn Thiên-hình thì dùng đến Không-vong. Ta dùng bìa cuốn kinh Kim-cương, tức là dùng cái Không của đạo Phật. Như vậy mong có thể cứu được tiên sinh.
        Trở về Thăng-long, vua Anh-Tông phong cho Đoàn Nhữ Hài làm Ngự-sử trung tán, đây là lần đầu tiên một người không đậu đạt gì, mới 20 tuổi được phong làm Ngự-sử trung tán. Người thời đó ghanh ghét làm thơ giễu Hài như sau:
        Phong hiến luận đàm truyền cổ ngữ, Khẩu tồn nhũ xú Đoàn trung tán. Có nghĩa là: Ôn câu cổ ngữ tại đài Ngự sử. Miệng của Trung-tán Đoàn Nhữ Hài còn hôi sữa.
        Ba năm sau hạn của Đoàn Nhữ Hài qua cung Tý gặp Đào, Tham, Quyền, Hồng và Thiên-thương, triều đình khám phá ra mối tình của Đoàn Nhữ Hài với một cung nữ của vua Anh-Tông. Luật triều Trần rất khắt khe với tội ngoại tình. Ngay với thường dân khi ngoại tình xảy ra, gian phu bị tử hình, dâm phụ tùy người chồng tha hay không. Nay tội đó xảy ra giữa một đại thần với một cung nữ. Nên cả hai bị khép tội chém đầu. May nhờ có thủ bút của Thượng hoàng, viết trên bìa cuốn kinh Kim-cương nên cả hai được miễn tử. Vua Anh- Tông truyền gả cung nữ cho Đoàn Nhữ Hài.

        Đoạn trên đây chúng tôi tóm lược trong sách Đông-a di sự, phần Đoàn Nhữ Hài liệt truyện.

        4.- Tinh hoa khoa Tử-vi đời Trần
        Hầu hết những bậc vua chúa, vương hầu nhà Trần đều nghiên cứu Tử-vi, để làm chìa khóa biết kẻ trung, người nịnh, biết vận hạn, mưu đồ đại sự.
        Như khi triều đình phân vân không biết nên hòa với Mông-cổ, cho Mông-cổ mượn đường đánh Chiêm-thành, hay nhất định chống lại, vua Thái-tông do dự không quyết, Huệ- Túc phu nhân chấm số cho tất cả vua, hoàng-hậu, vương hầu, tướng sĩ, thấy đa số là những vĩ nhân, làm nên những chuyện kinh thiên động địa. Có một số bị chết thảm nhưng tiếng tăm vang dậy. Phu nhân quyết định rằng: nên đánh. Bởi đánh thì sẽ thắng, có thắng các vương hầu mới có sự nghiệp vĩ đại như vậy. Một vài người tuy tuẫn quốc thật nhưng danh thơm muôn thuở.
        Có ai ngờ việc quyết định vận số quốc gia như thế, mà do khoa Tử-vi chiếm một phần. Khoa Tử-vi đời Trần cũng dựa theo bộ Tử-vi chính nghĩa, rồi nghiên cứu rộng ra về phá cách và trợ cách. Tỷ dụ, Tử-vi kinh nói rằng :
        Thiên-hình, Thất-sát cương táo nhi cô. Nghĩa là, người có thiên-hình, Thất-sát thủ mệnh thì tính tình nóng nảy, cứng rắn quá mà hóa cô độc. Muốn khuyên răn, chế ngự bớt sự cuồng táo đó, phải dùng người mệnh có Thái-dương, Thiên-đồng, Thiên-lương, Văn-xương, Văn-khúc, Đào-hoa, Hồng-loan. Bởi các sao này có thể giảm bớt sức nóng nảy của Hình, Sát. Tuyệt đối không dùng người mệnh có Kiếp, Không, Kình, Đà, Tang, Hổ đã đành mà còn tránh dùng người có Tử-vi, Thiên-phủ, bởi Tử, Phủ kỵ Hình, Sát. Như muốn phá người mệnh có Tử, Phủ thì dùng người có Kiếp, Không, Kỵ, Hình thủ mệnh. Tử, Phủ thì ngay thẳng, Kiếp, Không thì gian trá, tiểu nhân vậy dùng những mánh lới hạ cấp sẽ làm cho người Tử, Phủ khốn khổv.v.... Khoa Tử-vi còn đi sâu hơn nữa. Như người có cung Phúc tại Thìn được Thái-dương tọa thủ, tức là được hưởng phúc ngôi mộ ông hoặc bố. Muốn ếm người đó, thì dùng cách ếm mộ ông nội hay cha y, thì y khốn khổ ngay.

