PDA

View Full Version : Ví dụ mẫu về tranh hợp thật hay giả



VULONG
25-09-11, 18:06
Ví dụ mẫu về tranh hợp thật hay giả

Sau đây là ví dụ trong chủ đề “Giải đoán tb nhiều pháp….vui học làm chính…“ của Tyty trong mục Tử Bình bên trang web tuvilyso.org.

Tyty đã viết:

“Có ai thích giải vài tứ trụ mẫu...
theo pp của mình...? sao cũng được, miễn là ... đoán trúng ! :Thumb Up (đoán sai càng tốt, học hỏi là chính...)

(1) Nam nhân bị xử án tử hình trong vận Sát/Kiêu!

Hỏi: Năm nào trong đại vận này bị thọ án (xử bắn)?

Tứ trụ: Đinh Mùi - Ất Tị - Bính Tý - Quí Tị

đại vận: 2 tuổi Giáp Thìn, 12 tuổi Quí Mão, 22 tuổi Nhâm Dần
lưu niên trong vận Nhâm Dần: 89 Kỉ Tị, 90 Canh Ngọ, 91 Tân mùi, 92 Nhâm Thân, 93 Quí Dậu, 94 Giáp Tuất, 95 Ất hợi, 96 Bính Tí, 97 Đinh sửu, 98 Mậu Dần.

Luận theo Manh phái: "Nhật chủ quá vượng, cùng Quan Sát đối kháng, nhất định là mệnh phạm quan. Tòng thế mạnh của Quan Sát là bệnh, mục đích của nhật chủ là muốn chế phục Quan Sát thành ra cường lực của mình, vì Tý nằm ở chũ vị (trụ ngày). Vì vậy mà năm ??? xung khứ quan tinh mà phạm án, năm ??? thì có tượng hợp bán lộc mà bị chộp sau khi phạm tội giết người. Đến năm ??? thì bị xử bắn."

mấy chỗ " ??? " là câu hỏi... điền vào chỗ trống! nào nào, mời các chư huynh đệ... leo núi, xuống đèo, ra khơi...đi thôi... :D (cùng các bạn Tử Vi ghé qua đây chơi...: người này sinh ngày âm lịch: 4 tháng 4 năm Đinh mùi 1967).
Sửa bởi tyty: 22/09/2011 - 09:20 PM

Nguồn: http://tuvilyso.org/...6502#entry56502
Copyright © TuViLySo.org

Sau đây là đáp án của Tyty:

“ tyty thấy giải cho rồi...
vì chắc kô còn ai thích chơi với mình...hihi

himama đoán trúng năm bị chích chết: là năm Nhâm Thân!

như thế này, trong bài thí dụ đó có 1 điểm chính yếu khi luận chết... đó là ở câu: "năm ??? thì có tượng hợp bán lộc mà bị chộp.." MP coi Lộc là thọ tinh, nếu Lộc bị phạm thì coi chừng tính mạng!“

tên gian ác kia bắt đầu vận Nhâm Dần đã thấy có mòi phạm tội... vì Nhâm Sát tinh ló ra, là quyền lực bắt đầu manh nha... Sát là Khách đến khắc Chủ là Bính... Dần hình Tị là động lộc vị của nhật chủ (Bính lâm quan ở Tị, đó là lộc vị)...

Thường là đại vận có xung động thì mấy năm đầu động rất nhanh... năm Kỉ Tị thì nhờ Kỉ thương quan chế quan mà chắc là chỉ tính toán trong bóng tối... năm Canh Ngọ thì hành động... vì NGỌ xung TÝ, Ngọ lại hợp Mùi mà Đinh trong Mùi thông lộc ở Ngọ ... (thông lộc là kô phải chủ vị mà chỉ rằng 1 thiên can đi thông gốc lâm quan ở 1 địa chi) mấy cái này mâu thuẩn nhau... gây ra án mạng.

trốn chui nhủi được ở năm Tân Mùi... tới năm Nhâm Thân thì bị chộp, vì thêm 1 Sát tinh cùng Thân hợp Tị (bán hợp Lộc)... hết đường chạy thoát...cùng trong năm đó bị xử chết luôn!

ban đầu bao giờ cũng phải có gốc có nguồn...như có lửa có khói... mệnh muốn xung quan sát, mà lại quá vượng...thì khi ứng kỳ (quan sát lên), nội tình đầu óc xáo trộn...mà phạm quan.

nhưng kô phải ai cũng giết người... có thể người khác thì thụt két, hay ẩu đả với xếp văng luôn cái ghế ngồi ... hihi bài học: khi động Lộc vị hoặc thọ tinh nào khác : nên ăn chay ngồi thiền là rất phải a! :Thumb Up

Nguồn: http://tuvilyso.org/...6502#entry56502
Copyright © TuViLySo.org“


Đây là ví dụ mẫu trong một cuốn sách của “Manh Phái“ mà tyty đang dịch. Ở đây tôi không quan tâm tới cách luận của “Manh Phái“ mà tôi chỉ cần lấy thông tin của ví dụ này là người này bị tử hình vào năm Nhâm Thân để hoàn thiện lý thuyết của tôi.

Sơ đồ điểm hạn năm 1992 khi giả thiết về tranh hợp thật đã được sửa đổi theo phương pháp của tôi như sau:
http://farm7.static.flickr.com/6165/6180350621_672d2829e5_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/6180350621/)

Năm 1992 là năm Nhâm Thân thuộc đại vận Nhâm Dần, tiểu vận Mậu Thìn và Đinh Mão.
1 - Tứ trụ này có Thân vượng mà kiêu ấn ít, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát/ Quý ở trụ giờ.
2 – Nếu theo giả thiết về tranh hợp thật thì vào vận Nhâm Dần và năm Nhâm Thân có 2 Nhâm ở tuế vận là can chủ khắc hợp với Đinh trụ năm ở tiểu vận Mậu Thìn và hợp thêm với Đinh tiểu vận ở tiểu vận Đinh Mão đều là tranh hợp thật cũng như 2 Tị trong Tứ trụ là chi chủ khắc hợp với Thân thái tuế cũng là tranh hợp thật. Các can chi tranh hợp thật đều là vô dụng hay coi như chúng không xuất hiện. Ta thấy chỉ có nước khởc trụ ngày khắc nước sông trụ giờ có 0,25đh và Dần đại vận có 1 hung thần có 0,25đh. Số điểm này quá thấp không thể gây ra một tai họa nào cả. Vậy thì tại sao người này bị chết?

Để phù hợp với thực tế của ví dụ này chúng ta phải sửa lại giả thiết về tranh hợp thật như sau:

Tranh hợp thật của thiên can và địa chi:
1 - Nếu chỉ có 2 can dương giống nhau mang hành chủ khắc cùng ở trong Tứ Trụ hợp với can đại vận hay can lưu niên thì tổ hợp này được gọi là tranh hợp thật, khi đó các can này được xem như vô dụng.
2 - Nếu 2 can tuế vận là dương giống nhau mang hành chủ khắc hợp với can tiểu vận hay với một can trong Tứ Trụ thì tổ hợp này cũng được gọi là tranh hợp thật, khi đó các can này cũng được xem như vô dụng.

3 - Nếu chỉ có 2 chi dương giống nhau mang hành chủ khắc ở trong Tứ Trụ hợp với chi đại vận hay thái tuế thì tổ hợp này được gọi là tranh hợp thật, khi đó các chi này được xem như vô dụng.
4 - Nếu 2 chi tuế vận là dương giống nhau mang hành chủ khắc hợp với chi tiểu vận hay hợp với một chi trong Tứ Trụ thì tổ hợp này cũng được gọi là tranh hợp thật nên các chi này cũng được xem như vô dụng (?) (câu này có thể sai bởi vì điểm vượng (tức thế lực) của chúng ở lưu niên không bằng nhau).

Nếu chúng ta áp dụng giả thiết mới sửa đổi này thì ở tiểu vận Mậu Thìn tổng điểm hạn rất thấp vì 2 Nhâm ở tuế vận hợp với Đinh trụ năm là tranh hợp thật. Còn ở tiểu vận Đinh Mão, 2 Nhâm hợp với 2 Đinh nên không phải là tranh hợp thật, cũng như 2 Tị là chi mang dấu âm nên mặc dù là chủ khắc hợp với Thân thái tuế nhưng không phải là tranh hợp thật.

(Giải thích: 2 Tị là chi mang dấu âm (đại diện cho phái nữ) là chủ khắc, tức nó đại diện cho những bà thống trị chồng mà chúng ta thường gọi họ là “Sư Tử Hà Đông“).

Qua sơ đồ chúng ta thấy lực hợp của 2 Tị với Thân thái tuế có 2.6,75đv là lớn hơn lực xung của Dần đại vận với Thân thái tuế chỉ có 5,07đv và lực hợp của Tý trụ ngày với Thân thái tuế chỉ có 4,98đv. Do vậy 2 Tị hợp với Thân hóa Thủy.

Vì trong Tứ Trụ có 2 chi hớp với tuế vận hóa cục có hành khác với hành của 2 chi này nên phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm. Hỏa có 14,27đv bị mất 2,81đv của Tị trụ giờ và mất 3,6đv của Tị trụ tháng, vì vậy nó còn 7,86đv. Thủy có 6,38đv được thêm 2,81đv và 5,6đv của 2 Tị thành 12,79đv. Thân trở thành nhược mà Quan sát là kỵ thần số 1 nên dụng thần đầu tiên lúc này phải là Kiêu Ấn/ Ất ở trụ tháng. Vì Thủy là kỵ thần số 1 động nên ta phải tính thêm điểm vượng ở tuế vận. Thủy có 12,79đv được thêm 2.9đv của Thân thái tuế, 2.6đv của Nhâm lưu niên và 6đv của Nhâm đại vận thành 48,79đv. Hỏa có 7,86đv được thêm 4,8đv của Đinh tiểu vận thành 12,66đv. Thủy lớn hơn Hỏa trên 20đv nên Thủy là kỵ vượng nhưng điểm kỵ vượng không được tăng gấp đôi (vì Thủy không phải là kỵ thần số 1 từ khi mới sinh).

Thủy cục có 0,75đh và Thân thái tuế hóa Thủy có 0,5đh kỵ vượng. Nhâm đại vận là kỵ vượng hợp và khắc Đinh trong Tứ Trụ nên có 0,5đh kỵ vượng, khi đó Nhâm lưu niên động (khắc Đinh) nên mới có 0,5đh kỵ vượng. Nhâm ở tuế vận vượng ở lưu niên nên mỗi Nhâm có 0,5đh can động và khắc 2 Đinh nên mỗi lực có 1,4.1/2.1/2 đh = 0,35đh nhưng mỗi lực khắc Đinh tiểu vận bị giảm thêm ½ còn 0,35.1/2 đh = 0,18đh..

Dần đại vận có 1 hung thần có 0,25đh.

Nước khe trụ ngày có Bính được lệnh nên khắc nước Sông trụ giờ có 0,25đh.

Tổng cộng có 4,81đh. Số điểm này không thể chấp nhận được.

Để phù hợp với thực tế của ví dụ này ta phải đưa tiếp một giả thiết nữa là:

“Nước mưa khắc nước sông ít nhất có 0,25đv khi can của nó được lệnh hay vượng ở đại vận hoặc lưu niên (vì nước khe núi còn khắc được nước sông có 0,25đh).

Nếu sử dụng giả thết này thì tổng điểm hạn là 5,06đh. Số điểm này mới có thể chấp nhận được.

Vì trong Tứ Trụ có 2 Tị hợp với Thân thái tuế hóa Thủy là nguyên nhân chính gây ra tai họa nên có thể vào tháng Tị người này bị tóm cổ, tháng Thân bị tuyên án tử hình và vào mùa Đông là mùa mà Thủy vượng thì bị tử hình (?).

Các giả thiết tính điểm hạn hoàn toàn được đưa ra từ các ví dụ trong thực tế và chúng sẽ được kiểm tra, sửa đổi sao cho càng ngày càng phù hợp với càng nhiều ví dụ trong thực tế càng tốt.

Trên đây chỉ là 1 ví dụ để chứng minh “Phương pháp tính điểm hạn“ của tôi được xây dựng lên như thế nào. Qua đây tôi hy vọng có nhiều người sẽ hiểu rõ và cùng tôi nghiên cứu để nhanh chóng hoàn thiện phương pháp tính điểm hạn này.