PDA

View Full Version : Dịch Học Căn Bản



cmd127
31-05-11, 09:40
Xin chào các bạn. Mình vốn là người yêu thích dịch học và luôn tự tìm tòi nghiên cứu. Và mình đã đạt được một số thành tựu nhất định. Con đường nghiên cứu dịch thật là khó khăn vất vả khi ta phải tự mài mò nghiên cứu. Vì vậy mình rất muốn chia sẽ những kiến thức của mình với các bạn yêu thích môn học này. Tuy kiến thức mình chưa sâu rộng, chưa cao nhưng mình xin mạo muội trình bày như sau.
Theo quan điểm của mình, nghiên cứu dịch học nên theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 : là nghiên cứu các khái niệm và nằm lòng chúng ( bát quái , ngũ hành, thiên can, địa chi...) Hôm nay mình sẽ trình bày phần này. Giai đoạn 2, bước vào tìm hiểu đi sâu vào bói quẻ, tìm hiều các cách bói( Chia làm 2 loại lớn : Tiên Thiên và Hậu Thiên), và sau khi hoàn tất giai đoạn 2 và giai đoạn cuối chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bàn luận về bí quyết luận quẻ. Vd : về thời tiết, gia trạch, phần mộ.... do mỗi sự việc có cách luận riêng. và các bí quyết để luận Thể, Dụng, Quẻ Hổ, Biến .... Mình viết bài này là cho các bạn mới học dịch lý căn bản. Nếu có gì sai sót xin các huynh đệ góp ý và bỏ qua cho.
I. Ngũ hành : (Kim, mộc, thủy hỏa, thổ)
Trong ngũ hành có rất nhiều quan hệ : sinh, khắc, tương thừa, tương hối....
Sau đây là sơ đồ ngũ hành :
1. Tương sinh
Giữa Ngũ hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ Tương sinh. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

Trong quan hệ Tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh). Người hình tượng hóa quan hệ tương sinh cho dễ hiểu bằng hình ảnh quan hệ Mẫu - Tử: chẳng hạn Mộc (Mẹ) sinh Hỏa (Con)… Thí dụ: vận động chân tay (Mộc) làm cho người nóng lên (sinh Hỏa)…
http://me.zing.vn/apps/photo?params=/dt/cmd127/album/photo-detail/id/1206597003
2. Tương khắc
Giữa Ngũ hành có mối quan hệ ức chế nhau để giữ thế quân bình, đó là quan hệ Tương khắc. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương khắc như: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Trong quan hệ tương khắc, mỗi Hành cũng có quan hệ với hai Hành khác (hjai vị trí khác: Cái-Khắc-Nó và Cái-Nó-Khắc). Người xưa hình tượng hóa quan hệ tương khắc thành quan hệ Thắng – Thua: chẳng hạn Mộc (kẻ thắng) khắc Khổ (kẻ thua). Thí dụ: khi vận động chân tay (Mộc) thì hoạt động của tiêu hóa sẽ giảm đi (khắc Thổ)…

Sơ đồ sau đây do người đời sau trình bày để dễ học hỏi (không hoàn toàn chính xác với ý nghĩa của Ngũ hành).
http://me.zing.vn/apps/photo?params=/dt/cmd127/album/photo-detail/id/1206597020
3. Tương Thừa
Trong điều kiện bất thường, Hành này khắc Hành kia quá mạnh, khi đó mối quan hệ Tương khắc biến thành quan hệ Tương thừa. Chẳng hạn: bình thường Mộc khắc Thổ, nếu có một lý do nào đó làm Mộc tăng khắc Thổ, lúc đó gọi là Mộc thừa Thổ. Thí dụ: giận dữ quá độ (Can Mộc thái quá) gây loét dạ dày (Vị Thổ bị tổn hại).
http://me.zing.vn/apps/photo?params=/dt/cmd127/album/photo-detail/id/1206597051
4. Tương Hối ( Tương Vũ)

