PDA

View Full Version : Bát Tự Hà Lạc



htruongdinh
05-09-09, 15:34
Bát tự Hà Lạc được xây dựng trên cơ sở triết lý của Kinh Dịch. Hà lạc không cặn kẽ chi li mà chỉ ra cái thời lớn, cái vận tổng quát. Muốn lấy số Hà Lạc, trước hết phải đổi năm tháng ngày giờ sanh ra Bát tự đã, rồi đổi Bát Tự ra số Âm số Dương của Hà Đồ Lạc Thư, sau rồi lại đổi số Âm Dương ra thành quẻ Dịch: Quẻ Dịch lại đổi thành quẻ Hà Lạc để tìm hiểu Mệnh Vận con người.

I. Bát tự chuyển hình ra số Hà Lạc:
Bát tự chỉ có Can và Can Chi. Vậy muốn đổi Can ra số thì phải biết Bảng trị số (1) của Can và Chi.
a). Bảng trị số của Can
Mậu : 1
Ất và Quý : 2
Canh : 3
Tân : 4
Nhâm Giáp : 6
Số 5 đứng giữa không đi với Can nào.
Đinh : 7
Bính : 8
Kỷ : 9
Lưu ý 7: Chưa cần hiểu tại sao Can – Chi có những trị số ấy và tại sao sắp xếp như trên, không theo thứ tự Giáp, Ất, Bính, Đinh v.v... sẽ có trang giải thích sau.
b). Bảng trị số của Chi
Hợi Tý là Thủy : Sanh ở số 1, thành ở số 6.
Tý Ngọ là Hỏa : Sanh ở số 2, thành ở số 7.
Dần Mão là Mộc : Sanh ở số 3, thành ở số 8.
Thân Dậu là Kim : Sanh ở số 4, thành ở số 9.
Thìn Tuất - Sửu Mùi là Thổ: Sanh ở số 5, thành ở số 10.
Biết 2 Bảng trị số rồi, bây giờ chỉ chiếu theo đó mà đổi Can – Chi ra số.
c). Áp dụng ví dụ 1
Năm Tân 4 Dậu 4.9
Tháng Quý 2 Tỵ 2.7
Ngày Tân 4 Mão 3.8
Giờ Nhâm 6 Thìn 5.10
Ví dụ 2:
Năm Bính 8 Dần 3.3
Tháng Kỷ 9 Hợi 1.6
Ngày Ất 2 Tỵ 2.7
Giờ Bính 8 Tuất 5.10
d). Thực tập.
Độc giả lấy một mảnh giấy, viết đủ năm, tháng, ngày, giờ sanh sau đây, rồi An ra Can Chi. Xong rồi đổi Can Chi ấy ra số Hà Lạc. Khi đổi xong, hãy xem đáp số ở dưới để kiểm soát.

Đề toán Hà Lạc
1. Năm Kỷ Sửu, tháng 3, ngày 26, giờ Dần
2. Năm Quý Tỵ, tháng 7, ngày 11, giờ Mùi.
3. Năm Ất Mùi, tháng 11, ngày 03, giờ Tỵ.
4. Năm Đinh Dậu, tháng 3, ngày 26, giờ Tuất.
Lưu ý 8. Muốn làm những bài toán trên đây, cần luôn luôn nhớ 2 nguyên tắc Ngũ Dần và Ngũ Tý. Bảng 12 Tiết, Nguyệt biểu, Nhật biểu và 2 Bảng trị số Can Chi.
Tra Bảng Niên lịch ở cuối sách này.
Bàn tay 12 Chi luôn luôn chuyển động, ngón tay cái chỉ trỏ vào các cung trên đốt tay (Bàn tay này thật quan trọng chẳng cớ mà Bài Ca Kỳ Môn Giáp Độn phải có câu: Trời Đất đều thu vào 1 bàn tay (Thiên Địa đô lai nhất chưởng trung).
Giải đáp:
1). Năm Kỷ 9 Sửu 5.10
Tháng Mậu 1 Thìn 5.10 (Tiết Thanh Minh: 8-3).
Ngày Quý 2 Mùi 5.10
Giờ Giáp 6 Dần 3.8
2). Năm Quý 2 Tỵ 2.7
Tháng Canh 3 Thân 4.9 (Tiết Lập Thu 29-6)
Ngày Nhâm 6 Dần 3.8
Giờ Đinh 7 Mùi 5.10
3). Năm Ất 2 Mùi 5.10
Tháng Mậu 1 Tý 1.6 (Tiết Đại Tuyết 25-10).
Ngày Tân 4 Hợi 1.6
Giờ Quý 2 Tỵ 2.7
4). Năm Đinh 7 Dậu 4.9
Tháng Giáp 6 Thìn 5.10 (Tiết Thanh Minh 6-3).
Ngày Đinh 7 Mão 3.8
Giờ Canh 3 Tuất 5.10

II. Tìm tổng số âm và tổng số dương:
Bát tự đã chuyển hình hết ra số Hà Lạc cả rồi. Bây giờ phải sắp xếp Âm với Âm, Dương với Dương, để làm 2 toán cộng, tìm 2 tổng số Âm và Dương.
1). Trước hết phải biết sắp xếp theo trật tự nào?
Theo trật tự
Tuổi Dương nam Âm nữ thì Dương trên Âm dưới.
Tuổi Âm nam Dương nữ thì Dương dưới Âm trên.
Thế nào là tuổi Dương – Nam Âm - Nữ?
Đàn ông mà Can Chi của năm là Dương như Giáp Dần, Bính Thìn v.v... là dương nam.
Đàn bà mà Can Chi của năm là Âm như Ất Mão, Đinh Tỵ v.v... là Âm nữ.

Trái lại:
Nếu đàn ông mà Can Chi năm là Âm như Ất Mão, Quý Tỵ v.v... là Âm nam.
Nếu đàn bà mà Can Chi năm là Dương như Giáp Dần, Bính Thìn v.v... là Dương nữ.
2). Thông qua điều lệ nội quy rồi, bây giờ áp dụng
Ví dụ 1:
Năm Kỷ 9. Sửu 5.10 tuổi Âm Nữ (Dương trên Âm dưới).
Tháng Mậu 1. Thìn 5.10
Ngày Quý 2. Mùi 5.10
Giờ Giáp 6. Dần 3.8

Sắp xếp (1)
Tổng số Dương (Số lẻ): 9 + 1 + 5 + 5 + 5 + 3 = 28
Tổng số Âm (Số chẵn): 2 + 6 + 10 + 10 + 10 + 8 = 46 (2)
Ví dụ 2:
Năm Đinh 7 Dậu 4.9 (tuổi Âm Nam, Âm trên Dương dưới).
Tháng Giáp 6 Thìn 5.10
Ngày Đinh 7 Mão 3.8
Giờ Canh 3 Tuất 5.10
Tổng số Âm : 6 + 4 + 10 + 8 + 10 = 38
Tổng số Dương : 7 + 7 + 3 + 9 + 5 + 3 + 5 = 39
Cước chú:
1). Sắp xếp dọc ngang, xuôi ngược tùy ý, miễn là số Âm phải vào hàng Âm, số Dương vào hàng Dương. Và nhớ đếm 2 hàng, tất cả có 12 con số, đừng bỏ sót con số nào (vì 4 Can là 4 số, 4 Chi là 8 số, cộng là ra số).
2). Tổng số Dương có thể là 1 số lẻ hay số chẵn. Còn tổng số âm bao giờ cũng là số chẳn (vì lẻ số cộng với số lẻ có thể thành chẳn như 1 + 3 thành 4, còn số chẵn cộng với số chẵn thì vẫn là chẵn như 2 + 4 là 6).

III. Tổng số chuyển hình ra quẻ:
ĐỢT 1
Đem Tổng số trở về với 9 số hàng đơn của quẻ.
Lý do: 8 quẻ Lạc thư chỉ có số hàng đơn từ 1 đến 9, nên tổng số căn bản tối đa của trời (dương) chỉ có 25.
Vì: 1 + 3 + 5 + 7 + 9 là 25.
Tổng số căn bản tối đa của Đất (Âm) chỉ có 30.
Vì : 2 + 4 + 6 + 8 + 10 là 30.
Thế mà Tổng số Âm và Dương do Bát tự chuyển ra, nhờ sự ngẫu nhiên sinh thành, đã đi tới những con số kếch xù lớn hơn 10, nhiều khi lớn hơn cả Tổng số căn bản của trời đất là 25 và 30.
Không thể để lộng hành thế được. Phải có biện pháp gì để kéo mọi Tổng số hay số sai biệt lớn về với 9 số hàng đơn được coi như mức độ hợp lý không nên quá. Đó cũng là một cách giúp cho Tổng số được phản bản hoàn nguyên vậy. Thì đây biện pháp truy hồi Tổng số. Có nhiều trường hợp:
a). Tổng số Dương lớn hơn 25 thì bớt 25 đi, mà chỉ được phép bớt một lần 25 thôi, còn lại là số sai biệt (hiệu số).
Ví dụ: 29 – 25 còn lại 4.
51 – 25 còn lại 26
b). Tổng số Âm lớn hơn 30: thi bớt 30 đi, mà chỉ được phép bớt 1 lần 30 thôi, còn lại là số sai biệt (hiệu số).
Ví dụ: 38 – 30 còn lại 8
42 – 30 còn lại 12.
c). Những số sai biệt Dương hay Âm từ 10 trở lên gọi là số Sai biệt lớn, đem bớt những hàng chục đi, còn lại là số sai biệt nhỏ.
Ví dụ trên: 26 – 20 còn lại 6
12 – 10 còn lại 2.
d). Những số sai biệt lớn bằng 10 hay bội số 10 (như 20, 30, 40.v.v...) (1) trên nguyên tắc đều bị bớt hết không còn gì. Nhưng để tránh cho số sai biệt nhỏ khỏi bị số không (0) nó sẽ tiêu hủy cả con toán, nên đặc biệt giữ lại con số có nghĩa (2) của hàng chục đã bị bớt.
Ví dụ: đáng lẽ 20 – 20 còn lại số 0 thì được đặc ân giữ lại. Con số 2 (là số có nghĩa của 2 chục).
Đáng lẽ 40 – 40 còn lại 0 thì được đặc ân giữ lại con số 4 (là số có nghĩa của 4 chục).
Vì vậy mà xảy ra sự tị nạnh với trường hợp đặc ân trên là 20 giữ lại 2 thì cũng như 22 trừ 20 còn lại 2.
40 giữ lại 4 thì cũng như 44 – 40 còn lại 4.
e). Tổng số Dương bằng 25 hay nhỏ hơn 25, thì theo trường hợp C ở trên (bớt những hàng chục đi).
Ví dụ: 25 – 20 còn lại 5
19 – 10 còn lại 9.
g). Tổng số Âm bằng 30 thì theo trường hợp d) ở trên.
Ví dụ: 30 giữ lại 3.
Tổng số Âm nhỏ hơn 30 thì cũng theo trường hợp c) ở trên.
Ví dụ: 28 – 20 còn lại 8.
h). Trường hợp phức tạp bao gồm nhiều trường hợp trên.
Ví dụ Dương: 51 trừ 25 còn lại 26 (theo a).
26 – 20 còn lại 6 (theo c).
Ví dụ Âm: 60 – 30 còn lại 30 (theo b).
30 giữ lại 3 (theo d).
Lưu ý 10: Những trường hợp trên này phải xem rất kỹ và thực tập nhiều thì mới nhớ được. Nếu tính sai những trường hợp trên, thì công thức Hà Lac của mỗi tuổi sẽ đều sai hết.
Đoạn này sách Hà Lạc chỉ dạy sơ qua. Nhờ kinh nghiệm của Thầy Truyền nên mới có sự phân tích ra nhiều trường hợp như trên. Tuy nhiên, soạn giả sẽ vô cùng cảm ơn nếu có sự phân tích nào hay hơn do học giả bốn phương chỉ bảo:

ÁP DỤNG
Ví dụ 1: Tuổi Âm Nữ Kỷ Sửu (trang 36 và 37)
Tổng số Dương: 28. 28 – 25 : sai biệt Dương là 3
Tổng số Âm: sai biệt Âm là 6.
Ví dụ 2: Tuổi Âm Nam Đinh Dậu (trang 36).
Tổng số Âm 38. 38 sai biệt Âm là 8
Tổng số Dương sai biệt Dương là 4.
Hai tổng số đã bị bớt lần để trở thành những số hàng Đơn gọi là số sai biệt Âm và sai biệt Dương sẵn sàng chuyển hình ra Quẻ.
Đợt 2: Số sai biệt chuyển hình ra quẻ.
- Chỉ cần nhớ bảng 10 Can phối Quẻ với những số của Quẻ thì chuyển được ngay.
Ví dụ trên
Sai biệt Dương 3 là Chấn
Sai biệt Âm 6 là Kiền
Sai biệt Âm 8 là Cấn
Sai biệt Dương 4 là Tốn.
Đến đây mới tạm biết tên Quẻ một cách đơn sơ thế thôi. Bao giờ xem qua mấy Chương sau thì sẽ biết được hơn như:
Quẻ Chấn trên, Kiền dưới, là quẻ Lôi Thiên Đại Tráng.
Quẻ Cấn trên, Tốn dưới, là quẻ Sơn Phong Cổ.
Lưu ý 10: (Rất quan trọng)
Trên Lạc Thư, số 5 đứng giữa một mình, không đi với quẻ nào.
Vậy khi tính Tổng số thấy 5 thì chuyển ra quẻ gì?
Lại phải thuộc luật Tam Nguyên như sau:
Sanh vào Thượng nguyên thì bất luận Âm Dương.
Cứ Nam là Cấn, nữ là Khôn.
Sanh vào Hạ nguyên thì bất luận Âm Dương.
Cứ Nam là Ly, Nữ là Đoài.
Sanh vào Trung Nguyên thì
Dương Nam Âm Nữ là Cấn.
Dương Nữ Âm Nam là Khôn.

Nguồn : vietlyso.com

htruongdinh
05-09-09, 15:36
IV. Hóa công, Thiên nguyên khí, Địa nguyên khí
Ba danh từ này có vẻ siêu hình, do tháng sanh và Can Chi năm sanh mà ra, nhưng đứng riêng như 3 vị Phúc Thần, và nếu ai may được thấy hiện lên trên quẻ số của mình thì thật là vinh dự.
a). Cách tìm Hóa công: Chỉ có 4 Hóa công theo 4 mùa.
- Sanh sau Đông Chí trước Xuân Phân, Hóa công là Khảm.
- Sanh sau Xuân Phân trước Hạ Chí, Hóa công là Chấn.
- Sanh sau Hạ Chí trước Thu Phân, Hóa công là Ly.
- Sanh sau Thu Phân trước Đông Chí, Hóa công là Đoài.
Hóa công chỉ liên hệ với tháng, chứ không liên hệ gì với năm với ngày, với giờ sanh cả. Như một người sanh sau Đông Chí, hành Thủy dương vượng, vậy Hóa công là Khảm quản trị đến trước Xuân Phân 1 ngày mới hết nhiệm kỳ. Nếu số người ấy, quẻ Tiên Thiên hay Hậu Thiên có Khảm, ấy là số có Hóa công.
Nếu không có Khảm là số không có Hóa công. Suy ra các tuổi khác cũng thế.
Hóa công chuyên chủ về đường danh dự. Gặp Hóa công thì hoặc đỗ đạt, hoặc được hưởng ân lộc. Nữ mệnh thì hiền lương đáng làm Mẫu nghi.
b). Cách tìm Thiên nguyên khí, Địa nguyên khí:
Xem Can Chi của năm sanh.
- Giáp, Nhâm, Tuất, Hợi thuộc Kiền là Thiên.
- Ất, Quý, Mùi, Thân thuộc Khôn là Địa.
- Bính, Sửu, Dần thuộc Cấn là Sơn.
- Đinh, Dậu thuộc Đoài là Trạch.
- Mậu, Tý thuộc Khảm là Thủy.
- Kỷ, Ngọ thuộc Ly là Hỏa.
- Canh, Mão thuộc Chấn là Lôi
- Tân, Tỵ thuộc Tốn là Phong.
Phàm Nguyên Khí chỉ liên hệ với Can Chi năm sanh thôi, chứ tháng, ngày, giờ sanh không ăn nhằm gì cả.
Ví dụ: Tuổi Giáp Tuất hoặc Nhâm Tuất mà được quẻ Thiên trách lý, thế là tuổi ấy có đủ cả Thiên nguyên khí và Địa nguyên khí vì rằng Giáp, Nhâm và Tuất đều thuộc Kiền là Thiên. Nếu là tuổi Ất Hợi thì chỉ có địa nguyên khí vì Hợi cũng thuộc Kiền là Thiên còn Ất thì không.
Thiên nguyên khí và Địa nguyên khí chủ về cách phú quý, danh dự nên còn gọi là Quan lộc tinh hay Cáo mệnh tinh, bất luận nam, nữ mà gặp được thì đều cát khánh, nếu tuổi được cả nạp âm nữa thì càng tốt thêm.

THỰC TẬP
Chuyển hình những Bát tự của mỗi tuổi sau đây ra số Hà Lạc rồi lại chuyển số ra quẻ Dịch. Làm xong đâu đấy rồi hãy xem giải đáp để kiểm soát.
1. Năm Quý Sửu (Âm nam) Tháng Nhâm Tuất
Ngày 24 Đinh Sửu Giờ Ất Tỵ.
2. Năm Đinh Tỵ (Âm nữ) Tháng Nhâm Dần
Ngày 2 Bính Thân Giờ Mậu Tuất
3. Năm Canh Dần (Dương nữ) Tháng Mậu Tý
Ngày 5 Nhâm Ngọ Giờ Kỷ Dậu
4. Năm Bính Tý (Dương nam) Tháng Quý Tỵ
Ngày 4 Bính Ngọ Giờ Tân Mão
5. Năm Canh Thìn (Dương nam) Tháng Đinh Hợi
Ngày 20 Bính Thìn Giờ Kỷ Hợi.

Giải đáp:
1/. Quý 2 Sửu 5.10 Âm Nam
Nhâm 6 Tuất 5.10 Hóa công: Đoài
Đinh 7 Sửu 5.10 T-N-K: Khôn (Không)
Ất 2 Tỵ 2.7 Đ-N-K: Cấn (Không)
Tổng số Âm: 2 + 6 + 2 + 10 + 10 + 10 + 2 là 42
Tổng số Dương: 7 + 5 + 5 + 5 + 7 là 29
42 – 30 còn lại 12; 12 – 10 còn lại 2 là Khôn (Địa)
29 – 25 còn lại 4 là Tốn (Phong).
Quẻ Địa Phong Thăng

2). Đinh 7 Tỵ 2.7 Âm Nữ
Nhâm 6 Dần 3.8 Hóa Công Khảm
Bính 8 Thân 4.9 T.N.K: Đoài (có)
Mậu 1 Tuất 5.10 Đ.N.K: Tốn (không)
T-S-DƯƠNG: 7 + 1 + 7 + 3 + 9 + 5 là 32
T-S-Â : 6 + 8 + 2 + 8 + 4 + 10 là 38
32 – 25 còn lại 7 là Đoài (Trạch)
38 – 30 còn lại 8 là Cấn (Sơn)
Quẻ Trạch Sơn Hàm

3). Canh 3 Dần 3.8 Dương Nữ
Mậu 1 Tý 1.6 Hóa Công: Đoài
Nhâm 6 Ngọ 2.7 T-N-K: Chấn (không)
Kỷ 9 Dậu 4.9 Đ.N.K: Cấn (có)
T.S. : 6 + 8 + 6 + 2 + 4 là 26
T.S.DƯƠNG: 3 + 1 + 9 + 3 + 1 + 7 + 9 là 33
26 – 20 còn lại 6 là Kiền (Thiên)
33 – 25 còn lại là 8 Cấn (Sơn)
Quẻ Thiên Sơn Độn

4). Bính 8 Tý 1.6 Dương Nam
Quý 2 Tỵ 2.7 Hóa Công: Chấn
Bính 8 Ngọ 2.7 T.N.K: Cấn (Có)
Tân 4 Mão 3.8 Đ.N.K: Khảm (Có)
T.S.DƯƠNG: 1 + 7 + 7 + 3 là 18
T.S. : 8 + 2 + 8 + 4 + 6 + 2 + 2 + 8 là 40
18 – 10 còn lại 8 là Cấn (Sơn)
40 – 30 còn lại 10 giữ lại 1 là Khảm (Thủy).
Quẻ Sơn Thủy Mông

5). Canh 3 Thìn 5.10 Dương Nam
Đinh 7 Hợi 1.6 Hóa công: Đoài
Bính 8 Thìn 5.10 T.N.K: Chấn (Không)
Kỷ 9 Hợi 1.6 Đ.N.K: Tốn (Không)
T.S.DƯƠNG: 3 + 7 + 9 + 5 + 1 + 5 + 1 là 31
T.S. : 8 + 10 + 6 + 10 + 6 là 40.
31 – 25 còn lại 6 là Kiền (Thiên)
40 – 30 còn lại 10 giữ lại 1 là Khảm (Thủy)
Quẻ Thiên Thủy Tụng

htruongdinh
05-09-09, 15:49
Quẻ Hà Lạc về hình thức tức là quẻ Dịch, Dịch hoàn toàn vì mỗi quẻ có 6 hào, và 64 quả là 384 hào, nhưng về nội dung tuy cũng căn cứ vào nghĩa Kinh dịch, nhưng diễn đạt theo lề lối riêng của phép tắc Hà Lạc để giải đoán mệnh vận con người.

Hào đếm từ dưới lên trên.
- Hào 1 và 2 là Địa, 3 và 4 là Nhân, 5 và 6 là Thiên.
- Hào 1 đối 4, 2 đối 5, 3 đối 6, Hào nọ làm thế thì Hào kia làm ứng.
- Trong 1 quẻ Trùng, quẻ Đơn trên gọi là quẻ Thượng hay quẻ Ngoại, quẻ Đơn dưới gọi là Quẻ hạ hay Quẻ Nội.
Quẻ Trùng có 6 Hào đi từ dưới lên trên từ Hào 1 còn gọi là Hào Sơ đến Hào 6 còn gọi là Hào Thượng
Hào Âm thì thêm tiếng Âm vào cho rõ.
Hào Dương thì thêm tiếng Dương vào cho rõ.
Ví dụ: Nói Hào 1 Âm, Hào 2 Dương, Hào 6 Âm.
6 Hào chia ra làm Tam tài: Thiên, Địa, Nhân.
Hào 1 và Hào 2 thuộc về Địa (đất) ở dưới.
Hào 3 và Hào 4 thuộc về Nhân (người) ở giữa.
Hào 5 và Hào 6 thuộc về Thiên (Trời) ở trên.
- Mỗi Hào tự coi mình là Thế (Ta) gọi là Hào đối diện với mình là Ứng (Hắn). Ứng ngồi cách Thế 2 Hào.
Ví dụ: Nếu Hào 1 là Thế thì Hào 4 là Ứng.
Nếu Hào 2 là Thế thì Hào 5 là Ứng.
Nếu Hào 3 là Thế thì Hào 6 là Ứng.
Nếu Hào 4 là Thế thì Hào 1 là Ứng.
Nếu Hào 5 là Thế thì Hào 2 là Ứng.
Nếu Hào 6 là Thế thì Hào 3 là Ứng.
Tất cả 64 quẻ đều như thế cả.

htruongdinh
05-09-09, 16:12
Thế nào là Nguyên Đường ?
Nguyên Đường là Chủ điểm của quẻ Hà Lạc, cũng như Cung Mệnh Cung Thân của lá Tử vỉ, Mệnh quản 30 năm về trước, Thân quản 30 năm về sau, thì Nguyên Đường ở quẻ Tiên Thiên cũng quản về Tiền Vận, và Nguyên Đường ở quẻ hậu Thiên quản về Hậu vận của đời người. Vì vậy Nguyên Đường rất quan trọng, Nguyên Đường tốt thì được Phú, Quý, Thọ. Nguyên Đường xấu thì bần, tiện, ngu, yểu.
Hào Nguyên Đường của Tiên Thiên biến và trở thành Hào Nguyên Đường của Hậu Thiên.
Cách tính Nguyên Đường không khó lắm nhưng có nhiều trường hợp rắc rối, cần nhớ kỹ để khỏi lẫn vì tính sai Nguyên Đường là sai bét cả nội dung của quẻ. Sau đây là Bài ca Khởi Nguyên Đường dịch ở sách Hà Lạc ra.

Phiên âm
1). Âm dương nhất nhị Trùng nhi ký
2). Tam vị tuy trùng một ký cung.
3). Tứ ngũ vô Trùng ưng hữu ký
4). Thuần Hào nam nữ bất tương đồng.

Dịch nghĩa
(Phải dịch dài dòng thì mới dễ hiểu)
1). Quẻ 1, 2 Hào Âm Dương
Đếm đi, đếm lại chạy nương nhờ người.
2). Quẻ 3 Hào Âm như Dương
Đếm đi đếm lại, không nương nhờ người.
3). Quẻ Âm Dương 4, 5 hào
Đã không đếm lại, mà sao nhờ người?
4). Đến như 2 Quẻ thuần Hào
Nữ nam khác hẳn đặt vào lệ riêng.
a). Cách tính Nguyên Đường cho những Quẻ có từ 1 đến 5 Hào.
- Căn cứ vào giờ sanh:
Sanh giờ Dương là những giờ Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ (6 giờ này khi Dương nhiều)
Sanh giờ Âm là những giờ Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi (6 giờ này khí Âm nhiều).
- Áp dụng câu Ca nào?
Sanh giờ Dương thì nhận họ nhà Dương và đếm xem quẻ có mấy Hào dương thì biết ngay phải áp dụng câu Ca nào. Khởi đếm giờ Tý cũng từ Hào Dương và đếm từ dưới đi lên.
Sanh giờ Âm thì nhận họ nhà Âm và đếm xem quẻ có mấy hào âm thì biết ngay phải áp dụng câu ca nào. Khởi đếm giờ Ngọ cũng từ hào Âm và cũng đếm từ dưới đi lên.
- Theo câu ca 1 và 2 thì khi gặp những quẻ có 1, 2, 3, hào âm hay dương mình chỉ có quyền đếm 2 lần ở hào mình. (1 lượt đếm đi 1 lượt đếm lại), nếu chưa hết thì phải đếm tiếp sang hào người, và khi sang hào người thì chỉ được đếm 1 lần thôi. Đêm đến giờ sanh ở hào nào thì đặt Nguyên Đường vào hào đó...
- Theo câu Ca 3, thì khi gặp quẻ có 4, 5 hào âm hay dương. Mình cũng khởi đếm từ Hào Minh nhưng chỉ đếm được 1 lần thôi, nếu chưa hết thì đếm tiếp sang Hào người, và bao giờ cũng đi từ dưới lên trên.
3. Cách biến quẻ Tiên thiên ra quẻ Hậu thiên
Đã biết Nguyên đường rồi thì bây giờ có thể biến Tiên Thiên ra Hậu Thiên được. Có 2 công tác.
a). Đảo lộn quẻ Hạ Tiên Thiên thành quẻ Thượng Hậu Thiên. Đảo lộn quẻ Thượng Tiên Thiên thành quẻ hạ Hậu Thiên.
b). Hào có Nguyên Đường biến âm thành Dương, biến Dương thành âm để sang ngồi ở Hậu Thiên.
. Thế nào là quẻ Hỗ?
Quẻ chính Tiên Thiên hay Hậu Thiên đều có quẻ phụ nằm trong lòng. Quẻ phụ ấy gọi là quẻ hỗ. Nó dùng để phụ thêm ý nghĩa hoặc bổ khuyết cho quẻ chính.
Muốn tìm quẻ hỗ thì tước hào 1 và hào 6 của quẻ chính đi, sẽ thấy 2 quẻ hỗ (nội và ngoại) cũng như tước lần vỏ cây đi thì sẽ thấy gỗ cây, khúc dưới và khúc trên.
Gọi là quẻ hỗ là vì 2 quẻ ấy hỗ tương giúp nhau 1 hào ranh giới để cùng thành lập.

htruongdinh
06-09-09, 11:47
Lá số mẫu : Bính Thìn, Bính Thân, Quý mão, Quý Sửu (nữ)

Bính = 8, Quý = 2, Thìn: Sanh = 5, thành = 10; Sửu: sanh = 5, thành = 10, Mão sanh = 3, thành = 8, Thân sanh = 4 thành bằng 9

Tổng Số Dương (số lẻ) = 5 + 9 + 3 + 5 = 22

Tổng số âm (số chẵn) = 8 + 10 + 8 + 4 + 2 + 8 + 2 + 10 = 52

Dương 22 (nó dưới 25) thì trừ bớt 20 = còn lại 2.
Âm là 52 (nó trên 30), 52-30 = 22 . Con số nầy cũng trừ 20 = còn lại 2.
Dương nam, Âm nữ, dương trên âm,
Âm nam , dương nữ , âm trên dương . Vậy 2 trên 2.
Vậy lấy số 2 nầy quy ra quẻ .

Âm/Dương, 2/2 thuộc KHÔN (ĐỊA) (mă số 2) - 3 hào âm/3 hào âm, lục đọan

Hóa công Ly (không)

Thiên nguyên khí Cấn (không)

Địa nguyên khí: không

Quẻ BÁT THUẦN KHÔN hay KHÔN VI ĐỊA cho quẻ Tiên Thiên

Nguyên đường = 2

Quẻ hậu thiên

Hóan đổi quẻ thượng và hạ, nguyên đường âm thành dương

Quẻ Thủy Địa Tí

Nguyên đường = hào 5 dương

Tính Đại vận : bắt đầu tại Quẻ Tiên Thiên, kể là hào 2 là đại hạn đầu tiên rồi tính lên :
Quẻ Tiên Thiên

hào 2: 1 đến 6 tuổi

hào 3: 7 đền 12 tuổi

hào 4: 13 đến 18 tuổi

hào 5: 19 đền 24 tuổi

hào 6: 25 đến 30 tuổi

hào 1: 31 đến 36 tuổi

Quẻ hậu thiên

Hào 5: 37 đến 45 tuổi

Hào 6: 46 đến 51 tuổi

Hào 1: 52 đền 57 tuồi

Hào 2: 58 đến 63 tuổi

Hào 3: 64 đền 69 tuổi

Hào 4: 70 đến 75 tuổi

Tính Tiểu Vận : bắt đầu từ 1 đến 6
Hào âm thì đổi ngay và hào động cũng ngay ở đó . Ghi Hóa công , Nguyên Khí mỗi năm nếu có.
Giải đoán :
a/ Lời tượng của Đại Hạn (tức quẻ Tiên thiên hào 2).
b/ Lời tượng của Quẻ Tiểu Hạn .
c/ Lời tượng của Quẻ Tiểu Hạn (hào động) .

hào 2: 1 đến 6 tuổi

Tuổi 1, quẻ Địa thủy sư (Khôn/khảm), hào 2

Tuổi 2, quẻ Địa Phong Thăng, hào 3

Tuổi 3, Lôi Phong Hằng, hào 4

Tuổi 4, Trạch Phong Đại quá, hào 5

Tuổi 5, Thiên Phong câu, hào 6

Tuổi 6, bát thuần Kiền, hào 1

hào 3: 7 đền 12 tuổi

Tuổi 7, Địa Sơn Khiêm

Tuổi 8, Cấn vi Sơn

Tuổi 9, Trạch Sơn Hàm

Tuổi 10, Thiên Sơn Độn

Tuổi 11, Thiên hỏa đồng nhân

Tuổi 12, bát thuần Kiền

........


Cứ tính như vậy cho đến khi hết tất cả 12 hào của Tiên Thiên và Hậu Thiên.

htruongdinh
06-09-09, 15:05
Tính vận tháng, quy tắc dự thảo

a- Mỗi quẻ năm có 6 hào, vậy mỗi hào phản ánh 2 tháng. Hào chủ là hào chủ mệnh của cả năm đồng thời phản ánh tháng Giêng và tháng Bảy. Cáo hào tiếp theo phản ánh từng cặp tháng:
tháng 2 - tháng 8;
tháng 3 - tháng 9;
tháng 4 - tháng 10;
tháng 5 - tháng 11;
tháng 6 - tháng 12.

b- Nếu là năm dương (can chi năm dương, ví dụ Mậu dần), hướng phát triển các hào là hướng đi lên, ví dụ hào 3 tiếp đến hào 4. Nếu là năm âm (can chi năm âm, ví dụ Kỉ mão), hướng phát triển các hào là hướng đi xuống, ví dụ hào 3 tiếp đến hào 2.

c- Do một hào phản ánh 2 tháng, 2 tháng đó lại là cặp xung nhau, ví dụ Dần Thân, Mão Dậu, Thìn Tuất, Tị Hợi, Ngọ Tí, Mùi Sửu, nên khi dự đoán cần dựa vào bảng nguyệt lệnh, bảng năm hành gặp quẻ, kết hợp với bảng sinh vượng tứ tuyệt của toán tứ trụ, dùng Lý để vận dụng vào Số. Đây chính là điểm linh diệu của Toán hà Lạc, lời hào giống nhau mà dự đoán không giống nhau.

d- Từ hào tháng, chỉ việc biến hào này dương thành âm, hoặc âm thành dương, ta sẽ có quẻ mới, quẻ đó là quẻ tháng. Quẻ này sẽ được sử dụng để dự đoán Ngày.

Chú ý: Phép tính vận tháng không giống phép tính vận năm. Tính vận năm bắt đầu từ hào đại vận, sau đó từ quẻ năm này, dùng pphép biến hào sinh ra quẻ năm tiếp theo. Có nghĩa là quẻ năm trước sinh ra quẻ năm sau. Tính vận tháng thì lấy quẻ năm làm gốc, lần lượt biến từng hào một, từ 1 quẻ gốc sinh ra 6 quẻ mới.

Thí dụ năm Kỉ dậu có quẻ Sơn thiên đại súc. Hào chủ mệnh của năm là hào 2. Hào phản ánh tháng Giêng và tháng 7 cũng là hào 2. Vì Kỉ dậu là năm âm nên hướng phát triển các hào tháng đi xuống,
hào tháng 2 và tháng 8 là hào 1;
hào tháng 3, tháng 9 là hào 6;
hào tháng 4, tháng 10 là hào 5;
hào tháng 5, tháng 11 là hào 4;
hào tháng 6, tháng 12 là hào 3

Vậy từ Sơn thiên đại súc sau khi đổi hào âm sang dương, dương sang âm thì có:
tháng Giêng và tháng 7 : quẻ Bí
tháng 2, tháng 8: quẻ Cổ
tháng 3, tháng 9: quẻ Thái
tháng 4, tháng 10: quẻ Tiểu súc
tháng 5, tháng 11: quẻ Đại hữu
tháng 6, tháng 12: quẻ Tổn


Tính vận ngày

Khi có quẻ tháng, thì cứ mỗi hào quẻ tháng phản ánh 5 ngày. Hào biến là hào chủ mệnh của tháng đó. Cách tính như sau:

a- trước hết xem can chi tháng đó là tháng dương hay âm, tháng đủ hay tháng thiếu. Nếu là tháng dương thì hướng phát triển các ngày là đi lên, tháng âm thì các ngày theo hướng đi xuống. Nếu là tháng đủ 30 ngày thì ngày mùng 1 bắt đầu từ hào chủ. Nếu là tháng thiếu 29 ngày thì ngày mùng 1 bắt đầu từ hào tiếp theo hào chủ.

b- Sau khi đã định được hướng phát triển của các hào Ngày và vị trí ngày mùng 1, ta chỉ việc điền các ngày theo thứ tự các hào, hết ngày mùng 6, sang ngày 7 điền tiếp vào hào chủ rồi cứ thế mà tiếp tục cho đến ngày cuối cùng của tháng. Ta sẽ được mỗi hào ứng với 5 ngày.

Ví dụ hào 2 là chủ quẻ Bí tháng Giêng, Dương, Đủ, sẽ ứng với các ngày sau trong tháng:
hào 6 : 5, 11, 17, 23, 29
hào 5 : 4, 10, 16, 22, 28
hào 4 : 3, 9, 15, 21, 27
hào 3 : 2, 8, 14, 20, 26
hào 2 : 1, 7, 13, 19, 25
hào 1 : 6, 12, 18, 24, 30

Nguồn : tuvilyso.net

htruongdinh
06-09-09, 15:44
Lá số mẫu :Năm Tân Hợi Tháng Quý Tỵ Ngày Giáp Ngọ Giờ Canh Ngọ (Nam)

Ngày sinh Can GIÁP ,trụ giờ lộ chữ CANH là Thất sát cách.
Giáp hành Mộc thuộc Phương Động , có hiệu là Thanh Long, tên Khúc Trực . Sắc xanh , vị Chua, hình Dài .
Mộc Tính: HOÀ NHÃ- Chủ về NHÂN .

Ngày sinh nhằm vào tiết Lập Hạ - Trung Nguyên - Nhận quẻ Quẻ Tốn làm Chủ - Dương Độn, Nhất Cục cho nên Mộc Giáp này Vượng. Người này có lòng từ tâm- Bác ái, trắc ẩn - Hoà với người nhưng tính thì khẳng khái, phong thái thanh cao - đẹp. Tay chân nhỏ nhắn, miệng nhỏ, tóc đẹp , da trắng hơi xanh.

Tổng số Âm : 24 . Dương 25.
Quẻ Quán Tiên Thiên thuộc Lũ quẻ CÀN hành Kim.
Quẻ Hằng hậu Thiên thuộc Lũ quẻ CHẤN Hậu Thiên.
Nguyên Đường SƠ LỤC.

Theo Bài Học:
Tính Hoá Công:
Sanh giữa Đông Chí- Xuân Phân: KHẢM
Sanh giữa Xuân Phân - Hạ Chí : Chấn
Sanh giữa Hạ Chí - Thu Phân : LY
Sang giữa Thu Phân - Đông Chí : Đoài.

Như vậy; Người này có Hoá Công là CHẤN.

Thiên Nguyên Khí:
Năm Sinh: Tân Hợi - Tân Thiên CAN.
Nhớ câu TỐN TÂN, Khảm Mậu - Chấn Canh Dồn.
Vậy Thiên NK người này là : TỐN.

Địa Nguyên Khí :
Năm Sinh là HỢI Địa Chi . Nhớ CÀN Tam Liên -Tây Bắc -Tuất Hợi.
Vậy Người này có Địa NK là CÀN.



Bát tự người này như vậy là đã có:
- Cách: Thất Sát

Tiên Thiên:
Lũ quẻ CÀN Được Địa Nguyên Khí
Quẻ CÀN là quẻ của THÁNG 4 TỴ - ĐÚNG tháng SINH của Đương số.


Ngoại Quái Quẻ TỐN được Thiên Nguyên Khí.
Nội Quái Quẻ KHÔN : Vô Khí.

Lưu ý Tháng sinh là Quý Tỵ . Nhớ câu Ất Quý KHÔN.
Quẻ Khôn Hổ Quái : Khả Dụng.

Trong Mai Hoa, Hổ Quái xuất hiện y như là Việc làm có nguyên do , có đầu mối , có đầu có đuôi. Trong Quẻ này. Khôn Hổ Quái yểm trợ cho Hạ Quái Tiên Thiên - Cũng là nơi hào Nguyên Đường cư ngụ - Việc làm của Đương số có lý, có lẽ , có dây có nhợ - Hào Nguyên Đường Sơ Lục , phải chung đụng toàn là hào ÂM mà vẫn giử được tiết trinh là nhờ Hổ Quái này vậy. Nếu Không được Hổ Quái này xuất hiện để viện trợ thì sẽ bị HUNG.
( Xem lại LỜI của hào Sơ Lục quẻ Quán thì Rõ biết THỜI HUNG.).

Nguyên Đường : Sơ Lục Không được ứng trợ của hào Lục Tứ. May mà Hào NGŨ Dương-Trung chính,biết dùng người có đức Thuận của hào Lục Tứ được Chính-
MAY: hào này chính là hào THẾ của Quẻ.

Hậu Thiên;
Quẻ Hằng thuộc lũ quẻ CHẤN. Được mùa Hoá Công.
Ngoại Quái: Chấn : lại gặp được đúng MÙA.
Nội Quái TỐN: Được Thiên Nguyên Khí - Đúng Quẻ tháng 4 Lập Hạ (Chủ quẻ Tốn )

Toàn quái 4 hào Toàn ÂM - Chỉ 2 hào DƯƠNG trên cùng lại Hào Dương vừa Đủ 25. Hào Âm lại Thiếu - Sinh nhằm tháng 4 thì coi như gần hợp với mùa sinh. Lại nói hào ÂM thiêu cũng là điều may cho đương số - Hào Âm mà Mạnh, được MÙA thì cuộc đời đương số chắc cũng phải bị nhiều te tua bởi lũ tiểu nhân - gian tặc chung quanh.

Tóm sơ lược lại :
Người xưa nói : Chột làm Vua xứ Mù.
Bát Tự người này y hệt như vậy đó.
Càng về sau càng HÊN - Càng nhiều may mắn.
Thế nhưng người này phải Tự LỰC vươn lên - Cái HÊN, cái May đến trong cuộc đời là do mình biết thời cơ, biết phấn đấu - Chứ cái may mắn này hoàn toàn Không phải trên trời rớt xuống.

Thiên Thời : Thiên Nguyên Khí:Có
Địa Lợi: Địa Nguyên Khí : Có.
Nhân Hoà :Hoá Công : Có

Người này thành công lớn .Tiên Thiên thì Thế xuất Ngoại. hậu Thiên thì Thế tại hào Cữu TAM đi về như chong chóng.
Hai lần Tiên và Hậu đều được hào NGŨ ứng MỜI.
Tiếc là Nội Quái Tiên Thiên phải chung đụng với nhiều tiểu nhân quá làm ảnh hưởng hào Nguyên Đường Sơ Lục , một thời bất trung, một lúc nào đó phải đành bất Chính !
- Hào Âm tổng số : 24 ( Thiếu, cho nên không MẠNH )
- Quẻ có 4 hào Đầu Toàn ÂM - Âm này VỐN KHÔNG MẠNH cho nên KHÔNG gây tác hại nhiều được .
- Nguyên Đường Sơ Lục - Bị ảnh hưởng bởi Quần Âm này.
- Hào THẾ tiên thiên kề hào Cữu Ngũ cho nên Được trọng dụng ( Được Tuyển Chọn trong đám Âm )


Quẻ HỔ:

Hổ Thượng Quái: Gồm 3 hào ghép lại : Hào 3, 4 và 5.
Thành quẻ : CẤN.
Hổ Hạ Quái : Gòm 3 hào ghép lại : Hào 2,3 và 4
Thành Quẻ KHÔN.
Trong mọi công việc phải làm - Ngoại sự may mắn, thuận lợi của các yếu tố Thiên Thời ( Thiên Nguyên Khí ) , Địa Lợi ( Địa Nguyên Khí ) Và Nhân Hoà ( Hoá Công ) Thì cũng cần phải có Hổ Quái viện trợ.
Hổ Quái nôm na như là Công Việc làm được sự Hổ trợ , giúp đở..... , Có Hổ Quái thì mọi việc DỄ THÀNH.

Xét lại :
Quẻ Tiên Thiên . Quẻ trên là TỐN. Quẻ Dưới là KHÔN.
Hổ Quái CẤN ( Bính Cấn , Đinh Đoài, Kỷ LY môn ). Bát tự của Đuỏng số Không có chữ BÍNH xuất hiện. Trong Quẻ Tiên, Hậu Thiên đều Không có CẤN.

Ở Ngoại QUÁI , Đương số hoàn toàn tự lực - Phải chứng tỏ thực lực khả năng của mình mới được người DÙNG.
Trái lại, ở NỘI Quái. Toàn hào ÂM. Toàn Quái Âm Thiếu, Không Thịnh- Mặc dù hào Âm xuất hiện nhiều mà toàn bất tài vô tướng - Nhờ Vậy, Đương số được trọng dụng y như người Chột trong xứ Mù.

Xét y như thế mà luận quẻ hậu thiên.

Xét đại vận : Hào dương là đại vận kéo dài 9 năm. Hào Âm là đại vận kéo dài 6 năm. Các hào đv bắt đầu từ hào nguyên đường nối tiếp theo hướng đi lên, đến hào 6 thì lại tiếp đến hào 1 – Cho đến sau hào nguyên đường cho đủ 6 đại vận khép kín. Khi từ tiên thiên chuyển sang hậu thiên – Hào nguyên đường cũng tương ứng đi theo (ở đây thấy rằng từ hào 1 chuyển thành hào 4)
Đối với hào đv 9 năm (Hào Dương) có 2 trường hợp:
Năm đầu tiên của đv là năm âm (Can chi năm là can chi âm - Vídụ năm 2005 là Ất Dậu)
Năm đầu tiên của đv là năm dương (Can chi năm là can chi dương –VD năm 2004 là Giáp thân.
1.Năm đầu tiên của đv là năm âm :

Hào đv dương biến thành âm tạo quẻ mới. Hào biến là hào chủ mệnh của năm đầu tiên.
Năm thứ 2: Hào chủ mệnh của năm 1 coi là hào thế - Hào ứng sẽ là hào cách đó hai hào (Hào 3) sẽ phải biến để tạo quẻ mới. Hào biến sẽ trờ thành hào chủ mệnh
Năm thứ 3: Biến hào ứng của hào thế nói trên (hào 6) để tạo quẻ mới – Hào vừa biến là hào chủ mệnh..
Từ năm thứ 4 đến năm thứ 9: Cách làm giống nhau .

Xét tiểu vận : Đối với hào đại vận 6 năm là hào âm: Chỉ việc biến ngay hào đại vận thành hào dương – Ta sẽ có ngay quẻ mới. Hào biến sang quẻ mới là hào chủ của mệnh. Quẻ mới được lập trở thành quẻ thứ hai của đại vận. Hào đứng trên hào chủ mệnh (đồngthời là hào nối tiếp) trở thành hào biến. Nếu đó là âm thì biến thành dương và ngược lại.

Tính vận tháng : bắt đầu từ quẻ vận năm. Quẻ Hà Lạc tháng giêng bắt nguồn từ quẻ vận năm. Từ quẻ tháng giên sinh quẻ tháng 3, quẻ tháng 3 sinh quẻ tháng 5 - Cứ thế lần lượt tìm ra các quẻ tiếp sau 7,9,11.
Cách lập quẻ như sau:
1. Từ hào nguyên đường (HNĐ) quẻ vận năm, lấy hào tiếp theo một vị trí. Ví dụ HNĐ là hào 1 thì hào tiếp theo là hào 2. HNĐ là hào 6 thì hào tiếp theo là hào 1.
Biến hào tiế theo đó âm thành dương, dương thành âm, thànha quẻ mới. Quẻ đó là quẻ tháng giêng năm đó. Hào vừa biến là HNĐ của tháng đó
2. Biến hào tiếp theo của HNĐ quẻ chủ tháng 1, âm thành dương, dương thành âm – Thành quẻ mới. Quẻ đó là quẻ tháng 3. Hào vừa biến là HNĐ của quẻ tháng đó.
3. Biến hào tiếp theo của HNĐ tháng 3 để có quẻ tháng 5. Cứ như vậy cho đến tháng 11 là có 6 quẻ cho 6 tháng dương trong năm (1-3-5-7-9-11)
4. Bây giờ đến 6 tháng âm (2-4-6-8-10): Từ quẻ tháng 1, hào chủ là hào thế, biến hào ứng (cách đó hai hào) âm thành dương, dương thành âm – thành quẻ mới. Đó là quẻ tháng 2. Từ quẻ tháng 3, hào chủ là hào thế, biến hào ứng như trên, tạo ra quẻ tháng 4. Cứ như vậy ta có được các quẻ còn lại.

htruongdinh
06-09-09, 19:15
Trình tính quẻ bát tự hà lạc

http://laptrinhweb.tk/

Bạn chỉ việc chọn ngày tháng năm sinh dương lịch, bấm trực tiếp vào lịch thì hiện ngay kết quả ngày tháng năm sinh âm lịch, sau đó bạn chọn giới tính và giờ sinh rồi bấm vào xem thẻ. Kết quả là bạn sẽ có được quẻ tiên thiên hậu thiên và toàn bộ các quẻ tính toán cho các năm trên toàn đại vận và tiểu vận của bạn.

htruongdinh
10-09-09, 21:06
Luận quẻ :
- Hợp cách.
Ví dụ : quẻ Trạch hỏa cách, các tuổi nạp giáp kỹ: mão sữu hợi và đinh: Hợi dậu mùi là hợp cách.
- Hào động :
Ví dụ : 2009 được quẻ Hỏa phong đỉnh hào 1, thì luận cát hung của năm theo hào 1 quẻ đỉnh.

alan
20-03-10, 04:43
Xin anh co the cho biet anh hay la ai co phan mem cua bat tu ha lac cho toi xin
Cam on rat nhieu

htruongdinh
20-03-10, 15:24
Tôi có phần mềm BTHL nhưng file lớn nên không upload lên diễn đàn này được.

khochu
19-02-11, 13:08
Gửi bạn công cụ tính BTHL:

http://blog.kiennd.com/downloads/BTHL.Excel_.zip
http://blog.kiennd.com/downloads/BTHL30.zip

Lập từ website:
http://maphuong.com/dichly/halac/
http://laptrinhweb.tk/

Thân!