PDA

View Full Version : Đức thánh Trần Hưng Đạo - Văn hóa và Phong Thủy



hoa mai
03-01-11, 18:01
http://img202.imageshack.us/img202/4818/dttr283915926.jpgGiới thiệu
Đây là mẫu được đúc rút từ các tư liệu lịch sử, mẫu được đầu tư xây dựng nghiêm túc, đúng với hình tượng của ngài trong lịch sử. Có thể nói đây là mẫu gần gũi và thật nhất về chân dung vị tướng tài ba Trần Hưng Đạo nói riêng và các vị tướng của Việt Nam trong thời kỳ lúc bấy giờ nói chung.

Từ trang phục của ngài toàn bộ là áo vải,họa tiết, từ dáng đứng cũng như phong thái oai phong của vị tướng nhà Trần.

Tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo ngoài giá trị văn hóa lịch sử còn có rất nhiều ý nghĩa cho việc trang trí nội thất, phong thủy.

Trong vài năm trở lại đây do nhận thức cũng như trân trọng giá trị văn hóa lịch sử dân tộc, các cơ quan lớn và các công ty lớn lập bàn thờ ngài hoặc còn dùng trấn nhà ở trừ tà,, ...trong cầu mong ngài chỉ đường để đánh đâu thắng đó làm ăn thành công.........và rất linh hiển, người ta thường dùng Tượng Đức Thánh Trần để trang trí bàn làm việc, phòng khách, tủ sách hay sưu tầm đồ quý đẹp .......

http://www.huyenkhonglyso.com/showthread.php?t=1763

"TINH THẦN TRẦN HƯNG ĐẠO - BẢO BỐI DOANH NHÂN THỜI HỘI NHẬP"

Tượng mẫu do các họa sỹ điêu khắc, nhà sử học và các nghệ nhân giàu kinh nghiệm và nhiều công nghiên cứu

Tượng dùng để trên bàn làm việc, trang trí phong thủy, dùng để trấn, tủ sách, bàn làm việc, phòng họp cơ quan, hội trường...

Đôi nét về Trần Hưng Đạo:
Trần Quốc Tuấn - Trần Hưng Đạo là một bậc tướng cột đá chống trời. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược, và Vạn Kiếp tông bí truyền thư để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc. Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông :... "Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương...". Biết dĩ đoản binh chế trường trận, có nghĩa là lấy ngắn chống dài. Khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, Trần Quốc Tuấn truyền lệnh cho các tướng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng bại tiến lui. Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tư tưởng của một bậc "đại bút".

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn.

bachvan2010
04-01-11, 12:10
Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn

đến nay còn nhiều người sai lầm về lịch sử:
Chống quân Nguyên Mông lần 1 là do Trần Thủ Độ chỉ huy
lần 2 và 3 mới do Trần Hưng Đạo điều hành

hoa mai
04-01-11, 13:26
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (chữ Hán: 興道大王陳國峻, 1232?[1] - 1300) là danh tướng thời nhà Trần và cũng là danh tướng trong lịch sử Việt Nam, có công lớn trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Ông là tác giả của bộ Binh thư yếu lược (hay Binh gia diệu lý yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư (đã thất lạc). Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần.
Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên - Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi đất nước
Trích từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_H%C6%B0ng_%C4%90%E1%BA%A1o

bachvan2010
04-01-11, 15:40
Wikipedia là nguồn mở nên sai và đúng là do người đăng
chứ Wikipedia không chịu trách nhiệm về tính chính xác của nó

Khi Mông Nguyên lần 1 thì Trần Hưng Đạo còn nhỏ, Trần Thủ Độ mới chính là người chỉ huy chính trong trận này

thieuba
04-01-11, 16:20
thieuba đọc chính sử không thấy nhắc đến vai trò của Trần Quốc Tuấn trong cuộc chiến tranh chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất.
Theo Đại việt sử ký toàn thư thì Trần Quốc Tuấn lấy công chúa Thiên Thành là con vua Thái Tông.
Xin trích 1 đoạn trong "Đại việt sử ký toàn thư":

Đinh Tỵ, [Nguyên Phong] năm thứ 7 [1257], (Tống Bảo Hựu năm thứ 5).Mùa xuân, tháng 2, Hoàng Bính đem cả nhà đến cửa khuyết, dâng con gái [22a] vào cung. Vua nhận, sách phong làm Huệ Túc phu nhân.

Mùa thu, tháng 8, chủ trại Quy Hóa764 là Hà Khuất sai chạy trạm tâu [vua] là có sứ Nguyên sang.

Tháng 9, xuống chiếu, lệnh tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới, theo sự tiết chế của Quốc Tuấn.

Mùa đông, tháng 11, lệnh truyền cả nước sắm sửa vũ khí.

Tháng 12, ngày 12, tướng Nguyên Ngột Lương Hợp Đải765 xâm phạm Bình Lệ Nguyên766 .

Vua thân hành đốc chiến, xông pha tên đạn. Quan quân hơi núng, vua ngoảnh trông tả hữu, chỉ có Lê Phụ Trần (tức Lê Trần) một mình một ngựa, ra vào trận giặc, sắc mặt bình thản như không.

Lúc ấy, có người khuyên vua dừng lại767 để chỉ huy chiến đấu. Phụ Trần cố sức can vua:

"Nay thì bệ hạ chỉ đánh một ván dốc túi thôi! Hãy nên tạm lánh chúng, sao lại có thể dễ dàng tin lời người ta thế!".

Bấy giờ, vua mới lui quân đóng ở sông Lô768 . Phụ Trần giữ phía sau. Quân giặc bắn loạn xạ, Phụ Trrần lấy ván thuyền che cho vua khỏi trúng tên giặc.

Thế giặc rất mạnh, [vua] lại phải lui giữ sông Thiên Mạc769 . Phụ Trần theo vua bàn những việc cơ mật, rất ít người biết được đều đó.

[22b] Vua ngự thuyền nhỏ đến thuyền Thái úy Nhật Hiệu hỏi kế sách (chống giặc). Nhật Hiệu đương dựa mạn thuyền, cứ ngồi chứ không đứng dậy nổi, chỉ lấy ngón tay chấm nước viết hai chỉ "nhập Tống"770 lên mạn thuyền. Vua hỏi quân Tinh Cương ở đâu? (Tinh Cương là quân do Nhật Hiệu chỉ huy). Nhật Hiệu trả lời:

"Không gọi được chúng đến"

Vua lập tức dời thuyền đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ, Thủ Độ trả lời:

"Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác".

Ngày 24, vua và Thái Tử ngự lâu thuyền, tiến quân đến Đông Bộ Đầu, đón đánh, cả phá được quân giặc. Quân Nguyên chạy trốn về, đến trại Quy Hóa, chủ trại là Hà Bổng chiêu tập người Man [23a] ra tập kích, lại cả phá bọn chúng.

Khi ấy, người Nguyên mới lấy được Vân Nam, bọn du binh771 cướp đến, không có ý đánh chiếm, nên bây giờ người ta gọi chúng là "giặc Phật". Giặc rút, ban cho Bồng tước hầu.

Tha tội cho tiểu hiệu Hoàng Cự Đà.

Trước kia có lần vua ban xoài cho những người hầu cận, Cự Đà không được ăn. Đến khi quân Nguyên tới Đông Bộ Đầu, Cự Đà ngồi thuyền nhẹ chạy trốn. Đến Hoàng giang772 gặp hoàng thái tử đi thuyền ngược lên, Đà lánh sang bờ sông bên kia, thuyền chạy rất gấp. Quan quân gọi lớn: "Quân Nguyên ở đâu".

Cự Đà trả lởi:

"Không biết, đi mà hỏi những người ăn xoài ấy".

Đến đây, thái tử xin phép Cự Đà vào cực hình để răn những kẻ làm tôi bất trung. Vua nói:

"Cự Đà tội đáng giết cả họ, song đời xưa đã có chuyện Dương Châm không được ăn thịt dê, đến nỗi làm quân nước Trịnh bị thua773 . Việc Cực Đà là lỗi ở ta, tha cho hắn tội chết, cho phép hắn đánh giặc chuộc tội".

Khi vua thân hành thống lĩnh sáu quân [23b] đi chống giặc, quan giữ ấn vội vàng giấu ấn báu lên rường điện Đại Minh, chỉ đem ấn nội mật đi theo. Giữa đường, ấn ấy lại mất. Giấy tờ trong quân không có ấn. Vua sai thợ khắc gỗ làm ấn. Đến khi xa giá về kinh, lại có người đem dâng con ấn bị mất, ấn báu giấu đi vẫn còn nguyên ở chổ cũ.

