PDA

View Full Version : Khổng Minh thực ra là một người đàn bà!



Ducminh
12-09-09, 16:07
Khổng Minh thực ra là một người đàn bà!

Các bạn còn nhớ hình tượng Gia Cát Lượng không? Dỏng cao thanh thoát, quân tử nho nhã, chẳng có điểm nào chung với đại đa số nam nhi vai u thịt bắp cùng thời như Điển, Hứa, Trương, Lã… Đơn giản là, Gia Cát Lượng vốn là một người con gái.



Gia Cát Lượng tuy có tài kinh bang tế thế nhưng rốt cuộc cũng chỉ là phận nữ nhi thường tình, bởi vậy sau khi về sống tại Long Trung, "cô" chọn sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm. Điểm này vốn đã kỳ lạ rồi, nam nhi lứa tuổi ấy đều ra đồng làm ruộng hay thu hoạch, chẳng ai đoái hoài đến những công việc tủn mủn gai gai tằm tằm như vậy. Rõ ràng, khuê các yểu điệu như Gia Cát Lượng không thể làm được những công việc cục súc, người con gái thạo nữ công như cô có thể nuôi nổi mình với đường kim mũi chỉ.

Có người sẽ đặt câu hỏi vậy chuyện Gia Cát Lượng với người vợ xấu xí họ Hoàng thì giải thích sao đây? Sự thực thì gia đình Gia Cát và Hoàng Thị vốn có quan hệ từ lâu, hai chị em vốn đã cùng khâm phục tài hoa của nhau, thường xuyên qua lại kết tình thân. Hoàng Thị luôn cảm thấy tủi hổ về dung nhan kém cỏi của mình so với Gia Cát Lượng. Vậy nên Gia Cát Lượng hóa trang giả làm nam nhi để không biến Hoàng Thị thành người làm nền cho mình.

Gia Cát Lượng giả trai vốn không phải do chủ ý trước mà chỉ là để qua lại với Từ Thứ. Lúc bấy giờ, Từ Thứ, Thôi Châu Bình, Mạnh Công Uy đều là những lữ hiệp – dùng từ ngữ hiện đại để hình dung thì họ là một đám dài lưng tốn vải, ngày ngày tụ tập bàn những chuyện viển vông rồi ăn no ngủ kỹ. Gia Cát Lượng tất nhiên không thể công khai thân phận nữ lưu của mình đã tham gia cùng đám người ấy nên chỉ còn cách giả trang làm nam nhi. Nữ giả làm nam với kỹ thuật hóa trang thời ấy còn thấp sẽ rất dễ bị phát hiện. Vậy nên Gia Cát Lượng nhớ ra người chị em tốt Hoàng Thị mà “thú kỳ vi thê (cưới cô ấy về làm vợ)”, chẳng phải là để những người như Từ Thứ tin rằng mình là nam nhi, mong dễ bề khăng khít hơn đấy sao?

Gia Cát Lượng vì muốn kiếm cho bọn Từ Thứ chỗ lui tới mà hàn huyên đã cam lòng kéo bọn họ về tệ xá chẳng lấy gì làm rộng rãi của mình, nuôi đám công tử này bằng tất cả những gì mình khó nhọc làm ra. Tất cả những gian khổ này có ai hay? Còn may còn có người chị em tốt Hoàng Thị lấy thân phận là thê tử để đỡ đần, gánh vác bớt phần nào những cực nhọc của Gia Cát Lượng.

Qua lại tiếp xúc với Đông Ngô, Gia Cát Lượng đã phải lòng Chu Du. Vẻ ngời ngời tuấn tú của Chu Du làm Gia Cát Lượng như trúng phải tình yêu sét đánh.

