PDA

View Full Version : Tìm hiểu Tứ trụ



kimcuong
08-08-09, 09:46
kimcuong thân chào các bạn trong "Câu Lạc Bộ của những người yêu thích Lý Số Phương Đông". Chúc tất cả hội viên sức khỏe, đời sống tăng tiến và diễn đàn có nhiều thành tựu như ý.

Tôi rất thích được chia xẻ với các bạn những điều kỳ thú về môn Tử Bình mà chắc rằng ai cũng biết qua. Hiện thời sách vở và tài liệu viết về môn tứ trụ này có rất nhiều trên mạng, nên cần tìm để học thật không khó. Hoặc bạn tìm người giải Tứ trụ cho mình thì cũng không thiếu, khi gặp duyên, bạn có thể nhờ xem tỉ mỉ dễ dàng. Thế nhưng tôi đoan chắc rằng ai cũng có thắc mắc cả, lúc đó lại không tìm được lời giải trong sách.

Tôi không có hoài bão gì lớn, chỉ mong rằng tự tìm mệnh hạn cho mình để thứ nhất đạt được một phần của việc "biết người biết ta", sau là tránh được nhiều tai họa cho mình và cho những người thân. Tôi cũng nghĩ rằng nếu chúng ta cùng bàn luận và học hỏi thì sẽ rút tỉa được nhiều kinh nghiệm lẫn nhau.

Vạn sự khởi đầu nan. Trong suy nghĩ của tôi thì khó khăn là chúng ta không hiểu rõ trọng tâm, ý nghĩa, nguyên lý của một môn học. Vậy xin các bạn cho kimcuong biết những gì bạn cho rằng dễ lĩnh hội nhất và ngược lại những gì khó hiểu nhất của môn Tử bình.

Thí dụ như làm thế nào, theo ý của bạn, để nhìn vào bốn trụ năm tháng ngày giờ là có thể nhận ra một vài điều căn bản?

Cám ơn các bạn đã theo dõi và cho ý kiến.

tom
08-08-09, 10:15
Hi kimcuong
Rất vui được bạn có tắm lòng rộng mỡ chịu chia sẽ những thắc mắc mà mọi người thích môn tử bình đều muốn tìm tòi học hỏi .Kimcuong có thể có những bài viết đi từ đơn giản trước đễ mọi người mới yêu thích môn này dễ nắm bắt nhất? cám ơn

kimcuong
08-08-09, 11:52
Chào tom, các tài liệu nhập môn thì theo ý mình nói là có thể tải về xem đầy đủ. Nếu bạn đã biết Tử bình thì thế nào cũng có thắc mắc về điểm gì đó, chính là cái cần bàn với nhau.

Như câu hỏi của KC ở trên, theo tom thì làm thế nào để biết điểm mạnh nhất của một tứ trụ?

Chị htruongdinh cũng có vài bài về Tứ trụ, chị cho KC biết ý kiến nhé.

tom
08-08-09, 12:06
Hi bạn kimcuong
Theo tôi đễ biết được điểm mạnh nhất của một từ trụ thì phải dựa vào ngũ hành sinh khắc trong tứ trụ đó mà phân tích xem hành nào nắm lệnh tháng? ,hành nào là nhật nguyên?tìm xem hành nào là phe ta, hành nào là phe địch,xem sự tương quan hai bên từ đó mà tìm hành làm dụng thần đễ căn bằng tứ trụ .vài lời lạm bàn hà hà

tom
08-08-09, 12:15
Hi Kimcuong
tôi có thắc mắc là trong tứ trụ có nói về không vong như tôi không hiểu lắm .Vd: trụ tháng có các sao văn xương, thiên ất, không vong vậy các sao tốt này bị mất tác dụng?hay tài,quan,ấn đều vượng và ở cùng trụ với không vong thì tài,quan,ấn này có bị mất tác dụng của chúng không? cám ơn

kimcuong
08-08-09, 13:01
Chà, bắt trúng mạch nên câu hỏi tới tấp
Trả lời ngắn gọn nhé.

- dựa vào ngũ hành sinh khắc trong tứ trụ đó mà phân tích xem hành nào nắm lệnh tháng? >>> Chỉ cần xem khí tàng trong trụ tháng là biết Can nào nắm lệnh, đấy mới chỉ là việc đầu tiên.

- hành nào là nhật nguyên? >>> Chính xác hơn là Can nào là nhật chủ, Giáp Ất cùng là Mộc, nhưng Giáp khác Ất.

- tìm xem hành nào là phe ta, hành nào là phe địch >>> Đúng, lực lượng giữa Nhật chủ và Kiêu Ấn là thứ nhất, gọi là phe ta. "Phe địch" là Tài và Quan. Còn "thực thương" ở giữa gọi là phe gì?

- xem sự tương quan hai bên từ đó mà tìm hành làm dụng thần đễ căn bằng tứ trụ >>> Tìm dụng thần đúng là một việc căn bản và đôi khi rất khó vì tương quan lực lượng giữa 2 phe không phải là dễ trung hòa. Lý do: còn các Sao khác chen vào, như Không Vong, Quý Nhân chẳng hạn, và Đại vận, cung Mệnh có hợp hay không.

- trụ tháng có các sao văn xương, thiên ất, không vong vậy các sao tốt này bị mất tác dụng? >>> Dĩ nhiên là mất tác dụng, chờ khi Không vong bị xung hay bị hợp mất thì mới giải được. Chú ý Lục hợp mới giải Không Vong, còn Tam hợp thì có thể làm Không Vong càng mạnh hơn. Nếu là hành dụng thần thì tốt, là hành của kỵ thần thì rất xấu.

- hay tài,quan,ấn đều vượng và ở cùng trụ với không vong thì tài,quan,ấn này có bị mất tác dụng của chúng không? >>> Tài, Quan, Ấn thì cũng là tọa trong trụ có Không Vong hay không. Nếu tọa vào trụ có Chi mang Không vong thì bị khó khăn như nói ở trên. Nhưng thường thì Không Vong mang cả tính chất thời gian và định tính trong đó, có nghĩa là nếu Không vong trụ năm thì những biến cố thuộc về khoảng thời gian 1 tuổi đến 17 tuổi là không tốt đối với bản thân. Xuất thân từ gia đình trung bình, hoặc không được nuôi dưỡng tốt, phải tự lập quá sớm..v.v...

tom
09-08-09, 13:04
Hi Kimcuong
bạn có thễ giải thích thêm tại sao chỉ có lục hợp mới giải được không vong còn tam hợp lại làm cho không vong mạnh thêm? cách an sao không vong có tính theo đại vận hay lưu niên ? hay chỉ tính trong phần tu trụ ?lúc nầy là thời gian tốt nhất đễ hỏi vì chưa đông khách sau nầy chắc khó vì phải nhường chỗ cho các hội viên khác nữa hì hì

kimcuong
09-08-09, 15:04
Lục Hợp như Tuất Mão là chỉ có 2 hành, và rất cần có Can dẫn để còn hóa khí được, nếu không thì chỉ giải KV trong nghĩa "tạm khóa" các chức năng vô hình của KV, có thể thân chủ vẫn thành công trong vận, hạn có Can dẫn vậy. Như Tuất Mão phải có Bính hay Đinh dẫn thì Không Vong mới "tan mất", cũng có nghĩa là thoát khỏi thời gian vô định hình của KV. Mão là Mộc mà gặp Hỏa là như được tiết tú khí bị giam hãm của mình vậy.