        Nguồn : tuviglobal
        thay đổi nội dung bởi: htruongdinh, 10-10-09 lúc 11:11
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        Ducminh (09-10-09)

      7. #4
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        Khi nhà Trần bị nhà Hồ cướp ngôi (1400), con cháu họ Trần tản mác đi khắp nơi, có người dùng khoa Tử-vi làm kế sinh nhai, khoa này đã do nẻo đó truyền ra khắp dân chúng.

        Trước 1975, trên báo Khoa học huyền bí thường xuất hiện những bài viết dưới bút hiệu Thái Dương. Đó là bút hiệu của cụ Thuấn, cụ là tác giả của báo KHHB, là bang chủ phái ĐÔNG A, dòng họ Trần ( chỉ truyền nhân cho những người trong họ, 9 tuổi biết an lá số, 14 tuổi đã nổi tiếng....).

        Một truyền nhân viết như sau : Về sách vở của viễn tổ để lại,thiết nghĩ tôi cũng nên nêu ra đây.Bởi vì,mới đây,mới có người nói với cháu cây tre là tôi có nhiều sách.Tính tôi không dấu sách,nói như vậy mà các bạn hữu tôi biết được thì có khi lại nghĩ tôi xấu tính dấu sách đi,ấy là tội cho tôi lắm...

        Một số người còn khoe là tôi có nhiều sách và được tôi cho coi (quả thật,tôi chỉ đàm đạo với anh cây tre,ngoài anh cây tre ra thì chỉ còn hai người nữa biết được các sách của tôi).Quả thật,có nhiều sách tôi có,mà cũng có nhiều sách tôi không có.Thôi thì,tôi xin kể tất cả những cuốn sách của tôi để sau này không có người thay tôi đặt tên sách nữa và có khi lại khiến tình cảm của tôi với các bạn hữu có nhiều chổ khó nói...

        1) Về tử bình : Hiện tôi chỉ đem theo mình 6 cuốn tử bình chân thuyên.Gia đình còn hai bộ nữa mà tôi không giữ
        a) Một bộ gồm 5 cuốn,tổng hợp 4200 (bốn nghìn hai trăm) cách cục tử vi,thượng vàng hạ cám.Từ kẻ quyền quý,vua chúa,tể tướng,thầy tu cho tới những lá số yểu tử.Sách tổng hợp từ thời đường đến đầu thời tống.Sách nguyên bản bằng hán văn,ông cố nội dịch ra việt ngữ.
        b) Bộ thứ nhì là tử bình ca quyết,4 cuốn.Mỗi cuốn khoảng chỉ 200 trang (còn một bộ tử bình chính thư nữa...)

        2) Về tử vi : Quả có bộ đông a di sự,tử vi chính nghĩa,Ngoài ra tôi còn có phú tử vi thông thơ (cuốn này là của bạn ông tôi tặng,không phải sách gia truyền),thần khê định số của cụ Lê Quý Đôn,vạn kiếp đẩu số...Các sách thời hiện tại thì có một cuốn là của Cụ Vũ Tài Lục tặng thân phụ,các cuốn khác tôi mua...

        3) Về độn giáp và các môn khác : Tôi có Đông A trận đồ pháp,Thái Ất thần kinh,Thái ất yếu lược,mấy bộ sách về lục nhâm đại độn...Cao miên bí thuật,Vạn pháp bí truyền...,Kỳ Môn Độn Giáp,Hoàng Công độn giáp,Hưng đạo vương độn giáp lược giải...Tăng san bốc dịch và môt số sách chiêm bốc,đông y khác...

