PDA

View Full Version : Thứ tự nhớ quẻ Dịch



htruongdinh
10-09-09, 19:02
I/ Lý Âm Dương được mã hóa tượng hình bằng 2 gạch đứt và liền :
Âm - -
Dương __

II/ Bát Quái : 8 tượng đơn
KIỀN (Thiên) : dương dương dương
__
__
__

ĐOÀI (Trạch) : âm dương dương
- -
__
__

LY (Hỏa) : dương âm dương
__
- -
__

CHẤn (Lôi) : âm âm dương
- -
- -
__

TỐN (Phong) : dương dương âm
__
__
- -

KHẢM (Thủy) : âm dương âm
- -
__
- -

CẤn (Sơn) : dương âm âm
__
- -
- -

KHÔn (Địa) : âm âm âm
- -
- -
- -

htruongdinh
10-09-09, 21:11
III/ Quẻ dịch : vua Văn Vương đã chồng 8 tượng đơn lên nhau thành 64 quẻ Dịch

1. Quẻ Thiên:
Thiên trạch lý : kiền đoài (nhớ : thiên là kiền, trạch là đoài) - quẻ số 10
Thiên hỏa đồng nhân : kiền ly (nhớ : thiên là kiền, ly là hỏa) - quẻ số 13
Thiên lôi vô vọng : kiền chấn ( nhớ : thiên là trời, chấn là lôi) - quẻ số 25
Thiên phong cấu : kiền tốn (nhớ : thiên là kiền, tốn là phong) - quẻ số 44
Thiên thủy tụng : kiền khảm (nhớ : thiên là kiền, khảm là thủy) - quẻ số 6
Thiên sơn độn : kiền cấn (nhớ : thiên là kiền, cấn là sơn) - quẻ số 33
Thiên địa bĩ : kiền khôn (nhớ : thiên là kiền, địa là khôn) - quẻ số 12
Bát thuần kiền : kiền kiền (thuần kiền) - quẻ số 1

2. Quẻ Trạch:
Trạch hỏa cách : đoài ly ( nhớ : đoài là trạch, ly là hỏa) - quẻ số 49
Trạch lôi tùy : đoài chấn (nhớ : đoài là trạch, chấn là lôi) - quẻ số 17
Trạch phong đại quá : đoài tốn (nhớ : đoài là trạch, tốn là phong) - quẻ số 28
Trạch thủy khốn : đoài khảm (nhớ : đoài là trạch, khảm là thủy) - quẻ số 47
Trạch sơn hàm : đoài cấn (nhớ : đoài là trạch, cấn là sơn) - quẻ số 31
Trạch địa tụy : đoài khôn (nhớ : đoài là trạch, khôn là địa) - quẻ số 45
Trạch thiên quải : đoài khôn (nhớ đoài là trạch, kiền là thiên) - quẻ số 43
Đoài vi trạch : đoài đoài (thuần đoài) - quẻ số 58

3. Quẻ Hỏa:
Hỏa lôi phệ hạp : ly chấn (nhớ : ly là hỏa, chấn là lôi) - quẻ số 21
Hỏa phong đỉnh : ly tốn (nhớ : ly là hỏa, tốn là phong) - quẻ số 50
Hỏa thủy vị kế : ly khảm (nhớ : ly là hỏa, khảm là thủy) - quẻ số 64
Hỏa sơn lữ : ly cấn (nhớ : ly là hỏa, cấn là sơn) - quẻ số 56
Hỏa địa tấn : ly khôn (nhớ : ly là hỏa, khôn là địa) - quẻ số 35
Hỏa thiên đại hữu : ly kiền (nhớ : ly là hỏa, kiền là thiên) - quẻ số 14
Hỏa trạch khuê : ly đoài (nhớ : ly là hỏa, đoài là trạch) - quẻ số 38
Bát thuần ly : ly ly (thuần ly) - quẻ số 30

4. Quẻ Lôi:
Lôi phong hằng : chấn tốn (nhớ : chấn là lôi, tốn là phong) - quẻ số 32
Lôi thủy giải : chấn khảm (nhớ : chấn là lôi, khảm là thủy) - quẻ số 40
Lôi sơn tiểu quá : chấn cấn (nhớ : chấn là lôi, cấn là sơn) - quẻ số 62
Lôi địa dự : chấn khôn ( nhớ : chấn là lôi, khôn là địa) - quẻ số 16
Lôi thiên đại tráng : chấn kiền (nhớ : chấn là lôi, kiền là thiên) - quẻ số 34
Lôi trạch quí muội : chấn đoài (nhớ : chấn là lôi, đoài là trạch) - quẻ số 54
Lôi hỏa phong : chấn ly (nhớ : chấn là lôi, ly là hỏa) - quẻ số 55
Chấn vi lôi : chấn chấn (thuần chấn) - quẻ số 51

