PDA

View Full Version : Tuyển trạch cầu chân.



AnhNgoc
04-09-09, 23:22
TUYỂN TRẠCH CẦU CHÂN


Mục Lục:


Quyển 1.
- Tựa Tuyển trạch cầu chân.
- Tựa của Tụ Chân
- Tuyển Trạch biện chính (biện bác chính xác vè phép kén chọn )
- Bàn về sự lầm lẫn của phép Đấu Thủ.
- Bàn về Tuyển Trạch
- Bài biểu của Ngô cảnh Loan “ Âm dương thiên cơ ;tuyển trạch ngũ hành; cốt yếu tuyển trạch; tuyển trạch diệu dụng ;sinh khắc chế hóa.”
- Bài ca Tạo mệnh thiên kim của Dương Công Cứu Bần.
- Nói rõ Tinh ( sao) Thần.
- Kinh Nghi Long.
- Bàn bạc chính xác về Thần Sát.
Quyển 2:
( Sách chọn ngày giờ; Dựng nhà; Chôn người chết ; Nam Nữ hợp hôn ).
- Bàn về bổ Long.
- Khóa xưa về Bổ Long.
- Bàn về Phù Sơn.
- Bàn về Lập Hướng.
- Bàn về Tướng Chủ.
- Cách cục về tạo mệnh.
- Bàn về Chính Ngũ Hành sinh vượng.
- Tóm bàn về Tứ Trụ.
- Phép dung Niên, Nguyệt, Nhật ,Thời.
- Tứ đại cát thời.
- Lệ về Âm Dương Quý.
- Biểu tổng quát 720 khóa giờ Quý Đăng Thiên Môn.
Quyển 3:
- Tóm bàn về Thất Chính ,Tứ Dư.; Thái Dương, Thái Âm.;Mộc tinh; Hỏa tinh Thổ tinh, Kim tinh,Tử khí, Thủy bột, Hỏa la, Thổ kế
- Bàn về cát và hung của Ngũ tinh tứ dư; Các sơn Âm,dụng và cứu nạn.
- Hàng năm chưởng Tam Nguyên Dương Nhận.
- Độ số 28 vì sao.
- Vòng quanh mặt trời đi qua cung. Tùng tiết Thái Dương đi vòng qua cung.Thiên đệ đến sơn định cục.Giờ khắc Thái Dương tới phương.
- 12 tháng Thái Âm đến sơn.Giờ mọc lặn của Thái Âm đến sơn.
- Thiên Đê Thiên Tướng giao hội nhau thuận nghịch qua cung..
- Thiên Đê Thiên Tướng dung khác nhau.
- Tóm tắc về các tinh diệu : Thăng Điện, Nhập Viên,Miếu ,Vượng, Hỷ Lạc.
- Phép suy Lịch :Bí quyết định tiết Lập Xuân, tháng Nhuận
- Bí quyết tính 24 khí ; Suy tính ngày giờ 24 khí cách ngày Đông Chí.
- Bí quyết tính độ đi qua cung của Thất chính và Tứ dư.
Quyển 4 :
- Tóm bàn về làm nhà , để mộ.
- Bàn về khắc trạch việc dựng nhà.
- Phép trừ ma tà do bọn thợ gây nên.
- Bàn về an tang khắc trạch.
- Bàn về khai sơn lập hướng nhà và mộ.
- Bàn về Tu phương.
- Bàn tu Phương gồm cả sơn hướng và trung cung .
- Phép tu phương ở tọa cung.
- Phép tu phương rời cung.
- Phép bàn định trung cung.
- Phép quyền biến về tạo tang.
- Việc vặt tổng lập.
- Các việc tu ứng.
- Phép tu thiên tự cầu con.
- Đô thiên nguyệt tướng . Chính khí các tinh.
- Cách Phi Điểu Điệt huyệt.
- Cách Thanh Long Hồi Thủ.
- Phép sữa Tài Lộc.
- Tu báo thập bảo vật; 24 sơn nơi nhặt của báu;
- Quyết lấy số cho ngũ hành .
- Phép sửa nhà kho.
- Sửa tan việc kiện tụng.
- Phép sửa phương khỏi bệnh. Sửa khỏi đau mắt.
- Tu cứu lanh thoái pháp.
- Tu cứu tang họa pháp.
- Tu vượng lục súc pháp.
- Tu bất mục pháp. Tu thọ nguyên pháp.
- Tu chí Đạo Tặc pháp. Tu trị Bạch nghĩ pháp.Tắc thử huyệt pháp.
( còn tiếp. )

AnhNgoc
05-09-09, 13:29
(Tuyển trạch cầu chân Mục lục tiếp theo)
Quyển 5 :
- Giá thú tổng tập.
- Bài phú Ngọc Lịch Toái Kim.
- Luận về đặt giường nằm. ( an sàng ).
- Bàn về làm bếp.Làm bếp dục them đinh ( con ).Chia bếp đun làm nhà bếp. Phụ thêm ngày làm bếp. Quyết về dứt khói lửa. Phép chỗ Tuyệt gặp Sinh.
- Mẫu khó dứt khói lửa.
Quyển 6 :
- Tiện xem những sao hung sát nên kỵ.
- Khai sơn lập hướng tu phương .
- Đồ về phép 6 bàn tay khởi dụng
- Ngũ hành phát dụng.
- Nạp âm ngũ hành.
- Long vận kỵ rơi vào không vong.
- Độn sơn vận.
- Điêu khách . Điêu Thái Tuế.
- Thái Tuế luân chiếm sơn phương.
- Thế cung .
- Tổng luận về niên thần.
- Tổng luận về cát thần thăng.
- Tổng luận về hung thần thăng.
- Phụ bàn về Niên Nguyệt Nhật Cát Hung Thần về các nhà.
- Lệ nghĩa về cát thần.
- Phi cung Thái Tuế chân quý nhân.
- Thiên Lộc nghĩa lệ.
- Phi cung thái tuế chân lộc.
- Thiên mã.
- Phi cung Thái Tuế chân mã.
- Phi độn Mệnh chủ Chân Lộc Mã Quý.
- Quý nhân lọc mã kỵ rơi vào không vong.
- Quý không; lộc không ; mã không; sơn mẹnh quý không; sơn mệnh lộc không; sơn mệnh tài không; Bàn về sơn mệnh quý lộc mã không.
Quyển 7 :
- Tam nguyên tử bạch về niên gia.
- Tam nguyên tử bạch về nguyệt gia.
- Tam nguyên tử bạch về nhật gia.
- Tam nguyên tử bạch về thời gia.
- Bàn về Tử Bạch.
- Bát tiết- tam kỳ-Tam xa sát.
- Tuế đức, tuế đức hợp- Thiên đức;Thiên đức hợp- Thiên Đạo.-Nguyệt đức; Nguyệt đức hợp.
- Tóm bàn về Lục Đức.
- Thiên (Nguyệt ) đức hoàn cung định cục
- Tam đức tùng tập định cục
- Nguyệt không phương.
- Nhị đức, nhị đức hợp,Nguyệt không, Thiên đạo tới phương định cục hàng tháng
- Phi cung thiên( nguyệt ) đức
- Văn xương;văn khúc – Hồng loan ; Thiên Hỷ
- Kỳ lân- Phượng hoàng
Quyển 8 :
- Lời bàn về biện bạch sự dối trá- Biện chư gia loan giá tinh diệu.
- Biện Tôn Hoàng Đế tinh.
- Biện thông thiên bảo – Biện Tẩu mã lục nhâm
- Biện tứ lợi tam nguyên – Biện hai phương lộc mã quý nhân.
- Biện tuần sơn 24 thần sát.
- Biện thần sát đồng vị dị danh.
- Biện dịch mả lâm quan.
- Biện đao chân hỏa huyệt.
- Biện lục thập niên không vong
- Biện la thiên đại tiến nguyệt
- Biện la thiên đại thoái niên, nguyệt ,nhật, thời.
- Biện hoàng thiên chá thoái
- Biện chi thoái lưu tài.
- Biện hoàng thiên đại sứ- Thông thiên đại sát- Phi thiên đại sát độc hỏa.
- Biện phi thiên độc hỏa
- Biện tuần sơn hỏa nguyệt du hỏa.
- Biện du sơn phương
- Biện kim phong sát
- Biện đại sát bạch hổ
- Biện hồng thủy chu tước.
- Biện cửu thiên chu tước.
- Biện hoành thiên chu tước
- Biện sơn gia chu tước

Quyển 9 :
- Biện hung thần nghĩa lệ
- Chế sát yếu pháp
- Thái tuế
- Phụ trạch khóa – Tuế phá.
- Đại hao
- Phụ nghiệm khóa.
- Tuế hình Lục hại
- Tam sát – Phục binh – Đại hao
- Mậu kỷ đô thiên
- Âm phủ Thái tuế
- Phụ chư gia luận âm phủ tử bạch
- Chá thoái
- Biện hoàng thiên chá thoái
- Thiên quan phù.
- Địa quan phù
- Phi thiên quan phù
- Phi địa quan phù
- Thiên quan phù hoàn thiên cung cục
- Địa quan phù hoàn cung định cục
- Thiên địa kim thần.
Quyển 10 :
- Tuần sơn la hầu
- Đại sát
- Bàn về hỏa tinh
- Niên độc hỏa
- Bính đinh độc hỏa
- Hỏa tinh nhật
- Phù thiên không vong
- Phá bại ngũ quỷ
- Đại tướng quân
- Đại tướng quân hoàn vị định cục
- Thái âm, Diếu khách,Tang môn, bạch hổ
- Tóm bàn về thái âm, đại tướng quân, tang môn điếu khách.
- Hoàng phan Báo vỹ
- Bệnh phù; tử phù; tiểu hao
- Phi liêm
- Tấu thư ;bác sĩ; lực sĩ; tàm thất
- Tàm quan; tàm bệnh
- Tiểu nguyệt kiến
- Đại nguyệt kiến
- Nguyệt kiến nguyệt phá nguyệt hình nguyệt hại
- Nguyệt yếm – Địa hỏa –Ngũ quỷ - Yếm đối – Lục nghi

Đến đây là hết 10 quyển Tuyển Trạch Cầu Chân

AnhNgoc
05-09-09, 14:22
Tuyển Trạch Cầu Chân

Quyển 1 :
Tựa tập Tuyển Trạch Cầu Chân
--------------------------
Tư Mã Ôn công có nói : bói nhà ở, bói lành , trước bàn việc người , sau hỏi bói rùa, không đất thường , ngày thường vậy. Kịp đến thời nhà Tần nhà Tấn , sự huyền bí âm dương đã tiết lậu , đạo khắc trạch nảy nở dần dần. Dương công Quân Tùng đời đường mở sự sâu xa ra , dựng nhà ở chôn người chết nên chọn ngày , vốn là lẽ chính của ngũ hành, thuận thời tiết của 4 mùa , sau xét đến vượng, tướng, hưu ,tù .Thi hành thì lấy sinh, khắc, chế, hóa, phù long, tướng chủ, theo lành , tránh dữ , khúc chiết hết cái diệu ( hay) , do đó làm nên thiên Tạo Mệnh để trao cho Tăng văn Sơn , Trần Hi Di truyền bá . Các ông Ngô Thành , Ngô Cảnh Loan , Liêu Kim Tinh đều là người danh tiếng các triều đại cũng đều noi theo Tạo Mệnh của Dương Công . Nhưng những thuật giả dối khoe khoang sự lạ của các nhà có kéo nhau , phụ họa nhau , nhờ danh Dương Công để làm hổn độn ở trên đời . Than ôi ! lòng trời há có chán bậc Tiên hiền tiết lậu hết mà khiến bọn giả dối này làm rối loạn sự thực ru !
Trước tôi bị sa vaò cái thuật ấy , May được Mạch chu thiên sứ cho biết bến mê ,được giác ngộ ý tạo mệnh , chỉ một cuốn Tuyển trạch ấy chở đầy xe , xếp đầy nhà , thật giả đều truyền bá ở đời này , dù có kẻ biết là giả , nhưng xét ra chưa từng trỏ thẳng cái chỗ không phải , thời đời sau há chẳng bị nhầm mãi mãi ru ! Do đó không thể giữ được buồn mà than rằng: “ những cây cỏ xấu mà không trừ bỏ thời lúa tốt lành làm sao mà mọc lên được ? ” Thực không phải nói vu vơ vậy ! Chừng ấy mới rộng lấy các sách , chọn cái lý gì chính đáng thời chép ra , cái nhầm thời bỏ đi , tôn sung tạo mệnh của Dương Công , theo các vì sao nói trong Hiệp kỷ của Quốc Triệu , xếp đặt thành thiên phụ thêm ý kiến vào nửa , ở trong thiên có sự chồng chất lên , chả là những ý cùng nhau phát minh ra , nhân đặt tên thiên là Tuyển Trạch Cầu Chân .
Năm Gia Khánh thứ 14 , năm Kỷ Tỵ mùa thu tháng 8 Cách Thành Minh Viễn .
Hồ Huy Ứng quang thị viết ra ở nhà Huệ Cát .

AnhNgoc
05-09-09, 15:58
Tựa của Tụ Chân
Thiên Tuyển Trạch Cầu Chân tự đâu mà thành ra ? Thành ra tự tay Minh Viên Hồ Quân . Hồ Quân làm sao mà làm ra thiên này ? Hồ Quân không nỡ để thuật giả dối làm ngu người ta , cho nên lấy ở baio2 bàn có danh tiếng để câu được chính xác . Thiên này do Hồ Quân làm ra tại sao tôi lại làm bài tựa ? Vì Minh Viễn Hồ Quân là bạn tốt của tôi , tôi vốn chứa sức học từ thuở bình sinh , phàm những sách Kinh , Sử , Tử , chẳng sách nào là chẳng học đầy đủ mà rất tinh về thuật lý . Từ năm Kỷ Tỵ đến năm Ất Hợi , mời tôi giảng học , những lúc gió trăng trong vài năm , mổi khi bàn việc đến âm , dương , tôi thường thổ xuất hỏi về nghĩa đó mà chưa hiểu rõ ý sâu xa , do đó ông đưa ra thiên này bảo tôi , tôi nhận lấy xem được ích lợi rất nhiều , bởi thế tôi biết được diệu dụng của thiên này , thực học chân truyền về tạo mệnh . Ôi ! phép tạo mệnh Dương Công sáng chế ra trước , rồi các ông Tăng , Trần , Ngô , Liêu truyền về sau , đều lấy những phép Bổ Long , Phù Sơn , Tướng Chủ mà kén chọn thành cách , cục .Ấy được phúc không bờ bến . Xem như tờ sớ tâu Vua của Ngô Cảnh Loan có nói sự cốt yếu của năm , tháng , không bằng sự diệu của Tạo mệnh thể dụng . Có thể đạt được thần diệu là thế đó Nhưng vì thuật giả dối có nhiều đường lối , các nhà trùng trùng điệp điệp ra đời hòng mở cổng , dựng cửa , bèn làm mắt cá lần hạt châu , kẻ kia lầm dường , người này càn rỡ câu chấp kiến thức nông cạn , mà phép màu nhiệm của cơ trời ít ai hiểu được ý sâu kín , thảng hoặc có kẻ biết thì chẳng qua làm việc chỉ câu nệ ở phép lập thành , mà không biết diệu dung , có gì lạ đâu vì học thức chưa sâu đó thôi . Chỉ có bạn ta là Hồ quân thông minh vốn sẳn tự trời , lại được bí thụ ( truyền dạy ) của thầy sáng suốt , cho nên biết suốt rõ rang , cho dù rùa ( việc ) nhỏ cũng đều mổ xẻ rõ ràng ; còn nhu thuật giả dối không kê cứu , thời hết sức bài bác , biết lẽ chính đáng tôn sùng thì lấy mà chép , cốt yếu là mở rộng ý nghĩa sâu kín , mà không tưởng đến sự học cong vẹo lầm người . Do đó có thể biết việc trứ thuật là khổ tâm vậy . Tôi đã xem , rất phục về sự tham biện , nhân đó không ngăn được bùi ngùi than rằng : Hồ quân thể tất hội được sư mong ngóng thần trí vui vẻ về nghề vậy , nhưng Hồ quân không tự cho mình là phải , còn đem chất chính nơi tôi , tôi cũng vì thế khiêm nhường từ tạ , bèn cầm bút để ghi nhớ lấy . Sách này nguyên muốn bí mật giấu đi , nhưng dấu cất ở nhà , sao bằng công bố cho người dung , đưa cho thợ khắc in , sẽ thấy sách này một khi phát ra , chẳng những thành “ Lạc Dương giấy đắt ”,( Tả Tử làm bài phú Tam đô , hay quá , các nhà hào quý đua nhau chép , do đó giá giấy ỏ thành Lạc Dương đắt lên ) ( Câu này ý nói văn tự truyền bá rất rộng ) và lại khiến cho ý Tạo Mệnh của Dương Công rõ rệt khắp thiên hạ , khiến cho người thức giả chính xác về ý nghĩa mà định sự tôn sùng , nhân đó mà tạo phúc cho người không nông ít vậy . Ấy làm bài tựa.

Niên gia Thê đệ Phượng Đình
Tô Triều Thụy bái soạn.

AnhNgoc
06-09-09, 16:27
TUYỂN TRẠCH BIỆN CHÍNH .
( Biên bác chính xác về phép kén chọn )


Tịch Tu nói : “ Phép kén chọn tất lấy phép của Dương Công làm chính tong , phép nào không theo Dương công đều là ý trí riêng , là thuật giả dối . Nhưng thuật sĩ đời nay không biết phép Tạo mệnh của Duong công , phần nhiều tôn trọng phép Đẩu thủ các nhà, đó là không biết hơn vài chục loại các nhà , mà kinh Nghi Long đã từng bài bác , thì có thể biết rằng những phép ấy không theo Dương công . Phương chi phép kén chọn ấy một là điều chỉnh lẽ ngũ hành , hai là không hay Bổ long , Phù sơn , Tướng chủ,,ba là : sinh khắc sai lầm , lành dữ không bằng cứ ; thật là bất lợi lớn về Tạo ( làm nhà ở ) , Táng ( chôn người chết ).
Song xét về hung thần , bắt đầu từ đời Đường Thiên Bảo , mà một bọn nhà sư vâng chiếu vua làm ra kinh Thiên hàm , cốt ý làm rối loạn đảo điên ngũ hành , đổi ngược bộ dạng Sinh , vượng lại dùng hưu , tù để làm ngu cho hải ngoại . Từ đó về sau những bọn hiếu kỳ , lấy cắp nghĩa ấy , thay đầu đổi đuôi , thác tên Dương công, để thi hành thuyết của họ , mà những kẻ tầm thường ngu dốt chẳng rõ lý , khí dễ sa ngã vào sự mê hoặc, lại lấy phép Đẩu Thủ của các Nhà tinh diệu , đều cùng nhau tuân theo , chìm đắm lâu ngày , đến nổi mắt cá lần hạt châu , mà không hiểu rõ . Than ôi ! đây há phải là lổi ở một bọn đâu , mà là lổi ở kẻ truyền bá nhầm cho một bọn ấy dấy . Đến như Kỳ Môn , nguyên chỉ dùng chọn sự lành về việc hành binh , không phải về việc Tạo , Táng mà đặt ra , nay đem dung lẫn lộn cả , thật đáng chê cười .
Đây là đem qua loa ra hai mối để chứng minh , còn có nhiều thuyết lầm lẫn , không thể thuật cả ra đây , chỉ xem kỹ bài ca “ Tạo Mẹnh Thiên kim ”của Duong công , “ Kinh Nghi Long ” cùng cuốn “ Âm dương bảo giám “ với lại bài sớ tâu vua của Ngô cảnh Loan , thì không đợi biện luận mà đã biết .
Xét về Kỳ Môn thì đáo sơn , đáo hướng , đáo phương , thích hợp tự nhiên cũng hay , nhưng không nên chỉ cần một môn ấy mà bỏ đi mất cái thể của Tạo mệnh .

AnhNgoc
07-09-09, 18:48
BÀN VỀ SỰ NHẦM LẪN CỦA CÁC PHÉP ĐẤU THỦ.


Lý Thái Lai nói : phép của các Nhà mà hổn độn , là đều do thích dùng cát tinh mà ghét hung tinh . Như Toàn tinh Ngao cực Ngọc Hoàng Loan Giá nói : các loại Tinh nguyệt hoa , Sai phương , Lộc Mã , danh sắc đáng yêu , khiến người tham lấy , đâu biết rằng không một Nhà nào có nguồn gốc ngũ hành , mà định cát thần và hung thần , lại không theo Thái Tuế về năm , tháng sinh thòi cát khong phải thực cát , hung không phải thực hung , mà lại đều lập ra môn , hộ , phải nhà này , trái nhà kia , không phù hợp nhau , muốn gòm thu các Nhà lại thời vài chục năm mà không một sự cát , muốn chỉ dung một nhà , lại sợ hãm vào đại hung khi bất trắc , chính là Ngô Công đã bảo hết tất cả đều trôi giàn tan tác ; huống chi trong thiên hạ há có vị danh nhân nào trước thuật , mà dấu họ tên không truyền sao! Đến như phép Đấu Thủ cũng không thể xét được , không biết người nào làm ra , mà nói bịa ra là Đấu Thủ của Dương Công , họ lại chẳng nhớ rằng Dương Công đã mở mang sự huyền bí về Tạo Mệnh ư ! Lại đời xưa đã có câu nói : “ Lập ra Đấu thủ đẻ lừa dối người ta ”, thời đủ biết đó là người đời sau làm giả ra . Vả lại phép kén chọn này chỉ trọng thiên can , không hỏi gì đến địa chi , chuyên trọng Sơn đầu , không đoái đến Long cùng Chủ mệnh , chuyên lấy Nguyên phong , Vũ tài , không dùng Ấn thụ , Tài quan , hoàn toàn trái ngược với Tạo mệnh , Tự tôi bàn ra , các Nhà đều không có ngũ hành chính đán , còn như Dấu thủ ngũ hành , chỉ là đường ngang lối rẽ .Chỉ có Tạo mẹnh ngũ hành dung gồm đủ , đều được thích nghi , đó là con đường chính bằng phẳng . vả lại Sinh sơn , Phù long , Tướng chủ nơi nơi đều đến , những điều xu hướng cát , tránh hung , mọi việc đều yên , đó thực là chính luật kén chọn ngàn đòi vậy . Những thuật sĩ đời nay , động làm là đem Đấu thủ các nhà ra nói , cứ ở trong sách nói gì , hể hợp thì không tránh tất cả hung thần về năm , tháng ,cốt muốn tự ý mình đem cái ý kiến thiên lẹch , làm mê hoặc người nghe và tiêu thụ cái thuật của mình .

Chí quy Am nói : “Phép kén chọn thường lấy chính ngũ hành ,hợp Hậu thiên mà chọn ngày ; còn như phép Đấu Thủ dùng tiên thiên chọn ngày , không hợp biến hóa , đến nổi có cát có cả hung , lại có hợp hóa khí , khắc , tiết lậu tọa sơn , lập tức thấy hung đó ” .
Lưu Thanh Điền dùng Hậu thiên kén chọn , phép ấy chuyên trọng Hóa mệnh , ở chổ Thiên can mà suy , thời giúp đở vào , khiến cho cùng hợp với Tọa sơn , lại được Lộc mã Quý nhân , hội thành cách ,cục , chẳng gì chẳng lợi lớn ; rất kỵ là Hóa mệnh có Thất sát , Dương nhận , Thương quan , Kiếp tài hung giữa Không vong .- Như Khảm sơn thuộc thủy , nên dùng Ất Canh hóa kim lảm cục Ấn thụ , Bình Tân hóa thủy làm cục Tỷ Kiên , hoặc dung Mậu Quý hóa hỏa làm cục Tài ; nếu vậy tất phải lai Long cưỡng vượng , giữ lệnh nhân thì mới cát , nếu không thì chẳng nên .Nếu dung Đinh Nhâm hóa mộc làm cục Tiết khí thì hung tới , dùng Giáp Kỷ hóa thổ là cục Sát , thổ khắc khảm thủy thì rất hung . Đó là lẽ chính về phép chọn ngày .
Nay phép Đấu thủ dung Tiên Thiên kén chọn , lấy Khảm sơn thuộc Thổ , dùng giáp kỷ hóa thổ làm nguyên thần , thì thổ khắc khảm sơn , sao lại chẳng hung ! đấy như “Giệt Man Kinh” trái lại mà dùng sinh vượng . Phương chi Hóa khí cũng tất phải hai chữ hợp nhau mới có thể hóa được . Như Bính Tân hóa thủy tám chữ , có Bính có Tân thì hóa được . Nếu chỉ một chữ Tân không có Bính hợp , là thuần âm không lớn được , chì một chữ Bính , không có Tân phối hợp là thuần dương không hoá được , thì làm sao mà hóa được thủy !Đấu thủ không rõ lẽ hóa hợp đến nỗi hại người không ít . Còn như Kỳ Môn chọn ngày , chỉ Khổng Minh dùng thôi . Nay có kẻ dung Kỳ Môn , có biết Long vận cùng với Tọa sơn khắc hóa không ! Đến như Quách Công trong Điếu Thế , Dương Công trong Tạo Mệnh , chia ra thì hai hợp lại thành một . Đấu Thủ không biết Dương Công Tạo Mệnh , phối hợp với phép Chủ Mẹnh sinh vượng và hợp với phép Lộc mã Quý nhân mà lại bịa ra là Dương Công Dấu Thủ , Đó là giả hại vậy .

( Còn tiếp )

AnhNgoc
08-09-09, 18:31
BÀN VỀ SỰ NHẦM LẪN CỦA CÁC PHÉP ĐẤU THỦ. (Tiếp theo)

Thẩm Tân Chu nói : Việc kén chọn ta từng xét ở trong kinh sử , như việc táng ở trong kinh Lễ , thì năm mới đẻ , tức là năm táng , đó là cổ nhân không chọn năm . Thiên Tử 7 tháng , chư hầu 5 tháng . Đại phu 3 tháng , kẻ quan sĩ 1 tháng mới táng , đó là cổ nhân không chọn tháng . Đến ngày : kinh Lễ có nói ngày cát , nhưng cùng với thuyết ngày nay không đồng nhau ,sao lại biết : vì kinh Thi có nói : “ngày cát duy ngày Mậu , đã bá đã đảo ”.Đòi nay lịch nói trái lại : 6 ngày Mậu không thắp hương ( tức là không cúng ) . Lại nói : ‘ ngày cát là Canh ngọ , đã sai khiến ngựa của ta ‘. Nay nói trái lại bảo ngụa thân là , điều mà người xưa lấy , thì người nay lại kiêng , thì đủ rõ “ sách tục ”không đủ tin . Đến như việc ngoài thì dùng ngày Cương , việc trong thì dùng ngày Nhu , việc tang cũng là việc trong cho nên đời Xuân Thu các ngày tang đều dùng ngày Ất , Đinh , Kỷ , Tân , Quý , chỉ có Tống Cung Công có khác , đó là hai lần biến vậy . Chọn trước 9 ngày rồi sau mới Tiểu tế tiên , gần đây táng trước xa ngày , chọn ngày được gặp can chi sinh , hợp , vượng, mà còn quyết ở bói rùa , phép của Thánh nhân chỉ như thế , đâu há làm thảo thảo . Nay , họa phúc là do trời giữ , người có thể làm được như thế mà thôi , còn như chi của giờ , thì người xưa không bàn đến . Xem như việc lễ cầu cúng trừ tai họa , thì buổi sớm bó lại , không cúng thì buổi quá trưa bó lại ; ngày kỷ sửu mưa không táng , thì giữa ngày canh dần táng , ngày đinh tỵ mưa không táng , thì ngày mậu ngọ xế trưa táng , người xưa có câu nệ về thời khắc , bàn gì vận phúc dài ngắn đâu ! Phương chi người sau sao bằng người đời xưa ; mà sự cát , hung chuyển rời sao hay giữ được , cho nên biết thuật chọn ngày của người đời nay đều do kẻ hiếu sự làm ra , không có gốc vậy . Và người xưa có lệ táng quay lưng về phía Âm , quay mặt về phía Nam , chẳng qua chỉ lấy phương Bính Ngọ Đinh chứ không nhiêu mối vậy ; mới chết thì chôn , có Lổi đạo đâu ! Cho nên việc táng vua Văn vua Võ thì ông Chu Công bói , táng ông Bá ngư thì đức Khổng Tử bói ( bói rùa ) , xem hình vật ở đất , cổ nhân không bỏ , đến việc chọn năm , tháng lành thì theo trong lễ mà thôi . Đời sau mê hoặc về thuyết âm dương của Bách gia , đến nỗi dừng chôn người thân đến vài chục năm , con cháu đã nhiều , đều nghĩ phần riêng tranh lợi , không táng người thân , khiến cho quỷ ( linh hồn người chết ) đi , không thờ cúng gì ,thật đáng thương vậy thay !

Ta từng xem kỹ sách kén chọn của đời nay , như âm dương Tùng thin , Kiến trừ , Kim phù , La thiên , Đô thiên , Lôi đình , Khiên nhập Kim tinh , Ngao cực ngũ vận lục khí , Thái ất Lục nhâm , Kỳ môn vận bạch , lớn nhỏ hơn 10 nhà đều là hạng tiểu nhân , bỉ phu tư tâm xuyên tạc mà vô lý . Gần đây thịnh hành phép Đấu thủ , tuy rằng có nghiệm , nhưng xét về ngũ hành chính lý thật sai lầm nhiều . Chỉ có một nhà Tạo mệnh thấy ở Tống Nguyên Chương, đúng về lý , chính về tâm , lấy Hợp sơn mệnh mà phép Chủ mệnh bỏ . Tử Bình không xa Luân cung 120 vị hung thần , không tôn về Thái Tuế , Bạc cùng 60 vị hung thần , thống xuất ở Táng mã , Lộc mệnh quý nhân , đem Hóa mệnh lấy dùng , lại lấy Tuế vận hợp với Bát quái , khóa Tài cung thì lấy Sơn gia Tứ trụ , khóa Tài cung lấy Mệnh chủ , lý rất nhỏ mà có điêu , cách với thuyết hỗn tạp của các Nhà như trời với vực .

Ta táng 3 đời 6 quan tài đều dùng tạo mệnh , phép khác không xem đến ,không giống người đời bị mê hoặc . Trên không xét Kinh , giữa không nghe Sử , chỉ coi hình tượng của kẻ bói tục , suy ngang xem dọc , trở đi trở lại tự ý làm ra khéo lạ 4 phía quanh nhà , đây phải kia trái , lại cùng biện luận chiêm nghiệm , dù 500 năm không có ngày nào hoàn toàn tốt đẹp .Tự ta xem ra , kẻ kia nói ngày hoàn toàn tốt đẹp , chính là ngày hoàn toàn hư hỏng , đó cố nhiên không đủ tranh luận . Bậc hiền theo lễ , bậc minh giả sử theo Tạo mệnh , còn người tục dùng các Nhà , cũng là đều theo cái sở hiếu của các hạng người mà thôi vậy !.

Sách Khâm định Hiệp Kỷ biện ngụy chép : xét Dấu thủ ngũ hành , không biết khởi ra từ đâu , kẻ làm cái thuyết ấy đều chua là của Dương Quân Tùng ; kịp xem đến Dương Quân Tùng làm sách biên chép , không có một lời nào bàn đến Đấu thủ , thì biết rằng thuyết kia là giả thác .Đời nay vốn cũng không chép , thế mà thuật sĩ bốn phương giữ chặt để làm bí quyết , tất cả người đời không hay biện bác là phải hay trái , không biế thuyết ấy thế nào thì biết là tan tác quá lắm rồi ; như Bính , Giáp ,kỷ hóa thổ , thì lại lấy Giáp , Kỷ độn ra Giáp Kỷ hai can , đến hàng chi tới và cả can , duy cùng cung đều thuộc Thổ mà giáp kỷ lại không thuộc thổ , đại ý ấy đã lìa hẳn tông chi rồi , mà các tên Liêm Trinh , Tham Lang lại không phải nghĩa gốc về biến quái . Do đấy mà suy diễn ra , riêng lẻ làm cát hung cách cục , bèn không nên hỏi tới , cho nên tóm cái cốt yếu lớn mà biện bác , để người coi biết là không có kê cứu ở đâu , không mê hoặc về thuyết ấy , và kẻ kiêu kỳ tự sính về thuyết ấy cũng có thể tự thôi vậy .
------------------------------------------------------

AnhNgoc
08-09-09, 22:16
BÀN VỀ TUYỂN TRẠCH

Lý Sĩ Tinh nói: "PHÁT PHÚC DO MẠCH ĐẤT, DỤC PHÚC DO GIỜ TỐT". Đời phần nhiều cho việc Tuyển Trạch là việc thừa, mỗi khi gặp huyệt đẹp Hạc Long, không thể phát phúc, mà lại đến họa, đều do toan tính Tuyển Trạch cả. Cho nên Táng Kinh có nói: "Trời sáng soi xuống dưới, đức đất chỡ lên trên, TÀNG THẦN HỢP (ngày) SÓC, THẦN ĐÓN QUỸ TRÁNH", 18 chữ ấy, bao hàm sâu kín, thực ngàn đời về phép Tuyển Trạch. Kinh Nghi Long nói: "CÁT ĐỊA TÁNG HUNG HỌA PHÁT TRƯỚC, gọi là ngày bỏ thây, (khí thi), phúc không tới". Bài ca Tạo Mệnh rằng: "Không được Chân Long, ĐƯỢC NIÊN NGUYỆT THÌ ĐƯỢC GIÀU SANG, NGƯỜI NHÀ THỊNH". Phú Tuyết Tâm nói: "Niên Nguyệt có một mối, hoặc để mất, lại không phải điềm lành của Chân Long, không thế, Sơn Cát, Thuỷ Cát và Huyệt Cát, sao gặp nhiều tai họa, há biết Niên Hung, Nguyệt Hung, Nhật Hung phạm phải mà không biết". Do đó mà xem, thì phép Tuyển Trạch, chẳng quan trọng ru! Song phép ấy tuy đầu tiên do Quách Phác đời Tấn, nhưng thời ấy lại có Táng Kinh, mà nghĩa Niên Nguyệt chưa tường ở đời. Kịp đến đời Đường có Dương Quân Tùng tiên sinh làm ra thiên Tạo Mệnh, rồi Nghi Long Kinh, Cứ Tự Tự Thiên Kim Ca, mà nghĩa lý phép ấy rõ ràng. Cho nên Huyệt Pháp, Thuỷ Pháp, Khắc Trạch Pháp, coi phép nào không gốc ở Dương Tăng, tức là thiên lệch. Sở dĩ bài sớ tâu vua của Ngô Cảnh Loan có nói: "Cốt yếu về Niên, Nguyệt, không bằng Tạo Mệnh diệu về Thể, Dụng, có thể đoạt được thần công". Lưu Thanh Điền nói: "Dương Công trọng về Tạo Mệnh, Quách Phác trọng về Điếu Thế, lý chỉ là một". Thế nào là Tạo Mệnh? Ôi! Người ta sinh ra có Mệnh, chết còn có Mệnh sao? Vì nói người ta chết về dưới đất, mà kén chọn được kỳ tốt, tức như mệnh người chết sống lại. Lại nói: "Mệnh người sống, bẩm thụ ở trời, không thể tự mình tạo ra được, Mệnh Tạo Táng có thể tự ta tạo ra được cho nên gọi là Tạo Mệnh.
( Còn tiếp )

AnhNgoc
09-09-09, 17:44
BÀN VỀ TUYỂN TRẠCH ( Tiếp theo )
Thụ Sơn, Phù Long, Tướng Chủ, hoàn toàn ở Tứ Trụ sinh phò, phép này giống như Tử Binh, trước xem Nguyệt Lệnh có khí, rồi bàn đến Tài, Quan, Ấn Thụ, thế bảo rằng dùng thần không thể có tổn thương, lấy can rất nên Kiện, Vượng, cốt yếu thành Cách thành Cục. Hoặc là Thiên Nguyên (Can) nhất khí, Địa Chi nhất khí, hoặc Củng Lộc Củng Quỷ, (duy Mã không nên củng, Mã Củng thì không đi), hoặc Đôi Lộc, Đôi Quý, hoặc Xung Lộc, Xung Quý (Quan, Ấn, Mã thì không nên Xung, vì Quan Xung thì bị hình, Ấn Xung thì bị khuyết, Mã Xung thì tán, duy Khố [Mộ] thích xung. Sách nói rằng: "Xung khai Mộ khố thấy thịnh vượng).
Đó là Đại Bát Tự (tám chữ lớn), nhưng khó được nhiều, cũng bất tất câu nệ hết cá, tóm lại Bổ Long, Bổ Sơn, Tướng Chủ Mệnh làm chủ yếu, rất kỵ Hình, Xung, Khắc Tiết. Bổ Long, Sơn phần nhiều dùng Địa Chi (bát Can Long thì lấy Đôi Lộc, Đôi Quý, hoặc theo Can Ngũ Hành, lấy Cục Tam Hợp, hoặc Cục Nhất Khí, như Mão Long Sơn thì dùng loại Tứ Mão, nhưng không dễ dàng được, thật sợ NGUYỆT GIA CÓ BẤT KHÔNG. Có nhiều nhà sư cùng các trưởng lão cũng có lấy Tứ Trụ Nạp Âm, Bổ Long Vận Nạp Âm). Bổ Chủ Mệnh phần nhiều dùng Thiên Can (hoặc Mệnh Tỷ Kiên nhất khí, hoặc Ấn Thụ, hoặc hợp Quan hợp Tài, hoặc Tứ Trụ Thiên Can, Lộc Quý, Xu Mệnh; lại hoặc Xu Mệnh, lại Mệnh mà Lộc Mã Quý Nhân đến Sơn, lại bổ Long mạch, đó là Khóa thượng thượng cát). Thư rằng: "Lực của Thiên Can chậm mà sơ, lực của Địa Chi lớn mà mạnh; Địa Chi phần nhiều lấy Tam Hợp, Thiên Can phần nhiều lấy Ngũ Hợp", bảo rằng Tam Hợp Ngũ Hóa mới Quý, là thế đó, CÁCH CỤC LÀM THỂ, CÁT TINH LÀM DUNG. Trước nên chọn được Niên, Nguyệt, Nhật, Thời, rồi sau tra Hung Thần, Cát Tinh thì theo, Hung Tinh thì tránh , Thể Dụng gồm đủ, là Khóa thượng cát, đó là ý chỉ về Tạo Mệnh. Từ đời Đường Huyền Tông sợ dân gian biết nghĩa Âm Dương, XUỐNG CHIẾU CHO MỘT BỌN NHÀ SƯ SOẠN RA KINH ĐÔNG HÀM, LÀM LẪN LỘN NGŨ HÀNH, LỘN TRÀNG SINH, VƯỢNG, LẠI DÙNG HƯU TÙ. Từ đó đua nhau là ra thi ca, trôi nổi lìa tan, rồi có thuyết các Nhà. Các Nhà ấy là gì? Kiêu này, Mã này, Lôi Đình này, Đầu Thủ này, Chu Tiên này, nào các loại Tứ Lợi Tam Nguyên, Hoàn La, Tử Đàn, Ngũ Vận Lục Khí, Sai Phương Lộc Mã, Kim Tinh Ngao Cực, Xuyên Sơn Thâu Địa, Lục Nhâm Kỳ Môn, tính cộng có đến hơn 10 Nhà, tất có thuyết của nhà nào đó, ý kiến không hợp, bàn luận không hơp. Họ đều nói: "y như ta thì cát, không thì hung tới". Như Cát Thần, Hung Thần, không dưới 110 loại. Thi ca khởi lệ lên, hoàn toàn không lý nghĩa thông thư, cũng noi theo vài trăm năm, mà chưa ai biết được cái lầm lẫn, gián, hoặc có kẻ biết, cũng cứ chép theo lệ cũ, không hay trừ bỏ sự dối trá. Ta nhân theo nghĩa làm con, không thể không biết về Địa Lý, cho nên cũng thích Âm Dương, lại để tâm kén chon. Năm Quý Dậu lên Hiên Thư Gia thính có người giỏi, nhân đó được lưu tâm xét chứng, rộng mời người thuật sĩ danh tiếng, ban ngày cung nhau lên chơi gò núi; ban đêm cùng nhau giảng bàn Lý Khí, nhưng về một phép Tuyển Trạch, vẫn trộm có nghi ngờ. Thuyết của các Nhà bời bời không thống nhất, lời bàn về Hung Thần, các loại đáng sợ, bỏ hay lấy không được, gồm thu cả cũng không thể được. Đầu Thủ tuy thời đang thịnh hành, mà lời bàn chẳng qua Nguyên Thần, Vũ Tài, Huyền Quan Phiên Hóa, vả lại lý không hợp. Như Nhâm Tí Sơn là Mộc Thuỷ, kẻ kia thì cho là Thuỷ, Tí cũng là Thuỷ, kẻ nọ thì cho là Hỏa, đến Ngũ Khí cùng Chính Khí tương phản lại nhau, hợp nhau chẳng qua lục Sơn thôi (Dần = Mộc, Canh Dậu = Kim, Mậu = Thổ, Bính Ngọ = Hỏa). Thông thư bây giờ phần nhiều phụ hội, như các loại Phát Vi Tử Minh, Tam Thai, Ngao Đầu, Tượng Cát, chỉ biết nêu để treo bài, suy ngang xem dọc, có 1 Nhà thì đủ 1 Nhà, có 1 thuyết thì chép một thuyết, nhân thể cẩu thả, lấy ngoa truyền ngoa. Từ trước đến giờ chẳng có ai thẳng nêu phải, trái, thực, giả, mà các thuật sĩ chỉ lấy sự thấy thấy nghe nghe, nhớ kỹ thi ca, tập thuộc cách tính bàn tay, chẳng qua chỉ "án đồ tác ký" (rập theo khuôn cũ) y dạng vẽ "hồ lô".