        Thưa các vị,tóm gọn lại chỉ có bấy nhiêu.Còn một số cuốn nữa,họ tộc chưa cho ai xem bao giờ,chắc cũng không nêu ra làm gì...Tính tôi không dấu sách,tôi nêu ra đây thì hẳn các bạn hữu của tôi sẽ biết...

        Tôi xin tổng chào quý vị,tôi còn nợ cô bé thuỷ vượng một cái dụng thần,nợ ông đinh quý thanh một lá số...

        Cảm ơn tấm thịnh tình mà các vị dành cho tôi,cảm ơn cả những tấm...không thịnh tình...

        Chúc quý vị an lạc,chúc tuvilyso ngày một hay...

        (Thế À ?)


        Nguồn : tuvilyso.net
        thay đổi nội dung bởi: htruongdinh, 10-10-09 lúc 11:12
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        Ducminh (09-10-09),macchulan (11-10-09)

      9. #5
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        102
        Cảm ơn
        59
        Được cảm ơn: 142 lần
        trong 61 bài viết

        Default

        Nghe nói quyển Đông A di sự này sẽ ko bao giờ được phổ biến đầy đủ, vì những người nhận nó thề độc với người chia sẻ là ko bao giờ phổ biến.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #6
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default Câu chuyện của nhóm Tử vi ĐÔNG A (copy từ tuvilyso.net)

        Hi Di tiên sinh trong bài “Tử vi tự truyện” có viết :”Kẻ sĩ học đến chỗ vi diệu có thể biết thời vận mà mưu đại sự .Bậc Đế vương học Tử vi để biết kẻ trung ,người nịnh”.

        Khoa Tử vi đời Trần –Thanh chú ý đến phá cách ,trợ cách .Loại người có cách nào ,ở với người có cách nào thì tan nát hoặc sẽ thành công .Muốn giúp hay muốn phá 1 người có cách nọ thì phải làm sao ?

        Trong năm Giáp Dần ,nhóm nghiên cứu tử vi Đông A của Giáo sư Hoàng Quân đã dùng khoa Tử vi làm được 1 việc nổi danh không những trong chính quyền VN ,mà còn nổi danh cả tại nước ngoài nữa .

        Đó là việc tranh đấu để cứu bác sĩ Nguyễn Đệ từ bên kia biên giới.

        Bác sĩ N. Đệ -tuổi Mậu Dần ,sinh quán tại KH trong 1 gia đình có tiếng tăm và gia giáo ..Làm luận án Bác sĩ năm 1971 ,năm 1973 đệ trình luận án bác sĩ và làm giám đốc bệnh viện tại B Đ.

        Năm 1972 xảy ra ,ông Đệ mất tích ,không biết sống chết ra sao ?

        Cuối năm 1973 ,bà mẹ vợ nhờ Giáo Sư Hoàng Quân xem tử vi xem ông còn sống hay đã mất .Nhưng bà chỉ biết năm sinh của ông Đệ ,mà không biết ngày giờ sinh .Bà chỉ cung cấp năm sinh của vợ ông Đệ .Giáo sư mang lá số về cho nhóm Đông A nghiên cứu lá số ,rồi tới nhà báo cho bà Đệ biết là ông Đệ vẫn còn sống .Qua năm Giáp Dần ,hạn của Bà Đệ tới cung Tý có Đồng Âm ngộ Lộc –Hữu ,tam hợp có Cơ Lương -Quyền –Mã thì vợ chồng bà sẽ đoàn tụ .

        Bà Đệ bèn hỏi :

        -Tại sao trong năm 1973 thì 2 bên sẽ trao trả nhân viên dân sự bị bắt ,tại sao qua năm(1974) nhà tôi mới về ?

        -Thưa bà ,Đấy là lý ,là văn kiện ,còn thực tế và số mạng lại khác.

        Quả nhiên ,sau khi hoàn tất việc trao trả nhân viên dân sự bị bắt ,ông Đệ cũng chưa thấy về .

