PDA

View Full Version : Tử bình nhập môn - Phần căn bản



kimcuong
10-08-09, 15:02
Hiện thời ngoài sách của Trần Viên (học trò Thiệu Vĩ Hoa) viết và được dịch ra phổ biến ngoài thị trường (Dự đóan theo tứ trụ), chúng ta còn có vài tài liệu tải được từ trên mạng bấy lâu nay:

- Tử bình nhập môn (Lâm Thế Đức)
- Tôi học đóan mệnh khoa Tử bình (Trúc Lâm Tử)

và các tài liệu tiếng Trung được nhiều người dịch sang tiếng Việt:

- Tử bình chân thuyên bình chú
- Tích Thiên Tủy
- Cùng Thông Bửu Giám
- Tam Mệnh Thông Hội
- Uyên Hải Tử bình

Những tài liệu tiếng Trung này cũng rất nên học hỏi, vì rất là cần thiết để hiểu thêm Dịch học, nhưng để đi sâu vào nghiên cứu Tử bình khi đã lĩnh hội được phần căn bản của môn này. Vả lại, đối với người mới tìm hiểu thì đọc tài liệu tiếng Việt dễ dàng hơn.

Các tủ sách ở khắp các diễn đàn đều có vài sách kể trên, ở diễn đàn này tôi nghĩ nên chép hẳn ra đây để vừa gây cảm hứng tìm hiểu của các bạn, lại vừa cho chúng ta cơ hội học hỏi lẫn nhau ở từng mục, từng chương. KC chọn sách của Lâm Thế Đức và đưa ra từng chương trong mỗi bài gửi, qua đó chúng ta nhìn thấy "vấn đề" rõ hơn. Nếu có khúc mắc nhiều thì sẽ link phần thảo luận trong các sách khác ra. Xin các bạn thảo luận vào từng chương mục để dễ theo dõi.

kimcuong
10-08-09, 15:08
PHẦN CĂN BẢN

A. 10 THIÊN CAN
Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

B. 12 ĐỊA CHI
Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi

C. ÂM DƯƠNG CỦA HÀNG CAN
Dương can: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm
Âm can: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý

D. ÂM DƯƠNG CỦA HÀNG CHI
Dương chi: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất
Âm chi: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi

E. ĐỊA CHI SANH TIÊU
Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (cọp), Mão (mèo), Thìn (rồng), Tỵ (rắn),
Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó), Hợi (heo).

F. CAN CHI NGŨ HÀNH VÀ TỨ THỜI PHƯƠNG VỊ
Thiên can:
Giáp, Ất (mộc), Đông phương,
Bính, Đinh (hỏa) Nam Phương,
Mậu, Kỷ (thổ) trung ương,
Canh, Tân, (kim) Tây phương,
Nhâm, Quý (Thủy) Bắc phương

Địa chi:
Dần, Mão, Thìn (mộc) Đông phương mùa xuân.
Tỵ, Ngọ, Mùi (hỏa) Nam phương, mùa hạ
Thân, Dậu, Tuất (Kim)Tây phương, mùa thu.
Hợi, Tý, Sửu (thủy) Bắc phương, mùa đông.

Trong 4 mùa rút ra mỗi mùa 1 chữ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

Mỗi chữ đơn chiếc thuộc Thổ, kể là các tháng 3, 6, 9, 12.

10 THIÊN CAN gia lên 12 ĐỊA CHI, diễn thành 60 Hoa Giáp:
1. Giáp Tý 2. Ất Sửu 3. Bính Dần 4. Đinh Mão 5. Mậu Thìn 6. Kỷ Tỵ 7. Canh Ngọ 8. Tân Mùi 9. Nhâm Thân 10. Quý Dậu (Gọi là Giáp Tý tuần)

11. Giáp Tuất 12. Ầt Hợi 13. Bính Tý 14. Đinh Sửu 15. Mậu Dần 16. Kỷ Mão 17. Canh Thìn 18. Tân Tỵ 19. Nhâm Ngọ 20. Quý Mùi (Gọi là Giáp Tuất tuần)

21. Giáp Thân 22. Ất Dậu 23. Bính Tuất 24. Đinh Hợi 25. Mậu Tý 26. Kỷ Sửu 27. Canh Dần 28. Tân Mão 29. Nhâm Thìn 30. Quý Tỵ (Gọi là Giáp Thân tuần)

31. Giáp Ngọ 32. Ất Mùi 33. Bính Thân 34. Đinh Dậu 35. Mậu Tuất 36. Kỷ Hợi 37. Canh Tý 38. Tân Sửu 39. Nhâm Dần 40. Quý Mão (Gọi là Giáp Ngọ tuần)

41. Giáp Thìn 42. Ất Tỵ 43. Bính Ngọ 44. Đinh Mùi 45. Mậu Thân 46. Kỷ Dậu 47. Canh Tuất 48. Tân Hợi 49. Nhâm Tý 50. Quý Sửu (Gọi là Giáp Thìn tuần)

51. Giáp Dần 52. Ất Mão 53. Bính Thìn 54. Đinh Tỵ 55. Mậu Ngọ 56. Kỷ Mùi 57. Canh Thân 58. Tân Dậu 59. Nhâm Tuất 60. Quý Hợi (Gọi là Giáp Dần tuần)

THIÊN CAN NGŨ HỢP BIẾN HÓA
Giáp – Kỷ hợp hóa Thổ
Ất – Canh hợp hóa Kim
Bính – Tân hợp hóa Thủy
Đinh – Nhâm hợp hóa Mộc
Mậu – Quý hợp hóa Hỏa

ĐỊA CHI LỤC HỢP BIẾN HÓA
Tý - Sửu hợp hóa Thổ *
Dần - Hợi hợp hóa Mộc
Mão - Tuất hợp hóa Hỏa
Thìn - Dậu hợp hóa Kim
Tỵ - Thân hợp hóa Thủy
Ngọ - Mùi hợp hóa Hỏa *

Ngọ thuộc Thái dương, Mùi thuộc Thái âm

(* sách của Thiệu Vĩ Hoa : Tí Sửu và Ngọ Mùi cùng hóa Thổ)

ĐỊA CHI TAM HỢP THÀNH CỤC
Thân – Tý – Thìn thủy cục
Hợi – Mão – Mùi mộc cục
Dần - Ngọ - Tuất hỏa cục
Tỵ - Dậu - Sửu kim cục

ĐỊA CHI LỤC XUNG
Tý - Ngọ xung
Sửu - Mùi xung
Dần – Thân xung
Mão - Dậu xung
Thìn - Tuất xung
Tỵ - Hợi xung

ĐỊA - CHI LỤC - HẠI (Tương hại với nhau)
Tý – Mùi hại
Sửu - Ngọ hại
Dần - Tỵ hại
Mão – Thìn hại
Thân - Hợi hại
Dậu - Tuất hại

ĐỊA CHI TAM HÌNH (Động diêu bất ổn định)
Tý hình Mão, Mão hình Tý, gọi là vô lễ chi hình
Dần hình Tỵ, Tỵ hình Thân, Thân hình Dần, gọi là tri thế chi hình
Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi, Mùi hình Sửu, gọi là vô ân chi hình
Thìn hình Thìn, Dậu hình Dậu, Ngọ hình Ngọ, Hợi hình Hợi gọi là tự hình.

Chú giải: Hình là hình khắc, động diêu, 2 hay 3 chữ gặp nhau ở địa chi có thể phá vỡ nguyên cục.

TRONG 12 ĐỊA CHI ẨN TÀNG NHỮNG HÀNG CAN:
Tý ẩn chữ Quý (1 can)
Sửu ẩn chữ Kỷ, Quý, Tân (3 can)
Dần ẩn chữ Giáp, Bính, Mậu (3 can)
Mão ẩn chữ Ất (1 can)
Thìn ẩn chữ Mậu, Quý, Ất (3 can)
Tỵ ẩn chữ Bính, Mậu, Canh (3 can) *
Ngọ ẩn chữ Đinh, Kỷ (2 can)
Mùi ẩn chữ Kỷ, Đinh, Ất (3 can) *
Thân ẩn chữ Canh, Mậu, Nhâm (3 can) *
Dậu ẩn chữ Tân (1 can)
Tuất ẩn chữ Mậu, Tân, Đinh (3 can) *
Hợi ẩn chữ Nhâm, Giáp (2 can)

(* các thứ tự của Trung Khí và Dư Khí có khác nhau ở những sách khác)

kimcuong
10-08-09, 15:18
NGUYỆT KIẾN (Cố định)
Tháng Giêng kiến Dần
Tháng 2 kiến Mão
Tháng 3 kiến Thìn
Tháng 4 kiến Tỵ
Tháng 5 kiến Ngọ
Tháng 6 kiến Mùi
Tháng 7 kiến Thân
Tháng 8 kiến Dậu
Tháng 9 kiến Tuất
Tháng 10 kiến Hợi
Tháng 11 kiến Tý
Tháng 12 kiến Sửu

24 TIẾT, KHÍ
(Một năm có 12 tháng, chia làm 24 tiết, khí, mỗi tháng có tiết 15 ngày và mỗi khí 15 ngày. Nên chú ý thật cẩn thận mỗi Tiết để luận đoán cho mỗi tháng, nếu Tiết chưa tới hay đã qua thì tháng đó có biến dịch. Phần này tham luận ở chương khác).

Tháng Giêng Tiết Lập Xuân, Khí Vũ Thủy
Tháng 2 Tiết Kinh Trực, Khí Xuân Phân
Tháng 3 Tiết Thanh Minh, Khí Cốc Vũ
Tháng 4 Tiết Lập Hạ, Khí Tiểu Mãn
Tháng 5 Tiết Man Chủng, Khí Hạ Chí
Tháng 6 Tiết Tiểu Trữ, Khí Đại Trử
Tháng 7 Tiết Lập Thu, Khí Xứ Trử
Tháng 8 Tiết Bạch Lộ, Khí Thu Phân
Tháng 9 Tiết Hàn Lộ, Khí Sương Giáng
Tháng 10 Tiết Lập Đông, Khí Tiểu Tuyết
Tháng 11 Tiết Đại Tuyết, Khí Đông Chí
Tháng 12 Tiết Tiểu Hàn, Khí Đại Hàn

NHƠN NGƯƠN
(Các Thiên Can ẩn trong địa chi hành quyền trong 12 tháng)
Dần, tháng giêng Sau Tiết Lập Xuân, Mậu chiếm 7 ngày, Bính chiếm 7 ngày, Giáp chiếm 16 ngày, cộng 30 ngày.

Mão, tháng hai Sau Tiết Kinh Trực, Giáp chiếm 10 ngày, Ất chiếm 20 ngày, cộng 30 ngày.

Thìn, tháng ba Sau Tiết Thanh Minh, Ất chiếm 9 ngày, Quý chiếm 3 ngày, Mậu chiếm 18 ngày, cộng 30 ngày.

Tỵ, tháng tư Sau Tiết Lập Hạ, Mậu chiếm 5 ngày. Canh chiếm 9 ngày, Bính chiếm 16 ngày, cộng 30 ngày.

Ngọ, tháng năm Sau Tiết Man Chủng, Bính chiếm 10 ngày, Kỷ chiếm 9 ngày, Đinh chiếm 11 ngày, cộng 30 ngày.

Mùi, tháng sáu Sau Tiết Tiểu Trử, Đinh chiếm 9 ngày, Ất chiếm 3 ngày, Kỷ chiếm 18 ngày, cộng 30 ngày.

Thân, tháng bảy Sau Tiết Lập Thu, Mậu và Kỷ chiếm 10 ngày, Nhâm chiếm 3 ngày, Canh chiếm 17 ngày, Cộng 30 ngày.

Dậu, tháng tám Sau Tiết Bạch Lộ, Canh chiếm 10 ngày, Tân chiếm 20 ngày, cộng 30 ngày.

Tuất, tháng chín Sau Tiết Hàn Lộ, Tân chiếm 9 ngày, Đinh chiếm 3 ngày, Mậu chiếm 18 ngày, cộng 30 ngày.

Hợi, tháng mười Sau Tiết Lập Đông, Mậu chiếm 7 ngày, Giáp chiếm 5 ngày, Nhâm chiếm 18 ngày, cộng 30 ngày.

Tý, tháng 11 Sau Tiết Đại Tuyết, Nhâm chiếm 10 ngày, Quý chiếm 20 ngày, cộng 30 ngày.

Sửu, tháng 12 Sau Tiết Tiểu Hàn, Quý chiếm 9 ngày, Tân chiếm 3 ngày, Kỷ chiếm 18 ngày, cộng 30 ngày.

kimcuong
10-08-09, 15:24
CÁCH THỨC LẬP SỐ CỦA KHOA TỬ BÌNH
Luận số mệnh phải có cách thức mới dễ đoán, trong khoa Tử Vi chia làm 12 cung để an sao, nhưng khoa Tử Bình chỉ lấy 4 Can Chi của năm, tháng, ngày, giờ lập thành bát tự, chúng ta đoán ngũ hành trong 8 chữ đó mà suy luận ra, rất giản dị và cũng rất minh bạch.

Cách thức là lấy Can Chi của năm sinh,
Can Chi của tháng sinh,
Can Chi của ngày sinh,
Can Chi của giờ sinh.

