PDA

View Full Version : Trao đổi về địa lý



chungnp
18-05-10, 17:40
Chào mọi người yêu thích môn địa lý.
-Nay em mở chủ đề này thay mặt các hội viên mê địa lý, để mọi người có thể trao đổi,chia sẻ cho nhau về những kiến thức mà mình góp nhặt được.
-Thật là tiếc khi mọi diễn đàn lý số dần dần không còn mục địa lý.Chắc là do nó quá khó hay những tài liệu viết quá lan man đưa người ta đi lầm đường.
-Việt Nam có rất nhiều mạch.Phát anh kiệt rất nhiều.Nên topic này cũng là nơi mọi hội viên có thể chia sẽ,thảo luận với nhau để giữ gìn môn địa lý chính tông,bảo toàn khí mạch đất nước .
-Cám ơn sự đóng góp,chia sẻ của mọi hội viên để topic này luôn mới.

chungnp
18-05-10, 17:43
KIM CƯƠNG TOÀN ( Dương Quân Tùng trước tác) trích bảo ngọc thư-cụ Việt Hải.


Xưa dương công ,ngày thường cầm quyển sách kim cương toàn,bảo môn nhân rằng:" Cái yếu thuật về địa lý thì long cần có chính tinh.huyệt cần có chính hình,sa cần có chính danh,thủy cần có chính tình.Ngoài 4 cái ấy cần có cách pháp táng,nên mới bảo" có thường tất có biến" vậy cái pháp táng là để chế biến đi.Như ở núi cao thì táng ở chỗ hõm,hang là định hình.Nhưng lại có cái hang rỗng không là hang thiên cẩu( chó trên trời).Ở nơi đất bằng thì táng ở chỗ khởi đột,là định hình.Nhưng lại có cái bạo đột là Cô Diệu.Nếu đặt táng vào những chỗ ấy thì gia phá nhân vong.Lại bảo rằng địa lý không đủ nghiệm,đó là bởi cách làm của táng pháp.
- Cái long hung huyệt cát là vô tình mà trông lại hữu tình tuy phát phúc nhưng không được bền.Cái long cát huyệt hung là hữu tình mà trông thì vô tình,tuy hung nhưng lại phát phúc.Vậy cách khử hung triệu cát chỉ ở cái phép sữa chữa giúp cho thành hình địa,để tránh chỗ khiếm khuyết, tới chỗ hoàn toàn thôi.
-Cho nên phép tìm đất,trước hết phải nhận cái huyệt tinh là âm hay dương.Cái hình là dương lạc,hẳn là ngửa lên,là âm lạc thì hẳn úp xuống.Vậy sau sẽ tìm cái sống lưng nó rủ xuống để tróc khí mạch; xét cái mạch gợn lên chút xíu như hôi tuyến mà định chỗ kết huyệt;rồi xét đến cái nước làm ranh giới huyệt;cái nước ấy gọi là kim ngư chỉ thủy.cái sa hộ vệ huyệt gọi là phượng hoàng chỉ sa.
-Có thủy mà không có sa chuyển bão thì khí tán loạn không tụ; đó là kim ngư bất phượng hoàng thì trở thành tai ương.
-Lại phải xem chỗ xuất nhũ có tròn chỉnh không? hoặc đột như mắt cua mà hoạt động hữu tình,hai bên có thủy vi mang( nước nhỏ hẹp mà nông)bao quanh.thì không phải là bạo đột;bởi vậy khi đặt táng rất kị vô nhũ.Lõm sâu là hang không,như hình mắt cua chết,thì bị họa! Vậy có câu"Hà nhỡn đương ,cầu pháp"" Tữ giải lộ,nhân vong" nghĩa là Hình như mắt con tôm thì nên tìm phép táng,hình như mắt cua chết thì hay có người bị chết ngoài đường.
-Cầu pháp tức là khai ra cái khẩu(miệng) hay đắp lên cái nhũ(vú),hoặc như chỗ lõm ở vai,nách,cổ.chân....
-Lại nên xét cái "Hà tu chi thủy" cho minh bạch( hà tu chi thủy là cái thủy ở trước huyệt hình như nhân trung,hai bên hợp lại như vạt áo khép vào,nên gọi là thủy hợp khâm).; nếu không rõ ràng thì giới hợp bất thành,không nên dùng, chớ có nhận sai là hà tu.Hà tu là cái lạch thủy như hai càng tôm,người ta thường mừng có thủy hà tu dài là tốt.
-Lại nên xem cái sa bên tả và hữu có phải là " thư hùng giao độ" thì khí mới tụ,hoặc là âm giao dương,hoặc dương giao âm thì mới thực là kết cục.Hoàng là hùng (đực),Phượng là thư ( cái),nên mới bảo:"Hoàng hùng đoan,yếu phượng thư" ý nghĩa bảo về cách biện dụng như vậy.Sa hai bên tả hữu chuyền vòng cong ôm vào( là hộ vệ bên trong) thì bên trong hẳn được thủy khí tịnh minh( trong sạch).Nếu sa có đuôi thò dài quay đi ra ngoài, gọi là " Vĩ tha hướng ngoại" có câu đoán nghiệm:" Tẫn giã vĩ,đa loạn; Mẫu giả vĩ,thảng dương" nghĩa là:" Sa bên hữu ví như tẫn (loại cái) có đuôi thì bên nữ có nhiều hỗn loạn.Sa bên tả ví như mẫu ( loại đực) có đuôi thì phái nam du đãng.
-Nếu có đuôi sa phiêu dương ra ngoài như thế thì nên khuất kín,ở chỗ huyệt không trông thấy thì không tốt.
-Lại nên phân tach những cách của long sơn,nếu thấy như hình cái máng nước,hoặc lõm xuống như hình cối nghiền thuốc,lòng khay trà,hoặc như cái sảo,cái thúng lõm,lòng chảo....thì không nên đặt táng.Tuy xem đã được hợp pháp rùi,lại còn phân biệt cái thủy khẩu,thần môn ,tứ thần,bát tướng,tam dương ,lục kiến,mọi cái đều được rõ rệt,đầy đủ thỉ mới toàn cát vô hung;cái cục địa ấy là " thập toàn chi địa" Tất cả các phép tầm địa cũng không ngoài những cái ấy.
-Nay liệt cử những bảng hình của ngũ tinh và những cái diệu quyết của pháp táng ra bản đồ để bảo cho mọi người.Đây là cái năng lực về địa học rất chí lý,giữ lấy phép này mà làm thì được hưởng phúc lâu dài,không bị họa;nếu muốn làm đất mà bỏ mất phép này thì ví như tìm thóc trong đám bụi,tìm vàng trong đống cát.
-Ai được phép của ta thì chẳng những không gieo họa cho người mà chính là tạo phúc cho người vậy!

chungnp
20-05-10, 19:40
HUYỆT PHÁP (trích vi sư pháp-Cao Trung).

-Huyệt pháp là phương pháp để huyệt,là phép tìm ra lỗ huyệt trên huyệt trường.Huyệt trường có thể lớn từ mấy sào đến một hai mẫu; nhưng lỗ huyệt chỉ bằng cái chiếu con; vậy ta xem thế nào là chỗ kết huyệt và điểm huyệt vào chỗ nào mới trúng.Chính chỗ điểm huyệt là nơi chôn xương người quá cố xuống.

-Có 4 dạng kết huyệt :Oa,Kiềm,Nhũ,Đột.Huyệt trường có nhiều hình dạng và nhiều vị trí khác nhau.

-Nơi sơn cốc tại chỗ đầu núi hạ xuống thấp lõm như hình lòng chảo mà hai bên có long hổ che gió cho huyệt là huyệt kết oa ( kiểu đất Long Quải Tây Hoài).

-Lại có huyệt kết thấp gần mặt đất, kết nhũ hay đột (kiểu Long Cung Cẩm Thất).

-Có những huyệt kết trên một quả gò nổi trên mặt nước (Kiểu Thu Nguyệt Ấn Siêu Đồ).

-Và lại có cả huyệt kết không nằm trên đất mà chìm dưới mặt nước ( kiểu Vương Tự Tiền).

-Những câu phú về huyệt pháp:
1. Huyệt giả như nhân chi âm huyệt dã,thiên hình vạn trạng,bất quá tứ thể nhi dĩ.
Dich: Huyệt cũng như âm huyệt người ta,tuy thiên hình vạn trạng,chẳng qua cũng trong bốn thể mà thôi.
Giải thích:Chỗ kết huyệt có nhiều hình dạng khác nhau nhưng nhà đại lý sắp đặt lại cho gọn: Oa,Kiềm,Nhũ, Đột.
Oa: Lõm xuống như lòng chảo mà hai bên cao che gió cho huyệt.
Kiềm: Mạch đang đi tách ra làm 2 như cái kìm rồi vào kết.
Nhũ:Nổi lên hình dài tròn như cái vú quả mướp của đàn bà có con.
Đột:nổi lên hình tròn như bánh dầy.Tùy theo hình dạng có các tên như nam tử dạng hay nữ nhân hình.

2.Sơn cốc thân tựu oa túc,hạ tầm nhũ kiềm vi mang ảnh.
Dich: Nơi sơn cốc tới chỗ oa vụng,ở dưới chân núi tìm nơi nhũ kiềm vi mang ảnh.
Giải thích: Nơi sơn cốc hay có oa ở đầu núi cúi xuống làm huyệt kết.

3.Bình dương tựu đột lĩnh khai khẩu,nhược vô khai khẩu thần tiên nan hạ thủ.
Dich: Bình dương tìm chỗ đột hình khai khẩu,nếu không khai khẩu thì thần tiên cũng không làm được.
Giải thích:Nơi bình dương, dưới bãi đất bằng,chỗ nào huyệt trường đột cao lên và có khai khẩu là có huyệt kết; Nếu đột lên mà không khai khẩu thi khó biết đâu là lỗ huyệt.
thật ra cũng không khó đến nỗi thần tiên không làm được, cần khảo sát kĩ long hổ,minh đường ,huyền vũ,nơi hội tụ của 2 ,3 dòng nước nếu biết phương pháp điểm huyệt.

4.Huyệt phì dư nẫu hậu khí giả,phú quý đa tử tôn.
Dịch:Huyệt nở nang đệm đầy khí, thì giàu sang nhiều con cháu.
Giải thích:Huyệt chứa nhiều khí mạch bêb trong thì con cháu đông và giàu có.

5.Huyệt xấu đê,cô độc, tiện cách dã,phát nhất đại như hy thiểu.
Dịch:Huyệt khẳng kheo cô độc là tiện cách,phát một đời mà bị sa sút.
Giải thích:Huyệt quá gầy gò,cô độc mạch khí gần như muốn tan biến đi thì chỉ phát chưa hết 1 đời đã bị sa sút.

