PDA

View Full Version : Hành lang TAM MỆNH THÔNG HỘI



AnhNgoc
19-09-09, 20:00
Xin chào các anh chị em trong điễn đàn Huyenkhonglyso . Tôi xin mở mục hành lang Tam Mệnh Thông Hội này để chúng ta cùng thảo luận , góp ý và xây dựng sao cho bản dịch được hoàn thiện hơn cũng như hiểu sâu hơn về cuốn sách hay này.Thân chào.

htruongdinh
20-09-09, 18:54
_ Nguyên Tạo Hóa chi Thủy (tiếp theo)

* Trương cửu Thiều nói : luận về việc trời đất sanh thành nhân vật thì ban đầu do khí hóa mà sau đó là hình hóa tức gọi là trời đất khí sanh . Còn nói về nhân vật kết thai thành hình thì đầu tiên do tụ khí tinh sau đó mới có vật , Chu tử gọi đó là tinh âm dương khí kết tụ lại mà thành hình vật vậy . Nói vậy tức người , vật , khí , hình tất cả đều không ngoài âm dương mà ra . Bẩm mệnh đã do âm dương mà sanh thì người chẳng thể đổi khác được , chẳng có năng lực gì , Vậy là có sanh mà giàu nghèo , có sanh mà quý mà tiện , có sanh mà thọ mà yểu , có sanh mà phú quý đầy đủ , mà có bần tiện cơ hàn , có sanh thọ mà trở thành yểu , có sanh yểu mà trở lại thọ . Như vậy tuy do nơi sở tích mà cũng do nơi sở tánh nên cổ nhân có câu “ nhân nặng thắng thiên vậy “, nhung nếu do nơi tánh mà được thì suốt đời phú quý hoặc suốt đời bần tiện , thọ yểu thế nào đều vậy mà chịu ; nếu cổ nhân lại nói mệnh không thể chuyển , như vậy sở tích không chuyển gọi là mệnh , sở tánh không chuyển gọi là nhân , lại có người tuy cũng là do trời đất mà sanh , cũng có bát tự ngũ hành giống nhau nhưng vì sao kẻ thì phú quý trường thọ kẻ thì bần tiện yểu mạng . Đáp rằng : hai khí âm dương lúc giao cảm thọ nhận chân tinh ngưng kết thành thai gặp lúc khí hậu trời đất thanh sáng thì bẩm chất hiền nhân trí giả ; nếu gặp lúc ô trược thì bẩm chất ngu độn hèn kém . Vậy như mà có phú quý song toàn là do đầu tiên tiếp nhận được thanh khí trời đất , sinh ra lại gặp thời đắc lịnh , kiêm có tài quan hanh thông , lộc mã vượng tướng nên vận hạn đại cát tường , dù cho có chút ít không may cũng chẳng vào hạng bác tạp . Còn hạng bần tiện thấp hèn bởi do tiếp nhận trược khí trời đất , lại sinh không gặp thời đắc lịnh , gặp hình xung bác tạp không một chút thuận mỹ thì dù không bị họa hoạn lâm tổn cũng khó tránh được trầm trệ bần cùng . Lại cũng có hạng phú mà bần , bần mà phú , quý mà tiện , tiện mà quý , thọ mà yểu , yểu mà thọ . Lại có hạng là quý hiễn mà trở thành bần tiện hoặc là bần tiện mà trở thành hiễn quý , đó bởi người trong trời đất chẳng thể giống nhau . Tứ thời ngũ hành thiện chánh được mất , trước sau sâu cạn của khí vận mà tạo nên vậy , cho nên đang lúc nguyên khí thanh nhẹ mà sanh gặp khí thời suy bại nên vận mệnh phải bị hưu tù , giàu thì bị tổn thất tài sản , quý thì bị cách chức thôi vị , thọ trở thành yểu vậy ; ngược lại nguyên khí ô trược mà sanh gặp thời trung hòa đắc lệnh , vận thế vượng tướng thì bần chẳng lâu trở thành phú , hèn chẳng lâu trở thành quý .
Tuy nhiên xét rằng nhân định thắng thiên , mạng được trung hòa , tánh có tích thiện nhưng sao không chỉ người ấy được hưởng phước mà con cháu đời sau cũng được vinh hoa phú quý ; trái lại mạng vận thien lệch , tánh chất tích ác mà con cháu đòi sau cũng vẫn bị mang họa . Theo đó mà nói thì tuy hệ thuộc mệnh cũng tại nơi người tích hay không tích mà thôi . Trong dịch nói : nhà có tích thiện tức hưởng phước có dư , nếu tích ác thì chắc phải chịu ương họa có dư là nghĩa ấy vậy .
( Còn tiếp )

Đây là sách cổ của môn tử bình, phần này nói rất hay về thời vận. Những người tuy do trời đất mà sanh, bát tự ngũ hành giống nhau nhưng số phận khác nhau. Đó là do thời vận, do tiếp nhận thanh khí trời đất hay trược khí trời đất, gặp khí thời suy bại hay thời trung hòa đắc lệnh.

Sách tử vi có mấy câu sau đây:
Vận con phải thua vận cha.
Vận người không bằng vận nhà.
Vận nhà không bằng vận làng.
Vận làng không bằng vận châu.
Vận châu không bằng vận nước.
Vận nước không bằng vận thiên hạ.

Thông thường người ta khi luận số , quan tâm đến việc sinh miền này miền kia ảnh hưởng đến việc xác định giờ sinh , ít quan tâm đến sinh vùng nào thì người đó sẽ ảnh hưởng ra sao. Sinh trên bờ, dưới nước, sinh trên không; sinh vùng này vùng khác thì ảnh hưởng cục diện lá số rất nhiều. Điều này đã được nhiều điển tích kể lại.

Ducminh
27-09-09, 20:33
nếu như dịch được "Tam mệnh thông hội" thì đây sẽ là 1 điểm vượt trội của chúng ta so với các trang web về lý số khác, cuốn này chưa có trang nào dịch được cả
Mong anh Anhngoc cố gắng hoàn thành bản dịch sớm để đưa toàn bộ cuốn sách lên
Em thấy còn cả cuốn,"uyên hải tử bình" cũng chưa có bản dịch tiếng việt nào cả, việc dịch và post lên diễn đàn các tài liệu quý về lý số sẽ là 1 chiến thuật hữu ích giúp trang web của chúng ta nổi bật để sớm có thể sánh ngang với các đại gia khác như: "Tuvilyso" hay" lyso.vn"....

kimcuong
07-10-09, 16:06
anhngoc đã viết đến phần Nạp âm thủ tượng là giải thích vì sao có tên gọi nạp âm như thế. Phần này có rất nhiều lý giải, về tên gọi, về số suy diễn ra và còn có luật ngũ cung nữa. Nếu muốn học hỏi cặn kẽ, chúng ta nên biết qua những điểm này và có khi sẽ tự giải đoán được nhiều việc.

Về số, nếu dựa trên Hà Đồ, ta biết các vòng số sinh thành như sau:

1-6 là Thủy (Bắc)
2-7 là Hỏa (Nam)
3-8 là Mộc (Đông)
4-9 là Kim (Tây)
5 là Thổ (trung cung)

Còn các số của can:
- Giáp Kỷ 9
- Ất Canh 8
- Bính Tân 7
- Đinh Nhâm 6
- Mậu Quý 5

Để ý viết can ở trên theo hàng dọc (Giáp Ất Bính Đinh Mậu, rồi trở lên Kỷ Canh Tân Nhâm Quý là đủ 10 can, vì thế Giáp Kỷ cùng số 9 và hợp hóa nhau.)

Số của các chi cũng tương tự (nhìn lại cũng là cặp lục xung trên đồ bàn):
- Tý Ngọ 9
- Sửu Mùi 8
- Dần Thân 7
- Mão Dậu 6
- Thìn Tuất 5
- Tỵ Hợi 4

Bây giờ thử tính các Nạp Âm Mộc mà chúng ta căn cứ vào cặp số 3-8 (Hà Đồ):

- Nhâm Tý, Quý Sửu (Tang Chá Mộc)
Nhâm 6, Tý 9, cộng lại là 15
Quý 5, Sửu 8, cộng lại là 13
Cả Nhâm Tý, Quý Sửu cộng lại là 28, số 8 là số của Mộc

- Canh Dần, Tân Mão (Tùng Bách Mộc)
Cũng giống như trên, Canh 8, Dần 7 = 15; Tân 7, Mão 6 = 13; tổng số là 28

- Nhâm Ngọ, Quý Mùi (Tang Chá Mộc) và cặp Canh Thân, Tân Dậu (Thạch Lựu Mộc) giống như trên

- Mậu Thìn, Kỷ Tỵ (Đại Lâm Mộc) và Mậu Tuất, Kỷ Hợi (Bình Địa Mộc) đều có tổng số cặp của nhau là 23 (số 3 là số của Mộc)

Tất cả những cặp nạp âm khác đều tính như vậy.

kimcuong
13-10-09, 11:42
Giáp Thìn Ất Tỵ đối với Giáp Tuất Ất Hợi , Phúc đăng Sơn đầu , hàn quang sợ gió , đưa quang về lâm vậy . Bính Thân Đinh Tỵ đối với Bính Tuất Đinh Hợi , Sa trung Ốc thượng , cạn ướt tương hỗ biến hóa thỉ chung vậy .
Đoạn trên là ở trong bài mới đăng của anhngoc. Nhờ anh xem lại vì còn thiếu 1 phần ở giữa các cặp đối xứng trên:

Canh Tý, Tân Sửu đối Canh Ngọ, Tân Mùi
Mậu Dần, Kỷ Mão đối Mậu Thân, Kỷ Dậu

(sau Giáp Thìn Ất Tỵ là đến Canh Tý Tân Sửu, Mậu Dần Kỷ Mão rồi mới đến Bính Thìn Đinh Tỵ; anh cũng xem lại dùm: "Bính Thìn Đinh Tỵ là Thổ", còn Bính Thân là Hỏa)

Tiện thể xin nhắc các bạn, phần Nạp âm thủ tượng đối với cả tử vi tử bình đều rất có lợi cho việc học tập để hiểu cách luận sinh vượng tử tuyệt của ngũ hành. Đặc biệt các bạn sắp vào phòng thảo luận nên đọc kỹ phần này.

AnhNgoc
13-10-09, 12:27
Chào chị Kimcuong.
Xin lổi chị và các bạn , tôi gõ nhầm chữ Thìn thành Thân và đã sửa lại rồi . Còn các cặp Canh Tí , Tân Sửu đối Canh Ngọ Tân Mùi và Mậu Dần , Kỷ Mảo đối Mậu Thân Kỷ Dậu trong nguyên bản của tôi không biết tại sao không thấy có ; nhờ chị Kimcuong xem trong bản của chị nếu có xin bổ sung thêm cho hoàn chỉnh .
Xin cảm ơn chị nhiều .

kimcuong
14-04-10, 18:27
Bài mới anhngoc vừa đăng (Tam Mệnh Thông Hội cuốn 2) có đoạn này, các bạn chuyên luận Tử Bình chắc cũng nhận ra:


...Cho nên Hồng Phạm đại ngũ hành sở dỉ nói :
Ất Bính Ly Nhâm là Viêm hỏa .
Càn Hợi Đoài Đinh theo giống cây .
Quý Sửu Khôn Thân Mùi giá sắc .
Chấn Cấn tứ vị khúc trực trang .
Giáp Tí Giáp Dần Tốn tân địa .
Thìn Tuất giai đồng nhuận hạ hành...

Câu cú Hán Nôm đọc rất khó hiểu, đoạn trên phân tích ra là nói về các ngoại cách: Khúc trực (mộc), Viêm thượng (hỏa), Giá Sắc (thổ), Tòng cách (kim), Nhuận hạ (thủy). Đó là những hành làm chủ tứ trụ nên mệnh chủ phải tòng theo.

Ất Bính Ly Nhâm là Viêm hỏa : Bính Đinh là can ngày, địa chi toàn Hỏa cục hay Hội Hỏa phương nam, có Ất thì Ất Mộc gọi là ấn thụ của Hỏa, gặp Nhâm cũng được nếu có Đinh (vì Đinh hợp mất Nhâm), hóa thành Viêm Thượng Cách.

Càn Hợi Đoài Đinh theo giống cây . Câu này phải lấy từ Đoài để nhắm vào Tòng Cách cách. Nhật chủ Canh Tân, sinh vào mùa Thu, địa chi toàn Tị Dậu Sửu hoặc Thân Dậu Tuất, vận hành mùa Thu Kim vượng, Thủy tướng nên dụng được Hợi. Tất cả kết thành Kim Cục nên gọi là Tòng Cách cách.

Nếu ai hỏi tại sao lại có "Đinh" thì phải thấy là trong Tuất (hội Thân Dậu Tuất) có tàng Đinh hỏa.

Về cụm chữ "theo giống cây" thì tôi nghĩ rằng người dịch thuật hiểu chữ "cách" là "cây" vì có thể bản viết khác nét, mà khác nét là ra nghĩa khác. Thật ra, "tòng cách" theo tôi hiểu là "thay đổi".

Quý Sửu Khôn Thân Mùi giá sắc . Câu này thì quá rõ, vì Khôn và Thân Mùi là hướng Tây nam thuộc Thổ. Nhật can Mậu Kỉ mà sinh vào 4 tháng tứ quí (Thìn Tuất Sửu Mùi), không có Mộc thì hóa thành Giá Sắc cách. Nếu tứ trụ có Quí cũng không can hệ gì, vì Quí sẽ bị Mậu hợp mất. Đấy là ý của chữ Quí trong câu như vậy.

Chấn Cấn tứ vị khúc trực trang . Chấn hướng Đông, Cấn hướng Đông Bắc, toàn gặp Giáp, Dần, Ất, Mão. Nếu tứ trụ gặp đủ can chi của phương vị này thì hóa thành Khúc Trực Cách.

Giáp Tí Giáp Dần Tốn tân địa
Thìn Tuất giai đồng nhuận hạ hành Hai câu này nhập một, thật ra là "giáp tí dần thân tốn tân địa" cùng với câu sau mới hiểu là Nhuận Hạ cách, vì Thân Tí Thìn tam hợp, hoặc Hợi Tí Sửu là hội phương Bắc. Nếu trong tứ trụ có Dần thì chấp nhận Tuất Thổ, vì lý là trong Dần có hỏa là ấn thụ của Thổ.

Các qui tắc được lập ra như can ngày phải là cùng loại với địa chi là sau này được viết ra ở các sách hiện đại, để hậu học dễ hiểu và cứ theo qui tắc mà dùng.

Rõ ràng là nếu đọc lại các sách cổ như chương Hồng Phạm Ngũ Hành thì sẽ hiểu thâm sâu hơn.

kimcuong
09-08-10, 14:25
Anhngoc vừa đăng chương Luận Niên Nguyệt Nhựt Thời (năm tháng ngày giờ), có vài điểm KC muốn chia sẻ với các bạn:


Pháp xưa lấy niên mà xem con , lấy nhựt mà xem bổn .
Câu này trong sách dịch ra đúng là: "Cổ pháp dĩ niên khán ,tử bình dĩ nhật khán ,bổn thử ." Không hiểu sao người dịch bỏ 2 chữ "tử bình" và dịch là "pháp xưa lấy niên mà xem con"?

Vì Niên là năm sinh mà xem "con" thì thật là khó hiểu. Theo tôi thì chỉ hiểu theo bình thường là "Khi xưa cổ nhân lấy năm sinh là gốc, Tử Bình (mệnh gia Tử Bình) lấy ngày sinh để luận".

Có thể là vì dịch giả đọc rằng: "Cổ pháp dĩ niên khán tử, bình dĩ nhật khán..." Cái dấu phẩy sau chữ tử thật là rắc rối nhỉ, vì chữ "tử" bị chia cắt với chữ "bình" mà TỬ là CON, nhưng tôi không tìm thấy đoạn nguyên văn nào có dấu phẩy sau chữ TỬ. Tuy nhiên, trong Tam Mệnh Thông Hội mà nhắc đến Tử Bình (mệnh gia) thì cũng là hiếm thấy. Chúng ta nên xem xét lại cho kỹ.

Tuy thế, nội dung của bài văn tiếp theo đó quả là đọc kỹ càng thì sẽ thấy có sự thông đạt ngầm hiểu về cách chia "bổn" và "chủ" rõ rệt: Bổn là năm, mà Chủ là ngày. Và đây là chuyện khác, không dính dáng gì đến "Tử Bình" hay "Tử là Con" gì cả.

Vì thế câu "lấy niên mà xem con, lấy nhựt mà xem bổn" vẫn là đầu đề một nẻo, nội dung đi đằng khác...

Các bạn đọc lại đoạn này thì rõ:


Như người bổn là mộc mà được Mão nguyệt tức được thừa , chủ kim mà được Dậu thời tức được thừa . Đó là bổn chủ thừa vượng khí .
Nghĩa là năm sinh là Giáp Ất mà sinh tháng Mão tức là dư khí Mộc. Chủ (ngày sinh) là Canh Tân mà sinh tháng Dậu cũng gọi là dư khí Kim. Nói chung là Bổn và Chủ được như thế là "thừa vượng khí" (dư khí và được vượng, vì Canh sinh giờ Dậu tọa Đế vượng, hoặc Tân sinh giờ Dậu tọa Lâm Quan, cả hai đều đắc địa).

Như vậy, Bổn là đang nói đến quan hệ của Năm-Tháng, Chủ là nói đến Ngày-Giờ.

Các đoạn sau này đều như thế:


Như bổn thủy mà được Giáp Thân Giáp Tí Nhâm Tuất Quý Hợi nguyệt , chủ Hỏa mà đắc Bính Dần Mậu Ngọ Giáp Thìn Ất tỵ thời ; bổn Mộc mà được Kỷ Hợi Tân Mão Giáp Dần Canh Dần nguyệt , chủ Kim mà đắc Tân Tỵ Quý Dậu Canh Thân Nhâm Thân thời tức là bổn chủ hoàn gia ( về nhà ) .


Mộc mà đắc Quý Mùi nguyệt , Kim mà đắc Ất Sửu thời , bổn thủy mà đắc Nhâm Thìn nguyệt , bổn hỏa mà đắc Giáp Tuất thời tức là bổn chủ trì ấn tứ vị như vậy rất tốt , cát thần vãng lai thì hung sát phải hồi tỵ tức là bổn chủ đắc vị ; Bổn mà thắng chủ thì được nhiều phúc ấm . Chủ mà thắng bổn thì bản thân tự lập . Bổn và chủ đều mạnh thì phú quý song toàn .

"Mộc mà đắc Quý Mùi nguyệt" đó là vì trong Mùi có Ất Mộc cùng hành với năm Giáp hay Ất. Nói cách khác là Ất trong tháng thấu lộ ra can năm là một tiêu chí xét cách cục. Quí là Kiêu Ấn của Mộc nên Mộc gặp tháng Quí Mùi thì quá tốt, cũng là nghĩa của câu "bổn chủ trì Ấn" vậy.

"Bổn mà thắng Chủ thì phúc ấm" như Năm-Tháng mạnh hơn Ngày-Giờ tức là được dựa vào cha mẹ gia đình anh em tốt đẹp.

"Chủ mà thắng Bổn thì tự lập" thì Ngày-Giờ tính là hậu vận, không được tiền vận tốt cũng có nghĩa là khó khăn hơn, số mệnh sẽ vất vả, cần cố gắng bản thân.

Những đoạn trên chỉ nên nhớ là không nói riêng trụ năm và trụ ngày, mà nói chung về Bổn là cả hai trụ năm+trụ tháng, Chủ tính là trụ ngày+trụ giờ.

Các bạn đang tìm hiểu Tử Bình nên lưu ý. Ngoài ra, từ những chương này trở về sau sẽ đi vào lý luận phân tích cách cục, sinh khắc của Tứ Trụ rất sâu sắc và huyền diệu. Các bạn nên mừng, vì bác anhngoc đang viết lại cho chúng ta xem những đỉnh cao của môn học này.

Bài dịch của các vị cao nhân cũng rất xúc tích như nguyên bản vậy, đôi khi có những từ để y nguyên không dịch ra tiếng Việt, nên các bạn cần phải ghi lại thắc mắc và hỏi han các vị hiểu biết Hán Văn trên các diễn đàn để khỏi bị nhầm lẫn.

AnhNgoc
09-08-10, 16:54
Cám ơn chị KimCuong đã chú thích để bản dịch Tam Mệnh Thông Hội được hoàn thiện hơn. Nếu có những sai sót gì mong chị cứ tiếp tục nêu lên để các bạn yêu thích TỬ Bình hiểu sâu hơn về tài liệu hay này.

Khôi Tinh
09-08-10, 17:07
Người dịch như vậy là có trình độ nhất định rồi ! Ai có tâm, chúng ta đều phải trân trọng.

Tam mệnh Thông hội, Tinh học đại thành đều của Vạn Dân Anh (tự Dục Ngô) đều được tập thành vào Tứ khố toàn thư đời vua Càn Long. Tập thành xong, tập trung khắc vào gỗ, nên hành văn xưa đều ở dạng Văn ngôn, ko như thời nay, là văn bạch thoại.

Văn tự ở dạng văn ngôn, là vì muốn tiết kiệm công sức cho thợ thuyền khắc chữ (vào gỗ / thẻ ttre) nên câu văn rất cô đọng, 1 chữ hiểu ra cỡ ...chục nghĩa... Văn ngôn người Hán nghe thôi cũng còn hok muốn hiểu, muốn hiểu rõ, họ phải tự mình đọc (tự cảm nhận mặt chữ và ý nghĩa).

Theo KT từng học, khi dịch văn chương cổ điển, gặp Văn ngôn là học sinh kiếm chừng 5-7 điểm là thuộc loại giỏi đó.

Không những có kiến thức về từ nguyên, còn phải có kiến thức hư tự cổ, kiến thức về ngành mà mình đang dịch ... và cần nhất là vốn từ Việt Nam phong phú (đừng ngạc nhiên), vì dịch văn ngôn, ai ko co vốn từ Việt phong phú, dịch sẽ rất ngượng ngạo ... Và ko phải ai cũng biết cách dịch "thoát từ".

Nếu người dịch ko phiền, KT sẽ dành thời gian hiệu chỉnh lại nhiều phần dịch chưa sát với nghĩa của câu cú...

Khôi Tinh
09-08-10, 17:22
"Cổ pháp dĩ niên khán, Tử Bình dĩ nhật khán, bổn thử."

Câu trên cũng bình thường thôi, phép xưa dùng can năm để luận, sách chép là do Lạc Lộc Tử phát minh ra, sau được Lý Hư Trung phát triển, nhưng cũng vãn dùng trụ năm, chẳng qua là thêm nhiều câu quyến để đoán (phú, ca quyết,...).

Sau được Từ Cư Dịch, tự Tử Bình phát triển vào thế kỷ thứ 10, dùng Can ngày để đoán, từ đó về sau, mọi người gọi khoa mệnh lý (xưa gọi là ngũ tinh) là Tử Bình để phân biệt với Ngũ tinh thời Lý Hư Trung (dùng can Năm).

Nên câu đó muốn khơi gợi người đọc về nguồn gốc của khoa Tử Bình mà thôi.

AnhNgoc
09-08-10, 17:30
.........
Nếu người dịch ko phiền, KT sẽ dành thời gian hiệu chỉnh lại nhiều phần dịch chưa sát với nghĩa của câu cú...

Ồ! lành thay. Tôi chỉ đọc nhiều về Phong Thủy còn Tử Bình thì biết lỏm bỏm thôi nhưng thấy các bạn muốn tìm hiểu về môn này lại thiếu tài liệu nên đăng lên hầu giúp ích được gì chăng. Bởi vậy mong chị Kimcuong và Khôi Tinh hiệu chỉnh lại giúp để bản dịch được hoàn thiện hơn. Cám ơn nhiều.

thieuba
09-08-10, 17:41
Hoan hô chú anhngoc, chị kimcuong, anh Khôi Tinh! :4431::4431::4431:
thieuba xin được tỏ lòng biết ơn vì những kiến thức Tử bình được truyền dạy, quảng bá..., và dẫu trình độ hạn chế song lớp hậu học nguyện cố gắng tiếp thu môn học này!
:5333::5333::5333:

kimcuong
10-08-10, 12:03
Khôi Tinh có lời, sao ai nỡ từ chối nhỉ? KC đề nghị Khôi Tinh sửa lại từ chương đang đề cập tới và các chương tiếp theo, vì các chương đầu là khái quát về ngũ hành và nạp âm. Xin để ý những từ Hán Việt mà dịch giả còn để nguyên chưa dịch ra. Tôi sẽ góp ý khi cần thiết nhé.