Ví dụ: Sinh năm Giáp Tý tháng giêng, ngày mồng một, giờ Ngọ

Sinh năm Giáp Tý, thì đặt Giáp Tý
Sinh tháng giêng, thì đặt Bính Dần
Sinh ngày mồng một, thì đặt Giáp Dần.
Sinh giờ Ngọ, thì đặt Canh Ngọ.

Vì sao tháng giêng đặt Bính Dần, nay giải thích như sau.
Bất luận năm nào, tháng giêng có Chi cố định là Dần, nhưng mỗi hàng Can của năm ấy thì khác nhau. Chúng sẽ thay đổi như sau:

Năm Giáp và năm Kỷ, nên là chữ Bính dẫn đầu.
Năm Ất và năm Canh nên là chữ Mậu dẫn đầu.
Năm Bính và Tân, nên là chữ Canh dẫn đầu.
Năm Đinh và Nhâm, nên là chữ Nhâm dẫn đầu.
Năm Mậu và Quý, nên là chữ Giáp dẫn đầu.

Ví dụ: sinh năm Giáp:
Tháng giêng là Bính Dần
Tháng 2 là Đinh Mão
Tháng 3 là Mậu Thìn
Tháng 4 là Kỷ Tỵ
Tháng 5 là Canh Ngọ
Tháng 6 là Tân Mùi
Tháng 7 là Nhâm Thân.
Tháng 8 là Quý Dậu
Tháng 9 là Giáp Tuất
Tháng 10 là Ất Hợi
Tháng 11 Bính Tý
Tháng 12 là Đinh Sửu
Sinh năm Kỷ cũng giống như trên.

Nếu sinh năm Ất thì:
Tháng giêng là Mậu Dần
Tháng 2 là Kỷ Mão
Tháng 3 là Canh Thìn
Tháng 4 là Tân Tỵ
Tháng 5 là Nhâm Ngọ
Tháng 6 là Quý Mùi
Tháng 7 là Giáp Thân
Tháng 8 là Ất Dậu
Tháng 9 là Bính Tuất
Tháng 10 là Đinh Hợi
Tháng 11 là Mậu Tý
Tháng 12 là Kỷ Sửu
Sinh năm Canh cũng giống như trên.

Còn các Niên Can khác cũng lấy đúng chữ Dần dẫn đầu cho tháng giêng rồi lần lượt đếm theo thứ tự cho thích hợp. Nên thật cẩn thận không được sai.

Làm sao biết ngày mồng một là Giáp Dần?

Rất dễ, chúng ta chỉ cần tra trong cuốn vạn niên lịch thì biết ngay. Trong vạn niên lịch nói rằng:

Năm 1994, năm Giáp Tý, mồng một Giáp Dần, ngày 11 là Giáp Tý, ngày 21 là Giáp Tuất.

Lập Xuân, mồng một giờ Tý giao.
Vũ Thủy 16 giờ Mão giao.

Bất luận năm nào, ngày nào, tháng nào, năm nào cũng chiếu theo Vạn Niên Lịch mà tìm ra, nhưng phải thật cẩn thận coi Tiết và Khí.

Ví dụ: Ngày mồng một giờ Tý giao Tiết Lập Xuân nay sinh giờ Ngọ, tức là đã giao tháng giêng rồi, thì phải lấy tháng giêng để đoán số mệnh.

Còn nếu sinh giờ Tý hay giờ Thìn, chưa giao đủ Lập Xuân, tất nhiên số này phải đoán là chưa đến Tiết Lập – Xuân, tức là còn ở trong tháng 12 của năm Quý Hợi không được lập số làm năm Giáp Tý, phải làm ở năm Quý Hợi.

Được đổi thành như sau:
Năm Quý Hợi - Tháng Ất Sửu (tháng 12) - Ngày Giáp Dần

Như vậy mới tránh được sự sai lầm, Tiết là đại biểu cho tháng, giờ giao qua khỏi Tiết mới là tháng đó, còn chưa qua Tiết là ở tháng trước. Nển để ý tránh sai lầm coi số đúng hay sai cũng đều do sự sai lầm này, có ảnh hưởng rất quan trọng.

Làm sao biết từ ngày Giáp Dần mà tìm ra giờ Canh Ngọ? Điều này chúng tôi biên chép như sau thì quý vị sẽ rõ.

Ngày Giáp và Kỷ, phải là chữ Giáp dẫn đầu cho giờ Tý.
Ngày Ất và Canh, phải là chữ Bính dẫn đầu cho giờ Tý.
Ngày Bính và Tân, phải là chữ Mậu dẫn đầu cho giờ Tý.
Ngày Đinh và Nhâm, phải là chữ Canh dẫn đầu cho giờ Tý.
Ngày Mậu và Quý, phải là chữ Nhâm dẫn đầu cho giờ Tý.

Ví dụ: Ngày Giáp Dần:
Giờ Tý thì phải lập Giáp Tý.
Giờ Sửu thì phải lập Ất Sửu.
Giờ Dần thì phải lập Bính Dần.
Giờ Mão thì phải lập Đinh Mão.
Giờ Thìn thì phải lập Mậu Thìn
Giờ Tỵ thì phải lập Kỷ Tỵ.
Giờ Ngọ thì phải lập Canh Ngọ.
Giờ Mùi thì phải lập Tân Mùi.
Giờ Thân thì phải lập Nhâm Thân.
Giờ Dậu thì phải lập Quý Dậu.
Giờ Tuất thì phải lập Giáp Tuất
Giờ Hợi thì phải lập Ất Hợi.
Ngày Kỷ cũng giống như trên.

Nếu sinh ngày Bính:
Giờ Tý thì phải lập Mậu Tý.
Giờ Sửu thì phải lập Kỷ Sửu
Giờ Dần thì phải lập Canh Dần
Giờ Mão thì phải lập Tân Mão.
Giờ Thìn thì phải lập Nhâm Thìn.
Giờ Tỵ thì phải lập Quý Tỵ.
Giờ Ngọ thì phải lập Giáp Ngọ.
Giờ Mùi thì phải lập Ất Mùi.
Giờ Thân thì phải lập Bính Thân.
Giờ Dậu thì phải lập Đinh Dậu.
Giờ Tuất thì phải lập Mậu Tuất.
Giờ Hợi thì phải lập Kỷ Hợi.

Kỳ dư thì cũng nên làm theo bản kê khai ở trên mà lập ra.

Nay đã biết lập thành cục rồi, nhưng cách đoán thì làm sao? Cách đoán như sau, chúng ta phải lấy Thiên Can của ngày làm mệnh chủ, gọi là Nhật Nguyệt, tức xưng là Ngã (tôi). Bất cứ một số mệnh nào cũng vậy, đã lấy Nhật Nguyên làm Mệnh Chủ thì 3 Thiên Can và 4 Địa Chi còn lại là những chữ có liên quan với mình.

Hàng Can Chi của năm sinh là cung tổ, tức là cung Phúc Đức.
Hàng Can của tháng là anh em, hàng Chi là cha mẹ.
Hàng Chi của ngày là thê hay phụ.
Hàng Can Chi của giờ là con.

kimcuong
10-08-09, 15:48
THẬP THẦN (10 thần)
Do chỗ Sinh, Khắc, Xích (tiết đi, giảm đi), TRỢ mà phân thành THẬP THẦN. Lấy THẬP THẦN đó mà cân nhắc cho thăng bằng.

Nay tham luận như sau: THẬP THẦN có những tên sau đây:

CHÁNH ẤN: Hàng Can Chi sinh Nhật Nguyên, âm sinh dương.
- Giáp gặp Quý (Quý là âm thủy sinh cho Giáp dương mộc)
- Ất gặp Nhâm
- Bính gặp Ất
- Đinh gặp Giáp
- Mậu gặp Đinh
- Kỷ gặp Bính
- Canh gặp Kỷ
- Tân gặp Mậu
- Nhâm gặp Tân
- Quý gặp Canh

PHIẾN ẤN (còn gọi là KIÊU): Hàng Can Chi sinh Nhật Nguyên, dương sinh dương
- Giáp gặp Nhâm (Nhâm là dương thủy sinh cho Giáp dương mộc)
- Ất gặp Quý
- Bính gặp Giáp
- Đinh gặp Ất
- Mậu gặp Bính
- Kỷ gặp Đinh
- Canh gặp Mậu
- Tân gặp Kỷ
- Nhâm gặp Canh
- Quý gặp Tân

CHÁNH QUAN: Hàng Can Chi khắc Nhật Nguyên, âm khắc dương
- Giáp gặp Tân (Tân là âm kim khắc Giáp dương mộc)
- Ất gặp Canh
- Bính gặp Quý
- Đinh gặp Nhâm
- Mậu gặp Ất
- Kỷ gặp Giáp
- Canh gặp Đinh
- Tân gặp Bính
- Nhâm gặp Kỷ
- Quý gặp Mậu

THẤT SÁT (còn gọi là THIÊN QUAN): Hàng Can Chi khắc Nhật Nguyên, dương khắc dương
- Giáp gặp Canh (Canh là dương kim khắc Giáp dương mộc)
- Ất gặp Tân
- Bính gặp Nhâm
- Đinh gặp Quý
- Mậu gặp Giáp
- Kỷ gặp Ất
- Canh gặp Bính
- Tân gặp Đinh
- Nhâm gặp Mậu
- Quý gặp Kỷ

CHÁNH TÀI: Nhật Nguyên khắc hàng Can Chi, dương khắc âm
- Giáp gặp Kỷ (Giáp dương mộc khắc Kỷ là âm thổ)
- Ất gặp Mậu
- Bính gặp Tân
- Đinh gặp Canh
- Mậu gặp Quý
- Kỷ gặp Nhâm
- Canh gặp Ất
- Tân gặp Giáp
- Nhâm gặp Đinh
- Quý gặp Bính

PHIẾN TÀI (còn gọi là Thiên Tài): Nhật Nguyên khắc hàng Can Chi, dương khắc dương
- Giáp gặp Mậu (Giáp dương mộc khắc Mậu là dương thổ)
- Ất gặp Kỷ
- Bính gặp Canh
- Đinh gặp Tân
- Mậu gặp Nhâm
- Kỷ gặp Quý
- Canh gặp Giáp
- Tân gặp Ất
- Nhâm gặp Bính
- Quý gặp Đinh

THỰC THẦN: Nhật Nguyên sinh hàng Can Chi, dương sinh dương
- Giáp gặp Bính (Giáp dương mộc sinh cho Bính là dương hỏa)
- Ất gặp Đinh
- Bính gặp Mậu
- Đinh gặp Kỷ
- Mậu gặp Canh
- Kỷ gặp Tân
- Canh gặp Nhâm
- Tân gặp Quý
- Nhâm gặp Giáp
- Quý gặp Ất

THƯƠNG QUAN: Nhật Nguyên sinh hàng Can Chi, dương sinh âm
- Giáp gặp Đinh (Giáp dương mộc sinh cho Đinh là âm hỏa)
- Ất gặp Bính
- Bính gặp Kỷ
- Đinh gặp Mậu
- Mậu gặp Tân
- Kỷ gặp Canh
- Canh gặp Quý
- Tân gặp Nhâm
- Nhâm gặp Ất
- Quý gặp Giáp

TỶ: Nhật Nguyên gặp đồng loại, dương và dương
- Giáp gặp Giáp (cùng hành mộc, cùng là dương)
- Ất gặp Ất
- Bính gặp Bính
- Đinh gặp Đinh
- Mậu gặp Mậu
- Kỷ gặp Kỷ
- Canh gặp Canh
- Tân gặp Tân
- Nhâm gặp Nhâm
- Quý gặp Quý

KIẾP: Nhật Nguyên gặp đồng loại, dương và âm
- Giáp gặp Ất (dương mộc gặp âm mộc)
- Ất gặp Giáp
- Bính gặp Đinh
- Đinh gặp Bính
- Mậu gặp Kỷ
- Kỷ gặp Mậu
- Canh gặp Tân
- Tân gặp Canh
- Nhâm gặp Quý
- Quý gặp Nhâm

vanhoai
10-08-09, 15:54
Chào bạn kimcuong

Cách của bạn rất hay. Theo tôi để cho phần đọc của bài này được thông suốt, ta có thể mở thêm phần "hành lang Tử Bình" giống như bên ngoài lớp học , để mọi người vào đặt câu hỏi. Ý bạn thế nào?

kimcuong
10-08-09, 15:59
Chào anh vanhoai, viết ra "hành lang" là ý hay đấy.
Đang chép tới đây thì tôi nhận thấy thiếu phần kẽ bảng là nhìn không rõ và không linh động, dễ buồn ngủ...nên tôi tạm ngừng để tải hình minh họa lên sau vậy.

thiên thư
03-09-09, 22:23
Thưa chị Kim cuong.
Chị viết:

NHƠN NGƯƠN
(Các Thiên Can ẩn trong địa chi hành quyền trong 12 tháng)
Dần, tháng giêng Sau Tiết Lập Xuân, Mậu chiếm 7 ngày, Bính chiếm 7 ngày, Giáp chiếm 16 ngày, cộng 30 ngày.
.............
Như vậy từ ngày 1 đến ngày 7 thuộc can mậu hay từ ngày 1 đến ngày 16 thuộc can giáp ?. Em hiểu như vậy đúng không? .Xin chị giảng cho em với . Cảm ơn chị nhiều.

kimcuong
03-09-09, 23:28
từ ngày thứ nhất đến ngày thứ bẩy đúng là thuộc can Mậu.
Thí dụ tiết Lập Xuân năm Canh Dần (2010) bắt đầu từ ngày 4.2.2010, Mậu thổ nắm quyền từ ngày 4.2. đến 10.2., sau đó là Bính đến ngày 17.2 và Giáp đến ngày giao tiết Kinh Trập vẫn còn nắm quyền 10 ngày. Ất Mão lúc đó là chủ (trọng Xuân) 20 ngày trong tiết Kinh Trập đó.
Cứ như vậy thì ta thấy dư khí của tiết trước còn kéo dài sang đầu tiết sau.

