PDA

View Full Version : Hành lang Bát tự khẩu ứng



AnhNgoc
10-05-10, 22:16
Cám ơn anh Phiêu Diêu đã cống hiến cho diễn đàn cuốn Bát Tự Khẩu Ứng này .Tôi xin phép anh mở chủ đề này để các bạn yêu thích Tử Bình có chỗ bàn luận hầu nắm rõ hơn.
Để bài viết của anh Phiêu Diêu được liên tục mong các bạn vào đây để thảo luận.Xin cám ơn.

htruongdinh
10-05-10, 22:18
Cám ơn PhieuDieu đăng tải tác phẩm "Bát tự khẩu ứng" của Tinh Kiều Võng để mọi người đọc, nghiên cứu thêm. HTD muốn đưa ra một bát tự tương tự như Lâm tiểu thư:

(Nữ) : Tân Mùi Đinh Dậu Tân Hợi Bính Thân
Mậu Tuất/Kỷ Hơi/Canh Tý/Tân Sửu/Nhâm Dần/Quý Mão/Giáp Thìn

Tứ trụ này có Quan Sát Hỏa lộ trên trụ nhưng lại phải đi qua Thủy vận. Vần đề dụng thần đang được tranh cãi :

1/ Dụng thần : Hỏa . Kỵ thần là Thủy.

Đinh hỏa yếu, nhưng không bị thiên khắc địa xung. Tuy nhiên vận trình xấu. Vì hành toàn đất thủy. Nói chung những mệnh này nên hành đất mộc hỏa là tốt nhất. Không thiên khô đến mức kỵ gặp khắc được. Đinh hỏa vẫn đủ lực làm dụng nếu gặp vận sinh trợ. Mà kỵ chính là quí thủy. Tuy giữ được thân nhưng ngàn lần đau khổ.

Nếu lấy Đinh hỏa làm dụng thần cho dù trong điều kiện bình thường (không có thủy) thì cũng chỉ là cưỡng chế nhật can một cách hình thức không thực lực, người như thế rất tầm thường . Vì lực Đinh hỏa đâu chế nổi thế lực của nhật can. Huống chi trụ ngày, giờ một vùng Thủy nhâm dương tàng trong chi Thân thấu ra Bính-Tân sẵn sàng cuốn phăng ngọn lửa đèn cầy mong manh Đinh hỏa. Hơn nữa Đinh hỏa mệnh này vượng nhờ trường sinh ở tháng Dậu, nay gặp vận hành ngược đến đất Thủy ,đinh hỏa thoái khí...? Vận tân sửu, lúc này sao chồng nhập mộ, Đinh hỏa tàng trong mùi , chút hi vọng cuối cùng cũng bị sửu (có tàng kim) xung khắc mất. Không biết dậu-sửu bán hợp có cứu nổi không (tham hợp quên xung). Trong Vận này mà có năm Quí thì hung càng hung. Nếu dùng nó (Đinh) làm dụng thần càng tệ hại hơn .

2/ Dụng thần : Thủy

Trụ ngày và Giờ hình thành cách cục chuyên thủy (bính tân hợp thủy +hợi+nhâm tàng trường sinh trong Thân dẫn ra) nên mệnh nữ này từ trung niên đến già là rất tốt. Vì quan tinh Bính hỏa bị hợp,nên lấy Đinh Sát làm sao chồng là cái chắc . Sát vượng và lộ thì cần có chế mới là chồng tốt và hữu dụng thì đây đã có Thủy dụng thần làm việc đó (chế Sát ).
Nếu thủy gặp thời thì tất hỏa suy nhược : không chồng hoặc ly tan nếu có, tệ nhất là khắc chồng. Mệnh nữ chồng bại thì làm sao tốt được. Nên đến vận trình làm sao chồng và thân đều có lực là tốt nhất. Nên thân vượng rồi thì kỵ sinh trợ. Thực thương cũng được vì tốt cho hưởng thụ hoặc phúc đức về con cái, nhưng thực thương trùng trùng tất chồng phải nguy.


Mong PhieuDieu cho biết ý kiến.

kimcuong
13-05-10, 13:14
KC ngẫu hứng bình loạn về ví dụ 3 trong bài Bát tự Khẩu ứng. Một lần nữa xin cám ơn bạn phieudieu đã đăng các ví dụ để mọi người có cơ hội nghiên cứu rộng rãi hơn. Phần bài dưới đây xin đặc biệt để lưu ý các bạn đang chú ý phần Không Vong và các bạn trong phòng thảo luận đã bàn thảo về Tam hội (như Hợi Tí Sửu trong ví dụ này). Trước hết ghi lại tứ trụ của cậu con trai:

Mậu Thân, Nhâm Tuất, Quí Hợi, Quí Sửu

Theo Đường lão sư (người giải tứ trụ) thì dụng thần là Thổ, hỉ thần là Hỏa:


Túy tỉnh tử viết: “Quý thủy ứng phi vũ lộ lâm, căn thông hợi tý tức giang hà”(tức quý thủy có hợi tý thông căn thì thành vượng). Mệnh cục Vương tiên sinh thuộc cách cục này. Ở đây dụng thần như thế nào? Tuy nói “cường thủy đắc mộc phương tiết kỳ thế”, nhưng thủy đa mộc phiếm, có thấy mộc cũng vô ích; cần lấy hỏa làm dụng thần, mệnh cục không có mộc thông quan, nên phạm vào cách “suy thần xung vượng thần, tất vượng thần phát” là tối kỵ. Thủy hỏa giao chiến, hỏa bại là chắc chắn. Bởi vậy chỉ có trước hết dụng táo thổ ngăn thủy thế, kế đến dụng hỏa làm hỉ thần, sanh phù táo thổ, mới có thể nói cát lành.

(Vương tiên sinh là cậu con trai)

Vận hạn:

Quí Hợi, Giáp Tí, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão

Đường lão sư đoán là trong vận Ất Sửu, lưu niên Mậu Dần thì có thể kết hôn. Điều này được cha của cậu đồng ý, không thắc mắc về suy luận.

Nhưng luận đến hạn tài phát vào năm Bính Tí (vận Bính Dần) thì cha của cậu con trai có thắc mắc:


Mặc dù tác giả hết sức bội phục Đường lão sư. Nhưng Đường lão sư có đoạn luận như sau “Lệnh lang năm nay (năm bính tý) tài tinh hiển lộ rõ, có thể thu được tài lợi”. Chỗ này tác giả không đồng ý, Nguyên nhân vận ất sửu, năm bính tý; ta thấy mệnh vận lưu niên thành tam hội thủy cục hợi tý sửu, bính hỏa tài tinh phùng quý thủy, mậu thổ phùng thủy đa, không có lực chế kiếp, là năm rất dễ gặp phá tài, làm sao có thể đắc tài lợi đây?


và bạn phieudieu cũng có bình chú thêm:


Tác giả (tức ông Tinh Kiều Võng) không hiểu được mấu chốt của tử bình nên không đồng ý. Thật sự Đường lão sư đoán rất chính xác chỗ này. Đây là cốt tủy, tôi đã vận dụng vào thực tế nhiều lá số, hoàn toàn đúng (cốt tủy này tôi học từ một danh sư khác). Không thể luận kiểu hội thủy cục gì đó như ông Tinh Kiếu Võng (mà rất nhiều người học sẽ luận giống vậy).

Chính ở điểm gạch dưới đó, tôi xin góp ý để các bạn theo thuyết Không Vong rộng đường tham khảo.

Đầu tiên ta thấy nhật chủ Quí Hợi sinh trong tuần Giáp Dần có Tí Sửu là Không Vong. Trong tứ trụ thấy có Sửu tọa KV ở trụ giờ. Đến vận Ất Sửu, lại gặp niên Bính Tí, cùng với thê cung là Hợi hình thành tam hội Hợi-Tí-Sửu. Khi Không Vong xuất ra vận, niên và tụ họp thành cục thì lực KV thể hiện cụ thể và mạnh hơn. Có nghĩa là Thủy khí hoàn toàn vô lực.

Vì Không Vong có tác dụng nên BÍNH hỏa (chính tài) mới phát được, và chính thế mà cơ hội làm giàu là ở thời gian này (Kị thần Thủy rơi vào Không Vong).

Tại sao TÀI khi thì luận là Tiền, khi thì luận là Vợ? Tại sao Bính (chính tài) lộ, Thủy mất lực mà không phải là hạn lấy vợ?

Vì chính là thê cung HỢI rơi vào KV đấy thôi. Nếu muốn kết hôn ở hạn này thì chẳng phải là không được (vì Tài tinh thấu), nhưng khi phải chọn lựa thì nhất định người có tâm giải tứ trụ sẽ không nói điều này, mà phải chọn thời điểm nào mà thê cung HỢI được tương hợp. Và đấy là khi HỢI hợp với DẦN, thiên can Mậu cũng hợp với Quí (năm Mậu Dần). Vì thế nên Đường lão sư mới nói là năm 37 tuổi có cơ hội gặp được vợ và kết hôn trong năm này là khả năng cao nhất.

Tóm lại là tôi nhận thấy sự kiện Không Vong qua tam hội Hợi-Tí-Sửu vẫn là câu trả lời cho câu hỏi của nhà họ Vương.

thieuba
13-05-10, 13:46
Cảm ơn chị đã phân tích rõ! qua những ví dụ thì quả là tùy hỷ hay kỵ mà KV có những tác dụng đặc biệt. Em không còn nghi ngờ gì khi luận KV nữa.

kimcuong
21-02-11, 12:28
Lâu ngày mới thấy phieudieu gửi lại các bài phân tích trong trang mạng Tinh Kiều rất hay. Cám ơn phieudieu nhiều. Mong rằng thỉnh thoảng bạn có thì giờ gửi lên tiếp loạt bài rất có giá trị này.

Cách giải của các Mệnh gia trong bài này cũng như cách trình bày sự đúng sai của vấn đề (dĩ nhiên là theo suy nghĩ của ông) rất thâm thúy, đáng để chúng ta học hỏi nhiều. Bởi vì hiếm có khi nào đọc được những bài giải ôn tồn và sâu sắc, đồng thời trình bày cho ta thấy được nhiều mặt vấn đề của 1 sự việc để nghiên cứu.

Tôi nghĩ rằng, cho dù ý kiến của bạn là ý thứ 3, thứ 4.... ngoài 2 ý của Đường lão sư và tác giả chăng nữa, bạn vẫn cảm nhận được nhanh chóng nền tảng lý giải nhất thống của Tử Bình. Và đấy mới đúng là tranh luận.

kimcuong
21-02-11, 15:23
Mới nhận được tin này, cám ơn nhiều nha! Đúng là số KC luôn có phò trợ trong "hậu trường" :1226:

"Hi chị KC, Bát tự khẩu ứng trạm là tài liệu của Thẩm Triều Hợp, ái đồ (học trò yêu) của Tống anh Thành , một Mệnh lý gia nổi tiếng của Trung Quốc. chứ ko phải của Tinh Kiều võng, Tinh Kiều võng là gọi tắt của Tinh Kiều ngũ thuật võng, võng là mạng/website , tức là mạng Tinh Kiều (có địa chỉ là www.ncc.com.tw) chứ ko có "ông Tinh Kiều Võng" nào cả. Hì hì!!!"

Vậy KC xin đính chính: không có "ông Tinh Kiều Võng" mà là Thẩm Triều Hợp!

PhieuDieu
21-02-11, 16:34
Cảm ơn bạn KC

Tôi sơ ý quá. Trước đây có người bạn gửi tài liệu cho tôi, nhưng tài liệu không ghi rõ, chỉ ghi Tinh Kiều Võng. Tôi cứ tưởng là tên tác giả, tôi không biết có trang web tinh kiều. Nay vào mạng kiểm tra lại thấy ghi là Thẩm Triều Hợp trứ tác. Vậy đích thị là ông Thẩm Triều Hợp.

