PDA

View Full Version : Nhơn quả



hoa mai
13-02-11, 22:41
:0909: ĐỒNG BẠC CẮC

Trụ trì chùa Bích Liên ở Quảng Nam là sư cụ Huyền Quang, năm nay 90 tuổi, nhưng tinh thần tốt lắm, nhứt là mặt đạo hạnh thì thật là tấm gương sáng trong cửa thiền. Lạ một điều, về mặt kinh kệ, cụ không được uyên bác như các vị sa môn khác.

Nguyên cụ là một người lính (tạm gọi theo pháp danh là Huyền Quang). Lúc Tây mới qua, trong xứ ta không được yên ổn. Ở biên giới phía Bắc thường bị bọn giặc khách quấy nhiễu. Chúng tụ tập ở trong núi, rồi thình lình kéo ra đánh cướp. Vì thế nên chánh quyền phải cho lính đóng đồn ở biên giới ấy để canh giữ. Huyền Quang bấy giờ là lính được đổi đi Móng Cái cùng với một toán quân do viên quan hai người Pháp chỉ huy.

Gần đồn Huyền Quang đóng có bà già góa chồng, tuổi ngoài 60, nghèo nàn hết sức, sống bằng cái nghề buôn bán kiếm lời từng cắc, từng xu. Trong đồn có người lính tên Lợi, rất càn rỡ, rất điêu ngoa. Thường bà già ấy đem đồ đến bán thì Huyền Quang cũng như các lính khác đều ra mua. Ngày một ngày hai, đôi bên thành ra quen thuộc. Sự buôn bán cũng từ chỗ quen thuộc ấy mà sanh ra thiếu đủ cùng nhau. Nhưng bà ấy là một người nghèo, đồng vốn của bà chính là tiền vay nợ góp của người khác.

Một hôm thình lình nghe có lịnh chuyển quân, bà liền tới trước cửa đồn để đón thân chủ của mình đòi món nợ cũ. Người đôi ba cắc, kẻ một đồng. Huyền Quang biến đâu không thấy, còn Lợi mãi đến nhá nhem tối mới trả một đồng bạc. Bà cầm đồng bạc ấy về mau mau đem trả người cho vay tiền góp. Than ôi, đó là đồng bạc giả. Chủ nợ mắng nhiếc bà thậm tệ, hăm he bắt bà giải quan vì tội tiêu tiền giả. Bà nghe vậy uất quá, tên Lợi đi xa rồi, lấy tiền đâu trả cho người ta. Đành rằng bán hết đồ đạc trong nhà đi thì cũng có thể lo kham được, nhưng sẽ lấy gì mà sống? Nghĩ đi nghĩ lại chỉ còn có nước chết mà thôi. Bà liền cởi dây lưng treo cổ mình lên cây trính. Bỗng đâu Huyền Quang bên ngoài xô cửa bước vào. Huyền Quang lật đật nhấc hổng chân bà lên, rồi cởi dây đỡ cho bà nằm xuống giường, chạy đi kiếm nước gừng đổ cho bà tỉnh lại. Bà nhìn Huyền Quang khóc nức nở, nói không ra tiếng. Huyền Quang thấy vậy mới hỏi nguyên do. Bà vừa khóc vừa kể lại chuyện tên Lợi làm và nông nỗi của mình nghèo khổ, chủ nợ hăm he. Huyền Quang nghe vậy động lòng nhơn, liền móc lưng lấy ra một đồng với mấy cắc đưa hết cho bà mà rằng: “Cái đồng bạc của anh Lợi đâu, đưa tôi tìm ảnh đổi lại. Còn bây giờ tôi đưa đồng bạc của tôi đây cho bà.” Thế là bà ấy thoát khỏi thần chết.

Tốp lính kia thì cứ vâng lịnh trên mà kéo ra mặt trận Lào Cai. Không ngờ, toán quân ấy đang quanh co men theo đường núi, bỗng bị quân địch núp trong hốc đá bắn vãi ra. Tên Lợi là người trước nhứt ngã nhào xuống đất và Huyền Quang cũng trúng đạn ngã theo. May sao có cứu viện kéo tới đánh lui được bọn giặc và chở các người tử thương về trại. Lạ thay, Huyền Quang lần hồi tỉnh lại. Thầy thuốc xem xét khắp người Huyền Quang không có vết thương nào cả. Khi khám tới túi áo Huyền Quang thấy có dấu đạn. Lật đật cởi áo ra coi thì đồng bạc ở túi áo văng ra lăn tròn xuống đất. Huyền Quang lượm lên, thấy nó bị lõm sâu một lỗ. Đồng bạc giả kia chính là cái bia đỡ cho Huyền Quang viên đạn ấy.

Về sau Huyền Quang liền xin thôi lính, xuống tóc đi tu.


http://phatphap.wordpress.com/tranh-nhan-qua/
phatphap.wordpress.com/tranh-nhan-qua

(Theo Đào Thiều Thuật, báo Sài Gòn, ngày 16-4-1939)

Bàn thêm. Có tích một hàn sĩ vác lều chõng đi thi, được thầy tướng số danh tiếng cho biết sẽ chết trước khi tới trường, và khuyên anh hãy trở về. Thế mà anh cương quyết đi tiếp và thi đỗ. Chuyến vinh qui anh lại gặp thầy tướng số. Thầy hỏi anh có làm việc gì phước lớn không. Anh nói không có. Ông quả quyết rằng ông đoán chưa hề sai, thì anh mới nhớ lại: Có vớt một nhánh cây bần bị gió bão làm gẫy trôi sông, vì thấy tội nghiệp đàn kiến đang bò lúc nhúc trên đó. Cứu mấy con kiến còn được phước báo huống gì cứu độ một người thoát nạn, hay khỏi bệnh. Vậy chúng ta đừng chê việc phước nhỏ mà không làm. Phước nhỏ lớn là do tâm mình làm lành vì trắc ẩn hay vì háo danh, vị kỷ.

:0909:

(Trích: Bồi Dưỡng Đức Tin của Ngọc Giáo hữu Bùi Văn Tâm.)

hoa mai
28-03-11, 18:38
Phật Giáo thường hay nói Nhân Quả, Nhân muốn thành Quả thì điều kiện trọng yếu cần có Duyên, Duyên là một loại năng lực làm tăng thêm cho Nhân và làm cho Nhân sinh trưởng thành Quả. Có thể nói Duyên là điều kiện tối trọng yếu trong quá trình Nhân hình thành ra Quả. Như một hạt giống gieo xuống đất muốn nảy mầm thành cây ra hoa kết trái thì cần có nước, có ánh sáng, có các chất dinh dưỡng khác...

Chúng ta làm người ở đời xử thế, muốn thành công lập nghiệp vững vàng, tất cần nắm vững và hiểu biết sâu sắc về Nhân Duyên. Luôn luôn mọi lúc mọi nơi rộng kết Nhân Duyên. Vậy làm thế nào để "Rộng Kết Nhân Duyên" ? Có Bốn Điểm Quan Trọng Sau:

1. Chúng Ta Cần Có Lòng Cảm Tạ Nhân Duyên Trong Quá Khứ:
Nếu không có Nhân Duyên từ Quá Khứ, làm sao có được Kết Quả ngày nay. Ví như Cha Mẹ chúng ta là Nhân Duyên trong Quá Khứ, Cha Mẹ sinh ra chúng ta, nuôi chúng lớn, chúng ta hiếu thuận với Cha Mẹ đó là sự hồi báo với Nhân Duyên Quá Khứ đã cho chúng ta. Lại như Thầy Cô giáo dục chúng ta, bạn bè cổ động giúp đỡ chúng ta, tổ quốc bao bọc chúng ta, sĩ nông công thương trong xã hội thành tựu cho chúng ta....Chúng tất nên cảm tạ tất cả Nhân Duyên Quá Khứ ấy, có bậy mới có thể có được Quà Tặng của tương lai. Nhân Duyên Quá Khứ dù là ngọt ngào hay cay đắng đều là sự bổ ích cho chúng ta. Vượt Qua và Biết Ơn thì hồi báo tương lai nhất định tốt đẹp. Ngày nay xã hội hỗn loạn rối rắm, cũng bắt đầu từ người ta không biết cảm tạ Ân Tình từ Nhân Duyên Quá Khứ. Người ta thường cho rằng mọi thứ đương nhiên là như vậy, thậm chí còn Ôm Hận trong lòng, Bất Mãn mọi thứ, phản kháng tranh đoạt không ngừng.

2. Chúng Ta Cần Biết Trân Quý Nhân Duyên Hiện Tại:
Kinh Phật có nói "Thân Người Khó Có" giống như "Chết Đuối Vớ Được Cọc". Lại nói : Cơ hội có được Thân Người như đất ở móng tay, mà cơ hội Mất Thân Người như Đất nơi Đại Địa. Đời người là thăng trầm bất định, do vậy mà làm người chính luôn vui buồn lẫn lộn, là điều kiện tốt nhất để Tu Hành. Bởi thế Tam Thế Chư Phật đều từ Thân Người mà Thành Phật ! Chúng ta nay có thể sinh ra làm Người, đó là nhân duyên vô cùng Thù Thắng và hy hữu, chúng ta nên trân trọng Nhân Duyên này. Vì sinh mệnh của chính mình mà tích cực phấn đấu lạc quan tiến lên giữ vững.
Chỉ cần chúng ta biết trân trọng Nhân Duyên hiện tại, mọi sự sẽ lâu bền, bởi "Trân Trọng" mà sinh mệnh lâu dài, bởi "Trân Trọng" mà vĩnh hằng.

3. Chúng Ta Cần Biết Nắm Vững Nhân Duyên:
Nhân duyên cuộc đời "Có Thể Gặp, Khó Thể Cầu; Có Thể Cầu, Không Thể Cưỡng"...Thoáng chốc là qua đi, bởi vậy chúng ta cần chú ý nắm lấy Thiện Nhân Thiện Duyên. Thậm chí bất kể là Duyên Thuận Nghịch, Thiện Ác, Xấu Tốt, chỉ cần chúng ta có Phật Pháp chúng ta đều có thể chuyển hóa thành nhân duyên tăng trưởng Tâm Bồ Đề. Giống như gió xuân, mưa hạ, sương thu, tuyết đông đều làm cho vạn vận sinh trưởng đổi mới. Cây đào không trải úa vàng mùa thu, khẳng khiu mùa đồng thì sao có thể bừng hoa thắm khi xuân về, sao có thể kết quả ngọt khi vào hạ...cho nên làm Người không cần sợ Khổ Nạn, không cần sợ Nghịch Cảnh, không có Khổ Nạn làm sao ta có thể phát huy Trí Tuệ, không có nghịch cảnh làm sao có thể Kiên Định Ý Chí. Người có thể thành thạo nắm vững thuận nghịch Nhân Duyên, thành tựu nhất định nhanh hơn người khác, nhất định lớn hơn người khác.

4. Chúng Ta Cần Bồi Đắp Cho Nhân Duyên Tương Lai:
Trên thế gian này việc tốt đẹp nhất là kết Nhân Duyên, cho nên có câu "Chưa Thành Phật Đạo, Trước Kết Nhân Duyên" có người khi gặp Khổ Nạn, có được người đến giúp đỡ, đó là vì Nhân Duyên đã từng kết từ xa xưa. Bởi thế Kết Duyên hôm nay chính là chuẩn bị giải pháp cho Hoạn Nạn này mai. Trong cuộc sống hằng ngày, nói lời xử sự với người tôn kính, có thể bồi dưỡng Nhân Duyên với mọi người. Phương tiện cho người khác, là kết hạ Thiện Duyên bất khả tư nghì. Đối với người tôn trọng, trong lòng vui vẻ là một loại hậu kết Nhân Duyên vô cùng tốt đẹp.

Duyên, có Duyên gần, Duyên xa; Duyên, có Duyên thấy được, có Duyên không thấy; Duyên, có Duyên quá khứ, có Duyên hiện đời, có Duyên đã tới, có Duyên tương lai; Cho nên muốn kết Nhân Duyên phải làm sao:
1. Cần Cảm Tạ Nhân Duyên Quá Khứ.
2. Cần Trân Trọng Nhân Duyên Hiện Tại.
3. Cần Nắm Vững Nhân Duyên Đang Có.
4. Cần Bồi Dưỡng Nhân Duyên Tương Lai.

ThamLang
28-03-11, 19:29
ThamLang có duyên tham khảo tác phẩm " Tánh Không Luận " của Long Thọ bồ tát một thời gian khá dài, sau khi đọc thấy mâu thuẫn sâu sắc với thuyết nhơn quả và tới nay vẫn chưa giải quyết được mối nghi, gặp nhiều vị sư nhưng chưa được thỏa mãn, chị Hoa Mai giải thích thêm được không ạ ?
Trích : (Trung quán luận)
... Năng thuyết thị nhân duyên
Thiện diệt chư hý luận
Ngả khể thủ lễ Phật
Chư thuyết trung đệ nhất
Chư pháp bất tự sanh
Diệt bất tùng tha sanh
Bất cọng bất vô thân
Thị cố tri vô sanh
Như chư pháp tự tánh
Bất tại ư duyên trung
Dĩ vô tự tánh cố
Tha tánh diệc phục vô
Dịch :
..Hay nói nhân duyên ấy
Khéo diệt các hý luận
Con cúi đầu lễ Phật
Đệ nhất trong các thuyết

Các pháp chẳng tự sanh
Cũng chẳng từ tha sanh
Chẳng cộng chẳng vô nhân
Nên biết nó vô sanh

Như tự tánh các pháp
Không tồn tại tỏng nhân duyên
Bởi vì kông tự tánh
Nên tha tánh cũng không...
()
Cuối cùng cho rằng Nhân quả không có - (Điều này thật tình TL không dám nghĩ tới)
Xin chân thành cảm ơn. Chúc chị nhiều sức khỏe

hoa mai
28-03-11, 20:10
Hoa mai chưa biết gì nhiều chỉ có nghe vài bài pháp thật xin lổi Tham lang,các vị sư phụ còn không giải đáp được thì làm sao HM giải thích cho nổi

Chỉ có 1 thí dụ tạm như sau tặng Chị Tham lang

Ai cũng đua nhau chiêm bái Phật ngọc cầu được nhiều phước nhưng
ngược lại chiêm bái Phật đất Phật bùn lại càng nhiều phước hơn,bởi vì sao........??? có khi mình mê mà không biết hư thực vậy thôi nên các vị bồ tát,cao tăng muốn đã phá cái bản ngã nên mượn này giãi kia.........

HM tin rằng Phật là đấng giác ngộ trí huệ nên không nói lời ngoa

vài lời linh tinh HM chẳng dám lạm bàn

Chúc chị tâm an lạc nhe

ThamLang
03-04-11, 12:13
" khi ta gieo 1 hạt lúa thì sẽ không được cây ngô" - đó là cách hiểu của ThamLang về nhân quả
Áp dụng nhân quả qua trận động đất ở Nhật vừa rồi có phải là không công bằng cho nước Nhật không? Mời quý cao nhân cho ý kiến .
@Chị Hoa Mai : lúc đầu nghiên cứu Tử Vi thấy có thấy mình có ThamLang thủ mệnh và sau này học HK thì thấy sao ThamLang là cát tinh nên lấy nick ThamLang để hưởng lây cái tốt vậy thôi, tượng quẻ là :6: là trung nam không phải nữ.
Chúc chị vui vẻ

hoa mai
03-04-11, 20:19
@Chị Hoa Mai : lúc đầu nghiên cứu Tử Vi thấy có thấy mình có ThamLang thủ mệnh và sau này học HK thì thấy sao ThamLang là cát tinh nên lấy nick ThamLang để hưởng lây cái tốt vậy thôi, tượng quẻ là :6: là trung nam không phải nữ.
Chúc chị vui vẻ[/SIZE][/I]

Ồ..... xin lổi Tham Lang nha..... thiệt là........
HM phục Tham Lang luôn bạn trẻ mà giỏi lắm...
Chúc bạn luôn vui và đóng góp nhiều cho diễn đàn nha

hoainiem
09-04-11, 05:58
Hi Thamlang, nhìn nick của em chị có cảm giác em là phái nam , nhưng Thamlang thủ mệnh mà Thân cư thê thì suốt đời sẽ bị vướng vít đàn bà ,

hoa mai
09-04-11, 12:02
" khi ta gieo 1 hạt lúa thì sẽ không được cây ngô" - đó là cách hiểu của ThamLang về nhân quả
Áp dụng nhân quả qua trận động đất ở Nhật vừa rồi có phải là không công bằng cho nước Nhật không? ..........
HM cãm thấy thắc mắc chút ThamLang viết ở trên tại sao không viết là khi ta gieo 1 hạt lúa thì sẽ được lúa???
Chắc các bạn còn nhớ Nhật là cường quốc tàn ác nhất trong chiến tranh thế giới trước đây.......???

ThamLang
09-04-11, 12:25
Đành vậy nhưng những người gây chiến tranh hiện tại đã không còn , những người còn sống đâu có gây chiến tranh

hoa mai
09-04-11, 12:28
HM nghĩ nhiều đời nhiều kiếp,chết mà chưa hết
Hiện tại họ là quốc gia có công nghệ đánh bắt cá voi nhiều hàng loạt mặc dù nhiều nước phản đối (đó là ý nghĩ của 1 người Úc,HM nghe được)

TuHepLuong
09-04-11, 20:08
HM nghĩ nhiều đời nhiều kiếp,chết mà chưa hết
Hiện tại họ là quốc gia có công nghệ đánh bắt cá voi nhiều hàng loạt mặc dù nhiều nước phản đối (đó là ý nghĩ của 1 người Úc,HM nghe được)

Trong kinh nhân quả có câu "Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị. Dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị" và trong nhân gian củng thường nói "Nhất phá sơn lâm, nhì phá hà bá" để nói lên tầm quan trọng của sự tạo nghiêp. Một mẻ lưới của tàu đánh cá khi kéo lên thì hàng ngàn sinh linh phài chuyển kiếp...

Ta bà khổ ta bà khổ lắm,
Tịnh độ vui tịnh độ nhàn vui,
sống trong trần tục lấp vùi,
một cười mười khóc mà vui nổi gì!!!

hoa mai
14-04-11, 21:24
ThamLang có duyên tham khảo tác phẩm " Tánh Không Luận " của Long Thọ bồ tát một thời gian khá dài, sau khi đọc thấy mâu thuẫn sâu sắc với thuyết nhơn quả và tới nay vẫn chưa giải quyết được mối nghi, gặp nhiều vị sư nhưng chưa được thỏa mãn, chị Hoa Mai giải thích thêm được không ạ ?
Trích : (Trung quán luận)
... Năng thuyết thị nhân duyên
Thiện diệt chư hý luận
Ngả khể thủ lễ Phật
Chư thuyết trung đệ nhất
Chư pháp bất tự sanh
Diệt bất tùng tha sanh
Bất cọng bất vô thân
Thị cố tri vô sanh
Như chư pháp tự tánh
Bất tại ư duyên trung
Dĩ vô tự tánh cố
Tha tánh diệc phục vô
Dịch :
..Hay nói nhân duyên ấy
Khéo diệt các hý luận
Con cúi đầu lễ Phật
Đệ nhất trong các thuyết

Các pháp chẳng tự sanh
Cũng chẳng từ tha sanh
Chẳng cộng chẳng vô nhân
Nên biết nó vô sanh

Như tự tánh các pháp
Không tồn tại tỏng nhân duyên
Bởi vì kông tự tánh
Nên tha tánh cũng không...
()
Cuối cùng cho rằng Nhân quả không có - (Điều này thật tình TL không dám nghĩ tới)
Xin chân thành cảm ơn. Chúc chị nhiều sức khỏe

Chào bạn Thamlang,

Hoa mai đọc được bài này (nhưng cũng lờ mờ chưa hiểu) thân tặng Thamlang không biết có ích gì cho thắc mắc của bạn không?
Chúc bạn luôn vui

Lý Tánh Không Và Nhân Quả Nghiệp Báo

Khi giảng về các Pháp thì trong Kinh Phật nói về Tánh và Tướng.

Tánh là nói về Bản Thể của hiện tượng.

Tướng Là nói về Sự Biến Chuyển của Hiện Tượng.

Người tu Phật mà không hiểu Nghĩa Tánh Tướng thì sẽ lạc vào một trong 2 thứ Chấp sau đây:

1-Chấp Vào Lý Tánh thành Chấp Không.

2-Chấp Vào Sự Tướng Thành Chấp Có.

Kinh Hệ Bát Nhã nói các Pháp Tự Tánh Không Nhưng Nhân Quả Không Mất.

Chính vì vậy mà trong Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật có nói:

"Thà Chấp Có Như Núi Tu Di Đừng Chấp Không Như Hạt Cải"

Chấp Có thì thấy có Thật Có Nghiệp Thật Có Quả Báo, Thật Có Tội Thật Có Phước cho nên mới tranh tạo ác nghiệp đọa vào 3 ác đạo.

Chấp Không thì Thấy Không Nhân Không Quả thì sẽ phải chịu quả báo khổ lâu dài trong 3 ác đạo.

Lý Tánh Không của Bát Nhã là nói Các Pháp Không Có Tự Tánh chứ chẳng phải nói Các Pháp Không Có.

Hiểu Sai Lý Tánh Không thì sẽ sanh ra Tà Kiến bài bác Nhân Quả Nghiệp Báo.

Edit by Kim Cang

hoa mai
14-06-11, 03:54
ThamLang có duyên tham khảo tác phẩm " Tánh Không Luận " của Long Thọ bồ tát một thời gian khá dài, sau khi đọc thấy mâu thuẫn sâu sắc với thuyết nhơn quả và tới nay vẫn chưa giải quyết được mối nghi, gặp nhiều vị sư nhưng chưa được thỏa mãn, chị Hoa Mai giải thích thêm được không ạ ?
Trích : (Trung quán luận)
... Năng thuyết thị nhân duyên
Thiện diệt chư hý luận
Ngả khể thủ lễ Phật
Chư thuyết trung đệ nhất
Chư pháp bất tự sanh
Diệt bất tùng tha sanh
Bất cọng bất vô thân
Thị cố tri vô sanh
Như chư pháp tự tánh
Bất tại ư duyên trung
Dĩ vô tự tánh cố
Tha tánh diệc phục vô
Dịch :
..Hay nói nhân duyên ấy
Khéo diệt các hý luận
Con cúi đầu lễ Phật
Đệ nhất trong các thuyết

Các pháp chẳng tự sanh
Cũng chẳng từ tha sanh
Chẳng cộng chẳng vô nhân
Nên biết nó vô sanh

Như tự tánh các pháp
Không tồn tại tỏng nhân duyên
Bởi vì kông tự tánh
Nên tha tánh cũng không...
()
Cuối cùng cho rằng Nhân quả không có - (Điều này thật tình TL không dám nghĩ tới)
Xin chân thành cảm ơn. Chúc chị nhiều sức khỏe

Chào Thamlang
Đó có phải là đệ nhất pháp không của nhà Phật hay không ? đó là thượng đẳng pháp của nhà Phật,không chấp, không trụ vào gì cả:được không mừng, mất không sợ,sống không ham thiên đường,sa cơ không sợ địa ngục không có quỷ vương nào hành hạ người này được ,Tâm vô sở trụ,vạn pháp giai không :đó chính là cực lạc, là niết bàn ........Nếu thông hiểu pháp này rồi,thì không vướng mắc vào gì cả ......
Thật mừng cho bạn đã biết đến thượng đẳng pháp,chúc bạn tinh tấn

TuHepLuong
25-09-12, 02:09
ThamLang có duyên tham khảo tác phẩm " Tánh Không Luận " của Long Thọ bồ tát một thời gian khá dài, sau khi đọc thấy mâu thuẫn sâu sắc với thuyết nhơn quả và tới nay vẫn chưa giải quyết được mối nghi, gặp nhiều vị sư nhưng chưa được thỏa mãn, chị Hoa Mai giải thích thêm được không ạ ?
Trích : (Trung quán luận)
... Năng thuyết thị nhân duyên
Thiện diệt chư hý luận
Ngả khể thủ lễ Phật
Chư thuyết trung đệ nhất
Chư pháp bất tự sanh
Diệt bất tùng tha sanh
Bất cọng bất vô thân
Thị cố tri vô sanh
Như chư pháp tự tánh
Bất tại ư duyên trung
Dĩ vô tự tánh cố
Tha tánh diệc phục vô
Dịch :
..Hay nói nhân duyên ấy
Khéo diệt các hý luận
Con cúi đầu lễ Phật
Đệ nhất trong các thuyết

Các pháp chẳng tự sanh
Cũng chẳng từ tha sanh
Chẳng cộng chẳng vô nhân
Nên biết nó vô sanh

Như tự tánh các pháp
Không tồn tại tỏng nhân duyên
Bởi vì kông tự tánh
Nên tha tánh cũng không...
()
Cuối cùng cho rằng Nhân quả không có - (Điều này thật tình TL không dám nghĩ tới)
Xin chân thành cảm ơn. Chúc chị nhiều sức khỏe

Chào ThamLang,

Nói không nghĩ tới thì thật cũng đã nghĩ tới rồi. Nếu suy nghĩ thêm chút nữa thì sẽ thông. Vỉ sao? vỉ đã nói vô sanh tức không có sanh, vì không sanh nên không có tử, không có sanh thì lấy gì làm nhân để thọ lấy quả. Nếu bạn không được sanh ra ở cỏi Ta-Bà này thì bạn có thọ lãnh quả báo không?

VinhL
25-09-12, 06:18
Chào ThamLang,

Nói không nghĩ tới thì thật cũng đã nghĩ tới rồi. Nếu suy nghĩ thêm chút nữa thì sẽ thông. Vỉ sao? vỉ đã nói vô sanh tức không có sanh, vì không sanh nên không có tử, không có sanh thì lấy gì làm nhân để thọ lấy quả. Nếu bạn không được sanh ra ở cỏi Ta-Bà này thì bạn có thọ lãnh quả báo không?

Cái Ta không có thân xác này thì còn suy nghỉ được không?
Cái Ta không có thân xác này thì còn sinh con đẻ cái được không?
Cái Ta không có thân xác này thì có tạo nhân tạo quả được không?
Cái Ta không có thân xác này, không có lục phủ ngũ tạng thì còn ham muốn, thấy, nghe, vv... nửa không?
Khi con nít mới sinh ra, cái Ta và cái thân là hai hay một?
Tại sao chúng lại thường ngủ hơn thường thức?
Tại sao khi lớn con người lại thường thức hơn thường ngủ?
Giấc ngủ của con nít và giấc ngủ của người lớn có khác không?
Nếu giống thì nó thấy gì, mơ gì, khi nó chưa nhận thức đựoc, giữa không và có, giữa thế giới vô hình và hửu hình?
Có phải thiền chính là giấc ngủ của các đứa bẻ mới sinh?

Từ đó suy ra cái thân của ta chính là đầu mối của các nhân quả. Từ cái thân mà cám dổ đi cái Ta, rồi cái Ta lại đồng lỏa với cái Thân, thế là Ta là Thân như một. Rốt cuộc Thân già chết bỏ lại cái Ta hứng chịu, để rồi cái Ta lại tiếp tục trong vòng luân luân chuyển chuyển hồi hồi khứ khứ.
Muốn trở về cái chân không, thì phải bắt đầu tách Ta và cái Thân trước đã!!!
Có lẻ các bậc chân tu đắc đạo điều hiểu được rằng cái Thân chỉ là nơi tạm gữi của cái Ta,
và cái Ta chính là cái không, không sắc, không suy, không ái, không nộ, không ham, không muốn,
không tận, không diệt, không giới, không bờ, nhưng nó lại bao trùm tất cả vũ trụ, không gian, thời gian, thế gian, vũ trụ đa chiều, vv.....
Nhưng cái Ta qua bao nhiêu thời gian, kiếp kiếp đời đời, để cái Thân nó dùng cái Có để cám dỗ, , không còn là cái chơn không của không, bỡi có nên mới có luân có chuyển, có khứ có hồi, có ham có muốn, có một muốn có 10, và càng có thì càng ham, vv................
Cho nên muốn trở về không thì phải bắt đầu nhật biết cái Có và tách Ta và Thân.

Nói thì dể, làm thì khó, bỡi một đời người thì 99% thời gian Ta và Thân nó dính chặt hai như một, và lúc nào củng Có!!!

Tiểu sinh tự suy luận vu vơ như con nít. Xin đừng ném đá tội nghiệp cái Thân.
Hihihihihihihihihihi