Một mùa gọi Đầu mùa là Mạnh, Giữa Mùa là Trọng và Cuối mùa là Hạ (Hạ này đừng nhầm với mùa hè).

Thí dụ mùa Xuân có Mạnh Xuân là tiết Lập Xuân, Trọng Xuân là tiết Kinh Trập và Hạ Xuân là tiết Thanh Minh.

thiên thư
04-09-09, 08:32
Em cảm ơn chị Kim cuong nhiều. Chị cho em hỏi thêm:
Một người sinh vào tiết Lập Xuân, nếu sinh từ ngày 4/2 đến 10/2 thì ta coi can Mậu mạnh nhất kế đến là bính & giáp? tương tự nếu người ấy sinh từ 11/2 đến 17/2 thì khi xét ta lấy can Bính trước ..v...v..Chứ không phải cứ sinh trong tiết nào thì lấy bản khí của tiết đó làm trọng phải không ạ!.

kimcuong
04-09-09, 11:22
Không phải, xem những ngày can tàng nào có "khí" trong ngày sinh và vẫn cứ định bản khí trước (bản khí của chi tháng vẫn làm trọng), dư khí sau. Thông thường KC xét:

- Bản khí không lộ nhưng vẫn mạnh (không bị hình khắc, không vong), cung trường sinh tốt, nên cho dù sinh vào ngày nào vẫn lấy cách cục đó.

- Dư khí thấu ra lại nhiều, thêm phần Chi hỗ trợ như có tam cục, hội cục, thì lúc đó có nghĩa là bản khí quá yếu, phải chuyển sang dư khí vượng đó mà tính. Tức là có thể phải chuyển sang cách cục khác hoặc không có dụng thần. Chỉ còn xem hành vận, chiều nào thuận lợi thì lấy đó làm hỉ thần mà thôi.

Ducminh
23-09-09, 15:28
Cám ơn bác Kimcuong đã mở chuyên mục này. Em có một số thắc mắc, xin nhờ bác Kimcuong giải đáp dùm
- Sách dạy rằng, trụ ngày là cung hôn nhân, can chi của trụ ngày mà tương sinh cho nhau thì tình cảm vợ chồng đằm thắm, tuy nhiên, những ngày Mậu thân, đinh mùi, có can chi tươngsinh cho nhau nhưng lại là ngày Âm dương lệch ( vợ chồng xung khắc). Vậy phải giải thích việc này thế nào?
- "Tuế vận cùng gặp, không chết mình cũng mất người thân" câu khẩu quyết này có vẻ không chính xác lắm, em thấy rất nhiều người gặp phải mà chẳng có việc gì cả
-Xin bác chỉ dạy cách xác định sinh con trai con gái đầu lòng, việc dựa vào sự sinh khắc giữa can ngày và can giờ của tứ trụ để xác định liệu có đáng tin hay không?
Em cám ơn bác nhiều

kimcuong
24-09-09, 09:56
Các ngày:
1- Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần,
2- Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tỵ,
3- Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân,
4- Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi

được giải thích trụ ngày mà gặp thì gọi là âm dương lệch và cho biết sự hôn nhân không tốt.

"Âm dương lệch" thật ra là gì? Giống như vài "thần sát" khác, trong sách của TVH không nói rõ tại sao các ngày nói trên gọi là "âm dương xen kẽ". Thế nào là xen kẽ? Lại có nơi viết là âm dương xô đẩy! Chữ này thật ra tuy đọc lên rất thô thiển, nhưng dịch cũng sát nghĩa. Trong các trang web Tử Bình của Tàu thì gọi là "Âm dương soa thác", có nơi còn viết là "Âm soa Dương thác"; tất cả đều có nghĩa là "so le".

Nhưng như ducminh thắc mắc, ngày Mậu Thân và Đinh Mùi tính giản đơn theo hành của can chi thì thổ sinh kim và hỏa sinh thổ, tại sao lại bị gọi là âm dương lệch. Trong khi đó Bính Tý, Tân Mão thì rõ là hỏa khắc thủy và kim khắc mộc. Còn Tân Dậu và Bính Ngọ đều thuần chất. Tức là nếu nghiêm túc mà học thì thấy là không có nguyên lý gì nhất định cả.

Còn âm và dương xô đẩy nhau ở đâu? Ai cũng biết là Can mà dương thì Chi cũng Dương, Can âm thì Chi âm. Bính thì kết hợp với Tý, cả hai đều dương; Đinh và Sửu cùng âm.

Thật ra lời giải nằm trong phần Lục Thập Hoa Giáp và cũng chính từ Dịch mà ra. Tý Ngọ là hai trục lớn, đấy là Thủy Hỏa và Âm Dương. 10 Can cùng với 12 Chi tạo nên 1 vòng Hoa Giáp có 60 cặp can chi.

Chia ra làm 2, ta sẽ thấy có 2 trục Giáp Tý và Giáp Ngọ. Tính cho đủ 12 Chi thì trong mỗi trục như vậy thừa ra 3 cặp can chi, và đấy chính là các cặp gọi là "âm soa mà dương thác". Nên hiểu nghĩa rộng của chúng là ở những cặp can chi đó bị nằm ở giữa 2 vòng kết hợp của 12 chi. Không nên xét đoán từng can, từng chi một.

Đấy là nguyên lý bao trùm của Âm và Dương. Vậy ducminh có thể viết lại các vòng 12 chi đó không? Sẽ hiểu ngay.

Về ý nghĩa các ngày có đúng là hôn nhân không thuận chỉ là một yếu tố, không phải là chính. Tương tự như hai câu sau vậy. Tử bình xét từng trụ làm nền, nhưng cuối cùng thì cả 4 trụ, dụng thần, kỵ thần và vận hạn mới quyết định sự việc... được một nửa.

Tại sao nói là một nửa? Còn nửa kia là gì? Nhờ tom hay saomai, sonthuy... trả lời hộ cho bạn ducminh nhé.

tom
24-09-09, 11:21
Hi Kimcuong
Dịch lý có thễ giải quyết những thắc mắc mà trong môn tử bình cũng như phong thủy bởi vậy ai hiểu được Dịch sẽ thông các môn còn lại
còn phần Kimcuong hỏi một nữa còn lại theo tôi là nhân mệnh( bản thân) địa mệnh( phong thủy nơi ở) .cái gì cũng vậy tương đối là tốt nhất vài hàng góp vui hì hì
Có gì không đúng xin chĩ giáo

sonthuy
24-09-09, 16:02
Chào KimCuong
Về Tứ Trụ, Dịch Lý thì sonthuy rất muốn tìm hiểu nhưng chưa biết gì, KimCuong nói một nửa còn lại theo mình cũng có suy nghĩ như bạn Tom là nhân mệnh { bản thân (tính cách, quan điểm,thái độ ứng sử... của con người đó )} và địa mệnh (phong thủy nhà cửa -tốt xấu- mình nghiệm tới bây giờ thấy đúng lắm ).
Trích:
Nguyên văn bởi Ducminh
- "Tuế vận cùng gặp, không chết mình cũng mất người thân" câu khẩu quyết này có vẻ không chính xác lắm, em thấy rất nhiều người gặp phải mà chẳng có việc gì cả
câu khẩu quyết này KimCuong đã giải thích; trường hợp của mình thì rất đúng.

Thân Ái

kimcuong
26-09-09, 14:05
Các bạn nói đúng, theo KC thì phần nửa kia là yếu tố di truyền và môi trường một đứa trẻ sinh ra và sống cho đến hết đại vận đầu. Di truyền như thế nào thì các môn Lý học quả là đứng ở ngoài vòng lý luận, chỉ trừ môn Tướng mạo là khả dĩ xét được.

Con người mới sinh ra trong vòng trường sinh, nói 1 cách bao trùm thì vẫn là "mộc dục", hiểu là rất mong manh, mọi sự quyết định nằm ở các yếu tố khác, như hoàn cảnh địa lý, cha mẹ giàu có hay không, hiểu biết của cha mẹ về vấn đề nuôi dưỡng con cái đến đâu...v..v... Cho nên sức khỏe của 1 đứa trẻ nó hoàn toàn không có tự ảnh hưởng được. Vì vậy cho dù trên tứ trụ nhận thấy là thân vượng, tài quan ấn tốt, mà hoàn cảnh bên ngoài không đáp ứng thì cũng trở thành nhược, và ngược lại. Mạng sống bởi thế không do chính chúng ta quyết định mà do "thần này thần kia" cũng là ý này, không có gì xa lạ.

Tính cách của con người cũng qua đó mà ít nhiều được rèn luyện. Bởi thế sự giáo dục sau đó là mấu chốt của mọi vấn đề. Đến khi khôn lớn thì mới đúng là thấy kết quả của những năm đầu đại vận mà cuộc sống cá nhân mới bắt đầu hình thành. Có phải là không ai giống ai đúng không? Và có phải là vì thế mà 2 lá số giống nhau lại có 2 cuộc đời khác nhau không?

Ducminh
28-09-09, 20:59
"Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dạy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên"

vocuc
30-09-09, 15:23
Chào kimcuong!
vocuc có thắc mắc trong lúc học tử bình, mong được chị giải đáp. Đó là: Trong Chi thì tàng các Can, vậy khi xung chi thì sẽ thế nào? bản khí, trung khí hay dư khí có bị mất không hay vẫn giữ nguyên?
kính chị!

kimcuong
02-10-09, 09:45
vocuc cho KC biết thí dụ Chi xung với can tàng trong đó nhé, hoặc liệt kê ra luôn lục xung là tốt nhất.

vocuc
02-10-09, 17:06
Chị KC, chẳng hạn trụ ngày Quý Tị, chi Tị (B, C, M) ứng (Tài, Ấn, Quan), khi gặp Đại vận, Lưu niên Hợi (N, G) đến xung thì Tài, Ấn, Quan tàng trong chi ngày sẽ thế nào? Chúng mất hết (hết tác dụng) hay chỉ có Tài mất, còn Ấn Quan vẫn còn?

kimcuong
02-10-09, 18:30
Nếu nói riêng từng mục thì nên hiểu rất tương đối nhé, vì Tử Bình không đúc kết lại từng trụ, từng cụm như vậy.

Chi Tỵ xung chi Hợi cũng có nghĩa là bản khí của chúng xung nhau, tức là Kiếp tài sẽ phá Tài.

Ấn Quan còn thì còn, nhưng chúng có lực hay không là chuyện khác. Ở vấn đề trên, chỉ có Giáp chen vào mới giải được. Thành ra, nếu có Thương quan cách thành công thì quá hay, vì theo ngũ hành mà luận thì Nhâm sinh Giáp, Giáp sinh Bính; vòng tương sinh không bị vỡ.

vocuc
03-10-09, 06:57
Cám ơn chị KC, vocuc lấy ví dụ nôm na vậy thôi chứ đúng là mọi cái nên hiểu là tương đối!
Giờ thì vocuc đã hiểu rõ rồi.

htruongdinh
03-10-09, 08:14
Chào kimcuong, HTD muốn hỏi trường hợp lá số này :
http://www.lyso.vn/dichvu/lasotutru/1/004522111988/1/M.jpg

Chi Tỵ ở trụ ngày xung chi Hợi ở trụ tháng. Vào Đại vận Kỷ Tỵ, lực xung sẽ mạnh hơn, như vậy có cách nào giải quyết không ? liệu có xung tróc gốc không? Như vậy đây là đại vận rất xấu ?
Chi Hợi (Nhâm Giáp) ứng với Thương Tài, khi bị xung như vậy thì Thê Tài và Thương Quan sẽ thế nào ?

kimcuong
04-10-09, 11:19
Theo nguyên tắc thì xung như thế là bị tróc gốc thật, Kỷ khắc Quí, Tỵ xung Hợi, cả Tỵ và Hợi đều vướng, không riêng gì chi Hợi. Tỵ Bính là chánh quan, Hợi là chánh tài, đối với nam đúng là tượng nữ nhân, công việc, tài sản và cả bịnh hoạn nữa, tùy duyên nghiệp mà gặp.
Tuy thế, nên xác định dụng thần và thân vượng nhược trước, để biết hung tai nặng hay nhẹ.

htruongdinh
04-10-09, 20:01
Cám ơn kim cuong .
Lá số trên được luận như sau : Nhật nguyên tân kim lâm mộc dục đầu đông, có ấn thông gốc tự vượng ở năm và thấu ở giờ sinh cho nên là thân vượng. Thương thực nắm lệnh thấu thông ra tháng làm hao thân và phá quan hoả. Nhưng may thực thấu ra thì có ấn ở trụ năm hợp lại tạo hoả khí là có lợi cho mệnh cục. Rất không tốt là quan hoả thương thuỷ xung phá hỏng nên không thể lấy làm dụng thần. Đành phải lấy ấn thổ làm dụng, hỷ là quan hoả, kỵ thương thực thuỷ.