Nếu Hành này không khắc được Hành kia thì quan hệ Tương khắc trở thành quan hệ Tương vũ. Chẳng hạn: bình thường Thủy khắc Hỏa, nếu vì một lý do nào đó làm Thủy giảm khắc Hỏa (nói cách khác: Hỏa “khinh lờn” Thủy) thì lúc đó gọi là Hỏa vũ Thủy. Thí dụ: Thận (thuộc Thủy) bình thường khắc Tâm (thuộc Hỏa), nếu Thận Thủy suy yếu quá không khắc nổi Tâm Hỏa sẽ sinh chứng nóng nhiệt, khó ngủ…

Như vậy, quan hệ bất thường chủ yếu thuộc quan hệ Tương khắc. Có hai lý do khiến mối quan hệ Tương khắc bình thường trở thành quan hệ Tương thừa, Tương vũ bất thường.

(1) Một hành nào đó trở nên thái quá. Thí dụ: Thủy khí thái quá làm tăng khắc Hỏa; đồng thời cũng có thể khinh lờn Thổ.

(2) Một Hành nào đó trở nên bất cập. Thí dụ: Thủy khí bất túc làm Thổ tăng khắc Thủy; đồng thời Thủy cũng bị Hỏa khinh lờn.

Tuy vậy, quan hệ Tương sinh cũng có bất thường, đó là trường hợp Mẫu bệnh cập tử, Tử bệnh phạm mẫu.

http://me.zing.vn/apps/photo?params=/dt/cmd127/album/photo-detail/id/1206597060

** Ngũ hành phối phương vị
Phương Đông : Mộc
Phương Tây : Kim
Phương Nam : Hỏa
Phương Bắc : Thủy.
**Ngũ hành phối 4 mùa
Mùa đông thuộc Thủy
Mùa Xuân thuộc Mộc
Mùa hạ thuộc Hỏa
Mùa thu thuộc Kim
Các tháng thìn tuất, sửu mùi thuộc Thổ
( Theo quy ước, Tháng 1 là Dần xin các bạn lưu ý tháng 2 là mẹo tháng 3 là thìn ...... và theo thứ tự tín tới ).
***Phụ chú xem thêm :
IV. Ứng dụng vào một số lãnh vực đời sống

A. Ứng dụng vào việc ăn uống:

- “Trời nuôi người bằng Ngũ khí, Đất nuôi người bằng Ngũ vị”.

- Người ta phân loại thức ăn theo Ngũ hành dựa vào màu sắc, mùi vị mà suy ra tác dụng của món ăn đối với cơ thể. Thí dụ: món ăn chua đi vào Can, ngọt đi vào Tỳ… (bảng 1). Và sau đó áp dụng nguyên tắc ăn uống theo qui luật của Ngũ hành: dùng thức ăn phù hợp với tình hình sức khỏe của mình sao cho duy trì được thế quân bình (đối với người khỏe) hoặc tái lập mối quan hệ quân bình của Ngũ hành trong cơ thể (đối với người đau ốm). Món ăn đầy đủ Ngũ hành thường tồn tại rất lâu phong tục ẩm thực (tô phở, nước mắm…). Tránh tình trạng dùng thái quá một món ăn nào đó vì có thể hại sức khỏe. Thí dụ: ăn quá chua hại Can, quá mặn hại Thận; hoặc khi đang có bệnh về Tỳ (Thổ) nên tránh dùng thức ăn uống chua (Mộc) để tránh làm hại thêm Tỳ Vị (Mộc tăng khắc Thổ).

B. Ứng dụng vào tổ chức công việc, tổ chức sinh hoạt hàng ngày:

Dựa theo tính chất của từng hành trong Ngũ hành: Sinh (Mộc), Trưởng (Hỏa), Hóa (Thổ), Thu (Kim), Tàng (Thủy) và qui luật của Ngũ hành mà tổ chức công việc hợac sinh hoạt thường ngày. Thí dụ:

- Khởi đầu một ngày, công việc luôn có tính chất Mộc cần có thời gian để Sinh. Thí dụ: máy chạy một chút cho trơn máy, người tập thể dục hít thở để khởi động cho một ngày.

- Kế tiếp là Hỏa (Trưởng): đẩy mạnh tiến độ công việc, đây là lúc năng suất công việc cao nhất.