        Giáo sư Hoàng Quân hứa giúp bà Đệ ,nhưng trước khi vào việc thì phải xem vận số của bà Đệ và những người phụ trách đã .


        Đây là lá số của bà Đệ :
        [IMG]http://www.lyso.vn/dichvu/lasotuvi/0/023007121946/1/Ba De.jpg[/IMG]

        Mệnh tại Hợi có Phủ ,tuy giáp KK nhưng Kiếp đã được Đồng Âm Lộc hóa giải .

        -Tồn –Khúc Hồng cư Di

        -Tướng –Đào cư Quan lộc

        Như vậy bà là 1 người đàn bà đẹp ,thông minh ,phúc hậu ,đoan chính .1 lá số toàn là phúc tinh thì không thể là số chết chồng được .Mệnh tuy có Cô thần nhưng đã có Trường sinh hóa giải.

        -Phu cung có Liêm Phá tại Dậu tuy xấu : chồng có thể ở tù hay chết non ,nhưng trong cung có Khoa Xương ;tam hợp có Đào Hồng –Khúc –Tồn thì gặp hạn xấu ,vợ chồng phải xa nhau 1 độ mà thôi .

        Giáo sư Hoàng Quân cho biết là ông Đệ còn sống ,qua năm Giáp Dần thì hạn của bà Đệ tới cung Tý có Đồng Âm Lộc Hữu ,tam hợp có Cơ Lương –Quyền Mã thì vợ chồng sum hợp.



        Dùng tử vi phối hợp với báo chí ,luật pháp để cứu người :

        Sau khi nghiên cứu lá số bà Đệ ,nhóm Đông A đưa ra nhận xét :

        -Tử vi chỉ đúng 70% ,còn lại là “nhân định thắng thiên” .Theo đúng số của bà Đệ thì năm Giáp Dần -1974 chưa chắc vợ chồng bà được sum họp .Nhưng nếu có nhiều người trợ giúp thì được .Vậy phải dùng loại người nào ?

        Phân tích lá số bà Đệ :

        -Tử Phủ Tướng Lộc –Sinh –Đào Hồng –Thai Tọa : toàn là phúc tinh , được hưởng phúc trọn đời .Có thể mưu đồ vào lúc vận tốt .

        -Đại hạn tại Thân có Mã Khốc Khách ,tam hợp có Nhật Nguyệt –Tả Hữu –Long Phượng : mọi sự thành công dễ dàng ,chỉ hiềm Tang Kiếp tại Tý .

        -Tiểu hạn năm Dần tại cung Tý :Đồng Âm Lộc Hữu Tấu :tốt .Lưu Thái tuế tại Dần có gặp Cự thì mưu sự ,tranh luận sẽ thắng .



        Điều kiện tiên quyết :

        Muốn giúp bà Đệ thành công thì bà phải tranh kiện .Phải tìm người nào hay nhóm người nào mà có Đại hạn ,Tiểu hạn ,Mệnh gồm những sao giải trừ Kiếp –Tang …Hơn nữa phải có phúc tinh trợ giúp cho các phúc tinh tại Mệnh -Di -Quan –Đại hạn của bà Đệ .

        -Đầu tiên phải tìm người có Nhật miếu địa –Hình đắc địa –để giải trừ Tang môn .

        *Có Xương Khúc –Khoa để giải trừ Kiếp .

        *Người này cần có Khốc Hư tại Mệnh hay tam hợp .

        *Hạn gặp Quyền Lộc –Tả Hữu để gia tăng uy lực cho Mã Khốc Khách tại đại hạn của bà Đệ .Người này phải đóng vai xung trận đầu tiên ,đánh cho Tang- Kiếp tan tác .

        -Thứ hai là sau khi xung phá thì cần người để thuyết phục .Phải là người có cách Đồng Âm hay Đồng Lương ngộ Khoa –Tả Hữu –Tấu để tăng uy lực Đồng Âm –Tấu tại tiểu hạn của bà Đệ .

