PDA

View Full Version : Nguyên không pháp giám-Thư hùng đồ giải nghĩa



namphong
21-05-10, 10:23
Tiếp theo Nguyên không đồ, Nam Phong trình bày về Thư hùng đồ. Từ đây mà các phái phân tranh nhau.


Nguyên văn Thư hùng đồ trong Nguyên không pháp giám:
http://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2010052114020y2jhntm0nm29020.jpeg


Phần Nam Phong giải nghĩa:

Dương công thư hùng đồ giải nghĩa
Thiên Địa chính là đại thư hùng. Thiên có khí mà không hình, địa có hình mà không khí , địa là âm chất ngưng hợp thiên dương chi khí. Đó thực chính là chân âm chân dương hội tụ mà ngưng kết thành hình.
Tiên thiên bát quái: thiên địa định vị, sơn trạch thông khí, lôi phong tương bạc, thuỷ hoả bất tương xạ. Đó là: Càn Đoài xuất từ lão dương mà Khôn Cấn thành ở lão âm, Chấn Li nguyên thể là thiếu âm mà Khảm Tốn hoá thành thiếu dương.
“Thiên Địa ẩn nhiên phân lưỡng phiến”. Kỳ thực chính là nói tiên thiên bát quái phân lưỡng phiến: lão âm lão dương là một phiến, thiếu dương thiếu âm là một phiến.

Khôn tiên thiên tại nhất lạc thư, Cấn tiên thiên tại lục lạc thư, chính là nhất lục cộng tôn, là nhất vãng nhất lai mà lưỡng quái hợp thành nhất quái, vì sao nói lưỡng quái hợp thành nhất quái? Lấy Khôn quái thượng hào âm nhập Cấn, tức Cấn biến thành Khôn; Lấy Cấn quái thượng hào dương nhập Khôn, Tức Khôn biến thành Cấn vậy, nên “nhất vãng nhất lai, lưỡng quái hợp nhất quái”.
Tiên thiên lão dương Càn Đoài, Càn tiên thiên tại cửu lạc thư, Đoài tiên thiên tại tứ lạc thư, chính là tứ cửu cộng hữu, là nhất vãng nhất lai, lưỡng quái hợp thành nhất quái. Càn quái thượng hào dương nhập Đoài, tức Đoài biến thành Càn; Đoài quái thượng hào âm nhập Càn, tức Càn biến thành Đoài vậy.
Càn Khôn tiên thiên đối đãi, Đoài Cấn tiên thiên đối đãi. nhất lục Thuỷ, tứ cửu Kim. Án Hà đồ ngũ hành nghịch luận sở sinh chi đạo chính là nhất lục Thuỷ chân âm chân dương sinh tứ cửu Kim chân âm chân dương. Án Hà Đồ sở dưỡng chi đạo chính là tứ cửu Kim chân âm chân dương sinh nhất lục Thuỷ chân âm chân dương.


Tiên thiên thiếu âm Chấn Li, Chấn tiên thiên tại bát lạc thư, Li tiên thiên tại tam lạc thư, chính là tam bát vi bằng, là nhất vãng nhất lai, lưỡng quái hợp thành nhất quái. Chấn quái thượng hào âm nhập Li, tức Li biến thành Chấn; Li quái thượng hào dương nhập Chấn, tức Chấn biến thành Li vậy.
Tiên thiên thiếu dương Khảm Tốn, Khảm tiên thiên tại thất lạc thư, Tốn tiên thiên tại nhị lạc thư, chính là nhị thất đồng đạo, là nhất vãng nhất lai, lưỡng quái hợp thành nhất quái. Khảm quái thượng hào âm nhập Tốn, tức Tốn biến thành Khảm; Tốn quái thượng hào dương nhập Khảm, tức Khảm biến thành Tốn vậy.
Chấn Tốn tiên thiên đối đãi, Khảm Li tiên thiên đối đãi. nhị thất Hoả, tam bát Mộc. Án Hà đồ ngũ hành nghịch luận sở sinh chi đạo chính là nhị thất Hoả chân âm chân dương sinh tam bát Mộc chân âm chân dương. Án Hà Đồ sở dưỡng chi đạo chính là tam bát Mộc chân âm chân dương sinh nhị thất Hoả chân âm chân dương.


Lão âm sở dĩ chỉ phối lão dương mà không phối với thiếu âm, thiếu dương; thiếu âm sở dĩ chỉ phối thiếu dương mà không phối lão âm lão dương chính là do Tiên thiên bát quái đối đãi như trên. “Điên đảo luân, bát quái ngũ hành thử trung phân”. Cái “bát quái ngũ hành thử trung phân” chính là Tiên thiên bát quái phân lưỡng phiến; ngũ hành phân âm dương. Cái “điên đảo luân” chính là Tiên thiên bát quái phân lưỡng phiến mà lại hợp nhất phiến, nhất phiến hợp mà lại phân lưỡng phiến; ngũ hành phân âm dương mà có 2 đường thuận nghịch, 2 đường thuận nghịch sinh-dưỡng mà hợp lại thành 1 thể.

Cử lệ giải nghĩa:
Thượng nguyên vận 1 nhất bạch Khảm quản lệnh, Khảm hậu thiên chính là Khôn tiên thiên vậy, chính là Nhất Lục công tông, Lục tại hậu thiên chính là Càn, nên cầu Càn phương thuỷ;
Trung nguyên vận 4 tứ lục Tốn quản lệnh, Tốn hậu thiên chính là Đoài tiên thiên vậy, chính là Tứ Cửu cộng hữu, Cửu tại hậu thiên chính là Li, nên cầu Li phương thuỷ;
Hạ nguyên vận 7 thất xích Đoài quản lệnh, Đoài hậu thiên chính là Khảm tiên thiên vậy, chính là Nhị Thất đồng đạo, Nhị tại hậu thiên chính là Khôn, nên cầu Khôn phương thuỷ;
Tam nguyên cửu cung, cử lệ 3 vận để rõ cái nhất sơn nhất thuỷ, nhất âm nhất dương. Thế nhân gọi Thành môn, gọi Thôi quan, gọi Linh thần-Chính thần... Thật không ngoài cái Chân âm Chân dương đối đãi của Tiên thiên bát quái. Hiểu tận Chân âm Chân dương Tiên thiên bát quái tức biện được chân nguỵ. Bát Trạch không rõ điều này trực nhận lão dương lão âm Hậu thiên là một tổ Tây tứ cung(Càn Khôn Cấn Đoài), thiếu dương thiếu âm Hậu thiên là một tổ Đông tứ cung(Chấn Tốn Khảm Ly). Đâu biết rằng Tiên thiên Càn Khôn của Phục Hi quy về đến Hậu thiên Càn Khôn của Văn Vương để tận thiện tận mỹ trong Thế tục thì đã khác nhau xa lắm rồi. Lục Pháp lại dùng Chân âm Chân dương mà gọi Lưỡng phiến đồ, tiếc là trực nhận phương vị Hậu thiên mà dùng. Nguyên không pháp giám viết: “giỏi hậu thiên mà không dùng hậu thiên, giỏi tiên thiên mà không dùng tiên thiên”, một câu này đủ tận hết huyền cơ.

Hết phần Thư hùng đồ giải nghĩa

ASVN
27-07-10, 12:36
Cái này đúng là Càn Khôn giao mà sinh ra ba con. Ba con từng cặp tương phối mà giao nhau (nói biến hào là không hết nghĩa vì giao nhau mới thấy con có tinh của cha huyết và của mẹ). Tám quẻ bài lại còn ba, cách bốn vị mà khởi phụ mẫu. Ba quẻ có quẻ chỉ quản chuyện của một, có quẻ quản chuyện của hai lại có quẻ kiêm chuyện của ba quẻ…
Xin phụ hoạ thêm với Namphong.
ASVN

namphong
28-07-10, 07:56
Ôi! lại là giang Đông, giang Tây, Nam Bắc quái. Thách thức của người học lý khí. Đôi lúc tưởng mình đã nắm bắt được nhưng rồi lại trôi tuột đi.

athienloc
29-07-10, 09:25
Cái này đúng là Càn Khôn giao mà sinh ra ba con. Ba con từng cặp tương phối mà giao nhau (nói biến hào là không hết nghĩa vì giao nhau mới thấy con có tinh của cha huyết và của mẹ). Tám quẻ bài lại còn ba, cách bốn vị mà khởi phụ mẫu. Ba quẻ có quẻ chỉ quản chuyện của một, có quẻ quản chuyện của hai lại có quẻ kiêm chuyện của ba quẻ…
Xin phụ hoạ thêm với Namphong.
ASVN

Ôi nước chảy về nguồn !

athienloc Vài lời lan bạc cho vui.