Tùy theo trường hợp nhé, Tam Hợp hay Tam Hội thì chính bản thân chúng đã vượng mà Không Vong là chi tọa Đế vượng thì Không vong càng mạnh. Nguyên lý là Kỵ thì không nên gặp thêm Lâm quan, Đế vượng. Như Dần Mão Thìn, Mão là không vong, trong tam hội này Mão là Đế vượng, nhật chủ Giáp là kỵ nhất, vượng quá có thể gẫy đổ, vì còn gặp Dương nhận cách. Tôi cũng đang muốn gặp một trụ nào mà thành công trong tam hội gặp Không Vong này nhưng chưa thấy.

Phần nhiều là nếu trong trụ không có Không Vong thì đến đại vận, lưu niên gặp KV cũng không tính. Vì cứ điểm gì mà tứ trụ có sẵn thì sẽ "động" khi đến vận, tức là tới thời của chúng, còn không thì xuất hiện qua bản tính cá nhân.

Tôi cũng mong diễn đàn có nhiều hội viên thích thú với môn tử bình này để cùng nhau khám phá ra những sự lý thú của Mệnh Lý Học.

htruongdinh
09-08-09, 20:34
kimcuong vui lòng cho biết kình dương có thể được hóa giải trong trường hợp nào ?

AnhNgoc
10-08-09, 10:02
Chào Kim cương
Trong mônTử Bình cái khó nhất là tìm cho được & đúng dụng thần. Đây chính là linh hồn của môn Tử Bình mà mấy ai nắm bắt được khi mới bước chân vào?...Chính vì vậy , số người vào tìm hiểu môn Tử Bình rất đông, nhưng có mấy người bước qua được” ngưỡng cửa dụng thần”đó để đi sâu vào môn Tử Bình tuyệt vời này ?.Nên chăng khi có người đứng ra hướng dẩn & trao cho lớp trẻ sau này chiếc” chìa khóa”để mở cánh cưả này?
Qua nhận xét ,biết được bạn tìm hiểu khá sâu môn này .Xin bạn nhín chút thời gian hướng dẩn cho những người đi sau muốn tìm hiểu Tử Bình biết cách tự mình cầm chiếc chìa khoá đó,mở “cánh cửa dụng thần” để đi sâu được vào môn học kỳ thú này.
Thân.

kimcuong
10-08-09, 13:41
Chị htruongdinh hỏi về Kình dương nhưng không cho biết thêm trong trường hợp nào. Chị nói rõ thêm nhé.

Chào bạn anhngoc, dụng thần xem ra cũng khó chọn cho đúng đấy, nhưng mọi người thường hay quên rằng tiên quyết phải xét được 2 vấn đề, rồi mới bắt đầu chọn dụng thần được. Đó là xác định Vượng Nhược và Cách cục của tứ trụ.

(hôm nay KC hơi bận, sẽ trở lại các vấn đề này sau.)

thanhlang
10-08-09, 14:43
Chào các bác

Quả thật cái vụ tìm dụng thần cháu cũng lùng bùng luôn. Nên khi đọc các sách vở thì chỉ dừng được tới phần dụng thần là không thể đọc tiếp được. Mong nhận được chỉ giáo của cá bác

Kính

AnhNgoc
10-08-09, 17:41
Chào Kim cương
Cảm ơn rất nhiều về chuyên mục Tử bình nhập môn mà bạn vừa mở.Loạt bài này rất bổ ích vì nó giúp các bạn đang tìm hiểu môn lý số này có dịp cũng cố lại những kiến thức căn bản về Tử bình mà các bạn ấy vô tình bỏ qua; nó cũng giúp cho các bạn khác có cơ hội học hỏi một môn lý số rất hay mà các bạn không thể thiếu nếu muốn tiến xa hơn vào lỉnh vực Phong Thủy.
Thân.

Saomai
12-08-09, 11:17
Chào bạn Kim Cương,
Mình cũng rất thích môn Tử bình, nên loạt bài nhập môn về Tử bình của chị, mình rất hoan nghênh. Mới đọc đến đây thì mình có thắc mắc này muốn hỏi chị.
Chị có viết

THIÊN CAN NGŨ HỢP BIẾN HÓA
Giáp – Canh hợp hóa Thổ
Ất – Canh hợp hóa Kim
Bính – Tân hợp hóa Thủy
Đinh – Nhâm hợp hóa Mộc
Mậu – Quý hợp hóa Hỏa

1. Trong thập thiên can này không thấy can Kỷ ?
2. Khi hợp hóa thì ngủ hành của Thiên Can cũ ( trước khi hợp hóa) có còn không ? Hay chỉ còn lại ngủ hành mới. Ví dụ Bính Tân hợp hóa Thủy thì Hỏa của Bính, Kim của Tân có còn không hay chỉ còn hành Thủy ?

Cảm ơn chị.

tom
12-08-09, 11:45
Chi Kimcuong ghi lộn rồi,giáp hợp kĩ hóa thỗ hì hì

kimcuong
12-08-09, 12:24
Đúng là nhầm ở Giáp-Kỷ hóa Thổ, cám ơn 2 bạn (đã sửa lại). Rất mong nhận được nhiều thắc mắc cũng như tìm ra được nhầm lẫn trong bài Nhập Môn.

Về quan điểm Hóa được rồi hành cũ còn hay mất thì được quan tâm rất nhiều lần. Chúng ta thấy nguyên tắc xung khắc hình hại giữa các can chi diễn tiến rất nhiều lần trong suốt các đại vận và lưu niên cùng tứ trụ. Vì thế nên không thể nói khi Bính hợp Tân hóa Thủy là Bính hỏa và Tân kim mất, vì khi chúng vẫn bị các can khác đến xung, tức là sự hiện diện vẫn còn. Thí dụ như đại vận Canh đến xung Bính hoặc Ất đến xung Tân.

Chúng ta nên nghiệm lý trong vận hạn sẽ thấy tác dụng của xung có thật thì rõ là Bính Tân không biến mất đi đâu cả. Thủy khí được hóa ra là một sức mạnh được sản sinh từ ngũ hợp của thiên can, như cha mẹ sinh con vậy. Con ra đời nhưng cha mẹ vẫn còn đó. Theo KC thì nên hiểu như vậy.