Khôi Tinh
11-08-10, 10:51
TAM MỆNH THÔNG HỘI

Quyển 1 :



_ Nguyên Tạo Hóa chi Thủy :

* Lảo Tử nói : ban đầu tạo hóa , trước chẳng có trên trời đất mà là mẹ của vạn vật hổn độn mà thành , hửu hình sanh ở vô hình ; thuở ban đầu trời đất có thái dịch , có thái sơ , có thái thỉ , có thái tổ . Thái dịch thì chưa có khí , thái sơ thì khí bắt đầu , thái thỉ thì mới tượng hình , thái tổ thì mới tượng chất . Khí với hình và chất hợp mà chưa tan nên gọi là hỗn luân . Trong lịch kỷ nói khi chưa có trời đất thì hỗn độn như kê tử .Trong dịch nói : dịch có thái cực sinh lưỡng nghi , lưỡng nghi sinh tứ tượng , tứ tượng sinh bát quái ,bát quái định ra cát hung .
*Dịch tử nói thái cực tức là trước khi phân chia trời đất , nguyên khí hổn độn làm mị không . Tuyền tử nói : thái sơ tức là cái lý ban đầu vậy , thái hư tức là cái khí ban đầu , thái tổ tức là cái tượng ban đầu , thái tổ tức là khởi đầu của số , thái cực thì kiêm gồm cả lý khí tượng số vậy , do số mà luận ngôn , có thể thấy trước cả hỗn luân chỉ có một khí hỗn hợp u minh hôn muội mà cái lý chưa từng ở trong ấy , cùng với đạo là một đó là thái cực . Trang tử hành đạo lấy thái cực làm đầu , gọi là thái cực tức chỉ về thiên địa nhân khí , và hình đã đủ mà chưa có tên danh , mà đạo lại khác tức huyền không để vật trước cả thái cực , không biết đạo tức thái cực , thái cực tức là đạo , lấy theo lẽ thông thường mà nói tức là đạo , lấy tột cùng của lý tức là thái cực ,sao lại thường có hai điều vậy ? cứ xem Châu tử nói ra sự kỳ bí và chu tử diễn giải phân minh , biết rõ cái lý của thái cực mà với khí tự không tương ly vậy; gọi là thái cực tức âm dương động tỉnh mà bổn thể thì không rời khỏi hình khí và rất đoan chính , biến hóa vô cùng mà lại chính xác , một động một tịnh căn gốc tương hổ ,phan âm phân dương lưỡng nghi rõ ràng , nghi tức là vật vậy ; thường thì vật chưa từng đối lập mà cũng chưa từng độc lập , trời sinh ra mà trở lại theo đất ,đất mang hình mà trở lại theo trời , trời đất có lý khí âm dương là vậy . Có khí thì có hình ,trời đất không sanh nơi trời đất mà sanh ở âm dương ; âm dương không sanh nơi âm dương mà sanh ở động tịnh , động tịnh không sanh nơi động tịnh mà sinh ở thái cực , bởi thái cực tức là cái căn bản tự nhiên vi diệu vậy ; động tịnh thì nương thừa theo sự hoạt động âm dương là nguồn gốc sở sanh vậy . Thái cực hình mà thượng đạo , âm dương hình mà hạ khí vậy ; động tịnh không chừng , âm dương không trước , đó là sự lập thành của tạo hóa vậy . ( CÒN TIẾP )





Nguyên tạo hóa chi thủy
(Khởi đầu của Tạo Hóa)


Lão Tử nói: "Vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu; hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh".

"Vô, là tên khởi đầu của trời đất, Hữu, là tên khi nảy sinh vạn vật; Có một vật không xác định hình thái, sinh thành trước cả trời đất" (Đoạn này trong Đạo Đức Kinh, quan niệm của Lão Tử là ngay cả trời đất cũng không phải xuất hiện đầu tiên).

Liệt Ngự Khấu nói: "Hữu hình sinh ra từ vô hình. Thuở ban sơ của trời đất gồm Thái dịch, Thái sơ, Thái thủy, Thái tố. Thái dịch là chưa thành khí; Thái sơ là khởi đầu của khí; Thái thủy là khởi đầu của hình; còn Thái tố là khởi đầu của chất. Khí cùng với Hình-Chất, hợp mà chẳng ly, nên gọi là Hồn luân (nguyên khí cô đặc, còn nguyên vẹn).

Lịch Kỷ nói rằng: "Khi chưa có trời đất, hỗn độn rối rắm như đám gà, biển đục mới manh mún, thuở hồng hoang từ đó bắt đầu"

Sách Hán thư - Luật Lịch Chí ghi: "Nguyên khí Thái cực, thâu ba vào một."

Kinh Dịch ghi : "Dịch sinh ra Thái cực, Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái định cát hung. "

Chú giải Dịch ghi rằng: "Thái Cực, chỉ thời kỳ trước khi phân trời đất, nguyên khí lẫn vào nhau thành duy nhất."

Mông Tuyền Tử nói: "Thái sơ là khởi đầu của Lý; Thái hư là khởi đầu của Khí. Thái tố là khởi đầu của Tượng. Thái Ất là khởi đầu của (thuật) Số. Thái Cực khi khởi đầu gồm thâu cả Lý Khí và Tượng Số. Bởi vậy nói đến số, có thể thấy được Hồn luân đầu tiên chưa chia, chỉ là một khí hòa lẫn vào nhau, mờ mịt tăm tối không ý nghĩa, nhưng Lý không hẳn không có trong đó mà nó hợp nhất với Đạo thành Thái cực".

Trang Tử từng bàn về Đạo thời kỳ trước Thái Cực, Thái cực chính là chỉ 3 yếu tố Thiên - Địa - Nhân, khí hình đã có nhưng chưa phân thành tên. Cho là "Đạo", chẳng nhẽ quan niệm rằng đó là sự vật lửng lơ trong không trung cửa thời kỳ trước Thái cực, mà không hiểu rằng Đạo tức Thái cực, Thái cực cũng là Đạo. Nếu gọi một cách thông dụng thì gọi là Đạo, còn gọi cho đến cùng lý lẽ của nó thì là Thái Cực. Đến đây lại xuất hiện hai khuynh lệch? Có khuynh hướng cho rằng Chu Tử chẳng phải là người khơi mở bí mật của Thái cực, Chu tử đã trình bày và minh xác nó, vậy ai mới là người hiểu được lý Thái cực cùng quan niệm lý khí bất tương ly đó?

Cái gọi là Thái cực, chính là bản thể của âm dương động tĩnh. Bản thể không rời khỏi hình khí, giống như kèn tốt tất không thể phát ra âm thanh nhiễu. Biến hóa bất tận, từ thực thành ra chuẩn. Thế nên nhất động nhất tĩnh cùng tương hỗ lẫn nhau từ gốc mà phân thành âm thành dương, vậy là lưỡng nghi lập thành. Nghi chính là sự vật hiện tượng. Phàm sự vật chưa có đối lập thì cũng không hẳn độc lập (tồn tại một mình), Trời khi sinh phải chẳng che chở cho đất, còn Đất khi thành hình chẳng phải chuyên chở cho trời đấy ư. Tồn tại Lý thế nên mới tồn tại Khí, cũng gọi là Âm Dương. Có Khí vì thế mới có Hình, cũng gọi là Thiên Địa. Thiên địa không sinh ra từ trời đất mà sinh ra từ Âm Dương; còn Âm Dương không phải sinh ra từ âm dương mà sinh ra từ động tĩnh. Động tĩnh không sinh từ động tĩnh mà sinh ra từ Thái Cực. Chính vì thế, Thái Cực chính là (tinh khí) diệu kỳ của hiển nhiên; còn nói đến Động Tĩnh là cũng nói đến những chân tính, cốt yếu từ đó mà ra. Âm Dương cũng chính là gốc của sinh. Thái Cực, là lúc Hình phát triển, chính là Đạo. Âm Dương, khi Hình tiêu thoái, chính là Khí. Động Tĩnh thì không có đầu mối, Âm Dương thì không có khởi đầu, thế nên tạo hóa hình thành từ đây.



:6k3:

Khôi Tinh
17-08-10, 13:28
...KC đề nghị Khôi Tinh sửa lại từ chương đang đề cập tới và các chương tiếp theo, vì các chương đầu là khái quát về ngũ hành và nạp âm. Xin để ý những từ Hán Việt mà dịch giả còn để nguyên chưa dịch ra. Tôi sẽ góp ý khi cần thiết nhé.

Hôm dịch ko để ý, giờ sẽ dịch từ phần KC yêu cầu...

Khôi Tinh
17-08-10, 13:36
Phần sách của anh AnhNgoc, KT không có source nên một số phần có thể thiếu hoặc khác.

Như phần dưới đây:




2 - Luận thiên can âm dương sanh tử .

- Hoặc hỏi trong 10 can có phân âm dương cương nhu sanh tử không ?.
- Đáp rằng :Trong 10 can có 5 dương 5 âm .Dương thì cương mà Âm thì nhu . Trong Dịch nói phân âm phân dương để cương nhu thay đổi vậy . Còn phân sanh tử tức là mẫu sanh tử . Tử thành thì mẫu lão,tử . Cái lý thật tự nhiên. Phú rằng :
Dương sanh âm tử .
Dương tử âm sanh.
Tuần hoàn thuận nghịch.
Biến hóa là vậy .
* Giáp mộc đứng đầu trong 10 can , chủ tể của tứ thời , sanh dưỡng vạn vật . Tại Thiên là Lôi là Long .Tại Địa là Lương là Đống nên gọi Dương mộc . Khi Lộc đến Dần , thì Dần là Mộc rời Thổ , tức căn rễ đã đoạn đứt mà cành lá cũng đã tuyệt nên gọi là Tử Mộc , Mộc tử thì cứng vậy ,lấy búa rìu mà chặt chẻ thì thành được khí vật . Trường sanh ở Hợi , Hợi là nước sông hồ ao đầm gọi là Tử Thủy , ngâm tẩm lâu năm thì không thể hư hoại , giống như cây sa cây thung , ở nơi thủy thì thường chắc chắn , nếu rời thủy mà lên nguồn gặp Quý thủy, Quý thủy là nước hoạt động là nước mưa giữa trời đất , Mộc bị khi khô khi ướt dễ thành khô mục tức năng sanh Hỏa , Hỏa vượng thì Mộc phải thiêu vậy , tức có cái họa khói bay lửa cháy vậy. Còn Ngọ thuộc Ly hỏa , hỏa nhờ mộc sanh , mộc là mẹ của hỏa, hỏa là con của mộc , con vượng thì mẹ suy, có không hết lý nên Giáp mộc Tử ở Ngọ . Kinh nói : mộc không dến Nam đúng là vậy . Lại nói Giáp là dương cương xuẩn mộc , nguyên không có căn rễ nhành lá , nếu thành khí mà dùng tất cũng nhờ nơi kim , núp giấu để không hư hoại tất cũng nhờ nơi thủy , được hỏa đắc phối thì có tượng văn minh . Dùng hỏa quá nhiều mà lại gặp Nam phương thì hóa thành than khói dẫn đến tai hại vậy . Do chỗ Giáp mộc không lấy Xuân Thu mà định sướng khổ , đụng tới vật mà biến hóa nên cũng không có định hình nên phải xem kim hỏa thủy thế nào vá lại xem hợp hóa thế nào chứ không thể chấp nhứt mà luận vậy .



Có người hỏi: Thập can chia ra Âm-dương, cương-nhu, sinh-tử, lời ấy đúng không?

Đáp rằng: Thập can có 5 dương 5 âm; Dương thì cương mà Âm thì nhu. Trong Dịch nói phân âm phân dương để cương nhu thay đổi vậy. Còn phân sanh tử tức là như mẹ sanh con. Con càng trưởng thành thì mẹ càng già rồi mất. Cái lý thật tự nhiên. Phú rằng: "Dương sanh âm tử, Dương tử âm sanh, Tuần hoàn thuận nghịch. Biến hóa rõ ràng."

Giáp mộc

Giáp mộc đứng đầu trong 10 can, chủ tể của bốn mùa, sanh dưỡng vạn vật . Tại Thiên là Lôi (sấm sét) là (Thanh) Long (mộc phương Đông là phương Thanh Long). Tại Địa là Lương (trụ cột) là Đống (xà ngang) nên gọi Dương mộc. Khi (Giáp) Lộc đến Dần , Dần là nơi mộc (bắt đầu) sinh cho Ly hỏa, tức gốc rễ đã đứt coi như tuyệt vong, nên gọi là Tử mộc (gỗ khô cứng, không có sức sống), Tử mộc là Cương mộc (mộc cứng), cần búa rìu đẽo gọt mới thành khí cụ (có ích). (Giáp) Trường sanh ở Hợi, Hợi là nước sông hồ ao đầm gọi là Tử Thủy (ao tù, nước đọng), tuy ngâm trong nước lâu năm cũng không bị mục, giống như mộc của ngọn cây thầu dầu [ND chú: Thầu dầu, loại cây nhỏ, cao 1 - 5m. Thân rỗng. Lá mọc so le, có cuống dài. Hoa nhỏ, mọc thành chùm xim. Cây được trồng chủ yếu ở vùng bãi sông, để lấy hạt ép dầu.], ở trong nước thì thêm kiên cố, nếu rời nước mà lên bờ gặp Quý thủy, Quý thủy là hoạt thủy (nước động, luôn tuôn chảy) là nước mưa giữa trời đất, Mộc gặp cảnh "dạn dày nắng gió", khi khô khi ướt dễ thành gỗ khô mục tức có thể sanh Hỏa, Hỏa vượng tất Mộc bị thiêu cháy, cho nên mộc dần dần "tan thành tro bụi". Còn Ngọ thuộc Ly hỏa, hỏa nhờ mộc sanh, mộc là mẹ của hỏa, hỏa là con của mộc, con vượng thì mẹ suy, nói sao cho hết lý được đây? Cho nên Giáp mộc Tử ở Ngọ. Kinh thư viết: "mộc bất Nam bôn" (mộc không nên đến phương Nam), nói thế là lý do này.

ĐOẠN NÀY CỦA KT, KHÁC SO VỚI BẢN DỊCH CỦA ANHNGOC:
Giáp mộc là rường cột, nhưng chỉ là tiềm lực, Giáp khởi đầu với tính chất tử mộc, cương mộc, có thể chẳng thành tài khí, cần phải rèn luyện bồi dưỡng. Nhưng luyện như thế nào ? tức là cần phải có rìu (kim khí) đẽo gọt, mà kim khí nhất định phải sắc bén, mới có thể khắc gọt cho tinh mỹ, cho nên cần phải có lò lửa (hồng lư) Đinh hỏa trui rèn, Canh kim gặp Đinh hỏa chính là hình ảnh "Luyện kiếm".


ĐOẠN NÀY ANHNGOC CÓ MÀ KT KO CÓ NGUYÊN VĂN CHỮ HÁN:
Lại nói Giáp là dương cương xuẩn mộc , nguyên không có căn rễ nhành lá , nếu thành khí mà dùng tất cũng nhờ nơi kim , núp giấu để không hư hoại tất cũng nhờ nơi thủy , được hỏa đắc phối thì có tượng văn minh . Dùng hỏa quá nhiều mà lại gặp Nam phương thì hóa thành than khói dẫn đến tai hại vậy . Do chỗ Giáp mộc không lấy Xuân Thu mà định sướng khổ , đụng tới vật mà biến hóa nên cũng không có định hình nên phải xem kim hỏa thủy thế nào vá lại xem hợp hóa thế nào chứ không thể chấp nhứt mà luận vậy .

Khôi Tinh
17-08-10, 17:12
giờ thì có rồi:

Anhngoc:
Lại nói Giáp là dương cương xuẩn mộc , nguyên không có căn rễ nhành lá , nếu thành khí mà dùng tất cũng nhờ nơi kim , núp giấu để không hư hoại tất cũng nhờ nơi thủy , được hỏa đắc phối thì có tượng văn minh . Dùng hỏa quá nhiều mà lại gặp Nam phương thì hóa thành than khói dẫn đến tai hại vậy . Do chỗ Giáp mộc không lấy Xuân Thu mà định sướng khổ , đụng tới vật mà biến hóa nên cũng không có định hình nên phải xem kim hỏa thủy thế nào vá lại xem hợp hóa thế nào chứ không thể chấp nhứt mà luận vậy .


Tuốt lại:


Lại nói: Giáp là dương cương xuẩn mộc (dương mộc thô cứng), không có gốc rễ, cành không ra quả; muốn thành khí đắc dụng lẽ tất nhờ nơi kim tàng giúp; để không hư mục lẽ tất nhờ nơi thủy hỏa, đang thô sơ mà phối thành thì đó là hình ảnh văn minh (đẹp đẽ rõ ràng), giả sử hỏa quá nhiều mà lại hành Nam phương thì (cháy) thành tro than chỉ dẫn đến tai họa mà thôi, ấy là bởi vì Giáp mộc không lấy mùa xuân mùa thu mà định tươi tốt hay tiều tụy (vinh tụy), mà gặp hoàn cảnh mà biến hóa nên cũng vô định, nên phải xem kim hỏa thủy thế nào thì lý luận mới không cứng nhắc.

:6k3:

Khôi Tinh
17-08-10, 17:15
* Ất mộc kế tiếp sau Giáp , phát dục vạn vật , sanh sanh không dứt , tại Thiên là Phong , tại Địa là thọ (cây) nên là âm mộc . Lộc mà đến Mão , Mão là Thọ mộc (cây) nên rễ sâu cành tốt , hoạt mộc thì mềm vậy . Sợ dương kim nghiền chặt và sợ mùa Thu thì mộc gãy điêu linh , thích có nhuận thổ để bồi đắp cho rễ , muốn được hoạt thủy để giúp tươi lá cành , hoạt thủy tức là quý thủy vậy , tức là nước mưa vậy . Ở đất là dòng nước chảy thấm vậy , như đất canh tác làm cho đâm chồi . Lộc đến tại Ngọ thì lục dương tiêu tận , một âm lại sanh nên hoa lúa sanh nơi thời Ngọ và Ất mộc thì sanh nơi đất Ngọ . Tháng 10 là kiến Hợi , Hợi là thuần âm tư lịnh .Nhâm Lộc đến Hợi là đương quyền , tử thủy phiếm lạm , thổ mỏng gốc hư mất sự bồi dưỡng cho nên Ất mộc Tử ở Hợi. Kinh nói : Thủy phiếm thì mộc trôi nổi tức là vậy . Lại nói : ẤT là mộc có cành lá tươi tốt rất thích cùng dương hòa chiếu thì được vinh quang , âm lạnh thì không lợi , thủy nhiều thì trốc lở gốc , kim vượng thì chặt đứt mà buồn giận . Như than đã suy mà Hỏa nhiều lại đến phương Nam thì họa không ít , hành về Tây thì thổ trọng càng hại cho than , không hay mà theo thì họa rất lớn . Bởi hoạt mộc tức là mộc liên căn (liền rễ ) vậy. Sao lấy Đống Lương mà ví .


Ất mộc

Ất mộc kế tiếp sau Giáp, (là thời) vạn vật trưởng thành, sinh sôi không dứt, tại Thiên là Phong (gió), tại Địa là thụ (cây) nên gọi là âm mộc. Ất Lộc đến Mão, Mão là Thụ mộc (cây cối) nên rễ sâu cành tốt, nên gọi là hoạt mộc (mộc có sức sống). Hoạt mộc cũng là loại mộc mềm mại (nhu mộc), sợ dương kim đốn phạt (chặt) mang họa, sợ đến mùa Thu thì mộc điêu tàn (suy bại), mong được nhuận thổ (đất ẩm tơi xốp) để bồi đắp gốc rễ, muốn được hoạt thủy (nước thông) để giúp tươi lá cành. Hoạt thủy tức là Quý thủy, cũng chính là nước mưa, là mạch nước của đất. Nhuận thổ chính là Kỷ thổ, giống như có đất (thổ) canh tác, giúp cho công lao giá sắc (việc nhà nông) đạt kết quả. Kỷ Lộc tại Ngọ, ngọ là nơi khí của lục Dương (6 dương can) dần dần tiêu hết, khí âm lại dần sanh ra nên cây lúa nở hoa vào giờ Ngọ, (nên) Ất mộc sanh nơi đất Ngọ. Tháng 10 là kiến Hợi, Hợi là tháng thuần âm, Nhâm Lộc đến Hợi là đương quyền (nắm lệnh), Tử thủy (nước đọng)chảy tràn lan, (thổ) đất cằn cỗi làm hư mất gốc lại mất đi sự bồi dưỡng cho nên Ất mộc Tử ở Hợi. Kinh nói: "Thủy phiếm mộc phù" (Thủy tràn thì mộc trôi) tức là lý do này.

Lại nói: Ất là mộc cành lá tươi tốt rất thích được ánh mặt trời (ánh dương lúc sáng sớm) chiếu rọi thì được vinh quang; gặp âm khí lạnh buốt thì không lợi, tất xơ xác tiêu điều; thủy nhiều gây bật gốc, kim vượng như sức sống (của mộc) bị tước đoạt (cướp, giết). Giả như thân suy mà Hỏa nhiều lại (hành vận) đến phương Nam thì họa không ít, hành vận về phương Tây thì thổ trọng trợ Sát càng hại cho thân, (cách cục) không thể tòng theo thì họa từ đây rất sâu nặng, lý do là hoạt thủy liền gốc với mộc (ý nói thổ trọng khắc thủy, mà thủy liền gốc với mộc nên bạt luôn cả mộc), thế nên sao có thể so với bậc Lương đống được.

:5221:

AnhNgoc
17-08-10, 23:21
Khôi Tinh dịch hay quá ! cám ơn bạn rất nhiều.Mong bạn nhín chút thời gian chỉnh sửa tiếp nhé!
Thân.

kimcuong
18-08-10, 10:44
Những đoạn anhngoc viết ra từ bản dịch mà Khôi Tinh ban đầu chưa có, tôi cũng tìm kiếm mới ra. Đó là từ Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành phải không? Nói chung, Tam Mệnh Thông Hội hiện thời được đăng tải nguyên văn rất nhiều trên mạng, đôi khi rất khác nhau. Lần tới các chương đã dịch kế tiếp, Khôi Tinh còn thấy nhiều câu cú hoặc thiếu, hoặc thừa, có chỗ thêm phụ bản của Cổ Kim Đồ Thư, có chỗ không... Ban đầu KC định phụ giúp anhngoc, nhưng bận việc khác nên không đủ thì giờ làm. Nay có Khôi Tinh, quả là sao cứu giải, quá hay!

Vậy để thống nhất gọi là đăng bản dịch của Khôi Tinh (tùy theo bạn dịch hoàn toàn mới hẳn hay chỉ sửa lại), KC nghĩ rằng Khôi Tinh mở topic khác đăng lại từ đầu, như thế tiện theo dõi hơn. anhngoc sẽ chuyển các bài vừa rồi sang dùm cho Khôi Tinh. Các bạn nghĩ sao?

Bài của anhngoc vẫn là căn bản, anh tiếp tục đăng nhé, vì dựa vào đó mà Khôi Tinh chỉnh lại nhanh hơn là tự viết ra. Song song đó, tôi nghĩ là những phần giải thích thêm và nêu thí dụ học hỏi thì tôi lo được. Chẳng hạn như bài Thai Nguyên mới đăng, có những điểm mà sau khi dịch hoàn chỉnh vẫn cần có thí dụ để hiểu rõ hơn.

Khôi Tinh
18-08-10, 15:38
* Đinh hỏa kế sau Bính , là tinh túy của vạn vật , có tượng văn minh , tại Thiên là tinh tú , tại Địa là đăng hỏa gọi là âm hỏa . Lộc đến Ngọ , đứng đầu lục âm , Bính có Ất mộc năng sanh Đinh hỏa . Ất là hoạt mộc Đinh là hoạt hỏa , hoạt hỏa thì hỏa nhu vậy . Đinh thích sanh nơi ất mộc tức âm sanh âm vậy , có nghĩa như người đời dùng dầu để đốt đèn vậy , dầu lấy Ất mộc mà thành vậy . Đến Dậu thì tứ âm tư quyền nên Đăng hỏa được huy hoàng , tinh tú được sáng lạng cho nên Đinh sanh ở Dậu , đến đất Dần thì tam dương đang hợp dương hỏa mà sanh và âm hỏa thì lui , như mặt trời lên ở Đông thì tinh tú ẩn mất , đèn dù có đỏ cũng không phát ánh quang nên Đinh Sanh ở Dậu mà Tử ở Dần vậy .
Kinh nói: hỏa sáng thì diệt là vậy . Lại nói : Đinh hỏa âm nhu cần phải đắc thời gặp cuộc thì mới có thể huy hoàng sáng lạng , tuy gặp loại kim ngoan độn cũng có thể đúc luyện . Nếu thất thời mất cuộc thì quang huy biến mất mà khói cũng không còn thì dù loại kim nhỏ nhặt cũng không thể chế được , nhưng mộc khô dù nhỏ cũng đủ để cho hỏa sanh còn mộc ướt dù nhiều cũng khó mà làm cho hỏa phát . Cho nên cần xét nơi chỗ mạnh yếu chứ không nên chấp một phía .


Đinh hỏa

Đinh hỏa tiếp sau Bính, là tinh hoa của vạn vật, tượng của văn minh, tại Thiên là (ánh sáng) các vì tinh tú, tại Địa là ánh đăng hỏa (lửa đèn thắp) nên gọi là âm hỏa. Đinh Lộc đến Ngọ, (ngọ là thời điểm) khởi đầu lục âm (sáu giờ âm, lấy chính Ngọ để phân âm dương), bên trong Ngọ có Ất mộc có thể sinh Đinh hỏa. Ất là hoạt mộc, Đinh là hoạt hỏa, hoạt hỏa là nhu hỏa, Đinh thích Ất mộc sanh cho, cũng là âm sanh âm vậy, ví như người đời dùng dầu hạt cải, dầu mè để thắp đèn; nói về dầu đối với lửa đèn cũng ví như nhựa sống đối với cây cối. Lúc đến Dậu thì tứ âm nắm quyền nên Đăng hỏa được huy hoàng rực rỡ, tinh tú được sáng lạn cho nên nói Đinh sanh ở Dậu; đến đất Dần thì Tam dương hợp nhau, dương hỏa đang sinh còn âm hỏa đang lui (ND chú: Tam dương là "Tam dương khai thái" - 3 vạch dương của quái Càn đúng vị, dương thăng; 3 vạch âm của quái Khôn đúng vị, âm giáng, tạo thành quẻ Địa Thiên Thái - là Dần vị), như mặt trời mọc ở Đông thì ánh sáng của các Tinh tú ẩn đi, đèn dù có ánh lửa cũng không phát ánh quang (không chói sáng bằng ánh mặt trời lúc rạng sáng - giờ Dần), thế nên nới nói Đinh sanh ở Dậu mà tử ở Dần.