Tôi sẽ sửa lại những chỗ nào lỡ viết nhầm tên tác giả.

Chúc mọi người nghiên cứu tinh tấn.

Khôi Tinh
21-02-11, 16:40
Mấy chuyện vặt đó mà anh PD. Anh dịch và post bài nghiên cứu này là quý hóa lắm rồi, ko có gì phải sớ ry đâu... Mời anh tiếp tục và nhất là đừng có để ý mấy chuyện vặt cũng như mấy con gà đang gáy :202:


P/s:
Nhờ Admin hoặc Mod có quyền Edit, sửa lại tên tác giả trong các bài viết của anh PD cho thống nhất nội dung. Cảm ơn.

PhieuDieu
21-02-11, 17:18
Mấy chuyện vặt đó mà anh PD. Anh dịch và post bài nghiên cứu này là quý hóa lắm rồi, ko có gì phải sớ ry đâu... Mời anh tiếp tục và nhất là đừng có để ý mấy chuyện vặt cũng như mấy con gà đang gáy :202:


P/s:
Nhờ Admin hoặc Mod có quyền Edit, sửa lại tên tác giả trong các bài viết của anh PD cho thống nhất nội dung. Cảm ơn.

Hì hì! thì ra là đệ. Đúng là chỉ có em mới rành mấy diễn đàn tiếng Hoa. :4431:

Anh chỉnh lại tên tác giả rồi em. Chúc em vui khoẻ.

Ducminh
21-02-11, 19:24
Trong bài mới đăng của bác Phiêu Diêu có đoạn.


...mệnh nhật can giáp hoặc nhật can kỷ, nếu sanh vào giờ ất sửu, kỷ tị, quý dậu mới thuộc kim thần cách... .
Em lại thấy một số sách nói những người sinh vào ngày hay giờ : "Ất sửu, kỷ tỵ, quý dậu " đều được tính là Kim thần, ko biết thuyết nào đúng nhỉ các bác. Các bác có thể giảng sâu hơn một chút về y nghĩa của Kim thần dùm em được ko. Thanks

VULONG
24-02-11, 05:50
KC ngẫu hứng bình loạn về ví dụ 3 trong bài Bát tự Khẩu ứng. Một lần nữa xin cám ơn bạn phieudieu đã đăng các ví dụ để mọi người có cơ hội nghiên cứu rộng rãi hơn. Phần bài dưới đây xin đặc biệt để lưu ý các bạn đang chú ý phần Không Vong và các bạn trong phòng thảo luận đã bàn thảo về Tam hội (như Hợi Tí Sửu trong ví dụ này). Trước hết ghi lại tứ trụ của cậu con trai:

Mậu Thân, Nhâm Tuất, Quí Hợi, Quí Sửu

Theo Đường lão sư (người giải tứ trụ) thì dụng thần là Thổ, hỉ thần là Hỏa:

(Vương tiên sinh là cậu con trai)

Vận hạn:

Quí Hợi, Giáp Tí, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão

Đường lão sư đoán là trong vận Ất Sửu, lưu niên Mậu Dần thì có thể kết hôn. Điều này được cha của cậu đồng ý, không thắc mắc về suy luận.

Nhưng luận đến hạn tài phát vào năm Bính Tí (vận Bính Dần) thì cha của cậu con trai có thắc mắc:

và bạn phieudieu cũng có bình chú thêm:

Chính ở điểm gạch dưới đó, tôi xin góp ý để các bạn theo thuyết Không Vong rộng đường tham khảo.

Đầu tiên ta thấy nhật chủ Quí Hợi sinh trong tuần Giáp Dần có Tí Sửu là Không Vong. Trong tứ trụ thấy có Sửu tọa KV ở trụ giờ. Đến vận Ất Sửu, lại gặp niên Bính Tí, cùng với thê cung là Hợi hình thành tam hội Hợi-Tí-Sửu. Khi Không Vong xuất ra vận, niên và tụ họp thành cục thì lực KV thể hiện cụ thể và mạnh hơn. Có nghĩa là Thủy khí hoàn toàn vô lực.

Vì Không Vong có tác dụng nên BÍNH hỏa (chính tài) mới phát được, và chính thế mà cơ hội làm giàu là ở thời gian này (Kị thần Thủy rơi vào Không Vong).

Tại sao TÀI khi thì luận là Tiền, khi thì luận là Vợ? Tại sao Bính (chính tài) lộ, Thủy mất lực mà không phải là hạn lấy vợ?

Vì chính là thê cung HỢI rơi vào KV đấy thôi. Nếu muốn kết hôn ở hạn này thì chẳng phải là không được (vì Tài tinh thấu), nhưng khi phải chọn lựa thì nhất định người có tâm giải tứ trụ sẽ không nói điều này, mà phải chọn thời điểm nào mà thê cung HỢI được tương hợp. Và đấy là khi HỢI hợp với DẦN, thiên can Mậu cũng hợp với Quí (năm Mậu Dần). Vì thế nên Đường lão sư mới nói là năm 37 tuổi có cơ hội gặp được vợ và kết hôn trong năm này là khả năng cao nhất.

Tóm lại là tôi nhận thấy sự kiện Không Vong qua tam hội Hợi-Tí-Sửu vẫn là câu trả lời cho câu hỏi của nhà họ Vương.

Theo "Can Chi Thông Luận" của Nguyễn Ngọc Hải thì tam hội có thể hóa giải được Không Vong nhưng ở đây Kimcuong lại cho rằng Không Vong có thể vô hiệu hóa tam hội (Thủy), vậy thì ai đúng ai sai ?

Xét theo Tử Bình truyền thống thì tôi cũng như mọi người đều đồng tình với tác giả là Tứ Trụ này có Thân vượng (mặc dù Dụng thần thì mỗi người mỗi khác).

Vào năm Bính Tý thuộc đại vận Ât Sửu, tiểu vận Tân Tị và Nhâm Ngọ, chúng ta thấy có tam hội Hợi Tý Sửu có 4 chi hóa Thủy thành công.

Vào năm Tý cứ cho rằng Không Vong đã vô hiệu hóa Tam Hội Thủy và Quý trụ giờ (vì có Không Vong cùng trụ) nhưng làm sao nó có thể vô hiệu hóa Nhâm trụ tháng và Quý trụ ngày (vì trụ ngày và trụ tháng làm gì có Không Vong). Vậy Thì Nhâm và Quý cực vượng ở lưu niên Tý không đủ sức Diệt Bính hưu tù ở lưu niên (hưu tù ở cả đại vận) hay sao (Ất đại vận nếu có vượng thì mặc dù có thể sinh phù được cho Bính nhưng Bính lúc này lại không thể nhận được sự sinh phù, huống hồ ở đây Ất suy nhược ở tuế vận) ?

Đây chính là tượng Thân vượng có nhiều Tỷ Kiếp khi vào vận Tài dễ có Tỷ Kiếp tranh đoạt tài với Thân (hay có họa về Tài). Năm Bính Tý rất may cho người này không có tai họa nào cả bởi vì có Tam hội cục giải cứu, nếu không thì ...

kimcuong
24-02-11, 11:37
Cám ơn vulong đã bõ thì giờ bình luận phần giải đoán Không Vong của tôi trong trụ thí dụ trên.

Bây giờ tôi biết thêm được một chiêu của bác: Tượng thân vượng có Tỉ Kiếp đoạt Tài và phát tài nhờ chính Tài tinh Hỏa thấu ra (Bính là tài tinh của Quí nhật chủ) rồi được Thủy tam hội (Hợi Tí Sửu) dập tắt…

Điều này thật phải ngâm cứu cả tháng mới hiểu được...

(PS: Đột nhiên lại nhớ cách giải của 1 phái khác: "có cảnh sát thì phải có tội phạm xuất hiện, cảnh sát mới thi hành nhiệm vụ được" ... Có phải là tương tự như thế không?)

kimcuong
24-02-11, 11:48
Quên, còn một lời giải này của bác nữa, tôi cũng thắc mắc:


Vào năm Tý cứ cho rằng Không Vong đã vô hiệu hóa Tam Hội Thủy và Quý trụ giờ (vì có Không Vong cùng trụ) nhưng làm sao nó có thể vô hiệu hóa Nhâm trụ tháng và Quý trụ ngày (vì trụ ngày và trụ tháng làm gì có Không Vong). Vậy Thì...

- Như thế thì phải đếm xem trong tứ trụ có bao nhiêu Nhâm, bao nhiêu Quí phải không bác?
- Can Quí ở trụ ngày khác Can Quí ở trụ giờ?
- Vậy Nhâm thấu ra ở trụ tháng cũng có khác với Nhâm tàng trong Thân?
- Quí thấu ra ở trụ ngày khác với Quí tàng trong trụ giờ?

Vậy mà từ đó đến giờ tôi cứ tưởng là KHÍ Thủy của tứ trụ là nhất thể !?!

VULONG
24-02-11, 15:47
Cám ơn vulong đã bõ thì giờ bình luận phần giải đoán Không Vong của tôi trong trụ thí dụ trên.

Bây giờ tôi biết thêm được một chiêu của bác: Tượng thân vượng có Tỉ Kiếp đoạt Tài và phát tài nhờ chính Tài tinh Hỏa thấu ra (Bính là tài tinh của Quí nhật chủ) rồi được Thủy tam hội (Hợi Tí Sửu) dập tắt…

Điều này thật phải ngâm cứu cả tháng mới hiểu được...

(PS: Đột nhiên lại nhớ cách giải của 1 phái khác: "có cảnh sát thì phải có tội phạm xuất hiện, cảnh sát mới thi hành nhiệm vụ được" ... Có phải là tương tự như thế không?)

Thì tôi cũng chỉ dựa vào Tử Bình truyền thống để luận thì thấy trong Tứ Trụ tài quá ít trong khi Thân vượng mà vào năm Tý Thân quá vượng do có thêm Thủy cục, Tỷ Kiếp cũng nhiều và vượng còn Tài có là bao khi đã tranh cướp được để chia chác cho nhau. Số tiền đó có đủ nuôi bản thân không, chưa nói đến chuyện nuôi gia đình nên dễ có tai họa do Tỷ Kiếp tranh đoạt Tài với Thân.
Còn năm Bính Tý muốn phát tài thì Tài phải nhiều và vượng, khi đó bọn Tỷ Kiếp phải cùng với Thân mới có thể giữ được Tài.

Tôi mới nghiên cứu về Tài Quan Ấn thôi nên cứ mạnh dạn phang đại ra ấy mà, nếu có sai sót gì đã có mọi người chỉ bảo.

Còn về cái chuyện Cảnh Sát và tội phạm thì theo tôi khi tội phạm chưa xuất hiện Cảnh Sát vẫn phải thường trực để sẵn sàng đi dẹp loạn như lính cứu hỏa. Cháy nhà rồi mới đi mua máy móc và huấn luyện người ... xong mới đi cứu hỏa thì nhà đã thành tro.

Tôi giải thích vậy không biết có ổn không đây, có gì xin mọi người góp ý.

ginsonicc
25-02-11, 02:20
Chẳng hạn như trong Tuần Giáp Tý , Tuất Hợi là KV. Vậy thì Hội/ Hợp Cục gì bị KV đây ? Dần Ngọ Tuất ? Thân Dậu Tuất ? Hợi Mão Mùi ? Hợi Tý Sửu ? Thìn Tuất Sửu Mùi ?
Chẳng nhẽ có 5 Hành mà chạm phải Hội/ Hợp là bị KV cả 5? Hay thậm chí Bán Hợp/ Hội, Lục Hợp cũng bị KV nữa thì thì sao ?