Qua năm Đinh Sửu ta lại lên phương Bắc, đi khắp kinh đô Kim Lăng, tìm đủ các sách của các danh hiền đời xưa về Âm Dương Tuyển Trạch, tra xét xem cho rõ ràng, được bài luận có danh tiếng của các vị tiên hiền, với lại bản tâu của đời Tống Nguyên Chương, thấy được lý chân nghĩa thực, chính xác, không đổi, sau mới biết sự hỗn tạp của các Nhà, và sự câu nệ của các thuật sĩ tầm thường, được hay mất rất rõ ràng.

Vậy thì phép Tuyển Trạch nên như thế nào? Tất lấy Tạo Mệnh của Dương Công làm chủ yếu. Gồm xét Điếu Thể của Quách Công, còn các Đầu Thủ không thể dùng được. Đến Cát Thần, Hung Thần cũng nên bàn riêng biệt: có Đại Sát, Trung Sát, Tiểu Sát; Đại Sát thì tránh đi, những loại: Tuế Phá, Tam Sát, Âm Phủ, Mẫu Kỷ Đô Thiên; Trung Sát thì y theo lý của Ngũ Hành để chế đi, như những loại Chá Thoái, Kim Thần, Hỏa Tinh, Quan Phù; Tiểu Sát thì chỉ lấy Cát Tinh chiếu vào mà thôi, chẳng thế mà sao mà trong 360 ngày, lại không có ngày phạm cố. Lại nên xét gốc nguồn Hung Thần, lý của trời đất không ngoài Ngũ Hành, hoặc theo Thiên Can Ngũ Hành, hoặc theo Địa Chi Ngũ Hành, Tam Hợp Ngũ Hanh, Bát Quái Ngũ Hành, Nạp Âm Ngũ Hành. Tất theo mấy loại này mới là đích thực, nên không theo các loại ấy dù có thi lệ đủ chứng cứ, đều thuộc vào ảnh hưởng của bọn làm giả dối.

Đây là đại khái kể sơ qua, còn như làm luận thuyết, ngỏ hầu không mất khổ tâm vài chục năm. Về sau có người làm ra, hoặc lấy lời của ta làm không lầm lẫn vậy!
--------------------------------------------------------

AnhNgoc
10-09-09, 17:00
BÀI BIỂU CỦA NGÔ CẢNH LOAN DÂNG QUYỂN ÂM DƯƠNG
THIÊN CƠ

Thần nghe người xưa nói rằng: Làm lịch như Tử Thân nước Lỗ, Tỳ Tập nước Trịnh, Tử Vy nước Tống, Cam Công nước Tề, Đường Muội nước Sở, Doãn Hoàng nước Triệu, Thạch Tân nước Nguỵ đều biết rõ lý ấy. Đời Hán thì có các sử, sách vấn điều đối, tuy nguyên là chính lý Ngũ Hành điềm lành biến đổi mà lẫn lộn thuyết Tiêm Vỹ Thuật Số, phụ hội bàn luận xuyên tạc, không rõ lẽ chính, làm càn nhiều mối. Quách Cảnh Thuần đời Đông Tấn có Táng Cát, chỉ lấy Lý Khí suy sáng ra, mà cũng chưa nói cái cơ sở dĩ nhiên, đến khi chết thì mất truyền. Từ đời Tuỳ Đường trở về sau, ngoa dối càng quá lắm, đặc biệt sai bọn THÁI THƯỜNG, BÁC SĨ, LÃ TÀI, THUẬT CÁC SÁCH CỬU LƯU, THUYẾT ÂM DƯƠNG THUẦN DÙNG QUÁI LỆ, CÂU NỆ DÙNG NGŨ HÀNH, LÀM HẠI CÀNG LẮM. Đời Đường trong niên hiệu Vĩnh Huy Cao Tông, ở huyện Văn Hỷ, tỉnh Hà Đông có Khâu Diên Hàn được thân nhân trao cho chính kinh, bèn hiểu rõ Âm Dương, y phép hãn trạch, đều được cát cả. Trong đời Khai Nguyên có sao khí giao nhau hiện ra, Triều Đình lo lắm, bèn sai cắt bỏ Sơn cửu thực ra là Sơn do Diên Hàn làm ra. Vua xuống chiếu bắt, tìm khắp trong dân gian không được, lại xuống chiếu tha tội, vời đến cửa nhà vua. Huyền Tông hỏi thuyết Âm Dương, rồi ban cho Tước. Diên Hàn bèn lấy sách "Sư Thụ Thiên Cơ", và cả ba quyển tự làm ra Lý, Khí, Tâm Ấn, dâng trình; vua Huyền Tông khen được, lấy tráp ngọc hòm vàng, cất vào trong kho, làm quốc bảo lâu đài. Lại lo dân gian có kẻ biết rõ thuật ấy, CHỪNG ẤY TRONG CUNG NUÔI MỘT BỌN NHÀ SƯ LÀM KINH SƠN HÀM, ĐỂ LÀM RỐI LOẠN SỰ THẬT, CHUYÊN LẤY NGŨ HÀNH LÀM LỆ, CÂU NỆ LẤY 28 TƯỚNG, ĐẾN NHƯ PHÁP BIẾN QUÁI, ĐỀU ĐẢO TRÀNG SINH VƯỢNG TẤT CẢ, LẠI DÙNG HƯU TÙ. Từ đó hơn 200 năm, chẳng lại có chính kinh, vua Hy Tông chưa kịp làm thành sách, thì giặc phạm vào Kinh khuyết. Triều Đình thất thủ, Công Thuỷ Tăng cùng với Dương Ích Tử ở trong quân, lấy trộm của ở trong kho Quỳnh Lân, có Ngọc Hầu chữ triện, là sách "Quốc Nội Thiên Cơ", xem ra thì là sách của Diên Hàn tiên sinh, nhân đó được sách, trốn về Giang Hữu mà tên tuổi Dương Tăng mới được rõ rệt. Lý Tư không chịu làm Tiết Chế Giang Nam thú cầu xin làm quân sư Nam Khang, Ông Thường sợ Quốc Gia nghe biết, tất lại dẩm vào vết xe của Diên Hàn, bèn ở trong Dinh Thứ Sử phí Đông, sai Bang Thạch lãnh sách dấu đi và lấy phép Thanh Điểu Quỷ Vận lẫn lộn vào. Mới về sau Thi Ca đua nhau làm ra, trôi nổi lìa tan, mà chính kinh thì im lìm lâu vậy.

Đức Thái Tổ Hoàng Đế ta, nhất thống thiên hạ, nhân nghĩa thấm khắp, bốn bể một nhà, dân sinh ngày càng nhiều, người và gỗ càng lắm. Khi mới lên ngôi, thấy Địa Lý Thư có nhiều sai lầm, để luỵ đến vua rất nặng, đặc chiếu các nho thần viện Hàn Lâm, quản đốc các quan thuộc ở tòa Tư Thiên, nghiên cứu tinh tuờng Âm Dương cách cho tên sách là "Địa Lý Tân Thư", ban cho lưu hành ở đời, thực là thế đức của trời, và lòng nhân yêu dân không bờ bến. Thần trộm xem sách ấy, còn hối hận rộng rãi quá không biết về đâu, không phân biệt ngọc đá, còn sợ người đời bỏ lấy. Cúi nghĩ phụ thân là Khắc Thành thẹn là nhỏ hèn, biết chút bói toán, nhà nghèo bốn vách trống rỗng, nhờ nghề mọn đó để kiếm nuôi song thân, còn hận chưa biết đến huyền diệu, nghe ở núi Hoa Sơn, có người xứ sĩ là Hy Di Trần Đoàn biết sâu đạo trời cái cơ Âm Dương, tính mệnh, họa phúc, không ngại xa vài vạn dặm, đi đến tỏ học, bèn được truyền cho cuốn Tiên Thiên Dịch Số - Thanh Nang Tâm Pháp. Theo ngược lên nguồn gốc thì Hy Di được Tăng Văn Sơn truyền cho, Sơn được Dương Ích truyền cho. Đem về thử nghiệm, không gì không trúng, không may mất sớm, không được đời biết. Bấy giờ thần còn nhỏ, chưa biết gì cả, Tổ mẫu thần là Trương Thị cất cuốn sách đi, khi thần đã lớn, Tổ Mẫu trao sách cho xem, biết chút đại nghĩa, lớn lên theo thầy học, mới nghiên cứu kỹ thuyết đó, biết được cái nên dùng, thỉnh thoảng có kén chọn làm, may được vạn ứng, xóm làng quận ấp, nổi được danh tiếng nhỏ. Niên hiệu Khánh Lịch năm Tân Tỵ, có chiếu vua hỏi tìm người thuật sĩ biết rõ Âm Dương, quận huyện chọn cử thần, nhưng thân tự liệu Học sơ hạnh bạc, không dám vâng chiếu, nhưng quan Hữu Tư dục gấp lắm, mới dám lên đường, cho nên ở dưới cửa khuyết đợi tội, được đải ơn vua hỏi về sự huyền diệu Âm Dương, chiếu cho thần dâng nạp cuốn "Sư Thụ Thiên Cơ", và "Lý Khí Tâm Ấn", thần kính cẩn chua thêm, đưa hết cả lên vua xem.
---------------------------------------------

AnhNgoc
11-09-09, 11:48
BÀI BIỂU CỦA NGÔ CẢNH LOAN NÓI VỀ TUYỂN TRẠCH NGŨ HÀNH

Lũ thần thật run thật sợ, cúi đầu dập đầu, kính đem cuốn Ngũ Hành dâng trình. Tiên Thiên Hậu Thiên, tiết thân công không lường được: Long Vận, Sơn Vận, tỏ Thể Dụng chung không cùng. Nguyên đức của vua đều nghe biết cả, gốc ở Khôn nguyên che chỡ đầy. Thần lên thích thấy, rợ, chợ đều xem. Lũ thần thật run thật sợ, cúi đầu dập đầu, trộm nghĩ: Âm Dương Ngũ Hành, gốc nguồn xa lắm. Hà Đồ Lạc Thư, vua Hy vua Vũ mở rộng chỗ thiết yếu; Thanh Nang Kim Quỹ, Quản Quách tiết lậu cái chân cơ. Này chính khí Ngũ Hành, Hồng Phạm Ngũ Hành, Bát Quái Ngũ Hành, môn loại vốn không đồng, hoặc chính về Phương Vị, hoặc bàn về Hướng Cục, hoặc cùng đến Sơn Vận, lấy dùng há không để riêng rẽ, phép TUYỂN TRẠCH tốt lành, chẳng gì bằng Tạo Mệnh. Cái hay của Thể Dụng, có thể đoạt thần công, đó là bí yếu của Ngũ Hành, há chẳng phải của quý cho vạn thể. Nay cúi gặp Hoàng Đế... ngửa xem thiên văn, cúi xét địa lý, coi Nghiêu Thành Thang thuộc cả đồ bản, coi Vũ mênh mông, đều về thống trị cả. Trong Nhà toan tính cai trị, tôn trọng, tiết chế, dưới thì nhẹ nhàng, thực là vị vua đại hữu vi, là vị chúa phi thường. Cúi nghĩ lũ lần, tìm làm số mặc, và đọc sách nho, noi dòng ngược đến nguồn cùng cực, biết chút Khắc, Trạch, rất rõ cơ trời, biến định 2 vận, nối trời dựng cõi, giữ gìn xã tắc lâu dài; ra phương Chấn kế đến phương Ly, vỗ yên bản đồ nhà vua và củng cố, Ngũ Hành rõ rệt dùng, mừng động đến Thiên Nhan, cõi xa xôi hẽo lánh, nơi nơi ban hành, bẻ quế trời băng, người truyền thụ. Lũ thần không xiết xem Trời ngựa Thánh, rất là sợ hãi, kính lấy cuốn Ngũ Hành dâng lên vua xem.

Kính xét Thiên Cơ bí thư bản về Ngũ Hành có 6 khoản:

1. CHÍNH NGŨ HÀNH LẤY ĐỘN LONG VẬN
(Không bàn ngang, chéo, chính thụ, chỉ đem vào đầu một chút mạch tới, Dương thuận Âm nghịch, lấy Nguyệt Kiến và cung giữa, sau ngày Đông Chí thì thuận độn, sau ngày Hạ Chí thì nghịch độn, để tìm Bát Cung, xem sinh khắc, vượng, tiết, để đoán cát hung. Đây chỉ bàn Bát cung, không bàn Nạp Âm chịu khắc)

2. HỒNG PHẠM NGŨ HÀNH LẤY ĐỘN SƠN VẬN
(Xem Nạp Âm thuộc Sơn Vận, khắc niên, nguyệt, nhật, thời thì TỐT; không nên niên, nguyệt, nhật, thời tới khắc Sơn Vận thì XẤU. Niên, nguyệt, nhật, thời sinh Sơn Vận thì TỐT; Sơn Vận sinh niên nguyệt, nhật, thời thì XẤU. Hỉ lợi thì tốt. Nếu khắc Sơn mà có chế có hóa, đều dùng được)

3. BÁT QUÁI NGŨ HÀNH LẤY CỤC ĐỘN HƯỚNG
(Độn Hướng Vận Nạp Âm sở thuộc KỴ niên, nguyệt, nhật, thời xung khắc, nhưng Sơn với Hướng khó được hợp cả hai, NÊN LẤY SƠN LÀM CHỦ, Hướng bất tất hợp cũng được.

4. HUYỀN KHÔNG NGŨ HÀNH LẤY ĐỘN THUỶ VẬN
(Độn Thuỷ Vận Nạp Âm sở thuộc KỴ niên, nguyệt, nhật, thời, xung khắc, như Ất Sửu KỴ Kỷ Mùi niên, nguyệt, nhật, thời xung khắc, dư phỏng đây mà suy)

5. SONG SƠN NGŨ HÀNH LẤY LUẬN TAM HỢP
(Luận Tam Hợp không luận Độn Vận, như Cấn Dần, Bính Ngọ, Tân Tuất 6 Sơn đó luận Hỏa, nên dùng Cục Dần Ngọ Tuất bổ vào; Khôn Thân, Nhâm Tí, Ất Thìn 6 Sơn đó luận Thuỷ, nên dùng Cục Thân Tí Thìn bổ vào; 6 Sơn Càn Hợi, Giáp Mão, Đinh Dậu, Quý Sửu, bàn Kim, nên dùng Cục Tỵ Dậu Sửu mà bổ. Đây 2 Sơn mà dùng Cục Tam Hợp bổ vào Sơn, ĐÓ LÀ NGŨ HÀNH RẤT KHẨN YẾU)

6. HỖN THIÊN NGŨ HÀNH LẤY HỢP QUÁI LỆ
(Bàn quái lệ không bàn Độn Vận như 2 quẻ Càn Đoài thuộc Kim, cho nên 6 Sơn Canh Dậu, Tân Tuất, Càn Hợi, nên dùng Kim niên, nguyệt, nhật thời bổ vào; 2 quẻ Chấn Tốn thuộc Mộc 6 Sơn Giáp Mão, Ất Thìn, Tốn Tỵ, nên dùng Mộc niên, nguyệt, nhật, thời bổ vào; Quẻ Khảm thuộc Thuỷ, cho nên 3 Sơn Nhâm Tí Quý, nên dùng Thuỷ niên, nguyệt, nhật, thời bổ vào; Ly thuộc Hỏa, cho nên 3 Sơn Bính Ngọ Đinh, dùng Hỏa niên, nguyệt, nhật, thời bổ vào; Hai quẻ Khôn Cấn thuộc Thổ, cho nên 6 Sơn Mùi, Khôn, Thân, Sửu, Cấn, Dần dùng Thổ niên, nguyệt, nhật, thời bổ vào)

Lục gia Ngũ Hành đều có phép lấy, hợp nên gồm xem cả Thể và Dụng đều làm không trái, thì đoạt được thần công, đổi được Mệnh Trời, tạo phúc hưởng ứng. Đấn tiên sư dùng đấy, đã nghiệm ở trước rồi. Còn như Thế Tục không xét các NGŨ HÀNH, mà chỉ chuyên dùng Bản Ngũ Hành nhất định, sao hay tạo phúc cho đời được.
-----------------------------------------------

AnhNgoc
13-09-09, 15:41
NÊU SỰ CỐT YẾU VỀ TUYỂN TRẠCH

Phép Tạo Mệnh, trước hết:
1) Xem lai LONG, thuộc Ngũ Hành gì, nên ư năm gì, tháng gì, nên Cục gì để bổ vào.
2)Sau xem Sơn Hướng, Sát gì nên tránh, Sát gì chế được và lấy phép gì chế, lấy Tinh (sao) gì chiếu tới.
3) Xem Chủ Mệnh (làm nhà lấy Mệnh chủ nhà, táng lấy Mệnh người chết), nên như thế nào để giúp vào.
Ba điều trên đều được cả sau xử sự làm, chẳng sự gì là chẳng lợi đó. Đến như SỬA CÁT PHƯƠNG, THÌ CHỌN THÁNG VƯỢNG TƯỚNG CÁT PHƯƠNG MÀ GIÚP VÀO, như vun trồng loại thiện vậy. SỬA HUNG PHƯƠNG, THÌ LỰA THÁNG HƯU TÙ HUNG PHƯƠNG MÀ KHẮC CHẾ ĐI, thu trộm giặc, tất phải ta mạnh nó yếu, thì mới dùng cho ta được. Kẻ kia chọn định bát tự, không hỏi đến Long Sơn, Chủ Mệnh, mà cứ nhất khái làm, là Tạo Mệnh giả dối, đối với phép đời xưa, khác nào trời với vực.

Học giả nên biết rõ rành phải và trái, để định theo hay không theo, ngỏ hầu không sai lầm.
------------------------------------------------

BÀI CA VỀ TUYỂN TRẠCH DIỆU DỤNG

Đại phàm: phép khắc trạch, nên rõ công chế hóa, Sơn gia lấy thừa thì là cát, cách cục thuần tí là thịnh. Mệnh Quý, Lộc, Mã nên đắc địa. Tuế, Quý, Lộc, Mã mừng tới cung, Cát thần Sinh Vượng, định thẩm phúc trạch. Sao ÁC hưu tù, lại được hanh thông, Tam Kỳ Tam Đức gặp không vong thì phúc giảm, Thái Âm Thái Dương gặp Sơn Phương thì họa tiêu. Phượng Hoàng, Kỳ Lân giám rằng sao cát, Hoành Thiên thụ tử chớ giận sao Hung. Nhật lành gặp Trạch mộc thì cửa nhà sáng, làm cửa nên xem Mệnh vượng, gặp Không Vong, Tứ Phế, thọ mệnh nên điều hòa. Trước Mã có Phá Thoái, thêm vào được phúc Tinh thì phúc tới. Thiên Địa Quan Phù, gặp Lộc Mã thì giàu có. Ngày Tỵ Hợi cung Trùng Phục, chôn mới chết thì tránh, mà cải táng thì nên tới. Thiên La Đô lệ chia nghịch thuận, tiến ngày nào mà lui đêm nào. Đến như Quý kỵ hợp với Hỏa, giá thú không nên. Tức như việc đi trốn, duy xuất hành, rời chỗ ở, nên tránh Thiên Hỏa, chỉ không lợp nhà. Cất rường nhà không ngại gì. Một Nhật không quan hệ gì khinh trọng, an táng đều lợi. Nguyệt Cùng, Nguyệt Kỵ, dùng làm được cả. Tử Kỷ, Tử Ly nhân việc châm chước làm Thiên Tặc, Địa Tặc, vào nhà mới ở, chia bếp đều không hại gì. Trường Tinh, Đoản Tinh, chỉ kiêng giao dịch nơi chợ búa. Kìa như Hỏa Tinh nên Thuỷ luôn Nhất Bạch. Khốc Sát nên Thiên Huỷ, Mẫu Thương. Tiểu Nhi, Cửu Lương, Nguyệt Tú, Thái Âm hóa cát Phù Thiên. Ngũ Quỷ, Tam Kỳ Lục Đức trình điềm lành. Nhận Sát chỉ kiêng Lưỡng Toàn. Cô Đơn mà đi một mình, khỏi họa Âm Phủ, nên biết rõ chết sống. Suy mà không Hóa không hại gì. Tuần Sơn La Hầu, hai sao tới các Kim Thần, Thất Sát. Các sự lành Cửu Tử, Bạch Hổ chẳng hung. Quan Phù có thể chế, Chú tước không lý gì, triết sĩ chớ hoang mang. Cát Tú tốt đẹp ở vượng tướng, Hung Tinh chớ tới hàng bầy. Thần Sát nhiều cửa, đều xét Ngũ Hành để chế hóa. Sơn Phương khác vị, mỗi vị cầm một việc để suy rõ ràng. Tức như dựng nhà, nên tránh khai sơn ÁC SÁT. Sửa Phương nên xét Phương Đại Hung Thần. Ngôi nhà là sinh khí chỗ ở, mạch hợp để bổ và giúp đỡ vào. Hướng là sự cốt yếu ra vào, Thần Sát Quý và sáng sủa rõ ràng. Phương vị xa gần, Ngũ Hành diệu dụng. Nhân thì khảo sát, Phi Điếu cát hung nên kiêng. Tuỳ việc suy bầy của hạng việc. Khắc Trạch rất nhiều mối, không cần thuật ra hết các điều khoản. Chủ Mệnh tốt xấu có khác, nghĩa giả đổi bỏ đi. Lục Cát, Lục Tướng lệ dùng, đừng quá câu chấp về Niên Nguyệt. Lục Hung, Lục Thế, sự sống chết về Nhân Vận rất vu vơ. Ngũ Tính tu tạo, sự hoang đường đáng chán. Cửu Long vào nhà là giả dối, nên để Tuế, Quan Giao thừa nhau. Kẻ ngu cậy là bí quyết. Lập nữ làm trộm. Tục Thuật cầm lấy cho là mưu hay. Lan Song Tử biết đã lâu Mệnh Long nhập thổ, từng ẩn Tiên Thậm bác đi hết lời vu vơ về Đảo Gia ngoa sát.

Tóm lại, cơ Thần để tạo phúc, BÍ QUYẾT Ở SƠN VỊ VƯỢNG TUỚNG, CỐT PHÂN BIỆT LỆ HÓA SÁT HUYỀN DIỆU. TÌM TUẾ MỆNH LỘC, QUỶ, GẶP TẠO MỆNH TRƯỚC LÀM THỂ, ĐẦU THỦ CÁC NHÀ RUỒNG BỎ, CÁT TINH LÀM DỤNG, SAI PHƯƠNG LỘC MÃ BỎ ĐI. Đọc kỹ bài ca Thiên Kim, biến hóa kỳ diệu. Kết cả bí quyết Nghi Long, sẽ rõ ràng thực hay giả dối. Muốn vì người đời làm phúc, chớ bắt chước sự câu nệ của kẻ thuật sĩ tầm thường.

AnhNgoc
15-09-09, 12:55
BÀN VỀ SINH KHẮC CHẾ HÓA

Phép Tuyển Trạch quý ở cách cục thuần tuý. Tu tạo khó được Phương đắc lợi hết cả, niên, nguyệt, nhật, thời, công thần giúp đỡ bổ vào có phép. Sinh khắc chế hóa, diệu dụng của cơ huyền bí không cùng. Sách có nói: "Sinh khắc chế hóa cốt tinh chuyên". Lại nói: "biết khiến cho cơ trời như gấm thêm hoa; ấy là sinh khắc chế hóa, Nhật gia không thể lìa, như trông, nghe, hỏi kỹ, thầy thuốc không thể bỏ sót". Vì thầy thuốc nếu không trông, nghe, hỏ kỹ, không lấy gì biết gốc con bệnh, như Nhật Xá Sinh Khắc chế hóa, không hay biết hết sự thần diệu của khắc trạch. Song cùng sinh cùng khắc nhau, thì nghĩa để biết rõ, mà chế mà hóa, lý rất tinh vi, mà sự cốt yếu đều ở trong đạo dẫn chân cơ. Như sinh tức là tương sinh, hoặc Can Chi tương sinh, hoặc Hóa Khí tương sinh, Tam Hợp tương sinh, Nạp Âm tương sinh. Khắc là tương khắc, có Can Chi tương khắc, Khí Hóa tương khắc, Tam Hợp tương khắc, Nạp Âm Tương Khắc. Song Hung Thần có nhiều tên, thuộc về Ngũ Hành, cổ nhân có Phép chế hóa, thực là tinh nghĩa nhập thần vậy. Thế nào là chế? Là nhân có khắc, không thể hoàn toàn tránh được. Nên có phép chế, như Thổ phạm Mộc khắc, dùng Kim để chế Mộc; Mộc phạm Kim khắc, dùng Hỏa để chế Kim. Xét nguồn gốc thụ bệnh, để thi hành phép chế phục, nhưng không ngoài Thiên can phạm thì Thiên can chế , Địa chi phạm thì dùng Địa chi chế , Hóa khí phạm thì Hóa khí chế , Tam hợp phạm thì Tam hợp chế , Nạp âm phạm thì Nạp âm chế đó mà thôi . Lại có Tinh ( sao ) phạm thì Tinh chế , như Nhất Bạch Thuỷ chế các Hỏa Bính Đinh, Cửu Tử Hỏa chế Kim Thần Thất Sát. Nhưng cốt yếu chế Cát Thần thì vượng tướng, Sát Thần thì hưu tù, là thần diệu. Sách có nói: "Cát Tinh có khí thì nhỏ thành lớn, Ác diệu hưu tù không làm hung". Lại nói: "Cát Tinh thất diệu lại sinh tai họa, Hung Thần có chế thực làm phúc". Đến cái nghĩa Hóa Chi, càng hơn là chế, chế là lấy sức thẳng người. Lấy tượng "đạo chính tề hình" mà hóa , lấy đức phục người, như cách cai trị lấy đạo đức tế lễ, huống chi dùng sức con để thắng kẻ thù, không khỏi tiết lậu tinh hóa của mình, phải nhờ đức của cha mà thoát nạn, lại được ích lợi về sinh ta. Như Thổ phạm Mộc khắc, dùng Hỏa để hóa Mộc, Mộc phạm Kim khắc, thời dùng Thuỷ để hóa Kim. Vì Mộc vốn khắc Thổ, mà Mộc thấy Hỏa tất quyến luyến với cái sinh ra, mà quên khắc Thổ, huống chi Hóa lại hay sinh Thổ. Kim khắc Mộc, Kim thấy Thuỷ tất quyến luyến với cái sinh ra mà quên khắc Mộc, huống chi Thuỷ lại hay sinh Mộc, có sự sinh sinh không thôi, đó là diệu dụng hóa nạn nên ơn. Lại dùng Thái Âm Thái Dương đổi Quan Phù hung cữu, dùng Lộc Mã Quý Nhân, để hóa Hình Hại Nhận Sát. Hoặc lấy Tam Kỳ Tam Đức, để vời điềm lành, đều là hóa cả. Sách có nói: "Một tướng giữ cửa ải, các tà đều phục", đó là hóa Chân thần cơ không thể lường được.

Trên nói nghĩa về Hóa đã rõ, nhưng con một phép hợp hóa là thoát thai đổi xương, kỳ diệu, "siêu sinh nhập thánh". Như kỵ chữ Giáp, dùng Kỹ để hợp, khiến cho Giáp tham cái hợp mà quên cái xung, cái hình, huống chi Giáp không phải hợp hóa mà theo Thổ. Như kỵ chữ Ất, dùng chữ Canh để phối hợp, khiến Ất quyến luyến cái hợp mà quên cái xung, cái hình, huống chi Ất không Mộc hợp hóa mà theo Kim; các chữ khác cũng lẽ này mà suy. Sách có nói: "Tham sinh quên hợp, tham hợp quên hình, tham hợp quên xung", là thế đấy, há chẳng phải có sự biến hóa khôn lường ru! Song hóa nói trên là trỏ vào chế sát mà nói , mà hợp hóa ở trong Trụ suy rõ, học giả nên lưu tâm xem xét.

AnhNgoc
16-09-09, 08:30
BÀI CA TẠO MỆNH THIÊN KIM

(của Dương Quân Tùng đời đường làm ra. Tên là Ích hiệu cứu bần)

THIÊN CƠ DIỆU QUYẾT ĐÁNG GIÁ NGÌN VÀNG, KHÔNG DÙNG HÀNH NIÊN VÀ TÍNH GIẢ, CHỈ XEM SƠN ĐẦU VÀ MỆNH VỊ, NGŨ HÀNH SINH VƯỢNG NÊN SUY TÌM.

Đó là cương lĩnh của phép Tạo Mệnh. Hành Niên, như loại mấy mươi mấy tuổi, Tính Giả tức là Ngũ Tính Tu Trạch vậy. Thế tục lấy hai điều đó phân Cát Hung là lầm lắm, cho nên không dùng. Sơn đầu chính là một tiết long lại với tọa sơn, tức là Tọa Sơn. Mệnh Vị tức là ngũ hổ độn Nạp Âm của Bản Sơn Mệnh. Sơn Mệnh chỗ thuộc vào Ngũ Hành, hợp với năm tháng ngày giờ đều cần sinh vượng. Như Tí Sơn Mệnh, chọn năm tháng ngày giờ Thân Tí Thìn hữu khí để dùng, lấy cả Thiên Can hợp cách Cục thì là đại cát. Một là xét Mệnh Vị, không chuyên chỉ Bản Sơn Mệnh, nên gồm cả chủ Mệnh mà nói. Về Tạo dựng nhà chỉ lấy bản Mệnh người trạch trưởng, Táng thì lấy Mệnh người chết làm chủ. Tứ khóa đều cốt tin nhau, chính là nói về Phù Long Tướng Chủ.

CỐT YẾU THỨ NHẤT: ÂM DƯƠNG KHÔNG HỖN TẠP; THỨ HAI: TỌA HƯỚNG GẶP TAM HỢP; THỨ BA: MINH TINH VÀO TỚI HƯỚNG; THỨ TƯ: ĐẾ TINH NÊN LỤC GIÁP. TRONG 4 ĐIỀU ĐÓ MẤT MỘT VẪN KHÔNG HẠI, NẾU MẤT HAI THÌ KHÔNG PHẢI PHÉP.

* 1. Bàn Âm Dương không hỗn tạp là nói lai long phải tĩnh (toàn) Âm hay tĩnh (toàn) Dương. Long đó chỉ riêng một đốt mạch nhập thủ kết huyệt, không phải Tọa Sơn vậy. Càn Giáp, Khôn Ất, Khảm Quý, Thân Thìn, Ly Nhâm, Dần Tuất 12 lai long thuộc Dương, nên lập Dương Hướng, dùng kỳ hạn ngày Dương là Thân Tí Thìn, Dần Ngọ Tuất vậy. Cấn Bính, Tốn TÂn, Chấn Canh, Hợi Mùi, Đoài Đinh, Tỵ Sửu 12 lai long thuộc Âm, nên lập Âm Hướng, dùng kỳ hạn ngày Âm là Tỵ Dậu Sửu, Hợi Mão Mùi vậy. Thế bảo rằng: "Dương Long nên Dương Điều, Âm Long nên Âm Khóa"; trái thế là Âm Dương hỗn tạp, không tốt. Song cũng bất tất câu nệ hết cả, như Cấn Long, Hợi Long, Cổ Nhân có dùng Thân Tí Thìn, Dần Ngọ Tuất là phép Tam Hợp bổ Long.
*2. Bàn về Tọa Hướng Tam Hợp. Lấy Tam Hợp bổ Long, thời bổ vào mới có lực. Không nói Long mà nói Tọa, Hướng vậy. ẤY LÀ MƯỢN TỌA HƯỚNG ĐỂ BỔ VÀO LONG. Như Tốn Long thì làm Tỵ Sơn Hợi Hướng, dùng Cục Mão Mùi để bổ vào Tốn Mộc Long, không phải thực bổ Hợi Hướng. (Xét Cục Mão Mùi tuy bổ vào Tốn Mộc Long, thực ra là Tỵ Sơn, Cục Ấn Thụ), phát phúc hoàn toàn ở trên Long, Tọa Sơn là thứ, huống chi Hướng có ích gì đâu? Song lấy Chính Ngũ Hành để luận bàn, có Tứ Trụ cùng với Hướng Tam Hợp ấy, thì chẳng nên xung Sơn, nên phải bớt đi một chữ. Như Hợi Long thì làm Hợi Sơn Tỵ Hướng, chỉ dùng Dậu Sửu Kim Cục để sinh Hợi Long là được, nếu thêm chữ Tỵ thời xung phá Hợi Sơn. Điều khác, phỏng theo đây mà suy ra. Xét Tọa Hướng Tam Hợp, thường gồm cả Tu (sửa) mà nói. Như Tọa Hợi Hướng Tỵ, muốn Tu Tỵ hướng, thì dùng Dậu Sửu Hướng Hợp Cục Tam Hợp, lấy sinh Tọa Sơn Hợi Thuỷ vậy.

*3. Bàn về Minh Tinh nhập Hướng, là cần Nhật Nguyệt thất chính đến Hướng. Minh Tinh là Nhật Nguyệt, tới Hướng thì chiếu Sơn. Hy Di (Trần Đoàn) có nói: "Thái Dương tới Sơn, chỉ nên dùng cho quốc gia tu sửa cung điện mới thích hợp, người sĩ và dân thường không thể đương được". Vì vậy Dương Công nhiều lần nói: "Tam Hợp đối cung Phúc Lộc bền vững", như Thái Âm tới Sơn tới Hướng đều được. Hoặc Nhật tới Hướng, Nguyệt tới Sơn, trước sau giáp chiếu thời càng thần diệu.

*4. Bàn về Đế Tinh, tới Hướng. Cốt yếu Đế Tih, Tịch Mậu có nói: "Đế là Thiên Đế, tức là trong Kinh Dịch nói [Đế xuất hồ Chấn, tề hồ Tốn]. Đương Lục Giáp là nói Thiên Đế mừng nắm thời Lệnh để nhận khí đất, tới Sơn thời Tinh cát, nếu trái thời thất khí, rất hung.

Bốn điều này là Phương Pháp Tạo Mệnh, được cả là thượng cát, mất 1 còn khá, nếu được 2 mất 2 thì không phải phép Tạo Mệnh, huống chi là hoàn toàn không hợp ru! Xét Hiệp Kỷ nhầm cho là không kê cứu ở đâu Tôn Đế 2 vị sao và Thích Đế Tinh là mâu thuẩn vậy. Đây trỏ vào Thiên Đế là không nghi ngờ, xét ở dưới đây 2 thiên nói về Thiên Đế và Thiên Tướng, giao hội dùng khác nhau, thì tự rõ.

SƠN ĐẦU CÓ SÁT LÀM SAO ĐÂY , QUÝ NHÂN LỘC MÃ MỪNG CÙNG TỚI . TAM KỲ TỨ ĐỨC HAY HÀNG ĐƯỢC SÁT .CÁT CHẾ HUNG THẦN PHÁT PHÚC NHIỀU.

Trên nói đạo ( phép , đường lối ) cát , đây nói chế hung . Sơn đầu là tọa sơn . sát là nói các sao ác về niên , nguyệt .Sơn đầu không phạm càng tốt .Thảng hoặc có phạm chiếm , chưa tiện vội bỏ , trừ Tuế phá Tam sát của niên gia , Mậu Kỷ phủ . Nguyệt gia đại tiểu nguyệt kiến , chưa nên khinh thường lắm . Như Quan phù Phá thoái , Không vong Kim thần , loại Hỏa tinh có đã lâu , chỉ cốt chân Quý nhân Lộc Mã của bản mệnh , với lại chân Quý nhân LỘc Mã của Thái Tuế , cả tam kỳ ( Ất , Bính , Đinh ) , chư đức ( Thiên đức , Nguyệt Đức , Tuế đức ) đều có thể hóa giải ( như năm Đinh Hợi : giáp Sát ở dậu , năm Đinh Quý nhân ở dậu , phần nhiều dùng nhật , nguyệt , thời dậu mà tu sửa tức là Quý nhân yếm sát ) . Nhưng chỗ này không nói khắc , vì Tọa sơn nguyên không nên chế khắc , khắc sát thì là khắc lên Tọa sơn ( Kinh có nói : “quyền hóa sát sinh, lại hay vời phúc ” , là thế đó. Nói sơn đầu có sát , chỉ nên dùng hóa để giải , chứ không nên dùng chế ). Nếu Đại sát thì tất dùng chế , không chuyên bằng vào lời nói Tinh có thể hóa được , nên biết thế đấy . Có sát là chỉ Trung sát mà nói .

AnhNgoc
22-09-09, 19:22
BÀI CA TẠO MỆNH THIÊN KIM ( Tiếp theo )


HAI VỊ TÔN TINH NÊN GẶP NGUYỆT . NHẤT KHÍ CHỒNG CHẤT HÀNG CAN LÀ BẬC NHẤT . CỦNG LỘC CỦNG QUÝ MỪNG TỚI SƠN. PHI MÃ TỚI PHƯƠNG LÀ CÀNG TỐT .TAM NGUYÊN HỢP CÁCH RẤT LÀ THƯỢNG CÁCH . TỨ TRỤ MỪNG THẤY TÀI QUAN VƯỢNG .DÙNG HÀNG CHI KHÔNG NÊN CÓ TỔN THƯƠNG .LẤY HÀNG CAN RẤT NÊN GẶP KIỆN VƯỢNG .SINH VƯỢNG ĐƯỢC HỢP MỪNG CÙNG GẶP NHAU .NÊN BIẾT KHẮC PHÁ VỚI HÌNH XUNG . CÁT TINH CÓ KHÍ NHỎ THÀNH LỚN . SAO ÁC HƯU TÙ KHÔNG LÀM HUNG . HAI SAO TÔN ĐẾ , MỪNG Ở NIÊN NGUYỆT TỚI VẬY , MÀ NHẬT THỜI CŨNG NÊN LẤY ,LẠI HAY GIÚP CÁT.
Tịch Hậu nói rằng : “ Gặp hai vị tôn tinh ,tất không phải là Tôn Đế tinh không kê cứu , nhưng không biết chỉ cái gì . Xét khóa cổ thì Dương công táng Canh sơn , Giáp hướng ,dùng năm Kỷ Mùi , tháng Tân Mùi , ngày Kỷ Mùi , giờ Tân Mùi . Ghi rằng : năm Mùi , tháng Mùi , giờ Mùi dưới ngày Mùi có thành giá hai vị Tôn tinh vào chính cung , có phúc tự nhiên thông ”. Tra xét rõ ràng khóa này Niên nguyệt nhật thời đều không hợp hai sao Tôn Đế , chỉ có tháng 6 có Thiên Đức và nguyệt Đức tới hướng Giáp , năm kỷ ngày kỷ ( nguyên bản ghi : năm tị ngày tị không đúng) đều cùng Giáp hợp , hoặc là chỉ vào đấy chăng ? .
Xét Hiệp Kỷ chỉ hai sao Tôn đế là nhầm , mà Tịch mậu chỉ Thiên đức Nguyệt đức cũng không phải xác thực . Vì Thiên tinh không vị nào tôn bằng Nhật Nguyệt , hai vị tôn tinh, tất là chỉ Thái âm Thái dương đấy .Thất chính lấy Ngọ làm Thái dương , Mùi làm Thái âm . Tra khóa này của Dương công , thời tháng 6 Thái dương ở ngọ , Thái âm gặp Mùi , đó là Nguyệt Nhật về cung điện . Huống chi Canh sơn Quý nhân ở Mùi , Thái âm giữ Quý nguyên .Năm Kỷ Lộc ở Ngọ , Thái dương giữ Lộc nguyên đều về cung điện . Sách nói : phàm thất chính cùng với 4 sao dữ , nếu gặp về cung lên điện , lại gồm giử Quý Lộc Mã nguyên , đều hay vì người tạo phúc , bất tất định nên tới sơn tới hướng . Xem kỹ trong lời ghi “ vào chính cung ” ba chữ , tất là chỉ Nhật Nguyệt về cung điện , khong nghi ngờ gì nữa ; không thể ,sao chẳng nói tới Chấn tới Đoài ru !. Nên Trị nhật ấy là nói ngày ấy nên được Thái âm Thái dương tới sơn tới hướng, áp phục bày tà vậy . Nhất khí chồng chất hang can ấy là nói 4 can cùng một dạng . Nhưng mà tất cùng Long sơn chủ mệnh can chi cùng hợp , mà không hình khắc mới tốt .
Tịch Mậu nói : “Thiên nguyên nhất khí , cố nhiên là thượng cách , mà địa nguyên nhất khí cũng là thượng cách ”. Nay chỉ nơi đôi can , mà không nói đến đôi chi , lấy cớ rằng địa chi có cái lệ “ Nguyệt kiến chuyển sát ” , ( xét khóa đời xưa phần nhiều dùng địa chi nhất khí , đếu không lấy kiến sát làm hiềm . Đây hảy lấy thiên can nhất khí để lấy lệ địa chi vậy .)gồm nữa Long hung đới có sát là kiêng dùng , bởi thế nên châm chước .

Củng Lộc ấy , như mênh Giáp , Lộc ở Dần , Tứ trụ dùng nhị mão , Nhị Sửu , thì triều vào Dần Lộc vậy . Nhưng sự xung mà chầu ( kiêng thấy chữ Thân ) và lập lại ( kiêng thấy chữ Dần ) cũng nên Sơn Đầu cùng quan hệ mới cát . Chầu Quý cũng thế ( xét mẹnh có Lộc Quý thì bát can sơn cũng có Lộc Quý đều phỏng y phép đấy ) . Mừng tới Sơn ấy là chỉ vào Lộc Quý Tứ Trụ tới Sơn . Không nói phương hướng là chỉ nói Sơn mà bao gồm cả phương hướng .

AnhNgoc
26-09-09, 12:34
BÀI CA TẠO MỆNH THIÊN KIM ( Tiếp theo )

Xét Lộc Quý cùng củng Giáp , mừng cả xung nữa , duy Mã thì không nên , vì Mã xung thì tan , củng thì không đi , cho nên đoạn dưới nói “ Phi mã lâm phương ” .

Phi mã lại bao gồm Lộc Quý ở trong , tức là nói hoạt Lộc , hoạt Quý , hoạt Mã vậy . Như Chủ Mẹnh lấy Thái Tuế vào trung cung thuận độn , bản niên ấy lấy Nguyệt kiến vào trung cung thuận độn , hoặc bay tới Sơn , hoặc bay tới Phương Hướng : đều cát , cho nên nói “ lâm phương ” . ( Xét ngũ chủng bí khiếu độn Quý nhân Lộc Mã , không bàn đến Tuế mệnh , đầu lấy sau ngày đông chí dụng sự thuận độn , sau ngày hạ chí dụng sự nghịch độn , Song tra trong Hiệp Kỷ Lập thành thì đều đi thuận 9 cung , chứ không lấy hai ngày Chí chia thuận nghịch . Chỉ sau ngày Đông chí dùng Dương Quý là đắc lực , độn gặp cung dương càng hay ; sau ngày Hạ chí dùng Âm quý là đắc lực , độn gặp cung âm cũng càng hay . Lại xét sách Thời hiến nói : Quý nhân Lộc Mã cùng Thiên Đức , Nguyệt Đức đều đi thuận 9 cung , chứ không phân chia hai ngày Chí ).

Tam nguyên ấy : là láy can làm thiên nguyên , chi làm địa nguyên , nạp âm làm nhân nguyên . Hợp cách như đôi can đôi chi , lưỡng can không lẫn lộn . Địa chi song phi , Tam hợp cục với lại Tứ nạp âm ….., đều nên thuần túy không hỗn tạp , mà lại hay ở Bổ giúp vào Long Sơn Tướng Chủ mệnh , cho nên là thượng cát .

Tài Quan là bàn chủ mệnh , không phải bàn Long sơn . Như người mệnh Giáp dùng 3 , 4 điểm chữ Kỷ làm hợp Tài . Người mệnh Kỷ dùng 3,4 điểm chữ Giáp làm hợp Quan . Hợp là tốt , không hợp là không tốt . Tra trong Dương Tăng nhật khóa : phàm dụng Tài Quan , đều là thập can hợp khí . Nhưng Tài Quan tứ trụ , cũng nên mở lộ ra , tức là chưa lộ ; cũng nên sinh vượng có khí . Như Quách công táng Mậu thin hóa mệnh ( tuổi người chết ) , dùng năm Nhâm tí , tháng Nhâm tí ,ngày Nhâm tí , giờ Canh tí . Lời ghi rằng : “ Nhâm tí một khí đi thuận , giàu sang vượng ruộng trâu, không thấy sao Quan ra chỗ nào , Tài vượng sinh Quan gấp . Giáp Ất đầu hàng can chi tên đề bảng vàng , chỉ vì thấy sao Quan ”.

Dùng tứ trụ hang chi , là Địa chi nên làm cục hợp hội , nếu cùng hình xung nhau , thì đó đây đều bị thương mà đại hung , cho nên nói : không nện có tổn thương . Trong Tứ trụ thời nhật can là rất trọng , nên vượng tướng đắc lệnh ; nếu nhật can mà hưu tù , không nghèo thì chết non , và chủ con cháu lụn bại . Cho nên dùng can , nếu không được thời ( giờ ) hợp nên lấy 3 can , 4 can một khí để giúp đỡ vào . Như tỷ kiên đã ít , lại không dương nguyệt lệnh , cốt phải trên năm có Ấn để sinh , lại dùng Lộc thì để giúp vào , thì cũng trong chỗ nhược ( yếu đuối ) biến ra vượng mà là có lực vậy . Song tứ trụ dù được sinh vượng có khí lực tức càng phải Long sơn và Chủ mệnh hợp nhau . Bổ Long , bổ Sơn , bổ Chủ mệnh , đó là được nhiều sức giúp đỡ , cát còn gì bằng . Nếu khắc Long , khắc Sơn , Khắc Mệnh ; Hình Long , hình Sơn , hình Mệnh ; xung Long , xung Sơn , xung Mệnh , đó là bị nhiều sức đánh đập , khá biết là hung . Cho nên nói rằng : Sinh vượng được lệnh mừng càng gặp , nên tránh khắc phá với hình xung . Đến đây là phép Tạo Mệnh không sót một chút ý kín đáo gì . Nếu tứ trụ tự cùng hình xung nhau , thì là nói : dùng Chi tổn thương . Đời xưa Bát tự cũng có tự cùng xung nhau , xung tức là phá . Như dùng cục Thìn Tuất , cục Sửu Mùi , để bổ vào Thổ Sơn …., tứ mộ sơn không xung thì không mở : ( xét 4 sơn ; Thìn , Tuất , Sửu , Mùi , dù không thích xung lắm nhưng Tuế xung cũng hung , Nguyệt xung hung vừa , duy trong Nhật Thời chỉ lấy một chữ mà xung , thì không kiêng , nếu xung nhiều cũng phá mà hung . Còn các trường hợp khác , các Sơn rất kỵ Chi xung : tai họa kỵ Thiên Can khắc Sơn . Sách nói : xung hướng thì không thể nói được , là thế đó . Song có lấy giờ Thái Dương tới Hướng ; như Tí Sơn Ngọ Hướng dùng giờ Ngọ ; Hợi Sơn Tỵ Hướng dùng giờ Tỵ …..xét không bằng Nhâm Sơn kiêm Tí : dùng trên giờ Ngọ 4 khắc , mà Kiêm Hợi : dùng dưới giờ Tỵ 4 khắc , đó cũng là thuần chính , ngỏ hầu không hiềm xung Sơn , nhưng phép này chỉ nên dùng giờ ban ngày , không nên dùng giờ ban đêm . Nếu xung chủ mệnh thì không dứt , dứt thì không thể đến chế sát . Tu phương thì trung , đẳng thần sát , cát tinh có thể lấy chế phục . Song lấy cát chế hung , thì hoàn toàn xem Nguyệt lệnh , tất là tháng hung sát hưu tù , chế thần thì tháng vượng tướng tốt . Như lấy một sao Bạch thủy , Nhâm Quý thủy tinh , chế hỏa phương Nam , tất đợi tháng về mùa Đông lúc thủy vượng hỏa suy , hoặc tháng Thân Tí cũng được , cho nên nói : “ sao cát có khí nhỏ thành lớn , sao ác hưu tù không làm hung ”. Đây chuyên chỉ Tu phương mà nói , còn như Tọa sơn Tu Tù thì lại không cát .

AnhNgoc
30-09-09, 14:06
SƠN GIA TẠO MỆNH ĐÃ HỢP CỤC LẠI MỪNG KIM THỦY TỚI CÙNG THEO , CHỖ MÀ THÁI DƯƠNG CHIẾU TỰ NHIÊN SÁNG . ĐỘ SỐ VÒNG TRỜI XEM VÒNG SAO PHỤC CHỖ NÀO , 7 ĐỘ CỦA THÁI DƯƠNG 3 CÁI KHẪN YẾU SỐ ĐI KHẮP TRUNG GIAN THÌ SỐ GẦN THỨ NHẤT , TRƯỚC SAU SOI TỚI GIÚP SƠN MẠCH , KHÔNG NÊN NGỒI XUỐNG CHỖ CAN CHI KHUYẾT , LẠI ĐƯỢC NGỌC THỐ ( Tức Mặt Trăng ) SOI CHỖ NGỒI , CÓ THỂ KHIẾN NGƯỜI SỐNG THẤM NHUẦN ƠN .
Trên nói cách làm cụ thể cho tạo mệnh , đây nói hợp cát làm Dụng cho tạo mệnh . Phép Tạo mệnh là tạo thành 8 chữ , đã hợp cách cuc5 , rồi sau tìm các sao tốt soi tới Sơn Hướng , thế là gồm cả thể dụng , có thể đạt được thần công mà đổi mệnh trời vậy . Vì Trời lấy 5 sao làm kinh , ngoài mặt trời mặt trăng ra , không gì tôn bằng . Song sao Hỏa hung liệt , hai sao Thổ Mộc , lại hay che lấp ánh sáng của mặt trời mặt trăng , và che sự sáng của Sơn Hướng , cho nên không thể dùng , duy sao Kim thanh , sao Thủy tốt đẹp , là sao rất tốt trong 5 sao , nếu dùng với mặt trời mặt trăng cùng tới Sơn Hướng , gọi là Kim Thủy giúp nhật nguyệt , là triệu đại cát , nhưng tất phải lấy Đài lịch mặt trời đi vòng cung độ mới là thực . Đến như Thăng huyền kim thủy Chu thiên kim thủy suốt năm , giữ nhiệm vụ ở một phương , mà không đi vần thì không đủ tin . Thái dương cũng tra Đài lịch mới là thật . Ngoài đây ra còn có Thăng huyền Thái dương , Đô toản Thái dương , Ô thỏ Thái dương , Tứ lợi tam nguyên Thái dương , Tuần hoàn Thái dương, Lôi đình Thái dương , Đô thiên bảo chiếu Thái dương , dù là 7 thứ đều thuộc tạo giả dối cả . Vả lại trên trời không có 2 mặt trời , há lại có một Thái dương ở Đông , một Thái dương ở Tây , suốt năm không chuyển động , nếu thực có sao ấy mà lòng lại không có lý ấy . Vả lại chọn ngày mà lấy nhật , nguyệt , tinh thần tới Sơn tới Hướng , mừng Sơn Hướng sáng sủa , Tăng nói : trong nhật , nguyệt , tinh thần có thần tiên à ? kẻ kia tối tăm không biết , mứng lấy Đạo giả gọi là Thái dương đế quân , Thái âm đế quân, Ngân hà tinh quân rồi phụ họa với nhau nặn ra một vị Ngọc Hoàng để đè ép đến nỗi bời bời không nhất định , thật dối trá rất mực . Lại như hai sao Tôn Đế rất nói cát , mà xét khởi lệ rất là vô nghĩa , niên lệ thì lấy Thượng nguyên Hạ nguyên Giáp tí khời từ cung Càn 6 ; Trung nguyên Giáp tí khởi từ cung Khảm 1 ; vì từ Thượng nguyên năm Giáp tí khởi từ cung Càn 6 , đến năm Kỷ mùi mà 7 vòng , năm Canh thân lại gặp Càn 6 , thì trung nguyên Giáp tí tất khởi từ Khảm 1 , lại đến năm Kỷ mùi mà 7 vòng , thì năm Canh thân lại gặp Khảm 1 , thì Hạ nguyên Giáp tí tất khởi từ Càn 6 vậy . Nhưng Hạ nguyên Giáp tí 60 năm đã hết mà lại khởi Thượng nguyên , thì không thể lại tới Càn 6 . Đến như cái nghĩa Tam nguyên cửu cung vòng rồi lại bắt đầu , hoàn toàn không hợp nhau . Vã lại đã dùng Cửu cung phi độn , mà không dùng trung cung 5 , càng thuộc vào phi lý . Dến lệ tháng lấy tháng giêng năm dương khởi từ Cấn 5, cũng tức tháng 9 cung , cái nghĩa tháng giêng khởi 8 Bạch , nhưng lệ năm đã không hợp , thì ngày, tháng , giờ không đủ tin . Về huing tinh thì có 24 tuần sơn thần sát : Tuần sơn La hầu , Âm diêu Thổ tú , Ôn tinh ( đầu hung ) , Thủy tinh , Tài bảo ( cát ) , Kim tinh , Huyết quang ( hung) , Thái dương , Cát tinh ( cát ) , Hỏa tinh , Viêm diệu ( hung ) , Tử khí , Vinh quan ( cát ) , Kế đô , Đao binh ( hung ) , Mộc tinh , Vượng điền ( cát ) ,, Quỷ sát , Thương vong ( hung ) , Thái âm , Cát khánh ( cát ) , Nhiếp đề ( hung ) , Vượng tàm ( cát , tức thái tuế bản vị ) , cộng 24 vị , theo các Tuế chi trước Can duy khởi La hầu rồi dần dần tính thuận 24 Sơn , 12 năm cùng lệ này . Nay xem những tên ấy mà nghĩ đến nghĩa xét đến lệ , mà đo liệu đến tình , thì đúng là các thuật sĩ hùa nhau nặn ra làm thỏa bọn họ , rõ ràng lắm rồi . Duy có Tuần sơn La hầu , cho là gần kề Thái tuế , không đến hướng , hầu gần như có lý , há phải thuật sĩ nhầm tong 24 sao sát có tên Kế đô , bèn chỉ La hầu thuộc Hỏa , thật là nhầm sai quá lắm ( nói rõ ở dưới trong thiên La hầu ) . Lại đến Ẩn phục Huyết nhận , Thiên kim Huyết nhận , Đã kiếp Huyết nhận , Sơn gia Hỏa huyết , Sơn gia đao châm , hoặc theo thiên can khởi hoặc theo niên chi khởi đến như lẽ sinh khắc chế hóa , tuyệt nhiên không liên quan nhau . Đến nghịch Huyết nhận , lấy bát can tứ duy chia rải cho 60 Giáp tí , đều chiếm một chữ mà không dùng 12 chi , không có chút đường lý gì chỉ lấy 3 chữ là đáng sợ để làm người ta sợ hãi . Chín sao lành cũng chia rải cho 60 giáp tí , mỗi ngày ở một xứ Ám đao sát , thì 60 tháng chia chiếm 12 xứ , 5 năm một lần thì lầm lẩn càng sâu . Lại có một sao mà cát hay hung không định rõ , như Dịch Mã Lâm quan , tức là trước Dịch mã hai can và cả đối phương , thuật sĩ tục lại lấy Dịch mã trước một can là Mã , trước Lục hại đối phương làm Kim đồng . Chàng một sát phu , cùng là lẽ trước 1 mã ,cho là Lâm quan : tốt , cho là Lục hại : hung , rõ ràng tự cùng mâu thuẫn nhau . Xét ra tam hợp Trường sinh đối xung là Dịch mã , cùng với can chi trước sau , không can thiệp mảy may . Mệnh cát Mệnh hung đều bàn càn bậy . Lâm qua Lục hại , đã không phải nghĩa , Kim đồng Chàng mệnh , càng là quái đản không ít . Vì niên nguyệt thần sát , có tự lâu rồi , các thuật sĩ hiếu kỳ , mỗi việc hùa nhau nặn ra , nặn tạo ra không được , thì cứ đem thần sát ấy nặn ra tên khác , lại lược đổi khác đi , để làm văn vẻ sự hủ lậu , mà Thần sát tự đó càng ngày càng rối bời , tức như một Phù thiên không vong , lại gọi là Dầu bạc không vong , lại gọi là Bát sơn không vong : như Nhất tọa sát hướng sát , lại gọi là Linh mao cấm hướng , lại gọi là Bát sơn đao châm , nên cũng tự chán là chồng chập , thì ở như Bát sơn đao châm mà thêm vào , lấy Tam hợp nguyệt ở Đầu bạch không vong mà thêm vào ; lấy Bát quý sơn chi chia lìa gượng gạo làm vài sao sát , Lại thêm Lục hại thì lại gọi tên khác là Âm trung Thái tuế . Âm trung sát tiểu hao thì gọi tên khác là Tĩnh lan sát mà đều dấu kín tên cũ đi . Lại như Hoàng đạo Hắc đạo thì lại lập riêng danh sắc , gọi là Minh tinh , Hắc tinh , mà Lôi công với Thiên nhạc , cát hung đều khác nhau . Lôi công tức là Thanh long vốn là sao cát . Thiên nhạc tức là Thiên lao vốn là hung tinh . Nhân thiên lao mà gọi khác tên là Thiên ngục , nhân ngục mà ngoa ra nhạc lại nhân Nhạc mà ngoa ra Nhạc , bèn lấy Thiên nhạc là cát mà Lôi công là hung . Lại như Thiên quan Thú Tướng dân , ngày thì diễn ra lấy ngày ngục , ngày Đô lệ lao chết rieng chịu tội , không nói ra tội hình , và đến như 12 mà lại riêng ra các tên Phúc hậu Ân thắng . Kiến Trừ 12 vị thần đã có cùng vị khác tên , mà lại chia riêng làm các hiệu Chu tước , Quý nhân . Ôi ! chỉ một Thần sát mà danh hiệu càng được càng nhiều , cát hung không bằng cứ gì , bèn khiến kẻ Nghiệp thuật hoa mắt rối lòng , tới hay tráng không biết đâu mà mò ! Chẳng lạ gì , vì người ta tạo phúc , mà lại tới họa . Cái tệ hại này đều do người dời thích sao cát , ghét sao hung , cho nên những kẻ tục thuật hùa nhau nặn ra danh hiệu cát để gieo vào sự muốn sự ghét vậy , đâu có biết cát không phải thực cát , hung không phải thực hung , vì thần sát , cát hung to nhỏ , nên đều theo Thái tuế Nguyệt kiến mới là thực . Nếu không do đó , dù có thi , ca , đồ , lệ , cũng đều là thuật giả dối hùa nhau tạo nặn ra .

Xét kỹ Quốc triều bản Khâm định Hiệp Kỷ , thì sự thật hay giả rõ ràng lắm . Các điều đó đều lập thành ở thiên Biên ngụy ở sau .

AnhNgoc
05-10-09, 11:24
NÓI RÕ TINH ( Sao ) THẦN

Tuyển trạch Tông kinh viết : “ Dương công có nói : niên nguyt65 cốt diệu , ít ai biết , niên nguyệt không bằng phép tạo mệnh ” .Ngô công có nói : “ phép Tuyển trạch không bằng phép Tạo mệnh , cái hay của Thể , Dụng , có thể đoạt đực thần công ”. Quách công có nói : “ Trời sáng chiếu dưới , đức Đất chở trên , Tàng thân họp sóc , Thần đón Quỷ phục ”. Mười sáu chữ này rất tinh rất mầu nhiệm , tức là nói Thể , Dụng của Tạo mệnh là thế . Vì Thần Tàng ấy là vị Nguyên thần thu tang ở trong đất . Phép ấy đây : Kén thành Tứ trụ , bát tự can chi thuần túy , thành cách thành cục , để giúp bổ vào Long khí , thì mạch đất thịnh vượng , mà lên trên giữa phần mộ , cho nên gợi là Tàng thần , nên gọi là “ địa đức thượng tải ”, là thể của tạo mệnh đó .Hợp sóc là : lấy ngày mồng một , nghĩa là Thái âm Thái dương hợp nhau chiếu sáng . Cứ một điều gồm trăm điều vậy . Phép đây : lấy Tam kỳ Tam đức , Kim , Thủy , Tử , Bạch , Lộc mã Quý nhân tới Sơn tới Hướng , tự nhiên tốt Phúc . Nói về Hợp Sóc là nói “ trời sáng chiếu xuống dưới “ , là Dụng của Tạo mệnh , nhưng nếu phạm đụng Hung Sát , thì Họa theo liền , cũng là vô ích .Lại tất phải trước hết ở trong niên nguyệt , suy tìm Cát thần ba hướng cùng đón rước , còn nhất thiết Tuế phá Tam sát , các hạng Mậu Kỷ Âm phủ phải tránh , kiêng tất cả , không can phạm nhau , là hoàn toàn cát , là thuyết Thần đón Quỷ tránh vậy , đó lại là rất khẩn trong Thể : Thể Dụng gồm cả , là nhất rồi , nếu không thế , thì thà bỏ Dụng mà dùng Thể . Trong mỗi năm có Cát thần , có Hung thần , có cát tinh , có hung tinh , hai loại ấy không đồng nhau , không thể không biện . Thần lệ thuộc ở đất , hoặc cát hoặc hung , tùy theo Thái tuế chỉ huy mà thôi , vì Thái tuế là Vua , phận vị rất tôn , lực rất lớn , cùng 24 sơn ấy , thì Thái tuế cùng mừng cùng hợp nhau , đến như Thái tuế sở sinh phù ấy tức là cát . Cho nên phàm Tuế đức hợp Tuế quý , Tuế Lộc , Tuế Mã , cả đến những chữ Khai , Thành , Bình , Nguy , bốn ngày ấy đều cát , ngày Trừ ngày Định cũng cát vừa . Tóm lại cùng với Tuế quân tương đắc nhau cho nên cát ; còn như cùng với Thái tuế xung , đấu nhau và bị Thái tuế khắc chế , thì là hung thần , cho nên Tuế phá ấy , Thái Tuế lý gì đâu ? Thái âm hiền lành , có khí tượng mẫu nghi , hay hóa được tất cả mọi hung thần , nhưng đã được chân Thái dương rồi , lại được chân Thái âm là Kim Thủy cùng tới Sơn Hướng , phúc trạch càng dầy . Nhưng kim thủynhật nguyệt này cùng với Lộc Mã , Quý nhân đều giúp là sao Phúc chứ chẳng phải là nguồn gốc phát phúc ; căn bản của phúc là hoàn toàn ở bổ Long , bổ Sơn , bổ chủ mệnh , Tứ trụ Bát tự được cục để sinh phù mạch Sơn vậy . Cho nên Mạch Sơn chỗ ngồi , mà Vượng Tướng thời Phát , nếu Hưu Tù thì Không Phát . Đó hoàn toàn ở chi can của Tứ trụ . Nếu can chi đã khuyết , thì bổ Mạch không dậy , dù các cát đều tới , cũng không đại phúc , ví như con người vô dụng dù được Quý nhân giúp đỡ , trọn không thể làm gì lớn được . Cho nên lại đinh ninh nói rằng : “ Không nên ngồi xuống chỗ can chi khuyết ”, đó là tỏ rõ Thể là trọng , Dụng là khinh .

Đã được cơ trời chữ nào cũng huyền diệu , tinh vi tuyển trạch nên thao tìm , không thế là trái lý , là thuật của ông thầy tầm thường , cầm xem văn phù hiếm , uổng phí công dụng tâm . Chứ chữ như vàng thực đáng khoe , khiến cho cơ trời như hoa thêm gấm , nếu không được chân Long , mà được niên nguyệt , thì cũng giàu sang và người nhà thịnh vượng .

Đây là kết rõ bài trên về phép tạo mệnh , hoàn toàn lấy Bổ Long Sơn , Tướng Chủ Mệnh làm chủ yếu , cho nên Dương công lại cực khẩu tán dương , há chẳng phải muốn người để lòng nghiên cứu . Ai hay hay biết đực nghĩa ấy nghên cứu tinh vi , thì Tuyển trạch có thể tốt đẹp như tiền nhân ; Không thể , chỉ cần văn suông , làm việc câu nệ ở phép đã thành , chẳng qua là thuật tầm thường , cho nên lại khen tốt đẹp rất sâu , để thấy Tạo mệnh diệu dụng vô cùng , mở bảo người sau nên lưu tâm .

Lại ca rằng : “ Phương phương vị vị sát thần tới , tránh được Sơn qua khỏi , lại lấn tới Hướng . Chỉ có Sơn gia chỗ tự vượng , bí quyết thần diệu của cơ Trời nên lưu tâm . Chi mà không hợp thì lấy trong hang can , đón phúc trừ hung tìm chỗ vượng , mặc kệ La Hầu Thiên phủ sát , nên ẫn phục dưới âm chin suối .

Hai mươi bốn phưng vị thần sát chiếm phạm rất nhiều , tránh được niên sát , lại có nguyệt sát , tránh được nguyệt sát , lại có nhật sát . Vả 1 Sơn lợi , Hướng lại không lợi . Hướng lợi Sơn lại không lợi , khó được cát hoàn toàn . Chỉ lấy bản Sơn , mạch tới từ chỗ vượng , được lệnh có khí , lại Tứ Trụ can chi nhân thì vượng tướng .Như Tọa Sơn là bát can thì lấy Thiên can nhất khí , hoặc chồng chất Lộc , chồng chất can . Tọa Sơn lả 12 chi , lấy địa chi nhất khí , hoặc Tam hợp niên nguyệt nhật thời , chẳng phải là ở Sơn gia nơi tự vượng , châm chước điều hòa , khiến cho càng thêm vượng . Đây vượng thì đấy suy , mà hung sát tự nhiên phải phục . Đó là bí quyết thần diệu của Cơ Trời .

-----------------------------------------------------------------

AnhNgoc
09-10-09, 14:20
KINH NGHI LONG
( Dương Quân Tùng )

Đại phàm việc sửa dựng nhà cùng việc mai táng, nên đem các sao của niên nguyệt bầy ra , đất lành táng hung , họa phát trước , gọi là khí thi phúc chẳng tới , đấy là lời nói của vị tiền hiền Cảnh Thuần , Cảnh Thuần dù nói không niên nguyệt ( Quách Phát thời Đông Tấn mới làm Táng kinh mà nghĩa Tuyển Trạch xét ra chưa từng truyền , tới đời Đường Dương công mới làm ra thiên Tạo Mẹnh và Kinh Nhgi Long , mỡ rõ lý khí mà đạo ấy mới rõ rệt , Quách Phát làm sao có nguyên kinh . Người đời sau cho là Nguyên kinh tự Quách công làm ra , thế chẳng phải ngụy tạo sao ! ). Về sau niên nguyệt vài mươi Nhà , một nửa có đầu , không đuôi kết , đại để văn ấy không thập toàn . Một nửa đều là người có tục truyền ( về sau dứt hết sự lầm lẫn của các Nhà ) , không phải Thanh nang khởi Quỷ quái , ấy là Tam nguyên Độn giáp giải nghĩa rõ ràng , Đằng vân diệu khí cả Lộc Mã , Thông Thiên khiếu cùng với cục Lục Nhâm , trang hoàng thành ra đồ cục gọi là Phi thiên ( khiếu mả không đủ tin ) danh hiệu Phi thiên người nào tạo ra , rằng là của Tổ sư nói bí quyết mà truyền ( lầm lẩn về miệng truyền là có thể biết ) , Đồ kim bàn là Tả bổ Lục . Lôi đình Cửu kiếp gọi là Thăng Huyền . Khôn giám Hoàng là cả Vũ khúc , duy có Quan Quỷ khiến Đại đan can . Huyền truyền là bậc nhất , toán lệ 120 Nhà , 96 Nhà lấy niên nguyệt làm cốt yếu , hỏi đến nhất nhất đều thông hiểu cả . Phi độ tinh thần nói mầu nhiệm trống ốc là hay . Thử khiến Tuyển Trạch làm nhà , mộ , khi phúc chưa tới họa đã tới trước ( nói hết cả sự lầm lẫn của các Nhà không nên dùng ) , không biết niên nguyệt ít người biết . Niên nguyệt không như phép Tạo mệnh , trang hoàng thành mệnh tốt nhờ người làm . Người cát sinh , vượng được mệnh tốt , một đới được hưởng phúc gồm giầu thịnh , không những một thân mình giầu sang cao , đời đời con cháu hưởng phúc thừa ( ở đây nói là Tạo mệnh thần diệu , để bảo người sau lưu tâm xem xét ) . Ta nhân tích số xét về trời , khí tượng huyền vi muôn muôn ngàn sao đến sáng sớm lặn dần dần , chỉ có sao Thái dương còn mải đến muôn đời . Thái Âm nhờ mặt trời có khi đầy khi vơi không ví được với Thái dương luôn luôn sáng trên trời , xin ai chuyên dùng ánh sáng Thái dương soi tới , Tam hợp cung đối thì phúc lộc bền . Lại xem vài sao ở chỗ nào , phúc lực cùng với Thái dương gồm cả . Hai sao Kim Thủy cùng tử khí , Nhật tác cùng dùng không hiềm gì . Vòng trời vốn là 11 sao , chỉ hiềm trái phục , tai họa ghê gớm .

Kinh trên đây nói rõ các Nhà hoảng hốt , không như tạo mệnh thần diệu . Nhân Long sơn chủ mệnh để khởi Tứ trụ Bát tự , thành cách thành cục Phù Long tướng chủ , thể gọi là trang thành mệnh tốt đẹp . Bát tự đã tốt đẹp , bèn lấy cát tinh chiếu tới , Thái dương là rất tốt thứ nhất nên tới hướng là thượng cát . Đối cung tức là tới hướng đó . Tam hợp cũng cát , hoặc cùng Sơn Tam hợp , hoặc cùng Hướng Tam hợp , Thái Âm là tốt vừa . Trong số 5 sao , thì 2 sao Kim Thủy tốt , hai sao Thổ Mộc che lấp sáng sủa , và Hỏa tinh nóng dữ dội đều hung . Trong Tứ Dư duy Tử khí rất tốt . Nguyệt bột Nhu tinh , gặp sao hung thì hung , gặp sao cát thì cát , cùng dùng cả thì không hiềm gì , vì cùng với Nhật Nguyệt hợp với Thủy đồng dùng là cát . Hòa , La , Thổ , Kế , đều hung . Thất chính Tứ Dư cộng 11 sao , nếu gặp phục nghịch thì hung lại càng hung , mà cát cũng hung.

Xét bài ca Thien Kim của Dương công cùng với Kinh Nhgi Long , mở rõ ý về Tạo mệnh mà nói . Nói đến lý càng xem càng hay , thật là ngàn đời chỉ xa ( tức là xe chỉ Nam ) của Nhật gia Nơi đó đến Tăng Văn Sơn , Trần Hy Dy , Ngô Khắc Thành , Ngô Cảnh Loan , với lại những nhà thuật sỹ danh tiếng đời sau , khóa Tạo Táng nhất thiết đều lấy phù Long Tướng chủ làm chủ yếu . Đến việc sửa cát phương thì phép Phù Cát , hết sức khúc chiết , khéo lấy mà xem, cùng với sự hoảng hốt vô bằng của các Nhà , ví như mây bùn cách biệt .

AnhNgoc
14-10-09, 14:06
BÀN BẠC CHÍNH XÁC VỀ THẦN , SÁT .
-------------------------------

Tuyển Trạch lấy Phù Long Tướng chủ làm Thể , theo cát tránh hung làm Dụng , thể dụng gồm đủ là hoàn toàn cát Nhưng thuật giả dối ra rất nhiều như ong dây , mở cổng , rộng cửa , hùa nhau nặn ra Thần Sát , không dưới hàng ngàn .
Như Tịnh là cát thì mặt trời , mặt trăng là rất cát . Trong bài Thiên Kim ca có câu : “ Tứ yếu Đế tinh dưỡng Lục giáp ”. Đế là Thiên Đế , tức là hùa nặn ra một Ngọc Hàng loan giá , Tử vi Đế tinh , Tử vi Loan giá , Thử thần Đế tinh Nam Long Đế tinh, Đô thiên Bảo chiếu .Đô thiên chuyển vận , Hành nha Đế tinh , suốt năm mỗi vị giữ một phương tuyệt nhiên không đổi dời , há phải là Phấn hoàng 6 triều các vị Đế dời Ngũ đại dư : khá biết không phải đối xung mà là phá vậy . Tam sát là 3 phương Thái Tuế sở sát . Âm phủ là : hóa khí của Thái tuế , tức là khắc sơn hóa khí . Niên khắc là Thái Tuế nạp âm khắc Tọa Sơn bản mộ nạp âm . Đó đều chịu Thái Tuế khắc , mà không thể phạm vào được . Lâm quan phương là Thiên quan phù , chủ quan tụng . Đế vượng phương , là Đả đầu hỏa , chủ hỏa tai . Đó là khí Thái Tuế có thừa , cho nên phải Tam Hợp cục khắc tử phương vị Lục hại , vì Chá thoái chủ về lụn bại . Đó là khí của Thái Tuế không đủ , cho nên đem cục Tam hợp bổ vào . Lấy là Tuế can độn Ngũ Hổ , độn dến Mậu Kỷ phương , là Mậu Kỷ sát , canh Tân phương là Thiên Kim Thần , Bính Đinh phương là Độc Hỏa . Các Thần từ đây trở lên tóm cả tùy theo . Tuế quân mà di chuyển . Còn các Thần Sát bời bời , không theo Thái Tuế mà dấy thì đều là người đời sau dặt thêm . Trong đó duy có Thái Tuế là rất hung , lệ không phép chế . Tam sát cũng đại hung , không thể chuyển phạm . Còn các Hung Sát khác , đợi tháng Hưu Tù mà lấy Tứ Trụ chế hóa là được . Nếu không biết phép Chế Hóa , thì thà tránh đi , đó là đại lược về Thần đón Quỷ tránh .
( Đây bàn về cát tinh hung tinh ) : Sao chuyển vận ở trên trời , mặt trời mặt trăng ở trong thất chính . Kim Thủy là Tử khí Nguyệt bột trorng tứ dư với Tam Kỳ Tử Bạch trong Bát kết , đều là cát tinh cả . Trong đó duy mặt trời là rất Tôn , nguyệt ( mặt trăng ) cùng với Tam Kỳ Tử Bạch là cát thứ nhì . Đến như các sao Ngọc Hoàng Loan Giá , đều hùa nhau nặn ra không căn cứ gì cả .
( Đây bàn về Nguyệt gia cát thần hung sát ) : Nguyệt lệnh là chức quan quyền yếu , sao xung là nguyệt phá , sao khắc là Nguyệt Âm phủ , làm Tuế phá cho khắc Sơn gia và Niên gia . Âm phủ niên khắc cũng đồng vậy . Nguyệt gia chi Thất sát : là tháng đủ kiến Tiểu nhi sát , với Mậu Kỷ sát của Niên gia đồng vậy . Trong đó duy tháng đủ kiến rất hung , đó là chân hung thần của Nguyệt gia . Vượng phương của bản nguyệt là khoảng giữa sao Kim Quỹ , Lâm Quan , Đế Vượng là Nguyệt Đức . Phương cùng hợp là Nguyệt đức Hợp , loại giữa Đinh , Nhị Khôn là Thiên Đức . Phương cùng hợp là Thiên đức Hợp , đó là Chân Cát thần của Nguyệt gia.
( Đây bàn chế sát ) : Sao trên trời có thể hàng phục được sao sát dưới đất , nhưng sao trên trời khí nhẹ , sao sát ở dưới đất sức mạnh . Nếu phạm Tam Sát âm Phủ , với lại Nguyệt gia chi đại nguyệt kiến Tiểu nhi sát , thì Thái Dương tới cũng không thể chế được , huống chi là Đất ! Đại sát thì tránh đi , Trung sát thì Chế đi , Tiểu sát thì bất tất bàn đến . Cốt được tám chữ đích đáng , sao cát soi tới thì tự nhiên bền cát . Còn như giả sát mà hùa nhau nặng ra thời bỏ đi thôi .
( Đây luận về tu phương ) : Tu hung phúc mạnh , không bằng tu cát là ổn . Song tu cát nhu tu Thái Tuế phương , Tam đức phương , Bản mệnh Lộc quý phương . Thực Lộc phương tất lấy cát phương tháng vượng tướng , mà lấy Tứ Trụ giúp đỡ thêm vào, thì cát ấy lại càng cát vậy . Tu hung như tu Tam Sát phương , Quan Phù phương , Kim thần phương , tất đợi tháng phương hung tháng tu tù , mà lấy tám chữ khắc chế , thì hung phương cũng cát được .
Tu cát cốt giúp được vượng , chế hung cốt chế được phục . Như bản mệnh Quý nhân Lộc Mã phi tới Sơn phương , hướng , rất cát , cũng có thể hàng phục được các hạng Trung , Hạ sát .
( Đây luận về thần sát thực , giả ) : Trong 24 sơn phương không cát hung , nghe theo Thái Tuế lấy cát , hung mà thôi , không theo Thái Tuế khởi thì đều là giả tạo ra . Như cát thần , giả thì gọi là Ngọc Hoàng , là Tử vi , là Loan giá . Hung thần giả thì gọi Thiên mệnh sát , Phù thiên Hỏa tinh , với các dạng Hỏa tinh , Quan phù , Huyết nhận , không thể ghi chép hết được , chỉ một là xét về lệ khởi lên , hai là xét về sở dĩ nhiên , thì sai lầm rất rõ ràng vậy .
( Đây bàn về nhật thần cát hung , thực giả ) : Trong 60 ngày cũng không hung cát , nghe theo Nguyệt lệnh lấy cát hung mà thôi . Nhật thống ở Nguyệt là Nguyệt sở hợp sở sinh với lại cùng Nguyệt lệnh cùng vượng ấy là Chân cát nhật , như vượng nhật Tướng nhật , Nguyệt đức nhật ,……, Can chi của Nhật là Nguyệt sở khắc , sở xung cả đến hưu tù mà không dường Nguyệt lệnh , là Chân Hung nhật , như Phá nhật Tứ phế ,…., còn không theo Nguyệt lệnh khởi ấy , đều là ngụy tạo cả , như ngụy cát Nhật thì gọi là Man Đức , Cát Khánh ,…., ngụy hung Nhật thì gọi là Tử biệt , Diệt môn ,…., xét kỹ về khởi lệ thì Thực , Giả rõ ràng vậy ./.

HẾT QUYỂN I

AnhNgoc
16-10-09, 13:50
Tuyển Trạch Cầu Chân

Quyển 2 :

SÁCH CHỌN NGÀY GIỜ DỰNG NHÀ –
CHÔN NGƯỜI CHẾT , NAM NỮ HỢP HÔN

* * *


BÀN VỀ BỔ LONG.

( Làm nhà , để mộ như nhau )

Khâu bình Phủ nói : “ Trước hết xem gió nước để quyết định dấu vết , sau xem năm , tháng nên đồng nhau , cát , hung hợp lý xen lẽ huyền diệu , nên quay tới Sơn đầu tìm vượng Long .”

Phàm vào làng nào mà thấy Sao , Ngọn núi lạ lung khác hẳn , Long Thần tốt đẹp trội hẳn lên , làng ấy giàu sang không nghi ngờ gì . Làng nào mà thấy sườn núi quanh co rối loạn , Long Thần thấp yếu , làng ấy nghèo hèn không nghi ngờ gì . Gốc họa phúc đều thuộc về Long , chọn ngày mà không bổ Long , thì hà tất chọn . Biết thuyết bổ Long , thì đã nắm được cái then chốt huyền bí của đạo ấy .

( Sách có nói : “Phú Long nên tìm phú niên , nguyệt . Quý Long thì tìm quý kỳ quý cách . Tìm Sơn gia biết được chân phú quý , nên kén phú quý cả hai tình tin thực ” ; cho nên người xưa đều lấy bổ Long làm trọng ) .
Phàm Long ở xa không bàn , chỉ đơn độc lấy mạch tới huyệt là chủ , lấy chính lý ngũ hành bàn sinh khắc , Tứ Trụ Bát tự sinh giúp vào thì cát , khắc tiết thì hung .
( Tịch mậu nói : Long thì có Long vào đằng đầu , có Long ở chính thần : Long vào đàng đầu , là chí khí tới đằng đầu một tiết nhỏ . Long chính thân , hoặc quanh bên tả , quanh bên hữu , mà tiết ấy nhiều ; hoặc cao , thấp , dầy , mập , mà tiết ấy dài , nên bảo rằng Long đi thập đại mới thành Long vậy . Bổ Long vào đàng đầu , phát phúc chóng , bổ Long chính thân , phát phúc chậm mà được khá lâu . Nhưng bổ Long chính thân chỉ bàn thế lớn , như Long Càn Hợi , Nhâm tí , đều đến bản vị để phân ngũ hành , mà mưu toan chọn để bổ . Bổ Long vào đằng đầu thì lấy bình phân 60 mà xét khí thuộc Giáp tí nào , cho nên người xưa có dùng Tứ trụ nạp âm , để bổ Long nạp âm . Như Trường Trưởng lão làm cho Hoàng thị ở Uyển cương , Phong thành khóa táng đó . Xét bổ Long thân ấy là vu khoát xa xôi . Bổ Long vào đằng đầu tất lấy bình phân 60 là câu nệ vậy . Người xưa dù có dùng , mà xét lấy mạch vào đằng đầu xem 24 phương vị , nắm được ngũ hành là chánh tong ) .
Không cần hỏi Âm trạch Dương trạch , đến chỗ kết huyệt , tất có một dây mạch nhỏ , tử tế mà xét định , tức lấy La Kinh xét cho đúng ngôi chữ gì , nếu thuộc Mộc thì dùng cục Hợi Mão Mùi , thuộc Kim thì dùng cục Tỵ Dậu Sửu , thuộc Hỏa thì dùng cục Dần Ngọ Tuất , thuộc Thủy thì dùng cục Thân Tí Thìn , đó là cục vượng vậy . Hoặc dùng cục Ấn mà Sinh ( như Hỏa long dùng cục Mộc , Mộc Long dùng cục Thủy , Thủy long dùng cục Kim ..v…v…) cũng được . Nhưng Long hùng mà đới sát , nên dùng cục Tài ( như Hỏa long thì dùng cục Kim …v…v…) . Nếu trong hang núi đất âm u , trội lên mở ra cái lỗ trũng , gần huyệt chỉ có vòng tròn không mạch nhỏ , vòng tròn nếu rộng không phải là mạch . Nên ở sau núi , chỗ thắt đáy lưng ong , xét mà bổ vào . Phàm chỗ Tỉnh Thành Quận Huyện , phải hướng Ngọ thì hướng Bính Đinh . Hướng Ngọ tất Long Nhâm tí ; hướng bính đinh tất long hợi cấn đều lấy cục Thân Tí Thìn , nhưng mạch chính đã kết vào Nha Thự ( nơi công sở các quan ) . Dân cư hoặc đông , hoặc tây , đều là trên mạch chia ra từng chi mà tới ngang , chẳng biết thuộc ngũ hành nào , chỉ lấy bổ Toa sơn là chủ . Từ đây trở ra ngoài đều bổ mạch , mà chỗ đất âm u càng khẩn yếu , vì táng là nhân một sợi dây sinh khí . Khí Long suy hay vượng , hoàn toàn xem Nguyệt lệnh ( lấy chính lệnh đã chép để làm trong 12 tháng ) . Cho nên bổ Long tất ở tháng tam hợp , hoặc tháng Lâm quan , thì tháng Mộ cũng là tháng vượng , không phải là lệ suy , bệnh vậy . Vì cung Sửu có Tân Kim , cung Thìn có Quý Thủy , cung Mùi có Ất Mộc , cung Tuất có Đinh Hỏa , cố nhiên biết 4 cung ; Mộ là vượng chứ không phải là suy , cho nên phải dùng cục tam hợp .
Phàm bổ Long hoàn toàn ở Tứ Trụ địa chi , vì thiên can khí nhẹ , địa chi sức nặng . Cũng có khi lấy Thiên nguyên nhất Khí mà bổ , như Giáp Long dùng 4 Giáp ; cũng có khi lấy Địa nguyên nhất Khí mà bổ , như Mão Long dùng loại 4 Mão , thì rất thần diệu , nhưng khí được nhiều , hơn 10 năm mới gặp một lần , mà lại hoặc Nguyệt gia Nhật gia Sơn hướng đều không hợp , thì có thể làm gượng được ru ! Không bằng cục Tam hợp hoạt động dễ lấy . Cục Tam hợp chỉ cốt ở trong tháng Tam hợp , tháng Sinh , tháng Vượng , tháng Mộ đều được . Nếu trong 3 tháng ấy có hung thần chiếm phương , thì tháng Lâm qiuan cũng khá gọi là cục tam hợp kiêm Lâm quan Dịa chi nhất khí . Hoặc là Tứ Sinh , Tứ Vượng thì không nên , dùng chữ Tứ Mộ Tam Hợp bất tất tất hoàn toàn 2 chữ cũng được ( như cục Thủy dùng Thân Tí hai chữ , hoặc Thân Thìn 2 chữ đều là Họi Cục ) 12 Long tính âm , nên dùng âm khóa , 12 Long tính dương , nên dùng dương khóa , Dương công có câu : “ cốt yếu âm dương không lẫn lộn ”, là thế đó . Nhưng Long Ngũ hành đều có Dương , có âm , mà cục Hợi Mão Mùi , Tỵ Dậu Sửu , đều là Âm cả ; cục Thân Tí Thìn , Dần Ngọ Tuất , đều lại là Dương cả . Cho nên khóa cũ cũng không câu nệ lắm về thuyết Âm Dương .
Người xưa Tạo táng tám chữ , phần nhiều lấy Địa chi bổ Long , lấy Thiên can bổ chủ mệnh , hoặc cùng với Mệnh Tỷ Kiên nhất khí , hoặc hợp Tài , hoặc hợp Quan , hoặc hợp Lộc Mã Quý nhân ; lại hoặc Thiên Can hợp Mệnh , mà Lộc Mã Quý Nhân tới Sơn . Địa chi lại bổ Long mạch , thì là thượng thượng cục của Bát Tự vậy . Một bọn nhà sư đời Đường , Thác trưởng Lão đời Tống , đều lấy Tứ Trụ nạp âm để bổ Long bản mộ nạp âm , cũng rất ứng ứng nghiệm , nhưng không bằng sức của Địa chi . Lại có thể bàn về nạp âm , thì phép ấy là không bàn nạp âm của bản Long , mà ở Mộ thượng của Long khởi Nạp Âm để bàn Sinh Khắc , như năm Canh Dần làm Tuất Sơn ,Tuất Long . Chính Ngũ hành thuộc Thổ thủy thổ mộ . Năm Thìn cụng dùng Ngũ hổ độn đến Thìn , là Canh Thìn , Kim âm Bát Tự , nên lấy Kim âm , Thổ âm thì cát , Hỏa âm thì khắc Long mộ , là hung . Đây vốn là Hồng phạm chuyển vận , mà người bàn cùng với ý của một bọn nhà sư và Thác Trưởng Lão có khác , cũng nên tham khảo để xem thêm .

Phàm lấy cục Tam Hợp bổ Thủy Long ; cục Mộc Tam hợp bổ Mộc Long là cục vượng . Thượng cát là lấy Tam hợp cục Kim sinh Thủy Long , Tam hợp cục Thủy sinh Mộc Long là cục Tướng , lại là cục Ấn thụ . Cát thứ là : Thủy Long dùng Tam hợp cục Thủy là cục Tài , nhưng Long Hùng đới có Sát , bất tất lại bổ nữa , thì dùng Tam hợp cục Tài , không bổ cũng không tiết lậu .
------------------------------------------

AnhNgoc
26-10-09, 17:21
KHÓA XƯA VỀ BỔ LONG

( Đều bàn cả về chính ngũ hành )

• Bốn Long : Hợi , Nhâm , Tí , Quý đều thuộc Thủy thì sinh : Thân , Vượng : Tí , Mộ : Thìn , là Tam hợp cục Vượng : Thượng cát . Lâm quan ở Hợi : Cát . Tỵ Dậu Sửu là cục Ấn : cũng cát . Cục Dần Ngọ Tuất là cục Tài : cát hạng nhì . Hợi Mão Mùi là Tiết cục : hung .Thìn Tuất Sửu Mùi là cục Quỷ sát : càng hung . Nếu được các Can Nhâm , Quý , Canh , Tân : càng tốt , nhưng khó mà lấy hết được .

1) Hợi Long làm Càn Sơn Tốn Hướng : Tăng văn Sơn dùng năm Nhâm Dần , tháng , ngày , giờ cũng đều Nhâm Dần cả : về sau 8 con đều làm quan ở trong triều . Vốn mệnh người mất là Đinh Hợi , lấy Đinh cùng hợp với Nhâm , lấy Đinh mệnh quan làm Hợp qiuan cách . Lại 4 điểm Nhâm , Lộc tới Hợi Long Hợi Mệnh ( xét Càn Hợi cùng cung , Quan lộc cũng tới Càn Sơn ) , thì 4 chi Dần cùng hợp với Hợi Long Hợi Mệnh , tốt lắm ; 4 Nhâm Thủy lại bổ Hợi long : khóa thượng thượng cát . Lại có kẻ dùng năm Quý Hợi , tháng Giáp Tí , ngày Nhâm Thân , giờ Ất Hợi . Sau phát đỗ to quý hiển .- Đây là lấy cục Thân Tí bổ Hợi long , mà dùng 2 Hợi làm Lâm quan .

2) Hợi Long làm Nhâm sơn , Bính hướng : Dương công lấy năm Tân Hợi , tháng Canh Tí , ngày Bính Thân , giờ Bính Thân .- Đời sau làm đến Tể Tướng . Đấy là lấy cục Thủy Thân Tí Hợi bổ Hợi Long , cục Tam hợp kiêm Lâm quan .

3) Nhâm Long làm Tí sơn , Ngọ hướng : Dương Công dùng năm Quý Hợi , tháng Quý Hợi , ngày , giờ đều Quý Hợi . Đời sau nhiều người hiễn Quý , vì Tứ Hợi là Nhâm long Lộc địa , lại tứ quý Lộc tới Tí sơn , gọi là “ Tụ Lộc ” cách , Lại gọi là Lâm Quan cách , lại là Thiên Địa đồng lưu cách : tốt lắm .Chủ mệnh không Mậu thì Quý , hoặc Tí mệnh , đều tốt . Dương Công lại lấy năm Nhâm Thân , tháng Mậu Thân , ngày Nhâm Thân , giờ Mậu Thân , táng người chết tuổi Đinh Tỵ . Đời sau đại quý .- Đấy lấy Nhâm long , 4 Trường Sinh ở Thân cả : lại hai Can không lẫn với Địa chi nhất khí , mệnh Đinh cùng với Nhâm là Hợp Quan , Nhâm Quý nhân cùng với Mậu Lộc tới mệnh Tỵ , lại Tỵ cùng hợp với Thân . Những người sinh năm Dần đều chết non , vì tứ Thân xung vậy .

4) Tí Long làm Cấn sơn , Khôn hướng : Tăng công lầy năm Quý Tỵ , tháng Đinh Tỵ , ngày Quý Dậu , giờ Quý Sửu , đời sau quý hiễn . Đây là nhân Cấn sơn thuộc hổ , hay khắc Thủy Tí long , cho nên không dùng cục Thân TÍ Thìn , mà dùng Kim cục Tỵ Dậu Sửu , là lấy Thủy Tí long mà tiết Thổ khí của Cấn sơn . Lại 3 điểm Quý Lộc tới Tý long , trọng Long chứ không trọng Sơn . Chủ mệnh không Mậu thì Quý , hoặc Mệnh Mậu Tí : càng tốt .

5) Sáu Long Cấn , Khôn , Thìn , Tuất , sửu , Mùi đều thuộc Thổ , cũng do Thân : vượng ; Tí mộ : Thìn , Lâm quan ở Hợi ( Thủy Thổ cùng cung ) , lấy Thân , Tí , Thìn làm cục vượng , cũng là Thổ khắc Thủy , là cục Tài : Thượng cát . Lấy cục Dần Ngọ Tuất , làm cục Ấn cũng cát . Tỵ Dâu Sửu làm cục Kim tiết , cục Hợi Mão Mùi : Sát , đều hung . Mừng được hang can Bính Đinh Mậu Kỷ , nhưng khó lấy được hết .

6) Cấn Long làm Nhâm Sơn , Bính Hướng .- Dương Công lấy năm Tân Hợi , tháng Canh Tí , ngày Bính Thân , giờ Bính Thân : lại quý .- Liễu Kim Tinh lấy năm Canh Thân , tháng Mậu Tí , ngày Canh Thân , giờ Canh Thìn , là cục Tam hợp .

7) Cấn Long làm Giáp Sơn Canh Hướng : Dương Công lấy năm Bính Thìn , tháng Bính Thân , ngày giờ đều Bính Thân . Đời sau phát quý lâu dài . Đây không những cục Thân , Thìn , mà 4 Bính Hỏa sinh Cấn Thổ , lại cung Cấn nạp Bính chủ mệnh . Chẳng phải Bính sinh thì Tân sinh vậy . Hoặc mênh Tân Kỷ , thì 4 Bính Lộc tới Kỷ : càng tốt .

8) Cấn Long làm QUý Son , Đinh Hướng : Dương Công lấy năm , tháng, ngày , giờ đều Bính Thân , 500 ngày đỗ cập đệ ( Thám hoa trở lên ) . Có ghi rằng : Cấn Sơn Đinh Hướng thủy chảy phương Mùi , trên phương Đinh có ngọn núi cao vút lên , tháng 7 Bính Thân , giờ Bính Thân , Trời đất hợp cơ huyền diệu ngày 13 lại là ngày Bính Thân , qua ( mặt trời ) thỏ ( mặt trăng ) chia Nam Bắc , 1 vòng 3 năm thì hoạnh tài về , quan văn quan võ mặc áo tía , đó là cách Tứ trụ can chi nhất khí . Cấn Thổ sinh Thân , lại gọi là cách tứ Trường sinh . Lại 4 điểm Bính Hỏa Cấn Thổ , lại Cấn nạp Bính tứ nô : hay lắm ( đây là đất ở Bá Thượng , Trượng bồ Hạ , Bạch thạch Cương ) .

* Năm Long Dần , Giáp Mão , Ất , Tốn thuộc Mộc , Sinh ở Hợi , vượng ở Mão , Mộ ở Mùi , lấy Hợi Mão Mùi làm cục Vượng : thượng cát , Lâm quan ở Dần , lấy Thân Thìn làm cục Mão : cũng cát . Tỵ DẬu Sửu là cục Sát , Dấn Ngọ Tuất là cục Tiết : đều hung . Mừng được can Nhâm Quý Giáp Ất , nhưng không thể lấy hết .

+ Mão Long làm Giáp sơn Canh hướng : Dương Công lấy năm tháng đều Ất Mão , ngày Bính Dần , giờ Kỷ Mão . Đấy chỉ dùng 2 chữ Lâm Quan Đế Vượng , gọi là cục Quan Vượng .

+ Mão long làm Hợi sơn Tỵ hướng : Quách Công lấy năm , tháng , ngày , giờ đều Tân Mão , táng người chết tuổi Tân Tỵ . Ghi rằng : Tân can Mão ci xung lộc cách , hợp sơn lại bổ mạch , linh cửu mấy năm để trước sân , kén được năm tháng ấy mới an táng . Đời sau đỗ Trạng nguyên làm Tể Tướng , con cháu nhiều vô hạn , mặc áo gấm vinh quy . Sau quả nhiên đổ Trạng Nguyên , hơn 30 người ăn Lộc , nhưng không làm Tể Tướng , đó là ý bao trùm , còn người sinh năm Dậu đều chết non .Lấy 4 Tân giúp mệnh Tân , còn 4 Mão để bổ Mão long , lại hợp tam Hợi sơn , lại xung động Dậu Lộc của mệnh Tân , Mão long ở năm Tân độn ngũ hổ được Tân mão Mộc , lại là nạp âm bổ nạp âm vậy .

+ Mão long làm Ất sơn Tân hướng : Tăng Công lấy năm Canh Dần , tháng Tân Hợi , ngày gờ đều Tân Mão , là cục Tam hợp kiêm Lâm quan . Lại Bố Y lấy năm Giáp Dần , tháng Đinh Mão , ngày Tân Mão , giờ Kỷ Hợi , cũng là cách Tam hợp kiêm Quan .

+ Tốn long làm Ất sơn Tân hướng : Chu Văn Công lấy năm Canh Dần , tháng Mậu Dần , ngày Quý Mão , giờ Giáp Dần , cục Lâm quan Đế vượng .

AnhNgoc
30-10-09, 14:20
KHÓA XƯA VỀ BỔ LONG (Tiếp theo)

* Bốn Long Tí , Bính , Ngọ , Đinh thuộc Hỏa , Sinh Dần , Vượng Mộ Tuất , Lâm quan ở Tỵ , lấy Dần Ngọ Tuất làm cục Vượng : Thượng cát . Hợi Mão Mùi làm cục Ấn : Cát . Tỵ Dậu Sửu làm cục Tài : thứ cát . Than Tí Thìn là cục Sát : Hung . Thìn Tuất Sửu Mùi làm cục Tiết : Hung . Mừng được sơn Giáp Ất Bính Đinh . Nhưng khó giữ lấy hết .

+ Bính Long làm Tỵ Sơn Hợi Hướng : Dương Công lấy năm tháng đều Kỷ Tỵ , ngày Nhâm Ngọ , giờ Nhâm Dần , cục Tam hợp kiêm Lâm Quan , vì Bính Long thì Lộc ở Tỵ , năm tháng ngày giờ đều Tỵ , Nhâm ngọ Quý Nhân tới Tỵ sơn , Tam hợp bổ Long cũng bổ Sơn vậy .

+Bính Long làm Cấn Sơn Khôn Hướng : Lại Công lấy năm Quý Tỵ , tháng Đinh Tỵ , ngày Canh Ngọ , giờ Mậu Dần cũng là cục Tam Hợp Lâm Quan .

Từ đây trở lên đều là cục Tam hợp kiêm Lâm Quan , vi nhân năm Tam hợp chia nguyệt chia sơn hướng bất không , thì dùng Lâm quan niên nguyệt .

* Năm Long : Thân Canh Dậu Tân Càn thuộc Kim , Sinh :Tỵ , Vượng : Dậu , Mộ : Sửu , . Lâm quan ở Thân , lấy Tỵ Dậu Sửu làm Tam hợp , là cục Vượng : Thượng cát ; lấy Thìn Tuất Sửu Mùi Thổ làm cục Ấn , nhưng hình xung nhau : không cát ; lấy Hợi Mão Mùi làm cục Tài : Thứ cát ; lấy Thân Tý Thìn làm cục Tiết : hung . Dần Ngọ Tuất làm Sát cục : càng hung . Mừng được hang Can Canh Tân Mậu Kỷ , nhưng khó lấy được hết .

+ Dậu Long làm Dậu Sơn Mão Hướng : : Dương Công lấy năm Giáp Thân , tháng Quý Dậu , ngày Đinh Dậu , giờ Kỷ Dậu là cục Quan Vượng .- Lại Công lấy năm Tân Dậu , tháng Tân Sửu , ngày Tân Sửu , giờ Quý Tỵ , cục tam hợp tam điểm là Tân Lộc tới Dậu long Dậu sơn .

+ Tân Long làm Càn sơn Tốn hướng : Tăng văn Sơn lấy năm Đinh dậu , tháng Kỷ dậu , , ngày Giáp Thân , giờ Kỷ tỵ , là cục Tam hợp kiêm Lâm quan .- lại lấy năm Kỷ dậu , tháng QUý dậu , ngày Nhâm thân , giờ Ất tỵ là cục Tam hợp kiêm Lâm quan : cát . Tuy là cục Âm phủ Kim , chế đi thì không hại .

+ TÂn Long làm Nhâm Sơn Bính Hướng : LẠi Công lấy năm Tân dậu , tháng Tân sửu , ngày Tân dậu , giờ Quý tỵ , cục Tam hợp , lại là 3 Tân bổ Tân long vậy .

Khóa đời xưa rất nhiều , khó mà chép đủ , hãy cử ra ít thế để làm mẫu : Hoặc cục Tam hợp , hoặc trong Tam hợp chỉ dùng 2 chữ , hoặc Tam hợp kiêm Lâm quan , hoặc chỉ một Lâm quan Đế Vượng 2 chữ , hoặc Thiên can nhất khí , hoặc Địa chi nhất khí , tóm lại đều là bổ Long cả ; Lấy Bổ Long làm chủ , mà lại không xung khắc Tọa sơn , không xung khắc Chủ mệnh . Vả lại Tọa sơn có cát thần , không hung sát ; Chủ mệnh hoặc Tỉ Kiên , hoặc Hợp Tài , hoặc Hợp Quan , hoặc hội họp Tứ Trụ Quý nhân Lộc Mã ; lại hoặc Tứ Trụ Quý nhân Lộc Mã tới Sơn tới Hướng thì là khóa thựng thượng cát . Địa chi nhất khí ấy , cùng Tứ chi một dạng , hoặc 4 chữ Sinh Vượng của bản Long , 4 chữ Lâm quan , 4 chữ Đế vượng : đều khá , 4 chữ Mộ thì hung . Chữ Mộ không Tam hợp kết cục , không nên dùng .

* Lại có cách Nạp âm để Bổ long , bọn nhà sư chăm chăm chuộng đó . Như Thạc Trưởng làm táng mộ cho Hoàng thị ở Phong Thành Uyển Cương , vốn là Tuất long làm Tân sơn Ất hướng , được Giáp tuất Hỏa long vào huyệt , nên Mộc âm sinh đó , Hỏa âm giúp đỡ đó . Chính nên nhân Vượng tiết Lập hạ , chho nên dùng năm Canh dần ( mộc âm) , tháng Nhâm ngọ ( mộc âm ) , ngày Mậu ngọ ( hỏa âm ) , giờ Kỷ mùi ( hỏa âm ) hạ táng .-

Lại nói : 8 chữ lầy dùng về tạo , táng , thì Kim ở nạp âm , không nên sai một mảy may , thì phúc ứng như tiếng vang nhưng lấy phép trước mà xem thì cùng hợp nhau . Tuất Long thuộc Thổ , lại dùng Dần Ngọ Tuất tam hợp cụa Hỏa . Nay Thác Trưởng Lão dùng Dần Ngọ cục Hỏa , để sinh Tuất Thổ , thì không những nạp âm thuộc Hỏa , có thể giúp Giáp Tuất hỏa long . Cho nên Bổ long tất lấy cục tam hợp trước kia , hoặc cục nhất khí làm chủ , mà tham lấy thuyết nạp âm . Thác Trưởng Lão không bỗ Tân sơn mà bỗ nạp âm của Tuất long , như thế cố nhiên biết người xưa trong long không trọng sơn . Người đời nay không hỏi long mà hỏi sơn , há chẳng nhầm vậy ru !

* Lại có phép , gọi là chiếm đoạt khí tốt hai phương : cũng cát . Như Mộc long thì Tứ Trụ dùng 3 chữ Dần Mão Thìn , hoàn toàn gọi là chiếm đoạt khí tốt phương Đông . Hỏa long thì dùng 3 chữ Tỵ Ngọ Mùi hoàn toàn gọi là chiếm đoạt khí tốt phương Nam .Kim long thì dùng 3 chữ Thân Dậu Tuất , hoàn toàn gọi là chiếm đoạt khí tốt phương Tây . Thủy long thì dùng 3 chữ Hợi Tí Sửu , hoàn toàn gọi là chiếm đoạt khí tốt phương Bắc > Đây cùng với cục Quan Vượng giống nhau . Nhưng 4 chữ còn thiếu 1 chữ , thì lấy trong 3 chữ chọn chữ nào không lợi , phần nhiều dùng 1 chữ để thành ra Tứ Trụ . Trong 3 chữ không nên xem riêng 1 chữ , nếu xem riêng 1 chữ thì là loạn cách . Dương Công tu phương cho người ta dùng năm Nhâm Dần , tháng Giáp Thìn , ngày Giáp Thìn , giờ Đinh Mão , đấy tất là long Dần Mão Giáp Ất , Lại tọa Dần Mão sơn là Dần Mão Thìn là cách hoàn toàn tú chiếm phương Đông .
-------------------------------------------------

Lechi
02-11-09, 21:50
Lechi cám ơn Anh Ngọc vô cùng. Xin Anh Ngọc tiếp tục đưa lên mạn tiếp TTCC.
Lần nửa, cám ơn Anh Ngọc nhiều lắm lắm.:2455:

tuyettinh09
18-11-09, 22:35
anh ngoc,sao anh lai ko viet tiep nua vay,em dang dc do dang ,,,,,,,bay gio phai lam sao day.anh co the viet tiep duoc ko.

dongphuong
19-11-09, 11:26
Các bạn chịu khó chờ nha! anhngoc đang đi ngao du ở Huế nhanh lắm cũng đến cuối tháng mới về :202:

vanhoai
19-11-09, 15:51
Anh Ngọc đã vào cốc tu rồi, hic

AnhNgoc
21-11-09, 20:46
Anh Ngọc đã vào cốc tu rồi, hic

Xin lỗi đã để các bạn phải đợi . Đúng là tôi đang ở một vùng mà kiếm tiệm net hơi khó , nên nói là vào cốc tu như Vanhoai cũng đúng thôi . Tôi sẽ cố tranh thủ để gõ bài cho các bạn " châm cứu " . Các bạn an tâm , tôi sẽ gõ đến hết cuốn Tuyển Trạch Cầu Chân chứ không bỏ "Nửa chừng xuân "đâu. Thân chào.

AnhNgoc
21-11-09, 20:49
BÀN VỀ PHÙ SƠN.


Tọa sơn không cần Bổ , chỉ nên phù khởi ( giúp đỡ để dấy lên ) , không nên khắc đảo , khắc đảo thời hung . Thế nào gọi là phù khởi ? Tọa sơn có cát tinh chiếu tới , không đại hung sát chiếm , và lại 8 chữ hợp nhau , không xung không khắc ; tức là phù vậy . Như tọa sơn cùng khí với long , thì bổ long tức là để bổ sơn , như Nhâm Quý long làm Tí sơn Ngọ hướng , đó là long cùng với sơn đều thuộc thủy , dùng cục Thân Tí Thìn : được . Nếu long với sơn không cùng khí với nhau , thì chỉ lấy bổ long làm chủ mà Tọa sơn thì có cát tinh và không hung sát : tức là tốt .

Tịch Mậu nói : phép “ bổ thân ” hay sơn cũng lấy thiên can địa chi , hoặc tỉ trợ , hoặc tác hợp , đều nên vượng tướng có lực , rất kỵ khắc , hại , xung , phá , mà lại phần nhiều đón cát tránh hung , nhưng tóm lại không bằng lấy song sơn mà hội với tam hợp , như Hợi Mão Mùi sơn nên dùng cục Mộc , thì Càn Giáp Đinh cũng nên dùng cục Mộc ; Dần Ngọ Tuất sơn nên dùng cục Hỏa , thì Cấn Bính Tân sơn cũng nên dùng cục Hỏa . Tỵ Dậu Sửu sơn nên dùng cục Kim , thì Tốn Canh Quý sơn cũng nên dùng cục Kim . Thân tí thìn sơn nên dùng cục Thủy , thì Khôn nhâm ất sơn cũng nên dùng cục Thủy . Vì Nhâm với Tí cùng cung . Quý với Sửu cùng cung . Càn với Hợi cùng cung . Cấn với Dần cùng cung , 1 can 1chi , đều cùng phối hợp nhau .Cho nên Dương Công nói : 24 sơn song song dậy, ít có thời sư thông nghĩa ấy ( xét Dương công nói thế , là vì “ tiêu sa nạp thủy “mà nói , chứ không phải vì tuyển trạch mà nói , bèn dắt dẫn rời đôi để làm chứng , thì lại lấy làm lạ gì Đẩu Thủ đầy tràn tan tác của các Nhà ư ! ) , cho nên nói song sơn ngũ hành , lấy song sơn mà thành ám hợp . Cho nên lại nói : Càn Giáp Đinh , Hợi Mão Mùi Tham Lang , lôi đi Khôn Nhâm Ất , Thân Tý Thìn , Văn Khúc thò đầu ra . Cấn Bính Tân , Dần Ngọ Tuất , ngôi ngôi là Liêm Trinh ; Tốn Canh Quý , Tỵ Dậu Sửu , đều từ Vũ Khúc mà đến . Sở dĩ bài ca Thiên Kim có câu : cốt yếu 2 thứ là Tọa Hướng gặp Tam Hợp , đều là chỉ Sơn mà nói ( xét bài Ca Thiên Kim nói Tam hợp ấy lấy Long sơn mà chọn dùng tam hợp tháng , há phải Long sơn Tam hợp này đâu nhầm lắm !), không thế thì 12 chi mới có sơn Tam hợp, Tứ duy ,Bát can , theo đó được có Tam hợp ư ! ( xét 24 sơn theo Long sơn Tam hợp , thì lý cũng hợp , nhưng 2 sơn Tốn Tân mà dùng cục Song sơn Tam hợp , thì là cục Quỷ Sát : đại hung . Đến như cấn Bính Canh Quý Càn Giáp Đinh Khôn Nhâm Ất tất cả 10 sơn đều dùng cục Song son Tam hợp , không phải Mão Tỵ hướng tức là cục tài , đều cát , là cũng không ngại , nhưng xét không phải ý tạo mệnh của Dương Công ).
Người xưa bổ sơn chuyên trọng Tam hợp , thực là lấy sức của tạo hợp lớn vậy . Đời sau Tạo mệnh , có kẻ chuyên dùng Chính Ngũ Hành là không phải . ( Xét Tịch Mậu có 1 cuốn sách bàn về Thể Dụng của Tuyển trạch cùng là biện bạch về cát hung , thần sát , với lại bài bác cái nhầm của phép Đấu Thủ của các Nhà , đều phù hợp với ý bí mật của Dương Công , chỉ duy bàn về một điều bổ sơn , dẫn dắt Song sơn Tam hợp lại chê trách việc dùng chính ngũ hành là không phải , thế là mất hết chủ kiến bản lai ) . Nay Chính Ngũ hành dùng để bàn về long không nên dùng để bàn về sơn . Song sơn Tam hợp dùng để bàn về sơn , không nên dùng để bàn về long , đó là lời bàn không thể thay đổi được ( xét Dương Công bổ long bổ sơn đều dùng Chính Ngũ Hành mà không Song sơn Tam hợp . Nhưng Tạo mệnh lấy bổ Long làm trọng , mà Tọa sơn thì chỉ lấy không hung sát chiêm phạm , và không xung sát nhau . Đến như sơn với long cùng khí , thì bổ sơn bổ long đều 1 thể , chứ không hai trí . Xét cách của khóa xưa , thì rõ lắm , không đợi phải biện bạch ). Bổ sơn dùng Tam hợp hoàn toàn xem Nguyệt lệnh làm chủ , tháng Sinh , tháng Vượng cố nhiên là được lệnh , tức như tháng Mộ cũng là xem như như Vượng , vì Sinh ,Vượng ,Mộ tóm thuộc một nhà Tam Tự cũng bất tất hạn định hoàn toàn , có nhị Tự cũng là cục khá hoàn toàn . Trong Tứ Trụ hợp thành Tam Tự , bên trong có thể thu xếp dùng 1 chữ , như cục Thân Tí Thìn , hoặc 2 Thân 1 Tí , hoặc 2 Thìn 1 Tí . Trong 3 chữ Thân Tí Thìn thì 2 chữ Thân Thìn thiếu 1 chữ không hại gì nhưng chữ Tí hẵn không thể thiếu được . Vì Tam hợp lấy Vượng làm bản vị , chính vị không thể thiếu được ( xét lý thì cũng phải nhưng xét cục Tam hợp ở các Khóa đời xưa cũng không lấy hết , chỉ tháng Vượng gọi là cục Đế Vượng ) các cục khác cũng dùng như thế mà suy ra ; cho nên nói : “ Thân Khỉ dù gặp sừng Rồng , không Tí hóa Thủy cũng không thành , miệng Hổ dù gặp Tuất hỏa không Ngọ hội , Hỏa cũng không thành , đầu Rắn nếu thấy Sửu trâu , không Dậu hội , Kim cũng không thành , Hợi lợn (heo) nếu gặp Vị Dê , không Mão hội , Mộc cũng không thành ” là nói thế đó.

AnhNgoc
30-11-09, 17:03
BÀN VỀ PHÙ SƠN.( Tếp theo)


Thế nào gọi là khắc đảo ? Thái Tuế xung sơn thì đảo ngược , năm Tam sát Âm phủ khắc là Phục binh : đại họa . Chiêm sơn thì đảo ( chế sát thì khắc sơn ) đó là hung thần khẩn yếu vế Khai sơn : chớ tạo chớ táng là nên . Niên gia Thiên địa Quan phù Cổ sơn , đợi tháng phi ra quẻ khác , lấy cát tinh chiếu tới , hoắc Thái Dương , hoặc Tử bạch , hoặc Tam kỳ Chư đức , trong số ấy được một hai cát tinh chiếu tới , lại có thể được phúc . Vì Thiên Quan phù , là vị Lâm quan , lại có tên là Tuế đức phương . Địa quan Phù là vị chữ Định , lại có tên là Hiên tinh , lại có tên là Tuế đức hợp , đều khá cát khá hung , không phải là Đại hung sát , nhưng cốt yếu cát tinh đến , kỵ Hoàn cung , kỵ bản nguyệt , kỵ vượng nguyệt , hướng cô cũng thế . Còn các thần sát khác , để đấy không bàn .
Phàm Thái tuế cô sơn , chồng chất Mậu Kỷ , Âm phủ niên khắc , là Đả đầu hỏa : đại hung ; chồng chất Kim thần : thứ hung . Nếu không chồng chất vài hung nầy , mà lấy 8 chữ hùa vào , hoặc Tam hợp hợp vào , lại Tam kỳ của bát Tiết cùng tới : thượng cát , phát phúc rất bền lâu .

Phàm Nhật Nguyệt Kim Thủy Tử Bạch Kỳ Đức , được 1,2 cái tới Sơn : Đại cát .

Phàm Bát tự ,Tứ trụ , Lộc Mã ,Quý nhân mà tới sơn tới hướng : đại cát Như Dần sơn , phần nhiều dùng chữ Giáp , Giáp sơn phần nhiều dùng chữ Dần , gọi tên là Đôi Lộc cách . Cách khác cũng cùng thế mà suy ra . ( Phàm dùng Lộc Mã Quý nhân , kỵ rơi vào chỗ Tuần không ).

Phàm chân Lộc mã Quý nhân của Chủ mệnh , lấy Thái tuế vào cung giữa , độn đến Sơn Hướng : rất cát .

Phàm tuế Quý , tuế Lộc , tuế Mã , lấy nguyệt kiến vào cung giữa , độn đền Sơn Hướng : thứ cát . ( Phàm độn Tuế , Mệnh Lộc và Quý nhân ở trong 1,2 tuần mà tới thì phúc lộc lực tối đại ; trong 3,4 tuần mà tới ấy là : thứ cát ; nếu trong 5,6 tuần mà tới ấy là không lực vậy .- Xét ngày giờ mà lấy Tuế Mệnh Lộc Mã Quý nhân cũng lấy ngày giờ sở dụng vào cung giữa mà độn lấy ).

Phàm Bát tự nên phù Sơn , hợp Sơn , hoặc cùng với Sơn hùa vào giúp nhất khí ; hoặc Ấn thụ sinh Sơn , hoặc Lộc ,Quý tới Sơn : đều cát . Rất kỵ địa chi cùng xung nhau , thứ nhì kỵ thiên can khắc Sơn . Duy Thìn Tuất Sửu Mùi Sơn không kỵ xung lắm , khưng Tuế xung : cũng hung . Trong nhật nguyệt thì chỉ một chữ xung : cũng được , xung nhiều cũng phá mà hung .

Phàm trong Tứ trụ có nạp âm khắc sơn , như niên khắc , nguyệt khắc , kỵ Tu Tạo không thể chế được , nếu Táng thì lấy nhật , nguyệt nạp âm mà chế , nếu chế thì nên lệnh khắc , hưu tù là ổn .

Phàm nhà ở nguyên có nóc ,mà tu Sơn gồm bàn cả phương , kỵ Đại tướng quân , Đại nguyệt ( tháng đủ ) kiên Tiểu nhi sát với lại Kim thần sát , vài sao ấy chỉ có Kim thần có thể chế được , mà về tháng mùa thu thì khó chế . Đại tướng quân phi ra quẻ khác : không hại , về cùng : thì hung , Cát nhiều thì không hại .Đây là kỵ tu Sơn tu Phương , không kỵ an táng .

Niên gia đả đầu hỏa , với lại nguyệt gia phi cung đả đầu hỏa , Bính Đinh hỏa , Cô sơn , Cô hướng , kỵ tu tạo , không kỵ táng .

Nguyệt gia Thiên Địa quan phù .Cô Sơn Hướng trung cung được Nguyệt gia Tử bạch cùng tới , lại có khí : không kỵ ở nơi thành thị , long xa khó lường được , nên bổ Tọa sơn cùng phép bổ Long . Nhà ở tọa sơn thì hệ trọng cùng với mô tả không đồng nhau ( xem đây thì khá biết “ Song sơn nhất hợp là sai lầm ”)
----------------------------------------------------------------------

dongphuong
11-12-09, 15:52
Chào anhngoc, anh vào cốc tu lâu quá, không biết anh đạt múc thần công nào rồi??? Hì...hì...:202:

AnhNgoc
19-12-09, 11:27
Chào anhngoc, anh vào cốc tu lâu quá, không biết anh đạt múc thần công nào rồi??? Hì...hì...:202:

Chào Dongphuong, lâu nay không vào diễn đàn được buồn quá chừng đây nè chứ tu luyện gì đâu. Chắc >27 tháng chạp mới về lại Sài Gòn được . Hẹn gặp nhau tại SG.

tom
19-12-09, 12:08
Hi Anh Anhngoc
giám thị nhìn em giám thị cười,vắng giám thị tụi em quậy quá giám thị ơi :202:

Đúng là quá quậy. Hãy đợi đấy !

AnhNgoc
19-12-09, 13:02
Xin lỗi Tom , lâu quá không vào diễn đàn nên gửi bài sao lại thành sửa bài của Tom.

AnhNgoc
19-12-09, 13:04
BÀN VỀ LẬP HƯỚNG
-------0-------


Hướng không cần bổ , chỉ cần có cát tinh mà không hung sát là được . Thế nào gọi là hung sát ? là Thái tuế , là Mậu Kỷ sát , là Địa chi Tam Sát , là Phù Thiên Không Vong , đó là việc Tạo , Táng đề kỵ . Trong số đó thì Thái Tuế Mậu Kỷ rất hung , là vì Thái tuế nên ngồi chứ không nên hướng , mà Mậu Kỷ ờ Hướng mạnh hơn ở Sơn . Tam Sát có thể chế được , cũng nên châm chước ở tháng hưu tù , lấy Tam hợp mà khắc , cát tinh mà chiếu vào , nhưng táng thì được , tạo thì nguy hiểm , vì táng là tạm thời , mà tạo là lâu dài . Phù thiên không vong hơi nhẹ , chủ về thoái tài . Phục binh : đại họa . Chiêm hướng : thứ cát , nhưng tu tạo cùng kỵ , táng thì không kỵ . Tuần sơn La hầu , Chiêm hướng , có cát tinh đến : cát ( Thông Thư lấy Nhất bạch (Thủy ) chế , ấy là nhầm ra là Tứ dư Tinh La Hầu thuộc Hỏa : sẽ tường ở tiên La Hầu đoạn dưới ).
Người xưa cũng bổ Hướng , là câu Bổ Long phù Sơn , không thế thì là cục Tài của tọa Sơn , như Cấn long làm Bính Đinh hướng , hoặc dùng tứ Bính , hoặc dùng cục Dần Ngọ Tuất , là sinh Cấn thổ vậy . Lại như Tí son Ngọ hướng , dùng cục Dần Ngọ Tuất , Tí sơn khắc hỏa là cục Tài , song chỉ dùng 2 chữ Dần Tuất thôi , rất kỵ dùng chữ Ngọ , vì xung sơn . Trường hợp khác cũng phỏng đây mà suy ra .

----------------------------------------------

tom
19-12-09, 13:09
Xin lỗi Tom , lâu quá không vào diễn đàn nên gửi bài sao lại thành sửa bài của Tom.

Hi anh
Không sao Anh à ,giám thị chiếu cố đến em là em dzui rồi hu hu

dongphuong
21-12-09, 09:55
Hi anh
Không sao Anh à ,giám thị chiếu cố đến em là em dzui rồi hu hu
Anh Tom yên chí đi, giám thị báo >27 mới về, còn thời gian đám ma học trò quậy thêm một thời gian nữa, hehe... vui quá mà cũng nhớ giám thị quá, không có giám thị tụi mình xúm vô chọc anh VH hoài có ngày ảnh nổi giận đánh cho no đòn ...hu...hu...:0006:

AnhNgoc
18-01-10, 10:36
BÀN VỀ TƯỚNG CHỦ

Tướng chủ là thế nào ? là lấy Tứ Trụ Bát Tự để giúp Mệnh chủ nhân . Từ xưa tới nay đều bàn về năm sinh , không bàn ngày sinh . Có kẻ bàn ngày sinh không phải phép đời xưa .( Liêu nguyên Tố nói : Trong năm Bính thìn đời Khang Hy , Lý thị ở Quảng châu dùng ngày sinh chủ nhân , để chọn ngày làm giá thú , lầm người ta nhiều lắm . Về sau chính mắt thấy con cháu 3 đời bị cố tật , đó là trời báo . Đến năm Đinh sửu , Trần thị ở Tân an cũng dẫn sách Suy mệnh dùng ngày sinh Chủ để kén chọn , may ở Giang Nam có người biết , hết sức bài bác cho nên chưa làm . Đó là những kẻ Tục thuật muốn khoe lạ làm mê hoặc người muốn rõ ý của Tiên hiền , để hại cho đời ).Vì làm nhà lấy mệnh ( tuổi ) người trạch trưởng ( chủ nhà ) , mệnh 1 người làm chủ . Táng thì lấy mệnh ( tuổi ) người chết làm chủ , còn người chủ tế thì chỉ kỵ xung áp thôi , còn điều khác không câu nệ ; mà mệnh thì đều chú trọng thiên can của năm sinh gồm bàn cả địa chi , hoặc hợp quan , hoặc hợp tài , hoặc tỷ kiên , hoặc ấn thụ , hoặc tứ Trường sinh , hoặc lấy lộc, mã , quý nhân , các cách ấy , không xung mệnh , khắc mệnh mà lại bổ long ; tạo , táng sao lại không thế ,bát tự chọn thành cách ,cục , luật định hung sát hết sạch , lại được minh tinh , cát diệu , trước sau giáp chiếu , quý nhân , lộc , mã cùng giúp đỡ hợp vào , khóa này đó là hoàn toàn vì ta mà đặt ra . Cho nên mệnh của khóa táng , là dựng lại mệnh người chết . Tóm lại phép Tạo mệnh , lấy bổ long làm bồi bổ gốc rễ , lấy bổ sơn làm tụ vượng khí , lấy tướng vhu3 làm giúp đở quan hệ thiết yếu , tất nên được cả 3 điều này đều có tình , ấy là khóa hay tốt . Nếu không có tình , dù được đại cách cục giàu sang, cũng là đặt hư thôi , há phải vì ta đâu , như có dùng gồm cả ngũ hành , mà không được chính đáng , đều là tạo mệnh giả dối cả .

( Hoặc có kẻ hỏi : long , sơn và chủ mệnh , ba cái đó đều khẩn yếu cả , ví dù lấy các đại cách phú quý , ba chế không thể đều hợp , nên lấy cách nào làm trước ? Đáp : Tất tất câu nệ định chỗ nào , chỉ cốt trong ba điều đó được hợp một chỗ , cũng là khóa tốt , nhưng cốt yếu là hai chỗ kia không phạm hình , xung , khắc , phá , dương nhận . Ngu nầy nhận kỹ thì chủ mệnh rất là thiết yếu , vì long cùng với sơn là một . Người nào cũng có thể táng được cả , nhưng đến mệnh thì chỉ mệnh của mình thôi . Bốn khóa cùng tin , há không rõ ràng cùng quan thiết sao ! Thức giả xem xét ).

Xưa Dương công vì Du thị Lang làm nhà ở . Sinh mệnh vốn tuổi Ất hợi , dùng năm Canh dần , tháng Canh thìn , ngày Canh dần , giờ Canh thìn . Lấy Ất hợp với Canh là cách hợp Quan , Ất Lộc tới MÃo , Dần ,THìn châu vào , là cách Củng Lộc . Tứ Trụ lại có tên là Thiên can nhất khí hai địa chi không lẫn lộn , cách thượng cát . Khóa có nói : Tuổi 76 , từ năm Ất hợi đến Canh dần , chính là 76 tuổi . Đây là bàn về năm sinh , là chứng cớ không bàn ngày sinh .

Xét Quốc triều phép lệ hiện thi hành , tòa Khâm Thiên giám tâu xin lấy long mà tạo vốn sinh năm Giáp ngọ , nếu năm ấy gặp Giáp ngọ , là năm bản mẹnh đó ; nếu gặp năm Canh tí , thì xung bản mệnh . Chốn kinh sự cấm chỉ xây dựng đại tu , đó là bàn vế năm sinh .

- Lại người sinh năm Mậu ngọ mà xây mộ năm Bính tí , thì phải trái không dùng , đến xung năm sinh . Cho nên biết rằng năm sinh là trọng ( trên là thiên khắc dịa xung , đây là nạp âm khắc ) , dùng cách hợp Lộc hợp Tài . Như Tăng công làm cho chủ dụng tuổi Nhâm ngọ . Dương công làm cho mệnh người chết tuổi Nhâm ngọ , đều lấy 4 Đinh mùi , vì Đinh cùng với Nhâm hợp , là cách hợp Tài , lại Ngọ cùng với Mùi hợp , là cách Thiên Địa hợp ; Bốn điểm Đinh Lộc đến Ngọ : cách MỆnh tụ Lộc . Cho nên Khóa nói : “Can Chi hợp MỆnh là rất Kỳ ”: cách Thượng Thượng . Người đời nay lấy can chi hợp mệnh là Hối khí sát , sao mà lầm thế !. Dương công làm cho tuổi Ất tỵ chủ mệnh , làm nhà Cấn sơn Khôn hướng , lấy năm Đinh sửu , tháng Canh tuất , ngày Canh thân , giờ Canh thìn , là lấy lấy Ất cùng với Canh hợp : cách hợp Quan ; lại Canh Lộc ở hướng Thân Khôn , Dịch mã tới Dần Cấn sơn . Cho nên ghi rằng : “ Tam hợp mã tới sơn . Tam Lộc tới trên hướng , lại Tam Canh , gọi là cách Tam Thai ”.

tom
18-01-10, 10:51
Hi anh Anh Ngọc
bài này hay quá,bàn cưới hỏi, bản mệnh năm sinh rất hay .cám ơn anh
chúc anh tiếp tục viết khõe:4431::4431::4431:

dongphuong
19-01-10, 11:55
Hi anh Anh Ngọc
bài này hay quá,bàn cưới hỏi, bản mệnh năm sinh rất hay .cám ơn anh
chúc anh tiếp tục viết khõe:4431::4431::4431:
Anh Tom này chúc gì mà lạ rứa! anhngoc uống toàn sửa ong chúa với rượu Minh mạng mà chỉ chúc tiếp tục viết khỏe .. hehe ... :0006:

AnhNgoc
19-01-10, 20:09
Anh Tom này chúc gì mà lạ rứa! anhngoc uống toàn sửa ong chúa với rượu Minh mạng mà chỉ chúc tiếp tục viết khỏe .. hehe ... :0006:

Hãy đợi đấy !

AnhNgoc
19-01-10, 20:12
BÀN VỀ TƯỚNG CHỦ ( tiếp theo)

+ Cách Tam Ấn thụ nên Chính ấn , kỵ Kiêu ấn . Như mệnh Giáp nên tứ Quý , mệnh Ất nên tứ Nhâm ,…., Kiêu ấn cũng có thể sinh ta , nhưng thấy Kiêu thì kỵ , độ 1,2 điểm thì không kỵ . Nếu Thương quan ,Thực thần , Tiết khí thấy nhiều thì kỵ

+ Cách Tỉ kiên : Như người chết tuổi Kỷ tị , Dương công lấy 4 Kỷ tị , là cách Tỉ kiên . Người đời nay kỵ ngày bản mệnh . Cái gì cùng với Tỷ kiên thượng cát . Như tuổi Kỷ thấy 3 Kỷ , 4 Kỷ đây . Kiếp tài thì hung cho Kỷ mệnh ( tuổi Kỷ ) , là thấy nhiều chữ Mậu đó .

+ Cách Tứ Trường sinh : như người tuồi Thân , dùng 4 chữ Thân : người tuổi Dần dùng 4 chữ Dần là đúng cách .

Quan không cùng hợp không nên thấy nhiều , 1,2 điểm là được ; hợp Quan thì 4 điểm : càng tốt .

Thất sát rất hay khắc mệnh , kỵ dùng ; hoặc năm tháng lợi , hàng can mà can hệ Thất sát cũng được , cốt được trong Tứ trụ thiên can Thực thần chế đi là tốt , nếu tới 2 điểm là hung , huống là nhiều điểm .

Xưa có người tuổi Ất mão làm nhà , sung năm Tân sửu tháng Tân mão , sau đại bất lợi, vì Ất lấy Tân làm Thất sát ,nếu dùng chữ Canh thì hợp Quan: đại cát . Hợp Quan là cách Quý , hợp Tài là cách Phúc , chẳng hợp thì vô tình . Tài Quan mà vô tình , chỉ nên 1, 2 điểm là được , Quý nhân Lộc Mã , nên Tứ trụ hoạt động mà lấy ; như người mệnh Giáp thấy chồng chất chữ Dần , là hiện tài lộc ở tự nhà ; người mệnh Dần thấy chồng chất chữ Giáp , là tài lộc từ ngoài tới , đều là cách Tụ Lộc : Tốt . QUý nhân với Mã cũng thế .
( Xét dùng 4 Trường sinh chủ về dương can , nhưng âm can thì tiết khí , không bằng 4 Lâm quan là tốt )

Hợp Lộc cùng với mệnh Quý nhân : rất cát , Mã : thứ cát là bệnh địa đó , Mã cũng có khi không nên dùng ; như Dần lấy Thân làm Mã , Tứ trụ như dùng chữ Thân , thì xung Dần mệnh : hung ( Mã dùng chữ Tỵ Hợi cũng thế ).

Tra người xưa khoa Tạo táng có nói : Lộc Mã Quý nhân đều trong TỨ trụ hiễn nhiên có thể thấy , như mấy Khóa nói trên đây , nhưng khó gặp gỡ , vì khó thành cách cục vậy . Lại có bản mệnh Phi Lộc , Phi Mã , Phi Quý nhân , lấy vào năm Tạo Táng , phi đến son , hướng , trung cung đều đại cát , cách nầy còn hơi dễ lấy .

+ Bản mệnh địa chi , rất kỵ Tứ trụ địa chi , nếu lại Thiên can khắc mệnh , gọi là “Thiên khắc Địa xung ”: rất hung . Lại kỵ Tạo Táng ngày nạp âm khắc nạp âm Chủ mệnh , Hóa mệnh với mệnh Chủ tế ( như mệnh Giáp tí , kỵ Canh ngọ là Thiên khắc Địa xung , kỵ Mậu ngọ là nạp âm khắc . Thuật sĩ đời nay không rõ lẽ nhầm lấy Tuất làm Giáp tí mệnh Thiên khắc địa xung , thật đáng chê cười ).

+ Thái Tuế xung mệnh : rất hung , tháng : thứ hung , ngày : thứ hung , giờ là nhẹ ; như Thìn Tuất Sửu Mùi mênh gặp xung : không cát , chỉ hơi nhẹ vì Thổ xung Thổ , song Thái tuế xung : cũng hung .- Lại nói : Đông xung Tây không động , Nam xung Bắc không rời đi , nói là Mộc không thể làm hại Kim , Hỏa không thể khắc Thủy . Như mệnh Thân Dậu , gặp Dần Mão xung ; mệnh Tí Hợi gặp Ngọ Tỵ xung là thế đấy , cũng hơi nhẹ , chỉ chủ thị phi thôi . Nếu Bắc xung Nam mênh , Tây xung Đông mệnh : hung không chịu được , song cũng lấy Thái tuế làm trọng , nguyệt : trọng vừa vì Tuế quân sức lớn mà nguyệt là Tư lệnh vậy .

dongphuong
20-01-10, 08:28
Hãy đợi đấy !
Cám ơn anhngoc nhiều nhiều luôn, đã lâu rồi em không có dịp ra lại kinh thành Huế và nhâm nhi rượu Minh Mạng thứ thiệt trong những ngày mưa dầm (rất thường xảy ra ở Huế), nỗi cô đơn và lạnh lẽo của khí hậu khắc nghiệt nơi đây vẫn chưa buông tha kẻ tha phương lạc lõng, nó càng buồn hơn khi những bài ca buồn về Huế mộng mơ cứ văng vẳng bên tai, chỉ có rượu Minh Mạng với thành phần có cây quế và ... làm cho con người bừng nóng và ấm lòng. Em sẽ sẽ cố gắng đợi anh mang về bình rượu Minh Mạng thứ thiệt để cùng nghe anh kể chuyện bị ong ở Huế ... cắn ra sao ... hi ...hi...:202:

AnhNgoc
04-02-10, 19:47
BÀN VỀ TƯỚNG CHỦ
( tiếp theo)

Phàm bản mênh Dương nhận , rất kỵ thấy nhiều trong Tứ trụ , như mệnh Giáp kỵ chữ Mão …….

Phàm bản mệnh sát , duy Thiên cương Tứ sát : rất hung . Tạo Táng đều kỵ , vì Thiên cương tứ sát tức là Tuế sát ; làm nhà kỵ người Trưởng nhà , Táng kỵ mệnh người chết và Chủ tế . Cát không thể chế , như người sinh năm Dần Ngọ Tuất thuộc Hỏa , kỵ niên , nguyệt , nhật , thời Sửu , trong làm 4 hướng Giáp Ất Canh Tân : hung ( không phải 4 hướng nầy thì cũng không kỵ ; hai loại này đều phạm : thì kỵ , phạm 1 chữ Sửu cũng kỵ . Ba cục dưới đây cũng thế ). Người tuổi Thân Tí Thìn thuộc Thủy , kỵ niên nguyệt nhật thời Mùi . Trong làm 4 hướng Giáp ẤT Canh Tân : hung . Người tuổi Tỵ Dậu Sửu thuộc Kim , kỵ niên nguyệt nhật thời là Thìn . Trong làm 4 hướng Bính Đinh Nhâm Quý : hung ( nghĩa nầy chưa tường , đợi xét ) .

Mệnh Thực lộc : rất cát , có thể thúc dục Quan lộc , là Lộc Phương mệnh Thực thần , bát tự dùng 3,4 điểm đều cát , hoặc sửa phương Thực lộc : cũng tốt . Như mệnh Giáp lấy Bính làm Thực thần , Bính Lộc ở tỵ . Tứ trụ phần nhiều dùng chữ Tỵ , là thế , hoặc tu Tỵ phương : cũng cát .

Phàm sức của Tam hợp hơn Lục hợp , nhưng Chủ mệnh mừng ở Bát tự Lục hợp , mà Tam hợp là thứ Duy dùng Tam hợp để hàng Sát , được Chủ mệnh cùng Bát tự cộng thành Tam hợp là tốt . Sơn hướng lại mừng cùng Bát tự Tam hợp , mà Lục hợp coi nhẹ vậy .

Phàm tọa sơn với lại lai long cùng cùng mệnh can chi cùng suy , nhưng 24 sơn hướng , trong thiểu ( ít ) 2 chữ Mậu Kỷ , mà nhiều 4 chữ Càn Khôn Cấn Tốn , dùng Lộc Mã Quý nhân , thì Càn cùng với HỢi là đồng nhau , Khôn cùng với Thân đồng nhau , Cấn với Dần đồng nhau , Tốn với Tỵ đồng nhau . Như Tứ trụ dùng chữ Nhâm thì là Lộc tới Càn Hợi , dùng chữ Bính Đinh thì QUý tới Càn Hợi , dùng Kỷ thì Mã tới Càn Hợi . Khôn Cấn Tốn cùng suy , như Càn Khôn Cấn Tốn sơn , thì dùng Trường sinh Ấn thụ , thì Càn kim cùng với Canh kim đồng nhau , Khôn thổ cùng với Mậu thổ đồng nhau , Tốn mộc cùng với Ất mộc đồng nhau , Cấn thổ cùng với Kỷ thổ đồng nhau .

Mã có xung sơn thì lấy tới hướng , như Dần sơn , Mã ở Thân , kỵ dùng chữ Thân xung Dần sơn , thì Tứ trụ dùng nhiều chữ Dần , lại giúp dậy Dần sơn , khiến Mã tới hướng Thân , Lộc Quý đến hướng : đều cát , nên dùng phép linh hoạt mà lấy , chứ không chấp nhất .

Lại có bản mệnh phi độn Chân Lộc Mã Quý nhân lấy năm dùng Thái tuế vào Trung cung độn đến sơn hướng , thì Tạo , Táng , An sàng , Nhập trạch : đều đại cát .Tu phương nên độn đến phương , như người tuổi Giáp tí , thì Dần là Lộc , là Mã , Sửu Mùi là Quý nhân , dùng độn Ngũ hổ năm Giáp , độn được Dần là Bính dần , Sửu là Đinh sửu , Mùi là Tân mùi . Nếu năm Ất sửu dùng việc , lấy Thái tuế Ất sửu vào Trung cung , phi thuận 9 cung , thì Bính dần tới Can Lộc , đó là Dần được Chân Lộc Chân Mã , đến Tân mùi ở Khôn nhị , đó là Khôn được Dương Quý nhân , tới Đinh Sửu ở Cấn bát , đó là Cấn được Âm Quý nhân ; tới Càn , Khôn , Cấn 3 phương thì tu tác : cát ( một quẻ 3 do Xét Bí khiêu : phàm phi Lộc, Mã , Quý nhân đến cung , như ở cung Càn thí phía trước là Mậu , phía sau là Sơ tuần Hợi , dùng việc thì đắc lục , trung tuần Càn đắc lục , Mạt tuần Hợi đắc lục , như thế chua khỏi là câu nệ , chép ra để tham khảo ) .


-------------------------------------------------------

AnhNgoc
09-04-10, 22:03
CÁCH CỤC VỀ TẠO MỆNH

Phép Tạo Mệnh của bậc Tiên Hiền đều lấy Long, Sơn, Chủ Mệnh để dùng ,cho nên, Tứ Trụ Bát Tự có thành Cách, thành Cục. Hoặc những cách : Thiên Địa đồng lưu, hoặc Thiên Can nhất khí, hoặc Địa Chi nhất khí, hoặc Chính vị Thiên Ấn.
Như Giáp Sơn, Tứ Trụ dùng Tứ Nhâm, hoặc Tứ Hợi đó (xét Hợi là Trường Sinh của Giáp, dù Thiên Ấn (Ấn lệch) cũng không kỵ, cùng Tí Ngọ Mão Dậu không đồng nhau, nếu là Dần Thân Tỵ Hợi cùng suy) , những cách khác cùng suy là Chính Ấn : Cát, được 3-4 điểm đều khá. Nếu là Thiên Ấn thì 1-2 đểm : khá. Nhiều Kỷ thì : hung. Như người xưa làm cho Chủ Mệnh tuổi Kỷ Mùi, dùng bốn Đinh Mùi đó (đã nói rõ ở trên , đồng với cách Thiên Địa đồng lưu).
Nhưng Chính Ấn dù Cát, cũng nên hợp Long, Sơn mà lấy dùng mới là Cát.

* (Luận về Chủ Mệnh) QUAN TINH CÁCH:
Quan có Chính Quan, Thiên Quan. Chính Quan là Quý Nhân thành được thân mình ; Thiên Quan là hung thần giết hại thân mình cho nên gọi là Thất Sát (vốn số Can bỏ đi, đếm đến ngôi thứ 7 ?). Như Mệnh Giáp thấy Tân, Mệnh Ất thấy Canh...vv...làm Chính Quan. Nhưng Quan nên hợp bốn ngôi : càng Cát, không hợp thì không nên, phần nhiều phản chủ thấy khắc (xét người ta có kẻ dùng đấy, nhưng không bằng hợp là hữu hình). Đến như Thiên Quan quyết không thể thấy nhiều, chỉ 1 vị, 2 vị khá vậy, còn nên dùng Ấn hoá (Sát, Ấn cùng Sinh nhau), hoặc dùng bốn thân chế là diệu. Nhưng trong Tứ Trụ cốt yếu hợp Phù, Bổ Long Sơn mới là được phép.

Tăng Công cùng người ta hạ Thân Sơn Dần Hướng, táng người chết Mệnh Đinh Tỵ. Dùng niên nguyệt nhật thời đều Nhâm Tí cả. Đinh lấy Nhâm làm hợp Chính Quan, lại Nhâm Quan Vượng ở Tí , Trường Sinh ở Thân; lại Tỵ cùng với Thân là Lục Hợp; Thân Tí Thìn thì Mã ở hướng Dần ; Năm Tỵ Ngọ phát quý hiển nên mệnh Ất Tỵ : cát .

AnhNgoc
11-04-10, 15:04
CÁCH CỤC VỀ TẠO MỆNH ( tiếp thep)

Xưa Vương thị táng mộ Tổ, người chết tuổi Ất, hợp dùng năm Canh Ngọ, tháng Canh Thìn, ngày Canh Tí, giờ Canh Thìn , đấy là Quan tinh tác hợp. Đời sau làm đếnTểTướng.
Tăng Công làm cho người tuổi Nhâm Ngọ dựng nhà Tỵ Sơn Hợi Hướng, dùng bốn Kỷ Tỵ. Đó là Quan Đinh tuy không tác hợp, nhưng bốn Kỷ là Quý Lộc tụ Bản mệnh Ngọ, đó là Quan tinh đới Lộc chầu vào Mệnh; mà Nhâm Mệnh Quý Nhân ở bốn Tỵ ( hàng chi); Tỵ chi bổ Sơn; hội Mã đến Hợi Hướng, Phù Sơn Tướng Chủ, lý thần diệu không cùng vậy. Đời sau quả nhiên đỗ Trạng Nguyên.

* (Luận về Chủ Mệnh) TÀI THẦN CÁCH:

Có Chính Tài, có Thiên Tài. Tài là nguồn nuôi Mệnh, nhưng cũng mừng được hợp là hữu tình , như Mệnh Giáp dùng Tứ Kỷ, Tứ Sửu, Tứ Mùi; Ất Mệnh dùng Tứ Mậu, Tứ Thìn, Tứ Tuất....là Chính Tài Ất Mệnh dùng Tứ Kỷ, Tứ Sửu Mùi; Giáp Mệnh dùng Tứ Mậu, Tứ Thìn Tuất...là Thiên Tài. (Chính Tài là thượng, Thiên Tài là thứ ) : đều là Cát. Tứ Trụ cũng phải cốt yếu được phép Phù Bổ Long Sơn mới là tận thiện.
Như Tăng Công làm cho chủ làm nhà tuổi Nhâm Ngọ, làm nhà Tỵ Sơn Hợi Hướng, dùng Tứ Đinh Mùi. Ông ghi rằng: "Thiên Can đều cùng với Đinh, Địa Chi với Mùi là Thiên Địa đồng lưu nhất khí. Can Chi hợp Mệnh càng là kỳ lạ soi lấy gia bảo đời đời sang". Xét khoá này, tuổi Nhâm lấy Tứ Đinh là Chính Tài cách, Tứ Đinh đều Lộc tại Bản Mệnh Ngọ, Tứ Mùi lấy Nhâm Mệnh làm Chính Tài, Ngọ Mùi là Lục Hợp, Nạp Âm Đinh Mùi Thuỷ sinh cho Nhâm Ngọ Mộc, thật là khoá Thượng Thượng vậy.

Kiên Tân Long làm cho Cố học sĩ chôn mộ tổ, Tốn Sơn Càn Hướng, người chết tuổi Bính Ngọ, dùng Tân Mão niên, Kỷ Hợi nguyệt, Tân Mùi nhật, Tân Mão thời, nửa Kỷ (6 năm ) sau đỗ Trạng Nguyên.

Chúc Cát Sự làm cho Chu Thị lang ở Tín Châu, Thượng Nhiêu, táng cha Khôn Sơn Cấn Hướng, người chết tuổi Tân Tỵ. dùng năm Ất Mão, tháng Ất Dậu, ngày Ất Dậu, giờ Ất Dậu. 6 năm sau, áo đó áo tía đầy nhà, giàu sang không ai sánh. Vì Tân lấy Ất làm Thiên Tài, mệnh Tân thì Lộc ở Dậu, 3 Dậu lại cùng Mệnh Tỵ phối hợp Tứ Ất Quý Nhân đến Khôn Sơn, lại cung Thân nạp khí, cố nhiên thần diệu.

Quách Công làm cho Hạng thị táng người chết tuổi Mậu Thìn, Dần Sơn Thân Hướng, dùng năm tháng ngày đều Nhâm Tí, giờ Canh Tí, cũng là cách Thiên Tài.

* (Long Mệnh như nhau) ĐÔI CÁCH:

Đôi nghĩa là Tụ, có Tụ Lộc, Tụ Quý, Tụ Mã, Tụ Bảo, Tụ Sát, Tụ Phúc và Tụ Đạo (trộm cắp)..vv.. Có Long Sơn Mệnh tụ ở Tứ Khoá, có Tứ Khoá tụ ở Long Sơn Mệnh, đều gọi là Tụ cả, nhưng ba chỗ Long Sơn Mệnh đều cốt yếu hợp tình mới là toàn mỹ.
Tụ Lộc như Nhâm Long Sơn Mệnh, khoá dùng Tứ Hợi; hoặc Hợi Long Sơn Mệnh khoá dùng Tứ Nhâm...
Tụ Quý như Bính, Đinh Long Sơn Mệnh, khoá dùng Tứ Hợi hay Tứ Dậu. Hoặc Hơi, Dậu Long Sơn Mệnh, khoá dùng Tứ Bính, Tứ Đinh... v,,,v,,,
Tụ Mã như Tỵ, Dậu, Sửu Long Sơn Mệnh, khoá dùng Tứ Hợi; hay Hợi Long Sơn Mệnh, khoá dùng Tứ Dậu (nhưng không nên dùng chữ xung sơn mệnh ). Tụ Bảo (tức Trường sinh), như Giáp Long Sơn Mệnh khoá dùng Thân...(Âm Can không nên dùng Tứ Sinh) [tôi nghĩ là Nhâm thì đúng hơn vì Nhâm trường sinh ở Thân]
Tụ Phúc như Canh Mệnh dùng Tứ Nhâm, Tân Mệnh dùng Tứ Quý (chưa khỏi tiết khí , Long sơn không nên dùng )

Tụ Tài như Sửu, Mùi, Khôn, Cấn Long dùng Tứ Hợi, Tứ Tí... đều Thượng Cát.

Tụ Sát như Ngọ Long, Ngọ Sơn, khoá dùng Tứ Quý...
Tụ Đạo như Canh Long Sơn Mệnh, khoá dùng Tứ Quý...
Hai cách Tụ Sát, Tụ Đạo đều Hung hại, không nên dùng. Những loại khác phỏng theo các ví dụ trên đây mà khá suy.

Dương Công làm cho tuổi Bính Ngọ, dựng nhà Dậu Sơn Mão Hướng, dùng năm Tân Tỵ, tháng Tân Sửu, ngày Tân Mùi, giờ Tân Mão. Lấy Tứ Tân Can Tụ Lộc ở Dậu Sơn, Tụ Quý ở Ngọ Mệnh.

Dương Công làm cho Hứa Thị táng ở nơi Canh Sơn Giáp Hướng, dùng năm Kỷ Mùi, Tháng Tân Mùi, ngày Kỷ Mùi, giờ Tân Mùi. Đó là Canh Sơn Tụ Quý ở Tứ Mùi.

Dương Công làm cho Văn Thê táng, Cấn Long dùng Tứ Bính Thân ,Thuỷ Thổ Trường Sinh tại Thân. Đó là cách Trọng Long Tụ Bảo.

AnhNgoc
12-04-10, 12:46
CÁCH CỤC VỀ TẠO MỆNH ( tiếp theo)

** (Long Mệnh như nhau) CỦNG CÁCH

Củng là giáp, lấy 2 Chi mà giáp 1 Chi. Hoặc Củng Lộc, hoặc Củng Quý, duy Mã không nên Củng, vì Mã Củng thì không đi, cần phải Phù Bổ đúng phép. Giả như năm Ất Sửu, tháng Kỷ Mão, ngày Kỷ Sửu, giờ Kỷ Mão, lấy 2 chi Sửu Mão giáp ngầm 1 Dần ở giữa : ở Giáp Long mệnh là củng Lộc ,ở Tân là củng Quý, Bính là củng Bảo ,Đinh là củng Ấn , Nhâm là củng Phúc , Canh là củng Tài , Kỷ là củng Quan …v…v…Các trường hợp khác phỏng đấy mà suy .[Chú thích: trường hợp này nghĩa là gặp Giáp Long Mệnh là Củng Lộc, gặp Tân Long Mệnh là Củng Quý, ở Bính Long Mệnh là Củng Bảo, Đinh Long Mệnh là Củng Ấn, Nhâm Long Mệnh là Củng Phúc, Canh Long Mệnh là Củng Tài, Kỷ Long Mệnh là Củng Quan...vv...]

Dương Công làm cho Tân Hiểu Nhân ở Đầu Giang, Thân Sơn Dần Hướng, tuổi người chết Canh Tuất, dùng năm Canh Thân, tháng Nhâm Ngọ, ngày Canh Thân, giờ Nhâm Ngọ. Vì Mệnh Canh thì Quý Nhâm ở Mùi, lấy 2 Ngọ 2 Thân giáp chữ Mùi ở giửa. Ghi rằng "Ngọ hợp Dần Hướng, Thân Bổ Mạch, là cách "Song Phi Hồ Điệp", đấy là Tụ Lộc Mã, củng Bính Thực Lộc, làm đến Tam Công, niên Mệnh, nhật Quý đều ở Mùi Tuất Ngọ củng ra, không còn nghi ngờ gì. Tụ hội Lộc Mã giáp Quý Nhân, lấy dùng diệu thông thần".

Dương Công vì Dư Thị ngự ở Kinh Triệu làm nhà. Bấy giờ Thị Ngự đã về hưu, ở phương Mùi làm nhà ở về hưu. Vốn tuổi Ất Hợi, dùng năm Canh Dần, tháng Canh Thìn, ngày Canh Dần, giờ Canh Thìn. Vì Mệnh Ất Lộc ở Mão, lấy 2 Dần 2 Thìn Củng Mão Lộc. Ất lại lấy Canh làm Hợp Quan. Đó là Quan Lộc đều toàn vẹn. Lại thâm Tứ Canh Tụ Quý ở phương Mùi: Thượng Cát. Bấy giờ ông Thị Ngự tuổi đã 76, không thể lại lên quan được nữa. Vua đặc cách tiền để dưỡng lão, cho con cháu ở ngôi quan cao, ông hưởng Thọ ngoài 90, đó là hiệu nghiệm về Giáp Lộc.

Đài Công Vĩ họ Tống ở huyện Phú Dương táng Mão Sơn Dậu Hướng, người chết tuổi Ất Hợi, cũng dùng năm Canh Dần, tháng Canh Thìn, ngày Canh Dần, giờ Canh Thìn, sau Đại phú quý, cũng là cách Giáp Lộc vậy.

** (Long Mệnh đồng) DAO CÁCH:
Dao là đón mời, đón mà hợp đấy vậy, hoặc yêu Lộc, hoặc yêu Quý, cũng có khi dùng Tam Hợp yêu, có dùng Lục Hợp yêu, đều cốt Phù Bổ đúng phép. Tam Hợp yêu như khoá sau đây: Mậu Thân, Bính Thìn, Nhâm Thân, Giáp Thìn; lấy 2 Thân 2 Thìn yêu hợp chữ Tí. Ở Quý Mệnh là yêu Lộc, ở Ất Kỷ là yêu Quý, ở Bính là yêu Quan, Mậu cùng Kỷ là yêu Quan, Chính Tài, Ấn thụ, hoặc Củng Lộc, Củng Quý dao hợp suy xung...vv..Các cách chép ra 1,2 ở dưới để thấy các vị Tiền Hiền tạo táng Tuyển Trạch rất thần diệu.

giang1977
13-04-10, 13:51
anhnhoc photocopy cho mình bộ tuyển trạch cầu chân nhé.
thanks !!!!!!!!!!!:798:

thieuba
13-04-10, 15:42
hihi, chú anhngoc ơi bạn giang1977 hỏi xin sách chú kìa! :1008:
Biết chú đã dịch bản này hoàn chỉnh? cháu xin chú luôn khỏi phải vào copy từng bài một, hihi :202:
Cảm ơn chú bớt chút thời gian... thể dục để dịch và post lên từng trang của cuốn sách này giúp cho lớp hậu học bọn cháu có tài liệu để nghiên cứu và học tập.
Cũng như chị kimcuong, cháu dâng chú 5x:799:

AnhNgoc
13-04-10, 20:58
Chào các bạn .
Cuốn Tuyển Trạch Cầu Chân này là bản dịch và đánh máy của Hoa Châu năm 1986. Tôi mua năm 1990 ở tiệm sách cổ tại Sài Gòn , có điều là bản copy rất mờ nên hơi khó đọc , có những chỗ phải suy nghĩ mới đọc ra . Cuốn này khi dùng phải rất cẩn thận , nếu chưa hiểu rõ thì không nên dùng vì họa phúc khó lường. Nếu bạn nào ở Thành Phố HCM muốn có hãy liên hệ với tôi để lấy copy lại.
Thân .

AnhNgoc
13-04-10, 21:36
CÁCH CỤC VỀ TẠO MỆNH ( tiếp theo)

**(Long Mệnh đồng) THIÊN ĐỊA ĐỒNG LƯU CÁCH:

Thiên Địa Đồng Lưu là Can Chi một dạng vậy. Như 4 Kỷ Tỵ (nên Mệnh Giáp, Mệnh Tí, Mệnh Ngọ : Cát, Mệnh Thân Thứ Cát), 4 Canh Thìn (Mệnh Ất, Mệnh Thân |: Cát), Tứ Ất Dậu (Mệnh Canh, Mệnh Tí, Mệnh Thân : Cát), Tứ Bính Thân (Mệnh Tân, Mệnh Kỷ, Mệnh Dậu : Cát), Tứ Giáp Tuất (Mệnh Kỷ, Mệnh Dần : Cát), Tứ Nhâm Dần (Mệnh Đinh, Mệnh Hợi : Cát), Tứ Tân Mão (mệnh Bính, Mệnh Quý, Mệnh Mậu : Cát), Tứ Mậu Ngọ (Mệnh Quý, Mệnh Tỵ, Mệnh Kỷ, Mệnh Mùi : Cát), Tứ Đinh Mùi (Mệnh Nhâm, Mệnh Mgọ : Cát), Tứ Quý Hợi (Mệnh Mậu, Mệnh Dần, Mệnh Mão, Mệnh Tí : Cát). Có đó, nhưng rất khó được, 60 năm mới 1 lần gặp tiết hậu, lại hoặc nhật thần không có, cập Sơn Hướng bất không, cùng với Chủ Mệnh không hợp, không nên làm gượng, nếu không thời hung.

Tăng Công vì Nhiêu Thị làm nhà Tỵ Sơn Hợi Hướng, chủ tuổi Nhâm Ngọ, dùng Tứ Kỷ Tỵ. Vì Kỷ là Chính Quan tuổi Nhâm, Kỷ Lộc đến Ngọ Mệnh, Mệnh Nhâm Quý Nhân ở Tỵ Sơn, Mệnh Nhân Lộc ở Hợi Hướng, Tứ Tỵ tới Xung Lộc (lại thêm cách Xung Lộc), lại Hợp Mã ở Hướng Hợi: Thượng Cách (lại tường Tinh Cách ở dưới đây).

Dương Công làm cho Trần Trưởng Giả ở Bổ Điển táng mộ tổ, Khôn Sơn Cấn Hướng, người chết tuổi Kỷ Tỵ, dùng Tứ Kỷ Tỵ. Sau 3 năm, phát 4 khoa Trạng Nguyên, con cháu thịnh vượng.

Dương Công ở Kỳ Kháng táng mộ tổ, Càn Sơn Tốn Hướng, người chết tuổi Canh Ngọ, dùng Tứ Ất Dậu, sau con cháu giàu sang không suy. Tứ Trụ đều phạm Âm Phủ.

Dương Công vì Thừa Tướng đời Tống táng mộ tổ Càn Sơn Tốn Hướng, dùng Tứ Đinh Mùi, vốn là "Thai Nguyên nhất khí", con cháu thịnh vượng không suy.

Tăng Công làm cho Bành Vận ở huyện Phong Lăng táng mộ tổ, Càn Sơn Tốn Hướng, người chết tuổi Đinh Hợi, dùng Tứ Nhâm Dần, sau 8 con vào Triều làm quan, ăn lộc không suy, nhưng người sinh năm Thân, năm Kỷ không Cát.

Lại Công làm cho Trần Thừa Tướng ở Hưng Hoá táng mộ tổ, Tí Sơn Ngọ Hướng, dùng niên nguyệt nhật thời đều Quý Hợi. 21 năm sau, rất đông con cháu đều đỗ to, nên người chết tuổi Nhâm hoặc Bính.

Nguỵ Trịnh Công ở Vĩnh Lạc, Nhữ Dương táng mộ tổ Tí Sơn Ngọ Hướng, dùng Tứ Bính Thân, con cháu đời đời làm quan trong Triều, giàu sang không suy (xét đất này tất Cấn Dậu Long, vào Mệnh Dậu Nhâm, nên Bính Tân, Tỵ Dậu sinh vậy).

Xưa có 1 người làm nhà Mệnh Kỷ Mùi, làm nhà Hợi Sơn Tỵ Hướng, dùng Tứ Đinh Mùi, cho là cách Thiên Địa Đồng Lưu, rất mừng. Làm xong, 2 con đều chết, chân mình bị bệnh hủi. Có kẻ hỏi: Khoá này người xưa dùng làm Cát, là cớ sao? Vì Chủ Mệnh hợp không đồng nhau, lấy tuổi Kỷ Mùi thấy Tứ Đinh làm "Kiêu Ấn", tứ Đinh Ấn lại đến Mệnh Mùi, mà Tứ Mùi lại là Dao của Mệnh Kỷ, Liêu và Dao tụ đảng làm sao không đại hung? Hỏi: Sao bản thân không chết mà 2 con chết? Kinh có nói: Kiêu Thần đoạt thực (thần Kiêu cướp ăn), vì Kiêu Thần khắc Tử tinh, mà bản thân chưa kíp chết, còn may Tứ Mùi bổ mệnh. Khoá này nên tuổi Nhâm thì Cát, Tứ Đinh cùng vời Nhâm hợp là Hợp Tài. Tuổi Ngọ Cát, vì Tứ Mùi cùng với Ngọ hợp, lại Tứ Đinh có Lộc Tụ tại Ngọ Mệnh. Dùng cho tuổi Mậu, Canh cũng Cát, vì có Tứ Mùi là Tụ Quý, mặt khác, Mậu lấy Đinh làm Chính Ấn là Tụ Ấn, Canh lấy Đinh làm Chính Quan là Tụ Quan. Riêng Giáp lấy Tứ Đinh làm Thực Thần chưa khỏi Tiết khí, nên chỉ là Thứ Cát. Tướng Chủ ấy là nói thế đó.

AnhNgoc
15-04-10, 12:25
CÁCH CỤC VỀ TẠO MỆNH ( tiếp theo)


* (Long Mệnh đồng) THIÊN NGUYÊN NHẤT KHÍ CÁCH (lại có tên là Đôi Can cách)_ ĐỊA NGUYÊN NHẤT KHÍ CÁCH (lại có tên là đôi Chi cách):

Thiên Nguyên Nhất Khí là Thiên Can Nhất Khí đồng nhau.
Địa Nguyên Nhất Khí là Địa Chi tứ tự đồng nhau. Nhưng cốt yếu cùng với Long Sơn, Chủ Mệnh liên quan hữu tình mới hay. Hoặc Tỉ Kiên, hoặc tác hợp. hoặc Đôi Tụ Lộc, Quý, Trường Sinh, Phúc Đức...vv..mới là Cát, rất kỵ Dương Nhận, Hình, Xung, Phá, Hại, Khắc, nếu vậy lại là Hung.

Dương Công vì người tuổi Bính Ngọ làm nhà Dậu Sơn Mão Hướng, dùng năm Tân Tỵ, tháng Tân Hợi, ngày Tân Mùi, giờ Tân Mão. Ghi rằng: "4 vị Tân cùng Can Bính hợp Đôi Can không bác tạp, tứ vị Tiến Lộc, đều đến Sơn ăn Lộc trong muôn năm, 3 phòng được Phúc 1 bậc, đều bất lợi người sinh năm Ất, hợp được Thiên cơ, là cục Đại Cát, con cháu đều hưởng phúc, đợi đến năm Hợi Mão Mùi tới sinh con, vượng của cải. Nhà ấy niên nguyệt đều trời cho, rất báu, thực không giá nào bằng". Vì tuổi Bính Ngọ, Bính cùng với Tứ Tân Can hợp là hợp Tài. Ngày Mùi cùng với tuổi Ngọ hợp. Tứ Tân Quý Nhân đến Mệnh Ngọ. Lại Tứ Tân đem Lộc về Dậu sơn. Tỵ niên là Bính Mệnh Lộc vị, lại hệ Tỵ niên Thực Lộc thuộc trưởng nam, Sửu nguyệt Mùi nhật thuộc tiểu nam, Mão thời là trung nam, cho nên 3 phòng đều phát phúc. Bất lợi người sinh năm Ất, là do Tứ Tân khắc (Tứ khoá phan công vị, 1 lần thấy ở thiên Khải mông, nay ở đây biện ra hết cả, học giả nên lưu tâm).

Dương Công vì Khổng Phu Tử táng mộ tổ Cấn Sơn Khôn Hướng, người đã chết tuổi Nhâm Ngọ, dùng năm Nhâm Dần, tháng Nhâm Tý, ngày Nhâm Ngọ, giờ Nhâm Dần. Con cháu 5 đời phong Hầu.

Dương Công vì Lý Khu Mật táng chỗ đất kiểu "Bạch Tượng Quyến Hổ", mộ tổ Tí Sơn Ngọ Hướng, người chết tuổi Đinh Tỵ, dùng năm Nhâm Thân, tháng Mậu Thân, ngày Nhâm Thân, giờ Mậu Thân. Đời sau ra làm quan không suy, nhưng sinh người tuổi Dần phần nhiều chết non vì bị tứ Thân xung.

Dương Công vì Chung Thị táng mộ tổ, Ất Long, Thìn Sơn Tuất Hướng, dùng năm Giáp Thân, tháng Nhâm Thân, giờ Mậu Thân, 6 năm sau con cháu đều đỗ đạt.

Dương Công vì Đào Chu táng mộ tổ, Cấn Sơn Khôn Hướng, dùng năm tháng ngày đều Nhâm Tí, giờ Canh Tí. Táng sau 1 năm, ruộng đất đều tiến đến đại phát phi thường.

Quách Công vì Hạng Thị ở Cát An, táng Dần Sơn Thân Hướng, người chết tuổi Mậu Thìn, cũng dùng năm tháng ngày đều Nhâm Tí, giờ Canh Tí. Vì Mệnh Mậu thấy Nhâm là Thiên Tài, Tứ Tí xung Quý Thuỷ là Chính Tài. Ghi rằng: "Tứ Tí Nhất Khí thuận lưu đi, giàu sang ruộng trâu thịnh, không hỏi Quan tinh ra chỗ nào, Tài Vượng Sinh Quan gấp, đầu năm Giáp Ất thì bảng vàng đề tên, chỉ vì thấy Quan tinh, con cháu đều lấy được vợ hiền, chồng hiển, của báu hồi môn chồng chất".

giang1977
18-04-10, 09:45
8/. (Long Mệnh đồng) TỈ TRỢ CÁCH:
Tỉ Trợ là hoặc cùng với Can sánh, hoặc cùng với Chi sánh. Can sánh như Giáp Long Sơn, Giáp Mệnh trong Trụ dùng Tứ Giáp sánh vào; Ất Long Sơn, Ất Mệnh trong Trụ dùng Tứ Ất sánh vào...vv... Chi sánh với Chi như Tý Long Sơn, Tý Mệnh trong Trụ dùng Tứ Tý sánh vào... Cùng với Đôi Cách hơi giống nhau, nhưng Đôi Cách có các loại vậy.
Dao Công vì Trịnh Mã ở Kim Sơn, Nhuận Châu dựng nhà, làm Tốn Sơn Càn Hướng, chủ nhà tuổi Tân Hợi, dùng năm Tân Mẹo, tháng Tân Sửu, ngày Tân Mùi, giờ Tân Mẹo. Sau phát bốn viên quan to, nhân đinh đại thịnh. Vì Tứ Tân Can cùng với Mệnh Tân sánh, giúp thân thể khoẻ mạnh. Mẹo Mùi cùng với Hợi Mệnh đón thành Tam Hợp, lại cục Tài của Mệnh Tân. Tứ Tân là cung Tốn Nạp Quái, Tốn thuộc Mộc, nên lại được Tam, Hợp Mộc để Bổ Sơn, cho nên Cát. (Xét Tân Mùi là ngày Phá không phát Cát, tuy với tuổi chủ tân Hợi đón thành Tam Hợp cũng không Cát, xét tháng Tân Sửu tất là viết lẫn, nên Tân Mẹo mới đúng).
Dương Công làm cho Trần Thị ở Bồ Điền, táng người chết tuổi Lỷ Tị, dùng 4 chữ Kỷ Tị, đó là cùng với tuổi người chết hàng Can, hàng Chi sánh giúp.

giang1977
18-04-10, 09:50
9/. (Long Mệnh đồng) ẤN THỤ CÁCH:
Ấn Thụ là cha mẹ thân sinh ra mình, nên Chính Ấn không nên Thiên Ấn. Thiên Ấn là Kiêu Thần, không Cát. Như Mệnh Giáp lấy Quý Tý làm Chính Ấn. Tứ Trụ dùng Tứ Quý hoặc là Tứ Tý. Lại như người Mệnh Bính, lấy Ất Mẹo làm Chính Ấn, dùng năm Giáp Tuất, tháng Ất Hợi, ngày Ất Mùi, giờ Kỷ Mẹo. Những cách khác cũng phỏng theo đây.
Kiêu Ấn như Giáp Mệnh lấy Nhâm Hợi làm Thiên Ấn, với Tân là Yêu Phúc, Giáp làm Yêu Ấn (??), đó là Tam Hợp Yêu, trong Trụ kỵ thấy chữ Tý làm Điền Thực.
Lục Hợp Yêu ấy như khoá sau: Bính Dần, Canh Dần, Canh Dần và Mậu Dần, 4 Dần 1 Khí độn Hợp chữ Hợi, ở Mệnh Nhâm làm Yêu Lộc, ở Mệnh Bính Đinh là Yêu Quý, trong Trụ kỵ thấy chữ Hợi Đế Thực đấy vậy. Duy có Khố mừng xung không mừng hợp. Những cách khác cũng phỏng theo đây. (có 1 thuyết nói: Dao Cách duy 4 chữ Tị, Hợi, Tý, Ngọ mới có thể Dao được, như Tứ Tị Chi Nhất Khí lấy trong Tị Bính Hoả Dao hợp, trong Tý, Quý Thuỷ làm Quan, trong Mậu Kỷ Thổ Dao hợp, trong Tý Tý làm Tài, đó là Tài Quan cả hai đều tốt, cho nên gọi là Dao. Xét Kỷ đều có 3 chữ Bính Tuất Canh, nên lấy Quý làm Tài Quan Cát, mà Canh lấy Quý làm Đạo (trộm) khí thương (hại) Quan hung. Chia làm, gượng dắt, nên cùng bảo nhau. Các cách khác không đợi biện luận, cũng tự tỏ rõ).
Dương Công táng cho Lưu Thị, người chết tuổi Quý Mùi, Thân Sơn Dần Hướng, dùng năm Mậu Thân, tháng Bính Thìn, ngày Nhâm Thân, giờ Giáp Thìn. 6 năm sau, con cháu đỗ đạt. Ghi rằng: "Quý Mùi Lộc thế nào? Thân Thìn hợp Tý, thấy Tý. Tạo Hoá không lấy dùng, thực hợp song không động).
Dương Công làm cho Trang Điền Tâm ở phương Sửu dựng sân ngang, vốn chủ tuổi Mậu Tuất, dùng năm Bính Thân, tháng Tân Sửu, ngày Tân Dậu, giờ Kỷ Sửu. Ghi rằng; "Tuế Mệnh 2 Lộc đều ở Tị, dùng gì thấy rõ Dậu Sửu, Tam Hợp mừng cùng gặp Tị Lộc ở trong đó".
Tăng Công táng cho người chết tuổi Nhâm Ngọ, Tốn Sơn Càn Hướng, dùng năm Bính Dần, tháng Canh Dần, ngày Canh Dần, giờ Mậu Dần. Mệnh Nhâm Lộc ở Hợi, Tứ Dần Nhất Khí lấy đón hợp Hợi Lộc, cho nên phát đại phú, đó là Lục Hợp Yêu vậy.
Dương Công táng cho Trần gia, Khôn Sơn Cấn Hướng, người chết tuổi Kỷ Tị, dùng 4 Kỷ Tị, tuy là Thiên Địa Đồng Lưu, sánh giúp thân khoẻ mạnh. Nhưng Tuế Mệnh Quý Nhân đều ở Thân, cho nên dùng Tứ Kỷ để đón hợp Thân Quý. Vả lại đón hợp Tuế Quý ở Khôn Sơn (Khôn Thân hợp cung) thần diệu lắm, cho nên đỗ đầu thiên hạ, đây cũng là Lục Hợp Yêu vậy.

giang1977
18-04-10, 09:51
10/. (Luận Chủ Mệnh) XUNG CÁCH:
Xung là đối, hoặc Xung Lộc, hoặc Xung Quý, cốt yếu phù bổ được đúng. Trong đó duy Quan, Ấn, Mã không nên xung, Quan nếu xung thì Hình, Ấn xung thì khuyết, Mã xung thì tan. Duy Khố mừng được xung. Giả như năm tháng ngày giờ đều Dậu, 4 Dậu Nhất Khí cùng liền mà xung 1 chữ Mẹo, ở Ất Mệnh là Xung Lộc, ở Nhâm Quý Mệnh là Xung Quý, Canh Mệnh là Xung Tài, tất cả đều Cát. Như Giáp Mệnh là xung Nhẫn, là Đại Hung. Tất cả đều là Xung Cách, các cách khác theo đây mà suy.
Tăng Công táng cho nha Giang Miên Tồn, người chết tuổi Giáp Thìn, Thìn Sơn Tuất Hướng, dùng năm Giáp Thân, tháng Nhâm Thân, ngày Giáp Thân, giờ Nhâm Thân, 6 năm sau, con đỗ, quan lộc rất nhiều, vì Giáp thì Lộc ở Dần, 4 Thân Nhất Khí xung tới, lại Thân Thìn giúp hợp Sơn Mệnh, rất Cát.
Tăng Công táng cho Trần Thị, Tốn Sơn Càn Hướng, người chết tuổi Bính Dần, dùng năm Tân Mẹo, tháng Tân Mẹo, ngày Ất Mẹo, giờ Kỷ Mẹo. Mệnh Bính thì Quý Nhân ở Dậu, 4 Mẹo Nhất Khí xung tới Dậu Quý, lại Địa Chi thuần Mộc để phù Tốn Sơn, cho nên 7 đời đỏ tía lên cửa.

namphong
04-05-10, 08:21
Giang1977:
Theo tôi biết Tuyển trạch cầu chân là anh AnhNgoc khởi xướng viết trước. Bạn sao chép bài NCD nối vào đây và dẫn cả link là không hay. Cả NCD và anh AnhNgoc đều độc lập viết ra, bạn nên tôn trọng cả hai người. Chỉ cái ý muốn phổ biến sách hay cho mọi người đã là cái đáng quý rồi.

FireSnake
29-11-10, 15:01
bác Ngọc ơi sao bác không gọp các bài lại trong word rồi đưa lên 1 lần cho dễ hiểu......

AnhNgoc
19-12-10, 19:14
CÁCH CỤC VỀ TẠO MỆNH ( tiếp theo)

* (Luận Mệnh Chủ) THỰC LỘC CÁCH:
Thực Lộc là lấy Bản Mệnh ăn lộc của Thực Thần. Như Giáp Mệnh lấy Bính làm Thực Thần, Bính Lộc ở Tỵ, dùng khoá 3 Tỵ, 4 Tỵ, hay sửa làm phương Tỵ đều Cát, cho nên gọi là Thực Lộc, nhưng cốt yếu phù bổ hữu tình mới là đúng phép.
Dương Công vì Quách Trọng Đạt ở Nhiêu Châu táng mộ tổ, Tuất Sơn Thìn Hướng, người chết tuổi Ất Hợi, dùng năm Canh Ngọ, tháng Bính Tuất, ngày Nhâm Ngọ, giờ Bính Ngọ. Ghi rằng: "Ất ăn Lộc Đinh ở Ngọ. Ngọ là Thực Lộc ngôi ở trong trụ, thấy Đinh thời Ngọ nhiều, tản loạn và lại lệch, sau được thưởng quân lương, là nghiệm Thực Lộc".
Dương Công vì Nhan Thiệu ở Biện Giang làm nhà. Nhan Thiệu tuổi Quý Sửu, đi thi 2 khoa rồi không trúng, Tinh Thổ Nhật, mệnh tất là Quý. Dương Công bảo nên làm phương Thực Lộc tất là trúng. Thiệu nói: "Văn chương cốt ở Mệnh, hà tất phải như thế?" lại không đỗ. Nhờ Dương Công lấy phương Tỵ làm Mệnh Quý, làm lầu đọc sách, dùng năm Tân Mão, tháng Tân Mão, ngày Đinh Mão, giờ Quý Mão. Quý ăn Ất Lộc ở Mão. Mão dùng phương Tị làm Quý Mệnh Quý Nhân (4 Mão cùng Hội Mã ở Tỵ). Ghi rằng: "Văn chương cốt ở Mệnh, không cần cách Thực Lộc, Lộc Quý làm bổ túc, Thực Lộc ở Mão Quý cũng đồng, hai lần đỗ bến cỡi Rồng, sang năm Đinh Dậu tất có ứng, người nên càng kính tin". Thiệu quả đỗ. Dương Công mừng rằng: "Văn chương cốt ở Mệnh ru?". Thiệu nói: "Đâu phải thần công của ông, đâu được thế này".

AnhNgoc
19-12-10, 19:16
CÁCH CỤC VỀ TẠO MỆNH ( tiếp theo)

* (Luận Long Mệnh đồng) GIAO QUÝ CÁCH:

Giao Quý là như vằn dệt gấm, quanh quẩn giao nhau. Lấy Lộc Mã Quý Nhân ở trong Tứ Trụ giao lại dệt Long Mệnh, mà Quý Nhân Lộc Mã của Long mệnh lại giao dệt ở Tứ Trụ, hai đằng cùng giao lẫn nhau, tựa như vằn, như hoa văn trong gấm vậy. Như tuổi Tân Mùi dùng năm Canh Ngọ, tháng Mậu Dần, ngày Canh Ngọ, giờ Mậu Dần; hoặc tuồi Ất Tỵ dùng năm Nhâm Thân, tháng Quý Mão, ngày Nhâm Tí, giờ Quý Mão....vv... Tóm lại phải phù bổ đúng phép mới là toàn mỹ.
Liêu Kim Tinh vì Hàng Thị, táng Càn Sơn Tốn Hướng, người chết tuổi Tân Hợi, dùng năm Giáp Dần, tháng Bính Dần, ngày Bính Ngọ, giờ Canh Dần. Vì Mệnh Tân dệt Quý Nhân ở 2 Can Dần Ngọ, mà tháng Bính, ngày Bính dệt Quý Nhân ở Hợi Mệnh, cùng với Càn Hợi sơn.
Cũng có trong Tứ Trụ tự giao nhau dệt. Ta vì Phòng cao Tổ, hiệu là Tú Thạch Công, táng người chết tuổi Tân Dậu, đất ở chỗ Sửu Sơn Mùi Hướng kiêm Cấn Khôn, dùng năm Kỷ Tỵ, tháng Canh Ngọ, ngày Mậu Dần, giờ Giáp Dần. Vì Tân Mệnh thì Quý Nhân ở Dần Ngọ Chi. Mậu Kỷ Can là Ấn thụ sinh thân mình Canh Kim, giúp đỡ Giáp Mộc Tài tinh sinh Lộc. Tuế Mệnh hội họp Tam Kỳ, Quý Nhân gặp Sơn Hướng, lại Tam Hợp Cục Hoả lấy sinh Mùi Khôn Sửu Cấn Thổ hàng Chi. Gặp Thái Dương đối chiếu phù Long Sơn, Tướng Chủ Mệnh, không một thứ gì không đủ thần diệu. Huống hồ Tứ Trụ lại tự làm cách La văn: niên Can Kỷ Lộc ở nguyệt Ngọ Chi, nguyệt Can Canh Kim Trường Sinh ở Tuế Tỵ Chi, nhật Can Mậu Thổ Đế Vượng ở nguyệt Ngọ Chi và Trường Sinh ở giờ Dần Chi, giờ Can Giáp thì có Lộc ở nhật Dần Chi. Đây tự cùng giao nhau. Lại có tên là "Tĩnh lan cách", đều là cách Quý vậy

AnhNgoc
19-12-10, 19:19
CÁCH CỤC VỀ TẠO MỆNH ( tiếp theo)

* (Luận Sơn Phương) TAM ĐỨC TÙNG TẬP CÁCH:
Tam Đức là Thiên Đức, Nguyệt Đức và Tuế Đức. Tùng tập là hợp đông.
Tháng 6 năm Giáp Kỷ, Tam Đức cùng ở Giáp.
Tháng 12 năm Ất Canh, Tam Đức cùng ở Canh.
Tháng 9 năm Bính Tân, Tam Đức cùng ở Bính.
Tháng 3 năm Đinh Nhâm, Tam Đức cùng ở Nhâm.
Tôi vì họ Hoàng sửa phương Canh Dậu, dùng năm Canh Ngọ, tháng Kỷ Sửu ngày Đinh Dậu, giờ Ất Tỵ là Tam Đức cùng tụ ở Canh. Sau khi sửa, quả nhiên ứng liền thêm 3 trai.

* (Sơn Mệnh đồng) TAM KỲ CÁCH:
Ất Bính Đinh là 3 cách lạ (Tam Kỳ cách) ở trên trời. Giáp Mậu Canh là 3 cách lạ ở dưới đất. Nhâm Quý Tân là 3 cách lạ ở người. Đều lấy thuận bày ra là Thượng lệ, loạn là Thứ lệ. Dùng Tam Kỳ lại được kỳ lạ Bát Tiết cùng đến Sơn Phương, rất thần diệu (hoặc thích hợp Chân Kỳ Môn đến cũng diệu như vậy).
Dùng Ất Bính Đinh Kỳ nên được Dậu Hợi Chủ Mệnh là Cát, dùngGiáp Mậu Canh Kỳ được Sửu Mùi Chủ Mệnh thì Cát, dùng Nhâm Quý Tân Kỳ được Tỵ Mão Chủ Mệnh thì Cát, tất cả cốt yếu phù bổ đúng phép mới tốt.
Họ Vương táng mộ tổ Cấn Sơn Khôn Hường, người chết tuổi Bính Dần, dùng năm Giáp Tí, tháng Mậu Thìn, ngày Canh Ngọ, giờ Canh Thìn, con cháu làm quan không dứt. Đây là cách Tam Kỳ vậy.
Nhà họ Hoàng ở Thuỷ Cát Khẩu, nhà thờ tổ ngồi hướng Khôn Cấn kiêm Mùi Sửu, khi Nhập Trạch, Tiến Lửa dùng năm Canh Ngọ, tháng Kỷ Sửu, ngày Mậu Tý, giờ Giáp Dần, cũng là cách Tam Kỳ.

Khoá các cách không thể chép ra hết, nay dưới mỗi cách cử ra 1,2 khoá để làm mẫu.
Trở lên trên đây là các khoá cách, là Tạo Mệnh Bát Tự to. Tạo, Táng hợp Tỷ cách cục rất là Thượng Cát, song cũng nên Bổ Long, Phù Sơn, Tướng Chủ làm chủ chốt. Lại xét xem chỗ đất giàu sang, lớn nhỏ thế nào, khoá nên xứng nhau. Như Quý Long thì chọn Quý cách, nên dùng các Quý cách Chính Quan, Chính Ấn, Tam Kỳ, Quy Giáp, lại hợp Bản mệnh Quý Nhân, Lộc Mã, Văn tinh khoa Giáp tới Sơn, là thời kỳ tốt để ra làm quan. Nếu Phú Long nên lấy Tài Thần có khí, lại lấy Bản mệnh Lộc Mã, và Thôi Phú các cách Cát cùng đến Sơn, là thời kỳ tốt để được giàu. Đến cục đất nhà bình thường, chỉ dùng bình ổn Bát Tự nhỏ. Toạ Sơn được Lệnh, có khí, năm tháng phù bổ, không phạm Hình, Xung, Khắc, Tiết, lấy làm Cát khoá, bất tất gượng tìm các cách lớn. Sách Huyền Kỳ có nói: "Trước xét Mạch Sơn Quý hay Tiện, sau định tạo hoá cao hay thấp, nếu Long yếu mà Nhật Quý chớ làm, Lực nhỏ đồ lớn, trước mắt thấy hung". Dương Công có nói: "Cục đất nhỏ dùng Khoá to, thì trước Hung sau Cát", nên bất tất gượng tìm vậy.

-------------------------------------------------------------

AnhNgoc
22-12-10, 20:23
BÀN VỀ LẤY DÙNG CHÍNH NGŨ HÀNH SINH VƯƠNG
________________

Ngũ hành sinh hay vượng đều có thời, Duy có Thổ chia làm 3 hạng có âm, có dương, có nửa âm nửa dương.Cho nên Nguyên kinh có nói: “ 3 hạng sinh khác nhau” là thế. Cấn Thổ thuộc dương, Khôn thổ thuộc âm, Thìn Tuất Sửu Mùi ở trong ụ đất. Thìn Tuất thuộc nửa dương, Sửu Mùi thuộc nửa âm.Cấn Thổ thì vượng trước ngày Lập xuân, Khôn Thổ thì vượng sau ngày lập thu.Tứ Mộ thì ở dưới Tứ quý đều vượng 18 ngày, đó là Mộ của Thổ vậy.

- Mộc sơn thì vượng về mùa xuân, âm thổ vượng ngoài 18 ngày, duy 72 ngày lại lấy sau Đông chí chỗ nhất dương sinh.Ngũ luận từ Đông chí đến Lập xuân làm tiến khí, gọi là hướng hợp, từ Lập xuân đến Xuân phân làm chính khí , gọi là đắc lệnh , từ Lập xuân đến Thanh minh làm vượng khí gọi là hóa lệnh

- Hỏa sơn thì vượng về mùa hạ, từ Lập xuân đến Kinh trập làm tiến khí, gọi là hướng lệnh, từ Kinh trập đến Lập hạ làm chính khí, gọi là đắc lệnh, tứ Tiểu mãn đến Hạ chí làm vượng khí, gọi là hóa lệnh, sau Hạ chí thì hỏa nóng kim chảy,các vật rất khô, thì lại không thể dùng được. Phàm dùng hỏa sơn,không nên sau ngày Đại thử

- Kim sơn thì vượng về mùa thu, từ Mang chũng đến Hạ chí làm tiến khí, gọi là hướng lệnh, từ Hạ chí đến Lập thu làm chính khí, gọi là đắc lệnh, từ Xử thử đến Thu phân làm vượng khí, gọi là hóa lệnh .

Phàm hóa lệnh là hóa sơn tiến khí, phép khắc Trạch , cốt lấy Tài Lộc bồi bổ gốc, thì là được Trung hòa, lấy quan vượng thêm vào, thì quá vượng mà lại nguy.

bknavn
17-03-11, 14:21
TÓM BÀN VỀ TỨ TRỤ.

Tứ Trụ lấy năm là Vưa, tháng làm Tướng, ngày làm chức Hữu Ty, giờ làm Nha Lại, đều sở quý Can Chi thuần tuý, thành Cách thành Cục, Phù Long, Tướng Chủ. Như Vua thì hợp đức nhau, Quan lại vâng theo phép mà nhân, dfân thực chịu Phúc. Năm là Vua cho nên Tứ Trụ rất kỵ xung động Thái Tuế. Tháng là Tướng, nên Vượng một thời; cho nên, Phù Long Sơn, Tướng Chủ Mệnh tất phải chọn tháng Long Sơn, Chủ Mệnh Vượng, Tướng mà Chế Sát; sửa phương tất chọn tháng Thần Sát Hưu, Tù. Ngày là Hữu Ty, thì Đức của Vua, Tướng nhờ đó mà tuyên bố ra, cho nên ngày Cát hay Hung so với năm, tháng càng thiết yếu hơn. Phép dùng ngày lại lấy hàng Can làm Vua, hàng Chi làm bề tôi. Can Trọng mà Chi Khinh, Nhật Can tất phải Vượng, Tướng, rất kỵ Hưu, Tù. Tóm xem Nguyệt lệnh để tỏ rõ Suy hay Vượng. Như tháng Dần dùng ngày Giáp Ất làm Vượng, ngày Bính Đinh làm Tướng, đều Cát; ngày Canh Tân làm Phế, ngày Nhâm Quý làm Tiết, ngày Mậu Kỷ làm Thụ khắc, đều không Cát, nhưng hàng Can ngày ấy nếu tháng Bất Đương lệnh, hoặc dùng 4 Can- 3 Can Nhất Khí cùng liền, thì cũng là Tỷ Trợ thân cường, như tháng 2 dùng 4 Tân Mẹo đó vậy. Nhưng đó là 8 chữ lớn, khó gặp gỡ lắm, hoặc dùng Ấn thụ cùng sinh cũng là trong yếu biến ra Vượng. Nhật Chi thì lấy Nguyệt kiến cùng hợp, cùng sinh, không phạm Hình Xung thì Cát. Như tháng Ngọ ngày Giáp là HưuTù. Dương Công ở năm Hợi sửa phương Mẹo, Mẹo là Địa Quan Phù, dùng năm Quý Hợi, tháng Mậu Ngọ, ngày Giáp Ngọ, giờ Bính Dần: Vì ngày Giáp Sinh ở Hợi, Lộc ở Dần; lại có Can của năm là Quý Thuỷ, trong Hợi Nhâm Thuỷ để Sinh, đó là phép của Cổ nhân trù trì hàng Can của ngày. Đấy gọi là Tiểu Bát Tự, lấy là Tứ Trụ Can Chi không thuần tuý, hầu đem lấy dùng. Dương Công nói "Lấy hàng Can nên gặp kiện vượng", tức là Can của ngày vậy. Sách Tạo Mệnh nói "hàng Can của ngày mà Hưu Tù thì không nghèo cũng chết non". Tất cả đều là những lời nói có danh tiếng vậy. Như hàng Can của ngày Hưu Tù mà lại không Bổ trợ, không Ấn thụ thì thấy thoái bại lập tức. Dùng Thời có 2 pháp: Hoặc cùng hàng Can, hàng Chi của ngày một loại; hoặc là Lộc của hàng Can của ngày ở thời mà thôi. Đến Thời thần Cát hay Hung bất tất câu nệ. Tứ Trụ rất kỵ Địa Chi cùng xung nhau. Xung Thái Tuế là Đại Hung. Xung Long, Xung Sơn, Xung Chủ Mệnh cũng Đại Hung. Thiên Can khắc Long Sơn là Hung. Duy Thìn Tuất Sửu Mùi làm 4 Khố, Tự Xung hay Xung Sơn cũng được, song nếu Xung Thái Tuế và Xung Chủ Mệnh đều là Hung. Phàm Tứ Trụ được Thiên Can Nhất Khí, Địa Chi Nhất Khí, hoặc 2 Can 2 Chi không lẫn lộn, hoặc Tam Kỳ, Tam Đức gọi là thành Cách; Tam Hợp hội Cục gọi là thành Cục, đều là cách Cát cả, nhưng tất phải Phù Bổ Long Sơn, Tướng Chủ Mệnh mới Cát, được như thế thì gọi là Thể lập vậy. Lại được Nhật, Nguyệt Kỳ, Bạch chiếu tới Sơn Hướng, lại Quý Nhân, Lộc Mã của Tứ Trụ tới Sơn tới Hướng, thì gọi là Dụng làm được. Thể Dụng gồm đủ là Thượng rồi. Song có Thể mà sau cầu Dụng, cốt không nên gượng Dụng mà mất Thể.
Hiệp Kỷ nói: "Xét phép Tứ Trụ, tạo táng đều thế cả. Thượng lấy Đại Bát Tự, Thứ cũng lấy Tiểu Bát Tự. Bảo rằng dùng Thời chỉ có 2 phép, thì nghĩa đó chưa đủ. Vỉ Tam Hợp, Lục Hợp, Quý Nhân đều Cát, không chuyên lấy chép ra. Như năm tháng đều Thân, ngày Giáp thì Lộc làm Phá, cốt ở hợp năm tháng để lấy dùng. Việc tu sửa nhỏ chỉ chọn ngày Cát, giờ Cát, với Sơn Phương, Niên Mệnh sinh hợp thì Cát". Vì Tuyển Trạch cốt để lợi đến, quá câu nệ thì bỏ việc, trong thiên này bảo rằng khó gặp gỡ là thế vậy.

bknavn
17-03-11, 14:28
PHÉP DÙNG NIÊN (Năm)


Năm thì là Thái Tuế, rất nên cùng với phần năm Sơn, Mệnh Tam Hợp, Lục Hợp và Quý Nhân, Lộc Mã mới là Đại Lợi; rất kỹ Hình, Xung, Phá, Hại gọi là chiến đấu Thái Tuế, gọi là bầy tôi phạm Vua, rất là Đại Hung, từ xưa đến nay các khoá có danh tiếng chưa từng dùng. Đời nay chuyên bàn Hoá mệnh, Không Vong, làm phần năm không lợi, mà không lấy Thái Tuế Hình Xung làm kỵ, há được bảo là biết phép Tuyển Trạch ư? Đến Hung tinh lấy Tuế Phá, Tam Sát, Mậu Kỷ Âm Phủ niên khắc, không nên khinh thường phạm tới. Nếu Quan Phù, Chá Thoái, Hoả tinh, Phù Thiên Không Vong có 1-2 sao chiếm thì Chế đi không hại gì, phát Phúc càng chóng, nhưng phải Chế phục đúng phép, nếu không đúng thì không bằng chớ dùng. Thông Thư đời nay chép là Tiểu Lợi, cũng bảo là Sát có thể chế được, chẳng phải bảo là hoàn toàn không đủ sợ vậy.


PHÉP DÙNG NGUYỆT (Tháng)


Tháng là giữ cái rường để giúp đỡ cho năm, đã được năm Sơn sinh Đại lợi là nên phải tháng hợp Sơn gia Đại lợi. Tháng Sinh, tháng Vượng cố nhiên là Được Lệnh, tức là tháng Mộ cũng xem như tháng Vượng, lấy cớ là cùng thành ra Tam Hợp Bổ Sơn. Ngũ Hành đều có Tiết hậu Vượng: Mộc Sơn Vượng về Xuân, Hoả sơn Vượng về Hạ, Kim Sơn Vượng về Thu, Thuỷ Sơn Vượng về Thu, Thổ Sơn Vượng ở 4 tháng cuối của Tứ Quý. Tháng Tướng cũng Cát: Mộc Sơn Tướng ở Đông, Hoả Sơn Tướng ở Xuân, Thuỷ Sơn Tướng ở Thu. Tất cả đều lấy Ngũ Hành thời tiết VƯợng Tướng mà dùng. Thứ đến tra xem Nguyệt kiến tháng đủ, tháng thiếu, với lại tháng mà Phi Điếu Thần Sát chiếm thì chớ dùng. Nếu Tu phương Chế Sát, lại phải đợi tháng ấy Sát bị Hưu Tù mới dùng được. Như Dương Công về năm Tân Mẹo tu Mẹo Quan Phù phương, dùng tháng Ngọ, ngày Ngọ, vì là Mẹo Mộc Quan Phù Tử tại Ngọ. Rồi sau lại tra Cát tinh, như giờ dùng Thái Dương. Thái Âm, và Tam Kỳ, Tam Đức, Tử Bạch cùng với thời tiết mà Tuế Mệnh Chân Quý Nhân, Chân Lộc Mã tới đến, đều là Thượng Cát.

PHÉP DÙNG NHẬT ( Ngày)


Nhật là chức Hữu Ty gần gũi dân, ơn huệ rất dễ đến dân, cho nên Hữu Ty hiền hay không rất quan hệ đến lợi hại của dân gian, vì vậy mà bàn Nhật Cát hay Hung lại thiết yếu Hoạ hay Phúc về Tạo Táng, trách nhiệm rất nặng nề. Cho nên dùng ngày quý ở Vượng, Tướng, Đắc Lệnh; kỵ Hưu, Tù, Vô Khí. Mà hàng Can Nhật là rất trọng, vì ngày Hung hay Cát hoàn toàn xem ngày Suy hay Vượng, ngày Suy hay Vượng hoàn toàn xem Nguyệt Lệnh. Đương Lệnh là Vượng, thụ sinh là Tướng, đều Đại Cát. Quan Nguyệt Lệnh là Hung, thụ khắc ở Nguyệt Lệnh là Tử cũng Hung, Nhật sinh Nguyệt Lệnh là Hưu cũng là không Cát, cho nên ngày Mẫu Thương không phải ngày Thượng Cát. Như tháng Dần Mẹo thì ngày Giáp Ất Dần Mẹo là Vượng, ngày Bính Đinh Tị Ngọ là Tướng… Tháng Tị Ngọ thì ngày Bính Đinh Tị Ngọ là Vượng, ngày Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi là Tướng….Tháng Thân Dậu thì ngày Canh Tân Thân Dậu là Vượng, ngày Nhâm Quý Hợi Tý là Tướng….Tháng Hợi Tý thì ngày Nhâm Quý Hợi Tý là Vượng, ngày Giáp Ất Dần Mẹo là Tướng……Tháng Thìn Tuất Sửu Mùi thì ngày Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi là Vượng, ngày Canh Tân Thân Dậu là Tướng…… Trong đó, duy ngày Mậu Kỷ kỵ Động Thổ, cũng kỵ sửa Trung Cung. Thiên Can Vượng, Tướng là Cát; Địa Chi Vượng, Tướng có cái hiềm Chuyên Sát. Như tháng 2 Mẹo, tháng 5 Ngọ, tháng 8 Dậu, tháng 11 Tý là ngày Chuyên Sát. Những khoá táng đời xưa có Tứ Mẹo, Tứ Ngọ, Tứ Dậu, Tứ Tý, đó là không kỵ về việc Táng. Dương Công lấy tháng Ngọ, ngày Ngọ sửa nhà phương Mẹo, đó lại là không kỵ việc làm nhà. Đời xưa dùng 4 Tân Mẹo, cụng Thiên Can Tứ phế, nhưng Tứ Tân cùng giúp sức cho nên không kỵ. Như hàng Can của ngày, Hưu,Tù về Tứ Trụ, lại không Ấn thụ, Tỷ kiên là khoá nghèo hèn, chết non, rất kỵ chớ dùng. Rất Cát ấy là tháng Dần ngày Giáp, tháng Mẹo ngày Ất, tháng Tị ngày Bính, tháng Ngọ ngày Đinh, tháng Thân ngày Canh, tháng Dậu ngày Tân, tháng Hợi ngày Nhâm, tháng Tý ngày Quý, vốn đã được Lệnh mà lại được Lộc, đó là Cát mà lại Cát vậy. Tháng Thìn Tuất ngày Ngọ, tháng Sửu Mùi ngày Tị dù không được Lộc mà thực được Lệnh, là Trung Cát. Hàng Can của ngày là Vua, hàng Chi là bầy tôi, cùng với Nguyệt Lệnh cùng khí, hoặc cùng với Nguyệt Tam Hợp, hoặc Nguyệt kiến cùng Sinh, với lại được cả Thiên Đức, Nguyệt Đức, Tuế Đức là Thượng Cát.

bknavn
17-03-11, 14:28
Ngày Tam Đức Hợp, ngày Thiên Ân, Thiên Xá là Thứ Cát. Thông Thư nói kỵ Thiên lại với Niên Chá Thoái cùng nhau. Tháng Dần Ngọ Tuất kỵ ngày Dậu, tháng Hợi Mẹo Mùi kỵ ngày Ngọ, tháng Thân Tý Thìn kỹ ngày Mẹo, tháng Tị Dậu Sửu kỵ ngày Tý, tức là Tam Hợp Tử địa, rất có lý, cũng chủ Thoái khí, nhưng không đến nỗi hại người. Ngày Phá là Đại Hung, cùng với Nguyệt Tướng xung Nhật, xung tuế cũng Đại Hung. Chánh Tứ Phế là Đại Hung, bảo đó là Can Chi đều không có khí vậy. Bàng Tứ Phế cũng Hung, hoặc Chi hoặc Can không có khí vậy.. Sách nói rằng: "Bàng Tứ Phế Cát, phần nhiều dùng được. Ngày Hoang Vu là Thứ Hung, cùng nga7ỳ Tứ Phế đại đồng tiểu dị (giống nhiều khác ít), thế cũng là thất hợp. Ngày Tu Tù: mùa Xuân ngày Tị Dậu Sửu, mùa Hạ ngày Thân Tý Thìn, mùa Thu ngày Hợi Mẹo Mùi, mùa Đông ngày Dần Ngọ Tuất. Nhưng tháng Giêng chỉ kỵ ngày Tị, tháng 2 chỉ kỵ ngày Dậu, tháng 3 chỉ kỵ ngày Sửu, lấy đó làm chuẩn đích, 3 mùa kia cũng phỏng như thế. Có kẻ bảo rằng trăm việc đều kỵ là nhầm. Ngày Tứ Phế Hoang Vu, Tướng kiêu càng Hung. Xuân ngày Dậu, Hạ ngày Tý, Thu ngày Mẹo, Đông ngày Ngọ, là đó vậy. NHững ngày Kiên, Phá, Bình, Thâu, tục sở kỵ, nhưng dùng ngày Phá rất Hung, tất không nên phạm; ngày Kiên Cát nhiều nên dùng được; ngày Bình rất Cát; ngày Thâu Cát nhiều không hại. Sách nói: "Ngày ấy cùng ngày Hoàng Đạo, Thiên Đức, Nguyệt Đức đều dùng được" Phàm tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, nếu sửa sang Trung Cung quyết không nên dùng ngày Mậu Kỷ, vì Trung Cung cùng với tháng cuối của Quý đều thuộc Thổ, lại thấy ngày Thổ tất không Cát.
Phép dùng ngày: Hướng Lệnh lấy Sinh Khí; Đắc Lệnh lấy Thai, Dưỡng; khí Hoá Lệnh lấy tài nguyên, đó là lý thần diệu.Như mùa Xuân, trước sau tiết Thanh Minh làm Dần Sơn là Hoá Lệnh, lấy ngày Giáp mà dùng. Là Giáp thì Lộc tới Dần, Tài ấy là Tứ Mộ và cả Nạp Âm Thổ. Lại như Đắc Lệnh, Hướng Lệnh không đồng, Tiến Khí, Hoá Khí có khác. Như mùa Xuân Chấn Sơn, thì Giáp Ất giúp Hướng Giáp. Đông Chí mà sinh vượng Chấn, Hướng Xuân Phân mà Chính Vượng Ất Hướng. Thanh Minh mà phép Hoá Khắc Trạch, lấy cái sắp Hoá ấy bổ lấy Tài Lộc, mà Vượng ấy bồi lấy goa6c1 nguồn, tháng Vượng ấy thêm lấy Thai Tức, bớt thêm được trung bình, là Cát trinh.
Hiệp Kỷ nói: "Xét phép dùng ngày của Tông Bí, chuyên lấy Vượng, Tướng nhật làm lời nói của 1 nhà, mà ở Kiên , Trừ tùng thân các nhà, cũng không trái nhau, rất là đáng lấy. Vậy thì bàn về ngày Mậu Kỷ, bảo rằng tháng Thìn Tuất Sửu Mùi kỵ sửa Trung Cung, ấy bảo rằng Động Thổ rất kỵ là không phải. Bảo rằng ngày Tứ Phế, lấy Chánh Tứ Phế là Hung thì là phải, lấy Bàng Tứ Phế là Hung thì là không phải. Ngày Hoang Vu tức là ngày Ngũ Hư, bảo lấy kỵ trăm việc làm nhầm, ấy là phải, bảo 1 tháng chỉ kỵ 1 chữ là không phải. Vì cổ nhân tạo tángthì lấy toàn cục Tứ Trụ. Cho nên mùa Xuân kỵ Tị Dậu Sửu, mà còn kỵ đến cả năm tháng ngày giờ Canh Tân Thân Dậu. Ngày Mẹo Dậu xung cho nên rất kỵ, không phải bảo rằng thấy 1 chữ tức là ngày Hoang Vu. Vả lại có phép Tỷ Kiên cùng giúp, cũng không phải cứ lấy Hoang Vu là Hung. Xem như bảo rằng tháng Tý Ngọ Mẹo Dậu là Chuyển Sát, mà lại chép là cổ nhân không kỵ để làm minh chứng, thì nghĩa ấy khá thấy vậy. Đến như lấy tháng Dần ngày Giáp, tháng Mẹo ngày Ât làm Đắc lệnh, Đắc Lộc, thì thuần hậu rất mực, hơn xa nghĩa Phục nhật.
Tóm lại, ngày giờ Cát hay Hung đều lấy Sinh Vượng làm chủ. Tứ thời Ngũ Hành rất là hoạt biến, bởi thế nên cùng Nên hay Kỵ xét xem, thì khinh trọng lấy, bỏ rất rõ ràng. Đến việc lấy năm và giờ hợp thành 8 chữ, thì chẳng phải Nên hay Kỵ có thể rõ hết được, lấy tinh thần mà tỏ rõ, còn lại người ta đó.

bknavn
17-03-11, 14:29
PHÉP DÙNG THỜI (Giờ)


Thời là chức lại để giúp đỡ, hầu theo, đều coi ở ngày mà dùng, cốt yếu là hoàn toàn giúp đỡ ngày, hoặc cùng Chi Can tỷ hòa của ngày, hoặc cùng với Chi của ngày Tam Hợp- Lục Hợp, hoặc cùng với hàng Can của ngày Quý Nhân- Lộc- Mã...tức là Cát. Đến như Thông Thư chép: "thời gia Cát Hung thần, hào vô hưởng ứng" (giờ Cát hay Hung không mảy may hưởng ứng), thì bất tất câu nệ hết cả. Như ngày Giáp Mậu Canh lấy giờ Sửu Mùi làm Quý Nhân, ngày Giáp thì Lộc đến giờ Dần, ngày Thân Tý Thìn Mã đến giờ Dần đó. Như giờ xung Nguyệt lệnh, xung Tuế Quân đều Hung, việc to thì kỵ, việc nhỏ cũng được, không câu chấp, nhưng giờ Phá thì Đại Hung, là Chi của ngày xung Chi của giờ vậy, như loại ngày Tý giờ Ngọ. Giờ Hình là Thứ Hung, là Chi của ngày Hình chi của giờ vậy, như loại ngày Tý giờ Mẹo. Can của ngày khắc Can của giờ gọi là Ngũ Bất Ngộ, là Thứ Hung, như loại ngày Giáp giờ Canh Ngọ. Bài ca Tam Nguyên có câu: "dù được Tam Kỳ cùng Tâm môn, Tam bất ngộ sáng sủa 1 mình", khá biết là Hung, rất kỵ. Tuần Trung Không Vong, Triệt Lộ Không Vong kỹ Xuất hành, không kỵ việc Táng, nhưng thời Kiến là Cát. Cùng với ngày Tỷ hòa vậy, nhưng phạm Ngũ Bất Ngộ thì Hung. Cổ nhân phần nhiều dùng Kiến thời, quyết không dùng Phá thời, dùng Ngũ Bất Ngộ cũng ít.
Dương Công táng người chết tuổi Đinh Tị, Tý Sơn Ngọ Hướng, dùng năm Nhâm Thân, tháng Mậu Thân, ngày Nhâm Thân, giờ Mậu Thân. Đó là Kiến thời lại là giờ Ngũ Bất Ngộ. Vì lấy 2 Can không lẫn lộn, Địa Chi lại Nhất Khí, lại Mậu Lộc ở Tị, Thân cùng Tị tạo mệnh, và Mậu Nhâm cùng ngồi ở Thân, cho nên không lấy giờ Ngũ Bất Ngộ làm hiềm. Phàm dùng giờ, nếu làm việc sửa nhỏ, thì lấy ngày bang phù làm chủ yếu; như việc sửa to cùng mai táng, thì cốt yếu bang phù Tứ Trụ, khiến Tứ Trụ thuần túy để Bổ Long Sơn, Tướng Chủ Mệnh, đó là phép ngàn đời không hai vậy. Giờ Tứ Đại Cát cũng Cát: Tháng Mạnh (tháng đầu trong 1 Quý) dùng giờ Giáp Canh Bính Thân, tháng Trọng (tháng giửa trong 1 Quý) dùng giờ Càn Khôn Cấn Tốn, tháng Quý (tháng cuối trong 1 Quý) dùng giờ Ất Tân Đinh Hợi. Đó gọi là Tứ Đại Cát thời, lại làm giờ Thần Tàng sát một, nhưng học giả không rõ cái lý Quy viên Nhập cục để lấy Cát vậy. Như tháng Giêng sau tiết Vũ Thủy, Tướng Hợi dùng việc, dùng giờ Tý trên 4 khắc làm Nhâm Sơn Tý Hướng, thì là Thần Tàng sát một; như tháng khác, hướng Giáp Canh Bính cũng phỏng theo đây mà suy.
-------------
Mỗi ngày chỉ có 1 giờ các sao Quy Viên Nhập Cục (về chỗ đóng, vào cuộc), như Thái Dương ở Tý thì giờ Nhâm Tý Cát, Thái Dương ở Ngọ thì giờ Bính Ngọ Cát, đó là sự thần diệu Quy Viên Nhập Cục, không Cát nào to bằng. Nguyên Kinh có nói: kẻ khéo dùng giờ, thường khiến Chu Tước xung cánh, Câu Trần lên bệ, Bạch Hổ cháy mình, Huyền Võ gãy chân, Đằng Xà rơi xuống nước, Thiên Không ném vào thùng, đó là 6 vị Thần phục hết. Nếu được 6 vị thần phục hết, thì được Cát, lấy Tướng gia vào giờ cũng Vượng, như ngày Giáp giờ Dần, ngày Ất giờ Mẹo đều Cát. Giờ có thể giúp hàng Can của ngày, có thể giúp Tứ Trụ, thực là Cát Thần vậy. Thời gia cũng có Tam Kỳ, Tử Bạch, phỏng theo lệ nguyệt bạch mà suy. Nhưng giờ "Độn Giáp Kỳ Môn" là dùng về việc hành binh, không phải làm việc Tạo, Táng. Song các việc Tạo, Táng, Tu phương, Giá thú, Thượng quan, Xuất hành, dùng cũng đều Cát.
Phàm chọn giờ dùng phép Kỳ Môn, trước hết lấy Siêu Tiếp làm định, sau xem Lộc Mã Quý Nhân đến cục, cùng với kỳ củng hợp là Thượng Cát, có thể giải tất cả các thứ Hung Sát, vời Cát, đem Phúc. Nếu Kỳ đến mà Lộc không đến là Lộc cưỡi kỳ, Lộc đến mà Kỳ không đến Hung vong, Lộc không thể làm Dụng cho Chế sát.
Hiệp Kỷ có nói: "Phép dùng giờ rất là thiết đáng, duy 1 điều về giờ Tứ Đại Cát, nhằm lấy Tứ sát một thời làm Thần tàng sát một, kìa lấy 2 chữ sát một mà đến nỗi giả dối lầm lẫn. Vì Thần tàng sát một duy có Quý Đăng Thiên Môn, còn 11 Tướng khác đều Tướng nào ở sở nấy, thì Hung thần thụ chết mà Cát. Thần được ngôi, là nói 6 thần đều cúi phục, tức là nghĩa Thần tàng sát một. Nếu giờ Tứ sát một, hãy đem 12 Chi gia vào Địa bàn, còn chưa bàn kịp đến Thần sát thì lý nào được có Thần tàng sát một, đó là lỗi của nhà Tuyển Trạch không xem Nhâm dộn vậy. Đến như nói Thái Dương ở Tý thì giờ Nhâm Tý Cát, Thái Dương ở Ngọ thì giờ Bính Ngọ Cát, chuyên lấy Thái Dương tự làm một nghĩa, lấy giờ Nhâm Tý thì làm giờ Tý trên 4 khắc , nghĩa ấy càng tinh hơn. Lai như nói giờ Nhâm làm Nhâm Sơn hay Tý Hướng, là lấy phép Chân Thái Dương đến Sơn, đến Hướng. Song thời khắc vốn trái, thường đường Xích đạo đo Sơn Hướng, vốn đất bằng đo phương vị, duy ở dưới Bắc cực thì Xích đạo và đất bằng hợp với 12 Chi, giửa giờ xem 4 khắc, Bát Can Tứ Duy, trước sau giờ xem đều là 2 khắc, hợp lại cũng là 4 khắc. Như Tị chính 2 khắc đến Ngọ, bắt đầu 2 khắc thuộc phương Bính, đầu giờ Ngọ 2 khắc đến Chính Ngọ 2 khắc là loại thuộc phương Ngọ. Từ đó về Nam thì Bắc cực thấp dần, độ lệch dần nhiều, lại ngày Hạ Chí mặt trời đi về lục địa phương Bắc, cách đất bằng xa thì độ lệch nhiều. Ngày Đông Chí mặt trời đi về lục địa phương Nam, cách đất bằng gần thì độ lệch ít. Thuật gia không rõ Thiên văn học, bèn lấy 24 phương vị làm 24 giờ, đã không hợp với phép Lục Nhâm, lại không cùng ứng với Sơn Hướng.
Đây xem giờ khắc mà Thái Dương tới phương nào, làm biểu ở sau:

TuHepLuong
08-04-11, 08:58
AnhNgoc ui,

Sao anh không viết tiếp? Chắc lúc này anh vào cốc tu luện nửa rồi:hmmthink:

bknavn
22-08-11, 16:32
TỨ ĐẠI CÁT THỜI (Tứ sát một thời).

Khảo Nguyên rằng: "Tứ sát là Dần Ngọ Tuất thì Hoả sát ở Sửu, Hợi Mẹo Mùi thì Mộc sát ở Tuất, Thân Tý Thìn thì Thuỷ Sát ở Mùi, Tị Dậu Sửu thì Kim sát ở Thìn. Phàm lấy Tứ sát thời thì lấy Tướng của tháng gia vào giờ, khiến cho Tứ sát lâm tới vị Càn Khôn Cấn Tốn, là Tứ sát mất ở Tứ Duy. Bốn tháng về tháng Mạnh là tháng Giêng, tư, bảy, mười thì dùng giờ Giáp, Canh, Bính, Nhâm. Bốn tháng về tháng Trọng là tháng hai, năm, tám, mười một thì dùng giờ Cấn, Tốn, Khôn, Càn. Bốn tháng về tháng Quý là ba, sáu, chín, mười hai thì dùng giờ Ất, Tân, Đinh, Quý. Như tháng Giêng, Tướng của tháng ở Hợi, thì lấy Hội gia vào Giáp, hoặc gia vào Bính, hoặc gia vào Canh, hoặc gia vào Nhâm, y 24 phương vị tính thuận đi, thì Tứ sát Thìn Tuất Sửu Mùi đều lâm tới quái vị Tứ Duy, đó là Tứ sát một thời vậy, lấy Tứ sát đã mất, cho nên bảo là Tứ Đại Cát Thời vậy.
xét Thìn Tuất Sửu Mùi gọi là Tứ Sát, là cho rằng khí của Ngũ Hành (của cục ấy) đấn đấy là trọn hết (vì nếu các anh chị, các bạn để ý sẽ thấy đó là vị trí Dưỡng của Cục, tức là cuối của vòng Trường Sinh vậy). Nếu tới vị Trường Sinh, thì Sinh Sinh mãi không thôi, quanh quẩn không mối, cho nên gọi là Tứ sát một thời, tức là cái thuyết nói về Nhâm khoá Tứ mộ hậu sinh. Còn lấy Bát Can Tứ Duy mà nói, thì như Tông Kính bảo là trên giờ 4 khắc, thì thuyết này được đó. Vì thông lệ của phép Tuyển Trạch lấy giờ, mà không phải Tứ sát một thời ấy, chỉ cùng với Bát Can Tứ Duy cùng nhau can thiệp. Người tục lấy cái đó làm Thần tàng sát một, thì nhân hai chữ sát một đến nỗi nhầm lẫn!!!
Tướng của 4 tháng Mạnh thì dùng giờ Giáp Bính Canh Nhâm, tướng của 4 tháng Trọng thì dùng giờ Càn Khôn Cấn Tốn, tướng của 4 tháng Quý thì dùng giờ Ất Tân Đinh Quý.

bknavn
22-08-11, 16:33
TỨ ĐẠI CÁT THỜI TIÊU TINH KHẮC ỨNG.
(Sao nêu khắc ứng của 4 giờ Đại Cát).

1/. Tháng Giêng tướng Đăng Minh ở Hợi:
Giờ Giáp: Phương Đông có 2 trai cưỡi ngựa mặc áo đen trắng; người đàn bà cưỡi hoặc dắt con bò vàng, mặc áo vàng, ở phương Đông đến.
Giờ Bính: Phương Nam có người cưỡi ngựa đỏ mặc áo đen trắng, có con chim bay lại; lại phương Tây có người con trai mặc áo xanh theo người đàn bà có chồng cưỡi hoặc dắt con bò vàng, con ngựa tới.
Giờ Canh: Phương Tây có người mặc áo trắng cưỡi ngựa trắng, hoặc cưỡi hay dắt con bò từ phương Bắc tới.
Giờ Nhâm: Phương Bắc có người mặc áo đen trắng, tay cầm cung; hoặc dắt bò vàng từ phương Đông lại.

2/. Tháng Hai tướng Hà Khôi ở Tuất:
Giờ Tốn Càn: Phương Đông có chàng trai trẻ cưỡi ngựa, hoặc đẩy xe chở lợn, rượu tới.
Giờ Khôn: Phương Tây có người cưỡi ngựa đỏ, mặc áo trắng, hoặc từ phương Tây có gió lốc tới.
Giờ Cấn: Phương Đông Bắc có người cưỡi ngựa; hoặc dắt bò vàng, mặc áo đen từ phương Đông tới.

3/. Tháng Ba tướng Tòng Khôi ở Dậu:
Giờ Ất: phương Đông có người cưỡi ngựa hoặc dắt bò vàng đem cái cày đi; người đàn bà mặc áo tím đẩy xe.
Giờ Tân: phương Tây có người mặt áo trắng, áo tía, cưỡi ngựa non, có con nghé có sừng.
Giờ Đinh: Phương Nam có người cưỡi ngựa mặc áo đen; có đám mây đen bay tới chỗ đồng rộng.
Giờ Quý: Phương Bắc và Tứ Duy có sắc đen; có người cưỡi hoặc dắt ngựa đen; có mây đen bay tới quãng đồng rộng.

bknavn
22-08-11, 16:34
4/. Tháng Tư tướng Truyền Tông ở Thân:
Giờ Giáp: phương Đông có người đàn bà mặc áo đen, áo vàng; có tướng quân cưỡi ngựa trắng đi qua.
Giờ Bính: phương Nam hoặc phương Tây có 3 người đàn bà mặc áo đỏ; có tướng quân cưỡi ngựa trắng đi qua.
Giờ Canh: phương Tây thấy có người mặc áo trắng cưỡi hoặc dắt bò; có đứa con trai cưỡi ngựa đỏ.
Giờ Nhâm: phương Bắc có mây đen dấy lên.

5/. Tháng Năm tướng Tiểu Cát ở Mùi:
Giờ Tốn: phương Đông Nam có 2 chim bay tới và gió mây chuyển sắc; có đứa con trai mặc áo đen cưỡi ngựa; hoặc người đàn bà đi kiệu mặc áo đen.
Giờ Khôn: phương Tây Nam có 2 chim bay tới.
Giờ Càn: phương Tây Bắc có người đội mũ, cưỡi ngựa tía, cầm cung tới.
Giờ Cấn: phương Đông Bắc có người mặc áo đen; người đàn bà mặc áo vàng đem con chó tới.

6/. Tháng Sáu tướng Thắng Quan ở Ngọ:
Giờ Ất: phương Tây có người cưỡi ngựa mặc áo vàng; hoặc bò vàng; người con trai sắc vàng có 2 người mặc áo xanh đi theo, từ phương Nam tới, hoặc phương Đông tới.
Giờ Tân: phương Nam có đứa con trai hoặc 2 người đàn bà mặc áo đỏ, áo trắng cưỡi hoặc dắt bò trắng, bò vàng, đem chó tới.
Giờ Đinh: Phương Nam hoặc phương Bắc có người cưỡi hay dắt bò, mặc áo xanh cưỡi ngựa vàng.
Giờ Quý: phương Nam và Tứ Duy có người sắc đen tới, và mấy đen bay tới.

bknavn
22-08-11, 16:35
7/. Tháng 7 tướng Thái Ất ở Tị:
Giờ Giáp: phương Bắc có người cưỡi ngựa đỏ mặc áo đen lại hoặc áo trắng, thấy tướng có binh phục và ứng đến.
Giờ Bính: phương Nam có người cưỡi ngựa đen mặc áo đen đến, thấy tướng quân đi tuần.
Giờ Canh: phương Tây có người cưỡi ngựa đỏ mặc áo đen hoặc trắng, thấy tướng binh nấp.
Giờ Nhâm: phương Bắc có mây đen hoặc biến ra mưa.

8/. Tháng 8 tướng Thiên Cương ở Thìn:
Giờ Tốn: phương Đông có người cưỡi ngựa hoắc dắt bò mặc áo đỏ, đi xe hoặc chuyển cưỡi ngựa mặc áo xanh.
Giờ Khôn: phương Tây có người mặc áo vàng, cưỡi ngựa hoặc dắt bò vàng, đèo theo con nghé.
Giờ Càn: phương Tây có người mặc áo tía đội mũ, cưỡi ngựa cầm đao.
Giờ Cấn: phương Đông Bắc có mây biến thành gió mưa.

9/. Tháng 9 tướng Thái Sung ở Mẹo:
Giờ Ất: có chim bay thú chạy, có người mặc áo trắng hoặc khoác áo đen tới.
Giờ Đinh: phương Nam có người mặc áo đỏ, có chim bay tới.
Giờ Tân: có người mặc áo trắng đầu đội đồ vật, hoặc có mây mưa.
Giờ Quý: phương Bắc và Tứ Duy có mây vàng giống như sắc ngọc trắng tới biến thành mưa.

10/. Tháng 10 tướng Công Tào ở Dần:
Giờ Giáp: phương Đông có chim bay và người đem văn thư tới mặc áo đen, cưỡi bò ngựa; hoặc có mây đen tới áng.
Giờ Bính: phương Nam có mây đỏ tới hoặc chim bay tới, như có 8 tướng đem văn thư cưỡi bò hay ngựa.
Giờ Canh: phương Tây có chim bay hoặc người đem văn thư mặc áo đen hoặc cưỡi bò, thấy chim bay tới.
Giờ Nhâm: phương Bắc có đám mây bay tới hoặc biến thành mưa gió.

11/. Tháng 11 tướng Đại Cát ở Sửu:
Giờ Tốn: phương Đông Nam có mây đen hoặc chim bay lại hót ứng.
Giờ Càn: phương Bắc có người cưỡi bò hoặc chim bay tới, hoặc người con gái cưỡi ngựa đem đồ vật tới.
Giờ Cấn: phương Đông có chim vàng hoặc người mặc áo vàng đem quân tới.
Giờ Khôn: phương Tây Nam có người mặc áo đỏ tới, hoặc phương Đông có người cưỡi bò sắc đen, hoặc có chim bay tới ứng.

12/. Tháng 12 tướng Thần Hậu ở Tý:
Giờ Ất: phương Đông có người bị tội thích mặc áo trắng đi xe hoặc đi kiệu, phương Đông Bắc có mây đen, chim bay tới ứng.
Giờ Tân: phương Tây Nam có người bị tội thích mặc áo trắng cưỡi bò dê, phương Tây bắc có chim bay lại ứng.
Giờ Đinh, Quý: phương Bắc và Tứ Duy có người mặc áo vàng hoặc dắt bò, hoặc thấy khí mây vàng dấy lên.

Đây là 4 giờ Đại Cát, khắc định thời giờ tiết hậu, tử tế suy lường, không nên làm nhầm, thì vạn việc không hỏng 1, thực là thuật giúp nước yên dân.

anhchanggapmay
23-08-11, 00:05
AnhNgoc viết tiếp nữa đi. Bài viết rất hay. Bao giờ mới có được duyên đọc hết toàn tập.

thanhhang
17-05-12, 22:18
AnhNgoc viết tiếp nữa đi. Bài viết rất hay. Bao giờ mới có được duyên đọc hết toàn tập.

Học Đạo phải kiên nhẫn nhé...từ từ mà đọc cho vui:003: Kiếp sau Đạt Ngộ vẫn chưa muộn mà.

thuhanoi
12-06-12, 16:36
Xin lỗi đã để các bạn phải đợi . Đúng là tôi đang ở một vùng mà kiếm tiệm net hơi khó , nên nói là vào cốc tu như Vanhoai cũng đúng thôi . Tôi sẽ cố tranh thủ để gõ bài cho các bạn " châm cứu " . Các bạn an tâm , tôi sẽ gõ đến hết cuốn Tuyển Trạch Cầu Chân chứ không bỏ "Nửa chừng xuân "đâu. Thân chào.

Bác anhngoc nói sẽ post hết cuốn này đó nha, bạn cứ yên tâm đi. Chúc bác anhngoc sức khỏe để tiếp tục post bài.

vhkhoi
18-06-12, 09:56
Bác anhngoc hoặc bạn nào có bản chép tay cuốn này, nếu có thể chụp lại, upload hoặc email, mình sẽ đánh máy lại cho, vì cuốn này chưa có trên thị trường.

maphuong
23-06-12, 20:33
quyển này là bản đánh máy roneo. Bản photocopy có bán ngoài thị trường khó tìm nhưng tìm thì cũng có thể được. Trước đây tình cờ mua được nó.

quyển này thấy bên vnthuquan và phongthuyquan có đăng, do NCD đăng nhưng cũng mới tới 3/10 quyển thôi.

thucnguyen
25-06-12, 08:49
K/g: Bác VHKHOI,

Tôi có bản copy từ bản đánh máy nhưng rất mờ, anh có ở SG thì liên hệ với mình để nhận bản copy.

Thân,
Thucnguyen

vhkhoi
25-06-12, 09:46
K/g: Bác VHKHOI,

Tôi có bản copy từ bản đánh máy nhưng rất mờ, anh có ở SG thì liên hệ với mình để nhận bản copy.

Thân,
Thucnguyen

Cảm ơn! mình ở Ninh Bình, đang cần mua quyển này mà chữ phải rõ một chút.

maphuong
30-06-12, 17:51
tìm bản chữ rõ cho quyển này thì không dễ chút nào !
trăm người tìm để mua không biết có mấy người tìm được, huống chi tìm bản rõ !
hoạ chăng là tìm bản gốc chữ Hán, rồi dịch sang việt lại có vẻ hay hơn nhĩ ?

có bác nào giỏi chữ Hán tìm giúp bản chữ Hán với.

VinhL
14-07-12, 14:39
tìm bản chữ rõ cho quyển này thì không dễ chút nào !
trăm người tìm để mua không biết có mấy người tìm được, huống chi tìm bản rõ !
hoạ chăng là tìm bản gốc chữ Hán, rồi dịch sang việt lại có vẻ hay hơn nhĩ ?

có bác nào giỏi chữ Hán tìm giúp bản chữ Hán với.

Chào bạn Maphuong,
How are you my friend?

Chào cả nhà,
Tiểu sinh vừa upload 1 bản pdf, 1 bản doc tiếng Hán.
胡晖 - 精订选择求真.pdf
胡晖 - 选择求真.doc
Các bạn vào Tàng Thư Các mà download về, nhớ trả tiền bấm nút Thank là đủ rồi. Hihihihihihihihihi

anlanh86
15-07-12, 12:39
Chào bạn Maphuong,
How are you my friend?

Chào cả nhà,
Tiểu sinh vừa upload 1 bản pdf, 1 bản doc tiếng Hán.
胡晖 - 精订选择求真.pdf
胡晖 - 选择求真.doc
Các bạn vào Tàng Thư Các mà download về, nhớ trả tiền bấm nút Thank là đủ rồi. Hihihihihihihihihi

Bác Vinh ơi bác để trang nào tìm hổng có thấy. e. e...Hihihi
Thank

VinhL
15-07-12, 13:19
Bác Vinh ơi bác để trang nào tìm hổng có thấy. e. e...Hihihi
Thank

Hỏi cái là biết lính mới liền!
Nó ở tại HKLS sơn trang này chứ chổ nào, làm ơn đi dạo thêm vài vòng nửa, sẻ thấy cái Tàng Thư Các (Sách Hán), nằm giữa cái hồ sen, phía sau có núi phía trước có thủy uống khúc hửu tình, vv.....

Hihihihihihihihi

maphuong
15-07-12, 18:34
Chào bạn Maphuong,
How are you my friend?

Chào cả nhà,
Tiểu sinh vừa upload 1 bản pdf, 1 bản doc tiếng Hán.
胡晖 - 精订选择求真.pdf
胡晖 - 选择求真.doc
Các bạn vào Tàng Thư Các mà download về, nhớ trả tiền bấm nút Thank là đủ rồi. Hihihihihihihihihi


hi anh,
vẫn khỏe như ngày hôm nào !!!

thấy anh vui quá nhe ! :577:

chắc trẻ thêm vài tuổi anh nhé !

à mà anh có thấy tên em trong quyển sách anh gửi không ?
sao có sự trùng hợp quá !!! heheeeeee

em nghĩ lính mới anlanh86 vẫn chưa tìm ra đâu anh, anh xem xem lại bài đó.
còn em thì tìm có ở chổ khác rồi ! phải tốn 6 đồng !!!

maphuong
15-07-12, 19:53
Review mục lục sách Hán văn này khớp hoàn toàn với quyển Tiếng Việt.

Bao gồm 10 quyển.


MỤC LỤC
选择求真序 1
tuyển trạch cầu chân tự 1
聚真序 1
tụ chân tự 1

卷一:选择辩证 3
quyển nhất : tuyển trạch biện chứng 3

论诸斗首之谬 3
luận chư đẩu thủ chi mậu 3
选择论 6
tuyển trạch luận 6
吴景鸾阴阳天机书表 9
ngô cảnh loan âm dương thiên cơ thư biểu 9
吴景鸾选择五行表 11
ngô cảnh loan tuyển trạch ngũ hành biểu 1 1
选择揭要 13
tuyển trạch yết yếu 1 3
选择妙用歌 13
tuyển trạch diệu dụng ca 1 3
生克制化论 15
sinh khắc chế hóa luận 1 5
造命千金歌 16
tạo mệnh thiên kim ca 1 6
星神分辨 24
tinh thần phân biện 2 4
疑龙经 26
nghi long kinh 2 6
神煞辩证 27
thần sát biện chứng 2 7


卷二:论补龙 29
quyển nhị : luận bổ long 2 9
补龙古课 32
bổ long cổ khóa 3 2
论扶山 37
luận phù san 3 7
论立向 40
luận lập hướng 4 0
论相主 40
luận tương chủ 4 0
造命格局 45
tạo mệnh cách cục 4 5
官星格 45
quan tinh cách 4 5
财神格 46
tài thần cách 4 6
堆格 47
đôi cách 4 7
拱格 48
củng cách 4 8
遥格 48
diêu cách 4 8
天地同流格 49
thiên địa đồng lưu cách 4 9
天元一气格(又名堆干格)、地元一 格(又名堆支格) 50
thiên nguyên nhất khí cách ( hựu danh đôi can cách ) 、 địa nguyên nhất khí cách ( hựu danh đôi chi cách ) 5 0
比助格 51
bỉ trợ cách 5 1
印绶格 52
ấn thụ cách 5 2
冲格 53
trùng cách 5 3
食禄格 54
thực lộc cách 5 4
罗绞交贵格 54
la giảo giao quý cách 5 4
三德丛集格 55
tam đức tùng tập cách 5 5
三奇格 55
tam kỳ cách 5 5
论正五行生旺取用 56
luận chính ngũ hành sinh vượng thủ dụng 5 6
四柱总论 57
tứ trụ tổng luận 5 7
用年法 59
dụng niên pháp 5 9
用月法 59
dụng nguyệt pháp 5 9
用日法 60
dụng nhật pháp 6 0
用时法 62
dụng thời pháp 6 2
四大吉时(四杀没时) 64
tứ đại cát thời ( tứ sát một thời ) 6 4
四大吉时标准克应(附) 65
tứ đại cát thời tiêu chuẩn khắc ứng ( phụ ) 6 5
贵人登天门时总图 68
quý nhân đăng thiên môn thời tổng đồ 6 8
阴阳贵例 69
âm dương quý lệ 6 9


卷三:七政四余总论 71
quyển tam : thất chánh tứ dư tổng luận 7 1
太阳 72
thái dương 7 2
太阴 73
thái âm 7 3
木星 73
mộc tinh 7 3
火星 73
hỏa tinh 7 3
土星 74
thổ tinh 7 4
金星 74
kim tinh 7 4
水星 74
thủy tinh 7 4
紫气 75
tử khí 7 5
水孛 75
thủy bột 7 5
火罗 75
hỏa la 7 5
土计 75
thổ kế 7 5
五星四余吉凶论 76
ngũ tinh tứ dư cát hung luận 7 6
各山恩用仇难 76
các san ân dụng cừu nan 7 6
七政四余星垣位图 77
thất chánh tứ dư tinh viên vị đồ 7 7
值年十干化曜 77
trị niên thập can hóa diệu 7 7
逐年掌三元阳刃 78
trục niên chưởng tam nguyên dương nhận 7 8
二十八宿度数 79
nhị thập bát túc độ số 7 9
二十八宿分布十二宫 80
nhị thập bát túc phân bố thập nhị cung 8 0
日躔过宫 81
nhật triền quá cung 8 1
太阳逐节躔过宫 82
thái dương trục tiết triền quá cung 8 2
太阳天帝到山定局 82
thái dương thiên đế đáo san định cục 8 2
太阳到方时刻 83
thái dương đáo phương thời khắc 8 3
十二月份太阴临山(此即斗母也) 86
thập nhị nguyệt phân thái âm lâm san ( thử tức đẩu mẫu dã ) 8 6
太阴出没时临山 87
thái âm xuất một thời lâm san 8 7
天帝天将交会顺逆过宫 89
thiên đế thiên tương giao hội thuận nghịch quá cung 8 9
天帝天将异用 90
thiên đế thiên tương dị dụng 9 0
星曜升殿入垣庙旺喜乐总论 90
tinh diệu thăng điện nhập viên miếu vượng hỉ nhạc tổng luận 9 0
星曜升殿图 92
tinh diệu thăng điện đồ 9 2
星曜入垣图 92
tinh diệu nhập viên đồ 9 2
星曜庙旺图 93
tinh diệu miếu vượng đồ 9 3
星曜喜乐图 93
tinh diệu hỉ nhạc đồ 9 3
推未来历法 94
thôi vị lai lịch pháp 9 4
又捷径 94
hựu tiệp kính 9 4
定立春闰月诀 95
định lập xuân nhuận nguyệt quyết 9 5
推二十四气捷径 95
thôi nhị thập tứ khí tiệp kính 9 5
二十四节气距冬至日时推算 96
nhị thập tứ tiết khí cự đông chí nhật thời thôi toán 9 6
推七政四余躔度过宫诀 96
thôi thất chánh tứ dư triền độ quá cung quyết 9 6

maphuong
15-07-12, 19:54
卷四:造葬总论 97
quyển tứ : tạo táng tổng luận 9 7
竖造克择论 97
thụ tạo khắc trạch luận 9 7
附酿工匠作祟法 98
phụ nhưỡng công tượng tác túy pháp 9 8
安葬克择论 99
an táng khắc trạch luận 9 9
论开山立向与修山向不同 100
luận khai san lập hướng dữ tu san hướng bất đồng 1 0 0
论修方 101
luận tu phương 1 0 1
论修方兼山向及中宫 104
luận tu phương kiêm san hướng cập trung cung 1 0 4
坐宫修方法 105
tọa cung tu phương pháp 1 0 5
移宫修方法 105
di cung tu phương pháp 1 0 5
辨定中宫法 106
biện định trung cung pháp 1 0 6
造葬权法 107
tạo táng quyền pháp 1 0 7
事类总集 108
sự loại tổng tập 1 0 8
各种修应 113
các chủng tu ứng 1 1 3
修天嗣求子法 113
tu thiên tự cầu tý pháp 1 1 3
修科甲贵人法 119
tu khoa giáp quý nhân pháp 1 1 9
正气吉星 120
chính khí cát tinh 1 2 0
修财禄法 123
tu tài lộc pháp 1 2 3
修报拾宝物 125
tu báo thập bảo vật 1 2 5
修散官诉 127
tu tán quan tố 1 2 7
修方愈病法 130
tu phương dũ bệnh pháp 1 3 0
修愈目疾法 131
tu dũ mục tật pháp 1 3 1
修救冷退法 132
tu cứu lãnh thối pháp 1 3 2
修救丧祸法 133
tu cứu tang họa pháp 1 3 3
修旺六畜法 134
tu vượng lục súc pháp 1 3 4
修远回法 136
tu viễn hồi pháp 1 3 6
修不睦法 137
tu bất mục pháp 1 3 7
修止盗贼法 138
tu chỉ đạo tặc pháp 1 3 8
修止鬼妖法 139
tu chỉ quỷ yêu pháp 1 3 9
修去瘟疫法 139
tu khứ ôn dịch pháp 1 3 9
修止白蚁法 140
tu chỉ bạch nghĩ pháp 1 4 0
塞鼠穴法 141
tắc thử huyệt pháp 1 4 1
暗金伏断 142
ám kim phục đoạn 1 4 2

卷五:嫁娶总集 143
quyển ngũ : giá thú tổng tập 1 4 3
玉历碎金赋 150
ngọc lịch toái kim phú 1 5 0
论安床 154
luận an sàng 1 5 4
三元九宫掌诀: 156
tam nguyên cửu cung chưởng quyết : 1 5 6
论作灶 158
luận tác táo 1 5 8
更旧作灶 161
canh cựu tác táo 1 6 1
作灶催丁 163
tác táo thôi đinh 1 6 3
分爨作灶(补) 164
phân thoán tác táo ( bổ ) 1 6 4
附庐山峰作灶课 166
phụ lư san phong tác táo khóa 1 6 6
用时作灶点火论方进火吉时诗例 167
dụng thời tác táo điểm hỏa luận phương tiến hỏa cát thời thi lệ 1 6 7
五阳年月 167
ngũ dương niên nguyệt 1 6 7
五阴年月 167
ngũ âm niên nguyệt 1 6 7
绝烟火课式 168
tuyệt yên hỏa khóa thức 1 6 8


卷六:凶煞宜忌便览 171
quyển lục : hung sát nghi kị tiện lãm 1 7 1
六掌诀起例图 173
lục chưởng quyết khởi lệ đồ 1 7 3
五行发用 174
ngũ hành phát dụng 1 7 4
纳音五行 176
nạp âm ngũ hành 1 7 6
龙运泊宫例 180
long vận bạc cung lệ 1 8 0
龙运忌落空亡 180
long vận kị lạc không vong 1 8 0
遁山运(用洪范五行) 180
độn san vận ( dụng hồng phạm ngũ hành ) 1 8 0
吊客 181
điếu khách 1 8 1
吊太岁 182
điếu thái tuế 1 8 2
太岁轮占山方 183
thái tuế luân chiêm san phương 1 8 3
替宫 185
thế cung 1 8 5
年神总论 187
niên thần tổng luận 1 8 7
从太岁天干起例 187
tòng thái tuế thiên can khởi lệ 1 8 7
从三合起例 187
tòng tam hợp khởi lệ 1 8 7
从十二建星起例 188
tòng thập nhị kiến tinh khởi lệ 1 8 8
从五虎遁起例 189
tòng ngũ hổ độn khởi lệ 1 8 9
从纳音起例 189
tòng nạp âm khởi lệ 1 8 9
从四方起例 189
tòng tứ phương khởi lệ 1 8 9
从纳卦起例 189
tòng nạp quái khởi lệ 1 8 9
从羊刃起例 189
tòng dương nhận khởi lệ 1 8 9
月吉神总论 190
nguyệt cát thần tổng luận 1 9 0
月凶神总论 190
nguyệt hung thần tổng luận 1 9 0
诸家年月日吉凶神附论 191
chư gia niên nguyệt nhật cát hung thần phụ luận 1 9 1
吉神义例 193
cát thần nghĩa lệ 1 9 3
阴阳贵人 193
âm dương quý nhân 1 9 3
阳贵例曰: 193
dương quý lệ viết : 1 9 3
阴贵例曰: 194
âm quý lệ viết : 1 9 4
天禄 196
thiên lộc 1 9 6
飞宫太岁真禄 197
phi cung thái tuế chân lộc 1 9 7
天马 197
thiên mã 1 9 7
飞宫太岁真马 198
phi cung thái tuế chân mã 1 9 8
飞遁命主真禄马贵人 199
phi độn mệnh chủ chân lộc mã quý nhân 1 9 9
贵人禄马忌落空亡 201
quý nhân lộc mã kị lạc không vong 2 0 1
贵空 201
quý không 2 0 1
禄空 201
lộc không 2 0 1
马空 201
mã không 2 0 1
山命贵空 202
san mệnh quý không 2 0 2
山命禄空 202
san mệnh lộc không 2 0 2
山命财空(财即马也) 202
san mệnh tài không ( tài tức mã dã ) 2 0 2
论山命贵禄马空 202
luận san mệnh quý lộc mã không 2 0 2

maphuong
15-07-12, 19:58
卷七:年家三元紫白 203
quyển thất : niên gia tam nguyên tử bạch 2 0 3
月家三元紫白 204
nguyệt gia tam nguyên tử bạch 2 0 4
日家三元紫白 204
nhật gia tam nguyên tử bạch 2 0 4
时家三元紫白 205
thời gia tam nguyên tử bạch 2 0 5
论紫白 206
luận tử bạch 2 0 6
附暗建伪煞 207
phụ ám kiến ngụy sát 2 0 7
八节三奇 208
bát tiết tam kỳ 2 0 8
岁德 210
tuế đức 2 1 0
岁德合 211
tuế đức hợp 2 1 1
天德天道 211
thiên đức thiên đạo 2 1 1
天德合 213
thiên đức hợp 2 1 3
月德 214
nguyệt đức 2 1 4
月德合 215
nguyệt đức hợp 2 1 5
六德总论 216
lục đức tổng luận 2 1 6
天德还宫定局 217
thiên đức hoàn cung định cục 2 1 7
月德还宫定局 217
nguyệt đức hoàn cung định cục 2 1 7
三德丛集定局 218
tam đức tùng tập định cục 2 1 8
月空方 218
nguyệt không phương 2 1 8
逐月二德二德合月空天道到方定局 219
trục nguyệt nhị đức nhị đức hợp nguyệt không thiên đạo đáo phương định cục 2 1 9
飞宫天德 220
phi cung thiên đức 2 2 0
飞宫月德 221
phi cung nguyệt đức 2 2 1
附赦原星 222
phụ xá nguyên tinh 2 2 2
天赦日 223
thiên xá nhật 2 2 3
飞宫天赦 224
phi cung thiên xá 2 2 4
飞宫水德 225
phi cung thủy đức 2 2 5
文昌文曲 225
văn xương văn khúc 2 2 5
红鸾天喜 226
hồng loan thiên hỉ 2 2 6
麒麟凤凰 228
kì lân phượng hoàng 2 2 8
麒麟凤凰值日 229
kì lân phượng hoàng trị nhật 2 2 9
天盘麒麟凤凰日 229
thiên bàn kì lân phượng hoàng nhật 2 2 9
麒麟星 229
kì lân tinh 2 2 9


卷八:辨伪论 231
quyển bát : biện ngụy luận 2 3 1
辨诸家銮驾星曜 231
biện chư gia loan giá tinh diệu 2 3 1
玉皇銮驾 232
ngọc hoàng loan giá 2 3 2
紫微帝星 233
tử vi đế tinh 2 3 3
紫微銮驾年龙月兔日虎时牛 234
tử vi loan giá niên long nguyệt thố nhật hổ thời ngưu 2 3 4
北辰帝星 235
bắc thần đế tinh 2 3 5
撼龙帝星 235
hám long đế tinh 2 3 5
都天宝照 236
đô thiên bảo chiếu 2 3 6
都天转运行衙帝星 236
đô thiên chuyển vận hành nha đế tinh 2 3 6
周望仙人罗星 237
chu vọng tiên nhân la tinh 2 3 7
星马贵人吉凶方位 238
tinh mã quý nhân cát hung phương vị 2 3 8
辩尊皇帝星 238
biện tôn hoàng đế tinh 2 3 8
三元六十年永定局 240
tam nguyên lục thập niên vĩnh định cục 2 4 0
月家尊帝星定局 240
nguyệt gia tôn đế tinh định cục 2 4 0
日家尊帝星二至定局 241
nhật gia tôn đế tinh nhị chí định cục 2 4 1
时家尊帝星定局 241
thời gia tôn đế tinh định cục 2 4 1
辩通天窍 242
biện thông thiên khiếu 2 4 2
辩走马六壬 243
biện tẩu mã lục nhâm 2 4 3
辩四利三元 244
biện tứ lợi tam nguyên 2 4 4
辩差方禄马贵人 245
biện sai phương lộc mã quý nhân 2 4 5
十二将例: 248
thập nhị tương lệ : 2 4 8
辩巡山二十四神煞 250
biện tuần san nhị thập tứ thần sát 2 5 0
辩神煞同位异名 251
biện thần sát đồng vị dị danh 2 5 1
辩驿马临官 253
biện dịch mã lâm quan 2 5 3
辩刀砧火血 254
biện đao châm hỏa huyết 2 5 4
逆血刃、九良星、暗刀煞 254
nghịch huyết nhận 、 cửu lương tinh 、 ám đao sát 2 5 4
辩九良星 256
biện cửu lương tinh 2 5 6
辩六十年空亡 256
biện lục thập niên không vong 2 5 6
辩罗天大进年 256
biện la thiên đại tiến niên 2 5 6
辩罗天大进月 257
biện la thiên đại tiến nguyệt 2 5 7
辩罗天大退年 258
biện la thiên đại thối niên 2 5 8
辩罗天大退月 258
biện la thiên đại thối nguyệt 2 5 8
辩罗天大退日 259
biện la thiên đại thối nhật 2 5 9
辩罗天大退时 259
biện la thiên đại thối thời 2 5 9
辩皇天炙退 260
biện hoàng thiên chích thối 2 6 0
辩支退流财 260
biện chi thối lưu tài 2 6 0
辩皇天大煞、通天大煞、飞天大煞 261
biện hoàng thiên đại sát 、 thông thiên đại sát 、 phi thiên đại sát 2 6 1
辩飞天独火 262
biện phi thiên độc hỏa 2 6 2
辩巡山火、月游火 263
biện tuần san hỏa 、 nguyệt du hỏa 2 6 3
辩天地燥火 263
biện thiên địa táo hỏa 2 6 3
辩冲丁煞、辩余山方 265
biện trùng đinh sát 、 biện dư san phương 2 6 5
辩剑锋煞 266
biện kiếm phong sát 2 6 6
辩大煞白虎、雷霆白虎 266
biện đại sát bạch hổ 、 lôi đình bạch hổ 2 6 6
辩红嘴朱雀 267
biện hồng chủy chu tước 2 6 7
辩九天朱雀 269
biện cửu thiên chu tước 2 6 9
辩横天朱雀 269
biện hoành thiên chu tước 2 6 9
辩山家朱雀 270
biện san gia chu tước 2 7 0


卷九:凶神义例 270
quyển cửu : hung thần nghĩa lệ 2 7 0
制煞要法 271
chế sát yếu pháp 2 7 1
太岁 274
thái tuế 2 7 4
附古课 276
phụ cổ khóa 2 7 6
岁破 276
tuế phá 2 7 6
大耗 277
đại háo 2 7 7
附验课 277
phụ nghiệm khóa 2 7 7
岁刑(六害) 278
tuế hình ( lục hại ) 2 7 8
三煞、伏兵、大祸 280
tam sát 、 phục binh 、 đại họa 2 8 0
戊己都天、夹煞都天 285
mậu kỷ đô thiên 、 giáp sát đô thiên 2 8 5
阴府太岁 286
âm phủ thái tuế 2 8 6
附诸家论阴府死活 292
phụ chư gia luận âm phủ tử hoạt 2 9 2
月家阴府 294
nguyệt gia âm phủ 2 9 4
年克山家 295
niên khắc san gia 2 9 5
月克山家 295
nguyệt khắc san gia 2 9 5
炙退 298
chích thối 2 9 8
辩皇天炙退 300
biện hoàng thiên chích thối 3 0 0
天官符(官同位) 300
thiên quan phù ( quan đồng vị ) 3 0 0
地官符 302
địa quan phù 3 0 2
飞天官符 303
phi thiên quan phù 3 0 3
飞地官符 304
phi địa quan phù 3 0 4
天官符还宫定局 305
thiên quan phù hoàn cung định cục 3 0 5
地官符还宫定局 305
địa quan phù hoàn cung định cục 3 0 5
天地金神 306
thiên địa kim thần 3 0 6


卷十:巡山罗喉 307
quyển thập : tuần san la hầu 3 0 7
大煞旧名打头火金匮星同位 308
đại sát cựu danh đả đầu hỏa kim quỹ tinh đồng vị 3 0 8
飞大煞 310
phi đại sát 3 1 0
论火星 311
luận hỏa tinh 3 1 1
年独火 312
niên độc hỏa 3 1 2
丙丁独火 314
bính đinh độc hỏa 3 1 4
火星日 315
hỏa tinh nhật 3 1 5
浮天空亡 315
phù thiên không vong 3 1 5
破败五鬼 316
phá bại ngũ quỷ 3 1 6
大将军 318
đại tương quân 3 1 8
大将军还位定局 320
đại tương quân hoàn vị định cục 3 2 0
太阴、吊客、丧门、白虎 320
thái âm 、 điếu khách 、 tang môn 、 bạch hổ 3 2 0
太阴大将军丧门吊客总论 322
thái âm đại tương quân tang môn điếu khách tổng luận 3 2 2
黄幡豹尾 323
hoàng phiên báo vĩ 3 2 3
黄幡豹尾总论 324
hoàng phiên báo vĩ tổng luận 3 2 4
病符、死符、小耗 324
bệnh phù 、 tử phù 、 tiểu háo 3 2 4
病符死符小耗总论 325
bệnh phù tử phù tiểu háo tổng luận 3 2 5
飞廉 326
phi liêm 3 2 6
奏书、博士、力士、蚕室 327
tấu thư 、 bác sĩ 、 lực sĩ 、 tàm thất 3 2 7
蚕官、蚕命 329
tàm quan 、 tàm mệnh 3 2 9
蚕官蚕命总论 330
tàm quan tàm mệnh tổng luận 3 3 0
小月建(即小儿煞) 331
tiểu nguyệt kiến ( tức tiểu nhân sát ) 3 3 1
大月建 332
đại nguyệt kiến 3 3 2
大月建小月建总论 334
đại nguyệt kiến tiểu nguyệt kiến tổng luận 3 3 4
月建、月破、月刑、月害 335
nguyệt kiến 、 nguyệt phá 、 nguyệt hình 、 nguyệt hại 3 3 5
越厌、地火、五鬼、厌对、六仪 337
việt yếm 、 địa hỏa 、 ngũ quỷ 、 yếm đối 、 lục nghi 3 3 7

HẾT

VinhL
15-07-12, 23:41
hi anh,
vẫn khỏe như ngày hôm nào !!!

thấy anh vui quá nhe ! :577:

chắc trẻ thêm vài tuổi anh nhé !

à mà anh có thấy tên em trong quyển sách anh gửi không ?
sao có sự trùng hợp quá !!! heheeeeee

em nghĩ lính mới anlanh86 vẫn chưa tìm ra đâu anh, anh xem xem lại bài đó.
còn em thì tìm có ở chổ khác rồi ! phải tốn 6 đồng !!!

Thanh tâm tự tại, giờ mới biết mình không cần làm giàu nửa, dĩ nhiên hông phải trúng số đề, số đuôi, hay 6 số, 7 số gì cả, mà ngộ ra là mình chịu nghèo một chút mà vui hơn một chút. Hahahahahaha
Quả là lùi một bước thì trời cao đất rộng, trăng thanh gió mát, nên tâm trí thoải mái hơn. Hihihihihihi

Quả thật trùng hợp nhỉ, 胡晖, xem ra có cái căn duyên gì đây? Hihihihihihihihi

Đây là link do wnload các sách Phong Thủy, quyển Tuyển Trạch Cầu Chân nằm trong đó, có hai bản, một pdf và một là MS Word.

http://www.mediafire.com/?vl3o2t80adcvq
Mật ngựa: hkls

anlanh86
19-07-12, 22:06
Đây là link do wnload các sách Phong Thủy, quyển Tuyển Trạch Cầu Chân nằm trong đó, có hai bản, một pdf và một là MS Word.

http://www.mediafire.com/?vl3o2t80adcvq
Mật ngựa: hkls

Cám ơn bác Vinh em đơm được rùi . Hihihi...

khangthiet
19-07-12, 22:32
Chúc mừng bạn Vinhl đã bước thêm được một bước trong chữ tâm của đạo phật.

Hungson
21-07-12, 11:51
rât cám on anh ngoc

nguyenhuutuan
26-02-13, 13:25
quyển này là bản đánh máy roneo. Bản photocopy có bán ngoài thị trường khó tìm nhưng tìm thì cũng có thể được. Trước đây tình cờ mua được nó.

quyển này thấy bên vnthuquan và phongthuyquan có đăng, do NCD đăng nhưng cũng mới tới 3/10 quyển thôi.
mình có thể xin bạn một bản coppy được không ? liên lạc bạn bằng cách nào?
xin cảm ơn trước

nguyenhuutuan
26-02-13, 13:35
K/g: Bác VHKHOI,

Tôi có bản copy từ bản đánh máy nhưng rất mờ, anh có ở SG thì liên hệ với mình để nhận bản copy.

Thân,
Thucnguyen

mình có thể xin bạn một bản coppy được không? liên lạc với bạn ntn? cảm ơn bạn trước

thucnguyen
19-03-13, 10:28
K/g: Bác nguyenhuutuan

Xin lỗi anh chậm trả lời vì lâu kg vào mục này, nếu anh cần để tôi copy 1 bản gửi anh, liên hệ cell: 0913 838 424

Thân,
Thucnguyen

hungthobac
13-04-13, 18:51
K/g: Bác nguyenhuutuan

Xin lỗi anh chậm trả lời vì lâu kg vào mục này, nếu anh cần để tôi copy 1 bản gửi anh, liên hệ cell: 0913 838 424

Thân,
Thucnguyen

Thucnguyen ơi mình cũng cần 1 bản photo khi nào có được.
Hungthobac cám ơn trước hí.

thucnguyen
03-07-13, 09:16
K/g: anh Hungthobac,

Anh PM cho địa chỉ để mình photocopy gửi cho anh 1 bản.

TN

thang.mh
15-07-13, 14:19
chào (anh) ThucNguyen và các Anh/Chị,
mình rất cần xin bản photo hoặc bản pdf (miễn là bằng tiếng Việt, vì mình không biết tiếng Hoa); nếu được thì gởi cho mình theo đ/c mail: Thang.mh77@yahoo.com.vn; hoặc cho mình xin số điện thoại để liên hệ.
Chân thành cám ơn & chúc hạnh phúc.
Thắng.

dinhquy
22-07-13, 09:16
xin giúp một tay với huynh anhngoc
Xét trên đây khắc ứng chưa biết nghiệm hay không hãy chép ra để đợi thử nghiệm.
Xem tiếp bản đồ về giờ quý đăng tiên môn ở trang….
LỆ VỀ ÂM DƯƠNG QUÝ.

Can ngày Dương Quý Âm Quý
Giáp Mùi Sửu
Ất Thân Tý
Bính Dậu Hợi
Đinh Hợi Dậu
Mậu Sửu Mùi
Kỷ Tý Thân
Canh Sửu Mùi
Tân Dần Ngọ
Nhâm Mẹo Tị
Quý Tị Mẹo

Thông Thư nói: Kinh rằng: Thiện của Năm không bằng Thiện của Tháng, Thiện của Tháng không bằng Thiện của Ngày, Thiện của Ngày không bằng Thiện của Giờ. Giờ Quý Nhân Đănmg Thiên Môn lá rất Thiện của Giờ. Phép ấy thế này: Lấy Nguyệt Tướng (Tướng của tháng) gia vào giờ dùng, ban ngày dùng Dương Quý, đêm dùng Âm Quý, lấy Thiên Ất Quý Nhân làm chủ, mà Đằng Xà, Chu Tước, Lục Hợp, Câu Trần, Thanh Long, Thiên Không, Bạch Hổ, Thái Thường, Huyền Võ, Thái Âm, Thiên Hậu tuỳ theo. Cho nên Quý Nhân tới Càn Hợi là Đăng Thiên Môn, thì Đằng Xà tới Nhâm Tý mà ngã xuống nước, Chu Tước tới Quý Sửu mà hun lông, Lục Hợp tới Cấn Dần mà đi xe, Câu Trần tới Giáp Mẹo mà lên bệ, Thanh Long tới Ất Thìn mà rơi ngoài biển, Thiên Không tới Tốn Tị mà gieo vào hòm (cái rương), Bạch Hổ tới Bính Ngọ mà đốt mình, Thái Thường tới Đinh Mùi mà lên chiếu tiệc, Huyền Võ tới Khôn Thân mà gẫy chân, Thái Âm tới Canh Dậu mà về cung, Thioe6n Hậu tới Tân Tuất mà vào mùng. Do vậy, 6 Cát Tướng đắc địa, mà 6 Hung tinh dẹp uy, cho nên gọi là “Thần tàng sát một”, lại làm “Lục Thần tất phục” (6 Thần nép hết), đó là diệu dụng về chọn giờ.
Xét Quý Nhân Đăng Thiên Môn (Quý Nhân lên cửa trời) là nghĩa bậc nhất về chọn giờ, đến như Nguyệt Tướng gia vào giờ Quý Nhân Âm Dương thuận hay nghịch đều là phép Lục Nhâm cả. Cho nên, lầm lấy “Tứ Sát một thời” làm “Thần tàng sát một”, mà cái thuyết Quý Nhân Đăng Thiên Môn lẫn lộn ở trong đó, khiến người xem không thể hiểu được. Nay vì lấy mà làm tựa, thì biết Thần Tàng ấy là nghĩa yên ở chỗ ở. Quách Phác bảo là “Thần Tàng hợp sóc”, Tông Kính bảo là “Quy Viên Nhập Cục” là thế. Xét từng ấy nghĩa là ẩn mà không hiện. Thông Thư bảo là “lục hung liễm uy, lục thần tất phục” là thế. Can Hợi là Thiên Môn, Quý Nhân ở đấy. Lục Hợp Mộc mà tới Cấn Dần, Thanh Long Mộc mà tới Ất Thìn, Thái Dương Thổ mà tới Đinh Mùi, Thái Âm Kim mà tới Canh Dậu, Thiên Hậu Thuỷ mà tới Tân Tuất, tất cả đều được đúng ngôi, đang Vượng hay được Sinh cả. Cho nên gọi là Thần Tàng. Đằng Xà, Chu Tước Hoả mà tới Nhâm Tý Quý Sửu; Câu Trần, Thiên Không Thổ mà tới Giáp Mẹo Tốn Tị; Bạch Hổ Kim mà tới Bính Ngọ, Huyền Vũ Thuỷ mà tới Khôn Thân, đều không được đúng chỗ, chịu chế nép nấp. Cho nên gọi là Sát Một. Song đều do Quý Nhân Đăng Thiên Môn mà được, cho nên Quý Đăng Thiên Môn tức là Thần Tàng Sát Một, mà không phải là có 2 nghĩa. Một ngày chỉ có 1 giờ, song Quý Nhân chia ra Âm và Dương, lại giờ Meọ, Dậu, Thìn, Tuất,..gồm cả ngày đêm. Cho nên 1 ngày có 2 giờ, ấy là hoặc ngày không được Dương, đêm không được Âm,, thì lại có 1 ngày không được 1 giờ. Nay đã xet ngày khởi lệ ở trước, và lại tóm thu 720 khoá giờ Quý Đăng Thiên Môn làm biểu ở sau đây:
_ Như sau Vũ Thuỷ, giờ Mẹo ngày Giáp. Lấy Nguyệt Tướng Hợi gia vào Giáp Mẹo thì là Dương Quý, Mùi gia Càn Hơi là Dương Quý, là Đăng Thiên Môn đó.
_ Lại như sau Vũ Thuỷ, giờ Dậu ngày Giáp. Lấy Nguyệt tướng Hợi gia vào Dậu Canh thì là Dương Quý, Sửu gia Càn Hợi thì là Âm Quý, là Đăng Thiên Môn đó.
Đây phép ấy: Lấy hàng Can của ngày làm chủ, lấy Quý Nhân gia vào Càn Hợi, coi xem Nguyệt Tướng nào gia vào giờ nào, tức là giờ ấy Quý Đăng Thiên Môn. Như ngày Giáp Dương ẩn ở Mùi, gia vào Càn Hợi,xem giờ buổi sớm, tiết Vũ Thuỷ, Hợi Tướng gia vào Giáp Mẹo, tức là sau Vũ Thuỷ giờ Mẹo ngày Giáp là Dương Quý Đăng Thiên Môn. Tiết Đại Hàn Nguyệt tướng ở Tý gia vào Ất Thìn, sau Đại Hàn, giờ Thìn ngày Giáp là Dương Quý Đăng Thiên Môn. Lại như ngày Giáp Âm Quý ở Sửu gia vào Càn Hợi, xem giờ buổi chiều, Vũ Thuỷ Nguyệt tướng Hợi gia vào Canh Dậu, tức là sau Vũ Thuỷ giờ Dậu ngày Giáp là Âm Quý Đăng Thiên Môn. Đại Hàn mà Nguyệt tướng Tý, gia vào Tân Tuất, tức là sau Đại Hàn giờ Tuất ngày Giáp là Âm Quý Đăng Thiên Môn. Các lệ khác theo đây mà suy.
Tông Kính lấy giờ Nhâm chánh với giờ Tý trên 4 khắc, thì cùng phép song sơn hợp nhau, mà lấy nghĩa càng thiết hơn. Như Càn làm Thiên, Quý Đăng Thiên Môn lấy Càn chứ không phải lấy Hợi vậy. Chu Tước hun lông lấy Quý chứ không phải lấy Sửu vậy. Thiên Không gieo vào hòm lấy Tốn chứ không phải lấy Tị. Huyền Võ gãy chân lấy Khôn chứ không phải lấy Thân. Thiên Hậu vào mùng lấy Tân chứ không phải lấy Tuất. Nhưng Song Sơn lấy Can Duy cùng với Chi cùng cung, cho nên Lục Nhâm dùng Chi, cũng gọi là Thần Tàng Sát Một, vậy thì biết phep 24 giờ đã có lâu rồi.. Đời sau mất cài nghĩa đó, bảo rằng giờ Càn là Tuất chính 2 khắc đến Đầu Hợi 2 khắc; giờ Hợi là đầu Hợi 2 khắc đến chính Hợi 2 khắc; giờ Nhâm làm chính Hợi 2 khắc đến đầu Tý 2 khắc; giờ tý là đấu Tý 2 khắc đến chính Tý 2 khắc; lấy 12 Chi xem trong 12 giờ 1 khắc_ mà lấy trước giờ, sau giờ đều 2 khắc, chia lệ trước sau Can Duy, dường như có lý. Song Càn là Thiên Môn, Tốn là Địa Hộ, giới hạn Âm Dương, Quý Nhân thuận nghịch do đó phân chia. Như lấy Càn giửa Tuất 2 khắc, thì Càn chìm ở Âm, Quý mắc vào lưới, mà các Thần từ Đằng Xà trở xuống đều nên chuyển đi nghịch, lại sao thấy bảo là Quý Đăng Thiên Môn, Thần Tàng Sát Một ấy ru!

(HẾT QUYỂN II)


BIỂU TỔNG QUÁT 720 KHÓA GIỜ QUÝ ĐĂNG THIÊN MÔN

Nhật Can Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý


Vũ Thủy Sớm Mẹo Dậu Dậu Thân Mùi Tị
Hợi Tướng Chiều Dậu Tuất Hợi Sửu Mẹo Dần Mẹo

Xuân Phân Sớm Thân Dậu Thân Mùi Ngọ Thìn
Tuất Tướng Chiều Dậu Tuất Tý Dần Sửu Dần Mẹo

Cốc Vũ Sớm Dậu Mùi Thân Mùi Ngọ Tị Mẹo
Dậu Tướng Chiều Hợi Sửu Tý Sửu Dần

Tiều Mãn Sớm Tuất Thân Ngọ Mùi Ngọ Tị Thìn Dần
Thân tướng Chiều Tuất Tý Hợi Tý Sửu Dần

Hạ Chí Sớm Tuất Dậu Mùi Tị Ngọ Tị Thìn Mẹo
Mùi Tướng Chiều Hợi Tuất Hợi Tý Sửu

Đại Thử Sớm Dậu Thân Ngọ Thìn Tị Thìn Mẹo Dần
Ngọ Tướng Chiều Tuất Tuất Hợi Tý Dần

Xử Thử Sớm Dậu Thân Mùi Tị Mẹo Thìn Mẹo
Tị Tướng Chiều Dậu Dậu Tuất Hợi Sữu

Thu Phân Sớm Thân Mùi Ngọ Thìn Mẹo
Thìn Tướng Chiều Dần Mẹo Dậu Tuất Tý

Sương Giáng Sớm Mùi Ngọ Tị Mẹo Dậu
Mẹo Tướng Chiều Sửu Dần Mẹo Dậu Hợi

Tiểu Tuyết Sớm Ngọ Tị Thìn Thân
Dần TướngChiều Tý Sửu Dần Thân Tuất

Đông Chí Sớm Tị Thìn Mùi
Sửu Tướng Chiều Hợi Tý Sửu Mẹo Thìn Dậu

Đại Hàn Sớm Thìn Mẹo Thân Ngọ
Tý Tướng Chiều Tuất Hợi Tý Dần Mẹo Thân

dinhquy
22-07-13, 19:53
quyển 3

QUYỂN III

TÓM BÀN VỀ THẤT CHÍNH, TỨ DƯ

Tinh và Thần đều có phân biệt, ở trên Trời thì là Tinh (sao), ở dưới đất thì là Thần. Sức của Thần đất đục mà mạnh, không bằng sức của sao trên Trời trong mà dài. Quách Phác có nói: "Trời sáng soi xuống dưới, Đức đất chở lên trên", Đạo Tuyển Trạch, ai chẳng nên lấy Thiên Tinh (sao trên Trời) làm trọng. Nhưng Thiên Tinh chẳng vị nào tôn trọng hơn Mặt Trời, Mặt Trăng, chẳng gì chính bằng Ngũ Tinh. Nếu Trời không có Nhật Nguyệt, thì muôn đời lúc nào cũng như đêm dài; nếu trên đời không có Ngũ Hành, thì nhân dân điên đảo hết. Đó chính là cái lý Trời, Đất không thể lìa, mà Âm, Dương không thể ở ngoài được, tất cả đều ở trong sự chuyển vận của Nhật Nguyệt và Ngũ Tinh. Thử lấy ngay Bát Tự của người mà xem, đã được Nhật Chủ kiện vượng, Tài Quan có Khí, lại tra trong Tinh bàn Thất Chính, Tứ Dư xem lấy sao nào làm chủ, nếu được Quy Viên, Đăng Điện, lại tính được những Sao Cát Tam nguyên Hóa Diệu, có ơn dùng Tình quanh quẩn nhau, không tệ chiến khắc đấu hãm, thì người ấy chẳng thể chẳng giàu sang lớn; nếu Chủ tinh thất hãm, cừu nạn đánh nhau, với lại các hạng Hóa, Nhẫn, sát cùng có, thì người ấy chẳng thể chẳng nghèo hèn. Phép Tuyển Trạch cũng như thế đấy.
Năm, tháng, ngáy, giờ, trước hết chọn thành 8 chữ, Chủ yếu lấy Phù Sơn, Tướng Chủ, thành Cách, thánh Cục, lại tra xem Chân Lộc, Chân Mã, Chân Quý Nhân của Tuế-Mệnh, cùng với Sao Cát của năm, tháng đến Sơn, đến Hướng, đến Phương, rồi sau lại tra trong Thất Chính được Sao nào chiếu tới, mừng được các Sao Cát: Lộc Nguyên, Mã Nguyên, Quý Nguyên, không nên các Sao Hung chướng, Dương Nhẫn; lại được Quy Viên Đăng Điện, không phạm Trì, Lưu, Phục, Nghịch; hoặc đến Sơn, đến Phương Hướng, đến Sơn là Thủ Điện, đến Hướng là Triều Nguyên, đến Phương là Củng Viên, đó là Thượng Cách về Tạo Mệnh. Người đời đều biết lấy hợp sao Cát, mà không biết trong Sao Cát nên lấy Thất Chính là Quý; ở trong Thất Chính lại chỉ biết dùng Thái Dương, Thái Âm, mà không biết Ngũ Tinh đều có sự Cát, như vậy há được gọi là người biết Tuyển Trạch ru?.
THÁI DƯƠNG (Mặt Trời)

Thái Dương là Chủ muôn vì Sao, có nhiều sự Cát, hiệu là Tinh trung Thiên Tử (Vua trong các vì Sao), có khí tượng Ông Vua, rất tộn rất quý, soi đến muôn phương, sao Thiện gặp thỉ thêm sáng, sao Ác gặp thì nép phục, tới Sơn- tới Hướng- tới Phương, rất có thể Tu sửa làm nhà, an táng mồ mả; tới Hướng là tốt nhất, tới phương là thứ, tới Sơn lại là thứ nữa. Vì tới Hướng thì chiếu vào ta, mà ta có sáng sủa, là có ý hướng vào sự vinh hoa; tới Phương là Triều vào ta (nếu Tu sửa Phương thì tới Phương là rất tốt). Tới Sơn, thì chỉ duy bậc Đế Vương sửa dựng Cung Điện thì nên, còn kẻ sĩ và dân lại không Cát, sợ khó đương được sự Tôn Quý của nó. (Xét Thái Dương tới Sơn mà kẻ sĩ và dân khó đương được sự Tôn Quý của nó, thì Lý rất đáng, nhưng khéo dụng cũng được Cát, vì Thái Dương đến Sơn chỉ nên đón khi sắp đến, không nên lấy thẳng đến trên độ Ngôi. Nếu ở Hướng thì thẳng đến trên độ Hướng được đấy. Đến như Thái Dương đã qua phận độ rồi, thì ở Hướng hay ở Sơn cũng đều vô ích, song cũng nên Phù, Bổ hợp phép. Như Phương Tính Ngu táng Giáp Sơn Canh Hướng, "địa phùng châm tọa" ở Khảo thành hậu biện tập độ: 10 độ sao Đê, dùng năm Đinh Mão, tháng Tân Hợi, ngày Quý Mùi, giờ Ất Mão, 6 ngày sau tiết Lập Đông, Thái Dương đi qua 8 độ sao Đê, đó là đón Thái Dương vậy). Cho nên Kinh Nghi Long có nói: "Xin ngươi chuyên dùng Thái Dương chiếu, Tam Hợp đối cung: Phúc Lộc bền". Bài ca Thiên Kim nói: "...ba là cốt yếu Sao sáng vào đến Hướng", đều lấy nghĩa đến Hướng đến Phương, chưa lấy đến Sơn vậy. Nếu ga7p5 quy Viên, Đăng Điện với lại Chưởng Lộc NGuyên, Mã Nguyên, Quý Nguyên thì đến Sơn đều Cát; Kỵ chưởng Dương Nhận và La Châm cùng độ, thì đến Hướng đều không nên. Lại nói: "Thái Dương có thể đè nén tất cả mọi Hung sát, có khi lại không vì người tạo Phúc", những nhà làm nhà, táng mộ chưa nên chuyên tham Thái Dương làm chủ vậy (Xét Thái Dương có thể hàng phục được tất cả Hung Sát. Phàm Hướng hay Phương của Sơn có Hung sát, được Thái Dương đến hoặc đối chiếu, thì các Sát đều nép phục mà không làm Hung. Nếu Hướng hay Phương của Sơn đã được các Sao Cát đến rồi mà lại lấy Thái Dương cùng đến, thì các Sao Cát không dám đương với Thái Dương tôn quý, mà lui tránh đi. Cho nên nói rằng "không nên chuyên tham Thái Dương"). Phàm dùng Thái Dương nên ngày không nên đêm, ngày thì sáng sủa đêm thì không, đến cung Ngọ là Quy Viên, đi qua độ số của 4 sao Tinh, Phòng, Hư, Mão là Đăng Điện, năm Đinh, kỷ là Chưởng Lộc Nguyên, năm Tân là Chưởng Quý Nguyên: Cát; năm Bính Mậu thì Chưởng Dương Nhận: không cát.

dinhquy
23-07-13, 22:44
THÁI ÂM

Thái âm là hậu phi trong các sao.Có khí tượng mẫu nghi(khuôn phép bậc mẹ),đức mềm thể thuận,giúp thái dương để tuyên truyền đức hóa,kế ngày đến đêm mà sáng sủa,đến sơn đến hướng,rất có thể áp phục được hết cả các hung sát ,tấn hoá được điều tốt lành.Ca thiên kim nói:
:”lại được năm con thỏ(tức là trăng)chiếu tới chỗ ngồi khiến cho nhân dân thêm phúc trạch”,tiểu nhi sát gặp chân thái âm đến thì có thể chế được.Trăng vào cung mùi là quy viên,đi qua độ 4 sao:tâm,ngụy,tất,trương là đăng điện .Năm giáp mậu là chưởng quý nguyên:cát,năm đinh và kỷ chưởng dương nhận,không cát

dinhquy
24-07-13, 08:29
TT
Mộc tinh
Mộc tinh là khí tinh anh của mộc ở phương đông,tên là tuế tinh,sắc xanh, tính nhân từ,ưng vào ngôi thanh long,chủ về quyền sinh sôi nẩy nở,việc đi thì có thuận,nghịch,phục ,lưu,đi đường thuận thì đem phúc tới,đi đường nghịch tất sinh tai họa.Gặp quy viên,đăng điện,lại chượng lộc mã quý nguyên đến sơn đến hướng rất có thể với cát ,văn chương lừng thiên hạ;gặp thái tuế cùng đến tọa sơn gọi là “văn xương đại hội”chủ được vinh hiển trạng nguyên tể tướng.Vì mộc tinh giữ đồ sách vở,cho đến chủ quý hiển,vào 2 cung dần hợi là quy viên,đi qua độ 4 sao:giác,đẩu,khuê,ngưu là đăng điện.Đến hỏa sơn là ân tinh,đến thủy sơn là dụng tinh,đến kim sơn là tài tinh,đều cát,đến thổ sơn là nạn tinh:hung.Năm giáp và nhâm chưởng lộc nguyên,năm bính tân và đinh chưởng quý nguyên, năm thân ,tý,thìn,tỵ,dậu,sử,chưởng mã nguyên :cát

dinhquy
24-07-13, 21:21
TT

HỎA TINH
Hoa tinh là khí tinh anh của hỏa phương nam,tên là huỳnh hoặc,sắc đỏ,tính nóng dữ,ứng vào ngôi chu tước(chủ về quyền thư tái,duỗi ra,lớn lên),việc đi có nhanh,chậm,thuận,nghịch,phục,lưu,đi đường thuận thì đem lành đến,đi đường nghịch thì đem tai họa,chủ về ôn dịch,huyết chứng,vào 2 cung mão,tuất là quy viên,đi qua độ 4 sao:vỹ,thất,chủy,dực là đăng điện.Đến thổ sơn là ân tinh,đến mộc sơn là dụng tinh,đến thủy sơn là tài tinh đều cát,đến ki sơn là nạn tinh :hung.Năm ất chưởng lộc nguyên,năm nhâm và quý chưởng quý nguyên:cát.Năm giáp chưởng dương nhận sát :hung

dinhquy
24-07-13, 21:22
THỔ TINH
Thổ tinh là khí tinh anh của thổ trung ương,tên là trấn tinh,sắc vàng ,tính nhân đức,ứng vào ngôi câu trần(chủ về đức nuôi nấng,thành nên)việc đi có thuận,nghịch,phục lưu,đi đường thuận chủ giầu sang hưng thịnh,ra vào ôn hậu,đi đường nghịch thì chủ ôn dịch, phù thủng vàng vọt,vào 2 cung tí,sửu là quy viên,đi qua độ 4 sao:đê,nữ,vị,liễu là đăng điện,đến kim sơn là ân tinh,đến hỏa sơn là dụng tinh,đến mộc sơn là tài tinh đều cát.Đến thủy sơn là nạn tinh:hung.Năm quý chưởng lộc nguyên,,năm ất,kỷ,giáp,mậu,canh chưởng quý nguyên:đều cát.Năm nhâm,quý chưởng dương nhận:hung

ducnhan2012
25-07-13, 15:21
rất mong bác anh ngọc và chú đình quý hoàn thiện bộ sách quý giá này
cảm phục cảm phục
xin chân thành cảm ơn :797:

dinhquy
25-07-13, 23:21
TT
KIM TINH
Kim tinh là khí tinh anh của kim ở phương tây,tên là thái bạch,sắc trắng ,tính nhân nghĩa,ứng ngôi bạch hổ,chủ về quyền thu góp,việc đi có trì, lưu,thuận nghịch,các sao chỉ cần đi thuân,duy sao kim không sợ ở lai,sáp phục,vì sao kim cứng nhọn,cho nên phục lưu cũng cát,nếu gặp khi se chạy ngược thì đi nhanh,phạm vào mũi nhọn,tất sinh tai họa;vào 2 cung thìn,dậu là quy viên,đi qua độ 4 sao :cang,ngưu,lâu,quỷ là đăng điện,đến thủy sơn là ân tinh,đến thổ sơn là dung tinh,đến hỏa sơn là tài tinh:đều cát.đến mộc sơn là nạn tinh:hung.Năm tân chưởng lộc nguyên ,năm bính và đinh chưởng quý nguyên:cát,năm ất và canh chưởng dương nhận:hung

dinhquy
25-07-13, 23:22
THỦY TINH
Thủy tinh là khí tinh anh ở phương bắc,tên là thần tinh,tính khôn ngoan,sắc đen,ưng ngôi huyền vũ,chủ về khí ẩn,dấu,việc di có trì,tấn,phục,thoái,không đi chiều nghịch,nếu đi chiều thuận,tất được tốt lành,gặp trì(chậm)lưu (ở lại) mất nhà ở,làm phúc ắt là nhẹ;vào 2 cung thân,tỵ là quy viên,đi qua độ 4 sao :cơ,chẩn,bích,sâm là đăng điện,đên mộc sơn là sao ân,đến kim sơn lả sao dụng,đến thổ sơn là sao tài:cát,đến hỏa sơn là sao nạn:hung.Năm bính và canh chưởng lộc nguyên,năm ất,kỷ,nhâm,quý chưởng quý nguyên,năm dần,ngọ,tuất,hợi,mão,mùi,chưởng mã nguyên,đến sơn đến hướng: đều đại cát

dinhquy
26-07-13, 07:58
TỬ KHÍ(khí tía)
Tử khí là dư nô(người nô bộc thừa)của mộc tinh,tên là tử khí,tính thiện lương không độc,đến sơn đến hướng,nhất thiết là điềm tốt phúc lành,việc đi lối thuận,không trì,lưu,phục,nghịch,,gặp chỗ quy viên,miếu,lạc,phát phúc phi thường.

THỦY BỘT
Bột là dư nô của thủy tinh,phàm đến thẳng sơn hướng,gặp sao cát cùng cung,thì phát phúc,gặp sao hung cùng cung thì lâm họa,việc đi lối thuận,không trì,lưu,phục,nghịch,nhưng tính hung nhiều cát ít,song cũng không thể tự một mình làm hại được,gặp sao cát đắc địa(được đúng chỗ)đi lối thuận,đoán là không thể luông luông làm dữ dội,nếu gặp ngũ tinh(5 sao)đi lối nghịch,thì giúp để tha hồ làm đại họa,gặp hỏa la thì giao chiến(đánh nhau)

dinhquy
27-07-13, 10:58
HÓA LA
Hỏa la là dư nô của hỏa tinh,tên là thủ tinh(có lẽ là thiên thủ tinh)đi thuận cung mà nghịch độ,không thoái,phục,trì lưu,tính độc mạnh bạo.Mặt trời mặt trăng mà gặp tất trên trời biến tối tăm,mặt trời mặt trăng bị ăn,đến sơn phương chủ tai họa về cháy nhà cửa,trộm cướp,giặc giã.

dinhquy
31-07-13, 23:33
TT
THỔ KẾ
Thổ kê là dư nô của thổ tinh,tên là thiên vỹ tinh,cũng đi thuân cung mà nghịch độ,không thoái, phục, trì, lưu,tính tham độc.Mặt trời mặt trăng mà gặp tất tối tăm,mặt trời mặt trăng bị ăn,kế đo đến sơn,lại gặp cảnh tượng hung,chủ yếu là sinh ra côi,góa chồng,chết non.
Hai sao la và kế tuy là hung,nếu gặp năm hóa điện,chưởng thiên phúc,thiên lộc,thiên quý thiên quyền,lại gặp chỗ miếu,viên,lạc,thì có thể làm phúc,không thì hung,hai sao đối mặt nhau đi ngang nhau.

Trên đây chép thất chính tứ dư và độ đi qua cung,phép đời xưa so với cuốn”khảo thành hậu biên”không đồng nhau,phàm lấy dùng việc ấy nên xét: “thời hiền lịch”tra ngày ấy đi qua(trực nhật trên độ)và độ đi,mới có chuẩn đích.Như ngày ấy chứa sao gì,đi qua độ gì,đều cốt theo ngày ấy giờ tý chính khắc đầu khởi toán.Xét phép làm lịch của phương tây,độ vòng trời là 360 độ không thừa,mà độ đi của thái dương ,mỗi năm tuần hoàn 1 vòng.nhưng đến ngày “chí”là hạn.Độ vòng trời chưa hết,mà ngày đông chí đã đến,đó là phép “ tuế sai” do đó mà tới,do đó lấy độ đi của thái dương,bắt đầu ở ngày đông chí,ngày chót là cuối tiết đại hàn.Độ đi sẽ khác mỗi năm,mỗi năm sai 51(sao) cho đến 70 năm mới sai 1 độ,cung mà hoàng đạo qua,do đó mà khác, 1 phân đô của các ngôi sao,xưa nay khác nhau.Các thuật sĩ thời nay cứ giữ phép xưa,mà không biết tuế sai,ấy là có dùng thiên tinh mà không có chuẩn đích vậy.

thanhdaohuy
01-08-13, 00:21
Hình như đây không phải là tiếng Việt "chuẩn". Muốn giấu thì cứ giấu đi, việc gì phải dùng " ẩn ngữ".

dinhquy
03-08-13, 19:26
TT
BÀN VỀ CÁT HUNG CỦA NGŨ TINH VÀ TỨ DƯ
Có kẻ nói trong 5 sao,chỉ có 2 sao kim và thủy là rất cát.Ba sao hỏa,thổ,mộc đều hung;trong 4 sao dư duy chỉ có 2 sao tử và bột: cát.2 sao la và kế:hung.Dương Công có nói: “xin người chuyên dùng thái dương chiếu,tam hợp,nhị hợp:phúc thọ bền,2 sao kim thủy và tử khí nguyệt bột cùng dùng lại không hiếm,đó là chuyên dùng thái dương mà nói,vì thái dương thái âm mừng được sao kim thủy cùng giúp,gặp tử khí làm mây lành,gặp thủy bột làm bão thiêm (ôm con cóc tức là ôm trăng)Gặp sao hỏa thì tranh sáng,gặp sao thổ và mộc thì che lấp sáng đi,gặp sao la và kê thì tối.Mặt trời mặt trăng bị ăn đều không cát

dinhquy
03-08-13, 22:08
TT
CÁC SƠN ÂN,DỤNG VÀ CỨU NẠN
Nhâm ,tý,quý,sửu sơn thuộc thổ,gặp sao thổ là chủ tinh,sao hỏa là ân tinh,sao kim là dụng tinh,sao thủy là tài tinh:đến sơn thì cát,sao mộc là nạn tinh:đến sơn thì hung

Cấn, dần,càn,hợi sơn thuộc mộc,gặp sao mộc là chủ tinh,sao thủy là ân tinh,sao hỏa là dụng tinh,sao thổ là tài tinh,đến sơn đều tốt,sao kim là nạn tinh(đến sơn: hung)

Giáp,mão,tân,tuất sơn thuộc hỏa,gặp sao hỏa là chủ tinh,sao mộc là ân tinh,soa thổ là dụng tinh,sao kim là tài tinh,đều tốt,sao thủy là nạn tinh:hung

Ất,thìn,canh,dậu sơn, thuộc kim,gặp sao kim là chủ tinh,sao thổ là ân tinh,sao thủy là dụng tinh,sao mộc là tài tinh(đều cát),sao hỏa là nạn tinh:hung

Tốn,tỵ,khôn,thân sơn thuộc thủy,gặp sao thủy là chủ tinh,sao kim là ân tinh,sao mộc là dụng tinh,sao hỏa là tài tinh(đều cát)sao thổ là nạn tinh:hung

Bính,ngọ sơn là thái dươngđinh,mùi sơn là thái âm,mừng gặp sao kim,sao thủy giúp :cát



HÌNH VẼ CHỖ NGÔI CỦA CÁC SAO THẤT CHÍNH TỨ DƯ

TỴ
Thủy Ngọ
Nhật Mùi
Nguyệt Thân, bột tinh,thủy
Thìn
Kim Dậu
Kim
Mão
Hỏa Tuất,la tinh,Hỏa
Dần,khí tinh,mộc Sửu
Thổ Tý,kế tinh
Thổ Hợi
Mộc

dinhquy
03-08-13, 22:12
[QUOTE=dinhquy;49018]TT
CÁC SƠN ÂN,DỤNG VÀ CỨU NẠN
Nhâm ,tý,quý,sửu sơn thuộc thổ,gặp sao thổ là chủ tinh,sao hỏa là ân tinh,sao kim là dụng tinh,sao thủy là tài tinh:đến sơn thì cát,sao mộc là nạn tinh:đến sơn thì hung

Cấn, dần,càn,hợi sơn thuộc mộc,gặp sao mộc là chủ tinh,sao thủy là ân tinh,sao hỏa là dụng tinh,sao thổ là tài tinh,đến sơn đều tốt,sao kim là nạn tinh(đến sơn: hung)

Giáp,mão,tân,tuất sơn thuộc hỏa,gặp sao hỏa là chủ tinh,sao mộc là ân tinh,soa thổ là dụng tinh,sao kim là tài tinh,đều tốt,sao thủy là nạn tinh:hung

Ất,thìn,canh,dậu sơn, thuộc kim,gặp sao kim là chủ tinh,sao thổ là ân tinh,sao thủy là dụng tinh,sao mộc là tài tinh(đều cát),sao hỏa là nạn tinh:hung

Tốn,tỵ,khôn,thân sơn thuộc thủy,gặp sao thủy là chủ tinh,sao kim là ân tinh,sao mộc là dụng tinh,sao hỏa là tài tinh(đều cát)sao thổ là nạn tinh:hung

Bính,ngọ sơn là thái dươngđinh,mùi sơn là thái âm,mừng gặp sao kim,sao thủy giúp :cát



HÌNH VẼ CHỖ NGÔI CỦA CÁC SAO THẤT CHÍNH TỨ DƯ

dinhquy
12-08-13, 23:38
http://i2.upanh.com/2013/0812/16//57155357.tt.png (http://upanh.com/view/?id=3vae3xewdhh)

theboyof8x
13-09-13, 19:17
Thanh tâm tự tại, giờ mới biết mình không cần làm giàu nửa, dĩ nhiên hông phải trúng số đề, số đuôi, hay 6 số, 7 số gì cả, mà ngộ ra là mình chịu nghèo một chút mà vui hơn một chút. Hahahahahaha
Quả là lùi một bước thì trời cao đất rộng, trăng thanh gió mát, nên tâm trí thoải mái hơn. Hihihihihihi

Quả thật trùng hợp nhỉ, 胡晖, xem ra có cái căn duyên gì đây? Hihihihihihihihi

Đây là link do wnload các sách Phong Thủy, quyển Tuyển Trạch Cầu Chân nằm trong đó, có hai bản, một pdf và một là MS Word.

http://www.mediafire.com/?vl3o2t80adcvq
Mật ngựa: hkls

Rất Mong Chủ Topic Và Anh ĐinhQuy, anh VinhL Tiếp Tục theo dõi và hoàn thiện .....!

tienhaiutc
02-07-14, 21:34
Thank các bác Anhngoc và Dinhquy rất nhiều. Mong các bác viết tiếp, em đang là fan của các bác trong mục này.
Sau khi đọc xong bộ này em tin rằng khi đụng tới sách nào cũng đều có thể phân biệt được chân ngụy.
Sorry vì đã spam làm loãng chủ đề.

tienhaiutc
18-08-14, 19:34
Đợt này các cụ nhà mình vào cốc tu luyện hết rồi hay sao ấy nhỉ? Em đợi mãi chưa thấy cụ nào xuất quan. hic

quangvinhn
18-08-14, 21:45
Đợt này các cụ nhà mình vào cốc tu luyện hết rồi hay sao ấy nhỉ? Em đợi mãi chưa thấy cụ nào xuất quan. hic

bác vào tàng thư sách hán, cụ VinhL có quyển tuyển trạch, down về đọc trong khi chờ cao thủ xuất quan

kieuhuy_bmt
07-11-14, 15:05
rất mong bác anh ngọc và chú đình quý hoàn thiện bộ sách quý giá này
cảm phục cảm phục
xin chân thành cảm ơn :797:

Ok. Tôi cũng vậy, mong được đọc tiếp.

maphuong
18-11-14, 18:36
thật ra quyển này có bán đầy ngoài các tiệm sách cũ ở Sài Gòn, vào hỏi là có ngay thôi. Cách đây hơn chục năm thì nó quý hiếm khó tìm, nhớ lại bố của thằng bạn có quyển này (bản photo) mà không cho 2 thằng đọc.
giờ muốn bao nhiêu quyển cũng có, tất cả chỉ là bản photo mà thôi.

DoanDo
13-08-15, 00:19
thật ra quyển này có bán đầy ngoài các tiệm sách cũ ở Sài Gòn, vào hỏi là có ngay thôi. Cách đây hơn chục năm thì nó quý hiếm khó tìm, nhớ lại bố của thằng bạn có quyển này (bản photo) mà không cho 2 thằng đọc.
giờ muốn bao nhiêu quyển cũng có, tất cả chỉ là bản photo mà thôi.

Bác có bản PDF cho em xin với