5. Quẻ Phong :
Phong thủy hoán : tốn khảm (nhớ : tốn là phong, khảm là thủy) quẻ số 59
Phong sơn tiệm : tốn cấn (nhớ : tốn là phong, cấn là sơn) - quẻ số 53
Phong địa quan : tốn khôn (nhớ : tốn là phong, khôn là địa) - quẻ số 20
Phong thiên tiểu súc : tốn kiền (nhớ : tốn là phong, kiền là thiên) - quẻ số 9
Phong trạch trung phu : tốn đoài (nhớ : tốn là phong, trạch là đoài) - quẻ số 61
Phong hỏa gia nhân : tốn ly (nhớ : tốn là phong, ly là hỏa) - quẻ số 37
Phong lôi ích : tốn chấn (nhớ : tốn là phong, chấn là lôi) - quẻ số 42
Tốn vi phong : tốn tốn (thuần tốn) - quẻ số 57

6. Quẻ Thủy :
Thủy sơn kiển : khảm tốn (nhớ : khảm là thủy, cấn là sơn) - quẻ số 39
Thủy địa tỷ : khảm khôn (nhớ : khảm là thủy, khôn là địa) - quẻ số 8
Thủy thiên nhu : khảm kiền (nhớ : khảm là thủy, kiền là thiên) - quẻ số 5
Thủy trạch tiết : khảm đoài (nhớ : khảm là thủy, đoài là trạch) - quẻ số 60
Thủy hỏa ký tế : khảm ly (nhớ : khảm là thủy, ly là hỏa) - quẻ số 63
Thủy lôi truân : khảm chấn (nhớ : khảm là thủy, chấn là lôi) - quẻ số 3
Thủy phong tĩnh : khảm tốn (nhớ khảm là thủy, tốn là phong) - quẻ số 48
Khảm vi thủy : khảm khảm (thuần khảm) - quẻ số 29

7. Quẻ Sơn :
Sơn địa bác : cấn khôn (nhớ : cấn là sơn, khôn là địa) - quẻ số 23
Sơn thiên đại súc : cấn kiền (nhớ : cấn là sơn, kiền là thiên) - quẻ số 26
Sơn trạch tổn : cấn đoài (nhớ : cấn là sơn, đoài là trạch) - quẻ số 41
Sơn hỏa bí : cấn ly (nhớ : cấn là sơn, ly là hỏa) - quẻ số 22
Sơn lôi di : cấn chấn (nhớ : cấn là sơn, chấn là lôi) - quẻ số 27
Sơn phong cổ : cấn tốn (nhớ : cấn là sơn, tốn là phong) - quẻ số 18
Sơn thủy mông : cấn khảm (nhớ : cấn là sơn, khảm là thủy) - quẻ số 4
Cấn vi sơn : cấn cấn (thuần cấn) - quẻ số 52

8. Quẻ Địa :
Địa thiên thái : khôn kiền (nhớ : khôn là địa, kiền là thiên) - quẻ số 11
Địa trạch lâm : khôn đoài (nhớ : khôn là địa, đoài là trạch) - quẻ số 19
Địa hỏa minh di : khôn ly (nhớ : khôn là địa, ly là hỏa) - quẻ số 36
Địa lôi phục : khôn chấn (nhớ : khôn là địa, chấn là lôi) - quẻ số 24
Địa phong thăng : khôn tốn (nhớ : khôn là địa, tốn là phong) - quẻ số 46
Địa thủy sư : khôn khảm (nhớ : khôn là địa, khảm là thủy) - quẻ số 7
Địa sơn khiêm : khôn cấn (nhớ : khôn là địa, cấn là sơn) - quẻ số 15
Khôn vi địa : khôn khôn (thuần khôn) - quẻ số 2

dongqot68
11-09-09, 09:17
I/ Lý Âm Dương được mã hóa tượng hình bằng 2 gạch đứt và liền :
Âm - -
Dương __

II/ Bát Quái : 8 tượng đơn
KIỀN (Thiên) : dương dương dương
__
__
__

ĐOÀI (Trạch) : âm dương dương
- -
__
__

LY (Hỏa) : dương âm dương
__
- -
__

CHẤn (Lôi) : âm âm dương
- -
- -
__

TỐN (Phong) : dương dương âm
__
__
- -

KHẢM (Thủy) : âm dương âm
- -
__
- -

CẤn (Sơn) : dương dương âm
__
__
- -

KHÔn (Địa) : âm âm âm
- -
- -
- -

Xin chào HTruongDinh
sao hai quẻ cấn và tốn giống nhau vậy ta :13::13:
Thân ái

htruongdinh
11-09-09, 09:54
Xin chào HTruongDinh
sao hai quẻ cấn và tốn giống nhau vậy ta :13::13:
Thân ái
Cám ơn dongqot68 nhé . HTD đã sửa lại rồi.