        -Người thứ 3 cần có Tử vi –Tồn –Tả Hữu –Đào Hồng để tăng uy lực cho Tử vi –Tồn-Đào Hồng ở cung Di và cung Quan của bà Đệ .Người này lãnh nhiệm vụ liên lạc với bà Đệ(vì trợ giúp cung Di và cung Quan của bà)

        Như vậy ,trong 3 người thì phải có :1 người ở ban liên hợp quân sự ;1 người là luật sư nhiệm cách ;1 người là ký giả để gây dư luận .

        (Tác giả : Trần Quang Đông)
        thay đổi nội dung bởi: htruongdinh, 15-05-10 lúc 20:42
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. #7
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        Sau khi đã duyệt qua số của các thân hữu thì nhóm đề nghị :

        1.Nhờ Đt N.T .Đ-tuổi Kỷ Tị ngày 21 tháng 1 giờ Dậu có Nhật thủ mệnh tại Tị

        Tam hợp có Hình –Xương Khúc –Khoa –Khốc Hư .

        Tiểu hạn có Tả Hữu -Quyền Lộc (thìn) lãnh nhiệm vụ xung phá thứ nhất .

        2. Nhờ Gs TN Liên –tuổi Kỷ Mão(1939) –ngày 1 tháng 4 giờ Tuất

        Có Tả Hữu thủ mệnh tại Mùi ,đắc cách tam hợp minh châu .Số của anh đúng vào cách mà Hi di tiên sinh nói “ Phượng hàm thư nhi phùng Nhật Nguyệt .Tam kỳ lai nhập tứ sinh .Nam tất uy bá quyền danh ,nữ danh đằng xướng vũ” .Hạn năm Dần đến cung Tý ngộ Tham –Hồng Xương Quyền .

        3. Một ký giả : Trần Hoàng Quân - tuổi Kỷ Mão-1939- ngày 1 tháng 9 giờ Thìn

        Tử vi thủ mệnh tại Ngọ ,đắc cách Tử Phủ Vũ Tướng ,thêm Tồn –Tả Hữu –Xương –Thai Tọa –Đào Hồng- Khôi .

        Đại hạn tại cung Dần ? có Vũ Tướng –Hữu –Lộc (năm này Gs 36 tuổi ,đáng lẽ đại hạn ở cung Mão mới đúng) .

        Tiểu hạn tại cung Tý có Tham –Đào Hồng –Khôi

        Thế là nhóm Đông A bắt tay vào việc : sắp xếp để có bằng chứng là bác sĩ Đệ còn bị giam giữ ; vận động tại bàn hội nghị và gây xúc động dư luận Quốc tế .Công việc khởii đầu từ tháng 1 năm Giáp Dần .


        Ngày về trong ân nghĩa :

        Ngày 20 tháng 11 năm 1974 ,Gs Liên đang ốm nằm trong bệnh viện ,Gs Hoàng Quân đang công tác tại Huế đều nhận được điện thoại cho biết bác sĩ Đệ đã được tự do .Trong vụ bác sĩ Đệ có tất cả 11 người phụ trách nhưng chỉ có Đt N.T. Đ,và gs HQ là tiếp xúc với bà Đệ mà thôi .


        Tác giả : giáo sư Trần Quang Đông
        thay đổi nội dung bởi: htruongdinh, 15-05-10 lúc 20:42
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        Ducminh (28-01-10)

      13. #8
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        CHẾ TẠO SẴN LÁ SỐ TỬ VI - LẤY THAI RA ĐÚNG GIỜ ĐỊNH TRƯỚC-SINH NON THÁNG THÌ LÁ SỐ CÓ ĐÚNG KHÔNG

        Trong họ tôi có lệ cấm không được mang bộ Đông A Di Sự cho người ngoài đọc và không được dạy Tử Vi cho những người thiếu tư cách đạo đức.Thành ra nhóm Đông A của chúng tôi,số người ngoại tộc chưa quá 60,trong khi nội tộc trên 100 người.Những người ngoại tộc hầu hết đều trên 30 tuổi,trong khi nội tộc có người mới...15 tuồi,những người nội tộc hay làm xấu hơn ngoại tộc.

