PDA

View Full Version : Thắc mắc căn bản về Dịch Lý.



HaVu
20-09-10, 11:28
Chào các anh chị, cô chú.

HaVu mới tìm hiểu và học về Dịch Lý, nhưng có nhiều thắc mắc không thể tự mình giải đáp, nhất là những khái niệm cơ bản nhất, những hiểu biết ban đầu. Bởi vì theo quan niệm cá nhân của HaVu, những điều căn bản, những cái ban đầu, cái gốc cực kỳ quan trọng. Ví dụ như muốn làm toán giỏi thì phải biết thứ tự các số, phải học bản cửu chương thì mới nói đến giải phương trình, lập hàm số....

Với tinh thần học hỏi, rất mong mọi người biết, chia sẻ, chỉ bảo giúp HaVu khai tâm. HaVu cũng rất mong những ai có vấn đề khúc mắc nào thì post chung vào chủ đề này thì càng tốt.

1. Tại sao có Thái Cực?
2. Thái cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát Quái là sao?
3. Tại sao Quái có 3 vạch Âm Dương mà thôi?
4. Tại sao chỉ có 64 chồng quái (quẻ kép).?
5. Tại sao lại Bát Quái có thứ tự Càn 1, Đoài 2....Thứ tự này đúng?
6. Có nhiều công thức lập quẻ nhưng xét lập theo thời gian. Tại sao phải lấy đủ 4 yếu tố: Năm, Tháng, Ngày, Giờ. Tại sao trong công thức lập quẻ thì chia hay trừ dần cho 8, tìm hào động lại chia hay trừ dần cho 6 lấy số dư?
7. Tại sao quẻ đầu làm thượng Quái, quẻ sau làm hạ Quái mà ko phải ngược lại.

......

Có thể những thắc mắc này như trẻ con nhưng HaVu muốn sáng tỏ để khi dùng thấy tâm thoải mái và có lý lẽ để tin vào những kết quả logic sau này khi luận đoán Tượng quẻ từ những hiểu biết căn bản trên.

Minh An
20-09-10, 15:32
Chào anh HaVu. Minh An có vài ý nghĩ chia sẻ với anh ạ.

Trước đến nay, Dịch học luôn "bị" phán xét là mơ hồ, không khoa học. Và những bộ óc đã quá quen với "tư duy khoa học" luôn cảm nhận được giá trị của Dịch học, nhưng cũng luôn dằn vặt bởi cái "mơ hồ" ấy.

Những câu hỏi của anh, đúng là những vấn đề "căn bản" của Dịch học. Nhưng để giải thích ra, qua qua thì cũng đúng đúng, nhưng để "xác đáng" thì thật rất khó.
Minh An nghĩ rằng, tại sao chúng ta cứ cố gắng chứng minh, đòi hỏi 1 sự rõ ràng, ấn định ở Dịch học. Chính cái "mơ hồ" ấy lại là giá trị của Dịch học. Nhưng tuyệt đối không nên thần thánh hóa Dịch học. Trong cái mơ hồ ấy, mỗi người tự mình chiêm nghiệm, đúc kết từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, đến những đau buồn, sướng khổ. Dần dần tự nội tại sẽ bớt mơ hồ hơn, thăng tiến hơn trong nhân bản, chứng không đơn thuần là "bói cho vui" , "biết đúng sai".

Trong các câu hỏi của anh, Minh An nghĩ thú vị nhất là câu hỏi số 3 " Tại sao quái chỉ có 3 vạch âm dương mà thôi".

Tại sao nhỉ? :430:

nguoikhonghoc
20-09-10, 15:36
bạn muốn biết câu trả lời vào google tìm kiếm những dòng chữ sau
Dịch lý Việt Nam
Việt Nam Dịch lý hội
hoặc những dòng chữ nào đó có liên quan tới DLVN
tìm đúng người sẽ có câu trả lời

HaVu
20-09-10, 16:19
Hi Minh An,

Không biết thì hỏi thôi, nếu ai biết chỉ cho thì nhanh hơn mà. Càng rõ ràng thì càng tốt hơn chứ sao.

Hi nguoikhonghoc:
Cảm ơn lời khuyên của bạn rất nhiều. Mình cũng tìm kiếm trên mạng thì thấy diễn đàn này cũng có nhiều người học DLVN nên hỏi trong đây cũng tốt. Mình sẽ tìm hiểu thêm trên.

khoaikhinkhin
07-09-11, 14:04
Anh HaVu,
Theo ý của Minh Anh và nguoikhonghoc thì theo "ý" của tôi đều đúng. Anh trước nhất cần đọc lại niềm tự hào của DLVN khi truy nguyên tới nguồn góc Thái Cực. Nhưng xin trả lời theo kiểu ẩn dụ:
1. Tại sao có Thái Cực? => Vậy khi nào thì anh đã hình thành câu hỏi này? Có pải là từ những gì chưa có, mơ hồ, rồi có ý tưởng, có ý niệm, rồi có câu hỏi. Thái Cực ở ngay câu hỏi của anh đó.
2. Câu này mong anh đọc thêm rồi cùng luận.
3. Câu này thú vị như "ý" Minh An, vì: 3 vạch là "ý" đặt ra của tiền nhân, cũng như tôi hỏi anh: Tại sao câu hỏi "Tại sao Quái có 3 vạch Âm Dương mà thôi?" của anh chỉ có 10 chữ mà không có 11 hay 12 chữ?. Vậy ý Âm Dương cũng ở câu hỏi của anh rồi đó.
Hi vọng sẽ hiểu "ý' này.

1268
07-09-11, 15:02
Chào các anh chị, cô chú.

HaVu mới tìm hiểu và học về Dịch Lý, nhưng có nhiều thắc mắc không thể tự mình giải đáp, nhất là những khái niệm cơ bản nhất, những hiểu biết ban đầu. Bởi vì theo quan niệm cá nhân của HaVu, những điều căn bản, những cái ban đầu, cái gốc cực kỳ quan trọng. Ví dụ như muốn làm toán giỏi thì phải biết thứ tự các số, phải học bản cửu chương thì mới nói đến giải phương trình, lập hàm số....

Với tinh thần học hỏi, rất mong mọi người biết, chia sẻ, chỉ bảo giúp HaVu khai tâm. HaVu cũng rất mong những ai có vấn đề khúc mắc nào thì post chung vào chủ đề này thì càng tốt.

1. Tại sao có Thái Cực?
2. Thái cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát Quái là sao?
3. Tại sao Quái có 3 vạch Âm Dương mà thôi?
4. Tại sao chỉ có 64 chồng quái (quẻ kép).?
5. Tại sao lại Bát Quái có thứ tự Càn 1, Đoài 2....Thứ tự này đúng?
6. Có nhiều công thức lập quẻ nhưng xét lập theo thời gian. Tại sao phải lấy đủ 4 yếu tố: Năm, Tháng, Ngày, Giờ. Tại sao trong công thức lập quẻ thì chia hay trừ dần cho 8, tìm hào động lại chia hay trừ dần cho 6 lấy số dư?
7. Tại sao quẻ đầu làm thượng Quái, quẻ sau làm hạ Quái mà ko phải ngược lại.

......

Có thể những thắc mắc này như trẻ con nhưng HaVu muốn sáng tỏ để khi dùng thấy tâm thoải mái và có lý lẽ để tin vào những kết quả logic sau này khi luận đoán Tượng quẻ từ những hiểu biết căn bản trên.

Phải thú thật là những câu hỏi của bạn rất hay về Dịch lý, bạn cứ nghiên cứu Dịch lý đi bạn sẽ có những câu trả lời cho các câu hỏi đó, để trả lời hết được những câu hỏi của bạn thì lúc đó bạn đã trở thành một cao thủ Dịch lý rồi. Thiết nghĩ mới học cũng chưa cần biết những điều đó vội, cứ cho là nó là như thế đi.

Thân.

hoanghuong
07-09-11, 22:36
Tại sao có thái cực?
vậy phải hiểu thái cực là cái gì đã:
Thái cực là bộ mặt mới của vô cực
vậy: vô cực là gì?
tại sao thái cực lại là bộ mặt mới của vô cực?
tại sao lại có vô cực?
tại sao vô cực lại thành thái cực?
v.v... rất nhiều câu hỏi tại sao?
Dịch lý Việt Nam
đã lý giải, giải thích cặn kẽ vấn đề trên bằng nguyên lý đồng nhi dị
vậy đồng nhi dị là gì?
tại sao lại có đồng nhi di?
v.v.... rất nhiều câu hỏi tại sao liên quan tới đồng nhi dị
Dịch lý Việt Nam
Bạn nào muốn biết từ từ tìm hiểu, có duyên sẽ có lời đáp
xin chào tạm biệt và thân ái

khoaikhinkhin
13-09-11, 14:07
Chào bạn Hoanghuong,
Theo như ý của bạn, thì "Thái Cực là bộ mặt mới của Vô Cực". Mình có tìm lại tài liệu nhưng vẫn chưa biết rõ lắm về nguồn sách, xin chỉ giáo để mình tiện tham khảo thêm.
Xin cảm ơn!

hoanghuong
13-09-11, 18:11
Chào bạn Hoanghuong,
Theo như ý của bạn, thì "Thái Cực là bộ mặt mới của Vô Cực". Mình có tìm lại tài liệu nhưng vẫn chưa biết rõ lắm về nguồn sách, xin chỉ giáo để mình tiện tham khảo thêm.
Xin cảm ơn!

cái mặt của bạn hôm nay là bộ mặt mới của ngày hôm qua
cứ truy nguyên như vậy, mãi mãi như vậy
và vạn vật đều như vậy, không riêng gì thái cực
tất cả chỉ là đồng nhi dị

khoaikhinkhin
14-09-11, 13:16
Bạn Hoanghuong,
Nếu như bạn nói chung vậy thì chưa thể giải đáp hết ngọn nguồn theo như lối "truy nguyên" mà bạn nói, cái mình quan tâm là cốt lõi của câu nói "Thái Cực là bộ mặt mới của Vô Cực". Vì nếu như nói chung chung, thì tôi có thể nói: tôi và bạn đều là bộ mặt mới của Thái Cực.
Vô Cực không phải là từ được sử dụng thông dụng ở nhiều tài liệu, mà chỉ có Thái Cực. Nhưng cũng có tài liệu đề cập: Thái Cực là Vô Cực. Vì thế, điều cần truy nguyên là hiểu biết rõ về câu nói trên, tài liệu đề cập để đồng đạo cùng tham khảo.
Xin chân thành cảm ơn!

HaVu
14-09-11, 15:32
Lâu lắm mới vào diễn đàn, mới thấy cái topic lập ngày nào có người quan tâm. Cảm ơn các bạn, anh chị e.

Lại hỏi Âm Dương là sao? Ngũ hành ?....

HaVu
14-09-11, 15:35
Phải thú thật là những câu hỏi của bạn rất hay về Dịch lý, bạn cứ nghiên cứu Dịch lý đi bạn sẽ có những câu trả lời cho các câu hỏi đó, để trả lời hết được những câu hỏi của bạn thì lúc đó bạn đã trở thành một cao thủ Dịch lý rồi. Thiết nghĩ mới học cũng chưa cần biết những điều đó vội, cứ cho là nó là như thế đi.

Thân.

Chào 1268,

Các câu hỏi mình đưa ra là phần học cơ bản của Dịch, mới học thì càng cần thắc mắc những cái ban đầu như thế. Nếu cứ mặc nhiên coi nó là như thế thì ko đi sâu tìm hiểu được bạn ah, vì chỉ biết phần ngọn mà thôi.

1268
14-09-11, 15:51
Chào 1268,

Các câu hỏi mình đưa ra là phần học cơ bản của Dịch, mới học thì càng cần thắc mắc những cái ban đầu như thế. Nếu cứ mặc nhiên coi nó là như thế thì ko đi sâu tìm hiểu được bạn ah, vì chỉ biết phần ngọn mà thôi.

Nếu bạn cho là vậy thì bạn cứ tìm câu trả lời thôi.

Thân.

VinhL
15-09-11, 11:30
Thái Cực thật ra chỉ là 1 thái của 5 cái thái!!!


五太之先,三才何有。
未见气曰:太易,气之始曰:太初, 之始曰:太始,质之始曰:太素,形 具曰:混沌,具而未离曰:太极。
太初,气之始也。生于酉仲,清浊未 也。太始,形之始也,生于戌仲八月 酉仲为太初属雄,九月戌仲号太始, 属雌。清者为精浊,者为形也。
太素,质之始也,生于亥仲,已有素 而未散也。三气相接至于子仲,剖判 离,轻清者上为天,重浊者下为地, 中和为万物,诗纬曰:阳本为雄,阴 为雌,物本为魂,雄雌但行三节,而 合物魂,号曰太素也,三未分别号曰 混沌。
一元已判,五气乘虚,虚变而运,五 交通,其气而神明已居。
元太初之中,气判谓始,定其上下, 乾坤未定之先,五气具在混沌之内, 坤既判之后,五气遂各有其专墟。


Ngũ thái chi tiên, tam tài hà hữu.

Vị kiến khí viết: thái dịch, khí chi thủy viết: thái sơ, hình chi thủy viết: thái thủy, chất chi thủy viết: thái tố, hình chất cụ viết: hỗn độn, cụ nhi vị ly viết: thái cực.

Thái sơ, khí chi thủy dã. Sinh vu dậu trọng, thanh trọc vị phân dã. Thái thủy, hình chi thủy dã, sinh vu tuất trọng bát nguyệt, dậu trọng vi thái sơ chúc hùng, cửu nguyệt tuất trọng hào thái thủy, chúc thư. Thanh giả vi tinh trọc, giả vi hình dã.

Thái tố, chất chi thủy dã, sinh vu hợi trọng, dĩ hữu tố phác nhi vị tán dã. Tam khí tương tiếp chí vu tử trọng, phẩu phán phân ly, khinh thanh giả thượng vi thiên, trọng trọc giả hạ vi địa, trung hòa vi vạn vật, thi vĩ viết: dương bản vi hùng, âm bản vi thư, vật bản vi hồn, hùng thư đãn hành tam tiết, nhi hùng hợp vật hồn, hào viết thái tố dã, tam vị phân biệt hào viết hỗn độn.

Nhất nguyên dĩ phán, ngũ khí thừa hư, hư biến nhi vận, ngũ vận giao thông, kỳ khí nhi thần minh dĩ cư.

Nguyên thái sơ chi trung, khí phán vị thủy, định kỳ thượng hạ, cái kiền khôn vị định chi tiên, ngũ khí cụ tại hỗn độn chi nội, kiền khôn ký phán chi hậu, ngũ khí toại các hữu kỳ chuyên khư.

Đoạn trên trích từ Quản Thị Địa Lý Chỉ Mông của ông Quản Lộ nước Ngụy, thời Tam Quốc nhà Chu. 5 Thái chính là lý thuyết của Đạo Giáo, về thuật sỉ gian hồ không rỏ căn nguyên, chỉ biết có Thái Cực, mà 4 cái Thái còn lại ít ai nhắc đến!!!

Boxer
20-10-11, 15:14
Đọc những câu hỏi mà HaVu đưa ra, mình lại nghĩ đến những câu hỏi của cậu con trai: Tại sao có mặt trời, tại sao có mặt trăng, tại sao có trái đất...chẳng biết trả lời thế nào. Truy đến cội nguồn của sự có chính là từ cái không có.
Vận động và biến đổi là quy luật không ngừng nghỉ của Vũ trụ bao la.

Whitebear
20-10-11, 15:29
Chào các anh chị, cô chú.
1. Tại sao có Thái Cực?
2. Thái cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát Quái là sao?
3. Tại sao Quái có 3 vạch Âm Dương mà thôi?
4. Tại sao chỉ có 64 chồng quái (quẻ kép).?
5. Tại sao lại Bát Quái có thứ tự Càn 1, Đoài 2....Thứ tự này đúng?
6. Có nhiều công thức lập quẻ nhưng xét lập theo thời gian. Tại sao phải lấy đủ 4 yếu tố: Năm, Tháng, Ngày, Giờ. Tại sao trong công thức lập quẻ thì chia hay trừ dần cho 8, tìm hào động lại chia hay trừ dần cho 6 lấy số dư?
7. Tại sao quẻ đầu làm thượng Quái, quẻ sau làm hạ Quái mà ko phải ngược lại.....
1-Tại sao lại có vũ trụ?
2-Bởi vì một thể được chia làm 2. 2 chia thành 4, 4 chia thành 8.
3-Vì ta mới chỉ xét chia 3 lần, nên chỉ có 3 vạch. Nếu xét chia 6 lần thì có 64 quẻ dịch rồi.
4-Có 64 quẻ, đơn giản là 64 quẻ thì đã quá khó để nhớ và hiểu rồi. Có nhiều người nghiên cứu nhiều hơn, ví dụ nghiên cứu đủ 1024 quẻ= 2^10, nhưng cái này khó quá, không chơi được và cũng như chưa thấy ứng dụng.
5-Em đọc về hệ cơ số 2.
6-Nếu không lấy đủ 4 yếu tố thì theo em nên bỏ bớt yếu tố nào?
Chia 8 vì có 8 quẻ.
Chia cho 6 là vì có 6 hào.
7-Tùy môn, có môn định nghĩa ngược lại đó chớ.

khoaikhinkhin
04-11-11, 13:58
Chào bạn Vinh,
Dẫn chứng bạn đưa ra rất hay, nhưng chỉ luận về 4 Thái còn lại ngoài Thái Cực là theo quan điểm của Đạo giáo chứ không hẳn là là cội nguồn. Cuối cùng Thái Cực cũng bao trùm ý, các Thái còn lại chỉ xét về một khía cạnh của Thái Cực.
Với quan điểm của tôi, ai cũng trả lời đúng, chỉ là cách hiểu và diễn đạt mỗi người khác nhau.

vovi1111
05-11-11, 21:18
Thưa các bác,

Cho phép tôi được đôi lời mạn bàn. Tôi cũng như bác Hà Vũ, hay một số bạn khác, những người quan tâm và có đam mê học Dịch, vào diễn đàn này với mong muốn có duyên gặp các cao thủ của Dịch Lý Việt Nam thì sẽ có duyên được các cao thủ giúp đỡ, chỉ bảo cho để nhanh chóng tiếp cận được với di sản Triết học của tiền nhân để lại.

Nếu các bác chỉ nói "cứ học thêm đi rồi sẽ biết", hoặc "có duyên thì sẽ hiểu" thì bác Hà Vũ, tôi, và nhiều người khác sẽ chẳng biết làm sao. Các bác, người có duyên gặp và được truyền thụ trực tiếp từ thầy Nguyễn Văn Mỳ, người được học từ đệ tử chân truyền của thầy Mỳ. Cá nhân tôi ở xa, không có điều kiện thì mong qua diễn đàn này sẽ được các cao thủ chia sẻ cho chút may mắn mà các bác đã được hưởng để phát triển và tôn vinh ngành Dịch Lý Việt Nam.

Dịch học gần đây được chứng minh do người Việt cổ sáng lập. Nhưng cả mấy ngàn năm qua, cả thế giới vẫn coi đó là của Trung Quốc; không hiểu có bác nào suy nghĩ là tại sao chưa?

Ngày nay, tư tưởng "Đức Thần Minh Vô Tư" của thầy Mỳ đang bị "ăn cắp" (tôi tạm gọi như vậy) và khuếch trương như là một phát minh của một người khác. Những bác là đệ tử của thầy Mỳ có nghĩ mình có trách nhiệm về việc này không? Mong rằng lịch sử không lặp lại.

Vài dòng chia sẻ, cảm ơn các bác đã quan tâm đọc.

Thân mến,

vhkhoi
05-11-11, 22:10
Có những thứ phải thừa nhận nó như một tiên đề. Nếu không công nhận nó đúng thì không thể chứng minh những cái khác.

vovi1111
05-11-11, 23:24
cái mặt của bạn hôm nay là bộ mặt mới của ngày hôm qua
cứ truy nguyên như vậy, mãi mãi như vậy
và vạn vật đều như vậy, không riêng gì thái cực
tất cả chỉ là đồng nhi dị

Bác Hoanghuong mến,

Tôi có suy nghĩ về công thức ĐỒNG NHI DỊ và tự hỏi nó có phải là công thức nhiệm màu áp dụng cho mọi trường hợp chăng?

Theo công thức này, sự biến chuyển của sự vật được coi là tuần tự theo thời gian. Cái của ngày hôm nay là cái của ngày hôm qua +/- hơi khác một chút. Cái của ngày mai là cái của ngày hôm nay +/- hơi khác một chút.

Công thức này đúng với hầu hết các trường hợp biến động thông thường. Nhưng nếu biến động bất thường thì sao? Một cái cây bị chặt cành, một chiếc xe gặp tai nạn bị bóp méo hay được đi tân trang, thay đổi vẻ ngoài; một người đi giải phẫu thẩm mỹ hay đổi giống...

Sự biến đổi lúc này không còn theo đồ thị tiệm tiến nữa mà có đột biến giống hàm năng lượng của các hạt điện tử trong nguyên tử. Cái tương lai đã trở thành cái hoàn toàn khác so với cái hiện tại hay quá khứ.

Một vài suy nghĩ; mong được bác và các cao thủ Việt Dịch bổ túc thêm cho.

Thân mến.

vovi1111
05-11-11, 23:29
Có những thứ phải thừa nhận nó như một tiên đề. Nếu không công nhận nó đúng thì không thể chứng minh những cái khác.

Bác nghĩ có thể giải thích dựa trên Tiên thiên bát quái và Hậu Thiên bát quái chăng?

Thân mến.

hoanghuong
06-11-11, 23:22
Bác Hoanghuong mến,

Tôi có suy nghĩ về công thức ĐỒNG NHI DỊ và tự hỏi nó có phải là công thức nhiệm màu áp dụng cho mọi trường hợp chăng?

Theo công thức này, sự biến chuyển của sự vật được coi là tuần tự theo thời gian. Cái của ngày hôm nay là cái của ngày hôm qua +/- hơi khác một chút. Cái của ngày mai là cái của ngày hôm nay +/- hơi khác một chút.

Công thức này đúng với hầu hết các trường hợp biến động thông thường. Nhưng nếu biến động bất thường thì sao? Một cái cây bị chặt cành, một chiếc xe gặp tai nạn bị bóp méo hay được đi tân trang, thay đổi vẻ ngoài; một người đi giải phẫu thẩm mỹ hay đổi giống...

Sự biến đổi lúc này không còn theo đồ thị tiệm tiến nữa mà có đột biến giống hàm năng lượng của các hạt điện tử trong nguyên tử. Cái tương lai đã trở thành cái hoàn toàn khác so với cái hiện tại hay quá khứ.

Một vài suy nghĩ; mong được bác và các cao thủ Việt Dịch bổ túc thêm cho.

Thân mến.
ặc, đồng nhi dị là thế đấy, từ hơi hơi giống nhau tới quá quá khác nhau cho nên người đời mới khó nhận biết, hay ở chỗ đó đấy mà thành công thức đúng muôn đời đúng là thế đấy

vovi1111
07-11-11, 23:14
ặc, đồng nhi dị là thế đấy, từ hơi hơi giống nhau tới quá quá khác nhau cho nên người đời mới khó nhận biết, hay ở chỗ đó đấy mà thành công thức đúng muôn đời đúng là thế đấy

Trả lời của bác chưa giải thích được thắc mắc của tôi khi sự vật có sự biến đổi đột biến.

Bác nói "cho nên người đới mới khó nhận biết", chắc bác đã đạt đến mức huyền vi, là thánh nhân rồi thì phải.

khoaikhinkhin
09-11-11, 13:21
Bạn vovi1111,
Bạn phân biệt ra bất thường và thông thường như vậy thì hơi Đồng Nhi Dị với cái cốt lõi vấn đề rồi. Cái cành cây bị chặt hay xe bị bóp méo do tai nạn... đều là theo quy luật bình thường tạo hóa, chỉ có Ý của mỗi người khác nhau mà "bày + đặt" ra bất thường và thông thường.
Tôi cảm thấy rất thú vị với cách trao đổi của bạn!
Thân mến.

khoaikhinkhin
09-11-11, 13:34
Theo như bạn vhkhoi: "Có những thứ phải thừa nhận nó như một tiên đề. Nếu không công nhận nó đúng thì không thể chứng minh những cái khác."
Nếu như cách bạn nói thì sẽ không thể đạt Dịch lý Truy Nguyên của Dịch lý Việt Nam. Sư tổ Nguyễn Văn Mì đã tạo lập nền tảng truy nguyên, hậu học cần trao dồi và phát triển hơn chứ không thể chỉ chấp nhận rồi học.

vovi1111
10-11-11, 14:32
Bạn vovi1111,
Bạn phân biệt ra bất thường và thông thường như vậy thì hơi Đồng Nhi Dị với cái cốt lõi vấn đề rồi. Cái cành cây bị chặt hay xe bị bóp méo do tai nạn... đều là theo quy luật bình thường tạo hóa, chỉ có Ý của mỗi người khác nhau mà "bày + đặt" ra bất thường và thông thường.
Tôi cảm thấy rất thú vị với cách trao đổi của bạn!
Thân mến.

Bạn khoaikhinkhin mến,

Bạn nói đúng khi quy tất cả chúng vào quy luật bình thường của tạo hóa, hay có thể nói, quy luật của Dịch.

Nhưng đánh đồng "Đồng Nhi Dị" với "quy luật bình thường của tạo hóa" thì tôi thấy có gì đó chưa ổn.

Hàm tuyến tính và hàm mũ đều mô tả quy luật diễn tiến; nhưng không thể gọi chung tên. Bạn đồng ý với tôi chứ?!

Thân mến.

vovi1111
10-11-11, 14:40
Theo như bạn vhkhoi: "Có những thứ phải thừa nhận nó như một tiên đề. Nếu không công nhận nó đúng thì không thể chứng minh những cái khác."
Nếu như cách bạn nói thì sẽ không thể đạt Dịch lý Truy Nguyên của Dịch lý Việt Nam. Sư tổ Nguyễn Văn Mì đã tạo lập nền tảng truy nguyên, hậu học cần trao dồi và phát triển hơn chứ không thể chỉ chấp nhận rồi học.

Theo tôi hiểu thì thầy Nguyễn Văn Mỳ đã có giải thích rất cặn kẽ. Vì vậy, thầy mới tự hào mà xưng Dịch Lý Việt Nam và Vũ trụ ngữ. Học trò của cao đồ của thầy chắc hẳn đã nắm được chân nguyên, nhưng lại để những thắc mắc này được "tùy duyên..."