- Công việc có kết quả, có sản sinh ra một cái gì mới mẻ thì công việc mới tồn tại {Thổ (Hóa)}.

- Khi đã có kết quả cần biết thu lại, rút lui từ từ về, nghỉ ngơi dần {Kim (Thu)}.

- Và ẩn, chứa lại, nghỉ ngơi để chuẩn bị cho ngày mới {Thủy (Tàng)}, chuẩn bị cho quá trình Sinh Trưởng Hóa Thu Tàng kế tiếp. Tránh làm ngược lại hoặc làm rối loạn quá trình đó.

Một thí dụ khác: Tổ chức hội họp: trước tiên cần có thời gian cho mọi người chuẩn bị, tập trung (Mộc); sau đó đi vào vấn đề bàn luận (Hỏa); việc bàn luận đó phải đi đến một kết quả, kết quả hữu ích (Thổ); rồi có đúc kết lại vấn đề (Kim), ra quyết định tiến hành công việc và chấm dứt cuộc họp (Thủy). Mối quan hệ của từng giai đoạn nêu trên cũng có Sinh, Khắc, Thừa, Vũ. Việc tiến hành một công việc bất kỳ nào cũng tương tự. Có như vậy công việc mới thành công vì diễn tiến phù hợp với qui luật Ngũ hành.

V. Ứng dụng vào Y học

A. Ứng dụng vào Triệu chứng học:

Căn cứ vào Bảng qui loại của Ngũ hành, người ta phân loại triệu chứng bệnh để xem xét mối quan hệ của các triệu chứng ấy theo qui luật của Ngũ hành. Thí dụ: can có quan hệ với Đởm, chịu trách nhiệm hoạt động của gân cơ (chủ cân), tình trạng công năng của Can thể hiện ra mắt (khai khiếu ra mắt), móng tay móng chân (vinh nhuận ra móng), có liên quan đến tính khí giận dữ… Do đó, co giật, mắt đỏ, móng khô, nóng tính bất thường,… là triệu chứng của Can, vì Đởm, gân cơ, mắt, móng, tính khí giận dữ… tất cả đều cùng thuộc Hành Mộc (xem lại bảng 1).

B. Ứng dụng vào việc phân tích bệnh và chẩn đoán:

- Tạng Phủ được qui vào Ngũ hành (bảng 1). Mối tương quan của Tạng Phủ trong trường hợp bệnh lý được phân tích theo qui luật Tương thừa – Tương Vũ. Thí dụ: bình thường Phế Kim khắc Can Mộc để duy trì sự cân bằng, khi thở quá mức (Phế Thịnh) sẽ gây tê rần và co rút chân tay (Mộc).

- Học thuyết Ngũ hành giúp truy tìm nguyên nhân hay gốc phát sinh bệnh ban đầu. Thí dụ: mất ngủ là chứng của Tâm (Hỏa) có thể do: (1) chính Tâm gây ra, hay (2) do Tạng Sinh nó gây ra: Can (Mộc), hay (3) do Tạng nó Sinh gây ra; Tỳ (Thổ), hay (4) do tạng nó Khắc gây ra; Phế (Kim), hay (5) do Tạng Khắc nó gây ra: Thận (Thủy).

C. Ứng dụng vào việc điều trị bệnh:

Điều trị bệnh chủ yếu dựa vào nguyên tắc: “Con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con”. Thí dụ: Phế yếu (Phế Hư) phải làm mạnh Tỳ Vị lên (Kiện Tỳ) gọi là nguyên tắc Bồi Thổ sinh Kim.

Nguyên tắc này được ứng dụng nhiều nhất trong lãnh vực Châm cứu.

D. Ứng dụng vào việc phân loại, bào chế và sử dụng thuốc:

Người xưa dựa vào màu sắc và mùi vị của thuốc mà phân loại thuốc theo Ngũ hành và từ đó suy ra tác dụng của thuốc đi vào Tạng Phủ tương ứng. Thí dụ: thuốc vị chua, màu xanh đi vào Can, vị ngọt, màu vàng đi vào Tỳ. Người xưa cũng dựa vào Ngũ hành để tìm thuốc mới và bào chế thích hợp để biến đổi tính năng của thuốc. Thí dụ: sao thuốc với giấm để thuốc đi vào Can; sao với đường, mật để vào Tỳ; tẩm muối để đi vào Thận; sao với gừng để vào Phế, sao cho vàng để vào Tỳ, chế cho đen để vào Thận…

Tóm lại, Học thuyết Ngũ hành là học thuyết về mối quan hệ giữa mọi sự vật với nhau. Muốn nghiên cứu bất kỳ một sự vật, một hiện tượng gì luôn phải biết đặt trong mối quan hệ của nó với những sự vật hiện tượng xung quanh nó. Điều quan trọng trong mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng chính là quá trình Sinh và Khắc chứ không phải là con số 5 hoặc cái tên Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy. Đó mới thực sự là tinh thần của Học thuyết Ngũ hành.

cmd127
31-05-11, 09:41
II. Bát quái
Theo tứ tự sắp xếp của Tiên Thiên, bát quái được sắp xếp như sau :
Theo cổ nhân xưa, lúc đầu vũ trụ chỉ là 1 khối hỗn độn, không có hình dạng rõ ràng gọi là thời hỗn mạng. Trong sự hỗn mạng đó, vũ trụ còn chưa có sự định hình và phân chia được gọi là Thái Cực. Sở dĩ gọi là Thái Cực bời vì nó huyền bí và vô tận nên không thể xác định rõ ràng trạng thái của nó ra sao.

Tuy nhiên, mặc dù không biết được bản tính của Thái Cực song ta có thể dựa vào sự quan sát về tính cách biến hóa của vạn vật mà suy ra được cơ chế vận động của Thái Cực. Căn bản của sự chuyển biến hóa được biểu lộ bằng 2 trạng thái tương phản là Động và Tĩnh. Động gọi là Dương và Tĩnh gọi là Âm. Âm lên đến cực độ thì lại biến ra Dương và ngược lại. Hai cái trạng thái tương đối của cái Bản thể nguyên khởi duy nhất (Thái Cực) cứ tiếp diễn mãi, điều hợp với nhau, sinh sinh hoá hóa không ngừng mà sinh ra Trời Đất, Người cùng vạn vật. Vì Âm Dương phối hợp đùng đẫy lẫn nhau nên có sự biến chuyển. Sự biến chuyển chính là nền tảng của dịch. Do đó trong phần chú giải Kinh Dịch, Khổng Tử đã nói: “Âm nhu, Dương cương, Cương nhu tương thôi sinh nhi biến hóa” (tức là: Âm thì mềm, dương thì cứng, cứng mềm đùn đẩy lẫn nhau chuyển hóa thành thiên hình vạn trạng).

Theo cổ nhân, mỗi chu trình gồm 4 giai đoạn:

a/ Nguyên: khởi đầu của sự biến hóa

b/ Hanh: sự thông đạt, hội hợp các thành tố

c/ Lợi: sự thỏa đáng các điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng

d/ Trinh: sự thành tựu chung cuộc của 1 chu trình sinh ra sự vật

Biến hóa là biểu hiện bên ngoài của Thái Cực mà đạo Dịch căn cứ sự biến hóa của vũ trụ và vạn vật. Do đó Kinh Dịch mô tả diễn trình chuyển hóa (Dịch) một cách khái quát như sau:

“Dịch hữu Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái sinh Ngũ Hành”: Đạo Dịch có nguồn gốc là Thái Cực, Thái Cực sinh ra 2 Nghi (Âm và Dương), hai Nghi sinh ra 4 Tượng (4 trạng thài tượng trưng bằng 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông), bốn Tượng sinh ra 8 Quẻ (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn Đoài) tượng trưng cho Trời, Đầm, Lửa, Sấm, Gió, Núi, Nước, Đất. Tám quẻ sinh ra 5 Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa Thổ.

Như vậy ta có thể hiểu 8 Quẻ của Bát Quái tượng trưng cho 8 trạng thài khác nhau của Âm Dương trong quá trình hình thành Vũ trụ và mọi vật.

Khởi đầu của sự biến hoá rất đơn giản, rồi từ cái đơn giản đó mà chuyển hóa dần dần để thành ra phức tạp. Vì Âm Dương là 2 thành tố đầu tiên của Vũ trụ, nên được Kinh Dịch chọn làm biểu tượng căn bản và tượng trưng bằng 2 vạch đơn giản:
Vạch liên tục (-) tượng trưng cho Dương
Vạch đứt đoạn (- -) tượng trưng cho Âm
Âm Dương giao nhau, chuyển hóa lẫn nhau mà sinh ra Tứ Tượng, tức 4 trạng thái khác nhau của Âm Dương là:
Thái Dương:
Thiếu Âm:
Thiếu Dương:
Thái Âm:
Đặc tính: Toàn là hào Âm nên là đất. Tính chất nhu thuận, mềm yếu.
Tám Quẻ đơn xếp chồng lên nhau tổ hợp thành 64 Quẻ kép. Mỗi Quẻ kép có 6 Hào. Mỗi Quẻ kép đều có tượng Quẻ, tức là hình tượng của Quẻ và chiêm của Quẻ để người xem biết việc lành dữ ra sao.

Theo thứ tự bái quái tính theo Tiên Thiên ( Mình sẽ giải thích rõ ở Giai Đoạn 2) & bài thơ để nhớ

1.:1: Càn tam liên ( Càn 3 nét liền)
2.:2: Đoài thượng khuyết ( Đoài khuyết trên)
3.:3: Ly trung hư ( Ly Khuyết giữa)
4.:4: Chấn ngưỡng bồn ( Chấn hình cái chén)
5.:5: Tốn hạ đoạn ( Tốn Khuyết dưới )
6.:6: Khảm trung mãn ( Khảm giữa đầy )
7.:7: Cấn phúc uyển ( Hình cái chén úp )
8.:8: Khôn lục đoạn ( khôn sáu nét đứt )

Tiếp tục, ta đem bát quái phối ngũ hành :

http://me.zing.vn/apps/photo?params=/dt/cmd127/album/photo-detail/id/1206597030

cmd127
31-05-11, 09:42
III. Thiên can

Thập Thiên Can là 10 Can Trời, gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí.

Ta lại đem thiên can phối ngũ hành :
Giáp, Ất : Phương Đông : thuộc Mộc
Bính Đinh :Phương Nam: thuộc Hỏa
Mậu Kỉ ở giữa thuộc thổ
Cân Tân :Phương Tây:Thuộc Kim
Nhâm Quý : Phương Bắc : Thuộc Thủy


http://me.zing.vn/apps/photo?params=/dt/cmd127/album/photo-detail/id/1206597088
Sơ đồ :

http://me.zing.vn/apps/photo?params=/dt/cmd127/album/photo-detail/id/1206597117

Thiên can phối phương vị và ngũ hành :

http://me.zing.vn/apps/photo?params=/dt/cmd127/album/photo-detail/id/1206597098

Thiên can lục hợp

http://me.zing.vn/apps/photo?params=/dt/cmd127/album/photo-detail/id/1206597117

IV. Địa chi

Thập nhị Địa Chi là 12 Chi Đất, gồm: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Xin nói thêm : Thập nhị địa chỉ không phải là hình tượng các con vật như chúng ta thường nghĩ mà là các sao người xưa dùng để biểu thị tháng, ngày. Không ai quy định : Tí là chuột cả mà Mão là mèo hay là thỏ mà đó là Dân gian mượn tượng lệ là các con vật để dễ nhớ thứ tự. Xin đừng hiều nhầm.

Ta Đem địa chi phối ngũ hành, phương vị.

Dần, Mão : Phương Đông : Thuộc Mộc
Tị, Ngọ : Phương Nam : Thuộc Hỏa
Thân, Dậu : Phương Tây : Thuộc Kim
Hợi Tí : Phương Bắc : Thuộc Thủy
Thìn, Tuất, Sửu Mùi : Ở Giữa : Thuộc Thổ

Sơ Đồ :

http://me.zing.vn/apps/photo?params=/dt/cmd127/album/photo-detail/id/1206597098

Địa chi phối 4 mùa

http://me.zing.vn/apps/photo?params=/dt/cmd127/album/photo-detail/id/1206597164

Địa chi phối phương vị

http://me.zing.vn/apps/photo?params=/dt/cmd127/album/photo-detail/id/1206597154

Tổng Hợp

http://me.zing.vn/apps/photo?params=/dt/cmd127/album/photo-detail/id/1206597141

Địa chi tương hại
Trong việc xem xét mối tương quan giữa 12 địa chi, ngoài các quan hệ tương sinh, tương khắc tương hình... còn có mối quan hệ tương hại. 12 chi tương hại bao gồm 6 cặp sau đây, còn gọi là lục hại:

1. Tý - Mùi
2. Sửu - Ngọ
3. Dần - Tỵ
4. Mão - Thìn
5. Thân - Hợi
6. Dậu - Tuất
http://me.zing.vn/apps/photo?params=/dt/cmd127/album/photo-detail/id/1206597293

****** Tổng hợp các quan hệ thiên can và địa chi

1. Tương hình (Xấu):
Trong 12 địa chi có 8 chi nằm trong 3 loại chống đối nhau:
+ Tý chống Mão;
+ Dần, Tỵ, Thân chống nhau;
+ Sửu, Mùi, Tuất chống nhau.
Hai loại tự hình: Thìn chống Thìn, Ngọ chống Ngọ. Dậu và Hợi không chống gì cả.

2. Tương xung (Xấu):
- Thiên can có 4 cặp tương xung gọi là Tứ xung:
+ Giáp xung Canh
+ Ất xung Tân
+ Bính xung Nhâm
+ Đinh xung Quí
- Địa chi có 6 cặp tương xung gọi là Lục xung:
+ Tý xung Ngọ (+Thuỷ xung + Hoả)
+ Dần xung Thân (+ Mộc xung + Kim)
+ Mão xung Dậu (-Mộc xung -Kim)
+ Thìn xung Tuất (+Thổ xung +Thổ)
+ Tỵ xung Hợi (-Hoả xung -Thuỷ)

3. Tương hại (Xấu):
Có 6 cặp Địa chi hại nhau:
- Tý hại Mùi
- Sửu hại Ngọ
- Dần hại Tỵ
- Mão hại Thìn
- Thân hại Hợi
- Dậu hại Tuất.

4. Tương hoá (Tốt):
Thiên can có 5 cặp tương hoá:
+ Giáp - Kỷ hoá Thổ
+ Át - Canh hoá Kim
+ Bính - Tân hoá Thuỷ
+ Đinh - Nhâm hoá Mộc
+ Mậu - Quí hoá Hoả

5. Tương hợp (Tốt):
- Lục hợp:
+ Tý-Sửu hợp Thổ
+ Dần-Hợi hợp Mộc
+ Mão-Tuất hợp Hoả
+ Thìn-Dậu hợp Kim
+ Thân-Tỵ hợp Thuỷ
+ Ngọ-Mùi: Thái dương hợp Thái âm.
- Tam hợp:
+ Thân-Tí-Thìn hoá Thuỷ cục
+ Hợi-Mão-Mùi hoá Mộc cục
+ Dần-Ngọ-Tuất hoá Hoả cục
+ Tỵ-Dậu-Sửu hoá Kim cục.

pvtruong11
04-08-11, 00:24
viết tiêp đi bạn ơi

huyducit
11-08-11, 12:39
Chào anh cmd127 !

Mãi đến hôm nay mới đọc được bài viết này của anh, Những kiến thức mà anh đã đúc kết và muốn chia sẻ cùng mọi người thật là đáng quý và trân trọng. Rất mong anh sẽ tiếp tục công việc còn gian dở của mình để mọi người cùng nhau vui vẻ học hỏi và trãi nghiệm Dịch Lý.

Cám ơn anh nhiều !

huyducit

Boxer
20-10-11, 16:54
Bạn chủ Top lại cảm thấy mỏi mệt rồi à? Sao lại đánh trống bỏ dùi thế?