        Trong năm Giáp Dần,người làm xấu nhất lại là đứa cháu gái của tôi.Nó tên là Thi Thi{tên gọi ở nhà}.Ông anh họ của tôi,cha của Thi Thi xuất thân là Thẩm Phán,nên có mặc cảm mình ác.Ông muốn Thi Thi làm Luật Sư để chuộc tội cho cha.Năm 1973,Thi Thi đậu cử nhân luật,tôi gởi vào văn phòng một luật sư già cho nó tập sự.Ông luật sư già thương nó lắm,coi nó như con vậy.Nên thay vì gọi ông bằng thầy,nó gọi ông bằng bố.Tất cả những vụ nhỏ,ông giao cho nó hết.

        Thi Thi tuổi Tân Mão,tháng 1 ngày 9 giờ Hợi,Mệnh Cự Cơ tại Mão được Lộc,Khoa ,Khúc,Tuế phò trợ.Cự thì nói giỏi,Cơ thì tinh khôn mưu trí,Cự có Lộc thì tham ăn,hay khóc,hay được ăn,gặp hạn sát tinh thì hay thâm tài,tức ...tham nhũng.Nhưng có Khoa Khúc thì nó đẹp,dù có tham nhũng đến mấy cũng không bị tù.....Vì trong khoa Tử Vi,Văn khúc Hóa Khoa là hai đại giải thần(cách đây 6 năm khi làm thẩm phán quân sự,tôi đã cố buộc tội nhiều can phạm tham nhũng,Mệnh có Khoa mà không được).Hội đủ các sao nói giỏi như vậy,nên Thi Thi lợi dụng triệt để cái sở trường của nó,cái gì nó cũng dủng lời nói để vượt qua lọt.Nịnh bố ,nịnh Mẹ,nịnh chú ,nịnh thầy,nịnh cả quan tòa để xin tha cho tội nhân.

        Thi Thi học Tử Vi từ năm 18 tuổi,do cha dạy song chỉ học giải đoán tâm tính,hình dạng và trợ cách,phá cách thôi.Sau khi tập sự luật sư,nó xin tôi cho dự các buổi họp của nhóm Đông A.Tôi đồng ý,đây là đầu mối của việc phiền phức.

        Trong một buổi họp,Thi Thi bàn Tử Vi với một bác sỉ sản khoa trong nhóm.Nhân nghe bác sỉ này nói có thể cho sản phụ sinh sớm hay trể hơn một số ngày.Trong ngày có thể dùng máy hút,hút hài nhi ra đúng giờ ấn định nào đó.Sau buổi họp về,Thi Thi nói cho bạn nó, bà M,vợ một tỷ phú nghe,Bà M rất tin Tử Vi,bà cho biết bà sinh vào tháng năm song không biết ngày nào.Vậy Thi Thi tìm cho ngày,giờ tốt nhất,để nhờ Bác sĩ hút đứa trẻ ra.

        Thi Thi chế tạo một lá số làm sao đủ bộ Tả Hữu Xương Khúc Khoa Quyền Lộc.Đã vậy nó còn tham lam thêm Lộc tồn,Thiên Mã ,Thái Tuế để được cách "Lộc Mã giao trì".Nó đưa ra tuổi Giáp Dần,tháng 5 chỉ có giờ Thìn ngày 2,16,25 thì:

        Mệnh lập tại Dần,có Vũ Tướng,Khoa ,Mã ,Tuế,Lộc Tồn.
        Quan tại Ngọ,Tả Hữu,Long Xương Tướng quân.
        Di tại Thân,có Phá,Quyền,Tả,khúc,Phượng.
        Tài tại Tuất,có Liêm Phủ,Lộc.

        Nghĩa là lá số "siêu đẳng nhân".Bà M đến một bảo sanh viện tư danh tiếng,xin với bà giám đốc làm cách nào làm cho đứa trẻ ra đời từ 8g30-9g30 ngày 16 tháng 5 âm lịch(Giáp Dần).Bà được toại ý.Đứa trẻ ra đời với lá số đã định sẵn.Thiên mệnh không còn ở trong tay Thượng Đế,mà ở trong tay một cô gái 23 tuổi.Vấn đề thạt phiền phức.