6.Huyệt hoặc thiên tả thiên hữu,yếu sử mạch địa dữ quan tài bất tương ly dã.
Dịch: Điểm huyệt hoặc nhích bên trái hoặc nhích bên phải cần phải khiến cho mạch không lìa quan tài vậy.
Giải thích:Phép điểm huyệt trước tiên phải lập chữ thập;Lập 1 đường từ trên cao xuống để tìm chính giữa;sau mới tìm xem ở cao hay thấp trên đường đó;Mới nhích qua phải hay qua trái hay nhích lên,nhích xuống chút đỉnh; Cao thì không có sát khí,thấp thì không đến chỗ tận mạch; làm sao cho thu được thủy,được khí và quan tài phải nằm trong mạch và trong khi mạch thì mới được;
-Câu này là căn bản nhưng quá giản dị cần tìm hiểu thêm thì mới điểm huyệt được.

chungnp
22-05-10, 20:00
PHƯƠNG PHÁP ĐIỂM HUYỆT( Bào Ngọc Thư-cụ Việt Hải)

-Về phương pháp điểm huyệt,ở miền sơn cốc và bình dương cũng cùng 1 lý; chỉ có khác; là ở cái long sơn miền sơn cốc thì đột khởi cao, tinh thể phần nhiều đứng cao.Ở miền bình dương và bình nguyên thì long mạch đột khởi thấp, tinh thể phần nhiều là nằm thấp, dài nên đểm huyệt cũng có khác nhau đôi chút là:

-Ở sơn cốc: Thì phải tìm chỗ thấp hơn,chung quanh phải có sơn bao vây cao hơn ,để che huyệt, khỏi bị gió lùa, thì khí tán không kết.Vậy có câu:" Sơn cốc tầm oa xứ" ; sơn cốc yếu tàng phong là nghĩa đó.

-Ở bình dương: Thì điểm chỗ cao hơn, chung quanh cần phải thấp hơn, để huyệt được phong quanh, không bị bí bức, không ngại gió thổi, cần nhất có nước tụ bao vây, thì khí mạch mới đình chỉ kết huyệt.Vậy có câu:"bình dương tựu đột điên", "bình dương tu dụng thủy","bình dương bất luận phong" là nghĩa đó.

-Trước khi điểm huyệt cần hiểu thế và cục; nó khai cục chỗ nào , bế cục chỗ nào; Nhận xem có phải huyệt tinh không, rồi xem mạch nhập thủ chỗ nào; đường cục hội hợp chỗ nào; có tiền án , hậu chẩm hay không.

-Xem long hổ, sơn sa triều bão, tả hữu tinh thần chứng ứng ở xung quanh huyệt tinh làm bằng cớ, tức là nội cục; lấy la kinh làm thầy chỉ phương để đối chiếu, xê dịch mà xu cát, tị hung, cho hợp với long gia ngũ hành, thì mới kết luận là đúng huyệt.

-Điểm huyệt có ba phép chính:
1.Tiếp mạch: Điểm huyệt liền ngay chỗ dẫn đến huyệt trường,tức là chỗ long sơn đang đi cao phục xuống thấp,mà điểm ngay liền chỗ cao.
2.Thừa khí:Điểm ở chỗ thấp,dưới chỗ long sơn đứng lại,mà dưới còn thè lè dư ra.
3.Khí mạch kiêm thu: Điểm ở chỗ thấp,là giữa khoảng cao,thấp nối liền nhau,tức là gồm cả mạch lẫn khí

- Mạch: Chỗ chính long tích, tức là chỗ sống đất gồ lên cao hơn hai bên.
-Khí: ở hai bên thấp hơn, liền chân sơn long thè ra.

chungnp
24-05-10, 20:24
1 SỐ ĐỒ HÌNH SƯU TẦM TỪ TRANG baolavansu

mọi người down về xem.
http://www.mediafire.com/?tz2gjnmmnjk

conan135
25-05-10, 14:59
Bạn đừng rút trích những sách âm trạch này ra như vậy vì Âm trạch có một mối tương đồng nhất quán với nhau từ khâu này đến khâu khác, vả lại sách từ nhiều tác giả khác nhau thì câu chữ cũng khác, ý của mỗi người cũng khác nhau, cách tốt nhất là chúng ta nên đọc sách rồi đặt ra câu hỏi ai biết thì giải đáp cho nhau như vậy thì mau tiến xa hơn nữa

chungnp
27-05-10, 10:30
Bạn đừng rút trích những sách âm trạch này ra như vậy vì Âm trạch có một mối tương đồng nhất quán với nhau từ khâu này đến khâu khác, vả lại sách từ nhiều tác giả khác nhau thì câu chữ cũng khác, ý của mỗi người cũng khác nhau, cách tốt nhất là chúng ta nên đọc sách rồi đặt ra câu hỏi ai biết thì giải đáp cho nhau như vậy thì mau tiến xa hơn nữa

Hi conan135!
-Mình cũng tán thành với cách nghĩ của bạn.Nhưng đây là môn địa lý.Có thể xem là khó nhất trong các môn lý số (theo suy nghĩ riêng của mình).
-Địa lý có rất nhiều tài liệu man thư nên sẽ gây lầm đường lạc lối.Chưa kể địa mạch của Việt Nam lại khác với các nước bạn.
-Theo mình địa lý Tả Ao và Bảo Ngọc Thư của cụ Việt Hải là chân thư.Vì sau khi xem qua mình thấy hai bộ này có sự nhất quán về quan điểm.Khi tác giả Cao Trung biên dịch địa lý Tả Ao cũng sử dụng tài liệu Bảo Ngọc Thư.Bằng chứng trong quyển địa lý toàn thư có các đồ hình cụ Việt Hải.
-Các bài mình gửi không dành cho người mới bắt đầu học vì nó trích theo quan điểm của mình.Và mình chắc chắn,người đã đọc qua có 1 sự hiểu biết nhất định về địa lý.Mọi người sẽ đối chiếu với tài liệu vốn có của mình.Sau đó sẽ có hướng đi riêng cho mình.
-Ý kiến của bạn muốn mọi người giải đáp câu hỏi cho nhau.Theo mình nghĩ là không tưởng.Thứ nhất: môn địa lý rất nguy hiểm vì liên quan tới cả dòng họ.Thứ hai:Nó phụ thuỗc rất nhiều vào thiên mệnh.
-Vài dòng suy nghĩ tiêu cực.Mong bạn và mọi người bỏ qua.
Thân.

namphong
27-05-10, 14:22
6.Huyệt hoặc thiên tả thiên hữu,yếu sử mạch địa dữ quan tài bất tương ly dã.
Dịch: Điểm huyệt hoặc nhích bên trái hoặc nhích bên phải cần phải khiến cho mạch không lìa quan tài vậy.
Giải thích:Phép điểm huyệt trước tiên phải lập chữ thập;Lập 1 đường từ trên cao xuống để tìm chính giữa;sau mới tìm xem ở cao hay thấp trên đường đó;Mới nhích qua phải hay qua trái hay nhích lên,nhích xuống chút đỉnh; Cao thì không có sát khí,thấp thì không đến chỗ tận mạch; làm sao cho thu được thủy,được khí và quan tài phải nằm trong mạch và trong khi mạch thì mới được;
-Câu này là căn bản nhưng quá giản dị cần tìm hiểu thêm thì mới điểm huyệt được.

Xem Âm dương Long Hổ có thể hiểu nên điểm huyệt ở giữa, bên trái hay bên phải. Âm dương của Long Hổ khác với sự cường nhược của Long Hổ. Tay Long dương nhiều âm ít thì sinh khí tụ tại bên trái, tất yếu tay hổ nghịch lại: âm nhiều dương ít mà tụ sát khí. Điểm huyệt thiên bên trái là được sinh khí, thiên bên phải là tử khí huyệt có tốt mấy cũng bằng thừa. Tay Hổ dương nhiều âm ít thì sinh khí tụ tại bên phải, tất yếu tay Long nghịch lại: âm nhiều dương ít mà tụ sát khí. Điểm huyệt thiên bên phải là được sinh khí, thiên bên trái là tử khí.
Huyệt điểm cao hay thấp thì phức tạp hơn, có 3 dạng: thiên huyệt thì điểm tận đỉnh, nhân huyệt thì điểm phần giữa, địa huyệt thì điểm tại chân. Nhận dạng thiên, nhân hay địa huyệt là chứng tỏ sự cao thấp của địa sư, rất khó để đúc kết làm cách nào để nhận dạng, mỗi địa sư có cách của mình, có người dựa vào long hổ hai bên, có người dựa vào thủy, có người dựa vào gió, có người dựa vào màu đất...

conan135
27-05-10, 21:31
Trao đổi học thuật ở đây chỉ mong để chúng ta hiểu thêm một chút về địa lý chuyên sâu, chứ nếu muốn ứng dụng thì ngày dài tháng rộng nữa lắm, bên cạnh đó còn có thể có cái nhìn sơ bộ về sơn thủy mỗi khi có dịp
Sau đây xin đưa một vài kinh nghiệm điểm huyệt mà tôi sưu tầm được do Hán Văn có hạn nên chỉ xin đưa phần phiên âm ai có ý tốt cót hể cùng nhau dịch nghĩa:
phàm ngộ thạch san nghi tầm thổ huyệt , na lí đích thổ sắc như hiển hồng hoàng sắc , tựu biểu kì na lí đích khí mạch trùng hòa 。 tại thạch san thượng nhược hoa bất đáo thổ huyệt tựu bất yếu thiên , như sở kiến huyệt thổ đích nhan sắc vi hồng hoàng sắc , giá tựu biểu kì huyệt trung đích khí mạch trùng hòa 。Đại ý là Nui đá thì cần tìm thổ huyệt, màu sắc hồng vàng chứng tó khí mạch trung hòa, còn nếu không thấy thổ huyệt thì khó ma là chân huyệt vậy
tại thổ san thượng tức nghi tầm hoa thạch huyệt , như thạch sắc vi tử bạch sắc , biểu kì kì chất địa ôn nhuận 。 nhược tại thổ san thượng hoa đáo thạch huyệt , tắc thạch huyệt nhất định yếu hiển tử bạch sắc , nhi thả chất địa ôn nhuận đích tài chủ cát , như kiên ngạnh đắc như ngoan thạch nhất dạng tắc chủ san 。
Nơi núi đất thì bên trên nên tìm lấy thạch huyệt, nếu đá có mày trắng,tím, chứng tỏ chất đất tốt đẹp, còn như có đá cứng rắn hình dạng sắc nhọn thì đó chính là chủ sơn

conan135
27-05-10, 21:38
như quả tại thạch san thượng chỉ hữu thạch huyệt , tắc tất tu huyệt thạch nhu thúy khả sừ tài vi cát 。 sở vị nhu thúy dã ý vị trứ huyệt thạch đích chất địa ôn nhuận
Nếu núi đá chỉ có thạch huyệt, nếu thạch huyệt mềm dễ đào thì tốt, lại sang rõ thì đúng là đất tốt đẹp
như quả tại thổ san thượng chỉ hoa đáo thổ huyệt , tắc tất tu thổ chất tinh cường tài thị hảo đích 。 giá thì thổ chất bất nghi thái nhuận tịnh 。
Nếu tại núi đất chỉ có huyệt đất mà chất đất cứng mạnh thì là chân đích, thêm màu sắc tươi tắng, trong sạch thì tốt

namphong
29-05-10, 08:19
Conan135:
Mấy câu bạn đưa lên đây hoàn toàn chính xác(mặc dù thực tế không phải dễ tìm mấy cái huyệt đạo này), tại Thạch tầm Thổ, tại Thổ tầm Thạch, tại Cương Thạch tầm Nhu Thạch, tại Nhu Thổ tầm Cương Thổ... Tựu trung "Trong Âm nhận lấy Dương, Trong Dương nhận lấy Âm", quyển sách này nên đọc.

conan135
29-05-10, 08:32
5 như hoa đáo thổ huyệt , tắc yếu cầu thổ chất văn lí khẩn mật , tự thổ nhi phi thổ , tức thượng văn sở thuyết thổ huyệt tinh cường đích ý tư 。ijxqaqihn
6 như hoa đáo thạch huyệt , tắc yếu cầu thạch chất nhan sắc tiên minh , tự thạch nhi phi thạch , tức thượng văn sở thuyết đích thạch huyệt nhu thúy đích ý tư 。ijxqaqihn ijxqaqihn
7 tại thổ san thượng hoa thạch huyệt , tức thị nhu lí toản kiên đích ý tư 。 tại thạch san thượng hoa thổ huyệt , tức thị nhận trung điểm thúy đích ý tư 。ijxqaqihn ijxqaqihn
8 tại chi long thượng như quả hữu ngận đa thạch đầu , phẩu khai lai khán tất tu yếu hữu dị văn 。 sở vị chi long tức thị thổ san thượng đích thạch huyệt , dĩ thạch chất hiển kì dị văn vi quý 。ijxqaqihn ijxqaqihn
9 tại lũng huyệt lí đích huyệt khẩu , sừ hạ khứ yếu bất khởi yên trần 。 sở vị lũng huyệt , chỉ đích thị thạch san thượng đích thổ huyệt 。 na lí đích thổ chất tất tu tế nộn khả sừ , như gian tạp hữu ngoan thô đích thạch khối , dĩ chí sừ hạ khứ phi yên bính hỏa đích , tắc chủ hung , sở vị bình tiêm , tức thị táng khẩu 。ijxqaqihn ijxqaqihn
10 mộ huyệt đích thổ chất ngoan ngạnh đích , tắc bất năng thu súc sanh khí , thổ chất tùng tán đích , tắc chân dương bất cư 。 mộ huyệt nội đích nê thổ dĩ trùng hòa vi quý , kí bất yếu ngoan ngạnh , hựu bất yếu tùng tán 。 sở vị chân dương , dã tựu thị sanh khí 。ijxqaqihn
11 tại long thiệt tiêm đích bộ vị khai huyệt khả dĩ sảo hạ , đãn bất yếu thương trứ long thần 。 thương trứ long thần bộ vị , tắc mộ huyệt thái ti hạ phản nhi thất huyệt 。ijxqaqihn ijxqaqihn
12 tại long xỉ bộ vị khả dĩ thiên huyệt , đãn bất yếu thái cận cốt , thiên huyệt cận cốt tắc vị trí thái cao , phản hội thương long 。ijxqaqihn ijxqaqihn
13 ngộ trứ âm tích tượng kê hung thiết ngọc nhất dạng thì , nhu yếu phân thanh lão nộn hòa giao khâm 。 sở vị lão nộn , tức thị âm dương , sở vị giao khâm , tức thị giới thủy 。 âm tích đích lai thế yếu tượng kê hung nhất dạng , bất năng âm lai âm tác 。ijxqaqihn ijxqaqihn
14 bình dương địa tắc yếu tượng cưu vĩ , yếu thức biệt cương nhu hòa giới hạn 。 sở vị cương nhu , dã tựu thị âm dương , sở vị giới hạn , dã tựu thị giao khâm 。 mộ huyệt sở tại đích bình dương địa yếu hình như cưu vĩ , bất khả dương lai dương tác 。 tại xử lí giá ta tình hình thì , thuyết lí kí yếu thanh sở , dã yếu hữu nhãn lực 。 bất nhiên đích thoại , minh minh thị dương tức thuyết thành thị âm , minh minh thị âm tức thuyết thành thị dương , na dạng tuy nhiên thục tụng giá thiên kinh văn dã một hữu thập yêu ích xử 。 ijxqaqihn
15 tuy nhiên minh bạch tầm hoa cát địa đích bạn pháp , tức vô tài tiễn mộ huyệt đích năng lực , thảng nhược tác dụng hữu liễu tham soa , tựu nan cấp kì nhân đái lai hòa bình phúc trạch , nhân vi kì trung đích hào li chi mậu , tựu hữu như cách vạn san đích soa biệt , nhất xích nhất thốn đích bất đồng , tựu hữu thiên lí đích biến dị 。 giá lí sở thuyết đích tài tiễn hòa tác dụng , chỉ đích đô thị huyệt pháp 。

chungnp
29-05-10, 08:43
Chào mọi người!
Kết hợp bài anh namphong và bạn conan.
-Có những chỗ kết huyệt vào hình thể: muông cầm,loài thú....Cầm hình phát văn; hình thú phát võ.
-Hình long: huyệt ở mắt(táng long nhãn),hoặc rốn( long tề);hoặc miệng(long khẩu);ở mũi (long tụy); hình ngậm ngọc hay giỡn ngọc hoặc quần long tranh châu thì huyệt tại châu.
-Hình lân: loài hổ báo: Tìm ở mắt,trán và bụng.
-Hình quy: huyệt ở vai; tối kị ở mai rùa.Nếu dạng bầy rùa dắt con thì huyệt tại con.
-Hình phượng:huyệt ở mắt,mỏ hay diều.Nếu hình phượng mang thư(mảnh đất vuông) thì huyệt ở thư.hình gà ôm trứng thì huyệt ở trứng.
-Hình rắn: huyệt ở tai;dạng xà trực cáp (cáp: mô đất nổi lên) thì huyệt ở nhãn.
-Hình rết : huyệt ở mắt;hình nhả ngọc thì huyệt ở ngọc.
Hình con trâu: Trâu nằm:huyệt ở bụng; Có hình bán nguyệt ở gần mà đầu trâu chầu vào: huyệt ở nhãn.Trâu uống nước: huyệt tại mũi.
1 số hình gửi mọi người tham khảo.

chungnp
04-06-10, 07:36
TỔNG LUẬN (bảo ngọc thư - Việt Hải)
Muốn điểm trúng huyệt cần căn cứ vào tất cả long hổ;minh đường;Triều sơn;Án;Quan;Quỉ;Lộc;Diệu;Dư khí;Thủy Khẩu dù không đúng hết nhưng cũng được nửa.

1.LONG HỔ:
-Là hai sa hộ vệ bên tả và bên hữu huyệt.Có cái thì long hổ cùng ở bản thân phát xuất; Có cái thì bên không ,bên có; Có cái thì ở bản thân đều không, mượn cái ngoại sơn (là núi nơi khác) mà hộ huyệt,những cái sơn sa mượn này,không tốt bằng cái ở bản thân sinh xuất.
-Sách có câu:"Vô long yếu thủy triều tả biên,vô hổ yếu thủy hữu bạn";" Mạc phạm thủy,vi định cách,đãn cầu huyệt lý tàng phong".( Nghĩa là: Không có long sa, thì phải có nước ôm vòng,vây ở bên tả; Không có hổ sa, thì cần có nước bao bọc bên hữu; Không bị thủy phạm, thì định là được, nhưng phải tìm huyệt trong chỗ kín gió).
-Ý nói: Long hổ là hộ vệ huyệt,mà không có sa che gió thì dầu có nước cũng vô ích.
-Long hổ thì cốt phải phục tòng,không nên kình quyền ngang đầu, tức là nghển đầu khi chủ; phải lấy cái hoàn bão, như khủy tay ôm vào, thì mới là tốt, lành; Nếu trực nghạnh phản bối là hung xấu; đấy là phép thường vậy.Còn như cái nó buông rủ như cái đai thõng (gọi là la đới),cái bãi ra như tay áo múa lên (gọi là vũ tụ),Cái thẳng như gọng kìm( gọi là trực kiềm),Cái như hai tay áo thu vát nhọn ( gọi là duệ liễm),những cái hình thể như vậy là biến cách của long hổ,như bay nhảy mà giương ra vậy.
(còn tiếp)

chungnp
05-06-10, 07:05
2.HẠ SA:
-Là cái sa ở phía tay dưới nó nghịch chuyển lại.Có hai cái: Một cái thu thủy, cái còn lại thu khí; Có cái vừa thu khí, vừa thu thủy mà vẫn là 1 cái sa.Như cái long theo bên tả lại, thì cái bên hữu là hạ sa;Cái long theo từ bên hữu lại,thì cái bên tả là hạ sa.Nếu cái mà long thế đi thẳng, long nhập thủ hẳn là thiểm quy tả,hữu, nghĩa là giấu giếm không rõ là bên nào,thì hai cái sa cũng như nhau cả, cái ấy gọi là thu khí đấy.Nếu không có cái sa ấy,thì đoán là bất kết địa; Nếu chỉ lấy cái thu thuỷ mà nói, thì cái long nghịch tòng,tức là hồi long,và chẳng lẽ những cái chi nhánh sa nói ở trên đều là hạ sa à? Trong kinh nói:" Cái kết tác của nghịch long tất thuận, mà nói nhập thủ tất chuyển, chuyển thì tự có cả thu khí, thu thủy ở đấy, há lại cứ phải lấy cái sa thu thủy làm hạ sa sao?
- Cái sa thu thủy thì cố nhiên không nên thiếu, nhưng cái sa thu khí thì quan trong hơn.
- Không có sa thu thủy thì không phát tài; Tóm lại phát phúc cũng không được thập phần phú hậu.
-Nếu là hồi long ("có kiểu đất hồi long cố tổ ") không có hạ sa ấy thì cái nhập thủ trước đã đắc thủy rồi, không phải bàn ở cái này nữa.
-Diệp Cửu Thăng nói:" Hạ sa có hai thứ, có cái hạ sa thu thủy, có cái thu khí; Cái hạ sa thu thủy ấy là: Thủy tòng tả lai, thì bên hữu là hạ sa;Thủy tòng hữu lai, thì bên tả là hạ sa.Tức sa với thủy nghịch nhau. Cái hạ sa thu khí, thì long khí hướng về bên tả, lấy cái sa bên tả làm hạ sa; Long khí hướng về bên hữu, thì lấy cái sa bên hữu làm hạ sa, tức là sa với long huyệt ngược lại nhau. Cái sa thu thủy thì người thường đều biết, chứ cái sa thu khí thì ít người biết.Chỉ có bậc danh sư cao rộng mới rõ.
-Cái bản văn này bàn về hạ sa , chú trọng ở cái thu khí: Một sa thu khí,một sa thu thủy ấy là: Thủy tòng tả lai; long khí nghịch chuyển khai diện hướng về bên tả, thì cái sa bên tả thuận thủy ấy làm cái hạ sa thu khí; cái sa bên hữu nghịch thủy ấy, làm cái hạ sa thu thủy, thế là một bên thu khí, một bên thu thủy).
-Còn cái vừa thu khí vừa thu thủy cùng ở một sa ấy: Thủy tòng tả lai, long huyệt cũng theo thuận thủy ở bên hữu, đã cùng với thủy nghịch, lại cùng với long khí nghịch, thì thu khí và thu thủy đều cùng ở hữu sa, thế là vừa thu khí vừa thu thủy cùng ở một sa.
- Xét ra: không có hạ sa thu thủy thì phần nhiều có kết tác, không có hạ sa thu khí, thì đoán không kết huyệt.Đất lấy hạ sa làm trọng, ấy là nói cái hạ sa làm thu khí.
-Cái hạ sa thu thủy hẳn là nghịch thủy; Cái hạ sa thu khí thì hẳn là thuận thủy, phần nhiều thấy như vậy.Ý là địa đúc kết, là long với thủy cùng đi đôi, đến chỗ kết huyệt, thì long va thủy cùng quay đầu nghịch trở lại.Long đã cùng với thủy nghịch lại; vậy cái sa thu khí với cái long tương nghịch, thì với cái thủy tương thuận; cho nên cái hạ sa thu khí phần nhiều là thuận thủy.
-Cái bản ý bài này là không được khái niệm, lấy cái sa thu thủy làm hạ sa, lý thuyết rất rõ ràng.Thường tục chỉ trọng thu thủy, đến cái thu khí thì lại bất luận.Thật buồn thay.
(còn tiếp)

chungnp
14-06-10, 08:01
3. MINH ĐƯỜNG:
- Là chỗ thấp có nước tụ hội trước huyệt. Gồm có 3 dạng: Nội minh đường, trung minh đường và ngoại minh đường.
- Nội minh đường: Là phần ở trong tay long ,hổ. Yêu cầu cần gần huyệt , hẹp và kín gió.
- Trung đường:Là khoảng ngoài long hổ tới án.
- Ngoại đường: Phần ngoài án sơn tới triều sơn.
(Trung và ngoại đường thì nên khoan thư và nạp khí tức là rộng rãi và bình tĩnh.)
- Minh đường lấy cái tròn chĩnh, ngay ngắn, rộng lớn làm cát.Nếu nghiêng lệch, thiên thẹo vỡ lỡ, tán loạn hoặc trường trực thì hung.
- Long sơn lớn thì minh đường cần rộng lớn và ngược lại.( Vì: Long sơn nhỏ mà cục rộng lớn, thì đường khí không thu; Long sơn lớn mà cục nhỏ thì quy mô chật hẹp, dầu long chân, huyệt đích cũng là minh đường không hợp pháp nhưng cũng không hại tới đại thể . Nhưng long chân huyệt đích là cái chí tôn cũng cần có minh đường tương xứng.
-Tóm lại minh đường chỉ là cái tụ thủy triều hướng về huyệt, không có cái gì bất thiện. Nhưng không có không được.

chungnp
14-06-10, 08:38
4. TRIỀU ÁN:
- Triều án là cái âm, dương tương phối. Ở gần gọi là án, ở xa là triều.
- Án thì nên thấp, Triều nên cao; Cao là tề mi, Thấp là ứng tâm hay gọi là yếm tâm.
- Lấy cái bản thân xuất làm án, Và cái cố tổ sơn đặt làm triều là thượng cách; cái sơn ở chỗ khác bay ngay ra là thứ cách.
-Chân long tất có cái đặt án chân triều, như loại thư (khối đất nhô lên hình chữ nhật như phong thư) hùng tương ứng hợp. Có chỗ có cận án mà không có viễn triều; Cũng có chỗ có viễn triều mà không cận án; không có viễn triều thì nên có thủy trừ tụ ( lấy thủy tụ triều về để thay thế). Ngọai đường không có án, thì nên có thủy loan hoàn nội cục ( gồm các dòng nước nhỏ qua lại những tụ thủy nhỏ bên trong ) .
- Cái triều, cái án tuy lấy cái sơn nhọn, tròn vuông, ngay ngắn làm quý nhưng vẫn cần xem nó hữu tình hay vô tình. Chứ không nên câu nệ tròn vuông. Hễ thấy triều bão mới cho là hữu tình, mới tốt. Triều án nên có quý, có tiện; Nhưng long thân vẫn tự nhiên, chứ không biến hung hay biến cát gì cả.

Phần tô xanh là chú thích riêng; nên có thể sai sót.Nhờ mọi người sửa lại nếu thấy sai.Cám ơn.

chungnp
15-06-10, 06:46
5.QUAN, QUỶ, LỘC, DIỆU:
-Hoành long thì quý có Quỷ, hoành án thì quý có Quan; Nếu hoành long mà tiền hậu đối phân( như chia bày ) thì không phải là Quỷ, Hoành án mà tiền hậu đối phân thì không phải là Quan, ngắn và nhỏ, lại hoàn bão thì mới tốt, chớ nên dài quá!
- Dương Công luận về :
- Quỷ: Lấy cái tả chuyển là" Ngọc bàn tứ tướng"; hữu chuyển là "kim bàn tứ tướng";
- Lộc, Diệu thì ở bên tả hoặc bên hữu long thân; cũng có chỗ ở ngoài long hổ; Cái tròn là Lộc, cái nhọn là Diệu.Nếu có là đất phú quý song toàn.

chungnp
20-06-10, 09:45
Chào mọi người !
- Hôm nay gửi mọi mọi người một số đồ hình về các kiểu đất.
- Mọi người sau khi đọc các phần trên.Rồi nhìn hình để hiểu rõ hơn cho phần lý thuyết.

CÁCH ĐỌC ĐỒ HÌNH:

- Màu đen: Chỗ cao ( núi, gò, đống ).
- Màu trắng: Chỗ thấp (Ruộng ; Bờ; Đất bằng.)
- Chấm đen tụ một chỗ: Vũng nước; Hồ; Ao; Đầm.
- Chấm đen kéo dài: Giòng nước chảy.
- Phần trắng không có nước phải cao hơn phần trắng có nước.
- Giãi đất bên đen, bên trắng thì bên đen cao hơn và sỏai xuống bên trắng.
- Điểm tròn màu trắng trên nền đen là tinh phong hoặc gò nhỏ trên cao.
- Điểm tròn màu đen trên nền trắng là gò nhỏ dưới ruộng.
http://www.mediafire.com/?zmnmmytqjjz

chungnp
23-06-10, 18:45
Chào mọi người !
- Gửi mọi người Tài liệu đất kết ở nước ta.
" Cao Biền tấu thư địa lý kiểu tự ".
- Nếu yêu thích địa lý.Ai cũng biết xuất xứ sách này rồi.Hy vọng với tài liệu này.Mọi người sẽ sử dụng hợp lý.
- Tài liệu, em chụp lại.Nên không chuẩn lắm.Mỗi hình có số trang.Mọi người down về sắp xếp lại giùm em..

1. Tỉnh Vĩnh Phúc.
http://www.mediafire.com/?yddd1m0trqm

chungnp
24-06-10, 20:12
2. Tỉnh Phú Thọ
http://www.mediafire.com/?1oyjwtgtmlm

chungnp
14-09-10, 20:12
3.1 Chương đức- Hà Đông
www.mediafire.com/?3hv16i33ow78wvt

3.2 Đan Phượng- Hà Đông
http://www.mediafire.com/?u9r50215v3r61rm

1268
09-09-11, 11:41
Chào Chungnp.

Bạn có thể giải thích giúp về: Giao Tử Thuộc Kết được không. Ở bài đã thấy bạn phân tích về Oa Kiềm Nhũ Đột.

Xin chân thành cảm ơn.

ghe.rang
01-05-13, 11:28
Chào mọi người !
- Hôm nay gửi mọi mọi người một số đồ hình về các kiểu đất.
- Mọi người sau khi đọc các phần trên.Rồi nhìn hình để hiểu rõ hơn cho phần lý thuyết.

CÁCH ĐỌC ĐỒ HÌNH:

- Màu đen: Chỗ cao ( núi, gò, đống ).
- Màu trắng: Chỗ thấp (Ruộng ; Bờ; Đất bằng.)
- Chấm đen tụ một chỗ: Vũng nước; Hồ; Ao; Đầm.
- Chấm đen kéo dài: Giòng nước chảy.
- Phần trắng không có nước phải cao hơn phần trắng có nước.
- Giãi đất bên đen, bên trắng thì bên đen cao hơn và sỏai xuống bên trắng.
- Điểm tròn màu trắng trên nền đen là tinh phong hoặc gò nhỏ trên cao.
- Điểm tròn màu đen trên nền trắng là gò nhỏ dưới ruộng.
http://www.mediafire.com/?zmnmmytqjjz
Bạn chungnp[B] thân mến mình muốn tìm sách phong thủy để in ra và nghiên cứu. vậy bạn có quyển Vi sư pháp, và bảo ngọc thư, thì nhờ bạn chụp và gửi cho mình 1 bản nhé. Mình cũng đã down 2 quyển này rồi nhưng mà hơi mờ, nếu in ra thì sợ không đọc được. Vậy nên phiền bạn chút nhé, nếu được mình cảm ơn bạn nhé!!!:5333:

minhthong
05-05-13, 11:47
Bạn chungnp[B] thân mến mình muốn tìm sách phong thủy để in ra và nghiên cứu. vậy bạn có quyển Vi sư pháp, và bảo ngọc thư, thì nhờ bạn chụp và gửi cho mình 1 bản nhé. Mình cũng đã down 2 quyển này rồi nhưng mà hơi mờ, nếu in ra thì sợ không đọc được. Vậy nên phiền bạn chút nhé, nếu được mình cảm ơn bạn nhé!!!:5333:
bạn có thể pho to cho minh quyển sách trên đựoc không minh thấy quyển sách khá hay!

ghe.rang
05-05-13, 14:17
là file pdf nhưng ko phải bản gốc mà là bản photo nên có những chỗ mờ khó đọc. nên mình muốn nhờ bạn nào quét được bản gốc, đưa lên diễn đàn thì tốt quá:6k3:

nglongcr
24-09-13, 16:37
chào chungnp, không biết anh có quyển "nguyên thể và diệu dụng khoa địa lý" của Cao Trung không, nếu có anh cho em xin một bản, cảm ơn anh nhiều