PDA

View Full Version : Thực tập học Tử Bình hàng ngày - tìm Dụng Thần



HYVONG
07-03-11, 15:34
em chào tất cả ACE forum,

em mới bắt đầu học lý thuyết và tìm hiểu về môn Tử Bình, và đang thực tập hàng ngày. mong ACE giúp đở cho em.

em cảm ơn ACE nhiều lắm!

em có tứ trụ sau:

Năm tháng ngày giờ
Tân Mão Tân Mão Tân Dậu Bính Thân

vậy em hỏi là:

Bính và Tân họp nhau, nhưng em thắc mắc là có hóa không vậy anh chị?

em đọc sách thì biết là khi Bính và Tân họp mà có hóa khi 1 trong 2 chi của 2 trụ ngày có hành Thủy thì mới gọi là hợp có hóa.

kế đến là: chi Thân và chi Dậu, bán hội thành Kim, vậy KIm này có bổ sung cho Canh không?

mong ACE nào biết, giúp đỡ giải thích cho em.

em cảm ơn ACE đã giúp em!

HYVONG
08-03-11, 10:27
ACE nào giúp em với!

cho em hỏi?

Tân Mão và Bính Thân có họp hóa thủy hay không?

mong phản hồi của anh chị đi trước, cảm ơn anh chị!

kimcuong
08-03-11, 10:45
Bính và Tân họp nhau, nhưng em thắc mắc là có hóa không vậy anh chị? em đọc sách thì biết là khi Bính và Tân họp mà có hóa khi 1 trong 2 chi của 2 trụ ngày có hành Thủy thì mới gọi là hợp có hóa.
Bính trụ giờ và Tân nhật chủ sinh trong các tháng Thân, Tí, Thìn và Hợi có khả năng hóa Thủy. Vậy tháng Tân Mão với giờ Bính Thân không hợp mà cũng không hóa được.


kế đến là: chi Thân và chi Dậu, bán hội thành Kim, vậy KIm này có bổ sung cho Canh không? "Thân Dậu bán tam hội" thì đúng, nhưng nói "thành Kim" thì không phải. Chỉ là Kim có cường lực.

anhphongkiem
08-03-11, 13:42
em có trụ : bính dần, quý tị, bính thìn, tân mão : dần mão thìn tam hội cục có hóa thành mộc không, và không hóa thì khi nào hợp hóa. dần hình tị, sẽ xét thế nào ! bính tân hóa thủy, ở đây là hợp không, hợp không hóa ?? nhưng đại vận lưu niên thế nào thì sẽ dẫn đến hóa. tam hội cục cũng vậy, khi nào thì Hóa ! mong mọi người giải thích giùm ?

kimcuong
10-03-11, 13:07
Chờ hoài không thấy bạn nào vào giúp trả lời, KC lại rất ngại độc diễn! Thế nhưng các thắc mắc này cũng dễ, xin trả lời ngắn gọn theo ý kiến của tôi vậy.

dần mão thìn tam hội cục có hóa thành mộc không >>> không, vấn đề chủ yếu là hành lệnh tháng và thiên can thấu ra. Lệnh tháng ở đây là Tị, thiên can không có Giáp Ất, vì thế ngay từ nguyên cục có hợp mà không hóa. Tuy nhiên, trong tứ trụ này, Dần Mão Thìn cũng không lập được tam hội cục, tức là không hợp, vì có 2 tượng Hại kề nhau: Dần Tị và Thìn Mão.

dần hình tị, sẽ xét thế nào !>>> Dần Tị ở đây là tương hại, không phải hình. Dần Tị Thân có đủ mới gọi là tam hình.

bính tân hóa thủy, ở đây là hợp không, hợp không hóa ?? Bính Tân hợp, không hóa Thủy, vì tháng sinh là Tị, bản khí là Hỏa.

HYVONG
10-03-11, 20:46
Trước hết em chân thành cảm ơn sự nhiệt tình trả lời của chị ( anh ) Kim Cương nhiều lắm lắm luôn!

Em có sách Dự Đoán Theo Tứ Trụ, nhưng đọc hoài cũng chưa hiểu lắm về Hợp - Xung - Hình - Hại - và Hợp không hóa và Hợp có hóa.

chỉ có thể gợi ý cho em, là đọc sách nào hay phần nào trong sách liên quan đến phần đó không ạ? hay chị cho em 1 ví dụ cụ thể vài dòng nói về Ngũ Hợp thiên can được ko? em cảm ơn chị nhiều lắm!

Ví dụ như em có: Năm-------- Tháng -------Ngày --------Giờ
Tân Mão-----------Tân Mão----------Kỷ Mùi----------Giáp Tuất

như vậy Giáp hợp kỷ có hóa thành thổ không vậy?


cảm ơn chị nhiều lắm nha!

chungnp
10-03-11, 21:12
Ví dụ như em có: Năm-------- Tháng -------Ngày --------Giờ
Tân Mão-----------Tân Mão----------Kỷ Mùi----------Giáp Tuất

như vậy Giáp hợp kỷ có hóa thành thổ không vậy?


cảm ơn chị nhiều lắm nha!
Chào Hyvong!
- Thứ nhất: Để xét hợp hóa thì chú ý đầu tiên lấy nhật chủ làm trọng.( chỉ có hai trường hợp Ngày- Giờ và Tháng- Ngày)

- Thứ hai: Sau đó chú ý tới lệnh tháng.Có ba trường hợp: Có cùng hành với hóa khí;hóa khí lâm mộ; hóa khí ở trường sinh.

- Thứ ba:Xem can lộ, can tàng trong chi hay chi hội hợp có hành phá hóa khí không.

- Nếu ba điều trên thỏa mới xét là hợp hóa thật.

- Như ví dụ của bạn.

- Giáp- kỉ hợp.
- Nếu biết hóa hay không: chi tháng phải là thìn, mùi, tuất, sửu.
- Vậy trụ của bạn hợp không hóa, phải chờ vận mới hóa.

- VD khác: Ất......Đinh.......Nhâm........Quý
.......................dần...................... .......

- Ta có đinh- nhâm hợp.Lấy giáp- mộc để xét.
- Muốn hóa thì chi tháng là dần mão.Giáp trường sinh tại hợi; giáp mộ taị Mùi. ( có 4 chi: Hợi Mão Mùi Dần)

- Bạn xét tiếp cho các cặp khác nhé.Để ý tới bộ tam hợp.( Dần Ngọ Tuất;Thân tý thìn)

- Trong sách TVH, bạn tham khảo thêm ở trang 66;349

HYVONG
10-03-11, 22:21
Chào Hyvong!
- Thứ nhất: Để xét hợp hóa thì chú ý đầu tiên lấy nhật chủ làm trọng.( chỉ có hai trường hợp Ngày- Giờ và Tháng- Ngày)

- Thứ hai: Sau đó chú ý tới lệnh tháng.Có ba trường hợp: Có cùng hành với hóa khí;hóa khí lâm mộ; hóa khí ở trường sinh.

- Thứ ba:Xem can lộ, can tàng trong chi hay chi hội hợp có hành phá hóa khí không.

- Nếu ba điều trên thỏa mới xét là hợp hóa thật.

- Như ví dụ của bạn.

- Giáp- kỉ hợp.
- Nếu biết hóa hay không: chi tháng phải là thìn, mùi, tuất, sửu.
- Vậy trụ của bạn hợp không hóa, phải chờ vận mới hóa.

- VD khác: Ất......Đinh.......Nhâm........Quý
.......................dần...................... .......

- Ta có đinh- nhâm hợp.Lấy giáp- mộc để xét.
- Muốn hóa thì chi tháng là dần mão.Giáp trường sinh tại hợi; giáp mộ taị Mùi. ( có 4 chi: Hợi Mão Mùi Dần)

- Bạn xét tiếp cho các cặp khác nhé.Để ý tới bộ tam hợp.( Dần Ngọ Tuất;Thân tý thìn)

- Trong sách TVH, bạn tham khảo thêm ở trang 66;349

em cảm ơn anh nhiều nha!
anh giải thích rất kỷ và dễ hiểu!
em sẽ xem lại sách và học lại thuyết, có gì còn chưa thông suốt thì tiếp tục nhờ anh chi giúp đở tiếp.

thanks!!!

HYVONG
11-03-11, 13:09
Chào Hyvong!
- Thứ nhất: Để xét hợp hóa thì chú ý đầu tiên lấy nhật chủ làm trọng.( chỉ có hai trường hợp Ngày- Giờ và Tháng- Ngày)

- Thứ hai: Sau đó chú ý tới lệnh tháng.Có ba trường hợp: Có cùng hành với hóa khí;hóa khí lâm mộ; hóa khí ở trường sinh.

- Thứ ba:Xem can lộ, can tàng trong chi hay chi hội hợp có hành phá hóa khí không.

- Nếu ba điều trên thỏa mới xét là hợp hóa thật.

- Như ví dụ của bạn.

- Giáp- kỉ hợp.
- Nếu biết hóa hay không: chi tháng phải là thìn, mùi, tuất, sửu.
- Vậy trụ của bạn hợp không hóa, phải chờ vận mới hóa.

- VD khác: Ất......Đinh.......Nhâm........Quý
.......................dần...................... .......

- Ta có đinh- nhâm hợp.Lấy giáp- mộc để xét.
- Muốn hóa thì chi tháng là dần mão.Giáp trường sinh tại hợi; giáp mộ taị Mùi. ( có 4 chi: Hợi Mão Mùi Dần)

- Bạn xét tiếp cho các cặp khác nhé.Để ý tới bộ tam hợp.( Dần Ngọ Tuất;Thân tý thìn)

- Trong sách TVH, bạn tham khảo thêm ở trang 66;349

anh ơi, cho em hỏi là:

anh nói là: sau đó xét đến lệnh tháng, có 3 trường họp:
1. lệnh tháng cùng hành với hóa khí==> hóa thật
2.hóa khí lâm mộ
3.hóa khi ở trường sinh

==> vậy lệnh tháng chỉ trùng với hành hóa==> hóa thật ( có 1 trường họp dành cho lệnh tháng mà anh, chứ đâu phải là 3???)

còn nếu hóa khí lâm mộ và ở trường sinh thì ==> hóa thật.

em hiểu như thế có đúng không anh?

VULONG
11-03-11, 14:30
Chủ đề: "Tham Khảo về Tử Bình" của cao thủ Tử Bình Oak-HN trong mục Tử Bình, trang đầu tiên (có 7 trang) và cũng là bài viết đầu tiên bên tuvilyso.net (Vào Đọc Chủ Đề Cũ). Còn nhiều bài viết cơ bản về Tử Bình nữa, mọi người vào thoải mái đọc, nghiên cứu.

Luận về Can Biến Hóa

Can hợp Hóa thành chỉ xãy ra với điều kiện. Sau đây là những điều kiện cần có đễ cho Can hợp biến Hóa thành:

1) Các Can hợp chỉ khi nào đứng sát bên nhau trong tứ trụ.
2) Nếu Can tháng và Can năm hợp, mà có Hóa ra Hành hợp hay không phải cần xét
Chi của tháng sinh. Nếu Chi tháng là gốc rể (ngay cả các Can tàng trong Chi), tức
là đồng hành với hành Hóa của 2 Can trên thì có Hóa. Ngược lại thì không.
Thí dụ: Tân Dậu Bính Tý Quý Dậu Ất Mão
Bính hợp Tân hóa Thủy vì Chi tháng là Tý có Quý Thủy. Như vậy tứ trụ mới là:
Quý Dậu Quý Tý Quý Dậu Ất Mão (Chỉ dùng cho luận đoán)
3) Khi một Can biến hóa, hành mới của Can là Can tàng trong Chi tháng. Như thí dụ
(2) trên, Can năm và Can tháng biến thành Quý (Quý tàng trong Chi tháng Tý).
4) Địa Chi có hợp hóa được hay không, là do hai Địa Chi kề sát bên nhau. Hơn nửa
Thiên Can phải lộ ra hành mà Địa Chi hợp Hóa thì sự hợp đó mới có Hóa. Thí dụ: Mão hợp với Tuất hóa Hõa; Thiên Can lộ ra Bính, Đinh thì sự hợp có hóa. Phải lấy hành Can lộ trên để luận đoán.

Luận về Nhật Nguyên Biến Hóa

Can ngày biến hóa đòi hỏi phải trong những trường hợp đặc biệt dưới đây:

1) Can ngày hợp chỉ với Can giờ hoặc Can tháng (Các trụ kế bên trụ ngày)
2) Hành mới biến thành phải có gốc rể trong Chi tháng.
3) Nếu Hành của Can ngày cũng lộ ở Can giờ, Can tháng, Can năm, thì không hóa.
4) Quan Sát của Hành mới biến hóa không thể lộ trên các trụ của tứ trụ, Chi của tứ trụ và ngay cả Can tàng trong Chi.
5) Hành mới biến hóa phải có Ấn trong tứ trụ.

- Ất Canh hợp hóa Kim: phải có Chi tháng là Sửu, Tị, Dậu, Thân; Không thể có Hỏa trong tứ trụ.
- Giáp Kỹ hợp hóa Thổ: Phải có Chi tháng là Sửu, Thìn, Mùi, Tuất; Không thể có Mộc trong tứ trụ
- Bính Tân hợp hóa Thủy: phải có Chi tháng là Tý, Hợi, Thìn, Thân; không thể có Thổ, Tuất, Mùi trong tứ trụ.
- Đinh Nhâm hợp hóa Mộc: phải có chi tháng là Dần, Mão, Mùi, Hợi; không thể có Kim trong tứ trụ.
- Mậu Quý hợp hóa Hỏa: phải có Chi tháng là Dần, Tị, Ngọ, Tuất; Không thể có Thủy trong tứ trụ.

Cách Cục Đặc Biệt

Trong Tử Bình có hai loại tứ trụ: bình thường và đặc biệt. Loại đặc biệt " Dựa Theo" khi
Nhật Nguyên quá nhược không thể điều hòa đến trạng thái cân bằng. Nhật Nguyên phải
dựa theo một hành mạnh nhất trong tứ trụ. Phải có đầy đủ điều kiện cần thiết mới có
thể gọi là Tứ trụ “Dựa Theo". 3 loại thông dụng là Dựa Theo Quan, Sát; Dựa Theo Tài; Dựa Theo Thực, Thương. Dưới đây là những điều kiện đòi hỏi:

1) Nhật Nguyên không có gốc, rể trong Trụ Giờ, Tháng, Năm. Gốc, Rể là khi hành của
Can Ngày được tìm thấy trong các Chi của tứ trụ. Nếu thấy trong hành chính của
Chi thì gọi là Rể, Gốc chính. Nếu hành tàng trong Chi thì gọi là Rể, Gốc phụ.
2) Gốc, Rể phụ có thể tàng trong Chi Giờ, Ngày, Năm. Nhưng không thể tàng trong
Chi Tháng.
3) Can Nhật Nguyên không thể trong thời kỳ Lâm Quan (Lộc), Đế Vượng của chu kỳ
của bãng Trường Sinh.
4) Chỉ có một Hành trong tứ trụ là mạnh nhất, ưu thế nhất. Hành này phải lộ trên Thiên
Can và trong thời kỳ Lâm Quan, Đế Vượng.
5) Hành Chính của bất cứ trụ trong tứ trụ không thể là Ấn của Nhật Nguyên. Nếu Ấn
của Nhật Nguyên tàng trong Chi (không phải là hành chính) thì có thể được. Nếu Ấn
lộ ở Thiên Can thì cũng có thể được, nhưng Can đó không thể có Gốc, Rể trong Chi
kễ cả là hành chính hay là tàng ẩn trong Chi.
6) Hành ưu thế, mạnh nhất không thể có Quan Sát của Hành, bất cứ nơi nào trong tứ
trụ.
7) Đặc biệt chú ý đến Tam Hội Cục, Tam Hợp Cục. Có thể tạo nên sự vượng của Nhật
Nguyên, như thế không còn là "Dựa Theo" nữa.
8) Nếu Thổ là hành vượng nhất, mạnh nhất thì tháng sinh phải là Hỏa hoặc Thổ.

Cách Cục Đặc Biệt (tiếp)

I. Dựa Theo Quan, Sát: có 2 loại Thật và Giã Tạo.

1) Dựa Theo Quan Sát Thật
- Quan Sát là hành vượng nhất trong tứ trụ.
- Quan Sát ở trong chu kỳ Lâm Quan, Đế Vượng.
- Thương Thực không thể có lộ trên Thiên Can và hành chính của Chi trong tứ trụ.
- Nhật Nguyên không thể trong chu kỳ Lâm Quan, Đế Vượng và không thể có gốc,
Rể chính. Gốc, Rể phụ có thể tàng trong các Chi khác trong trụ ngoại trừ Chi Tháng.
- Một Tỷ hoặc Kiếp có thể lộ trên Thiên Can, nhưng không thể có bất cứ Gốc, Rể.
- Nếu Thiên Can không lộ Tỹ, Kiếp; Gốc, Rể phụ có thể tàng trong Chi Giờ, Ngày, Năm.
- Hành, vận có lợi cho Nhật Nguyên là Quan Sát.
- Thương Thực không có lợi trừ phi có Tài hiện diện. Vì Thương Thực chế Quan, Sát.
Khi Tài hiện diện sẻ chế Thực Thương.
- Vận Tài sinh Quan Sát cho nên cũng có lợi cho Nhật Nguyên.
- Vận Ấn và Tỹ Kiếp cũng có lợi cho Nhật Nguyên.
2) Dựa Theo Quan Sát Giã tạo
Cũng tương tự như Dựa Theo Quan Sát thật. Chỉ khác biệt là Nhật Nguyên trong thời
kỳ Trường Sinh, Đế Vượng hoặc Mộ. Loại này rất thiếu cân bằng, mong manh. Trong
vận tốt, thành công lớn có thể đạt được. Lúc vận xấu cuộc đời xuống dốc thật thê thãm.

II. Dựa Theo Thực Thương
- Thực Thương là hành mạnh nhất, ưu thế nhất.
- Thực Thương trong chu kỳ Lâm Quan, Đế Vượng.
- Phải có tối thiểu một Thực Thương lộ trên Thiên Can.
- Ấn không được lộ ở Thiên Can; không được trong hành chính của Các Chi.
- Tỹ Kiếp với Gốc, Rể phụ thì có thể được.
- Tài có thể được tàng, lộ trong trụ.
- Nhật Nguyên có thể trong bất cứ chu kỳ nào trong chu kỳ Sinh Vượng.
- Vận Thực Thương, Tài và Tỹ Kiếp là có lợi cho Nhật Nguyên.
- Vận Ấn và Quan Sát bất lợi cho Nhật Nguyên.

III. Dựa Theo Tài
- Nhật Nguyên không thể trong chu kỳ Lâm Quan, Đế Vượng và không thể có Gốc, Rể.
- Tài là hành mạnh nhất và trong chu kỳ Lâm Quan, Đế Vượng.
- Phải có tối thiểu một Tài lộ trên Thiên Can.
- Chi phải tam hợp, tam hội cục Tài.
- Tỹ Kiếp không thể có bất cứ nơi nào trong tứ trụ.
- Vận Tài và Thực Thương là có lợi cho Nhật Nguyên.
- Vận Quan Sát thì trung hòa, có xấu có tốt.
- Vận Ấn, Tỹ Kiếp là xấu.

Cách Cục Đặc Biệt (tiếp theo)

Nhật Nguyên quá cường vượng không thể cân bằng được, trong trường hợp này Nhật
Nguyên là ưu thế

1) Mộc
- Âm Mộc hoặc Dương Mộc là Can Ngày.
- Sinh trong tháng Hợi, Dần, Mão, Thìn hoặc Mùi (tàng Ất)
- Chi phải tam hợp cục Hợi Mão Mùi hoặc tam hội cục Dần Mão Thìn.
- Không thể có Kim lộ trên Thiên Can hoặc Chi Thân, Dậu trong Chi.
- Vận tốt là Mộc, Thũy, Hõa.
- Vận xấu là Kim, Thổ (trừ phi có Hỏa hiện diện).
2) Hõa
- Âm Hõa hoặc Dương Hõa là Can Ngày.
- Sinh trong tháng Dần, Tị, Ngọ, Mùi, Tuất.
- Chi hợp thành tam hợp Dần Ngọ Tuất hoặc tam hội Tị Ngọ Mùi.
- Hành Thũy không thể lộ trên Thiên Can. Chi không thể là Hợi, Tý.
- Vận tốt là Hõa, Mộc, Thổ.
- Vận xấu là Thũy và Kim (trừ phi có Thổ cho hành Kim thì trung hòa)
3) Thổ
- Nhật Nguyên là Can Thổ (Âm, Dương).
- Sinh trong tháng Thổ (Thìn Tuất Sữu Mùi)
- Các Chi trong trụ là Thìn Tuất Sữu Mùi.
- Không thể có Mộc lộ ở Thiên Can.
- Vận tốt là Thỗ, Hõa, Kim.
- Vận xấu là Mộc, Thũy (trừ phi có Kim đồng hành với Thũy là trung hoà)
4) Kim
- Nhật Nguyên là Kim
- Sinh trong tháng Tị, Thân, Dậu, Tuất, Sữu.
- Chi hợp thành tam hợp Tị Dậu Sữu hoặc tam hội Thân Dậu Tuất.
- Hành Hõa không thễ lộ trên Thiên Can. Chi không thể là Ngọ hay Mùi.
- Vận tốt là Kim, Thổ, Thũy.
- Vận xấu là Hõa, Mộc (trừ phi có Thũy đồng hành thì trung hòa).
5) Thũy
- Nhật Nguyên là Thũy.
- Sinh trong tháng Thân, Hợi, Tý, Sữu, Thìn. (tam hội hoặc tam cục)
- Chi hợp thành tam hợp Thân Tý Thìn, hoặc tam hội Hợi Tý Sữu.
- Hành Thỗ không thể lộ trên Thiên Can. Chi không thể là Mùi hoặc Tuất.
- Vận tốt là Kim, Thũy, Mộc.
- Vận xấu là Thỗ, Hõa.

Đến đây là hết phần tham khão về cách cục.

Đối với những bạn mới nhập môn Tử Bình, việc tìm Dụng Thần có thể dùng bãng Dụng Thần dự bị trong sách "Dự Đoán theo Tứ Trụ" của Thiệu vĩ Hoa. Dụng thần có thể là 1 trong những hành mà bãng này đã đề ra. Còn về các cách đặc biệt thì tham khão những phần Oak_HN đã đăng trên.

Vì biết sở học đang còn thiếu sót, mong các bậc cao minh có thể chỉ điễm thêm. Cãm ơn nhiều.

Thân,
Oak_HN

HYVONG
12-03-11, 13:18
cảm ơn sư huynh đã chỉ dẫn tận tình!, có các ace đi trước, giải đáp thắc mắc, thật tuyệt vời!

may mắn sẽ luôn đến với ace 4rum chúng ta!

anh chị cho em hỏi là:

trong sách có nói: Thiên Ấn gập thực thương nên gọi là Kiêu Thần.

vậy tại sao trong tứ trụ mà thủy nhược, mộc mạnh, lấy KIM làm Dụng Thần.!

tại sao mình không lấy Kiêu Thần mà phải lấy Chính Ấn để chống lại Thực Thương???? anh chị giải nghĩa giúp em chổ này

vì thiên Ấn gặp Thực thương, chiếm đoạt==> gọi là Kiêu Thần! mà mình lại lấy Chính Ấn làm Dụng Thần.... em mới học, nên chưa hiểu rõ!

cảm ơn anh chị nhiều lắm!

anhphongkiem
12-03-11, 14:12
với kiến thức nhỏ bé của mình : mình cho rằng Thiên Ấn khắc thực thương: nên gọi là kiêu thần đoạt thực. Thủy nhược mộc mạnh : Nếu có kim làm dụng thần : kim khắc mộc, đồng thời kim sinh Thủy, một công đôi việc

anhphongkiem
12-03-11, 14:16
Nếu thực thần quá mình và mạnh,ta lấy ấn, để khắc chế thực thương, làm yếu đi, và Ấn sinh thân

anhphongkiem
12-03-11, 14:20
Mĩnh cũng đọc được chút ít, nếu có gì sai, anh chị trong diễn đàn thông cảm nhé !! trên viết hơi nhầm tý : Nếu thực thần nhiều + Vượng, => thân yếu : Nên Dùng Ấn Sinh Thân, Ấn khắc chế thương thực làm cho tứ trụ cân =

HYVONG
12-03-11, 14:51
chân thành cảm ơn anh chị tham gia nha!

câu hỏi của em là: Thủy Nhược, Mộc Nhiều==> chọn Kim Làm Dụng Thần

nghĩa là trong tứ trụ có Thực thương mạnh==> chọn Ấn Kiêu làm Dụng thần????

mà tại sao không chọn Thiên Ấn = Kiều Thần để làm Dụng Thần, lại chọn CHÍNH ẤN????

có phải mình xét trong tứ trụ có cái gì thì chọn cái đó không? hay là có sự phân biệt giựa THIÊN ẤN VÀ CHÍNH ẤN????

( em thắc mắc hoài chổ này, vì Thiên Ấn gặp thực thương thì chiếm đoạt, nên gọi là Kiêu Thần.)
mà ví dụ trên lại chọn Chính Ấn làm dụng thần==> không hiểu!!!

kimcuong
12-03-11, 15:18
HYVONG cho biết tứ trụ cụ thể thì dễ giải thích hơn.

HYVONG
13-03-11, 14:12
em chào anh chị,

em có tứ trụ:

Năm------------Tháng---------Ngày--------GIờ

Tân Mão---------Tân Mão------Đinh Mão------Mậu Thân

vậy em hỏi tứ trụ này thuộc cách cục TÊN gì?

em đọc sách thì biết là: lấy chi lệnh tháng là Mão ( tàng Ất mộc )
vậy ta tìm trên tứ trụ xem có can nào thuộc mộc không? nếu có thì lấy đó ==> thần==> tên cách cục?

nhưng mà tứ trụ này, không có can nào thuộc mộc, vậy mình lấy tên cách cục gì vậy anh chi???

thanks ACE giúp đở em!

chungnp
14-03-11, 10:12
em chào anh chị,

em có tứ trụ:

Năm------------Tháng---------Ngày--------GIờ

Tân Mão---------Tân Mão------Đinh Mão------Mậu Thân

vậy em hỏi tứ trụ này thuộc cách cục TÊN gì?

em đọc sách thì biết là: lấy chi lệnh tháng là Mão ( tàng Ất mộc )
vậy ta tìm trên tứ trụ xem có can nào thuộc mộc không? nếu có thì lấy đó ==> thần==> tên cách cục?

nhưng mà tứ trụ này, không có can nào thuộc mộc, vậy mình lấy tên cách cục gì vậy anh chi???

thanks ACE giúp đở em!
- Chào Hyvong!

- Cách cục dựa vào hai trường hợp:

- TH1: Có can tàng trong chi tháng lộ.
- TH2: Nếu không có can tàng trong chi tháng lộ.Chọn bản khí chi tháng làm cách cục.

- Sau đó xét thành bại của cách cục.Bạn tham khảo thêm trong sách của tác giả Lâm Thế Đức ( vào down mục tủ sách)

- Trụ của bạn chi tháng mão tàng ất. Là thiên ấn cách. Trụ lộ tài,lại được thương sinh phá ấn.Thiên ấn cách bại.

HYVONG
14-03-11, 10:18
- Chào Hyvong!

- Cách cục dựa vào hai trường hợp:

- TH1: Có can tàng trong chi tháng lộ.
- TH2: Nếu không có can tàng trong chi tháng lộ.Chọn bản khí chi tháng làm cách cục.

- Sau đó xét thành bại của cách cục.Bạn tham khảo thêm trong sách của tác giả Lâm Thế Đức ( vào down mục tủ sách)

- Trụ của bạn chi tháng mão tàng ất. Là thiên ấn cách. Trụ lộ tài,lại được thương sinh phá ấn.Thiên ấn cách bại.

cảm ơn huynh nhiều lắm nha.... huynh giải thích rất rõ và rất tỉ mĩ..hihi....em hiểu rồi.

nếu Can tàng chi tháng mà không có, thì chọn Bản Khí!

huynh cho em hỏi là: khi lấy Dụng Thần, mình có chú ý là Cách cục thành công hay thất bại không? hay chỉ dựa vào Tên cách cục rồi lấy dụng thần??
thanks huynh!

HYVONG
14-03-11, 10:46
anh chị cho em hỏi:
em có tứ trụ:

Năm------------Tháng---------Ngày--------GIờ
T.tài---------------T.tài-------------Nhật---------Thương
Tân Mão---------Tân Mão------Đinh Mão------Mậu Thân
Bệnh--------------Bệnh----------Bệnh----------Mộc Dục

-xét ngày Đinh hỏa sanh tháng Mão mộc tại dất tuyệt đia=> không được lệnh.
-không có Can nào trợ giúp hay sinh vào==> ko dc sinh, ko dc trợ giúp
-Can thấu ra nhiều Tài và có thưc thương sinh tài==> hao tổn thân

==> vậy kết luận thân nhược
em lý luận như thế===> thân nhược, có đúng không vậy anh chị??

sao có ý kiến cho rằng:

-Ngày Đinh hỏa sanh tháng Mão mộc, mùa xuân Mộc vượng==> hỏa vượng.
-được chi mão của tháng và Năm trợ giúp nên đắc địa.
==> thân vượng

em cũng thấy hợp lý, không hiểu là cái nào đúng??? anh chị em cho em lời giải nha.

em đọc sách thì biết là:

-nếu đã được lệnh, thì kèm theo 1 trong các điều kiện: dc sinh hay dc trợ giúp hay đắc địa, hay có gốc==> thân vượng
-còn nếu không dc lệnh thì phải cần từ 2 đến 3 điều kiện trên mới gọi là thân vượng.

anh chị trả lời giúp em nha, thanks anh chị nhiều lắm

chungnp
17-03-11, 07:25
huynh cho em hỏi là: khi lấy Dụng Thần, mình có chú ý là Cách cục thành công hay thất bại không? hay chỉ dựa vào Tên cách cục rồi lấy dụng thần??
thanks huynh!
- Chào hyvong!

- Vận trình của một trụ đi theo chiều cách cục của trụ đó.

- Ví dụ của bạn: Giả sử là nam mệnh; Đại vận theo chiều mộc, thủy.

- Do đó xét cách cục thành hay bại rất quan trọng.Vì khi đó mới tìm được cái cần cho trụ.

- Các tác giả dùng cách cục để lấy dụng thần.Nhằm mục đích truyền đạt cho người đọc cách hiểu đơn giản, dễ dàng nhất.Nhưng ở một số trụ khó, thì không phải vậy.

- Vài góp ý nhỏ.

HYVONG
17-03-11, 09:20
thanks anh Chungnp nhiều lắm!

giả sử như em nó tứ trụ nhật chủ Yếu mà tài tinh nhiều, có Ấn và tỉ kiếp hổ trợ, có Tên cách cục là: Chính Tài Cách==> đó là cách cục thành công, phải vậy không anh?

==> dụng thần chọn Ấn hoặc Tỉ kiếp.

anh cho em hỏi là:

khi mình chọn Dụng Thần, mình có lấy lệnh tháng để đo độ Vượng hay Nhược của Dụng Thần không anh?

trong sách ghi là: Nếu nhật can nhược mà tài tinh nhiều, thì lấy Tỉ kiếp làm Dụng Thần.....

vậy nếu trong tứ trụ đó, lệnh tháng của Tỉ Kiếp lại yếu hơn lệnh tháng của Ấn.
( Tỉ kiếp lộ ra thiên can ; còn Ấn thì tàng trong địa chi; lệnh tháng Tỉ = Thai; Ấn= Mộc Dục)
==> thì mình lấy tỉ kiếp hay lấ Ấn làm dụng thần vậy anh???

anhphongkiem
17-03-11, 11:15
nếu tứ trụ : bính dần// quý tị // bính thình // tân mão : có trường hợp trong sách nói là bính tân hóa hỏa, do lệnh tháng là tị. kính mong mọi người nói đôi điều về xét lệnh tháng, trong trường hợp này xét lệnh tháng tị : như thế nào vì có can Quý, địa chi dần thì ngay gần cạnh ?

kimcuong
17-03-11, 11:43
- Các tác giả dùng cách cục để lấy dụng thần.Nhằm mục đích truyền đạt cho người đọc cách hiểu đơn giản, dễ dàng nhất.Nhưng ở một số trụ khó, thì không phải vậy. Câu này đúng theo ý kiến của tôi. Cách cục chính là Thể (hình tượng, bản chất, tinh thần...), còn Dụng là công năng của nó, tức là phải hiểu rõ tượng mới biết được dụng.
Nói rõ hơn trong thí dụ Đinh nhật chủ sinh tháng Mão, luận đầu tiên cơ bản là thân nhược, vì Đinh tọa đất Bệnh, Ất mão tiết Kinh trập là vượng khí. Nếu Mộc lại còn quá nhiều thì gặp sự sinh phù thái quá, lại gặp vận trình phương bắc là điều kiện thuận lợi cho Mộc thì Đinh Hỏa không phát công năng của nó được.
(Bính hỏa thì lại luận khác, bởi vì Bính dương hỏa gặp Mộc dục ở Mão, nhưng vận trình thuận tiến của nó là Lâm quan, Đế vượng, khác với Đinh hỏa gặp Tuyệt, Thai ở Tí, Hợi.)

Cũng có thể rất khó cho các bạn mới nhập môn mà định ngay cách cục, vì có nhiều biến cách khó tìm ra. Thí dụ như tứ trụ mà Hyvong đưa ra không dễ dàng tìm ra dụng thần, vì tứ trụ rất mất cân đối, Mộc quá nhiều, Hỏa không có, Tài tinh kém lực, tất phải nghĩ đến cách tòng theo. Vì vậy mà Hyvong luận ngay tứ trụ này sẽ không dễ hiểu những điều bất cập.

HYVONG
18-03-11, 14:12
thanks anh chị nhiều lắm!

Tại em chưa rành, nên cứ loay hoay hoài!

Em đang đọc lại mấy vấn đề căn bản trước!

anh chị trả lời giúp em điều này với:

khi mình chọn Dụng Thần, mình có lấy lệnh tháng để đo độ Vượng hay Nhược của Dụng Thần không anh chị?

trong sách ghi là: Nếu nhật can nhược mà tài tinh nhiều, thì lấy Tỉ kiếp làm Dụng Thần.....

vậy nếu trong tứ trụ mà có lệnh tháng của Tỉ Kiếp lại yếu hơn lệnh tháng của Ấn.
( Tỉ kiếp lộ ra thiên can ; còn Ấn thì tàng trong địa chi; lệnh tháng Tỉ = Thai; Ấn= Mộc Dục)
==> thì mình lấy tỉ kiếp hay lấ Ấn làm dụng thần vậy anh chị?

hay cứ nhật can nhược mà tài tinh nhiều thì lấy Tỉ kiếp, không cần quan tâm đến có Ấn kiêu hay không?

kimcuong
18-03-11, 20:01
HYVONG có nhiều thắc mắc đúng, nhưng không dễ dàng nhận được trả lời như ý, bởi vì nguyên tắc là một chuyện, nhập vào 1 tứ trụ cụ thể lại là chuyện khác. Nhất là khi cứ muốn mau mau tìm ra dụng thần thì lại sẽ càng chạy loanh quanh... Bởi vậy tôi thường nói là nên có thí dụ kèm theo thì mới hiểu cách vận dụng nguyên tắc vào thực tế.


khi mình chọn Dụng Thần, mình có lấy lệnh tháng để đo độ Vượng hay Nhược của Dụng Thần không anh chị?Trước tiên chính là lấy lệnh tháng để suy ra Vượng Nhược của nhật chủ, dụng thần tính sau. Đã nói rồi đấy, tứ trụ là Thể, dụng thần là cái Dụng. Tìm ra cái thể tính rồi mới biết được sự hữu dụng ra sao.


trong sách ghi là: Nếu nhật can nhược mà tài tinh nhiều, thì lấy Tỉ kiếp làm Dụng Thần.....
Không hẳn như thế, vì có tối thiểu 4 trường hợp Tài tinh nhiều mà thân nhược, phải tùy theo các ngũ hành khác mà tính. Chẳng hạn như Tài nhiều mà Kiêu Ấn cũng nhiều thì có thể dùng Tỉ Kiếp, cũng có thể dùng Quan Sát.


vậy nếu trong tứ trụ mà có lệnh tháng của Tỉ Kiếp lại yếu hơn lệnh tháng của Ấn. Câu này hiểu được ngoải liền! Tại sao trong 1 tứ trụ có 2 lệnh tháng nhỉ...


( Tỉ kiếp lộ ra thiên can ; còn Ấn thì tàng trong địa chi; lệnh tháng Tỉ = Thai; Ấn= Mộc Dục)
==> thì mình lấy tỉ kiếp hay lấ Ấn làm dụng thần vậy anh chị?Câu này cũng thế, chỉ so sánh Tỉ và Ấn mà không biết Tài Quan Thực ra sao thì không thể quyết định được, và cũng ngay chính Tỉ và Ấn, nếu mà còn tạo ra tam hợp, tam hội thì không thế nào Tỉ và Ấn nhược được.


hay cứ nhật can nhược mà tài tinh nhiều thì lấy Tỉ kiếp, không cần quan tâm đến có Ấn kiêu hay không?Không phải, cần biết vị trí cụ thể của cả Tỉ lẫn Ấn.

Xem qua thì tôi biết là bạn sẽ còn thắc mắc nhiều hơn, phải không? Thành thử, phương pháp tìm hiểu học tập mà hỏi theo nguyên tắc mình chưa nắm vững là mơ hồ lắm. Cho dù nhận được những câu trả lời vừa ý bây giờ, sang đến 1 tứ trụ khác lại thắc mắc y như cũ.

Vậy nhé, đề nghị tìm hiểu căn bản như thế này: Nắm vững nhật chủ sinh trong tiết khí nào. Mùa sinh ảnh hưởng đến nhật chủ rất lớn, vì đó là nguyên lý của Tử Bình rồi, không xét không được. Khi đã vững vàng các lý giải này rồi, thì thập thần quan hệ qua lại ra sao là chuyện rất dễ hiểu.

Thí dụ nhé, Giáp sinh tháng Dần Mão Thìn là mùa Xuân, Giáp có khí lực sung mãn nên cần nhất là có tiết chế (tức là Thực Thương, Quan Sát), Kiêu Ấn là thứ yếu.

Sang mùa hè (Tị Ngọ Mùi) Giáp mới cần có Quí (Ấn) để giúp thân. Tỉ Kiếp là phụ.

Đến mùa thu (Thân Dậu Tuất) Giáp yếu dần vì thất địa. Thời gian này luận Mộc là khó nhất trong tứ mùa, bởi vì vai trò của Ấn ở đây một là không giúp gì thêm được cho Giáp mà còn trợ Kim khắc Giáp.

Mùa đông (Hợi Tí Sửu) thì cần nhất điều hậu bằng Hỏa. Nếu mà Ấn vượng thì kể như mộc tiêu tùng (như cây bị úng nước vậy)...

Các tháng tứ quí (Thìn Tuất Sửu Mùi) lại còn luận đặc biệt hơn.

Các tứ trụ khuyết hành có tính cách khác.

Các tứ trụ tọa Không Vong cũng có cái nhìn khác.

Sau cùng, khi thỏa thê với tứ trụ ta xét đầu đuôi xuôi ngược rồi, đến kỳ đại vận thì có thể la lên...hỡi ôi, sao mà trời nỡ phụ ta!!!

Như thế, tóm tắt lại là bạn phải nên có thí dụ hẳn hòi thì mới dễ trả lời giúp bạn vào đúng trọng điểm được.

HYVONG
21-03-11, 09:32
.............
Như thế, tóm tắt lại là bạn phải nên có thí dụ hẳn hòi thì mới dễ trả lời giúp bạn vào đúng trọng điểm được.

dạ, em cảm ơi chị nhiều lắm! em đã đọc lại rất nhiều và cũng còn phân vân chưa hiểu chổ này, mong chị giúp em:

em có tứ trụ:

Năm-----------------Tháng------------------Ngày----------------Giờ
Kiêu-------------------Kiêu-------------------Nhật----------------Ấn
Tân Mão-------------Tân Mão-------------Quí Dậu---------Canh Thân
Trường Sinh----------Trường Sinh------------Bệnh----------------Tử
Ất-----------------Ât---------------------Tân--------Canh-Nhâm-Mậu
Thực--------------Thực------------------Kiêu--------Ấn----Kiếp---Quan

1.Nếu xét theo Lệnh Tháng thì:
-Ngày Quí Thủy sanh tháng Mão tại đất Trường Sinh=> ĐƯỢC LỆNH
-Thiên Can lộ ra Ấn và Kiêu==> được sinh vào
-Quí Dậu trường sinh tại mão=> đắc địa
=====> suy ra THÂN VƯỢNG

2.Nếu xét theo mùa
-Ngày Quí Thủy sanh tháng Mão Mộc, mùa Xuân nên Mộc Vượng=> can ngày thủy sinh Mộc => Can ngày sinh chi tháng=>Ngày chủ hơi suy==> THÂN NHƯỢC.

em có ví dụ cụ thể như trên, và đang băn khăn về phương pháp xét Thân VƯợng hay nhược. vậy ví dụ này, thì cái nào là đúng?

các ví dụ em đều vào xem tuong cham net, xem lại, mà thấy lời giải trên đó, ngược lại với em không hà.

------------------theo quan điểm của em thì cách 1 là đúng ( thân Vượng); từ đó em suy luận là: Thân vượng mà có Nhiều Ân và Kiêu==> lấy Tài tinh làm dụng thần; nhưng Tài không có thì lấy CHÍNH QUAN là mậu Thổ trong chi giờ làm Dụng Thần....

anh chị trả lời giúp em. nhận xét của em có đúng không?
thanks anh chị nhiều!

kimcuong
21-03-11, 15:00
Tứ trụ trên là ngoại cách, Kiêu Ấn quá nhiều, lại khuyết Tài, người ta gọi đây là "mẹ vượng con tử", tức là Quí thủy cực suy, đây là trường hợp phản khinh. Có thể xảy ra 3 cuộc đời khác nhau: định theo thân suy, đinh theo tòng cường cách hoặc tòng nhi.
Xem ra HyVong chỉ thấy trong lịch tháng Tân mão mà học, thì cũng tốt, nhưng khó có kiểm nghiệm sát thực tế được. Thôi thì Hyvong hãy vận dụng những điều đã đọc qua và thử giải thí dụ rất bình thường này xem (nữ):

Ất mão, Bính tuất, Bính thân, Kỉ hợi

Anhtran
21-03-11, 16:45
HYVONG có nhiều thắc mắc đúng, nhưng không dễ dàng nhận được trả lời như ý, bởi vì nguyên tắc là một chuyện, nhập vào 1 tứ trụ cụ thể lại là chuyện khác. Nhất là khi cứ muốn mau mau tìm ra dụng thần thì lại sẽ càng chạy loanh quanh... Bởi vậy tôi thường nói là nên có thí dụ kèm theo thì mới hiểu cách vận dụng nguyên tắc vào thực tế.

Trước tiên chính là lấy lệnh tháng để suy ra Vượng Nhược của nhật chủ, dụng thần tính sau. Đã nói rồi đấy, tứ trụ là Thể, dụng thần là cái Dụng. Tìm ra cái thể tính rồi mới biết được sự hữu dụng ra sao.


Không hẳn như thế, vì có tối thiểu 4 trường hợp Tài tinh nhiều mà thân nhược, phải tùy theo các ngũ hành khác mà tính. Chẳng hạn như Tài nhiều mà Kiêu Ấn cũng nhiều thì có thể dùng Tỉ Kiếp, cũng có thể dùng Quan Sát.

Câu này hiểu được ngoải liền! Tại sao trong 1 tứ trụ có 2 lệnh tháng nhỉ...

Câu này cũng thế, chỉ so sánh Tỉ và Ấn mà không biết Tài Quan Thực ra sao thì không thể quyết định được, và cũng ngay chính Tỉ và Ấn, nếu mà còn tạo ra tam hợp, tam hội thì không thế nào Tỉ và Ấn nhược được.

Không phải, cần biết vị trí cụ thể của cả Tỉ lẫn Ấn.

Xem qua thì tôi biết là bạn sẽ còn thắc mắc nhiều hơn, phải không? Thành thử, phương pháp tìm hiểu học tập mà hỏi theo nguyên tắc mình chưa nắm vững là mơ hồ lắm. Cho dù nhận được những câu trả lời vừa ý bây giờ, sang đến 1 tứ trụ khác lại thắc mắc y như cũ.

Vậy nhé, đề nghị tìm hiểu căn bản như thế này: Nắm vững nhật chủ sinh trong tiết khí nào. Mùa sinh ảnh hưởng đến nhật chủ rất lớn, vì đó là nguyên lý của Tử Bình rồi, không xét không được. Khi đã vững vàng các lý giải này rồi, thì thập thần quan hệ qua lại ra sao là chuyện rất dễ hiểu.

Thí dụ nhé, Giáp sinh tháng Dần Mão Thìn là mùa Xuân, Giáp có khí lực sung mãn nên cần nhất là có tiết chế (tức là Thực Thương, Quan Sát), Kiêu Ấn là thứ yếu.

Sang mùa hè (Tị Ngọ Mùi) Giáp mới cần có Quí (Ấn) để giúp thân. Tỉ Kiếp là phụ.

Đến mùa thu (Thân Dậu Tuất) Giáp yếu dần vì thất địa. Thời gian này luận Mộc là khó nhất trong tứ mùa, bởi vì vai trò của Ấn ở đây một là không giúp gì thêm được cho Giáp mà còn trợ Kim khắc Giáp.

Mùa đông (Hợi Tí Sửu) thì cần nhất điều hậu bằng Hỏa. Nếu mà Ấn vượng thì kể như mộc tiêu tùng (như cây bị úng nước vậy)...

Các tháng tứ quí (Thìn Tuất Sửu Mùi) lại còn luận đặc biệt hơn.

Các tứ trụ khuyết hành có tính cách khác.

Các tứ trụ tọa Không Vong cũng có cái nhìn khác.

Sau cùng, khi thỏa thê với tứ trụ ta xét đầu đuôi xuôi ngược rồi, đến kỳ đại vận thì có thể la lên...hỡi ôi, sao mà trời nỡ phụ ta!!!

Như thế, tóm tắt lại là bạn phải nên có thí dụ hẳn hòi thì mới dễ trả lời giúp bạn vào đúng trọng điểm được.

Chị kimcuong giải thích hay và dễ hiểu quá. Mong chị mở lại lớp học .

HYVONG
22-03-11, 00:23
....
(nữ):
Ất mão, Bính tuất, Bính thân, Kỉ hợi
em cảm ơn chị nhiều lắm!

em giải tứ trụ này.

Năm--------------Tháng--------------Ngày--------------Giờ
Ấn-----------------Tỉ----------------Nhật--------------Thương
Ất Mão-----------Bính Tuất-----------Bính Thân---------Kỷ Hơi
Mộc Dục----------Mộ-----------------Bệnh--------------Tuyệt
Ất----------Mậu-Đinh-Tân-------Canh-Nhâm-Mậu-----Nhâm-Giáp
Ấn---------Thực-Kiếp-Tài--------Tài-Sát-Thực---------Sát-Kiêu
Mộ--------Mộ-Dưỡng-QĐ-------Suy-QĐ-Mộ-----------QĐ-Dưỡng

1.Xét Thân Nhược hay Vượng
-Ngày Bính Hỏa tháng Tuất tại đất Mộ=> không được lệnh
-Tháng Tuất thuộc mùa Thu Kim Vượng=> hao tổn thân
-Thiên Can lộ ra Ấn ( tại Mộ ) và Tỉ ( tại Mộ )=> thân được sinh và được trợ giúp, nhưng lực yếu.
-Can Giờ lộ ra Thương ( tại Dưỡng ) => xì hơi thân
==> tổng kết lại: THÂN NHƯỢC
2.Chọn Dụng Thần cho Tổng họp
-Tứ trụ có tài sinh Sát, thực chế Sát
-Thương quan làm xì hơi thân; mà thân nhược
==> chọn Ấn trong trụ năm Ất Mão làm dụng thần áp chế thương, hút khí sát sinh thân.
3.Chọn Dụng thần theo cách cục
-Tháng Bính Tuất, chi Tuất tàng Mậu - Đinh - Tân ( vi Đinh Hỏa = với Bính hỏa nên bỏ ra )=> chọn bản khí Mậu THổ.
=> đây là : Thực Thần Cách
-THực thần cách có Thương mạnh, tứ trụ có Ấn=> chọn Ấn làm Dụng thần.


em chỉ mới học được nhiêu đó, chị sửa bài giúp em nha!
thanks chị, chúc chị sức khỏe và may mắn!

kimcuong
22-03-11, 11:28
Hyvong giải theo sách vở sát sao như thế, căn bản là đúng, tuy nhiên không phải cứ theo vòng trường sinh tỉ mỉ như thế mà quyết đoán vượng nhược cuối cùng được. Có tình trạng chuyển nhược thành vượng, hoặc ngược lại, hoặc tối thiểu là thân không quá suy nhược; lúc này lại xét đến Thực Tài Quan thế nào.

Thân nhược của tứ trụ trên đã chuyển thành vượng vì có nhiều yếu tố tạo nên. Đó là lực của lục hợp Tuất Mão, Ấn và Tỉ thấu xuất ra, không có thiên can xung, không có địa chi khắc, không có Không Vong chế ngự. Tứ trụ hài hòa, mệnh nữ chỉ có thuần Thiên Quan ở cung phu và cung tử, như thế là rất tốt cho chồng con.

Tứ trụ chuyển nhược thành vượng. Dụng thần định Nhâm trong Hợi, hỉ thần là Tài tinh ở cung phu.

kimcuong
22-03-11, 11:39
Khi mới học thường hay gọi Thiên Quan là Sát, nhưng thật tế không phải lúc nào Thiên Quan cũng là Sát tinh và bị hiểu lầm với ý nghĩa xấu.

Chỉ khi nào có Thực và Thiên Quan cùng lộ khí (ở thiên can) thì mới gọi Thiên Quan là Sát, ngoài ra, mới nhập môn nên phân biệt rõ Chính và Thiên. Tứ trụ có thuần một Chính hay Thiên thì dù là Thiên Quan hay Chính Quan vẫn là lợi khí tốt. Vì thế mà nhận xét như sau:


-Tứ trụ có tài sinh Sát, thực chế Sát
-Thương quan làm xì hơi thân; mà thân nhược

là không đúng. Bởi vì, nói cách khác, không phải tứ trụ chỉ cần có toàn Tỉ Kiếp hay Kiêu Ấn là tốt, còn "chế" hay "xì hơi" là xấu. Phải hiểu rõ quan niệm hài hòa, cân đối của ngũ hành và âm dương thì tốt hơn.

HYVONG
22-03-11, 16:25
Dạ, em cảm ơn chị KimCuong nhiều lắm lắm...
Em mới tìm hiểu và đọc sách, nên nhiều lúc cứ thấy sách nói như thê nào thì áp dụng như thế đó, còn các trường hợp ngoại lê thì em chưa xem, vì chú trọng các khái niệm căn bản, để hiểu người khác nói cái gì, và mình nói ra cái gì, người khác cũng hiểu...hihi....

Môn này nhiều khái niệm, nhiều trường hợp quá, em cũng choáng ngợp luôn!...

Lúc đầu em đọc cuốn DDTT của Thiêụ Dĩ Hoa, sau đó đọc cuốn Tôi Học Đoán Mệnh thì thấy đỡ hơn, cuốn DDTT đọc khó hiểu quá,... chắc để vài tháng rồi đọc lại. hihi....

Cuốn Tôi Học Đoán Mệnh đọc dễ hiểu hơn rất nhiều....em đã phần nào nắm được các khái niệm căn bản.... giờ đọc thêm nhiều ví dụ nữa, chắc là ổn...

Em sẽ viết lại ví dụ tứ trụ mẫu của chị, nghiền ngẫm lại lời giải. có gì chưa hiểu, em sẽ hỏi lại chi nhé!

cảm ơn chị KC nhiều lắm nha!

hocviensocap
13-04-11, 13:11
Xin anh chị em trên diễn đàn giúp em với nhé. Sau đây là ngày, tháng, năm, giờ sinh thì em ko nhớ rỏ lắm ạ nhưng sẽ nằm 1 trong 2 giờ này thôi:

ngày Canh Tuất, tháng Giáp Dần, năm Mậu Thìn, giờ thì hình như trong khoảng ất dậu đến bính tuất ( trong khoảng đúng 5 giờ đến 7 giờ tối ). Giới tính Nam.

maimythuy
02-05-11, 10:01
Trong tứ trụ thiên quan dc gọi là sát khi trong tứ trụ đã có quan tinh và có thiên quan
Lúc này thiên quan chính là sát
Tạo thành cách cục quan sát hỗn tạp.

Thiên quan mừng gặp thương thực chế thì thành cách cục hay như: thương thực chế sát anh hùng áp đảo vạn người
Thiên quan mừng gặp chình ấn hình thành cách : sát ấn tương sinh quyền cao chức trọng,
Trong trụ có kình dương thì thành cách cục rất thành công là kình dương thất sát giao nhau....


Sách của cụ Thiệu đã viết rất rõ các anh các chị đọc cho thật kỹ và hiểu cho tường tận nếu như chưa hiểu tới thì làm ơn đừng viết lung tung.

Dạy người ta kiến thức nhưng kiến thức sai thì dẫn người học càng gần đến tẩu đạo. Tạo nghiệp vô bờ bến, e suốt đời không khắc phục nổi. Chí nguy !!! Chí nguy!!!


Vài dòng góp ý !!!

thanhtamVT
02-05-11, 12:04
Chào maimythuy,
Cảm ơn maimythuy đã giải thích, mình đang "ngâm cứu" một lá số lộ cả Quan, Sát, Ấn và Kình Dương đóng tại trụ ngày, người này sẽ bước vào đại vận Thương sau 10 năm nữa; nên cũng có một số thắc mắc tương tự. Mình sẽ suy nghĩ thêm và trở lại vấn đề này sau.
Thân chào!
thanhtamVT

khochu
10-05-11, 15:06
Nhờ chị KimCuong và quý vị định giúp dụng thần cho trụ này:
Giáp Tý - Kỷ Tị - Tân Dậu - Quý Hợi

Và xin được hỏi mấy điều băn khoăn sau:
- Giáp & Kỷ (tháng) có hóa không, vì trong Tị có tàng can Mậu thổ
- Lực bán tam hợp giữa Tị, Dậu lớn, hay lực xung giữa Tị, Hợi, lúc này xét bán tam hợp hóa thành Kim, hay không xét, mà xét lực Hợi xung Tị?

Xin cám ơn.
Thân!

thieuba
10-05-11, 16:08
Trả lời bạn khochu 2 ý:
- Giáp Kỷ hợp không hóa. Luận là Tài tinh bị hợp mất, Tài là vợ, là cha, là vật muốn sở hữu,....
- Hợp, Xung thì ưu tiên gần trước (cạnh nhau), luận Tị Dậu hợp trợ kim.

quy_co99
01-12-12, 23:35
xin các Anh chị giúp tìm dụng thần của bát tự này!!!
giờ: Quí Mão , ngày Nhâm Dần, tháng Ất Sửu, năm Quí Hợi.
theo phần mềm thì có dụng thần là: Bính, Đinh, Giáp. Do em chưa rành nên muốn hỏi cho chắc.