Sonicc

VULONG
25-02-11, 03:53
Quên, còn một lời giải này của bác nữa, tôi cũng thắc mắc:

- Như thế thì phải đếm xem trong tứ trụ có bao nhiêu Nhâm, bao nhiêu Quí phải không bác?
- Can Quí ở trụ ngày khác Can Quí ở trụ giờ?
- Vậy Nhâm thấu ra ở trụ tháng cũng có khác với Nhâm tàng trong Thân?
- Quí thấu ra ở trụ ngày khác với Quí tàng trong trụ giờ?

Vậy mà từ đó đến giờ tôi cứ tưởng là KHÍ Thủy của tứ trụ là nhất thể !?!

Đây là tôi luận theo sự suy nghĩ của tôi bởi vì tôi nghĩ nếu Không vong có tác dụng như Kim cuong nói thì ở đây Không Vong chỉ có ở Sửu trụ giờ thì nó chỉ có tác dụng với những cái gì ở trụ giờ mà thôi. Còn nếu Kimcuong cho rằng Không vong tại sửu mà vô hiệu hóa tất cả Thủy trong Tứ Trụ thì vô lý quá, làm gì mà nó có sức mạnh khủng khiếp như vậy. Ví như một tên trộm đột nhập được vào nhà mà nó có thể tìm được và lấy hết được tiền, vàng, bạc, đá quý mà chủ nhân dấu ở trên mặt đất hay dưới mặt đất hay sao ? Hoặc như một anh cảnh sát mà có thể bắt được hết bọn tội phạm trong nước à ?

VULONG
25-02-11, 05:05
Trong chủ đề "Tứ Trụ Của Thánh Nhân" của tôi (VULONG) trong mục Tử Vi bên Lý Học Đông Phương, tôi đã viết:

“Nam mệnh: Đinh Dậu - Mậu Thân - ngày Tân Tị - Mậu Tuất (tứ trụ này tôi đã dán lên bìa cuốn "Giải Mã Tứ Trụ").

Bây giờ tôi nói tới Thần Lộc (Dậu ở trụ năm), Không Vong (ở trụ năm và trụ tháng) và Quan Sát hỗn tạp trong tứ trụ.

Mặc dù thần Lộc Dậu gặp Không Vong nhưng liệu nó có bị Không Vong làm cho tiêu tan hay không thì từ thực tế cho biết năm 1992 sau khi đi làm được vài tháng người này đã gửi tiền về cho bố mẹ mua một mảnh đất có căn nhà cấp 4 chỉ mất 5,5 cây lúc đó (bây giờ nó đang có giá 8 tỉ đồng VN). Một điều may mắn là con đường 50 mét sắp mở gần chạm vào 1 góc phía sau nhà anh ta. Nếu mảnh đất này chỉ cần dịch về phía sau khoảng 10m thôi thì chắc chỉ được đền bù 1 căn hộ là cùng. Do vậy với ví dụ này chứng tỏ Thần Lộc Dậu không bị mất bởi Không Vong và Lộc này ở trụ năm đúng là Lộc mà anh ta được hưởng từ cha mẹ. Vậy thì cái gì có thể giải được Không Vong? Theo Can Chi Thông Luận của Nguyễn Ngọc Hải thì bán hợp, tam hợp và tam hội có thể giải được Không Vong. Ở đây rõ ràng Thần Lộc Dậu ở trong tam hội Thân Dậu Tuất, vì vậy tam hội đã giải được Không Vong. Còn bán hợp và tam hợp liệu có giải được Không Vong không thì cần có các ví dụ để kiểm tra (theo tôi có thể không giải được).“

Ở đây rõ ràng tam hội Thân Dậu Tuất đã hóa Kim thành công. Vậy thì nếu Không Vong có thể vô hiệu hóa Tam Hội Kim cục thì nó cũng phải vô hiệu hóa được thần Lộc ở Dậu chứ. Thực tế bây giờ giá ngôi nhà và đất này đã được tăng gấp đôi và bố anh ta đã viết di chúc cho anh ta (hiện anh ta đã đưa cho luật sư ở nước... thuộc châu Âu giữ). Do vậy ví dụ này có thể chứng minh Tam Hội có thể giải được Không Vong.

kimcuong
25-02-11, 10:00
vulong, quả là mỗi người có con đường riêng để vói tay và chạm đến sự thật hay một giá trị nào đấy. Mà thật hay hư ở trên đời thật sự cũng chẳng có biên giới phải không. Môn học này cũng thế mà thôi.

Như mọi lệ ước, qui tắc...v.v... khác trong tất cả các môn học, dĩ nhiên chúng ta đều có cơ bản, có ngoại lệ và có phản nghịch. Không Vong cũng vậy.

Nói về ngũ hành, tại sao Thủy chỉ là Thủy, mà không phải là 3 Nhâm hay 4 Quí? Thủy là Khí hay là một món gì đó có hình dáng cụ thể mà ta có thể đếm được 1, 2, 3, 4...? Mà Khí Thủy là cái gì? là không khí hay là hơi nước? :3239:

Bát tự với 8 chữ và đầy đủ 12 can tàng, nếu thêm cung mệnh, thai nguyên nữa là 12 chữ, 18 can tàng, đến đại vận, lưu niên là lại có 16 can chi và 24 can tàng... dần dà nếu bói thêm luôn tiểu vận, ngày tháng giờ hiện thời nữa thì chúng ta sẽ có đầy đủ lục thập hoa giáp ! Những Nhâm và Quí, những trụ riêng lẻ như thế sẽ làm cho ta loạn óc mất!

Nhưng thôi, đã nói rằng mỗi người có góc nhìn sự thật khác nhau.

Về tứ trụ ông bạn của vulong theo bạn thì giải thích như vậy, theo tôi thì tôi nhận định khác. Tứ trụ có 2 Không Vong là Kim, khuyết Mộc là Tài tinh, thân vượng, dụng Hỏa và Mộc là những điều kiện thuận lợi, đến vận Ất Tị mà không phát tài thì cũng hơi lạ đấy...

kimcuong
25-02-11, 10:34
Gửi ginsonicc, dĩ nhiên nếu theo như bạn viết ra thì quả là vô lý không chừng, làm gì mà có chuyện trống không toàn tập như vậy...!

Bạn chịu khó tìm đọc lại trong các tài liệu nhé, đương nhiên thì tôi công nhận không phải là cứ "động" vô KV, cho dù là hợp kiểu gì, tức thì Không Vong sẽ được giải hay trở thành thực lực. Tất cả đều có lệ ước hẳn hoi.

VULONG
25-02-11, 16:52
Sau đây là bài luận (hạn năm Bính Tý) của tôi về ví dụ số 3 trong cuốn "Bát Trự Khẩu Ứng" do Phiêu Diêu đang dịch.

“Ví dụ 3. Vợ chồng nhân duyên túc thế lai.

Càn tạo. Dân quốc năm 57 (năm 1968), sanh vào ngày 9/8 giờ sửu.

Mậu thân nhâm tuất quý hợi quý sửu

Đại vận: Quý hợi (7)/ giáp tý (17)/ ất sửu (27)/ bính dần (37)/ đinh mão (47)/ mậu thìn (57)

Túy tỉnh tử viết: “Quý thủy ứng phi vũ lộ lâm, căn thông hợi tý tức giang hà”(tức quý thủy có hợi tý thông căn thì thành vượng). Mệnh cục Vương tiên sinh thuộc cách cục này. Ở đây dụng thần như thế nào? Tuy nói “cường thủy đắc mộc phương tiết kỳ thế”, nhưng thủy đa mộc phiếm, có thấy mộc cũng vô ích; cần lấy hỏa làm dụng thần, mệnh cục không có mộc thông quan, nên phạm vào cách “suy thần xung vượng thần, tất vượng thần phát” là tối kỵ. Thủy hỏa giao chiến, hỏa bại là chắc chắn. Bởi vậy chỉ có trước hết dụng táo thổ ngăn thủy thế, kế đến dụng hỏa làm hỉ thần, sanh phù táo thổ, mới có thể nói cát lành.

Mặc dù tác giả hết sức bội phục Đường lão sư. Nhưng Đường lão sư có đoạn luận như sau “Lệnh lang năm nay (năm bính tý) tài tinh hiển lộ rõ, có thể thu được tài lợi”. Chỗ này tác giả không đồng ý, Nguyên nhân vận ất sửu, năm bính tý; ta thấy mệnh vận lưu niên thành tam hội thủy cục hợi tý sửu, bính hỏa tài tinh phùng quý thủy, mậu thổ phùng thủy đa, không có lực chế kiếp, là năm rất dễ gặp phá tài, làm sao có thể đắc tài lợi đây?“.

Qua đây ta thấy tác giả (Thẩm Triều Hợp) đã xác định Tứ Trụ này có Thân vượng và Thổ là dụng thần cũng như tác giả đã dự đoán “…là năm rất dễ gặp phá tài, làm sao có thể đắc tài lợi đây?“. Vậy thì điều này những có chính xác không ?

Sau đây là lời giải chi tiết hạn năm Bính Tý:

Điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm:
-0,5……….-0,5………..1…………0,5………….-1
Hỏa………..Thổ........Kim.......Thủy… ….Mộc
#4,2........6,12......2,55......10,95…...#4,2

Các đại vận và thời gian của chúng:
Quý Hợi/Giáp Tý/Ất Sửu/Bính Dần/Đinh Mão/Mậu Thìn/Kỷ Tị
.....6..........16.......26.........36...........4 6...........56........66
12/1974..12/84..12/94...12/04....12/14......12/24...12/34
http://farm6.static.flickr.com/5097/5476158548_c46de8aaa0_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5476158548/)
Ta thấy Tứ Trụ này có Thân vượng mà Kiêu Ấn ít nên dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát/ Kỷ tàng trong Sửu trụ giờ. Nhưng nhìn kỹ thì thấy Quan Sát có 3 can-chi và nắm lệnh nên được tính thành 4 can-chi còn Tỷ Kiếp có 4 can chi thêm Kình Dương ở Hợi thành 5 can-chi. Trong các trường hợp này thì thường lấy Quan Sát làm dụng thần là đúng nhưng ở đây Thân không lớn hơn Quan Sát 5 đv cho nên nếu lấy Quan Sát làm dụng thần thì có thể coi Quan Sát cũng có 5 can-chi, vì vậy Thân dễ trở thành bị nhược là một điều xấu. Do vậy trong trường hợp này lấy Thực Thương làm dụng thần đầu tiên là có lợi nhất. Điều này trái với tác giả luận "Tuy nói “cường thủy đắc mộc phương tiết kỳ thế”, nhưng thủy đa mộc phiếm, có thấy mộc cũng vô ích;". Tại sao lại như vậy ? Bởi vì nếu lấy Tài làm dụng thần thì Tài sẽ sinh cho Quan Sát, khi đó cũng có thể coi Quan Sát được thêm 1 can-chi thì cũng chả khác gì lấy Quan Sát làm dụng thần. Mặt khác ta thấy ở đây Thủy đã bị Thổ khống chế mạnh (do can chi Thủy hầu như đều bị khắc gần và trực tiếp, Thủy từ 27,6 đv chỉ còn lại 10,95 đv) không còn thế cường vượng như tác giả nói nữa mà coi như tương đương với Thổ, vì vậy lấy Mộc làm dụng thần đầu tiên là có lợi nhất. Dụng thần sẽ là Giáp tàng trong Hợi trụ ngày.
1 - Năm Bính Tý thuộc đại vận Ất Sửu, tiểu vận Tân Tị và Nhâm Ngọ. Ta xét tiểu vận Nhâm Ngọ vì có điểm hạn cao hơn.
2 - Có tam hội Hợi Tý Sửu hóa Thủy thành công có 1 + 0,25 đh (mỗi can chi trong hóa cục có điểm hạn bằng 50% đh hành của hóa cục, từ chi thứ 4 trở đi mỗi chi được thêm 0,25 đh). Trường ợp này không phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm vì chỉ có 1 chi trong Tứ Trụ thay đổi hành của nó.
Tiểu vận Nhâm Ngọ thiên khắc địa xung với lưu niên Bính Tý có 0,25 đh (vì Nhâm nhược ở tiểu vận. Chỉ có 2 trụ thiên khắc địa xung với nhau nên có thêm 0,05 đh. Một trụ thiên khắc địa xung với tam hội không thể phá được nó. Ngọ tiểu vận xung gần Tý thái tuế cũng không thể phá được tam hội cục.
3 - Dụng thần Giáp tàng trong Hợi bị tuế vận hợp có 1 đh (vì hành của hóa cục không giống hành của dụng thần) và vượng ở lưu niên có -1 đh.
4 - Nhật can Quý vượng ở lưu niên có -1 đh.
5 - Nhâm trụ tháng vượng ở lưu niên khắc Bính lưu niên có 1 đh, vì vậy điểm hạn 3 cát thần của Bính lưu niên bị mất hết.
Quý trụ ngày và trụ tháng đều thất lệnh nhưng vượng ở lưu niên, vì vậy mỗi Quý có 0,5 đh can động và khắc Bính, mỗi lực có 0,5 đh.
Ngọ tiểu vận có 1 hung thần có 0,13 đh.
6 - Nước biển trụ tháng và trụ ngày có Nhâm và Quý đều vượng ở lưu niên khắc đất dịch chuyển trụ năm, vì vậy mỗi lực có 1 đh.

Tổng số có 5,68 đh. Có tam hội cục ngoài tứ trụ cí 4 chi trong đó có 2 chi khác nhau trong Tứ Trụ nên tổng điểm hạn được giảm 1,25 đh (từ chi thứ 4 trở đi mỗi chi được giảm thêm 0,25 đh, còn với tam hội có 3 chi trong Tứ Trụ liền nhau thì tổng điểm hạn được giảm 1/2; không liền nhau được giảm 1/3 với điều kiện phải có ít nhất 2 trụ của nó phải động). Do vậy tổng điểm hạn còn lại 5,63 đh - 1,25 đh = 4,43 đh. Số điểm này tương đương với phải nằm viện hay phá tài nhưng ở dạng rất nhẹ. Qua đây phải khâm phục tác giả chỉ dự đoán Phá Tài không phải là phá sản là cực kỳ chính xác. Tôi đây thật sự khâm phục, khâm phục tác giả Thẩm Triều Hợp (với tôi chắc đây là người thứ 2 sau cụ Thiệu).

Thủ tính điểm hạn năm Bính Tý nếu lấy dụng thần là Quan Sát Thổ/ Kỷ tàng trong Sửu Trụ giờ và Tài tinh Hỏa/ Đinh tàng trong Tuất trụ tháng xem sao.
1 - Nếu Kỷ làm dụng thần thì nó tàng trong Sửu trụ giờ cũng bị tuế vận hợp có 1 đh nhưng nó Mộ tại đại vận Sửu nên có thêm 1 đh và tử tuyệt tại lưu niên có 1 đh (trong khi dụng thần giáp có -1 đh) còn các điểm hạ khác không thay đổi. Tổng điểm hạn là 8,68 đh - 1,25 đh = 7,43 đh. Số điểm này là không thể chấp nhận được vì nó thừa sức gây ra tử vong.
2 - Nếu Đinh làm dụng thần thì hành Thủy có 1 đh. Do vậy Thủy cục có 2 đh + 0,25 đh và điểm hạn can động của mỗi Quý là 1 đh. Dụng Đinh cũng nhập mộ ở đại vận Sửu có 1 đh nhưng nhược ở tuế vận có 0 đh. Tổng số cũng là 7,43 đh . Số điểm này cũng không thể chấp nhận được.

Không biết theo phương pháp của tôi thì bài luận này có logic, hợp lý không, nếu có sai sót gì mong được mọi người chỉ bảo.

VULONG
25-02-11, 16:53
Sau đây là bài luận (hạn năm Bính Tý) của tôi về ví dụ số 3 trong cuốn "Bát Trự Khẩu Ứng" do Phiêu Diêu đang dịch.

“Ví dụ 3. Vợ chồng nhân duyên túc thế lai.

Càn tạo. Dân quốc năm 57 (năm 1968), sanh vào ngày 9/8 giờ sửu.

Mậu thân nhâm tuất quý hợi quý sửu

Đại vận: Quý hợi (7)/ giáp tý (17)/ ất sửu (27)/ bính dần (37)/ đinh mão (47)/ mậu thìn (57)

Túy tỉnh tử viết: “Quý thủy ứng phi vũ lộ lâm, căn thông hợi tý tức giang hà”(tức quý thủy có hợi tý thông căn thì thành vượng). Mệnh cục Vương tiên sinh thuộc cách cục này. Ở đây dụng thần như thế nào? Tuy nói “cường thủy đắc mộc phương tiết kỳ thế”, nhưng thủy đa mộc phiếm, có thấy mộc cũng vô ích; cần lấy hỏa làm dụng thần, mệnh cục không có mộc thông quan, nên phạm vào cách “suy thần xung vượng thần, tất vượng thần phát” là tối kỵ. Thủy hỏa giao chiến, hỏa bại là chắc chắn. Bởi vậy chỉ có trước hết dụng táo thổ ngăn thủy thế, kế đến dụng hỏa làm hỉ thần, sanh phù táo thổ, mới có thể nói cát lành.

Mặc dù tác giả hết sức bội phục Đường lão sư. Nhưng Đường lão sư có đoạn luận như sau “Lệnh lang năm nay (năm bính tý) tài tinh hiển lộ rõ, có thể thu được tài lợi”. Chỗ này tác giả không đồng ý, Nguyên nhân vận ất sửu, năm bính tý; ta thấy mệnh vận lưu niên thành tam hội thủy cục hợi tý sửu, bính hỏa tài tinh phùng quý thủy, mậu thổ phùng thủy đa, không có lực chế kiếp, là năm rất dễ gặp phá tài, làm sao có thể đắc tài lợi đây?“.

Qua đây ta thấy tác giả (Thẩm Triều Hợp) đã xác định Tứ Trụ này có Thân vượng và Thổ là dụng thần cũng như tác giả đã dự đoán “…là năm rất dễ gặp phá tài, làm sao có thể đắc tài lợi đây?“. Vậy thì những điều này có chính xác không ?

Sau đây là lời giải chi tiết hạn năm Bính Tý:

Điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm:
-0,5……….-0,5………..1…………0,5………….-1
Hỏa………..Thổ........Kim.......Thủy..... ..Mộc
#4,2........6,12......2,55.....10,95….....#4,2

Các đại vận và thời gian của chúng:
Quý Hợi/Giáp Tý/Ất Sửu/Bính Dần/Đinh Mão/Mậu Thìn/Kỷ Tị
.....6..........16.......26.........36...........4 6...........56........66
12/1974..12/84..12/94...12/04....12/14......12/24...12/34
http://farm6.static.flickr.com/5097/5476158548_c46de8aaa0_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5476158548/)
Ta thấy Tứ Trụ này có Thân vượng mà Kiêu Ấn ít nên dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát/ Kỷ tàng trong Sửu trụ giờ. Nhưng nhìn kỹ thì thấy Quan Sát có 3 can-chi và nắm lệnh nên được tính thành 4 can-chi còn Tỷ Kiếp có 4 can chi thêm Kình Dương ở Hợi thành 5 can-chi. Trong các trường hợp này thì thường lấy Quan Sát làm dụng thần là đúng nhưng ở đây Thân không lớn hơn Quan Sát 5 đv cho nên nếu lấy Quan Sát làm dụng thần thì có thể coi Quan Sát cũng có 5 can-chi, vì vậy Thân dễ trở thành bị nhược là một điều xấu. Do vậy trong trường hợp này lấy Thực Thương làm dụng thần đầu tiên là có lợi nhất. Điều này trái với tác giả luận "Tuy nói “cường thủy đắc mộc phương tiết kỳ thế”, nhưng thủy đa mộc phiếm, có thấy mộc cũng vô ích;". Tại sao lại như vậy ? Bởi vì nếu lấy Tài làm dụng thần thì Tài sẽ sinh cho Quan Sát, khi đó cũng có thể coi Quan Sát được thêm 1 can-chi thì cũng chả khác gì lấy Quan Sát làm dụng thần. Mặt khác ta thấy ở đây Thủy đã bị Thổ khống chế mạnh (do can chi Thủy hầu như đều bị khắc gần và trực tiếp, Thủy từ 27,6 đv chỉ còn lại 10,95 đv) không còn thế cường vượng như tác giả nói nữa mà coi như tương đương với Thổ, hơn nữa Mộc và Hỏa coi như khuyết trong Tứ Trụ này cho nên Mộc có khả năng xì hơi Thân vượng và chế ngự Quan Sát để sinh Tài nên thế lực của Thân và Quan sát không thay đổi nên dễ phát tài, vì vậy lấy Mộc làm dụng thần đầu tiên là có lợi nhất. Dụng thần sẽ là Giáp tàng trong Hợi trụ ngày.
1 - Năm Bính Tý thuộc đại vận Ất Sửu, tiểu vận Tân Tị và Nhâm Ngọ. Ta xét tiểu vận Nhâm Ngọ vì có điểm hạn cao hơn.
2 - Có tam hội Hợi Tý Sửu hóa Thủy thành công có 1 + 0,25 đh (mỗi can chi trong hóa cục có điểm hạn bằng 50% đh hành của hóa cục, từ chi thứ 4 trở đi mỗi chi được thêm 0,25 đh). Trường ợp này không phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm vì chỉ có 1 chi trong Tứ Trụ thay đổi hành của nó.
Tiểu vận Nhâm Ngọ thiên khắc địa xung với lưu niên Bính Tý có 0,25 đh (vì Nhâm nhược ở tiểu vận). Chỉ có 2 trụ thiên khắc địa xung với nhau nên có thêm 0,05 đh. Một trụ thiên khắc địa xung với tam hội không thể phá được nó. Ngọ tiểu vận xung gần Tý thái tuế cũng không thể phá được tam hội cục.
3 - Dụng thần Giáp tàng trong Hợi bị tuế vận hợp có 1 đh (vì hành của hóa cục không giống hành của dụng thần) và vượng ở lưu niên có -1 đh.
4 - Nhật can Quý vượng ở lưu niên có -1 đh.
5 - Nhâm trụ tháng vượng ở lưu niên khắc Bính lưu niên có 1 đh, vì vậy điểm hạn 3 cát thần của Bính lưu niên bị mất hết.
Quý trụ ngày và trụ tháng đều thất lệnh nhưng vượng ở lưu niên, vì vậy mỗi Quý có 0,5 đh can động và khắc Bính, mỗi lực có 0,5 đh.
Ngọ tiểu vận có 1 hung thần có 0,13 đh.
Không Vong ở Tý thái tuế không có điểm hạn (tất cả các hung, cát thần bị hợp đều không có đh).
6 - Nước biển trụ tháng và trụ ngày có Nhâm và Quý đều vượng ở lưu niên khắc đất dịch chuyển trụ năm, vì vậy mỗi lực có 1 đh.

Tổng số có 5,68 đh. Có tam hội cục ngoài tứ trụ có 4 chi trong đó có 2 chi khác nhau trong Tứ Trụ nên tổng điểm hạn được giảm 1,25 đh (từ chi thứ 4 trở đi mỗi chi được giảm thêm 0,25 đh, còn với tam hội có 3 chi trong Tứ Trụ liền nhau thì tổng điểm hạn được giảm 1/2; không liền nhau được giảm 1/3 với điều kiện phải có ít nhất 2 trụ của nó phải động). Do vậy tổng điểm hạn còn lại 5,63 đh - 1,25 đh = 4,43 đh. Số điểm này tương đương với phải nằm viện hay phá tài nhưng ở dạng rất nhẹ. Qua đây phải khâm phục tác giả chỉ dự đoán Phá Tài không phải là phá sản là cực kỳ chính xác. Tôi đây thật sự khâm phục, khâm phục tác giả Thẩm Triều Hợp (với tôi chắc đây là người thứ 2 sau cụ Thiệu).

Thử tính điểm hạn năm Bính Tý nếu lấy dụng thần là Quan Sát Thổ/ Kỷ tàng trong Sửu Trụ giờ và Tài tinh Hỏa/ Đinh tàng trong Tuất trụ tháng xem sao.
1 - Nếu Kỷ làm dụng thần thì nó tàng trong Sửu trụ giờ cũng bị tuế vận hợp có 1 đh nhưng nó Mộ tại đại vận Sửu nên có thêm 1 đh và tử tuyệt tại lưu niên có 1 đh (trong khi dụng thần giáp có -1 đh) còn các điểm hạn khác không thay đổi. Tổng điểm hạn là 8,68 đh - 1,25 đh = 7,43 đh. Số điểm này là không thể chấp nhận được vì nó thừa sức gây ra tử vong.
2 - Nếu Đinh làm dụng thần thì hành Thủy có 1 đh. Do vậy Thủy cục có 2 đh + 0,25 đh và điểm hạn can động của mỗi Quý là 1 đh. Dụng Đinh cũng nhập mộ ở đại vận Sửu có 1 đh nhưng nhược ở tuế vận có 0 đh. Tổng số cũng là 7,43 đh . Số điểm này cũng không thể chấp nhận được.

Không biết theo phương pháp của tôi thì bài luận này có logic, hợp lý không, nếu có sai sót gì mong được mọi người chỉ bảo.

ginsonicc
25-02-11, 20:43
Gửi ginsonicc, dĩ nhiên nếu theo như bạn viết ra thì quả là vô lý không chừng, làm gì mà có chuyện trống không toàn tập như vậy...!

Bạn chịu khó tìm đọc lại trong các tài liệu nhé, đương nhiên thì tôi công nhận không phải là cứ "động" vô KV, cho dù là hợp kiểu gì, tức thì Không Vong sẽ được giải hay trở thành thực lực. Tất cả đều có lệ ước hẳn hoi.

Trên mạng 10 người thì có 20 cái lý thuyết cắt thành trăm mảnh ném lên dử mồi, mỗi một cái lý thuyết được dựa theo 1 VD người đó lưạ chọn, thế cho nên dễ cãi nhau. Em cũng chỉ ngứa mồng tí thôi, em cũng có biết gì về KV đâu mà tranh luận.

VD Thân nhược gặp Tài Vận phát thật mạnh, mọi người chỉ nhìn thấy vậy rồi ra một loạt lý thuyết mới ... có chắc là nhìn được tổng quát không ? Có biết được rằng phát tài nhưng trong năm ốm đau, tai nạn đi viện mổ xẻ 2 lần ... vậy là ứng với thân nhược gặp Tài Vận rồi phải không ? Lý thuyết mới ai xài đây ? Toài là những người mới học TB mon men vào mạng là bị đầu độc luôn.

Ngoài ra em chỉ muốn nói là những bài chị viết em rất thích đọc, phần lớn đều có ích cả, em không cố ý khích bác giêng một ai đâu.


Sonicc

kimcuong
26-02-11, 11:02
Sonicc, câu trả lời của KC có lẽ hơi khô thật, nên sonicc tưởng là có sự phiền hà về lời khích bác, sonicc bỏ qua nhé. KC hiểu những câu hỏi đó rất chính đáng, nhưng tiếc là khó mà giải thích ngắn gọn được và tối thiểu cũng có vài thí dụ. Bạn lại biết đấy, hễ đưa ra thí dụ thì cũng chỉ gói gọn ở một đề luận... , không thể nói hết được, tổng quát thì như thế nào, người đọc phải nghiên cứu thêm.

Ngay cả 1 cuốn sách của một vị danh tiếng là đại sư chẳng hạn, ta cũng thấy rốt cục những câu phú, câu quyết, kể cả bình chú dài dòng cộng thêm thí dụ... chỉ là 1 dàn bài gợi ý mà thôi. Bởi vì không thể dàn trải hết các sự kiện phụ thuộc vào kết quả của một việc. Mà kết quả của việc này tất nhiên sẽ là cái nhân tạo ra một sự việc khác... Cứ thế mà tiếp diễn.

Nhưng mấy ai muốn biết như thế, có phải không? Chẳng hạn như đoán được rõ ta thân nhược không thể "gánh" tài, thì có khi hiểu lầm ngay là không bao giờ có tài. Thế nhưng, theo tôi, thân mà nhược, Tài (những biểu hiện đại diện) lại vượng thì đấy chính là những mối dây nhợ trói buộc khó khăn đời sống của ta, là những kiểu cách sử dụng Tài kém thông suốt, là cách cư xử với người chung quanh....chứ không phải là không bao giờ có tài! Nhưng quả là khi mới tìm hiểu Tử Bình và đọc nhiều lý luận khác nhau quá, thường hay có khúc mắc như sonicc nói vậy.

Vì thế nên khi chúng ta thấy được tính "nhân" rõ ràng trong các luận giải của Tử Bình (mà cũng chung cho các môn bói toán) thì sẽ dễ hiểu hơn nhiều lắm. Chứ không phải đơn thuần là bói cho ra những sự kiện sẽ xảy ra là tốt nhất. Cho đến bây giờ, hầu như ít người chỉ cho chúng ta điều này thật rõ ràng, thật sự là như vậy. Lực bất tòng tâm...

thongphanthiet
28-02-11, 11:44
Càn tạo Mậu thân - nhâm tuất - quí hợi - quí sửu
Vận: Quí hợi (7)/giáp tí (17)/ất sửu (27)/bính dần (37)/đinh mão(47)/
Lưu niên: Bính tí ; vận Ất sửu.
Tí thái tuế (vua) tuần du gặp ngay Sửu đại vận (ngoài hành lang mệnh) liền hợp Thổ ngay, tăng thêm lực Mậu thấu từ nguyệt lệnh hợp chế Thân vượng, tạo điều kiện Bính tài xuất can lưu niên (ất vận trợ sinh) thu hoạch mà ko bị tỉ kiếp cướp đoạt. Có thể đoán mùa hạ đắc Tài. Nhưng đến mùa đông thì tình hình chuyển biến khác, lúc này vua đã kết "băng đảng" hợi tí sửu rồi, tỉ kiếp tha hồ cướp đoạt.
Về Không vong, tui ko tin là Thái tuế (vua) mà bị KV khuất phục à. Trái lại Thái tuế hóa giải KV thì có. tpt.

VULONG
28-02-11, 18:49
Càn tạo Mậu thân - nhâm tuất - quí hợi - quí sửu
Vận: Quí hợi (7)/giáp tí (17)/ất sửu (27)/bính dần (37)/đinh mão(47)/
Lưu niên: Bính tí ; vận Ất sửu.
Tí thái tuế (vua) tuần du gặp ngay Sửu đại vận (ngoài hành lang mệnh) liền hợp Thổ ngay, tăng thêm lực Mậu thấu từ nguyệt lệnh hợp chế Thân vượng, tạo điều kiện Bính tài xuất can lưu niên (ất vận trợ sinh) thu hoạch mà ko bị tỉ kiếp cướp đoạt. Có thể đoán mùa hạ đắc Tài. Nhưng đến mùa đông thì tình hình chuyển biến khác, lúc này vua đã kết "băng đảng" hợi tí sửu rồi, tỉ kiếp tha hồ cướp đoạt.
Về Không vong, tui ko tin là Thái tuế (vua) mà bị KV khuất phục à. Trái lại Thái tuế hóa giải KV thì có. tpt.

Cứ cho Tý thái tuế hợp Sửu đại vận hóa Thổ đi thì trước ngày 20/10 dương lịch thuộc tiểu vận Tân Tị có Bính lưu niên hợp với Tân tiểu vận hóa Thủy (có Tý thái tuế dẫn hóa cho dù sau đó nó đã hóa Thổ) vậy thì lấy Tài Hỏa ở đâu ra mà phát Tài cơ chứ, nghĩa là từ vận Tài (vận ở đây nói chung nó có thể là can hay chi đại vận hoặc can hay chi lưu niên) Bính (Hỏa) đã chuyển thành vận Tỷ Kiếp (Thủy).

thongphanthiet
28-02-11, 20:43
Ô hay ! Bác có cách xem của bác,tui có cách xem của tui. Với tui mệnh cục, đại vận, và lưu niên là đủ để dùng. Tiểu vận chỉ để tham khảo khi tui cần, chứ ko nhất thiết lúc nào cũng dùng nó như bác đã phải luôn dùng, như là một định lượng ko thể thiếu trong phương pháp tính điểm hạn của bác.
Tuy nhiên nếu bác đưa ra tiểu vận Tân Tị để cho rằng Bính tài bị hợp mất là sai lầm lớn : Bính gặp Tị là đắc căn (lộc) + can vận Ất sinh, còn Tân thì hư phù. Sự hợp này Tân mất hoàn toàn, Bính vẫn còn dư thừa hỏa lực để sinh Quan chế ngự Tỉ kiếp và mùa hạ sẽ ứng kỳ đắc tài. Chỉ cần nghiệm lý là bác sẽ hiểu ra vấn đề.
tpt .

VULONG
01-03-11, 00:57
Ô hay ! Bác có cách xem của bác,tui có cách xem của tui. Với tui mệnh cục, đại vận, và lưu niên là đủ để dùng. Tiểu vận chỉ để tham khảo khi tui cần, chứ ko nhất thiết lúc nào cũng dùng nó như bác đã phải luôn dùng, như là một định lượng ko thể thiếu trong phương pháp tính điểm hạn của bác.
Tuy nhiên nếu bác đưa ra tiểu vận Tân Tị để cho rằng Bính tài bị hợp mất là sai lầm lớn : Bính gặp Tị là đắc căn (lộc) + can vận Ất sinh, còn Tân thì hư phù. Sự hợp này Tân mất hoàn toàn, Bính vẫn còn dư thừa hỏa lực để sinh Quan chế ngự Tỉ kiếp và mùa hạ sẽ ứng kỳ đắc tài. Chỉ cần nghiệm lý là bác sẽ hiểu ra vấn đề.
tpt .

1 - Sao lại "Ô hay !" ở đây. Tiểu Vận, Đại Vận và Lưu Niên là những khái niệm cơ bản để xây dựng nên môn Tử Bình, vậy thì làm sao lại có thể thích dùng thì dùng không thích dùng thì bỏ ?

2 - Không biết theo trường phái Tử Bình nào mà Bính lưu niên không hợp được với Tân đại vận để hóa Thủy thành công khi có Tý thái tuế động dẫn hóa ?

3 - Theo trường phái Tử Bình nào mà Bính hợp với Tân mà Tân lại mất hoàn toàn để còn lại một mình Bính có thể phản khắc lại 1 Nhâm và 2 Quý trong Tứ Trụ vào lưu niên Tý tại mùa hè của năm Tý ?

4 - Theo trường phái Tử Bình nào cho rằng Tý lưu niên hợp với Sửu đại vận hóa Thổ sau đó Tý mới hợp thêm với Hợi và Sửu trong Tứ Trụ để trở thành tam hội hóa Thủy ?

Qua đây đủ để biết sách Tử Bình của Tầu đã đủ sức đầu độc giới yêu thích Tử Bình của Việt Nam. Họ đã thành công đến mức độ biến trường phái Tử Bình TRUYỀN THỐNG của cụ Thiệu mặc dù đã được truyền tới nay là 29 đời từ cụ Thiệu Khang Tiết (một cao thủ lừng danh của Tầu) (ai có thể chứng minh được một trường phái Tử Bình nào nổi tiếng và lâu đời hơn thế ?) thành vô giá trị bởi một số người Tầu sinh sau đẻ muộn như Đoàn Kiến nghiệp... mới chỉ học mót được một vài chiêu từ Hác Tiên Sinh mà đã Mô Li Phê, Mông Má thành một lý thuyết tự cho rằng của Hác Tiên Sinh.

thongphanthiet
01-03-11, 05:58
Sau dinhman-kt, giờ tới thongphanthiet xin rớt nón chào thua bác ! .

VanQuyTang
04-03-11, 14:34
Thôngphanthiet viết không cần dùng tiểu vận cũng có thể đoán chính xác. Vulong bảo sao vậy được? Mấy can chi có nghe theo ông đâu mà bỏ nó ra ngoài, làm sao bỏ tiểu vận khi đoán được???

Quả thật trên đời không ai có thể sai khiến can chi nghe theo mình được. Làm gì có chuyện bảo gì nó nghe nấy!!!

Ặc! chỉ có duy nhất ông vulong có thể sai khiến được can chi. Muốn dẫn chứng không, từ trong phương pháp xác định thân vượng thân nhược của ông này sáng chế ra đã viết rõ ràng mà ... "Can hay chi bị khắc gần (tức không cùng trụ) bị giảm 1/3đv của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh cũng như nó không sinh hay khắc được với các can chi khác. Nếu can hay chi bị khắc cách 1 ngôi thì nó bị giảm 1/5đv của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận được sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác ..." (trích từ giả thuyết trong sách của vulong). Cái này không phải can chi nghe theo ông vulong sai khiến là gì! Bái phục ông vulong, :797:(.................)

Ai còn théc méc, xin đọc lại phương pháp xác định thân vượng thân nhược của ông vulong.

kimcuong
04-03-11, 15:26
Chào VanQuyTang, câu của VuLong viết:


Can hay chi bị khắc gần (tức không cùng trụ) bị giảm 1/3đv của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh cũng như nó không sinh hay khắc được với các can chi khác. Nếu can hay chi bị khắc cách 1 ngôi thì nó bị giảm 1/5đv của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận được sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác ...

hoàn toàn hiểu được theo lý "khẩn thiếp và gian cách" (gần trụ và cách trụ) mà Tử bình Chân Thuyên Bình Chú và vài tài liệu khác đã nêu ra. Không phải vulong muốn "điều khiển" can chi gì cả đâu, còn cách tính điểm mà vulong đặt ra là do suy nghĩ riêng, hệ thống này tùy người áp dụng được.

Thí dụ :

Canh....Tân.....Ất

> luận khắc, bất tác hợp, bởi vì Canh và Ất cách trụ, không hợp được vì Tân khắc Ất kế bên, gọi là gian cách.
> khi Ất đã chịu lực khắc thì gọi là nhược, đã nhược thì khó có thể sinh cho Đinh hoặc thậm chí được Quí sinh (tùy theo tứ trụ)
> vì vậy, câu của vulong "bị giảm 1/3đv của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh cũng như nó không sinh hay khắc được với các can chi khác" là như vậy.

Tân.....Quí.....Ất
> luận sinh, bất luận khắc
> Ất được Quí sinh ở gần nên không bị Tân khắc
> mặt khác, Tân tham hợp sinh Quí, không khắc Ất
> lực Ất được sinh vượng thì dĩ nhiên khả năng sinh "con" của Ất là sinh cho Đinh vẫn được thỏa.
> Đấy là câu của vulong "Nếu can hay chi bị khắc cách 1 ngôi thì nó bị giảm 1/5đv của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận được sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác"

Việc gì cũng có cớ sự riêng, ở đây tôi chỉ nhận định câu trên của vulong mà thôi. Dù sao, cũng xin nói thêm, vanquytang có phản biện vulong thì góp ý mà bớt phần kích động lại một tí, thì chắc là không có vụ đả qua đấu lại... rốt cục việc nhận xét, học hỏi, tìm hiểu những gì đã được viết ra bị giảm thiểu.

Vài hàng góp ý. Cũng mong vulong bớt phần nóng nảy tức thời vì người khác cũng không "chịu" hiểu mình (ngay lập tức)...

VanQuyTang
04-03-11, 15:55
Chào VanQuyTang, câu của VuLong viết:


hoàn toàn hiểu được theo lý "khẩn thiếp và gian cách" (gần trụ và cách trụ) mà Tử bình Chân Thuyên Bình Chú và vài tài liệu khác đã nêu ra. Không phải vulong muốn "điều khiển" can chi gì cả đâu, còn cách tính điểm mà vulong đặt ra là do suy nghĩ riêng, hệ thống này tùy người áp dụng được.

Thí dụ :

Canh....Tân.....Ất

> luận khắc, bất tác hợp, bởi vì Canh và Ất cách trụ, không hợp được vì Tân khắc Ất kế bên, gọi là gian cách.
> khi Ất đã chịu lực khắc thì gọi là nhược, đã nhược thì khó có thể sinh cho Đinh hoặc thậm chí được Quí sinh (tùy theo tứ trụ)
> vì vậy, câu của vulong "bị giảm 1/3đv của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh cũng như nó không sinh hay khắc được với các can chi khác" là như vậy.

Cám ơn chị Kim Cương đã góp ý

Câu này chưa được chuẩn rồi chị Kim Cương, vì nếu trụ tân hợi sao có thể khắc nổi trụ ất mão đây? Dù cho nó kề cận nhau. Khi đó can ất chưa hẳn không sanh cho can khác, cũng như được can khác sanh.

Điểm quan trọng nhất cần phân tích đây là 1/3 đv này ở đâu ra? Có phải là quá chủ quan, mà đây là giả thuyết ban đầu, tức từ cơ sở này mà ông vulong đưa ra mấy cái đồ hình, rồi điểm đv, đh quái quỷ gì đó. Cơ sở đã sai thì kết quả sai là khẳng định chắc chắn. Môn tử bình này định tính là chủ yếu, mà ông vulong lại dùng định lượng. Quá xá cao ngạo! Sức người đến đâu mà đòi định lượng. Khi ông ta trả lời, tôi sẽ phân tích vì sao không thể dùng định lượng để xem tứ trụ như phương pháp của ông này.

Việc gì cũng có cớ sự riêng, ở đây tôi chỉ nhận định câu trên của vulong mà thôi. Dù sao, cũng xin nói thêm, vanquytang có phản biện vulong thì góp ý mà bớt phần kích động lại một tí, thì chắc là không có vụ đả qua đấu lại... rốt cục việc nhận xét, học hỏi, tìm hiểu những gì đã được viết ra bị giảm thiểu...

Vài hàng góp ý. Cũng mong vulong bớt phần nóng nảy tức thời vì người khác cũng không "chịu" hiểu mình (ngay lập tức)...


Nếu ông vulong này có tinh thần như chị thì dù phương pháp của ông ta có sai, cũng sẽ có người góp ý để hoàn thiện. Đằng này ông ta cứ ngỡ mình là duy ngã độc tôn, phương pháp của mình là số 1. Rồi đem cái sai ấu trĩ củ mình để áp đặt cho người khác, chê bai đả kích thậm tệ người khác. Khiến không còn ai muốn chia sẻ tài liệu quý nữa. Chỉ còn cuốn sách của ông ta thôi! :202:, mại dô! mại dô! hàng nóng hổi đây, ai muốn đọc thì mua ngay, giá 1 triệu đồng. Khà khà! rẻ quá mà. :668:

kimcuong
04-03-11, 16:24
Câu này chưa được chuẩn rồi chị Kim Cương, vì nếu trụ tân hợi sao có thể khắc nổi trụ ất mão đây? Dù cho nó kề cận nhau. Khi đó can ất chưa hẳn không sanh cho can khác, cũng như được can khác sanh.

Đại để là trả lời như tôi viết ra là hiểu "gần, xa" thế và tôi hoàn toàn chấp nhận ở câu nói của vulong, vì thật ra bác ấy còn định địa chi xong rồi mới tổng hợp lại.

Phương pháp của mỗi người một khác, theo tôi thì nếu bạn cho rằng Tân Hợi không khắc được Ất Mão thì lại là việc khác. Tôi tính ngay đây là Ấn cách, nên sẽ luận theo thành bại cứu ứng của Ấn cách, chứ không thể thấy Ất được Hợi sinh, lại có Tỉ đóng trụ ngày là Tân không thể làm gì được. Vả lại nếu có Canh đóng trụ năm thì lực Kim không thể coi thường được.

Thứ nhì, nếu thân cường ấn trọng mà thấu Sát thì đầu tiên Ấn cách bại. Cách cục bại thì thân chẳng nhược là cái chi....?

Về vấn đề "định lượng" hay "định tính" thì còn tùy cách nhìn của bạn. Chính tôi cũng có phương pháp định lượng riêng và vẫn dùng nó song song với các luận giải "từ chương" khác. Ý kiến riêng của KC là có thể dùng số để qui diễn cho chất được, tại sao không? Vấn đề là không nghiêng hẳn một bên nào cả, mà nên bổ sung cho nhau. Chẳng phải Hà đồ, Lạc Thư ban đầu đều chỉ là số đấy thôi.

Đối với các bạn chưa nhìn ra tính chất của bát tự và ngũ hành, một đồ hình biểu diễn với những con số có thể giúp họ có một khái niệm cơ bản. Sau đó dĩ nhiên là phải học đến sự uyển chuyển của các mùa, sinh vượng, biến hóa ...

Tuy nhiên, càng nhìn chất qua các con số thì số phải càng đơn giản, nếu mà quá rối thì hơi bị ảnh hưởng vốn không cực kỳ cần thiết...

VanQuyTang
04-03-11, 18:07
Thật ra tôi không muốn tranh luận với chị Kim Cương. Tôi dành sức phản bác ông vulong. Nhưng chị có đồng ý với tôi là trụ tân hợi nếu có khắc trụ ất mão thì cũng không thể đánh đồng với trụ tân dậu khắc trụ ất dậu. Vậy làm sao có thể viết là bị mất 1/3 đv đây? Dùng chung cho tất cả các trường hợp sao? Chủ yếu trọng tâm bàn ở đây là con số 1/3. Chưa bàn đến luận theo cách cục.

Còn hà đồ lạc thư thể hiện bằng con số, nhưng có phải là định lượng đâu? Đâu phải số 1 là 1kg, hay số 2 là 2 kg...

Tôi tôn trọng nên chỉ viết đến đây. Tôi chuẫn bị cho phần phản bác ông vulong. Để mọi người thấy phương pháp ông vulong là gì???

administrator
04-03-11, 19:55
Chào các bạn.
Chúng tôi rất hoan nghênh và tôn trọng những ý kiến trao đổi để học hỏi lẫn nhau của các bạn. Thế nhưng xin các bạn tôn trọng lẫn nhau và tranh luận thật tế nhị ,tránh làm mất lòng nhau ...
Xin mọi người cùng nhau xây dựng để diễn đàn này ngày càng sạch đẹp và là miền đất hứa của những người yêu thích các môn Khoa học huyền bí Đông Phương.
Kính cảm ơn .

kimcuong
05-03-11, 12:49
Nếu kimcuong viết như thế mà vẫn chưa đủ tế nhị, vậy xin lỗi ban quản trị và các bạn đã đọc. Chúc diễn đàn sớm đạt thành tâm nguyện.

administrator
05-03-11, 13:07
Nếu kimcuong viết như thế mà vẫn chưa đủ tế nhị, vậy xin lỗi ban quản trị và các bạn đã đọc. Chúc diễn đàn sớm đạt thành tâm nguyện.

Chào Kimcuong.
Kimcuong hiểu lầm ý của chúng tôi rồi. Chúng tôi chỉ muốn nhắc nhở các bạn đã có những lời nói không hay dễ gây xích mích lẫn nhau mà thôi.
Thân mến.

VULONG
05-03-11, 17:13
"Bát Tự Khẩu Ứng" của Thẩm Triều Hợp được dịch bởi Phieu Dieu trong mục Từ Bình.

“Ví dụ 6. Đặc tính tòng tài cách.

Càn tạo. Dân quốc năm thứ 56 (năm 1967) ngày 10/6 giờ dần.

Bát tự:Đinh mùi đinh mùi nhâm ngọ nhâm dần

Đại vận : Bính ngọ (4)/ ất tị (14)/ giáp thìn (24)/ quý mão (34)/ nhâm dần (44)/ tân sửu (54)“

Đường lão sư luận như sau :

- “Bát tự mệnh cục của lệnh huynh, có thể không luận chánh cách mà có thể luận tòng tài cách, nguyên thần cực nhược. Lệnh tháng chánh quan đại biểu đám đông nhiều người, nhật nguyên nhâm thủy vô căn, gần như tòng tài cách, tòng cách chính là đi theo người khác, cho nên tốt nhất làm nghề phục vụ, làm công ăn lương đếu rất thích hợp, không nên tự mình làm chủ, không thể tự mình lập nghiệp. Nếu làm chủ dễ dàng phá sản. Về phương diện hành vận, nguyên nhân đại vận nhâm quý thủy hỉ thần thiên can hư phù (vận quý mão, nhâm dần), cho nên hành vận không như ý, muốn gặp vận tốt, có thể phải đợi thật lâu” (Đường lão sư thuyết).

Ở đây Đường lão sư vẫn còn do dự không dám khẳng định Tứ Trụ này thuộc Tòng Tài cách nên mới nói "có thể không luận chánh cách mà có thể luận tòng tài cách" hay "gần như tòng tài cách". Đoạn sau Đường lão sư đã khẳng định "...đại vận nhâm quý thủy hỉ thần thiên can hư phù (vận quý mão, nhâm dần), cho nên hành vận không như ý,..." hay “Nhật nguyên cực nhược, tỉ kiếp là hỉ dụng thần“ . Điều này chứng tỏ Đường lão sư xác định đại vận Nhâm, Quý Thủy… tỉ kiếp là hỷ dụng thần, nghĩa là Đường lão sư vẫn khẳng định Tứ Trụ này thuộc cách thông thường là Chính quan cách.

Còn Thẩm Triều Hợp luận như sau:

“Vậy thì luận theo cách cục phổ thông “Chánh tài cách” tài đa thân nhược hay là cách cục đặc biệt “Tòng tài cách”?“
…..Mệnh cục Ngô tiên sinh, địa chi ngọ mùi hợp hóa hỏa, dần ngọ bán hợp hỏa, can năm can tháng đinh hỏa dẫn thấu, đinh hỏa thông căn lệnh tháng mùi thổ. Tứ ngôn độc bộ viết: “Nhân nguyên tam dụng, thấu vượng vi quý”. Đinh hỏa chánh tài tinh thâm căn cố đế.“

Ở đây làm gì có "địa chi ngọ mùi hợp hóa hỏa", sách nào dậy như vậy ? Tôi chỉ biết có lục hợp của Mùi với Ngọ có thể hóa Thổ mà thôi. Hơn nữa Mùi nắm lệnh nên lực hợp của Mùi với Ngọ chắc chắn phải lớn hơn lực hợp của Mão với Ngọ (ở đây chưa kể tới lực trợ giúp của Mùi trụ năm với Ngọ) nên làm sao mà Mão có thể hợp được với Ngọ để hóa Hỏa, cũng như lục hợp của Mùi với Ngọ không thể hóa Thổ (vì ở đây làm gì có thần dẫn).

Tác giả Thẩm Triều Hợp kết luận: “Tứ trụ không thấy ấn tinh kim sanh phù nhật nguyên, cho nên mệnh cục Ngô tiên sinh thật phù hợp luận “Tòng tài cách”. “. Tác giả chỉ nhắc đến “Tứ trụ không thấy ấn tinh kim sanh phù nhật nguyên,“ thế còn "…không có Tỷ Kiếp trợ Thân" nữa, sao tác giả không nhắc tới ở đây ? Phải chăng tác giả cũng phải dùng đến Tuyệt Chiêu "Gọt Chân cho vừa dầy" chăng ?

Bởi vì rõ ràng ở đây có Tỷ Kiếp là Nhâm ở trụ giờ (cho dù “Nhâm hư phù không gốc") vẫn được tính là có Tỷ Kiếp trợ Thân nên Tứ trụ này không thể là Tòng Tài cách được (và mặc dù Nhâm hưu tù nhưng không bị khắc gần hay trực tiếp nên Tứ Trụ này cũng không thể là "Cách bị ép buộc theo Tài" mà tôi đã "phát minh" ra gần đây).

Tác giả đã nhắc lại định nghĩa/ tính chất của Cách cục phổ thông là Chính quan Cách và Cách cục đặc biệt (Ngoại Cách) là Tòng Tài cách theo Tử Bình truyền thống như sau:

“Luận “Tòng tài cách” cùng với “Chánh tài cách” tài đa thân nhược làm sao luận giống nhau, khác nhau như thế nào đây?

Theo lý tòng tài cách kỵ gặp vận tỉ kiếp ấn thụ sanh phù; mừng gặp vận thực thương, tài vận.

Tài đa thân nhược lại mừng gặp vận ti kiếp ấn thụ sanh phù; kỵ gặp vận thực thương tài sát. Đặc biệt thích gặp vận tỉ, kiếp.

Vì vậy dụng thần sẽ có nhiều khác biệt.“

Tác giả nhận định : “Ta (Thẩm Triều Hợp) nhận định bát tự này thuộc “Tòng cách”,…
……Theo Tích Thiên Tủy: “Đạo có thể dụng, không thể luận phiến diện, quan trọng cần phù cần ức. Nhân sinh có tinh thần, không thể thiên lệch, cần tổn đắc tổn cần ích đắc ích”. Chính là nhấn mạnh tầm quan trọng của trung hòa trong bát tự. Cho nên về lý “tòng cách” cũng cần phải cân bằng trung hòa ngũ hành mệnh cục. Ví như về lý tòng tài cách cũng mừng được tỉ kiếp ấn thụ bang phù, vậy thì vì sao gặp vận tỉ kiếp, ấn thụ tại sao lại hung?“.

Ở đây tác giả đã “nhầm lẫn“ lấy định nghĩa/ tính chất của Chính Tài Cách chuyển sang cho Tòng Tài cách. Vì vậy mà Tác giả đã khẳng định : “Cho nên về lý “tòng cách” cũng cần phải cân bằng trung hòa ngũ hành mệnh cục.“

Tác giả suy luận tiếp : “…đến tỉ kiếp ấn địa, can chi dễ dàng thuận toại mà tinh túy cô đọng, cho nên phùng tỉ kiếp ấn thụ mà phát phúc.“ . Điều này chứng tỏ tác giả cho rằng Tỷ, Kiếp, Kiêu, Ấn là hỷ dụng thần của Tòng Tài cách, mặc dù phía trên tác giả cho rằng “Theo lý tòng tài cách kỵ gặp vận tỉ kiếp ấn thụ sanh phù; mừng gặp vận thực thương, tài vận.“. Vậy thì ở đây phải hiểu ra sao về Tòng Tài cách theo quan điểm của tác giả ? Chả nhẽ tác giả cho rằng với Tòng Tài Cách thì tỷ, kiếp, kiêu, ấn, thược, thương, tài, quan, sát đều là hỷ dụng thần cả hay sao ?

Để kết thúc tác giả khuyên độc giả :“Cho nên chúng ta nghiên cứu mệnh lý không được để sách cổ làm ngộ nhận.“ (mà sao cũng kỳ thật đến giờ vẫn không thấy nhà "Thông Thái" nào phản đối Thẩm Triều Hợp dám khuyên mọi người như vậy, trong khi VULONG này mới tìm được một vài cái sai trong các sách Cổ Kim, tức “không được để sách cổ làm ngộ nhận“ thì họ lại giẫy nẩy lên như "Đỉa Phải Vôi" vậy). Có nghĩa tác giả muốn mọi người phải xác định hỷ dụng thần của Tòng Tài cách là “tỷ, kiếp, kiêu, ấn, thực, thương, tài, quan, sát“.

Không biết tôi có phải bị "Tầu hỏa nhập ma" không mà sau một hồi vòng vo suy luận thấy tác giả khuyên mọi người không nên Ngộ Nhận theo sách Cổ mà nên theo suy luận của tác giả như vậy thì mới đúng hay sao đấy.

Hy vọng có cao nhân nào giải cứu giúp tôi khỏi bùa mê này thì tôi xin cám ơn vô cùng.

nvhuyhaui
29-03-11, 22:06
những người mới nghiên cứu tử bình mà đọc những bài viết nè... có lẽ... sớm tẩu hỏa hết thôi...

VULONG
30-03-11, 00:03
những người mới nghiên cứu tử bình mà đọc những bài viết nè... có lẽ... sớm tẩu hỏa hết thôi...

Để những người mới nghiên cứu Tử Bình không bị "Tầu Hỏa Nhập Ma" nên tôi đã phải tóm tắt ý chính của chủ đề này thành chủ đề mới là "Lời khuyên của cao thủ Tử Bình Thẩm Triều Hợp", mọi người đọc thì sẽ biết ngay thôi, trừ Hội các nhà "Thông Thái" Khặc Khặc VanQuyTang.

Để thuận tiện cho người đọc tôi coppy chủ đề này vào đây như sau:

"Trong ví dụ 6 cuốn "Bát Tự Khẩu Ứng" của Thẩm Triều Hợp được dịch bởi Phieu Dieu có đoạn tác giả Thẩm Triều Hợp đã khuyên độc giả :

"Cho nên chúng ta nghiên cứu mệnh lý không được để sách cổ làm ngộ nhận."

Vậy thì ông Thẩm Triều Hợp cũng thuộc dạng "Ấu Trĩ" dám "Chê Bai Học Thuật" của các cổ nhân như Hội các nhà "Thông Thái" Khặc Khặc VanQuyTang kết luận chăng ?

Để khẳng định lời mình khuyên là đúng tác giả Thẩm Triều Hợp đã dùng ví dụ 6 để chứng minh lời khuyên của ông ta như sau :

"Cho nên về lý “tòng cách” cũng cần phải cân bằng trung hòa ngũ hành mệnh cục."