Vả lại, Tứ trụ là xem các can đơn rất rõ ràng và độc lập, nói về "hành" thì thí dụ như Hỏa thì Đinh hỏa không thể theo Bính mà biết mất được, nên không thể chấp nhận thuyết "bính tân hóa thủy nên hỏa và kim biến mất". Ý nói dựa theo "hành hóa mới mà luận" là nên hiểu Thủy khí mạnh hơn, vượng hơn, có thể áp đảo các hành khác, tùy theo lục thần, thân vượng hay nhược, nam hay nữ mà tính...

htruongdinh
12-08-09, 12:24
Chị htruongdinh hỏi về Kình dương nhưng không cho biết thêm trong trường hợp nào. Chị nói rõ thêm nhé.


Chào kimcuong, trong trường hợp lá số này:
http://www.lyso.vn/dichvu/lasotutru/0/151508101991/1/QH.jpg
Nhật chủ Tân sinh giờ Thân nên trụ giờ có Kình Dương. Như vậy chờ Kình dương bị hóa phải vào vận nào ?

Saomai
13-08-09, 09:56
Chào Chị Kim Cương,
Cảm ơn chị , phần giải thích của chị thật rõ ràng, dễ hiểu. Chị có viết :

TRONG 12 ĐỊA CHI ẨN TÀNG NHỮNG HÀNG CAN:
Tý ẩn chữ Quý (1 can)
Sửu ẩn chữ Kỷ, Quý, Tân (3 can)
Dần ẩn chữ Giáp, Bính, Mậu (3 can)
Mão ẩn chữ Ất (1 can)
Thìn ẩn chữ Mậu, Quý, Ất (3 can)
Tỵ ẩn chữ Bính, Mậu, Canh (3 can)
Ngọ ẩn chữ Đinh, Kỷ (2 can)
Mùi ẩn chữ Kỷ, Đinh, Ất (3 can) *
Thân ẩn chữ Canh, Mậu, Nhâm (3 can) *
Dậu ẩn chữ Tân (1 can)
Tuất ẩn chữ Mậu, Tân, Đinh (3 can) *
Hợi ẩn chữ Nhâm, Giáp (2 can)

(* các thứ tự của Trung Khí và Dư Khí có khác nhau ở những sách khác)
Chị giải thích giúp, như thế nào là Trung khí, Dư khí ?
Cảm ơn chị

kimcuong
13-08-09, 14:37
Nhật chủ Tân sinh giờ Thân nên trụ giờ có Kình Dương. Như vậy chờ Kình dương bị hóa phải vào vận nào ? Chị htruongdinh, tôi theo Tam Mệnh Thông Hội nói, âm can không có "kình dương, sống dê, dương nhận", nên trụ ngày Tân Hợi gặp giờ Bính Thân không cho là kình dương. Chỉ xét chung về Kim trong trụ thì quá thịnh vượng, Mộc là Tài quá ít và yếu, nên nếu lấy Giáp Ất làm dụng thần thì dụng thần này không có lực, với lại Sát lộ trụ tháng không gặp Thực chế thì tính tình đôi khi ngang ngược khó biểu. Tuy vậy, vì là trụ nữ nên vẫn chú trọng quan cách, may mà Bính Quan hợp Tân lại nên khi lấy chồng và theo chồng thì đỡ hơn. Tự bản thân phải biết kiềm chế và hiểu mới được, nếu xem dùm thì không ăn thua gì cả.

Cũng có thể tứ trụ này nên tòng cường (thủy) để tiết khí Kim, với lại, Hợi là chi chồng nên cũng hợp với ý theo chồng ở trên. Vì không có Thực chế Sát thì lấy Thương quan hợp Sát cũng là một cách. Bính Tân hợp lại nên gặp Thủy vận là tốt. Chắc rằng vận này học thì ra trường tốt và hôn nhân cũng thuận.

htruongdinh
13-08-09, 14:53
Chị htruongdinh, tôi theo Tam Mệnh Thông Hội nói, âm can không có "kình dương, sống dê, dương nhận", nên trụ ngày Tân Hợi gặp giờ Bính Thân không cho là kình dương. Chỉ xét chung về Kim trong trụ thì quá thịnh vượng, Mộc là Tài quá ít và yếu, nên nếu lấy Giáp Ất làm dụng thần thì dụng thần này không có lực, với lại Sát lộ trụ tháng không gặp Thực chế thì tính tình đôi khi ngang ngược khó biểu. Tuy vậy, vì là trụ nữ nên vẫn chú trọng quan cách, may mà Bính Quan hợp Tân lại nên khi lấy chồng và theo chồng thì đỡ hơn. Tự bản thân phải biết kiềm chế và hiểu mới được, nếu xem dùm thì không ăn thua gì cả.

Cũng có thể tứ trụ này nên tòng cường (thủy) để tiết khí Kim, với lại, Hợi là chi chồng nên cũng hợp với ý theo chồng ở trên. Vì không có Thực chế Sát thì lấy Thương quan hợp Sát cũng là một cách. Bính Tân hợp lại nên gặp Thủy vận là tốt. Chắc rằng vận này học thì ra trường tốt và hôn nhân cũng thuận.
Cám ơn kimcuong nhé. Thông tin hay quá : theo Tam Mệnh Thông Hội thì can âm không có kình dương thì rất tốt. Kình dương ở trụ giờ sẽ gây trở ngại cho con cái sau này. Kim vượng lấy Hỏa làm dụng thần, Thủy Mộc làm hỷ thần. Hợi là chi chồng thì đã có Nhâm Giáp, sau này có chồng thì sẽ thay đổi tốt hơn. Tuy nhiên, đương số sẽ phải vất vả qua 20 năm Kim vận rồi mới vào Thủy vận (lúc đó khoảng hơn 40 tuổi).

kimcuong
13-08-09, 15:10
Tuy nhiên, đương số sẽ phải vất vả qua 20 năm Kim vận rồi mới vào Thủy vận (lúc đó khoảng hơn 40 tuổi). Chị tính Can, tôi theo sách cổ lại tính Chi là Vận.
Vận của người này từ 11 tuổi Kỉ Hợi, 21 Canh Tí, 31 Tân Sửu. Hợi Tí Sửu là thủy vận phương bắc. Còn Can thì có mối tương quan như thiên thời địa lợi, nói thế cho dễ hiểu, như Tí là thủy mà gặp Canh là kim thì thiên thời (kim sinh thủy) là tốt, nguyên lý là vậy. Sau đó xét lưu niên thái tuế hình xung khắc hại can chi đại vận như thế nào...v.v...

kimcuong
13-08-09, 15:50
như thế nào là Trung khí, Dư khí ?
Chào SaoMai, tính gọn mỗi quý có 3 tháng là 90 ngày, mỗi tháng có 30 ngày. Một quý là một tam hội để nhận định tứ mùa vượng tướng:

- Dần Mão Thìn, mùa Xuân, phương đông
- Tị Ngọ Mùi, mùa Hạ, phương nam
- Thân Dậu Tuất, mùa Thu, phương tây
- Hợi Tý Sửu, mùa Đông, phương Bắc

Sự vật gì cũng đi dần lên, từ yếu sang mạnh, rồi suy và tàn, nên trong mùa, trong tháng, ngày, giờ đều được suy ra như vậy.