Gia Cát Lượng nghĩ ra kế hoang đường đem Tiểu Kiều đi cống mục đích chính là để biến Chu Du thành thân trai vò võ, mong có cơ hội chen chân. Nhưng Chu Du một lòng một dạ cùng Tiểu Kiều, sự thật đó làm Gia Cát Lượng đau đầu. Có thể nói lần đầu tiên người con gái chủ động bày tỏ tỉnh cảm, chẳng ngờ không những không được tiếp nhận mà Chu Du còn có ý phân tán chủ ý của Gia Cát Lượng qua Lỗ Túc, một bậc tu mi chẳng mấy đẹp mã.

Nay đường đường đã là một người con gái tài mạo song toàn, sự nghiệp thành công, Gia Cát Lượng tất tràn đầy tự tin kiêu hãnh. Cũng bởi vì thế, sự lạnh nhạt của Chu Du càng làm tổn thương nàng trầm trọng hơn. Vậy là, Gia Cát Lượng bắt tay vào báo thù Chu Du, mong trừng phạt kẻ coi thường tình cảm của mình.

Điều cần nhắc tới là, Gia Cát Lượng trong quá trình xuất sứ sang Đông Ngô đã chọn mang theo Triệu Vân, người theo đuổi nhiệt thành cam tâm tình nguyện hi sinh tính mạng vì Gia Cát Lượng. Có Triệu Vân theo cùng, Gia Cát Lượng dễ dàng được thoả mãn mọi đòi hỏi của bản thân. Mối thâm tình của Triệu Vân với Gia Cát Lượng biến anh ta trở thành người đồng hành son sắt của nàng.

Gia Cát Lượng tuy giận Chu Du có mắt mà làm ngơ tình cảm phô bày rờ rỡ của mình nên quyết tâm báo thù Chu Du nhưng không hề muốn Chu Du phải chết. Gia Cát Lượng làm vậy chỉ là vì một lòng một dạ mong trở thành một Tiểu Kiều khác. Nàng dốc sức trổ mọi tài năng và trí tuệ trước Chu Du, dốc lòng thể hiện cho Chu Du thấy mình ưu tú nhường nào, mỹ miều nhường nào! Nhưng người son sắt như Chu Du không những không tiếp nhận mà còn bị nàng làm cho uất mà chết – nói như cách nói ngày nay, là do phiền muộn mà chết. Đấy là điều ân hận nhất trong đời Gia Cát Lượng. Nàng yêu một người đàn ông, gắng hết sức để chứng minh bản thân trong mắt người đàn ông ấy, gắng hết sức để theo đuổi anh ta. Nhưng cuối cùng người đàn ông chẳng những không tiếp nhận mà còn không hiểu mối tình cảm ấy, thậm chí hiểu lầm những hành động của nàng. Bi kịch này quá đau đớn đối với một người con gái như Gia Cát Lượng, ấy nên chẳng có gì kỳ lạ khi tới tế viếng Chu Du nàng mới đau lòng muốn chết làm vậy.
he...he...he...

vanti67
12-09-09, 22:48
có đúng như vậy không....????:21::21::21::21:

phuthanhnhan
14-09-09, 10:01
Khổng Minh thực ra là một người đàn bà!

Các bạn còn nhớ hình tượng Gia Cát Lượng không? Dỏng cao thanh thoát, quân tử nho nhã, chẳng có điểm nào chung với đại đa số nam nhi vai u thịt bắp cùng thời như Điển, Hứa, Trương, Lã… Đơn giản là, Gia Cát Lượng vốn là một người con gái.



Gia Cát Lượng tuy có tài kinh bang tế thế nhưng rốt cuộc cũng chỉ là phận nữ nhi thường tình, bởi vậy sau khi về sống tại Long Trung, "cô" chọn sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm. Điểm này vốn đã kỳ lạ rồi, nam nhi lứa tuổi ấy đều ra đồng làm ruộng hay thu hoạch, chẳng ai đoái hoài đến những công việc tủn mủn gai gai tằm tằm như vậy. Rõ ràng, khuê các yểu điệu như Gia Cát Lượng không thể làm được những công việc cục súc, người con gái thạo nữ công như cô có thể nuôi nổi mình với đường kim mũi chỉ.

