PDA

View Full Version : TAM MỆNH THÔNG HỘI - Quyển 2.



AnhNgoc
13-04-10, 21:05
TAM MỆNH THÔNG HỘI – CUỐN 2


Mục lục:

1-Luận hà đồ và hồng phạm ngũ hành
2-Luận thiên can âm dương sanh tử
3-Luận địa chi
4-Thập can phân phối thiên văn
5-Thập nhị chi phân phối địa lý
6-Luận địa chi thuộc tướng
7-Luận nhân nguyên ty sự
8-Luận tứ thời tiết khí
9-Luận nhựt khắc
10-Luận thời khắc.
11-Luận Thái dương trều thứ Thái âm.
12-Luận ngũ hành vượng tướng hưu tù tử hư ký sinh thập nhị cung
13-Luận độn nguyệt thời
14-Luận niên nguyệt nhựt thời
15-Luận thai nguyên
16-Luận tọa mệnh cung
17-Luận đại vận
18-Luận tiểu vận
19-Luận thái tuế
20-Tổng luận tuế vận
21-Luận thập can hợp
22-Luận tiến giao thối phục
23-Luận thập can hóa khí
24-Luận chi nguyên lục hợp
25-Luận chi nguyên tam hợp
26-Luận tướng tinh hoa cái
27-Luận hàm trì, luận lục hại
28-Luận tam hình
29-Luận xung kích

AnhNgoc
13-04-10, 21:07
1-Luận hà đồ và hồng phạm ngũ hành


-Xưa Bào Nghi là Vua của thiên hạ ,Hà đồ dùng làm Bát quái , cho nên
chữ là Càn Khôn Khảm Ly Chấn Tốn Cấn Đoài , đặt Thiên Địa Nhựt Nguyệt Phong Lôi Sơn Trạch các loại tượng .
-Hệ từ nói : Trời đất định vị , sơn trạch thông khí , phong lôi tương
bạc , thủy hỏa không tương xạ , bát quái tương thác , bát quái thành lệ mà có 24 vị đồng hành ở trong đó , chẳng kịp lấy âm dương tiêu tức mà nghiệm lấy sự biến của bát quái .
Giáp thuộc mộc , mộc nạp quái ở càn mà giao với khôn , dùng khôn trên dưới hai hào ,giao hoán với càn trên dưới hai hào hóa thành khảm tượng , giáp tùy khảm mà hóa nên thuộc mộc vậy .
Ất vốn thuộc mộc , nạp quái ở Khôn , Khôn đối với Càn , dùng càn lấy hào giữa giao hoán khôn ở giữa nên thành ly tượng , ất chịu ly hóa nên thuộc hỏa vậy .
Bính vốn thuộc hỏa nạp quái ở cấn , cấn đối với đoài , lấy hào dưới của đoài giao hoán với cấn hào dưới hóa thành ly tượng , Bính chịu ly hóa nên thuộc hỏa vậy .
Đinh vốn thuộc hỏa , nạp quái ở đoài , đoài đối với cấn , lấy hào thượng của cấn giao hoán với hào thượng của đoài hóa thành càn tượng , Đinh chịu càn hóa nên thuộc kim vậy .
Canh vốn thuộc kim , nạp quái ở chấn , chấn đối với tốn , lấy hào dưới của tốn giao hoán với hào dưới của chấn hóa thành khôn tượng , Canh chịu khôn hóa nên thuộc thổ vậy .
Tân vốn thuộc kim nạp quái ở tốn , tốn đối với chấn , lấy hào trên của chấn giao hoán với hào trên của tốn hóa thành khảm tượng , Tân chịu khảm hóa nên thuộc thủy vậy .
Nhâm vốn thuộc thủy , nạp quái ở ly , ly đối với khảm , lấy hào giữa của khảm giao hoán với hào giữa của ly hóa thành càn tượng , Nhâm chịu càn hóa nên thuộc kim .
Quý vốn thuộc thủy , nạp quái ở khảm , khảm đối với ly , lấy hào giữa của ly giao hoán với hào giữa của khảm hóa thành khôn tượng , Quý chịu khôn hóa nên thuộc thổ vậy .
Đây là 8 can biến ở nạp quái , như hai hào thượng hạ của Càn Khôn mà giao hoán , thủ tượng có nghĩa Bĩ Thái , cho nên nói Thiên Địa định vị . Chấn Cấn dùng hào thượng giao nơi Tốn Đoài . Tốn Đoài dùng hạ hào giao với Chấn Cấn , thủ tượng có nghĩa Hàm Hằng Tổn Ích nên nói Lôi Phong tương bạc . Sơn trạch thông khí , lấy hào giữa của Ly giao với Càn Khôn , Càn Khôn lấy hào hạ giao với Khảm Ly , thủ tượng là Ký tế Vị tế , nên nói Thủy Hỏa bất tương xạ là vậy .

chungnp
14-04-10, 08:12
chào bác anhngoc!
con thấy mọi người trong diễn đàn nói.bác trên 60 tuổi.
con muốn hỏi bác có thể gửi file tam mệnh thông hội.để con và mọi người down về đọc được không.
cám ơn bác nhiều.

AnhNgoc
14-04-10, 12:46
Chào các bạn .
Cuốn Tam Mệnh Thông Hội này không có file mà chỉ là bản dịch nháp chép tay chưa hoàn chỉnh. Nếu có tôi đã đưa lên rồi chứ đâu có phải mất công mỗi ngày một căn mắt ra để gõ thế này. Mà sao lại nóng vội thế nhỉ! bạn đã nắm hết cuốn 1 chưa ?
@ Để các bạn khác theo dõi bài được liên tục mong các bạn đăng ý kiến của mình vào chuyên mục Hành lang Tam Mệnh Thông Hội .

AnhNgoc
14-04-10, 12:53
1-Luận hà đồ và hồng phạm ngũ hành ( tiếp theo)

Bát quái có biến có không biến , Càn Khôn là gốc ư , Kim thượng mà không biến thì âm dương là Tổ tông mà các quái là Phụ Mẫu vậy , thối thân mà dừng nơi sáng , cao lão mà không biến vậy , nên Khảm Ly Chấn Đoài vị nơi tứ chánh .
Kim Mộc Thủy Hỏa mà không biến thì dùng Tí Ngọ Mão Dậu 4 vị vượng địa , tuyên bố đắc lệnh tứ thời mà khí hóa thành vậy , cho nên bất biến vậy .
Cấn Tốn dùng biến thì Cấn thổ đổi vị nơi Khảm Chấn , ở Đông bắc , suy ở Sửu , bịnh ở Dần , nghỉ nơi thay vị thì tự nhiên thành sơn mà hóa mộc vậy .
Tốn vốn đổi vị ở Chấn Ly Đông Nam , suy ở Thìn bịnh ở Tỵ không thể tự lập , trở về quy thủy ở Thìn là mộ địa , gồm với Thìn là thủy vậy .
Hợi vốn thuộc thủy do kim mà sanh , thừa thay kim mà lập nên Hợi thuộc Kim vậy .
Dần vốn thuộc mộc do thủy mà sanh , nương theo thủy mà lập nên Dần thuộc thủy .
Tỵ vốn thuộc hỏa do nơi mộc mà sanh , tùy Chấn mà suy , thay Chấn mà lập nên Tỵ thuộc Mộc vậy .
Thân vốn thuộc Kim , thủy sanh nơi Thân , Kim giúp Thủy thế nên Thân thuộc thủy vậy .
Thìn Tuất Sửu Mùi trung , 5 phương 5 thổ thần phân làm tứ quý , là chủ của sự tạo hóa đúc nặng , có cái chất hậu tải ( chở đầy) , phương mộc có thể biến , do thổ mà sanh mộc , phụ nơi thổ và chiếm một nữa của thổ là thủy , thủy gúp cho thổ tịnh , Thìn Tuất là dương nên động nên thuộc Mộc ; Sửu Mùi là âm tịnh vậy , nên thuộc Thổ . Do sự hóa khí nơi ngũ hành mà thủ , thống suất các loài , lợi cho Trời Đất giao mà sanh vạn vật , trên dưới giao mà thành đức nghiệp , nam nữ giao mà đồng chí khí . Xưa đi nay đến chưa hề không giao hợp mà có thể thành . Sự tạo hóa là vậy .
Suy bịnh lui về chưa hề không tự tiếp tục đổi thay mà thường chuyển hóa cái cơ vận vậy . Cho nên Hồng Phạm đại ngũ hành sở dỉ nói :
Ất Bính Ly Nhâm là Viêm hỏa .
Càn Hợi Đoài Đinh theo giống cây .
Quý Sửu Khôn Thân Mùi giá sắc .
Chấn Cấn tứ vị khúc trực trang .
Giáp Tí Giáp Dần Tốn tân địa .
Thìn TUất giai đồng nhuận hạ hành .
Thường xem nhân mệnh như gặp Giáp Ất Đinh Canh Tân Nhâm Quý Tí mà cư nơi Càn Cấn Tốn Khôn thì phải lấy sở biến mà luận vậy . Với thập can hóa khí , lục thập nạp âm nạp giáp đều hợp lại mà tham xét , không thể chỉ dùng Hà Đồ chánh ngũ hành mà luận mệnh rồi nói pháp của ta là vậy . Đời nầy khi nói về Mệnh thì phần nhiều không chuẫn xác vậy.

AnhNgoc
15-04-10, 12:06
2 - Luận thiên can âm dương sanh tử .

- Hoặc hỏi trong 10 can có phân âm dương cương nhu sanh tử không ?.
- Đáp rằng :Trong 10 can có 5 dương 5 âm .Dương thì cương mà Âm thì nhu . Trong Dịch nói phân âm phân dương để cương nhu thay đổi vậy . Còn phân sanh tử tức là mẫu sanh tử . Tử thành thì mẫu lão,tử . Cái lý thật tự nhiên. Phú rằng :
Dương sanh âm tử .
Dương tử âm sanh.
Tuần hoàn thuận nghịch.
Biến hóa là vậy .
* Giáp mộc đứng đầu trong 10 can , chủ tể của tứ thời , sanh dưỡng vạn vật . Tại Thiên là Lôi là Long .Tại Địa là Lương là Đống nên gọi Dương mộc . Khi Lộc đến Dần , thì Dần là Mộc rời Thổ , tức căn rễ đã đoạn đứt mà cành lá cũng đã tuyệt nên gọi là Tử Mộc , Mộc tử thì cứng vậy ,lấy búa rìu mà chặt chẻ thì thành được khí vật . Trường sanh ở Hợi , Hợi là nước sông hồ ao đầm gọi là Tử Thủy , ngâm tẩm lâu năm thì không thể hư hoại , giống như cây sa cây thung , ở nơi thủy thì thường chắc chắn , nếu rời thủy mà lên nguồn gặp Quý thủy, Quý thủy là nước hoạt động là nước mưa giữa trời đất , Mộc bị khi khô khi ướt dễ thành khô mục tức năng sanh Hỏa , Hỏa vượng thì Mộc phải thiêu vậy , tức có cái họa khói bay lửa cháy vậy. Còn Ngọ thuộc Ly hỏa , hỏa nhờ mộc sanh , mộc là mẹ của hỏa, hỏa là con của mộc , con vượng thì mẹ suy, có không hết lý nên Giáp mộc Tử ở Ngọ . Kinh nói : mộc không dến Nam đúng là vậy . Lại nói Giáp là dương cương xuẩn mộc , nguyên không có căn rễ nhành lá , nếu thành khí mà dùng tất cũng nhờ nơi kim , núp giấu để không hư hoại tất cũng nhờ nơi thủy , được hỏa đắc phối thì có tượng văn minh . Dùng hỏa quá nhiều mà lại gặp Nam phương thì hóa thành than khói dẫn đến tai hại vậy . Do chỗ Giáp mộc không lấy Xuân Thu mà định sướng khổ , đụng tới vật mà biến hóa nên cũng không có định hình nên phải xem kim hỏa thủy thế nào vá lại xem hợp hóa thế nào chứ không thể chấp nhứt mà luận vậy .
* Ất mộc kế tiếp sau Giáp , phát dục vạn vật , sanh sanh không dứt , tại Thiên là Phong , tại Địa là thọ (cây) nên là âm mộc . Lộc mà đến Mão , Mão là Thọ mộc (cây) nên rễ sâu cành tốt , hoạt mộc thì mềm vậy . Sợ dương kim nghiền chặt và sợ mùa Thu thì mộc gãy điêu linh , thích có nhuận thổ để bồi đắp cho rễ , muốn được hoạt thủy để giúp tươi lá cành , hoạt thủy tức là quý thủy vậy , tức là nước mưa vậy . Ở đất là dòng nước chảy thấm vậy , như đất canh tác làm cho đâm chồi . Lộc đến tại Ngọ thì lục dương tiêu tận , một âm lại sanh nên hoa lúa sanh nơi thời Ngọ và Ất mộc thì sanh nơi đất Ngọ . Tháng 10 là kiến Hợi , Hợi là thuần âm tư lịnh .Nhâm Lộc đến Hợi là đương quyền , tử thủy phiếm lạm , thổ mỏng gốc hư mất sự bồi dưỡng cho nên Ất mộc Tử ở Hợi. Kinh nói : Thủy phiếm thì mộc trôi nổi tức là vậy . Lại nói : ẤT là mộc có cành lá tươi tốt rất thích cùng dương hòa chiếu thì được vinh quang , âm lạnh thì không lợi , thủy nhiều thì trốc lở gốc , kim vượng thì chặt đứt mà buồn giận . Như than đã suy mà Hỏa nhiều lại đến phương Nam thì họa không ít , hành về Tây thì thổ trọng càng hại cho than , không hay mà theo thì họa rất lớn . Bởi hoạt mộc tức là mộc liên căn (liền rễ ) vậy. Sao lấy Đống Lương mà ví .

AnhNgoc
17-04-10, 11:39
2 - Luận thiên can âm dương sanh tử .(Tiếp theo)

*Bính hỏa trông đẹp chiếu khắp, tại Thiên là nhựt là Lôi , tại Địa là lư là Dã ( đúc) , đó tức dương hỏa , Lộc tại tỵ , Tỵ là hỏa của lò đúc nên là Tử hỏa , là cương hỏa vậy , thích có tử mộc để phát sanh lửa , sợ Kim Thổ che đậy ánh quang .Tử mộc là Giáp mộc vậy . Giáp Lộc tại Dần , Dần là nơi dương mộc , Mộc thạnh thì Hỏa sanh , ẩn nơi mộc thạnh , nếu người không dùng thì không thể phát sanh , nên ngũ dương đều xuất ở tự nhiên mà làm tiên thiên , còn ngũ âm đều xuất ở nhân sự mà làm hậu thiên .
Bính hỏa sanh ở Dần lý thật rất rõ như Hỏa của Thái dương , từ phía Đông mà lên đến Tây thì hết , Tây thuộc Đoài mà Đoài là Trạch , Thổ đã sanh Kim , khí Kim mà thạnh thì che mất ánh quang của Bính hỏa , không thể phát huy thì sao mà không tối được . Cho nên Bính Hỏa sanh ở Dần mà tử ở Dậu vậy .
Kinh nói : Hỏa không hướng Tây là vậy . Lại nói : Bính Hỏa tượng là Thái Dương , trên dưới hóa quang , chẳng nơi nào không chiếu nhưng không lấy Mộc trôi nổi làm mẹ vì không thể sanh được lửa ; không nhận Thổ bị thấp thủy làm con , vì dương hỏa không thể sanh vậy . Nếu gặp sông hồ tử thủy dù không hợp không xung thì cũng nỗi ba đào mà xung khích thôi , đây thuộc loại khắc hỏa nên phải kỵ vậy , là loại phồn hoa không thực , Thủy không thể sanh Hỏa mà lại còn làm tắt ánh quang của Hỏa , có nghĩa như ngũ tinh Thái Dương mà dùng mộc khô thì khó vậy .