TỐN (Phong) : dương dương âm
__
__
- -

CẤn (Sơn) : dương âm âm
__
- -
- -

trampervn
21-05-10, 14:50
Bác Xuân Cang có dùng ký hiệu hệ nhị phân (1 - dương) và (0 - âm) để biểu thị các quẻ, tôi nghĩ đó là một cách hay. thí dụ, thuần càn: 111111

Huybm
23-03-11, 21:28
Em có đọc trong sách chu dịch dự đoán của Ông Thiệu Vỹ Hoa có câu vè sau, em nghĩ cũng rất dễ nhớ nên post lên đây:
Càm ba vạch, khôn sáu đoạn, chấn cốc ngữa, cấn úp xuôi, ly khuyết giữa, khảm giữa đầy, đoài khuyết trên, tốn khuyết dưới.
Hy vọng học thuộc câu vè này các bạn sẽ thuộc nhanh hơn
thân chào!

kolname
24-03-11, 16:31
Cách nhớ quẻ dịch thực ra cũng không khó, Khi học huyền không thì liên hệ với lạc thư để nhớ tượng quẻ đơn, thử áp dụng tính quẻ, luận đoán nhiều lần cho dù đúng hay sai thì nhớ được quẻ kép.

Thấu hiểu ý nghĩa và vận dụng vào thực tế mới là điều khó.

1268
24-03-11, 21:23
Đúng là nhớ quẻ dịch cũng không quá khó, nhưng luận quẻ thì thật là vô cùng khó.

Thân.

phaquanthintuat
31-03-11, 13:16
Tôi cũng có bài thơ nghe giống của các bạn
Kiền tam liên (3 gạch)
Khôn lục đoạn (6 đoạn)
Chấn ngưỡng vu (ly ngửa)
Cấn phúc bồn (chậu úp)
Đoài thượng khuyết (trên khuyết)
Tốn hạ đoạn(dưới đứt)
Ly trung hư (giữa trống)
Khảm trung mãn (giữa đầy)

huyenkhongsinh
01-04-11, 00:11
Xin chào,
Theo thứ tự của Tiên thiên Bát Quái, các cặp tương ứng có tính chất đối nhau. Về mặt hình thái của quẻ có thể nhận rõ sự khác biệt:
1- Càn (3 liên) >< Khôn (6 khúc)
2- Ly (rỗng giữa) >< Khảm (giữa đầy)
3- Chấn (ly ngửa) >< Cấn (ly úp)
4- Đoài (hở trên) >< Tốn (hở dưới)
Thứ tự này cũng là cách dễ nhớ xin được nêu ra đây.

VinhL
14-04-11, 21:33
Thôi thì để VinhL giúp các bạn một phương pháp đơn giản gọi là Lạc Việt
Thiên Địa Chỉ để nhớ các quẻ thuộc họ (hay Tượng) gì, thế hào ở đâu, thuộc
Bát San (trong Bát Trạch).

Lạc Việt Thiên Địa Chỉ
Càn Khôn Nhị Chỉ Trung.

Hai ngón tay, mỗi ngón tay (hai ngón nào củng được) dùng ngấn để đếm
các quẻ Đơn như sau:

Ngón 1-----Ngón 2
[1 Thiên]---[4 Địa--]
[2 Phong]--[5 Lôi---]
[3 Sơn---]--[6 Trạch]
[8 Hỏa---]--[7Thũy-]
Ngón 1 đếm từ trên xuống là Thiên Phong Sơn Hỏa (hay là Trời Gió Núi Lửa cho dể nhớ).
Ngón 2 đếm từ trên xuống là Địa Lôi Trạch Thũy (hay là Đất Động Đầm Nước cho dể nhớ).

Số là thứ tự trong Họ như Họ Kiền (Tượng Kiền) thì có
1 Bát Thuần Kiền
2 Thiên Phong Cấu
3 Thiên Sơn Độn
4 Thiên Địa Bỉ
5 Phong Địa Quan
6 Sơn Địa Bác
7 Họa Địa Tấn
8 Hỏa Thiên Đại Hữu

Cách đếm có hai chiều, chiều thuận (+) đi từ trên xuống dưới, chiều nghịch đi từ dưới lên trên.
Ngón 1-----Ngón 2
[+ Thiên]---[+ Địa--]
[- Phong]---[- Lôi---]
[+ Sơn--]---[+ Trạch]
[- Hỏa---]---[-Thũy-]
Tức Thiên Địa Sơn Trạch đếm thuận từ trên xuống, Phong Lôi HỏaThũy đếm tứ dưới lên.

Một quẻ trùng thì có quẻ Đơn Ngoại và quẻ Đơn Nội. Ta dùng quẻ Đơn để lấy Tượng hay Họ.
Các quẻ:
1,2,3 thì Quẻ Ngoại làm Tượng
8 thì Quẻ Nội làm Tượng
4,5,6,7 thì Quẻ Đối Nội làm Tượng
Thiên Địa đối nhau, Phong Lôi đối nhau, Sơn Trạch đối nhau, Hỏa Thũy đối nhau.
Trong phép bốc Dịch thì Hành của Tượng được dùng để so sánh với Hành của Chi (Nạp Giáp Can Chi) để lập Lục Thân cho các Hào. Hành của Tượng là ta: đồng hành với ta thì Huynh Đệ, sinh Ta Phụ Mẩu, ta khắc là Thê Tài, khắc ta là Quan Quỉ, ta sinh là Tử Tôn. Sau đó ghi Thế và Ứng, vv.....

