PDA

View Full Version : Luận Ngũ hành Sanh Khắc Chế Hóa



kimcuong
25-08-09, 10:58
Sách: Uyên Hải Tử Bình -Chương 4-

Ngũ hành vượng khí:
Kim vượng đắc Hỏa,phương thành khí mãnh
(thí dụ Canh Tân trong mùa Thu là vượng khí, cần có Hỏa mới được luyện thành đồ dùng, ý là thành danh)
Hỏa vượng đắc Thủy,phương thành tương tể
(Bính Đinh vượng cần có Thủy mới nên công nên việc, có nghĩa là cần được chế hãm bớt sức mạnh để không quá kiêu căng)
Thủy vượng đắc Thổ,phương thành trì chiểu
(Nhâm Quý mùa đông cần có Thổ ngăn lại thành ao hồ, không thì trôi chảy không có bến bờ vô định)
Thổ vượng đắc Mộc,phương năng sơ thông
(Mậu Kỷ cần Mộc chế bớt thì mới mong hiển đạt)
Mộc vượng đắc Kim,phương thành đống lương
(Giáp Ất cần có Kim bao bọc, tài năng phi thường)


Cường Kim đắc Thủy,phương tỏa kì phong
(khí thế dữ dội, biến trá ghê gớm)
Cường Thủy đắc mộc,phương tiết kì thế
(hành động, thế lực vô song)
Cường Mộc đắc Hỏa,phương hóa kì ngoan
(làm càn bậy, tham lam, chơi đùa quá mức)
Cường Hỏa đắc Thổ,phương chỉ kì diễm
(lửa cháy cao, khí thế nồng nàn)
Cường thổ đắc Kim,phương chế kì hại
(gặp tai hại, bị ghen ghét)

Ngũ hành tương sanh
Kim lại Thổ sanh,thổ đa kim mai
(Kim nhờ Thổ sinh cho nhưng Thổ nhiều quá thì Kim bị vùi lấp trở thành ngu muội)
Thổ lại Hỏa sanh,hỏa đa thổ tiêu
(Thổ là con của Hỏa, nhưng hỏa nhiều thì thổ bị cháy khét)
Hỏa lại Mộc sanh,mộc đa hỏa sí
(Mộc nhiều thì hỏa càng cháy lớn; ý nói đạo tặc thêm mạnh)
Mộc lại Thủy sanh,thủy đa mộc phiêu
(Mộc là do Thủy sinh, nhưng thủy quá nhiều thì mộc trôi)
Thủy lại Kim sanh,kim đa thủy trọc
(Thủy nhờ Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì nước không trong, thủy đục)

Kim năng sanh Thủy,thủy đa kim trầm
(Thủy nhiều Kim chìm đắm sâu dưới nước)
Thủy năng sanh mộc,mộc thịnh thủy súc
(Mộc quá thịnh thì thủy co rút lại, hình thể tiêu tàn)
Mộc năng sanh Hỏa,hỏa đa mộc phần
(Hỏa nhiều Mộc cháy khét)
Hỏa năng sanh Thổ,thổ đa hỏa mai
(Thổ nhiều hỏa bị chôn vùi)
Thổ năng sanh Kim,kim đa thổ biến
(Kim nhiều Thổ biến đổi hình dạng)

Ngũ hành tương khắc
Kim năng khắc mộc,mộc kiên kim khuyết
(Kim khắc Mộc nhưng mộc cứng quá thì kim sứt mẻ)
Mộc năng khắc thổ,thổ trọng mộc chiết
(Mộc đi khắc Thổ nhưng thổ quá nặng thì mộc gẫy)
Thổ năng khắc thủy,thủy đa thổ lưu
(Thổ khắc Thủy nhưng nếu thủy lại quá nhiều thổ sẽ trôi giạt, như đất bùn)
Thủy năng khắc Hỏa,hỏa đa thủy nhiệt
(Thủy đi diệt Hỏa nhưng gặp hỏa mạnh thì thủy nóng sốt, ý nói mất cả bản chất lạnh của thủy)
Hỏa năng khắc Kim,kim đa hỏa tức
(Hỏa khắc Kim nhưng kim nhiều hơn thì hỏa tắt; ý nói mất tích hay bị tiêu mòn)

Kim suy ngộ Hỏa,tất kiến tiêu dong
(Kim đang suy mà gặp Hỏa sẽ bị tiêu tan)
Hỏa nhược phùng Thủy,tất vi tức diệt
(Hỏa yếu gặp thủy tất nhiên là tắt)
Thủy nhược phùng thổ,tất vi ứ tắc
(Thủy ít mà Thổ nhiều là bế tắc)
Thổ suy ngộ Mộc,tất tao khuynh hãm
(Thổ suy gặp mộc sẽ bị vùi lấp, hãm hại)
Mộc nhược phùng kim,tất vi khảm chiết
(Mộc đã yếu lại gặp kim thì gãy nát)

Sách "Tích Thiên Tủy" cũng nói đến sự cân bằng cần thiết của ngũ hành:

- Thổ sinh Kim, nhưng trong mùa Hạ hành Thổ táo khô, cần phải có Thủy nhuận thì Thổ mới sinh Kim được.

- Kim sinh Thủy, nhưng cuối Thu sang mùa Đông hàn lạnh, chi Kim thành đống băng nên không thể sinh Thủy được, cần phải có Hỏa ôn.

- Mộc sinh Hỏa, mùa Xuân cường tráng, cũng cần có Thủy nhuận có căn là mộc hỏa vừa phải không phát tán khí lực quá sớm.

- Thủy sinh Mộc, nếu hàn đóng băng thành đống, thủy chẳng sinh được cho Mộc, cần Hỏa cho Mộc được tiết khí thì mới phồn vinh.

Tức là về thể chất mà nói thì Hạ lệnh không thể không có Thủy, Đông lệnh không thể không có Hỏa. Vì thế mới nói rằng, Sinh chẳng phải là Sinh, Khắc Tiết cũng là Sinh.

Cần phải tỏ rõ sinh vượng khắc chế là nắm được cơ bản của sự vận động ngũ hành.

kimcuong
06-12-09, 12:28
Từ những câu dạy về ngũ hành ở trên, chúng ta có thể tập trung một vấn đề để nhìn rõ hơn.

Ngũ hành thái quá tức là một ngũ hành trong tứ trụ vừa vượng tướng vừa quá nhiều. Vượng tướng là sinh trong mùa mà ngũ hành đó chiếm lệnh tháng hoặc được sinh. Quá nhiều là tràn đầy trong các trụ, vừa chiếm vị trí của địa chi, lại thấu lộ trên can. Bản tính của ngũ hành sẽ thể hiện bởi nhật chủ rất dễ nhận ra, tùy theo thập thần mà định các môi trường ảnh hưởng.

KIM - Canh Tân, Dậu Thân, Tỵ-Dậu-Sửu, Thân-Dậu-Tuất
* Kim đa hỏa tức, thủy trọc, thổ biến

Có nghĩa là khi hành Kim thái quá mà lại là nhật chủ (Tỉ Kiếp) thì các hành Hỏa (Quan Sát), Thủy (Thực Thương), Thổ (Kiêu Ấn) sẽ bị rút tiêu mòn.

Thể hiện qua bản tính của một người có ngũ hành thái quá này thường là tự xem trọng bản thân là trên hết, các quan hệ khác là thứ yếu, rất cứng cỏi trong suy nghĩ, không nhân nhượng và thực hiện ý đồ của mình rất tập trung.

Nếu là tòng cường cách thành công thì rất dễ nổi tiếng vì ý chí mạnh và cương quyết. Tuy nhiên không tránh khỏi những ảnh hưởng khác trong xã hội và gia đình, mức độ nặng nhẹ tùy theo vị trí của 12 cung trường sinh và các sao đa hợp khác.

Nếu nhật chủ vượng hay xung đột với mọi người, cho dù có nhiều bạn bè hoặc anh chị em trong nhà. Nếu tài tinh không thấu hoặc là khí thừa, sinh trong gia cảnh nghèo, kết hôn rất muộn.

Nếu nhật chủ nhược vì Kiêu Ấn không thấu can, lại tọa Tử, Tuyệt, sức khỏe kém, hay tranh luận, không dễ thân cận với tha nhân.

Các hành khác theo đó mà luận.

THỦY - Nhâm Quý Tý Hợi, Thân-Tý-Thìn, Hợi-Tý-Sửu
* Thủy đa kim trầm, thổ lưu, mộc phiêu

MỘC - Giáp Ất Dần Mão, Hợi-Mão-Mùi, Dần-Mão-Thìn
* Mộc đa hỏa sí, kim khuyết, thủy súc

HỎA - Bính Đinh Tỵ Ngọ, Dần-Ngọ-Tuất, Tỵ-Ngọ-Mùi
* Hỏa đa thủy nhiệt, thổ tiêu, mộc phần

THỔ - Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi
* Thổ đa kim mai, hỏa vùi, mộc chiết

tom
06-12-09, 12:54
hi kimcuong
xin giải thích rõ thêm về nghĩa các từ hán việt như:
1/chiết?
2/tiêu?
3/phần?
4/súc?
5/sí?
6/lưu?
rất cám ơn

kimcuong
06-12-09, 13:16
Đa là nhiều

1/chiết > gẫy, bị phán đoán, ngờ vực, thiếu thốn
2/tiêu > bị trói buộc, suy, mất mát
3/phần > thiêu đốt, phẫn nộ
4/súc > co rút lại, thụt lùi
5/sí > lửa cháy mạnh, hăng hái quá độ
6/lưu > đình trệ, chờ đợi lâu

Toàn là ý nói vị trí yếu, bị đè nén bởi thứ khác mạnh hơn, về hình tượng là như thế, về chất thì đơn giản là "thua thiệt", "không có lực", "vô khí"...

tom
06-12-09, 13:22
Hi kimcuong
đúng là đọc sách mà gặp các từ này không có người giải thích thiệt là không biết đường mò luôn.cám ơn rất nhiều:4431:

Ducminh
06-12-09, 15:30
Cô giáo và các bác cho em hỏi 1 chút có phải ngũ hành thường tham sinh hơn tham khắc phải ko ạ
Thanks

kimcuong
06-12-09, 15:45
ducminh ơi, ở đây không có từ "cô giáo" nha, trong PTL cũng thế, nhưng vì các bạn gọi cho vui thôi nên "tạm chấp nhận". Nhưng trong các mục này thì xin gọi bình thường bằng nick hay chị là đủ rồi.

Khi nào thì "tham khắc"? ducminh cho thí dụ đi.

Ducminh
06-12-09, 17:25
Khi nào thì "tham khắc"? ducminh cho thí dụ đi.
VD như : Quý mão - Tân dậu - ất mùi---
Như vậy thì Tân sẽ tập trung khí lực sinh cho Quý mà bỏ qua ko khắc ất nữa.(hoặc khắc rất ít) Ko biết có đúng ko ạ

kimcuong
06-12-09, 17:45
Thí dụ như vậy là không đúng. ducminh nói là "tham khắc" kia mà, còn như thế thì vẫn là "tham sinh vong khắc". Tuy nhiên không phải tham sinh là như vậy.

KC đã có thí dụ lâu rồi... Phải có 3 hành mà hành ở giữa hóa giải 2 hành xung khắc, thì mới gọi là "tham sinh vong khắc".

Thí dụ như Tân khắc Ất, nếu có Quý ở giữa thì Tân sinh Quý, Quý sinh Ất, không còn khắc chế nữa, ý là như vậy.

Tân......#.... Ất
Tân > Quý > Ất
(Thương) > (Tài) > (Quan)

Còn "tham khắc" ý là hành ở giữa làm mất sự tương sinh của 2 hành đang có:

Quý .... >...Ất
Quý # Kỷ # Ất
(Tài) # (Kiếp) # (Quan)

Quý sinh Ất, nhưng Kỷ vào giữa thì Ất khắc ngay, và Kỷ cũng không chịu thua tí nào, cũng khắc lại Quý!

Đây chỉ là những thí dụ để hiểu tương quan giữa 3 hành gần nhau, cách xa nhau thì không tính. Chữ "tham" có nghĩa là "xen vào", "can dự vào", chứ không phải là "tham lam" hay là "ham".

Khôi Tinh
15-12-09, 16:22
Chị KC mở lớp dạy TB, khi đó cho em vào học với nha :008:

hanhxd84
14-03-11, 15:21
chị KC thân mến.
hôm nay ngày mậu thìn tháng tân mão năm tân mão giờ canh thân
mậu sinh canh tân
thế hôm nay có phải là ngày tham sinh không ạ?
phải làm sao đễ khắc chế nò được ạ?
wao wao...em vừa mới đọc bài Tam mệnh thông hội. thì hôm nay phài cùng dương hỏa tương sanh thì tốt phải không chị?

kimcuong
14-03-11, 20:55
hanhxd84 hãy cố gắng viết theo lối của Tử Bình nhé: năm-tháng-ngày-giờ, đó là qui tắc đã định, mọi người tiện theo dõi hơn.
Vậy tứ trụ của ngày hôm nay giờ Thân, hãy viết như sau:

Tân Mão - Tân Mão - Mậu Thìn - Canh Thân

Ai nhìn vào cũng nhận ra ngày ở cột thứ 3, tức là Mậu Thìn.

Còn ý của hanh84 hỏi chắc là thấy 1 Mậu thổ và đến 2 Tân 1 Canh, tức thấy Thổ ít Kim nhiều, gọi là "tham sinh"? Không phải thế đâu. Ở trước đó, KC đã giải thích, tham này không phải là tham lam rồi mà, bạn đọc lại thì sẽ rõ thôi.

hanhxd84
25-03-11, 19:20
Chị KC cho em hỏi về Vòng Trường Sinh .

Tân Mão - Tân Mão - Kỷ Mão - Nhâm Thân

Em xem ở bảng VTS của em thì tân Mão ở Tuyệt, Nhưng có mấy bạn nói là Ở Bệnh?
Như vậy bảng nào sai bảng nào đúng ạ?
Chị KC có thể cho em 1 bảng Đúng nhất không ạ
Em cám ơn chị nhiều.

kimcuong
26-03-11, 12:46
Dưới đây là bảng phân địa thế của các thiên can (sách nào cũng có phần này). Theo KC, đơn giản nhất cho các bạn nhập môn là chia can dương và can âm ra thành 2 bảng khác nhau để dễ học thuộc

1- Can dương: Giáp Bính Mậu Canh Nhâm

svtt|Giáp|Bính, Mậu|Canh|Nhâm
trường sinh|Hợi|Dần|Tỵ|Thân
mộc dục|Tí|Mão|Ngọ|Dậu
quan đái|Sửu|Thìn|Mùi|Tuất
lâm quan|Dần|Tỵ|Thân|Hợi
đế vượng|Mão|Ngọ|Dậu|Tí
suy|Thìn|Mùi|Tuất|Sửu
bệnh|Tỵ|Thân|Hợi|Dần
tử|Ngọ|Dậu|Tí|Mão
mộ|Mùi|Tuất|Sửu|Thìn
tuyệt|Thân|Hợi|Dần|Tỵ
thai|Dậu|Tí|Mão|Ngọ
dưỡng|Tuất|Sửu|Thìn|Mùi

2- Can âm: Ất Đinh Kỷ Tân Quý

svtt|Ất|Đinh, Kỷ|Tân|Quý
trường sinh|Ngọ|Dậu|Tí|Mão
mộc dục|Tỵ|Thân|Hợi|Dần
quan đái|Thìn|Mùi|Tuất|Sửu
lâm quan|Mão|Ngọ|Dậu|Tí
đế vượng|Dần|Tỵ|Thân|Hợi
suy|Sửu|Thìn|Mùi|Tuất
bệnh|Tí|Mão|Ngọ|Dậu
tử|Hợi|Dần|Tỵ|Thân
mộ|Tuất|Sửu|Thìn|Mùi
tuyệt|Dậu|Tí|Mão|Ngọ
thai|Thân|Hợi|Dần|Tỵ
dưỡng|Mùi|Tuất|Sửu|Thìn

Ở bảng 2, Tân âm kim gặp Mão tọa địa thế Tuyệt.

tdang10
28-03-11, 00:34
Chị Kim Cương cho tdang10 hỏi, càn tạo trụ ngày là Đinh, lệnh tháng là Tý thủy - Thất sát cách, lộ ra ở can giờ Quý (trong trụ không có can Nhâm Quý nào khác) thì có được coi là Nhất sát thanh thấu không? Đồng thời, can tháng là Thương quan Mậu thổ lại hợp mất sát này thì sẽ được luận ra sao? Bởi tdang10 thấy sách thường nói Quan Sát lẫn, hợp Sát lưu Quan cho văn cách, hoặc hợp Quan lưu Sát cho võ cách là quý. Chứ ít thấy trường hợp chỉ có 1 sát, đắc địa, đắc lệnh, thấu ra bị hợp như thế nào về tính cách và sự nghiệp.

Ngoài ra, sách của Trần Viên có nói sau khi hợp thì hành của can chi bị hợp không được kể đến nữa. Theo chị ý này như thế nào? Có phải khi Sát thấu ra bị hợp thì bản khí Quý trong Tý sẽ được luận như Quan? Hoặc phải chăng tùy theo sự tương đương mạnh yếu của Thân với Quan sát mà định Quan, Thiên Quan/ Thất sát...? Trong trụ này, thân không nhược lắm vì có nhiều Kiêu Ấn sinh.

Cảm ơn chị,

tdang10
28-03-11, 00:41
Tôi muốn hỏi thêm chị Kim Cương, theo sách Tích Thiên Tủy, sinh vượng của can âm phải theo can dương, hay nói cách khác vòng tràng sinh chỉ áp dụng với can dương. VD: can âm Quý sinh ở tháng Thân, được Chính Ấn cách, tại sao lại cho là tử? Xét về lý thì Thân là nơi dương sinh thì ắt âm phải tử, nhưng dường như cách lập luận của Tích Thiên Tủy mang tính thực tiễn hơn?

Nếu như vòng tràng sinh áp dụng cho can âm như trên, Đinh sẽ tràng sinh ở Dậu, Quý ở Mão... Vậy, nếu xét đắc địa hay không thì phải chăng các can này đắc địa nhưng vô khí? Khi đó, các cách xét về lục thân mà nhiều sách nói đến như Tài, Ấn, Tỷ Kiếp lâm tràng sinh thì bố, mẹ, vợ, anh em tốt và trường thọ. Theo chị điều này có áp dụng với can âm không?

Cũng phải xin lỗi chị, tdang10 thắc mắc hơi nhiều, nhưng quả là các sách Tử bình còn ít và ghi không rõ các khái niệm nên còn nhiều chỗ mù mờ, cũng có thể tôi không hiểu hết.

kimcuong
30-03-11, 11:48
càn tạo trụ ngày là Đinh, lệnh tháng là Tý thủy - Thất sát cách, lộ ra ở can giờ Quý (trong trụ không có can Nhâm Quý nào khác) thì có được coi là Nhất sát thanh thấu không? Đồng thời, can tháng là Thương quan Mậu thổ lại hợp mất sát này thì sẽ được luận ra sao? Bởi tdang10 thấy sách thường nói Quan Sát lẫn, hợp Sát lưu Quan cho văn cách, hoặc hợp Quan lưu Sát cho võ cách là quý.
Theo như trên, có sách nói đó là cách "nhất Sát thanh thấu", quả là đúng vậy. Nhưng cách này cần thân vượng mới phát uy được, nếu thân tổng kết lại là nhược thì kém hơn. Theo tôi thì Mậu không hợp Quí được, vì cách trụ ngày, nên không có điểm gọi là "hợp mất Sát lưu Quan" ở đây; vì cũng chẳng có Quan lộ ra.


Ngoài ra, sách của Trần Viên có nói sau khi hợp thì hành của can chi bị hợp không được kể đến nữa. Theo chị ý này như thế nào? Có phải khi Sát thấu ra bị hợp thì bản khí Quý trong Tý sẽ được luận như Quan? Chắc là hiểu nhầm, "không được kể đến" là không luận hành bị hợp hóa nữa, như Mậu Quí hợp (giả dụ là hợp và hóa Hỏa được) thì Hỏa khí là hành mà ta có thể dùng làm dụng thần hay hỉ thần mà thôi.


theo sách Tích Thiên Tủy, sinh vượng của can âm phải theo can dương, hay nói cách khác vòng tràng sinh chỉ áp dụng với can dương. VD: can âm Quý sinh ở tháng Thân, được Chính Ấn cách, tại sao lại cho là tử? Xét về lý thì Thân là nơi dương sinh thì ắt âm phải tử, nhưng dường như cách lập luận của Tích Thiên Tủy mang tính thực tiễn hơn?Đọc sách bình chú Tích Thiên Tủy khác với nguyên chú. Nên cẩn thận. Tôi sẽ trở lại vấn đề này sau.

Nhưng thử hỏi, can âm Ất nhật chủ tử ở Hợi mà luận theo Giáp nhật chủ là trường sinh ở Hợi thì theo các bạn thấy có mâu thuẫn gì không? Vậy thì cần có Ất Đinh Kỉ Tân Quí nữa chăng? Hay là ta chưa thấu đáo nguyên lý âm dương?

Còn chuyện Quí sinh tháng Thân, Canh là chính Ấn là tính thập thần mà thôi, vòng trường sinh là chuyện khác.

Hungson
13-08-12, 13:46
cam on kim cuong hay toa sang