* Đinh hỏa kế sau Bính , là tinh túy của vạn vật , có tượng văn minh , tại Thiên là tinh tú , tại Địa là đăng hỏa gọi là âm hỏa . Lộc đến Ngọ , đứng đầu lục âm , Bính có Ất mộc năng sanh Đinh hỏa . Ất là hoạt mộc Đinh là hoạt hỏa , hoạt hỏa thì hỏa nhu vậy . Đinh thích sanh nơi ất mộc tức âm sanh âm vậy , có nghĩa như người đời dùng dầu để đốt đèn vậy , dầu lấy Ất mộc mà thành vậy . Đến Dậu thì tứ âm tư quyền nên Đăng hỏa được huy hoàng , tinh tú được sáng lạng cho nên Đinh sanh ở Dậu , đến đất Dần thì tam dương đang hợp dương hỏa mà sanh và âm hỏa thì lui , như mặt trời lên ở Đông thì tinh tú ẩn mất , đèn dù có đỏ cũng không phát ánh quang nên Đinh Sanh ở Dậu mà Tử ở Dần vậy .
Kinh nói: hỏa sáng thì diệt là vậy . Lại nói : Đinh hỏa âm nhu cần phải đắc thời gặp cuộc thì mới có thể huy hoàng sáng lạng , tuy gặp loại kim ngoan độn cũng có thể đúc luyện . Nếu thất thời mất cuộc thì quang huy biến mất mà khói cũng không còn thì dù loại kim nhỏ nhặt cũng không thể chế được , nhưng mộc khô dù nhỏ cũng đủ để cho hỏa sanh còn mộc ướt dù nhiều cũng khó mà làm cho hỏa phát . Cho nên cần xét nơi chỗ mạnh yếu chứ không nên chấp một phía .

AnhNgoc
19-04-10, 15:58
2 - Luận thiên can âm dương sanh tử .(Tiếp theo)

* Mậu thổ : lúc hỗn mông chưa định thì đứng giữa một mặt , đến trời đất phân định thì chở che vạn vật , trụ ở trung ương mà tán ở tứ duy , tại thiên là vụ , tại Địa là Sơn gọi là dương thổ . Lộc ở tại Tỵ , tỵ là hỏa của lò đúc , rèn luyện mà thành khí vật , gõ thì có tiếng , tánh thì cương mãnh khó mà xúc phạm được , thích dương hỏa tương sanh , sợ âm kim cướp khí . Dương hỏa tức Bính hỏa , Bính sanh ở Dần , Dần thuộc Cấn , Cấn là sơn , sơn là cương thổ tức Mậu thổ vậy , nhờ Bính hỏa mà sanh thôi , đến nơi đất Dậu , Dậu thuộc Đoài kim nên bị đoạt hao khí thổ , bởi kim thạnh thì thổ hư , mẫu suy tử vượng , hơn nữa kim lại đánh thạch tan thì làm sao mà thọ được , nên Mậu thổ Sanh ở Dần mà Tử ở Dậu .
Kinh nói : Thổ mà hư thì đổ tức là vậy . Lại nói : Mậu thổ sâu dày , cái tượng như tường thành , cần sanh ở quý nguyệt và lại cần cành dưới thông rễ thì mới chấn được song biển mà không tiết , nếu trên dưới kèm hợp , tức hình được kiên cố , không bị tiết lậu ; nếu than mà theo thủy mộc hư nhược thì cái thế bị khuynh nguy , không khỏi cái họa băng lở . Nếu Thổ bị thất thời thì đại kỵ nhiều Kim làm tiết lậu , như tường thành đã có thì không nên để Mộc tương thông , thích đi về Đông Nam , Nếu trước đã vượng có Ấn mà lại đến đất nầy tức hỏa hóa sanh thân thì trở thành họa vậy .

* Kỷ thổ kế tiếp sau Mậu , tại Thiên là nguyên khí , tại Địa là chân thổ , thanh khí bay lên xung hòa với Thiên Địa , trược khí hạ xuống chúng sinh vạn vật gọi là âm thổ , Thiên Địa Nhân tam tài đều không thể thiếu thứ nầy . Thổ ở Càn Khôn cùng một mưu chước , nếu mất Âm Dương thì làm sao phối ngẩu do đó ở tại tứ hành mà không ở tại tứ thời và chỉ ký vượng mà thôi , đó là chân thổ vậy . Thích Đinh hỏa sanh mà ghét bị dương hỏa luyện . Lộc tại Ngọ , Đinh hỏa ở trong Ngọ năng sanh ra Kỷ thổ , bị Ất mộc cướp mất cái khí tài bồi nên đến đất Dậu thì Đinh hỏa mới sanh , Đinh hỏa đã sanh thì Kỷ thổ cũng năng sanh vậy , đến Dần dụng sự thì Ất hỏa tư quyền làm sáng lạng cho Kỷ thổ mà thành từ thạch đánh mất cái khí trung hòa , lý sao mà không tổn , cho nên Kỷ thổ Sanh ở Dậu mà Tử ở Dần .
Kinh nói: Hỏa khô thì thổ rách vậy . Lại nói : Kỷ thổ dày rộng có tượng như ruộng nương , không quý nơi sự sanh phò tụ hợp mà chỉ thích hình xung thì hữu dụng , đây là thể chắt sinh vật , nếu bị thất thời lệnh mà lại thiển bạc thì không những khó thi triển cái sức tư cơ (làm ruộng) mà còn không chôn được kiếm kích của kim , nếu như lại kiêm hành nơi kim thủy vượng thì thân bị nhu nhược rất là bất lợi , nếu gặp được hỏa thổ sanh thành thì lại đâm chồi sanh lộc vậy.

AnhNgoc
21-04-10, 21:54
2 - Luận thiên can âm dương sanh tử .(Tiếp theo)

* Canh kim nắm Thiên Địa , quyền tiêu sát , chủ sự binh biến của nhân gian . Tại Thiên là Phong sương , Tại Đia là kim thiết nên là dương kim . Lộc đến ở Thân , Thân là cương kim , thích Mậu thổ sanh , sợ Quý thủy làm cho yếu . Trường sanh ở Tỵ , Mậu thổ ở Tỵ năng sanh Canh kim tức dương sanh dương vậy , Tỵ là lò hỏa nên Canh kim được thành loại chung đỉnh , gõ thì có tiếng , nếu gặp thủy thổ chôn trầm thì chẳng có tiếng vậy , đây gọi là kim thật vô thanh . Đến đất Tí là nơi thủy vượng , Kim hàn THủy lạnh, con vượng mẹ suy nên bị họa trầm nhược làm sao sanh lại được , nên Canh kim Sanh ở Tỵ mà TỬ ở Tí .
Kinh nói : Kim trầm Thủy để là đây vậy . Lại nói : Canh kim ngoan độn được Hỏa chế mà thành khí vật , Kim thành khí vật mà gặp đất hỏa thì trở thành bị hoại . Hạ sanh thì không căn lại hành ở Đông Nam thì dù nung nấu không ngừng cũng chẳng thành khí . Sanh Thu không hỏa lại hành ở Tây Bắc thì trừng thanh thối thế mà tự được quang sáng , nếu bị trầm nơi đáy nước thì chẳng còn lúc xuất dụng , Kim lại trở thành thọ thương nơi Thủy ; đến như nếu dùng bạc thiết mà chặt cây rừng thì chẳng những không chặt được Mộc mà ngược lại còn bị Mộc làm cho tổn thương ; cho dù Thổ nặng tạng Kim mà không hình xung khắc phá thì Kim cũng suốt đời bị mai một mà chẳng còn mong hữu dụng vậy .

* Tân kim : kế sau Canh , là đứng đầu ngũ kim , đứng trước bát thạch. Tại Thiên là nguyệt , Nguyệt là Tahi1 Âm tinh . Tại Địa là Kim , Kim là khoáng sản của sơn thạch , gọi là âm kim . Lộc ở Dậu , trong DẬu có Kỷ thổ năng sanh Tân kim tức âm sanh âm vậy , đó là nhu kim , là thái âm vậy . Đến nơi trung thu Kim Thủy tương đình hội hợp hàm quang vien dung giao khiết . Thiệu TỬ có nói : 15(rắm) tháng 8 là ngoạn thiềm quang vậy . Trường sanh ở Tí , Tí là nơi Khảm thủy , KHảm có một hào dương ở giữa thuộc Kim , ngoài ra có hai hào âm thuộc Thổ , Thổ năng sanh Kim , con ở trong thai mẹ nên chưa rõ cái thể , được Tí thủy gạn đãi lớp phù sa mà bày ( lộ) cái sắc , đây là THủy tề cho Kim sáng , sắc quang rõ ràng vậy . KHi đến đất Tỵ , tỵ là lò hỏa , đặt Tân kim luyện thành tử khí , cũng bị Mậu thổ ở trong Tỵ chôn mất hình , Kim không biến hóa được thì làm sao sanh lại được .Cho nên Tân Kim Sanh ở Tí mà Tử ở Tỵ .
Kinh nói: Thổ trọng chôn Kim là đây vậy . Lại nói : Tân kim ẩm ướt chẳng phải ngoan độn cứng cáp , nếu gặp hỏa nóng đúc nấu thì tánh chat bị hại nên khó mà thành vật dụng đẹp được , chỉ nên được Thủy Thổ phò giúp ưu nhu hòa hợp thì mới nhuận được cái thể vậy . Gặp hỏa quá nóng thì về Tây Bắc tránh hỏa đi để kim được còn . Như Kim mà quá lạnh thì cũng cần Bính Đinh để dung hòa Kim cho hết lạnh . Nếu tọa Lộc không căn tức là nơi vượng thân , dù có gặp Thổ dày cũng không bị chìm mất cho nên chẳng lấy dương Kim mà so vậy .

daibacvn
04-05-10, 20:48
Dạo này A.N chắc bận rộn công việc nhiều quá nên không thấy "dịch" tiếp, chúc A.N mọi việc hanh thông dồi dào sức khỏe để có thời gian dịch tiếp cho mọi người thưởng lãm!:611d7::5333::5887:

Quăng đại một quẻ hỏi về công việc, sức khỏe cho A.N được quẻ Thuần Tốn động hào 3 biến quẻ Phong Thủy Hoán... mong rằng A.N suy nghĩ & cân nhắc kỹ mọi việc:43_002:

AnhNgoc
10-06-10, 21:35
2 - Luận thiên can âm dương sanh tử .(Tiếp theo)



*Nhâm thủy : thích dương Thổ để giúp cho bờ đê , sợ gặp âm Mộc lấy mất khí . Tại Thiên là vân ( mây) , tại Địa là trạch ( đầm) , gọi là dương thủy . Lộc tại hợi .Hợi là nước ao hồ tồn đọng nên là tử thủy, tử thủy tức là cương thủy vậy, nhờ canh kim mà sanh, canh lộc đến thân năng sanh nhâm thủy bèn là khí ngũ hành phụ dưỡng, đến nơi đất mão, mão là nơi cây cối hoa quả, mộc vượng ở mão tức thường khắc thổ, thổ mà hư thì băng lở cho nên đê bờ bị sụp đổ khiến nhâm thủy bị tiết tháo chảy khắp bốn bề, chảy mà không lui, lại bị âm mộc cướp khí thì làm sao mà còn được . Cho nên nhâm thủy sanh ở thân mà tử ở mão vậy
Kinh nói: Tử thủy hoành lưu là ấy vậy. Lại nói: Nhâm thủy hoạt đãng là nước có nguồn, gồm trăm suối mà chảy khắp nơi, nhờ thổ để ngăn phòng, nếu can chi không thổ tức bị phiêu lưu tràn ngập, thân suy mà gặp nhiều hỏa thổ thì bị hao nguồn tắt mạch. Nhâm thích về Nam nên lấy Mùi Ngọ là thai dưỡng tức nơi lộc hòa hoãn, trường sanh quy lộc đừng quá Thân Hợi là nơi thống tống hội nguyên, thủy được nơi quy về vậy, nếu tài nhiều thân nhược mà đén đây cũng được tập phước, nếu thân vượng tài ít mà gặp đấy thì trở thành tai ương, dù thiếu niên cường tráng cũng không thể thắng được vậy.

* Quý thủy : kế sau Nhâm , là một vòng khí âm dương của thiên can , hình thành ở nơi cuối mà lại trở thành từ đầu nên là loại thủy thanh trược chưa phân tán khắp bốn phương , có sự nhuận hạ cho thổ , giúp cho vạn vật . Tại Thiên là vũ lộ ( nước mưa) , tại Địa là tuyến mạch , gọi là âm thủy . Lộc ở tại Tí , Tí là nơi âm cực dương sanh , là nơi Tân sanh mà Canh tử .Quý là hoạt thủy tức nhu thủy vậy , thích âm kim sanh , sợ dương kim thì trì trệ , muốn âm mộc thông rễ hòa với âm thổ , âm thổ mà thông được thì địa mạch được thông suốt . Tháng 2 kiến Mão là cây cối hoa quả , Mộc vượng thì Thổ hư tức Quý thủy có thể thông đạt , đến tại Thân là tam âm dụng sự ứng quẻ Bĩ , Thiên Địa không giao hòa , Vạn vật không thông , Khôn thổ ở trong Thân Canh kim trở thành tường lũy khiến cho Quý thủy không thể lưu thông và bị đọng ở ao hồ không thể phát huy được thì làm sao mà tái sanh , nên Quý thủy sanh ở Mão mà tử ở Thân .

Kinh nói : Thủy không lưu Tây là đây vậy . Lại nói Quý thủy vũ lộ nhuận âm trạch vậy , nếu gốc mà thông nới Hợi Tí thì được danh lợi , Lưu chảy mà thành giang sông , trụ mà không khảm khôn mất mộc sanh vượng thì tức thân phải yếu , cuộc mà có tài quan thì tuy có sự giúp vặt nhưng cũng không nên gặp quá nhiều , như Thân Tí Thìn toàn là thủy quy tụ một nhà Ám cung với Dần Ngọ Tuất hỏa trở thành Thượng cách . Nếu biết dùng Dần Ngọ Tuất hỏa thì phải trong ngoài không yếu mới tốt , hoặc sanh trọng hạ thì đắc dụng , Tài Quan không mất lại dựa vào cung thì chủ Đại Phú quý , vận đạo mà qua Tây Bắc thì không ngại thái quá .

daibacvn
11-06-10, 09:13
Chào mừng A.N đã quay trở lại để mọi người được học hỏi một tài liệu hay!:611d7::5333::5333::5333:

AnhNgoc
13-06-10, 11:48
2 - Luận thiên can âm dương sanh tử .(Tiếp theo)

Luận rằng : Cái lý trường sanh ngũ hành cũng đồng với vạn vật , giống như ngày mới bắt đầu thì ánh quang mới thấy , đến Ngọ Ly cung thì ánh quang rất nhiều ,....., đối với nhân sanh thì cái lý cũng tương tự ,từ nhỏ đến lớn đến già chết vậy , lúc mới sanh có khóc cười đến lớn chết có hiền ngu , Vạn vật cũng như vậy . Giáp mộc sanh ở Hợi , hợi lịnh thuộc thủy nên Giáp mộc cư vậy , Mộc vượng ở Xuân đến Dần là Lâm quan quy Lộc giáp mộc đắc địa , đến Ngọ thì tử . Bính hỏa sanh ở Dần , Dần linh thuộc mộc nên Bính hỏa cư vậy , Hỏa vượng ở Hạ đến Tỵ là Lâm quan quy Lộc Bính hỏa đắc địa đến Dậu thì tử . Canh Kim sanh ở Tỵ , Tỵ Thân Mậu thổ Canh kim cư , Kim vượng ở Thu đến Thân là Lâm quan quy Lộc Canh kim đắc địa đến Tí thì tử . Nhâm thủy sanh Thân , Thân lịnh thuộc Kim nên Nhâm thủy cư, Thủy vượng ở Đông chí , Hợi là Lâm quan quy Lộc , Nhâm thủy đắc địa đến Mão thì tử . Mậu thổ sanh ở Dần , trong Dần có hỏa Mậu thổ sanh , thời thuộc tam dương , thổ là mở mật để cho vạn vật phát sanh tức Mậu thổ nơi Dần vậy , Thổ vượng ở tứ quý , Hỏa và Thổ như mẹ con tương sanh cho nên Mậu cũng theo Bính Lâm quan quy Lộc ở Tỵ và Kỷ thì theo Đinh Lâm quan quy Lộc ở Ngọ , Mậu thổ sanh ở Dần Kỷ thổ sanh ở Dậu vậy . Nếu lấy Mậu sanh ở Thân ,Kỷ sanh ở Mão thì sao không lấy Nhâm Mậu quy Lộc ở Hợi , Quý Kỷ quy Lộc ở Tí . Người sau vọng làm nghỉ thổ ca có câu Mậu Kỷ tuyệt ở Tỵ , lấy Mậu sanh ở Thân , Dậu là Mộc dục , đến Tuất là Quan Đới , âm dương cách ngăn thật quá sai lầm vậy . Hoặc nói : Trường sanh ngũ hành có mẹ rồi mới có con , tức là nói qui mẫu thành thai vậy .Một thổ độc hành thì dùng nơi chỗ hậu tải sâu dày , thổ phân thể thì dùng mà cư giữa thì không dùng , thổ phân tán ở tứ duy và đều vượng ở tứ quý là thổ đáng dùng vậy , thể thổ sanh ở Tỵ , nương Lộc của phụ mẫu mà sanh ở Thân , nên Thủy Thổ sanh ở Thân , đây là thuyết của nhà âm dương ; Thổ sanh ở Tỵ , thuyết của thầy thuốc .
Xét sách ngũ tinh thì Thân là cung âm dương nên Thủy Thổ đều sanh ở Thân , Khôn vị thủy thổ nguyên là không tương ly mà thổ tùy theo nguồn thủy , nói cũng là có lý , tứ hành mà có nhất sanh , chỉ 1 thổ trường sanh ở Dần mà lại còn trường sanh ở Thân , một vật mà 2 nơi sanh , dùng phương Cấn thổ kéo qua Khôn Tây Nam mà được bạn , nên nói lợi hưởng hồ trung vậy . Tử viết Khôn thì trọng hậu , tích thổ thành công nên thổ sanh ở đây vậy .