Theo trong bảng tàng can ở trên, thí dụ như tháng Dần (Lập Xuân) chứa Giáp, Bính, Mậu thì có nghĩa là Mậu (thổ) là dư khí của tháng Sửu còn lại 5 ngày, chuyển dần sang Bính hỏa là trung khí 5 ngày rồi mới đến bản khí của Dần là Giáp mộc 20 ngày.

Sang đến tháng Mão (Kinh Trập) thì Giáp vẫn còn dư khí 7, còn lại 23 ngày do Ất làm chủ, bởi vì bản khí của Mão là Ất âm mộc.

Qua tháng Thìn (Thanh Minh) thì Ất còn vương lại 7 ngày, đến Quý 5 ngày và Mậu bản khí của Thìn 18 ngày.

Cứ như vậy mà tính cho đến hết 4 mùa. Điều đáng nói rằng số ngày và dư khí chuyển như vậy có sách viết khác nhau, thí dụ như Thìn chứa Mậu-Quý-Ất, ý là đọc từ trái sang phải: bản khí-trung khí-dư khí, nhưng lại có nơi cho rằng Mậu-Ất-Quý mới đúng hơn, v.v...

Sự việc này dẫn đến chuyện tính cách cục theo thứ tự có đảo lại, thí dụ như bạn sinh trong ngày thứ 8 đến 12 của tiết Thanh Minh thì tính là Quý hay Ất?

Thế nhưng KC không đặt nặng vấn đề này, vì lẽ, cuối cùng bạn vẫn phải xem Quý hay Ất có lộ ra hay không và tính chung cả thì Thủy và Mộc mạnh hay yếu. Tôi chỉ trình bày để các bạn biết như thế khi gặp phải.

Đặc biệt là 4 tháng cuối mùa Thìn Tuất Sửu Mùi, đều thống nhất Thổ chiếm 18 ngày cuối mùa, còn lại thì trung khí và dư khí chia nhau 7 ngày và 5 ngày.

Đặc điểm thứ hai của các tháng đó thì sách Tam Mệnh Thông Hội trong Chương Luận Nhân Nguyên, họ không tính âm can mà tính dương can cho trung khí:

Thìn (Thanh Minh) tàng Mậu, Nhâm, Ất (thay vì Quý). Lý do vì Nhâm mộ ở Thìn, hay nói cách khác, Thìn là mộ khố của hành Thủy.

Mùi (Tiểu thử) tàng Kỷ, Giáp, Đinh (thay vì Ất), vì Giáp mộ ở Mùi. Mùi là mộ khố của Mộc nói chung.

Tuất (Hàn lộ) tàng Mậu, Bính, Tân (thay vì Đinh): Tuất là mộ khố của hành Hỏa; Bính mộ ở Tuất.

Sửu (Tiểu hàn) tàng Kỷ, Canh, Quí (thay vì Tân): Sửu là mộ khố của hành Kim; Canh mộ ở Sửu.

Và cũng bởi vì thế mà người ta mới gọi Thìn Tuất Sửu Mùi là Tứ Mộ. (Nếu tính âm can thì là Tứ Dưỡng rồi, phải không).

Thật sự thì nếu muốn hiểu rõ thì phân biệt như thế, trong thực tế, khi luận đoán, cứ dùng bảng Sinh vượng tử tuyệt mà luận đầu tiên, sau đó cân nhắc ngũ hành nói chung tiếp theo.

htruongdinh
13-08-09, 19:11
Chị tính Can, tôi theo sách cổ lại tính Chi là Vận.
Vận của người này từ 11 tuổi Kỉ Hợi, 21 Canh Tí, 31 Tân Sửu. Hợi Tí Sửu là thủy vận phương bắc. Còn Can thì có mối tương quan như thiên thời địa lợi, nói thế cho dễ hiểu, như Tí là thủy mà gặp Canh là kim thì thiên thời (kim sinh thủy) là tốt, nguyên lý là vậy. Sau đó xét lưu niên thái tuế hình xung khắc hại can chi đại vận như thế nào...v.v...

Nếu theo cách tính của kimcuong thì tốt quá, kimcuong theo sách cổ nào vậy? Thiên thời địa lợi nhân hòa hay Tam mệnh thông hội? kimcuong giới thiệu sách về tử bình cho HTD và mọi người đọc nhé.

AnhNgoc
13-08-09, 20:40
....................................
Sự việc này dẫn đến chuyện tính cách cục theo thứ tự có đảo lại, thí dụ như bạn sinh trong ngày thứ 8 đến 12 của tiết Thanh Minh thì tính là Quý hay Ất?

Thế nhưng KC không đặt nặng vấn đề này, vì lẽ, cuối cùng bạn vẫn phải xem Quý hay Ất có lộ ra hay không và tính chung cả thì Thủy và Mộc mạnh hay yếu. Tôi chỉ trình bày để các bạn biết như thế khi gặp phải.
.................................................. .
Và cũng bởi vì thế mà người ta mới gọi Thìn Tuất Sửu Mùi là Tứ Mộ. (Nếu tính âm can thì là Tứ Dưỡng rồi, phải không).

Thật sự thì nếu muốn hiểu rõ thì phân biệt như thế, trong thực tế, khi luận đoán, cứ dùng bảng Sinh vượng tử tuyệt mà luận đầu tiên, sau đó cân nhắc ngũ hành nói chung tiếp theo.
Bài giảng rất hay. Súc tích và cô đọng. Thay mặt các bạn cảm ơn Kimcuong rất nhiều

Saomai
14-08-09, 09:50
Chào Chị Kim Cương
Chị có viết
CHÁNH ẤN: Hàng Can Chi sinh Nhật Nguyên, âm sinh dương.
Theo các liệt kê của chị thì tôi thấy các trường hợp dương sinh âm cũng là CHÁNH ẤN có phải không ạ ?
- Giáp gặp Quý (Quý là âm thủy sinh cho Giáp dương mộc)
- Ất gặp Nhâm ( Nhâm là Dương thủy sinh cho Ất Âm mộc)
- Bính gặp Ất (Ất là Âm mộc sinh cho Bính Dương Hỏa )
- Đinh gặp Giáp ( Giáp là Dương Mộc sinh cho Đinh là Âm hỏa )
Vân vân ...
PHIẾN ẤN (còn gọi là KIÊU): Hàng Can Chi sinh Nhật Nguyên, dương sinh dương
Tương tự các trường hợp Âm sinh Âm cũng là PHIẾN ẤN
- Giáp gặp Nhâm (Nhâm là dương thủy sinh cho Giáp dương mộc)
- Ất gặp Quý (Quý là Âm Thủy sinh cho Ất là Âm mộc )

Những cái khác cũng tương tư, hình như khác Âm Dương thì 1 nhóm, đồng Âm dương thì 1 nhóm khác, có phải không ạ ?

kimcuong
14-08-09, 10:33
Chào SaoMai, đúng như bạn đã nhìn ra. Những lý thuyết ở bài nguyên văn là ở sách Tử Bình Nhập Môn của Lâm Thế Đức tôi chép ra.

Một là không được phép sửa bài của tác giả khi nêu ra, thứ nhì là để các bạn đọc lại và tự nhận ra như bạn SaoMai vậy. Ý tôi chính là như vậy. Qua đó các bạn mới nhớ dai hơn.

Tuy nhiên, toàn bộ lý thuyết trên là phần căn bản âm dương ngũ hành nên không có sai sót gì nhiều. Sau này khi chép lại các Chương khác ra, sẽ còn rất nhiều chỗ cần được các bạn kiểm lại và cùng bàn thảo thêm.

Như bạn nhận xét, ngoại trừ Tỉ Kiếp, Thực Thương, có 2 "nhóm" gọi là Thiên và Chánh. Cùng âm, cùng dương thuộc về Thiên. Âm Dương khác nhau thuộc về Chánh. Nên mới có câu "âm dương hòa hợp là Đạo" (Chánh), còn Thiên là lệch, cái gì không đúng với lẽ dung hòa gọi là thiên lệch.

Thuộc về quan hệ có âm dương với nhau: Kiếp, Thương, Chánh Tài, Chánh Quan, Chánh Ấn

Cùng âm hay cùng dương: Tỉ, Thực, Thiên Tài, Thiên Quan (Sát), Thiên Ấn (Kiêu)

Vậy KC có câu hỏi, mong các bạn thảo luận thêm: Khi xét 1 lục thân thì căn bản là xét điều gì? Thí dụ như xét Chánh Tài, có bao nhiêu trường hợp làm cho Chánh Tài mạnh lên hoặc suy yếu?

kimcuong
14-08-09, 11:06
Chị htruongdinh, tên các sách cổ đã được nêu ra ở trang 1 đấy, trong đó, về Vận xét Chi, lưu niên xét Can là ở cuốn Uyên Hải Tử Bình:

"Tử bình chi pháp, đại vận khán chi, tuế quân khán kiền, giao vận đồng tiếp mộc."

Những sách này rất tiếc không có ai dịch hoàn toàn ra tiếng Việt và phổ biến ngoài thị trường, chỉ có một vài chương được đưa lên mạng do những bạn nghiên cứu Tử bình chia xẻ cho.

tom
14-08-09, 11:47
hi Kimcuong
theo tôi làm cho tài tinh mạnh lên là tài tinh phải lộ ở can , nắm lệnh tháng,có thực ,thương sinh trợ ,không bị hợp hoặc bị xung khắc
còn tài tinh suy yếu thì do không lộ ở can ,không nắm lệnh tháng,không được thực,thương sinh trợ,bị tỉ ,kiếp lấn áp,bị hợp mất

Anhtran
14-08-09, 21:18
Chào chị Kimcuong.
Theo em khi xét 1 lục thần ta phải xét thần ấy đối với tháng sinh có được mùa sinh không?,có được ở đất truòng sinh của địa chi không?có được thấu lộ không?có được sinh phù không? có được các địa chi hợp ,hội thành để sinh phù hay không?trong tứ trụ& trong vận trình có xuất hiện không?nếu có càng nhiều những đièu trên thì thần ấy càng mạnh. Còn nếu bị hình xung phá hại,không thấu lô ,không được mùa sinh ,không được sinh phù ,bị hợp mất ,trong vận trình không xuất hiện ...thì thần ấy yếu,không có lực.
Em chỉ biết chừng đó ,mong các anh chị bày vẽ thêm .

kimcuong
15-08-09, 13:52
Cám ơn tom và anhtran có ý kiến tốt lắm. Nói chung thì khi xét 1 lục thần mà không phải là nhật nguyên thì chỉ có khác là thần đó đối với nhật chủ quan trọng như thế nào là điểm đầu tiên.

Chính Tài là Kỷ thì đối với can ngày Giáp là tính khác với Chính Tài Mậu đối với Ất. Để ý là các Chính Tài đều có thể hợp với nhật chủ dương can.

Đầu tiên thì giống như tất cả các lục thần khác, Chính Tài hay Thiên Tài có mặt là để tiết khí Thực Thương và phòng ngừa được việc quá sung mãn của Ấn Kiêu. Chính Tài không bị hình xung khắc hại thì hỗ trợ tốt cho Quan Sát.

Minh họa qua ngũ hành thì thấy rõ hơn (> sinh; # khắc):

Thực Thương....>Tài.....>Quan
Hỏa.................>Thổ....>Kim

Tài....#Ấn
Thổ...#Thủy

Vì thế khi thân đã vượng thì ngược lại không nên có Ấn Kiêu thêm nữa mà nên có Tài thần để ngăn chặn không cho thủy mạnh (như nước lớn làm vỡ đê vậy).

Còn thân mà nhược thì trái lại Tài thần (với chức năng là khắc Ấn) sẽ làm mất lực của Ấn trong khi thân nhược cần được phò sinh. Bởi thế mới nói "tài đa thân nhược" là ý này, chứ không phải là cứ thân nhược là không có tiền tài. Hành vận mà đúng lúc Ấn mạnh hoặc hỉ thần tốt thì vẫn phát lộc như thường.

Khi xưa cổ nhân cứ thích nói đến "tài đa thân nhược" là cũng dụng ý nói về thê thiếp (vợ lớn, vợ bé) trong nhà. Vì Tài cũng là vợ của nhật chủ. Nếu Tài nhiều và mạnh thì trong nhà vợ đoạt mất quyền hành, nhật chủ thân yếu kém là lép vế! Còn Tài mà kém thì vợ nhu mì ngoan ngoãn hơn.

Còn đây là cho các chị: Nếu trụ của chồng không có Thực Thương mà còn có Kiếp thịnh vượng thì nên cẩn thận, có khi hay bị sức lực vũ phu của ông ta hành hạ khổ sở.

Tài còn đại diện cho Cha, có mấy trường hợp nghiệm lý như sau:

Tài - đế vượng : Cha làm ăn khá nhưng tâm tính rất nóng nảy, sôi nổi.

Tài - trường sinh : Cha nhân từ, rộng lượng, thường gặp hạn rất tốt

Tài - tử, mộ, tuyệt : Cha người bình dị, không có tham vọng

Tài - suy, bịnh, dưỡng : Cha có vận hạn trung bình, không phát

Tài - Dịch mã cùng trụ : Cha thường di chuyển nhiều

Tài - Đào hoa : Cha dáng vẻ đẹp hoặc có nhiều tài nghệ khéo léo, thu hút phụ nữ

tom
16-08-09, 06:25
Hi Kimcuong
Xin Kimcuong nói nhiều hơn về phần tứ trụ hoàn toàn không có tài tinh thì luận như thế nào ? cám ơn

tom
16-08-09, 06:27
:611d7::611d7::611d7:

kimcuong
16-08-09, 13:05
Tom xem thêm tứ trụ của chị dieuduc nhé, qua đó hiểu thêm về Tài tinh khuyết hẳn trong trụ qua thân vượng, hỏa mạnh.

Còn bình thường thì nếu một hành mất hẳn thì 2 hành kế cận bị ảnh hưởng đầu tiên, như khuyết Kim thì Thổ và Thủy suy yếu, cho dù là đắc địa hay thịnh vượng. Như một dòng chảy xuôi bị ngăn lại, nên Thổ sẽ rút khí Hỏa rất nhiều và khắc được Thủy rất mạnh.

Tài tinh bị khuyết thì dù thân vượng hay nhược làm ăn sẽ có đầu mà không có hậu. Vì thế nên dụng Tài làm điều hầu là tốt nhất, người giỏi là làm nhiều nghề, gặp vận thông suốt thì vẫn thành công.

Nếu Thổ mạnh quá, Mộc yếu thì chỉ còn có thể theo cách Tòng. Mộc vượng thì tứ trụ quá nóng, có phải là rốt cục cũng phải điều hầu bằng Kim Thủy phải không.

tom
16-08-09, 14:43
Hi Kimcuong
qua lá số của dieu duc67 có trụ ngày đinh mùi gặp đại vận đinh mùi có coi là trụ ngày gặp thái tuế đại vận không ?có phải chịu suốt 10 năm đó? nó có tác động mạnh như thái tuế lưu niên? cám ơn

kimcuong
16-08-09, 16:19
Cũng có thể xem như vậy đó tom, nhưng không mạnh bằng tuế vận gặp nhau. Nhưng có ai lý giải hiện tượng khó khăn đó không? Tại sao có câu "Tuế vận gặp nhau, mình không chết thì người thân chết" (Tuế vận tương ngộ, thân bất tử nhân thân tắc tử)? Tác động mạnh là như thế nào?

Lý của vòng sinh vượng tử tuyệt có phải là từ Sinh đến Tuyệt rồi Thai, Dưỡng, lại Trường sinh trở lại có nghĩa là sinh một cái mới, chứ không phải sinh lại cái cũ. Vì vậy nói đến cái khởi đầu giống nhau thì phải là qua giai đoạn Tử. Và chính vì thế mà khi Vận, Niên giống nhau thì rất sợ điều báo trước sự tử vong.

Tuy nhiên, "tử" không phải chỉ là "chết" mà hiểu là "thay đổi hoàn toàn", bỏ cái cũ sang cái mới, như ly dị, chuyển nghề, ly hương...v.v... Và không nên sợ, có khi bỏ được cái cũ là rất tốt.

Tử bình quan trọng khi xem vận là can khắc, địa xung và hội, hợp... Nên vì thế không phải 10 năm đều phải chịu. Tuy nhiên, về Lý thì có 1 năm thay đổi mạnh thì dĩ nhiên ảnh hưởng của nó kéo dài chứ không ngừng lại ở năm đó. Chính thế mà người ta nói đại hạn 10 năm.

vocuc
30-09-09, 15:44
Cảm ơn kimcuong!
"Tuế vận gặp nhau, mình không chết thì người thân chết" vocuc thấy đúng quá (thực nghiệm)! Tuy nhiên không biết trong cả cuộc đời nói chung (tính đến khoảng 70 tuổi) thì có thể gặp mấy lần vậy chị? vocuc thấy rằng nếu người nào (dương nam, âm nứ) mà đúng năm cuối 1 đại vận gặp "hạn" này thì năm bắt đầu đại vận kế tiếp sẽ lại gặp tiếp. Đối với trường hợp này "hạn" năm sau có "nhẹ hơn" không vậy chị?
kính chị!

kimcuong
30-09-09, 19:47
Chào vocuc, nếu bạn biết tính đại vận rồi thì bạn cứ xem các đại vận mang Can Chi gì và tìm xem trong hạn 10 năm đó có trùng lặp hay không. Nhưng dĩ nhiên ít nhất là 1 lần. Tính nhẩm nhanh thì chỉ cần biết đầu đại vận là Can gì. Nó luôn luôn lặp lại như thế. Thí dụ như đầu đại vận là Mậu thì Mậu sẽ luôn luôn dẫn đầu các đại vận khác. 1 đại vận có đủ 10 can, thì thể nào cũng có 1 lần Tuế Vận trùng lập. Nên có 1 bảng lục thập hoa giáp trước mặt và biết ngay.

Còn câu thứ nhì của vocuc thì do ta tính đại vận chung chung nên không chính xác. Chứ thực ra năm chót của 1 đại vận ít khi nào trùng với cuối năm hiện hành. Nó cứ trồi sang đầu đại vận tiếp 1 vài tháng chẳng hạn. Rồi sau đó mới chính thực là đại vận mới bắt đầu.

KC đã giải thích chuyện này nhiều lần rồi, không phải tại "dương nam âm nữ" đâu, mà tất cả mọi người đều có tháng đại vận bắt đầu khác nhau, do ngày sinh và cả giờ sinh khác nhau.

Thí dụ có người đại vận bắt đầu từ tháng 5.2008 thì tháng 5.2018 mới chuyển sang đại vận mới. Thành thử cái thời gian từ tháng 1.2018 đến tháng 5.2018 là 4 tháng đầu năm đó vẫn còn ảnh hưởng của đại vận cũ.

Vì vậy mà xét kỹ thì không phải cứ qua Tết là hết! :)

vocuc
30-09-09, 20:04
Cảm ơn chị kimcuong!
vocuc mới tìm hiểu về tứ trụ nên có câu hỏi nào "ngô nghê" mong chị bỏ quá, chỉnh lại và giải đáp giúp vocuc chị nhé.
vocuc vừa sang phần thần sát thấy post sai phần nhập-xung Mộ nên xin phép hỏi chị tại đây:
"Chào kimcuong!
vocuc mới tham gia diễn đàn thấy bài nhập môn tử bình chị viết thật dễ học và dễ hiểu. Bản thân vocuc cũng đang mới bắt đầu tìm hiểu về môn này và khi tham khảo phần luận đoán lá số thấy hay nhắc đến NHẬP MỘ và XUNG MỘ và vocuc thấy đây cũng là yếu tố quan trọng khi luận đoán tứ trụ, đại vận, lưu niên. Tuy nhiên tra các sách về tứ trụ hiện nay (Tôi học đoán mệnh-Trúc lâm Tử, Dự đoán theo tứ trụ-TVH hay Bình nhập môn-LTĐ...) thì không thấy nói về phần này. Kính mong chị kimcuong có vài lời giải thích giúp vocuc về phần này. (chẳng hạn các thần trong Thập thần khi nhập-xung mộ thì thế nào?...)
Xin chân thành cảm ơn và mong được chị giải đáp giúp! "
kính chị.

AnhNgoc
30-09-09, 21:35
Cảm ơn chị kimcuong!
vocuc mới tìm hiểu về tứ trụ nên có câu hỏi nào "ngô nghê" mong chị bỏ quá, chỉnh lại và giải đáp giúp vocuc chị nhé.
vocuc vừa sang phần thần sát thấy post sai phần nhập-xung Mộ nên xin phép hỏi chị tại đây:
"Chào kimcuong!
vocuc mới tham gia diễn đàn thấy bài nhập môn tử bình chị viết thật dễ học và dễ hiểu. Bản thân vocuc cũng đang mới bắt đầu tìm hiểu về môn này và khi tham khảo phần luận đoán lá số thấy hay nhắc đến NHẬP MỘ và XUNG MỘ và vocuc thấy đây cũng là yếu tố quan trọng khi luận đoán tứ trụ, đại vận, lưu niên. Tuy nhiên tra các sách về tứ trụ hiện nay (Tôi học đoán mệnh-Trúc lâm Tử, Dự đoán theo tứ trụ-TVH hay Bình nhập môn-LTĐ...) thì không thấy nói về phần này. Kính mong chị kimcuong có vài lời giải thích giúp vocuc về phần này. (chẳng hạn các thần trong Thập thần khi nhập-xung mộ thì thế nào?...)
Xin chân thành cảm ơn và mong được chị giải đáp giúp! "
kính chị.

Chào vocuc.
Bạn khiêm nhường lắm đấy . Qua những câu hỏi của bạn thì tôi thấy bạn rất có nội lực về Tử Bình đấy . Cứ như bạn Tom thì thật là tuyệt vời đấy Vocuc ạ !
Thân chào .

vocuc
01-10-09, 00:07
Chào anhngoc!
Quả thực vocuc không dám dấu gì cả anhngoc ạ! vocuc mới tìm hiểu về các môn huyền bí này được gần 1 năm nay. Đầu tiên là dịch học, sau đó là đi đọc tử bình ngay vì thấy môn này rất tự nhiên và căn bản rất chặt chẽ theo Ngũ hành sinh khắc. vocuc có tham gia diễn đàn lyso.vn và cũng gặp bạn Ducminh ở đó (xin lỗi không biết có phải Ducminh ở diễn đàn này không, nhưng vocuc có cảm nhận giống lắm), Ducminh hay luận tử bình bên đó và đây là mục vocuc hay theo dõi nhất để học hỏi, tập luận.

Trong quá trình đọc tài liệu tử bình (Tôi học đoán mệnh) vocuc gặp rất nhiều vấn đề chưa hiểu nên ghi lại để có cơ hội có ai đó giúp đỡ. Còn rất nhiều câu hỏi chẳng hạn như:
1/ Sách viết rằng trong 1 tứ trụ, Hội Hợp thì ưu tiên Hội. Vậy với Hình Hợp thì cái nào được ưu tiên? Hình có làm thay đổi (tăng hay giảm) đáng kể "lực" của Thập thần không?
hoặc:
2/ Về thập thần, ta biết rằng Quan Sát thì sinh Ấn. Vậy có phải lúc nào cũng sinh Ấn không? nếu không thì khi nào thì sinh Ấn, khi nào thì khắc vào thân? trường hợp này có cần xét "lực" thập thần?
...
Đó là 2 trong số rất nhiều câu hỏi mà vocuc tin rằng những người mới học như vocuc không thể tự mình giải đáp. Rất mong nhận được sự chỉ bảo cặn kẽ của chị kimcuong, anhngoc, Ducminh và những người hiểu biết về môn Tử bình.

Xin chân thành cảm ơn!

kimcuong
02-10-09, 10:34
1. Theo KC thì một trong những nguyên tắc của ngũ hành là "tham sinh kị khắc" thì vẫn tính Hội, Hợp trước, Hình, Xung, Khắc, Hại, Phá...tính sau. Tuy nhiên tất cả mới chỉ là hình thức nhận ra các liên quan giữa ngũ hành với nhau ở tám chữ đầu tiên.

"lực của thập thần" là lực gì? vocuc nên cho thí dụ cụ thể và nói rõ hơn.

2. Quan Sát sinh Ấn Kiêu, giống như Tỉ Kiếp sinh Thực Thương, Tài sinh Quan.... Hay còn gọi thí dụ như Mộc sinh Hỏa hoặc Kim sinh Thủy vậy. Nếu vocuc đã biết qua Dịch và sự chặt chẽ của lý Ngũ hành sinh khắc thì chắc phải hiểu luật tương vũ, tương thừa chứ nhỉ? Nếu quên rồi thì KC có viết bài "Luận Ngũ hành sinh khắc chế hóa" đấy, bạn vào đó xem nhé.

vocuc
02-10-09, 16:57
Cảm ơn chị kimcuong!
vocuc tạm gọi là "lực" ý là tác động mạnh yếu theo vòng trường sinh, chẳng hạn như so với đề cương là Vượng thì coi như lực lớn nhất, rồi đến Lâm quan, Quan đới... (hi, vocuc thích các môn khoa học tự nhiên nên nhiều khi hay lạm dụng, mong chị thông cảm)
Về ý 2. thì khi vocuc đọc phần luận giải hay thấy nói đến Quan Sát sinh Ấn Kiêu..., ý vocuc hỏi là: chẳng hạn tứ trụ có Quan thì khi nào thì luận sinh Ấn, nó có phụ thuộc vào vượng nhược so với đề cương không?
Chân thành cảm ơn chị về bài "Luận Ngũ hành sinh khắc chế hóa", vocuc đã in ra và đọc được hơn nửa rồi. Chị KC viết thật dễ hiểu! vocuc cũng có vài thắc mắc nhưng để khi nào đọc xong mong chị giải đáp luôn thể chị nhé.
Còn phần xung-nhập Mộ mong chị giải đáp giúp vocuc.
Kính chị

kimcuong
02-10-09, 18:21
Luôn luôn có 2 chuyện để xét song song: Thập thần vượng hay nhược, mối tương sinh thuận chiều hay bị phản lại.

Tức là thí dụ Giáp nhật chủ sinh tháng mùa Thu, Kim vượng, nghĩa là Quan tinh vượng. Quan tinh là Kim vượng nhưng gặp Thủy cường quá thì bị phản sinh, nên quan tinh trở nên nhược.

Yếu tố khác làm cho Quan tinh trong mùa sinh vượng mà bị khống chế còn là các loại hỗn tạp, hình, xung, hại, không vong...v.v...