Thí dụ quẻ Phong Sơn, ta lấy Phong làm điểm góc nhé.
Ta đếm thứ tự 1,2,3,8,4,5,6,7
Ngón 1-----Ngón 2
[2 Thiên]----[5 Địa--]
[1 Phong]---[4 Lôi---]
[8 Sơn---]---[7 Trạch]
[3 Hỏa---]---[6Thũy-]
Ta bấm đốt Phong, Phong là - tức đếm nghịch từ dưới lên trên.
Ta đếm quẻ Phong là Ngoại Quái như sau:
1 Phong Phong (Bát Thuần), quẻ Ngoại làm Tượng tức Phong hay Tốn Mộc
2 Phong Thiên, Tượng Phong hay Tốn Mộc
3 Phong Hỏa, Tượng củng là Tốn Mộc (vì quẻ 1,2,3 lấy quẻ Ngoại làm Tượng)
8 Phong Sơn, Tượng là quẻ Nội tức Sơn hay Cấn Thổ
Sang ngón hai ta bấm ngấn đối với Phong là Lôi bắt đầu đếm 4
4 Phong Lôi, Tượng là Đối Nội tức Phong hay Tốn Mộc (Đối với Lôi là ngấn Phong)
5 Phong Địa, Tượng là Đối Nội tức Thiên hay Kiền Kim (Đối với Địa là ngấn Thiên)
6 Phong Thũy, Tượng là Đối Nội tức Hỏa hay Ly Hỏa (Đối với Thũy là ngấn Hỏa)
7 Phong Trạch, Tượng là Đối Nội tức Sơn hay Cấn Thổ (Đối với Trạch là ngấn Sơn)
Tóm lại các quẻ 1,2,3 Tượng là quẻ Ngoại, 8 Tượng là quẻ Nội, 4,5,6,6 Tượng là quẻ Đối với quẻ Nội.

Ta củng có thể dùng quẻ Sơn để đếm cho Phong Sơn tức bằng cách lấy quẻ Nội làm gốc như sau:
Sơn là + đếm thuận từ trên xuống
Ngón 1-----Ngón 2
[3 Thiên]----[6 Địa--]
[8 Phong]---[7 Lôi---]
[1 Sơn---]---[4 Trạch]
[2 Hỏa---]---[5Thũy-]
1 Sơn Sơn Bát Thuần quẻ Ngoại làm Tượng tức là Tượng Sơn Cấn
2 Hỏa Sơn, Tượng Hỏa
3 Thiên Sơn, Tượng là Thiên
8 Phong Sơn, Tượng là Sơn
4 Trạch Sơn, Tượng là Trạch (Đối với Sơn là ngấn Trạch)
5 Thũy Sơn, Tượng củng là Trạch
6 Địa Sơn, Tượng củng là Trạch
7 Lôi Sơn, Tượng củng là Trạch (quẻ 4,5,6,7 Tượng là Đối Nội tức đều là Tượng Trạch)

Thí dụ quẻ Trạch Phong
Ngấn Trạch là + nên ta đếm từ trên xuống dưới.
Ngón 1-----Ngón 2
[6 Thiên]----[3 Địa--]
[7 Phong]---[8 Lôi---]
[4 Sơn---]---[1 Trạch]
[5 Hỏa---]---[2Thũy-]
1 Trạch Trạch Bát Thuần Tượng Trạch (Đoài)
2 Trạch Thũy Tượng Trạch
3 Trạch Địa Tượng Trạch (quẻ 1,2,3 Tượng là quẻ Ngoại)
8 Trạch Lôi Tượng là quẻ Nội tức Lôi
4 Trạch Sơn Tượng là Đối Nội tức Trạch
5 Trạch Hỏa Tượng là Thũy
6 Trạch Thiên Tượng là Địa
7 Trạch Phong Tượng là Lôi (4,5,6,7 Tượng là Đối Nội)

Nếu ta đếm Phong là quẻ Nội thì như sau:
Ngấn Phong là - tức đếm nghịch từ dưới lên
Ngón 1-----Ngón 2
[2 Thiên]----[5 Địa--]
[1 Phong]---[4 Lôi---]
[8 Sơn---]---[7 Trạch]
[3 Hỏa---]---[6Thũy-]
1 Phong Phong Bát Thuần, Tượng Phong
2 Thiên Phong Tượng Thiên
3 Hỏa Phong Tượng Hỏa
8 Sơn Phong Tượng Phong
4 Lôi Phong Tượng Lôi
5 Địa Phong Tượng Lôi
6 Thũy Phong Tượng Lôi
7 Trạch Phong Tượng Lôi.

Tóm Lại 2 Ngón Thiên Địa
Ngón 1-----Ngón 2
[+,1Thiên]---[+,4 Địa--]
[-,2 Phong]---[- ,5 Lôi---]
[+,3 Sơn--]---[+,6 Trạch]
[-,8 Hỏa---]---[-,7 Thũy-]

Lấy Thế Hào
1 Thế 6, 2 Thế 1, 3 Thế 2, 8 Thế 3
4 Thế 3, 5 Thế 4, 6 Thế 5, 7 Thế 4

Cách Đếm Bát San (Bát Trạch)
1 Phục, 2 Họa, 3 Thiên, 8 Tuyệt
4 Diên, 5 Quỷ, 6 Sinh, 7 Sát
Phục là Phục Vị, Họa là Họa Hại, Thiên là Thiên Y, Tuyệt là Tuyện Mạng, Diên là Diên Niên, Sinh là Sinh Khí, Sát là Lục Sát.

bachvan2010
15-04-11, 18:57
cần gì bày ra cho rắc rối, rồi lại mang danh Lạc Việt vào nữa ?
Sách Dự Đoán Chu Dịch của Thiệu Vĩ Hoa trình bày 1 cách nhận ra quẻ Dịch theo 8 nhóm Bát Thuần rất hay:
thông thường, từ quẻ Bát Thuần, ta biến tiếp theo hào 1, 2, 3, 4, 5, 4, 1-2-3 là đủ 8 quẻ
Vậy khi có 1 quẻ bất kỳ, cũng áp dụng phép biến này cho đến khi Thượng Quái giống hệt Hạ Quái thì dừng lại, lúc đó nó cho thấy Quẻ Bát Thuần rồi còn gì, còn vị trí Thế chính là vị trí dừng Hào khi gặp quẻ Bát Thuần

chẳng có gì rắc rối, cũng chẳng cần phải nhớ qui tắc nào trên mấy ngón tay, chẳng phải mượn danh Lạc Việt, ...

Ví dụ: ai đã hiểu đoạn trên thì không cần đọc ví dụ sau

gặp quẻ Phong Lôi Ích
:5:
:4: .hào 1. :8: .hào 2. :6: .hào 3. :5:


đến đây ta dừng thì đã gặp quẻ Bát Thuần Tốn rồi
vị trí hào Thế là hào 3 trong quẻ Phong Lôi Ích

Kiểm tra ngược
:5:
:5: ... :1: ... :3: ... :4:

hoanghuong
15-04-11, 19:07
Giỏi dịch mà không làm người khác hiểu thành ra nói liên thiên, trong mắt bachvan thì họ chẳng biết gì, trong mắt tôi thì bachvan rất giỏi, trong mắt họ thì bachvan chỉ là một thằng điên

bachvan2010
15-04-11, 19:13
BCH có đọc bài của hội viên hoanghuong này không ?

hoanghuong
15-04-11, 19:15
đọc thì cùng lắm là xóa chứ gì? bachvan chưa bao giờ có tính xây dựng diễn đàn chia sẻ cái mình biết, toàn chọc gậy bánh xe

VinhL
15-04-11, 19:45
Chào bạn BachVan2010,
Tùy ai thích thì sự dụng, không ai bắt buộc ai cả.
Xin hỏi bạn quẻ Hỏa Địa Tấn, Hỏa Thiên Đại Hữu biến hào mấy lần mới biết ra nó thuộc họ Kiền vậy??
Phương pháp trên chỉ trong vòng 5 giây có thể biết được. Ngoại ra còn ẩn tàng nhiều thứ khác, ai dùng lâu sẻ khám phá ra.
Lúc đầu học Dịch thì củng có dùng qua biến hào, ai za sao nó luộm thuộm gì đâu!!!
Thôi không cần nói nhiều, tùy ai thích dùng thì dùng, không thì chê củng được.
Ta đêm điều hay chỉ cho người
Người bảo ta điên ta chỉ cười
Ta cười vì thấy ta củng điên:-))))))

bachvan2010
15-04-11, 20:24
có những pp ngắn gọn nhưng phải chồng chất thêm cái khác để nhớ, để có 5 giây thì cũng phải tụng bài thuộc lòng thêm mấy phút ?
có những pp dài nhưng không cần phải học thuộc lòng thêm cái gì, viết ra thì dài, chứ nhẩm quen thì chắc không lâu hơn 5 giây
đã có pp thuận thì cứ theo mà làm, đã học Bốc Phệ mà không muốn biến Hào thì học làm chi

Mà bạn VinhL đang sinh sống ở nước ngoài hay sao mà viết sai chính tả nhiều vậy ?
cũng chứ không phải củng (củng cố)
sẽ chứ không phải sẻ (chim sẻ)

bachvan2010
15-04-11, 20:26
Giỏi dịch mà không làm người khác hiểu thành ra nói liên thiên, trong mắt bachvan thì họ chẳng biết gì, trong mắt tôi thì bachvan rất giỏi, trong mắt họ thì bachvan chỉ là một thằng điên

hội viên hoangluong dùng từ thóa mạ người khác

hoanghuong
15-04-11, 22:14
hội viên hoangluong dùng từ thóa mạ người khác

Bạn không thấy tôi khen bạn sao, tôi thấy bạn là người tài giỏi nên cũng khâm phục đấy, nhưng đó là tôi nói hộ ý người khác, bạn giỏi dịch bạn phải nên hiểu cùng 1 vấn đề mà mỗi người 1 ý, thế mới gọi là cùng lúc chung cùng

VinhL
16-04-11, 00:11
Chào bạn Bachvan2010,
Xin lỗi chính tả mình không đúng vì mình sống ở nước ngoài từ thời niên thiếu.
Mong bạn thông cảm cho kẻ mà tiếng quê mẹ không rành, tiếng nước người củng không rành tuốt luôn.:-))

Chào bạn Hoanghuong,
Bạn nói đúng lắm cùng lúc cùng chung, cùng một mà biến hóa vạn vạn.

Thành thật cám ơn

Hà Ngọc
16-04-11, 05:17
Cảm ơn bạn VinhL về phương pháp ghi nhận quẻ Dịch của bạn.

Bên trong còn tàng chứa những quy luật hữu ích.


Hà Ngọc

ThamLang
16-04-11, 06:58
Thôi thì để VinhL giúp các bạn một phương pháp đơn giản gọi là Lạc Việt
Thiên Địa Chỉ để nhớ các quẻ thuộc họ (hay Tượng) gì, thế hào ở đâu, thuộc
Bát San (trong Bát Trạch).

Lạc Việt Thiên Địa Chỉ
Càn Khôn Nhị Chỉ Trung.

Hai ngón tay, mỗi ngón tay (hai ngón nào củng được) dùng ngấn để đếm
các quẻ Đơn như sau:

Ngón 1-----Ngón 2
[1 Thiên]---[4 Địa--]
[2 Phong]--[5 Lôi---]
[3 Sơn---]--[6 Trạch]
[8 Hỏa---]--[7Thũy-]
Ngón 1 đếm từ trên xuống là Thiên Phong Sơn Hỏa (hay là Trời Gió Núi Lửa cho dể nhớ).
Ngón 2 đếm từ trên xuống là Địa Lôi Trạch Thũy (hay là Đất Động Đầm Nước cho dể nhớ).

Số là thứ tự trong Họ như Họ Kiền (Tượng Kiền) thì có
1 Bát Thuần Kiền
2 Thiên Phong Cấu
3 Thiên Sơn Độn
4 Thiên Địa Bỉ
5 Phong Địa Quan
6 Sơn Địa Bác
7 Họa Địa Tấn
8 Hỏa Thiên Đại Hữu

Cách đếm có hai chiều, chiều thuận (+) đi từ trên xuống dưới, chiều nghịch đi từ dưới lên trên.
Ngón 1-----Ngón 2
[+ Thiên]---[+ Địa--]
[- Phong]---[- Lôi---]
[+ Sơn--]---[+ Trạch]
[- Hỏa---]---[-Thũy-]
Tức Thiên Địa Sơn Trạch đếm thuận từ trên xuống, Phong Lôi HỏaThũy đếm tứ dưới lên.

Một quẻ trùng thì có quẻ Đơn Ngoại và quẻ Đơn Nội. Ta dùng quẻ Đơn để lấy Tượng hay Họ.
Các quẻ:
1,2,3 thì Quẻ Ngoại làm Tượng
8 thì Quẻ Nội làm Tượng
4,5,6,7 thì Quẻ Đối Nội làm Tượng
Thiên Địa đối nhau, Phong Lôi đối nhau, Sơn Trạch đối nhau, Hỏa Thũy đối nhau.
Trong phép bốc Dịch thì Hành của Tượng được dùng để so sánh với Hành của Chi (Nạp Giáp Can Chi) để lập Lục Thân cho các Hào. Hành của Tượng là ta: đồng hành với ta thì Huynh Đệ, sinh Ta Phụ Mẩu, ta khắc là Thê Tài, khắc ta là Quan Quỉ, ta sinh là Tử Tôn. Sau đó ghi Thế và Ứng, vv.....

Thí dụ quẻ Phong Sơn, ta lấy Phong làm điểm góc nhé.
Ta đếm thứ tự 1,2,3,8,4,5,6,7
Ngón 1-----Ngón 2
[2 Thiên]----[5 Địa--]
[1 Phong]---[4 Lôi---]
[8 Sơn---]---[7 Trạch]
[3 Hỏa---]---[6Thũy-]
Ta bấm đốt Phong, Phong là - tức đếm nghịch từ dưới lên trên.
Ta đếm quẻ Phong là Ngoại Quái như sau:
1 Phong Phong (Bát Thuần), quẻ Ngoại làm Tượng tức Phong hay Tốn Mộc
2 Phong Thiên, Tượng Phong hay Tốn Mộc
3 Phong Hỏa, Tượng củng là Tốn Mộc (vì quẻ 1,2,3 lấy quẻ Ngoại làm Tượng)
8 Phong Sơn, Tượng là quẻ Nội tức Sơn hay Cấn Thổ
Sang ngón hai ta bấm ngấn đối với Phong là Lôi bắt đầu đếm 4
4 Phong Lôi, Tượng là Đối Nội tức Phong hay Tốn Mộc (Đối với Lôi là ngấn Phong)
5 Phong Địa, Tượng là Đối Nội tức Thiên hay Kiền Kim (Đối với Địa là ngấn Thiên)
6 Phong Thũy, Tượng là Đối Nội tức Hỏa hay Ly Hỏa (Đối với Thũy là ngấn Hỏa)
7 Phong Trạch, Tượng là Đối Nội tức Sơn hay Cấn Thổ (Đối với Trạch là ngấn Sơn)
Tóm lại các quẻ 1,2,3 Tượng là quẻ Ngoại, 8 Tượng là quẻ Nội, 4,5,6,6 Tượng là quẻ Đối với quẻ Nội.