Kinh thư nói: "Hỏa minh tắc diệt" là lý do này. (Nghĩa bóng như sau: Hỏa của ánh đèn để lộ ra ánh sáng ban ngày thì ko thấm tháp vào đâu so với ánh mặt trời - tức triệt tiêu. Hoặc cũng có thể hiểu là ánh sáng ban ngày - giờ Dần - thì ánh quang của các vì tinh tú ko thể phát sáng, ko thể thấy).

Lại nói: Đinh hỏa âm nhu cần phải đắc thời gặp hợp cục thì mới có thể phát ánh sáng huy hoàng rực rỡ, tuy loại kim cùn (còn thô, hoặc không sắc bén) cũng có thể được đúc luyện (từ trong Đinh hỏa). Nếu thất thời không thành cục tức quang huy biến mất mà khói cũng không còn, thì dù một chút kim nhỏ nhặt nó cũng không thể chế luyện nổi, song một ít mộc khô dù nhỏ cũng đủ để sinh được hỏa; còn mộc ướt dù nhiều cũng khó mà làm cho hỏa phát ra. Cho nên xét Đinh hỏa mạnh yếu (cường nhược) thì không thể cố chấp thiên lệch một phía.

Khôi Tinh
18-08-10, 15:47
Thôi, em không mở topic mới làm gì.

Vì chỉ là chỉnh sửa câu văn của bản dịch AnhNgoc thôi mà, có gì đáng nói là "bản dịch của Khôi Tinh" kia chứ :3we2:

XIN NHẮC LẠI MỘT LẦN NỮA LÀ KT CHỈ SỬA LẠI TỪ BẢN DỊCH CỦA ANHNGOC !!!

KT rất ngại làm việc này, vì mỗi người 1 quan điểm, mỗi người một văn phong biên dịch, chưa biết ai đúng ai sai. Nên mong người đọc đừng "phủ nhận" công lao của anh AnhNgoc.

KT rất sợ cảnh: người dịch bị "chỉnh sửa" nhiều quá mà nản lòng, hay quê độ gì gì đó mà ko dịch/post tiếp nữa. Người nhiều chuyện "khôn quá hóa ngu" :202:. Ngay từ đầu, KT đã biết là bản dịch "chưa tốt lắm", nhưng vẫn im lặng vì lý do trên...

Chuyện câu chữ, chuyện dịch thuật là chuyện dài nhiều tập, xin ko đi sâu vào, cũng ko cần thiết phải "bắt tận tay day tận mặt" mà chỉ post "thành quả", tức là post cái "văn phong" khác mà thôi :611d7:

kimcuong
18-08-10, 16:07
KC cũng đoán là Khôi Tinh sẽ nói thôi...Nhưng vì nghĩ là anh anhngoc rất rộng mở, không câu nệ phiền hà những chuyện thị phi (nếu có) nên đề nghị thẳng thắn, vậy thôi :0401:. Nào cứ tiếp tục...

Khôi Tinh
18-08-10, 17:05
* Mậu thổ : lúc hỗn mông chưa định thì đứng giữa một mặt , đến trời đất phân định thì chở che vạn vật , trụ ở trung ương mà tán ở tứ duy , tại thiên là vụ , tại Địa là Sơn gọi là dương thổ . Lộc ở tại Tỵ , tỵ là hỏa của lò đúc , rèn luyện mà thành khí vật , gõ thì có tiếng , tánh thì cương mãnh khó mà xúc phạm được , thích dương hỏa tương sanh , sợ âm kim cướp khí . Dương hỏa tức Bính hỏa , Bính sanh ở Dần , Dần thuộc Cấn , Cấn là sơn , sơn là cương thổ tức Mậu thổ vậy , nhờ Bính hỏa mà sanh thôi , đến nơi đất Dậu , Dậu thuộc Đoài kim nên bị đoạt hao khí thổ , bởi kim thạnh thì thổ hư , mẫu suy tử vượng , hơn nữa kim lại đánh thạch tan thì làm sao mà thọ được , nên Mậu thổ Sanh ở Dần mà Tử ở Dậu .
Kinh nói : Thổ mà hư thì đổ tức là vậy . Lại nói : Mậu thổ sâu dày , cái tượng như tường thành , cần sanh ở quý nguyệt và lại cần cành dưới thông rễ thì mới chấn được song biển mà không tiết , nếu trên dưới kèm hợp , tức hình được kiên cố , không bị tiết lậu ; nếu than mà theo thủy mộc hư nhược thì cái thế bị khuynh nguy , không khỏi cái họa băng lở . Nếu Thổ bị thất thời thì đại kỵ nhiều Kim làm tiết lậu , như tường thành đã có thì không nên để Mộc tương thông , thích đi về Đông Nam , Nếu trước đã vượng có Ấn mà lại đến đất nầy tức hỏa hóa sanh thân thì trở thành họa vậy .


MẬU THỔ

Mậu thổ, thời hỗn mang chưa phân định thì nó giữa một thể thống nhất chưa định hình, đến khi trời đất đã phân định thì nó tải nặng được vạn vật, Mậu tụ vào trung ương, tán ra tứ phía, tại Thiên là vụ (sương mù), tại Địa là sơn (núi) nên gọi là dương thổ. Mậu Lộc ở tại Tỵ, tỵ là hỏa của lò đúc, luyện rèn thành khí cụ, gõ phát ra tiếng, tánh chất của nó cương mãnh khó mà xúc phạm được. Thích được dương hỏa sanh cho, sợ âm kim cướp khí. Dương hỏa tức Bính hỏa, Bính sanh ở Dần, Dần thuộc Cấn, Cấn là sơn, sơn là cương thổ (đất sỏi, đất cứng) cũng tức là Mậu thổ nhờ Bính hỏa mà sanh vậy. Mậu đến nơi đất Dậu, Dậu thuộc Đoài kim nên thổ bị đoạt khí hao tán, chính là kim thịnh thì thổ hư (đất cằn cỗi), mẫu suy vì tử vượng, giống như kim khí đập vỡ đá thì làm sao mà thêm thọ được? Cho nên Mậu thổ sanh ở Dần mà tử ở Dậu. Kinh thư nói: "Thổ hư tắc băng" (Thổ mà hư thì dễ sụp lở) tức là vậy.

Lại nói: Mậu thổ vững chắc, ví như hình ảnh của tường thành, cần phải sanh ở quý nguyệt (tháng cuối mỗi mùa, tức tháng tứ mộ) vả lại cần thông gốc ở chi bên dưới thì (đê) mới chắn được (nước) sông biển không tràn bờ, nếu trên dưới kèm hợp, tức thế đất kiên cố, không lo bị nứt rỉ nước; nếu bản thân vì thủy mộc mà hư nhược thì cái thế đó e rằng khó tránh nghiêng đổ. Nếu Thổ thất thời (không sinh vào quý nguyệt) thì kỵ hỏa, Kim nhiều làm nứt, tiết hao, giống như tường thành đã dựng xong thì không nên gia thêm Mộc gỗ đục khoét, thích đi về phương Đông Nam, Nếu bản thân vốn đã vượng có Ấn sinh, mà lại đến đi đất này thì hỏa sanh quá mức cho thân thì qua đây lại thành hung họa.

Khôi Tinh
24-08-10, 14:08
Trích dẫn:
* Kỷ thổ kế tiếp sau Mậu , tại Thiên là nguyên khí , tại Địa là chân thổ , thanh khí bay lên xung hòa với Thiên Địa , trược khí hạ xuống chúng sinh vạn vật gọi là âm thổ , Thiên Địa Nhân tam tài đều không thể thiếu thứ nầy . Thổ ở Càn Khôn cùng một mưu chước , nếu mất Âm Dương thì làm sao phối ngẩu do đó ở tại tứ hành mà không ở tại tứ thời và chỉ ký vượng mà thôi , đó là chân thổ vậy . Thích Đinh hỏa sanh mà ghét bị dương hỏa luyện . Lộc tại Ngọ , Đinh hỏa ở trong Ngọ năng sanh ra Kỷ thổ , bị Ất mộc cướp mất cái khí tài bồi nên đến đất Dậu thì Đinh hỏa mới sanh , Đinh hỏa đã sanh thì Kỷ thổ cũng năng sanh vậy , đến Dần dụng sự thì Ất hỏa tư quyền làm sáng lạng cho Kỷ thổ mà thành từ thạch đánh mất cái khí trung hòa , lý sao mà không tổn , cho nên Kỷ thổ Sanh ở Dậu mà Tử ở Dần .
Kinh nói: Hỏa khô thì thổ rách vậy . Lại nói : Kỷ thổ dày rộng có tượng như ruộng nương , không quý nơi sự sanh phò tụ hợp mà chỉ thích hình xung thì hữu dụng , đây là thể chắt sinh vật , nếu bị thất thời lệnh mà lại thiển bạc thì không những khó thi triển cái sức tư cơ (làm ruộng) mà còn không chôn được kiếm kích của kim , nếu như lại kiêm hành nơi kim thủy vượng thì thân bị nhu nhược rất là bất lợi , nếu gặp được hỏa thổ sanh thành thì lại đâm chồi sanh lộc vậy.
__________________hết trích.


KỶ THỔ

Kỷ thổ kế tiếp sau Mậu là nguyên khí của tự nhiên, chính là đất đai ở mặt đất, thanh khí (trái với trọc khí, thanh khí là khí trong, thanh khiết không vẩn đục) thăng lên hòa cùng với trời đất, trọc khí (khí đục) lắng xuống sinh vạn vật nên gọi là âm thổ. Thiên Địa Nhân tam tài đều không thể thiếu thứ thổ nầy. Giống như người liên kết giữa Càn (trời) và Khôn (đất), Âm (vợ) Dương (chồng) khuyết nó (người mai mối) thì làm sao nên duyên vợ chồng được? Do đó, vào tứ hành (mộc hỏa kim thủy) không thể không đóng trong đó, vào tứ thời (bốn mùa) mượn nó để vượng lên, nên gọi là chân thổ (đất đai). Thích Đinh hỏa sanh mà ghét bị dương hỏa làm khô cằn (táo là tình trạng thiếu nước). Kỷ lộc đến Ngọ, Đinh hỏa trong Ngọ năng sinh Kỷ thổ , bị Ất mộc cướp mất cái khí tài bồi (chắc ý nói Ất sinh ở Ngọ nên mộc hút chất dinh dưỡng của đất để Ất mà sinh ra). Đến đất Dậu, khi đã sinh thành thì Đinh hỏa cũng có thể sinh Kỷ thổ; đến đất Dần dụng sự (nắm quyền) là nơi mộc hỏa thừa quyền nung luyện Kỷ thổ thành nam châm (từ thạch), thế là mất đi cái khí trung hòa hỏi sao mà không tổn hại được, cho nên Kỷ thổ sanh ở Dậu mà Tử ở Dần.

Kinh nói: "Hỏa táo thổ liệt" (nóng khô thì đất nứt nẻ) chính là lý do đó vậy.

Lại nói: Kỷ thổ vừa dày vừa rộng hình cảnh của nó tựa như (đất) ruộng đồng, không quý ở tụ hợp nhiều (cũng có nghĩa là hợp hóa nhiều) hay được sinh phù mà chỉ thích hình xung hữu ích thì mới gia cố chắc cái nền cho sinh vật sinh sống, nếu quả thực thất lệnh kém mỏng và thiên thời bất lợi thì không những khó trợ lực cho tư cơ (đồ dùng làm ruộng bằng kim khí như cái cày, cái bừa; ý nói thổ khó sinh kim) mà còn không vùi lấp được kim của thanh gươm cây kích, nếu lại đi về nơi hai hành kim thủy vượng thì thân càng nhược, càng bất lợi, nếu gặp được hỏa thổ sanh thành thì lại đẹp như trồng trọt (hoa màu lúa má) đến ngày thu hoạch vậy.

=================



2 - Luận thiên can âm dương sanh tử .(Tiếp theo)
[SIZE="3"]
* Canh kim nắm Thiên Địa , quyền tiêu sát , chủ sự binh biến của nhân gian . Tại Thiên là Phong sương , Tại Đia là kim thiết nên là dương kim . Lộc đến ở Thân , Thân là cương kim , thích Mậu thổ sanh , sợ Quý thủy làm cho yếu . Trường sanh ở Tỵ , Mậu thổ ở Tỵ năng sanh Canh kim tức dương sanh dương vậy , Tỵ là lò hỏa nên Canh kim được thành loại chung đỉnh , gõ thì có tiếng , nếu gặp thủy thổ chôn trầm thì chẳng có tiếng vậy , đây gọi là kim thật vô thanh . Đến đất Tí là nơi thủy vượng , Kim hàn THủy lạnh, con vượng mẹ suy nên bị họa trầm nhược làm sao sanh lại được , nên Canh kim Sanh ở Tỵ mà TỬ ở Tí .
Kinh nói : Kim trầm Thủy để là đây vậy . Lại nói : Canh kim ngoan độn được Hỏa chế mà thành khí vật , Kim thành khí vật mà gặp đất hỏa thì trở thành bị hoại . Hạ sanh thì không căn lại hành ở Đông Nam thì dù nung nấu không ngừng cũng chẳng thành khí . Sanh Thu không hỏa lại hành ở Tây Bắc thì trừng thanh thối thế mà tự được quang sáng , nếu bị trầm nơi đáy nước thì chẳng còn lúc xuất dụng , Kim lại trở thành thọ thương nơi Thủy ; đến như nếu dùng bạc thiết mà chặt cây rừng thì chẳng những không chặt được Mộc mà ngược lại còn bị Mộc làm cho tổn thương ; cho dù Thổ nặng tạng Kim mà không hình xung khắc phá thì Kim cũng suốt đời bị mai một mà chẳng còn mong hữu dụng vậy .


CANH KIM

* Canh kim đóng giữ thời điểm trời đất tiêu điều tàn tạ (mùa thu lá rơi), chủ sự binh biến của nhân gian. Trên trời là phong sương (sương và gió), tại đất là kim loại nên là dương kim. Canh Lộc đến ở Thân, Thân là cương kim, thích Mậu thổ sanh sợ Quý thủy làm chìm. Trường sanh ở Tỵ, Mậu thổ ở trong Tỵ có thể sanh Canh kim tức dương sanh dương. Tỵ là lò hỏa rèn Canh kim thành chung đỉnh (cái chuông, vạc), gõ lên phát ra âm thanh, nếu gặp thổ thủy chôn chìm thì khó phát ra tiếng, đây gọi là kim đặc vô thanh (kim loại không rổng ruột thì gõ vào không phát được tiếng). Đến đất Tí là nơi thủy vượng, Kim hàn Thủy lạnh, con vượng mẹ suy nên bị họan nạn chìm lỉm làm sao phục sinh được? Thế nên Canh kim Sanh ở Tỵ mà Tử ở Tý.

Kinh nói: "Kim trầm thủy để" (kim chìm đáy nước) là vậy.

Lại nói: Canh kim ngoan độn (chưa được trui rèn, còn thô) được Hỏa chế mà thành khí vật, trái lại Kim đã thành khí vật mà gặp đất hỏa thì thành hỏng.

(Canh) sinh mùa hạ không có gốc lại đi đến phương Đông Nam thì nung chảy không ngừng chung cuộc cũng chẳng thành công. (Canh) sinh mùa Thu không hỏa lại hành vận Tây Bắc thì được thanh lọc tôi luyện sáng bóng tự nhiên; nếu như chìm nơi đáy nước thì cuối cùng chẳng đến ngày hữu dụng, trái lại Kim vì thủy bị thương; đến như dùng bạc thiết (kim loại mỏng) mà chặt cây rừng thì chẳng những không chặt gãy được mộc mà ngược lại còn bị Mộc làm tổn thương (mẻ, cong oằn); Giả dụ Thổ trọng tàng Kim mà không được hình xung khắc phá thì Kim suốt đời bị chôn vùi đừng hy vọng vào sự hữu ích của nó.

Khôi Tinh
24-08-10, 17:24
* Tân kim : kế sau Canh , là đứng đầu ngũ kim , đứng trước bát thạch. Tại Thiên là nguyệt , Nguyệt là Tahi1 Âm tinh . Tại Địa là Kim , Kim là khoáng sản của sơn thạch , gọi là âm kim . Lộc ở Dậu , trong DẬu có Kỷ thổ năng sanh Tân kim tức âm sanh âm vậy , đó là nhu kim , là thái âm vậy . Đến nơi trung thu Kim Thủy tương đình hội hợp hàm quang vien dung giao khiết . Thiệu TỬ có nói : 15(rắm) tháng 8 là ngoạn thiềm quang vậy . Trường sanh ở Tí , Tí là nơi Khảm thủy , KHảm có một hào dương ở giữa thuộc Kim , ngoài ra có hai hào âm thuộc Thổ , Thổ năng sanh Kim , con ở trong thai mẹ nên chưa rõ cái thể , được Tí thủy gạn đãi lớp phù sa mà bày ( lộ) cái sắc , đây là THủy tề cho Kim sáng , sắc quang rõ ràng vậy . KHi đến đất Tỵ , tỵ là lò hỏa , đặt Tân kim luyện thành tử khí , cũng bị Mậu thổ ở trong Tỵ chôn mất hình , Kim không biến hóa được thì làm sao sanh lại được .Cho nên Tân Kim Sanh ở Tí mà Tử ở Tỵ .
Kinh nói: Thổ trọng chôn Kim là đây vậy . Lại nói : Tân kim ẩm ướt chẳng phải ngoan độn cứng cáp , nếu gặp hỏa nóng đúc nấu thì tánh chat bị hại nên khó mà thành vật dụng đẹp được , chỉ nên được Thủy Thổ phò giúp ưu nhu hòa hợp thì mới nhuận được cái thể vậy . Gặp hỏa quá nóng thì về Tây Bắc tránh hỏa đi để kim được còn . Như Kim mà quá lạnh thì cũng cần Bính Đinh để dung hòa Kim cho hết lạnh . Nếu tọa Lộc không căn tức là nơi vượng thân , dù có gặp Thổ dày cũng không bị chìm mất cho nên chẳng lấy dương Kim mà so vậy .

TÂN KIM

Tân kim kế sau Canh, đứng đầu ngũ kim (1), đứng trước bát thạch (2). Tại Thiên là nguyệt, là sao Thái Âm. Tại đất là vàng, vàng là quặng từ sơn thạch, gọi là âm kim. Lộc đóng ở Dậu, trong Dậu có Kỷ thổ có thể sanh Tân kim tức âm sanh âm, nên gọi là nhu kim (loại kim mềm), là sao Thái âm. Đến dịp Trung thu kim thủy cùng nhau hội hợp, trong ánh sáng (của trăng tròn) cũng đủ thấy được vẻ sáng tỏa (của sự vật). Thiệu Tử có nói: 15 tháng 8 (rằm tháng 8) cùng chơi với ánh trăng là thế. Trường sanh ở Tí , Tí là nơi Khảm thủy, trong quẻ Khảm có một hào dương ở giữa thuộc Kim, còn có hai hào âm thuộc Thổ, Thổ năng sanh Kim, tựa như con còn ẩn trong bào thai của mẹ nên chưa rõ hình hài, được Tí thủy là nước dập dềnh khơi đãi lớp phù sa mà lộ diện, đây gọi là Thủy tế kim huy (thủy giúp cho Kim sáng), sắc quang óng ánh. Khi đến đất Tỵ là lò hỏa, Tân kim bị nung thành tử khí, lại bị Mậu thổ ở trong Tỵ chôn vùi, Kim không biến hóa được thì làm sao phục sinh được. Cho nên Tân Kim sinh ở Tý mà tử ở Tỵ .

Sách nói: "Thổ trọng kim mai" (Thổ trọng Kim bị chôn) là vậy.

Lại nói: Tân kim ẩm ướt chẳng phải là loại ngoan độn cứng cáp, nếu gặp hỏa nóng đúc nấu thì trái lại thành bị tổn hại nên khó mà đạt công dụng tốt được, chỉ nên được Thủy Thổ phù giúp, nhu nhã hòa hợp để nhuận được (đánh bóng) bản thể, nguyên là gặp hỏa quá nóng thì ưa hành phương Tây Bắc làm cho hỏa giải nhiệt đi để kim tồn tại. Như Kim mà quá lạnh thì cũng cần Bính Đinh để dung hòa Kim để khử lạnh. Nếu Tân tọa Lộc thông căn tức vào nơi vượng thân thì dù có gặp Thổ dày cũng không bị chôn vùi, vì thế chẳng nên so với dương Kim.

Chú:

1. Ngũ kim là kim loại nói chung, bọn tàu phân ra 5 loại là kim [vàng] , ngân [bạc], đồng [Cu], thiết [sắt], tích [thiếc], mà Tân tượng là kim, là vàng, có giá nhất nên đằng ấy bẩu là đứng đầu ngũ kim.

2. Bát thạch: chỉ chu sa, hùng hoàng, vân mẫu, không thanh, lưu hoàng, nhung diêm, tiêu thạch, thư hoàng. Bát thạch trong dược học thường dùng làm nguyên liệu xúc tác bào chế thuốc.

- Hùng hoàng: tức asen đỏ khoáng vật có sắc vàng dùng làm thuốc, có thể dùng giải độc nếu dùng đúng cách, làm phẩm màu hội họa.

- Vân mẫu: đá vân mẫu hình thành từ nham thạch, dùng trong công nghiệm hóa chất, chữa cháy vì có tính chất cách điện và chịu nhiệt cao hoặc làm phẩm màu.

- Không thanh: còn gọi là thạch lục, tử cổ chỉ các loại đá quý hiếm, tựa như ngọc, làm phẩm màu.

- Nhung diêm: tức muối hột.

- Tiêu thạch: đá Nitrat kali, trong suốt, cháy mạnh, dùng làm thuốc súng, thuốc nổ...

- Thư hoàng: opiment sulfua vàng, dùng làm phẩm màu trong hội họa.

thieuba
24-08-10, 19:01
Cảm ơn anh Khôi Tinh, tiếng Trung của anh thật tuyệt vời!
:5333::5333::5333::5333::5333::5333::5333:

Khôi Tinh
25-08-10, 13:24
2 - Luận thiên can âm dương sanh tử .(Tiếp theo)



*Nhâm thủy : thích dương Thổ để giúp cho bờ đê , sợ gặp âm Mộc lấy mất khí . Tại Thiên là vân ( mây) , tại Địa là trạch ( đầm) , gọi là dương thủy . Lộc tại hợi .Hợi là nước ao hồ tồn đọng nên là tử thủy, tử thủy tức là cương thủy vậy, nhờ canh kim mà sanh, canh lộc đến thân năng sanh nhâm thủy bèn là khí ngũ hành phụ dưỡng, đến nơi đất mão, mão là nơi cây cối hoa quả, mộc vượng ở mão tức thường khắc thổ, thổ mà hư thì băng lở cho nên đê bờ bị sụp đổ khiến nhâm thủy bị tiết tháo chảy khắp bốn bề, chảy mà không lui, lại bị âm mộc cướp khí thì làm sao mà còn được . Cho nên nhâm thủy sanh ở thân mà tử ở mão vậy
Kinh nói: Tử thủy hoành lưu là ấy vậy. Lại nói: Nhâm thủy hoạt đãng là nước có nguồn, gồm trăm suối mà chảy khắp nơi, nhờ thổ để ngăn phòng, nếu can chi không thổ tức bị phiêu lưu tràn ngập, thân suy mà gặp nhiều hỏa thổ thì bị hao nguồn tắt mạch. Nhâm thích về Nam nên lấy Mùi Ngọ là thai dưỡng tức nơi lộc hòa hoãn, trường sanh quy lộc đừng quá Thân Hợi là nơi thống tống hội nguyên, thủy được nơi quy về vậy, nếu tài nhiều thân nhược mà đén đây cũng được tập phước, nếu thân vượng tài ít mà gặp đấy thì trở thành tai ương, dù thiếu niên cường tráng cũng không thể thắng được vậy.

* Quý thủy : kế sau Nhâm , là một vòng khí âm dương của thiên can , hình thành ở nơi cuối mà lại trở thành từ đầu nên là loại thủy thanh trược chưa phân tán khắp bốn phương , có sự nhuận hạ cho thổ , giúp cho vạn vật . Tại Thiên là vũ lộ ( nước mưa) , tại Địa là tuyến mạch , gọi là âm thủy . Lộc ở tại Tí , Tí là nơi âm cực dương sanh , là nơi Tân sanh mà Canh tử .Quý là hoạt thủy tức nhu thủy vậy , thích âm kim sanh , sợ dương kim thì trì trệ , muốn âm mộc thông rễ hòa với âm thổ , âm thổ mà thông được thì địa mạch được thông suốt . Tháng 2 kiến Mão là cây cối hoa quả , Mộc vượng thì Thổ hư tức Quý thủy có thể thông đạt , đến tại Thân là tam âm dụng sự ứng quẻ Bĩ , Thiên Địa không giao hòa , Vạn vật không thông , Khôn thổ ở trong Thân Canh kim trở thành tường lũy khiến cho Quý thủy không thể lưu thông và bị đọng ở ao hồ không thể phát huy được thì làm sao mà tái sanh , nên Quý thủy sanh ở Mão mà tử ở Thân .

Kinh nói : Thủy không lưu Tây là đây vậy . Lại nói Quý thủy vũ lộ nhuận âm trạch vậy , nếu gốc mà thông nới Hợi Tí thì được danh lợi , Lưu chảy mà thành giang sông , trụ mà không khảm khôn mất mộc sanh vượng thì tức thân phải yếu , cuộc mà có tài quan thì tuy có sự giúp vặt nhưng cũng không nên gặp quá nhiều , như Thân Tí Thìn toàn là thủy quy tụ một nhà Ám cung với Dần Ngọ Tuất hỏa trở thành Thượng cách . Nếu biết dùng Dần Ngọ Tuất hỏa thì phải trong ngoài không yếu mới tốt , hoặc sanh trọng hạ thì đắc dụng , Tài Quan không mất lại dựa vào cung thì chủ Đại Phú quý , vận đạo mà qua Tây Bắc thì không ngại thái quá .


NHÂM THỦY

Nhâm thủy thích dương Thổ để giúp cho bờ đê, sợ gặp âm Mộc lo bị đoạt khí. Tại Thiên là vân (mây) , tại Địa là trạch (đầm), gọi là dương thủy. Nhâm lộc tại hợi, hợi là ao hồ nước đọng nên gọi là tử thủy, tử thủy tức là cương thủy, nhờ Canh kim sinh, Canh lộc đến thân có thể sinh Nhâm thủy, đó là vòng xoay dưỡng khí của ngũ hành. Đến nơi đất mão, mão là nơi cây cối hoa quả, mộc vượng ở mão tức có thể khắc chế thổ, thổ hư (đất bọng rỗng) thì băng (sụp lở) cho nên đê bờ bị vỡ khiến nhâm thủy bị tiết tháo chảy khắp bốn bề, chảy mãi không quay về, lại bị âm mộc đoạt khí thì làm sao mà sống sót được. Cho nên Nhâm thủy sanh ở thân mà tử ở mão vậy.

Kinh nói: "Tử thủy hoành lưu" (Nước tù chảy lênh láng) là vậy.

Lại nói: Nhâm thủy là nước cuồn cuộn lại có nguồn, như trăm sông đang chảy đi khắp nơi, nhờ thổ để làm bờ đê, nếu Can chi không có thổ thì chảy tràn lan tứ phía bất định, thân suy mà gặp nhiều hỏa thổ thì hao nguồn nghẽn mạch. Nhâm thích về phương Nam nên lấy Mùi Ngọ là nơi thai dưỡng, đắc tài lộc lại ấm áp (ý nói đến Chính tài Đinh tàng trong Ngọ Mùi), qua (đất) Trường sanh hay về nơi đất Lộc chứ đừng vượt quá Thân Hợi, bởi vì đó là Phủ thống lĩnh gồm các vị đỗ đầu Hội thi Nguyên, đến nơi ấy khiến thủy được thêm mạnh mẽ. Nếu Tài nhiều Thân nhược đến được đây cũng gặp phước (nơi phúc tụ); còn Thân vượng Tài mỏng mà gặp phải thì thành tai ương, dù cho tuổi trẻ cường tráng cũng không thể thắng (ý nói ko thể địch nổi mấy cha nội đang làm trong Phủ).





QUÝ THỦY

Quý thủy kế sau Nhâm, là (hết) một vòng khí âm dương của Thiên can, như nước chảy cuối dòng thì quay ngược lại, thế nên thủy (nước) mới phân ra thanh (trong) hay trọc (đục); thủy lan chảy khắp nơi thấm xuống đất làm nhuận thổ, (thổ vượng) giúp sinh vạn vật. Trên trời là vũ lộ (nước mưa), ở dưới đất là tuyền mạch (suối, nước ngầm) nên gọi là âm thủy. Lộc ở tại Tí , Tí là nơi âm cực dương sanh (khí Âm tiêu thoát đến tận cùng còn khí Dương đang chuẩn bị sinh ra), là nơi Tân sanh mà Canh tử. Quý là hoạt thủy (nước thông chảy) tức nhu thủy, thích âm kim sanh, sợ dương kim làm ứ đọng, muốn đến gốc âm mộc làm khơi thông âm thổ (ý nói Quý thủy thấm vào gốc dưỡng cây Ất mộc, làm tơi mùn đất Kỷ thổ), âm thổ đã thông địa mạch thì nước chảy thông suốt. Tháng 2 kiến Mão là cây cối hoa quả, Mộc vượng Thổ hư, Quý thủy mới có thể thông chảy. Đến Thân là tam âm nắm quyền (Thân là Khôn, ba vạch âm) ứng quẻ Bĩ, trời đất không giao nhau, vạn vật cũng không thông nhau, Khôn thổ ở trong Thân, Canh kim hình thành bao vây đập nước khiến cho Quý thủy không thể thông chảy, ứ đọng trong ao hồ, không thể phát huy được thì làm sao mà tái sanh, nên Quý thủy sanh ở Mão mà tử ở Thân.

Sách nói: "Thủy bất Tây lưu" (Thủy không chảy ở Tây) là vậy.

Lại nói: Quý thủy nước mưa thấm nhuận âm trạch, nếu gốc thông ở Hợi Tí thì đủ thành dòng, hợp (nhiều) dòng mà thành sông lớn, tứ trụ không có Khảm (Tý) Khôn (Thân) [tuy Quý tử ở Thân nhưng trong Thân tàng Nhâm ---> Quý có gốc], như mất đi gốc sanh vượng, rốt cuộc thân phải nhược, cách cục mà có Tài Quan dù cho dùng được cũng không nên thái quá, giả như đủ Thân Tí Thìn thì thủy như quy tụ một nhà, ám xung với Dần Ngọ Tuất hỏa làm Dụng lại hóa thành Thượng cách. Nếu đúng là Dụng Dần Ngọ Tuất hỏa, thì trong ngoài phải không yếu, được vậy thì rất tốt, hoặc sinh cuối hè (tháng Mùi) dùng được Tài Quan, không mất đi nơi nương tựa, chủ đại phú quý, vận hạn nếu qua Tây Bắc thì không ngại (cái lẽ) thái quá.

:7113:

Khôi Tinh
27-08-10, 12:47
2 - Luận thiên can âm dương sanh tử .(Tiếp theo)

Lại nói Mậu thổ sanh ở Dần , gởi Lộc nơi Tỵ tức nghĩa là theo mẫu mà được nhà vậy . Dùng thổ không ở chánh vị sanh vật nhiều phương sao lại nghi ngờ vậy . Lại xét Chu thị làm phép âm dương có nói : Ất mộc sanh ở Ngọ , Quý thủy sanh ở Mão , Tân kim sanh ở Tí , Đinh hỏa sanh ở Dậu để làm dương tử âm sanh mà không biết Đông chí là thời vượng của Tí thủy , Xuân phân là thời vượng của Ất mộc , Hạ chí là thời vượng của Đinh hỏa , Thu phân là thời vượng của Tân kim , mà Khảm Ly Chấn Đoài là chánh vị của Tí Ngọ Mão Dậu , vị tức chánh thời , ở thời thì vị rất diệu dụng , vậy sao lại gặp sanh nơi chỗ tử tuyệt . Hoặc nói đúng là như vậy thì Ất mộc sanh ở đâu , như nói là tại hợi thì trong Hợi chỉ có Giáp vậy thì Giáp sanh ở đâu , như nói tại Mão thì trong Mão chỉ có Ất , thử biện lấy Hỏa Thủy Thổ Kim , rằng âm dương tương làm một thể .
Khổng tử nói : Thái cực sanh Lưỡng nghi .
Chu tử nói : Dương biến Âm hợp mà sanh Thủy Hỏa Mộc Kim Thổ .
Chân tử nói : vạn vật đều đủ một thái cực .
Đây là 3 lời nói đều là vén buộc ngũ hành tức cái thuyết vạn vật đều đủ một thái cực , tức là mộc cũng đủ một thái cực .

.................................................. ..




ĐOẠN NÀY "TRIẾT HỌC" QUÁ , DỊCH XONG MÀ VẪN KO ƯNG CÁI BỤNG



Luận Ngữ của Khổng Tử nói: Lý trường sanh của ngũ hành cũng giống như vạn vật, như ngày mới bắt đầu thì mới thấy ánh sáng, đến cung Ngọ Ly thì ánh sáng rất mạnh, trăng bắt đầu xuất hiện (hình dạng) vừa khéo đôi mày thanh tú, đến ngày trăng tròn, ánh trăng viên tròn thanh dịu. Tựa như đời sống con người, nhỏ rồi lớn lên, già rồi chết đi, bình thường thôi. Người lúc mới sanh chỉ biết khóc cười, đến lớn mới xét đến hiền ngu, Vạn vật cũng như vậy.

Giáp mộc sanh ở Hợi, thời lệnh Hợi thuộc thủy nên Giáp mộc đóng chổ này, Mộc vượng ở mùa Xuân đến Dần Lâm quan là đất Lộc, Giáp mộc đắc địa, đến Ngọ thì tử.

Bính hỏa sanh ở Dần, thời lệnh Dần thuộc mộc nên Bính hỏa cư ở đây, Hỏa vượng ở mùa Hè đến Tỵ Lâm quan quy Lộc, Bính hỏa đắc địa, đến Dậu thì tử.

Canh Kim sanh ở Tỵ , thời lệnh Tỵ thuộc hỏa, Canh kim cư chổ này, Kim vượng ở Thu đến Thân Lâm quan quy Lộc, Canh kim đắc địa, đến Tý thì tử.

Nhâm thủy sanh ở Thân, thời lệnh Thân thuộc Kim nên Nhâm thủy đóng đấy, Thủy vượng vào mùa Đông, đến Hợi là Lâm quan quy Lộc, Nhâm thủy đắc địa, đến Mão thì tử.

Mậu thổ sanh ở Dần, trong Dần có hỏa, Mậu thổ sanh ra ở đó, Dần là thời khắc Tam Dương giao thái, đất đai màu mỡ chuyển mình, vạn vật phát sanh, thế nên Mậu thổ sinh ra nơi Dần. Thổ vượng ở tứ quý, nghĩa của Hỏa Thổ giống như tình mẫu tử tương sinh cho nên Mậu cũng theo Bính Lâm quan quy Lộc ở Tỵ; Kỷ thì theo Đinh Lâm quan quy Lộc ở Ngọ;

Mậu thổ sanh ở Dần Kỷ thổ sanh ở Dậu rõ ràng rồi. Nếu lấy Mậu sanh ở Thân, Kỷ sanh ở Mão thì sao không lấy Nhâm Mậu quy Lộc ở Hợi, Quý Kỷ quy Lộc ở Tý?

Hậu nhân hết sức xằng bậy nghĩ ra bài ca về thổ, Thổ ca có câu "Mậu Kỷ đương Tuyệt tại Tỵ hoài" (Mậu Kỷ chủ tuyệt ở Tỵ), lấy Mậu sanh ở Thân, Dậu là Mộc dục, đến Tuất là Quan Đới, âm dương gián cách, thật quá sai lầm.

Có người cho rằng: vòng Trường sanh ngũ hành, có mẹ rồi sau mới có con, tức là nói có mẹ thì mới thành thai. Cùng nhóm thổ nhưng phân ra thể-dụng, khí thổ vượng mới chuyên chở được vạn vật, thổ cư (tàng) ở bên trong không phải là dụng mà chỉ là thể. Thổ tán ra tứ phía lại được vượng ở tứ quý thì thổ là dụng.

Thể thổ sanh ở Tỵ, thừa hưởng Lộc của phụ mẫu (Hỏa), Dụng thổ sanh ở Thân, ràng buộc ngôi vị phụ mẫu. Nói Thủy Thổ sanh ở Thân, là lời nói của nhà âm dương; nói Thổ sanh ở Tỵ, lời nói của thầy thuốc.

Khảo sách Ngũ tinh thì Thân là cung âm dương nên Thủy Thổ đều sanh ở Thân, thủy thổ ở Khôn vốn không tách biệt, mà nói "Thổ tùy thủy nguyên" (đất đai tùy theo nguồn nước) cũng là có lý.

Bốn hành kia đều có một nơi sinh cho, duy chỉ có thổ Trường sanh ở Dần lại còn sinh ở Thân, một hành mà 2 nơi sanh, mà thổ đóng phương Khôn Cấn, Khôn thuộc Tây Nam, thổ đến đây như có thêm bạn, nên thuận lợi hanh thông.

Hồ Trung Tử nói: "Khôn chi hậu trọng, tích thổ thành công." (Khôn là nơi phì nhiêu phong phú, tích tụ thổ thành công) thổ sanh ra ở đây, đúng vậy!.

Lại nói đến Mậu thổ sanh ở Dần gởi Lộc nơi Tỵ, cũng chính con được ở cùng với mẹ. Thấy rằng thổ không có chính vị (không có vị trí nhất định) nhưng sinh vật (sống) khắp mọi phương thì sao lại nghi ngờ điều đó.

Lại xét đến (tác giả) họ Chu trong sách "Âm Dương Định Luận" có nói: Ất mộc sanh ở Ngọ, Quý thủy sanh ở Mão, Tân kim sanh ở Tý, Đinh hỏa sanh ở Dậu là dương tử âm sinh, mà không biết Đông chí là thời điểm vượng khí của Tý thủy , Xuân phân là thời thịnh của Ất mộc, Hạ chí là thời điểm vượng khí của Đinh hỏa, Thu phân là thời vượng của Tân kim, mà Khảm Ly Chấn Đoài là chính vị của Tí Ngọ Mão Dậu; vị do thời (mùa) định ra, mà thời (mùa) chính là (nơi) tốt đẹp của vị. Vậy sao lại cho rằng gặp sanh nơi tử tuyệt.

Có người nói: đúng là như vậy thì Ất mộc do đâu sinh ra vậy? Giả sử như sinh tại hợi, trong Hợi chỉ có Giáp vậy thì Giáp sanh ở đâu, như nói tại Mão thì trong Mão chỉ có Ất,

Thử biện xét bằng cách lấy một thí dụ về Hỏa Thủy Thổ Kim, để thấy âm dương là một thể thống nhất.

Khổng tử nói: Thái cực sanh Lưỡng nghi.

Chu tử nói: Dương biến động Âm tụ hợp sanh Thủy Hỏa Mộc Kim Thổ.

Châu tử nói: vạn vật đều đủ một thái cực.

Đây là 3 lời nói mấu chốt quan trọng về ngũ hành tức nói đến vạn vật đều hình thành từ Thái cực, thì (cần biết) cái ban sơ (gốc) của vạn vật (là gì) (chỉ cần) hiểu Thái cực là đủ rồi. Hiểu ra sao?

- Nói đến Thái cực sanh Lưỡng nghi là nghĩa là phân thành Giáp Ất, mà Giáp là dương động đứng trước, Ất là âm tĩnh ở sau, có thể hiểu vậy.

- Nói dương biến âm hợp, tức là cho rằng Giáp biến đổi, còn Ất hợp lại rồi sau đó mới sanh mộc, có thể hiểu vậy. Không cho rằng Giáp là mộc còn Ất là một (thứ) mộc khác.

Bàn về Giáp Ất cần nhau để thành (chất) mộc thì Giáp tính chất mộc cứng chắc không nhất thiết vượng ở Mão, còn bản thân Ất đứng sau không thể không vượng ở Mão; Ất cũng bất tất sanh ở Hợi, mà Hợi tự nó không thể không là nơi sanh Giáp đầu tiên.

Tương tự suy ra Bính Đinh cần nhau để thành (chất) Hỏa , Mậu Kỷ cần nhau để thành (chất) Thổ , Canh Tân cần nhau để thành (chất) Kim , Nhâm Quý cần nhau để thành (chất) Thủy , chẳng phải đã rõ cả sao !

Chu tử nói: "Âm khí lưu hành là dương, Dương khí ngưng tụ là âm, không phải tính chất có hai thứ đối chọi nhau."

Thái thị (tác giả họ Thái) nói : "Đông phương Dần Mão mộc , Thìn thổ sanh ở Hợi ; Nam phương Tỵ Ngọ hỏa , Mùi thổ sanh ở Dần ; Tây phương Thân Dậu kim ,Tuất thổ sanh ở Tỵ ; Bắc phương Hợi Tí thủy ,Sửu thổ sanh ở Thân."

Lại nói : Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, mỗi loại đều có một âm một dương, như Giáp là dương mộc còn Ất là âm mộc, Ất là nói đến chất còn Giáp nói đến khí; âm thì chủ hấp thu , tích tụ để thành, Ất cũng như vậy; dương thì chủ bày tỏ ra, thường thích phát quang huy, Giáp cũng thế.

Xem xét điều trên cũng thấy Giáp không nhất thiết là chủ, Ất không nhất thiết (cần) được sinh, điều đó cũng đủ phản bác được thuyết trước đó mà con phù hợp với lý luận về thập can của cổ nhân.

Lại khảo sách "Quảng Lục" có ghi: Giáp là thân gốc của cây (mộc), Ất là rễ của cây (mộc). Bính hỏa là lửa, Đinh là ánh sáng của lửa. Mậu là đất cứng, Kỷ thổ là đất tơi. Canh là chất kim loại, Tân là lưỡi kiếm, mũi nhọn của kim khí. Nhâm là nguồn nước, Quý là dòng chảy. Đó là Giáp Ất cùng một mộc mà chia ra âm dương, cũng chẳng phải chia thành (hai thứ riêng biệt) "tử mộc" hay "hoạt mộc". Đã là 1 mộc thì đều đồng sanh đồng tử, cho nên người xưa chỉ nói có tứ đại Trường sinh mà thôi. Ngày nay phân âm dương thành hai, cho nên phân biệt ra dương tử âm sanh, dương sanh âm tử.

Khảo sách "Trần Đoàn" thấy ghi rằng: Giáp là cây Ất là cỏ, Bính lửa Đinh tro (nóng), Mậu là đất Kỷ là cát, Canh là kim loại Tân là đá, Nhâm là nước Quý là suối; đấy cũng phân làm hai, nếu không phân thì Quan Sát, Thực Thương, Ấn thụ Kiêu thần, Kiếp bại Tỉ kiên, cớ sao một vật mà lại có hai tên và cát hung họa phước lại khác nhau hẳn, chẳng giống nhau. Việc xét Mệnh thì phải lấy tiền thuyết (mà dùng) mới chính xác.

quangdct
29-08-10, 14:50
"Tam mệnh thông hội" và "Uyên hải tử bình" là những cuốn sách mệnh lý kinh điển. Xưa tìm mỏi mắt không ra, nay hữu duyên có được là nhờ chú Anhngoc dịch ( tâm như Bồ Tát) và Chú Khôitinh và cô Kimcuong đính chính (hiệu chỉnh và bổ sung) thật là may mắn.
Than ôi! 12 quyển cũng như 12 tháng, công sức khó nhọc biết bao. Chúc chú Anhngoc Phúc như Đông hải , Vạn thọ vô cương, Muôn sự như ý để có thể dịch hoàn chỉnh cuốn sách quý giá này. Hàng ngày mỏi mắt mong chú post bài.
Cháu vô cùng ham thích Tubinh. Say mê đến kì lạ. Chỉ tiếc không học chữ Hán (dù muốn vô cùng) nên không đóng góp gì được. Giờ lại phải mưu sinh nên bao nhiêu yêu mến đành đợi đến tầm 50 tuổi vậy. Chú cho cháu lưu lại bản dịch của chú nhé. Cháu cảm ơn chú nhiều. Cháu quangdct

kimcuong
30-08-10, 13:59
ĐOẠN NÀY "TRIẾT HỌC" QUÁ , DỊCH XONG MÀ VẪN KO ƯNG CÁI BỤNG


Mậu thổ sanh ở Dần, trong Dần có hỏa, Mậu thổ sanh ra ở đó, Dần là thời khắc Tam Dương giao thái, đất đai màu mỡ chuyển mình, vạn vật phát sanh, thế nên Mậu thổ sinh ra nơi Dần. Thổ vượng ở tứ quý, nghĩa của Hỏa Thổ giống như tình mẫu tử tương sinh cho nên Mậu cũng theo Bính Lâm quan quy Lộc ở Tỵ; Kỷ thì theo Đinh Lâm quan quy Lộc ở Ngọ;

Mậu thổ sanh ở Dần Kỷ thổ sanh ở Dậu rõ ràng rồi. Nếu lấy Mậu sanh ở Thân, Kỷ sanh ở Mão thì sao không lấy Nhâm Mậu quy Lộc ở Hợi, Quý Kỷ quy Lộc ở Tý?

Hậu nhân hết sức xằng bậy nghĩ ra bài ca về thổ, Thổ ca có câu "Mậu Kỷ đương Tuyệt tại Tỵ hoài" (Mậu Kỷ chủ tuyệt ở Tỵ), lấy Mậu sanh ở Thân, Dậu là Mộc dục, đến Tuất là Quan Đới, âm dương gián cách, thật quá sai lầm.

Có người cho rằng: vòng Trường sanh ngũ hành, có mẹ rồi sau mới có con, tức là nói có mẹ thì mới thành thai. Cùng nhóm thổ nhưng phân ra thể-dụng, khí thổ vượng mới chuyên chở được vạn vật, thổ cư (tàng) ở bên trong không phải là dụng mà chỉ là thể. Thổ tán ra tứ phía lại được vượng ở tứ quý thì thổ là dụng.

Thể thổ sanh ở Tỵ, thừa hưởng Lộc của phụ mẫu (Hỏa), Dụng thổ sanh ở Thân, ràng buộc ngôi vị phụ mẫu. Nói Thủy Thổ sanh ở Thân, là lời nói của nhà âm dương; nói Thổ sanh ở Tỵ, lời nói của thầy thuốc.

Khảo sách Ngũ tinh thì Thân là cung âm dương nên Thủy Thổ đều sanh ở Thân, thủy thổ ở Khôn vốn không tách biệt, mà nói "Thổ tùy thủy nguyên" (đất đai tùy theo nguồn nước) cũng là có lý.

Bốn hành kia đều có một nơi sinh cho, duy chỉ có thổ Trường sanh ở Dần lại còn sinh ở Thân, một hành mà 2 nơi sanh, mà thổ đóng phương Khôn Cấn, Khôn thuộc Tây Nam, thổ đến đây như có thêm bạn, nên thuận lợi hanh thông.

Hồ Trung Tử nói: "Khôn chi hậu trọng, tích thổ thành công." (Khôn là nơi phì nhiêu phong phú, tích tụ thổ thành công) thổ sanh ra ở đây, đúng vậy!.

Lại nói đến Mậu thổ sanh ở Dần gởi Lộc nơi Tỵ, cũng chính con được ở cùng với mẹ. Thấy rằng thổ không có chính vị (không có vị trí nhất định) nhưng sinh vật (sống) khắp mọi phương thì sao lại nghi ngờ điều đó.

Vấn đề trong đoạn trên quả là nằm ở ngũ hành Thổ rõ là trường sinh ở đâu? Ở Dần hay Thân? Đoạn văn (tiếng Trung) viết mà không có chú thích nguồn gốc, lại gây ra khó hiểu ở đoạn in nghiêng, vì thế nào là sai lầm khi nói rằng "lấy Mậu sanh ở Thân, Dậu là Mộc dục, đến Tuất là Quan Đới, âm dương gián cách"? Đoạn sau lại có vẻ như chấp nhận Mậu Thổ đều sinh ở cả Dần và Thân.

Vậy xin nói thêm cho rõ theo quán xét của KC:

Ngũ hành Thổ với tinh thần ở trên ta nên hiểu là trước khi phân âm dương (Mậu, Kỉ).

Thổ sinh ở Thân và cả ở Dần là dựa vào vị trí của Dần và Thân trong quẻ Khôn và Cấn: Thân ở Khôn, Dần ở Cấn.

Kinh Dịch có viết: Quẻ Khôn là Địa, vạn vật đều trường sinh ở đấy. Có nghĩa là từ đất mà sinh ra vạn vật. Còn quẻ Cấn là nơi bắt đầu thực sự cho một vòng trường sinh mà cũng là nơi chấm dứt của vạn vật.

Vậy nói Thổ sinh ở Thân (tức là từ quẻ Khôn) không phải là sai. Trong "Tinh Lịch Khảo Nguyên" cũng nói như thế, khi bàn về Hậu Thiên Bát Quái. Tuy rằng cũng chỉ rất xúc tích mà không đi sâu vào chi tiết, chúng ta cũng hiểu rằng khi chưa phân âm dương của Thổ, Thổ là Đất (Địa) nói chung khởi nguồn từ quẻ Khôn là vậy. Đấy là tính triết lý vạn vật nảy mầm từ đất, nên mới nói Khôn là Mẹ. Đất sinh ra muôn loài.

Nói Mậu sinh ở Dần là vì Dần bắt đầu mùa Xuân. Ở tiết Lập Xuân, vạn vật hấp thụ khí nuôi dưỡng từ trời giáng xuống, trong khi đó khí của đất thăng lên, tam dương khai thái là nghĩa này. Thời điểm này trời và đất giao hòa nên vạn vật như được "trường sinh".

Sách "Hồng Phạm" thì nói Thổ sinh ở Thân là HÌNH THỂ của vòng tương sinh ngũ hành (thổ > kim > thủy > mộc > hỏa > lại trở về thổ).

Khi Thổ, mà rõ là Mậu dương thổ trường sinh ở Dần thì lúc đấy vòng tương sinh trở nên (hữu) DỤNG.

(Dụng đây là từ hình thể mà phát ra tác dụng, dĩ nhiên ta cũng nên hiểu là trong khi tác dụng có cả tương khắc.)