Vậy khi Quan tinh bị nhược rồi thì làm sao hóa Ấn (sinh cho Ấn)?

vocuc
06-10-09, 09:51
Cảm ơn chị KC!
Về phản sinh, phản khắc thì vocuc vẫn chưa hiểu rõ lắm khi áp vào tứ trụ cụ thể. Chẳng hạn tứ trụ (khôn mệnh):
Kỷ Sửu / Canh Ngọ / Tân Sửu / Giáp Ngọ
Kim, Thủy yếu và ít, Thổ - Hỏa nhiều và mạnh. Ở đây có tính Kim bị hỏa khắc hay bị Thổ vùi lấp không chị? Hỏa ở đây có sinh Thổ không?
vucuc xem phần chọn dụng thần Điều hầu thấy có nói đến: "thường sinh tháng Ngọ - Hỏa vượng hay tháng Tý - Thủy vượng thì phải điều hầu...". Điều này có nhất thiết là cứ sinh 2 tháng đó thì lúc nào cũng phải như thế không?
Cảm ơn chị đã giúp đỡ!

kimcuong
06-10-09, 11:09
Chào vocuc, áp dụng bảng sinh khắc chế hóa ngũ hành làm cơ sở để hiểu tính chất của nhật chủ nói chung, sau đó phải nhận rõ thân vượng hay nhược nhé. Vì khi vượng thì có giảm lực làm suy yếu mình (nếu có).

Nếu là nữ thì cho dù thời buổi hiện đại nam nữ bình quyền, nhưng chỉ có một vài số thật là quý cách mà thôi, còn ngoài ra vẫn nên xét cách riêng dành cho nữ mạng.

Xét tứ trụ Khôn tạo ở trên thì có vài quý cách là Hỏa thuần Sát, không hỗn tạp, có Thực chế. Tứ trụ can tàng thuần âm là địa lợi cho nữ, vận hành thuận. Chỉ ngại vận đầu 4 tuổi xung Sửu Mùi, tuổi còn nhỏ nên xung hơi ngại.

Còn vụ điều hầu nóng lạnh là áp dụng song song với tất cả tứ trụ nam nữ (tức là vẫn phải có dụng hỉ thần chính). Sinh tháng hè thì điều hầu bằng thủy, tân kim cần dương thủy thì có sắc, có tài. Đặc biệt tứ trụ này Hoa cái Đào hoa cũng nhiều, xem lại các thần sát này ra sao nhé.

vocuc
06-10-09, 19:58
Dạ cảm ơn chị KC, tứ trụ này là con gái vocuc. Vocuc đã dụng Thủy mà đặt tên cho cháu và cả từ cách ăn mặc cho đến phong thủy phòng ngủ đều cố gắng điều chỉnh theo cháu. Chị có thể chỉ bảo vocuc cách giảm tác dụng 2 đào hoa, 2 hoa cái và vận đầu 4 tuổi được không? Vocuc định cuối năm nay đi làm lễ giải hạn thì bán khoán cho cháu luôn.
Ước mong một ngày gần đây chị KC mở lớp dạy tứ trụ thì tốt những người tự học như vocuc biết mấy. Vocuc xin đăng ký làm học viên đầu tiên chị nhé.

kimcuong
08-10-09, 15:36
Chào vocuc, cám ơn bạn vì tinh thần ham học với KC. Chúng ta thảo luận hăng say và nâng đỡ nhau là tốt rồi.

Về tứ trụ con gái của vocuc, bạn cũng rõ là Kiêu thần cách thái quá, may là thân vượng nên lấy Thủy ngăn bớt Thổ, nếu là thân nhược thì phải tòng theo Thổ. Đào hoa trong trụ này gọi là "Đào hoa lục hại" vì Sửu Ngọ tương hại nhau (âm hỏa với âm thổ). Nhưng vocuc chớ lo lắng nhiều, hiện thời bạn chăm chút con như vậy mà còn hiểu biết âm dương ngũ hành nữa thì chắc rằng không có gì xấu quá đâu. Cần tìm hiểu Đào hoa và Hoa Cái là gì cho kỹ.

Kỵ thần là các can thái quá như Mậu và Canh, vậy các năm tháng ngày giờ mang 2 chữ này (cùng bản khí của nó) thì tránh đi. Thật ra ngũ hành đầy đủ là căn cơ tốt, chỉ cần tránh bên nào nặng quá, thúc đẩy phía yếu lên thì tứ trụ ngang hòa. Mộc và Thủy ở trụ này cần nhiều hơn Hỏa Thổ Kim.

pana
11-11-10, 08:56
Tôi đọc sơ qua bài này mới thấy 3 cuốn sách của mình chả đâu vào đâu.... thoạt tiên cứ tưởng ngon ăn môn Tử Bình này... kiến thức của các bạn thật là rộng... tôi xin học hỏi. Tôi cứ đinh ninh nữa là phụ nữ không thể nào nắm được bát quái càn khôn... đọc qua nhiều bài của chị kimcuong trong này mới hay rằng mình bé cái lầm...:3l0:

tuem
09-01-11, 04:15
Chào chị kimcuong !
Xung KHỬ - xung KHỨ : khử, khứ khác nhau ra sao ạ. Cám ơn chị. tuem.

kimcuong
09-01-11, 12:41
Theo tôi thì chỉ có xung khứ là loại trừ, làm mất đi. Người ta hay nói "trừ khử" nên thường dùng xung khử vậy. Như có câu "khứ quan còn sát", là loại được Quan còn lại Sát.
Tuy nhiên, tôi cũng có nghe một bác nói: "khử Quan còn Sát" là "cất giữ Quan lại, chỉ dùng Sát", chứ không phải là nghĩa loại trừ Quan hẳn ra. Thật sự chỉ là thêm thắt vì lý do ý nghĩa của từ ngữ (vì "khử" còn có nghĩa là cất giữ kỹ lưỡng như bỏ vào viện bảo tàng vậy!).
Đối với xung hay hợp mà làm mất đối tượng thì chỉ có ý là "loại bỏ", gọi là khứ.

tuem
09-01-11, 16:02
Cám ơn chị KC. Tôi cũng hiểu Khử là làm cho mất đi, như trừ khử, khử trùng...,tuy nhiên Khứ trong cụm từ KHỨ HỒI có nghĩa là quay trở lại, như vậy chưa chắc KHỨ đã là mất đi, mà trái lại nữa là khác. Đọc sách TB rải rác đâu đó hay bắt gặp khi thì Khử khi thì Khứ. Nếu quả thật Khử Khứ hai nghĩa khác nhau thì thật là sai một li đi một dặm. Bác nào am tường chữ Hán xin giải thích rõ dùm ạ. Chào.

tuem
09-01-11, 17:54
Tôi vừa gặp người bạn,anh ta giải thích rằng : khứ là đi, hồi là về. Như vé khứ hồi là vé đi và về. Tôi nghĩ là đúng, ta đã từng nói rằng "tống khứ"nó đi cho rồi đó sao. Vậy xin kết lại : Khử là làm cho mất, cho sạch sẽ; Khứ là không mất mà chỉ đi đâu đó. Ví dụ một thần nào đó trong bát tự đang ở trạng thái suy tuyệt mà bị thái tuế xung thì đó là xung KHỬ (xung mất, xung hung); nếu ở trạng thái khác thì gọi là xung KHỨ (chỉ là rời xa Nhật chủ) tức đi xa, li dị ..v..v..
Tôi nghĩ vậy,xin chia sẻ cùng các bạn.