Ta củng có thể dùng quẻ Sơn để đếm cho Phong Sơn tức bằng cách lấy quẻ Nội làm gốc như sau:
Sơn là + đếm thuận từ trên xuống
Ngón 1-----Ngón 2
[3 Thiên]----[6 Địa--]
[8 Phong]---[7 Lôi---]
[1 Sơn---]---[4 Trạch]
[2 Hỏa---]---[5Thũy-]
1 Sơn Sơn Bát Thuần quẻ Ngoại làm Tượng tức là Tượng Sơn Cấn
2 Hỏa Sơn, Tượng Hỏa
3 Thiên Sơn, Tượng là Thiên
8 Phong Sơn, Tượng là Sơn
4 Trạch Sơn, Tượng là Trạch (Đối với Sơn là ngấn Trạch)
5 Thũy Sơn, Tượng củng là Trạch
6 Địa Sơn, Tượng củng là Trạch
7 Lôi Sơn, Tượng củng là Trạch (quẻ 4,5,6,7 Tượng là Đối Nội tức đều là Tượng Trạch)

Thí dụ quẻ Trạch Phong
Ngấn Trạch là + nên ta đếm từ trên xuống dưới.
Ngón 1-----Ngón 2
[6 Thiên]----[3 Địa--]
[7 Phong]---[8 Lôi---]
[4 Sơn---]---[1 Trạch]
[5 Hỏa---]---[2Thũy-]
1 Trạch Trạch Bát Thuần Tượng Trạch (Đoài)
2 Trạch Thũy Tượng Trạch
3 Trạch Địa Tượng Trạch (quẻ 1,2,3 Tượng là quẻ Ngoại)
8 Trạch Lôi Tượng là quẻ Nội tức Lôi
4 Trạch Sơn Tượng là Đối Nội tức Trạch
5 Trạch Hỏa Tượng là Thũy
6 Trạch Thiên Tượng là Địa
7 Trạch Phong Tượng là Lôi (4,5,6,7 Tượng là Đối Nội)

Nếu ta đếm Phong là quẻ Nội thì như sau:
Ngấn Phong là - tức đếm nghịch từ dưới lên
Ngón 1-----Ngón 2
[2 Thiên]----[5 Địa--]
[1 Phong]---[4 Lôi---]
[8 Sơn---]---[7 Trạch]
[3 Hỏa---]---[6Thũy-]
1 Phong Phong Bát Thuần, Tượng Phong
2 Thiên Phong Tượng Thiên
3 Hỏa Phong Tượng Hỏa
8 Sơn Phong Tượng Phong
4 Lôi Phong Tượng Lôi
5 Địa Phong Tượng Lôi
6 Thũy Phong Tượng Lôi
7 Trạch Phong Tượng Lôi.

Tóm Lại 2 Ngón Thiên Địa
Ngón 1-----Ngón 2
[+,1Thiên]---[+,4 Địa--]
[-,2 Phong]---[- ,5 Lôi---]
[+,3 Sơn--]---[+,6 Trạch]
[-,8 Hỏa---]---[-,7 Thũy-]

Lấy Thế Hào
1 Thế 6, 2 Thế 1, 3 Thế 2, 8 Thế 3
4 Thế 3, 5 Thế 4, 6 Thế 5, 7 Thế 4

Cách Đếm Bát San (Bát Trạch)
1 Phục, 2 Họa, 3 Thiên, 8 Tuyệt
4 Diên, 5 Quỷ, 6 Sinh, 7 Sát
Phục là Phục Vị, Họa là Họa Hại, Thiên là Thiên Y, Tuyệt là Tuyện Mạng, Diên là Diên Niên, Sinh là Sinh Khí, Sát là Lục Sát.

Cám ơn bạn VinhL , bài viết thật có ích.