AnhNgoc
15-06-10, 18:56
2 - Luận thiên can âm dương sanh tử .(Tiếp theo)

Lại nói Mậu thổ sanh ở Dần , gởi Lộc nơi Tỵ tức nghĩa là theo mẫu mà được nhà vậy . Dùng thổ không ở chánh vị sanh vật nhiều phương sao lại nghi ngờ vậy . Lại xét Chu thị làm phép âm dương có nói : Ất mộc sanh ở Ngọ , Quý thủy sanh ở Mão , Tân kim sanh ở Tí , Đinh hỏa sanh ở Dậu để làm dương tử âm sanh mà không biết Đông chí là thời vượng của Tí thủy , Xuân phân là thời vượng của Ất mộc , Hạ chí là thời vượng của Đinh hỏa , Thu phân là thời vượng của Tân kim , mà Khảm Ly Chấn Đoài là chánh vị của Tí Ngọ Mão Dậu , vị tức chánh thời , ở thời thì vị rất diệu dụng , vậy sao lại gặp sanh nơi chỗ tử tuyệt . Hoặc nói đúng là như vậy thì Ất mộc sanh ở đâu , như nói là tại hợi thì trong Hợi chỉ có Giáp vậy thì Giáp sanh ở đâu , như nói tại Mão thì trong Mão chỉ có Ất , thử biện lấy Hỏa Thủy Thổ Kim , rằng âm dương tương làm một thể .
Khổng tử nói : Thái cực sanh Lưỡng nghi .
Chu tử nói : Dương biến Âm hợp mà sanh Thủy Hỏa Mộc Kim Thổ .
Chân tử nói : vạn vật đều đủ một thái cực .
Đây là 3 lời nói đều là vén buộc ngũ hành tức cái thuyết vạn vật đều đủ một thái cực , tức là mộc cũng đủ một thái cực .
Sao biết vậy?.
Tức là thuyết Thái cực sanh Lưỡng nghi thì phân ra Giáp Ất , mà Giáp là dương nên động trước , Ất là âm nên tịnh sau , có thể hiểu vậy. Tức cái thuyết dương biến âm hợp , Giáp là nhứt biến mà Ất là nhứt hợp sau đó mới sanh mộc , chẳng nói Giáp là nhứt mộc mà Ất lại sanh riêng nhứt thủy vậy . Giáp Ất tương tu mà làm nhứt mộc , thì Giáp chắc không cần vượng ở Mão mà tự Mão không thể không làm Ất vượng ở sau ; Ất cũng bất tất sanh ở Hợi mà Hợi tự không thể không là Giáp sanh ở trước , quyền mà đến Bính Đinh tương tu là Hỏa , Mậu Kỷ tương tu là Thổ , Canh Tân tương tu là Kim , Nhâm Quý tương tu là Thủy , sao không hiểu vậy ư .
Chu tử nói : Âm khí lưu hành tức là dương ,dương khí ngưng tụ thì là âm chẳng phải có hai vật tương đối vậy .
Thái thị nói : Đông phương Dần Mão mộc , Thìn thổ sanh ở Hợi ; Nam phương Tỵ Ngọ hỏa , Mùi thổ sanh ở Dần ; Tây phương Thân Dậu kim ,Tuất thổ sanh ở Tỵ ; Bắc phương Hợi Tí thủy ,Sửu thổ sanh ở Thân .Lại nói : Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ đều có một âm một dương , như Giáp đúng là dương mộc mà Ất đúng là âm mộc , Ất lấy chất mà nói , Giáp lấy khí mà nói , âm thì chủ hợp , thường tụ liểm thì thành tựu , Ất là như vậy , dương thì chủ mở , thường phát sướng huy hoàng , Giáp là vậy . Giáp là vóc của mộc , Ất là căn của mộc . Bính hỏa là sao, Đinh hỏa là ánh sáng . Mậu thổ là cương, Kỷ thổ là nhu . Canh kim là chất , Tân kim là nhọn . Nhâm thủy là nguồn , Quý thủy là chảy . Vậy là Giáp ẤT một mộc mà chia âm dương , chẳng phân tử mộc hoạt mộc rẻ ra làm 2 vậy , đã là 1 mộc thì đều đồng sanh đồng tử cho nên người xưa chỉ nói có tứ đại trường sanh mà thôi .
Ngày nay phân âm dương thành 2 , cho nên có dương tử âm sanh , dương sanh âm tử mà biện vậy . Xét Trần Bác nói : Giáp cây Ất cỏ , Bính lửa Đinh khói , Mậu đất Kỷ cát , Canh kim Tân đá , Nhâm thủy Quý tuyến ; đấy cũng phân mà làm 2 vậy , nếu không phân thì Quan Sát Thực Thương Ấn thụ Kiêu thần Kiếp bại bằng nhau . Sao có một vật mà lại có 2 tên và cát hung họa phước lại không tương đồng . Muốn xét Mệnh thì phải lấy thuyết trước mà khán vậy.

AnhNgoc
22-06-10, 12:21
3- Luận Địa chi .

- Dụng của Địa chi không giống như Thiên can , động tịnh không đồng , vuông tròn cũng khác nhưng ngũ hành sở thuộc thì cùng một mà nơi sở xứ cũng bất nhất . Như niên ở “ngọ” thì lấy tại “ ngọ” mà luận , tại nguyệt thì lấy ở nguyệt mà luận , tại nhựt thời thì lấy nhựt thời mà luận . Nên âm dương khinh hay trọng , cương hay nhu làm sao mà mà chấp nê nơi một thể?. Nay đơn cử lấy nguyệt làm chủ nơi sở tạng , việc sở dụng thì cần gặp thần nào và sở hao sở kị thuộc vào hệ nào , thường phải cân nhắc so lường nơi Tứ trụ xem sâu cạn thế nào rồi sau mới dùng vậy.

* Tí : đứng đầu 12 chi , là thủy ở khe suối sông biển , là Mậu thổ vượng địa , nhưng phải qua kỳ Đại tuyết có một dương lai phục thì mới phục lại được ; Tân kim là nơi sở sanh và cũng phải nơi dương về cho thủy ấm rồi sau mới sanh được vậy . Tương xung với Ngọ , tương hình với Mão , Tam hợp với Thân Thìn ; nếu Thân Tí Thìn toàn hội ở thủy cuộc tức sẽ thành sông biển mà ba đào nổi sóng vậy .

* Sửu : tuy hàn đông mà lại sợ có băng tuyết , chỉ khi thiên thời chuyển qua 2 dương là lấy sự ấm áp của Kỷ thổ trong sửu thì năng sanh được vạn vật ,Tân kim là nơi dưỡng sao chỉ là sâu chứa , gặp Tuất thì hình , gặp Mùi là xung , nơi khố thì rất cần hình xung , không phải là vô dụng . Gặp Tỵ Dậu là tam hợp hội khởi kim cuộc , nếu nhân mệnh sanh ở tháng Sửu mà thời và nhựt gặp nhiều thủy mộc tất đi ngang qua đất Tốn Ly mà phương thổ không suy vậy .

* DẦn : kiến ở Xuân , khí tụ tam dương có Bính Đinh hỏa sanh , Dần hình Tỵ , Tỵ hợp Thân và vượng mà là quý khách , vượng ở Mão khố đồng loại với Mùi nên cùng một nhà , đến Ngọ thì hỏa được quang sáng mà thành siêu phàm nhập thánh , gặp Thân thì Dần bị xung và bị phá Lộc , nếu tứ trụ có nhiều hỏa thì không nên vào Nam phương đất hỏa . Lời rằng : Mộc bất Nam bôn là vậy.

* Mão : mộc trọng Xuân khí được phồn hoa , tuy dùng kim thủy nhưng không nên thái quá , nếu can đầu mà Canh Tân nhiều thì địa chi không nên gặp Thân Dậu sợ bị cái hại phá chặt , còn địa chi gặp nhiều Hợi Tí thì không nên gặp can đầu Nhâm Quý sợ bị phiêu lưu thương tổn . Gặp Dậu thì xung , mộc bị rơi đổ , gặp Hởi Mùi thì hợp , mộc tất thành rừng , nếu thời nhựt quy ở kim và đại vận lại hướng về Tây thì nhiều họa vậy .

daibacvn
23-06-10, 08:20
:611d7:Chúc Anh Ngọc sức khỏe & gặp nhiều may mắn để hoàn thành hoài bão của mình!:4431:

AnhNgoc
23-06-10, 23:10
3- Luận Địa chi ( tiếp theo)

* Thìn : kiến Quý Xuân là nước bùn ẩm thấp và là gốc của vạn vật đều nhờ sự bồi dưỡng ở đây . Giáp đến đây thì tuy suy nhưng có Ất là dư khí . Nhâm đến đây tuy mộ nhưng có Quý là hoàn hồn , gặp Tuất là mở được vật trong khố , nếu có 3 Tuất trùng xung phá môn , không có nhựt thời tốt lạ gặp nhiều thủy thổ mà vận lại hướng đến Tây Bắc thì Thìn thổ không thể còn được vậy.

* Tỵ : ở đầu Hạ , hỏa được thêm quang , là tận cùng lục dương , Canh kkim ký sanh do nhờ ở mẩu Tuất , Mậu thổ Quy Lộc và tùy theo mẹ hỏa , gặp Thân thì hình mà trong hình lại có hợp nên thành vô hại , gặp Họi thì xung , xung thì phá nên rất dễ tổn , nếu vận lại hành về phía Đông Nam sanh phát thì thế lực thành được mạnh mẽ vậy .

* Ngọ : tháng viêm hỏa , chánh thăng nhân trung khí tức có một âm sanh vậy , Canh đến đây thì vô dụng , Kỷ đến đây là quy viên , gặp Thân Tí tức là chiến khắc , gặp Dần Tuất là phát quang minh , vận hành ở Đông Nam chính là nơi thân cường , nếu vào Tây Bắc tức hưu tù tang hình vậy .

* Mùi : ở Quý Hạ , âm nhiều và hỏa suy dần , trong mùi có Ất mộc , có Đinh hỏa là tạng quan tạng ấn mà không tạng tài vậy , không hội được với Hợi Mão tức bị hình khó biến , chỉ lấy hỏa mà luận , không bị Sửu Tuất hình xung thì cũng không mở được khố , khó được quan ấn , trụ trung không có hỏa thì sợ vận hành gặp kim thủy , nhựt thời mà lạnh nhiều thì thích thiên về nơi Bính Đinh , cho nên khi dụng thần tốt hay xấu thì cần phải phân hiểu rõ ràng , không nên có chút sai lầm vậy .

* Thân : là nơi trường sanh của thủy thổ , vào Tỵ Ngọ thì tức gặp hỏa luyện thành được kiếm kích , gặp Tí Thìn tức phùng thủy giúp cho thành quang phong , cho mộc nhiều mà không hỏa kim cuối cùng cũng thắng , nếu thổ trọng chôn vùi kim thì lại xấu bởi Thân là ngoan độn kim , không đồng với loại châu ngọc ôn nhu vậy.

* Dậu : kiến tháng 8 sắc kim , nước trắng chảy trong nếu gặp nhựt thời có nhiều hỏa thì vận lại sầu đông mà đi , nếu nhựt thời gặp mộc vượng thì cũng sợ về Nam , trong trụ mà có thủy bùn (nê) thì là hữu dụng nên hành về Tây Bắc sao lại vô tình , nhưng gặp Tỵ Sửu tam hợp cũng được tinh nhuệ , vậy sao có thể lấy âm kim là ôn nhu châu ngọc mà luận nê ư !

* Tuất : là khố như lò lớn , thuần thiết ngoan kim nhờ ở đây mà thành , gặp Thìn long thì xung , xuất ở Nhâm thủy mà vũ lộ (mưa) sanh vậy , gặp Dần hổ thì hội khởi với Bính hỏa mà văn chương xuất vậy , nhưng hỏa mệnh mà gặp là nhập mộ thì thường tránh được sự thương tổn vậy thay .

* Hợi : đất lục âm , tuyết mưa tràn mặt , thổ đến đây mà không nóng , kim đến đây mà sanh lạnh , nếu ngũ hồ mà qui tụ thì dụng tại tam hợp , tức là muốn biết nơi Càn Khôn hòa hoãn thì theo nơi đất Cấn Chần Tốn Ly mà tìm vậy .

Đại để khi dùng pháp ngũ hành đều không chân thật , sanh tử suy vượng cũng là giả danh thôi , mà phải rõ nơi xuất xuất xứ trực hướng nguyên đầu như ngũ dương là cương ngũ âm là nhu , nếu lịnh thân suy mà không gặp giúp phò lại bị tiết khí thì dù cương cũng mất cương , nếu có lịnh thân cường và dụng sự được trợ thì dù nhu cũng mất nhu , trong đó lại phân mộc hỏa là dương , kim thủy là âm đều thích được sanh phò tư trợ và cái quý là sự trung hòa vậy.

AnhNgoc
26-06-10, 09:21
4 – Thập can phân phối thiên văn :

* Giáp mộc là lôi , lôi là sự hà hơi của dương khí vậy , giáp mộc thuộc dương nên thủ tượng ở Lôi vậy , nguyệt lệnh là tháng trọng xuân , Lôi thì phát ra tiếng , Giáp mộc vượng tức nghiệm vậy , huống chi Lôi thì rung động đất mà mộc lại sanh nơi đất thì lý lại không bất đồng . Tử nói : đất mà có Lôi gặp thiên căn dương mộc sanh thì gì mà thiên căn chẳng động ư !, là giáp mộc đến Thân thì tuyệt , dùng Lôi thanh đến Thân mà thâu Dần vậy . Thường mệnh thuộc Giáp , nhựt chủ thích ở Xuân thiên , hoặc cùng loại tượng , hoặc theo Càn , hoặc xa Tỵ , hoặc cũng Quý thì đều đại cát , Vận thì không thích Tây phương . Kinh nói: Mộc tại Xuân mà sanh thì đời an nhiên thọ mạng .

* Ất mộc là phong , Ất trường sanh ở Ngọ , bại ở Tỵ , tại Ngọ mà sanh là bởi Ất tức sơn lâm hoạt mộc đến mùa Hạ thì tươi tốt nên gọi là Thiên chương hạ mộc thanh vậy , còn bại ở Tỵ thì vì sao : Tỵ là đất Tốn , Tốn là phong , mộc thạnh thì sanh phong vậy , phong sanh nơi mộc mà trở lại hại mộc , giống như hỏa sanh nơi mộc mà trở lại thiêu mộc , vậy nên bại vậy , nói Ất mộc là phong nói theo nghĩa mộc tự sanh thôi .
Như người Ất nhựt kiến sanh thì ở Thu lịnh đại cát , ở Thu lịnh thì kim vượng nên Ất mộc năng hóa năng theo mà căn gốc thái tiết , chẳng lợi khí và không nơi tài thành , gặp Hợi thì tử , tức cái thời lá rụng về gốc vậy .

* Bính là nhựt , trong thuyết quái nói: Ly là hỏa , là nhựt , nhựt với hỏa đều tượng văn minh , tức dùng cái tên Bính hỏa là nhựt không khác vậy . Thái dương sáng thì xuất mà tối thì nhập . Dương hỏa sanh ở Dần mà tử ở Dậu , làm sao khác được . Lấy Bính nhựt Sửu thời là cách Nhựt xuất địa thượng thật hay vậy . Thường thì lục Bính mà sanh ở Đông Hạ thì không bằng ở Xuân Thu , ngày Xuân làm ấm vạn vật , Thu dương thì dùng để khô vạn vật , Đông tức âm tối , Hạ thì quá quá nóng , cần phải tỉ mỷ mà quyền biến vậy .

* Đinh hỏa là tinh , Bính hỏa tử mà Đinh hỏa được tùng sanh vậy , ở ngày thì tinh bạc nên hồi về vậy đại loại như vậy . Tinh tượng chỉ về đêm mới quang sáng , âm hỏa chì gần tối mới huy hoàng . Đinh không bảo là tinh mà sao chân bảo phú lại nói: Âm hỏa giờ Hợi thì phú qúy du du , giải thì dùng đây là Tài Quan tức nói tam kỳ cũng có thể vậy , sao biết Hợi tại Bắc phương ấy là Thiên môn , lại nói tinh củng Bắc ư . thường Đinh nhựt sanh nhân thì thích gặp đêm , thích gặp Thu như tinh quang được thời vậy , lại thích nhược địa như ẩn trong thạch

* Mậu thổ là ráng hồng , thổ không chuyên khí , nhờ thổ mà sanh , ráng thì không định thể , nhờ nơi ánh nhựt mà hiện ra , biết Bính hỏa là nhựt thì biết Mậu thổ là ráng vậy , ráng tức là dư quang của nhựt vậy , nhựt mà hết thì ráng cũng theo đó mà diệt mất , mọi hỏa đều không ghét nên gọi là ráng vậy . Diễn nạp âm tượng ngũ hành cho Mậu ngọ là Thiên thượng hỏa thì ý cũng vậy . Như Mậu thổ nhựt chủ thích tứ trụ đới thủy tức là thổ cách , ráng thủy tương với ánh mà thành màu sắc vậy , lại thích niên nguyệt có can Quý , quý thì là vũ ( mưa) , sau khi mưa thì ráng hiện mà trông được rõ vậy.

AnhNgoc
28-06-10, 18:54
4 – Thập can phân phối thiên văn ( tiếp theo)

* Kỷ thổ là vân (mây) Kỷ thổ sanh cư Dậu , Dậu là phương Đoài , có tượng là trạch ( đầm) . Tiên chánh nói : Trời làm mưa , núi xuất mây nhưng mây có được do khí xuất ở đầm ( trạch ) vậy , Kỷ tuy thuộc thổ , theo đây mà luận vị chi là mây vậy ; nên Giáp Kỷ hợp mà hóa thổ , khí thăng lên mà thành mây , Vân Lôi giao nhau mà làm ra mưa , do đó mà thổ ở trạch được nhuận Đây là sự tạo hóa rất ư vi diệu , đối với nhân thân mà thuộc Kỷ thổ thì quý tọa ở Dậu , quý sanh Xuân , quý được gặp Giáp , nếu tọa Hợi thì không thể gặp Ất mộc , mây lên trời mà gặp gió thì xấu vậy .

* Canh kim là nguyệt , Canh ở Tây phương dương kim , do đâu mà biết phối nguyệt - Đáp : ngũ hành có Canh thì giống như tứ thời có nguyệt vậy . Canh không đợi đến Thu mới sanh nhưng Thu làm cho bắt đầu thạnh , nguyệt không đợi Thu mà có sau nhưng cũng nhờ Thu mà sáng đẹp , nguyệt lấy sắc mà nói thì là trắng vậy , lấy khí mà nói thì Kim sanh Thủy vậy , tức triều ứng nguyệt vậy . Xưa Giáp tí lấy Canh đứng đầu , gặp cùng với nhựt là bình minh vậy . Kinh nói : Kim trầm tại Tí , gặp cùng với nguyệt thì trầm ba vậy , tam nhựt nguyệt gặp phương Canh , gặp suối thì sơ sanh đồng vị với Canh vậy , nên nói Canh kim là nguyệt . Như người mà sanh ngày Canh , tứ trụ có Ất tỵ thì gọi là gió mát trăng thanh , Thu ở đầu Đông thì tốt nhì , Xuân Hạ thì không dùng .

* Tân kim là sương , tháng 8 là Tân kim kiến Lộc ,khí trời tiêu , Bạch lộ là sương , cây cỏ vàng lá mà thành suy , nên trong ngũ hành âm mộc bị tuyệt ở chỗ nầy , nếu mộc đã bị đao búa chặt phạt thì chưa thể sanh được vậy , dao rựa lấy thời nầy mà vào sơn lâm hung dữ nơi lúc nầy mà sát cây cỏ , đo nơi thiên đạo , xét nơi nhân sự mà tin là Tân kim đúng là sương vậy , hoặc nói : sương thường tránh nhật thì Bính với Tân là sao hợp , nói vậy thì lý cũng tương khắc nhưng hỏa chỉ khắc kim nên khi tương hợp thì bèn hóa thủy , sương tuy kỵ nhật nên khi tương ngộ mà thủy tiêu đi cũng là thủy vậy nên phải dùng thôi .

*Nhâm thủy là Thu lộ ( hơi nước ) . Xuân cũng có lộ sao chỉ riêng về Thu ,bởi Xuân lộ thì có mưa mà thấm vào lộ còn Tu lộ thì có sương mà hòa mất lộ , nên lộ ở Xuân thì chủ sanh mà ở Thu thì chủ sát , công dụng khác nhau như vậy nhưng ta dùng Nhâm là Thu lộ vậy . Như ngày Nhâm sanh ở Thu mà gặp Đinh hỏa là rất vinh hiễn , Đinh là tinh hà Nhâm là Thu lộ tẩy sạch hơi nóng ngùn ngụt mà chiếu khắp vậy .

* Quý thủy là Xuân lâm ( mưa dầm) . Quý thủy sanh ở tháng Mão tên là Xuân lâm bởi âm mộc được mưa mà phát sanh vậy , nhưng đến Thân thì tử , đến tháng 7,8 thì bị khô cạn . Mão đứng trước Thìn , Thìn là Long cung vậy , Mão gần Long cung nên Thủy sanh , Long phấn lên mà hóa thành mưa , Mão là Lôi môn , Lôi chấn lên mà Long được hưng vậy . Xem đây thì Quý thủy là mưa Xuân . Như ngày Quý Mão thấu xuất ở Tỵ thì có mây bay mưa rớt , với người thì tất có tài kinh tế vậy . Xuân Hạ tốt Thu Đông không lợi . Thi viết : Quý nhựt sanh phùng Kỷ Tỵ hương , Sát tinh tu yếu mộc lai hàng , tuy nhiên danh lợi thăng cao hiễn , tranh nại bình sanh thọ bất tường .

AnhNgoc
30-06-10, 22:32
5 – Thập nhị chi phân phối địa lý .


* Tí là ao đen( hắc trì) : Tí ở chánh Bắc thuộc Thủy có sắc tượng màu đen . Thường như mệnh là năm Tí thì thích gặp giờ Quý Hợi tức là Thủy quy Đại Hãi và lại là Song ngư du hắc , chủ là người văn chương vậy .

* Ngọ là Phong ai : Ngọ chánh vị ở Nam thuộc Hỏa Thổ , có màu đỏ vàng , Ngọ lại là mã phong ai nên là xứ sở của nhung mã binh hỏa vậy . Người sanh Ngọ thì nên gặp giờ Thìn là chân Long xuất tức mã không , gọi là mã hóa long câu .

* Mão là Quỳnh mộc ( cây quỳnh ) : Thuộc hệ Ất Mùi cư ở chánh Đông , thời thuộc trọng Xuân ( tháng 2 ) , là vạn vật sanh vậy , nếu sắc ngọc lan lan mà xanh thì gọi Quỳnh lâm . Năm Mão gặp giờ Kỷ Mùi thì gọi là Thố nhập nguyệt cung chủ đại quý .

* Dậu là tự chung ( chuông chùa ) thuộc Kim , cư ở gần Tuất Hợi , Tuất Hợi là Thiên môn vậy . Chuông thuộc Kim , chuông chùa đánh lên thì tiếng động Thiên môn mà Dậu lại ở chánh Tây tức cảnh giới Tây phương của chùa vậy . Dậu gặp Dần thì tốt , đó là chuông chùa kêu mà ứng trong hang động .

* DẦn là quãng cốc ( hang động) ở phương Cấn , Cấn là sơn . Mậu thổ trường sanh ở đây nên có ý nghĩa là quãng cốc vậy , nhưng cung Dần có hổ , người sanh năm Dần mà gặp giờ Mậu thìn tức là Hổ gầm mà sanh cốc phong vậy , oai chấn vạn lý .

* Thân là danh đô , Khôn là địa cư , thể không cùng thì chẳng danh đô , lấy không đủ mà ví Khôn Thân vậy , Đô là nơi Vua ở , cung Thân là nơi Nhâm thủy sanh lại đối với Cấn sơn tức là Thủy nhiễu Sơn hoàn vậy . Thường mệnh mà có năm Thân giờ Hợi tức Thiên Địa giao thái .

AnhNgoc
01-07-10, 22:52
5 – Thập nhị chi phân phối địa lý ( tiếp theo)

* Tỵ là đại dịch , nhân yên thấu tập đạo lộ thông đạt chi địa , trong Tỵ có Bính hỏa Mậu thổ là tượng vậy , lại sau Tỵ có Ngọ mã nên gọi đại dịch . Sanh ở Tỵ thì thích gặp giờ Thìn tức Xà hóa Thanh long có cách là Thiên lý long câu .

* Hợi là huyền hà , Thiên hà thủy chảy đi mà không hồi về nên gọi là huyền hà , Hợi là Thiên môn lại thuộc thủy chẳng có tượng huyền hà ư . Sanh năm Hợi mà nhựt thời gặp Dấn Thìn nhị tự thì gọi là thủy cũng lôi môn.

* Thìn là thảo trạch . Tả truyện nói : núi sâu đầm lớn thì rồng rắn sanh vậy . Trạch là nơi của thủy , Thìn ở phương Dông là thủy khố nên có cỏ có trạch . Thìn mà gặp Nhâm tuất Quý hợi thì gọi là Long quy đại hải cách .

* Tuất là thiêu nguyên , Tuất thuộc tháng 9 Thu , cây cỏ héo úa , ruộng vườn thì thiêu đốt mà canh tác , lại Tuất thuộc thổ nên lấy tên là thiêu nguyên và đất Tuất Thìn thì quý nhân đều không đến . Sanh Tuất mà gặp Mão gọi là Xuân nhập thiêu ngân.

* Sửu là liểu ngạn , trong Sửu có thủy có thổ có kim và ngạn là thổ liểu chỉ thủy cho nên gọi là liểu ngạn vậy . Thi viết : Liểu có màu hoàng kim non trẻ vậy . Người năm Sửu mà giờ gặp Kỷ Mùi gọi là nguyệt chiếu liểu sảo rất là thượng cách .

* Mùi là hoa viên , vì sao thuộc Mùi mà không thuộc Mão , vì Mão là vượng mộc mà tự thành lâm , Mùi là khố mộc như người xây tường thành để bảo vệ trăm hoa vậy , lấy trăm hoa mà nói thì trong mùi có tạp khí thôi . Năm Mùi mà có cách song phi là rất hay , như Tân Mùi mà gặp Mậu Tuất tức lưỡng can bất tạp vậy .

AnhNgoc
09-07-10, 21:39
5 – Thập nhị chi phân phối địa lý ( tiếp theo)

Hoặc hỏi vì sao thủ tượng 12 chi lại nói có tự phồi hợp , có tự sanh khắc ,có tự phương vị , có tự thời lệnh , có tự thủy chung không giống nhau vậy ?
Đáp rằng đó chỉ đứng về một góc mà nói vậy , học giả tùy loại mà quyền lấy , tức trong 10 can đều có sự vận hành vi diệu , trong cái tiêu tức doanh hư mà được sự thanh ứng khí cầu vậy . Tức đạo lý tự nhiên của tạo hóa thì sao một ngừơi có thể nói được ư !.
Lại nói 12 chi có THìn Tuất Sửu Mùi cư ở Tứ ngung và cái Thể đối đãi nhau nên chi thì thuộc Địa , Địa thì tịnh mà không năng động vậy . Mậu Kỷ cư ở trung ương và DỤng nơi lưu hành nên Can thuộc Thiên , Thiên thì động mà không tih5 vậy . Nên tứ thổ trong địa chi chẳng thêm ích vậy mà chỉ dùng chuyên khí thôi , và nhị thổ trong thiên can chẳng tổn thêm mà chỉ không định vị thôi . Nếu dụng can chi mà không phân số sai biệt thì làm sao có được sự biến hóa mà thành quỷ thần .
Số của Thiên nguyên có 10 , Tí đã phân phối là Thiên văn . Số của Địa nguyên có 12 và Tí lại phân phối là Địa lý . Ngày xưa Thánh nhân làm Dịch nơi tượng của Bát quái , xa thì lấy nơi vật , gần thì lấy nơi thân , nói rất rõ mà không đặt lý can chi , Thuật gia giải thuyết mà lại trái nhiều với Thánh nhân vậy , Tí do vậy mà có .
Phú nói : luận Dụng thần , luận nhựt chủ đều có cái nên thủ địa mạch , thủ thiên nguyên , hoặc là một đạo , bởi gồm cả ở đây mà sau mới có vậy , nếu không thì cũng một lần sai lầm chữ vậy ( bản gốc mất 6 chữ )..., địa chi đưa ra tứ sanh tứ bại tứ khố các vị mà thác tống thi cũng thấy vậy , học giả gồm những thuyết trước mà xét vậy .
Túy tỉnh tử nói : lớn thay địa chi trước sanh ra vật và gốc của Thiên Địa , tổ tiên của vạn vật , có sự biến hóa âm dương và dùng theo thời hầu sâu cạn nên kim mộc thủy hỏa thổ không có chủ hình và sự sanh khắc chế hóa dùng không giống nhau .
Ví dụ tử mộc thiên về hoạt thủy để thấm nhuần và như là ngoan kim thì rất thích được lò lớn mà luyện lâu . Thái dương hỏa kỵ Lâm mộc mà mộc lương đống thì muốn làm bạn với dao rựa , hỏa mà cách thủy thì không thể nhuốm được kim , còn kim mà trầm trong thủy thì không thể khắc được mộc , hoạt mộc thì kỵ thiết , tử kim thì sợ bùn che , Giáp Ất thì muốn thành một khối , Nhâm Quý thì năng thành ngủ hồ bởi cùng một tánh lưu , gỗ xấu thì kỵ dao sắc , trân châu thì rất sợ lò nóng , liểu yếu tùng cương , suy vượng phân theo thời , kim khí dùng tùy cương nhu , thổ long đầu ít mộc thì khó thông suốt với kim trong lư , thấm ướt trở thành vũ lộ bồi bổ cây khô , tường thành không sanh kim , kiếm kích đá thanh thì sợ gặp , đất hỏa dễ bị loại , thành tường vững chải đến nơi đất mộc thì đổ nghiêng , Quý Bính sanh Xuân không mưa không tạnh , Ất Đinh sanh Đông chẳng lạnh chẳng nóng , Giáp Ất gặp Kim mạnh thì hồn về cõi Tây , Canh Tân gặp hỏa vượng thì khí tán , thổ khô hỏa nóng thì kim chẳng nhờ được , mộc nổi thủy phiêu thì hỏa không thể sanh , kim luyện mạnh tốt thì năng chế được mộc cường , tháng Đông đất ẩm thì khó mà ngăn chận sóng tràn , thổ yếu như cát bụi thì chẳng làm nền tảng cho hoạt mộc , kim thiết tiêu phế thì sao hoàn về căn bổn , mộc thạnh thường làm kim thương tổn , thổ hư lại khiến thủy coi thường , hỏa không mộc thì không còn sáng , mộc không hỏa thì chất chẳng còn , Ất mộc sanh Thu thì dễ thành cây khô gãy đỗ vậy , Canh kim tử ở Đông , cát chìm trong biển sao có thế , cỏ đọng sương ngưng lại gặp được kim , kim sa trong thổ không hề hơn mộc , hỏa chưa sáng nên có khói , thủy đã đi mà còn ướt . Đại để thủy lạnh thì không lưu , mộc lạnh thì không phát , thổ lạnh thì không sanh , hỏa lạnh thì không dữ , kim lạnh thì không luyện , đều chẳng phải chánh khí trời đất nhưng vạn vật sơ sanh chưa thành , thành lâu thì diệt , ấy chính là sự biến chuyển Siêu phàm nhập thánh thoát tử hồi sanh rất vi diệu , không tượng mà thành không hình mà hóa , dụng chắc không bằng gốc chắc , gốc sâu sao có hoa nhiều . Còn như Bắc kim biến thành thủy mà chìm hình , Nam mộc thành khói mà thoát thể , Đông thủy vượng mộc mà khô nguyên , Tây thổ thắt kim mà dã hư , lửa thành khói , thổ mà tối đều là đại họa . Trong ngũ hành quý nhất là sự trung hòa và cần nhất là đừng nói trái , phải đào tận hàn đàm mới thấy đáy vậy .