        Việc xảy ra làm chấn động nhóm Đông A.Trong đó có tới 10 vị là Bác sĩ ,Dược sĩ.Kể nca3 thân hữu có tới mấy chục,các vị kéo lên trụ sở của nhóm tại Thủ Đức bàn về vấn đề đó.Nếu thực sự đứa trẻ cưỡng sinh ra mà được hưởng số đã định theo người thì năm Ất mão sẽ là năm Việt Nam sinh ra toàn trẻ có văn cách,giàu sang(vì tuổi Ất thì Hóa Lộc phò Thiên Cơ,Hóa Quyền phò Thiên Lương.Muốn có số tốt ngoài Lộc Tồn,Tả Hữu,Xương Khúc ra phải có Quyền Lộc...nên phải được bộ văn đoàn Cơ Nguyệt Đồng Lương thủ).Tương lai sẽ có cửa hàng bán lá số chế tạo,giải đoán sẵn.Sẽ có cuốn sách in hàng trăm lá số của đủ loại người,với lời giải đoán,bán cho các sản phụ,các bảo sanh viện tha hồ ra giá...

        Chúng tôi họp bàn cải cả ngày không đem lại kết quả nào.Tôi tìm 2 đoạn sách nói về việc cưỡng sinh.

        Đoạn thứ nhất chép trong sách "Triệu thị minh thuyết Tử Vi kinh" phần biên tiểu sử Hi Di tiên sinh.Khi Thái Tổ hỏi số của tiên sinh,ông cho biết vì thân mẫu ông sinh ông non một tháng,nên số đó không do trời,không đúng với sự vận hành của tinh tú.

        Đoạn thứ hai chép về số Nguyễn Linh Nhan trong sách Đông A Di Sự.Mẹ Nhan có mang 8 tháng rưỡi,bị đá đè dập đầu gần chết.Cha Nhan phải nhắm mắt chém chết vợ cho khỏi đau đớn,rồi mổ bụng mang hài nhi ra.Đúng số thì Nhan đẹp trai,phúc thọ song toàn(Tử Phủ Vũ Tướng,Tả Hữu ,Xương Khúc ,Khoa Quyền,Lộc).Nhưng sự thực Nhan chết thảm vào tay Trần Bắc Đại tướng quân,Hoài văn hầu Trần Quốc Toản.Vì vậy đứa trẻ bị tai nạn đẻ non đều không xác định được số.

        Mấy vị bác sĩ trong nhóm Đông A,trờ về Bảo sanh viện lục sổ tìm những tuổi trẻ đẻ non tháng,rồi truy tìm địa chỉ đến thăm.Sau hai tháng,chúng tôi tìm được số đến gần 40 đứa trẻ sinh thiếu tháng từ 1959 đến 1962,đem lá số đối chiếu với sự thực:Hỉnh dạng tính tình,vận hạn đều khác nhau xa vời.

        Cuối cùng chúng tôi ghi vào phần phụ lục của tài liệu nghiên cứu."Nhân sinh hữu mạng,con người sinh ra đều có ngày giờ,tháng năm ứng với sự vận hành của Thiên Hà.Cưỡng sinh hay bị tai nạn đều không xác định được Cung số.Khi giải đoán các lá số sinh non phải dè dặt.Trong 38 lá số sinh non từ 1959 đến 1962 đã khảo nghiệm,có 32 lá số sai 80%..3 lá số sai 50%..2 lá số sai 30% và 1 lá số đúng 80%."

        Sau vụ này Thi Thi bớt tự đắc,ông anh tôi la rầy,thì nó lại nịnh:"Đến cả họ mình và bao nhiêu người trong nhóm Đông A còn không biết cưỡng sinh là được hưởng số hay không,huống hồ nó.Nhờ nó,vấn đề được đặt ra và nghiên cứu tinh tường"......

        TRẦN QUANG ĐÔNG
        Nguồn : vietlyso.com
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        Hồng Loan (27-07-10),thiên định (19-11-13)

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •