PDA

View Full Version : Thắc mắc Dụng thần



Ducminh
06-09-09, 20:22
Theo em biết thì Tứ trụ quý ở chỗ cân bằng ngũ hành sinh khắc, và dụng thần là để đưa đến sự cân bằng đó, Nhưng cũng có trường hợp như tứ trụ thuần thổ, thuần hỏa, thuần kim ... thì lại lấy chính hành vượng đó làm dụng thần, như vậy là trái với mục đích của dụng thần,
em ko hiểu lắm, có bác nào biết thì giải thích giùm em với ạ

kimcuong
07-09-09, 17:53
Tỉ như bạn có 5 món để chọn ăn, chắc rằng bạn phải chọn thức ăn nào mà bạn thích nhất và từ lâu nay không có. Nhưng trên bàn ăn chỉ có độc nhất 1 món mà bụng đói thì đành phải xơi món đó thôi. Nhưng mà sự việc nào cũng có 2 mặt như âm dương đối nghịch, cần phải biết rằng món ăn đó có lợi hay có hại. Giống như ta cần phải biết tứ trụ thuần thổ, thuần hỏa hay thuần kim... là "bạn" hay "thù", khi đó "dụng" hay "kỵ" sẽ rõ. Có nghĩa là đã Thuần hay Tòng thì không có vấn đề tìm dụng thần theo lối thông thường, đó là ngoại cách. Vì vậy không có vấn đề "trái với mục đích của dụng thần".

kimcuong
07-09-09, 18:45
-Cách tìm dụng thần thông thường (không phải ngoại cách)-

Trước đây mọi người đều hiểu là chọn 1 trong 5 cách thường được nhắc tới: Phù, Ức, Điều hầu, Thông quan, Bịnh dược.

Hầu như tất cả đều lạc lối và phải mò mẫm vì làm sao mà nhận định ngay cách nào mà xét? Thật ra là không hiểu ý. Phải dò đủ hết các cách, sau đó mới thấy cách nào hợp lý nhất. Tức là lúc nào cũng phải nhứt thiết xem cả các trường hợp nêu ra sau đây một loạt để có cái nhìn đầu tiên chung về tứ trụ. Bước tiếp theo là xét ĐẠI VẬN, nếu thuận theo ý nghĩ đầu tiên ta chọn dụng thần thì lấy cách đó, còn không thì phải xét lại cách khác.

Khi trước có bạn cũng hỏi tôi tại sao phải chọn dụng thần mà không tìm kỵ thần? Tôi đã trả lời rằng trong cuộc sống nên tìm "bạn" chứ ai lại tìm "kẻ thù", nhưng các bạn đọc những bước sau đây thoạt nhìn thì sẽ tưởng như tìm kỵ thần vậy. Thật ra chính là phương pháp loại trừ kỵ thần để tìm cái hữu dụng nhất.

1. Xem Hành nào yếu nhất trong trụ. Lưu ý là nếu khuyết hẳn hành đó thì không tính là yếu. "Yếu" tức là trong trạng thái từ Suy đến Dưỡng, là dư khí, không nhiều nhưng có mặt trong tứ trụ.

2. Tài và Quan là hai đối tượng khắc nhật chủ, tạm gọi là phe "nghịch". Ấn Kiêu sinh cho Tỉ Kiếp, tạm gọi là phe "bạn". Nếu trong trụ Tài Quan nhiều hơn, đắc địa và thấu lộ ra thì Tỷ Kiếp là dụng. Nếu Tài Quan quá yếu, Tỷ Kiếp mạnh hơn thì đảo lại, lúc này "phe bạn" là Tài Quan.
Thân vượng hay nhược là ở điểm này.

3. Hãy xem hai cán cân của Kim (Canh Tân Thân Dậu) và Thủy (Nhâm Quý Tý Hợi) như thế nào. Nếu chúng thịnh vượng quá mức thì tứ trụ bị "lạnh"; dụng thần là Hỏa. Ngược lại nếu Hỏa (Bính Đinh Tỵ Ngọ) và Thổ (Thìn Tuất Sửu Mùi) nhiều hơn thì tứ trụ quá "nóng", cần phải có Thủy để cân bằng.

4. Nếu Quan Sát áp đảo Tỷ Kiếp (vừa vượng lại nhiều) thì Ấn phải có mặt để giúp thân và làm cho Quan tiết khí được. Cũng vậy, nếu Tỷ Kiếp thịnh vượng hơn Tài, thì Thực Thương là dụng thần để tiết khí Tỷ Kiếp và sinh cho Tài.

Như vậy, khó nhất là tứ trụ mất thăng bằng quá nhiều mà không hẳn Thuần hay Tòng. Lúc này gọi là tứ trụ có "bịnh", mà KC đã ghi lại trong bài "Luận ngũ hành sanh khắc chế hóa". Thí dụ như nhật chủ Kim (Canh Tân) có những trường hợp gặp phải:
- Kim gặp quá nhiều Kim và Thổ thì kỵ thần là chính nó, dụng thần có thể là Mộc, Hỏa, Thủy.
- Kim yếu đuối là Kim và Thổ không có gốc, suy nhược; kỵ thần là Mộc, Hỏa, Thủy.
- Kim bị chôn vùi, tức là quá nhiều Thổ, lấy Mộc làm dụng, kỵ thần là Hỏa Thổ.
- Kim bị chìm là Kim gặp Thủy quá nhiều nên dụng thần là Thổ và Mộc, kỵ thần là Kim và Thủy.
- Kim khuyết (trụ hoàn toàn không có) là khi Mộc quá nhiều thì nên lấy dụng thần là Kim và Thổ, kỵ gặp Mộc và Thủy.
- Kim mất hình tướng là Kim ngộ Hỏa vượng nên chảy ra, cần có Thổ và Thủy, kỵ gặp Mộc Hỏa.

Các hành khác suy ra như vậy.