AnhNgoc
16-07-10, 21:46
6 – Luận địa chi thuộc tướng.

Hoặc hỏi vì sao địa chi có thuộc tướng mà thiên can thì không .
Đáp rằng : Thiên can động mà không tướng Địa chi tịnh mà có tướng bởi thanh mà nhẹ là Thiên , trược mà nặng là Địa , trong cái trọng trược ( nặng nhớp ) thì có vật vậy nên Tí thuộc Thử , Sửu thuộc Ngưu , Dần thuộc HỔ Mão thuộc Thố , Thìn thuộc Long , Tỵ thuộc Xà , Ngọ thuộc Mã , Mùi thuộc Dương , Thân thuộc Hầu , Dậu thuộc Kê , Tuất thuộc Khuyển , Hợi thuộc Trư . Đây là 12 thuộc Tướng cũng phân theo âm dương và dùng theo thạnh suy . Dương thì Thử Hổ Long Mã Hầu khuyển. Âm thì Ngưu Thố Xà Dương Kê Trư .
…….. ( Phần tiếp theo luận không liên quan đến Tử Bình tôi xin thông qua – Anhngoc )

AnhNgoc
16-07-10, 21:48
7 – Luận nhân nguyên ty sự.

Nhứt khí nguyên vẹn , hình chất chưa rời , rõ cái âm dương đã khởi đầu từ thái thỉ . Tách 1 thành 3 , bỗng nhiên mà phân , có Thiên là dương nhẹ lại thanh , có Địa là âm nặng lại trược , Nhân thì ở giữa Thiên Địa thụ bẩm được cái khí trung hòa của âm dương . Cho nên thanh nhẹ là 10 can chủ Lộc , gọi là Thiên nguyên . Còn trược nặng là 12 chi chủ Thân gọi là Địa nguyên . Thiên Địa đều có vị trí mà thành tài ở 2 mặt đó là Nhân vậy . Nên sở tạng chủ mệnh ở trong địa chi gọi là Nhân nguyên , nói theo thuật mệnh thì chi là nguyệt lịnh dụng thần .
Kinh nói : Dụng thần không được tổn thương . Nhật chủ tốt nhất là kiện vượng vậy .
Như tháng giêng kiến Dần , trong Dần có Cấn thổ dụng sự 5 ngày, Bính hỏa trường sanh 5 ngày , Giáp mộc 20 ngày .
Tháng 2 kiến Mão : trong Mão có Giáp mộc dụng sự 7 ngày , Ất mộc 23 ngày .
Tháng 3 kiến Thìn , trong Thìn có Ất mộc dụng sự 7 ngày , Nhâm thủy mộ khố 5 ngày , Mậu thổ 18 ngày .
Tháng 4 kiến Tỵ , trong Tỵ có Mậu thổ dụng sự 7 ngày , Canh kim trường sanh 5 ngày ,Bính hỏa 18 ngày .
Tháng 5 kiến Ngọ , trong Ngọ có Bính hỏa dụng sự 7 ngày , Đinh hỏa 23 ngày .
Tháng 6 kiến Mùi , trong Mùi có Đinh hỏa dụng sự 7 ngày ,Giáp mộc mộ khố 5 ngày , Kỷ thổ 18 ngày .
Tháng 7 kiến Thân , trong Thân có Khôn thổ dụng sự 5 ngày , Nhâm thủy trường sanh 5 ngày , Canh kim 20 ngày .
Tháng 8 kiến Dậu , trong Dậu có Canh kim dụng sự 7 ngày , Tân kim 23 ngày .
Tháng 9 kiến Tuất , trong Tuất có Tân kim dụng sự 7 ngày , Bính hỏa mộ khố 5 ngày , Mậu thổ 18 ngày .
Tháng 10 kiến Hợi , trong Hợi có Mậu thổ dụng sự 5 ngày , Giáp mộc trường sanh 5 ngày , Nhâm thủy 20 ngày .
Tháng 11 kiến Tí , trong Tí có Nhâm thủy dụng sự 7 ngày , Quý thủy 23 ngày .
Tháng 12 kiến Sửu , trong Sửu có Quý thủy dụng sự 7 ngày , Canh kim mộ khố 5 ngày , Kỷ thổ 18 ngày .
Trên đây là 12 chi an trong 12 tháng đều chứa ngũ hành là nhân nguyên phối với tứ thời , tức Xuân ấm ,Thu hòa , Đông lạnh , Hạ nóng tuần hoàn xoay chuyển mà thành năm .

AnhNgoc
17-07-10, 23:33
7 – Luận nhân nguyên ty sự ( tiếp theo).

* Xét trong Ngọc Tỉnh thì dùng Giáp ,Bính , Canh , Nhâm phân trong 35 ngày mổi can , Ất , Tân ,Đinh ,Quý 35 ngày , Mậu , Kỷ 50 ngày . Cọng tất cả là 360 ngày .
- Chánh nguyệt Dần : Lập xuân , Vũ thủy :Kỷ 7 ngày , Bính hỏa 5 ngày , Giáp mộc 18 ngày .
- Tháng 2 Mão : Kinh trập ,Xuân phân : Ất 18 ngày , Giáp 9 ngày , Quý 3 ngày .
- Tháng 3 Thìn : Thanh minh , Cốc vũ : Mậu 18 ngày , Ất 9 ngày , Quý 3 ngày .
- Tháng 4 Tỵ : Lập hạ , Tiểu mãn : Bính 18 ngày , Mậu 7 ngày , Canh 5 ngày .
- Tháng 5 Ngọ : Mang chủng ,Hạ chí : Đinh 18 ngày , Bính 9 ngày , Ất 3 ngày .
- Tháng 6 Mùi : : Tiểu thử , Đại thử : Kỷ 18 ngày , Ất 5 ngày , Đinh 7 ngày .
- Tháng 7 Thân : Lập thu , Xử thử : Canh 17 ngày , Kỷ 7 ngày , Mậu 3 ngày , Nhâm 3 ngày.
- Tháng 8 Dậu : Bạch lộ , Thu phân : Tân 20 ngày , Canh 7 ngày , Đinh 3 ngày .
- Tháng 9 Tuất : Hàn lộ , Sương giáng : Mậu 18 ngày , Tân 7 ngày , Đinh 5 ngày .
- Tháng 10 Hợi : Lập đông , Tiểu tuyết : Nhâm 18 ngày, Giáp 5 ngày , Mậu 7 ngày .
- Tháng 11 Tí : Đại tuyết , Đông chí : Quý 18 ngày, Nhâm 9 ngày , Tân 3 ngày .
- Tháng 12 Sửu : Tiểu hàn , Đại hàn : Kỷ 18 ngày , Quý 7 ngày , Tân 5 ngày .
* Túy tiên tử nói : Thời hành thì vật sanh tức lẽ thường của Thiên đạo trong 1 năm , tuy có tấn thối mà ở nơi tứ thời thì vốn không có khinh trọng nên lấy Kim Mộc Thủy Hỏa mà phân vượng nơi tứ thời gồm được 72 ngày ( mỗi hành ) , Thổ thì vượng ở tứ quí gồm được 18 ngày , cọng được 360 ngày mà thành năm vậy .
Sau Lập xuân thì lấy dương mộc 36 ngày , Cấn thổ phân cõi , Bính Mậu trường sanh
Sau Kinh trập 6 ngày thì dùng âm mộc 36 ngày , Quý thủy ký sanh .
Sau Thanh minh 12 ngày thì dùng Mậu thổ 18 ngày dương thủy quy khố âm thủy phãn hồn .
Hạ , Thu , Đông cũng như vậy .
*Trù nguyên giãn hải thì dùng sau Lập xuân Kỷ thổ dư khí mấy ngày , Cấn thổ phân cõi mấy ngày , Bính MẬu trường sanh trước sanh đều có mấy ngày , tháng Mão Quý thủy ký sanh mấy ngày , tháng Thìn dương thủy quy khố âm thủy phãn hồn cũng có mấy ngày mà không nghĩ tháng Sửu đã dùng đủ mà sau Xuân lại có dư sao ? .Phân cõi là tụ khí vượng ở 1 phương , trường sanh là về mẹ mà thành thai , trước sau tức là trước có DẦn mà sau mới sanh Bính , có Bính mà Mậu sanh sau , ký sanh là theo nơi hư danh không thật có vị , quy khố là sanh khí tuyệt mà thâu tạng lại , phãn hồn là kế tục nơi tử khí mà biến hóa . Đây là sự huyền cơ của ngũ hành trong cái sanh tử tiến thối sao chỉ có thể hạn chế trong mấy ngày ư . Còn Xuân dùng mộc Thu dùng kim lý nhất định vậy , nếu thần mà lẫn tạp nơi ngụ , xưa dùng mấy ngày thì số chủ khí của bổn cung chưa từng khuyết mà lại khuyết vậy . Làm sao thấy Xuân mộc Hạ hỏa , một khí lưu hành vượng trong 72 ngày , dùng tứ quý phồi cùng ngũ hành , chủ có số nạp khách , khách thì không thắng chủ được , nhưng khí Nhâm tư quyền tự có ở trong chưa có sâu cạn trong 3 khí mà dùng vật , vậy nên phải cân nhắc khinh trọng thôi , sao có thể dùng 3,5,7 ngày mà giới hạn ư như vậy tức đã phá mất cái uyên nguyên ; lại sở tạng trong chi chỉ lấy nguyệt mà luận còn niên nhựt thời không luận nhân mệnh tức xem trọng đề cương mà thiếu sự chỉ dẫn vậy .

daibacvn
19-07-10, 08:02
:5333::5333::5333:Cảm ơn Anh Ngọc!:5333::5333::5333:

loc9
19-07-10, 23:13
Cãm ơn Anh Ngọc nhiều.

xuanmai
20-07-10, 23:30
Cảm ơn Anh Ngọc

Thaitue
31-07-10, 23:45
Cảm ơn anh Anh Ngọc !
Công đức vô lượng ! Cố lên anh nhé !:4431:

macchulan
01-08-10, 11:11
Cảm ơn Anh Ngoc!
Thật khâm phục lòng nhiệt huyết của Anh .
Chúc Anh và gia đình thật nhiều niềm vui và sức khỏe .

AnhNgoc
01-08-10, 21:05
Thân chào các bạn.
Mấy hôm rồi tôi bận quá không đăng tiếp Tam Mệnh Thông Hội cống hiến các bạn được . Bây giờ tôi cố tranh thủ gõ tiếp bài đây.Cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.

AnhNgoc
01-08-10, 21:06
8 – Luận tứ thời tiết khí.
9 - Luận nhựt khắc
10 - Luận thời khắc.
11 - Luận Thái dương triều thứ Thái âm.
Các phần này ít quan trọng trong luận đoán Tử Bình tôi xin thông qua , lúc nào cần sẽ quay lại – Anhngoc

AnhNgoc
01-08-10, 21:08
12 – Luận ngũ hành vượng , tướng ,hưu , tù , tử , hư ký sanh 12 cung.

Thạnh đức thừa thời thì gọi là Vượng . Như :
Mùa Xuân thì Mộc Vượng . Vượng thì sanh Hỏa , hỏa là con của Mộc , con theo nghiệp cha nên Hỏa Tướng . Mộc mà dụng Thủy sanh , sanh ngã tức phụ mẫu tử tôn đắc thời cao minh hiễn hách mà khi sanh ngã thì phải biết thồi ( lui) vậy , nên Thủy Hưu , hưu thì thể đẹp mà vô sự . Hỏa thường khắc Kim , Kim là Quỷ của Mộc bị hỏa khắc chế không thể phát huy nên Kim Tù vậy . Hỏa năng sanh Thổ , Thổ là Tài của Mộc , Tài là vật ẩn tạng , thảo mộc mà phát sanh thì Thổ tán khí hư cho nên mùa Xuân Mộc khắc thì Thổ Tử .
Mùa HẠ Hỏa Vượng . Vượng Hỏa sanh Thổ thì Thổ Tướng , Mộc sanh Hỏa nên Mộc Hưu , Thủy khắc Hỏa thì Thủy Tù , Hỏa khắc Kim thì Kim Tử . Tháng 6 vượng Thổ , Thổ sanh Kim thì Kim Tướng , Hỏa sanh Thổ tức Hỏa Hưu , Mộc khắc thổ thì mộc Tù , Thổ khắc Thủy thì Thủy Tử .
Mùa Thu Kim Vượng , Kim sanh Thủy thì Thủy Tướng , Thổ sanh Kim thì Thổ Hưu , Hỏa khắc Kim thì hỏa Tù , Kim khắc Mộc thì Mộc Tử .
Mùa Đông Thủy Vượng , Thủy sanh Mộc thì Mộc Tướng , Kim sanh Thủy thì Kim Hưu ,Thổ khắc Thủy thì Thổ Tù , Thủy khắc Hỏa thì Hỏa TỬ .
Xét tháng Hạ quá khô , Kim thạch lưu thủy thổ tiêu , tháng 6 khí nóng tăng nên khí lạnh bị diệt , tháng Thu kim thắng lá cây vàng rơi , tháng Đông quá lạnh nên Thủy kết đông băng , hỏa khí đình giảm , lúc Vượng lúc Tử có thể thấy được vậy . Bởi tánh của Tứ thời llluc1 đã đủ thì lui về ngũ hành , Công đã thành thì lui vậy , cho nên cực khi cực dương xuống thì cực âm lên vậy đấy là lẽ thường vậy .
Người trong Trời Đất thế nhiều thì tổn , Tài tụ thì tán , niên thiếu trở thành suy , vui quá hóa thành buồn là cái lẽ thường tình vậy , nên một thạnh một suy , hoặc được hoặc mất , vinh khô tấn thối không ra ngoài lý nầy .
Kinh nói : Người tuy linh hơn vạn vật mà cái mệnh khó tránh khỏi nơi ngũ hành vậy . Về ngũ hành ký sanh trong 12 cung : Truong2 sanh Mộc dục Quan đới Lâm qua Đế vượng Suy Bệnh Tử Mộ Tuyệt Thai Dưỡng tuần hoàn không ngừng , quay vòng trở lại , tạo vật đại thể với người tương tợ tuần hoàn 12 cung như luân hồi vậy .
Tam mệnh đề yếu nói : Ngũ hành ký sinh 12 cung , thứ nhất nói thọ khí , lại nói tuyệt, nói bào , dùng vạn vật tại địa trung chưa có tượng như bụng mẹ trống không chưa có vật vậy ; thứ hai nói thọ thai , trời đất giao khí mà tạo vật , vật tại địa trung mà có chồi giống , trước tiên là kh1 như người thọ khí cha mẹ vậy ; thứ ba nói thành hình tức vạn vật tại địa trung mà thành hình , như người tại bụng mẹ mà thành hình vậy ; thứ tư nói trường sanh tức vạn vật phát sanh lớn dần như người mới sanh mà dần lớn vậy ; thứ năm nói mộc dục lại nói bại tức vạn vật mới sanh hình thể mềm yếu dễ bị tổn hại vậy ; thứ sáu nói quan đới tức nói vạn vật dần tốt đẹp như người đủ áo mũ vậy ; thứ bảy nói lâm quan tức vạn vật đã thật đẹp như người lam quan vậy ; thứ tám nói đế vượng tức vạn vật thành thục như người hưng vượng vậy ; thứ chín nói suy tức hình vạn vật suy như người suy khí vậy ; thứ mười nói bệnh tức vạn vật bệnh như người bệnh vậy ; thứ mười một nói tử tức là vạn vật tử như người tử vậy ; thứ mười hai nói mộ lại nói khố tức vạn vật thành công mà tạng khố như người đến hết mà quy mộ vậy ; quy mộ thì thọ khí bào thai mà lại sanh .Thường trong sự tạo hóa mà thấy sanh vượng thì vị tất đã luận là tốt , gặp hưu tù tử tuyệt thì vị tất đã nói là xấu . Như sanh vượng thái quá thì nên chế phục nơi tử tuyệt . Nếu bất cập thì nên sanh phò . Cái hay ở nơi sự thông hiểu . Xưa dùng thai sanh vượng khố là tứ quý , tử tuyệt bệnh bại là tứ kỵ , ngoài ra là tứ bình cũng nói đại khái vậy .

AnhNgoc
04-08-10, 21:52
13 – Luận độn nguyệt thời.