Có người sẽ đặt câu hỏi vậy chuyện Gia Cát Lượng với người vợ xấu xí họ Hoàng thì giải thích sao đây? Sự thực thì gia đình Gia Cát và Hoàng Thị vốn có quan hệ từ lâu, hai chị em vốn đã cùng khâm phục tài hoa của nhau, thường xuyên qua lại kết tình thân. Hoàng Thị luôn cảm thấy tủi hổ về dung nhan kém cỏi của mình so với Gia Cát Lượng. Vậy nên Gia Cát Lượng hóa trang giả làm nam nhi để không biến Hoàng Thị thành người làm nền cho mình.

Gia Cát Lượng giả trai vốn không phải do chủ ý trước mà chỉ là để qua lại với Từ Thứ. Lúc bấy giờ, Từ Thứ, Thôi Châu Bình, Mạnh Công Uy đều là những lữ hiệp – dùng từ ngữ hiện đại để hình dung thì họ là một đám dài lưng tốn vải, ngày ngày tụ tập bàn những chuyện viển vông rồi ăn no ngủ kỹ. Gia Cát Lượng tất nhiên không thể công khai thân phận nữ lưu của mình đã tham gia cùng đám người ấy nên chỉ còn cách giả trang làm nam nhi. Nữ giả làm nam với kỹ thuật hóa trang thời ấy còn thấp sẽ rất dễ bị phát hiện. Vậy nên Gia Cát Lượng nhớ ra người chị em tốt Hoàng Thị mà “thú kỳ vi thê (cưới cô ấy về làm vợ)”, chẳng phải là để những người như Từ Thứ tin rằng mình là nam nhi, mong dễ bề khăng khít hơn đấy sao?

Gia Cát Lượng vì muốn kiếm cho bọn Từ Thứ chỗ lui tới mà hàn huyên đã cam lòng kéo bọn họ về tệ xá chẳng lấy gì làm rộng rãi của mình, nuôi đám công tử này bằng tất cả những gì mình khó nhọc làm ra. Tất cả những gian khổ này có ai hay? Còn may còn có người chị em tốt Hoàng Thị lấy thân phận là thê tử để đỡ đần, gánh vác bớt phần nào những cực nhọc của Gia Cát Lượng.

Qua lại tiếp xúc với Đông Ngô, Gia Cát Lượng đã phải lòng Chu Du. Vẻ ngời ngời tuấn tú của Chu Du làm Gia Cát Lượng như trúng phải tình yêu sét đánh.

Gia Cát Lượng nghĩ ra kế hoang đường đem Tiểu Kiều đi cống mục đích chính là để biến Chu Du thành thân trai vò võ, mong có cơ hội chen chân. Nhưng Chu Du một lòng một dạ cùng Tiểu Kiều, sự thật đó làm Gia Cát Lượng đau đầu. Có thể nói lần đầu tiên người con gái chủ động bày tỏ tỉnh cảm, chẳng ngờ không những không được tiếp nhận mà Chu Du còn có ý phân tán chủ ý của Gia Cát Lượng qua Lỗ Túc, một bậc tu mi chẳng mấy đẹp mã.

Nay đường đường đã là một người con gái tài mạo song toàn, sự nghiệp thành công, Gia Cát Lượng tất tràn đầy tự tin kiêu hãnh. Cũng bởi vì thế, sự lạnh nhạt của Chu Du càng làm tổn thương nàng trầm trọng hơn. Vậy là, Gia Cát Lượng bắt tay vào báo thù Chu Du, mong trừng phạt kẻ coi thường tình cảm của mình.