Điều này đúng hay sai , nó có phải là "Bới Bèo Ra Bọ" mà Hội các nhà "Thông Thái" Khặc Khặc VanQuyTang đã kết luận hay không ?"
__________________

thongphanthiet
30-03-11, 13:20
Đặc tính tòng tài cách.
Đinh mùi / đinh mùi / nhâm ngọ / nhâm dần
1. Hỏa chiếm lĩnh mệnh cục, ngọ-mùi bán hội, ngọ-dần bán hợp đều là hỏa. (Cho dù ngọ-mùi bán hợp cũng là thổ táo càng tăng uy thế cho hỏa). Tóm lại cho dù hội,hợp kiểu gì đi nữa cũng đều qui về hỏa mà thôi.
2. "Không có tỉ kiếp trợ thân. sao tác giả không nhắc tới ở đây?"
Tác giả viết rõ ràng :" Chỉ có trụ giờ thiên can Nhâm thủy trợ nhật nguyên, nhưng Nhâm thủy vô khí tại địa chi (dần) là "thiên phúc địa không tải". (Nhâm hư phù, sinh tháng mùi thổ nắm lệnh mà không bị khắc sao?. tpt)
3. Theo TTT ".....". Chính là nhấn mạnh tầm quan trọng của trung hòa trong bát tự". Cho nên về lý "tòng cách" cũng cần phải cân bằng trung hòa ngũ hành mệnh cục". (đọc câu này tpt hiểu ngay rằng về LÝ thì bất cứ tòng cách nào cũng cần cân bằng trung hòa, nhưng về TÌNH (thực tế) thì có cần thiết đòi hỏi vậy không?). Và tác giả đã có câu trả lời : "vậy thì vì sao gặp vận tỉ kiếp,ấn thụ tại sao lại hung?".
..........
Còn tiếp.

thongphanthiet
30-03-11, 19:22
(tt)
Tóm lại tác giả (Thẩm Triều Hợp) muốn xác định về LÝ là như vậy, nhưng thực tế có những cách cục (như tòng cách) thì không như vậy : không phải hể thấy khuyết là bổ,thấy thừa là ức . Vì như thế sẽ bị phạm vào điều cấm kị "vượng thần xung suy,suy thần xung vượng,vượng thần phát".
4. Tác giả viết: "Mà bát tự Tài đa thân nhược (tức Chính tài cách. tpt) Nhật chủ vốn ĐÃ CÓ CĂN CƠ (tức có gốc,tỉ kiếp không bị hư phù...tpt) đến vận Tỉ kiếp Ấn địa, can chi dễ dàng thuận toại mà tinh túy cô đọng, cho nên phùng Tỉ kiếp ấn thụ mà phát phúc". (Tác giả rất xác đáng khi cho rằng nhật chủ vốn ĐÃ CÓ CĂN CƠ thì không thể theo Tòng được, do đó phải luận theo Chính Tài cách vậy).
5. Tác giả viết tiếp:"...Ví như tòng tài cách,đặc tính tài tinh biểu hiện đặc biệt xuất sắc nổi bật, NHƯNG TÀI TINH XUẤT SẮC NỔI BẬT KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ NHỮNG VIỆC KHÁC ĐỀU ĐẸP, TỐT NHƯ Ý. Trong quá trình nghiên cứu mệnh lý, những ví dụ cổ về tòng tài cách đến vận thực thương,tài địa tức "thành vi cự phú,an phú tôn vinh" MÀ KHÔNG ĐỀ CẬP ĐẾN CHUYỆN HUNG HỌA. Cho nên chúng ta nghiên cứu mệnh lý không được để sách cổ ngộ nhận". (ngộ nhận : đừng tưởng rằng tòng tài cách là mọi chuyện gì cũng tốt đẹp. tpt).

VULONG
30-03-11, 23:12
Đặc tính tòng tài cách.

Đinh mùi / đinh mùi / nhâm ngọ / nhâm dần

1. Hỏa chiếm lĩnh mệnh cục, ngọ-mùi bán hội, ngọ-dần bán hợp đều là hỏa. (Cho dù ngọ-mùi bán hợp cũng là thổ táo càng tăng uy thế cho hỏa). Tóm lại cho dù hội,hợp kiểu gì đi nữa cũng đều qui về hỏa mà thôi.

Ở đây Ngọ Mùi không có bán hội hay bán hợp gì cả mà là lục hợp và nó chỉ có thể hóa Thổ mà thôi. Đó chính là ý tôi muốn nói ở đây còn dĩ nhiên nó có hóa Thổ hay không thì nếu là cách Tòng Tài (Hỏa) thì Hỏa Thổ đều là hỷ dụng của cách này .

2. "Không có tỉ kiếp trợ thân. sao tác giả không nhắc tới ở đây?"
Tác giả viết rõ ràng :" Chỉ có trụ giờ thiên can Nhâm thủy trợ nhật nguyên, nhưng Nhâm thủy vô khí tại địa chi (dần) là "thiên phúc địa không tải". (Nhâm hư phù, sinh tháng mùi thổ nắm lệnh mà không bị khắc sao?. tpt).

Nếu như Thẩm Triều Hợp cho rằng: "Chỉ có trụ giờ thiên can Nhâm thủy trợ nhật nguyên, nhưng Nhâm thủy vô khí tại địa chi (dần) là "thiên phúc địa không tải"" và Thongphanthiet bổ sung thêm "(Nhâm hư phù, sinh tháng mùi thổ nắm lệnh mà không bị khắc sao?. tpt)" nên đã kết luận Tứ Trụ này thuộc Tòng Tài cách. Còn theo tôi thì mặc dù Nhâm trụ giờ thất lệnh nhưng nó chỉ bị khắc xa bởi Mùi trụ tháng và Mùi trụ năm nên nó vẫn đủ sức phá cách Tòng Tài, vì vậy Tứ Trụ này vẫn thuộc Chính Cách (tức cách cục phổ thông).

3. Theo TTT ".....". Chính là nhấn mạnh tầm quan trọng của trung hòa trong bát tự". Cho nên về lý "tòng cách" cũng cần phải cân bằng trung hòa ngũ hành mệnh cục". (đọc câu này tpt hiểu ngay rằng về LÝ thì bất cứ tòng cách nào cũng cần cân bằng trung hòa, nhưng về TÌNH (thực tế) thì có cần thiết đòi hỏi vậy không?). Và tác giả đã có câu trả lời : "vậy thì vì sao gặp vận tỉ kiếp,ấn thụ tại sao lại hung?".

Theo tôi nếu đã là "tòng cách" thì phải theo Tòng Cách chứ không thể là Chính Cách được bởi vì chỉ có Chính Cách mới có đặc tính "...cần phải cân bằng trung hòa ngũ hành mệnh cục", nếu không người ta "Phịa" ra Ngoại Cách để làm gì.

Tóm lại tác giả (Thẩm Triều Hợp) muốn xác định về LÝ là như vậy, nhưng thực tế có những cách cục (như tòng cách) thì không như vậy : không phải hể thấy khuyết là bổ,thấy thừa là ức . Vì như thế sẽ bị phạm vào điều cấm kị "vượng thần xung suy,suy thần xung vượng,vượng thần phát".

Đoạn này Thongphanthiet muốn nói gì mà tôi không hiểu. Rõ ràng "...nhưng thực tế có những cách cục (như tòng cách) thì không như vậy : không phải hể thấy khuyết là bổ,thấy thừa là ức . Vì như thế sẽ bị phạm vào điều cấm kị "vượng thần xung suy,suy thần xung vượng,vượng thần phát"" là quá đúng bởi vì nếu là Tòng Cách thì làm gì có "...thấy khuyết là bổ, thấy thừa là ức...". Vậy thì "LÝ" của Thẩm Triều Hợp mà Thongphanthiet muốn nói ở đây là gì ?

4. Tác giả viết: "Mà bát tự Tài đa thân nhược (tức Chính tài cách. tpt) Nhật chủ vốn ĐÃ CÓ CĂN CƠ (tức có gốc,tỉ kiếp không bị hư phù...tpt) đến vận Tỉ kiếp Ấn địa, can chi dễ dàng thuận toại mà tinh túy cô đọng, cho nên phùng Tỉ kiếp ấn thụ mà phát phúc". (Tác giả rất xác đáng khi cho rằng nhật chủ vốn ĐÃ CÓ CĂN CƠ thì không thể theo Tòng được, do đó phải luận theo Chính Tài cách vậy).

Điều này thì quá đúng cần gì phải bàn cãi cơ chứ.

5. Tác giả viết tiếp:"...Ví như tòng tài cách,đặc tính tài tinh biểu hiện đặc biệt xuất sắc nổi bật, NHƯNG TÀI TINH XUẤT SẮC NỔI BẬT KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ NHỮNG VIỆC KHÁC ĐỀU ĐẸP, TỐT NHƯ Ý. Trong quá trình nghiên cứu mệnh lý, những ví dụ cổ về tòng tài cách đến vận thực thương,tài địa tức "thành vi cự phú,an phú tôn vinh" MÀ KHÔNG ĐỀ CẬP ĐẾN CHUYỆN HUNG HỌA. Cho nên chúng ta nghiên cứu mệnh lý không được để sách cổ ngộ nhận". (ngộ nhận : đừng tưởng rằng tòng tài cách là mọi chuyện gì cũng tốt đẹp. tpt).

Chả nhẽ các cao thủ Tử Bình đều cho rằng vào các vận hỷ dụng thần (cả ngoại cách và chính cách - cách cục phổ thông) thì không bị chết, lao tù hay phá sản chăng ?




Ở đây cái mà tôi muốn nói tới là câu mà Thẩm Triều Hợp đã nói :

"Chính là nhấn mạnh tầm quan trọng của trung hòa trong bát tự. Cho nên về lý “tòng cách” cũng cần phải cân bằng trung hòa ngũ hành mệnh cục.".

Phải chăng từ chính câu này mà Thẩm Triều Hợp đã khuyên chúng ta :

“Cho nên chúng ta nghiên cứu mệnh lý không được để sách cổ ngộ nhận".

thongphanthiet
31-03-11, 06:33
@ kimcuong
Cách diễn đạt của tôi thiếu mạch lạc ,hơi lủn củn khó hiểu nhưng tôi nghĩ chắc kc cũng hiểu được ý tôi muốn nói gì. Mong kc giải thích dùm được không ạ. Cám ơn kc trước. tpt.

kimcuong
31-03-11, 10:30
thongphanthiet, nhức đầu với tòng hay không tòng làm chi, theo tôi thì nếu dụng Thủy hay dụng Hỏa ở tứ trụ này đều có vấn đề, vì Nhâm hợp Đinh mà Quí khắc Đinh. Mỗi khi có Nhâm, có Quí thì Đinh trong trụ bị động. Ngược lại Đinh thái tuế mà đến thì Nhâm trong trụ bị hợp. Có lẽ vì thế mà các vị cao thủ lão sư chẳng quyết định được tòng cách hay chánh cách.... Còn tôi thì đã có lời bàn ngay sau đó rồi: Giả tòng!

VULONG
01-04-11, 00:18
Đường lão sư đã định nghĩa Tòng Tài cách như sau: "...tòng cách chính là đi theo người khác, cho nên tốt nhất làm nghề phục vụ, làm công ăn lương đếu rất thích hợp, không nên tự mình làm chủ, không thể tự mình lập nghiệp. Nếu làm chủ dễ dàng phá sản...".

Đoạn này theo tôi nghĩ Đường lão sư đã "Đãng Trí" thì phải bởi vì nếu đã là Tòng Tài cách thì Tài là dụng thần, làm ông chủ là đúng sách, làm sao có thể dễ dàng phá sản được. Chỉ có Tài đa Thân nhược mà là cách cục phổ thông thì Tài là kỵ thần nên làm ông chủ mới dễ phá sản mà thôi.

Không biết tôi hiểu về Tòng Tài cách có đúng như vậy không ?

Trừ đoạn "Đãng Trí" trên thì Đường lão sư luôn luôn luận Tứ Trụ này theo Chính Cách (tức cách cục phổ thông).

Thẩm Triều Hợp đã viết: "...ta tán đồng Đường lão sư, bát tự tòng tài cách...". Theo tôi Thẩm Triều Hợp đã nhầm khi kết luận Đường lão sư đã luận Tứ Trụ này theo Tòng Tài cách. Chính vì lý do này mà Thẩm Triều Hợp đã phát minh ra Tuyệt Chiêu :

"Cho nên về lý “tòng cách” cũng cần phải cân bằng trung hòa ngũ hành mệnh cục".