Vậy, kimcuong xác định giúp hung tai nặng hay nhé dùm nhé.

kimcuong
09-10-09, 09:13
Vậy, kimcuong xác định giúp hung tai nặng hay nhé dùm nhé.

Chị htruongdinh hỏi nhiều khi KC bí, không nói lại được. Vì lý do: chị giải tứ trụ đúng cách quá xá rồi, nên hung tai nặng hay nhẹ thì rõ ngay.

Vả lại nói chung thì KC không chủ trương xác định hẳn một điều gì, vì thời gian là liên tục và biến đổi. Nhất là khi chúng ta để tâm vào việc đó, tự khắc đã là thay đổi "hình thái" vốn có của nó rồi. Chỉ còn vận dụng làm sao cho việc đó đừng tiến triển theo chiều xấu hơn thôi. KC hy vọng là chị thông cảm khi KC không trả lời cho chị ngay được nhé.

Ducminh
10-10-09, 11:27
Sách có nói giàu nghèo xem ở tài tinh, như vậy ko có tài tinh có phải là số túng thiếu tiền của ko ạ, còn "ám tài" là thế nào?, mong bác kimcương giải thích dùm em với ạ
Thanks

Hoa Tử Vi
21-03-10, 04:48
Kính chào Ban Điều Hành và Chị Kim Cương,

HTV không biết xin ghi danh vào phòng thảo luận Tử Bình ở đâu nên mạn phép viết vào đây ( dù biết rằng không đúng chổ ) kính mong Ban ĐH và chị Kim Cương vui lòng cho HTV ghi muộn vậy vì bận công tác xa nên không theo dõi trang nhà thường xuyên , mong quí anh chị thông cảm mà chấp thuận cho . Đa Tạ
Kính
HTV

TanLen73
21-03-10, 06:47
Kính chào Ban Điều Hành và Chị Kim Cương,

HTV không biết xin ghi danh vào phòng thảo luận Tử Bình ở đâu nên mạn phép viết vào đây ( dù biết rằng không đúng chổ ) kính mong Ban ĐH và chị Kim Cương vui lòng cho HTV ghi muộn vậy vì bận công tác xa nên không theo dõi trang nhà thường xuyên , mong quí anh chị thông cảm mà chấp thuận cho . Đa Tạ
Kính HTV
Chào HTV, bạn nhìn tại ô giới thiệu, bấm vào mục thông báo sẽ thấy.

Meocondangyeu20102010
16-08-10, 20:44
xin hỏi chị kimcuong
học tử bình nhằm mục đích gì? và nó có khác môn khác ở chỗ nào như tử vi, hay bát tự,...
xin cảm ơn

Amada Vip
16-10-10, 17:27
.................

thieuba
16-10-10, 20:18
Chào Amada Vip!
Bạn có thể vào DD này để trao đổi với mọi người các vấn đề về Tử bình, DD này rất mở và mọi người đều sẵn sàng giúp đỡ trao đổi với nhau trong phạm vi kiến thức cho phép!
Về học offline nếu bạn ở HN thì thieuba mới biết 1 người đang dạy, song học hành thế nào thì chắc bạn phải tự tìm hiểu vì thieuba không tham gia nên không biết được.
Thân!

Amada Vip
19-10-10, 07:23
...................

thieuba
19-10-10, 08:17
Chào Amada Vip!
Lớp học online thì hình như chỉ có ở DD này thôi, do chị KC truyền dạy và cũng hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên hiện lớp đã học xong phần nhập môn rồi nên bạn đành phải đợi lớp mới (nếu có) - tùy duyên vậy.
Về lớp offline thì nếu ở Tp HCM bạn có thể liên lạc với các hội viên trong đó, chắc có thể giúp bạn...
Trước mắt nếu có thời gian bạn hãy đọc phần Tử bình nhập môn do chị KC post ở DD này, có gì vướng mắc có thể trao đổi cùng mọi người tại đây. Chúc bạn thành công với học thuật Tử bình.
Thân!

Amada Vip
19-10-10, 10:25
chào Thieu ba

Amada đọc lại diễn đàn thì được biết đây là topic Tử Bình Nhập Môn phần căn bản của chị Kim Cương , Amada thành thật xin lỗi vì đã làm loãng chủ đề ... do không biết và không thường xuyên vào diễn đàn

Tử Bình Nhập Môn Phần Căn của chị Kim Cương nói rất kỹ ..mong được học hỏi qua các bài của chị Kim Cương trên diễn đàn

Một lần nữa xin cảm ơn Thieu ba đã quan tâm chia sẽ , mong có dịp được giao lưu cùng anh chị em trên diễn đàn

Thân !

hanhxd84
06-03-11, 13:51
PHẦN CĂN BẢN

A. 10 THIÊN CAN
Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

B. 12 ĐỊA CHI
Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi

C. ÂM DƯƠNG CỦA HÀNG CAN
Dương can: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm
Âm can: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý

D. ÂM DƯƠNG CỦA HÀNG CHI
Dương chi: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất
Âm chi: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi

E. ĐỊA CHI SANH TIÊU
Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (cọp), Mão (mèo), Thìn (rồng), Tỵ (rắn),
Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó), Hợi (heo).

F. CAN CHI NGŨ HÀNH VÀ TỨ THỜI PHƯƠNG VỊ
Thiên can:
Giáp, Ất (mộc), Đông phương,
Bính, Đinh (hỏa) Nam Phương,
Mậu, Kỷ (thổ) trung ương,
Canh, Tân, (kim) Tây phương,
Nhâm, Quý (Thủy) Bắc phương

Địa chi:
Dần, Mão, Thìn (mộc) Đông phương mùa xuân.
Tỵ, Ngọ, Mùi (hỏa) Nam phương, mùa hạ
Thân, Dậu, Tuất (Kim)Tây phương, mùa thu.
Hợi, Tý, Sửu (thủy) Bắc phương, mùa đông.

Trong 4 mùa rút ra mỗi mùa 1 chữ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

Mỗi chữ đơn chiếc thuộc Thổ, kể là các tháng 3, 6, 9, 12.

10 THIÊN CAN gia lên 12 ĐỊA CHI, diễn thành 60 Hoa Giáp:
1. Giáp Tý 2. Ất Sửu 3. Bính Dần 4. Đinh Mão 5. Mậu Thìn 6. Kỷ Tỵ 7. Canh Ngọ 8. Tân Mùi 9. Nhâm Thân 10. Quý Dậu (Gọi là Giáp Tý tuần)

11. Giáp Tuất 12. Ầt Hợi 13. Bính Tý 14. Đinh Sửu 15. Mậu Dần 16. Kỷ Mão 17. Canh Thìn 18. Tân Tỵ 19. Nhâm Ngọ 20. Quý Mùi (Gọi là Giáp Tuất tuần)

21. Giáp Thân 22. Ất Dậu 23. Bính Tuất 24. Đinh Hợi 25. Mậu Tý 26. Kỷ Sửu 27. Canh Dần 28. Tân Mão 29. Nhâm Thìn 30. Quý Tỵ (Gọi là Giáp Thân tuần)

31. Giáp Ngọ 32. Ất Mùi 33. Bính Thân 34. Đinh Dậu 35. Mậu Tuất 36. Kỷ Hợi 37. Canh Tý 38. Tân Sửu 39. Nhâm Dần 40. Quý Mão (Gọi là Giáp Ngọ tuần)

41. Giáp Thìn 42. Ất Tỵ 43. Bính Ngọ 44. Đinh Mùi 45. Mậu Thân 46. Kỷ Dậu 47. Canh Tuất 48. Tân Hợi 49. Nhâm Tý 50. Quý Sửu (Gọi là Giáp Thìn tuần)

51. Giáp Dần 52. Ất Mão 53. Bính Thìn 54. Đinh Tỵ 55. Mậu Ngọ 56. Kỷ Mùi 57. Canh Thân 58. Tân Dậu 59. Nhâm Tuất 60. Quý Hợi (Gọi là Giáp Dần tuần)

THIÊN CAN NGŨ HỢP BIẾN HÓA
Giáp – Kỷ hợp hóa Thổ
Ất – Canh hợp hóa Kim
Bính – Tân hợp hóa Thủy
Đinh – Nhâm hợp hóa Mộc
Mậu – Quý hợp hóa Hỏa

ĐỊA CHI LỤC HỢP BIẾN HÓA
Tý - Sửu hợp hóa Thổ *
Dần - Hợi hợp hóa Mộc
Mão - Tuất hợp hóa Hỏa
Thìn - Dậu hợp hóa Kim
Tỵ - Thân hợp hóa Thủy
Ngọ - Mùi hợp hóa Hỏa *

Ngọ thuộc Thái dương, Mùi thuộc Thái âm

(* sách của Thiệu Vĩ Hoa : Tí Sửu và Ngọ Mùi cùng hóa Thổ)

ĐỊA CHI TAM HỢP THÀNH CỤC
Thân – Tý – Thìn thủy cục
Hợi – Mão – Mùi mộc cục
Dần - Ngọ - Tuất hỏa cục
Tỵ - Dậu - Sửu kim cục

ĐỊA CHI LỤC XUNG
Tý - Ngọ xung
Sửu - Mùi xung
Dần – Thân xung
Mão - Dậu xung
Thìn - Tuất xung
Tỵ - Hợi xung

ĐỊA - CHI LỤC - HẠI (Tương hại với nhau)
Tý – Mùi hại
Sửu - Ngọ hại
Dần - Tỵ hại
Mão – Thìn hại
Thân - Hợi hại
Dậu - Tuất hại

ĐỊA CHI TAM HÌNH (Động diêu bất ổn định)
Tý hình Mão, Mão hình Tý, gọi là vô lễ chi hình
Dần hình Tỵ, Tỵ hình Thân, Thân hình Dần, gọi là tri thế chi hình
Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi, Mùi hình Sửu, gọi là vô ân chi hình
Thìn hình Thìn, Dậu hình Dậu, Ngọ hình Ngọ, Hợi hình Hợi gọi là tự hình.

Chú giải: Hình là hình khắc, động diêu, 2 hay 3 chữ gặp nhau ở địa chi có thể phá vỡ nguyên cục.

TRONG 12 ĐỊA CHI ẨN TÀNG NHỮNG HÀNG CAN:
Tý ẩn chữ Quý (1 can)
Sửu ẩn chữ Kỷ, Quý, Tân (3 can)
Dần ẩn chữ Giáp, Bính, Mậu (3 can)
Mão ẩn chữ Ất (1 can)
Thìn ẩn chữ Mậu, Quý, Ất (3 can)
Tỵ ẩn chữ Bính, Mậu, Canh (3 can) *
Ngọ ẩn chữ Đinh, Kỷ (2 can)
Mùi ẩn chữ Kỷ, Đinh, Ất (3 can) *
Thân ẩn chữ Canh, Mậu, Nhâm (3 can) *
Dậu ẩn chữ Tân (1 can)
Tuất ẩn chữ Mậu, Tân, Đinh (3 can) *
Hợi ẩn chữ Nhâm, Giáp (2 can)

(* các thứ tự của Trung Khí và Dư Khí có khác nhau ở những sách khác)

Chào chị KimCuong em có bảng 60 hoa giáp thế này nhờ chị coi dùm đúng hay sai? hay bảng 60 hoa giáp của mỗi sách khác nhau vậy ạ.
em thấy chị tính năm Giáp tý là 1994 em không hiểu?
nhưng nếu tính như bình thường thì 1984 mới là năm giáp tý đúng không ạ? http://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=209&stc=1&d=1299394252

kimcuong
06-03-11, 14:09
Bạn trích lại rất nhiều, nhưng chỗ nào mà KC nói "năm 1994 là Giáp Tý"?

hanhxd84
06-03-11, 14:13
CÁCH THỨC LẬP SỐ CỦA KHOA TỬ BÌNH
Luận số mệnh phải có cách thức mới dễ đoán, trong khoa Tử Vi chia làm 12 cung để an sao, nhưng khoa Tử Bình chỉ lấy 4 Can Chi của năm, tháng, ngày, giờ lập thành bát tự, chúng ta đoán ngũ hành trong 8 chữ đó mà suy luận ra, rất giản dị và cũng rất minh bạch.

Cách thức là lấy Can Chi của năm sinh,
Can Chi của tháng sinh,
Can Chi của ngày sinh,
Can Chi của giờ sinh.

Ví dụ: Sinh năm Giáp Tý tháng giêng, ngày mồng một, giờ Ngọ

Sinh năm Giáp Tý, thì đặt Giáp Tý
Sinh tháng giêng, thì đặt Bính Dần
Sinh ngày mồng một, thì đặt Giáp Dần.
Sinh giờ Ngọ, thì đặt Canh Ngọ.

Vì sao tháng giêng đặt Bính Dần, nay giải thích như sau.
Bất luận năm nào, tháng giêng có Chi cố định là Dần, nhưng mỗi hàng Can của năm ấy thì khác nhau. Chúng sẽ thay đổi như sau:

Năm Giáp và năm Kỷ, nên là chữ Bính dẫn đầu.
Năm Ất và năm Canh nên là chữ Mậu dẫn đầu.
Năm Bính và Tân, nên là chữ Canh dẫn đầu.
Năm Đinh và Nhâm, nên là chữ Nhâm dẫn đầu.
Năm Mậu và Quý, nên là chữ Giáp dẫn đầu.

Ví dụ: sinh năm Giáp:
Tháng giêng là Bính Dần
Tháng 2 là Đinh Mão
Tháng 3 là Mậu Thìn
Tháng 4 là Kỷ Tỵ
Tháng 5 là Canh Ngọ
Tháng 6 là Tân Mùi
Tháng 7 là Nhâm Thân.
Tháng 8 là Quý Dậu
Tháng 9 là Giáp Tuất
Tháng 10 là Ất Hợi
Tháng 11 Bính Tý
Tháng 12 là Đinh Sửu
Sinh năm Kỷ cũng giống như trên.

Nếu sinh năm Ất thì:
Tháng giêng là Mậu Dần
Tháng 2 là Kỷ Mão
Tháng 3 là Canh Thìn
Tháng 4 là Tân Tỵ
Tháng 5 là Nhâm Ngọ
Tháng 6 là Quý Mùi
Tháng 7 là Giáp Thân
Tháng 8 là Ất Dậu
Tháng 9 là Bính Tuất
Tháng 10 là Đinh Hợi
Tháng 11 là Mậu Tý
Tháng 12 là Kỷ Sửu
Sinh năm Canh cũng giống như trên.

Còn các Niên Can khác cũng lấy đúng chữ Dần dẫn đầu cho tháng giêng rồi lần lượt đếm theo thứ tự cho thích hợp. Nên thật cẩn thận không được sai.

Làm sao biết ngày mồng một là Giáp Dần?

Rất dễ, chúng ta chỉ cần tra trong cuốn vạn niên lịch thì biết ngay. Trong vạn niên lịch nói rằng:

Năm 1994, năm Giáp Tý, mồng một Giáp Dần, ngày 11 là Giáp Tý, ngày 21 là Giáp Tuất.

Lập Xuân, mồng một giờ Tý giao.
Vũ Thủy 16 giờ Mão giao.

Bất luận năm nào, ngày nào, tháng nào, năm nào cũng chiếu theo Vạn Niên Lịch mà tìm ra, nhưng phải thật cẩn thận coi Tiết và Khí.

Ví dụ: Ngày mồng một giờ Tý giao Tiết Lập Xuân nay sinh giờ Ngọ, tức là đã giao tháng giêng rồi, thì phải lấy tháng giêng để đoán số mệnh.

Còn nếu sinh giờ Tý hay giờ Thìn, chưa giao đủ Lập Xuân, tất nhiên số này phải đoán là chưa đến Tiết Lập – Xuân, tức là còn ở trong tháng 12 của năm Quý Hợi không được lập số làm năm Giáp Tý, phải làm ở năm Quý Hợi.

Được đổi thành như sau:
Năm Quý Hợi - Tháng Ất Sửu (tháng 12) - Ngày Giáp Dần

Như vậy mới tránh được sự sai lầm, Tiết là đại biểu cho tháng, giờ giao qua khỏi Tiết mới là tháng đó, còn chưa qua Tiết là ở tháng trước. Nển để ý tránh sai lầm coi số đúng hay sai cũng đều do sự sai lầm này, có ảnh hưởng rất quan trọng.

Làm sao biết từ ngày Giáp Dần mà tìm ra giờ Canh Ngọ? Điều này chúng tôi biên chép như sau thì quý vị sẽ rõ.

Ngày Giáp và Kỷ, phải là chữ Giáp dẫn đầu cho giờ Tý.
Ngày Ất và Canh, phải là chữ Bính dẫn đầu cho giờ Tý.
Ngày Bính và Tân, phải là chữ Mậu dẫn đầu cho giờ Tý.
Ngày Đinh và Nhâm, phải là chữ Canh dẫn đầu cho giờ Tý.
Ngày Mậu và Quý, phải là chữ Nhâm dẫn đầu cho giờ Tý.

Ví dụ: Ngày Giáp Dần:
Giờ Tý thì phải lập Giáp Tý.
Giờ Sửu thì phải lập Ất Sửu.
Giờ Dần thì phải lập Bính Dần.
Giờ Mão thì phải lập Đinh Mão.
Giờ Thìn thì phải lập Mậu Thìn
Giờ Tỵ thì phải lập Kỷ Tỵ.
Giờ Ngọ thì phải lập Canh Ngọ.
Giờ Mùi thì phải lập Tân Mùi.
Giờ Thân thì phải lập Nhâm Thân.
Giờ Dậu thì phải lập Quý Dậu.
Giờ Tuất thì phải lập Giáp Tuất
Giờ Hợi thì phải lập Ất Hợi.
Ngày Kỷ cũng giống như trên.

Nếu sinh ngày Bính:
Giờ Tý thì phải lập Mậu Tý.
Giờ Sửu thì phải lập Kỷ Sửu
Giờ Dần thì phải lập Canh Dần
Giờ Mão thì phải lập Tân Mão.
Giờ Thìn thì phải lập Nhâm Thìn.
Giờ Tỵ thì phải lập Quý Tỵ.
Giờ Ngọ thì phải lập Giáp Ngọ.
Giờ Mùi thì phải lập Ất Mùi.
Giờ Thân thì phải lập Bính Thân.
Giờ Dậu thì phải lập Đinh Dậu.
Giờ Tuất thì phải lập Mậu Tuất.
Giờ Hợi thì phải lập Kỷ Hợi.

Kỳ dư thì cũng nên làm theo bản kê khai ở trên mà lập ra.

Nay đã biết lập thành cục rồi, nhưng cách đoán thì làm sao? Cách đoán như sau, chúng ta phải lấy Thiên Can của ngày làm mệnh chủ, gọi là Nhật Nguyệt, tức xưng là Ngã (tôi). Bất cứ một số mệnh nào cũng vậy, đã lấy Nhật Nguyên làm Mệnh Chủ thì 3 Thiên Can và 4 Địa Chi còn lại là những chữ có liên quan với mình.

Hàng Can Chi của năm sinh là cung tổ, tức là cung Phúc Đức.
Hàng Can của tháng là anh em, hàng Chi là cha mẹ.
Hàng Chi của ngày là thê hay phụ.
Hàng Can Chi của giờ là con.

dạ phần em tô đỏ đấy ạ.
và với bảng 60 hoa giáp của chị KC thì tính ra năm giáp tý lại là 1982

kimcuong
06-03-11, 14:22
À, điểm năm bị nhầm, đấy là năm 1924 Giáp Tí, ngày Lập Xuân là ngày Giáp Dần (dương lịch 5.2.1924 đồng thời là 1 tháng 1 âm lịch).

Ý tôi muốn nói là ngày 11 âm lịch sau ngày Giáp Dần đó là ngày Giáp Tí, ngày 21 âm lịch sau ngày Giáp Tí là ngày Giáp Tuất.

Viết nhầm 1924 thành 1994, bây giờ mới có bạn phát hiện ra :430: Cám ơn hanhxd84 nhé.

Các năm Giáp Tí dĩ nhiên là 1864, 1924, 1984.

kimcuong
06-03-11, 14:26
và với bảng 60 hoa giáp của chị KC thì tính ra năm giáp tý lại là 1982

Điều này thì không phải thế. Tôi chỉ viết theo "Tuần" (1 tuần của Hoa Giáp là 10 ngày) thế thôi, chẳng dính dáng gì đến năm cả. Mà cũng lạ là bạn diễn ra thành 1982?

Nhưng có điều là, các bảng năm và lục thập hoa giáp đều xác định rõ ràng, không thể tự qui diễn khác được, nếu có gì thì do viết sai mà thôi.

hanhxd84
06-03-11, 14:37
Điều này thì không phải thế. Tôi chỉ viết theo "Tuần" (1 tuần của Hoa Giáp là 10 ngày) thế thôi, chẳng dính dáng gì đến năm cả. Mà cũng lạ là bạn diễn ra thành 1982?

Nhưng có điều là, các bảng năm và lục thập hoa giáp đều xác định rõ ràng, không thể tự qui diễn khác được, nếu có gì thì do viết sai mà thôi.

cám ơn chị KC đã trả lời.
1982 đó là do em đọc không kỹ nên so ngay vô bảng 60 hoa giáp mà em gửi ở bài trên. Xin lổi chị.
em còn không hiểu về xác định 10 thần, chị có thế chỉ rõ và giải thích dùm em được không ạ.
VD: Hôm nay là ngày Canh Thân tháng Tân Mão năm Tân Mão , bây giờ là 15 giờ là Bính thân
thì mình xác định thần như nào ạ?

kimcuong
06-03-11, 15:04
Hãy xem lại trang 1, bài ghi về xác định thập thần. Thí dụ như CANH là nhật chủ (can ngày) thì Tân trong trụ là Kiếp. Sau đó xem tiếp các thập thần khác, cứ dò theo "Canh gặp..." là đúng.


KIẾP: Nhật Nguyên gặp đồng loại, dương và âm
- Giáp gặp Ất (dương mộc gặp âm mộc)
- Ất gặp Giáp
- Bính gặp Đinh
- Đinh gặp Bính
- Mậu gặp Kỷ
- Kỷ gặp Mậu
- Canh gặp Tân
- Tân gặp Canh
- Nhâm gặp Quý
- Quý gặp Nhâm

Dĩ nhiên có bảng tổng hợp cho gọn, tra dễ hơn. Bạn nào có thì gửi lên dùm cho hanh84. Ở trên là ý muốn giải thích âm dương sinh khắc là chính.

hanhxd84
06-03-11, 15:21
Hãy xem lại trang 1, bài ghi về xác định thập thần. Thí dụ như CANH là nhật chủ (can ngày) thì Tân trong trụ là Kiếp. Sau đó xem tiếp các thập thần khác, cứ dò theo "Canh gặp..." là đúng.



Dĩ nhiên có bảng tổng hợp cho gọn, tra dễ hơn. Bạn nào có thì gửi lên dùm cho hanh84. Ở trên là ý muốn giải thích âm dương sinh khắc là chính.

cám ơn chị KC đã trả lời.
nhưng em muốn chắc hơn chút xíu
có phải là lấy can ngày với can năm để so sánh => thập thần không ạ?

sonthuy
06-03-11, 22:32
Hãy xem lại trang 1, bài ghi về xác định thập thần. Thí dụ như CANH là nhật chủ (can ngày) thì Tân trong trụ là Kiếp. Sau đó xem tiếp các thập thần khác, cứ dò theo "Canh gặp..." là đúng.
Dĩ nhiên có bảng tổng hợp cho gọn, tra dễ hơn. Bạn nào có thì gửi lên dùm cho hanh84. Ở trên là ý muốn giải thích âm dương sinh khắc là chính.


Bảng tổng hợp Thập Thần:

https://lh3.googleusercontent.com/_ZzJQYkz_lIk/TXOkarwVNfI/AAAAAAAAABw/jtLEPo-InKY/s800/THAP%20THAN.jpg


cám ơn chị KC đã trả lời.
nhưng em muốn chắc hơn chút xíu
có phải là lấy can ngày với can năm để so sánh => thập thần không ạ?

Cách tra bảng:
Nhật chủ Giáp ; dò hàng ngang gặp Kỷ nhìn lên thấy Chính tài, Kỷ là Chính tài của Giáp (NC). Gặp Tân là Chính Quan...

kimcuong
07-03-11, 12:16
có phải là lấy can ngày với can năm để so sánh => thập thần không ạ?
- Không chỉ lấy can ngày so với can năm mà so với cả 3 can khác: trụ năm, trụ tháng và trụ giờ để ghi thập thần lộ ra.
- Ngoài ra, cũng phải ghi thập thần tàng dưới địa chi (thí dụ như địa chi Dần tàng 3 can: giáp, bính, mậu). (tàng: chứa, ẩn)
- Thí dụ như Giáp tàng trong Dần mà thấy ở thiên can trụ năm thì gọi là Giáp lộ, hay Giáp thấu can.
- "Thập" là 10, chính là 10 thiên can, từ quan hệ với can ngày mà tính.
- "Thần" không phải là thánh thần, điều này nên nhớ.

hanhxd84
07-03-11, 12:32
- Không chỉ lấy can ngày so với can năm mà so với cả 3 can khác: trụ năm, trụ tháng và trụ giờ để ghi thập thần lộ ra.
- Ngoài ra, cũng phải ghi thập thần tàng dưới địa chi (thí dụ như địa chi Dần tàng 3 can: giáp, bính, mậu). (tàng: chứa, ẩn)
- Thí dụ như Giáp tàng trong Dần mà thấy ở thiên can trụ năm thì gọi là Giáp lộ, hay Giáp thấu can.
- "Thập" là 10, chính là 10 thiên can, từ quan hệ với can ngày mà tính.
- "Thần" không phải là thánh thần, điều này nên nhớ.

em có nghe 1 người nói là muốn cân bằng thì dựa vào 4 yếu tố quan trọng là
Tài - Quan - Ấn - Mộ
như vậy thì muốn xác định như nào ạ.
Như hôm nay là Tỷ
vậy Tài Quan Ấn Mộ là cái gì vậy ạ?

kimcuong
07-03-11, 12:41
Tài là sự việc mình đi khắc, như Giáp Ất lấy Mậu Kỉ làm Tài thần (hay gọi là Tài tinh).
Quan là sự việc khắc chế mình (Giáp Ất lấy Canh Tân làm Quan tinh)
Ấn là nguồn sinh dưỡng cho mình (Giáp Ất lấy Nhâm Quí làm Ấn tinh)
Mộ là nơi quy tàng của vạn vật (tính trong 12 cung trường sinh; Mộ không phải là thập thần)

hanhxd84
03-04-11, 06:04
Chị KC có thể cho em xin mật khẩu để vào đọc bài của lớp tử bình không ạ?
Em có xin admin nhưng admin nói phải xin ý kiến của chị. Em rất mong được chị cho phép.

kimcuong
03-04-11, 11:56
Về việc mở ra cho mọi người vào xem thì theo tôi là không thực hiện được. Đó là vì sẽ làm sai nguyên tắc ban đầu đã lập ra: phòng thảo luận là topic dành riêng cho nhóm. Mọi người trong đó đã bàn luận có tính cách riêng tư nên bây giờ mở ra cho người khác vào xem là thiếu tế nhị mà chẳng có tác dụng gì cho người vào xem. Vả lại, "bài vở" do tôi viết thì rất ít, lại chỉ là phần căn bản mà hanhxd84 có thể đọc ở các sách thông dụng, chẳng có gì bí mật cả nhé. Vậy nên cứ tìm hiểu ở các bài ngoài những phòng đó là quá đầy đủ rồi. Hy vọng hanhxd84 và admin thông cảm vì tôi phản đối chuyện này.

hanhxd84
15-04-11, 11:28
Chị KC xin cho em hỏi Trụ này.

Tân Mão - Nhâm Thìn - Canh Tí- Giáp Thân

Như Vậy trong Trụ có Thân Tí Thìn Thành Thủy cục .
Vậy Thủy cục có ý nghĩa gì ? sinh khắc , ảnh hưởng của nó như thế nào?

Còn có Tí - Mão trong Tam Hình.
Tam Hình có ảnh hưởng và ý nghĩa thế nào ạ?

Cảm ơn chị .

kimcuong
15-04-11, 13:20
Tân-Nhâm-Canh-Giáp
Mão-Thìn-Tí-Thân

Định vượng suy của nhật chủ thì thấy là Canh nhật chủ bị Thủy tiết khí nhiều quá, trong khi Thổ là Kiêu Ấn tọa không vong lại bị tam hợp nên Thổ nhược, Thủy cường. Hỏa lại khuyết, nên gọi là thân nhược. Vì vậy, thủy cục Thân Tí Thìn không phải là hành thuận lợi cho tứ trụ này. Từ điểm thân nhược thì lấy dụng thần là Thổ và Kim. Muốn hiểu Thủy là Thực thương mà cường vượng trong trụ mang nội dung gì thì phải tìm hiểu thêm về tâm tính của thập thần.

Tí Mão không còn hình nhau nữa, vì Tí đã nằm trong tam hợp rồi.

hanhxd84
15-04-11, 15:26
em thấy Canh Giáp hợp hóa Thổ, vậy thổ vẫn nhược ạ?

kimcuong
15-04-11, 17:24
Canh và Giáp là quan hệ khắc chế nhau, không phải hợp hóa Thổ gì cả.

Kientam
15-04-11, 22:48
Đinh----Tân----Ất----Ất
mão----hợi----sửu----dậu

Chị KimCuong xem dùm em tứ trụ này thân nhược hay vượng
Theo em hiểu. Ất mộc sinh vào tháng hợi thủy thì được lệnh tháng sinh phù, hơn nữa nhìn tứ trụ cũng có nhiều tỷ, kiếp tương trợ, nhưng lại bị Tân kim trên trụ tháng và tàng trong chi ngày khắc phạt, kim khí lại ở thế vượng, vậy thì mộc vượng hay mộc nhược nhỉ.? Nếu theo sách dạy, cứ mộc sinh vào mùa đông thì lấy hỏa làm dụng thần, vậy là khỏi cần xem vượng, nhược ra sao, ta chọn ngay Đinh hỏa trên trụ năm làm dụng là ok. Vậy có được ko chị?

kimcuong
16-04-11, 12:19
Có câu là "thủy hàn mộc đống" tức là nói trường hợp tứ trụ của kientam, mùa đông là khí hàn lạnh, mộc đống là nhiều mộc quá. Ý nói là 2 hành này chiếm ngự thì dĩ nhiên các hành khác yếu kém, tứ trụ mất thăng bằng. May là có Kim chế Mộc, Hỏa lộ điều hậu, tức là có cứu giải. Thân vượng, dụng Thổ và Kim.

Nói cách khác, tuy khó hiểu hơn, nhưng tứ trụ đạt được cách "Thất sát thông căn, được Thực chế" là cách tốt. Nhưng Sát thâm căn khố đế mà Thực lại có lực hơi mỏng, tính cách có thể chậm chạp, không cương quyết, nhưng Hỏa thấu can đã là rất quí, cần phát huy thêm, hoặc qua hành vận được tự nhiên thúc đẩy nhiều hơn.

G-R-E-E-N
16-04-11, 15:34
Mình đang tập tành về tử bình, định viết bài luận về tứ trụ của bạn thì đã thấy cô kimcuong viết đầy đủ hết rồi

Mình viết thêm 1 đoạn về Cường - Vượng

- Cường: chỉ nội lực tự cường: có 2 loại: cường về số lượng và cường về "chất lượng". Cường về số lượng tức có nhiều Tỷ (ví như 1 người 3 đầu 6 tay,..), còn cường về "chất lượng" tức là có gốc (ví như sức mạnh to lớn 1 người địch trăm người)

- Vượng: chỉ tính chất của một giai đoạn phát triển nhất định. do vậy Vượng được đo bởi vòng tràng sinh

Ta có thể liên tưởng tới 2 từ "cường quốc" và "thịnh vượng" để dễ hiểu hơn.

Khi xét tứ trụ ta sẽ sét Cường/Vượng của 10 thần. Từ đó xác định "Thế" của mỗi thần. 10 thần này chia làm 2 phe: phe ta gồm Kiếp, Ấn, Kiêu và bản thân ta là Tỷ. Phe đối kháng với ta gồm Quan, Sát, Tài, T.Tài, Thương, Thực

Trước tiên: xét trong nội bộ từng phe để tìm ra "thủ lĩnh".
Sau đó xét tiếp xem phe ta ở Thế mạnh hay Thế yếu

cuối cùng là kết luận: với các cách cục thông thường
nếu ta là thủ lĩnh thì ta tự lực cánh sinh là chính, ngược lại thì ta nhờ vào sự giúp đỡ nhiều.
nếu phe ta ở thế mạnh thì cần phải áp chế mới có thể dẫn tới sự cân bằng, như vậy mới là vận tốt. nếu phe ta ở thế yếu thì cần sinh phù mới là vận tốt

Về tứ trụ của bạn: "thủ lĩnh" của 2 phe là Tỷ và Sát

Tỷ Rất Cường nhưng không Vượng (bởi Tỷ cường về cả số lượng lẫn "chất lượng" nhưng ko đắc vòng trường sinh).
Sát vừa Cường vừa Vượng (vì Sát có gốc và đắc vòng tràng sinh)
Tỷ được sinh trợ nhiều hơn Sát

Như vậy Ta là thủ lĩnh, phe ta lại ở thế mạnh. trong cuộc sống đa phần là bạn tự lực cánh sinh ngoài ra còn được hỗ trợ thêm, vận trình của bạn từ 2-51 bị áp chế tức là vận tốt, từ 52 - 91 được sinh phù tức là vận không tốt.
tất nhiên còn cần phải đi sâu vào phân tích xem sau khi được áp chế/sinh phù thì tương quan lực lượng thế nào thì mới đưa ra kết luận cuối cùng

G-R-E-E-N
16-04-11, 21:21
Vừa ngộ ra được thêm 1 điều về dụng thần hỷ thần kỵ thần, post lên để mọi người nắn lại gân cốt dùm:
lấy tứ trụ của kientam để luận
Thân rất cường, Sát cường vượng, ấn vượng, t.tài bình hòa, thực bình hòa
Đây là Thất Sát cách, Tỷ nhiều, Ấn vừa phải, nên chọn Sát là dụng thần. Tài/T.Tài là hỷ thần; Ấn/Kiêu, Tỷ/Kiếp là kỵ thần. Đến vận gặp Ấn/Kiêu, Tỷ/Kiếp chắc chắn là không tốt

Còn Thuơng/Thực thì sao?
TH1: nếu thương/thực quá nhiều: tức là thương/thực rút quá nhiều khí của thân để sinh cho tài/t.tài làm cho Thân yếu hơn Tài/T.Tài
lúc này Thân không thể bảo vệ được cho Ấn. Ấn bị Tài/T.Tài phá nên mặc dù Quan/Sát bị Thuơng/Thực phá nhưng Ấn cũng đã suy, không thể sinh trợ được nhiều cho Thân. Vì vậy trường hợp này Thương/Thực là kỵ thần

TH2: nếu thương/thực không quá nhiều: tức là thương/thực rút khí của thân để sinh cho tài/t.tài sao cho Thân vẫn mạnh hơn Tài/T.Tài
lúc này Thân sẽ bảo vệ được cho Ấn. Quan/Sát bị Thuơng/Thực phá không đáng kể (vì có Ấn bảo vệ Quan/Sát), Thân đang mệt mỏi mừng gặp ấn sinh trợ. Trường hợp này Thương Thực không xấu, có thể đánh giá là "hơi tốt".

Mấu chốt của vấn đề là "có bị phá hay không" mà nguồn gốc vẫn là cường vượng của 10 thần

Kientam
16-04-11, 22:43
Có câu là "thủy hàn mộc đống" tức là nói trường hợp tứ trụ của kientam, mùa đông là khí hàn lạnh, mộc đống là nhiều mộc quá. Ý nói là 2 hành này chiếm ngự thì dĩ nhiên các hành khác yếu kém, tứ trụ mất thăng bằng. May là có Kim chế Mộc, Hỏa lộ điều hậu, tức là có cứu giải. Thân vượng, dụng Thổ và Kim.

Nói cách khác, tuy khó hiểu hơn, nhưng tứ trụ đạt được cách "Thất sát thông căn, được Thực chế" là cách tốt. Nhưng Sát thâm căn khố đế mà Thực lại có lực hơi mỏng, tính cách có thể chậm chạp, không cương quyết, nhưng Hỏa thấu can đã là rất quí, cần phát huy thêm, hoặc qua hành vận được tự nhiên thúc đẩy nhiều hơn.

Tính cách ko cương quyết : Câu nhận xét này quả thực rất đúng
Cám ơn chị Kim Cương và bạn GREEN đã phân tích, mấy vận chính của tứ trụ này là Hỏa vận ( 33-42: Đinh mùi, , 43-52: bính ngọ) thực thương được thế, hỏa khí cường thịnh mà kim khí bị hỏa khắc phá. vậy dụng thần Tân kim bị tổn hại thì có ảnh hưởng nặng lắm ko nhỉ,
- Em được biết thì sinh ngày Ất Sửu là Kim thần, nếu vào hỏa vận thì thuận lợi, ko biết có đúng ko?

chungnp
17-04-11, 08:49
Vừa ngộ ra được thêm 1 điều về dụng thần hỷ thần kỵ thần, post lên để mọi người nắn lại gân cốt dùm:
lấy tứ trụ của kientam để luận

thực....sát.....nhật.....tỷ
đinh...tân.....ất.......ất
mão...hợi....sửu......dậu
........nhâm................
........giáp..................


Đây là Thất Sát cách, Tỷ nhiều, Ấn vừa phải, nên chọn Sát là dụng thần. Tài/T.Tài là hỷ thần; Ấn/Kiêu, Tỷ/Kiếp là kỵ thần. Đến vận gặp Ấn/Kiêu, Tỷ/Kiếp chắc chắn là không tốt

---> chi tháng hợi tàng nhâm, giáp.Lấy bản khí nhâm làm cách: Ấn cách.

Còn Thuơng/Thực thì sao?

TH1: nếu thương/thực quá nhiều: tức là thương/thực rút quá nhiều khí của thân để sinh cho tài/t.tài làm cho Thân yếu hơn Tài/T.Tài
lúc này Thân không thể bảo vệ được cho Ấn. Ấn bị Tài/T.Tài phá nên mặc dù Quan/Sát bị Thuơng/Thực phá nhưng Ấn cũng đã suy, không thể sinh trợ được nhiều cho Thân. Vì vậy trường hợp này Thương/Thực là kỵ thần

---> đinh- thực lộ trụ năm không căn.Nên không thể luận thực vượng.Bỏ trường hợp này nhé.Mình cũng chưa nghe đề cập thân hộ ấn, chỉ nghe ấn trợ thân thôi

TH2: nếu thương/thực không quá nhiều: tức là thương/thực rút khí của thân để sinh cho tài/t.tài sao cho Thân vẫn mạnh hơn Tài/T.Tài
lúc này Thân sẽ bảo vệ được cho Ấn. Quan/Sát bị Thuơng/Thực phá không đáng kể (vì có Ấn bảo vệ Quan/Sát), Thân đang mệt mỏi mừng gặp ấn sinh trợ. Trường hợp này Thương Thực không xấu, có thể đánh giá là "hơi tốt".

--->Cho mình hỏi: Trụ này Ấn- Sát- Thực: Thần nào tốt- xấu.

Mấu chốt của vấn đề là "có bị phá hay không" mà nguồn gốc vẫn là cường vượng của 10 thần

---> Không hiểu bạn đề cập có bị phá hay không về cách cục hay gì khác


- chào green!

- Có vài chia sẻ nhỏ với bạn.Mình gạch dưới bài viết của bạn luôn.

G-R-E-E-N
17-04-11, 10:06
Cảm ơn anh chungnp đã phản biện. Về tứ trụ, em quan niệm cái gì logic là hợp lý. vì vậy em xin được lập luận như sau


- chào green!

- Có vài chia sẻ nhỏ với bạn.Mình gạch dưới bài viết của bạn luôn.

thực....sát.....nhật.....tỷ
đinh...tân.....ất.......ất
mão...hợi....sửu......dậu
........nhâm................
........giáp..................


Đây là Thất Sát cách, Tỷ nhiều, Ấn vừa phải, nên chọn Sát là dụng thần. Tài/T.Tài là hỷ thần; Ấn/Kiêu, Tỷ/Kiếp là kỵ thần. Đến vận gặp Ấn/Kiêu, Tỷ/Kiếp chắc chắn là không tốt

---> chi tháng hợi tàng nhâm, giáp.Lấy bản khí nhâm làm cách: Ấn cách.
--> Cách chọn cách cục của em hơi khác: em xác định ngoài Tỷ/Kiếp thì thần nào mạnh nhất sẽ được lấy làm cách cục.
Bởi em thấy đó là "thần" mà ta cần chú tâm "điều khiển" để có lợi cho nhật nguyên.
trường hợp của minhtam: Sát cường vượng hơn Ấn. do vậy chon Sát là cách cục. Khi tìm dụng thần sẽ tập trung vào việc "điều khiển" Sát

Còn Thuơng/Thực thì sao?

TH1: nếu thương/thực quá nhiều: tức là thương/thực rút quá nhiều khí của thân để sinh cho tài/t.tài làm cho Thân yếu hơn Tài/T.Tài
lúc này Thân không thể bảo vệ được cho Ấn. Ấn bị Tài/T.Tài phá nên mặc dù Quan/Sát bị Thuơng/Thực phá nhưng Ấn cũng đã suy, không thể sinh trợ được nhiều cho Thân. Vì vậy trường hợp này Thương/Thực là kỵ thần

---> đinh- thực lộ trụ năm không căn.Nên không thể luận thực vượng.Bỏ trường hợp này nhé.Mình cũng chưa nghe đề cập thân hộ ấn, chỉ nghe ấn trợ thân thôi
---> vâng, em đồng ý là trong tứ trụ thì Thực này bình hòa (TH, DG). Nhưng khi vào vận thì sẽ khác. Vì các sách đều nói chung chung là nếu thương thực nhiều quá là không tốt, ko nói cụ thể thế nào là nhiều. Do vậy em đưa TH này vào cốt yếu để chỉ ra "thế nào là nhiều"

TH2: nếu thương/thực không quá nhiều: tức là thương/thực rút khí của thân để sinh cho tài/t.tài sao cho Thân vẫn mạnh hơn Tài/T.Tài
lúc này Thân sẽ bảo vệ được cho Ấn. Quan/Sát bị Thuơng/Thực phá không đáng kể (vì có Ấn bảo vệ Quan/Sát), Thân đang mệt mỏi mừng gặp ấn sinh trợ. Trường hợp này Thương Thực không xấu, có thể đánh giá là "hơi tốt".

--->Cho mình hỏi: Trụ này Ấn- Sát- Thực: Thần nào tốt- xấu.
----> Em chưa hiểu ý của anh lắm. Em xin trình diễn đạt lại câu hỏi của anh theo ý hiểu của em: "Trụ này nếu thêm Ấn- Sát- Thực: Thần nào tốt- xấu."
Nếu thêm Ấn chắc chắn là xấu vì đã có Nhâm-LQ. Thêm Ấn thì ấn sẽ rút thêm khí của Sát để sinh cho Thân. Như vậy ngũ hành thiên lệch, ko tốt.
Nếu thêm Sát thì sẽ tốt. Vì ở đây Ấn vừa phải, mà Ấn chuyển sức của Sát sang cho Thân. Lưu ý là Ấn vừa phải nên chỉ chuyển được phần nào thôi. Do vậy Sát ở đây không đáng ngại
Về Thực. em đã phân ra 2 trường hợp trên

Mấu chốt của vấn đề là "có bị phá hay không" mà nguồn gốc vẫn là cường vượng của 10 thần

---> Không hiểu bạn đề cập có bị phá hay không về cách cục hay gì khác
---> Trong trường hợp này thì là Ấn có bị phá hay không. Phá ít thì chưa sao, nếu bị phá toàn bộ thì hỏng. Mà muốn biết Ấn bị phá nhiều hay ít ta phải so sánh tuơng quan Tỷ vs Tài. Khi so sánh tuơng quan này ta lại phải đặc biệt chú ý đến Thực, bởi nó rút khí Thân, sinh cho Tài. Thực nhiều sẽ làm thế cục thay đổi 180 độ

kimcuong
17-04-11, 11:08
Green xem kỹ lại, bài trên là của chungnp bàn luận với bạn, không phải kimcuong viết. chungnp sẽ vào trả lời bạn, và cả những điều mà kientam nêu ra nhé.

Chỉ nói lại 1 điều là dụng Thổ ưu tiên, sau đến Kim và cả Hỏa, tuy nhiên thiên can và địa chi phải hỗ trợ nhau thì mới dụng được, như 2 năm nay Canh Dần, Tân Mão, tuy Canh Tân có thể dụng nhưng Dần xung Thân đại vận, Mão xung Dậu trụ giờ, nếu đã gặp điều thị phi, cản trở trong công việc ở năm qua, hoặc phải tiêu xài nhiều thì kiểm nghiệm lại ở Mộc chính là kị thần hay không.

G-R-E-E-N
17-04-11, 12:37
Green xem kỹ lại, bài trên là của chungnp bàn luận với bạn, không phải kimcuong viết. chungnp sẽ vào trả lời bạn, và cả những điều mà kientam nêu ra nhé.

Chỉ nói lại 1 điều là dụng Thổ ưu tiên, sau đến Kim và cả Hỏa, tuy nhiên thiên can và địa chi phải hỗ trợ nhau thì mới dụng được, như 2 năm nay Canh Dần, Tân Mão, tuy Canh Tân có thể dụng nhưng Dần xung Thân đại vận, Mão xung Dậu trụ giờ, nếu đã gặp điều thị phi, cản trở trong công việc ở năm qua, hoặc phải tiêu xài nhiều thì kiểm nghiệm lại ở Mộc chính là kị thần hay không.

Cháu cám ơn cô đã nhắc nhở, cháu sơ ý quá.

Trường hợp của kientam, cháu thấy năm 2012 Nhâm Thìn có lẽ là năm tệ nhất đại vận này

chungnp
17-04-11, 18:31
Cảm ơn anh chungnp đã phản biện. Về tứ trụ, em quan niệm cái gì logic là hợp lý. vì vậy em xin được lập luận như sau

Đây là Thất Sát cách, Tỷ nhiều, Ấn vừa phải, nên chọn Sát là dụng thần. Tài/T.Tài là hỷ thần; Ấn/Kiêu, Tỷ/Kiếp là kỵ thần. Đến vận gặp Ấn/Kiêu, Tỷ/Kiếp chắc chắn là không tốt

---> chi tháng hợi tàng nhâm, giáp.Lấy bản khí nhâm làm cách: Ấn cách.
-->Cách chọn cách cục của em hơi khác: em xác định ngoài Tỷ/Kiếp thì thần nào mạnh nhất sẽ được lấy làm cách cục.
Bởi em thấy đó là "thần" mà ta cần chú tâm "điều khiển" để có lợi cho nhật nguyên.
trường hợp của minhtam: Sát cường vượng hơn Ấn. do vậy chon Sát là cách cục. Khi tìm dụng thần sẽ tập trung vào việc "điều khiển" Sát

---> Mình đồng ý với bạn.Mỗi người đều có chính kiến riêng.Tuy nhiên, đầu tiên cần nhận định, mình bắt đầu nền tảng tử bình từ đâu? Nếu đã bắt đầu từ tử bình truyền thống thì phải dùng chi tháng (bản khí, trung khí,dư khí) + can lộ như thế nào để định cách cục.

TH1: nếu thương/thực quá nhiều: tức là thương/thực rút quá nhiều khí của thân để sinh cho tài/t.tài làm cho Thân yếu hơn Tài/T.Tài
lúc này Thân không thể bảo vệ được cho Ấn. Ấn bị Tài/T.Tài phá nên mặc dù Quan/Sát bị Thuơng/Thực phá nhưng Ấn cũng đã suy, không thể sinh trợ được nhiều cho Thân. Vì vậy trường hợp này Thương/Thực là kỵ thần

---> đinh- thực lộ trụ năm không căn.Nên không thể luận thực vượng.Bỏ trường hợp này nhé.Mình cũng chưa nghe đề cập thân hộ ấn, chỉ nghe ấn trợ thân thôi

---> vâng, em đồng ý là trong tứ trụ thì Thực này bình hòa (TH, DG). Nhưng khi vào vận thì sẽ khác. Vì các sách đều nói chung chung là nếu thương thực nhiều quá là không tốt, ko nói cụ thể thế nào là nhiều. Do vậy em đưa TH này vào cốt yếu để chỉ ra "thế nào là nhiều"

---> Thông thường : Luận tứ trụ trước---> tìm dụng thần---> luận hành vận có sinh, trợ, phá ,chế...dụng thần như thế nào?---> sau mới luận cát hung lưu niên.

--->Cho mình hỏi: Trụ này Ấn- Sát- Thực: Thần nào tốt- xấu.
----> Em chưa hiểu ý của anh lắm. Em xin trình diễn đạt lại câu hỏi của anh theo ý hiểu của em: "Trụ này nếu thêm Ấn- Sát- Thực: Thần nào tốt- xấu."
Nếu thêm Ấn chắc chắn là xấu vì đã có Nhâm-LQ. Thêm Ấn thì ấn sẽ rút thêm khí của Sát để sinh cho Thân. Như vậy ngũ hành thiên lệch, ko tốt.
Nếu thêm Sát thì sẽ tốt. Vì ở đây Ấn vừa phải, mà Ấn chuyển sức của Sát sang cho Thân. Lưu ý là Ấn vừa phải nên chỉ chuyển được phần nào thôi. Do vậy Sát ở đây không đáng ngại
Về Thực. em đã phân ra 2 trường hợp trên

---> Cách cục của trụ khá đặc biệt.Nên xem đây là ví dụ khó.Vì khó nên tìm dụng thần cũng không dễ dàng.Gặp trường hợp như vầy: Chúng ta thường xét kĩ: xấu- tốt của thập thần như thế nào ( ở đây là sát- thực- ấn)? Sau mới định dụng thần là gì? vì vậy mình mới hỏi bạn như vậy.

Không hiểu bạn đề cập có bị phá hay không về cách cục hay gì khác
---> Trong trường hợp này thì là Ấn có bị phá hay không. Phá ít thì chưa sao, nếu bị phá toàn bộ thì hỏng. Mà muốn biết Ấn bị phá nhiều hay ít ta phải so sánh tuơng quan Tỷ vs Tài. Khi so sánh tuơng quan này ta lại phải đặc biệt chú ý đến Thực, bởi nó rút khí Thân, sinh cho Tài. Thực nhiều sẽ làm thế cục thay đổi 180 độ

---> Tài, ấn không lộ.Nên không đề cập tới việc tài phá ấn khi luận cách cục.
- Thực tiết tú thân sinh tài.Nên hiểu những gì ta mong cầu có khả năng bản thân ta thực hiện được.Chứ không nên đi xa quá. Là cái ta có được, bây giờ tốt nhưng nó sẽ hại ta.

- Ví dụ: bạn thích 1 cô gái.Bạn tìm cách chinh phục cô đó.Trong quá trình chinh phục.Bạn lại nghĩ sau này khi quen mình.Có khi nhỏ lại cặp kè anh khác. Suy nghĩ hơi quá như vậy được không?

- Vài dòng góp ý nhỏ.

chungnp
17-04-11, 19:00
Tính cách ko cương quyết : Câu nhận xét này quả thực rất đúng
Cám ơn chị Kim Cương và bạn GREEN đã phân tích, mấy vận chính của tứ trụ này là Hỏa vận ( 33-42: Đinh mùi, , 43-52: bính ngọ) thực thương được thế, hỏa khí cường thịnh mà kim khí bị hỏa khắc phá. vậy dụng thần Tân kim bị tổn hại thì có ảnh hưởng nặng lắm ko nhỉ,
- Em được biết thì sinh ngày Ất Sửu là Kim thần, nếu vào hỏa vận thì thuận lợi, ko biết có đúng ko?

- Chào kientam!

- Mình thay cô kimcuong chia sẻ với bạn vài ý nha.

- Trụ của bạn thân vượng.Thông thường dụng tài- quan (thổ- kim).

- Trụ lộ thực chế sát.Có thể dùng thực- hỏa làm dụng.Tuy nhiên trong trường hợp này không đẹp lắm. Vì sát lộ ở trụ này là cái tốt.Không cần áp chế sát quá.Vì như vậy sát không phát huy được. Hành vận hỏa.Bạn có thể hiểu nhờ hoàn cảnh ép buộc mà bản thân mình mới phấn đấu. Nên bạn không cần lo lắng gì cả.

- Nếu bạn thấy bản thân mình ưa những việc tự do, an phận.Thì nên tự tạo hoàn cảnh rèn luyện, để phát huy khả năng bản thân mình.

-Ngày Ất Sửu là ngày kim thần thì hợp lý hơn;Kim thần cách gồm nhiều yếu tố về chi tháng- ngày- giờ.Quan trọng nhất lệnh tháng phải là tỵ- ngọ.

G-R-E-E-N
17-04-11, 21:50
Chào anh chungnp

- thực ra với cách cục thông thường thì ko cần đặt tên, em cũng xin rút lại lời bình "thất sát cách" . chỉ cần nắm được mức độ cường/vượng của 10 thần là có thể tìm được dụng thần, thêm tên cho cách cục thông thường chỉ là vẽ rắn thêm chân.
- trong bài luận gốc em đã nêu nhận định về cường/vượng của các thần sát và nhận định: Sát là dụng thần, Tài là hỷ thần, Tỷ Ấn là kỵ thần. còn Thương/Thưc thì cần xem xét kĩ lưỡng
khi đó em vận dụng lý thuyết "Sát sinh Ấn, Ấn bảo vệ Sát; Ấn sinh Tỷ, Tỷ bảo vệ Ấn" để luận về thương thực (vì thương thực nhiều thì Tỷ yếu đi, Tài mạnh lên, đến một mức nào đó thì Tỷ sẽ không bảo vệ được cho Ấn, Ấn bị Tài phá nên nguy hại)

tuem
18-04-11, 05:18
Đinh mão-tân hợi-ất sửu-ất dậu
Thoạt nhìn tưởng rằng Thân vượng có thể làm chủ Sát, tuy nhiên nhìn kỹ thấy rằng Thân này chưa chắc thắng nổi Sát : Hợi nguyên thần của Ất tọa không vong vô lực; gốc Mão bị Dậu chi giờ xung, thế nhật chủ suy giảm đi rất nhiều. Phe kia Dậu -Sửu bán hợp thấu Sát cận sát nhật chủ như ôm hổ mà ngủ, gặp vận Dậu,Thân núi đè sông lật. May có Đinh hỏa trụ năm vừa chế Sát vừa điều hậu. Đinh tuy ko gốc nhưng ko bị khắc, chờ vận nhập hỏa phương, noãn địa dụng thần đắc địa cuộc đời lên hương.

Kientam
18-04-11, 23:37
Chỉ nói lại 1 điều là dụng Thổ ưu tiên, sau đến Kim và cả Hỏa, tuy nhiên thiên can và địa chi phải hỗ trợ nhau thì mới dụng được, như 2 năm nay Canh Dần, Tân Mão, tuy Canh Tân có thể dụng nhưng Dần xung Thân đại vận, Mão xung Dậu trụ giờ, nếu đã gặp điều thị phi, cản trở trong công việc ở năm qua, hoặc phải tiêu xài nhiều thì kiểm nghiệm lại ở Mộc chính là kị thần hay không.
Trong năm vừa qua, quả thật là một năm có nhiều biến động mang tính bước ngoặt của cuộc đời, chuyện xấu cũng có mà tốt cũng có. không biết sang năm nay thế nào.
Theo mình biết thì tứ trụ quý ở chỗ trung hòa âm dương ngũ hành, tứ trụ này thuần âm như vậy, liệu có kém quá ko mọi người?

G-R-E-E-N
22-04-11, 17:08
Cô kimcuong cho cháu hỏi về vượng suy của các thần khi vào hạn với ạ:

Khi xem hạn thì ra dùng Lệnh tháng hay Chi của Đại vận/Lưu niên/Tiểu vận để đo vượng suy của các thần?

kimcuong
23-04-11, 09:56
Ý của Green là hỏi 10 thần (tỉ kiếp thực thương tài sát quan) vượng suy thế nào trong đại vận và lưu niên ?
Nói chung thì quan hệ giữa các thiên can và địa chi của đại vận - lưu niên - tứ trụ đều phải đánh giá toàn bộ, không chỉ là lệnh tháng.
Khi xét tứ trụ thì lệnh tháng là cương lĩnh định vượng suy của thập thần. Khi xét hạn thì đại vận bao trùm, rồi đến lưu niên (nếu kỹ lưỡng thì cả năm tháng ngày).
Cụ thể là bạn hiểu "vượng suy" như thế nào thì nên nói rõ hơn.

G-R-E-E-N
23-04-11, 13:17
Ý của Green là hỏi 10 thần (tỉ kiếp thực thương tài sát quan) vượng suy thế nào trong đại vận và lưu niên ?
Nói chung thì quan hệ giữa các thiên can và địa chi của đại vận - lưu niên - tứ trụ đều phải đánh giá toàn bộ, không chỉ là lệnh tháng.
Khi xét tứ trụ thì lệnh tháng là cương lĩnh định vượng suy của thập thần. Khi xét hạn thì đại vận bao trùm, rồi đến lưu niên (nếu kỹ lưỡng thì cả năm tháng ngày).
Cụ thể là bạn hiểu "vượng suy" như thế nào thì nên nói rõ hơn.

vâng, cháu muốn hỏi khi dùng vòng tràng sinh để đo vượng suy của 10 thần khi xét đại vận, lưu niên, tiểu vận thì ta so Thiên can với Chi nào (lệnh tháng/chi năm/chi đại vận/ chi tiểu vận)

- Tất cả đều lấy Thiên can so với lệnh tháng để tính vượng suy?
- Tứ trụ thì lấy Thiên can so với lệnh tháng để tính vượng suy, Đại vận thì lấy Thiên can đại vận (lộ và tàng) so với chi đại vận để tính ra vượng suy của các thần xuất hiện trong Đại vận, Lưu niên thì lấy Thiên can lưu niên so với chi Lưu niên, Tiểu vận thì lấy Thiên can tiểu vận so với chi Tiểu vận?
- cách khác:.......

kimcuong
23-04-11, 14:19
Green nói như thế thì trả lời được mà cũng không được. Bởi vì tuy tính tiểu tiết nhưng thiếu mệnh bao quát thì giống như xem quẻ Dịch cấp tốc trong ngày vậy, có khi đúng, nhưng chỉ đúng ở 1 thời điểm nhất định. Xem quẻ là thầy xem xong rồi thôi, không có trách nhiệm gì đến tương lai nữa. Nhưng đấy không phải là phép xem Mệnh của Tử Bình hay Tử Vi.

Vì thế tôi rất chậm chạp khi trả lời các câu hỏi vô đúng 1 thời điểm nào đó, hay một phương pháp nào đó có tính cách cấp thời của các bạn. Bởi lẽ cái trách nhiệm nói về Mệnh là quan trọng hơn, không phải là định ngay suy vượng nhất thời mà yên tâm là cứ thế mà sống là được. Hy vọng là Green hiểu ý tôi muốn nói gì.

Thí dụ như thói quen đọc sách của mỗi người mỗi khác phải không. Có người thì không đọc mục lục, giới thiệu..v.v... mà xem ngay vào truyện. Có người đọc 1 mạch từ đầu đến cuối, có người lại từ tốn xem từng chương một..v.v.... Điều đáng nói là Mục Lục của cuốn sách bao giờ cũng ở đó, chúng ta có muốn xem nó hay không mà thôi.

Người nắm được mục lục của cuốn sách, biết tổng quát cuốn sách có những chương gì, nói về những gì thì hiểu được vấn đề sắp được nói đến trong các chương sẽ đọc; khác với người không nắm mục lục nên trang nào biết trang đó mà thôi. Tôi chỉ dài dòng một chút như thế để ít nhiều nói lên quan điểm của mình vậy.

Trở về "kĩ thuật " xét hạn vận thì nói chung, cách dễ nhất là xếp hàng ngang 5 trụ (năm, tháng, ngày, giờ, đại vận), trụ lưu niên thì để ở trên cao (tách ra ngoài) và bắt đầu định xung khắc hình hại, hợp, phá, khử...v.v... của tất cả thiên can địa chi của 6 trụ này. Trong đó thì chú ý CHI của đại vận làm trọng, CAN của lưu niên là chính. Đó là quan niệm "thời" của lưu niên là do thiên can định đoạt (thiên can là trời), còn Chi Đại Vận là lệnh tháng ảo, là đề cương của tứ trụ, vì đại vận tính từ lệnh tháng mà ra.

Vượng hay Suy giải thích qua các tương tác của thiên can địa chi như vậy. Sau khi tổng luận thì mới biết Tài vượng hay suy, Quan vượng hay suy, v.v...

Còn nói Vượng Suy Tử Tuyệt Mộ...v.v... theo vòng trường sinh thì điểm này là phụ, có thể làm rõ thêm một kết luận nào đấy như nói ở trên, theo tôi thì chỉ tính vượng suy theo vòng trường sinh là không hữu hiệu. Tóm lại, tốt nhất là định xung phá hình hại của các thiên can địa chi là đúng hơn.

G-R-E-E-N
23-04-11, 17:08
Cháu cảm ơn cô đã chỉ dạy

Tuy nhiên cháu nhận thấy:
- Khi xét tứ trụ gốc đầu tiên ta dùng lệnh tháng để đo vượng suy
- Sau đó xem xét tiếp các quan hệ sinh khắc hợp hình xung hại phá...
- Tổng hợp lại để kết luận về vượng suy cường nhược của các thần. Rõ ràng nếu Thân qđới, Sát suy thì tương quan sẽ khác với Thân suy, Sát qđới,...
==> Do vậy khi đánh giá vượng suy cường nhược của các thần, ta cần sử dụng đồng thời: vòng trường sinh & các quan hệ sinh khắc hại phá,...Bỏ 1 trong 2 yếu tố này, việc đánh giá vượng suy sẽ bị lệch lạc. Vì vậy ta cần có 1 quan điểm rõ ràng về vòng trường sinh, cụ thể là lấy Chi nào để đo.

Ta bàn về vòng trường sinh:
Khi xem mệnh, ta cần có 1 chuẩn (ở đây là lệnh tháng) để đo vượng suy (theo quan điểm vòng trường sinh, chưa xét đến hình xung hại phá...). Suy ra, khi xem hạn chúng ta vẫn nên có 1 chuẩn (1 chi) để đo vượng suy của các thần?

Theo quan điểm mệnh vận bất phân ta có 2 cách hiểu:
- Cách hiểu thứ nhất: vì mệnh vận bất phân nên ta cần 1 chuẩn chung để đo vượng suy.Do tính thống nhất (vì ban đầu ta đã dùng lệnh tháng) nên ta sẽ dùng lệnh tháng làm chuẩn chung này?
- Các hiểu thứ hai: mệnh có vượng suy của mệnh, vận có vượng suy của vận. Đặt mệnh vào vận để xem vận ảnh hưởng đến mệnh như thế nào tức là đã thỏa điều kiện mệnh vận bất phân. Do vậy, xét mệnh thì ta dùng lệnh tháng. Xét vận thì ta dùng chi của đại vận?



Nếu đọc sách "Tôi học đoán mệnh" của Trúc Lâm Tự và quan sát bảng tính tứ trụ của ông (ở những trang cuối của cuốn sách) ta sẽ thấy ông rất cẩn thận: ghi ra rất 4, 5 hàng vượng suy: của can-chi tứ trụ; của can tàng địa chi; của can-chi đại vận;can tàng đại vận, của can-chi lưu niên. Tuy nhiên cách ghi có vẻ không thống nhất nên hiện chưa xác định chính xác là ông đã lấy chi nào để so.

sonthuy
23-04-11, 22:41
Tuy nhiên cháu nhận thấy:
- Khi xét tứ trụ gốc đầu tiên ta dùng lệnh tháng để đo vượng suy
- Sau đó xem xét tiếp các quan hệ sinh khắc hợp hình xung hại phá...
- Tổng hợp lại để kết luận về vượng suy cường nhược của các thần. Rõ ràng nếu Thân qđới, Sát suy thì tương quan sẽ khác với Thân suy, Sát qđới,...
==> Do vậy khi đánh giá vượng suy cường nhược của các thần, ta cần sử dụng đồng thời: vòng trường sinh & các quan hệ sinh khắc hại phá,...Bỏ 1 trong 2 yếu tố này, việc đánh giá vượng suy sẽ bị lệch lạc. Vì vậy ta cần có 1 quan điểm rõ ràng về vòng trường sinh, cụ thể là lấy Chi nào để đo.

Tất nhiên dùng Chi Tháng (Lệnh tháng) để "đo". "Đo" độ Vượng Nhược của Thập thần (Ngũ hành) căn cứ vào 2 điểm sau:

1- Ngũ hành (NH) có 5 trạng thái: Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử.
2-Vòng trường sinh (SVTT): Trường sinh, Mộc dục, Quan đái, Lâm quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng.

VD1 NC Giáp (Mộc) sinh tháng Ngọ :
Theo (1 NH) sẽ ở trạng thái Hưu.
Theo (2 SVTT) sẽ ở đất Tử.

VD2 NC Giáp (Mộc) sinh tháng Sửu :
Theo (1 NH) sẽ ở trạng thái Tù.
Theo (2 SVTT) sẽ được Quan đái.

Hãy cẩn thận khi lấy SVTT để "đo" bạn nhé !

dungchau
10-04-14, 15:54
Cảm ơn nhiều về cách dẩn dể hiểu.

VULONG
30-08-17, 22:56
Thử chèn hình vào bài viết.

VULONG
30-08-17, 23:22
vvvvvv nnnnnnn