Thiên mệnh lấy Niên là bổn là phụ . Lấy nguyệt là huynh đệ bằng hữu . Lấy nhật là chủ , lấy thê là tự thân . Lấy thời là tử tôn . Lấy đế tọa là bình sanh vinh thời chủ thủ vậy . Lại nói niên là căn ( rễ) , nguyệt là miêu ( mầm) , nhựt là hoa , thời là thật , nên mầm không rễ thì không sanh , thật mà không hoa thì không kết vậy . Nên độn nguyệt thì theo niên ; độn thời thì theo ngày .
* Độn nguyệt tức là Giáp Kỷ niên thì khởi chánh nguyệt , Bính dần tháng 2 , Đinh mão tháng 3... thuận hành đến tháng 12.
Cổ ca rằng :
Giáp Kỷ chi niên Bính tác thủ.
Ất Canh chi tuế Mậu vi đầu
Bính Tân chi tuế tầm Canh thượng
Đinh Nhâm Nhâm vị thuận hành lưu
Cánh hữu Mậu Quý hà xứ khởi
Giáp Dần chi thượng hảo truy cầu
* Độn thời : như ngày Giáp Tí , sanh nhân giờ Tí thì Giáp Kỷ hoàn gia Giáp tức biết giờ Tí là Giáp Tí , Giờ Sửu là Ất sửu thuận hành cho đến 12 thời .
Cổ ca rằng :
Giáp Kỷ hoàn gia Giáp
Ất Canh Bính tác sơ
Bính Tân tùng Mậu khởi
Đinh Nhâm Canh Tí cư Mậu Quý hà phương phát
Nhâm tí thị trực đồ .
Có pháp khởi nguyệt thời , lấy thiên can hợp số phối âm dương vậy , đã lấy hợp số , tự sanh hóa số , nguyệt thì lấy sanh , thời thì lấy khắc .
Ví dụ : Giáp Kỷ hóa thổ , hỏa sanh thổ nên nguyệt khởi ở Bính dần ; Mộc khắc thổ nên thời khởi Giáp Tí . Nguyệt độn thì khởi Dần nghĩa là người sanh nơi Dần mà đông tác hưng phương vậy . Thời khởi độn ở Tí tức nghĩa là trời mở ở Tí nhứt dương sanh vậy . Xét thì tất cả đều tương sanh mà chuyển luân không ngừng vậy . Bởi từ thượng cổ nguyên lịch là năm Giáp Tí tháng Giáp Tí ngày Giáp Tí giờ Giáp Tí . Vậy Giáp Kỷ khởi Giáp Tí là khởi nơi Tổ vậy , có Giáp Tí rồi thì tiếp Ất Sửu , Bính Dần mà bổ thuận khắp 12 cung , dương sanh dương , âm sanh âm , tương gian một vị , đồng loại làm phu thê , đó là phép khởi nguyệt không ngoài khởi thời vậy .

AnhNgoc
06-08-10, 16:00
14 – Luận niên nguyệt nhựt thời .

Phàm khi luận nhân mệnh lấy niên nguyệt nhựt thời đặt thành Tứ Trụ . Độn nguyệt theo niên thì lấy niên là bổn .Độn thời theo nhựt thì lấy nhựt là chủ .
Pháp xưa lấy niên mà xem con , lấy nhựt mà xem bổn . Như người bổn là mộc mà được Mão nguyệt tức được thừa , chủ kim mà được Dậu thời tức được thừa . Đó là bổn chủ thừa vượng khí . Như bổn thủy mà được Giáp Thân Giáp Tí Nhâm Tuất Quý Hợi nguyệt , chủ Hỏa mà đắc Bính Dần Mậu Ngọ Giáp Thìn Ất tỵ thời ; bổn Mộc mà được Kỷ Hợi Tân Mão Giáp Dần Canh Dần nguyệt , chủ Kim mà đắc Tân Tỵ Quý Dậu Canh Thân Nhâm Thân thời tức là bổn chủ hoàn gia ( về nhà ) . Mộc mà đắc Quý Mùi nguyệt , Kim mà đắc Ất Sửu thời , bổn thủy mà đắc Nhâm Thìn nguyệt , bổn hỏa mà đắc Giáp Tuất thời tức là bổn chủ trì ấn tứ vị như vậy rất tốt , cát thần vãng lai thì hung sát phải hồi tỵ tức là bổn chủ đắc vị ; Bổn mà thắng chủ thì được nhiều phúc ấm . Chủ mà thắng bổn thì bản thân tự lập . Bổn và chủ đều mạnh thì phú quý song toàn .
Trong Tứ Trụ mà ức dương quy trung , không thái quá hoặc bất cập thì gọi là mệnh tốt , nếu có một vị bất cập tức chủ kiển trệ , nhưng caca1 nhà mệnh thuật đều nói : Năm tốt không bằng tháng tốt , tháng tốt không bằng ngày tốt , ngày tốt không bằng giờ tốt . Tóm lại lấy niên tức thống cho 1 năm , lấy tháng thì gồm 30 mà thời thì chỉ được một , nói vậy tức không biết rằng Ngày được tốt mà tháng không ứng thì cũng thành vô dụng , huống nữa khi dụng thần phần nhiều phải thủ các nguyệt thì sao lại dám khinh nguyệt vậy .
Lý hư Trung đời Đường nói : Lấy riêng nhựt can làm chủ và dùng năm tháng giờ hợp lại mà khán sanh khắc chế hóa vượng tướng hưu tù để thủ cách cuộc giống như cái cân vậy . Năm như móc cân mà xâu vật vào , tháng như quai dây để nâng vật lên , ngày như giữ cân thăng bằng , 2 đầu không sai , quả cân phân nặng nhẹ , gia giảm từng phân hào , đây là cái tiền hiền chưa có mà thuật gia ngày nay phát tông . Nhưng người xưa luận mệnh phân có 3 chủ mà định 3 hạn : lấy niên và nguyệt quãn cho chủ đầu , nguyệt và nhựt quãn chủ giữa , nhựt và thời quãn chủ cuối , pháp này với phân 3 chủ trong nhà tinh lịch giống nhau , nếu chủ đầu tinh sanh năm đắc lực thì chủ đầu tốt , không đắc lực thì chủ đầu kiển trệ , chủ giữa và cuồi đồng với 3 hạn , lấy tháng sanh là sơ hạn quãn 25 năm , ngày sanh là trung hạn quãn 25 năm , giờ sanh là mạc hạn quãn 50 năm ; nếu sơ hạn được Lộc mã Quý nhân không phạm không vong triệt lộ giao thối phục thần thì sơ hạn được tiến đạt ; trung hạn giống sơ hạn thì biết trung niên thành công , mạc hạn giống trung hạn thì biết cuối đời hưởng phước , đây là trong Tứ Trụ phân ra 3 hạn có thể thấy được vậy .

AnhNgoc
08-08-10, 13:58
14 – Luận niên nguyệt nhựt thời (tiếp theo).

Lại nói :
Năm là Thái Tuế chủ một đời họa phước , như đương sanh Thái tuế là Kim hoặc Mộc thì cần nhật nguyệt thời tương sanh tương ứng sanh hóa hòa thuận tức căn cơ được chắc chắn và một đời được trác lập thành tựu . Nếu can chi ngũ hành không thuận trở thành xung phá tức làm thương tổn , bổn chủ không thọ , bị hình với sát và tháng ngày giờ bị tổn bổn khí thì phá thương tổ nghiệp , quyến thuộc lãnh đạm , mệnh bị kiển trệ vậy .
Nguyệt là vận nguyên , hành vận theo nguyệt kiến mà khởi , nếu nhựt thời là bổn sanh niên được phước thì nên quy vận nguyên về nơi sanh vượng để phò trợ , nên quan ấn quý nhân lộc mã tài tinh cần ở tại nơi vận nguyên sanh vượng thì tốt , nếu nhựt thời là bổn sanh niên bị họa thì phải quy vận nguyên về nơi khắc bát để tiềm tề vậy , nên thổ mà bị nhiều cản trở thì cần quy vận nguyên về nơi lưu thông , thủy mà phiếm lạm thì quy vận nguyên về nơi thâu , Hỏa mà bạo liệt thì quy vận nguyên về nơi hối tức , kim mà quá cường thì quy vận nguyên về nơi tiềm trầm vậy . Hoặc vận nguyên phát phước nơi sanh thời , nhựt thì tam nguyên hội đế vượng , thời thì cận thị chi thần , dùng thân đế tọa mà thời nhựt có quân thần khánh hội , thiên địa đức hợp , hoặc niên nguyệt nhựt thời tứ vị nạp âm được khí sanh vượng hoặc tứ vị có khí lộc mã phước quí tụ nơi thời thì tức tứ vị tập phước nơi đế tọa , hoặc thời có vượng khí tú khí mà phân tán nơi các vị , thừa tốt hội khí thì là đế tọa phát phước nơi tứ vị . Hể được tập phước nơi đế tọa tức có lòng thuần hâu trung tín , được phát phước nơi tứ vị tức thông minh đoan trực mà tự tiến , nếu thần cận thị ( quan lớn ) thì rất kỵ thổ hỏa kim quá vượng khí bởi không làm quan được lâu , có thủy mộc mà thanh kỳ thì làm đến hàn lâm ,niên nguyệt mà được nơi phát phước thì không cần giờ sanh , còn nếu bị nơi phá hoại bại hoại thì vẫn cần giờ sanh giải cứu , cứ theo vậy mà luận . Niên nguyệt nhựt thời đều quan trọng mà riêng thời thì rất trọng .
Mệnh người quý hay tiện , thọ hay yểu , cùng hay thông , chỉ biện nơi giờ sanh . Giờ phân ra 8 khắc và có đầu giữa và cuối khí không đồng nhau , phải xét rõ vậy. .

AnhNgoc
09-08-10, 17:00
14 – Luận niên nguyệt nhựt thời (tiếp theo).

* Lại nói về tiết khí thì Lập Xuân ở cuối tháng 12 . Lại ở tháng 12 sanh được đầu năm khí Xuân , chiếm khí hầu cả 2 năm tức là thừa đới quý nhân . Có tháng 2 mà đắc tiết khí tháng 3 lại đúng thời giao khí thặng dư trung sanh thì gọi là vô hậu quý nhân thừa đới . Được quý nhân sanh chủ phước lộc dài lâu vậy , còn vô hậu quý nhân thì phước khí không bền vì được ít khí vậy .
Trong định chân luận nói :
Tứ Trụ lấy niên làm chủ tức dùng cái lý xem đời đời tông phái thạnh suy thế nào , lấy nguyệt là phụ mẫu tức biết loại có hay không phúc ấm danh lợi , lấy nhựt là tự thân , đương nguyên nơi can , tìm trong bát tự trong ngoài thủ xã ra sao , can mà yếu thì phải cầu vượng khí cho , có dư thì phải phân bớt .
Can đồng khí thì lấy làm Huynh đệ như Ất gặp Giáp là anh , kỵ Canh trùng Giáp , lấy Ất là em kỵ Tân .
Can khắc thì lấy làm Thê Tài , Tài nhiều can vượng thì xứng ý ; nếu can suy mà Tài nhiều thì họa . Can với chi đồng thì tổn Tài thương Thê .
Nam lấy khắc can làm Tử , Nữ lấy can sanh làm con , còn hay mất đều do vậy .
Dùng Thời mà phân cõi để biết quyền nơi Phú Bần Quý Tiện , hoặc dùng Niên làm chủ thì biết được vạn ức Phú Quý . Tương đồng thì như Giáp Tí niên sanh thuộc Mộc mệnh kỵ bị nhựt hình . Lấy nguyệt là Huynh Đệ như Hỏa mệnh mà sanh tháng Dậu Tuất HỢi Tí thì đoán là Huynh Đệ bất đắc lực . Hoặc lấy nhựt là Thê như tại nơi không , hình , khắc , sát thì đoán là khắc Thê Thiếp . Hoặc lấy thời là Tử (con) mà đến nơi tử , tuyệt , thương , sát thì đoán là ít con vậy .
* Lại nói : năm xấu thì bất lợi cho Phụ , tháng xấu thì bất lợi Huynh Đệ , cũng chủ sơ niên tân khổ , ngày xấu thì bất lợi tự thân gọi là Triết yêu sát , giớ xấu thì con cháu cũng chẳng hưởng gì tốt . Nếu năm sanh tháng ngày giờ tức là thượng sanh hạ chủ bị tổn bổn khí và phá tổ nghiệp . Thời mà sanh lên ngày tháng năm tức là hạ sanh thượng chủ tăng phước đức . Nếu thượng sanh hạ mà được ngũ hành tương phùng thừa khí sanh phước thì cũng được mệnh tốt , nếu thấy tương thừa sanh họa tức là không tốt vậy . Tứ Trụ thuần túy không bị hình , xung phá hoại , không vong , tử tuyệt lại có phước thần hỗ tương trợ lực tức là mệnh tốt , ngược lại thì hung vậy .

AnhNgoc
17-08-10, 13:17
15 – Luận Thai nguyên.

Thai tức bắt đầu sự thọ hình thể , nguyệt là thời thành khí nên truyện nói :Tích nhựt là nguyệt , dùng khí mà nói vậy . Nay bàn về mệnh thì hoặc không dùng nhựt nguyệt làm trọng thì không nghĩ rằng thai nguyệt là mầm rễ của Tứ Trụ vậy . Nhựt thời tuy là khẩn thiết nếu không phạm phá thai nguyệt hay là thừa được nơi lộc mã vượng khí thì được phước nhiều . Nếu nhựt thời tốt mà lại phạm nơi kỵ của thai nguyệt thì dù tốt cũng là vô dụng , cho nên thai nguyệt rất là khẩn yếu . Ngọc Hồ chuyên luận thai số , tốt thì dùng vậy , nay người ta thường dùng pháp thủ thai nguyên mà chưa xác đáng .
Lại như sanh Mậu Tí , Giáp dần nguyệt thì thường lấy Ất tỵ là thai , bởi nói Ất tỵ là sanh nguyệt trước 10 tháng lại không rõ trong đó có nhuận hay không , hoặc thủ nhựt riêng dùng can chi nhựt hợp tức là thời thọ thai mà trong đó can chi không toàn hợp thì thủ không bằng cứ , chỉ có một pháp dùng trước 300 ngày đang sanh là khí tháng 10 làm chánh thọ thai , ví như sanh ngày Giáp tí thì lấy Giáp tí ngày thọ thai , bởi 5,6 kể thành 300 ngày , xét xem ngày sanh thuộc tháng nào , có thì nhuận tại trong đó ; còn như sanh nhân Giáp tí tháng Giáp dần ngày Ất sửu thì xem nữa tháng trước 10 tháng hoặc 11 tháng tìm ngày sanh Ất sửu bèn là chánh 300 ngày .
Thai kinh nói : Thai sanh nguyên mệnh Tiền nhân nói như Tí sanh đắc Tí thai , Sửu sanh đắc Sửu thai , nói vậy cũng chưa đúng . Còn như Tân mùi sanh mà đắc Nhâm thìn nguyệt dùng Quý mùi là thai : Tân mùi thổ gặp Quý mùi mộc tức bị chế là thân quỷ thì sao gọi là thai sanh nguyên mệnh được , ngũ hành thì tương khắc lại thêm thai xứ là dất lục hại , dù được nhựt thời có phước thì cũng chủ độc cường tự lập , đáng khinh vậy .
Trong Lan đài diệu tuyển có cách tư quy mẫn phúc , tức năm kim thọ thai mà sinh năm thổ thì tốt , tương khắc thì hung . Lại nói hể nhân sanh có thai số trường thọ thì trường , nếu thai số đoản thọ thì đoản , thường lấy số lẻ thọ thai làm tuổi thọ , gặp đức nơi số lẻ thì tăng lên , gặp sát nơi số lẻ thì giãm đi , thọ thai không sâu thì không thể lâu được , phế tức dễ hưu , lại xem nạp âm như thế nào , nếu nạp âm của thai thời mà tương sanh và không bị hình chiến thì chủ thọ .
Hy doãn nói : Thai nguyệt mà gặp quý nhân thì nhận được phúc ấm , nếu gặp hình xung phá hại thì chắc bị gian khổ . Quỷ cốc tử nói : Thai trung mà có Lộc thì sanh vào nhà quý hào nếu có không vong thì phải bần cùng . Cổ thi nói : Thời là mạt chủ , thai là thọ , chấm dứt tại năm cuối , sau 50 đế tọa triều thai sanh khí kết thì thọ niên đa lão , người hoài thai 370 ngày mới sanh , thầy thuốc cho là 10 tháng tức kể huyết tạng cạn thấp nơi tháng 1 vậy , huống chi người có nhiều tháng sanh , như sanh thiếu tháng thì làm sao mà chuẫn , nhiều tháng mà sanh thì không chỉ xưa nay đều biết mà ta cũng được biết 2,3 người đều là nhà nghèo , còn sanh thiếu tháng như ông Đô hiến chỉ 7 tháng hoặc những ông quý nhân vinh hoa dều thai sanh 7 tháng , nhưng quý nhân thọ thai mà định tạo 300 ngày thì sao có thể y cứ được .

Khôi Tinh
18-08-10, 09:06
đoạn này post lộn topic, mod xóa dùm nha (vì ko thấy cái nút tự xóa bài) . thanks !

AnhNgoc
06-09-10, 16:45
16 – Luận tọa mệnh cung.


Thần không miếu thì không chỗ về , người không nhà thì không chỗ trú , mệnh không cung thì không sở chủ cho nên có thuyết mệnh cung , nếu không thì niên tinh thần là cát là hung lấy đâu mà làm bằng cứ .
Pháp này xem tháng nào sanh nhân , tọa ở thời nào sau đó mới định được mệnh tọa ở cung nào . Lấy tháng sanh từ tí khởi chánh nguyệt , hợi tháng 2 , tuất tháng 3 , dậu 4 , thân 5 , mùi 6 , ngọ 7 , tỵ 8 , thìn 9 , mão 10 , dần 11 , sửu 12 nghịch hành 12 vị . Sau đó lấy thời sanh đưa vào tháng sanh mà thuận hành 12 vị , gặp Mão thì an mệnh cung .
Kinh nói: Thiên luân chuyển xuất Địa luân thượng , Mão thỏ phân minh thị Mệnh cung là vậy .
Giả sử năm Giáp tí tháng 3 sanh gặp giờ Tuất ; lấy tháng 1 ở Tí , tháng 2 tại Hợi , tháng 3 tại Tuất ; lại lấy giờ Tuất gia tại Tuất thuận hành , Hợi tại Hợi , Tí tại Tí , Dần tại Dần mão tại Mão ( gặp Mão) thì đó là mệnh tọa Mão cung vậy ; về thiên can thì vẫn lấy theo năm Giáp tí mà khởi giống như phép khởi tháng : Giáp kỷ chi niên Bính tác thủ ...Vậy Đinh Mão là mệnh cung vậy , tiếp đó xem 3 phương gồm mộc mệnh lưu can có phạm vào tinh nào hung hay cát để quyền biến vậy.

AnhNgoc
07-09-10, 22:31
17 – Luận đại vận.
`
Vận tức nói đến sự truyền xả thám mệnh của đời người . Trước tiên dùng tam nguyên tứ trụ , ngũ hành sanh tử , cách cuộc trí hợp để định căn cơ . Sau đó khảo hạch vận khí hiệp theo để định sự cát hung vậy .
Về căn cơ thì như Mộc vận khí mùa Xuân , Xuân mà không Mộc thì bất trược , Mộc không Xuân thì bất vinh . Căn cơ mà thiển bạc thì như loài cỏ nhỏ gặp gió Xuân ngầm phát mà tốt nhưng không thể lâu dài ; còn căn cơ mà hậu tráng thì như loài tùng bách không biến đổi theo thời gian .Trên là luận căn cơ , sau nói về vận khí .
Người xưa dùng đại vận thì cứ 1 thời 10 năm làm một , lấy 3 ngày làm 1 năm là vì sao ? : bởi 1 tháng tối sáng xoay 1 vòng có 30 ngày , đêm ngày 1 vòng có 12 thời , cọng làm vận khí 10 năm . Phàm 3 ngày thì có 36 thời và 360 ngày là 1 năm , trong 1 tháng có 360 giờ , triết trừ tiết khí tổng cộng thì 3600 ngày là một thần tức 10 năm vậy . Người lấy 120 năm là chu thiên , luận phép triết trừ thì dùng sanh tức thật lịch quá số nhựt thời là số tiết khí vậy.
Dương nam âm nữ đại vận thì lấy tiết khí nhựt thời của sau ngày sanh mà làm số rồi thuận hành .
Âm nam dương nữ đại vận thì lấy tiết khí nhựt thời của trước ngày sanh mà làm số rồi nghịnh hành .
Ví dụ Giáp tí dương nam , sanh giờ tỵ ngày 24 tháng 12 . Lập xuân ngày 29 giờ Thân . Lấy ngày vị lai từ giờ Tỵ ngày 24 đến giờ Tỵ ngày 25 tức 1 ngày là thật số , đến giờ Thân ngày 29 tức được 5 ngày 3 giờ ,....( bản gốc thiếu 1 đoạn – nhờ Khoitinh hiệu đính - anhngoc ...).
Lại nói : đại vận là sự biểu lý của Bát tự vậy , dùng thì phải tính sự thiển thâm , thành tuê thì phải so sánh ít nhiều , nhưng 3 ngày mà thành 1 năm , gặp người dư thì là linh , gặp người không đủ thì là tá , chỉ biết linh tá mà không biết sở dỉ linh tá .
Ví như dương mệnh sanh chánh nguyệt mồng 1 giờ sửu chánh 1 khắc , thì đến tiết lập xuân mồng 4 giờ sửu chánh 1 khắc là 1 năm đủ , nếu giờ dần mới tiết lập xuân thì nhiều 1 thời là linh 1 tuần , nếu thiếu 1 thời là tá 1 tuần ; lại lấy hành vận mà luận pháp ; ví như sanh năm Giáp tí tháng giêng mồng 1 giờ tí chánh 1 khắc thì hành vận kể năm Ất sửu tháng giêng mồng 1 giờ tí chánh 1 khắc làm 1 năm , trong lục cá nguyệt thì tiến 6 ngày , vậy mồng 7 giờ tí chánh 1 khắc thì làm 1 năm , chỉ cần kể đủ 12 tháng , lại là bổn niên có vận 4 tháng tức nhiều hơn 1 tháng vậy , phải thối hoàn bổn niên tháng 12 mồng 7 giờ tí chánh 1 khắc là giao vận , sau đây mà toán sau 10 năm thì chuyển 1 vận . Nếu học giả không hiểu khắc sanh mà chỉ biết giờ sanh tức dùng giờ sanh mà trừ giờ trong 6 tiết thì sai vậy .
- Thường thì hành vận tại Can và kiêm dùng thần của Địa chi , tại chi thì bỏ thiên can , bởi đại vận chỉ trọng địa chi nên mới có hành Đông Tây Nam Bắc biện các phương vậy , gặp tổn thì dụng thần phải chế vận cho , ích thì dụng thần phải sanh vận cho ; thân mà nhược thì vận muốn dẫn đến nơi tấn vượng , muốn vận được sanh mà không muốn vận bị thương sát , muốn vận chế mà không muốn vận trợ tài , muốn vận phò mà không muốn vận kiếp ấn , muốn vận vượng mà không muốn vận suy thực , muốn vận sanh mà không muốn vận kiêu tuyệt .

AnhNgoc
17-09-10, 23:16
Luận đại vận ( tiếp theo )

- Lại xem Tứ Trụ mạnh yếu thế nào , nguyên có nguyên không , nguyên khinh nguyên trọng . Như ngời Mộc dùng kim là Quan , dương nam vận xuất ở Mùi nhập ở Thân , âm nam vận xuất ở Hợi nhập ở Tuất . Người Kim dùng Mộc là Tài , duong nam xuất ở Sửu nhập ở Dần , âm nam xuất ở Tỵ nhập ở Thìn , đều hướng dến Lâm quan Mã , nguyên mà có Quan hành Quan vận thì phát Quan , nguyên mà có Tài hành Tài vận thì phát Tài . Lại xem đương sanh niên thời có khí sâu cạn thế nào . Tứ trụ mà được khí sâu dày nghinh vận thì phát , nếu khí ít thì cần giao quá vận mới phát được nơi trung khí , khi vận đến trung thì được phát tốt . Tử nói : khí là vậy , với tương lai thì tấn đã thành công thì thối . Oanh hòa thượng nói : Nghinh thì lấy Lâm quan đế 2 vị , tương lai thì tấn , sau lung thì hưu tù tử tuyệt , công thành thì thối .
LẠi nói : sanh mà gặp nơi hưu bại thì tuổi ít mà đã cô hàn , lão mà quá nơi vượng kiện thì cũng yểu triết . Oanh hòa thượng nói : Thân lấy trục vận tất giả vận mà cho thân , thế cần cập thời , cũng là giả thời mà thành thế .
- Lại nói: Sanh gặp năm vượng thì cần vận đến nơi vượng hương , sau gặp năm suy thì vận lại hợp nơi khốn địa . Hồ trung Tử nói: lớn nhỏ đều cẩn thận chớ tọa ở nơi cường tráng thật thì chỉ nên xu vượng , sanh vượng tuy tốt mà chưa hẵn tốt , suy tuy là xấu mà chưa hẵn đã xấu , biết được vậy thì đầu tiên có thể luận vận , bởi ngừơi từ sanh đến già tức từ nhỏ mà đến nơi thiếu tráng niên 10 năm , đang là thiếu niên thì chỉ có thể hành nơi Thai ,Dưỡng ,Sanh, Mộc dục ; 30 , 40 tuổi thì dương cường tráng nên có thể hành nơi vượng xứ ; 50, 60 tuổi thì chỉ hành nơi Suy Bại Tử Tuyệt ; nếu trái kai45 thì cải vận một đời bị phản bối , tam hạn nhanh chóng đến , như vào vượng hương muộn thì chẳng phù hợp.
Lại nói : trong Mệnh có ngũ hành suy thì Vận phải nên thạnh , ngũ hành thạnh thì vận phải nên suy . Bởi suy mà hành vận lại suy thì là bất cập chủ bị trầm trệ , còn thạnh mà hành vận cũng thịnh thì là thái quá chủ kích tác mà thành bại vậy . Cẩn phải quy ở giữa thì càng hay .
Lạc lộc Tử nói: Niên tuy gặp nơi quan đới mà có dư tai, , sơ vận lại nhập ở suy hương.
Vương thị chú rằng: Niên vận mà ban đầu ở nơi mộc dục bạo bại mà thuận hành đến gặp quan đới thì chưa gọi là phước mà có khi lại bị suy bại của dư tai vậy ; hoặc từ vượng địa mà hành sơ nhập suy hương cũng không thể gọi là họa bởi tích được phước nơi vượng hương vậy. Sở dỉ nói hành vận có trước sau 5 năm vậy .
Hồ trung TỬ nói : Đặt nơi triệt mà không triệt thì yên mà lâu cũng bị ương ác , muốn giao mà không giao thì cũng bị họa tàn .Bởi nói vận hành tại nơi suy tuyệt , nếu tượng đặt nơi cát địa thì tất phải bị lâm ly , còn nếu tương đặt nơi suy tuyệt thì vào thời đầu lại có phước . Có câu : cát vận vị đáo tiên tất phước , hung thần quá khứ thỉ vi ương ; tức như lửa chưa sáng mà đã có khói trước , nước đã qua mà vẫn còn ướt , cái nghĩa như vậy cần phải rõ tường .

AnhNgoc
05-10-10, 14:39
Luận đại vận ( tiếp theo )

Lại nói :âm nam dương nữ thì xét năm xuất nhập , âm nữ dương nam thì nguyên thần năm . Bởi âm nam dương nữ thì bẩm khí không thuận nên thời đại vận phải xét năm xuất vận nhập vận mới biết cái biến tốt xấu . Còn dương nam âm nữ bẩm khí tuy thuận nếu không ứng dụng năm xuất nhập thì cũng không thấy được cái ách nguyên thần .
Hồ trung Tử nói: Nguyên thần phạm vận thì nhưTrọng vi bị khổn , Trần Thái bị đói vậy .
Lại nói: thường hành đại vận mà gặp nơi ích thì vận được cát khánh nhưng cũng không phải tốt mãi mà cần phải hành niên thái tuế ở nơi sanh vượng hòa hợp thì mới gọi là phát phước . Nếu đại vận đến nơi tốt mà lại gặp trực niên thái tuế tiểu vận đáo nơi hình hại thì cũng chủ tế lủy phù tai vậy , chỉ không hại nặng thôi . Còn nếu đại vận hành đến nơi nghịch cảnh hung họa và trực niên thái tuế lại gặp hình xung , tiểu vận lại bất hòa xung kích tử tuyệt thì nhất định phát họa , nếu tiểu vận và thái tuề đáo nơi sanh vượng lộc mã quý nhân tất cả hỷ thần , thì có tiểu khánh .
Kinh nói:
Phàm muốn quyền họa phước của mệnh thì trước hết phải phân tích cơ địa dày mỏng thế nào , sau đó mới định được tai hay phước .
Như mệnh nếu được mười phần phước khí mà hành vận có 3,4 phần xấu thì phước lực vẫn mạnh vậy , còn nếu có 5,6 phần vận xấu thì đã có sự tai ương phần nào , nếu có 7,8 phần vận xấu thì tai ương phải nặng nề .
Như mệnh có 5 phần phước khí mà hành vận có 3,4 phần xấu thì rất hung ; nếu đến 4,5 phần vận xấu thì tất tử , đấy là cơ địa không bền vậy .
Nếu đại vận đã qua khỏi nơi Trường sanh của bổn mạng tức là có vận thanh khí , dù tuế vận đến xung khắc thì họa cũng không nhiều bởi vận khí nhiều vậy ; còn nếu chưa qua Trường sanh mà tuế vận bị hình xung khắc phá thì là tai , bởi khí chưa đủ nên vận yếu vậy . Còn nếu qua khỏi vượng tướng mà gặp tử tuyệt tức mệnh tai ương không tốt . Đó là cái đạo lý thay đổi trong âm dương ngũ hành vậy . Nếu đã qua trường sanh và bại địa , trong đó lại gặp hình khắc ác sát cùng diện kiến tương phù với mệnh tức là khí ngũ hành phản chiến nên bị hung ác vậy .
Lại nói: thường khi hành vận có Trường sanh thì khi làm việc có sáng kiến đổi mới , đáo Lâm quan , Đế vượng thì chủ hưng thạnh khoái lạc phát phước tấn tài , sanh con cháu cát khánh ; còn nếu đáo đến nơi Suy Bệnh thì chủ thối bại phá tài , các loại tật bệnh ; còn như đến nơi Tử Tuyệt thì chủ cốt nhục tử táng , tự thân suy họa phiền não trăm việc bế tắc ; nếu đến bại vận lạc phách thì chủ tửu sắc hôn mê ; nếu đến nơi thai khố thành hình Quan đới thì chủ trăm việc trung bình an khang bình dị. Phàm hành vận đến nơi giáp với hoa cái quý nhân lục hợp với thừa được sanh khí vượng khí thì đều được khánh hỷ , phải xét nơi căn cơ đương sanh thì mười phần ứng được năm phần ; còn xét nơi sanh thời thì năm phần ứng được mười phần , phước với tai đồng nhau ứng vậy .Phàm hành vận đến nơi lâm quan đế vượng và thái tuế cầm nơi quan quý thì chủ thăng quan tiến chức , cũng như nơi mã vượng quý nhân thì vào nơi hàn lâm các hạng vậy , bởi quý là quân đạo mã chủ thiên động nên vậy.

maisatnenkim
14-10-10, 13:26
Giá mà bác Anhngoc biên tập thành sách nhỉ !

AnhNgoc
15-10-10, 13:34
Luận đại vận ( tiếp theo )

Lại nói :
Phàm tí sửu dần thìn tỵ trong tứ trụ nhiều dương , người hành vận đến ngọ mùi thân dậu tuất hợi thừa âm khí mà phát ; ngọ mùi thân dậu tuất họi tứ trụ nhiều âm thì người hành vận đến tí sửu dần mão thìn tỵ vận thừa dương khí mà phát ,thứ 2 thì âm dương quân hiệp , nhưng âm nhân mà dương phát thì nhanh còn dương nhân mà âm phát thì chậm.
Lại nói:
Thủy mệnh mà tứ trụ có thổ , đến hỏa vận vốn là tài vận lại trở thành quỷ , bởi hỏa sanh thổ khắc thủy nên tài hóa thành quỷ vậy là chuyển phước thành họa. Nếu thủy mệnh mà tứ trụ có kim , đến thổ vận là quỷ vận lại trở thành tốt bởi thổ sanh kim và kim sanh thủy tức hóa quỷ thành trợ khí , chuyển họa thành phước vậy .
Lại như người thủy mệnh tứ trụ có dần ngọ tuất hoặc nạp âm hỏa mà hành dần ngọ tuất đều là hảo vận , nếu tứ trụ có kim có hỏa thì tức là phước , nếu hành thủy vận tức phước bị phân nên không phải vận tốt ; tứ trụ nhiều thổ lại hành mộc vận gọi là tổn khí chủ bác tạp tuy có cứu cũng nhiều khổ , các loại khác cũng theo vậy mà suy.
Lại nói :
Người Đinh Sửu hành vận Đinh Mùi thì gọi là “Đem phàm nhập thánh” ,lấy giả làm thật , không nên lấy thồi thần mà luận , Tứ trụ có Đinh Sửu Đinh Mùi không phải là hạn , nếu người Mậu Dần hành vận Đinh Sửu tuy là thối thần lại có tề hóa tức phước ; nếu người sanh Canh Thìn hoặc ngày Canh Thìn mà hành vận Ất Dậu , Ất Dậu sanh nhân hoặc Ất Dậu nguyệt hành vận Canh Thìn thì chủ phát tích , nếu chỉ trùng điệp thì không tốt .Người Ất Mùi mà niên nguyệt nhựt thời Dậu là đại hung . Người Giáp Thân hành vận Bính Dần gọi là lực đình tương xung chủ phá tài cạnh tranh . Người Bính Tuất hành vận Tân Mão chủ độn trệ , chỉ tốt cho người võ . Người Bính Tí hành vận Nhâm Dần , Nhâm nhập Bính thì phá tài không tốt . Mọi trường hợp khác cứ theo đấy mà luận .

AnhNgoc
19-10-10, 21:45
Luận đại vận ( tiếp theo )

Lại nói:
Phàm mệnh có khí tượng thì thủ sanh thời can thần là chủ , tứ trụ can thần là tượng . Như Giáp thời Kỷ thời thì có thổ khí , Ất Canh thì có kim khí , Bính Tân thì có thủy khí ...v...v...là bổn tượng , hành vận đến khí tượng phải đắc địa xứ tốt , không nên có địa xứ xấu , Ất Canh ,Bính Tân, Nhâm Quý là kim thủy tượng , vận đến Thân Dậu Sửu là đắc địa ; Canh Tân Mậu Kỷ , Giáp Kỷ , Ất Canh là kim thổ tượng , vận đến Thân Dậu Thìn là đắc địa ; Canh Tân Bính Đinh , Ất Canh , Mậu Quý là kim hỏa tượng , vận được Tỵ Ngọ Tuất là đắc địa ; Canh Tân Giáp Ất , Ất Canh, Đinh Nhâm là kim mộc tượng vận đến Sửu Dần Mão là đắc địa ; Giáp Ất Nhâm Quý Đinh Nhâm Bính Tân là thủy mộc tượng , Vận đến HỢi Tí Thìn là đắc địa ; Bính Tân Giáp Ất Mậu Quý Đinh Nhâm là hỏa mộc tượng , vận đến Dần Mão Mùi là đắc địa ; Mậu Kỷ Nhâm Quý Giáp ẤT Bính Tân là thủy thổ tượng ,vận đến Thìn là đắc địa ; Mậu Kỷ Bính Đinh Mậu Quý Giáp Kỷ là hỏa thổ tượng , vận đến Tuất là đắc địa ;Mậu Kỷ Giáp Ất Giáp Kỷ Đinh Nhâm là thổ mộc tượng , vận đến Mùi là đắc địa ; Mậu Kỷ Canh Tân Ất Canh Giáp Kỷ là kim thổ tượng , vận đến Sửu là đắc địa .
Xem Tứ Trụ can thần đắc tượng gì , như thuần kim mộc thủy hỏa thổ cũng là 5 tượng , nếu tạp mà không nhập thì không phát, dù có phát cũng không lâu ; như ngũ thuần tượng cũng có thái quá tượng , vẫn phải xem đương niên nguyệt lịnh đắc địa , sau đó khán xem hành vận đắc địa hay không mà nói không có thể lấy lộc mã quý nhân là đắc vận , gặp không vong dương nhận kiếp sát là thất vận vậy .
Lại nói :
Phàm hành vận thì khán nạp âm , mệnh nhân thuộc ngũ hành gì , như mệnh thổ mà hành Tây Nam phương là gặp bạn thì tốt , mộc mệnh mà hành Đông phương , Hỏa mệnh mà hành Nam phương , Kim mệnh mà hành Tây phương , Thủy mệnh mà hành Bắc phương đều là đắc địa . Lại khán sở hành vận nạp âm tương phù với mệnh , nếu đồng loại là thượng cát , tài quan thì thứ , nếu tiết khí hoặc bị khắc nặng thì không tốt .

AnhNgoc
28-10-10, 17:47
Luận đại vận ( tiếp theo )

Lại nói:
Cổ nhân dùng Giáp Tí Ất Sửu các can chi lục thập Giáp tí dụng hoa tự đều lấy mộc mà dụ nghĩa , nếu thiên can địa chi đắc thời thì tự nhiên khai hoa kết trái tươi tốt vậy . Nguyệt lệnh là thiên nguyên vậy , vận đến nguyệt thượng khởi thì giống như mầm cây , cây có thấy mầm thì biết được tên , nguyệt dụng thần thì biết được cách , nên gọi là giao vận , như đồng tiếp mộc mệnh có mầm rể hoa thật là đúng ý nầy vậy . Nếu xuất Quý nhập Giáp thì chủ không tốt .
Lời xưa nói: Thương hàn thì hoán dương , hành vận thì hoán giáp, hoán qua là người , hoán không qua là quỷ. Ví dụ : Giáp Tuất tiếp Quí Hợi tức là hỏa thượng tiếp thủy , Sửu giao Dần , Thìn giao Tỵ ,Mùi giao Thân , Tuất giao Hợi , Đông Tây Nam Bắc 4 phương đổi góc gọi là di căn , tiếp mộc lại gặp hoán giáp nếu cách xấu thì tử , dù cách thiện cũng tai ương , người già thì đại kỵ , kẻ hậu sanh thì khinh lười , nếu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Tí Sửu nhứt khí đều chẳng nói là tiếp mộc , nếu tất cả mà gặp tiếp giáp thì không đại họa . Ví dụ : Giáp Ất mà truyền Dần Mão vận thì gọi là Kiếp tài , bại tài chủ khắc cha mẹ và khắc bại tài sản gây sự đấu tranh ; Bính đinh mà vận Tỵ Ngọ thì gọi là Thương quan vận chủ khắc con gái , tụng sự tù tội ; Canh Tân mà hành Thân Dậu vận là can sát nơi quan , chủ đắc danh lợi nhưng phát thái quá nên thành tai bệnh ác tật ; Nhâm Quý mà hành Hợi Tí vận là Sanh khí Ấn thụ vận chủ cát khánh tăng điền sản ; Thìn Tuất Sửu Mùi Mậu Kỷ là Tài vận chủ danh lợi đều thông suốt .
Đây là Tử Pháp khi dùng thì phải tùy theo cách cuộc nên hoặc kỵ mà quyền biến vậy. Can mà vượng thì phải cần vận suy , can mà nhược ( yếu) thì phải cầu khí vượng để nhờ , có dư thừa thì cần đến nơi không đủ , cần phải thông biến và kiêm luận lưu niên thần sát mà quyền thì ứng nghiệm như thần vậy.

quangdct
11-11-10, 17:11
Hay quá. Cảm ơn chú nhiều. Hàng ngày, hàng giờ mong các bài dịch tiếp theo của chú ạ

daibacvn
02-03-11, 17:44
Suốt một thời gian khá dài do vất vả mưu sinh nên ít có thời gian theo dõi diễn đàn, hôm nay lại tiếp tục vào đây sinh hoạt:005:
Hi vọng mọi việc với AnhNgoc hanh thông để có thể tiếp tục đóng góp cho diễn đàn cũng như cho mọi người mê học thuật mà không có điều kiện đọc được những tài liệu quý...:611d7:

hoainiem
24-04-11, 04:23
Xin hỏi một câu ngớ ngẩn , vậy chứ cuốn một ở dâu vậy Bác , cám ơn

sonthuy
24-04-11, 18:14
Xin hỏi một câu ngớ ngẩn , vậy chứ cuốn một ở dâu vậy Bác , cám ơn

Chào hoainiem, cuốn 1 theo ở đây bạn vô đọc nhé:
http://huyenkhonglyso.com/showthread.php?t=262

Thaitue
10-05-11, 10:16
Một lần nữa thành tâm cảm ơn anh Anh Ngọc thật nhiều ! Kính chúc anh luôn vui khỏe và vạn sự như ý !:4431:

G-R-E-E-N
11-05-11, 18:07
14 – Luận niên nguyệt nhựt thời .

Độn nguyệt theo niên thì lấy niên là bổn .Độn thời theo nhựt thì lấy nhựt là chủ .

Pháp xưa lấy niên mà xem con , lấy nhựt mà xem bổn .
-----

Bổn thủy mà được Giáp Thân Giáp Tí Nhâm Tuất Quý Hợi nguyệt , chủ Hỏa mà đắc Bính Dần Mậu Ngọ Giáp Thìn Ất tỵ thời ; bổn Mộc mà được Kỷ Hợi Tân Mão Giáp Dần Canh Dần nguyệt , chủ Kim mà đắc Tân Tỵ Quý Dậu Canh Thân Nhâm Thân thời tức là bổn chủ hoàn gia ( về nhà ) .

Mong cao nhân ghé qua bớt chút thời gian giải thích giùm, 2 đoạn này cháu ko hiểu lắm

thieuba
11-05-11, 21:08
Chào bạn!
Chị kimcuong có sửa đoạn này, bạn đọc xong sẽ hiểu:

Anhngoc vừa đăng chương Luận Niên Nguyệt Nhựt Thời (năm tháng ngày giờ), có vài điểm KC muốn chia sẻ với các bạn:


Câu này trong sách dịch ra đúng là: "Cổ pháp dĩ niên khán ,tử bình dĩ nhật khán ,bổn thử ." Không hiểu sao người dịch bỏ 2 chữ "tử bình" và dịch là "pháp xưa lấy niên mà xem con"?

Vì Niên là năm sinh mà xem "con" thì thật là khó hiểu. Theo tôi thì chỉ hiểu theo bình thường là "Khi xưa cổ nhân lấy năm sinh là gốc, Tử Bình (mệnh gia Tử Bình) lấy ngày sinh để luận".

Có thể là vì dịch giả đọc rằng: "Cổ pháp dĩ niên khán tử, bình dĩ nhật khán..." Cái dấu phẩy sau chữ tử thật là rắc rối nhỉ, vì chữ "tử" bị chia cắt với chữ "bình" mà TỬ là CON, nhưng tôi không tìm thấy đoạn nguyên văn nào có dấu phẩy sau chữ TỬ. Tuy nhiên, trong Tam Mệnh Thông Hội mà nhắc đến Tử Bình (mệnh gia) thì cũng là hiếm thấy. Chúng ta nên xem xét lại cho kỹ.

Tuy thế, nội dung của bài văn tiếp theo đó quả là đọc kỹ càng thì sẽ thấy có sự thông đạt ngầm hiểu về cách chia "bổn" và "chủ" rõ rệt: Bổn là năm, mà Chủ là ngày. Và đây là chuyện khác, không dính dáng gì đến "Tử Bình" hay "Tử là Con" gì cả.

Vì thế câu "lấy niên mà xem con, lấy nhựt mà xem bổn" vẫn là đầu đề một nẻo, nội dung đi đằng khác...

Các bạn đọc lại đoạn này thì rõ:


Nghĩa là năm sinh là Giáp Ất mà sinh tháng Mão tức là dư khí Mộc. Chủ (ngày sinh) là Canh Tân mà sinh tháng Dậu cũng gọi là dư khí Kim. Nói chung là Bổn và Chủ được như thế là "thừa vượng khí" (dư khí và được vượng, vì Canh sinh giờ Dậu tọa Đế vượng, hoặc Tân sinh giờ Dậu tọa Lâm Quan, cả hai đều đắc địa).

Như vậy, Bổn là đang nói đến quan hệ của Năm-Tháng, Chủ là nói đến Ngày-Giờ.

Các đoạn sau này đều như thế:





"Mộc mà đắc Quý Mùi nguyệt" đó là vì trong Mùi có Ất Mộc cùng hành với năm Giáp hay Ất. Nói cách khác là Ất trong tháng thấu lộ ra can năm là một tiêu chí xét cách cục. Quí là Kiêu Ấn của Mộc nên Mộc gặp tháng Quí Mùi thì quá tốt, cũng là nghĩa của câu "bổn chủ trì Ấn" vậy.

"Bổn mà thắng Chủ thì phúc ấm" như Năm-Tháng mạnh hơn Ngày-Giờ tức là được dựa vào cha mẹ gia đình anh em tốt đẹp.

"Chủ mà thắng Bổn thì tự lập" thì Ngày-Giờ tính là hậu vận, không được tiền vận tốt cũng có nghĩa là khó khăn hơn, số mệnh sẽ vất vả, cần cố gắng bản thân.

Những đoạn trên chỉ nên nhớ là không nói riêng trụ năm và trụ ngày, mà nói chung về Bổn là cả hai trụ năm+trụ tháng, Chủ tính là trụ ngày+trụ giờ.

Các bạn đang tìm hiểu Tử Bình nên lưu ý. Ngoài ra, từ những chương này trở về sau sẽ đi vào lý luận phân tích cách cục, sinh khắc của Tứ Trụ rất sâu sắc và huyền diệu. Các bạn nên mừng, vì bác anhngoc đang viết lại cho chúng ta xem những đỉnh cao của môn học này.

Bài dịch của các vị cao nhân cũng rất xúc tích như nguyên bản vậy, đôi khi có những từ để y nguyên không dịch ra tiếng Việt, nên các bạn cần phải ghi lại thắc mắc và hỏi han các vị hiểu biết Hán Văn trên các diễn đàn để khỏi bị nhầm lẫn.

vanduc123
17-08-11, 14:55
xin bác Anh Ngọc cuốn Tam mệnh thông hội-1

HVQ
17-08-11, 15:16
xin bác Anh Ngọc cuốn Tam mệnh thông hội-1

http://huyenkhonglyso.com/showthread.php?t=262

vanduc123
21-09-11, 21:43
Thanks bác HVQ nhé

dvn1983
24-10-13, 10:50
Kinh gui Bac AnhNgoc

Chau moi tham gia Dien dan. Xin gui loi cam on chan thanh den Bac AnhNgoc.

Tran trong.

Đông Triều
23-11-14, 10:35
Cháu mới tham gia diễn đàn HKLS này từ tháng 9/ 2014 cháu đã xem cuốn Tam Thông Hội của bác, xin hỏi bác cuốn 2 TTM hết chưa hả Bác. Và học môn Tử bình này thì đọc sách nào căn bản hả Bác, kính mong bác chỉ bảo. Kính chúc bác và GĐ nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc.

Hùng804
31-03-16, 16:30
TMTH có tất cả 12 quyển, nếu dịch hết thì khoảng 570 trang, khổ A4.
các bạn xem link này:
http://xshx23.blog.163.com/blog/static/777006201301405145586/

Hùng804
08-06-16, 16:31
TMTH có tất cả 12 quyển, nếu dịch hết thì khoảng 570 trang, khổ A4.
các bạn xem link này:
http://xshx23.blog.163.com/blog/static/777006201301405145586/

Hoặc các bạn xem ở đây:
http://tubinhdieudung.net/forumdisplay.php?41-Tam-M%E1%BB%87nh-Th%C3%B4ng-H%E1%BB%99i

nanashi1993
05-07-16, 21:38
link tubinhdieudung đã bị lỗi database rồi, không biết anh Hung804 có thể cung cấp từ nguồn khác không ạ

DoanDo
09-07-16, 10:49
cảm ơn chú AnhNgọc đã chia sẻ tài liệu quý,

Hùng804
10-07-16, 15:38
Các bạn vào link đó lại đi, được mà.

hieunv74
10-07-16, 22:00
Quyển 1 hay, nhưng 1/4 chân, còn 3/4 giải thích ngụy biện thật vòng vo tam quốc! Nói chung là 4/4 cám ơn người dịch, kỳ công thật

Hi hihi

@uyet
11-07-16, 15:56
Hoặc các bạn xem ở đây:
http://tubinhdieudung.net/forumdisplay.php?41-Tam-M%E1%BB%87nh-Th%C3%B4ng-H%E1%BB%99i

Cảm ơn bác Hungf804, tam mệnh thông hội đúng là hội tụ cả tinh hoa của tử bình.

hieunv74
12-07-16, 08:53
.....................................