Điều cần nhắc tới là, Gia Cát Lượng trong quá trình xuất sứ sang Đông Ngô đã chọn mang theo Triệu Vân, người theo đuổi nhiệt thành cam tâm tình nguyện hi sinh tính mạng vì Gia Cát Lượng. Có Triệu Vân theo cùng, Gia Cát Lượng dễ dàng được thoả mãn mọi đòi hỏi của bản thân. Mối thâm tình của Triệu Vân với Gia Cát Lượng biến anh ta trở thành người đồng hành son sắt của nàng.

Gia Cát Lượng tuy giận Chu Du có mắt mà làm ngơ tình cảm phô bày rờ rỡ của mình nên quyết tâm báo thù Chu Du nhưng không hề muốn Chu Du phải chết. Gia Cát Lượng làm vậy chỉ là vì một lòng một dạ mong trở thành một Tiểu Kiều khác. Nàng dốc sức trổ mọi tài năng và trí tuệ trước Chu Du, dốc lòng thể hiện cho Chu Du thấy mình ưu tú nhường nào, mỹ miều nhường nào! Nhưng người son sắt như Chu Du không những không tiếp nhận mà còn bị nàng làm cho uất mà chết – nói như cách nói ngày nay, là do phiền muộn mà chết. Đấy là điều ân hận nhất trong đời Gia Cát Lượng. Nàng yêu một người đàn ông, gắng hết sức để chứng minh bản thân trong mắt người đàn ông ấy, gắng hết sức để theo đuổi anh ta. Nhưng cuối cùng người đàn ông chẳng những không tiếp nhận mà còn không hiểu mối tình cảm ấy, thậm chí hiểu lầm những hành động của nàng. Bi kịch này quá đau đớn đối với một người con gái như Gia Cát Lượng, ấy nên chẳng có gì kỳ lạ khi tới tế viếng Chu Du nàng mới đau lòng muốn chết làm vậy.
he...he...he...
Ducminh nên đăng ký bản quyền phát hiện của mình ngay không chừng được một cái giải gì gì đó cũng nên.Vậy theo lý luận như bạn thì có lẽ GCL muốn chồng tới sái rồi sao, mà còn đa tình nữa? :bigb:
Theo tôi, khi đưa ra một ý kiến về các vĩ nhân như Gia Cát Vũ Hầu thì không nên nói một cách thiếu căn cứ như vậy, muốn đùa thì thiếu gì chuyện để nói sao lại đem thân thế người ta mà luận tùm lum vậy??

dongqot68
14-09-09, 11:29
Ducminh nên đăng ký bản quyền phát hiện của mình ngay không chừng được một cái giải gì gì đó cũng nên.Vậy theo lý luận như bạn thì có lẽ GCL muốn chồng tới sái rồi sao, mà còn đa tình nữa? :bigb:
Theo tôi, khi đưa ra một ý kiến về các vĩ nhân như Gia Cát Vũ Hầu thì không nên nói một cách thiếu căn cứ như vậy, muốn đùa thì thiếu gì chuyện để nói sao lại đem thân thế người ta mà luận tùm lum vậy??

hok khoái cái bài của anh DucMinh
mà khoái cái hình của ANh PhuThanhNhan hà
HOk biết GCL size bi nhiêu...
hehehe :bigb:

vocuc
05-10-09, 17:56
vocuc cũng đồng tình với quan điểm của phuthanhnhan là không nên đem ý mình ra áp đặt để nói về các vĩ nhân như thế được! Truyện Tam quốc rất hay và có tính giáo dục cao, mặc dù nhiều nhân vật được "nhân cách hóa, thần thánh hóa" lên (như Khổng Minh - Gia Cát Lượng, Quan Công...) với những chi tiết không có thật so với lịch sử (theo lời bình Kim Thánh Thán, Mao Tôn Cương) nhưng nhân vật Gia Cát Lượng vẫn là một tài năng, nhân cách lớn vào thời đó, đúng với câu:
"Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng
Nhất thống sơn hà Lưu Bá Ôn"

vinhthanh_vnn
26-10-09, 00:04
ông ducminh này cái gì cũng nghĩ ra bái phục ..:105::105::105: