PDA

View Full Version : Vô nhân tướng, Vô ngã tướng, Vô chúng sinh tướng, Vô thọ giả tướng



hoa mai
06-10-11, 22:37
Tình cờ đọc được câu chuyện này HM mời các bạn xem chơi cho vui

Theo các tài liệu còn lại, thì khoa Tử-vi đời Trần có một sắc thái đặc biệt hơn ở Trung-quốc, đó là Phá cách và Trợ cách. Câu chuyện Đoàn Nhữ Hài là một bằng cớ. Nếu Tống Thái-tổ biết Trịnh Ân bị nạn mà cứu không được, thì vua Trần Nhân-Tông biết Đoàn Nhữ Hài bị nạn mà cứu thoát. Câu chuyện như sau:

Đoàn Nhữ Hài là học trò trường Quốc-tử giám ở Thăng-long. Năm 20 tuổi, Hài chuẩn bị để thi Thái-học sinh (tiến sĩ), muốn được thi Thái học sinh thì Hài phải qua một kỳ khảo hạch của trường trước, nếu thấy khá thì mới được cử đi thi. Một hôm ra chùa Diên hựu (chùa Một-cột) chơi, thấy vị tăng ngồi nhìn trời, Hài hỏi:

- Bạch hòa thượng, tiểu sinh nghe rằng người tu hành có thể biết được vận số sau này sẽ ra sao, có đúng không?

Hòa thượng hỏi:

- Tiên sinh muốn biết điều gì?

- Tiểu sinh muốn biết mai sau hoạn lộ ra sao. Tiểu sinh mong sư phụ chỉ giáo cho tương lai.

Hòa thượng hỏi ngày, giờ, tháng, năm sinh của Hài rồi nói:

- Số của tiên sinh là số tá cửu trùng ư kim điện, nghĩa là số phò tá vua ở sân rồng, tức là số làm tới tể tướng. Mệnh lập tại Mùi, Tả, Hữu thủ mệnh là người đa tài, đa năng. Tử-vi kinh nói, Tả-phụ, Hữu-bật bình tính khắc khoan, khắc hậu nên tính tình từ tốn, hành sự cẩn trọng. Cái cách Nhật tại Mão, Nguyệt tại Hợi chiếu là cách Nhật, nguyệt tịnh minh, nên thì sớm gặp minh quân. Nhưng tiên sinh lại có một cách rất xấu Đào-hoa, Hồng loan cư nô, lại gặp Hình, thì tất thế nào cũng vì đàn bà mà tan nát sự nghiệp, đến phải vong mạng. Đáng tiếc, đáng tiếc.

Hài mừng lắm trở về lo học hành, tháng sau trong kỳ thi khảo hạch của trường Quốc-tử giám, Hài bị trượt vì văn ngông nghênh, kênh kiệu quá. Hài giận lắm, tìm vị hòa thượng hỏi:

- Hôm trước đại sư đoán rằng sau này tôi sẽ làm Tể-tướng, thế sao tôi thi trượt? Không đậu thì làm sao thi Thái-học sinh được? Không đậu Thái-học sinh thì sao có thể làm Tể-tướng?

Vị Hòa-thượng cười đáp:

- Từ xưa đến giờ có biết bao nhiêu vị Tể-tướng mà không đậu đại khoa? Bần tăng đoán tiên sinh làm Tể-tướng, chứ có đoán tiên sinh thi đậu đâu? Này năm nay tiểu hạn tiên sinh nhập cung Dậu được Thái-dương miếu địa, Hóa-khoa từ Mão chiếu sang thì thanh vân đắc lộ gặp được thiên-nhan. Nhưng đại hạn đóng ở cung Tỵ. Thiên-mã gặp Đà-la tức là ngựa què. Ngựa đã què lại còn đi đến cung Dậu gặp Tuần thì ngựa bị chặt cụt chân. Vậy khi nào tiên sinh gặp ngưạ cắn hoặc đá là lúc gặp vua, nhưng tiên sinh nhớ một điều:

Khi được gặp vua, nếu hoàng-thượng ban thưởng cho bao nhiêu vàng bạc phải nộp cho lão tăng một nữa. Hài mừng lắm, về nhà, đúng ngày mà hòa thượng đoán gặp vua, không thấy linh nghiệm. Hài tìm đến chùa Diên-hựu để hỏi tội hòa-thượng. Nhưng trên đường đi, Hài bị một người cỡi ngựa đụng phải, té lăn vào bụi cỏ. Hài túm lấy dây cương hạch tội:

- Nhà ngươi đi đâu mà có mắt như mù đụng phải ta?

Người cỡi ngựa, mình chỉ mặc áo lót, mũ đội phía sau ra trước, nhảy xuống ngựa tạ lỗi:

- Xin lỗi tiên sinh, tôi đi tìm cha tôi để tạ lỗi. Tiên sinh có biết chữ không? Tôi muốn nhờ tiên sinh một việc đây!

Hài bực mình nói:

- Ta học trường Quốc-tử giám, sắp thi Thái-học sinh, thì Bách-gia, Chư-tử, Cửu-lưu, Tam-giáo đều thông. Sao lại không biết chữ?

Người cỡi ngựa tiếp:

- Vậy tiên sinh làm dùm tôi bài biểu tạ tội với cha tôi, tôi sẽ bảo quan Quốc-tử giám tư nghiệp cho tiên sinh đậu. Năm sau thi Thái-học sinh tôi sẽ lấy tiên sinh đậu Trạng nguyên, được chăng?

- Nhà ngươi điên à? Nhà ngươi có biết, chỉ có một người cho Thái-học sinh đậu Trạng-nguyên, đó là vua. Nhà ngươi là ai mà dám nói lớn lối như vậy?

Người kia đáp:

- Tôi là Vua đây.

Đoàn Nhử Hài nhìn lại mũ người đó, quả là vua, vội thụp xuống đất tạ tội. Người cỡi ngựa chính là vua Trần Anh-tông. Nguyên sau khi chiến thắng Mông-cổ, năm 1293 vua Trần Nhân-tông nhường ngôi cho con là vua Trần Anh-Tông rồi đi tu. Vua Anh-Tông thường hay rượu chè say sưa. Nhân một hôm uống rượu Xương-bồ say quá nằm ngủ, thì Thượng-hoàng từ Thiên-trường về Thăng-long. Các quan trong triều không ai biết cả. Nhân-Tông thong thả xem cung điện từ giờ Thìn đến giờ Tỵ. Thái-giám dâng cơm. Thượng-hoàng không thấy vua đâu hỏi thái-giám.

Thái-giám đánh thức vua dậy, nhưng vua say quá không tỉnh được. Thượng-hoàng giận quá bỏ về, lệnh cho các quan về Thiên trường họp, có ý truất phế Anh-tông. Đến giờ Mùi, Anh-tông mới tỉnh dậy, cung nhân đem việc ấy tâu. Vua sợ quá không kịp mặc áo, nhảy lên ngựa chạy tới chùa Từ-phúc, thì đụng phải Đoàn Nhữ Hài. Hai người xuống thuyền về Thiên-trường. Dọc đường Đoàn Nhữ Hài làm tờ biểu dài hai ngàn chữ tạ tội. Nhưng Thượng-hoàng vẫn còn giận, không cho vào. Hai người phải quỳ ở ngoài. Các quan liếc mắt nhìn tờ biểu, thấy văn hay, truyền nhau đọc.

Thượng-hoàng nghe được hỏi:

- Văn ở đâu mà hay như vậy?

Các quan tâu rằng đó là bài biểu tạ tội của vua. Thượng-hoàng truyền:

- Đưa vào đây!

Ý ngài muốn nói rằng đưa bài biểu vào, nhưng các quan hiểu lầm đưa cả Vua và Đoàn Nhử Hài vào. Thượng-hoàng thấy sự đã rồi, đành tiếp biểu xem, thấy lời văn điêu luyện, thống thiết, bèn xá tội cho vua Anh-Tông. Ngài phán rằng:

- Ta đang cần một thiếu niên anh tài phụ tá cho con ta. Nay gặp tiên sinh ở đây thực là may mắn. Hài trình việc gặp hòa thượng ở chùa Diên-hựu, được hòa thượng đoán trước sự việc. Thượng-hoàng phán:

- Khoa Tử-vi do Hoàng Bính truyền sang Đại-Việt, khoa này đâu có truyền ra ngoài dân dã? Hòa thượng xem Tử-vi cho tiên sinh đó là sư phụ của ta, tức Tuệ-Trung Thượng-sĩ đó (tức Trần Quốc Tung).

Hài nghe xong hoảng sợ, nghĩ hôm trước nếu mình gây với hòa thượng thì bị ốm đòn rồi. Bởi Tuệ-Trung là một võ học danh gia đời Trần. Thượng-hoàng hỏi số của Hài, rồi phán:

- Số của tiên sinh là số của bậc tể thần. Sau này làm nên sự nghiệp hiển hách. Nhưng tiếc rằng Đào, Hồng cư Nô, thì thế nào cũng xảy ra một chuyện bất chính trong tình trường, lại thêm Tham, Hình nữa thì thế nào cũng vì má đào mà sự nghiệp tan vỡ, chết vì nghiệp tình, đáng tiếc thay.

Vua Anh-tông tâu rằng:

- Thần nhi nghe nói căn cứ vào khoa Tử-vi có thể cải được số mạng. Thỉnh cầu phụ hoàng có cách nào cứu được Đoàn tiên sinh không?

Thượng-hoàng bèn xé từ bìa kinh Kim-cương viết mấy chữ Tứ đại giai không, miễn tử trao cho Đoàn Nhữ Hài. Tứ đại Giai không là chữ lấy trong kinh Kim-cương:

“Vô nhân tướng, Vô ngã tướng, Vô chúng sinh tướng, Vô thọ giả tướng, tứ đại giai không”. Nghĩa là không có hình tượng của người, của ta, của chúng sinh, không có cái gì lâu dài cả. Bốn cái đó đều là hư ảo..

Thượng-hoàng phán:

- Ta xem số thấy cái vạ vì má đào của tiên sinh sắp tới. Nay ta trao cho tiên sinh mảnh giấy này, khi bị nạn, có thể dùng nó để cứu mạng. Muốn giải cái nạn Hồng, Đào, Hình, Tham thì phải dùng đến Quyền. Nay ta viết chữ miễn tử tức là dùng Quyền rồi, phụ với Hóa-quyền đóng chung ở Tham-lang nữa. Muốn giải hạn Thiên-hình thì dùng đến Không-vong. Ta dùng bìa cuốn kinh Kim-cương, tức là dùng cái Không của đạo Phật. Như vậy mong có thể cứu được tiên sinh.

Trở về Thăng-long, vua Anh-Tông phong cho Đoàn Nhữ Hài làm Ngự-sử trung tán, đây là lần đầu tiên một người không đậu đạt gì, mới 20 tuổi được phong làm Ngự-sử trung tán. Người thời đó ghanh ghét làm thơ giễu Hài như sau:

Phong hiến luận đàm truyền cổ ngữ, Khẩu tồn nhũ xú Đoàn trung tán. Có nghĩa là: Ôn câu cổ ngữ tại đài Ngự sử. Miệng của Trung-tán Đoàn Nhữ Hài còn hôi sữa.

Ba năm sau hạn của Đoàn Nhữ Hài qua cung Tý gặp Đào, Tham, Quyền, Hồng và Thiên-thương, triều đình khám phá ra mối tình của Đoàn Nhữ Hài với một cung nữ của vua Anh-Tông. Luật triều Trần rất khắt khe với tội ngoại tình. Ngay với thường dân khi ngoại tình xảy ra, gian phu bị tử hình, dâm phụ tùy người chồng tha hay không. Nay tội đó xảy ra giữa một đại thần với một cung nữ. Nên cả hai bị khép tội chém đầu. May nhờ có thủ bút của Thượng hoàng, viết trên bìa cuốn kinh Kim-cương nên cả hai được miễn tử. Vua Anh- Tông truyền gả cung nữ cho Đoàn Nhữ Hài.

hoa mai
06-10-11, 22:40
II . Huệ Túc Phu Nhân Cứu Đoàn Nhữ Hài

Năm Mậu Tuất (1298), tháng sáu, muà hạ, nhằm niên hiệu Hưng Long thứ 6
Đoàn Nhữ Hài may gập được vua Anh Tông phong cho chức Xử Mật Viện .
Nhập cung bái yết thái hậu và hoành hậu .

Khâm Từ thái hậu (là con gái của Hưng Đạo Vương, vợ vua Nhân Tông, là mẹ Anh Tông so vai vế là cháu gọi Huệ Túc Phu Nhân bằng bà) phán rằng :

Ta tuy là thái hậu, nhưng trên còn có Huệ Túc Thái Hoàng Thái Phi, tiên sinh theo ta vào bái kiến người .

Hài đến cung, phu nhân đón ở lầu Tinh các (lầu nghiên cứu thiên văn). Hài xụp xuống khấu đầu , phu nhân phán :

Sáng nay thấy thủy Tiên nở mười cánh, ta bấm độn biết là có đại thần đến viếng, tiếc rằng ta đón trễ, e không đủ lễ với bậc trung lương .

Khâm Từ thái hậu tâu :

Tâu tổ mẫu, tiểu hài nhi (chỉ vua Anh Tông) vì say rượu suýt bị tội . Được Đoàn tiên sinh đây dùng văn tài tạ tội cho mới thoát .

Phu nhân phán :

Thuả hoàng thượng (chỉ vua Anh Tông) mới ra đời, ta tính số thấy Đồng, Lương, Tang, Mã ở Mệnh thêm Hình …ta đã biết có việc này rồi . Đồng, Lương ham chơi có thể gây ra tai họa . Nhưng là phúc tinh thì không bao giờ bị truất ngôi cả . Có Tang, Hình đắc địa thì sau này càng lớn càng nghiêm cẩn, uy nghi tài ba, thái hậu đừng lo .

Thái hậu lại tâu :

Đoàn tiên sinh được Thái thượng Hoàng (Trần Nhân Tông) và Hưng Nhượng Vương xem số cho phê là : văn mô, vũ lược, chí cả, tâm hùng .

Lại quay lại bảo Hài :

Này Đoàn tiên sinh, Thượng hoàng nhà ta và Hưng nhượng Vương đều được Thái hoàng Thái Phi đây truyền dậy về Tử Vi Đẩu Số đấy .

Hài trình lên niên canh : Tuỗi Kỷ Mão, tháng 9, ngày 1, giờ Mão.

Phu nhân nói :

Cái cách của tiên sinh gọi là Nhật Nguyệt tịnh minh thì thế nào cũng phò tá đế vương . Bậc cao nhất là tể tương . Lại có Xương, Khúc, Long, Phượng, Kỵ thì văn tài xuất chúng . Có Kình miếu thì vũ lược siêu quần, vì thế mà Thượng Hoàng mới phê là văn mô vũ lược, chí cả tâm hùng .

Thái hậu hỏi :

Thần thấy tiên sinh có cách “ Tam hợp minh châu, đa chiết quế” . Ngoại hợp có Khoa, cư trung Xương, Khúc sao tiên sinh không đậu đại khoa . Không đậu đại khoa làm sao lên tới tể tướng được ?

Phán :

Số trời cả . Có bao giờ vua bị học trò túm áo đâu ? Tại sao Đoàn tiên sinh lại túm áo vua ? Lão Thái Sư (Thủ Độ) có đậu đạt gì đâu mà cũng là tể tướng ? Sự nghiệp tiên sinh đây sau này làm tới Hầu, Bá là đàng khác . Còn tại sao tiên sinh không đậu ? là vì hạn còn xấy quá . Hạn xấu thì làm sao mà đậu được . Trong khí số lại có công danh sớm, nên nay có danh mà không có khoa vậy .

Thái hậu hỏi :

Cung Nô của tiên sinh tại Tý có Tham là Phiếm Thủy Đào Hoa , lại thêm Quyền, Tả, Hồng có gì đáng lo chăng ?

Đáp :

Tham cư Nô tại Tý thì thế nào cũng có ngày tỳ thiếp làm rối kỷ cương (***). Quyền, Tả chế được . Tham 3 độ, Đào 3 độ, Hồng 3 độ ở cùng chung nhau thành 27 độ xấu . Quyền 3 độ, Tả 3 độ thành 9 độ không đủ chế 27 độ xấu . Nhưng Mệnh có Xương, Khúc, Kình thì bình thường chế được mà gia cang vững . Sợ là khi hạn gập các dâm tinh thì như giặc ngoài đột nhập, trong nhà khó giữ nổi kỷ cương . Sang năm tới đây, đại hạn tiên sinh ở Tỵ(****), có Cơ, Hình, Mã, Đà. Tang . Tiểu hạn tại Dậu có Riêu, Hao, Hỏa, Hư . Lưu Kình nhập Mệnh, lưu Đà nhập đại hạn . Dâm tinh quá mạnh, cung Nô phát dậy thế nào cũng vì má đào mà gây họa nguy khốn . Phải nhờ lưu Thái Tuế gập Thái âm thành Quyền tinh tại cung Hợi giải cho nên thoát nạn .

Hài tâu :

Thượng Hoàng xem số bảo thần vì má đào mà bị trảm, nên xé bìa kinh Kim Cương viết cho mấy chữ : “Tứ đại giai không . Miễn tử .” để khi hữu sự thì dùng đến .

Phu nhân phán :

Thượng Hoàng cũng là Nô cung của tiên sinh đấy, tờ giấy ấy là Tả, Quyền đấy, tiên sinh đưa cho ta giữ cho .

Tháng tư niên hiệu Nguyên Phong thứ 7 (1299) trong nội cung khám phá ra chuyện tình giữa Hài và thứ phi Giao Châu . Triều đình nghị án trảm cả hai .