Khi phân biệt âm dương ta nói: Mậu Thổ sinh ở Dần, Kỉ Thổ tử ở Dần, đấy cũng là ý của câu trong Kinh Dịch và Tinh Lịch Khảo Nguyên (cùng sinh cùng tử ở Dần).

Đến đây thì các bạn đã hiểu tại sao có thuyết "vạn vật đồng sinh đồng tử"?

Khôi Tinh
03-09-10, 17:47
Luận Địa Chi

Dụng Địa chi không giống như Thiên can, động tĩnh bất đồng, vuông tròn cũng khác hẳn nhau, song nguyên lý ngũ hành cũng chỉ là một, còn (luận) vị trí đóng của Địa chi có sự khác nhau. Như Chi đóng tại niên thì có lý luận riêng của trụ năm, đóng tại nguyệt thì có lý luận riêng của trụ tháng, đóng tại nhật thì có lý luận riêng của trụ ngày, và đóng tại thời có lý luận riêng của trụ giờ. Luận âm dương khinh hay trọng, cương hay nhu, chẳng lẽ luận hỗn tạp ở cùng một bản thể? Nay lấy nguyệt làm chủ (lấy tháng sinh làm chính), lấy cái tàng trong nó để dùng, cái chính là gặp thần khí (Can tàng trong Chi) nào, hao hay kị, quan hệ của chúng ra sao. Thường (thần khí này) phải đo lường nông sâu ra sao rồi mới dùng được.


- Tý (tàng Quý): đứng đầu 12 chi , là nước (thủy) ở khe suối, sông, biển , là Mậu thổ vượng địa (quái lạ ! chắc lấy Mậu sinh ở Thân, đến Tý thì vượng), nhưng phải qua tiết Đại Tuyết nhất dương (một hào dương) xuất hiện (Tý là quẻ Địa Lôi Phục - một vạch liền dưới cùng, trên là 5 vạch đứt, chủ âm bắt đầu thoái, dương bắt đầu hình thành) thì mới thành vượng; Tân kim sinh ở đây, tức là lúc dương khí hồi phục sưởi ấm thủy rồi sau mới sinh Tân kim được. Tương xung với Ngọ , tương hình với Mão , tam hợp với Thân Thìn; nếu đủ Thân Tí Thìn hội thành thủy cục, tức sẽ thành sông biển thành tiếng sóng ba đào.


- Sửu (Kỷ Tân Quý): tuy e trời rét đậm lại có tuyết rơi, nhưng thiên thời đã chuyển qua nhị dương (ý nói quẻ Địa Trạch Lâm, là Sửu), lấy ấm áp của Kỷ thổ trong Sửu có thể sinh được vạn vật ; Tân kim dưỡng địa ở Sửu sao chỉ là ẩn tàng trong Sửu? Gặp Tuất thì hình, gặp Mùi là xung , mộ khố thì rất cần nên thế, hình xung không phải là vô dụng. Gặp Tỵ Dậu là tam hợp hội thành kim cục, nếu nhân mệnh sinh ở tháng Sửu mà ngày giờ gặp nhiều thủy mộc, tất (phải) đi ngang qua đất Tốn Ly (Tị Ngọ) thì thổ mới không suy mà thôi.


- Dần (Giáp Bính Mậu) kiến là mùa xuân , dương khí tụ đủ (Địa Thiên Thái - đủ ba hào dương) lại có Bính hỏa sanh. Dần hình Tỵ , Tỵ hợp Thân cùng vượng là quý khách (ý nói Tị Thân hợp hóa thủy, nên thủy mộc đều vượng), vượng ở Mão, mộc khố ở Mùi, đồng loại nên cùng một nhà. Đến Ngọ thì làm hỏa quang huy rực rỡ, vẻ đẹp như siêu phàm nhập thánh (phát hào quang lung linh, biến hóa vô cùng). Gặp Thân thì Dần bị xung và bị phá Lộc dẫn đến tổn hại. Nếu tứ trụ nhiều hỏa thì không nên đi về phương Nam đất hỏa. Lời rằng: Mộc bất Nam bôn là vậy.


- Mão (Ất) mộc trọng Xuân, mộc khí thụ bẩm thịnh vượng, tuy dùng kim thủy nhưng không thể thái quá, nếu lộ Canh Tân gặp nhiều thì Địa chi không nên gặp Thân Dậu sợ bị cái hại chặt phá, còn địa chi nhiều Hợi Tý thì không nên gặp Nhâm Quý lộ sợ bị trôi dạt thương tổn. Gặp Dậu thì xung, mộc như bị rụng lá. Gặp Hợi Mùi thì hợp thành mộc cục, mộc tất thành rừng. Nếu ngày giờ Kim trọng và đại vận lại hướng về Tây thì họa khó mà đương nổi.


- Thìn (Ất Quý Mậu) kiến là thời điểm cuối xuân, mang cái ẩm thấp của đất bùn nhão, vốn là gốc vun bồi cho vạn vật. Giáp đến đây tuy suy nhưng còn Ất dư khí. Nhâm đến đây tuy nhập mộ nhưng có Quý làm tái sinh. Thìn gặp Tuất như gặp chìa khóa khai mở vật chứa trong khố (cái kho chứa), nếu có 3 Tuất trùng xung phá mất cửa không phải là tốt. Nhật thời gặp nhiều thủy mộc mà vận lại hướng đến Tây Bắc, Thìn thổ khó thể tồn tại được.


- Tỵ (Mậu Canh Bính) là thời điểm đầu hè, hỏa sáng rực rỡ, nơi tận cùng lục dương (Tị là quẻ Thuần Kiền - 6 hào dương, là thời điểm dương khí cực thịnh), Canh kim mượn đây để sinh làm mệt mỏi mẹ là Mậu (tàng trong Tị). Mậu thổ quy Lộc là như theo về bên mẹ hỏa. Gặp Thân thì hình mà trong hình lại có hợp nên thành vô hại ; gặp Hợi thì xung, xung tất bị phá hỏng nên dễ thương tổn, nếu vận lại đi về phương Đông Nam là nơi phát lửa chỉ tạo thành cảnh bị thiêu cháy thôi (thiêu thiên liệt diễm chi thế = trời hạn hán làm lửa cháy càng mạnh thiêu đốt tất cả sinh vật).


- Ngọ (Đinh Kỷ) là tháng hỏa khí ngùn ngụt, thăng đến giữa (tháng) thì nhập Trung khí (ý nói vào tiết Hạ Chí ) là có một hào âm sinh rồi (Ngọ là quẻ Thiên Phong Cấu, một hào âm duy nhất ở trên cùng); Canh đến đây thì vô dụng; Kỷ đến đây như hồi thành; gặp phải Thân Tý tất tranh giành, chế khắc; gặp Dần Tuất càng phát ánh quang. Vận hướng Đông Nam chính là nơi thân cường vượng; nếu vào Tây Bắc tức lâm cảnh hưu tù, tử táng.


- Mùi (Đinh Ất Kỷ) là thời điểm cuối hè, âm khí đang tiến còn hỏa khí thoái lui từ từ, trong mùi có Ất mộc, Đinh hỏa là tàng Quan tàng Ấn mà không tàng Tài. Không có Hợi Mão để thành cục thì bản thân khó biến đổi, chỉ luận thổ hỏa (không thành mộc cục nên chỉ luận thổ ở mùa hỏa), không có Sửu Tuất hình xung thì cũng không mở được khố, khó được kim ấn (ấn tín bằng vàng, cũng chỉ Quan và Ấn tàng trong Mùi). Trong trụ không có hỏa thì sợ hành vận gặp kim thủy; trụ ngày giờ rét đậm (thủy nhiều) thì thích đi về nơi Bính Đinh. Cho nên hỷ hay kỵ của dụng thần rất cần phải rõ ràng, không thể lầm lẫn một chút nào.


- Thân (Mậu Nhâm Canh) là nơi trường sanh của thủy thổ; vào Tỵ Ngọ tức gặp hỏa trui luyện thành đao kiếm, gặp Tý Thìn tức gặp thủy tôi luyện (sắt đang nóng đỏ bỏ vào nước gọi là tôi sắt) giúp cho thành mũi nhọn sắc bóng; giả sử mộc nhiều mà không hỏa, kim cuối cùng rồi cũng thắng được; nếu thổ trọng chôn đống kim lại gặp hung, bởi vì Thân là kim thô chưa luyện, không giống với châu ngọc ôn nhu.


- Dậu (Tân) kiến là thời điểm tháng 8, sắc kim vàng óng, nước chảy trong vắt, nếu trụ ngày giờ nhiều hỏa thì càng lo hành vận đến phương Đông, nếu ngày giờ gặp thủy vượng thì vận sợ về phương Nam. Trong trụ mà gặp bùn nhão (thấp thổ) là hữu dụng, hành vận về Tây Bắc hỏi sao cạn tình? Nhưng gặp Tỵ Sửu tam hợp cũng được kiên cố sắc bén, hỏi sao có thể lấy bùn nhão luận cho loại âm kim là châu ngọc mềm mại được đây ?


- Tuất (Tân Đinh Mậu) chính là khố của lò lửa (Tuất là hỏa khố), kim thô nhờ luyện nơi đây mà thành, xung Thìn tất rồng (Thìn) xuất Quý thủy phun mưa; gặp Bính hỏa trong Dần thì mới lộ văn chương. Song hỏa mệnh mà gặp là nhập mộ, lẽ nào có thể tránh được không bị tổn thương ư?

- Hợi (Nhâm Giáp) là đất lục âm (sáu hào âm), tuyết mưa ngập đường, thổ đến đây không được sưởi ấm, kim đến đây thêm lạnh. Tượng của Hợi ví như nơi qui tụ của Ngũ Hồ (*), còn Dụng của Hợi là ở cái ý tam hợp, nguyên nhân là vì muốn đó là nơi trời đất (Càn Khôn) hòa hoãn ấm áp, tức là nơi mà Cấn, Chấn, Tốn, Ly tìm về (nơi Càn Khôn, tức Thân / Hợi).

Đại để phương pháp luận ngũ hành chung quy không có thực (như ngoài đời sống thực tế), sinh-tử-suy-vượng cũng chỉ là mượn tên mà nói thôi. Cứ hướng thẳng đến ngọn nguồn, làm rõ nơi phát sinh đó, như ngũ dương là cương, ngũ âm là nhu; Nếu thất lệnh thân suy không gặp trợ giúp lại bị tiết khí nhiều thì dù (bản thể) cương cũng mất tính cương; nếu đắc lệnh thân cường, nắm quyền lại được trợ thì dù (bản thể) nhu cũng không mất tính nhu. Trong đó (ngũ hành) lại phân mộc hỏa là dương, kim thủy là âm đều thích được sanh phù trợ giúp, quan trọng là lấy sự trung hòa làm quý.



Chú thích:

(*) Ngũ Hồ : chỉ hồ Động Đình ở tỉnh Hồ Nam; Bà Dương ở Giang Tây; Thái hồ ở Chiết Giang; Sào hồ ở An Huy; và hồ Hồng Trạch ở hạ lưu sông Hoài, phía tây Giang Tô.

PhieuDieu
04-09-10, 08:26
Hihi! KT dạo này tích cực hẳn lên ta! :004:

Cái chỗ nói "...nếu có 3 Tuất trùng xung phá mất cửa không phải là tốt. Nhật thời gặp nhiều thủy mộc mà vận lại hướng đến Tây Bắc, Thìn thổ khó thể tồn tại được" thì phải xét lại. Nếu thìn là kỵ thì xung phá thì tốt chứ sao lại nói phá mất cửa mà không tốt! Là kỵ mà chỉ dụng 1 tuất xung 1 thìn thì chỉ có mà chết, vì là xung động chứ không khai, kỵ thần mà động thì khổ càng thêm khổ. Chỉ khi thìn là dụng thần thì rất sợ 3 tuất đến xung.

Lại còn nói Dần gặp Tị gặp Thân là tốt. Dần Tị là tương hình tương hại là xấu, giống như gặp cừu hận không hóa giải được. Gặp Thân thì bị xung, có phải mộ đâu mà bị xung là tốt. Tuy cùng gặp Tị, Thân thì lực hình hại xung có giảm, nên bớt xấu, nhưng chẳng thể gọi là tốt được.

Nên nghiên cứu sách cổ cũng phải cẩn thận suy xét, nếu không dễ vướng vào mê hồn trận mà không có lối ra.

PhieuDieu

Khôi Tinh
04-09-10, 11:19
Hehe, lười pà kố luôn , chứ siêng nổi gì .

Phụ chỉnh với HKLS vậy chứ đến bao giờ mới đọc lại , khi đọc cũng hok biết có hiểu ko :004:

Khôi Tinh
04-09-10, 11:35
Cái chỗ nói "...nếu có 3 Tuất trùng xung phá mất cửa không phải là tốt. Nhật thời gặp nhiều thủy mộc mà vận lại hướng đến Tây Bắc, Thìn thổ khó thể tồn tại được" thì phải xét lại. Nếu thìn là kỵ thì xung phá thì tốt chứ sao lại nói phá mất cửa mà không tốt! Là kỵ mà chỉ dụng 1 tuất xung 1 thìn thì chỉ có mà chết, vì là xung động chứ không khai, kỵ thần mà động thì khổ càng thêm khổ. Chỉ khi thìn là dụng thần thì rất sợ 3 tuất đến xung.

Thìn gặp Tuất như gặp chìa khóa khai mở vật chứa trong khố (cái kho chứa), nếu có 3 Tuất trùng xung phá mất cửa không phải là tốt.

Hehe , khố nói chung được xung thì tốt , tốt theo nghĩa là mở khố !

Còn xung thì có nhiều loại xung, xung động, xung khai, xung...mãn :2455: - sách chưa nói tới, từ từ sẽ nói !

Nhưng xung thì đứng có xung nhiều quá, 3 Tuất thì dùng búa chứ dùng "chìa khóa" đâu , nên nói 3 Tuất như phá cửa là vậy.



Lại còn nói Dần gặp Tị gặp Thân là tốt. Dần Tị là tương hình tương hại là xấu, giống như gặp cừu hận không hóa giải được.

Không phải , ý câu trên nó muốn nói đến Dần hình Tị (ta phải ngầm hiểu là xấu) , may nhờ xuất hiện thêm Thân nên Tị hợp với Thân, nên lại thành tốt do Dần được giải tỏa , Tị Thân hóa thủy nên nói cả hai cùng vượng , Tị Thân đều là khách quý .

Dần - Tị - Thân ở đây đóng vai trò "tham hợp quên xung" ý mà :3we2:

kimcuong
04-09-10, 14:22
Còn xung thì có nhiều loại xung, xung động, xung khai, xung...mãn - sách chưa nói tới, từ từ sẽ nói !
Nói rồi đấy chứ Khôi Tinh! Xung mãn là Hình! Như để giải thích Thân Tí Thìn gặp Dần Mão Thìn: Thân hình Dần, Tí hình Mão, Thìn hình Thìn.

"Dần Tị Thân" tam hình được giải thích là do can tàng khắc chế nhau, nên dù có sinh nhưng cả 3 gặp nhau thì hết sinh mà trở lại xung, vì thế nên gọi là Vô Ân Chi Hình.

Sửu Tuất Mùi cũng tương tự. Tam hình trong tứ trụ phải ở gần nhau thì mới xét là có ảnh hưởng mạnh nhất, yếu hơn là cách 1 trụ, đến đại vận gặp lại thì động. Tam hình cũng có cát có hung, tùy theo dụng hay kị thần, nhưng đều có biểu hiện nội tâm rất rõ (không luôn luôn hài lòng về vấn đề gì, bi quan, tự mâu thuẫn, xa cách người thân, hôn nhân lãnh đạm...)

Thí dụ kiểm được là tứ trụ của Diana, có Sửu Tuất Mùi, lệnh tháng là Ngọ, chết ở vận Tuất (Mậu), năm Sửu (1997)

PhieuDieu
04-09-10, 14:55
Hihi! KT ráng siêng tý cho bà con nhờ nha.

Ý anh viết chắc em chưa rõ rồi. Nếu thìn là kỵ thần thì xung phá cho nó chết luôn thì tốt chứ sao. Nguyên tắc là khứ tận tuyệt thì mới đắc hoàn toàn, anh học được cái này qua rất nhiều lá số nên thấm thía lắm. Còn về xung thì có rất nhiều cái hay để bàn lắm. Như kỵ thần bị chế đến vận xung nó thì cực tốt, kỵ thần vô chế gặp xung thì nguy, rồi đại vận xung bát tự, lưu niên xung đại vận khác với lưu niên xung bát tự ra sao ... Nếu em dịch hết bộ Tam mệnh này mà phần xung này không phân tích rõ, khi đó anh sẽ bổ sung để mọi người tham khảo.

Còn tham hợp quên hình xung thì cũng không phải đâu. Mà là do hợp nên lực hình, lực hại, lực xung giảm đi. Hơn nữa tị thân là hợp trói, không hề hóa thủy gì đâu.

Thôi, anh không viết nữa. Dành hành lang này để em tiếp tục trình bày, viết nhiều khiến người đọc thêm rối.

Chúc KT mạnh khỏe, tiếp tục sự nghiệp nha. :0006:

PhieuDieu

kimcuong
04-09-10, 16:24
Bác phieudieu, giờ sinh của Diana được ghi nhận là 20:45 tại Sandringham, Norfolk, Anh quốc, lùi 1 tiếng vẫn là giờ Tuất. Tuy thế, chỉ là một thông tin mà KC tôi không để tâm nhằm nêu ra để tranh luận, vì ngay cả khi mọi người đều đồng ý 1 giờ sinh biết rõ nào đó thế mà vẫn có nhiều luận giải khác biệt nhau như thường.

PhieuDieu
04-09-10, 17:29
Chào bạn KC

Bạn nhắc khiến tôi xem lại. Đúng là công nương Diana sanh giờ Bính Tuất, và ông Đoàn Kiến Nghiệp cũng có 1 bài phân tích mệnh của công nương rất đặc sắc (theo giờ Tuất) vì sao công nương lấy thái tử, vì sao thái tử ngoại tình, rồi vì sao chết vì tai nạn ô tô ...

Nhưng ví dụ trên lại là giờ Tý. Tôi mới xem lại, thì ra phần tài liệu này của ông Tống Anh Thành, một cao thủ khác của Trung Hoa. Sao lại có sự khác nhau về giờ sinh ở đây, có lẽ tiên sinh Tống Anh Thành nhầm lẫn về giờ sanh công nương rồi.

Cám ơn bạn đã góp ý.

PhieuDieu

ginsonicc
04-09-10, 17:51
Mậu thổ sanh ở Dần Kỷ thổ sanh ở Dậu rõ ràng rồi. Nếu lấy Mậu sanh ở Thân, Kỷ sanh ở Mão thì sao không lấy Nhâm Mậu quy Lộc ở Hợi, Quý Kỷ quy Lộc ở Tý?

Em đọc sách có thấy nói là Mậu Thổ Trường Sinh tại Dần Thân, nhưng chỉ dụng được ở đất Hỏa vượng Dần -> Ngọ

Hợi, Tý là đất Thủy vượng, "Thủy hàn Thổ đóng băng", bất dụng nên bỏ đi.

Sonicc

Khôi Tinh
06-09-10, 12:59
Thập Can phối với Thiên Văn

* Giáp mộc là lôi (sấm), là sự hà hơi nóng của dương khí, Giáp mộc thuần dương nên lấy tượng là Lôi. Trong nhiều nguyệt lệnh, tháng trọng xuân thì Lôi phát ra tiếng sấm, thời điểm này Giáp mộc vượng tức là ứng rồi, huống chi Lôi rung động đến đất mà mộc lại sanh ra từ đất thì đạo lý đó không thể không giống nhau.

Thiệu Tử nói : đất mà gặp Lôi như thấy Thiên căn (rễ trời) , loài dương mộc nào khi sanh mà chẳng cần đến sự tác động của Thiên căn ! Đúng là Giáp mộc đến Thân thì tuyệt , mà tiếng Lôi đến Thân thì giảm dần. Thường mệnh thuộc ngày Giáp chủ thích gặp (sinh vào) mùa xuân hoặc (gặp) cùng loại tượng, hoặc Xu Càn (Lục Giáp Xu Càn cách), hoặc Dao Tỵ (Tý Dao Tị cách), hoặc Củng Quý cách thì đều đại cát cả, Vận hạn thì không thích Tây phương. Kinh nói: "Mộc tại xuân sinh, xử thế an nhiên, tất thọ." (Mộc tại sinh mùa xuân thì đời bình yên, sống thọ).

* Ất mộc là phong (gió), Ất Trường sanh ở Ngọ, bại (Mộc dục) ở Tỵ , tại Ngọ mà sanh là bởi Ất là hoạt mộc của núi rừng, đến mùa Hạ thì tươi tốt thỏa thuê thế nên trong rất nhiều văn thơ gọi là "hạ mộc thanh" (cây cối mùa hè xanh tốt); còn bại ở Tỵ thì sao? Tỵ là đất Tốn, Tốn là phong (gió), mộc thịnh thì sinh phong, gió sanh nơi cây cối mà trái lại có thể làm gãy cây cối, giống như hỏa sanh nơi mộc mà trở lại thiêu mộc, vậy nên mới nói là bại. Nói "Ất mộc vi phong" là nói theo nghĩa mộc tự sanh ra từ đó thôi.

Như người nhật chủ Ất gặp được Trường sanh thì ở thời lệnh mùa Thu đại cát, ở Thu lệnh kim vượng nên Ất mộc có thể hóa hoặc tòng để gốc rễ cành lá đan xen rất chặt chẳng có vũ khí sắc bén nào cắt được, gặp Hợi tất tử nghĩa là như lúc lá rụng về cội vậy.

* Bính là mặt trời, trong "Thuyết quái truyện" nói: Ly là hỏa là mặt trời, mặt trời với hỏa đều tượng văn minh , ở đây gọi Bính hỏa là mặt trời mà vẫn không đổi bản chất. Thái dương sáng mọc đến tối thì lặn, thế nên dương hỏa sanh ở Dần mà tử ở Dậu, làm sao khác được. Vạn Kỳ Chân Bảo phú lấy ngày Bính giờ Sửu là cách "Nhật xuất địa thượng" (mặt trời mọc ở đường chân trời) thật là có dụng ý làm sao. Phàm sáu ngày Bính mà sinh ở mùa Đông mùa Hạ thì không bằng ở mùa Xuân mùa Thu, (bởi vì) ngày Xuân làm ấm áp vạn vật, mùa Thu mặt trời có công dụng hong khô vạn vật. Mùa đông âm khí u ám, mùa hạ thì quá nóng làm bốc hơi, thế nên (luận về Bính) cần phải suy xét tỉ mỉ tường tận.

* Đinh hỏa là các vì tinh tú, Bính hỏa tử thì tiếp theo Đinh hỏa mới sanh ra, cũng như mặt trời bớt (nóng) đi thì các vì sao hiện lên. Tinh tượng chỉ về đêm mới sáng lạn, âm hỏa chỉ gần tối (hoặc gần cuối tháng âm lịch) mới huy hoàng, sao không cho Đinh là tinh tú được đây ! Chân Bảo phú nói: "Âm hỏa thời hợi, phú quý du du" (Đinh hỏa giờ Hợi thì phú quý ung dung và hưởng được lâu dài), giải ra thì đây chính là Tam kỳ Tài Quan Ấn (ngày Đinh thì giờ là Tân Hợi, tàng Nhâm Giáp, thấu-tàng đầy đủ Tài Quan Ấn). Sao biết Hợi ở phương Bắc là Thiên môn mà các vì tinh tú đều chầu về? Thường người sinh ngày Đinh thích sinh ban đêm, sinh vào mùa Thu như lúc đắc thời của tinh quang (ánh sáng sao), lại thích hành vận vào đất thân nhược như đạo lý Đinh hỏa ẩn tàng trong đá tảng, tuy rằng đá ở trong nước, bất thần đánh mạnh vào cũng tự phát ra tia lửa; ngày Đinh có ngày Đinh Tị khắc cha, anh, vợ con là bởi vì Tài kỵ Tỉ Kiếp như gặp cảnh anh chèn ép em coi thường, và trong Tị có Mậu thổ Thương Quan.

* Mậu thổ là ráng mây, thổ không chuyên khí nhờ ở hỏa mà sanh, còn ráng mây không có hình thể nhất định nhờ ánh mặt trời để hiện ra, hiểu Bính hỏa là mặt trời tất hiểu Mậu thổ là ráng mây. Ráng mây là lúc chiều tà, hết ánh mặt trời thì ráng mây cũng theo đó mà tắt, cũng rõ là hỏa tắt thì thổ không sinh; Đại Nạo (tương truyền là Sử quan của vua Hoàng Đế, người sáng tác ra Can Chi, nạp âm) diễn giải nạp âm ngũ hành đối với Mậu Ngọ lấy tượng là Thiên Thượng Hỏa là bởi dụng ý này. Như Mậu thổ nhật chủ thích tứ trụ đới (có cả) thủy thành Thượng cách, ráng mây gặp nước (thủy) soi chiếu lẫn nhau mà thành hoa văn sắc màu rực rỡ; hơn nữa (ngày Mậu) lại thích niên nguyệt có can Quý, mà Quý là mưa, sau khi mưa thì ráng mây màu hiện ra với màu sắc tươi mới rực rỡ (văn minh tượng).

Khôi Tinh
07-09-10, 12:41
* Kỷ thổ là vân (mây) Kỷ thổ sanh ở Dậu , Dậu là phương Đoài , có tượng là trạch (sông ngòi). Tiên Chánh nói : "Trời đổ mưa , núi sông xuất hiện mây", thế nên mây chính là khí ở sơn trạch, Kỷ tuy thuộc thổ , lấy lý luận này gọi là mây cũng hợp lý; nên Giáp Kỷ hợp hóa thổ, khí thăng lên thành mây; mây và sấm sét chạm nhau thành mưa, chảy ra sông ngòi rồi đổ xuống khe núi làm nhuận thổ, tạo hóa rất ư diệu kỳ!, Phàm thân chủ thuộc Kỷ thổ thì rất quý khi đóng ở Dậu, sanh vào mùa Xuân hay gặp được Giáp; nếu (Kỷ) tọa Hợi thì không nên gặp Ất mộc vì mây bay lên gặp gió thì cũng không khỏi gặp cảnh tan tác.

* Canh kim là mặt trăng (nguyệt), Canh ở Tây phương dương kim, do đâu mà biết phối với mặt trăng (nguyệt). Đáp: ngũ hành có Canh giống như bốn mùa đều có trăng vậy. Canh không cần mùa Thu mới sinh ra (Trường sinh) nhưng cần mùa Thu để bắt đầu cường thịnh, mặt trăng không đợi đến Thu để hiện nhưng cần đến mùa Thu để sáng tỏ (nhất); nói về màu sắc thì mặt trăng sắc trắng, Canh kim cũng vậy; lấy khí mà nói thì Kim sinh thủy còn thủy triều ứng với (chu kỳ) mặt trăng, vậy cũng đồng khí. Xưa Lục thập Giáp Tý lấy Canh làm chương đứng đầu (chương, là một chương bài, một khoảng thời gian quy định. Ngày xưa còn lấy một chương là 19 năm), gặp nó là bắt đầu bình minh.

Kinh nói : "Kim chìm tại Tý" , gặp nó như mặt trăng chìm dưới sóng, (sau) ba ngày Nguyệt kiến thì Canh mới thấy, thời điểm đầu tháng (nguyệt sơ) sinh ra cùng ngôi với Canh nên nói Canh kim là nguyệt. Như người sanh ngày Canh, tứ trụ có Ất Tị tự thấu lộ thì gọi là "gió mát trăng thanh" (nguyệt bạch phong thanh), sinh mùa Thu thì thượng cách, sinh mùa Đông thì tốt nhì (thứ chi), sinh vào Xuân Hạ thì không đạt đến "gió mát trăng thanh".

* Tân kim là sương. Tháng 8 - tháng Dậu - là lúc Tân kim kiến Lộc, cũng là tháng trăng, khí trời thu liễm lại, tháng 8 là tiết Bạch Lộ mà Lộ là sương, cây cỏ vàng úa tiêu điều, nên trong ngũ hành âm mộc bị tuyệt ở chỗ nầy, ví như mộc bị dao rựa đốn hạ chưa thể sinh sôi thời điểm này được. Dao rựa ở đây ví như thời tiết xâm nhập sơn lâm, thời tiết khắc nghiệt cùng sương giá bao vây sát phạt cây cỏ, quan sát thiên đạo (thời tiết) để liên hệ đến con người mà tin được Tân kim đúng là sương.

Có người cho rằng: sương thường kị ánh mặt trời, mà xưa nay Bính Tân lại hợp, vì thế cho rằng phải có lý tương khắc. Hỏa chuyên chế kim nên tương hợp, còn thủy thì hóa sương chỉ kị ánh mặt trời nên tương ngộ, mà khi băng đá tan cũng thành thủy vậy. Đó chỉ là việc chọn lựa (cái phù hợp) để dùng mà thôi. Như Tân nhân tọa Mão Mùi thấu Ất thì đại phú, sinh Hợi thấu Bính tắc quý, thích sinh mùa đông.

*Nhâm thủy là Thu lộ (hơi sương mùa thu), mùa xuân cũng có sương sao chỉ nghĩ đến thu? bởi vì là sương xuân (xuân lộ) thì sau mưa hơi nước ngưng đọng thành sương còn sương thu (thu lộ) thì thời tiết khắc nghiệt sương giá rơi xuống, nên tuy cùng là sương cả nhưng xuân chủ sinh mà ở thu thì chủ sát, công dụng khác nhau. Song ta dùng Nhâm làm Thu lộ là vì sương thuộc thủy mà Nhâm thủy sinh ở Thân, thủy vốn sinh mộc, thủy đã sinh tại đây thì hà cớ gì cho rằng mộc tuyệt tại đây? Cho nên hiểu Nhâm là sương thì cũng hiểu Nhâm là sương thu. Như, nhật chủ Nhâm sanh vào mùa Thu mà thấy Đinh hỏa rất vinh hiển, vì Đinh là tinh tú, Nhâm là hơi sương tẩy trừ điều hòa hơi nóng, hình ảnh hiện ra rất rõ rệt.

* Quý thủy là Xuân lâm (mưa dầm mùa xuân). Quý thủy sanh ở tháng Mão tượng là Xuân lâm bởi âm mộc được mưa để sinh sôi, nhưng đến Thân thì tử vì đến tháng 7, tháng 8 trời hạn hán. Vả lại trước Mão một cung là Thìn, Thìn chính là Long cung, Mão gần Long cung nên (được) Thủy sanh, rồng vẫy tạo mưa, Mão là Lôi môn, tiếng sấm rung động rồng ắt hẳn hứng khởi. Xét đến đây thì hiểu Quý thủy là mưa Xuân rồi. Như ngày Quý Mão thấu xuất chữ Tị thành hình ảnh "vân hành vũ thi" (mây bay mưa rơi), người có cách này tất có tài kinh tế. (Sinh) xuân hạ thì tốt, thu đông không lợi (bất cát).

Thơ rằng:
Quý nhật sinh phùng Kỷ Tị hương,
Sát tinh thị tu yếu mộc lai hàng,
Tuy nhiên danh lợi thăng cao hiển,
Tranh nại bình sinh thọ bất trường.

Dịch nghĩa:
Sinh ngày Quý gặp được Kỷ Tị,
Sát tinh (Kỷ) rất cần mộc đến thu phục,
Tuy rằng danh lợi thăng cao hiển đạt,
Nhưng sao tuổi đời không thọ.

Hungson
27-04-14, 20:45
kim cương hiểu sâu sắc thật đấy ,ất cám ơn .

hieunv74
12-07-16, 08:58
thấy mọi người bảo nó là hội tụ của Tử Bình trong này, Mấy hôm nay đọc mấy quyền Tam mệnh thông hội - mà chưa thấy gì cả!
----------------------
子平- Tử bình
子: ✚[zǐ] Hán Việt: TỬ
1. con; con cái (thời xưa chỉ con trai và con gái , nay chỉ con trai)
2. người
3. tử (thời xưa chỉ những người đàn ông có học thức, đồng thời là mỹ từ để gọi đàn ông)
4. anh; mày; ngươi (đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít)
5. tử (thời xưa phân loại sách thành kinh, sử, tử, tập)
6. hạt; hạt giống; hột
7. trứng
8. non; nhỏ; con
9. thuộc; phụ thuộc; phát sinh; sản sinh
10. viên; hòn; quân
11. tiền đồng
12. bốc; vốc; nắm; bó
13. họ Tử
14. tử tước (tước vị thứ tư sau công, hầu, bá)
15. tý (ngôi thứ nhất của Địa chi)
16. cái; người (hậu tố của danh từ); cái, lá, mạng...(dùng sau từ tố có tính danh từ); người, cái...(sau từ tố tính từ hoặc có tính động từ)

平: ✚[píng] Hán Việt: BÌNH
1. bằng phẳng; phẳng phiu; phẳng phắn
2. san; san bằng; san phẳng
3. ngang bằng; đều; bằng nhau; ngang nhau
4. bình quân; công bằng; chia đều
5. ổn định; yên ổn
6. dẹp yên; bình định
7. nén; kìm; dằn
8. thường xuyên; bình thường
9. thanh bằng
----------------------
Cốt lõi của tử bình là âm dương, ngũ hành; Cho ts hỏi mấy lão: Cốt lõi của Môn này có lấy Tử để làm Bình không?

Thân

@uyet
12-07-16, 09:55
Cốt lõi của tử bình là âm dương, ngũ hành; Cho ts hỏi mấy lão: Cốt lõi của Môn này có lấy Tử để làm Bình không?

Thân

Uổng công bạn đọc Tam mệnh thông hội, lỗi của bạn chứ không phải lỗi của TMTH.

hieunv74
12-07-16, 12:03
Uổng công bạn đọc Tam mệnh thông hội, lỗi của bạn chứ không phải lỗi của TMTH.

Chắc vậy, cám ơn bác nhiều.

Nhưng tử ở đây không phải là chết; bình ở đây là quân bình. Thôi khó lắm lại quay lại 0 (tử), 1 (sinh) để đọc lại vậy.

Thân

VanQuyTang
12-07-16, 13:43
Uổng công bạn đọc Tam mệnh thông hội, lỗi của bạn chứ không phải lỗi của TMTH.

Sao lại nặng lời nhau đến vậy!

@bạn Hiếu: Tử bình là lấy theo tên ông Từ Tử Bình (Từ Cư Dịch tự là Tử Bình). Ông phát dương thuật số Tứ Trụ, qua thời gian môn này được truyền bá khắp dân gian nhưng vì không biết nguyên lưu của môn này nhưng chỉ biết do ông Từ Tử Bình truyền bá, nên định danh là môn Tử Bình.

@uyet
12-07-16, 14:43
Sao lại nặng lời nhau đến vậy!


Cám ơn bác nhiều, diễn đàn này như ngôi nhà chung đoàn kết thân ái. Xin lỗi bạn hieunv74 vì đã làm không khí nặng nề, với dân tử bình chúng tôi thực sự vẫn coi TMTH là kinh điển, không đến nỗi 1/4 chân - 3/4 ngụy. Xin chân thành cảm ơn những người đã bỏ công sức dịch tác phẩm này ra tiếng Việt!

hieunv74
12-07-16, 17:49
Sao lại nặng lời nhau đến vậy!

@bạn Hiếu: Tử bình là lấy theo tên ông Từ Tử Bình (Từ Cư Dịch tự là Tử Bình). Ông phát dương thuật số Tứ Trụ, qua thời gian môn này được truyền bá khắp dân gian nhưng vì không biết nguyên lưu của môn này nhưng chỉ biết do ông Từ Tử Bình truyền bá, nên định danh là môn Tử Bình.

Cám ơn Bác, các lão cứ mắng được ta là ta đã coi các lão như thầy rồi, còn làm sao mà tính nặng nhẹ.

Ah, ra là biệt danh, tuy nhiên cũng có lý do của ổng vậy.

Thân

hieunv74
12-07-16, 17:52
Cám ơn bác nhiều, diễn đàn này như ngôi nhà chung đoàn kết thân ái. Xin lỗi bạn hieunv74 vì đã làm không khí nặng nề, với dân tử bình chúng tôi thực sự vẫn coi TMTH là kinh điển, không đến nỗi 1/4 chân - 3/4 ngụy. Xin chân thành cảm ơn những người đã bỏ công sức dịch tác phẩm này ra tiếng Việt!

bác cứ thoải mái, vì ts cũng chỉ mới đọc qua quyển 1, lý thuyết không có sự nhất quán trong đó, cái này đá cái kia nên không tin. đây cũng là do mắc bệnh đọc lão Tử: phải có tính hoài nghi; hoài nghi cả những cái không biết mà hoài nghi cả những gì mình đã biết rồi.

Thôi để ts đọc thêm vài quyển nữa nhờ các bác chỉ dạy; chứ post từng khúc lên thì cái luận không có hệ thống sẽ không dẫn đi đến đâu cả. Hihihihi

Còn việc cám ơn bác Lesoi đã dịch sách cho mọi người đi sau học hỏi là quá tốt rồi; tuy nhiên, bác Lesoi cũng chẳng muốn gì chúng ta cám ơn; chỉ mong muốn được người khác cám ơn thì chắc gì bác lesoi đã dịch sách này.

Có gì mong các bác cứ chỉ dạy thêm.

Thân

hieunv74
12-07-16, 18:03
Các bác đọc kỹ đoạn này ở quyển 1:
"...Là lấy vạn vật không phải âm dương hợp thể thì không thể hóa sinh vậy. Đã là âm dương hợp thể, rồi mới đến Xuân sinh mà Thu thành, cho nên thứ 3 viết là mộc, thứ 4 viết là kim. Tượng thủy có chỗ nối liền, hỏa có chỗ ẩn tàng, mộc có chỗ phát sinh, kim có chỗ ly biệt, chớ không phải tất cả đều dựa vào thổ mà sau mới thành vậy. Cho nên kim mộc thủy hỏa đều chờ thổ mà mới sau. Bao gồm số của thổ, lấy 5 định sẵn, thì thủy là 6, hỏa 7, mộc 8, kim 9; thổ thường lấy 5 là số sinh không thể đến 10, thổ không đợi 10 để thành, là số sinh thành đều lấy 5 để hợp lại. ..."

hieunv74
12-07-16, 18:21
Quyển 1 là nền tảng, nên TS nhờ các bác có thể giải thích thêm phần - Phần Luận Ngũ hành Sinh Khắc:

"Ngũ hành tương sinh tương khắc, lý là tự nhiên. Thập can thập nhị chi, lục khí ngũ vận, năm tháng ngày giờ đều lập từ chỗ này, lại lấy làm dụng, ở trời thì là khí: Hàn, Thử, Táo, Thấp, Phong; ở đất thì thành hình: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Hình khí tương cảm mà hóa sinh vạn vật, chỗ này là nhớ kỹ tạo hóa sinh thành vậy. Nguyên kỳ diệu dụng, có thể nói là vô cùng tận vậy.

+ Mộc chủ ở phía đông, ứng mùa xuân. Mộc nói là Xúc vậy, dương khí xúc động, tỏa ra đất mà sinh vậy. Thủy chảy xu về phía đông để sinh mộc vậy; mộc phát ở trên mà che ở dưới, chính là Chất tự nhiên vậy.

+ Hỏa chủ ở phía nam, ứng ở mùa hạ. Hỏa nói là Hóa vậy, là hủy vậy, dương ở trên, âm ở dưới; hủy nhưng mà thịnh mà biến hóa vạn vật vậy. Khoan mộc lấy hỏa, chỗ mộc sinh vậy. Nhưng hỏa không có chính thể, là bản thể là mộc (??) vậy. Xuất lấy ứng vật, hết mà lại nhập, chính là Khí tự nhiên vậy.

+ Kim chủ ở hướng tây, ứng là mùa thu. Kim nói là Cấm vậy, âm khí mới cấm đoán vạn vật mà thu lại, đãi cát tìm vàng, là chỗ thổ sinh vậy. Sinh ở thổ mà tách ra ở thổ, chính là Hình thể tự nhiên vậy.

+ Thủy chủ ở phía bắc, ứng với mùa đông. Thủy nói là Nhuận vậy. Âm khí nhu nhuận, đảm nhận nuôi dưỡng vạn vật vậy. Thủy ở phía tây và đông, chỗ kim sinh vậy. Thủy chảy quanh co, thuận xuống mà thông, chính là Tính chất tự nhiên vậy.

+ Thổ chủ ở trung ương, kiêm vị trí tây nam, ứng ở sinh trưởng mùa hạ. Thổ nói là Thổ vậy, hàm chứa thổ của vạn vật, tương sinh là xuất, tương tử là quy, là nhà của vạn vật. Cho nên sinh trưởng ở cuối mùa hạ, chỗ hỏa sinh vậy. Thổ hoặc là gánh nhận thủy, thủy chính là ngược với thổ, nghĩa tự nhiên vậy...."
---
Tại sao nói bản thể của thủy ở Mộc mà không phải ở thủy?
Chất (bản thể) tại mà Tính khí ở Thủy?
Hình ở Hỏa mà Khí lại ở Kim là sao vậy?
Thổ là nhà của vạn vật sao lại nói Thổ gánh nhận Thủy (mộc kim hỏa thì sao?), thủy chính là ngược thổ là Nghĩa tự nhiên?

hieunv74
12-07-16, 21:20
Luận Can Chi nguyên lưu
( Nguồn gốc Can Chi)
"... Cho nên tên Can Chi là do lúc Thiên Hoàng bắt đầu quy định, còn họ Địa Hoàng thì định là Tam Thần, đạo phân ra ngày đêm, lấy 30 ngày là một tháng, mà chỗ tất cả can chi mới bắt đầu phối. ...."

Trước đây lịch có số ngày như vậy không cũng là 1 điều cần làm sáng tỏ!

hieunv74
12-07-16, 21:22
Luận Nạp âm thủ Tượng

"... Xưa kia, Hoàng Đế đem Giáp Tý phân ra khinh trọng mà phối thành lục thập, hiệu là Hoa Giáp Tý, chữ Hoa trở thành áo diệu, Thánh nhân mượn ý mà ví dụ, không thể chấp nê ý này. ..."

Vậy đó là chữ gì? tại sao không thể nê chấp? Nói ra lại chẳng nói, nên chẳng ai biết là cái gì?

@uyet
13-07-16, 11:17
hic hic, bác thắc mắc những cái tôi cũng thắc mắc. Tôi nghĩ có một số ý chưa được rõ là do chuyển tải ngôn ngữ khi dịch sang tiếng Việt thôi. Ví dụ:

Các bác đọc kỹ đoạn này ở quyển 1:
"...Là lấy vạn vật không phải âm dương hợp thể thì không thể hóa sinh vậy. Đã là âm dương hợp thể, rồi mới đến Xuân sinh mà Thu thành, cho nên thứ 3 viết là mộc, thứ 4 viết là kim. Tượng thủy có chỗ nối liền, hỏa có chỗ ẩn tàng, mộc có chỗ phát sinh, kim có chỗ ly biệt, chớ không phải tất cả đều dựa vào thổ mà sau mới thành vậy. Cho nên kim mộc thủy hỏa đều chờ thổ mà mới sau. Bao gồm số của thổ, lấy 5 định sẵn, thì thủy là 6, hỏa 7, mộc 8, kim 9; thổ thường lấy 5 là số sinh không thể đến 10, thổ không đợi 10 để thành, là số sinh thành đều lấy 5 để hợp lại. ..."
"...是以萬物非陰陽合體則不能化生也. 既陰陽合體, 然後而春生而秋成, 故次三曰木, 次四曰金. 蓋水有所屬, 火有所藏, 木有所發, 金有所別, 莫不皆因土而後成也. 故金木水火皆待土而後成. 兼其土數, 五以成之, 則水六, 火七, 木八, 金九; 土常以五之生數不可至十者, 土不待十以成, 是生成之數皆五以合之. 明大衍之數, 由是以立, 則萬物豈能逃其數哉?"
Thị dĩ vạn vật phi âm dương hợp thể tắc bất năng hóa sinh dã. Ký âm dương hợp thể, nhiên hậu nhi xuân sinh nhi thu thành, cố thứ tam viết mộc, thứ tứ viết kim. Cái thủy hữu sở chúc, hỏa hữu sở tàng, mộc hữu sở phát, kim hữu sở biệt, mạc bất giai nhân thổ nhi hậu thành dã. Cố kim mộc thủy hỏa giai đãi thổ nhi hậu thành. Kiêm kỳ thổ sổ, ngũ dĩ thành chi, tắc thủy lục, hỏa thất, mộc bát, kim cửu; thổ thường dĩ ngũ chi sinh sổ bất khả chí thập giả, thổ bất đãi thập dĩ thành, thị sinh thành chi sổ giai ngũ dĩ hợp chi. Minh đại diễn chi sổ, do thị dĩ lập, tắc vạn vật khởi năng đào kỳ sổ tai?


Tại sao nói bản thể của thủy ở Mộc mà không phải ở thủy?

Câu này hình như không có!? mà trong bản dịch là "Nhưng hỏa không có chính thể, mà bản thể là mộc"


Thổ là nhà của vạn vật sao lại nói Thổ gánh nhận Thủy (mộc kim hỏa thì sao?), thủy chính là ngược thổ là Nghĩa tự nhiên?
Xem lại bản dịch của anhngoc: "Thổ chủ ở trung ương kiêm ở vị Tây nam ứng vào trưởng hạ. Thổ còn gọi là thổ (nhả) vậy, ngậm nhả vạn vật, hể sanh thì xuất, hể tử thì quy về, là nhà của vạn vật cho nên trưởng ở Hạ và là sanh thành ra Hỏa mộc vậy"
hoặc tham khảo 1 bản gốc:
"土主於中央, 兼位西南, 應于長夏. 土之爲言吐也, 含吐萬物, 將生者出, 將死者歸, 爲萬物家. 故長於夏末, 火所生也. 土或勝水, 水乃反土, 自然之義也"
"Thổ chủ vu trung ương, kiêm vị tây nam, ứng vu trường hạ. Thổ chi vi ngôn thổ dã, hàm thổ vạn vật, tương sinh giả xuất, tương tử giả quy, vi vạn vật gia. Cố trường vu hạ mạt, hỏa sở sinh dã. Thổ hoặc thắng thủy, thủy nãi phản thổ, tự nhiên chi nghĩa dã"

hieunv74
13-07-16, 12:01
Lại nói tiếp:
".. .Quyển 1: Luận Can Chi nguyên lưu
( Nguồn gốc Can Chi)
Nói về Can giống như thân cây, cường mà thành dương; Chi giống như cành cây, nhược mà thành âm. Xưa để lại đạo trời đất là rất rõ ràng, biểu đạt âm dương thành Tam Tài. Đứng đầu là vua sau khi trời đất đã phân chia, trước có trời mà sau có đất, thuận theo sự hóa khí mà con người sinh ra ở chỗ này, cho nên Thiên Hoàng là một họ mà có đủ 3 người, tiếp theo là họ Bàn Cổ lấy để cai trị, viết là Thiên linh đạm bạc, Vô vi mà người phàm tục tự cảm hóa, mới quy định tên là Can Chi, định lấy chỗ năm.....

Quyển 2: Luận Thiên can âm dương sinh tử

Luận Nhân Nguyên ti sự
Nói Nhất Khí hỗn độn, hình chất chưa tách ra, sao biết âm dương?

Bắt đầu Thái thuỷ, một tách thành ba, phút chốc liền phân chia, trời được mà thanh nhẹ là dương, đất được mà nặng đục là âm, con người ở giữa trời đất, chịu khí âm dương xung hòa. Cho nên ở đây thanh nhẹ là thập can, chủ Lộc, gọi là Thiên nguyên, nặng đục là thập nhị chi, chủ bản thân, gọi là Địa nguyên, trời đất nhiều mà chính vị, mới hình thành ở giữa trời đất, chính là chỗ gọi con người vậy...."

hieunv74
13-07-16, 12:11
hic hic, bác thắc mắc những cái tôi cũng thắc mắc. Tôi nghĩ có một số ý chưa được rõ là do chuyển tải ngôn ngữ khi dịch sang tiếng Việt thôi. Ví dụ:

"...是以萬物非陰陽合體則不能化生也. 既陰陽合體, 然後而春生而秋成, 故次三曰木, 次四曰金. 蓋水有所屬, 火有所藏, 木有所發, 金有所別, 莫不皆因土而後成也. 故金木水火皆待土而後成. 兼其土數, 五以成之, 則水六, 火七, 木八, 金九; 土常以五之生數不可至十者, 土不待十以成, 是生成之數皆五以合之. 明大衍之數, 由是以立, 則萬物豈能逃其數哉?"
Thị dĩ vạn vật phi âm dương hợp thể tắc bất năng hóa sinh dã. Ký âm dương hợp thể, nhiên hậu nhi xuân sinh nhi thu thành, cố thứ tam viết mộc, thứ tứ viết kim. Cái thủy hữu sở chúc, hỏa hữu sở tàng, mộc hữu sở phát, kim hữu sở biệt, mạc bất giai nhân thổ nhi hậu thành dã. Cố kim mộc thủy hỏa giai đãi thổ nhi hậu thành. Kiêm kỳ thổ sổ, ngũ dĩ thành chi, tắc thủy lục, hỏa thất, mộc bát, kim cửu; thổ thường dĩ ngũ chi sinh sổ bất khả chí thập giả, thổ bất đãi thập dĩ thành, thị sinh thành chi sổ giai ngũ dĩ hợp chi. Minh đại diễn chi sổ, do thị dĩ lập, tắc vạn vật khởi năng đào kỳ sổ tai?

Câu này hình như không có!? mà trong bản dịch là "Nhưng hỏa không có chính thể, mà bản thể là mộc"

Xem lại bản dịch của anhngoc: "Thổ chủ ở trung ương kiêm ở vị Tây nam ứng vào trưởng hạ. Thổ còn gọi là thổ (nhả) vậy, ngậm nhả vạn vật, hể sanh thì xuất, hể tử thì quy về, là nhà của vạn vật cho nên trưởng ở Hạ và là sanh thành ra Hỏa mộc vậy"
hoặc tham khảo 1 bản gốc:
"土主於中央, 兼位西南, 應于長夏. 土之爲言吐也, 含吐萬物, 將生者出, 將死者歸, 爲萬物家. 故長於夏末, 火所生也. 土或勝水, 水乃反土, 自然之義也"
"Thổ chủ vu trung ương, kiêm vị tây nam, ứng vu trường hạ. Thổ chi vi ngôn thổ dã, hàm thổ vạn vật, tương sinh giả xuất, tương tử giả quy, vi vạn vật gia. Cố trường vu hạ mạt, hỏa sở sinh dã. Thổ hoặc thắng thủy, thủy nãi phản thổ, tự nhiên chi nghĩa dã"

ts xin lược bỏ một số chỗ không cần thiết nhé:

+Mộc chủ ở phía đông, ứng mùa xuân. Mộc nói là Xúc vậy, dương khí xúc động, tỏa ra đất mà sinh vậy - chính là Chất tự nhiên vậy ---> từ đó mà suy Thu vào là bản chất của Kim; Thăng lên là bản chất của dương, dáng xuống là Bản chất của âm.

+ Hỏa chủ ở phía nam, ứng ở mùa hạ. Hỏa nói là Hóa vậy, là hủy vậy, dương ở trên, âm ở dưới; hủy nhưng mà thịnh mà biến hóa vạn vật vậy. Nhưng hỏa không có chính thể, là bản thể là mộc vậy. Xuất lấy ứng vật, hết mà lại nhập, chính là Khí tự nhiên vậy -> Thăng lên là khí tự nhiên của hỏa.

+ Kim chủ ở hướng tây, ứng là mùa thu. Kim nói là Cấm vậy, âm khí mới cấm đoán vạn vật mà thu lại, đãi cát tìm vàng, là chỗ thổ sinh vậy. Sinh ở thổ mà tách ra ở thổ, chính là Hình thể tự nhiên vậy -> Thu lại là hình tướng / Tính khí của Kim; cũng như tán ra là tính khí của Mộc - - Bản ở đâu?

+ Thủy chủ ở phía bắc, ứng với mùa đông. Thủy nói là Nhuận vậy. Âm khí nhu nhuận, đảm nhận nuôi dưỡng vạn vật vậy. Thủy chảy quanh co, thuận xuống mà thông, chính là Tính chất tự nhiên vậy. -> Tính khí của thủy phải là giáng xuống - Bản ở đâu?

Đàm vài câu cùng bác thôi. chứ còn nguyên lý thể dụng đều nằm trong Hà Đồ hết cả - cứ lấy đấy mà quy chiếu ra thì sẽ thấy ngay! để tiểu sinh viết 1 tí post lại về cái Thể dụng cùng bác Uyet chơi trong thời gian rảnh nhé. Hihihi

hieunv74
13-07-16, 12:52
Hình như bác Quyết là dịch giả của TMTH nên bác nóng cũng đúng; thôi ts tạ lỗi chê bác; nên sẽ đàm với bác 1 bài nữa để rõ phần này (phần này thì không dịch ở đâu, nên bác cứ vô tư phê phán nhé):

Dịch nói: vật vật nhất thái cực - như con người có Tâm và Thân / tâm là cái bản thể còn thân là cái hình tướng biểu hiện ra bên ngoài. Nên phật cũng có khái niệm Chân như (bản thể) và hình tướng (vạn pháp); vậy thì bản thể với hình tướng cũng chỉ là một vật, nhưng nhìn dưới góc độ khác nhau mà thôi (lưỡng nguyên); nhưng nếu nhìn 2 mặt là một thì là lượng nguyên nhất cực vậy.

Vậy thì xét bản thể và tính khí của Kim mộc thủy hỏa thổ thì cũng vậy; bản thể và tính khí của thủy thì phải gửi tại thủy; bản thể của hỏa phải gửi ở hỏa sao lại đem cho ông Mộc vậy.

+ Thủy khí (1), dương khí hạ sinh: Cái Tính thủy khí (khí lạnh) giáng xuống, nhưng muốn xuống dưới thì phải có Nguyên-Gốc (bản thể) phải ở trên, đây là cái nguyên gốc thủy ở trên là Vô hình (hư); cái Tính của Thủy lại ở dưới mà tạo hóa đã an bài. Nói, thiên khí giáng xuống.
+ Hỏa khí (2), âm khí thượng sinh: Cái tính hỏa khí (khí nóng) thăng lên trên, nhưng muốn bốc lên thì phải có Nguyên gốc ở dưới, đây là cái nguyên gốc Hỏa phải ở dưới là vô hình; cái tính của Hỏa khí lại ở trên. Địa khí thăng lên.
....
-> Để rồi, khi chúng ta phối 2 khí âm dương, xét như quẻ thái để thấy sự thăng giáng giao hòa của Tính khí của Càn khôn- biểu hiện ở tượng/ hình thăng giáng mà gặp nhau: TÁN RA (1 ra) mà vạn vật sinh thành.

Chính vì thế quẻ bĩ thì ngược lại: xét về sự thăng giáng mà nói thì cái bản thể+tính khí của càn một nơi; của khôn một nẻo nên không gặp nhau - vạn vật không giao hòa, bản + tính thu lại 1 chỗ gọi là TỤ (1 vào): mà suy hủy.

Nên, đạo nói nhất âm nhất dương là đạo; hay đạo cũng chỉ là 1 thăng 1 giáng, 1 động 1 tĩnh; 1 ra một vào mà thành.

Chính vì, nguyên lý trên mà nói Mộc ở phương đông, xúc động phát khóc mà bắn nước mặt ra (tỏa ra) là tính của Mộc; nhưng để tỏa ra được thì bản thể của mộc phải ở trong (1 trong 1 ngoài);
Kim ở hướng tây âm khí cấm đoán mà vạn vật có tính thu tàng lại (tướng tàng) muốn tàng được thì bản thể phải ở ngoài mà tụ vào trong (1 ngoài 1 trong); tương tự thì Thủy hỏa - 1 trên 1 dưới/ 1 thăng 1 giáng. Chỉ có như vậy thôi mà viết bao nhiêu sách không thể đọc hết; càng viết càng sai là vậy! ts đọc đến đâu quy chiếu đến đấy nên thấy mù mờ và lẫn lôn hết cả, không biết đâu là chân đâu là giả cả!

Nguyên lý thăng giáng trên, lão có đọc đoạn này không:

".... Bính Ngọ Đinh Mùi, khí đang thăng giáng, vị trí hoả ở cao minh, có thủy sung tác mà làm mưa dầm, lấy thuỷ được hỏa giúp, duy chỉ có trên trời mới có, cho nên viết là Thiên Hà thủy;....."

Ở đây không phải là thủy được hỏa giúp mà bản chất phải nói là hỏa được thủy giúp; sau đó thủy giúp lại mà thôi :202::202::202:

https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C6%B0a#/media/File:Watercyclevietnamesehigh.jpg

https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C6%B0a#/media/File:Watercyclevietnamesehigh.jpg

hiihhihihi

@uyet
13-07-16, 13:08
Hình như bác Quyết là dịch giả của TMTH nên bác nóng cũng đúng; thôi ts tạ lỗi chê bác; nên sẽ đàm với bác 1 bài nữa để rõ phần này (phần này thì không dịch ở đâu, nên bác cứ vô tư phê phán nhé):


hì hì, cái này thì bác đoán sai hoàn toàn rồi! Tôi không có liên quan chi hết mà chỉ là khách vãng lai.

@uyet
13-07-16, 13:28
bản thể và tính khí của thủy thì phải gửi tại thủy; bản thể của hỏa phải gửi ở hỏa sao lại đem cho ông Mộc vậy.

Bỏ qua kim, mộc, thủy, thổ, bác thử cho ví dụ về thể của hỏa trong tự nhiên được không?


Đàm vài câu cùng bác thôi. chứ còn nguyên lý thể dụng đều nằm trong Hà Đồ hết cả
Cảm ơn bác hieunv74, bác nói thêm về dịch, về hà đồ lạc thư được không ạ vì kiến thức của tôi về mấy cái này rất mù mờ.
Chân thành cảm ơn bác.


".... Bính Ngọ Đinh Mùi, khí đang thăng giáng, vị trí hoả ở cao minh, có thủy sung tác mà làm mưa dầm, lấy thuỷ được hỏa giúp, duy chỉ có trên trời mới có, cho nên viết là Thiên Hà thủy;....."

Thực sự trong Tam mệnh hay các sách khác viết về Nạp âm tôi đọc mãi vẫn không hiểu, tại sao lại là Thiên Hà Thủy, tại sao lại cách bát sinh tử... hic hic

Xem nick bác tôi rất khâm phục bác, bác nghiên cứu sâu rộng nhiều môn huyền học. Mong được bác chỉ giáo nhiều.

hieunv74
13-07-16, 22:05
Bỏ qua kim, mộc, thủy, thổ, bác thử cho ví dụ về thể của hỏa trong tự nhiên được không?

Cảm ơn bác hieunv74, bác nói thêm về dịch, về hà đồ lạc thư được không ạ vì kiến thức của tôi về mấy cái này rất mù mờ.
Chân thành cảm ơn bác.

Thực sự trong Tam mệnh hay các sách khác viết về Nạp âm tôi đọc mãi vẫn không hiểu, tại sao lại là Thiên Hà Thủy, tại sao lại cách bát sinh tử... hic hic

Xem nick bác tôi rất khâm phục bác, bác nghiên cứu sâu rộng nhiều môn huyền học. Mong được bác chỉ giáo nhiều.

Tìm thấy bản hỏa ở phía đối tính của nó đấy (tại sao thủy hỏa lại có thủy hỏa ký tế, thủy hỏa vị tế), hihihhi

Hà đồ nói thì rất nhiều nhưng cứ ngắm đồ áp dụng dần khoảng 1-2 năm có thể viết được 50-100 trang về hà đồ. Thế là tạm ổn.

Nạp âm sẽ giải thích được rất nhiều thứ nên đọc dù không hiểu: ts không thích nói chi tiết, vì mỗi người hiểu khác nhau dẫn đến ném đá hội nghị; ts chỉ thích nói chung chung, còn chi tiết mọi người nên tự tìm hiểu; Nói thì rất logic, nhưng ĐÃ CÓ AI NGHI NGỜ CÁI NÀY CHƯA? BẮT ĐẦU TỪ THỦY tại cái mà lão cho là Chân TMTH:

"...1 viết Thủy, 2 viết Hỏa, 3 viết Mộc, 4 viết Kim, 5 viết Thổ, đều có chỗ tự nhiên. Thủy, Tý ở Bắc phương vậy, Tý, 1 là dương, là số dương vậy, cho nên Thủy viết là Nhất; Hỏa, Ngọ ở Nam phương vậy, Ngọ, 2 là âm , là số âm vậy, cho nên hỏa viết là Nhị; mộc ở Đông phương, Đông, là dương vậy, là 3, là số lẻ, cũng là dương vậy, cho nên mộc viết là Tam; kim ở Tây phương, Tây, là âm vậy, 4 là số chẵn, cũng là âm vậy, cho nên kim viết là Tứ; thổ ứng Tây Nam cuối mùa Hạ, là số 5, là số lẻ, cũng là số dương vậy, cho nên thổ viết là Ngũ. Bởi thế nói, số là lấy âm dương mà phối vậy. Nếu khảo sát nghĩa sâu, thì thủy sinh ở 1. Trời đất chưa phân chia, lúc ban đầu chưa thành vạn vật, chớ không phải thấy ở thủy trước, cho nên 《 Linh Xu kinh 》 viết: "Thái Nhất, tôn danh là Thủy. Tiên Thiên là mẹ của địa, là nguồn gốc tiếp nối sinh ra vạn vật". Để chứng nghiệm hiện tại, phôi quả hạt chưa thành cây cỏ, động vật có chân giống con người, thai noãn, thai phôi đều là thủy vậy, sao không lấy là số Nhất? Cùng tụ ở thủy mà hóa thành hình thể, chớ nói không bị khí âm dương ở trong mà sau đó mới thành. ..."

Từ trên mà suy ra tam hợp THỦY cục: Thân - Tý- Thìn = Sinh - Vượng - Mộ --> Tý thủy vừa sinh ra đã VƯỢNG rồi thế lớn lên thì gọi là gì? thế Sinh và Mộ nằm ở đâu mới hợp lý trong chu kỳ sinh-thành-suy-hủy??

Nếu Tý vượng có vấn đề thì: cái MẠNH - TRỌNG - QUÝ còn có hợp nữa không?

Thôi nói nhiều tỷ lệ ném đã lại tăng lên không phải 3/4 nữa thì chết.


Thực sự trong Tam mệnh hay các sách khác viết về Nạp âm tôi đọc mãi vẫn không hiểu, tại sao lại là Thiên Hà Thủy, tại sao lại cách bát sinh tử... hic hic

Đọc về nạp âm ngũ hành sâu sẽ giải tích đươc điều bên trên; cách 8 sinh con - là phương thức nạp âm ngũ hành dụng âm nhạc cứ 7 nốt, đến nốt thứ 8 là đồng âm , ví dụ: Đồ rê mi fa son la si - đồ Đồ rê mi fa son la si - Đồ rê mi fa son la si .....

Như đồ cách 8 lại đến đồ; son cách 8 lại là son - trong âm nhạc là đồ âm -> dịch nói: đồng thanh tương ứng mà đồng khí tương cầu là vậy ---> Cứ cách 8 tại ra: 1 cặp tam hợp hoàn hảo không! ........................

Đọc sâu tiếp sẽ thấy: tại sao Thủy lại sinh mộc,....... mà không phải là sinh cái khác! Nói chung là rất nhiều thứ trong này, không biết nói từ đâu là đầu đâu là đuôi cả!

Hihihihi

@uyet
14-07-16, 16:07
Đọc về nạp âm ngũ hành sâu sẽ giải tích đươc điều bên trên; cách 8 sinh con - là phương thức nạp âm ngũ hành dụng âm nhạc cứ 7 nốt, đến nốt thứ 8 là đồng âm , ví dụ: Đồ rê mi fa son la si - đồ Đồ rê mi fa son la si - Đồ rê mi fa son la si .....

Như đồ cách 8 lại đến đồ; son cách 8 lại là son - trong âm nhạc là đồ âm -> dịch nói: đồng thanh tương ứng mà đồng khí tương cầu là vậy ---> Cứ cách 8 tại ra: 1 cặp tam hợp hoàn hảo không! ........................


Vâng cảm ơn bác hieunv74, bác cho hỏi thêm là như vậy chẳng hóa ra Nạp âm là từ âm nhạc mà ra hay sao?

hieunv74
14-07-16, 19:16
Lão về học nhạc họa đi, cứ đàn ca Sáo nhị cũng cứu được khối người, học huyền học lam gì cho mệt.
Hihi

@uyet
14-07-16, 21:20
hì hì, sở thích của tôi là cầm phổ, bác còn khúc cổ phổ nào tấu nốt, tôi vẫn đang sửa tai lắng nghe đây!
Nói thật, khúc nạp âm bác tấu dở ẹc mà cứ cố là sao nhỉ... hihi

hieunv74
15-07-16, 08:46
hì hì, sở thích của tôi là cầm phổ, bác còn khúc cổ phổ nào tấu nốt, tôi vẫn đang sửa tai lắng nghe đây!
Nói thật, khúc nạp âm bác tấu dở ẹc mà cứ cố là sao nhỉ... hihi

Bac cu Tự ngộ đi, ta và mọi người đều vô minh cả; nhưng không thể đem trình của mình ra tranh đua hơn thua được , hihi

hieunv74
15-07-16, 08:50
Con người lạ lắm phải không tôi; ví như đi biển thấy phúc đăng hoả thì bảo mờ lắm; nhưng khi đâm phải đá rồi thì lại bảo sao cái đèn lại không nói cho ta biết đường nhỉ
Hihihihi

hieunv74
15-07-16, 08:57
tất cả mọi người co tìm thấy được 1 con vật nào trong 60 hoa giáp; đó là sự khác nhau giữa vô minh và vô vi (trong phật thì nói tứ bền giai khong; lão nói là Đức ; mạnh tử nói là vo vi)
Hihihi

VinhL
15-07-16, 09:17
Lão Hieunv74,
Hỏi đệ tại sao nạp âm lại cần tới hai can chi, một không đủ sao?

Why? Why? Why?
Không biết cái này căn cứ vào hiện tượng gì trong thiên nhiên nhỉ?

hieunv74
15-07-16, 09:33
Lão Hieunv74,
Hỏi đệ tại sao nạp âm lại cần tới hai can chi, một không đủ sao?

Why? Why? Why?
Không biết cái này căn cứ vào hiện tượng gì trong thiên nhiên nhỉ?

Vì phân chia chu kỳ vận khí ( như thái bĩ trong dịch); nên cần hai can chi (1 âm 1 dương) là vậy

Hi hihi

@uyet
15-07-16, 10:18
Bac cu Tự ngộ đi, ta và mọi người đều vô minh cả; nhưng không thể đem trình của mình ra tranh đua hơn thua được , hihi

Bác cứ vô minh dư thế này ngay từ đầu có phải tốt hơn không, ngộ hay không đâu không cần nói ra. Rắn là loài bò sát... không chân, hihi
chúc bác hoan hỷ.

VinhL
15-07-16, 11:42
Vì phân chia chu kỳ vận khí ( như thái bĩ trong dịch); nên cần hai can chi (1 âm 1 dương) là vậy

Hi hihi

Âm là sóng (Wave), để có thể di chuyển trong không gian cho nên phải lên rồi xuống, giống như điện hai chiều, dương rồi đến âm.

Coi cái hình Sine wave thì rỏ nhất âm nhất dương nhĩ.

http://www.technologyuk.net/mathematics/trigonometry/images/trigonometry_0030.gif


Thật ra nếu hiểu được phương pháp sắp đặt của Nạp Âm thì có thể nạp Giáp Tý cho 4 hành củng được. Giáp Tý Ất Sửu có thể nạp cho Mộc Thủy Hỏa đều được à. Vậy mới đủ bộ âm nhạc chứ!!!
Chẳng những vậy theo mấy cụ thì Âm nạp vòng nghịch theo Hà Đồ, ai cấm nạp theo vòng Thuận nhỉ? Nạp âm vòng thuận củng được luôn.


Hihihihihihihi

hieunv74
15-07-16, 12:25
Bác cứ vô minh dư thế này ngay từ đầu có phải tốt hơn không, ngộ hay không đâu không cần nói ra. Rắn là loài bò sát... không chân, hihi
chúc bác hoan hỷ.

Bác không đọc phật học, sau 40 phật tổ đi truyền đạo, thì phật nói: "ta chưa từng nói lời nào",

Phật còn vậy chứ nói gì đến chúng sinh!
Hihi

hieunv74
15-07-16, 12:27
Âm là sóng (Wave), để có thể di chuyển trong không gian cho nên phải lên rồi xuống, giống như điện hai chiều, dương rồi đến âm.

Coi cái hình Sine wave thì rỏ nhất âm nhất dương nhĩ.


Thật ra nếu hiểu được phương pháp sắp đặt của Nạp Âm thì có thể nạp Giáp Tý cho 4 hành củng được. Giáp Tý Ất Sửu có thể nạp cho Mộc Thủy Hỏa đều được à. Vậy mới đủ bộ âm nhạc chứ!!!
Chẳng những vậy theo mấy cụ thì Âm nạp vòng nghịch theo Hà Đồ, ai cấm nạp theo vòng Thuận nhỉ? Nạp âm vòng thuận củng được luôn.


Hihihihihihihi
Đúng vậy, nếu xét thuận nghịch thì 60 chua đủ là vậy

Mất hình rồi lão VInhL ơi.
Hihihi

VinhL
15-07-16, 12:43
Bỏ qua kim, mộc, thủy, thổ, bác thử cho ví dụ về thể của hỏa trong tự nhiên được không?

Cảm ơn bác hieunv74, bác nói thêm về dịch, về hà đồ lạc thư được không ạ vì kiến thức của tôi về mấy cái này rất mù mờ.
Chân thành cảm ơn bác.

Thực sự trong Tam mệnh hay các sách khác viết về Nạp âm tôi đọc mãi vẫn không hiểu, tại sao lại là Thiên Hà Thủy, tại sao lại cách bát sinh tử... hic hic

Xem nick bác tôi rất khâm phục bác, bác nghiên cứu sâu rộng nhiều môn huyền học. Mong được bác chỉ giáo nhiều.


Thiện Tai Tại Thiên,
Mấy kiến thức này tìm trên mạng là có, lão Hieunv74 có khổ tâm nên không nói, nhưng tiểu sinh thấy vấn đề nạp âm này nên phơi triễn ra để mọi người khỏi cứ nhất óc mò kim đáy biển. Hihihihihi

Tặng bạn máy câu:

水旺金藏曰海中
Thủy vượng kim tàng viết Hải Trung
水中有源曰澗下
Thủy trung hữu nguyên viết Giản Hạ
陰內含陽曰霹靂
Âm nội hàm dương viết Phích Lịch
水土相須曰壁上
Thủy thổ tương tu viết Bích Thượng
一陽始動曰扶桑
Nhất dương thủy động viết Phù Tang
木盛金絕曰金箔
Mộc thịnh kim tuyệt viết Kim Bạc
乙卯長生曰大溪
Ất mão trường sinh viết Đại Khê
木旺火生曰爐中
Mộc vượng hỏa sinh viết Lô Trung
水上生病曰城頭
Thủy thượng sinh bệnh viết Thành Đầu
庚辛臨官曰松柏
Canh tân lâm quan viết Tùng Bách
金養色明曰白蠟
Kim dưỡng sắc minh viết Bạch Lạp
墓胎東歸曰長流
Mộ thai đông quy viết Trường Lưu
土之掩覆曰覆燈
Thổ chi yểm phúc viết Phúc Đăng
土墓不厚曰沙中
Thổ mộ bất hậu viết Sa Trung
土墓木盛曰大林
Thổ mộ mộc thịnh viết Đại Lâm
火盛金潛曰沙石
Hỏa thịnh kim tiềm viết Sa Thạch
水臨其上曰天河
Thủy lâm kỳ thượng viết Thiên Hà
火旺上炎曰天上
Hỏa vượng thượng viêm viết Thiên Thượng
庚午土胎曰路旁
Canh ngọ thổ thai viết Lộ Bàng
木當茂盛曰楊柳
Mộc đương mậu thịnh viết Dương Liễu
壬申金旺曰劍鋒
Nhâm thân kim vượng viết Kiếm Phong
秋金生水曰井泉
Thu kim sinh thủy viết Tỉnh Tuyền
丙丁火病曰山下
Bính đinh hỏa bệnh viết Sơn Hạ
戊己土病曰大驛
Mậu kỷ thổ bệnh viết Đại Dịch
秋旺木絕曰石榴
Thu vượng mộc tuyệt viết Thạch Lựu
庚辛衰木曰釵釧
Canh tân suy mộc viết Thoa Xuyến
壬癸帶旺曰大海
Nhâm quý đái vượng viết Đại Hải
甲戊火透曰山頭
Giáp mậu hỏa thấu viết Sơn Đầu
墓胎土燥曰屋上
Mộ thai thổ táo viết Ốc Thượng
戊己木養曰平地
Mậu kỷ mộc dưỡng viết Bình Địa
庚辛衰木曰釵釧
Canh Tân Suy Mộc viết Thoa Xuyến
壬癸帶旺曰大海
Nhâm Quý Đới Vượng viết Đại Hãi

Ngồi xuống lấy mấy vòng trường sinh ra an bài thì sẻ thấy huyền cơ!!!

Hihihihihihihihihi

Quên nửa:
Nguyên lý sắp đặt 5 hành không phải căn cứ vào vòng Tràng Sinh, nhưng dùng vòng Tràng sinh để định cường độ của nó.
Bính Ngọ, Đinh Mùi Thiên Hà Thủy, Thủy lâm kỳ thượng viết Thiên Hà.
Ngọ là chổ Mộ Thai của Thủy, và là chổ Quan Vượng của Hỏa.
Cho nên lấy tượng là Thủy trong Thiên Hà (vũ trụ). Ê da thủy trong vũ trụ thì hiếm không nhỉ?
rất rất rất rất rất là hiếm hiếm hiếm. Cho nên mới dí như nước trên lữa trời gần như không còn một giọt nào!)

Hihihihihihihihihi

hieunv74
15-07-16, 14:01
Tiểu đệ len đây học lão thôi, có dám chém gió gì đâu, hihihi

VinhL
15-07-16, 14:04
Tiểu đệ len đây học lão thôi, có dám chém gió gì đâu, hihihi

Tiểu sinh lên đây để down mấy quyển sách của lão đệ thôi!!!

Hihihihihihhii

Phong Thủy mà không có Phong thì làm gì có Thủy Lưu?
Phong đêm hơi nước lên thành mưa, nhờ mưa mới có thủy chảy, không thì chắc nó đọng ở mấy cái Hồ Thái Bình, Đại Tây, vv......
Càng chém thì gió càng bay, càng đưa lên, để nước tưới khắp nơi nơi.

Hahahahahahah

Chém chém chém

VinhL
15-07-16, 14:27
Thật ra cái quy luật cách bát tương sinh có chổ bất cập, vì chỉ sinh được 2 lần, như Kim sau hai lần cái sinh Hỏa. Không nhất quán.

Nạp âm còn cỏ mấy quy luật xuyên suốt từ đầu đến đuôi.

Hihihihihihihi

Ai chịu khó ngồi ngâm ngẫm nghỉ thì củng từ từ nhìn thấy thôi.

Ngoài ra lại còn cách nạp âm theo lục tử (6 quẻ của dịch).

hieunv74
15-07-16, 14:38
Thật ra cái quy luật cách bát tương sinh có chổ bất cập, vì chỉ sinh được 2 lần, như Kim sau hai lần cái sinh Hỏa. Không nhất quán.

Nạp âm còn cỏ mấy quy luật xuyên suốt từ đầu đến đuôi.

Hihihihihihihi

Ai chịu khó ngồi ngâm ngẫm nghỉ thì củng từ từ nhìn thấy thôi.

Ngoài ra lại còn cách nạp âm theo lục tử (6 quẻ của dịch).
Cái hay lại nằm ở chỗ bất cập, mới hồi hộp chứ, có cái gì hoàn hảo từ đầu đến cuối đâu, nếu vậy làm gì có hình sin; mà phải là đường thẳng chứ, đúng khong lão!
Hihihi

@uyet
15-07-16, 16:39
Thiện Tai Tại Thiên,
Mấy kiến thức này tìm trên mạng là có, lão Hieunv74 có khổ tâm nên không nói, nhưng tiểu sinh thấy vấn đề nạp âm này nên phơi triễn ra để mọi người khỏi cứ nhất óc mò kim đáy biển. Hihihihihi

Tặng bạn máy câu:

水旺金藏曰海中
Thủy vượng kim tàng viết Hải Trung
水中有源曰澗下
Thủy trung hữu nguyên viết Giản Hạ
陰內含陽曰霹靂
Âm nội hàm dương viết Phích Lịch
水土相須曰壁上
Thủy thổ tương tu viết Bích Thượng
一陽始動曰扶桑
Nhất dương thủy động viết Phù Tang
木盛金絕曰金箔
Mộc thịnh kim tuyệt viết Kim Bạc
乙卯長生曰大溪
Ất mão trường sinh viết Đại Khê
木旺火生曰爐中
Mộc vượng hỏa sinh viết Lô Trung
水上生病曰城頭
Thủy thượng sinh bệnh viết Thành Đầu
庚辛臨官曰松柏
Canh tân lâm quan viết Tùng Bách
金養色明曰白蠟
Kim dưỡng sắc minh viết Bạch Lạp
墓胎東歸曰長流
Mộ thai đông quy viết Trường Lưu
土之掩覆曰覆燈
Thổ chi yểm phúc viết Phúc Đăng
土墓不厚曰沙中
Thổ mộ bất hậu viết Sa Trung
土墓木盛曰大林
Thổ mộ mộc thịnh viết Đại Lâm
火盛金潛曰沙石
Hỏa thịnh kim tiềm viết Sa Thạch
水臨其上曰天河
Thủy lâm kỳ thượng viết Thiên Hà
火旺上炎曰天上
Hỏa vượng thượng viêm viết Thiên Thượng
庚午土胎曰路旁
Canh ngọ thổ thai viết Lộ Bàng
木當茂盛曰楊柳
Mộc đương mậu thịnh viết Dương Liễu
壬申金旺曰劍鋒
Nhâm thân kim vượng viết Kiếm Phong
秋金生水曰井泉
Thu kim sinh thủy viết Tỉnh Tuyền
丙丁火病曰山下
Bính đinh hỏa bệnh viết Sơn Hạ
戊己土病曰大驛
Mậu kỷ thổ bệnh viết Đại Dịch
秋旺木絕曰石榴
Thu vượng mộc tuyệt viết Thạch Lựu
庚辛衰木曰釵釧
Canh tân suy mộc viết Thoa Xuyến
壬癸帶旺曰大海
Nhâm quý đái vượng viết Đại Hải
甲戊火透曰山頭
Giáp mậu hỏa thấu viết Sơn Đầu
墓胎土燥曰屋上
Mộ thai thổ táo viết Ốc Thượng
戊己木養曰平地
Mậu kỷ mộc dưỡng viết Bình Địa
庚辛衰木曰釵釧
Canh Tân Suy Mộc viết Thoa Xuyến
壬癸帶旺曰大海
Nhâm Quý Đới Vượng viết Đại Hãi

Ngồi xuống lấy mấy vòng trường sinh ra an bài thì sẻ thấy huyền cơ!!!

Hihihihihihihihihi

Quên nửa:
Nguyên lý sắp đặt 5 hành không phải căn cứ vào vòng Tràng Sinh, nhưng dùng vòng Tràng sinh để định cường độ của nó.
Bính Ngọ, Đinh Mùi Thiên Hà Thủy, Thủy lâm kỳ thượng viết Thiên Hà.
Ngọ là chổ Mộ Thai của Thủy, và là chổ Quan Vượng của Hỏa.
Cho nên lấy tượng là Thủy trong Thiên Hà (vũ trụ). Ê da thủy trong vũ trụ thì hiếm không nhỉ?
rất rất rất rất rất là hiếm hiếm hiếm. Cho nên mới dí như nước trên lữa trời gần như không còn một giọt nào!)

Hihihihihihihihihi

Cảm ơn lão VinhL, tôi hỏi ý khác nhưng các lão duy lý nhiều quá... nhưng thôi, cứ coi như nó còn bí ẩn và vẫn dụng tốt vì thực tế nó vẫn đúng. hihi

Cái chủ đề Bát trạt của lão rất hay mặc dù tiểu sinh biết trước đó có sách (Hán) viết về nó rồi, rất cảm ơn tấm lòng chia sẻ của lão.

VinhL
16-07-16, 02:09
Cảm ơn lão VinhL, tôi hỏi ý khác nhưng các lão duy lý nhiều quá... nhưng thôi, cứ coi như nó còn bí ẩn và vẫn dụng tốt vì thực tế nó vẫn đúng. hihi

Cái chủ đề Bát trạt của lão rất hay mặc dù tiểu sinh biết trước đó có sách (Hán) viết về nó rồi, rất cảm ơn tấm lòng chia sẻ của lão.

Thật ra hơn phân nữa những gì tiểu sinh viết ỡ mục Bún Bách Trạt là không có trong sách vỡ. Nó là cái kết quả của cả 1 năm thời gian nghiên cứu nghiền ngẫm, cả ngàn tờ giấy náp họa rồi bỏ, rồi lại vẽ vẽ họa họa.

Lão thấy có ích thì thu dụng còn không thì cứ cho nó là một cái ngẫu nhiên trong không thời gian vậy.

Mà lão nói cái ý khác của Nạp âm là ý gì vậy?

Hihihihihihihi

hieunv74
16-07-16, 09:54
Thật ra hơn phân nữa những gì tiểu sinh viết ỡ mục Bún Bách Trạt là không có trong sách vỡ. Nó là cái kết quả của cả 1 năm thời gian nghiên cứu nghiền ngẫm, cả ngàn tờ giấy náp họa rồi bỏ, rồi lại vẽ vẽ họa họa.

Lão thấy có ích thì thu dụng còn không thì cứ cho nó là một cái ngẫu nhiên trong không thời gian vậy.

Mà lão nói cái ý khác của Nạp âm là ý gì vậy?

Hihihihihihihi

T-san-si!

Khakhakha :107::107::107:

hieunv74
16-07-16, 09:59
Bỏ qua kim, mộc, thủy, thổ, bác thử cho ví dụ về thể của hỏa trong tự nhiên được không?



Hỏa trong tự nhiên: xem phim này sẽ thấy được rất nhiều loại hỏa! Phim ảnh rất nhiều, nhưng không ai để ý đến nó (vì T-S-Si) quá.

https://www.youtube.com/watch?v=LISyPADk4Qw

&
https://www.youtube.com/watch?v=NnGJQqc4Pfc

:004::004::004:

hieunv74
16-07-16, 11:16
Âm là sóng (Wave), để có thể di chuyển trong không gian cho nên phải lên rồi xuống, giống như điện hai chiều, dương rồi đến âm.

Coi cái hình Sine wave thì rỏ nhất âm nhất dương nhĩ.

http://www.technologyuk.net/mathematics/trigonometry/images/trigonometry_0030.gif

Thật ra nếu hiểu được phương pháp sắp đặt của Nạp Âm thì có thể nạp Giáp Tý cho 4 hành củng được. Giáp Tý Ất Sửu có thể nạp cho Mộc Thủy Hỏa đều được à. Vậy mới đủ bộ âm nhạc chứ!!!
Chẳng những vậy theo mấy cụ thì Âm nạp vòng nghịch theo Hà Đồ, ai cấm nạp theo vòng Thuận nhỉ? Nạp âm vòng thuận củng được luôn.

Hihihihihihihi

Nguyên lý tạo sóng của lão đây này: https://www.youtube.com/watch?v=_NeFCO_Dww4

hihihihihhii

VinhL
16-07-16, 13:07
Nguyên lý tạo sóng của lão đây này: https://www.youtube.com/watch?v=_NeFCO_Dww4

hihihihihhii

Cái đó là nguồn của gió chớ hông phải sóng. Hihihihihihi

Tại sao hai vòng xoáy một thuận một nghịch?

hieunv74
16-07-16, 13:25
Cái đó là nguồn của gió chớ hông phải sóng. Hihihihihihi

Tại sao hai vòng xoáy một thuận một nghịch?

Cái này có phải sóng hay gió: https://www.youtube.com/watch?v=oTDmblKrb6M

cái này dài hơn: https://www.youtube.com/watch?v=4exmfHshVmY

hihihihi

VinhL
16-07-16, 13:50
Cái này có phải sóng hay gió: https://www.youtube.com/watch?v=oTDmblKrb6M

cái này dài hơn: https://www.youtube.com/watch?v=4exmfHshVmY

hihihihi

Vậy tại sao gió thổi lúc kêu lúc không?

hieunv74
16-07-16, 14:27
Vậy tại sao gió thổi lúc kêu lúc không?

Gió là dòng lưu chuyển năng lượng, không kêu chẳng nhẽ không có sóng khi dòng năng lượng chuyển động sao?

https://www.youtube.com/watch?v=uvlLMJDV-cw

xem:
https://www.youtube.com/watch?v=--faa2w_NJo

hihihihihi

VinhL
17-07-16, 00:23
Gió là dòng lưu chuyển năng lượng, không kêu chẳng nhẽ không có sóng khi dòng năng lượng chuyển động sao?

https://www.youtube.com/watch?v=uvlLMJDV-cw

xem:
https://www.youtube.com/watch?v=--faa2w_NJo

hihihihihi

Vậy Thái Cửc có tiếng không nhỉ?

Hihihihihi

annhien
17-07-16, 09:00
Vậy tại sao gió thổi lúc kêu lúc không?

Lúc kêu lúc không chỉ là do tai con người chỉ nghe được trong dãy tần số 20 - 20.000 Hz thôi, hihihihihi!

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82m_thanh

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82m_h%E1%BB%8Dc

hieunv74
17-07-16, 09:56
Vậy Thái Cửc có tiếng không nhỉ?

Hihihihihi

có tiếng, nhưng con người không nhận ra! nhiều khi nhà nuôi chó- tiếng động nhẹ chó đã phát hiện ra nhưng người có phát hiện được đâu. Nếu người nghe được tiếng của thái cực thì nhiều khi đỡ phải nuôi chó trong nhà.

hihihihihhi

hieunv74
17-07-16, 10:08
Cá voi:
Giống như mắt, các tai của động vật dạng cá voi cũng nhỏ. Cuộc sống dưới nước đã làm tiêu giảm các tai ngoài của chúng, mà chức năng của nó là thu thập các sóng âm thanh trong không gian và tập trung chúng nhằm mục tiêu cho chúng đủ mạnh để có thể nghe tốt. Tuy nhiên, do nước là môi trường truyền âm tốt hơn nhiều so với không khí, nên tai ngoài không còn là cần thiết nữa. Nó chỉ còn là một lỗ nhỏ trên da, ngay phía sau các mắt. Tuy nhiên, tai trong đã phát triển đủ tốt đến mức các loài cá voi có thể cảm nhận và nghe các âm thanh từ xa hàng chục dặm mà chúng còn có thể phân biệt được là âm thanh đến từ hướng nào.

Nếu thính như cá voi thì suốt ngày các lão bị vợ gọi về ăn cơm - cần gì điện thoại di động.

hihihihhihihi

annhien
17-07-16, 10:31
có tiếng, nhưng con người không nhận ra! nhiều khi nhà nuôi chó- tiếng động nhẹ chó đã phát hiện ra nhưng người có phát hiện được đâu. Nếu người nghe được tiếng của thái cực thì nhiều khi đỡ phải nuôi chó trong nhà.

hihihihihhi


Các nghiên cứu về âm thanh cho thấy âm thanh nghe được là âm thanh trong dải tần số 20Hz - 20KHz. Âm thanh có dải tần cao hơn 20KHz gọi là Siêu âm. Âm thanh thấp hơn 20 Hz gọi Hạ âm

Âm thanh không tồn tại trong chân không. Thí nghiệm cho thấy Chuông sẽ không kêu khi nằm trong hủ không có không khí

Âm thanh cần vật chất để di truyền. Âm thanh di truyền qua mọi vật ở ba trạng thái rắn, lỏng, và khí. Âm thanh dễ truyền trong vật rắn tới vật lỏng tới vật Khí.

Khi âm thanh truyền trong không khí sẽ làm cho các phân tử không khí co lại hay giãn nở ra tạo ra các cột không khí co giãn. Âm thanh di chuyển qua không khí dưới dạng sóng dọc có vận tốc bằng tích của Bước sóng với Tần Số sóng v = λ f
vận tốc của âm thanh di chuyển thay đổi theo nhiệt độ và áp suất của môi trường vật chất. Vận tốc âm thanh ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn đo được bằng 333 m/s

Như vậy phải xem Thái cực của lão VinhL đang ở môi trường nào nữa nha! Hihihihihihi!

VinhL
17-07-16, 13:36
Lúc kêu lúc không chỉ là do tai con người chỉ nghe được trong dãy tần số 20 - 20.000 Hz thôi, hihihihihi!

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82m_thanh

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82m_h%E1%BB%8Dc

Âm chỉ là sóng vậy, nó là âm vì ta có thể nghe được.
Tật ra ngũ hành nạp âm chỉ là mượn âm mà nạp Sóng.

Tất cả mọi vật, lực, đều có sóng. Gravity, Magneticism, Light, vv... sóng sóng sóng.

Hữu hình tức là sóng (light with visible wavelength), vô hình củng là sóng nhưng mắt không thấy được, như vậy cho thấy khí củng là hình mà hình củng là khí chỉ khác là chổ mắt thấy được và không thấy được, khác chổ là một thì thường biến động, và một thì thường tỉnh (không hằng tỉnh). Trong động có tỉnh, trong tỉnh có động, trong hình có khí, trong khí củng có hình. Đây chính là Đạo Thiên Nhiên vậy.

Vậy khí là vì? Có phải là năng lượng?

Hihihihihihi

hieunv74
17-07-16, 13:59
Âm chỉ là sóng vậy, nó là âm vì ta có thể nghe được.
Tật ra ngũ hành nạp âm chỉ là mượn âm mà nạp Sóng.

Tất cả mọi vật, lực, đều có sóng. Gravity, Magneticism, Light, vv... sóng sóng sóng.

Hữu hình tức là sóng (light with visible wavelength), vô hình củng là sóng nhưng mắt không thấy được, như vậy cho thấy khí củng là hình mà hình củng là khí chỉ khác là chổ mắt thấy được và không thấy được, khác chổ là một thì thường biến động, và một thì thường tỉnh (không hằng tỉnh). Trong động có tỉnh, trong tỉnh có động, trong hình có khí, trong khí củng có hình. Đây chính là Đạo Thiên Nhiên vậy.

Vậy khí là vì? Có phải là năng lượng?

Hihihihihihi

Nhờ Lão Vinh tìm cho quyển này với: 《 四声谱 》《 tứ thanh phổ 》

Hihihi

thuhung
17-07-16, 14:29
Âm chỉ là sóng vậy, nó là âm vì ta có thể nghe được.
Tật ra ngũ hành nạp âm chỉ là mượn âm mà nạp Sóng.

Tất cả mọi vật, lực, đều có sóng. Gravity, Magneticism, Light, vv... sóng sóng sóng.

Hữu hình tức là sóng (light with visible wavelength), vô hình củng là sóng nhưng mắt không thấy được, như vậy cho thấy khí củng là hình mà hình củng là khí chỉ khác là chổ mắt thấy được và không thấy được, khác chổ là một thì thường biến động, và một thì thường tỉnh (không hằng tỉnh). Trong động có tỉnh, trong tỉnh có động, trong hình có khí, trong khí củng có hình. Đây chính là Đạo Thiên Nhiên vậy.

Vậy khí là vì? Có phải là năng lượng?

Hihihihihihi

Bác Vinh đã chạm cửa khí rồi! Tất cả đều là khí. Khí hoàn toàn có thể thấy. Nghe có thanh âm riêng không phong phú. Chỉ tịnh. Đắc khí hay thấy thì bản thể của khí có hình nên k nói khí nói hình cũng được với đều kiện thấy. Rất nhiều loại khí.đặc tính có hai là Âm,dương. Khí là guồng máy của tạo hóa. Lý là do khí mà ra, đắc khí thì cái lý rõ băng khoăn.:5887::5887::5887:

VinhL
18-07-16, 03:15
Nhờ Lão Vinh tìm cho quyển này với: 《 四声谱 》《 tứ thanh phổ 》

Hihihi

Quyển Tứ Thanh Phổ này của 沈约 Thẩm Ước đời Tề (南齐) soạn.
Nó được liệt kê trong Tùy Thư Kinh Tịch Chí.

Ngoài quyển này thì còn hai quyển nửa cũng thuộc loại Tứ Thanh

四聲指歸 và 四聲韻略.

Toàn bộ Tùy này mấy chục ngàn cuốn, còn mất được bao nhiêu, lão Hieunv74 lên ngỗng tìm đi.


Hihihihihihi

Thượng Khứ Nhập = Trắc (仄)
Ngang Huyền = Bình (平)
Hihihihihihi

Tặng lão đệ cái bài này


破译 沈约《四声谱》 陈宗显

唐以前,平仄理论,和格律诗平仄谱 经基本形成。后梁沈约(公元441~513) 著有《四声谱》。绝句四句格谱的形 ,一些大师都说先以某一句为首句, “对、粘、对”排出后三句。但这只 适合首句为仄收句式。平收句式,首 与第二句,既不是“对”,也不是“ ”。
五言平仄谱,源自四言谱“仄仄平平 ,末尾加个“仄”,“平仄相间”, 成为五言第一句“仄仄平平仄”。这 四句最初是“全反对”关系,即:
仄仄平平仄 如: 红豆生南国,
平平仄仄平 春来发几枝。
仄仄平平仄 愿君多采撷,
平平仄仄平 此物最相思
1.第一首仄起仄收五言绝句平仄谱的形 成
上面这个平仄谱两两重复,后来,欲 成“对、同、对” ,又觉不合适,于是又把第三句“平 仄仄平”的尾字“平”和第3字的“仄 ”平仄互换(第4字是节奏点,不能和 尾互换),就叫“相粘”。第一句与 第二句、第三句与第四句平仄相反— 相反对。这既解决了第二、四句押韵 又形成了绝句四句相异的平仄格式( 仄起仄收式)。
仄仄平平仄,平平仄仄平。
平平平仄仄,仄仄仄平平。

后两句,是依“对、粘、对”关系推 出来的,根本不是中插“平”,中插 仄”,前加“平”,前加“仄”而得 之。
这样的诗,诵读起来,特别有音乐美 到了唐代,按其平仄谱作诗的人越来 多。遂产生了盛唐时期的格律诗文化 。
2.平起仄收五言绝句平仄谱的形成
上面的四句诗谱,上下两联颠倒,也 合“对、粘、对”规律,于是就产生 第二个五言律诗谱(平起仄收式)。

平平平仄仄,仄仄仄平平。
仄仄平平仄,平平仄仄平。

其第三句与第二句,倒数第1 、第3 字平仄互换,也是“粘”的关系。把 两个诗谱,复制,四句变八句,就形 “仄起仄收、平起仄收”两个五言律 诗。

仄仄平平仄,平平仄仄平。 平平平仄仄,仄仄仄平平。
平平平仄仄,仄仄仄平平。 仄仄平平仄,平平仄仄平。
仄仄平平仄,平平仄仄平。 平平平仄仄,仄仄仄平平。
平平平仄仄,仄仄仄平平。 仄仄平平仄,平平仄仄平。

3.七言诗的平仄谱形成
上述两个五言绝句和两个五言律诗诗 ,句首“平平”的,前加“仄仄”; 仄仄”的,前加“平平”,即又形成 四个七言诗平仄谱(略)。
4.首句入韵(平收)五、七言诗谱的形 成
将上述八个诗谱的首句,倒数第1、第3 两字“平、仄”互换,即形成首句入 的八个五言、七言,绝句、律诗平仄 谱(略)。
一共16个格谱全部形成。

仄韵诗谱,以同样方法,由“平平仄 平”开始,然后是“仄仄平平仄。仄 仄平平,平平平仄仄”,依然可以推 出,全部16个仄韵格律诗平仄谱。


Đọc thêm bài này chơi:

Phiên thiết Hán-Việt
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phi%C3%AAn_thi%E1%BA%BFt_H%C3%A1n-Vi%E1%BB%87t

Tìm thêm quyển này đọc
Nguồn Gốc Và Quá Trình Hình Thành Cách Đọc Hán Việt - Nguyễn Tài Cẩn

Nếu đệ tìm được thì gữi tiểu sinh một bản với.
Thanks

thuhung
18-07-16, 21:17
Thiên khí hữu tượng, địa khí hữu hình. Nhìn hình có thể suy ra tượng. Không thấy nữa thì dùng lý khí. Người xưa đã ngẫm kỹ nên lập lý khí để truy.hihihi. nhân khí lại hữu tượng ,hình.nhìn được khỏi tam,tứ mệnh cho mệt....:4e2::106:

duong.hkls
19-07-16, 14:33
Anh VinhL đã mất nhiều sức nghiền ngẫm, nhiều năm mới hiểu nạp âm. Thôi anh tiết lộ đôi chút cho đàn em đi theo với.

DoanDo
06-10-16, 16:41
Tìm thấy bản hỏa ở phía đối tính của nó đấy (tại sao thủy hỏa lại có thủy hỏa ký tế, thủy hỏa vị tế), hihihhi

Hà đồ nói thì rất nhiều nhưng cứ ngắm đồ áp dụng dần khoảng 1-2 năm có thể viết được 50-100 trang về hà đồ. Thế là tạm ổn.

Nạp âm sẽ giải thích được rất nhiều thứ nên đọc dù không hiểu: ts không thích nói chi tiết, vì mỗi người hiểu khác nhau dẫn đến ném đá hội nghị; ts chỉ thích nói chung chung, còn chi tiết mọi người nên tự tìm hiểu; Nói thì rất logic, nhưng ĐÃ CÓ AI NGHI NGỜ CÁI NÀY CHƯA? BẮT ĐẦU TỪ THỦY tại cái mà lão cho là Chân TMTH:

"...1 viết Thủy, 2 viết Hỏa, 3 viết Mộc, 4 viết Kim, 5 viết Thổ, đều có chỗ tự nhiên. Thủy, Tý ở Bắc phương vậy, Tý, 1 là dương, là số dương vậy, cho nên Thủy viết là Nhất; Hỏa, Ngọ ở Nam phương vậy, Ngọ, 2 là âm , là số âm vậy, cho nên hỏa viết là Nhị; mộc ở Đông phương, Đông, là dương vậy, là 3, là số lẻ, cũng là dương vậy, cho nên mộc viết là Tam; kim ở Tây phương, Tây, là âm vậy, 4 là số chẵn, cũng là âm vậy, cho nên kim viết là Tứ; thổ ứng Tây Nam cuối mùa Hạ, là số 5, là số lẻ, cũng là số dương vậy, cho nên thổ viết là Ngũ. Bởi thế nói, số là lấy âm dương mà phối vậy. Nếu khảo sát nghĩa sâu, thì thủy sinh ở 1. Trời đất chưa phân chia, lúc ban đầu chưa thành vạn vật, chớ không phải thấy ở thủy trước, cho nên 《 Linh Xu kinh 》 viết: "Thái Nhất, tôn danh là Thủy. Tiên Thiên là mẹ của địa, là nguồn gốc tiếp nối sinh ra vạn vật". Để chứng nghiệm hiện tại, phôi quả hạt chưa thành cây cỏ, động vật có chân giống con người, thai noãn, thai phôi đều là thủy vậy, sao không lấy là số Nhất? Cùng tụ ở thủy mà hóa thành hình thể, chớ nói không bị khí âm dương ở trong mà sau đó mới thành. ..."

Từ trên mà suy ra tam hợp THỦY cục: Thân - Tý- Thìn = Sinh - Vượng - Mộ --> Tý thủy vừa sinh ra đã VƯỢNG rồi thế lớn lên thì gọi là gì? thế Sinh và Mộ nằm ở đâu mới hợp lý trong chu kỳ sinh-thành-suy-hủy??

Nếu Tý vượng có vấn đề thì: cái MẠNH - TRỌNG - QUÝ còn có hợp nữa không?

Thôi nói nhiều tỷ lệ ném đã lại tăng lên không phải 3/4 nữa thì chết.



Đọc về nạp âm ngũ hành sâu sẽ giải tích đươc điều bên trên; cách 8 sinh con - là phương thức nạp âm ngũ hành dụng âm nhạc cứ 7 nốt, đến nốt thứ 8 là đồng âm , ví dụ: Đồ rê mi fa son la si - đồ Đồ rê mi fa son la si - Đồ rê mi fa son la si .....

Như đồ cách 8 lại đến đồ; son cách 8 lại là son - trong âm nhạc là đồ âm -> dịch nói: đồng thanh tương ứng mà đồng khí tương cầu là vậy ---> Cứ cách 8 tại ra: 1 cặp tam hợp hoàn hảo không! ........................

Đọc sâu tiếp sẽ thấy: tại sao Thủy lại sinh mộc,....... mà không phải là sinh cái khác! Nói chung là rất nhiều thứ trong này, không biết nói từ đâu là đầu đâu là đuôi cả!

Hihihihi
-------

Vậy Thân - Tý - Thìn = Mô - Sinh - Vượng ạ ?