VinhL
17-04-11, 23:33
Thôi để kẻ điên này điên tiết tiếc lộ cách đếm Huyền Không Đại Quái để các bạn dùng

1 Tham, 2 Phụ, 3 Văn, 8 Phá
4 Bật, 5 Cự, 6 Vũ, 7 Lộc,

1 Tham, Tham Lang, củng là Bật Tinh, Nam Bắc Bát Thần Phụ Mẫu Quái, 1 Vận 8, Quái 1 Chi 1
5 Cự, Cự Môn, Giang Tây Quái, Thiên Nguyên Long, 2 Vận 8, Quái 1 Chi 2
7 Lộc, Lộc Tồn, Giang Tây Quái, Nhân Nguyên Long, 3 Vận 8, Quái 1 Chi 3
3 Văn, Văn Khúc, Giang Tây Quái, Địa Nguyên Long, 4 Vận 8, Quái 1 Chi 4
6 Vũ, Vũ Khúc, Giang Đông Quái, Địa Nguyên Long, 6 Vận 8, Quái 1 Chi 6
8 Phá, Phá Quân, Giang Đông Quái, Nhân Nguyên Long, 7 Vận 8, Quái 1 Chi 7
2 Phụ, Phụ Tinh, Giang Đông Quái, Thiên Nguyên Long, 8 Vận 8, Quái 1 Chi 8
4 Bật, Bật Tinh, củng là Tham Lang, Nam Bắc Bát Thần Phụ Mẫu Quái, 9 Vận 8, Quái 1 Chi 9

1 Tham Lang 8 quẻ trùng đều là các quẻ Bất Thuần
5 Cự Môn 8 quẻ trùng (dùng Lạc Việt Thiên Địa Chỉ đếm đến số 5) gồm có:
--- Thiên Lôi, Lôi Thiên, Địa Phong, Phong Địa, Trạch Hỏa, Hỏa Trạch, Sơn Thũy, Thũy Sơn
--- Sắp xếp các quẻ nội theo Tiên Thiên đồ Thiên Trạch Hỏa Lôi, Phong Thũy Sơn Địa thì ra bản 8 quái trùng Cự Môn của Huyền Không Đại Quái!!!
--- Lôi Thiên, Hoả Trạch, Trạch Hỏa, Thiên Lôi, Địa Phong, Sơn Thũy, Thũy Sơn, Phong Địa.
7 Lộc Tồn 8 quẻ trùng (dùng Lạc Việt Thiên Địa Chỉ đếm đến số 7) gồm có
--- ThiênThũy, Thũy Thiên, Địa Hỏa, Hỏa Địa, Trạch Phong, Phong Trạch, Sơn Lôi, Lôi Sơn
--- Sắp xếp các quẻ nội theo Tiên Thiên đồ Thiên Trạch Hỏa Lôi, Phong Thũy Sơn Địa thì ra bản 8 quái trùng Lộc Tồn của Huyền Không Đại Quái!!!
--- Thũy Thiên, Phong Trạch, Địa Hỏa, Sơn Lôi, Trạch Phong, Thiên Thũy, Lôi Sơn, Hỏa Địa.

Các tổ hợp khác đều như vậy mà sắp thành.

Lạc Việt Thiên Địa Chỉ
Càn Khôn Nhị Chỉ Trung.
Huyền Không Đại Quái diễn
Bát San Họa Phúc bày.

hk858198
28-11-11, 23:39
cám ơn VINHL cách nhớ quẻ dịch của bạn rất là hay.đã cho mình nhiều gợi ý.thanks

VinhL
29-11-11, 07:55
cám ơn VINHL cách nhớ quẻ dịch của bạn rất là hay.đã cho mình nhiều gợi ý.thanks

Xếp tới xếp lui, ruốt cuộc rồi củng trở về với cái Tiên Thiên Bát Quái!!!
Thiên Địa Phong Lôi Sơn Trạch Hỏa Thủy chẳng qua củng chỉ là một cách bày ra của Tiên Thiên Bát Quái.

Bạn hiểu chưa, chưa hiểu thì tiếp tục nghiên cứu rồi sẻ thông. Hihihihihi

hoachithanh
15-11-12, 17:46
Cứ thớt nào mà có mặt cụ là em cứ sục cho nó sủi bong bóng lên. Để cụ có thể nhìn lại những kỷ niệm ở những nơi cụ đã đi qua. Nơi mà rất lâu cụ đã có có ý truyền thụ kiến thức mà tiếc thay những nơi này vẫn không hiểu được cụ...

ngochoailyso
16-11-12, 11:25
Cứ thớt nào mà có mặt cụ là em cứ sục cho nó sủi bong bóng lên. Để cụ có thể nhìn lại những kỷ niệm ở những nơi cụ đã đi qua. Nơi mà rất lâu cụ đã có có ý truyền thụ kiến thức mà tiếc thay những nơi này vẫn không hiểu được cụ...

Cảm ơn hoachithanh đã khuấy động cho nước sủi tăm, tôi vẫn xài cách nhớ quẻ dịch của cụ VinhL từ ngày đó, nhưng còn "cách đếm Huyền Không Đại Quái" thì lâu lâu vẩn đem ra nghiền ngẫm nhưng không sao hiểu được, mà lại không có được sáng kiến sục Oxy như bác.
Chắc phải đọc xong bài HKĐQ của anh Vanhoai rồi mới quay lại nghiền ngẫm tiếp.
Cảm ơn cụ VinhL rất nhiều!
Cảm ơn hoachithanh!