Mậu Ngọ, [ Nguyên Phong] na8m thứ 8 [1258], (Từ tháng 3 về sau là Thánh Tông Thiệu Long năm thứ 1, Tống Bảo Hựu năm thứ 6). Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng một, vua ngự chínnh điện, cho trăm quan vào chầu. Trăm họ yên nghiệp như cũ.

hoa mai
04-01-11, 16:58
Năm 2000, Hội thảo 700 năm ngày mất của Ðức Thánh Trần Hưng Ðạo, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: "... Trong sự nghiệp hiển hách ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên - Mông ở thế kỷ 13, Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn có vai trò đặc biệt quan trọng. Ngài là một nhà chính trị - quân sự đại tài, được vua Trần tin yêu, giao quyền Tiết chế, thống suất cả vương hầu, tông thất, tướng lĩnh, điều động binh nhung, khí giới .Trích http://vietbao.vn/Van-hoa/Hung-%C3%90ao-%C3%90ai-Vuong-Tran-Quoc-Tuan-Anh-hung-dan-toc-kiet-xuat/40099203/181/
Ai mà không biết :
http://thcs-tranhungdao-quangtri.violet.vn/entry/show/entry_id/852679
Ba lần chống giặc, các vua Trần đều giao cho ông quyền Tiết chế (Tổng tư lệnh quân đội) vì ông biết dùng người tài, thương yêu binh lính, do vậy tướng sĩ hết lòng tin yêu ông. Đạo quân cha con ấy trở thành đội quân bách chiến bách thắng.
Trần Quốc Tuấn là bậc tướng trụ cột của triều đình. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp Tông bí truyền thư dể răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Khi giặc Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược, Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ, truyền lệnh cho các tướng, dạy bảo họ lẽ thắng trận, tiến lui. Hịch tướng sĩ rất hùng hồn, thống thiết, khẳng định văn trương của một bậc "đại bút".
Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức.
Là tướng nhân, ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng.
Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi.
Là tướng trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn tới đâu.
Là tướng dũng, ông xông pha nơi nguy hiyểm để đánh giặc, tạo những trận như Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời.
Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông thì gặp họa. Cho nên, cả 3 lần đánh giặc Nguyên, ông đều được giao trọng trách điều bát binh mã và đều lập công lớn.

bachvan2010
04-01-11, 23:10
25 năm trước khi còn lau ghế phổ thông, thầy dạy văn của tôi Nguyễn Văn Phùng của trường Phùng Hưng, Q11.HCM, là cử nhân văn chương văn học Cổ, là học trò của Thạc Sĩ văn chương văn học Cổ cũng là giáo sư bác sĩ Linh (quên họ rồi) , chuyên về giải phẩu xương có tên tuổi trên thế giới nhiều lần nhắc học trò rằng: Trần Thủ Độ là người chỉ huy chống Nguyên Mông lần 1, đừng bao giờ lầm lẫn
Trong chính Sử còn ghi nội dung: do xích mích giữa An Sinh Vương Trần Liễu và Trần Thủ Độ nên kêu con là Trần Quốc Tuấn thề không giúp nhà Trần.... Nhưng khi Nguyên Mông xâm lấn lần 2, Trần Thủ Độ đã già, vua quan nhà Trần đã triệu Trần Quốc Tuấn về lãnh quyền chỉ huy .... Từ quan ải xa xôi trở về cùng Yết Kiêu, Trần Quốc Tuấn đã phải trăn trở giữa thù nhà và nợ nước, ....


Rất nhiều người lầm lẫn chính sử này,
Nhưng thôi, 2 lần hay 3 lần cũng chẳng tranh luận thêm, do từ thế hệ 8x, 9x, ... sau này ít người đọc Chính Sử

hoa mai
04-01-11, 23:59
25 năm trước khi còn lau ghế phổ thông, thầy dạy văn của tôi Nguyễn Văn Phùng của trường Phùng Hưng, Q11.HCM, là cử nhân văn chương văn học Cổ, là học trò của Thạc Sĩ văn chương văn học Cổ cũng là giáo sư bác sĩ Linh (quên họ rồi) , chuyên về giải phẩu xương có tên tuổi trên thế giới nhiều lần nhắc học trò rằng: Trần Thủ Độ là người chỉ huy chống Nguyên Mông lần 1, đừng bao giờ lầm lẫn
Trong chính Sử còn ghi nội dung: do xích mích giữa An Sinh Vương Trần Liễu và Trần Thủ Độ nên kêu con là Trần Quốc Tuấn thề không giúp nhà Trần.... Nhưng khi Nguyên Mông xâm lấn lần 2, Trần Thủ Độ đã già, vua quan nhà Trần đã triệu Trần Quốc Tuấn về lãnh quyền chỉ huy .... Từ quan ải xa xôi trở về cùng Yết Kiêu, Trần Quốc Tuấn đã phải trăn trở giữa thù nhà và nợ nước, ....


Rất nhiều người lầm lẫn chính sử này,
Nhưng thôi, 2 lần hay 3 lần cũng chẳng tranh luận thêm, do từ thế hệ 8x, 9x, ... sau này ít người đọc Chính Sử
Trích Đ ạ i V i ệ t S ử K ý B ả n K ỷ T o à n T h ư
Tháng 9, xuống chiếu, lệnh tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới, theo sự tiết chế của Quốc Tuấn.......

.Chính sử mà bạn nói ai viết?của Việt hay tàu???có thể pót len cho mọi người học với
À mà thôi ,có lẻ bạn đúng em sai
em không trẻ hơn bạn đâu(không phải 8x,9x gì nhu bạn viết ,bạn viết vậy xúc phạm thầy cô các trường THCS Trần Hưng Đạo QT trên và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đó)
Bạn may mắn có thầy hay dạy văn học cổ nhưng không phải dạy sử
Thật ra bài này là trích từ trang mỹ nghê VN nói về việc nhân dân sùng bái Đức Thánh Trần và họ đã đúc tượng ngài cho dân thờ , tất cả các công ty lớn đều thờ ngài và tóm tắt công trạng của ngài mà thôi mình đâu phải viết sử, ngay cả người viết sử cũng chưa chắc họ viết đúng rồi tam sao thất bổn... có chi mà bạn không hiểu, mà phải nóng
Đãi bạn cà fe đá nha!

bachvan2010
05-01-11, 12:03
tôi đọc sách của Châu Phi viết, được chứ ?
Tôi không có xúc phạm ai, bạn không nên chụp mũ người ta
thế hệ 7x vẫn thuộc thế hệ đàn em của tôi

hoa mai
05-01-11, 21:42
Bạn bachvan2010 hãy suy nghĩ sâu hơn 1 chút ,nếu bạn là người Việt Nam,còn chuyện đúng sai dẹp bỏ
Tại sao em ca ngợi và tôn sùng anh hùng Trần Hưng Đạo vào thời đại này ? và tại sao em làm như vậy?
Còn bạn mục đích của bạn là gì?..........
Và chắc rằng bạn cũng không bao giờ hiểu tại sao?
Thôi chào bạn nhé

P/S Đã từ đầu em luôn xưng em mà!

vân từ
06-01-11, 10:25
Cả hai cũng vì tính chính xác của lịch sử mà lên tiếng. Chúng ta nên tranh luận trên tinh thần tôn trọng và ôn hòa. Ngày xưa đi học, đến giờ lịch sử tôi thường nhảy cửa sổ nên không thể nhớ được, nhưng đề tài này thật sự làm tôi quan tâm và sẽ tìm hiểu để học thêm. Chúc các bạn một ngày vui đầy thân ái.

Thân mến,

Vân Từ

hoa mai
31-01-11, 22:20
BÍ ẨN PHO TƯỢNG ĐỨC THÁNH TRẦN

http://ttvh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/01/07/tranhungdao.JPG
Gần như chúng ta chưa bao giờ phát hiện tượng đồng Trần Hưng Đạo trong thời Phong kiến.

Pho tượng đồng chúng tôi được chiêm ngưỡng quả là một phát hiện hiếm có. Tượng mô tả một người ngồi trên bệ ngai hai cổ tay đeo tràng hạt nắm vào nhau theo tư thế bắt quyết, mặt hơi ngẩng thể hiện dung nhan đầy đặn, sáng sủa, tươi tắn, khoan dung với cặp môi cười mỉm và đôi mắt mở to.

Điều mới mẻ của pho tượng là phong cách thể hiện phối trộn những yếu tố nghệ thuật trang trí đồ đồng truyền thống ở Tây Nguyên, nghệ thuật Chăm Pa và nghệ thuật làm tượng Đại Việt.
* Pha trộn phong cách nghệ thuật 3 vùng miền

1. Pho tượng ở tư thế ngồi với tổng chiều cao khoảng hơn 60cm. Phần thân người được khoác bộ trang phục nhà quan với chiếc áo khoác ngoài có phần cổ cánh sen trang trí hoa văn, trước ngực sẻ hình chữ T ngược thường thấy trong các tượng làm bằng gỗ hay đất thời Lê. Nếu chỉ nhìn bức tượng từ phần cổ trở xuống, ta dễ dàng nhận ra sự quen thuộc với các tượng trong các đền chùa miền Bắc nước ta ở thời Lê, Trịnh. Tuy nhiên, cách trang trí bệ ngồi và nhất là cung cách thể hiện nét mặt và chiếc mũ cánh chuồn phản ánh tính địa phương rõ nét của nghệ nhân làm tượng.

Bức tượng thể hiện một người đàn ông không có râu, không lông mày, mắt rộng hơi nhếch cười nhưng không có con ngươi và nếp mí, mang phong cách chân dung tượng Chăm rất điển hình. Trên đầu bức tượng đội mũ cánh chuồn, nhưng không giống các mũ cánh chuồn miền Bắc mà được tạo một bản hình tròn ở trên và hai cánh cong như lá cây ở hai bên. Chính giữa bản tròn phía trên là đồ án trang trí gồm hai hình chữ C xoắn hai đầu úp lưng vào nhau tương tự đồ án điển hình của những chiếc “hộ tâm phiến” bằng đồng trong văn hóa Đông Sơn. Phía dưới là một bông hoa đào bốn cánh ở giữa có gắn một viên đá quý màu xanh đen. Viền trang trí trên mũ cánh chuồn thống nhất chung với mọi băng viền trang trí trên bệ ngai tượng, đó là viền băng hình quấn thừng đối xứng giống như các nhánh đôi của bông lúa mạch. Băng trước trán cũng được trang trí tương tự, nhưng được bổ sung thêm một băng phía trên tạo bởi những hình chữ C xoắn hai đầu nằm ngửa. Cách trang trí hình xoắn thừng (hay hình bông lúa) và hình sợi dây cuốn chữ C và chư S xoắn hai đầu là phong cách điển hình của nghệ thuật Tây Nguyên.

Trên cổ bức tượng là một vòng hạt chuỗi gần giống tràng hạt của tăng lữ. Tràng hạt như vậy còn thấy được đeo trên hai cổ tay bức tượng tôn thêm vẻ thánh thiện mộ đạo của nhân vật.

Bức tượng được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Tuy nhiên khi xem xét kỹ chúng tôi nhận thấy hai bàn tay bắt quyết trước ngực dường như cầm nâng một vật gì đó đã bị gẫy từ trước. Có thể đó là một thanh kiếm. Như vậy, xét trang phục, mũ đai có thể nhận ra tư thế của một vị quan, nhưng cách thể hiện khuôn nét mặt lại như một vị thánh. Điều này đã được giải mã nhờ những dòng chữ khắc chìm sau lưng bức tượng.

* Vì sao Trần Hưng Đạo viết thành Trần Hương Đạo?

Phía sau bức tượng, nghệ nhân đã khắc chữ thành 4 dòng với tổng số 9 chữ. Dòng trên cùng có 4 chữ Đại Vương Thượng Thần khắc ở phía trên tấm đỡ lưng hình chữ nhật. Điều đáng lưu ý là chữ Đại sai chính tả. Đó là chữ Đại mang nghĩa Đời, Thời Đại chứ không phải chữ Đại là to lớn, vĩ đại trong nghĩa đúng của chữ Đại Vương. Dòng thứ hai gồm ba chữ Trần Hương Đạo được khắc ở chính giữa tấm đỡ lưng, ngay trên đai thắt lưng. Lưu ý là Hương chứ không phải là Hưng. Dòng thứ ba có một chữ Trần khắc ở bên dưới đai thắt lưng. Dòng thứ tư có một chữ không đủ nét, có thể là chữ Thần (?) khắc ở chính giữa phía dưới bên ngoài tấm đỡ lưng.
http://ttvh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/01/07/chuhan.JPG
Nhờ những chữ này mà việc giám định và định danh bức tượng được dễ dàng hơn rất nhiều. Rõ ràng đây là một bức tượng Trần Hưng Đạo. Theo chủ nhân bức tượng thì người dân ở một vùng Miền Trung đã đào được báu vật này trong một am gạch. Nghiên cứu cách phát âm của nhiều địa phương miền trung (kể từ Hà Tĩnh trở vào) cho thấy chữ Hưng thường đọc là Hương. Việc khắc chữ Trần Hương Đạo thay cho Hưng Đạo phản ánh rõ vùng đất đã đúc ra bức tượng này là vùng miền Trung ở thời điểm còn mang đậm phong cách nghệ thuật Chăm Pa và Tây Nguyên. Nét chữ khắc chân phương nhưng không nhà nghề lại sai chính tả đã chứng tỏ tính dân dã của thợ tạo tượng. Vậy nguồn gốc và niên đại bức tượng này thế nào?

* Hé mở những vấn đề lịch sử

Kích thước tượng chỉ phù hợp với những điện thờ dòng họ. Và điều đó gợi ý hướng tìm tòi nguồn gốc bức tượng từ những quan lại họ Trần đã theo chúa Nguyễn vào khai khẩn xứ Đàng Trong ở thế kỷ 16-17.

Theo sách Ô Châu Cận lục của Dương Văn An, người sống ở thế kỷ 16, thì từ cuối đời Trần, đặc biệt dưới thời khuynh loát của Hồ Quý Ly cuối TK 14 đầu TK 15, vùng Thuận Quảng đã có nhiều dòng tộc người Việt vùng Hoan Diễn (Nghệ An, Hà Tĩnh) vào khai khẩn cùng người địa phương. Trong đó, họ Hồ và họ Trần chiếm số đông và thuộc vào những danh gia vọng tộc trong vùng. Trong Ô Châu Cận lục Dương Văn An đã liệt kê tới hàng chục nhân sĩ họ Trần, nhiều người khi đó đã được lập đền thờ.

Vào thời bắt đầu xưng vương của chúa Nguyễn ở Thuận Quảng nổi lên vai trò của một viên quan họ Trần làm Khám lý cai quản Phủ Hoài Nhân (vùng đất Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay), đó là Trần Đức Hòa. Chính vị quan này đã có công lớn chiêu nạp Đào Duy Từ dưới trướng vào năm 1625 rồi hai năm sau (1627) giới thiệu Đào Duy Từ với chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Tương truyền, Trần Đức Hòa thuộc dòng dõi nhà Trần, làm quan và theo chúa Nguyễn vào trấn thủ Thuận Hóa.

Phân bố đền thờ Trần Hưng Đạo dày đặc ở miền Bắc nước ta. Tuy nhiên khá vắng bóng ở vùng châu Ô Châu Lý. Việc đưa tượng Trần Hưng Đạo vào thờ ở vùng Chăm Pa cũ như một Thượng đẳng thần rõ ràng gắn liền với những quan lại họ Trần trong vùng mà một trong những nhân vật họ Trần có nhiều uy tín và thế lực nhất ở vùng đất Thuận Quảng ở thế kỷ 17 là Trần Đức Hòa. Vì thế có cơ sở để nghĩ rằng Trần Đức Hòa đã cho thợ địa phương đúc tượng này để thờ vọng Đức Thánh Trần như cung cách người Việt ở Đàng Ngoài.

Đây là một phát hiện rất có giá trị cả về lịch sử lẫn mỹ thuật. Gần như chúng ta chưa bao giờ phát hiện tượng đồng Trần Hưng Đạo trong thời Phong kiến. Đây lại là pho tượng phân bố ở một vùng cách xa khu vực tập trung đền thờ Trần Hưng Đạo, được tạo tác ở niên đại khá cổ xưa.

Hy vọng trong một thời gian gần đây chủ nhân bức tượng sẽ tạo điều kiện để đông đảo nhân dân cũng như các nhà nghiên cứu lịch sử, mỹ thuật có thể chiêm ngưỡng kiệt tác vô giá này.

TS Nguyễn Việt

http://www.huyenkhonglyso.com/showthread.php?t=1763